Khái niệm mô hình pháp lý công ty mẹ - công ty conCơ sở pháp lý của việc hình thành quan hệ công ty mẹ -công ty con Bản chất của quan hệ công ty mẹ - công ty con Đặc điểm quan hệ công t
Trang 1VÀ PHÁP LUẬT LUẬT HÀ NỘI
ĐĂNG THU THUY
XAY DUNG VA HOAN THIEN MO HINH
PHAP LY “CONG TY ME - CONG TY CON”
Trang 3Khái niệm mô hình pháp lý công ty mẹ - công ty con
Cơ sở pháp lý của việc hình thành quan hệ công ty mẹ
-công ty con
Bản chất của quan hệ công ty mẹ - công ty con
Đặc điểm quan hệ công ty mẹ - công ty con
Định nghĩa mô hình pháp lý công ty mẹ - công ty con
Đối tượng áp dụng thí điểm mô hình công ty mẹ - công
fy con
Vai trò chủ đạo và yêu cầu đổi mới nâng cao hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
Trình độ, quy mô tổ chức quản lý hoạt động sản xuất-kinh
doanh của doanh nghiệp nhà nước
Định hướng chiến lược và quy hoạch phát triển ở một số
ngành, lĩnh vực
Lý do, mục đích xây dựng mô hình pháp lý công ty me
- công ty con hiện nay
Lý do xây dựng mô hình pháp lý công ty mẹ - công ty
con
Mục đích của việc chuyển Tổng công ty, doanh nghiệp
nhà nước quy mô lớn sang hoạt động theo mô hình công
ty mẹ - công ty con
So sánh mô hình công ty mẹ - công ty con với mô hình
tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước độc lập quy mô
13 14 16 18
18 19 20
23
23
26
29
Trang 4Một số kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và hoạt động của
các tập đoàn kinh tế theo mô hình công ty mẹ - công ty
con (trên cơ sở so sánh các dạng tập đoàn)
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC, QUAN LY DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG THEO MÔ HÌNH
PHÁP LÝ CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON
VT6 chức, quản lý của công ty mẹ
Cơ cấu tổ chức của công ty mẹ
Cơ chế quản lý, điều hành công ty mẹ
Tổ chức, quản lý công ty con
Cơ cấu tổ chức của công ty con (phân theo loại hình
doanh nghiệp)
Quan hệ giữa công ty mẹ với các công ty con
Quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con nhà nước
Quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con là công ty
TNHH một thành viên
Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con có cổ phần, vốn
góp chi phối của công ty mẹ
Quan hệ giữa công ty mẹ và các doanh nghiệp là công ty
có cổ phần đặc biệt và các dạng liên kết doanh nghiệp
khác
Quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
doanh hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con
Quan hệ quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật
Quan hệ giữa đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại
62 62
67 67
69
70
71
72 74
Trang 5VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON
3.1 Phương hướng chung của việc xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về tổ chức và hoạt động của công ty mẹ
-công ty con
3.1.1 Cần xây dựng một Quy chế chuyển tổng công ty và doanh
nghiệp nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ
-công ty con
3.1.2 Các Bộ ban hành các văn ban hướng dẫn thi hành Quy chế
chuyển tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước sang hoạt
động theo mô hình công ty mẹ - công ty con
3.1.3 Tổ chức và vận hành cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực
hiện Quy chế chuyển tổng công ty và doanh nghiệp nhà
nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con
3.2 Những kiến nghị về việc xây dựng và hoàn thiện pháp
luật về tổ chức và hoạt động của công ty mẹ - công ty con
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
SƠ Đồ
Sơ đồ 1: Tổ chức Tổng công ty Hàng không Việt Nam trước khi
thí điểm mô hình mới
Sơ đồ 2: Tổ chức Tổng công ty Hàng không Việt Nam sau khi hoàn
chỉnh mô hình Công ty mẹ - Công ty con
Sư đồ 3: Các mức độ liên kết trong mô hình Công ty mẹ - Công ty con
Sơ đồ 4: Mô hình tập đoàn Lufthansa Ag (Tr )
Động Thu Thuỷ/Luộn văn Thac sĩ Luộ†/2003
19
79
83 87
96 98
34 35
Sĩ
39
Trang 61 TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam (1986) đã mở đầu
cho công cuộc đổi mới và phát triển toàn diện doanh nghiệp nhà nước Từđây, đổi mới doanh nghiệp nhà nước được đặt trong tổng thể đổi mới nền
kinh tế nói chung Cho đến nay, doanh nghiệp nhà nước đã trải qua nhiều đợtsắp xếp lại và đang dần dần thích ứng với cơ chế mới, đóng góp tích cực vào
sự phát triển của nền kinh tế, chi phối các ngành, các lĩnh vực then chốt và
sản phẩm thiết yếu, thực hiện vai trò ổn định phát triển kinh tế-xã hội của đất
nước ta.
Để thực hiện được mục tiêu tiến hành đổi mới nhằm nâng cao hiệu
quả và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tếhàng hoá nhiều thành phần, đã có nhiều văn bản pháp quy về đổi mới cơ chế,
chính sách quan lý vi mô được ban hành trong các lĩnh vực như: kế hoạch hoá, tiền lương, tài chính, tín dụng v.v Đồng thời, Nhà nước cũng quan tâm
đổi mới tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước theo hướng tăng cường
quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước, giảm bớt sựcan thiệp trực tiếp của các cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp Một số mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước
đã duoc áp dụng như: mô hình doanh nghiệp nhà nước có HĐQT được áp
dụng cho các Tổng công ty thành lập theo Quyết định 90/Ttg và 91/TTg
ngày 7-3-1994 của Thủ tướng Chính phủ và mô hình doanh nghiệp nhà nước không có HĐQT áp dung cho các doanh nghiệp nhà nước độc lập và doanh
nghiệp nhà nước thành viên hạch toán độc lập thuộc các Tổng công ty Nhờvậy, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định trong việc ổn định vàphát triển nền kinh tế Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, việc thực hiện
các mô hình tổ chức quản lý đang bộc lộ một số mặt hạn chế gây ảnh hưởngđến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả hoạt động củacác doanh nghiệp nhà nước vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn
lực được nhà nước giao
Tình hình thực tiễn trên đã đặt ra nhiều yêu cầu đòi hỏi Nhà nước ta
cần nghiên cứu hoàn thiện các mô hình tổ chức quản lý hiện hành để tạo điềukiện cho các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tổng công ty hay cácdoanh nghiệp nhà nước độc lập quy mô lớn thực sự là chủ thể kinh doanh
trên thị trường Khắc phục một phần những hạn chế này, trong thời gian gầnđây Đảng và Nhà nước đã có chủ trương cho phép một số doanh nghiệp thực
Động Thu Thuy/Luan văn Thạc sĩ Luậ†/2003
Trang 7và Tổng giám đốc là một người ở Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt
Nam) Đặc biệt, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ ba
(khoá IX) đã chủ trương tiến hành thí điểm, rút kinh nghiệm để nhân rộng
việc thực hiện chuyển tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước độc lập quy mô
lớn sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con Có thể coi đây làmột trong những giải pháp quan trọng để khắc phục được những nhược điểm
và tiếp tục cải cách, củng cố vi trí của doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn
hiện nay Những lý do để tiến hành hoạt động này là:
Thứ nhất: nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước để thực hiện vai trò nòng cốt và
then chốt trong nền kinh tế
Thứ hai: việc tổ chức, quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh theo mô
hình công ty mẹ - công ty con là phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp
hoạt động trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba: việc đổi mới tổ chức quản lý là nhu cầu bức xúc và cần thiết
của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu của quá
trình hội nhập khu vực và thế giới.
Như vậy, việc thực hiện thí điểm mô hình pháp lý công ty mẹ - công
ty con sẽ góp phần khắc phục được những bất cập trong tổ chức quản lý và
cơ chế hoạt động của doanh nghiệp nhà nước Đây là mô hình tổ chức doanh
ngiệp đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trong giai đoạn tới
Tìm hiểu những cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như một số quy định cụ thể
về mô hình công ty mẹ - công ty con để từ đó đưa ra những giải pháp thích
hợp để xây dựng và hoàn thiện mô hình pháp lý công ty mẹ - công ty con làmột vấn đề hết sức cần thiết nhằm góp phần thực hiện chủ trương đổi mới và
sắp xếp doanh nghiệp của nhà nước hiện nay Chính vì vậy mà chúng tôichọn vấn đề “Xây dựng và hoàn thiện mô hình pháp lý công ty mẹ - công tycon” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học Luật, chuyên ngành Luật Kinh
tế.
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Cho tới nay, chúng ta vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu đề cập
một cách có hệ thống về những quan niệm cơ bản của mô hình công ty
mẹ-công ty con cũng như những quy định cụ thể về tổ chức, quản lý các doanh
nghiệp hoạt động theo mô hình này Một số công trình nghiên cứu khoa học mới chỉ tập trung vào nghiên cứu các tập đoàn kinh tế, mà thực chất mô hình
công ty mẹ - công ty con là một trong những hình mẫu phổ biến về quan hệ
Động Thu Thuy/LuGn văn Thac sĩ Luật/2003
Trang 8Sở di có tình trạng như vậy là bởi hiện nay, chủ trương thí điểm mô hìnhcông ty mẹ-công ty con ở một số tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước độc
lập quy mô lớn mới thực hiện ở giai đoạn đầu Trong thực tế, các quan hệ
pháp lý cơ bản về công ty mẹ, công ty con vẫn chưa được xác định rõ rằng vàhoàn chỉnh Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề pháp lý liên quan đến mô
hình công ty mẹ-công ty con hiện nay mới chỉ ở những bước ban đầu.
Mặc dù vậy, trong thời gian gần đây, một số doanh nghiệp nhà nước
thực hiện thí điểm mô hình công ty - mẹ công ty con cũng đã có một sốnghiên cứu rất cần thiết cho việc nhận thức về mô hình này, thể hiện qua một
số đề án của các doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi như Tổng công ty Hàngkhông, Tổng công ty hàng hải Với việc làm sáng tổ một số vấn đề thực tiễn
và lý luận về mô hình công ty mẹ-công ty con, đề tài đã đưa ra và bước đầugiải quyết một số vấn đề chủ yếu nhằm cu thể hoá, tiếp tục xây dựng và hoànthiện mô hình công ty mẹ-công ty con trong nền kinh tế thị trường ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay.
3 MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀTÀI
“Xây dựng và hoàn thiện mô hình pháp lý công ty mẹ-công ty con ởViệt Nam” là một đề tài nghiên cứu rất mới mẻ và phức tạp, vì vậy mục đích
của viêch nghiên cứu dé tài là nhằm đưa ra một số luận điểm khoa học về
việc thiết lập và tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về mô hình
công ty mẹ - công ty con ở nước ta hiện nay.
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu của đề tài và do điều kiện thời gian
có hạn nên chúng tôi chỉ nghiên cứu mô hình pháp lý công ty mẹ-công ty
con dưới góc độ chung nhất về những cơ sở lý luận và thực tiễn của mô hình
công ty mẹ-công ty con, những quy định cụ thể về tổ chức quản lý của mô
hình công ty mẹ công ty con Thông qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả đưa
ra những điểm mới của mô hình công ty mẹ-công ty con so với những quyđịnh của pháp luật hiện hành về mô hình tổ chức đang được áp dụng cho cácdoanh nghiệp nhà nước (mà cụ thể ở đây là các Tổng công ty và doanhnghiệp nhà nước độc lập quy mô lớn) Từ đó tác giả luận văn đề xuất, kiến
nghị những hướng cơ bản cho việc xây dựng và hoàn thiện mô hình công ty
mẹ-công ty con trong thời gian tới.
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã vận dụng tổng hợp phương pháp
luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các phương pháp phân tích, so sánh,
Đăng Thu Thuỷ/Luộn vốn Thac sĩ Luét/2003
Trang 9của pháp luật Việt Nam hiện hành và các kết quả nghiên cứu của một số tác
giả trong nước, chúng tôi còn tham khảo các tư liệu của nước ngoài nhằmxem xét, đánh giá và so sánh từ đó tìm ra những cơ sở lý luận và thực tiễn
cho việc nghiên cứu đề tài.
5 Ý NGHĨA KHOA HOC VÀ THỰC TIEN CUA LUẬN VAN
Có thể nói, đây là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu về
mô hình pháp lý công ty mẹ-công ty con trong điều kiện Chính phủ đang có
chủ trương thí điểm thực hiện mô hình này tại Việt Nam Luận văn góp phần
vào việc xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện các quy định
về mô hình công ty mẹ-công ty con, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho
doanh nghiệp nhà nước thực hiện thí điểm mô hình mới hoạt động và phát
triển, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, nâng cao hiệu
quả quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp Những kết quả nghiên
cứu của luận văn có thể coi là một trong những tài liệu tham khảo bổ ích cho
những độc giả có nhu cầu tìm hiểu mô hình pháp lý công ty mẹ-công ty con
6 CƠ CẤU CỦA LUẬN VĂN:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn bao gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn dé lý luận chung về mô hình pháp lý “Công ty me
- công ty con”
Chương II: Tổ chức, quản lý doanh nghiệp hoạt động theo mô hìnhpháp lý “Công ty mẹ - Công ty con”
Chương III: Phương hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ
chức và hoạt động của doanh nghiệp hoạt động theo mô hình “Công ty Công ty con”
me-Do điều kiện thời gian và nguồn tư liệu có hạn, trình độ lý luận và
kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế nên Luận văn khó tránh khỏi
những thiếu sót Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của thầy
cô giáo, độc giả và bạn bè đồng nghiệp nhằm hoàn thiện việc nghiên cứu đề
tài này.
Động Thu Thuy/LuGn văn Thạc sĩ Luộ†/2003
Trang 10CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔ HÌNH PHÁP LÝ
“CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON”
1.1 KHÁI NIEM MÔ HÌNH PHAP LY CÔNG TY ME - CÔNG TY CON1.1.1 Cơ sở phap lý của việc hình thành quan hộ công ty me -
công ty con
Khi nền sản xuất hàng hoá phát triển đến một mức độ nhất định, cácnhà kinh doanh đã liên kết với nhau để đáp ứng nhu cầu về vốn nhằm thựchiện mục đích mở mang hoạt động kinh doanh của mình và cũng để chia sẻ
rủi ro trong các vụ đầu tư Sự tin tưởng vào các mối quan hệ làm ăn lâu dài
được chuyển hoá thành các hình thức tổ chức kinh doanh dựa trên sự hùn
chung vốn mà ban đầu là hội buôn hợp danh, được gọi là Công ty (company)
với nghĩa gốc ban đầu là hội các chiến hữu - bằng hữu (xuất phát từ từcompanion là chiến hữu, bằng hữu- tiếng Latin là compainis) Khi hai hay
nhiều người góp vốn để hình thành một liên kết mang tính tổ chức nhằm cùng
nhau tiến hành hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận tức là họ đã thành lập một
công ty Công ty là mô hình tổ chức được hình thành, phát triển phù hợp quyluật và đòi hỏi tự thân của nền kinh tế thị trường về trình độ tổ chức và quản
lý vốn đầu tư Ngay từ khi ra đời, nó đã tạo được sự hấp dẫn với những người
kinh doanh và sau đó không ngừng được cải tổ, phái sinh ra nhiều loại hình
nhằm góp phần hạn chế những rủi ro cho các doanh nhân trong điều kiện các
quan hệ kinh tế càng trở nên phức tạp Các công cụ cho phép thực hiện quyền
sở hữu, sử dụng vốn trong chế định công ty như cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồnggóp vốn v.v cũng chính là những phương tiện pháp lý quan trọng nhất để
phân định, xử lý các quan hệ về quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên cùng
tham gia hùn hạp.
Ở dây, cần phải kể đến tác động của quá trình công nghiệp hoá, cùng
với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính trong giai đoạn
chủ nghĩa tư bản công nghiệp (cuối thế ky 18 đến khoảng 1870) đã thúc đẩy
sự đi chuyển một cách linh hoạt các luồng vốn của chủ sở hữu ở các doanh
nghiệp khác nhau nhằm tìm kiếm lợi nhuận và phân chia rủi ro Tuy nhiên,
trong khi năng lực quản lý, điều hành của chủ doanh nghiệp là có hạn về quy
mô tổ chức một cơ cấu sản xuất - kinh doanh thì nhu cầu tăng vốn đầu tư
kiếm lời là không có giới hạn Bên cạnh đó, bản thân chủ doanh nghiệp cũng
chỉ có thể chuyên kinh doanh trong một vài lĩnh vực trong khi họ lại cần mởrộng phạm vi ngành nghề kinh doanh để phân tán rủi ro Những mâu thuẫn
Đăng Thu Thuy/Ludn văn Thạc sĩ Luét/2003
Trang 11này chỉ có thể được giải quyết thong qua việc doanh nghiệp tự minh đưa vốn
(vốn tự có hoặc vốn vay) vào sản xuất - kinh doanh ở một địa bàn hoặc một
ngành nghề nhất định trong khuôn khổ việc thành lập doanh nghiệp mới theo
các hình thức mà pháp luật quy định hoặc mua lại để điều hành doanh nghiệp
đã có san từ chủ sở hữu khác Với việc thực hiện hành vi đầu tư trực tiếp nay,
một doanh nghiệp đã thực hiện quyền chi phối, kiểm soát của mình đối với
doanh nghiệp khác dựa trên quyền sở hữu về vốn (theo tỷ lệ mức vốn góptrong doanh nghiệp) và tạo nên một quan hệ liên kết chặt chế và bền vững
giữa doanh nghiệp đầu tư và doanh nghiệp nhận vốn đầu tư Một doanh
nghiệp với tư cách chủ sở hữu của doanh nghiệp khác có thể bỏ ra toàn bộ vốn
đầu tư hoặc hùn vốn với nhiều nhà đầu tư khác (đồng chủ sở hữu) Quyền chi
phối, kiểm soát hay thâu tóm doanh nghiệp này được ví như trong quan hệgiữa người mẹ đối với con Như vậy, về mặt cơ sở pháp lý, việc nhìn nhận một
quan hệ công ty mẹ - công ty con phải xuất phát từ địa vị pháp lý của doanh
nghiệp thuộc một trong số các loại hình pháp luật quy định, cho phép nó được
thực hiện quyền đầu tư để trở thành chủ sở hữu tại doanh nghiệp khác có vốn
đầu tư của nó Tuy nhiên, trước hết chúng ta cần làm rõ từng đối tượng là
công ty mẹ và công ty con trong mối quan hệ này.
Công ty mẹ
Công ty mẹ là doanh nghiệp được thành lập, đăng ký hoạt động theo
quy chế pháp lý của một số loại hình doanh nghiệp, thực hiện việc nắm giữ
toàn bộ (100%) vốn diéu lệ hoặc nắm giữ cổ phần (hoặc vốn góp) ở mức chi
phối (>50%) ở một hoặc nhiều công ty khác, được gọi là công ty con củacông ty này Sở hữu về vốn của công ty mẹ ở công ty con là cơ sở vững chắcduy nhất cho việc tạo ra quyền lực hợp pháp của công ty mẹ nhằm chi phối
công ty con Quyền lực của công ty mẹ thể hiện ở hai quyền cơ bản sau đây:
- Quyền quyết định hình thức tổ chức của công ty con cho phù hợpvới các mục tiêu phát triển trong các ngành, lĩnh vực cụ thể Ví dụ, công ty
mẹ có thể quyết định công ty con là công ty TNHH một chủ sở hữu duy nhất
là công ty mẹ, nếu bản thân nó muốn quyết định và hưởng dụng toàn bộ kết
quả sản xuất - kinh doanh của công ty con (có thể có những lợi thế, hoặc ưu
thế đặc biệt về địa bàn, sản phẩm có thương hiệu mang tính độc quyền).Trong trường hợp công ty mẹ thấy cần phải chia sẻ rủi ro cũng như lợi nhuận
cho một số nhà đầu tư khác, nó có thể quyết định chuyển đổi công ty conthành hình thức công ty cổ phần
- Quyền quyết định của công ty mẹ về nhân sự chủ chốt của công tycon (như thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc) Đây là yếu tố tạo tiền đề
cho sự can thiệp gián tiếp vào định hướng chiến lược phát triển, cách thức tổ
Đông Thu Thuỷ/Luộn văn Thạc sĩ Luậ†/2003
Trang 12chức, quan lý sản xuất - kinh doanh, cơ cấu chi tiêu, thị trường tiêu thụ, đối tác làm ăn v.v của công ty con.
Cần lưu ý là khi thiết kế quan hệ công ty mẹ - công ty con cho các
Tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước độc lập quy mô lớn ở nước
ta, người ta có xu hướng nhìn nhận quyền chi phối việc quyết định chiến lược,
kế hoạch đầu tư, phát triển của công ty con là một quyền chi phối độc lập thứ
ba của công ty mẹ, như hai quyền nêu trên Điều này cho thấy rõ ràng có sự
ảnh hưởng từ thực tế hiện tại, khi mà quan hệ giữa Tổng công ty và doanh
nghiệp nhà nước quy mô lớn với các đơn vị thành viên là quan hệ mang nặng
tính chất kế hoạch hoá giữa các cấp hành chính - mệnh lệnh (Tổng công typhê duyệt các kế hoạch, chỉ tiêu - định mức sản xuất - kinh doanh của đơn vị
thành viên) Thực chất là khi đã chuyển thành quan hệ công ty mẹ - công ty
con thì công ty mẹ chỉ có quyền chi phối gián tiếp về mặt chiến lược, kếhoạch mà thôi vì về phương diện pháp lý cả “mẹ” lẫn “con” đều độc lập và
bình đẳng với nhau về tư cách pháp nhân (đặc điểm nêu trong Mục 1.1.2 dưới
đây).
Ngoài sự chi phối giữa chúng trong quan hệ sở hữu, thông thường
công ty mẹ còn có thể chi phối công ty con bằng các phương thức liên kếtkhác, tuỳ theo dạng mô hình công ty mẹ - công ty con cụ thể Trong nhiềutrường hợp, công ty mẹ nắm khâu then chốt nhất, có công nghệ tiến tiến nhấttrong một dây chuyền sản xuất - kinh doanh hoặc cũng có thể uy tín và
thương hiệu sản phẩm trên thị trường của công ty me là diéu kiện kinh doanh
mà công ty con không thể tách rời để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình
Công ty con
Công ty con là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của nó do một công ty
khác nắm giữ ở mức chi phối (từ >50% đến 100%) Nhu vậy, dé là một công
ty con thì phần lớn hoặc toàn bộ sở hữu vốn của một công ty không thể thuộc
về một hoặc nhiều chủ sở hữu có tư cách pháp nhân thuần tuý mà phải thuộc
về một doanh nghiệp “Mẹ” và “con” đều được nhìn nhận trên cùng một mặt
bằng pháp lý là tư cách pháp nhân của doanh nghiệp Các doanh nghiệp là
công ty con tham gia vào quan hệ công ty mẹ - công ty con này là những đơn
vị có tư cách pháp nhân, có thể là các loại hình doanh nghiệp sau đây:
1 Công ty TNHH một thành viên do công ty mẹ là chủ sở hữu duynhất (nắm 100% vốn điều lệ)
2 Công ty TNHH từ hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần: đượchình thành trên cơ sở góp vốn của công ty mẹ với một số tổ chức cá nhân khác
được pháp luật cho phép.
Đăng Thu Thuy/Luan văn Thợc sĩ Luộ†/2008
Trang 133 Công ty liên doanh là công ty do công ty mẹ nắm giữ tỷ lệ vốn gópchi phối hợp tác đầu tư với các tổ chức, cá nhân đầu tư nước ngoài hoặc doanhnghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu
tư trực tiếp nước ngoài.
Về cơ bản, đối với các công ty con là công ty TNHH từ hai thành viêntrở lên và công ty liên doanh thì công ty mẹ nắm giữ ở mức trên 50% vốn
điều lệ Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, pháp luật có thể quy
định sở hữu vốn của công ty mẹ ở công ty con dưới mức 50% Nhưng phải từ
mức có cổ phần hoặc vốn góp đặc biệt trở lên (gấp đôi cổ đông lớn nhất,
thường là trên 30% vốn điều lệ) và kèm theo những điều kiện kinh doanh đặc
biệt mà công ty con bi ràng buộc chặt chẽ và không thể tách rời sự chi phối
của công ty mẹ Các điều kiện đó pháp luật quy định hoặc trong điều lệ của
công ty mẹ được công ty con chấp thuận (điều đó có thể so sánh với quan hệ
giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi - dựa trên một sự đồng tình và phải được pháp
luật thừa nhận).
Ngoài ra, khi nghiên cứu, xem xét mô hình công ty mẹ - công ty con
áp dụng đối với Tổng công ty hoặc doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn hoạtđộng theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, người ta cũng đặt ra khả năng coi các
doanh nghiệp nhà nước đang trong giai đoạn quá độ chờ sắp xếp, chuyển đổiloại hình là công ty con, cho dù quan hệ giữa chúng chưa thực sự được chuyển
hoá về bản chất thành quan hệ sở hữu vốn.
1.1.2 Ban chốt của quan hệ công ty mẹ - công ty con
Qua việc nghiên cứu các khái niệm: công ty mẹ, công ty con, có thể
đi đến kết luận ra sao về bản chất của quan hệ công ty mẹ - công ty con - đặctính cơ bản, xuyên suốt và mang ý nghĩa quyết định đối với sự duy trì mốiquan hệ này? Đây thực sự là một quan hệ mang bản chất kinh tế-pháp lý xuất
hiện khi một công ty có nhu cầu tổ chức phát triển sản xuất-kinh doanh để thu
lợi nhuận bằng cách thiết lập quan hệ sở hữu về vốn và tài sản của nó ở mộthoặc nhiều công ty khác ở mức từ trên 50% đến 100% vốn điều lệ (tức liên kết
về tài sản, về quyền và nghĩa vụ đốt với tài sản) Sự liên kết này cho phép một
công ty tạo ra một sự chi phối vừa đủ cho đến tuyệt đối nắm quyền kiểm soát
hoàn toàn công ty khác theo định hướng, ý đồ tổ chức triển khai sản xuất
-kinh doanh của mình Ngoài ra, quan hệ này cũng ít nhiều mang tính chất liênkết xã hội, thể hiện ở những hình thức, phương pháp liên kết khác được công
ty mẹ khai thác, tổ chức thực hiện như bằng các hợp đồng kinh tế nhằm mụcđích chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đào tạo và tư vấn kỹ thuật, cho vay đầu tư,
thầu lại cũng như các quy ước (chính thức và ngầm) về phân chia thị trường
Động Thu Thuỷ/Luôn văn Thạc sĩ Ludt/2003
Trang 14cung ứng nguồn lực đầu vào hoặc sản phẩm dịch vụ đầu ra v.v giữa công ty
mẹ với một nhóm các công ty con.
Việc xác định bản chất của quan hệ công ty mẹ - công ty con cho phép chúng ta rút ra kết luận như sau:
- Các liên kết doanh nghiệp chỉ thuần tuý dựa trên phương pháp hành
chính - mệnh lệnh hoặc thông qua phương pháp bình đẳng, thoả thuận (hợpđồng với nhau) không đủ điều kiện để trở thành quan hệ công ty mẹ - công ty
con, mặc dù về hình thức liên kết bé ngoài có vẻ như vậy (chang hạn giữa
Tổng công ty và các đơn vị thành viên)
- Nhận thức về sự hình thành tập đoàn kinh tế là qua trình đi từ biểuhiện bên ngoài đến bản chất thực sự của quan hệ liên kết kinh tế Để tái cơ
cấu một trong những bộ phận quan trọng nhất của lực lượng sản xuất của đất
nước chúng ta là các tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn thì
mô hình tổ chức hiện nay là chưa đáp ứng được yêu cầu tăng cường tích tụ về
vốn để tổ chức triển khai, mở rộng quy mô sản xuất- kinh doanh theo hướng
phân công, chuyên môn hoá đối với các tập đoàn kinh tế Chưa hề có quan hệ
công ty mẹ - công ty con như một số người lầm tưởng khi thấy ở một số tổngcông ty quyền chi phối đối với các đơn vị thành viên Hầu hết các tổng công
ty không nắm quyền sở hữu vốn ở công ty thành viên bởi nó chưa bao giờ
nắm thật sự và có thể quyết định các vấn dé then chốt của đơn vị thành viên
lý của một trong số các loại hình doanh nghiệp, mà theo pháp luật, công ty mẹ
có thể được thực hiện đầy đủ quyền chủ sở hữu
1.1.3 Đặc điểm quan hộ công ty mẹ - công ty con
Xuất phát từ những khái niệm về công ty mẹ, công ty con như đã nêu,
quan hệ pháp lý giữa công ty mẹ với công ty con có một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, về địa vị pháp lý, cả công ty mẹ và các công ty con đều là
các pháp nhân độc lập, bình đẳng trước pháp luật Điều đó thể hiện ở việc
công ty mẹ và công ty con đều tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất - kinh
Đăng Thu Thuỷ/Luêôn van Thac si Luột/2003
Trang 15doanh và tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi số vốn điều lệcủa mình Công ty mẹ tuy có thể chi phối công ty con dựa trên quyền sở hữu
về vốn nhưng đó là sự chi phối gián tiếp thông qua vai trò và thẩm quyền của
người đại diện công ty mẹ được cử tham gia quản lý của công ty con (Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc - đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản
trị) Ngoài ra, cũng có thể tính đến các ràng buộc gián tiếp khác của công ty
mẹ với công ty con thông qua việc kiểm soát các kênh tiêu thụ hàng hoá vàdịch vụ trên thị trường, về sự hỗ trợ công nghệ, thương hiệu sản phẩm v.v Sựbình đẳng về tư cách pháp nhân, ngược lại, cũng khiến cho công ty mẹ chỉphải có trách nhiệm trong phạm vi số vốn, số cổ phần của nó ở công ty con
(trừ phi có các cam kết, bảo lãnh đặc biệt đối với tất cả các hệ quả phát sinh từ hành vi kinh doanh của công ty con).
Thứ hai, cơ chế quản lý, chỉ phối của công ty mẹ với công ty con thể
hiện chủ yếu thông qua quyền của chủ sở hữu vốn, tài sản của công ty mẹ đối
với công ty con Trong đó, quan trọng nhất là quyền quyết định về bộ máy tổ
chức, nhân sự chủ chốt của công ty con, thông qua đó điều chỉnh các chiến
lược, kế hoạch kinh doanh quan trọng của công ty con Mức độ chi phối giữa công ty mẹ với từng loại công ty con cũng khác nhau Các công ty con chịu sự
chi phối toàn diện, tuyệt đối vì nấu công ty con được công ty me đầu tư và
nắm giữ 100% vốn điều lệ Thứ đến là các công ty do công ty mẹ nắm giữ
trên 50% vốn điều lệ Tuy nhiên, đó mới chỉ là tính đến khả nang chi phối về
mặt pháp lý bằng công cụ vốn của chủ sở hữu Trên thực tế, những công ty
con nào hoạt động trong những lĩnh vực không thuộc hướng mà công ty mẹ
ưu tiên hoặc có nhiều kinh nghiệm phát triển, cạnh tranh thì sẽ được công ty
mẹ trao nhiều quyền chủ động hơn và mức độ chi phối trên thực tế đối với
công ty đó sẽ giảm xuống Mặt khác, một số công ty liên kết có vốn của công
ty mẹ thấp hơn 50% nhưng vẫn có thể chịu sự khống chế mạnh của công ty
mẹ, bởi sự cam kết chấp hành các “luật chơi” do công ty mẹ đặt ra là điều
kiện tiên quyết để có thể có được thương hiệu hoặc nhận được sự bảo trợ củacông ty mẹ.
Đối với các tập đoàn kinh tế nhiều tầng thì khả năng chi phối của
công ty mẹ có thể là rất sâu, đến tận các cấp “công ty cháu” hoặc xa hơn nữa.Các công ty con có thể tham gia góp vốn và tài sản để hình thành nên cáccông ty cháu nhưng có thể phải cần đến sự cho phép của công ty mẹ vì địa
bàn và lĩnh vực kinh doanh là những yếu tố mang tính chiến lược mà bất kỳ
một công ty mẹ nào cũng phải tính đến để làm sao vốn đầu tư của mình không
bị thất thoát và lợi nhuận đạt được sẽ là tối đa.
Dang Thu Thuy/Luan van Thạc sĩ Luột/2003
Trang 16Thứ ba, về quan hệ giữa công ty me - với công ty con trong sản xuất
- kinh doanh Mặc dù công ty mẹ có quyền chi phối công ty con, nhưng trong
hoạt động sản xuất kinh doanh thì đó vẫn phải là quan hệ mang tính phối hợp,
dựa trên hợp đồng Đặc điểm này là hệ quả tất yếu của đặc điểm thứ nhất đã
nói ở trên Các hợp đồng được ký kết giữa công ty mẹ với công ty con chủ yếu
là hợp đồng thầu lại các công đoạn của một công trình hoặc một lô sản phẩmnào đó Đó cũng có thể là hợp đồng tư vấn, nghiên cứu và chuyển giao công
nghệ hoặc đào tạo, tuỳ theo yêu cầu, tính chất công việc cần phải giải quyết.Nhưng quan hệ dựa trên hợp đồng cũng khiến người ta đặt ra câu hỏi là phải
xử lý những tranh chấp kinh doanh như thế nào, nếu điều đó xảy ra giữa công
ty mẹ và công ty con? Thông thường, về nguyên tắc, các tranh chấp kinhdoanh được xử lý trước hết thông qua con đường hoà giải, nếu không thành
công mới phải thông qua các thủ tục tố tụng tư pháp hoặc trọng tài Đương
nhiên, một khi công ty mẹ có thể chi phối công ty con thì nó cũng có thể dàn
xếp những bất đồng này Hậu quả tai hại nhất (nếu có tranh chấp thực sự) chỉ
liên quan đến việc rời bỏ vị trí lãnh đạo công ty con Song cũng có thể công ty
mẹ chấp nhận những yêu cầu chính đáng của công ty con và có những sự xử
lý nào đó đối với cán bộ quản lý trong bộ máy của mình Như vậy, từ bản chất
của quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con, có thể thấy rằng nhìn chung sẽkhó và rất hãn hữu mới xẩy ra các tranh chấp thực sự
1.1.4 Định nghĩa mô hình phap lý công ty me - công ty con
Về phương diện kỹ thuật, theo Từ điển Tiếng Việt thì “mô hình”
thường được hiểu là hình mẫu thu nhỏ của một vật nào đó Song về phương
diện khoa học xã hội nói chung và trong lĩnh vực khoa học pháp lý hoặc khoa
học kinh tế nói riêng thì “mô hình” cần được hiểu là dạng kết cấu mang tínhđiển hình của một loại quan hệ xã hội “Mô hình” phác thảo những nét liên hệchính yếu nhất giữa một số chủ thể hay yếu tố then chốt Ví dụ, trong lĩnh vực
kinh tế hộ gia đình có khái niệm mô hình VAC (Vườn-Ao-Chuồng), trong đó
mô tả các yếu tố cơ sở kinh tế then chốt phù hợp với trình độ sản xuất mang
tính tự cung, tự cấp Trong lĩnh vực thể chế, pháp luật, người ta nói nhiều đến
“mô hình tổ chức”, và nó được cụ thể hoá trong lĩnh vực hoạt động cụ thể
thành các khái niệm tương ứng như mô hình chính thể (liên bang hoặc đơn
nhất, cộng hoà hoặc quân chủ), mô hình hợp tác xã, mô hình công ty cổ phần,
mô hình tổng công ty nhà nước v.v
Để phản ánh quan hệ pháp lý giữa một công ty với một công ty khácđược công ty đó sở hữu toàn bộ hoặc nắm cổ phần chi phối, người ra đã đưa ra
khái niệm “mô hình (pháp lý) công ty mẹ - công ty con” Tuy nhiên, nói đến
“mô hình” này tức là không hàm ý một quan hệ “mẹ - con” cụ thể nào đó giữa
Đăng Thu Thuỷ/Luộn văn Thac sĩ Luột/2003
Trang 17hai doanh nghiệp với nhau mà đó là sự khái quát thành dạng quan hệ pháp lý
mang tính điển hình, bao trùm một tập hợp doanh nghiệp, trong đó tối thiểu
phải có một doanh nghiệp đóng vai trò làm “công ty mẹ”, có đủ năng lực chi
phối một số doanh nghiệp khác làm “công ty con” Chúng ta biết rằng trên thếgiới, mô hình công ty mẹ - công ty con đã tồn tại một cách khách quan từ lâu.Nhưng đối với chúng ta, nhận thức về nó là một quá trình thử nghiệm được rút
ra từ sự cần thiết phải thay đổi phương thức tổ chức, quản lý nhằm tăng
cường, tích tụ về vốn và quan hệ liên kết trong khu vực kinh tế nhà nước, tiến
tới hình thành, củng cố và phát triển tập đoàn kinh tế
Điều quan trọng nhất khi phác thảo ra một mô hình tổ chức cho các
tập đoàn kinh tế nhà nước trong tương lai là phải xác định mối quan hệ then
chốt, mang tính bản chất của liên kết kinh tế Hạn chế cơ bản nhất trong việcthiết kế mô hình tổng công ty nhà nước trong những năm 90 của thế kỷ XX là
chúng ta đã khoác một vỏ bọc doanh nghiệp lên một cơ cấu tổ chức sản xuất
mang bản chất hành chính, thông qua việc ghép nối thuần tuý cơ học và vội vã
một số doanh nghiệp lại với nhau Hậu quả tất yếu mà quan hệ và phương pháp quản lý hành chính mà cơ chế cũ mang lại là sự kìm hãm các yếu tố tiên
tiến thuộc về lực lượng sản xuất trong khu vực nhà nước phát triển trên con
đường thích ứng với nền kinh tế thị trường Mối quan hệ bản chất cho sự liên
kết kinh tế trong một cơ cấu doanh nghiệp lớn hơn đã được lựa chọn từ kinh
nghiệm quốc tế vì nó đơn giản và có vẻ chắc chắn, dường như phù hợp với
trình độ quản lý của chúng ta: đó là quan hệ công ty mẹ - công ty con Như
vậy, có thể thấy rằng khái niệm mô hình pháp lý công ty mẹ - công ty conxuất hiện trong thời điểm này chủ yếu chỉ mang ý nghĩa để nhận thức về dạng
liên kết kinh tế (dựa trên vốn) đối với các tập hợp doanh nghiệp nhà nước
trong quá trình thực hiện đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của các
Tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước độc lập quy mô lớn Tư duy nhận
thức về mô hình này là hoàn toàn cần thiết và có tác dụng bổ sung cho những
hiểu biết hạn chế về bản chất quan hệ liên kết doanh nghiệp trước đây, dù đócũng mới chỉ là bước nhận thức cơ bản đầu tiên về liên kết doanh nghiệp trên
quy mô lớn trong nền kinh tế thị trường Từ các phân tích trên đây, có thể
định nghĩa mô hình pháp lý công ty mẹ - công ty con như sau:
Mô hình pháp lý công ty mẹ - công ty con là hình mẫu mô tả mộtcách khái quát và mang tính chất điển hình quan hệ pháp lý giữa một công
ty thực hiện quyền chủ sở hữu phần vốn của nó tại một số công ty khác từ
mức chỉ phốt trở lên (mức này tuỳ thuộc vào các điêu kiện xác định cụ thể
đối với doanh nghiệp) trên cơ sở điều lệ (hoặc thoả ưóc) liên kết chung
Trang 18Tất nhiên, sự mô tả quan hệ điển hình này về phương diện pháp lý là
phải thông qua nhiều lý lẽ và phải được cụ thể hoá bằng các quy phạm về bản
chất của sự liên kết, về cách thức tổ chức quản lý, về quyền và nghĩa vụ củamỗi bên (me, con va các thành viên khác) Tổng thể các quy định về các nội
dung nêu trên tạo thành khung pháp lý cho sự vận hành, triển khai các quan
hệ pháp lý giữa công ty mẹ với công ty con, mà trước hết khung pháp lý này
sẽ được vận dụng khi thiết kế các điều lệ (hoặc thoả ước) giữa công ty mẹ với
công ty con về tổ chức và hoạt động
1.2 ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ
-CÔNG TY CON
Từ những nhận thức về mô hình pháp lý công ty mẹ - công ty con đã
được trình bày ở trên, việc xác định những đối tượng để áp dụng thí điểm môhình công ty mẹ - công ty con có thể dựa vào một số yếu tố cơ bản như sau:
1.2.1 Vai trò chủ dao va yêu cầu đổi mới nang cao hiệu qua
hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
Ở nước ta, kinh tế nhà nước hình thành và được ưu tiên phát triển trong
mấy chục năm qua, do vậy doanh nghiệp nhà nước được thiết lập với số lượng
và quy mô lớn, có mặt ở hầu hết các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế với vai trò hết sức quan trọng Trong giai đoạn thực hiện chế độ kế hoạch hoá tập
trung, kinh tế quốc doanh phát triển một cách tràn lan không có trọng điểm,lại được bao cấp nên hoạt động sản xuất kinh doanh không mấy hiệu quả Đầunhững năm 90, cùng với công cuộc đổi mới về kinh tế, chính sách, cơ chếquản lý chuyển sang giai đoạn thực thi cơ chế thị trường một cách toàn diện ,các doanh nghiệp nhà nước cũng bat đầu chuyển sang cơ chế mới Việcnghiên cứu mô hình công ty mẹ - công ty con trước hết nhằm thí điểm ápdụng cho các đối tượng là Tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước độc lập
quy mô lớn, chưa đặt ra với đối với các doanh nghiệp của các thành phần kinh
tế khác hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Trong thực tiễn, quan hệ công ty
mẹ - công ty con đã xuất hiện ở các doanh nghiệp ngoài khu vực kinh tế nhà
nước Nhưng hiện nay, trình độ phát triển của các doanh nghiệp này vẫn cònthấp, chưa đủ để giữ vai trò là nền tảng của nền kinh tế quốc dân Hơn nữa,khi xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, yếu
tố bảo đảm định hướng này, về bản chất, vẫn phải là sự phát huy vai trò chủđạo của doanh nghiệp nhà nước Mặc dù các thành phần kinh tế đều được
khuyến khích phát triển, các doanh nghiệp đều bình đẳng với nhau trong sảnxuất - kinh doanh và trước pháp luật, nhưng sự bình đẳng đó không có nghĩa
là chúng có vị trí như nhau trong nền kinh tế Nhiều doanh nghiệp nhà nước
đã thực sự trở thành nòng cốt trong việc đảm bảo các cân đối chủ yếu của nền
Động Thu Thuỷ/Luộôn van Thac sĩ Luộ†/2003
Trang 19kinh tế về những hàng hoá, vật tư chiến lược và các hàng tiêu dùng thiết yếu
như than, điện, đầu khí , góp một phần quan trọng vào việc bình ổn giá cả vàduy trì sự phát triển của nền kinh tế
Các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp mạnh, cần
tiếp tục giữ vai trò “đầu tầu” bởi nó tồn tại và phát triển ở những ngành và lĩnh
vực trọng điểm, có lợi cho việc duy trì chế độ kinh tế XHCN, khắc phục
những hạn chế của cơ chế thị trường Các doanh nghiệp nhà nước có quy mô
nhỏ, tính chất ngành nghề đơn lẻ, kinh doanh kém hiệu quả thì phải sắp xếplại theo hướng hợp nhất, giải thể hoặc giao, bán, cho thuê doanh nghiệp Đểdoanh nghiệp nhà nước tiếp tục phát triển lớn mạnh, nhà nước có chủ trươngsắp xếp lại lực lượng và đổi mới hoạt động của khu vực kinh tế này Việc thựchiện chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ - công ty con đối với doanh nghiệp
nhà nước là bước phát triển tiếp theo, kế thừa các bước thực hiện sắp xếp lạidoanh nghiệp nhà nước trước đây nhằm củng cố vai trò chủ đạo của nó trong
nền kinh tế thị trường.
1.2.2 Trình độ, quy mô tổ chức quản lý hoạt động sản xuat
-kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước
Thực hiện công cuộc đổi mới, doanh nghiệp nhà nước đang được tiếptục củng cố và phát triển để thực hiện được vai trò là lực lượng chủ lực trongnên kinh tế Các doanh nghiệp nhà nước nói chung đều ổn định và đóng gópphần quan trọng cho ngân sách nhà nước, ổn định việc làm cho hàng nghìn
người lao động v.v Tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước trong tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) tăng từ 36,5% năm 1991 lên 40,07% năm 1998[15, tr.11].
Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới và phát triển, doanh nghiệp nhà nước đãbộc lộ một số hạn chế và yếu kém về trình độ tổ chức và quản lý trong hoạt
động của mình, đòi hỏi phải được tiếp tục khắc phục và tháo gỡ :
- Tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp nhà nước chưa cao và đang giảm dần Tốc độ tăng trưởng bình quânsau thời gian liên tục đạt 13% đến năm 1998 và đầu 1999 giảm xuống còn 8-9% Năm 1998, số doanh nghiệp kinh doanh thực sự có hiệu quả chiếm
khoảng 40%, số doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả, lỗ liên tụcchiếm 20%, những doanh nghiệp kinh doanh chưa có hiệu quả, nằm trong tình
trạng khi lỗ, khi lãi chiếm 40%[15,tr.26]
- Phần lớn doanh nghiệp nhà nước có quy mô vốn rất nhỏ, cơ sở vậtchất nghèo nan, lạc hậu về trang thiết bị Cho đến nay ,có tới 14 trong số 17
Tổng công ty 91 (82%) có mức vốn nhà nước dưới mức vốn bình quân (3.882
tỷ đồng) Vốn của các tổng công ty 90 bình quân chỉ có 280 tỷ đồng, chỉ bằng65% tiêu chí quy định 80% số tổng công ty có vốn nhà nước thấp hơn mức
Dang Thu Thuy/Luan văn Thac sĩ Luét/2003
Trang 20bình quân Chỉ có 13% các tổng công ty 90 có vốn trên 500 tỷ đồng [14,tr.9].Trong khi bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đấtnước, ngày càng xuất hiện nhiều lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi vốn lớn để đầu
tư phát triển công nghệ mới, công nghệ hiện đại Do đó, trong khi sức đầu tư
các thành phần kinh tế khác trong nước có hạn thì doanh nghiệp nhà nước
phải chuẩn bi đầy đủ tiềm lực đầu tư, chiếm lĩnh lĩnh vực nay để không bị các
nhà đầu tư nước ngoài lấn lướt, khống chế.
- Nhiều vấn để liên quan đến bộ máy tổ chức quản lý của doanh
nghiệp hiện vẫn còn gây vướng mắc như về hiệu quả hoạt động của Hội đồng
quản trị doanh nghiệp và cơ chế điều hành Tổng Giám đốc; quan hệ giữa cácđơn vị thành viên chưa có sự đổi mới thực sự; quan hệ giữa doanh nghiệp với
các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, thực hiện một số quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp chưa được thực hiện đầy đủ theo nội dung
được phân cấp v.v
- Phương thức hình thành doanh nghiệp mới chỉ dựa trên tập hợp các
đơn vị nhỏ lẻ, tiêu chí về số đơn vị thành viên đối với Tổng công ty 91, Tổng
công ty 90 là quá ít Mức độ liên kết cũng còn hạn chế, thậm chí ở một vài nơi
con rời rac.
Thực trang nêu trên cho thấy trình độ tổ chức, quan lý doanh nghiệp ở
nước ta trong thời gian qua còn thấp Phần lớn mục tiêu đề ra khi thành lập
các Tổng công ty là tạo sự liên kết kinh tế, gắn bó về lợi ích, thị trường chưađạt được Trong giai đoạn hiện nay, trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệpphù hợp với sản xuất - kinh doanh quy mô lớn, hoạt động đa ngành nghề là
vấn đề được ưu tiên hàng đầu Do đó, việc áp dụng mô hình công ty mẹ - công
ty con với những quan hệ liên kết nội tại tương đối phức tạp trước hết thích
hợp cho các Tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, đã có mạnglưới doanh nghiệp giống như quan hệ giữa công ty mẹ với nhiều công ty con
1.2.3 Định hướng chiến lược và quy hoạch phát triển ở một số ngành, lĩnh vực dé nang cao sức canh tranh
Chủ trương của Dang và nhà nước về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp
nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảnglần thứ ba (khoá IX) đã dé ra yêu cầu hình thành một số tập đoàn kinh tế
mạnh trên cơ sở các Tổng công ty nhà nước để tạo điều kiện thúc đẩy tích tụtập trung, nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả của nền
kinh tế Tuy vậy, trong thực tế có sự chồng chéo về ngành nghề kinh doanh
giữa các doanh nghiệp của trung ương với nhau và với địa phương trên cùng một địa bàn, thậm chí giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành Trong
Động Thu Thuỷ/Luôn vén Thac sĩ Luột/2003
Trang 21các lĩnh vực thương mại, dich vụ kỹ thuật, tư vấn, xây dựng v.v tình trang
các doanh nghiệp cùng ngành nhưng trực thuộc nhiều cơ quan quản lý khác
nhau, cùng tham gia cạnh tranh trên những địa bàn kinh doanh chật hẹp rất
phổ biến Ví dụ, trên một sân bay quốc tế có từ 4 đến 5 doanh nghiệp củaTổng công ty Hàng không Việt Nam và của Cục Hàng không dân dụng cùng
tham gia khai thác cảng hàng không với các dịch vụ cùng tính chất Hệ quả
dẫn tới có thể là giá các sản phẩm, dịch vụ bị đẩy lên quá cao trong khi chất
lượng không được cải thiện, hoặc ngược lại, các doanh nghiệp nhà nước đua
nhau bỏ thầu thấp khiến Nhà nước bị thiệt hại nặng Điều đó làm suy giảm
nghiêm trọng sức cạnh tranh của doanh nghiệp Tuy vậy, trong giai đoạn vừa
qua, cũng phải thấy rằng phần lớn các Tổng công ty đã xây dựng được chiếnlược phát triển sản xuất - kinh doanh dài hạn để chỉ đạo các doanh nghiệpthành viên cùng phối thực hiện một cách thống nhất Nhờ vậy, có thể giảm
dần tình trạng các doanh nghiệp hoạt động một cách khép kín, vô tình gây ra
sự cạnh tranh, làm suy yếu lẫn nhau.
Nhằm định hướng lại quy hoạch chiến lược tổng thể các doanh nghiệp
nhà nước theo tỉnh thần Nghị quyết của Ban chấp hành trung ương Đảng,
trong năm 2001 - 2002, Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà
nước đã tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định một số lĩnh
vực cần đẩy mạnh sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, chuyển sang hoạt động
theo mô hình công ty mẹ - công ty con, tạo cơ sở cho việc tiến tới xây dựng
tập đoàn kinh tế Về nguyên tắc, tất cả các tổng công ty và doanh nghiệp nhà
nước quy mô lớn (theo mô hình HĐQT và cơ chế quản lý từ 2 cấp trở lên - có
đơn vị thành viên) đều có thể cân nhắc, tuỳ vào nhu cầu phát triển, điều kiện
sản xuất - kinh doanh của mình (ví dụ không bị thua lỗ nặng nề và không có
nhiều đơn vị thành viên thuộc diện để lại là doanh nghiệp nhà nước) để xin thíđiểm chuyển sang thực hiện mô hình mới
Căn cứ vào Quyết định 58/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành tiêu chí, danh mục phân loạt doanh nghiệp nhà
nước và Tổng công ty nhà nước và danh sách các doanh nghiệp được đồng ýxây dựng, triển khai Đề án chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ -
công ty con, có thể thấy doanh nghiệp trong một số lĩnh vực được chọn thíđiểm, có khả năng thực hiện bao gồm: vận tải hàng không, hàng hải, đườngthuỷ nội địa, công nghiệp tàu thuỷ, xây dựng công trình và sản xuất vật liệu
xây dựng, cơ khí chế tạo máy, kinh doanh buôn bán lương thực, dệt may, kinh
doanh địa ốc, du lịch, chế biến thuý, hải sản v.v Các doanh nghiệp trong
thời gian tới có thể thực hiện mô hình công ty mẹ - công ty con có khả năng
thuộc các lĩnh vực: đường sắt (khép kín cả công nghiệp, vận tải va quản lý,
khai thác cơ sở hạ tầng), điện tử - tin học, luyện kim, hoá chất, kinh doanh
Dang Thu Thuỷ/Luộn van Thac sĩ Luột/2003
Trang 22buôn bán xăng dầu, sản xuất một số hàng tiêu dùng và công nghiệp thực
phẩm quan trọng (cà phê, chế biến gỗ, rượu bia, thuốc lá ), bảo hiểm, tàichính Một số lĩnh vực có Tổng công ty ít nhiều mang tính độc quyền nhà
nước như bưu chính - viễn thông, điện lực, dầu khí cần tiếp tục nghiên cứu
xây dựng tập đoàn, nhưng cần cân nhắc mô hình cụ thể Đối với các doanhnghiệp nhà nước hoạt động công ích thì do cơ chế quản lý ít nhiều gắn bó với
cơ quan quản lý nhà nước nên chưa tính đến việc xây dựng mô hình công ty
mẹ - công ty con.
Nhìn chung, từ các căn cứ trên đây, có thể kết luận là mô hình pháp lýcông ty mẹ - công ty con hiện đang tổ chức triển khai được áp dụng cho cácđối tượng là Tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước độc lập quy mô lớn(doanh nghiệp có HĐQT) Tuy nhiên, do tính chất thí điểm của mô hình mới,các Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước là đối tượng chuyển đổi sang mô
hình công ty mẹ - công ty con cần được lựa chọn một cách chặt chẽ Trong dự
thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm chuyển Tổng công ty
nhà nước và doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ
- công ty con (năm 2003)[19,tr.4], Ban soạn thao của Bộ Kế hoạch và Dau tư
đã dự kiến đưa ra một số điều kiện làm cơ sở giúp cho việc lựa chọn doanh
nghiệp nhà nước hoạt động theo mô hình này như sau:
- Tổng công ty thuộc diện giữ lại là Tổng công ty nhà nước theo quy
định của Chính phủ; doanh nghiệp nhà nước thuộc danh mục do Nhà nước
tiếp tục duy trì 100% sở hữu
- Đang có vốn góp chi phối ở nhiều doanh nghiệp khác hoặc đã được
phê duyệt kế hoạch cổ phần hoá các doanh nghiệp thành viên Tổng công ty,
các bộ phận của doanh nghiệp nhà nước, nhưng Tổng công ty hoặc doanhnghiệp nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối
- Kinh doanh đa ngành nghề, trong đó có một ngành kinh doanh chính;
có nhiều đơn vị phụ thuộc, chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài nước
- Có quy mô lớn và có tiém lực tài chính để thực hiện việc đầu tư vốn
vào các công ty con
- _ Có khả năng phát triển
- Được các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn, trình được
Thủ tướng phê duyệt danh sách trước khi thực hiện.
Về bản chất, các điều kiện này đều phản ánh ở những mức độ cụ thể
khác nhau các căn cứ đã trình bày ở trên Trong thời điểm hiện tại, chúng ta
cần chấp nhận chúng như những điều kiện cần và đủ cho bước nhẩy mới về
đổi mới doanh nghiệp
Đăng Thu Thuỷ/Luôn van Thac sĩ Ludt/2003
Trang 231.3 LY DO, MỤC DICH XÂY DUNG MÔ HÌNH PHAP LY CONG TY ME
- CONG TY CON HIEN NAY
1.3.1 Ly do xây dung mô hình phap lý công ty me - công ty
con
Việc nghiên cứu xây dựng mô hình pháp lý công ty mẹ - công ty con xuất phát từ các lý do cơ bản sau đây:
1) Các chủ trương, chính sách về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng
cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước cua Dang và Nhà
nước nhằm phát triển nên kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong đó
kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo
Thực hiện đường lối của Đảng, hơn 10 năm qua, Chính phủ đã đẩy
mạnh công cuộc đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, tiến hành ba đợtsắp xếp lớn các doanh nghiệp nhà nước Đợt thứ nhất được thực hiện từ 1990-1993: thực hiện các giải pháp tinh thế nhằm tập trung giải quyết về tổ chức,xây dựng cơ chế, chính sách và tài chính để sắp xếp các đơn vị cơ sở Với căn
cứ là Quyết định số 315-HĐBT ngày 1-9-1990 về chấn chỉnh và tổ chức lại
sản xuất kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh và Nghị định số
388-HDBT ngày 20.11.1991 ban hành quy chế về thành lập và giải thể doanh
nghiệp nhà nước Đợt thứ hai thực hiện từ 1994-1997 dựa trên các Quyết định
số 90/TTg về việc tiếp tục sắp xếp doanh nghiệp nhà nước trong đó có việc sắp
xếp, thành lập và đăng ký lại các liên hiệp xí nghiệp, tổng công ty; quyết định
số 91/TTg ngày 7-3-1994 về việc thí điểm tập đoàn kinh doanh ở Việt Namnhằm nâng cao khả năng tích tụ của các Tổng công ty trong thời kỳ thực hiệnmục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Trong tổ chức, quản lý doanh
nghiệp bỏ dần chế độ Bộ chủ quản và cấp hành chính chủ quản, phân biệtquản lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh, nâng cao hơn nữa tính chủ
động, tự chủ của cơ sở và tăng cường vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan
quản lý các cấp Đợt thứ ba thực hiện từ giữa năm 1998 đến nay theo các Chỉ
thị số 20/1998/TT-TTg ngày 21-4-1998 về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới
doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở phân loại doanh nghiệp và Chỉ thị số
15/1999/CT-TTg ngày 26-5-1999 về việc hoàn thiện tổ chức hoạt động củaTổng công ty nhà nước
Có thể thấy rằng, vấn đề hoàn thiện mô hình tổ chức pháp lý của doanh
nghiệp nhà nước được tập trung hơn từ giữa những năm 90 của thế kỷ XX, sau
một loạt những điểu chỉnh, thử nghiệm Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ VIII và Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ tư
(khoá VIII) của Dang đã xác định một số một số chủ trương đổi mới khá căn
bản về hình thức tổ chức và nội dung hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
Đăng Thu Thuý/Luôn văn Thac sĩ Ludt/2003
Trang 24theo hướng chuyển các doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo hình thứccông ty TNHH hoặc công ty cổ phần, tổ chức lại các Tổng công ty nhà nước
để chúng đủ điều kiện trở thành tập đoàn kinh tế mạnh thông qua các biệnpháp thay cơ chế quản lý vốn bằng phương pháp hành chính sang cơ chế đầu
tư tài chính Đặc biệt, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng
lần thứ ba (khoá IX) đã khẳng định mục tiêu tiếp tục sắp xếp, đổi mới, pháttriển và nâng cao hiệu qủa doanh nghiệp nhà nước, xác định rõ quan điểm chủ
đạo, nhiệm vụ và các giải pháp lớn trong việc thực hiện mục tiêu này Đồngthời, chủ trương hình thành một số tập đoàn kinh doanh mạnh trên cơ sở các
tổng công ty nhà nước cũng đã được dé ra Thí điểm, rút kinh nghiệm để nhânrộng việc thực hiện chuyển tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo môhình công ty mẹ - công ty con, trong đó Tổng công ty đầu tư vốn vào cácdoanh nghiệp thành viên là những công ty TNHH một chủ hoặc công ty cổ
phần mà tổng công ty giữ cổ phần chi phối
2) Các đề xuất, kiến nghị của các tổng công ty và doanh nghiệpnhà nước quy mô lớn về sự cần thiết phải thí điểm xây dựng mô hình công
ty mẹ - công ty con qua quá trình rút ra các bài học kinh nghiệm về tổ
chức, quan lý doanh nghiệp trong nước và quốc té
Trong những năm vừa qua, mặc dù đã có những đóng góp tích cực cho
sự phát triển của nền kinh tế đất nước, nhưng kết quả hoạt động của các tổng
công ty và doanh nghiệp nhà nước vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng và
nguồn lực được Nhà nước đầu tư Ngay từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, sắp
xếp lại các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế nhà nước, nhiều doanh nghiệp
nhà nước đã nhận thức được những vấn đề còn hạn chế trong mô hình tổ chức
và hoạt động cũng như cơ chế quản lý đối với các doanh nghiệp này Sau khi
tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức và khảo sát trực tiếp ở một số tập
đoàn kinh tế lớn của nước ngoài, các doanh nghiệp đã đưa ra một số đề xuất
cho việc thiết lập một mô hình tổ chức mới có thể khắc phục được những bất
cập còn tồn tại và phù hợp với điều kiện Việt Nam Ở vào thời điểm này, hầu
hết các doanh nghiệp vẫn chưa đưa ra được cái tên chính xác của mô hình này
là mô hình công ty mẹ - công ty con mà đặt nó dưới nhiều cách gọi, chẳng
hạn như: Tổng công ty Hàng hải có đề án về loại hình tổng công ty tham giagóp vốn với doanh nghiệp thành viên (năm 2000), Tổng công ty Hàng không
dé xuất việc kiện toàn tổ chức và đổi mới cơ chế quản lý theo mô hình Tổng
công ty liên kết với các đơn vị thành viên trên cơ sở vốn góp (năm 1999) Đó
chính là những bước khởi đầu để tiến tới thừa nhận và xây dựng mô hình công
ty mẹ - công ty con.
Dang Thu Thuy/Lu@n văn Thac sĩ Luộ†/2003
Trang 25Nhà nước ta khẳng định chủ trương hình thành một số tập đoàn kinhdoanh mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước và thực hiện thí điểm, rútkinh nghiệm để nhân rộng việc chuyển tổng công ty nhà nước sang hoạt dong
theo mô hình công ty mẹ - công ty con, các doanh nghiệp đã có định hướng
cụ thể để thiết lập mô hình mới này Hiện nay, nhiều tổng công ty cũng như
doanh nghiệp nhà nước độc lập quy mô lớn, qua hoạt động thực tế, đã có yêu
cầu, kiến nghị được tiến hành chuyển đổi về tổ chức và cơ chế quản lý sang
hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nhằm đáp ứng những yêucầu mới phát sinh và khắc phục những bất cập vẫn còn tồn tại trong hoạt động
sản xuất kinh doanh Đến giữa năm 2002 đã có 21 đơn vị thuộc khu vực kinh
tế nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép xây dựng đề án thíđiểm mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó có một số doanh nghiệp lớn
như: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam,
Liên hiệp thuốc lá Khánh Hoà, Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp, Công ty
Vàng bạc đá quý Sài Gòn v.v Như vậy, từ nhu cầu thực tiễn phải sắp xếp lại
và xây dựng cơ cấu tổ chức hoạt động hợp lý để tăng cường năng lực và nâng
cao sức cạnh tranh, các doanh nghiệp nhà nước đã tự lựa chọn một mô hình
tổ chức phù hợp trong điều kiện hiện nay để có thể phát huy được sức mạnh
của mình.
3) Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về tổ chức hoạt động của doanhnghiệp nhà nước
Nhận thức được vai trò quan trọng của việc đổi mới cơ chế, chính sách
quản lý doanh nghiệp nhà nước đối với quá trình sắp xếp, đổi mới doanh
nghiệp nhà nước, Đảng đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chính phủ đã ban hànhnhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướngmắc để tạo diéu kiện cho các doanh nghiệp nang cao tính chủ động, phát huytối đa tiểm lực của mình Những cơ chế chính sách này về cơ bản, đã hìnhthành khung pháp lý tương đối đồng bộ Tuy nhiên, pháp luật về doanh nghiệp
của chúng ta vẫn còn chưa thống nhất, chưa đầy đủ, mặc dù đã được sửa đổinhưng mới chỉ làm đơn giản hoá các thủ tục hành chính và thống nhất về cơ
bản trong một mặt bằng đối với các loại hình doanh nghiệp nói chung, còn đối
với doanh nghiệp nhà nước vẫn áp dụng quy chế riêng Pháp luật về doanhnghiệp nhà nước còn chậm đổi mới, chưa chuyển biến kịp những yêu cầu mớixuất hiện trong thực tiễn Chính hạn chế về hành lang pháp lý mà các Tổng
công ty và doanh nghiệp nhà nước hiện nay hầu như chưa đáp ứng được đòihỏi về quyền tự chủ, từ đó phát sinh hiện tượng thiêú trách nhiệm trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh Trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới, do sự
phân biệt về loại hình tổ chức doanh nghiệp trong nước nên doanh nghiệp nhà
nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn, khi tham gia đấu thầu quốc tế hay các dự
Dang Thu Thuy/Lu@n van Thạc sĩ Luộ†/2003
Trang 26án lớn của nước ngoài, các tổng công ty của ta thường không được chấp nhận.
Xuất phát từ những vấn đề bức xúc như trên, yêu cầu hoàn thiện khung pháp
lý về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước cũng là một trongnhững lý do thúc đẩy việc xây dựng mô hình công ty mẹ - công ty con của
Tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước trong tình hình hiện nay
Nhược điểm trên đây đã được khắc phục một bước trong quá trìnhchúng ta thành lập mới các tổng công ty và tổ chức lại nhiều liên hiệp xí
nghiệp thành doanh nghiệp nhà nước độc lập trong những năm 90 (thế kỷ
XX) Tuy nhiên, thực tế là việc tách quan ly nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh và vai trò của các cơ quan nhà nước trong việc trực tiếp quản lý
doanh nghiệp là chưa thể xoá bỏ một sớm một chiều do sự chậm chạp trong
việc đổi mới pháp luật doanh nghiệp và chế độ tài chính nhà nước Việc sửađổi các thể chế quản lý hành chính nhà nước ở tầm vĩ mô trong thời gian gầnđây, bắt đầu từ nội dung sửa đổi về thẩm quyền của Chính phủ, các Bộ, cơ
quan ngang Bộ trong Luật Tổ chức Chính phủ (2001) và các nghị định củaChính phủ về tổ chức mới ban hành gần đây đã lần đầu tiên xác lập chính thức
chức năng thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
có vốn nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương Tiếp
đến, trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi)
cũng quy định chức năng của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương Nỗ lực cải cách thể chế quản lý doanh nghiệp như trên là kết quả
của một quá trình đổi mới nhận thức trong các chủ trương, chính sách của
Nhà nước Cùng với quá trình thực tiễn về sắp xếp, đổi mới lại các doanhnghiệp nhà nước theo hướng thí điểm mô hình công ty mẹ - công ty con, pháp
luật cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần
vốn nhà nước.
1.3.2 Mục đích của việc chuyển tổng công ty, doanh nghiệp
nhà nước quy mô lớn sang hoạt động theo mô hình công ty me
- công ty con
Trong những năm qua, việc nghiên cứu, tìm tòi, phát hiện ra những
phương thức đổi mới thích hợp nhằm phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp nhà nước trong kinh tế thị trường rất được quan tâm Để
thực hiện điều này, bên cạnh việc sửa đổi, cải cách các thể chế, thủ tục hành
chính về kế hoạch - đầu tư, tài chính - tín dụng, tiền lương cho doanh nghiệp,
Chính phủ, các Bộ, ngành đã nghiên cứu đổi mới hình thức tổ chức, quản lý
doanh nghiệp theo hướng tách hoạt động quản lý nhà nước khỏi hoạt độngquản lý sản xuất - kinh doanh, hạn chế và từng bước xoá bỏ sự quản lý của Bộ
chủ quản là cấp quản lý chính Về mô hình tổ chức, quản lý doanh nghiệp: mô
Động Thu Thuỷ/Luộôn văn Thac sĩ Luột/2003
Trang 27hình doanh nghiệp có HĐQT được áp dụng đối với các tổng công ty, doanh
nghiệp nhà nước quy mô lớn và mô hình doanh nghiệp không có HĐQT áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập (quy mô vừa và nhỏ), doanh nghiệp nhà nước hạch toán phụ thuộc Nhờ vậy, sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước đã có những bước tiến nhất định Tuy
nhiên, mô hình doanh nghiệp nhà nước hiện nay mới chỉ là bước đi quá độ và
đã bộc lộ nhiều mặt hạn chế không nhỏ Người ta đã trông chờ ở mô hình
công ty mẹ - công ty con ở khả năng thích nghi cao hơn với nền kinh tế thịtrường Cụ thể là, việc xây dựng, chuyển đổi các tổng công ty, doanh nghiệp
nhà nước theo mô hình công ty mẹ - công ty con hướng tới một số mục đích
chính sau đây:
1) Thay đổi ban chất quan hệ liên kết trong sản xuất - kinh doanh
giữa các doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở xác lập và tổ chức thực hiện
quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Hiện nay, các tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn có
cơ cấu tổ chức dựa trên sự ghép nối một cách cơ học nhiều doanh nghiệp nhà
nước lại với nhau Trong những năm 90, chúng ta đã sắp xếp lại nhiều tổngcông ty và liên hiệp xí nghiệp cũ bằng các quyết định điều chuyển, chia táchdoanh nghiệp Đa số các doanh nghiệp thành viên các tổng công ty và doanh
nghiệp quy mô lớn được thành lập, sắp xếp theo Nghị định 388/HDBT ngày
20.11.1991 từ trước khi tổng công ty được thành lập nên kế thừa toàn bộ
quyển sử dụng vốn, tài sản trước đây Vì vậy, khi thành lập mới tổng công ty
và doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn thì thủ tục giao lại vốn cho các doanh nghiệp thành viên chỉ mang tính hình thức Trong quan hệ hiện nay, đối với
một số Tổng công ty và doanh nghiệp quy mô lớn thì sự thay đổi này là rấtquan trọng vì từ khi thành lập đến giờ, họ chưa bao giờ có thể điều chỉnh vốncủa các đơn vị thành viên Họ không có đủ thẩm quyền cần thiết để quyết
định những bước tái cơ cấu doanh nghiệp, thậm chí phải rút toàn bộ vốn khỏidoanh nghiệp Do đó, chủ trương thí điểm mô hình công ty mẹ - công ty con
là một giải pháp nhằm vào đúng điểm hạn chế bản chất nhất trong quan hệliên kết nội bộ Ví dụ, đối với Tổng công ty công nghiệp tầu thuỷ, lãnh đạo
Tổng công ty đã nhận ra diéu này và họ đã quyết tâm thực hiện Đề án thí
điểm bởi vì bản thân Tổng công ty chưa bao giờ có đủ nội lực để tổ chức lại
toàn bộ dây chuyền đóng tàu Với việc quan hệ sở hữu vốn được thiết lập,
Tổng công ty đã hoàn toàn có khả năng điều chuyển vốn và các nguồn lựcgiữa các đơn vị thành viên nhằm phát triển sản xuất - kinh doanh trên một quy
mô rộng lớn hơn Đó chính là một trong những mục đích mang tính chất tiền
đề cho việc thiết lập mô hình công ty mẹ - công ty con.
Dang Thu Thuỷ/Luộn văn Thạc sĩ Luộ†/2003
Trang 282) Tiếp tục đẩy mạnh tích tụ, tập trung vốn, các nguồn lực do Nhà
nước đầu tư trên cơ sở lựa chọn một ngành hoặc một lĩnh vực làm nòng
cốt, đồng thời thực hiện chuyên môn hoá, đa dang hoá các san phẩm và
dich vụ trong một dây chuyên sản xuất - kinh doanh đồng bộ, nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, các doanh nghiệp lớn của Nhà nước
luôn được xác định nắm giữ các ngành kinh tế quan trọng: giao thông vận tải,xây dựng cơ bản, năng lượng, bưu chính viễn thông, sản xuất nguyên vật liệucông nghiệp Đây là những ngành kinh tế có công nghệ phức tạp, quy mô đầu
tư lớn nên đồi hỏi phải có tiềm lực đủ mạnh Muốn đạt được những yêu cầunày, trước hết phải tiếp tục tăng cường tích tụ, tập trung vốn trên các nguồnđầu tư, cơ sở vật chất của Nhà nước và lợi nhuận tích luỹ sắn có Trên cơ sở
đó từng bước thực hiện chiến lược chuyên môn hoá, đa dạng hoá sản phẩmtheo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành Thông qua môhình công ty mẹ - công ty con, địa vị pháp lý bình đẳng, tự chủ của các công
ty con đã cho phép thực hiện cuộc sắp xếp, triển khai thực hiện định hướng
chiến lược này một cách thuận lợi.
Về phía công ty mẹ, điều quan trọng nhất là phải xác định được một
ngành chủ đạo, nòng cốt có tính chất quyết định đối với toàn bộ dây chuyền
sản xuất - kinh doanh mà nó cần phải nắm giữ Trên cơ sở đó thực hiện phân
công cho các công ty con sản xuất - kinh doanh các mặt hàng, sản phẩm có
tính chất phụ trợ Ví dụ, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam
Airlines) khi thực hiện mô hình thí điểm đã xác định nòng cốt của ngành mà
công ty mẹ phải nắm giữ là vận tải hàng không (hành khách, hàng hoá, thuê
chuyến) trong các tuyến chính trong nước và quốc tế Các dịch vụ khác có
tính chất phụ trợ như phục vụ mặt đất, bảo dưỡng sửa chữa máy bay, kinh
doanh xăng đầu, cung ứng suất ăn, bay dịch vụ đơn lẻ thì có thể dành han cho
các công ty con thực hiện, công ty mẹ không trực tiếp tham gia Chủ trương
nâng cao sức cạnh tranh của toàn Tổng công ty, vai trò của công ty mẹ đối với
công ty con trở thành ảnh hưởng có tính chất chiến lược trong quan hệ kinh
doanh.
3) Thực hiện sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước để nang cao trình
độ tổ chức, quản lý sản xuất - kinh doanh trong nền kinh tế thị trường và
trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp cần phải đượcđộc lập, tự chủ để tạo được tính năng động trong cạnh tranh Cùng với sự thayđổi của môi trường đầu tư, việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước đã trởthành yêu cầu cấp thiết để nâng cao hơn nữa trình độ tổ chức quản lý sản xuất
Động Thu Thuỷ/Luôn văn Thac sĩ Ludt/2003
Trang 29kinh doanh trong tinh hình mới Theo kinh nghiệm của nhiều nước phát triển
trên thế giới, các doanh nghiệp đã rất thành công trong việc sử dụng cơ chế
đầu tư vốn để sắp xếp, cơ cấu lại hệ thống tổ chức sản xuất - kinh doanh của
mình.
Trước hết, khi chuyển đổi sang mô hình mới cần đồng thời đẩy mạnhviệc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước theo các chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà nước, mà trong mô hình, cơ chế hiện tại thì rất khó thúc đẩy tiến
độ này nhanh hơn Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ triển
miên hoặc có quy mô quá nhỏ, thì không chỉ cổ phần hoá mà có thể áp dụngcác biện pháp cứng rắn hơn, như hợp nhất, sáp nhập, giải thể doanh nghiệp
Tiếp nữa, mô hình công ty mẹ - công ty con tạo điều kiện tổ chức bộ
máy quản lý công ty mẹ hoàn chỉnh và có khả năng quản lý đầu tư ở trình độ cao hơn, tập trung vào một số khả năng như: định hướng chiến lược kinh
doanh cho các công ty con; đảm bảo thị trường tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụcủa ngành và quảng bá thương hiệu; tập trung vào đầu tư phát triển công nghệ
then chốt; hỗ trợ về đào tạo nhân lực v.v Những công cụ, phương pháp tác
động trên đây, nếu biết kết hợp thì sẽ nhân sức mạnh tổng hợp của toàn doanh
nghiệp lên nhiều lần và điều đó là hoàn toàn phù hợp với những xu thế phát
triển chung của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế.
Thông qua một số mục đích cơ bản trên đây, có thể thấy chủ trưongxây dựng các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước theo mô hình công ty mẹ -công ty con là nhằm chuyển từ liên kết hành chính từ cơ chế giao vốn sang cơ
chế đầu tư tài chính là chủ yếu, tạo ra sự liên kết bền chặt, xác định rõ quyền,
trách nhiệm tài sản và lợi ích kinh tế giữa các công ty có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế-kỹ thuật chính, tạo
điều kiện để các tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn dần dần
phát triển thành các tập đoàn kinh tế
1.4 SO SANH MÔ HÌNH CONG TY MẸ - CÔNG TY CON VỚI MÔ HÌNHTỔNG CÔNG TY, DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐỘC LẬP QUY MÔ
91/TTg ngày 7/3/1994, Chi thị 500/TTg ngày 28/5/1995 của Thủ tướng Chính
Dang Thu Thuỷ/Luôn van Thac sĩ Luộ†/2003
Trang 30phủ đã góp phần tạo ra “cuộc giải phẫu lớn”, “sắp xếp lại các liên hiệp xí
nghiệp, tổng công ty có tính chất hành chính trung gian” nhằm hình thànhmột hệ thống tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn hoạt độngtheo cơ chế thị trường Bước đổi mới trên đây là phù hợp với xu thế phát triểnkhách quan của thời điểm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng khả năng tích tụ về
vốn, xoá bỏ dần chế độ Bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản, phân biệt
quản lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh Đến nay, mô hình này cầnphải được thay thế bằng một mô hình mới thích hợp hơn, mà chủ trương đã
định rõ là mô hình công ty mẹ - công ty con Nhưng giữa hai mô hình cũ và
mới không hoàn toàn xa lạ với nhau mà có những điểm kế thừa do các đặctrưng về trình độ tổ chức quản lý sản xuất - kinh doanh trên quy mô lớn Đồngthời, mô hình mới so với mô hình cũ cũng có những thay đổi đáng kể, mà nếuhiểu đúng thì đây không phải là sự cải tiến nửa vời mà là bước phát triển vượtbậc về phương thức tổ chức và quản lý Ngược lại, nếu hiểu không đúng thì có
thể có cách làm nặng về hình thức, thủ tục, không khắc phục được những hạn
chế mang tính bản chất của mô hình hiện tại Do đó, xuất phát từ khái niệm chung về mô hình pháp lý công ty mẹ - công ty con, cần phải tiến hành so
sánh mô hình này với mô hình tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước độc lập
quy mô lớn hiện nay trên một số mặt sau đây:
Một là về cơ chế thực hiện quyền quản lý vốn của chủ sở hữu tại
doanh nghiệp của cơ quan hành chính nhà nước
Trong việc thành lập mới hay tổ chức lại một doanh nghiệp thì việc
làm có ý nghĩa quan trọng nhất và phải tiến hành đầu tiên là sự xác lập quyền
chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Trong thực tiễn về tổ chức, quản lý của tổng
công ty và doanh nghiệp nhà nước từ lâu nay, chúng ta đã không nhìn nhận
được tách bạch việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước vớiviệc thực hiện quyền quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp Các cơ quan
quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền được giao trực tiếp quản lý doanh
nghiệp bằng các phương pháp hành chính, dưới các hình thức: giao vốn, phê
duyệt, quyết định nhiều mặt: kế hoạch - đầu tư, bổ nhiệm cán bộ đến tận cấp
quản lý, điều hành các bộ phận nghiệp vụ giúp việc giám đốc đơn vị thànhviên; phê duyệt đơn giá - định mức tiền lương trong toàn hệ thống doanh
nghiệp mà không tính đến hiệu quả kinh doanh ở từng đơn vị cụ thể khác
nhau v.v Các hình thức và phương pháp can thiệp như trên giống như với
các chủ thể chịu sự quản lý nhà nước nói chung theo cơ chế xin - cho Do đó,trong mối quan hệ với doanh nghiệp, Chính phủ, các Bộ, UBND Tỉnh chỉ xuất
hiện trong vai trò là cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
Dang Thu Thuỷ/Luộn van Thac sĩ Luột/2003
Trang 31Trong quá trình tiến hành chính sách đổi mới doanh nghiệp và cải cách
hành chính hiện nay, thẩm quyền của cơ quan quản lý đối với doanh nghiệp
là thẩm quyền thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước Thay
vì thẩm quyền như trước đây của cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp quản
lý doanh nghiệp (cấp chủ quản), các quyền hạn được phân cấp theo hướngnâng cao tính tự chủ, thay đổi cách thức can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản
xuất - kinh doanh của doanh nghiệp (là công ty mẹ) bằng cách chuyển sang
can thiệp gián tiếp thông qua vai trò của Hội đồng quản trị (cơ quan được giaotrực tiếp thực hiện các quyền han cu thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn nhànước tại doanh nghiệp) Quyền can thiệp của cơ quan quản lý chỉ tập trung
vào một số mặt then chốt (hạn chế phê chuẩn, tăng cường định hướng chungbằng các quy hoạch, chiến lược phát triển của ngành và thông qua thẩm quyềncủa các thành viên Hội đồng quản trị được cơ quan quan lý có thẩm quyền bổ
nhiệm).
Hai là về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm tài sản đốt với đơn vị
thành viên hoặc công ty con.
Công ty mẹ trong các đề án thí điểm mô hình công ty mẹ - công ty con
vẫn được xác định là doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân Tuy nhiên, việc thực hiện trách nhiệm tài sản đối với đơn vị thành viên hoặc công
ty con ở mỗi mô hình sẽ khác nhau Cơ chế quản lý hành chính trong mô hình
tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước hiện tại khiến cho các tổng công ty,
doanh nghiệp nhà nước cấp trên không nắm và kiểm soát vốn của doanh
nghiệp thành viên, trong khi mức độ trách nhiệm đối với các doanh nghiệp này cũng không rõ ràng, dẫn tới không cho phép tách bạch tư cách pháp nhân
của tổng công ty với tư cách pháp nhân của các doanh nghiệp thành viên
Về phía các doanh nghiệp thành viên, họ thường ở lại, đổ lỗi cho cơ
chế, xin tăng vốn, xin ưu đãi về giá, địa bàn hoạt động hơn các doanh nghiệpkhác v.v Các doanh nghiệp “chủ quản” của doanh nghiệp thành viên, đến
lượt mình, cũng chỉ có thể có những biểu hiện như vậy đối với cơ quan hànhchính nhà nước quản lý mình Cơ chế đó đã biến Nhà nước thành chủ thể chịutrách nhiệm vô hạn đối với kết quả sản xuất - kinh doanh của họ Khi chuyểnsang thực hiện mô hình công ty mẹ - công ty con, thì công ty mẹ, để thực hiện
được chức năng đầu tư vốn, phải có quyền sở hữu thật sự số vốn ở các công tycon Các công ty mẹ có tài sản ở công ty con (là tài sản của Nhà nước nhưngđược sử dụng tách biệt với số tài sản khác của Nhà nước) và chỉ chịu tráchnhiệm độc lập trong phạm vi số vốn do nó quản lý Như vậy, quyền về tài sản
của công ty mẹ đối với công ty con lớn hơn quyền tài sản của tổng công ty,
doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn đối với đơn vị thành viên (có quyền định
Động Thu Thuỷ/Luộn văn Thac sĩ Luỗ†/2003
Trang 32đoạt về số vốn nó nắm giữ ở công ty con) nhưng trách nhiệm tài sản là có giới
hạn rõ ràng.
Ba là về bộ máy tổ chức, quản lý doanh nghiệp
Trong mô hình tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước hiện nay và sau
khi chuyển sang mô hình công ty mẹ - công ty con, về hình thức, một số bộmáy quản lý, điều hành vẫn theo tính chất truyền thống của doanh nghiệp,
như: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (hay Giám đốc) và bộ
máy giúp việc (thậm chí, về tên gọi một số công ty mẹ vẫn được giữ lại cái tên
là tổng công ty Ví dụ, Tổng công ty Hàng không Việt Nam khi được phê
chuẩn theo mô hình mới, tuy đồng nhất Hãng hàng không quốc gia với Tổngcông ty - Công ty mẹ nhưng vẫn lấy tên là Tổng công ty)
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu xây dựng quy chế thí điểm mô
hình công ty mẹ - công ty con và thẩm định các đề án, người ta đã phát hiện
ra một số vấn đề đối với các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước trong tổchức và hoạt động của bộ máy quản lý, điều hành, thể hiện ở mối quan hệ
giữa HĐQT và Tổng Giám đốc, cụ thể là:
- Trong mô hình tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước hiện tại thì
HĐQT chỉ là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước bề ngoài, hoạt động nặng
về hình thức và chưa thực hiện đầy đủ chức năng quản lý doanh nghiệp Tuyệt
đại đa số các quyết sách, bao gồm cả trong kế hoạch, chỉ đạo sản xuất và nhân
sự, tổ chức doanh nghiệp đều do Tổng giám đốc, đồng thời là thành viên
HĐQT đề xuất HĐQT chủ yếu làm chức năng phê chuẩn Hoạt động quản lý
của HĐQT chỉ có tính chất thủ tục Chính vì tính hình thức trong hoạt động
của HĐQT mà một số tổng công ty đã áp dụng cơ chế Tổng giám đốc kiêmChủ tịch HĐQT, mặc dù điều này không phù hợp về nguyên tac tổ chức đối
với một doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.
- Trong mô hình công ty mẹ - công ty con, một số quan điểm đổi
mới đã cho thấy cần phải điều chỉnh lại quan hệ này Để HĐQT thực sự trởthành cơ quan quản lý đại diện cho chủ sở hữu thực hiện quyền quản lý đối
với công ty con thì HĐQT phải có những thẩm quyền về nhân sự và tổ chức
của công ty con và quyền quyết định những vấn dé quan trọng trong điều
hành công ty mẹ Tổng giám đốc công ty mẹ cần tập trung xử lý các vấn đề
thuộc thẩm quyền điều hành của công ty mẹ, không can thiệp vào hoạt độngcủa công ty con, trừ những vấn đề mang tính định hướng chiến lược chung Từ
đây đặt ra khả năng đối với các tổng công ty, công ty chuyển sang thí điểm
mô hình mới thì có thể xin thí điểm cơ chế HĐQT thuê Tổng giám đốc Như
vậy, trong nhận thức đã có sự tách bạch ít nhiều giữa các phạm trù “quản lý”
và “điều hành” công ty
Dang Thu Thuỷ/Luộn văn Thac sĩ Luét/2003
Trang 33Tuy nhiên, cách thức xây dựng bộ máy tổ chức, quản lý doanhnghiệp theo mô hình công ty mẹ - công ty con có thể khác nhau theo đề xuất
cụ thể của mỗi doanh nghiệp Ví dụ, theo Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày
30/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm loại hình công ty mẹ - công
ty con tại Công ty Xây lắp, Xuất nhập khẩu vật liệu và kỹ thuật xây dựng
(Contresxim) thì Công ty mẹ không có HĐQT mà lại có Hội đồng Giám đốc,các Uỷ viên chính là các Giám đốc công ty con và do Giám đốc công ty mẹ
làm Chủ tịch Trong hình thức tổ chức, quản lý này, thực chất mô hình công
ty mẹ - công ty con mới chỉ là hình thức quá độ do vẫn còn nhiều doanhnghiệp nhà nước trực thuộc công ty mẹ nhưng vẫn được gọi là công ty con
như các công ty con khác hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Sự ràng buộc
giữa công ty mẹ và công ty con thông qua một cơ chế đồng thuận (và có thể
dẫn tới níu kéo lẫn nhau về mặt trách nhiệm quản lý) là Hội đồng Giám đốc
và bằng Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty mẹ - công ty con Cho đến
nay chúng ta vẫn chưa có kinh nghiệm thực tiễn gì để đánh giá hiệu quả hoạtđộng của hình thức tổ chức, quản lý công ty mẹ - công ty con này
Bốn là về hình thức tổ chức pháp lý của các đơn vị thành viên hoặc
công ty con
Trong mô hình tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước hiện nay thìcác đơn vị thành viên đều là doanh nghiệp nhà nước (100% vốn nhà nước)được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp
nhà nước Bao gồm 2 loại cơ bản là: đơn vị hạch toán phụ thuộc và đơn vị
hạch toán độc lập (một số công ty liên kết, có vốn góp nhà nước là công ty cổ
phần, công ty liên doanh và đơn vị sự nghiệp trực thuộc không được xác định
rõ là đơn vị thành viên) Việc phân nhóm các đơn vị thành viên chỉ dựa vàonhận thức chủ quan theo tính chất ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính
Nay, khi thí điểm chuyển sang mô hình công ty mẹ - công ty con thì các công
ty con được xác định rõ là các doanh nghiệp thuộc các loại hình theo quy định
của Luật Doanh nghiệp (Công ty TNHH một thành viên, Công ty cổ phần có
cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt liên kết chặt chẽ với công ty mẹ) hoặc
Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, ngoại trừ trường hợp ở Công ty
Contresxim như đã nói hoặc một số tổng công ty đang trong giai đoạn quá độ
chuyển đổi, có doanh nghiệp nhà nước được thừa nhận là công ty con Hình 1
và hình 2 dưới đây mô tả các loại hình doanh nghiệp thuộc Tổng công ty
Hàng không trước và sau khi thực hiện mô hình công ty mẹ - công ty con.
Đăng Thu Thuy/Ludn văn Thac sĩ Luột/2003
Trang 3434 Bugyy Buẹu nep Buex Bun Bund AyD NSL Aeq ne} ues} ue eng ywnx ues GQ] AIO 'L= Q @ x tì (Ø x OO216 donb Bugyy Bueu BueH NSL Boy Bueu NA YIP HHN.L Œ1 42 'Z (2g ION Aeq ues 6uoux Buẹu đA ydip AAD Bugyy Buey na t9ip Aeg Ay Bug9 Sn2vsy ngo ueo) loud ueud G7 AIO '£ NS Aeq ues Bugyy Buey na ysip A} 12q ION 1ED yew re Bupnyy NX (WOH dt) ou Buy uệuu òB HHNL G7 AID 'p NG Aeq ues Bugyy Buey na yoip Á)2 Buen eG yep jew jew Bupny) NX yEUNUOSUR | }Ep yew tui BuonU) NX SOUILIy 2IJIoet ueud o2 6uoux BueY Aj} '9 6uou» Buẹu ul AYO Buou» Buey deo oes enuyu AID Szv Aeqg Aew enyo ens NX Buou> Buẹu 9» 191) Jes OBYy UPA NY AYD Z9v Aeg Aew enyo ens NX Buoy, Bueu yu} Bugo Bunp Aex Á)O Buoyy Buẹu na ysip Bun Buns AYO - Buuy Suey neyy deyurenx AD “0 ce ee daiy6u đs iA upp 9e DUOW3 DU€U DIO NO bb Bugyy Buẹu soy eoyy uộiA '} buogyuy buey bugp oe| bun bund we} DU 'Z
“ÀAœ@œxstu0 (0B
LOL en2 dọB uoA o2 ueud de] 2ộp ueo} 2u Buns} dey ueo} 2u
99 ‘yueop ually A} Bugs 22 ualA dUẸU] jA Upp 282 Iou3 SONY} iA uop 2g2
| |
NAH AL ĐNQ2 ĐNOL
90G NVI9 SNOL
NAMH AL SNQO ONOL
(42/0 qu‡p iq3N o2.)
Đăng Thu Thuy/Lu
Trang 3535 T T I Buoo/uọ\ 01) UBIA Yue} Ieu 99 HHNL Aj Bugs 989 NSL gou Bượu AA Yi HHN.L T142 ‘1 ôui D 02 %001 M nẹp uA 99 A} Bugs 9e-D 6ui ¡2 8© 1oyd JY dob uga go ueud 99 A} NSL Aeq nel ued) ug eng yenx ues Œ] Á}O 'Z=WÑœwu‹oeœơGSeulpny 2II9øcj uøuqd o2 Buodx Buẹu A} Buogyy Buẹu nep Buex Bun Buns Á2 '} (WOH ‘di) €oy Buey tiệuu oeIB HHNI G1AID 'E Buoy, Buey na yoip Bun Buns Á1O Bugyy Suey ul Á2 'z SNOVEV Ned Ugo} Joud UEYd queop uọ|| AID 'y NS.L Aeq ues Bugyy Buey Na t9jp A} yenuy Ay A} Buod ˆ£ 12g IỒN Aeq ues Bugyy Buey na ydip AYO na tøIp Aeq Aj Bugg -p NG Áeq ues Bugyy Bueu Aa ydip A} 6uoux Buey 9» ely} Jes ORY UBAN} AID Buoux Buey yu} Bugo Bup Aex AY (2g ION ug Jens Bun Buno AyD n5 Ty Bugyy Buey neyy deyu-jenx Á)2 3uou> Buey ọ: Q AD “OL leq ION Boy Buey na ypip ALD “41 LOL E02 Iọud t2 dos uga o2 yurop uộI[ A19 2V) „ Bugyy Buẹu waiy oeq ueud 99 AID “ZL Buoux Bueu na t2jp AD “EL Buou» Buey ©öu un AD “yt
reoBu opnu 12} WEN UgIW 21A dey} IEu Jeos ny} yueop ÁI
I I I Ị
20Yy BOY uộIA ny Buoud ugA nux Bugyd ugA we} Buns ueog Aeq uẹoq
yeos Waly ueg o¿IA dnIB uenb 99 22
904 NVI9 ĐNỌL
J it I
,NO2 A1 Đ9NQ2 - SW AL ĐNO2 HNIH QW HNỊH2 NVOH IHX NVS NAH AL SNOO INOL 9/)HĐ OL OG OS -¿ HNIH idl NyD ONOG IOH
Thac sĩ Luét/2003
an van
Đồng Thu Thuy/Lu
Trang 36Năm là về mức độ liên kết giữa các doanh nghiệp trong từng mô
nghiệp cấp trên tổ chức chỉ định thầu lại hoặc “ban phát” các ưu đãi cho các
đơn vị thành viên một cách “cào bằng” sao cho mỗi đơn vị thành viên đềuđược hưởng ít nhiều từ cơ chế của Nhà nước Cơ chế này không khuyến khíchđược nỗ lực và trách nhiệm của các đơn vị thành viên Trong khi đó, các
doanh nghiệp thành viên đều xin cấp vốn để tự đầu tư cả dây chuyền sản xuấtkinh doanh mà khó có thể dùng chung, không chuyên môn hoá được sảnphẩm và từ đó chất lượng hàng hoá và dịch vụ không thể cao hơn, giá thành
không thể giảm đi (với sự đầu tư dàn trải, phân tán như vậy kinh phí cấp cũng
không bao giờ là đủ) Điều đó đủ để thấy mức độ hợp tác, liên kết trong nội
bộ tổng công ty là rất yếu kém, mặc dù nhiều tổng công ty cũng đã có những
biện pháp hoạch định mang tính chiến lược.
Việc hình thành mô hình công ty mẹ - công ty con được dựa trên cơ sởcủa sự liên kết kinh tế, gắn bó về lợi ích giữa các thành viên chứ không theo
kiểu hành chính, ghép nối vốn là cách thức thành lập phổ biến của các tổng
công ty hiện nay Trước hết, quan hệ liên kết được thiết lập theo 2 trục:
- Quan hệ liên kết dọc là quan hệ dựa trên sở hữu vốn của công ty mẹ
với các công ty con Đây là quan hệ liên kết chủ đạo, xuyên suốt trong sản
xuất - kinh doanh Quan hệ này có thể thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau
Trong đó, mức liên kết chặt chế bao gồm quan hệ giữa công ty mẹ với các
công ty còn là công ty TNHH, công ty cổ phần có vốn góp, cổ phần ở mức chi
phối của công ty mẹ; mức liên kết nửa chặt chẽ bao gồm quan hệ giữa công ty
mẹ với các công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty liên doanh vốn góp, cổ
phần đặc biệt của công ty mẹ; mức liên kết lỏng lẻo là quan hệ giữa công ty
mẹ với các công ty khác có vốn góp hạn chế, như các cổ đông thông thường
Quan hệ giữa công ty mẹ với các công ty thứ cấp (công ty cháu) tuy là quan
hệ gián tiếp về sở hữu vốn cũng có thể xếp vào loại quan hệ liên kết nửa chặt
chẽ hoặc liên kết lỏng lẻo tuỳ theo mức độ chi phối của công ty con với các
công ty đó (xem hình 3)
- Quan hệ liên kết ngang là quan hệ giữa công ty mẹ với từng công ty
con hoặc giữa các công ty con với nhau nhưng dựa trên nguyên tắc phân công,chuyên môn hoá lĩnh vực và địa bàn kinh doanh, thông qua ký kết hợp đồng
Quan hệ này mang tính chất hợp tác, bình đẳng - thoả thuận Trong đó, việc
Dang Thu Thuỷ/Luộn văn Thac sĩ Luộ†/2003
Trang 37sử dụng, khai thác tổng hợp các yếu tố như thị trường (đầu ra và đầu vào), dâychuyền công nghệ sẽ đóng vai trò là cơ sở lâu dài để duy trì lợi ích liên kết
trong nội bộ tập đoàn, nhóm doanh nghiệp theo mô hình công ty mẹ - công ty
con.
HÌNH 3: CÁC MỨC ĐỘ LIÊN KẾT TRONG MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON
Như vậy, mặc dù giữa mô hình tổng công ty, doanh nghiệp nhà nướcvới mô hình công ty mẹ - công ty con có một số điểm tương đồng về hình
thức, nhưng ở mô hình công ty mẹ - công ty con đã xuất hiện sự thay đổi cơbản trong quan hệ liên kết nhằm khắc phục được những nhược điểm , hạn chế
của mô hình tổng công ty, tách bạch rõ tư cách pháp nhân của tổng công ty
với tư cách pháp nhân của các doanh nghiệp mà tổng công ty đầu tư vốn vào
Cơ chế này phân định rõ quyền, lợi ích, trách nhiệm của công ty mẹ với các
công ty con, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong khu vực quốc doanhngày càng phát triển và nắm vững vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế
quốc dân.
Dang Thu Thuy/LuGn van Thac sĩ LuGt/2003
Trang 381.5 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ
-CÔNG TY CON
1.5.1 Một số dạng mô hình công ty mẹ - công ty con qua kinhnghiệm quốc tế
Hiện nay trên thế giới, mô hình công ty mẹ - công ty con thường được
tổ chức theo một số dạng cơ bản sau đây:
Mô hình công ty mẹ là công ty đầu tư tài chính (Holding Company):
Trong quá trình chu chuyển, tích tụ các nguồn vốn thông qua thị trường tài
chính, đã dần dần hình thành các công ty tài chính hoặc ngân hàng có sức
mạnh rất lớn nhờ tham dự cổ phần khống chế vào các công ty không chỉ trong
cùng một ngành sản xuất mà còn vươn sang các ngành khác Những công ty tài chính lớn đã dần dần tập trung một loạt các công ty thành viên bị chúng
kiểm soát và chi phối để hình thành nên những tập đoàn lớn Đối với mộtcông ty đầu tư tài chính tổ chức tập đoàn của mình thì chức năng chủ yếu của
nó là chuyên thực hiện cấp các khoản vốn đầu tư trực tiếp nhằm thu mua (cổ
phần), tiến tới kiểm soát hoàn toàn các công ty hoạt động trong lĩnh vực hoặc
địa bàn mà công ty mẹ có chiến lược đầu tư Ngoài ra, công ty mẹ có thể phầnnào tham gia các hoạt động thương mại (buôn bán) tổng hợp nhằm cân đối,liên kết các sản phẩm, dịch vụ của các công ty con mà nó nắm giữ Có thể lấy
ví dụ như: Công ty đầu tư tài chính Temasek (Temasek Holding) của Singapore là công ty mẹ của Tập đoàn Temasek Công ty đầu tư tài chính - thương mai Lufthansa (Lufthansa Commercial Holding GmbH) là công ty mẹ của Tập đoàn Lufthansa của Đức (xem hình 4).
- M6 hình công ty mẹ - công ty con liên kết theo dây chuyên sảnxuất - kinh doanh : Mô hình liên kết này thường áp dụng đối với những sản
phẩm có cấu tạo nhiều cấp Trong đó, công ty mẹ có tiểm năng rất lớn thựchiện các chức năng trung tâm như xây dựng chiến lược, nghiên cứu phát triển,huy động và phân bổ vốn đầu tư, đào tạo nhân lực, lắp ráp những sản phẩmnổi tiếng độc đáo, phát triển mối quan hệ đối ngoại Công ty mẹ kiểm soát
một mạng lưới các công ty con thầu khoán cấp 1, cấp 2, cấp 3 (công ty “con,
cháu, chất”) tạo thành một tổ hợp doanh nghiệp khổng lồ Ví dụ Công ty xe
hơi Honda của Nhật Bản có 168 công ty thầu khoán cấp 1, 4.700 doanhnghiệp nhận thầu khoán cấp 2 và 3 1.600 doanh nghiệp nhận thầu khoán cấp 3
Sự phối hợp và kiểm soát hoạt động đối với các công ty con theo mô hình liên
kết này rất chặt chẽ, được thực hiện thông qua các kế hoạch chiến lược đồng
bộ từ trên xuống dưới, tham gia cổ phần, trợ giúp kỹ thuật, tài chính và nhânlực, hệ thống hợp đồng nhận thầu
Dang Thu Thuỷ/Luôn văn Thọc sĩ Luệt†/2003
Trang 39Quo 08 Iønp Áeq Aew Bunp
AS -OV esueyyn] ou2 ne neyo
go gu) Ieux Bugyy Buey BueH H412 20TTAT SuEINTT HV II53 esuequyny Hquy ysuapsnyy 10pIO2 Aa yoip 2go deo Buno A) Buoo yuey ugAnyd ueA - yal] np Buoux Buey Buey GOMH yeni Ay 196 ud} Yoi] np uieIp 9e9 enIB yoeyy
8un2 AID Aj 3ugo 282 2g2 3đuo.1 o2 < 2g INA qui
` (ONG) OV VSNVHLAN1 NVOG d Y1 HNỊH OW‘? HNỊH, Ov esueyqyny *py] SUI31SAS ESUEU1JTT yuryo Bugyy Buey Bue} ‘yoi| np Bung it ñA onyd 1 LNO A} Bugg yeyu ug] uœ9 Ay Buọ2) - Zs Nf s1aqunƒ ou 2U NO 27A Yul] 282 BA HH 1} UỆA qug2 wesu Ágq Sugyy Bury Suey PUD AS DST ug] ug yens deo Buno Ay Buo5 Aeq Aew6£ BA YH gou Buey te} ued A} Buọ 94) u NA Yq “HNJHO TYL AL NYG AL ONQO VSNVHLANT IVW ONONHL S131022 A12 ESUEU]J7T np ÁI IÉp ‘un Buou deo Buno Buoud ugA 9e9 Buoud ueA 00€ - 20nu IẹoBu ea Guo} yoi| oeYyy 20nu 9€ Ð BEL ‘ONG 20nu Buoy
Trang 40- Mô hình công ty mẹ - công ty con hoà nhập nghiên cứu khoa học với san
xuất kinh doanh: Mô hình này mới nổi lên trong hơn một thập kỷ vừa qua ở
các nước phát triển trong giai đoạn tiến vào nền kinh tế tri thức Đặc thù của
nó là công ty mẹ thường là các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ (Research and Development -R&D), thậm chí là trường đạihọc tham gia một phần kinh doanh như công ty Một số tổ chức này thậm chírất nổi tiếng trên thế giới như Viện Công nghệ Massachusette, Đại học
Stanford (Mỹ) Sau khi các công nghệ ra đời từ các công ty mẹ, nó được
chuyển giao cho các công ty con để đưa vào ứng dụng, phát triển trên một quy
mô rộng hơn (công nghệ có thể đóng vai trò là tài sản trong cấu thành vốn của
công ty con) Ở Nhật Bản, Trung quốc và Hàn Quốc, dạng này thường phổ
biến trong lĩnh vực dược, hoá mỹ phẩm Ví dụ: tập đoàn Chấn Quốc chuyên
nghiên cứu, sản xuất và phân phối thuốc chống ung thư do Hội trưởng Hiệp
hội chống ung thư thế giới Vương Chấn Quốc thành lập Ở nước ta mới chỉ có
một số công ty thuộc trường đại học và cơ quan khoa học, như: Công ty Bách khoa của Đại học Bách khoa, các công ty của Trung tâm Khoa học Tự nhiên
và Công nghệ quốc gia Tuy nhiên, đó không phải là công ty có quan hệ theo
mô hình công ty mẹ - công ty con.
Mặc dù sự chi phối của công ty mẹ đối với các công ty con được phân
chia thành nhiều dạng như trên, nhưng suy cho cùng thì đều là sự chi phốibằng yếu tố tài sản, bao gồm cả tài sản hữu hình (xác định được) như: tài sản
cố định, tài sản lưu động và tài sản vô hình (không xác định được) như: sở
hữu công nghiệp, uy tín, thị trường, phát minh khoa học.
1.5.2 Một số kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và hoạt động
của các tập đoàn kinh tế theo mô hình công ty me - công tycon (trên cơ sở so sánh các dang tập đoàn)
Có thể nói mô hình công ty mẹ - công ty con là một trong những hình
mẫu phổ biến về quan hệ liên kết, tập trung sức mạnh kinh doanh nhằm hìnhthành một mạng lưới các doanh nghiệp trong khuôn khổ cái mà người ta vẫngọi chung là “tập đoàn kinh tế” Theo quy luật tất yếu của kinh tế thị trường,việc tạo ra các mô hình liên kết kinh tế đều nhằm đáp ứng yêu cầu hình thành
và phát triển các tập đoàn kinh tế có xu hướng giành độc quyền trên các thị
trường hàng hoá va dịch vụ Trong đó, ở các ngành công nghiệp nặng đã di
đầu trong việc hình thành các tập đoàn kinh tế này từ cuối thế kỷ XIX đến
nay.
Tập đoàn kinh tế thường bao gồm nhiều công ty liên kết với nhau hoạt
động trong một hay nhiều ngành khác nhau, trên một hay nhiều quốc gia Vàcũng giống như việc chúng ta có thể mô tả sự liên kết nói chung giữa các đơn
Dang Thu Thuy/Ludn van Thạc sĩ Luộ†/2003