1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ tri thức truyền thống

157 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ tri thức truyền thống
Tác giả Trần Thị Thu Hà
Người hướng dẫn TS. Trần Lờ Hồng
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Luật
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 157
Dung lượng 41,35 MB

Nội dung

Nhìn chung, các nghiên cứu dưới dạng sách chuyên khảo đã dé cập va phantích được một số khía cạnh chính về tri thức truyền thống như định nghĩa, đặc điểm cơ bản, các hình thức bảo hộ tri

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TRẢN THỊ THU HÀ

XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIEN PHÁP LUAT VIỆT NAM VE

BAO HO TRI THỨC TRUYEN THONG

LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TRẢN THỊ THU HÀ

XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIEN PHÁP LUAT VIỆT NAM VE

BAO HO TRI THỨC TRUYEN THONG

Chuyên ngành: Luật Dân sự va Tố tụng Dân sự

Mã số: 8380101.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌCNgười hướng dẫn khoa học: TS Trần Lê Hồng

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kếtquả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nào khác Các sốliệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn dam bao tính chính xác, tin cậy và trung thực.Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tai chínhtheo quy định của Trường Đại học Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật xem xét để tôi cóthể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Trần Thị Thu Hà

Trang 4

1.1.1 Khái niệm cộng đồng bản Ởa - - - c2 11 2231112231119 vn ng vn 16

1.1.2 Khái niệm tri thức truyền thống - 2-2 2 +s++E£EE£EE£EEEEE2EErErkerkered 191.1.3 Phan loại tri thức truyền thống ¿- 2¿2-++22++2+++Ex2Extzxesrxesrkrre 321.2 Bảo hộ tri thức truyền thống 2¿©2+¿22++2E+2EE+2EESEEtrErerkrsrkrre 36

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của bảo hộ tri thức truyền thống - 36

1.2.2 Cơ sở lý thuyết liên quan đến bảo hộ tri thức truyền thống 391.2.3 Vai trò của bảo hộ tri thức truyền thống 2- 2 2 2+£++Ee+xe£xerxerszrez 411.3 Một số cơ chế và hình thức bảo hộ tri thức truyền thống 471.3.1 Cơ chế bảo hộ tri thức truyền thống -: 2¿2©2++c++2zx+zx+zrxezrxere 471.3.2 Một số hình thức bảo hộ điển hình đối với tri thức truyền thống 49Chương 2: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆTNAM VE BAO HỘ TRI THỨC TRUYEN THÓNG 2: 5c sec 582.1 Pháp luật quốc tế và những hàm ý về bảo hộ tri thức truyền thống 582.1.1 Tổ chức Sở hữu trí tuệ thé giới (WIPO) và việc xây dựng điều ước quốc tế vềbảo hộ tri thức truyền thống - 2-22 +222E+2EEEEE22E1222122112711271211212221.22 te 582.1.2 Tổ chức Y tế thé giới (WHO) và việc xây dựng điều ước quốc tế về bảo hộ trithức truyền thống ¿- 2-52 1+EE9EE2E1211571211211211211111211211 111111111111 652.1.3 Bảo hộ tri thức truyền thống theo quy định của Công ước về đa dạng sinh học

(CBD) _ -22222211112EEtEE22222 1 tr ke 67

il

Trang 5

2.1.4 Bảo hộ tri thức truyền thong theo quy dinh cua Hiép dinh Đối tác Toàn diện va

Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTPP) - 2 s+2E2E++EE+EE+EE2EE2EEeEErrrerrxers 692.1.5 Bảo hộ tri thức truyền thống theo quy định của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn

hISi8.6002)46{0520ẺẺ1 nh 71

2.2 Bảo hộ tri thức truyền thông theo pháp luật một số quốc gia 73

2.2.1 Bảo hộ tri thức truyền thống theo pháp luật An Độ - 2-52-5552 732.2.2 Bảo hộ tri thức truyền thống theo pháp luật Trung Quốc - 792.2.3 Bảo hộ tri thức truyền thống theo pháp luật Brazil 2-5 522522 s2 86

2.3 Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về bảo hộ tri thức truyền thống 91

2.3.1 Luật Sở hữu tri tuệ và các văn ban hướng dẫn liên quan đến bảo hộ tri thứctruyền thống - + + S22E22E12E212127111211211211212111111111112111 211111 912.3.2 Luật Da dang sinh học liên quan đến bảo hộ tri thức truyền thống 982.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong xây dung va hoàn thiện pháp luật vềbảo hộ tri thức truyền thống + c1 222222222222222211 1111111111111 11111142 104Chương 3: KHUYEN NGHỊ XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUATVIỆT NAM VE BAO HỘ TRI THỨC TRUYEN THÓNG -. 1103.1 Định hướng của Dang và Nha nước liên quan đến xây dựng và hoàn thiện phápluật về bảo hộ tri thức truyền thống ¿- + + 2+EE+E2E£EEEEEEEEEEEEEEEEkrkrkerker 1103.2 Một số đề xuất cụ thé nhăm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo hộ tri thứctruyền thống tại Việt Nam -2- ¿+2 22E£2E12211221211221127112112112211221 21 1.2 118KẾT LUẬN -5- 52252 EE2EE2211211271211211211211211211111211211111 21.1 1ete 128DANH MỤC CONG TRÌNH CUA TÁC GIÁ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

ill

Trang 6

DANH MỤC CAC CHU VIET TAT TIENG VIỆT

Trang 7

DANH MỤC CAC CHỮ VIET TAT TIENG ANH

Association of SouthEast Asian | Hiệp hội các quốc gia Đông

ASEAN ,

Nations Nam A

CBD Convention of Biological | Công ước Quốc tế về Bảo tồn

Development đa dạng sinh học

Comprehensive and Progressive | Hiệp định Đôi tác Toàn diệnCPTPP Agreement for Trans-Pacific | và Tiến bộ xuyên Thai Bình

Partnership Dương

FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại tự do

The WIPO Intergovernmental | Uy ban Liên chính phủ củaIGC Committee on Intellectual Property | WIPO về Sở hữu trí tuệ và

and Genetic Resources, Traditional |nguồn gen, tri thức truyềnKnowledge and Folklore thong va van hoa dan gian

MSG The Melanesian Spearhead Group Nhóm Mũi nhọn Melanesian

RCEP Regional Comprehensive Economic | Hiệp định Đối tác Kinh tế

Partnership Agreement Toàn diện Khu vực

Tri thức truyền thông về nông

TAK Traditional Agricultural Knowledge

nghiệpTCEs Traditional Cultural Expressions Thé hiện văn hóa truyền thống

Tri thức truyền thông về y học

TCM Traditional Chinese Medicines , ` ,

cô truyền Trung Quôc

Cơ sở dữ liệu và nền tảng phân

Traditional Chinese Medicine ` ,

tích vê hệ thông Tri thức

TCMSP_ | Systems Pharmacology Database and ` , ` ,

truyên thông vê y học cô

Analysis Platform : :

truyên Trung Quôc

Tri thức truyền thống về sinh

TEK Traditional Ecological Knowledge

thai

Trang 8

TKDL Traditional Knowledge Digital | Thư viện Kỹ thuật số về tri

Library thức truyền thốngTMK Traditional Medical Knowledge Tri thức y học cổ truyền

Tuyên bố của Liên hợp quốc

United Nations Declaration on the] , : l

UNDRIP vê Quyên của cộng đông bản

Rights of Indigenous Peoples

dia

United Nations Educational, | Tô chức Giáo dục, Khoa hoc

UNESCO ¬ ¬ ,

Scientific and Cultural Organization | và Văn hóa của Liên hợp quôc

United States Patent and Trademark | Văn phòng Sáng chế và Nhãn

USPTO

Office hiệu Hoa Kỳ

WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới

World Intellectual Property |, ¬¬

WIPO Tô chức Sở hữu trí tuệ thê giới

Organization

vi

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tinh cấp thiết của dé tài nghiên cứu

Tri thức truyền thông (Traditional Knowledge) là một khái niệm được tiếp cận

từ khá sớm nhưng cho đến nay, khái niệm này vẫn đang được thảo luận và chưa được

định hình một cách thống nhất Nhận thức được tầm quan trong của tri thức truyền

thống đối với sự phát triển của cộng đồng bản địa nói riêng và xã hội nói chung, trongnhiều năm qua, các quốc gia luôn coi day van dé thường trực va đưa ra thảo luận tạinhiều diễn đàn, hội nghị quốc tế Chăng hạn, năm 2011, Công ước về Đa dạng sinhhọc (Convention on Biological Diversity — CBD) của Liên hợp quốc đã đánh giá trithức truyền thống có đóng góp đáng kể vào sự phát triển bền vững Su đóng góp củanhững người dân bản địa và cộng đồng địa phương vao việc bảo tồn và sử dụng bền

vững da dạng sinh học vượt xa vai trò của họ với tư cách là các nhà quản ly tài nguyên

thiên nhiên Kỹ năng và kỹ thuật của họ cung cấp thông tin có giá trị cho cộng đồngtoàn cầu và là mô hình hữu ích cho các chính sách đa dạng sinh học, là chủ thê thamgia trực tiếp nhất vào việc bảo tồn và sử dụng bền vững các giá trị thiên nhiên Bêncạnh đó, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual Property Organization —

WIPO) còn thành lập ra Ủy ban Liên chính phủ của WIPO về Sở hữu trí tuệ (SHTT)

và nguồn gen, tri thức truyền thống và văn hóa dân gian (The WIPO

Intergovernmental Committee on Intellectual Property and Genetic Resources,

Traditional Knowledge and Folklore — IGC) Theo đó, IGC da thực hiện nhiều cuộcđàm phán dé hoàn tất những thỏa thuận về các công cụ pháp lý trong việc bảo hộ trithức truyền thống, các thể hiện văn hóa truyền thống hay văn hóa dân gian(Traditional Cultural Expressions or Folklore) và nguồn gen (Genetic Resources).Điều đó cho thay, bảo hộ tri thức truyền thống dang trở thành van đề thường trực vàđược cộng đồng quốc tế quan tâm

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, bảo hộ tri thức truyền thống vẫn chưa

đạt được một thỏa thuận quốc tế hoàn chỉnh nào dé các quốc gia có thé chấp nhận kýkết một điều ước quốc tế thống nhất về van dé này như một số lĩnh vực SHTT khác

Trên thực tê, một sô văn kiện quôc tê có dé cập đên việc bảo hộ tri thức truyền thông

Trang 10

nhưng chưa đi vào cụ thể mà mới chỉ dừng lại ở yêu cầu các quốc gia thành viên hợptác trong bảo hộ đối tượng này Việc cộng đồng quốc tế chưa thống nhất về một điềuước quốc tế chung dé bảo hộ tri thức truyền thống xuất phát từ nhiều nguyên nhânkhác nhau nhưng hệ quả chính là sự thiếu vắng công cụ pháp lý quốc tế, một khuônkhổ chung dé các quốc gia thành viên có thé học hỏi và áp dụng Một số quốc gia nhưTrung Quốc, An Độ, Brazil, đã cơ bản xây dựng được khung pháp lý bảo hộ tri

thức truyền thống nhưng chưa toàn diện và đầy đủ Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn có thé

tham khảo và học hoi kinh nghiệm trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật hiện hành.

Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu về tri thức truyền thống sẽ làm phong phú và sâu sắchơn nền tảng lý luận về đối tượng này, đồng thời góp phần vào xây dựng điều ướcquốc tế chung về bảo hộ tri thức truyền thống và triển khai bảo hộ đối tượng nay trongthực tế

Tại Việt Nam, tri thức truyền thống thường được sử dụng dưới nhiều thuật ngữ

như tri thức bản địa/kiến thức bản địa (Indigenous Knowledge), tri thức diaphuong/kién thức dia phương (Local Knowledge), tri thức dân gian (CulturalKnowledge), và được hiéu là các loại trí khôn, kinh nghiệm, phong tục, lề thói ứng

xử, các bài học của một cộng đồng; được duy trì, phát triển trong một thời gian dài

với sự tương tác qua lại rất gần gũi giữa con người với môi trường tự nhiên [26] Ởkhía cạnh nào đó, tri thức truyền thống tạo ra những lợi thế so sánh giữa cộng đồngban địa với các cộng đồng dân cư khác Tuy nhiên, do bản chất của tri thức truyềnthống là tồn tại dưới dạng thông tin (thường là truyền miệng) được lưu truyền qua

các thé hệ, hoặc được trao đổi giữa các cộng đồng, nên nhiều tri thức truyền thống

quý giá có nguy cơ bị mai một theo thời gian, hoặc bị chiếm đoạt khai thác trái phépngoài phạm vi kiểm soát của cộng đồng nắm giữ tri thức Những hành vi đó khôngchỉ gây thiệt hại về kinh tế cho cộng đồng bản địa mà còn phá vỡ nguyên tắc cân bằnglợi ích giữa cộng đồng nắm giữ và chủ thé khai thác tri thức truyền thống, hủy hoại

nỗ lực bảo tồn và phát triển tri thức truyền thống, đi ngược lại với truyền thống vănhóa, phong tục tập quán của cộng đồng [16] Do đó, vấn đề về bảo hộ tri thức truyền

thống tại Việt Nam được xem là vấn đề cần thiết và cấp thiết.

Trang 11

Trên thực tế, đã có không ít tri thức truyền thống bằng một hình thức nào đóđược bảo hộ dưới dạng sáng chế, nhãn hiệu, thậm chí có thé là chỉ dẫn địa lý nhưngvẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập khác nhau và chưa đem đến những hiệu quả thực

sự cho cộng đồng bản địa nắm giữ tri thức truyền thống đó Nguyên nhân chính xuấtphát từ việc chúng ta còn thiếu cơ chế bảo hộ toàn điện và các quy định pháp luậttương ứng về tri thức truyền thống dé có thé phát triển hệ thống quản lý đồng bộ các

tri thức truyền thống ở các khu vực, quốc gia và quốc tế Vậy nên, việc nghiên cứu

chuyên sâu sẽ đóng góp vào công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam vềbảo hộ tri thức truyền thong nhằm duy trì, phát huy các giá trị truyền thống cũng nhưtạo ra những lợi ích kinh tế nhất định cho cộng đồng bản địa, góp phần vào công cuộc

phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung Không những vậy, bảo hộ tri thức

truyền thống thể hiện sự nghiêm túc và tích cực của Việt Nam khi thực hiện các cam

kết quốc tế, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới hiện nay

Dưới khía cạnh nghiên cứu, vẫn còn khá ít ỏi công trình khoa học của các họcgiả trong nước đề cập đến vấn đề trên Quan trọng hơn, nghiên cứu về bảo hộ tri thứctruyền thống dưới góc độ pháp luật quốc tế và nghiên cứu so sánh giữa Việt Nam vàcác quốc gia hiện nay vẫn còn khá khiêm tốn Vì vậy, nghiên cứu một cách chuyênsâu và toàn diện về bảo hộ tri thức truyền thống là vấn đề cấp thiết và cần thiết; đặc

biệt trong tình hình thực hiện các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước ta như

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Theo đó, một trong

những nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII mà Văn kiện nêu ra chính là

“hoàn thiện hệ thong pháp luật, nhất là pháp luật về bảo hộ SHTT và giải quyết cáctranh chấp dân sự, khắc phục những điểm nghẽn cản trở sự phát triển của đất nước ”.Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hànhTrung ương Đảng khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc

tẾ, giữ vững ồn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp địnhthương mại tự do thế hệ mới cũng quán triệt chủ trương rà soát, b6 sung, hoàn thiệnluật pháp trực tiếp liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với Hiến pháp,tuân thủ đầy đủ, đúng đắn các quy luật của kinh tế thị trường và các cam kết hội nhập

Trang 12

kinh tế quốc tế; nội luật hóa theo lộ trình phù hợp những điều ước quốc tế mà ViệtNam là thành viên, trong đó có lĩnh vực SHTT Hay Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày03/7/2017 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đề ra một trong những nhiệm vụ và giải pháp

chủ yêu là nhằm hoàn thiện thé chế về SHTT theo hướng khuyến khích sáng tạo, bao

đảm tinh minh bạch và độ tin cậy cao; quyền SHTT được bảo vệ và thực thi hiệu quả;tăng cường bảo hộ và thực thi quyền SHTT Ngoài ra, Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộcCách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng xác định rõ yêu cầu cần hoàn thiện pháp luật

về SHTT, bảo hộ và khai thác hiệu quả, hợp lý các tài sản trí tuệ (TSTT) do Việt Nam

tạo ra; khuyến khích thương mại hóa và chuyền giao quyền SHTT, đặc biệt là đối với

các sáng chế tại Việt Nam trên cơ sở tuân thủ pháp luật trong nước và bảo đảm lợiích an ninh quốc gia Vì những nguyên nhân trên, tác giả lựa chọn đề tài “Xây đựng

và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ tri thức truyền thống” làm đề tài Luận

văn Thạc sĩ của mình.

2 Tình hình nghiên cứu

2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Vấn đề bảo hộ tri thức truyền thống đã được thảo luận từ những năm 70 củathế kỷ XX Do đó, nhiều học giả, nhà nghiên cứu rất quan tâm và viết về vấn đề này,thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và được chia thành những nhóm chính sau:

Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu khoa học dưới dạng sáchchuyên khảo, sách tham khảo, gồm những nghiên cứu tiêu biểu sau: WIPO (2001),

“Intellectual Property Needs And Expectations Of Traditional Knowledge Holders WIPO”, Report on Fact-finding Missions on Intellectual Property and Traditional Knowledge (1998-1999), Geneva [135]; Valsala va Kutty (2002), National experiences with the protection of expressions of folklore/traditional cultural

expressions — India, Indonesia and the Philippines, WIPO Pulished; Sophia Twarog and Promila Kapoor (2004), Protecting And Promoting Traditional Knowledge:

Systems, National Experiences And International Dimensions, United Nations

Trang 13

Conference on Trade and Development, New York and Geneva; Jonathan Curci

(2010), The Protection of Biodiversity and Traditional Knowledge in International Law of Intellectual Property, Cambridge University Press, The UK; Margaret M.

Bruchac (2014), "Indigenous Knowledge and Traditional Knowledge", Encyclopedia

of Global Archaeology, Springer, New York, The USA; Irene Calboli and Ng-Loy

Wee Loon (2017), Geographical Indications at the Crossroads of Trade, Development, and Culture: Focus on Asia-Pacific, Cambridge University Press, United Kingdom; Nirmal Sengupta (2019), Traditional Knowledge in Modern India:

Preservation, Promotion, Ethical Access and Benefit Sharing Mechanisms, Springer,

New Delhi, India; Dwayne Mamo (2020), The Indigenous World 2020, Eks-Skolens Grafisk Design & Tryk, Copenhagen, Denmark; Dwayne Mamo (2022), The Indigenous World 2022, Eks-Skolens Grafisk Design & Tryk, Copenhagen, Denmark;

Nhìn chung, các nghiên cứu dưới dạng sách chuyên khảo đã dé cập va phantích được một số khía cạnh chính về tri thức truyền thống như định nghĩa, đặc điểm

cơ bản, các hình thức bảo hộ tri thức truyền thống, vai trò của tri thức truyền thốngtrong việc phát huy các giá trị truyền thống và phát triển kinh tế cho cộng đồng bảnđịa Ngoài ra, một số sách còn đưa ra những ví dụ thực tiễn của một cộng đồng bảnđịa đã tạo ra tri thức truyền thống như thé nao và họ đã phải bảo vệ chúng ra sao.Chang hạn, Dwayne Mamo, trong cuốn The Indigenous World xuất bản vào năm 2020

và 2022 của tác giả, đã nghiên cứu và thu thập báo cáo về bảo hộ tri thức truyền thốngtại nhiều quốc gia, vùng lãnh thé; từ đó đánh giá tam quan trọng của van dé bảo hộtri thức truyền thống Hay cuốn sách Traditional Knowledge in Modern India:

Preservation, Promotion, Ethical Access and Benefit Sharing Mechanisms của tac

giả Nirmal Sengupta xuất bản năm 2019 thậm chi còn đưa ra được những dé xuất

nhằm bảo hộ hiệu quả tri thức truyền thong tại An Độ Tuy nhiên, hầu hết các công

trình nghiên cứu vẫn chỉ dừng lại ở việc đưa ra khái niệm, phân tích tầm quan trọngcủa việc bảo hộ tri thức truyền thống mà chưa có những so sánh, đánh giá với pháp

luật của nhiêu quôc gia khác nhau.

Trang 14

Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu khoa học dưới dạng các luận án

tiễn sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về bảo hộ tri thức truyền thống tiêu biểu có các

công trình sau: Gizachew Girma (2011), Protection Of Traditional Knowledge Under

International And Ethiopian Law With A Particular Reference To Traditional Medical Knowledge: Current Trends, Prospects And Challenges, Master Thesis,

Addis Ababa University - School Of Graduate Studies, School Of Law, Ethiopia; Nidhi Kaushal (2012), Traditional Knowledge In The Manacles Of Intellectual

Property Protection - A Study OfIndian Indigenous Communities Rights And Claims, Master Thesis, Faculty of Law - University of Toronto, Canada; Julia Gosart (2013), The Protection of the Traditional Knowledge of Indigenous Peoples, Dissertation of

Doctor of Philosophy in Information Studies, University of California, Los Angeles, The USA; Wube, Meron Tesfaye (2015), The Protection of Traditional Knowledge under InternationalLaw: With Particular Emphasis to WIPO Draft Instrument for the protection of traditional knowledge, Master Thesis, University of Oslo, Norway;

Qua tìm hiểu và nghiên cứu, bên cạnh việc đưa ra định nghĩa về tri thức truyềnthống hay phân tích vai trò của tri thức truyền thống, các công trình khoa học trên đã

có những khai thác chuyên sâu hơn về tri thức truyền thống ở khía cạnh quy địnhpháp luật về bảo hộ đối tượng này Chang hạn, Luận văn Thạc si Traditional

Knowledge In The Manacles Of Intellectual Property Protection - A Study Of Indian

Indigenous Communities Rights And Claims của tac giả Nidhi Kaushal đã thăng thắnđưa ra quan điểm phân tích cơ chế bao hộ sáng chế tai An Độ ở thời điểm bấy giờ

thực sự đã không còn hiệu quả đối với một số loại tri thức truyền thống, điều đó kéo

theo việc cộng đồng bản địa sẽ không được hưởng những lợi ích thực sự từ tri thứctruyền thống mà họ đang nắm giữ Do đó, Luận văn đã đưa ra một số cơ chế bảo hộkhác và lý giải tính hợp lý của từng cơ chế bảo hộ đó Ngoài ra, có thể thấy, cácnghiên cứu đều có sự nghiên cứu so sánh nhất định với pháp luật quốc tế và pháp luậtmột số quốc gia đề làm bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp cho quốc gia mình.Chang hạn, Luận văn Protection of Traditional Knowledge Under International And

Ethiopian Law With A Particular Reference To Traditional Medical Knowledge:

Trang 15

Current Trends, Prospects And Challenges của Gizachew Girma đã lựa chọn một sỐquốc gia như An Độ, Thái Lan va Costa Rica để học tập kinh nghiệm về bảo hộ trithức truyền thống.

Thw ba, nhom các công trình nghiên cứu dưới dạng các bài bao, tap chi

khoa học chuyên ngành có đề cập đến tri thức truyền thống và bảo hộ tri thức truyềnthống như: Frances Abele (1997), "Traditional Knowledge in Practice", Arctic:

Calgary, Vol 50(4); Deborah McGregor (2006), "Traditional Ecological

Knowledge", /deas: the Arts and Science Review, Vol 3, No 1; Tobias Kiene (2006),

"Traditional Knowledge in the European Context", Ressources Naturelles, \dées

pour le débat, No 02/2006; Djims Milius (2009), "Justifying Intellectual Property in Traditional Knowledge", Thomson Reuters (Legal) Ltd and Contributors, I.P.Q., No.

2; Catherine Jewell (2017), "Protecting traditional knowledge: a grassroots perspective", WIPO Magazine; Asiia Sharifullovna Gazizova (2020), "Protection of Traditional Knowledge: The Work and the Role ofInternational Organisations and

Conferences", International Journal of Higher Education, Vol 9, No 8; Mohammad Towhidul Islam, Moniruz Zaman (2020), "Protection of Traditional Knowledge:

Finding an Appropriate Legal Framework for Bangladesh", Dhaka University Law Journal, Vol 31; Shishir Maitreyi (2021), “Protection of traditional knowledge in India”, Law Essentials Journal, Vol 1(3); Ananya Mahanta (2022), “Protection of Traditional Knowledge: International Perspective”, International Journal of Law

Management and Humanities, Vol.5; Chakrabarty va Rodricks (2022), “Protection of traditional knowledge in india by sui generis laws of geographic indications and the

protection of traditional knowledge bill”, Indian Journal of Law and Justice, Vol 13(2);

Trên cơ sở nghiên cứu nhóm đối tượng nay, có thê thay cách triển khai đề tàikhá đa dạng, ngoài việc định nghĩa khái niệm, một sỐ nghiên cứu đã có sự so sánhvới pháp luật các quốc gia khác hoặc phân tích rất kỹ kho tri thức truyền thống quốcgia và các cơ chế bảo hộ ở quốc gia mình Chang hạn, trong bài viết Protection of

Traditional Knowledge: Finding an Appropriate Legal Framework for Bangladesh,

Trang 16

hai tác giả Mohammad Towhidul Islam, Moniruz Zaman đã phân tích rất kỹ về cáctri thức truyền thống của Bangladesh trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ đó, nhóm tácgiả cũng đưa ra các mô hình bảo hộ tương ứng với những ưu điểm và nhược điểmkhác nhau Hay bài viết Protection of traditional knowledge in India của ShishirMaitreyi vào năm 2021 đã đưa ra nhận định chung về tri thức truyền thong, các hìnhthức bảo hộ tri thức truyền thống tại Ân Độ; giới thiệu hệ thống cơ sở đữ liệu về trithức truyền thong cũng như phan tích một số vụ việc điển hình về bảo hộ tri thứctruyền thống tại An Độ Điều này có ý nghĩa lớn trong việc học hỏi kinh nghiệm củacác quốc gia và đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam.

Thứ tư, nhóm các tài liệu khác như báo cáo, kết luận cuộc họp của một số

tổ chức cũng là nguồn tham khảo hữu ích với vai trò cung cấp những thông tin mangtính cập nhật và sơ bộ về đối tượng nghiên cứu nói chung Các tài liệu đó tiêu biéu

có: Gopalakrishnan, Nair và Babu (2007), Exploring the relationship between geographical indications and traditional knowledge: an analysis of the legal tools

for the protection of geographical indications in Asia, ICTSD Working Paper, International Centre for Trade and Sustainable Development, Switzerland; M Davis (2008), "Chapter 7 - The protection of Indigenous knowledge’s", Native Title Report

2008, Australia; Jorge Larson Guerra (2010), Geographical Indications, in Situ Conservation and Traditional Knowledge, ICTSD Project on Genetic Resources, ICTSD Policy Brief Number 3, November 2010, California, The USA; WIPO (2016),

No 9 - Documentation of Traditional Knowledge and Traditional Cultural Expressions; Terri Janke and Maiko Sentina, Terri Janke and Company Pty Ltd.

(2017), Indigenous Knowledge: Issues for Protection and Management, Sydney, Australia; Maiko Sentina, Elizabeth Mason, Terri Janke and Company Pty Ltd (2018), Legal Protection of Indigenous Knowledge in Australia - Supplementary Paper 1, Sydney, Australia; WIPO (2018), Intergovernmental Committee on

Intellectual Property and Genetic Resources, Traditional Knowledge and Folklore, List And Brief Technical Explanation Of Various Forms In Which Traditional

Knowledge May Be Found; WIPO (2018), Intergovernmental Committee on

Trang 17

Intellectual Property and Genetic Resources, Traditional Knowledge and Folklore, The Protection Of Traditional Knowledge: Updated Draft Gap Analysis; United Nations (2019), "Indigenous People’s Traditional Knowledge Must Be Preserved,

Valued Globally, Speakers Stress as Permanent Forum Opens Annual Session", Meeting Coverage, Eighteenth Session, Ist & 2nd Meetings; WIPO (2021), Report

on the Intergovernmental Committee on Intellectual Property and Genetic Resources, Traditional Knowledge and FolRlore:

Như vậy, về cơ bản, các nghiên cứu ngoài nước đã đưa ra định nghĩa va banchất pháp lý của tri thức truyền thống: phân tích quy định của pháp luật quốc gia vềbảo hộ tri thức truyền thống và một số nghiên cứu đã đề xuất những giải pháp hoàn

thiện pháp luật ở quốc gia nghiên cứu Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu so sánh

về bảo hộ tri thức truyền thống vẫn còn khá khiêm tốn Việc trích dẫn pháp luật củamột số quốc gia về vấn đề này mới chỉ dùng lại ở mức độ giới thiệu hoặc phân tíchđơn thuần về quy định pháp luật mà ít có sự so sánh tương đồng, khác biệt và lý giảinguyên nhân Do vậy, việc nghiên cứu chuyên sâu va toàn diện hơn về bảo hộ tri thứctruyền thống dưới góc độ so sánh luật và đưa ra vấn đề về phát triển pháp luật quốc

tế là điều rất quan trọng và cần thiết để mở rộng thêm kho tri thức về đối tượng này,đồng thời cũng nhằm đưa ra được những đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam theohướng tương thích hơn với xu thế chung của thế giới

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Khác với kho tài liệu ngoài nước, các nghiên cứu về tri thức truyền thống vẫncòn khá khiêm tốn tại Việt Nam Trên thực tế, tri thức truyền thống là những phương

pháp, cách thức mà dân gian ta đã áp dụng từ đời này sang đời khác, trở nên quen

thuộc đối với cuộc sống của mỗi người Tuy nhiên, chính vì sự quen thuộc đó đãkhiến chúng ta vô tình bỏ quên đi yếu tố pháp lý về quyền SHTT của các tri thức

truyền thống Gần đây, khi Việt Nam ký kết các Hiệp định Thương mại thế hệ mới

(Free Trade Agreement — FTA), đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộxuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Điều 18.16 Chương 18 về SHTT đã quy định vềhợp tác trong các lĩnh vực tri thức truyền thống Điều này đã làm thay đổi nhận thức

Trang 18

của các nhà làm luật Việt Nam về vấn đề bảo hộ và phát triển tri thức truyền thống,

những điều tưởng chừng quen thuộc nhưng mang lại ý nghĩa khoa học pháp lý vàthực tiễn rất quan trọng Do đó, các nghiên cứu về tri thức truyền thống trong giaiđoạn gần đây đã có những dấu ấn nhất định Thế nhưng, sự đa dạng về hình thức của

các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ là các bài tạp chí, bài báo khoa học chuyên

ngành có đề cập đến tri thức truyền thống

Các nghiên cứu tiêu biểu về tri thức truyền thống có thé kê đến như: Pham PhiAnh (2005), “Bảo hộ tri thức truyền thống”, Tap chí Hoạt động Khoa học, số 9 —

2005; Trần Văn Hải (2012), “Khai thác Thương mại đối với tri thức truyền thống —

Tiếp cận từ quyền SHTT”, Tap chí Hoạt động khoa học, số tháng 03 — 2012 (634);

Nguyễn Danh Tiến (2014), “Tri thức bản địa”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 06 —

2014; Châu Quốc An (2017), “Giải pháp thúc đây thương mại hóa công bằng Tri thức

truyền thong Viét Nam”, Tap chi Phat trién Khoa hoc va Cong nghé, tap 20, số

Q2-2017; Châu Quốc An (2017), “Nhận diện tri thức truyền thống và vai trò của thương

mại hóa công bằng tri thức trong tiến trình hội nhập và phát triển”, Tap chí Phát triển

Khoa học và Công nghệ, tập 20, số Q3 — 2017; Nguyễn Quốc Thịnh (2018), “Khaithác tri thức truyền thống trong phát triển thương hiệu sản pham thủ công mỹ nghệ”,Tạp chí Công thương, số tháng 5+6 — 2018; Đỗ Thị Diện (2019), “Hoàn thiện Luật

SHTT về bảo hộ tri thức truyền thống — kinh nghiệm từ Trung Quốc và An Độ”, 7 ap

chi Pháp luật và Thực tiễn, số 40 — 2019; Nguyễn Văn Phúc, Đỗ Thị Diện (2020),

“Bàn về biện pháp bảo hộ quyền SHTT đối với tri thức truyền thống bài thuốc côtruyền tại Việt Nam”, Tap chí Pháp luật và Thực tiễn, sô 45 — 2020; Nguyễn MinhChâu (2022), “Pháp luật của Peru về bảo hộ tri thức truyền thống — kinh nghiệm choViệt Nam”, Tap chí Nghiên cứu lập pháp, số 17 (465), tháng 9/2022 [10]

Các nghiên cứu trên về cơ bản đã đưa ra được định nghĩa về tri thức truyềnthống và vai trò của tri thức truyền thống trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội củađất nước Đặc biệt, bài viết của Châu Quốc An mang tên “Nhận diện tri thức truyềnthống và vai trò của thương mại hóa công bằng tri thức trong tiến trình hội nhập vàphát triển” đăng trên Tạp chí Phát trién Khoa học va Công nghệ, tập 20, số Q3 — 2017

10

Trang 19

có đưa ra quan điểm “theo nghĩa hẹp, tri thức truyền thống không bao gồm văn hóanghệ thuật dân gian” [1, tr 6] trên cơ sở phân tích những quan điểm đi trước Ngoài

ra, tác giả cũng đưa ra những hạn ché, thách thức trong thực tiễn thương mại hóa côngbằng tài nguyên tri thức truyền thống Việt Nam Từ những bắt cập đó mà tác giả đềxuất các khuyến nghị nhằm “đánh thức và thúc đây thương mại hóa công bằng tàinguyên tri thức truyền thông Việt Nam” Nhìn chung, bài viết này bên cạnh việc xoayquanh khía cạnh kinh tế và quản lý hành chính cũng bước đầu đề cập đến các khíacạnh pháp lý của tri thức truyền thống

Bên cạnh việc đánh giá vai trò của tri thức truyền thống và phân tích pháp luậtViệt Nam về tri thức truyền thống, bài viết “Hoàn thiện Luật SHTT về bảo hộ tri thức

truyền thống — kinh nghiệm từ Trung Quốc và An Độ” của tác giả Đỗ Thị Diện cũng

đã mở rộng phân tích quy định về bảo hộ tri thức truyền thống tại Trung Quốc va An

Độ - hai quốc gia được tác giả đánh giá là “hình mẫu lý tưởng” để Việt Nam có thêhọc hỏi kinh nghiệm, khi Việt Nam có nhiều nét tương đồng về văn hóa — xã hội cũng

như sự phong phú về nền tri thức truyền thống như hai quốc gia này Bài viết bước

đầu đã có những phân tích so sánh quy định về bảo hộ tri thức truyền thống giữa Ấn

Độ và Trung Quốc; từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam

về bảo hộ đối tượng này Hay bài viết “Pháp luật của Peru về bảo hộ tri thức truyềnthống — kinh nghiệm cho Việt Nam” đăng trên Tap chí Nghiên cứu lập pháp củaNguyễn Minh Châu cũng tập trung nghiên cứu về pháp luật Peru liên quan đến bảo

hộ tri thức truyền thống, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất hoàn thiệnpháp luật Việt Nam về van dé này

Nói tóm lại, trên cơ sở tìm hiểu một số nghiên cứu trong nước về vấn đề bảo

hộ tri thức truyền thống, có thể thấy các nghiên cứu này vẫn còn khá khiêm tốn về sốlượng cũng như hình thức thé hiện Về nội dung, các nghiên cứu mới chỉ đưa ra đượcđịnh nghĩa về tri thức truyền thống một cách chung chung dựa trên quan điểm quốc

tế về van dé nay, từ đó soi chiếu vào Luật SHTT Việt Nam dé đánh giá răng chúng

ta cũng có quy định gián tiếp về tri thức truyền thống mà chưa có những phân tíchchuyên sâu về bản chất pháp lý, về phân loại tri thức truyền thống Ngoài ra, số lượng

11

Trang 20

nghiên cứu so sánh về đối tượng này còn ít ỏi, đòi hỏi trong tương lai cần có nhữngcông trình khoa học đồ sộ và hoàn thiện hơn, mang tính hệ thống và chuyên sâu hơn

để nền khoa học pháp lý Việt Nam có cái nhìn đa chiều và quan tâm hơn đến đốitượng này, đáp ứng nhu cau thực tiễn và xu thế chung của quốc tế

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về tri thức truyền thống, trong đó làm rõ đối tượng nghiêncứu thông qua: (ï) Các quan điểm khoa học, cơ sở lý thuyết về tri thức truyền thống

và bảo hộ tri thức truyền thống: (ii) Hệ thống pháp luật quốc tế và một số quốc gia cóliên quan đến tri thức truyền thống; (iii) Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hộ trithức truyền thống đề từ đó đưa ra những đề xuất xây dựng và hoàn thiện pháp luật vềvấn đề này

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi theo đối tượng: Luận văn tập trung nghiên cứu về tri thức truyềnthống và bảo hộ tri thức truyền thống theo nghĩa hẹp, bao gồm tổng thé các khía cạnhliên quan đến đối tượng như khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò, quy định phápluật trong và ngoài nước nhưng không đề cập đến yếu tổ thực thi, có nghĩa chỉ tậptrung vào thực trạng quy định pháp luật hiện hành dé đưa ra những đề xuất hoàn thiệnpháp luật nội dung về bảo hộ tri thức truyền thống

Pham vi theo không gian: Luận văn nghiên cứu quy định pháp luật quốc tế

có liên quan đến bảo hộ tri thức truyền thống thông qua các điều ước quốc tế hiệnhành; quy định về bảo hộ tri thức truyền thống tại một số quốc gia như An Độ, TrungQuốc và Brazil Đây là các quốc gia có kho tàng tri thức truyền thống to lớn và đadạng: đồng thời họ đã xây dựng được cơ chế bảo hộ khá ổn định dành cho tri thứctruyền thống đề Việt Nam có thê tham khảo làm bài học kinh nghiệm trong xây dựng

và hoàn thiện pháp luật về bảo hộ tri thức truyền thống

Phạm vi theo thời gian: Tri thức truyền thong đã được nghiên cứu từ nửa cuốithế kỷ XX và cho đến nay vẫn được cộng đồng quốc tế tiếp tục thảo luận Do đó,phạm vi theo thời gian của Luận văn sẽ đi từ thời điểm tri thức truyền thống mới được

12

Trang 21

tiếp cận cho đến nay; trong đó tập trung phân tích các quy định hiện hành của phápluật quốc tế và một số quốc gia dé làm căn cứ và bài học kinh nghiệm đề xuất hoànthiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ tri thức truyền thống.

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Muc tiêu nghiên cứu

Luận văn có mục tiêu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bảo hộ tri thức

truyền thống thông qua nghiên cứu pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốcgia, từ đó đưa ra những kiến nghị dé xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam, đáp

ứng xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục tiêu tổng quát, Luận văn đề ra những nhiệm vụ cụ thể sau:

- Làm rõ các khía cạnh lý luận và thực tiễn cơ bản về tri thức truyền thống như

định nghĩa, bản chất pháp lý, phân loại, các cơ chế bảo hộ tri thức truyền thong dién

hinh trén thé gidi;

- Phân tích va đánh giá quy định quốc tế về bảo hộ tri thức truyền thống, từ đó

thấy được những điều đã làm được và chưa làm được;

- So sánh và đánh giá quy định về bảo hộ tri thức truyền thống của một số quốcgia trên thế giới để cho thấy điểm tương đồng, khác biệt, những ưu và nhược điểmcủa từng quy định trong việc bảo hộ đối tượng này, tính tương thích của pháp luật cácquốc gia đó so với pháp luật quốc tế;

- Turco sở lý thuyết và kết quả so sánh ở trên, Luận văn đưa ra một số kiến nghịhoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hộ tri thức truyền thống cho phù hợpvới xu hướng chung của thé giới

5 Phương pháp nghiên cứu

Về phương pháp luận, Luận văn dựa trên phương pháp luận nghiên cứu khoahọc của Chủ nghĩa Mác — Lénin về duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và Tư tưởng

Hồ Chí Minh Cụ thể, đối tượng nghiên cứu là tri thức truyền thống được tìm hiểutrong mối tương quan với các đối tượng của quyền SHTT, trong sự vận động và pháttriển theo xu thế chung mà thế giới đang quan tâm

13

Trang 22

Về phương pháp nghiên cứu cụ thé, dé đạt được mục đích và hiệu quả nghiêncứu, đề tài sử dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu như phương pháp luật học

so sánh, phương pháp phân tích va tong hợp, phương pháp hệ thống, phương phápthống kê, Trong đó, phương pháp luật học so sánh là phương pháp được sử dụngchủ yếu cho đề tài Về mức độ so sánh, Luận văn sử dụng kết hợp cả hai mức độ của

so sánh luật gồm so sánh vĩ mô va so sánh vi mô Theo đó, với so sánh vĩ mô, tác giatiến hành tìm hiểu về lịch sử lập pháp và các chính sách pháp luật chung về bảo hộtri thức truyền thống của các quốc gia được lựa chọn so sánh dé lý giải được nguyênnhân của sự tương đồng và khác biệt giữa các quốc gia đó Còn với so sánh vi mô,Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định cụ thê trong pháp luật hiện hành của mỗiquốc gia về việc bảo hộ tri thức truyền thống Bên cạnh việc so sánh quy định phápluật của một số quốc gia, Luận văn cũng tìm hiểu và phân tích thực tiễn áp dụng quyđịnh về bảo hộ tri thức truyền thống ở các quốc gia đó; chỉ ra những điểm tương đồng

và khác biệt, lí giải nguyên nhân, phân tích ưu nhược điểm dé làm cơ sở cho việc đềxuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ tri thức truyền thống

trong tương lai.

6 Những điểm mới và đóng góp của Luận văn

6.1 Những điểm mới của Luận văn

Có thể đánh giá đây là một trong những công trình khoa học nghiên cứu mộtcách tổng thể về tri thức truyền thông, một trong những đối tượng đang được quốc tếquan tâm và thảo luận rất nhiều trong suốt thời gian qua Những điểm mới của Luậnvăn cụ thê bao gồm:

- _ Tổng hợp và phân tích được những khía cạnh lý luận cơ bản về tri thức truyềnthống; đưa ra các quan điểm và bày tỏ quan điểm riêng về khái niệm tri thức truyềnthống, bản chất pháp lý, phân loại và những mô hình bảo hộ tri thức truyền thống trênthé giới;

- Khái quát và phân tích các thông tin mang tính cập nhật về pháp luật quốc tế

và một số quốc gia trong việc bảo hộ tri thức truyền thống hiện nay;

14

Trang 23

- Tìm hiểu và đánh giá, phân tích về quy định pháp luật Việt Nam trong việcbảo hộ tri thức truyền thống: từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện

pháp luật Việt Nam hiện hành.

6.2 Những đóng góp của đề tài nghiên cứu

Trên cơ sở những điểm mới mà Luận văn mang lại, những đóng góp về khoa

học và thực tiễn của luận văn được thê hiện như sau:

- Về đóng góp khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần bồ sung,

cập nhật và mở rộng kho kiến thức về các khía cạnh co bản cua tri thức truyền thống

từ cơ sở lý thuyết cho đến các quy định pháp luật quốc tế và pháp luật của một sốquốc gia trên thế giới về đối tượng này; từ đó, cho thấy một cái nhìn tổng thé hơn vềđối tượng nghiên cứu

- Vé đóng góp thực tiễn, kết quả nghiên cứu của Luận văn có thé được sử dụngnhư một nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu, giảng dạy tại các

cơ sở nghiên cứu, dao tạo luật học tại Việt Nam Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu

còn mang lại ý nghĩa lập pháp to lớn khi đưa ra các các đề xuất mới trong công cuộc

xây dựng và hoàn thiện pháp luật về SHTT Việt Nam nói chung và bảo hộ tri thứctruyền thống nói riêng Điều này còn góp phan vào quá trình bảo tổn các giá trị truyềnthống cũng như bảo vệ các cộng đồng dân cư, nơi tri thức truyền thống được sinh ra

và phát triển

7 Kết cầu của Luận văn

Ngoàải phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các chữ viết tắt và Danh mục tải liệutham khảo, nội dung Luận văn được triển khai theo bố cục 03 chương cụ thể như sau:

- Chương 1: Những vấn dé chung về tri thức truyền thống và bảo hộ tri thứctruyền thống;

- Chương 2: Kinh nghiệm quốc tế va thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hộtri thức truyền thống;

- Chương 3: Khuyến nghị xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bao

hộ tri thức truyền thống

15

Trang 24

Chương 1:

NHỮNG VAN DE CHUNG VE TRI THỨC TRUYEN THONG

VÀ BAO HO TRI THUC TRUYEN THONG

1.1 Khai quát về tri thức truyền thống

1.1.1 Khái niệm cộng đồng bản địa

Có thé nói, tri thức truyền thống là những yêu tổ mang đậm ban sắc văn hóa

và phản ánh trình độ phát triển của cộng đồng bản địa về một lĩnh vực khoa học nhấtđịnh Ban đầu tri thức truyền thống được cộng đồng bản địa sinh ra nhằm mục đíchphục vụ cho chính cộng đồng đó Lâu dần khi xã hội phát triển hơn và có cơ hội traođổi giữa các cộng đồng với nhau, ho chia sẻ những tri thức truyền thống mà mình có

để đem lại lợi ích cho chính cộng đồng của mình và các cộng đồng khác, tạo nênnhững giá trị bền vững và đóng góp lớn vào sự phát triển các cộng đồng bản địa Nóicách khác, tri thức truyền thống đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc “bảođảm sự tồn tại va phát triển của cộng đồng cư dân bản địa qua nhiều thé hệ” [2, tr.7]

Cộng đồng bản địa — với tư cách là chủ thé sáng tao của tri thức truyền thống,được định nghĩa là một nhóm đa dạng về văn hóa và/hoặc sắc tộc [74, tr xi], có mốiquan hệ gắn bó chặt chẽ về mặt lịch sử với vùng lãnh thé và tài nguyên nơi họ dangsinh sống [155] Trải rộng khắp thế giới từ châu Á, châu Âu đến châu Mỹ và châu

Uc, cộng đồng bản địa được xác định là hậu duệ của những người đã sinh sống lâuđời ở một quốc gia hay vùng lãnh thô vào thời điểm có những người thuộc các nềnvăn hóa hay nguồn gốc dân tộc khác nhau đến sinh sống tại quốc gia, vùng lãnh thé

đó Các cộng đồng bản địa hiện nay ở châu Mỹ (như người Lakota ở Hoa Kỳ, người

Maya ở Guatemala hoặc người Aymara ở Bolivia), người Eskimo, Inuit và Aleutian

ở vùng Bắc Cực, người Saami ở Bắc Âu, người dân đảo Úc và người Maori của NewZealand vẫn gìn giữ những đặc điểm riêng biệt của cộng đồng mình so với đa sốdân cư quốc gia, vùng lãnh thé nơi họ sinh sống [121]

Theo thống kê của Ngân hang thé giới (World Bank), uớc tính có khoảng 476

triệu cộng đông bản địa dang sinh sông trên toàn thê giới, chiêm 6% dân sô toàn câu,

16

Trang 25

chủ yếu thuộc nhóm nghèo hoặc rất nghèo Cộng đồng bản địa thường được đề cậpđến như một nhóm người đặc biệt sinh sống trong một điều kiện khắc nghiệt và bấtlợi nghiêm trọng [81, tr 4] so với đa phan dân cư của quốc gia và vùng lãnh thé nơicộng đồng bản địa sinh sống Những điều kiện khắc nghiệt và tính bất lợi cùng với

sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện đại khiến cho mối liên kết của từng cá nhân

đối với cộng đồng có nguy cơ tồn hại và đe doa đến tính toàn ven của nền văn hóa

mà cộng đồng bản địa đã gây dựng trong nhiều thế hệ [37, tr 98] Cụ thé, cong đồng

bản địa sinh sống trong các xã hội nhỏ, chủ yếu tại các quốc gia đang phát triển hoặc

kém phát triển Những người này bị hạn chế tiếp cận với giáo dục chính quy; do đó,

họ thường không nhận thức được giá trị của quyền SHTT đối với những tri thức mà

họ tiếp thu và sở hữu Hệ quả là, cộng đồng bản địa dé dàng và sẵn sàng chia sẻ nhữngtri thức mà mình có ra bên ngoài, dẫn đến việc những cá nhân có hiểu biết hơn lợidụng điều đó Trường hợp này gây ra sự bất công rất lớn bởi những người sáng tạo

va nam giữ tri thức truyền thống thực sự lại không thu được bat kỳ lợi ích nào trong

khi những kẻ khác lại có thé khai thác tự do và hưởng lợi từ tri thức truyền thống đó.

Một mặt, những đối tượng sử dụng và khai thác tri thức truyền thống (mà không phảicộng đồng bản địa) có thé làm sai lệch, biến tướng va làm mat đi những giá trị cốt lõiban đầu của tri thức truyền thống Mặt khác, cộng đồng bản địa lại càng trở nên khókhăn và nghéo đói hơn khi họ vừa không được hưởng bất kỳ lợi ích nào, vừa bị hạnchế khai thác chính tri thức truyền thống mà mình sở hữu

Trong nhiều thập kỷ qua, quyền của cộng đồng bản địa đã và đang được quốc

tế quan tâm và công nhận thông qua một số văn kiện như Công ước về cộng đồng

ban địa và các Bộ lạc (Indigenous and Tribal Peoples Convention) năm 1991, Tuyên

bố của Liên hợp quốc về Quyền của cộng đồng bản địa (United Nations Declaration

on the Rights of Indigenous Peoples - UNDRIP) năm 2007, Tuyên bỗ của Hoa Kỳ vềQuyền của cộng đồng bản địa năm 2016 (the American Declaration on the Rights ofIndigenous Peoples) và Thỏa thuận khu vực về tiếp cận thông tin, sự tham gia củacộng đồng và công lý trong các vấn đề môi trường ở Mỹ Latinh và Caribe (the

Regional Agreement on Access to Information, Public Participation and Justice in

17

Trang 26

Environmental matters in Latin America and the Caribbean - Thỏa thuận Escazu)

năm 2021, Bên cạnh đó, các cơ chế thúc đây quyén của cộng đồng ban địa mangtính toàn cầu đã được thiết lập như Diễn đàn thường trực của Liên hợp quốc về cácvan đề bản dia (United Nations Permanent Forum on Indigenous Issues - UNPFH]),

Co chế chuyên gia về quyền của cộng đồng bản dia (Expert Mechanism on the Rights

of Indigenous Peoples - EMRIP) và Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về quyềncủa cộng đồng bản địa (UN Special Rapporteur on the Rights oƒ Indigenous Peoples

- UNSR) Điều này một mặt dau tranh cho quyền lợi mà cộng đồng bản địa xứng đáng

có được từ tri thức truyền thống mà họ sở hữu, mặt khác cũng cho thấy tầm quantrọng của cộng đồng bản địa đối với việc duy trì và phát huy các giá trị mà tri thứctruyền thống mang lại

Có thé nói, cộng đồng ban địa có mối quan hệ hữu cơ với tri thức truyền thống

Đề thé hiện mối quan hệ này, trong thông điệp nhân dịp kỷ niệm 10 năm ban hànhUNDRIP, Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợpquốc (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization — UNESCO)

da khang định các dân tộc ban dia đã duy tri nền văn hóa độc đáo cũng như sự liênkết tuyệt vời với môi trường thiên nhiên Ho là hiện thân cho một “cái chảo” khổng

lồ của sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa của nhân loại Bảo vệ quyền lợi và nhânphẩm của cộng đồng bản địa là để bảo vệ các quyền của tất cả mọi người và tôn trọnggiá trị tỉnh thần của nhân loại trong quá khứ lẫn tương lai [20] Thông điệp của Tổnggiám đốc UNESCO đã cho thấy tầm quan trọng của cộng đồng bản địa trong việcsáng tạo, duy trì và phát triển các giá trị truyền thống nói chung và tri thức truyềnthống nói riêng Ngay trong lời tựa của UNDRIP, Đại hội đồng Liên hợp quốc đãnhắn mạnh những nội dung có liên quan đến cộng đồng bản địa và tri thức truyềnthống như: (i) Khang định rang tất cả các dân tộc đóng góp vào sự đa dang và giàu

có của những nền văn minh và văn hóa, tạo nên đi sản chung của loài người; (ii) Côngnhận nhu cầu cấp bách phải tôn trọng và phát huy các quyền mang tính kế thừa củacác dân tộc bản địa xuất phát từ những thiết chế chính trị, kinh tế và xã hội của họ,

và từ những truyền thống văn hóa, tinh than, lich sử và triết lý của họ, đặc biệt là từ

18

Trang 27

các quyền của họ đối với đất đai, lãnh thé và tài nguyên; và (iii) Công nhận rang tôntrong tri thức bản địa, văn hóa và truyền thống sẽ góp phan vào sự phát triển bền vững

và bình đẳng cũng như quản lý môi trường hợp lý của cộng đồng bản địa Như vậy,đây là một trong những nội dung cốt lõi liên quan đến việc tôn trọng, bảo tồn tri thứctruyền thống và công nhận các quyền của cộng đồng bản địa trong việc sáng tạo vàkhai thác tri thức truyền thống

Trên cơ sở nghiên cứu khái quát về cộng đồng bản địa, có thê rút ra định nghĩa

về cộng đồng ban địa như sau: “Cộng đông bản địa là những người nắm giữ ngônngữ, hệ thong tri thức và tin ngưỡng độc đáo và sở hữu nhưng tri thức vô giá về thựctiễn quản lý bên vững tài nguyên thiên nhiên Họ sử dung và có mối quan hệ đặc biệtvới vùng đất truyền thống mà họ sinh sống — nơi đóng vai trò quan trọng cơ bản đốivới sự tôn tại về thé chất và văn hóa chung của họ với tư cách là các dân tộc Cộngdong ban địa có quan niệm phát triển da dạng mang bản sắc riêng dựa trên các giátrị, tam nhìn, nhu cau và wu tiên truyền thong của họ” [135] Có thé nói, cộng đồngbản địa và tri thức truyền thông có mối quan hệ hữu cơ với nhau Theo đó, cộng đồngbản địa sáng tạo và gìn giữ tri thức truyền thống, ngược lại, tri thức truyền thống cũngtồn tại và phát triển trong thế giới mà cộng đồng bản địa đã xây dựng nên

1.1.2 Khái niệm tri thức truyền thong

1.1.2.1 Định nghĩa tri thức truyền thong

Theo thời gian, các cộng đồng bản địa trên khắp thế giới đã sáng tạo và bảo tồnnhững hiểu biết đặc biệt về con người, sinh vật và đời sống xung quanh, bắt nguồn từkinh nghiệm về văn hóa và các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, tạo thànhmột hệ thống tri thức rộng rãi gọi chung là tri thức truyền thống [92, tr 3814] Trithức truyền thong (Traditional Knowledge) là một khái niệm được tiếp cận từ khásớm nhưng cho đến nay, khái niệm này vẫn đang được thảo luận và chưa được địnhnghĩa thống nhất

Trong nghiên cứu về tri thức truyền thống năm 1983 của WIPO, tri thức truyềnthống được hiểu ở nghĩa khá hẹp là “các hình thức thể hiện văn hóa dân gian”(Expressions of Folklore) [130] Đến những năm cuối cùng của thé kỷ XX, WIPO đã

19

Trang 28

mở rộng phạm vi của tri thức truyền thống, coi đây là “các sản phẩm văn học, nghệ

thuật hoặc khoa học dựa trên truyền thống” Trong Khung pháp lý khu vực về bảo hộtri thức truyền thống và thể hiện văn hóa truyền thong (Regional Framework for the

Protection of Traditional Knowledge and Expression Culture), WIPO cũng từng dua

ra định nghĩa cụ thé hon về tri thức truyền thống Theo đó, tri thức truyền thống là

“hệ thống tri thức chung được tạo ra hoặc truyền cảm hứng cho các mục đích kinh tế,

tinh than, nghi lễ, trang trí hoặc giải trí; được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác;

liên quan đến một cộng đồng bản địa cụ thé; được hình thành và thuộc sở hữu cộng

đồng (sở hữu chung) [136] Tuy nhiên, Khung pháp lý khu vực này vẫn chưa được

WIPO thông qua Cho đến hiện tại, khái niệm tri thức truyền thống về cơ bản khôngthay đổi so với Khung pháp lý khu vực năm 2002 và được hiểu là “các kiến thức, bíquyết, kỹ năng và thực hành được phát triển, duy trì và được truyền từ thế hệ này

sang thế hệ khác trong một cộng đồng, tạo thành một phần bản sắc văn hóa hoặc tinh

thần của cộng đồng đó” Tri thức truyền thống có thể được tìm thấy trong nhiều lĩnhvực khác nhau, bao gồm: nông nghiệp, khoa học, kỹ thuật, sinh thái và dược liệu cũngnhư kiến thức liên quan đến đa dạng sinh học [167]

Cách tiếp cận này của WIPO ở góc độ nào đó đã phản ảnh được lộ trình nhậnthức quốc tế về tri thức truyền thống, đi từ cái trừu tượng đến cái cụ thể và có sự giới

hạn phạm vi đối tượng thuộc tri thức truyền thống để từ đó, cho thấy cái nhìn rõ ràng

hơn về khái niệm này Có thé thay, quan điểm xuyên suốt của WIPO về tri thức truyềnthong chinh 1a hé thống các tri thức, sang tao được truyền từ thế hệ này sang thế hệkhác, gan liền với một vùng lãnh thổ nhất định và cộng đồng ban địa cụ thé, khôngngừng phát triển dé đáp ứng được sự thay đổi của môi trường tự nhiên và xã hội [60,

tr 140].

Ngoài WIPO, Nhóm Mũi nhọn Melanesian (The Melanesian Spearhead Group

- MSG) gồm các quốc gia Vanuatu, Fiji, Papua New Guinea và quan dao Solomon,

đã cùng nhau xây dựng Hiệp ước khung về Bảo hộ tri thức truyền thống và biểu hiệnvăn hóa truyền thống (The Framework Treaty on the Protection of Traditional

Knowledge and Expressions of Culture) vào năm 2011 Theo đó, Hiệp ước khung

20

Trang 29

đưa ra định nghĩa chung của tri thức truyền thống và biéu hiện văn hóa truyền thống

là hệ thống tri thức: (i) được tạo ra, bảo tồn và truyền lại từ thế hệ này sang thé hệkhác (liên thé hệ) trong bối cảnh truyền thống: (ii) gắn liền với một cộng đồng bandia; (iii) không thể thiếu đối với bản sắc văn hóa của cộng đồng bản địa, được cộngđồng bản địa đó sở hữu và có trách nhiệm bảo tồn chung (Điều 4) Việc bảo tồn trithức truyền thống và biêu hiện văn hóa truyền thống của cộng đồng bản địa được thiếtlập thông qua tập quán, chuẩn mực xã hội hoặc pháp luật [93, tr 84]

Định nghĩa về tri thức truyền thống của MSG có nhiều điểm tương đồng với

định nghĩa của WIPO, khi công nhận tri thức truyền thống là hệ thống tri thức được

tạo ra và lưu truyền qua nhiều thế hệ và gắn liền với một cộng đồng bản địa cụ thể.

Tuy nhiên, so với WIPO (ban đầu định nghĩa tri thức truyền thống là các biểu hiệnvăn hóa truyền thông và có sự phân định rạch roi sau này khi quy định tri thức truyềnthống là vấn đề thuộc về quyền Sở hữu công nghiệp (SHCN) và biểu hiện văn hóatruyền thống liên quan đến quyền tác giả) thì MSG lại nhắn mạnh cần định nghĩa haiđối tượng nay theo nghĩa tổng thé nhất dé phản ánh được tính chat linh hoạt của chúngtrong bối cảnh thế giới luôn đổi mới và dé thay đổi như hiện nay Có thé thấy, cáchtiếp cận của WIPO và MSG về bản chất là khá tương đồng, nhưng phạm vi tiếp cậnlại có sự khác biệt khi MSG định nghĩa tri thức truyền thống theo nghĩa rộng và WIPO

định nghĩa tri thức truyền thống theo nghĩa hẹp (cụ thể hơn là một đối tượng thuộc

về quyền SHCN để phân biệt với biểu hiện văn hóa truyền thống là đối tượng thuộc

về quyên tac giả)

Tương đồng với quan điểm của MSG, năm 1999, UNESCO đã tô chức một hộinghị mang tên “Hội nghị chuyên đề về Bảo hộ tri thức truyền thống và các biểu hiệnvăn hóa bản địa ở Quan đảo Thai Bình Dương” [109, tr 559] Theo đó, Hội nghị cũngđưa ra định nghĩa chung cho tri thức truyền thống và các biêu hiện văn hóa bản địa làbất kỳ tri thức hay hình thức nào được sáng tạo, thu nạp và áp dụng trong hoạt độngvật chất và tinh thần của cộng đồng bản địa khu vực Thái Bình Dương Bản chất vàviệc sử dụng các tri thức đó được lưu truyền qua nhiều thế hệ, bảo tồn các đặc điểm,

sự ứng dụng và quyền của cộng đồng bản địa sở hữu chúng Bên cạnh đó, Hội nghị

21

Trang 30

đã liệt kê được các loại hình của tri thức truyền thống và biéu hiện văn hóa ban địabao gồm nhưng không giới hạn bởi tri thức tinh thần, tôn giáo, đạo đức và các giá trịtỉnh thần khác; các thiết chế xã hội (gia tộc chính trị, hương pháp); các điệu múa, nghi

lễ và các hình thức biểu diễn tôn giáo; các trò chơi dân gian và thể thao; âm nhạc;ngôn ngữ; tên, địa danh, truyền thuyết, bài hát truyền miệng; đất, biển và khí trời; tất

cả các khía cạnh quan trọng của văn hóa, các tài sản văn hóa không dịch chuyên được

và các tri thức liên quan; các nguồn lực môi trường và văn hóa; việc quản lý nguồntri thức truyền thống, trong đó có các biện pháp bảo tồn truyền thống: các loại vật

liệu và tài sản văn hóa có thê dịch chuyền, các di vật của những người bản địa cô xưa,

gen người; các mẫu trang trí và thiết kế; các vật tạm lưu giữ văn hóa bản địa truyền

thống dưới mọi hình thức như báo cáo nghiên cứu khoa học và nhân trắc địa, tài liệu

và sách báo, ảnh chụp và các hình ảnh kỹ thuật số, phim và các bản ghi âm thanh [25,

tr 141] Theo quan điểm của UNESCO, bắt kỳ tri thức nào có tính truyền thống vàthuộc sở hữu của cộng đồng bản địa đều có thể được xem là tri thức truyền thống

Tuy nhiên, việc liệt kê này trong một số trường hợp lại khiến cho tri thức truyền thống

càng trở nên trừu tượng hơn vì một số hình thức chưa được giải thích cụ thể như “cácnguồn lực môi trường và văn hóa” bao gồm những gì hay chưa hợp lý như “đất, biển

và khí trời” bởi đây là các yếu tố tồn tại khách quan trong tự nhiên

Hội đồng Bac Cực (Arctic Council) — một dién đàn liên chính phủ hang đầu tạivùng Bắc Cực, thành lập vào năm 1996 thông qua Tuyên bố Ottawa, đã đưa ra địnhnghĩa khá đầy đủ và bao quát về tri thức truyền thông trong Các nguyên tac về trithức truyền thống Ottawa năm 2015 Theo đó, Hội đồng Bắc Cực công nhận tri thứctruyền thống của cộng đồng bản địa ở Bắc Cực có vai trò đặc biệt quan trọng đối với

sự phát triển khoa học, công nghệ và thúc đây nghiên cứu chung về Bắc Cực Tri thức

truyền thống theo quan điểm của Hội đồng Bắc Cực là một hệ thống hiểu biết được

xây dựng và áp dụng cho các hiện tượng trong lĩnh vực sinh học, vật lý, văn hóa và

ngôn ngữ Tri thức truyền thống thuộc sở hữu của những người nắm giữ kiến thức

đó, thường là tập thể; được thê hiện và truyền tải một cách độc đáo thông qua các

ngôn ngữ bản địa; hình thành thông qua các hoạt động văn hóa và đúc kết từ kinh

22

Trang 31

nghiệm sống bao gồm các quan sát, bài học, kỹ năng sâu rộng và đa thế hệ Ngoài ra,tri thức truyền thống là tri thức đã được kiểm nghiệm và phát triển qua hàng thiênniên kỷ và vẫn tiếp tục phát triển trong quá trình sinh sống của cộng đồng bản địa,bao gồm cả kiến thức thu được hôm nay và trong tương lai, truyền từ thế hệ này sang

thế hệ khác [101].

Có thê thấy, định nghĩa của Hội đồng Bắc Cực đã xác định được những khíacạnh quan trọng của khái niệm như chủ thé nắm giữ tri thức truyền thống (là cộngđồng bản địa), tính chất truyền miệng (thông quá ngôn ngữ đặc biệt của cộng đồngban địa), tính truyền thông (được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác), tính năngđộng và linh hoạt (được đúc rút từ quá khứ và tiếp tục phát triển trong hôm nay và

tương lai) Tuy nhiên, giới hạn phạm vi của tri thức truyền thống mới tén tại trong

lĩnh vực vật lý, văn hóa, ngôn ngữ, trong khi trên thực tế, tri thức truyền thống có thê

được tìm thấy trong các lĩnh vực khác như môi trường, sinh thái, nông nghiệp,

Như vậy, dưới góc nhìn của một số tô chức quốc tế, tri thức truyền thống được

định nghĩa là hệ thống tri thức thuộc sở hữu chung của cộng đồng bản địa, được cộng

đồng bản địa sáng tạo, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và tiếp tục phát triểntrong tương lai, phản ánh bản sắc văn hóa của cộng đồng bản địa đó Ở khía cạnh nào

đó, tri thức truyền thống có thé bao gồm cả biểu hiện văn hóa truyền thống va đượcnhìn nhận theo nghĩa rộng như MSG va UNESCO đã nhận định hoặc có thể chỉ giới

hạn trong lĩnh vực nông nghiệp, khoa học, kỹ thuật, sinh thái, dược liệu, cũng như

kiến thức liên quan đến đa dạng sinh học và liên quan đến quyền SHCN như WIPOđịnh nghĩa Suy cho cùng, phạm vi của tri thức truyền thống rất rộng Việc giới hạnphạm vi của tri thức truyền thống sẽ có ý nghĩa lớn trong xác định tri thức truyềnthống liên quan đến cơ chế bảo hộ quyền SHTT áp dụng cho quyền tác giả hay quyền

SHCN và loại tri thức truyền thong nao sẽ được bảo hộ.

Bên cạnh nghiên cứu khái niệm tri thức truyền thống của một số tổ chức quốc

tế, các học giả trong lĩnh vực SHTT cũng đưa ra những quan điểm riêng về khái niệmnày Louise Grenier không sử dụng thuật ngữ “tri thức truyền thống” (Traditional

Knowledge) mà sử dụng thuật ngữ tri thức bản địa (Indigenous Knowledge) Theo đó,

23

Trang 32

tri thức bản địa đề cập đến hệ thống tri thức của địa phương, mang tính truyền thong

và độc đáo, tồn tại va phát triển dưới các điều kiện cụ thể của cộng đồng bản địa trongmột khu vực địa lý nhất định [90, tr 1] Tri thức bản địa tồn tại bên trong cộng đồngbản địa và tiếp tục được phát triển phù hợp theo điều kiện cụ thé của địa phương, từ

đó tạo thành nhiều tầng tri thức và kinh nghiệm của các thế hệ trong quá khứ, hiện tại

và cả tương lai Tri thức ban địa được lưu trữ trong ký ức va hoạt động của con người,

thê hiện trong các câu chuyện, bai hát, văn hóa dân gian, tục ngữ, vũ điệu, thần thoại,giá trị văn hóa, tín ngưỡng, nghỉ lễ, luật cộng đồng, ngôn ngữ địa phương, tập quán

nông nghiệp, thiết bi, vật liệu, loài thực vật, và các giống vật nuôi Tri thức ban địa

được chia sẻ và truyền đạt bằng lời nói, bang vi dụ cụ thé và thông qua văn hóa [91,

tr 2].

Như vậy, định nghĩa về tri thức bản địa của Louise Grenier đã đưa ra được một

số khía cạnh chính của khái niệm, bao gồm: tri thức bản địa là hệ thống tri thức địaphương, thuộc về cộng đồng bản địa, có tính truyền thống và độc đáo, tính truyền

miệng và hình thức thể hiện của tri thức bản địa Quan trọng hơn, Louise Grenier cho

rằng tri thức bản địa không phải là các tri thức “tĩnh” mà có tính “động” Chúng khôngchỉ được cộng đồng bản địa tiếp thu từ những kinh nghiệm trong quá khứ của thế hệ

đi trước mà còn phát triển và tiếp tục hoàn thiện trong hiện tại và tương lai Tuy nhiên,phạm vi cua tri thức ban địa theo Louise Grenier rat rong, bao gom cả những giá trivăn hóa tinh than và cả những kinh nghiệm về kỹ thuật Quan điểm này khá tươngthích với các tổ chức quốc tế khi nói về phạm vi của tri thức truyền thống tại thờiđiểm đó

Ngoài Louise Grenier, nhóm hoc gia Hansen và Vanfleet định nghĩa tri thức

truyền thống bao gồm các sáng tạo dựa trên tài nguyên sinh học và các giống độngthực vật địa phương [77] Cụ thé hơn, tri thức truyền thống có thé là các thông tin,phương pháp cho biết độ mặn của dat thông qua các giống thực vật phát triển tốt hoặcdanh sách các loài cây ra hoa vào đầu mùa mưa phục vụ cho nông nghiệp; các tậpquán và công nghệ, chăng hạn như phương pháp xử lý hạt giống, phương pháp bảoquản và các công cụ sử dụng trong trồng trọt và thu hoạch; hệ thống các kinh nghiệm

24

Trang 33

của người dân trong lao động phục vụ sinh kế, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ môitrường Tri thức truyền thống cũng có thé bao gồm các thử nghiệm trong việc tíchhợp các loài thực vật mới vào các hệ thong canh tác hiện có hoặc thử nghiệm của mộtthầy lang truyền thống về các loại thuốc mới trong chữa bệnh Do đó, tác giả đánhgiá tri thức truyền thống còn có tính năng động và linh hoạt.

Quan điểm về tri thức truyền thống của Hansen và Vanfleet khá mới mẻ khi chorằng, tính chất “truyền thống” năm ngay trong khái niệm này không nhằm ám chỉnhững thứ cũ kĩ thuộc về quá khứ hay phi kỹ thuật (như quan điểm của một số tổchức quốc tế cho rằng tri thức truyền thống bao gồm cả biểu hiện văn hóa bản địa,thuộc về yếu tố tinh thần là chính), mà đây là các tri thức dựa trên truyền thống [82,

tr 15], dựa trên cách thức truyền thống mà cộng đồng bản địa đã tạo ra chúng, phảnánh bản sắc của cộng đồng bản địa khi nhắc đến tri thức truyền thống đó Tri thứctruyền thống dưới góc nhìn của hai học giả khá tương đồng với Louise Grenier khicho rang tri thức truyền thong không tĩnh tại ma có sự biến đổi linh hoạt cho phù hợpvới hoàn cảnh thực tế, là sự đúc rút kinh nghiệm từ thế hệ trước của thế hệ sau Vìvậy, tri thức truyền thống không bat biến mà có “tính năng động và linh hoạt” Dưới

khía cạnh này, tri thức truyền thống cũng có điểm khác biệt so với tri thức thông

thường ở chỗ, tri thức thông thường đúc rút từ kinh nghiệm chung của nhiều cộngđồng, kết hợp với các khám phá khoa học, kinh tế, triết học và văn hóa khác nhau déhình thành mà không gắn chặt với một cộng đồng bản địa nhất định [77]

Bên cạnh các quan điểm trên, nhóm học giả gồm Gonzalo Oviedo, AiméeGonzales and Luisa Maffi đã đưa ra khái niệm “Tri thức sinh thái truyền thống” doBerkes nghiên cứu và phát triển vào những năm 1999 [40, tr 8] Về bản chất, khái

niệm nay và khái niệm tri thức truyền thống là một [71, tr 91] nhưng có sự giới han

về phạm vi của tri thức khi chỉ đề cập đến các đối tượng có liên quan đến hệ sinh thái

Cụ thé, tri thức sinh thái truyền thống hay tri thức truyền thống là tổng thé các kiếnthức và niềm tin của cộng đồng bản địa về thế giới tự nhiên, các khái niệm sinh tháicũng như các thê chế và kinh nghiệm thực tế về quản lý tài nguyên thiên nhiên, phản

ảnh sự thích ứng của cộng đông bản địa với điêu kiện tự nhiên nơi họ sinh sông Quan

25

Trang 34

điểm này một lần nữa lại được Viện Văn hóa Dene — Canada (The Dene CulturalInstitute of Canada) khang định lại Theo đó, tri thức truyền thống là một khối kiến

thức và niềm tin truyền miệng được đúc rút qua quan sát thực tế: bao gồm một hệ

thống phân loại, một tập hợp các quan sát thực nghiệm về môi trường địa phương và

một hệ thống tự quản lý chi phối việc sử dụng tai nguyên Các khía cạnh sinh thái của

tri thức truyền thống gắn chặt với khía cạnh xã hội và tinh thần, tạo nên một hệ thốngtri thức thong nhat qua nhiéu thé hé cong đồng ban địa [51, tr 11]

Có thé thấy, quan điểm của nhóm học giả trên và Viện Van hoa Dene đã chi ra

được một số nội hàm quan trọng của khái niệm tri thức truyền thống, bao gồm: (i) hệ

thống các hiểu biết và kinh nghiệm thực tiễn; (ii) gắn liền với cộng đồng bản địa và(iii) lưu truyền từ đời này sang đời khác Tuy nhiên, điểm hạn chế của cách định nghĩanay thé hiện trong chính khái niệm “tri thức sinh thái truyền thống” mà nhóm học giảđưa ra, ám chỉ hệ thống tri thức trong lĩnh vực sinh thái mà chưa mở rộng ra các lĩnhvực khác, trong khi tri thức truyền thống của cộng đồng bản địa được duy trì và phát

triển trong một phạm vi rất rộng, ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực đời sống của

cộng đồng bản địa

Trên cơ sở một số nghiên cứu của các học giả nước ngoài về khái niệm tri thứctruyền thống, có thể thấy, điểm tương đồng trong quan điểm của các học giả về trithức truyền thống là (i) hệ thống tri thức mang tính truyền thống: (ii) gắn với văn hóa

bản địa và do cộng đồng bản địa sáng tạo, lưu truyền từ đời này sang đời khác theo

hình thức truyền miệng; (iii) không bat biến mà có tinh năng động và linh hoạt Riêng

về khía cạnh giới hạn phạm vi của tri thức truyền thống, các nghiên cứu cho thấy cóhai nhóm quan điểm, đó 1a: (i) nhóm tri thức truyền thống trong lĩnh vực tự nhiên, kỹ

thuật, sinh học, môi trường, nông nghiệp (như Gonzalo Oviedo, Aimée Gonzales and

Luisa Maffi, Hansen và Vanfleet) và (ii) nhóm tri thức truyền thống với phạm vi rộnghơn, không chỉ bao gồm các lĩnh vực thuộc nhóm (i) mà còn bao gồm các biểu hiệnvăn hóa truyền thống như các câu chuyện, bài hat, văn hóa dân gian, tục ngữ, vũ điệu,

thần thoại, giá trị văn hóa, tín ngưỡng, nghi lễ, luật cộng đồng, ngôn ngữ địa

phương, (như Louise Grenier).

26

Trang 35

Tại Việt Nam, khái niệm tri thức truyền thống trong những năm gần đây cũngđược các nhà nghiên cứu quan tâm và tiếp cận khá tương đồng với quan điểm thếgiới Tri thức truyền thống tại Việt Nam được sử dụng dưới nhiều thuật ngữ khác

nhau như tri thức ban địa, tri thức địa phương, tri thức dân gian hay tri thức dân tộc.

Theo Lê Trọng Cúc, tri thức địa phương hay tri thức bản địa là hệ thống tri thức của

các cộng đồng bản địa ở các quy mô lãnh thổ khác nhau Tri thức địa phương được

hình thành trong quá trình lịch sử lâu đời, qua kinh nghiệm ứng xử với môi trường xã

hội, được định hình dưới nhiều dạng thức khác nhau, được lưu truyền qua trí nhớ,thực tiễn sản xuất và thực hành xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác Tri thức địaphương hướng đến việc hướng dẫn và điều hòa các quan hệ xã hội, quan hệ giữa conngười với thiên nhiên [13, tr 215] Cùng quan điểm này, Ngô Đức Thịnh nhận địnhtri thức bản địa là toàn bộ những hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội; hìnhthành và tích luỹ trong quá trình lịch sử lâu đài của cộng đồng, thông qua trải nghiệmtrong quá trình sản xuất, các quan hệ xã hội và thích ứng môi trường Tri thức bảnđịa tồn tại đưới nhiều hình thức khác nhau và truyền từ đời này sang đời khác thông

qua ghi nhớ va thực hành xã hội [23, tr 3].

Hai quan điểm trên đều thể hiện một số khía cạnh chính của khái niệm tri thứctruyền thống, đó là: (i) hệ thống tri thức/toàn bộ hiểu biết của cộng đồng bản địa; (ii)hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ

khác; (11) định hình thông qua trí nhớ va thực hành sản xuất Ngoài ra, định nghĩa

của học giả Lê Trọng Cúc còn đề cập đến mục đích của tri thức truyền thống là hướngdẫn và điều hòa các quan hệ xã hội, quan hệ giữa con người và thiên nhiên Đây cũng

là một trong những vai trò quan trọng của tri thức truyền thống, giúp tri thức truyềnthống trường tồn và thích nghi được với môi trường hiện tai của xã hội

Ngoài những khía cạnh đã được đề cập trong hai định nghĩa trên, Trần CôngKhánh và Tran Văn Ơn còn bô sung thêm lĩnh vực tồn tại và hình thức lưu truyền củacủa tri thức bản dia Theo đó, tri thức bản địa là hệ thong bao gom nhiều lĩnh vực liênquan đến sản xuất, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, sức khoẻ, tổ chức cộng đồng, củamột tộc người hoặc một cộng đồng tại một khu vực địa lý cụ thể; được hình thành

27

Trang 36

trong quá trình sống và lao động của cả cộng đồng; và được lưu giữ bằng trí nhớ vàbằng lời nói [19] Tuy nhiên, tính truyền miệng (bang lời nói) chỉ nên được cân nhắc

là hình thức lưu truyền chủ yếu bởi đối với những cộng đồng bản địa có chữ viếtriêng, họ vẫn có thé lưu truyền tri thức truyền thống của mình thông qua chữ viếthoặc hành vi/thực hành xã hội [26, tr 3] Tương đồng với quan điểm nay, Đỗ ThiDiện và Nguyễn Văn Phúc cũng định nghĩa về tri thức truyền thống “là hệ thống trithức mà người dân ở một cộng đồng nắm giữ và phát triển da dạng trên các lĩnh vựcvăn hóa, khoa học, kỹ thuật Dựa trên kinh nghiệm truyền thông được lưu truyền quacác thế hệ và có sự thay đổi dé thích nghi với các môi trường văn hóa, xã hội, tạo nênmột phần bản sắc văn hóa và tinh thần của một cộng đồng dân tộc” [22, tr 54] Có

thể thấy, bên cạnh những nội dung về đối tượng sáng tạo và sở hữu, hình thức ton tại

và lưu truyền, tính truyền thống của tri thức truyền thống thì một số học giả đã đề cậpđến lĩnh vực mà tri thức truyền thống góp mặt Quan điểm này khá tương đồng vớiquan điểm của các học giả nước ngoài và các tổ chức quốc tế, nhìn nhận tri thức

truyền thống hiện diện trong hầu hết lĩnh vực từ văn hóa, phong tục dân gian, tín

ngưỡng cho đến kỹ thuật, nông nghiệp, sản xuất, môi trường, Nhìn chung, vấn đề

tri thức truyền thống hiện diện ở những lĩnh vực nao cho đến hiện tại vẫn còn nhiều

quan điểm trái chiều Đây cũng là căn cứ quan trọng cho việc phân loại tri thức truyềnthống và lựa chọn cơ chế bảo hộ quyền SHTT phù hợp cho tri thức truyền thống, đặcbiệt là trong bối cảnh phân biệt với khái niệm “Thể hiện văn hóa truyền thống”(Traditional Cultural Expressions — TCEs) mà WIPO đưa ra Theo đó, các thể hiệnvăn hóa truyền thống (TCEs), còn được gọi là “các thể hiện văn hóa dân gian”(Expressions of Folklore), có thé bao gồm âm nhạc, khiêu vũ, nghệ thuật, thiết kế,tên, dấu hiệu và biểu tượng, biểu diễn, nghi lễ, kiến trúc, thủ công mỹ nghệ và truyện

kể, hoặc nhiều biểu hiện nghệ thuật hoặc văn hóa khác [118]

Trên cơ sở phân tích các định nghĩa về tri thức truyền thống của một số tô chứcquốc tế, các học giả trong và ngoài nước, có thể rút ra kết luận về định nghĩa tri thứctruyền thống như sau: Tri thức truyền thong là các hiểu biết và kinh nghiệm do cộng

28

Trang 37

dong ban dia sang tạo va sở hữu, mang đậm ban sắc văn hóa của cộng dong ban dia

đó, được truyền từ thé hệ này sang thé hệ khác và có tinh nang động, linh hoat

1.1.2.2 Đặc điểm cua tri thức truyền thong

Trên cơ sở nghiên cứu của một số học giả trong và ngoài nước về tri thức truyền

thống, có thê rút ra một số đặc điểm chính của tri thức truyền thống như sau:

Một là, tri thức truyền thống trước hết là tri thức Theo đó, tri thức là nhữnghiểu biết về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội một cách khái quát [30, tr 1033;

44, tr 2547] Cụ thé hơn, tri thức thé hiện thông qua những sự kiện, thông tin và kỹ

năng mà một người có được dựa trên học tập, thực hành hoặc đúc rút kinh nghiệm

thực tế [102] Có nhiều cách phân loại tri thức như tri thức rõ ràng (Explicitknowledge), tri thức tiềm ân (Implicit knowledge), tri thức ngầm (Tacit knowledge),

tri thức mô ta (Declarative knowledge), tri thức thủ tục (Procedural knowledge), tri thức hau nghiệm (Posteriori knowledge) va tri thức tiên nghiệm (Priori knowledge)

[114] Ngoài ra, căn cứ vào chủ thé nắm giữ có thé phân loại thành tri thức cá nhân(Individual Knowledge), tri thức nhóm (Group Knowledge) và trì thức tổ chức(Organizational Knowledge) [12] Mỗi loại tri thức đều có những đặc trưng riêng.Tương tự như vậy, tri thức truyền thống sẽ bao gồm các thông tin, kỹ năng và cả kinh

nghiệm mang tính truyền thống của cộng đồng bản địa về sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội của họ Tri thức truyền thống hình thành dựa trên những quan sát thực

tế và trải nghiệm trong quá trình lao động, sản xuất và sinh hoạt hằng ngày của cộngđồng bản địa, lâu dần, những hành vi này tích lũy thành hiểu biết chung và kinhnghiệm đã được kiểm chứng trên thực tẾ, cộng với một sỐ yếu tố khác như tính lưu

truyền qua nhiều thế hệ, tạo nên tri thức truyền thống Do đó, khi nhận định tri thức

truyền thống là tri thức, có thé xem xét tri thức truyền thống là một loại tri thức tổchức do chủ thé nắm giữ chúng là cộng đồng bản địa, và có thé mang đặc điểm củatri thức tri thức rõ ràng (do được lưu truyền công khai qua nhiều thế hệ), tri thức tiềm

an (được học hỏi và tích lũy trở thành kinh nghiệm để giải quyết van đề của thực

tiễn), tri thức ngầm (bởi còn nhiều nội dung được giữ bí mật mà cộng đồng bản địa

29

Trang 38

cho là thiêng liêng, không thể công khai), tri thức mô tả (bởi chính nội dung của từng

tri thức truyền thống), "

Hai là, tri thức truyền thông có tính truyền thống Tính “truyền thong” khôngnhằm ám chỉ những tri thức đã cũ, thuộc về quá khứ mà là những tri thức được hìnhthành và phát triển dựa trên nền tảng truyền thống [1 11, tr 6] Tính truyền thống nàykhông liên quan đến bản chất của tri thức mà liên quan đến cách thức tri thức đó đượctạo ra Cụ thể hơn, những tri thức nay đã được sáng tạo, bảo ton và pho bién dua trénnhững tri thức lưu truyền từ thé hệ nay sang thé hệ khác trong cộng đồng ban dia [25,

tr 23], bao gồm các thông tin được lưu giữ trong ký ức của con người thông qua việcghi nhớ và thực hành những kỹ năng, kiến thức đã được truyền thụ trong cuộc sốnghăng ngày [87, tr 8-9] Theo nghĩa nay, tri thức truyền thống có thé dé dang phânbiệt với “Tri thức toàn cầu” (Cosmopolitan Knowledge), là những tri thức được rút ra

từ kinh nghiệm trên toàn thế giới và kết hợp các khám phá khoa học, kinh tế và triếthọc của “phương Tây” với các nền văn hóa phổ biến khác [92, tr 15] Bên cạnh đó,

tính chất truyền thống ngoài cho thấy sự hình thành và phát triển dựa trên truyền

thống theo cách hiểu thông thường còn ân chứa những ý niệm sâu xa hơn thé Trithức truyền thống là kết tinh trí tuệ của nhiều thế hệ cộng đồng ban địa và đồng thời,cộng đồng bản địa đã gửi gắm những bản sắc của mình khi sáng tạo ra tri thức truyềnthong đó Do vay, việc hình thành và sử dụng tri thức truyền thong trén thuc té cting

là sử dụng một phan truyền thống văn hóa của các cộng đồng ban dia mà tri truyềnthong đại diện [38, tr 114], anh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến cộng đồng bản địanăm giữ tri thức truyền thống

Ba là, tri thức truyền thong là sản phẩm của cộng đồng bản địa nên có tinhtập thé và được coi là tài sản chung của cộng đồng bản địa đã sáng tạo ra tri thứctruyền thống đó Tri thức truyền thống là sự pha trộn giữa hiểu biết và kinh nghiệmđược tích hợp giữa thế giới quan va hệ thong gia tri cua cong đồng bản địa Vì vậy,tri thức truyền thống thường mang tính chất tập thé và được coi là tài sản chung của

cả cộng đồng, ám chỉ một nhóm người có cùng nền văn hóa truyền thống, sinh sống

và có quan hệ mật thiết với môi trường, hệ sinh thái của một khu vực địa lý nhất định

30

Trang 39

[157] Tri thức truyền thống không tự nhiên sinh ra mà do cộng đồng bản địa tích lũy,gìn giữ và phát triển trong khoảng thời gian dài Có thê nói, tri thức truyền thống làmột tài sản không của riêng ai (res nullius) [113, tr 89-90] trong mắt cộng đồng banđịa nhưng cũng vừa là tri thức thuộc về cộng đồng bản địa trong con mắt của nhữngngười khác Đối với cộng đồng bản địa, việc duy trì và phát triển tri thức truyền thôngnhư một loại trách nhiệm cộng đồng hơn là quyền sở hữu độc quyền cho một cá nhân

cụ thể Tuy nhiên, điều này tác động không nhỏ vào hệ thống SHTT khi muốn bảo

hộ tri thức truyền thống như một đối tượng của quyền SHTT Cụ thé, sẽ rất khó hoặc

gần như không thê xác định tác giả cụ thé của tri thức truyền thống là ai, trong khi hệthống SHTT đương đại xoay quanh một chủ thể sáng tạo nhất định [4]; đồng nghĩavới việc khó áp dụng quyền độc quyên cho tri thức truyền thống như những đối tượngquyền SHTT khác; từ đó dẫn tới những bắt cập trong việc thực thi quyền SHTT chochủ sở hữu khi có hành vi xâm phạm tri thức truyền thống xảy ra

Bon là, tri thức truyền thong có tính năng động và linh hoạt Tính chất năng

động và linh hoạt được thể hiện ở chỗ tri thức truyền thống mặc dù được xây dựng

dựa trên nền tảng truyền thống nhưng luôn thay đổi và thích ứng linh hoạt với sự pháttriển của công nghệ và kinh tế - xã hội đương đại [45, tr 11] Nhiều học giả đánh giátính năng động và linh hoạt của tri thức truyền thống dựa trên cơ sở truyền thống củakhái niệm này hay tính năng động, linh hoạt chính là hệ quả từ tính truyền thống

Theo đó, tính “truyền thông” đã trở thành “một bộ lọc dé sự đôi mới diễn ra” [70, tr.

81] và là “truyền thống của phát minh và đổi mới” [129, tr 6] Điều này có nghĩa, trithức truyền thống không phải là tri thức “tĩnh” mà trên nên tảng truyền thống gắn liềnvới cộng đồng ban địa đã được rút kinh nghiệm và thay đôi cho phù hợp hơn với bốicảnh mới thông qua cách cộng đồng bản địa tiếp thu và sử dụng tri thức đó Tri thứctruyền thống được xem là kết quả của quá trình kiểm định, thích nghỉ và sáng tao,phản ánh sự đáp ứng của cá nhân hoặc cộng đồng với môi trường xung quanh Vìvậy, thời điểm tri thức truyền thống được sử dụng mang tính hiện thời, còn sự tíchlũy, đúc rút kinh nghiệm, cải tiễn, phát triển tri thức đó qua nhiều thé hệ lại mang tínhtruyền thống [24, tr 150], nhưng ở mỗi thời điểm sử dụng, tri thức truyền thống đó

31

Trang 40

đã có sự khác biệt nhất định dé phù hợp với thực tiễn đặt ra nên tri thức truyền thông

lại có cả tính năng động và linh hoạt.

1.1.3 Phân loại tri thức truyền thong

Van đề tri thức truyền thống giới han trong lĩnh vực nào hay bao gồm nhữngloại nào cho đến nay vẫn chưa đi đến một kết luận thống nhất Theo quan điểm củaWube Meron Tesfaye, tri thức truyền thống không giới hạn trong bat kỳ lĩnh vực nghệ

thuật hay công nghệ, kỹ thuật nào bởi suy cho cùng, sự sáng tạo của con người là vô

hạn Tuy nhiên, tác giả tập trung nhìn nhận tri thức truyền thống trong phạm vi hẹp,

liên quan đến khía cạnh công nghệ, kỹ thuật sẽ bao gồm ba nhóm tri thức truyền thống

cơ ban: (i) Tri thức truyền thống về y học (còn được gọi là Tri thức y học cô truyền)(Traditional Medical Knowledge — TMK); (ii) Tri thức truyền thống về sinh thái(Traditional Ecological Knowledge — TEK); (iii) Tri thức truyền thống về nông

nghiép (Traditional Agricultural Knowledge — TAK) [157].

Theo Tổ chức Y tế thé giới, tri thức truyền thống về y hoc hay tri thức y hoc

cô truyền (Traditional Medical Knowledge — TMK) là tông thé tri thức về chuyênmôn, kỹ năng và thực hành dựa trên lý thuyết, niềm tin và kinh nghiệm của cộng đồngbản địa với mục tiêu sử dụng trong thực tiễn dé chân đoán, phòng ngừa, cải thiệnhoặc điều trị các bệnh về thé chat và tâm than của con người [156] TMK là một loại

tri thức truyền thống, được hình thành trên cơ sở lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ

khác của cộng đồng bản địa, phản ảnh bản sắc văn hóa và nền văn minh của cộngđồng đó Chang hạn, người Trung Quốc xa xưa đã dựa vào thuyết Âm — Duong déchân đoán bệnh tật cho con người Âm và Dương đại diện cho bóng tối, sự lạnh lẽocủa Mặt trăng (Âm) và ánh sáng, sự ấm nóng của Mặt trời (Dương) Nếu một người

bị thiếu đi một trong hai yếu tố Âm hoặc Dương sẽ gây ra mat cân bằng cơ thé và dantới bệnh tật Chứng Dương là do đương khí dư thừa dẫn đến biểu hiện các triệu chứng

nhiệt (nóng) như sốt, viêm và căng thắng Mặt khác, hội chứng Âm, phát sinh do hoạt

động quá mạnh của yếu tố Âm, sẽ gây ra tình trạng lạnh của cơ thé như hạ thân nhiệt

và suy nhược toàn thân Dé điều trị chứng Dương (nóng) thì phải dùng các vị thuốc

có tính “lạnh” dé chống lại tình trạng nóng của cơ thể (làm “hạ nhiệt” cơ thê); ngược

32

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w