1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công tại Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Nghệ An

98 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tăng Cường Công Tác Quản Lý Chất Lượng Công Trình Trong Giai Đoạn Thi Công Tại Trung Tâm Nước Sinh Hoạt Và Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn Nghệ An
Tác giả Nguyễn Minh Thỏi
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Bỏ Uõn
Trường học Trường Thủy lợi
Chuyên ngành Quản lý xây dựng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 5,82 MB

Nội dung

Thực trạng và những kinh nghiệm trong công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công tình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn ở nước ta trong thời gian vừa qua - Hệ thống cơ sở lý l

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đê tài luận văn này là sản phâm nghiên cứu của riêng cá nhân tôi Các sô liệu và kêt quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được

ai công bô trong tât cả các công trình nào trước đây Tât cả các trích dân đã được

ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày — tháng 11 năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Thái

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự

hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Bá Uân, và những ý kiến về chuyên môn quý báu của các thầy cô giáo trong khoa Công trình, bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng Đến nay, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài luận văn: “Tang cường công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn

thi công tại Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Nghệ

An’, chuyên ngành Quan lý xây dựng.

Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Trường Thủy lợi đã tận tình giảng dạy tác giả trong suốt quá trình học tại trường và xin cảm ơn anh em bạn

bè đồng nghiệp trong cơ quan đã cung cấp số liệu, giúp đỡ tác giả có đủ tài liệu

đê thực hiện luận văn.

Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến

đóng góp của quý độc giả.

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Thái

il

Trang 3

MỤC LỤC

PHAN MỞ DAU s< s<E++d©EEE.A4EE2E244EEE244 9774441972244 p9pAapporordeie 1

1 Tính cấp thiết của đề tài s- << s< sSsSsE2sE24E2ExSsEsEEsEEsEEsEssEsssesersersee 1

2 Mục đích nghiên cứu của dé tài s-s-sssss se se tsessessessesseserserserserse 2

3 Phương pháp nghién CỨU - <5 << 9.99 9 0010000000006 050 2

4 Đối tượng và phạm Vi nghiên Cứu se sssessssssesseessessessezseessesse 2

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài -s s<csccsecsscssessesserssrssesee 3

6 Kết qua dự kiến đạt được s- 5c << csSse©ssSssEsseEseEestsserserssrsstrserssrssssee 3

7, Nội dung của luận VĂN G5 5 9 9 9 9 9.0.0 0.0 0.000.000 000008006 3

CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE QLCL CÔNG TRÌNH CAP NƯỚC SINH

HOAT VA VỆ SINH MOI TRUONG NONG THÔN ° -s scs<¿ 5

1.1 Khái niệm và vai trò của công trình cấp nước sinh hoạt va VSMT nông thôn 5 1.1.1 Khái niệm về công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn 5 1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn hiện

"T0 7

1.2 Tình hình đầu tư xây dựng các công trình nước sinh hoạt và VSMT nông

thôn ở NUGC 4 <5 << < << HH TH II 0000000 0 n0 8

1.2.1 Chủ trương đầu tư -¿- ¿- ¿Sex k9 1211211211211 1111111111 111.1111111 1x re 8 1.2.2 Két qua dau tur cà ẽẽ ,ÔỎ 9

1.2.3 Mô hình quan lý các dự an đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt và

M6 0i: 10

1.2.4 Những van đề tồn tại trong đầu tư ¿- ¿- ++E+E2+EESEEEEEEEEEEEEEEkerkrrrrrkrred 11

1.3 Téng quan về QLCL công trình cấp nước sinh hoạt va VSMT nông thôn 12 1.3.1 Quản lý chất lượng công trình - 2-2 5¿+©+++Ex++Ex+2EEtEE+tEE+SExrrrxerkerrkree 12

1.3.2 Quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thon - - G1111 vn ng ng ng iệp 15

1.4 Những bài học kinh nghiệm trong đầu tư xây dựng các công trình cấp nước

sinh hoạt và VSMT nông fHÕn 2 <5 < 5< 5< 9 0 0 908405088088 56 18

1.4.1 Về cơ chế chính sách -: ++++©+++t+£E+xtttEkktttrkkttttttrrttrtrrrrrtrrrrtrkrrrrrkeg 18 1.4.2 Lựa chọn địa điểm đầu tư:: ¿St kEk+kEkEEEEEEEEEEEESEEEESEEEEEEEEEEEkrkerkrkerksree 18

1.4.3.T6 chức đầu tư và quan lý sử dụng sau đầu tư: - 2c cz+ce+cxcrxerrrrsrred 19

lil

Trang 4

1.5 Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 19

{1 001)0.,.005756ŠŠ 21

CHUONG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LY CHAT LƯỢNG THI CONG XAY DUNG CONG TRINH CAP NUOC SINH HOAT VA VSMT NONG ¡0 22

2.1 Khái niệm chung về quan lý chất lượng công trình . -° 5° se <2 22 2.1.1 Khái niệm và nguyên tắc của quản lý chất lượng công trình - 22

2.1.2 Nội dung quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình 23

2.1.3 Phương pháp và công cụ quản lý chất lượng công trình s- 5 5+: 27 2.1.4 Trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia trong quản lý chất lượng công i0 0 30

2.2 Nội dung quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công xây dựng 34

2.2.1 Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu 34

2.2.2 Nội dung giám sát chat lượng thi công xây dựng công trình của chủ dau tư 35

2.2.3 Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình - 37

2.3 Những căn cứ dé quan lý chat lượng công trình trong giai đoạn thi công 37

2.3.1 Những quy chuẩn tiêu chuẩn ¿- 2:2 +¿++£2E++EE+£EE+2EEtEEEerkeerkesrxerrrees 37 2.3.2 Những văn bản pháp QUy - - +2 311321112111 11 1111111111 1 1 H1 HH giết 38 2.4 Những đặc điểm của công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn có ảnh hưởng đến thi công và quản lý chat chat lượng thi công xây dựng 38

2.5 Những nhân tố anh hướng đến công tác quan lý chất lượng thi công công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn -2 s° s2 ssssesssesessess 40 2.5.1 Nhóm nhân tố chủ quan - 2 2£ ++£+E£+EE+EE+EE£EEE2EESEEEEEEEEEEEEEEEerkerrrrrrrred 40 2.5.2 Nhóm nhân tố khách quan ¿2 ¿ ¿+ ©E+SE2EE+EE2E£+E££E£EE+EE+EEEEESEEzEEzEerrerree 41 2.6 Những tiêu chí đánh giá công tác quan lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi CONG - 0 55-5 sọ cọ TT 0 000000 00096 0 42 2.6.1 Tiêu chí đánh giá về chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực - 42

2.6.2 Tiêu chí đánh giá về quản lý vật tư, máy móc thiết bị - 5 5 5+: 43 2.6.3 Tiêu chí đánh giá về công tác tổ chức quản lý thi công -. - +: 43

{1807109101 0 A00 44

1V

Trang 5

CHƯƠNG 3: THUC TRANG VÀ GIẢI PHÁP TANG CƯỜNG CÔNG TÁC QUAN LY CHAT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TRONG GIAI DOAN THI CONG TAI TRUNG TAM NUOC SINH HOAT VA VSMT NONG THON NGHE AN.45

3.1 Giới thiệu về Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Nghệ An 45

3.1.1 Quá trình hình thành và cơ cấu tô chức bộ máy quản lý - 2z: 45 3.1.2 Các dự án do Trung tâm đã và đang quản Ìý 5 5c + Sss*+ssssexeereeressrs 47 3.2 Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công tại Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Nghệ An - 49

3.2.1 Tổ chức bộ phận quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình tại Trung tâm 49

3.2.2 Thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình tại Trung CAM eee 50

3.2.3 Đánh giá chung về công tác quan lý chat lượng thi công xây dựng công trình 008 a.:¬âầăA L4 56

3.3 Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công tại Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Nghệ An 58 3.3.1 Giải pháp về tổ chức quản lý chất lượng 2-2 +¿++2++zx++zxzxxsrseee 58 3.3.2 Giải pháp quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cau kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây Ựng s1 HH ve 66 3.3.3 Giải pháp quản lý chat lượng thi công xây dựng công trình của nha thau 68

3.3.4 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giám sát 71

3.3.5 Giải pháp trong nghiệm thu giai đoạn và nghiệm thu hoàn công 73

3.3.6 Giải pháp tăng cường chất lượng công tác kiểm định chất lượng 80

3.3.7 Đề xuất giải pháp QLCL thi công cho dự án cấp nước sinh hoạt liên xã Long Thành, Khánh Thành, Vĩnh Thành, Trung Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An 81

{8906.001.111 ).) 86

KET LUẬN VA KIEN NGHỊ, 2-2 < << se ©s£EssExseEseEseEssesserserserssere 87

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHAO - 2-22 5£ sssssessevssessses 90

Trang 6

Hệ thống công trình cấp nước sinh hoạt

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban QLDA tại Trung tâm

‘Quy tình quan lý chất lượng tại Trung tâm hiện nay

BB chứa nước bị thắm trong quá tinh thử tích nước

Sự cố vỡ ống nước do thi công không đúng quy trình

"Hệ thống lắng lọc hợp khối bị thắm trong quá trình thử tích

Để xuất sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban QLDA tại Trung tim

Trang 5 Trang 49 Trang 50 Trang 55

‘Trang 55

“Trang 56

“Trang 59

Trang 7

DANH MỤC BANG BIEU

Bảng 3.1 Một số dự án tiêu biểu mà Trung tâm đã vả đang quản lý: Trang 48Bảng 32 Một số sự cổ tai các công tinh cấp nước Trang 53

Bảng 33 Để xuất dự kiến một số ké hoạch dio tạo nguồn nhân lực Trang 72

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

MTQG | Myc tiéu quéc gia

ADB Ngân hing phát tiển Chiu A

TBvàXH | Throng binh va Xa hoi

TCVN Tiêu chuẳn Việt Nam

UBND Ủy ban nhân din

VSMT V6 sinh môi trường

vill

Trang 9

PHAN MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay đất nước dang trong thời kỳ đổi mới, các công tinh xây dựng được Đảng và

nhà nước chú trọng đầu tư để nâng cao đời sống của nhân dân hơn nữa như: nhà ớ,đường giao thông, hệ thống cấp thoát nue Chính vì vậy vệ quan lý chất lượng

một dự án xây dựng là hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sông.

công đồng và hiệu quả sử dụng của công trình

“rong thời gian qua, công tác quản lý chất lượng công trình xây đụng được các cơ

quan quan lý nhà nước, ác chủ đầu tư và các đơn vị liên quan quan tâm chỉ đạo thực hiện Nhiều công tình xây dựng hoàn thành, đảm bảo các yêu cầu về chit lượng đã

phát huy hiệu quả đầu tư, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuy

nhign, vẫn còn nhiều công tình xây dựng chất lượng thấp cá biệt có công trình vừa

xây dung xong đã xuống cấp, hư hong, không hiệu quả, mắt an toàn gây bức xúc

xã hị làm lãng phi tiễn của, không phát huy được hiệu quả vốn đầu tr vỉ dự nhưMột số dự án cắp nước sinh hoạt nông thôn do trong quá trình thi công chưa đúng quy

iy ra thất

trình, chất lượng chưa dim bảo nên vừa đưa vào vận hành, khai thác tì

thoát nước rit lớn và công trình xuống cắp nhanh chóng Nguyên nhân chủ yéu do cácchủ đầu tư, các tổ chức tư vấn, các nhà thầu tham gia quản lý về xây dựng công trìnhkhông tuân thủ nghiêm túc các quy định quản lý từ khâu khảo sắt lập dự án đầu tư đến

thi công xây dựng và kiểm tra chứng nhận sự phù hợp chất lượng, nghiệm thu, bảo

hành, bảo ui công tinh xây dụng Hệ thống quản lý chất lượng công trình xây đựng từtinh đến cơ sở còn nhiều b sập, thiếu đồng bộ và chưa có sự phối hợp chat chế giữa

sắc cấp, các ngành,

‘Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Nghệ An là đơn vị trục thuộc Sở Nong

nghiệp và PTNT Nghệ An đang quan lý một số dự án đầu tư xây dựng các công trìnhcắp nước sinh hot và vệ sinh môi trường nông thôn Tuy nhiên công tác quản lý chất

lượng công trình của trung tim, đặc biệt là chất lượng công trình trong giai đoạn thi

giải pháp khắc phục Vì lý

do đó tác giá lựa chọn đề tài “Ting cường công tác quản lý chất lượng công trình

Trang 10

trong giai đoạn thi công tại Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Nghệ An”

dé đánh giá thực trang vé công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi

sông gi Trung tâm đồng thời đưa rà ác giải php tăng cường để khắc phục các vin đề

và tên tạ hiện nay

2 Mục đích nghiên cứu của để tài

ài luận văn nghiên cứu để xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cường công tác quản lý ch

sinh hoạt và VSMT nông thôn Nghệ An.

it lượng công trình trong giai đoạn thi ng tai Trung tâm Nước.

3 Phương pháp nghiên

"Đề thực hiện những nội dung nghiên cứu, tác gi luận văn sử dụng các phương pháp

nghiên cứu sau: phương pháp điều tra khảo sát thực địa thu thập số liệu thực tế:phương pháp thống kê số iệu và phân tích tổng hợp; phương pháp nghiên cứu kế thừacác ti liệu về quan lý chất lượng công tinh; phương pháp đối chiếu với hệ thống vănbản pháp quy và một số phương pháp khác dé nghiên cứu giải quyết vin đề đã đặt rẻ

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

«a Đắt tượng nghiên cửu của đề tải

tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công tại Trung tầm Nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Nghệ An và những

nhân tổ ảnh hưởng đến chất lượng công tác này

b, Phạm vi nghiên cứu của dé tài

Phạm vi về mặt không gian và nội dung: đề tà tập trung nghiên cứu chủ yếu v8 công

tác quan lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công các dự án công ình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn do Trung tâm Nước sinh hoạt và 'VSMT nông thôn Nghệ An quản lý

Pham vi về mặt thời gian, luận văn sé tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng công.

tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công tại Trung tâm từ năm 2012đến 2016 và đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng cho giai đoạn

2016-2020.

Trang 11

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn cña đỀ tài

ic quán lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công, các nhân.

mn cứu về quản lý chất lượng trong quá trình thi công công trình,

b Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả phân tich đánh git và đề xuất giải pháp của đề tài sẽ là những tài liệu tham

khảo trong việc ting cường hơn nữa hiệu quả công tắc quản lý chit lượng thi công sông trình không chỉ cho Trung tim nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Nghệ An và cho nhiều đơn vi, Ban QLDA khác.

6 KẾt quả dự kiến đạt được.

ĐỂ đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn cần phải nghiên cứu, giải quyết được

những vấn đề sau

ng quan về các dự án cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn và công tác quản lý

chit lượng các dự án cắp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Thực trạng và những

kinh nghiệm trong công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công tình cấp nước

sinh hoạt và VSMT nông thôn ở nước ta trong thời gian vừa qua

- Hệ thống cơ sở lý luận về công tác quản l chất lượng tong gai đoạn thi công xây

dựng công trình;

Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn

thi công tại Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Nghệ An và dé xuất một số

ải pháp nhằm tang cường công tác quản lý chất lượng công trình rong giai đoạn thí

công tại Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Nghệ An.

7 Nội dung của luận văn

Ngoài Phin mở đầu, Kết luận

luận văn được cấu trúc thành 3 chương nội dung chính như sau:

nghị, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của

3

Trang 12

Chương I: Tổng quan về QLCL công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn;

“Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng thi công xây dựng công tinh cấp

nước sinh hoại và VSMT nông tho

- Chương 3: Thực trang và giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng côngtrình trong giai đoạn thi công tại Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Nghệ.

An

Trang 13

CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE QLCL CÔNG TRÌNH CAP NƯỚC SINHHOAT VÀ VỆ SINH MOI TRUONG NÔNG THON

1.1, Khái niệm và vai trò của công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn ELI Khải niệm về công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn

LLL Khái niện

“Công tinh cắp nước sinh hoạt là một hệ thống các công tình có chúc năng thu nước

xử lý nguồn nước, dự tir nước, vận chuyển và phân phối nước đến đổi tượng sử dụng

5 DI] 7

6

1 5

Hình 1.1 : Hệ thống công tình cắp nước sinh hoạt (NguỖn : Internet)

Cae số trong hình như sau:

1 NguỖn nước lấy vào có thé nước nị

2 Tram bơm cấp 1 và công tinh thu có nhiệm vụ thu nước từ nguồn và bom

lên tạm xử lý nưổ

3 ‘Tram xử lý nước : dàng các hóa chất làm sạch nguồn nước dat theo yêu cầu

4 B chứa nước sạch dồng để chứa nước sạch đã được qua xử ý

5 Trạm bơm cấp 2: vận chuyển nước từ bễ chứa đến các mạng tuyến dng

hỏa lưu lượng giữa trạm bơm cắp 2 và tuyển mạng

7 Các mạng đường ông : bao gdm mạng lưới truyền tải, phân phối và dich vụ

hoặc nước mat

a Hệ thẳng thu nước

Hệ thống thu nước có nhiệm vụ thu nước từ nguồn nước có thé nước ngằm hoặc nước

mặt Hệ thống thu nước ngầm thường là giếng khoan, thu nước từ nguồn nước ngầm

mạch sâu, Lựa chọn vị trí hệ thống thu nước dựa trên cơ sở đảm bảo lưu lượng, độ ổn

định, tuôi thọ công trình và thuận tign cho việc bảo vệ vệ sinh nguồn nước.

b Tram bơm cấp 1

Trang 14

ống thu nước lên trạm xử lý Trạm.

1 có nhiệm vụ đưa nước thô từ hệ t

1 đặt riêng biệt bên ngoài trạm xử lý nước, có trường hợp lấy nước từ xa, khoảng cách dé trạm xử lý có thể tới vài kilomet thậm chí hàng chục kilomet, có

trường hợp gan th chỉ vài mét

“Trường hợp sử dụng nguồn nước mặt, tram bom cấp T có thể kết hop với hệ thong thu

nước hoặc xây dựng tách biệt Công trình thy nước sông hoặc hd có thể dùng cửa thu

va dng tự chảy, hoặc chỉ ding cửa thu và ống tự chảy đến trạm xử lý khi mức nước ở

nguồn nước cao hơn cao độ ở trạm xử lý.

Khi sử dụng nước ngằm, trạm bơm cấp 1 thường là các máy bơm chim có áp lực cao.

giúp hút nước được đễ dàng, bơm nước từ giếng khoan đến trạm xử lý.

e Trạm xử:

‘Tram xử lý có nhiệm vụ làm sạch nước ngt đạt bằng các tổ hợp bé lắng đứng a

chất lượng nước sinh hoạt hoặc chất lượng nước sản xuất theo yêu cầu riêng, sau đó

dưa nước vào bể chứa nước sạch

4 Bé chứa nước sạch, ram bơm cấp 2 và đài nước

Bể chứa nước sạch có nhiệm vụ dự trữ nước sạch sau khi đã qua xử lý, thông qua tram

bom cấp 2 để cung cấp cho nơi tiêu ding

‘Tram bơm cắp 2 là tổ hợp các máy bơm iy có nhiệm vụ đưa nước đã xử lý từ bỂ chứanước sạch vào mạng cắp nước B chứa nước sạch và tram bơm cắp II được dat tongtạm xử lý Mạng lưới đường ống phân phối nước làm nhiệm vụ phân phối và dẫn

nước đến các hộ tiêu thụ.

Đài nước có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng nước giữa trạm bơm cấp II và mạng cấp

6 Các mang dường ủng

Mạng lưới đường ống phân phối nước làm nhiệm vụ phân phổi và dẫn nước đến các

hộ tiêu thụ Mạng lưới đường Ống phân phối nước gồm mạng cắp Ì là mạng truyền ải

Trang 15

mạng cắp 2 là mạng phân phối và mạng cấp 3 là mạng dịch vụ Thông qua 3 mạng cắp

nước này vận chuyển nước đến tận nơi cho các hộ sử dụng.

1.1.1.2 Các nhu cầu dùng nước

Nude được ding cho các mục đích khác nhau trong sinh hoạt, rong sản xuất và các

me dich khác Chia thành ba loại nhủ edu đồng nước như sau:

ca Nước dùng cho sinh hoạt

Là loại nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người như nước dùng,

48 an uống, nấu ăn, tắm rửa Nước đồng cho sinh hoạt phải dim bảo cúc tiêu chuẩn về

hóa học, lý học và vi sinh theo các yêu cầu của quy phạm dé ra, không chứa các thành

phân lý, hóa học và vi sinh ảnh hưởng đến sức khỏe của con người Nước sinh hoạt tại

sắc cùng nông thôn hiện nay thường được sản xuất đạt theo quy chuẩn 02 của Bộ Y

TẾ

5, Nước ding cho sẵn xuất

CCó rit nhiều ngành công nghiệp ding nước với yêu cầu về chất lượng và lưu lượng

khác nhau Có ngành yêu cầu lưu lượng nước lớn nhưng chất lượng không cần quá

sao ngược lại có những ngành yêu edu lưu lương nước Không nhiễu nhưng chất lượngnước lại rất cao

¿Nước dùng cho chữa cháy

Hệ thống công trình cấp nước cho sinh hoạt hay sản xuất đều phải tính đến trưởng hợp

xây ra hoa hoạn Chính vì vậy người ta thường bổ trí các trụ cứu hỏa trên các mạng tuyển ông để thuận tiện cho việc lấy nước.

1.L2, Val tb và ÿ nghĩa của công trình cấp nước sink hoạt và VSMT nông thon

iện nay

11.21 Vai ro

Nurde sạch và vệ sỉnh mỗi trường là hai nhủ cầu rt cn tht rong đời sống hing ngày,

"Đặc biệt nước sạch cho din cư vùng nông thôn là một trong những chi số quan trongcủa Tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới Trong điều kiện biến đổi khí hau,

sự nồng len của Trải đắt dẫn đến tinh trạng hạn hán kéo dài

7

Trang 16

Hiện nay, tại một số vùng nông thôn trong tỉnh Nghệ An, nguồn nước người dân sử

dung sinh hoạt chủ yếu là ở bể chứa nước mưa, sông, suối và nước ngm từ giếng dio,

giếng khoan Nếu nguồn nước không dim bio vệ sinh sẽ gây nên nguy cơ mắc các

bệnh đường ruột, bệnh ng dda và một số căn bệnh nguy hiểm khác Chính vì thể, vai

trò của công trình cắp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn với đời 1g nói chung, với

đổi khí

sắc vùng nông thôn luôn luôn cin thế Nhất là trong diễu kiện bi: st

của Trái đắt dẫn đến tinh trang han hán kéo đài thì nhủ cầu dùng nước của

người dân ngày càng bức thiết hon,

“Thực tẾ, công tình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn có vai tr rắt quan trongtrong đời sống, nó không chỉ g6p phần nâng cao nhận thức của người din khu vực

nông thôn mà còn cải thiện điều kiện sống của nhân dan, góp phần quan trọng trong

phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu s

11.32 Ý nghĩa

Cong tình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn có một ý nghĩa rt it thực vềmặt nh than cũng như sức khỏe với đời sống nhân dân khu vực nông thôn ma đặc biệtđối i người nghẻo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Thờ sự đầu tư tích cực của Đảng, Nhà nước và Chính phủ nên càng ngày càng nhiều

người dân được tiếp cận với nu án sạch thông qua các dị yy dựng công trình cấp, nước, chính vì vậy tinh đến hết năm 2015, đã có 8 người dân khu vực nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh trong đó có khoảng 35% từ các công trình ip nước.

tập trung, còn lại từ các công trình nhỏ lẻ, khoảng 45% người dân được sử dụng nước đạt Quy chuẩn Việt Nam 02 của Bộ Y tế; 65% tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh ở khu

‘vue nông thôn và khoảng 95% trường học và trạm y tế có nhà tiêu và công trình cấp

nước hợp vệ sinh.

12 Tình hình đầu tư xây dựng các công trình nước sinh hoạt và VSMT nông

thôn ở nước ta

1.2.1 Chủ trương đầu

Trang 17

1.2.1.1 Boi với vùng miền múi

Từ trước đến nay Nhà nước luôn quan tâm đầu tw các công trình cấp nước sinh hoạtnông thôn cho đồng bào dân tộc thiểu sổ, vùng sâu, vùng xa bằng các Chương trình

như 134, 135, 30a và các dự án ODA để phục vụ và cải thiện đời sống cho nhân dan,

1.2.1.2, Đối với vùng đồng bing

Hiện nay chủ trương đầu tư của ving đồng bằng là theo hình thức Nhà nước và nhân.

dân cùng làm, nhân dân tùy từng vùng quy định mức đóng góp để hoàn thành công trình, hình thức này nâng cao vai trò giám sát công trình cho người din qua đó giúp

chit lượng công tình được dim bảo hơn

1.2.2 KẾt quả đầu t xây đựng

1.2.2.1 KẾI quả thực hiện đầu we xy đựng

“heo tổng hợp, toần quốc hiện có khoảng 15.093 công trinh cấp nước tập trong với các

mô hình quản lý khác nhau như: cộng đồng 48%, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh

mỗi trường nông thôn tinh 19%, tư nhân 11%, UBND xã 12%4, doanh nghiệp 5, HTX 3⁄0 và Ban quản lý 2% Nhưng chỉ có khoảng 75% công tinh hoạt động hiệu

«qua, số còn lại hoạt động kém hiệu quả hoặc đừng hoạt động,

Việ c tuân thủ quy hoạch được duyệt, xây dựng các công trình cấp nước với quy mô

lớn, liên xã, tận dụng mở rộng, dau nỗi từ các nhà máy nước sẵn có đã dam bảo tốt hơn.hiệu gia đầu tr, đảm bảo tính bén vững công tình Đặc biệt đã tit kiệm được các chỉ

phí về đất đai, chỉ phi quản lý trong xây dựng các công trình nước sạch vùng nông

thôn Thực hig

Khắc phục được tình trạng manh min, ít cổ, bs hẹp trong phạm vi hành chính khỉ

hơn việc giám sát, quản lý chất lượng nước sạch vùng nông thôn

thực hiện các dự án cấp nước sạch nông thôn.

1.2.2.2 Kết quả thực hiện công túc trun thông, hướng dẫn thực hiện

Giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức người dân, cộng đồng cúc tổ chức,

đoàn thé đã góp phần tạo sự chuyển biến đáng kể vé nhận thức và thay đổi hành vi

9

Trang 18

theo hướng tích cực về sử dụng nước sạch và đảm bảo vệ sinh môi trường trong toàn

xã hội

Các hoạt động thông tin - giáo đục =truyỄn thông đã hết sức được chứ tập trùng thực

hiện Nội dung truyén thông đã tập tung nâng cao ý thức của người dân, trách nhiệm

của các cấ , các ngành và toàn xã hội trong việc đầu tư và quản lý các công trình cấp,

nước, vệ sinh để đảm bảo sức khỏe người dân, thúc diy sự phát trién kinh tế - xã hội Giới thiệu các mô hình công nghệ, quản lý vận hành, các chủ trương, chính sách của nhà nước về hỗ trợ đẫu tư phát tiễn ip nước sạch và VSMT nông thôn.

1.3.3 Mô hình quản lý các dự án đầu tw xây dựng các công trình cấp nước sinhhoạt và VSMT nông thôn

‘Theo tình hình thực tế và kinh nghiệm đúc rút trong thực hiện chương trình nước sạch

6 các địa phương trên toàn quốc cho thấy, nơi nào có sự phối hợp, liên kết chặt che

giữa Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn của tinh với UBND các xã và người dân hưởng lợi thì ở đó công trình sẽ phát huy hiệu quả.

"uy nhiên tg một số nơi thi quan lý các dự án lạ là các địa phương có công rnh làm

chủ đầu tư, những nhiễu chủ đầu tư thiếu năng lực cả tong quản lý đầu tr, tổ chức

thực hiện đầu tư cũng như tỏ chức quản lý sử dụng, duy tu bảo đường công trình sauđầu tư

Một số mô hình điển hình trong quan lý các dự án đầu tư xây dựng các công tình cấp

nước sinh hoạt và VSMT nông thôn hiện nay là:

á Mô hình chủ đều trực tiếp quân lý thực hiện dự án

Đây là mô hình quản lý dự án mà chủ đầu tư hoặc tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tự

xây dựng, tự tổ chức giám sát và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật hoặc chủ đầu tư

lập ra ban quản lý dự án để quản lý việc thực hiện các công việc dự án theo sự uỷ

quyển Mô hình nảy thường được áp dụng cho các dự ấn quy mô nhỏ với công suất

sắp nước từ 500 đến 1000 m3/ngiy.dém , đơn giản vé kỹ thuật và gin với chuyên môn

của chủ dự án , đồng thời chủ đầu tư có đủ năng lực chuyên môn kỹ năng và kinh

nghiệm quản lý dự án, Để quản lý chủ đầu tư được lập và sử dụng bộ máy có năng lực

10

Trang 19

chuyên môn của mình mà không edn lập ban quản lý dự án

.b Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án:

Diy là mô hình tổ chức trong đó chủ đầu tư giao cho ban quản lý điều hành dự Ấnchuyên ngành làm chủ nhiệm điều hành hoặc thuê tổ chức có năng lực chuyên môn đểdiều hành dự án Loại hình này thường áp dụng với các công tinh cấp nước có côngsuất lớn hơn 1000m8/ngày đêm,

« Mé hình tự thực hiện dự án

CChủ đầu tư có đủ khả năng hoạt động sản xuất xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự

án thi được áp dụng hình thức tự thực hiện dự án Hình thức tự thực hiện dự án chỉ áp

dụng đối với các dự ấn sử dụng vẫn hợp pháp cia chính chủ đầu tư (vốn tự có, vốn

vay, vẫn huy động từ các nguồn khác) Mô hình này thường được áp dụng cho các chủ

đầu tư là các đoanh nghiệp tư nhân đầu tư vào cắp nước sinh hoạt nông thôn theo hình

thức xã tội hóa.

1.3.4 Những vất tai trong đầu te

Hoạt động cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung chủ yếu tập trung vào nâng cấp cải

tạo các công trình cắp nước nhỏ lẻ hộ gia đình ( giếng đào, giếng khoan, b chứa nướcmưa) là những mô hình truyền thống, thiếu bin vũng về nguồn nước và chất lượngnước sử dụng trong điều kiện biến đối khí hậu, nguôn nước, môi trường ngày càng suythoái, 6 nhiễm, đặc bit là để hư hỏng, xuống cấp sau các mia mưa, lũ đối với các

‘ving dân cư lưu vực sông và đồng bằng tring va đồng bằng ven biển

Việc khai thác, sử dụng các kết quả đạt được chưa cao, đặc biệt là các công Hình cấp

nước tập trung do trong quá tình th công không dim bảo dẫn đến ty lệ thất thoát là rất

lớn, vì vây nguồn thu không đủ chỉ dis đến các công trình thi kinh phí trong việc

sửa chữa, nâng cấp và bảo dưỡng rong khi sự hỗ trợ của Nhà nước còn hạn cÌ

các công trình xuống cấp nhanh chóng và din dẫn không sử dụng nữa

"Vẫn còn nhiều công tinh cắp nước sinh hoạt được đầu tr din trải din đến nhiễu công

trình dé dang kéo dài không hoàn thành Nguyên nhân do nguồn vốn hỗ trợ của nhà

nước theo cơ chế không đáp ứng nhu cẫu kế hoạch cũng như quy mô, tính chất quan

"

Trang 20

trong của Chương trình nguồn vốn đồng góp của người hưởng lợi thấp, không kip

thời.

Hoạt động đầu tư chưa thể hiện đúng quy trình, trách nhiệm, tính mình bạch trong sựnổi với người sử dụng ( đồng thời là người đóng góp xây dựng tư 10% đối với

vùng chính sách vả 40% đối với vùng đồng bảng); chưa chú trọng đến các hoạt động.

sông đồng, công tác chuẳn bị cho việc tiếp nhận quản lý vận hành, sử dụng sau đầu

tư, nhất là đối với các công trình cắp nước sinh hoạt vùng cao, vùng xa phục vụ các

đối tượng dân tộc thiểu số có trình độ nhận thức và đời sống hạn chế, khổ khăn Cácchủ đầu tư thiểu quan tâm đến công tác chuẩn bị cho hoạt động quản lý vận hành, khaithác sử dung, duy tu bảo dưỡng sau đầu tư

13 ng quan về QLCL công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn 1.3.1 Quân lý chất lượng công trình:

1.3.1.1 Công trình cấp nước sinh hoat và VSMT nông thin

Cp nước sinh hoạt là những hoạt động liên quan con người thông qua một hệ thông

các công trình để khai thác, sử dụng và xử lý tải nguyên nước phục vụ cho nhu cầu của

trình Các iện pháp khs thác nước bao gồm khai thắc nước mặt và nước ng thông qua hệ thống bơm (thường dùng cho vùng đồng bằng) hoặc cung cấp nước tự chảy

(thường dùng cho vùng miễn núi).

1.3.1.2 Chất lượng công trình cắp nước sinh hoại và VSMT nông thôn

Để hiễu được chất lượng công ình cắp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn ta đi simhiểu về chất lượng công trình nói chung Chat lượng công trình là những yêu cầu về kỹ

thuât, an toàn, bên vững và mỹ thuật của công trình nhưng phái phù hợp ới tiêu chuẩn

và quy chuẩn xây dựng, các quy định trong van bản quy phạm pháp luật có liên quan

‘va hợp đồng kinh tế.

CChit lượng công trình cắp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn ngoài các yếu tổ đảm

"bảo, phù hợp như công trình xây dựng, thi chất lượng công trình cắp nước sinh hoạt vàSMT nông thôn còn phụ thuộc vào các yếu tổ thiên nhiên gây a Do đó khi thết kế,

thi công công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn ngoài tính ổn định cho

12

Trang 21

sông tình còn phải tinh đến khả năng chịu các ảnh hướng của thiên nhiên như hạn

hán ảnh hưởng đến nguồn nước không đủ cho công tình hoạt động, lũ ut gây ngập lụt

sông trình

1.3.1.3 Quản lý thất lượng công trình cắp nước sinh hoại và V§MT nông thôn

«4 Quan điễn về quân lý chất lương:

-Hiện nay dang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về quản lý chất lượng như

+ Theo Ishikawa - nhà nghiên cứu chit lượng người Nhật cho rằng: “Quản lý chất

lượng sản phẩm có nghĩa là nghiên cứu - thiết ké- triển khai sản xuất và bảo đường,

một sin phẩm có chất lượng phải kinh tế nhất và bao giờ cũng thoả min được nhủ cầu

“của người tiêu dùng";

+ GOST 15467-70 (Nga) cho rằng: *

tì mức chất lượng tt yếu của sản phẩm khi thi kế, chế go, lưu thông và tiêu dũng

in lý chất lượng là xây dựng, đảm bảo và duy

Điều này được thực hiện bằng cách kiểm tra chit lượng có hệ thống, cũng như tác

động hướng địch tới các nhân tổ va điều kiện ảnh hưởng ti chất lượng chỉ phí”;

+ Theo nhà quản lý người Anh A.G Robertson: "Quản lý chất lượng sản phẩm là ứng

‘dung các biện pháp , thủ tục, kỹ thuật, đảm bảo cho sản phẩm phù hợp với thiết kiyêu cầu trong hợp đồng kinh té bằng con đường hiệu quả nhắc kính t nhấ

+ Quan lý chất lượng sản phẩm theo định nghĩa của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO làmột hoạt động có chức năng quản lý nhằm đỀ ra các chính sách mục tiga, trích nhiệm

và thực hiện chúng bằng các biện pháp như: Hoạch định chất lượng, kiểm soát chất

lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng

Nhìn chung các khái niệm trên đây đều có những điểm giống nhau: Quản lý chất lượng

hệ thing các biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng thoả mãn nhủ cầu thi trường vớichi phí thấp nhất có hiệu quả kinh tẾ cao nhất được tiến hành ở tắt cả cúc công đoạnhình thành chất lượng s

vận chuyển đến tiêu đồng Quản lý chất lượng cin được bảo đảm trong tắt cả các

khâu.

n phẩm từ nghỉ ru-thiết ké-trién khai sản xuất-bảo quản và

Trang 22

“Các thuật ngữ cơ bản trong quản lý chất lượng được hiểu như sau;

+ Chính sách chất lượng (QP - Quality policy): Là ý đỗ và định hướng chung về chất

lượng của một doanh nghiệp, do cấp lãnh đạo cao nhất chính thức đề ra và phải được

toàn thé thành viên trong tổ chức biết và không ngừng được hoàn thiện.

+ Mục tiêu chất lượng (QO - Quality objectives): Đó là sự thể hiện bằng văn bản cácchiêu, các quyết tâm cụ thé (định lượng và định tính) cũ tổ chức do ban lãnh đạo

thiết lập, nhằm thực thị các chính sách chất lượng theo từng giai đoạn

+ Hoạch định chất lượng (QP - Quality planning):Các hoạt động nhằm thiết lập các

su cầu đối với chất lượng và để thực hiện các yếu tổ của hệ thống chit

lượng Các công việc cụ thé là:

Xi lập những mục tiêu chất lượng tổng quát và chính sách chất lượng:

~ Xác định khách hàng;

~ Hoạch định các đặc tính của sản phẩm thoả mãn nhủ cầu

~ Hoạch định các quá trình có khả năng tạo ra đc tính tên;

Chuyển giao kết quê hoạch định cho bộ phận tác nghiệp,

+ Kiểm soát chất lượng (QC - Quality control): Các kỹ thuật và các hoạt động tác

nghiệp được sử dụng để thực biện các yêu cầu chất lượng

+ Đảm bảo chất lượng (QA - Quality Assurance):Moi hoạt động có kế hoạch và có hệthống chất lượng được khẳng định để đem lại lòng tin thoả mãn các yêu cầu đối vớichit lượng Các hoạt động đảm bảo chất lượng bao gồm:

~ Tổ chức các hoạt động nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng như yêu cỉ

Đánh gi việc thực hiện chất lượng trong thực té doanh nghiệp:

+ So sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện sa lệch:

~ Điều chỉnh để đảm bao đúng yêu cầu

Trang 23

+ Cải tiên chất lượng (QI - Quality Improvement):Li các hoạt động được thực hiện trong toàn tổ chức để làm tăng hiệu năng và hiệu quả của các hoạt động và quá tinh

dẫn đến tăng lợi nhuận cho tổ chức và khách hùng Hoạt động cải tiền chit lượng này

bao gdm:

~ Phát triển sản phẩm mới, đa dang hoá sản phẩm:

“Thực hiện công nghệ mới;

~ Thay đôi quá trình nhằm giảm khuyết tật.

+ Hệ thống quản lý chất lượng (QMS - Quality Management System): Gim sơ cấu tổchức, thủ tục, quá tinh và nguồn lục cần thiết để thực hiện công tác quản lý chất

lượng.

b Quản lý chất lượng công trình cắp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn

QLCL công tinh cắp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn là hoại động của nhà nước.

chủ đầu tư, tư vấn và các bên tham gia lĩnh vực xây dựng công trình để công trình cấp

nước sinh hoạt sau khí di xây dựng xong đảm bao đúng kỹ thuật, chất lượng, mục đích

‘va đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất Các bên liên quan sẽ đưa ra các biện pháp tối ưu

sm soát nâng cao chất lượng công trình theo từng giai đoạn và các bước xây dựng.

48 đảm bảo thực hiện đúng quy định hiện hành Việc QLCL t

động hiệu quả và bên vững, qua đó đem lại lợi feh to lớn cho người dan vùng nông

giúp công trình hoạt

thôn

1.3.2 Quan lý chất lượng công trình trong giai dogn thi công xây đựng công trìnhcấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn

1.3.2.1 Quan điểm về quản lý chất lượng thi công

QLCL công trình trong giai đoạn thi công là quá trình kiểm soát, giám sát tốt tắt cả các

hoạt động diễn ra trên công trường xây dựng nhằm đảm bảo tuân thủ bản vẽ thiết kế,

các tiêu chí kỹ thuật và các tiêu chuẩn thi công xây dựng áp dụng cho dự án.

1.3.2.2 Trình tự quản lý chất lượng thi công xây dưng

Trang 24

“Theo điều 23, Chương IV Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12 thing Š năm 2015 quy định: Chất lượng thi công xây đựng công tình phải được kiểm soát từ công đoạn mua

sim, sản xuất, chế tạo các sin phẩm xây đựng, vật liệu xây dựng, cấu kệ và thết bị

được sử dụng và công trình cho tới công đoạn thi công xây dựng, chạy thir và nghiệm.

thu đưa hạng mục công trình, công trình hoàn thành vào sử dụng Trinh tự và trách

nhiệm thực hi của các chủ thể được quy định như sau:

= Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cầu kiện, thiết bị sử dung cho côngảnh xây dựng (căn lỀ ấn thẳng hàng từ trên xuống)

= Quan lý chất lượng của nhà thầu trong quá tình thi công xây dựng công nh.

~ Giám sát thí công xây đựng công trình của chủ đầu tr, kiểm tra và nghiệm thu công

việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.

~ Giám sắt tác giá của nhà thầu thiết ké trong thi công xây dựng công trình

- Thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm th tải và kiểm định xây dựng trong quá tình thi

công xây dựng công trình.

- Nghị thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng.

1.3.2.3 Các bước trong quân ý chất lượng công trinh trong giai đoạn th công

QLCL công trình trong giải đoạn thi công được thực hiện theo các bước sau đầy:

~ Thông qua đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình

16

Trang 25

Phê duyệt biện pháp thi công của nhà thầu Trước kh thi công, các nhà thầu thi côngxây dumg một hệ thống về QLCL để tình chủ đầu tư và phải được chủ đầu tr phêduyệt và chấp nhận, hệ thông QLCL được lập đựa trên cơ sở chỉ dẫn kỹ thuật và các

4 xuất của nhà thằu, bao gồm:

và chủ dd+ Sơ dé tổ chức, danh sách các cán bộ, cá nhân của nhà tự, Quyền và

"ghia vụ của hai bên trong công tác QLCL công tình trong giai đoạn thi công;

+ Mục tiêu và chính sách đảm bảo chất lượng;

4+ Kế hoạch tổ chức kiểm định và thí nghiệm chất lượng;

++ Các biện pháp kiểm tra, kiểm soát vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết

bị thi công trước khi được đưa vào sử dụng và lắp đặt vào công trình;

+ Quy tình kiểm tra, giám sát thi công xây dựng;

+ Biện pháp đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nỗ trong

thi công xây dựng;

+ Quy tình lập và quan lý hồ sơ ải lều trong quá tình hi công:

Kiểm tra các điều kiện khối công xây dụng công trình

~ Tổ chức thi công xây dựng công trình, giám sát và nghiệm thu trong quá trình thi

công xây dựng, bao gồm:

+ Tiếp nhận và quản lý mặt bing x:

trình;

dựng bảo quản mốc định vị và mốc giới công

+ Bố trí nhân lực, cung cấp vật tư và thiết bị thi công xây dựng theo yêu cầu của hop

đồng,

+ Thông báo kip thời cho chủ đầu tư nếu có bắt kỹ sai khác nào

hợp đồng và thi công ngoài hiện trường:

Trang 26

+ Lập và phê duyệt biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp đảm bảo an

toàn cho người, máy, thế bị va ế độ thi công công tình;

+ Thực hiện các ông tác kiểm trụ thí nghiệm vật liệu, cấu kiện, vật tư thiết bị công

trình, thiết bị công nghệ trước khi đưa vào xây dựng và lip đặt vào công tình xây

của thiếtdựng theo quy định của tiêu chuẩn, yêu cả

- Kiểm định chit lượng công tinh, hạng mục công tình: là hoạt động kiểm tra, xác

định chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng của sản phẩm xây dụng, bộ phận công

trình hoặc công tinh xây dựng thông qua thí nghiệm kết hợp với việc xem xé inhtoán đánh giá bằng chuyên môn vé chit lượng công tình

~ Kiểm tra công tác nghiệm thu hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng hoàn

thành rước khi đưa vào sử dụng được tiền hành bởi cơ quan chuyên môn về xây đựng

~ Nghiệm thu hạng mục công trình hoặc công trình hoàn thảnh để đưa vào sử dụng.

- Lập hồ sa hoàn thành công tỉnh xây dựng lư bồ sơ của công nh theo quy định1.4 Những bài học kinh nghiệm trong đầu tư xây dựng các công trình cấp nước.sinh hoạt và VSMT nông thôn

1.4.1 Về cơ chế chính sách

"Những vùng ven biển là những địa bàn có mật độ dân số cao, các ngành nghề sản xuất

.đặc biệt 1a chế biến nông, lâm hải sản phát triển nhưng chỉ phí đầu tư cho cấp nước rấtcao vi điều kiện khai thác nguồn nước rit khô khan, do đồ cần có chính sách u tiên

trong việc đầu tw các dự án nước sạch.

1.42 Lựa chọn địa diém đầu us

Ngoài các tiêu chí v chính sách ưu tiên theo quy định của Chương trinh MTQG Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, thì cin phải đáp ứng các điều kiện về nguồn nước, về khả năng déng g6p xây đựng và khả năng chỉ trả iỄn sử dụng nước, Đặc biệt

Không đầu tr xây đụng công trình cấp nước sinh hoạt rên các địa bàn có thé khai thácnguồn nước sinh hoạt đảm bảo chất lượng và khối lượng bằng các mô hình nhỏ lẻ hộgia đình ( giếng dio, giếng khoan)

Trang 27

1.4.3.TỔ chive đầu tư và quân lý sử dung sau đầu te:

Đảm bảo thực hiện đúng quy định đơn vị quản lý vận hành, Khai thác sử dụng công trình là đơn vi Chủ đầu tư để chịu toàn bộ trách nhiệm từ công tác đầu tr đến sử dung

bên vững công trinh sau đầu tr, Trong hỗ sơ đầu tư phải lập đủ các nội dung về côngtác chuẩn bị tổ chức quản lý, vận hành, nội dung về tinh toán hiệu quả kinh t và hiệu

quả xã hội

1.4.3 Mô hình quản lý fn hành công trình phù hợp:

‘Thanh lập doanh nghiệp cấp nước sinh hoạt nông thôn dé đảm bảo sử dụng hiệu quả

và duy tì bền vững kết quả đạt được Kiến nghị thành lập công ty cỗ phần cấp nước:

sạch nông thôn trên cơ sở nhân lực hoạt động dịch vụ hiện tại của Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn, tgp nhận và sử dụng tài sản dưới hình thức Hợp đồng *

Kinh đoanh- Quản lý: O&M" theo các quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày14/02/2015 của Chính phủ Về đầu tư theo hình thức đối ác công tư

1.5 Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến để tài

Hiện nay chất lượng các công tinh xây đựng dang là một vấn đề cắp bách nhiễu côngtrình xây đựng thi công không đảm bảo gây ling phí lớn vỀ nguồn lực, mắt an toàn khi

sử dung, gây nhiều bức xúc cho nhân dân Chính vì vậy rất nhiễu công tinh nghiêncứu về quản lý chất lượng công trình đã được hình thành, đơn cử như

Báo cáo khoa học " Giải pháp nũng cao hiệu quả quản If chất lượng công tình xây

đựng " của kỹ sử Cao Văn Hà làm việc tài Sở xây dựng tỉnh Bắc Ninh

- Sing kiến: Tang cường công tác quản lý chất lượng công tình xây dựng rên địa bàn

tinh của tác giả Lại Quang Tuyển: Kỹ sư vit liệu xây dựng, Trường phỏng Giám định

Sở Xây dựng Hà Nam và Nguyễn Văn Quyết Kỹ sư xây dưng: Phố trưởng phòng

Giám định Sở Xây dụng Hà Nam.

i: Nghiên cứu để xuất giải pháp ning cao chất lượng xây dụng các công trìnhthủy lợi rong giai đoạn thực hiện đầu tr tại Ban quản lý công tình thủy lợi thành phốBắc Ninh” của tác giả Nguyễn Mạnh Trường

19

Trang 28

ĐỀ tài "Giải pháp tang cường công tác quản lý chất lượng công tình xây dựng tronggiai đoạn thí công các dự én đầu tư xây dựng chung cư cao cấp của Tổng công ty đầu

tự phát triển hạ ting đổ thi UDIC” cu tác giả Lê Hoàng Tuấn

Đề “Giải pháp quản lý chất lượng công tình trong giải đoạn thi công tại Bán quản

lý các dự án nông nghiệp thủy lợi Hà Nội; mô hình áp dụng: dự dn nạo vét, cải tạo.

lòng dẫn sông Biy Thành phố Hà Nội” của ác giả Nguyễn Hoàng Tùng

20

Trang 29

Kết luận Chương 1

“rong Chương Ì của luận văn tác giả đã khái quát được những vẫn để cơ bản về quân

lý chất lượng công trình và quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công,

đồng thời Tác giả cũng nêu ra vai trò và ý nghĩa cũng như tỉnh hình đầu tr xây dựng

các công trình cẻ nước sinh hoạt nông thôn ở nước ta hiện nay Nước sạch hiện nay

đang là một van dé hết sức quan trọng nhất là trong tình hình biển đổi khí hậu hiện

nay, xã hội ngày càng phát triển tì nhu cầu và chăm sốc sức khỏe người dân càng

được nâng cao Thống kê gin đây cho thấy rằng nhiều căn bệnh liên quan đến việc sử

dụng nguồn nước không hợp vệ sinh ngày cảng gia tăng Nhiễu noi vùng nông thôn

"người dân vẫn còn sử dụng nguồn nước sẵn có như: nước mưa, sông, subi điều nàytắt nguy hiểm vì các nguồn nước này hầu hết đều đồ bị 6 nhiễm dễ gây nguy cơ mắc

các bệnh hiểm nghèo.

Vi vậy việc đầu tr các dự án xây dựng các hệ thông cấp nu ch là thực sự cần thiết

hơn bao giờ hết Nhưng bên cạnh đồ việc quản lý chất lượng các dự ấn này gặp rất

nhiễu khó khăn bởi địa bàn thi công rộng lớn, nhiều hang mục công tình phức tạp

Phải quản lý chất lượng làm sao để các công tinh cấp nước bén vững, dim bio cungcắp đủ nước cho người dân

“Chính vì lẽ đó mà Tác giả chọn để tài nghiên cứu này để muốn chỉ ra những khó khăn

mà các dự án xây dựng công trinh cấp nước sinh hoạt dang mắc phải ĐỀ xuất những

aii pháp nhằm nâng cao năng lực quan lý chất lượng trong quá tri thi công để làm

sao nâng cao hiệu quả của các dự án nước sạch hiện nay

Trang 30

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LÝ CHẤT LƯỢNG THICÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CÁP NƯỚC SINH HOẠT VÀ VSMTNÔNG THÔN

2.1 Khái niệm chung về quản lý chất lượng công trình

2.1.1 Khái niệm và nguyên tắc của quản lý chất lượng công trình

2.LILL Khái niệm về quản lý chất lượng công trink

Quan lý chất lượng công tình xây dựng là tập hợp những hoạt động của cơ quan có

chức năng quản lý thông qua kiểm tra chất lượng và báo đảm chất lượng trong tắt cả

sắc giải đoạn chun bị đầu tu; thực hiện đầu tr; kết thúc xây đựng đưa công trình vio

khai thác và sử dụ Hoạt động quản lý chất lượng công tình xây dụng chủ yếu làcông tác giám sắt va tự giám sát của chủ đầu tư và các chủ thể khác [1]

Công tình phải đảm bảo các yêu cầu v8 an toàn, bằn vũng, kỹ thuật và mỹ thuậtnhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định trong vănbản quy phạm pháp luật có liền quan và hợp đồng kinh tế Để có được chit lượng công

trình xây dựng như mong muốn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong đó có yếu tổ cơ bản.

nhị là năng lực quản lý và năng lực của các nhà thầu tham gia các quá trình hình thành sản phẩm xây dựng.

2.1.1.2, Nguyên tắc của quản lý chất lượng công trình

‘Theo điều 4, Chương I Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 quy

định:

Công tình xây dụng phải được kiểm soát chất lượng tong tắt cả các giai đoạn từ

chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng đến quản lý, sử dụng công tình nhằm dim bảo an

toàn cho người, tài sản, thiết bị, công trình và các công trình lân cận.

Hang mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chi được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiều

chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng

‘va quy định của pháp luật có liên quan.

Trang 31

Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dưng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy

định, phải có biện pháp tr quản lý chất lượng các công việc xây dựng do mình thực

hiện, Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất lượng công việc do

nhà thầu phụ thực hiện

Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình phù hợp với hình

thức đầu tư, hình thức quản lý dự á tình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư

trong quá tình thực hiện đầu tr xây dụng công tình Chủ đầu tr được quyén ự thực

hiện các hoạt động xây dựng nêu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật

Ca quan chuyên môn về xây dụng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng

hị thấm định tiết, kiểm tra

công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám định chất

của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công

lượng công

trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chit lượng công trình xây dựng theo

quy định ia pháp luật

Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây đụng phả chị trách nhiệm về chất lượng

các công việc do mình thực hiện.

21.2 Nội dung quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình:

Quan lý chit lượng công tinh bao gồm các hoạt động kiểm tra chất lượng của cácthành phẫn tham gia xây đựng công trình theo các gia đoạn cụ thể như sau

2.1.2.1 Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng

‘Trinh tự quản lý chất lượng Khảo sát xây dựng bao gồm

Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng

- Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật kho sát xây dung

~ Quản ý chất lượng công tác khảo sắt xây dựng

Nghiệm th, phê duyệt kết quả khảo st xây dựng

a, Đối với chủ dau te

Trang 32

Lựa chọn nhà thầu khảo sit xây dựng đáp ứng diy di điều kiện năng lực theo quy

đình

‘Té chức lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng và phương án ky thuật khảo sit xây dựng.

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định của nhà thầu khảo sát xây dựng trong quá trình

thực hiện khảo sát dựa trên hợp đồng đã ky

Nghiệm thu , phê duyệt kết qua khảo sit xây dựng,

+, Déi với nhà thẫu khảo sát

Hoạt động quân lý chất lượng của nhà thẫu khảo sát bao gồm:

Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư; lập phương án ky thuật khảo sat xây dựng phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng, các tiêu chuẩn về ˆhảo sát xây dựng được áp dụng và tình chủ đầu tư phê duyệt

C6 trách nhiệm bổ trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiệnˆkhảo sát theo quy định của hợp đồng xây dựng; cứ người có đủ điều kiện năng lực để

làm chủ nhiệm khảo sát và tổ chức thực hiện biện pháp kiểm soát chất lượng quy định.

tại phương án kỳ thuật khảo sát xây dựng.

“Thực hiện khảo sit theo phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được phê duyệt; sử

‘dung thiết bị, phòng thí nghiệm hợp chuẩn theo quy định của pháp luật và phù hợp với

công việc khảo sát.

Biện pháp bảo đảm an toàn cho người, tiết bị, các công trình hạ ting kỹ thuật và các

công trình xây dựng khác trong khu vực khảo sáu biện pháp bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan trong khu vực khảo sát và phục hồi hiện trường sau khi kết thúc khảo

Lập báo cáo kết quả khảo sit xây dựng dip ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sắt xâydựng và hợp đồng; kiểm tra, khảo sát lại hoặc khảo sát bổ sung khi báo cáo kết quả

Trang 33

“khảo sát xây dựng không phù hop với điều kiện tự nhiên nơi xây dựng công trình hoặckhông dip ứng yêu chu của nhiệm vụ khảo sát

2.1.2.2 Quản lý chat lượng thiết kế xây dựng công trình

tự quân lý chất lượng thiết kế xây dựng công tinh bao gdm

Lập nhiệm vu thiết kế xây dựng công tinh

- Quản ý chất lượng công tá thiết kế xây dựng,

- Thâm định thẩm tra thiết kế xây dựng

~ Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.

a, Đối với chủ đầu te

Lập hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng

sông tinh, Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với báo cáo nghiên

ci tiễn khả thi hoặc bảo cáo để xuất chủ trương đầu tư xây dựng công tình Nhiệm

vụ thiết kế xây đựng công trình là căn cử để lập dự án đầu tư xây dựng công trình, lập

thi ây dựng công trình,

Lựa chọn tổ chức, cá nhân đảm bảo điều kiện năng lực để lập thiết kế và thẳm tra thiết

“kế xây dựng công trình khi cần thiết

Kiểm tra việc tuân thủ cúc quy định trong hợp đồng của nhà thẫu thiết kế trong quá

trình thực hiện hợp đồng.

Kiểm tr và tình thiết k cơ sở cho người quyết định đầu tư thẩm định và phê duyệt

theo quy định của pháp luật đổi với công tinh sử dụng nguồn vốn nha nước.

“Tổ chức thim định, phê duyệt thiết kế dự oán theo quy định

chức nghiệm thu hỗ sơ thiết kế xây dựng công trình.

°b Đấi với nhà thâu tr vẫn thiết kế

Trang 34

Bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện thiết kế: cứngười có đủ điều kiện năng lực để àm chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ tr thiết kế;

CChỉ sử dụng kết quả khảo sit đáp ứng được yêu cầu của bước thiết kế và phù hợp với

quy chuẩn kỹ thuật iêu chuẩn được ấp dụng cho công trinh

Lựa chọn và tuân thủ quy chuẩn tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng cho công trình; lập

hồ sơ thiết k đáp ứng yêu cầu của nhiệm vu thiết kể, nội dung của từng bước thiết kế,

uy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

2.1.2.3 Quản lý chất lượng thi công công trình

«4 Đối vi chủ đầu ne

Lara chọn các công ty có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện thi công xây

đựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình và các công việc tư vấn xây dựng khác,

Kiểm tra, xem xét các, wu kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định.

Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi

sông, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng hệ thống quản lý chit lượng của nhà

thầu thi công xây dựng công trình.

Kiểm tra và giám sit trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm: vật tư vậtliệu thiết bi may móc thi công biện pháp th công

'Tổ chức nghiệm thu công trình xây đựng

“Tổ chức lập hỗ sơ hoàn thành công trình xây dựng

Chit, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh wong

thí công xây đựng công trình và xứ lý, khắc phục sự cổ theo quy định

b Đi với nhà thâu thí công

Trang 35

Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cẩu, tính chất, quy mô công trình

xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng, công trình trong vi lượng công trình xây dựng; quán lý

“Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tr, thiết bị công trình, thi bịcông nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn vàyêu cầu thiết

Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiền 49 thi công;

Lập và ghi nhật ky thi công xây dung công trình theo quy định;

Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường;

"Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng, hạng

mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành:

Bao cáo chủ đầu tư vé tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh mỗi

trường th công xây dựng tho yêu cầu của chủ đầu tr

sai khác nào giữa

“Thông báo kịp thời và chính xác cho chủ đầu tư nếu phát hiện bắt k

thiết kế, hỗ sơ hợp đồng và điều kiện hiện trường,

“Tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình

2.1.3 Phương pháp và công cụ quản lý chất lượng công trình:

2.1.3.1 Các phương pháp quản lý chất lượng công trình

«a Kiển tra chất lượng

‘Theo ISO thì kiểm tra chất lượng là các hoạt động như đo, xem xét, thir nghiệm hoặc

định chuén một hay nhiều đặc tinh của đối tượng và so sánh kết quả với yêu

định nhằm xác định sự không phù hợp với mỗi đặc tính

c kiếm tra cin được tiến hành một cách cẳn thận

“Trong thi công, dựng thì công vi

và không nên xay ra sai sốt.

(Qué trình kiểm tra không được ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

2

Trang 36

b, Kiếm soát chất lượng

"ĐỂ kiểm soát chất lượng thí công, tì phải kiểm soát được mọi yêu tổ ảnh hưởng trực

tiẾp tới quá tình thi công công tình Việ kiểm soát như vậy sẽ ngăn ngữa những yếu

16 có ảnh hướng tới chất lượng công tình

"Để quá trình thi công dat chất lượng và mang lại cho công trình chit lượng tốt nht thì

‘edn phải kiểm soát được những vấn đề như sau:

Kiểm soát về con người: Một kỹ sư hiện trường có thé không nắm bit được toần bộ

các công nghệ và biện pháp thi công tối ưu, nhưng một ban chỉ huy thì phải đầy đủ con

người để có thể xử lý tất cả các công việc và tình huống xây ra trên hiện trường, Nếu

năng lực không đủ, sẽ tạo ra những sản phẩm xây dụng bj ỗi, có thể không trực tiếp

‘va ngay tức khắc nhưng sẽ ảnh hưởng ti tuổi thọ của công tình Do vậy vẫn để con

người rt quan trọng nó quyết dịnh phần lớn để góp thành chất lượng của công nh

~ Kiểm soát về công nghệ và biện pháp thi công: Công nghệ và biện pháp thi công phảiphù hợp tối ưu, giúp cho quá tình th công để tạo ra những công tình đảm bảo chit

lượng với giá thành phù hợp

«Kim soát chất lượng toàn diện

Kiểm soát chất lượng toàn diện trong xây dựng sẽ huy động nỗ lực của mọi đơn vị vào.các quá tinh cổ liên quan đến duy tì và cải tin chất lượng cá sản phẩm xây dựng.

Điều này sẽ giúp tiết kiệm tối đa trong sản xuất, dịch vụ đồng thời thỏa mãn nhu cầu

“của người sử dung.

4 Quân lý chất lương toàn điện

Quin lý chất lượng toàn diện được định nghĩa là phương pháp quản lý của một tổchức, định hưởng vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên và nhằm

dđem lại sự thành công đài hạn thông qua sự thỏa mãn khách hàng và lợi ích của các thành viên của đơn vị và của xã hội

Mục tiêu của Quan lý chất lượng toàn diện trong xây dựng là cải tiền chất lượng sin

phẩm xây dung và thỏa mãn chủ đầu tư ở mức tốt nhất cho phép.

28

Trang 37

2.1.8.2 Cúc công cụ quan lý chất lương công trình

a Về các vẫn bản

Là hệ thống các văn bản pháp luật như thông tư, nghị định, quyết định và các iều

chuẩn quy chuẩn liên quan.

cho chất lượng công trình được bảo dim từ khi bắt đầu thực hiện dự án đến khi kết

ốt thời gian bảo hành.

công tác quan lý chất lượng công trình nhằm đảm bảo

thúc hoàn thành và

b VỀ con người

Là những người có chuyên môn vé xây đựng giám sát các bước để quản lý chất lượng

công trình đạt hiệu quả cao nhất Trong đồ bao g cả những người dân nơi có công tình, vi khi phát hiện si sốt trong quá tình thi công thi có thể báo lại cho cơ quan chức năng một cách nhanh nhất.

& VỀ rang thi bị kỹ thuật

Là các loại thiết bị my móc phục vụ cho quá tình giám sát, kiểm tra chất lượng công vinh ong các trường hợp mà con người không thể tinh toán chính xác được mà phải nhờ vào các loi máy móc đặc chúng, chuyên dụng và đặc bit là các hạng mục công

trình mà không thể nhì thấy bằng mắt thường và không thể kiém soát được Đơn cử

như:

Khi kidm tr chắt lượng bê tông chúng ta cin kiếm ta: tỷ lệ cắp phối bê tông, mác'bê tông mà các tỷ lệ phối trộn này cần phải đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật thiết kế thisông công trinh, Nhưng để kiểm tra độ chính xác các tỷ lệ thì phả cin được tiễn hành:

nghiên cứu thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và làm thử tại công trường để xác định.

tỷ lệ đã chính xác chưa, chất lượng bê tông và mắc bê tông đã đảm bảo so với thiết

hay chưa.

~ Với các phần ngầm của công trình hoặc những hạng mục đã đổ bê tông xong nết

muốn kiểm tra bề diy lớp phủ bê tông, xác định đường kính cốt thép và kích thướcita các lớp cốt thép bằng phương pháp thủ công thì hết sức khó khăn và phức tạp

nhiễu khi ảnh hưởng đến kết cầu công tình, chính vì vậy ta có thé đùng máy siêu cốt

thếp và máy situ âm bê tông để kiểm tra một cách chính sác nhất

29

Trang 38

Ngày nay với sự phát triển và hiện đại hóa của công nghệ thì cá trang thiết bi kỹ thuật

số vai tr rất quan trong trong công tác quản lý chất lượng công tình, giáp việc kiểmtra chất lượng công trình được đảm bảo hơn, thuận lợi hơn và chính xác hơn

2.14 Trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia trong quản lý chất lượngcông trình.

2.1.4.1 Đối với Chủ đầu

CCiu trách nhiệm toàn bộ về chit lượng của công tình xây dựng thuộc dự án đầu tư do

mình quản lý Nếu thành lập Ban quản lý dự án, lãnh đạo Ban Quản lý dự án phải có

đẫy đủ điều kiện năng lực theo quy định Chỉ được ky hợp đồng iao nhận thầu đổi vớinhững tổ chức tư vin doanh nghiệp xây dựng cỏ đủ điều kiện năng lực hoạt động xâydựng, theo quy định hiện hành Dược quyền yêu cầu những đơn vị I

da

quan, theo hợp.

giải tình về chất lượng vật liệu, thiết bị, công việc và có quyển từ chốinghiệm thu Khi Chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực theo quy định, phải thuê tổ

shức Tự vẫn có đ năng lực thực hiện các công việc liên quan đến quá trình đầu tư xây

dựng như: Giám sát thi công xây lắp và lắp đặt thiết bị, đặc biệt đổi với công tác quản

lý chất lượng tại công trường công tác nghiệm thu (cẫu kiện, giai đoạn, hoàn thành) vàviệc đưa ra quyết định đình chỉ hi công trong những trường hợp cần thiết

2.1.4.2 Đổi với đơn vị tư vẫn:

lệt là chất

Chịu trách nhiệm về những quy định pháp lý đã nêu trong hợp đồng, đặc

lượng sản phẩm và thai gian thực hiện cin phải đảm bảo nghiêm túc

~ Phải sử dung cán bộ có đủ năng lực cho mỗi công việc thực hiện theo quy định

Phải có hệ thống quản lý chất lượng để kiém soát chit lượng sản phẩm thiết kể của

đơn vị

Phải bồi thường thiệt hại do sản phẩm tư vẫn của mình gây ra

~ Phải mua bảo hiểm tách nhiệm nghề nghiệp theo quy định

30

Trang 39

Không được chỉ định sử dụng các loại vật liệu hay vật tư kỹ thuật của một nơi sản

xuất, cũng ứng nào đó, mà chỉ được nêu yêu cầu chung vé tinh năng kỹ thuật của vật

liệu hay vật tw kỹ thuật

= Không được giao thầu lạ toàn bộ hợp đồng hoặc phần chính của hợp đồng cho một

tổ chức tư vấn khác

"Đảm bảo sin phẩm được thực hiện theo đúng nội dung các bước thit kế đã quy định:

phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng được áp dụng và nhiệm vụ thiết

số hợp đồng giao nhận thầu thiết kế với chủ đầu t,

"Đồ án thiết kế chỉ được thực hiện khi chủ nhiệm đồ án thiết kế và các chủ trì thiết kế

ồ án thiết kế và các

c6 đủ năng lực theo quy định của Bộ Xây dựng Người chủ nhiệm

shủ tì thiết kế phải chịu rách nhiệm cá nhân về chit lượng sản phẩm do mình thực

hiện.

“Tổ chức tư vấn thiết kế phải có hệ thống quản lý chit lượng sản phẩm thiết kể để kiểmsoát chất lượng sản phẩm thiết kể

"Tổ chức tư vi lapel thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công phải thực hiện giám

sit tic giả ong quá tình thi công xây lắp theo quy định

Tổ chức tư vẫn thiết kế không được giao thi lại toàn bộ hợp đồng hoặc phần chínhcủa nội dung hợp đồng cho một tổ chức tư vin thiết kế khác

Việc nghiệm thu sin phẩm thiết kế phải lập biên bản theo mẫu quy định, trong đó có

rõ những sai xót (nếu có) thời gian khắc phục, bổ sung và kết luận về chất lượng

2.1.4.3 Đắt với đơn vị th công công trình:

Phải dim bảo chất lượng, an toàn, môi trường xây dựng tốt, cho công tinh đang thi

công, những công trình khác xungh quanh và khu vực lân cận.

CChỉ được phép nhận thiu thi công những công tình thực hiện đúng thủ tục đầu tư vàxây dựng, phù hợp với năng lực của mình; thi công đúng thiết kế được duyệt, áp dụng

đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng đã được quy định và chịu sự giám sát, kiếm tra

31

Trang 40

thường xuyên vé chit lượng công tình của chủ đầu tư tổ chức thiết ké và cơ quan

iám định Nhà nước theo phân cấp quản lý chất lượng công tình xây đựng;

CChịu trích nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về thi công xây lắp công tình

ả những phần việc do nhà thầu phụ thực hiện theo quy định của hợp đồng giaonhận thầu xây lắp

Vật liệu thành phẩm hoặc bán thành phẩm, cấu kiện xây dụng sử đụng vào công tình

phải có chúng nhận về chất lượng gửi cho chủ đầu tư để kiểm soát trước khi sử dn

theo quy định: tổ chức hệ thẳng bảo đảm chất lượng công trinh để quản lý sản phẩm

xây đựng, quản lý công tình tong quá nh thi công

Chất lượng thi công

Doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với hợp đồng giao

thầu, trong đó cần có bộ phận giám sát chất lượng riêng của doanh nghiệp.

- Lập đầy đủ, đúng quy định nhật ký thi công xây đựng công nh

~ Chỉ được phép thay đổi, bổ sung vật liệu, khối lượng khi được Chủ đầu tư chap thuận.

(c6 biên bản ký nhận giữa các bên liên quan).

- Báo cio dy đủ quy tình tự kiém tra chất lượng vật liệu, cắn kiện, sim phẩm xây

dụng

Phối hợp với Chủ đầu tư và đơn vị giám sát, chuẩn bị iy đủ hồ sơ nghiệm thu

~ Báo cáo thường xuyên với chủ đầu tr về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn và

môi trường xây dựng,

~ Tổ chức nghiệm thu nội bộ trước khi mời đại diện chủ đầu tư nghiệm thu.

Dim bảo an toàn trong thi công xây dựng cho người, thiết bị và những công tin lânsân, kể cả hệ thống hạ ng kỹ thuật khu vực

~ Lập hồ sơ hoàn công theo quy định hiện hành

Ngày đăng: 14/05/2024, 11:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 : Hệ thống công tình cắp nước sinh hoạt (NguỖn : Internet) Cae số trong hình như sau: - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công tại Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Nghệ An
Hình 1.1 Hệ thống công tình cắp nước sinh hoạt (NguỖn : Internet) Cae số trong hình như sau: (Trang 13)
Inh 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban QLDA tại Trang tim - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công tại Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Nghệ An
nh 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban QLDA tại Trang tim (Trang 57)
Hình 3.2 = Quy trình quan lý chit lượng tại Trung tâm hiện nay - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công tại Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Nghệ An
Hình 3.2 = Quy trình quan lý chit lượng tại Trung tâm hiện nay (Trang 58)
Hình 3.5 Hệ thống lắng lọc hợp khối bị thắm trong quá tình thử tích nước 3.2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công tại Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Nghệ An
Hình 3.5 Hệ thống lắng lọc hợp khối bị thắm trong quá tình thử tích nước 3.2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình (Trang 64)
w