1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

93 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYÊN ĐỨC HÙNG

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYÊN ĐỨC HÙNG

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nha nước va pháp luật

Mã số: 8380101.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYÊN HOÀNG ANH

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào

khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tắt cả các môn học và đã thanh toán tắt cả các nghĩa vu tài chính theo quy định cua Truong Đại học Luật - Đại

học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viet Lời cam đoan nay đề nghị Trường Dai học Luật xem xét détôi có thê bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Đức Hùng

Trang 4

Chương 1: CO SO LÝ LUẬN VE XÂY DỰNG Y THUC PHAP LUẬTCUA BO DOI DAC CONG O NUOC TA TRONG GIAI DOAN

HITEN NAY 1 8

1.1 Nhirng vấn đề lý luận về ý thức pháp luật - 2 s2 s22 +52 8

1.1.1 Khai niệm, đặc trưng, vai trò của ý thức pháp luật «+ +-«<++-s<2 8

1.1.2 Cấu trúc của ý thức pháp luật - ¿+ ° s+x+E++EE£EE+E£EeEEerkerkerxrrsrree 14

1.1.3 Con đường hình thành ý thức pháp luật - - - 5655 <£+<++v+seesseesees 15

1⁄2 Những vấn đề lý luận về ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công ở

nước ta trong giai đoạn hiện nay ó5 Scs + setrserrrrrrrrrrsrrrree 201.2.1 Khai niệm ý thức pháp luật của bộ đội Dac công -+ +++<x++ss2 20

1.2.2 Dac trưng, vai trò ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công - 21

1.2.3 Cấu trúc ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công -c+<<>+ss+ss2 29

1.2.4 Con đường hình thành ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công 3l1.3 Xây dựng ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công - 34

1.3.1 Khai niệm, đặc điểm, vai trò xây dựng ý thức pháp luật của bộ đội Dac công .341.3.2 Nội dung và các điều kiện bảo đảm cho việc xây dựng ý thức pháp luật

của bộ đội Đặc cÔng - - - + kg TH TH TH ng ng ệt 38

.41089/.909:10/9) ca 46Chương 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CUA BỘ

DOI ĐẶC CÔNG Ở NƯỚC TA TRONG GIAI DOAN HIỆN NAY 47

2.1 Quá trình hình thành phát triển, cơ cau tô chức của bộ đội Đặc công 472.1.1 Khái quát quá trình hình thành phát triển của bộ đội Đặc công 472.2.2 Cơ cau tô chức của bộ đội Đặc công 2-©2¿©c+++z++cx+vrxesrxrrrrees 49

Trang 5

2.2 Thực trạng xây dựng ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công

2.2.1 Quá trình xây dựng ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công -2.2.2 Nguyên nhân và những bai học kinh nghiệm rút ra từ thực trạng xây dựng

ý thức pháp luật của bộ đội Dac công - . - ¿55+ + + *++sksseeeeeesrsere

LUAT CUA BO DOI ĐẶC CÔNG Ở NƯỚC TA TRONG GIAI

DOAN HIEN NAY 1 e

Quan điểm xây dung ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công ở nước ta

trong giai đoạn hiện nayy G1 vn HH TH TH ng ng gryệt

Quán triệt và thực hiện các quan điểm của Đảng, nhà nước và Quân đội

trong xây dựng ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công ở nước ta trong

gial doan Hign May 177 .

Xây dung ý thức pháp luật cho bộ đội Đặc công ở nước ta trong giai đoạn

hiện nay nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới

Xây dựng ý thức pháp luật cho bộ đội Đặc công phải gắn với việc nâng

cao năng lực sẵn sàng chiến đấu và chiến dau trong điều kiện hiện nay

Xây dựng ý thức pháp luật cho bộ đội Đặc công phải đặt trong bối

cảnh xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam Cách mạng, chính quy,

tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong điều kiện đất nước đây mạnh phát

triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa .

Xây dựng ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công gắn với những đột phá nâng cao chất lượng chính tri tư tưởng, hoạt động xây dựng bộ đội Dac

công tinh nhuệ về chính tỊ ¿se St +E‡EEEk+E+EEEEEESEEEEEESEEEEEkrErEerkrkrrerrree

Giải pháp xây dựng ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công ở nước

ta trong giai đoạn hiện nay - Gà HH HH nh HH

Phát huy vai trò của các tổ chức lãnh đạo, chỉ huy trong công tác giáo

dục nâng cao nhận thức của bộ đội Đặc công về ý thức pháp luật trong

gai Goan HiGn May 01177

Trang 6

3.2.2 Tăng cường công tác giáo dục về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống,

kỷ luật quân đội, pháp luật Nhà nước, nâng cao trình độ giác ngộ chính

trị cho bộ đội, tạo cơ sở dé hình thành ở mỗi quân nhân nhu cầu, động

cơ, hành vi pháp luật đúng đắn - ¿+ +52 ++E++E£+Ee£EerEerxerxerseree 733.2.3 Thường xuyên tô chức tốt các hoạt động ở đơn vi về xây dựng ý thức

pháp luật nhằm hình thành ở mỗi quân nhân thói quen, kỹ năng, kỹ

xảo, hành vi xử sự đúng đắn vững chắc ¿- 2ss+cxecxzxerrserxerreee 763.2.4 Thúc đây tính tích cực, chủ động, ý thức tự tu dưỡng, tự rèn luyện 783.2.5 Phat huy vai trò trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng của đơn vi,

trong công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện xây dựng ý thức pháp luật 79

3.2.6 Xây dựng và hoan thiện hệ thống văn bản pháp luật bảo đảm sự thống

nhất cao, luôn đặt dưới sự lãnh dao của cấp ủy các cấp -: 82

KET LUẬN CHUONG 3 - 22+ tr HH HH re 84KET LUẬN - - 5-55-5252 5221 2E EEE1EE1211211211 1 1111111 1121111111111 11 1 1x Errre 85DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHAO 2-2 ©5225£2SE+£Ee£EzEzzxerxres 86

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Là một bộ phận của ý thức xã hội, ý thức pháp luật chịu sự quy định của tồn tại xã hội trong đó có đời sống pháp luật Như mọi hình thái ý thức xã hội khác, ý thức pháp luật có sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội và có vai trò to lớn đối với đời sống pháp luật của xã hội nói chung Ý thức pháp luật đóng vai trò quan trong trong đời sống xã hội, là nhân tố không thẻ thiếu dé điều chỉnh hành vi của con người trong các quan hệ xã hội, là cơ sở để khăng định trình độ tư duy pháp lý, xây dựng môi trường sông và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Pháp luật là một hiện tượng xã hội lịch sử đặc biệt, bao gồm một hệ thống

những nguyên tắc, chế độ, điều lệ, quy định bắt buộc các thành viên trong quốc

gia phải tuân thủ, chấp hành dé bao đảm tính thống nhất trong hành động và phát triển của xã hội Ý thức pháp luật nó không chỉ phản ánh trình độ tự giác chấp

hành pháp luật mà nó còn phản ánh phẩm chat, đức tinh tốt đẹp của con người, là

cơ sở tạo ra sức mạnh tổng hợp, sự đoàn kết thống nhất của các thành viên trong

một tô chức, một tập thể nhất định bảo đảm hiệu suất cao trong hành động thực

hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.

Trong đời sống quân nhân, ý thức pháp luật là một trong những nhân tố

tạo nên nhân cách, phẩm chất, năng lực, trình độ, bản lĩnh chiến đấu của mỗi

quân nhân nói chung và bộ đội Đặc công nói riêng, dé xây dựng được ý thức pháp luật đòi hỏi phải có quá trình từ phổ biến, giáo dục đến việc tiếp thu kiến thức, tự rèn luyện dé tích lũy.

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng vũ trang nòng cốt của Đảng và

nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyên, thống nhất toàn vẹn lãnh thô của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ

nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia dân tộc Chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội là sức mạnh tổng thé của nhiều yếu tố tập trung ở yếu tố

con người, vũ khí, trang bị kỹ thuật và nghệ thuật quân sự.

Trang 8

Bộ đội Đặc công là bộ phận thuộc biên chế tô chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và

sẵn sảng chiến đấu bảo vệ Đảng, nhà nước va nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, khi thực hiện nhiệm vụ tác chiến bộ đội Đặc công phải

hoạt động một cách độc lập, mang tính đặc thù với bản lĩnh thép nên đòi hỏi phảicó ý thức kỷ luật và ý thức pháp luật cao.

Ngày nay, những tác động của mặt trái cơ chế thị trường cũng có những tác động tiêu cực không nhỏ đến ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công Mặt khác, các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá cách mạng nước ta bằng nhiều âm mưu thủ đoạn tỉnh vi, có thể tác động xấu đến ý thức pháp luật nói

chung và ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công nói riêng Một bộ phận cán bộ,

chiến sĩ ý thức pháp luật kém, khi thực hiện nhiệm vụ độc lập, thiếu sự quản lý

kèm cặp còn vi phạm pháp luật nhà nước, kỷ luật quân đội ảnh hưởng không nhỏ

đến uy tín và sức mạnh chiến đấu của Quân đội nói chung và bộ đội Đặc công nói riêng Ý thức pháp luật luôn là yêu cầu khách quan để nâng cao sức mạnh chiến đấu trong mọi hoàn cảnh của bộ đội Đặc công trước yêu cầu của tình hình mới Từ những vấn đề về lý luận và thực tiễn nêu trên, học viên chọn vấn đề

“Xây dựng ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công trong giai đoạn hiện nay”

làm đề tai nghiên cứu của luận văn thạc sĩ luật.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Những nội dung liên quan đến ý thức pháp luật, trong thời gian qua đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Tiêu biểu có một số công trình nghiên cứu sau:

2.1 Đề tài cấp bộ, cấp nhà nước

- Cơ sở khoa học cho việc xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật,

chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX.07,17 (1995), Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật-Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia.

Dé tài khoa học cap nhà nước KX 07- 17: “Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật” do Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Đào Trí Úc làm chủ nhiệm.

Trang 9

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc

đổi mới, Đề tài khoa học cấp bộ (1995) Bộ Tư pháp.

2.2 Luận án tiễn sĩ, luận văn thạc sĩ

- Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ hành chính nha nước ở nước ta hiện nay, Luận án tiễn sĩ luật học, tác giả Lê Đình Khiên, năm 1996.

- Những đặc điểm của quá trình hình thành ý thức pháp luật ở Việt Nam

hiện nay, Luận án tiễn sĩ Triết học, tác giả Đào Duy Tan, năm 2000.

- Sự hình thành và phát triển ý thức pháp luật của nhân dân đồng bằng

sông Cửu Long trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, tác giả Hồ Việt Hiệp, năm 2000.

- Logic khách quan của quá trình hình thành và phát triển ý thức pháp luật ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, tác giả Nguyễn Thị Thúy Vân, năm 2001.

- Ý thức pháp luật với việc xây dựng nén dân chủ Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, tác giả Mai Thị Minh Ngọc, năm 2013.

- Ý thức pháp luật với quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta

hiện nay (qua thực tế ở một số tỉnh phía Bắc), Luận văn Thạc sĩ Triết học, tác giả

Lê Xuân Huy, năm 2005.

- Quá trình phát triển ý thức pháp luật của đội ngũ sĩ quan cấp phân đội

trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học, tác giả

Nguyễn Quang Vinh, năm 1997.

- Nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ công chức chính quyên tỉnh Hà

Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học, tác giả Nguyễn Thị

Lan Anh, năm 2006.

- Ý thức pháp luật của đội ngũ sĩ quan Binh chủng Pháo binh hiện nay,

Luận văn Thạc sĩ Luật học, tác giả Ngô Thế Hệ, năm 2008.

- Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng Công an nhân dân

Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, tác giả Phạm Thanh Hưng, năm 2015.2.3 Sách, báo chí

- Xã hội và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994.

Trang 10

- Chính sách pháp luật và ý thức pháp luật Việt Nam, Tạp chí Nhà nước

và Pháp luật số 4/1993, tác giả Nguyễn Như Phát.

- Giáo dục cho công dân — cơ sở để nâng cao hiệu quả của quá trình điều

chỉnh pháp luật, Tạp chí Cộng sản, 1999, tác giả Lê Quốc Hùng.

- Chính sách pháp luật và hệ thống pháp luật cơ sở của việc xây dựng ý

thức và lối sống theo pháp luật, Nhà nước và pháp luật, 1993, tác giả Nguyễn

Như Phát.

- Vấn đề văn hóa pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Luật học, số 5/1998, tác giả Lê Minh Tâm.

- Một số nhận thức lý luận về các biện pháp pháp lý chủ yếu nhằm hình

thành ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, sé

12/2003, tác giả Nguyễn Văn Động.

- Văn hóa pháp luật trong điều kiện phát huy dân chủ ở nước ta hiện nay, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 9/2006, tác giả Nguyễn Văn Động.

- Văn hóa pháp luật ở cơ sở tại Việt Nam hiện nay, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, 12/2022, tác giả Trần Thị Diệu Oanh.

- Bàn về ý thức pháp luật, Tạp chí Luật học, số 1/2003, tác giả Hoàng Thị Kim Quế.

- Những hạn chế chủ yếu và giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất

lượng xây dựng văn bản pháp luật ở nước ta hiện nay, Trang Thông tin điện tử

tong hợp, 02/2022, tác giả Hoàng Thị Kim Qué; Lê Thị Phương Nga.

- Vai trò của ý thức pháp luật đối với hoạt động Xây dựng và thực hiện pháp luật, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8/2005, tác giả Trần Thị Nguyệt.

Nhìn chung, mỗi công trình nghiên cứu nêu trên thường đi sâu nghiên cứu

một mặt hoặc một van dé cụ thé nào đó của ý thức pháp luật như: Khái niệm, cầu trúc, chức năng của ý thức pháp luật, hoặc những đặc điểm của quá trình hình

thành ý thức pháp luật ở Việt Nam, những giải pháp nâng cao ý thức pháp luật.

Trang 11

Ở nước ta, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước năm 1986, các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Dang lần thứ VI, VII, VII, IX, X, XI,

XII, XIII luôn nhấn mạnh phải tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa, nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân nói chung Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã cung cấp cho khoa học pháp lý nhiều tư liệu quý về ý thức pháp luật Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã cung cấp cho khoa học pháp lý nhiều tư liệu quý về xây dựng ý thức pháp luật Có thé kế đến một số công trình tiêu biểu sau: Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, cấp nhà nước về xây dựng ý thức và lối sống

theo pháp luật của Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Đào Trí Úc là một trong những đề tài khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách quy mô, hệ thống, toàn diện những

nội dung về xây dựngý thức và lối sống theo pháp luật, trong đó có đề cập đến các nội dung xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật; Bài viết “Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật?” của Nguyễn Khắc Bộ dé cập tới sự cần thiết phải xây dựng ý thức và lỗi sống theo pháp luật trong xã hội ta hiện nay; “Xây

dựng lối sống theo pháp luật-những vấn đề cần quan tâm” của Lê Vương Long đề cập tới những van dé cần quan tâm của Dang, Nhà nước và các tô chức Tuy nhiên, còn đề bỏ ngỏ, chưa có công trình nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống về xây dựng ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công Do đó, đề tài luận văn

có tính độc lập.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu các van đề lý luận và thực tiễn về xây dựng Ý thức pháp

luật của bộ đội Dac công ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là thông qua nghiên cứu luận giải và làm sáng tỏ

cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công Đề xuất các giải pháp xây dựng ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công trong giai

đoạn hiện nay.

Trang 12

4.2 Nhiệm vu nghiên cứu

Đề đạt được mục dich nghiên cứu nêu trên, luận văn cần thực hiện các

nhiệm vụ cụ thé như sau:

- Làm rõ cơ sở lý luận về ý thức pháp luật, đặc trưng, vai trò, cấu trúc,

con đường xây dựng ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công.

- Đánh gia thực trạng xây dựng ý thức pháp luật, chỉ ra nguyên nhân và

những bai học kinh nghiệm trong xây dựng ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công.

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng ý thức pháp luật của bộ

đội Dac công trong giai đoạn hiện nay.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công trong những năm qua, tác giả sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: Phân tích, đánh giá, tổng hợp, để rút ra những vấn

đề tập trung giải quyết Trong đó sử dụng nhiều nhất là phương pháp nghiên cứu

tong hợp dé dé ra một số giải pháp nhằm xây dựng ý thức pháp luật của bộ đội

Đặc công trong giai đoạn hiện nay.

6 Những đóng góp về khoa học của luận văn

- Lần đầu tiên chỉ ra các đặc trưng về ý thức pháp luật của một đối tượng

chiến đấu quan trọng trong Quân đội nhân dân Việt Nam Từ đó phân tích vai

trò, con đường hình thành ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công trong giai đoạn

hiện nay.

- Đánh giá đúng thực trạng ý thức pháp luật, chỉ rõ nguyên nhân yếu kém cần khắc phục đề xây dựng ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công.

- Đề xuất phương hướng, giải pháp khả thi để xây dựng ý thức pháp luật

của bộ đội Đặc công trong giai đoạn hiện nay.

- Luận văn này có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, tuyên truyền phô biến giáo dục pháp luật trong bộ đội Đặc công.

Trang 13

7 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần vào việc hình thành, phát triển

nhân cách, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng binh chủng Đặc công Anh hùng, vững mạnh toàn diện, xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; khang dinh trong

tình hình hiện nay việc xây dung ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công là tat yếu,

đồng thời đưa ra một số giải pháp cơ bản xây dựng ý thức pháp luật cho bộ đội

Đặc công.

8 Kết cau của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

của luận văn gôm 3 chương, 7 tiệt.

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE XÂY DỰNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CUA

BO DOI ĐẶC CÔNG Ở NƯỚC TA TRONG GIAI DOAN HIỆN NAY

1.1 Những vấn đề lý luận về ý thức pháp luật

1.I.I Khải niệm, đặc trưng, vai trò của ý thức pháp luật

Khi xã hội phát triển, trong những điều kiện lịch sử xã hội nhất định, trong xã hội xuất hiện sự phân chia về giai cấp, nhà nước và pháp luật ra đời thì ý thức pháp luật cũng xuất hiện Xuất hiện cùng với sự xuất hiện của pháp luật trong đời sông xã hội, ý thức pháp luật là sản phẩm của quá trình phát triển xã hội, chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của các hệ tư tưởng và các quan niệm trong xã hội Nó dần trở thành nhân tố không thé thiếu trong điều chỉnh hành vi của con người trong đời

sông xã hội dé từ đó hình thành nên ý thức pháp luật.

Nghiên cứu ý thức pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về lý luận và thực tiễn Có thé nói không có yếu tố nào của quá trình điều chỉnh pháp luật mà thiếu đi sự chi phối của ý thức pháp luật, việc nghiên cứu ý thức pháp luật

trong điều kiện quản lý xã hội bang pháp luật không đơn thuần chỉ dé nhận thức

mà cần gắn với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thé dé thấy được vai trò và sự

thích ứng của nó.

Có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến ý thức pháp luật ở các góc độ khác nhau Tuy còn nhiều vấn đề cần xem xét khi bàn về ý thức pháp luật, song hiện nay phan lớn các nhà khoa học pháp lý đều cho rằng:

Ý thức pháp luật là tổng thé những tư tưởng, học thuyết, quan điểm, thái độ, tình cảm, sự đánh gia của con người về hiến pháp, pháp luật, về vai trò, giá trị, chức năng của hiến pháp, pháp luật, về tính công băng hay không công băng, đúng đắn hay không đúng đắn của các quy định pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua trong qua khứ, pháp luật cần phải có, về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong các quyết

định, hành vi của cá nhân, tổ chức, nhà nước và xã hội; về quyên,

nghĩa vụ của con người, về công bằng, bình dang; về trách nhiệm nhà nước đôi với con người và xã hội [22, tr209-210]

8

Trang 15

Những quan niệm, quan điểm về pháp luật, là thái độ tâm lý, cảm xúc, tâm trạng, nguyện vọng của con người về pháp luật, về thực tiễn pháp luật Một trong những phương diện cơ bản của ý thức pháp luật là “thai độ chu quan cua con người đối với pháp luật hiện hành và những mong muốn về những quy định

pháp luật mới ”.[L, tr91].

Ý thức pháp luật tồn tại trong nhiều hình thái ý thức xã hội khác nhau như: ý thức kinh tế, ý thức chính trị, ý thức dao đức, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mỹ Tuy nhiên, ý thức pháp luật luôn giữ vị trí trung tâm trong hệ thống ý thức

xã hội Như vậy, ý thức pháp luật là một dạng cụ thể của ý thức xã hội, phản ánh

những quy luật mang tính khách quan tác động lên mọi mặt của đời sống xã hội Cũng như hình thái ý thức xã hội khác, ý thức pháp luật được nhận diện theo từng cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội, ý thức pháp luật trong xã hội có giai cấp Ý thức pháp luật luôn chịu sự tác động đa chiều của nhiều yếu tổ như nền tảng kinh tế, kết cấu xã hội, tương quan so sánh lực lượng, quan điểm, tư

tưởng của lực lượng cam quyền, xu thé thời đại Suy cho cùng, ý thức pháp luật

chính là sản phẩm của từng giai cấp trong sự phát triển của lịch sử xã hội Nó là tiền đề để xây dựng các giá trị, chuẩn mực pháp lý đối với xã hội, là cơ sở để

hình thành thế giới quan pháp lý chính thống trong xã hội nói chung và trong một nhóm, một cộng đồng xã hội nói riêng.

Trong xã hội có giai cấp, sự khác nhau về điều kiện sinh hoạt vật chất, tinh than của mỗi giai cấp, tầng lớp xã hội đã đem lại sự khác nhau nhất định về ý thức pháp luật giữa các giai cấp, tầng lớp Trong đời sống pháp lý, ý thức pháp luật là nhân tô đóng vai trò quyết định chi phối trực tiếp đến tính chất, hiệu quả thực tế của các hoạt động pháp lý.

- _ Đặc trưng của ý thức pháp luật

Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hôi, chịu sự quy định của tồn tai xã hội, do tồn tại xã hội quyết định và luôn mang tính giai cấp sâu sắc là những đặc

trưng cơ bản của ý thức pháp luật.

Trang 16

Đặc trưng cơ bản thứ nhất, Y thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội

nên ý thức pháp luật luôn chịu sự quy định của tồn tại xã hội.

Cũng như hình thái ý thức xã hội, ý thức pháp luật do tồn tại xã hội quy định Các Mác đã viết: “Không phải ý thức của con người quy định tôn tại của họ, trái

lại, chính tôn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ”.[12,tr78].

Y thức pháp luật được sinh ra do yêu cầu đòi hỏi của xã hội, cơ sở xuất phát là từ mục đích kinh tế, từ điều kiện vật chất xã hội Do vậy, ý thức pháp luật phan ánh những điều kiện vật chất cụ thé và chịu sự chi phối của chính những

điều kiện vật chất xã hội đó Đồng thời nó cũng phản ánh những điều kiện chính

trị theo từng giai đoạn nhất định.

Mặc dù vậy, ý thức pháp luật có tính độc lập tương đối với tồn tại xã hội Gắn liền với sự vận động phát triển của xã hội, ý thức pháp luật tác động trở lại đối với tồn tại xã hội theo những chiều hướng khác nhau, nó là tích cực nếu là ý thức pháp luật tiễn bộ, ngược lại là tiêu cực nếu là ý thức pháp luật lạc hậu hoặc không phù hợp trong xã hội mà nó tồn tại Ý thức pháp luật phản ánh điều kiện ton tại xã hội và là cơ sở nhận thức dé cải tạo, phục vụ xã hội của con người.

Trong quá trình vận động và phát triển, ý thức pháp luật có tính kế thừa trên cơ sở chọn lọc đối với một số nhân tố của ý thức pháp luật trước đó, như các nguyên lý, học thuyết của pháp luật hoặc các tư tưởng, giá trị pháp lý ghi nhận

về quyền con người.

Trong ý thức pháp luật có bộ phận tư tưởng khoa học về pháp luật có thể vượt lên trước tồn tại xã hội Đối với hệ tư tưởng pháp luật thì tri thức khoa học là yếu tố cơ bản bởi nó có thé đem lại sự tổn tại khách quan đối với tồn tại xã hội Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng khoa học có tính dẫn đường, đi

trước đối với tồn tại xã hội Điều này không đơn thuần khẳng định sự độc lập

trương đối của ý thức pháp luật so với tồn tại xã hội mà nó là tiền đề tư tưởng-pháp lý trực tiếp góp phần phục vụ cho quá trình điều chỉnh tưởng-pháp luật và công

cuộc cải tạo xã hội trên thực tê.

10

Trang 17

Ý thức pháp luật là một trong những van dé cơ bản, đa dạng và phức tạp

của đời sống pháp luật Trong điều kiện xây dung nhà nước pháp quyền, ý thức

pháp luật đã có nhiều thay đối, theo nhiều chiều hướng khác nhau, ý thức pháp luật tác động đến sự phát triển của các quan hệ xã hội Việc nghiên cứu ý thức pháp luật trên phương diện lý thuyết và thực tiễn có ý nghĩa to lớn trong giai

đoạn hiện nay.

Đặc trưng cơ bản thứ hai là ý thức pháp luật mang tính giai cấp

Khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định xuất hiện giai cấp Giai cấp

nào muốn thống trị xã hội bao giờ cũng cụ thê hóa ý chí của giai cấp mình bằng cách thông qua con đường nhà nước, biến ý chí của giai cấp thống trị thành pháp luật dé thực hiện việc quản lý xã hội, buộc toàn xã hội phải tuân theo Bằng cách

này, giai cấp thống trị sẽ luôn bảo đảm duy trì trật tự xã hội một cách có lợi nhất

cho giai cấp mình Trong đời sống thực tiễn, pháp luật luôn là của một giai cấp thống trị và chỉ có ý thức pháp luật của giai cấp thống trị mới được phản ánh đầy đủ trong pháp luật của xã hội đó Ý thức pháp luật của giai cấp thống trị được thê hiện

đầy đủ trong tất cả các khâu các bước của quá trình xây dựng, thực hiện và áp dụng

pháp luật Trong pháp luật của nhà nước bao giờ cũng thé hiện đầy đủ các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của giai cấp cầm quyền Các giai cấp khác cũng có ý thức pháp luật của mình, song ý thức pháp luật này không thể thể hiện

day đủ trong pháp luật của nhà nước mà chủ yếu được thé hiện thông qua thái độ,

quan điểm, hành vi của họ đối với pháp luật hiện hành và phản ứng của họ trước việc duy trì, quản lý xã hội của nhà nước dé bảo đảm quyền lợi của mình Chính vì

vậy có thé thay ý thức pháp luật mang tính giai cấp sâu sắc.

Trong đời sống xã hội, ý thức pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng Điều đó được thê hiện thông qua các hoạt động xây dựng pháp luật; tổ chức thực hiện

pháp luật và trong áp dụng pháp luật.

- Vai trò của ý thức pháp luật trong xây dựng pháp luật

Xã hội càng phát triển thì pháp luật càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật đã ngày càng trở thành

11

Trang 18

nguyên tắc tối quan trọng trong hoạt động của nhà nước Đề thực hiện nguyên

tắc đó đòi hỏi nhà nước càng phải chú trọng đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ

thông pháp luật.

Mặt khác, những đặc trưng của pháp luật cho thấy, pháp luật luôn mang tính giai cấp sâu sắc Pháp luật là hình thức mà giai cấp thống trị thé hiện ý chí của giai cấp mình Điều đó cũng có nghĩa là pháp luật được xây dựng dé thé hiện ý chí của giai cấp đã được ý thức một cách day đủ “Những thay đổi khách quan trong đời sống xã hội trước hết phải được phản ánh trong ý thức pháp luật, rồi sau đó thé hiện thành các quy phạm pháp luật" [22,tr100]

Ý thức pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm chất

lượng, hiệu quả hoạt động xây dựng chính sách pháp luật Tính đúng đắn, hợp

lý của các văn bản chính sách pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào trình độ nhận

thức, quan điểm, thái độ, tình cảm đối với các vấn đề cần có sự điều chỉnh của

các chủ thể xây dựng pháp luật, đặc biệt là các cơ quan, cá nhân thực hiện

nhiệm vụ công quyên.

Tuy pháp luật có nguồn gốc sinh ra từ cuộc sống, nhưng các điều kiện,

nhu cầu, lợi ích của con người và xã hội không thể tự động hóa mặc nhiên trở thành các quy phạm pháp luật Dé trở thành sản phẩm pháp luật chất lượng, phù hợp với cuộc sống, đòi hỏi phải có trình độ ý thức pháp luật cao của các nhà làm

luật nói riêng, các cá nhân, tổ chức tham gia đóng góp xây dựng pháp luật nói

chung Nội dung của ý thức pháp luật bao gồm tri thức, quan điểm, thái độ và

tình cảm đúng đắn đối với các vấn đề xây dựng và ban hành pháp luật Không

chỉ về phương diện pháp luật thuần túy mà quan trọng hơn nữa là về phương

diện đạo đức, nhân văn trong quan điểm, thái độ, tình cảm của các chủ thé tham

gia xây dựng pháp luật.

Trong tổ chức thực hiện pháp luật, để điều chỉnh các quan hệ xã hội, nhà

nước ban hành pháp luật, thông qua hành vi xử sự của con người làm cho pháp luật

được thực hiện Như vậy, muốn phát huy được hiệu quả của pháp luật thì việc tô chức thực hiện pháp luật chính là đưa pháp luật vào cuộc sống.

12

Trang 19

Ý thức pháp luật là nhân tố rất quan trọng đề tổ chức thực hiện pháp luật Nếu con người có ý thức pháp luật tốt thì pháp luật được thực hiện một cách trơn

tru, hiệu quả Ngược lại, ý thức pháp luật của con người kém, thì việc tổ chức thực hiện pháp luật cũng không thé có hiệu qua Như vậy, chất lượng hiệu quả việc tổ chức thực hiện pháp luật chịu tác động chủ yếu do ý thức pháp luật của chủ thể tổ

chức thực hiện pháp luật.

Đối với hoạt động quân sự, tuy là hoạt động đặc thù, ở đó đã có sẵn yếu tố kỷ luật, song cũng cần phải có ý thức pháp luật một cách đúng đắn bởi suy cho cùng điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định trong nội bộ Quân đội mang tính đặc thù song lại là sự thê chế hóa các quy định của pháp luật mà thành Do vậy, xây dựng ý thức

pháp luật trong môi trường hoạt động quân sự chính là nâng cao thái độ, trách

nhiệm đúng trong tô chức thực hiện các quy định pháp luật.

Đối với hoạt động áp dụng pháp luật thì đây là hoạt động phức tạp mà quyền

và nghĩa vụ của các bên tham gia trong quan hệ pháp luật chịu sự ảnh hưởng của nó

thể hiện trong kết quả áp dụng pháp luật.

“Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tô chức, thé hiện quyên lực nhà nước của các cơ quan nhà nước có thẩm quyên, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyên, nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thé đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể” [19, tr5]

Do vậy, dé bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của các chủ thé tham gia trong

quan hệ pháp luật thì việc áp dụng pháp luật phải hết sức thận trọng, ti mỉ, có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, lấy các quy định của pháp luật làm cơ sở để xem xét, đánh

giá, sử dụng biện pháp áp dụng phù hợp Tuy nhiên, trong áp dụng pháp luật cũng

cần linh hoạt, mềm dẻo, phát triển, tránh cứng nhắc, áp dụng bằng mọi giá Dé áp dụng pháp luật được đúng dan, đòi hỏi chủ thé thực hiện áp dụng pháp luật cũng

cần có ý thức pháp luật bởi đây là yếu tố quan trọng giúp người áp dụng pháp luật

hiểu được chính xác nội dung, tình tiết, sự vận động của sự kiện hiện tượng Đây chính là cơ sở quan trọng đề áp dụng pháp luật được thực hiện một cách chính xác

bảo đảm sự công minh của pháp luật.

13

Trang 20

1.1.2 Cấu trúc của ý thức pháp luật

Nghiên cứu cấu trúc của ý thức pháp luật nghĩa là nghiên cứu cách thức tô

chức bên trong của ý thức pháp luật, các nhân tố câu thành, mối quan hệ giữa các

nhân tô đó và sự tác động với các hiện tượng khác trong đời sống xã hội.

Là một hiện tượng pháp lý phức tạp, đa dạng về nội dung và hình thức thể

hiện, theo những phương thức tiếp cận khác nhau có thể chia ý thức pháp luật theo

những cách khác nhau Mỗi cách phân chia đều có ý nghĩa nhất định về việc tìm hiểu bản chất, nội dung, con đường hình thành và vai trò của ý thức pháp luật Từ

mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn tiếp cận ở hai bộ phận cau thành cơ bản

của ý thức pháp luật là: Tâm lý pháp luật và tư tưởng pháp luật.

“Nói dung của tâm ly pháp luật là tình cam, cam xúc, tâm trạng, thái độ

của con người đối với pháp luật và đối với các hiện tượng pháp luật trong đời

sống xã hội” [18, tr422].

Tâm lý pháp luật có thé hiểu là nac thang nhận thức đầu tiên của con người về pháp luật, là kết quả nhận thức trực tiếp còn mang nặng ý thức chủ quan, cảm tính thường được hình thành tự phát trong đời sống thường nhật của con người trước các hiện tượng trong đời sống nhà nước và pháp luật của con người thường biểu nhiện như: Thái độ quan tâm, phẫn nộ hay tập trung, lãnh đạm, thờ ơ, niềm tin, thành kiến đối với các hành vi vi phạm Tuy là yếu tổ mang đậm tính chủ quan

của con người song lại là yếu tố có sự ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành ý thức

pháp luật của con người Tâm lý pháp luật luôn phản ánh cái bên ngoài, trực diện và

không mang tính ồn định.

Hệ tư tưởng pháp luật là những tư tưởng, quan điểm, học thuyết về pháp luật Nó biểu hiện ở những quan niệm, suy nghĩ của con người về đời sống pháp luật xã

hội Nó luôn mang tính hệ thống, phản ánh một cách tự giác, sâu sắc và toàn diện

đời sống pháp luật xã hội trên cơ sở ý chí của một giai cấp nhất định mà hệ tư tưởng pháp luật là yếu tố quan trọng dé tạo ra các giá trị pháp luật và bảo đảm tinh thống nhất chung trong tuân thủ pháp luật Hệ tư tưởng pháp luật phản ánh cái bản chất bên trong, cái khái quát và mang tính bền vững, ôn định.

14

Trang 21

Từ các phân tích nêu trên, dé đánh giá đầy đủ, chính xác ý thức pháp luật của một người, một nhóm người, một xã hội thì cần phải xem xét các điều kiện, các yếu tố pháp luật trong một chỉnh thé chung thống nhất Trong đó, không thể không quan tâm đến trình độ hiéu biết pháp luật, tình cảm, cảm xúc, niềm tin đối với pháp luật

và ý chí thái độ, hành vi ứng xử với pháp luật của con người.1.1.3 Con đường hình thành ý thức pháp luật

Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội nó chịu sự phản ánh và tác

động của các điều kiện khách quan và các nhân tố chủ quan Các điều kiện khách quan của sự phát triển ý thức pháp luật như: cơ sở chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của đời sống pháp luật Nhân tố chủ quan là quá trình giáo dục pháp luật Sự kết

hợp các điều kiện của các nhân tố khách quân và nhân tô chủ quan là cơ sở, là điều kiện đề hình thành và phát triển ý thức pháp luật.

Ở các hình thái ý thức khác nhau của ý thức xã hội có quá trình hình thành và phát triển khác nhau Y thức pháp luật chỉ xuất hiện khi loài người đã có sự chuyển biến rõ dét từ thời kỳ Cộng sản nguyên thủy sang thời kỳ Chiếm hữu nô lệ, tức là khi xã hội xuất hiện sự phân chia giai cấp trên cơ sở chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, lúc này quyền lực nhà nước thì ý thức pháp luạt mới được thê hiện một cách rõ dàng.

Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin khi nghiên cứu về lịch sử sự phát triển nhận thức của con người là từ thấp đến cao, từ trực quan sinh động đến tư duy trìu

tượng thông qua quá trình lao động sản xuất Hoạt động sản xuất của con người

ngày càng được phat triển nhờ khả năng tu duy nhận thức, cải tạo, cải tiễn công cụ sản xuất và biết phân công lao động xã hội Con người trong xã hội Cộng sản nguyên thủy vốn bình đăng về tài sản, của cải Tuy nhiên, khi của cải tài sản không còn bình đắng nữa Những người có địa vị trong xã hội là nhũng người có khả năng chiếm hữu được nhiều hơn của cải và tư liệu sản xuất đã tách mình ra khỏi sự bình dang và trở thành một lực lượng mới, giai cấp mới trong xã hội, giai cấp có vị trí thống trị các giai tầng, giai cấp khác trong xã hội.

15

Trang 22

Thực tế, ngay từ khi xã hội loài người hình thành một cộng đồng đầu tiên

trong xã hội, mặc dù trình độ tô chức còn thấp, nhưng đã có sự phân chia quyền lực

trong xã hội được thé hiện bằng những quy ước, quy định nhất định về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của mỗi người trong cộng đồng xã hội đó, buộc mọi người phải

tuân theo.

Sự phân chia giàu nghéo, phân chia giai cấp trong xã hội đã làm cho xuất

hiện sự bất bình dang và nay sinh đấu tranh giai cấp Dé duy trì trật tự xã hội thì cần phải có một thiết chế mới, từ đó nhà nước và pháp luật ra đời Tức là, các tư tưởng về nhà nước và pháp luật ra đời do những nhu cầu thực tiễn khách quan của đời sống con người Các quy phạm đạo đức, tập quán không còn đủ khả năng dé điều chỉnh tat cả các mối quan hệ xã hội mà các mối quan hệ trong xã hội cần phải được thay thế bằng hệ thống các quy tắc mới, pháp luật từ

đó ra đời Chính điều đó làm cho ý thức pháp luật đã nảy sinh trong xã hội nhất là khi các mối quan hệ trong xã hội đó có nhu cầu điều chỉnh băng các quy định

của pháp luật.

Cùng với sự vận động và phát triển của xã hội, các tư tưởng về nhà nước và pháp luật cũng vận động và phát triển theo đã tạo ra những điều kiện khách quan của sự vận động phát triển xã hội làm cho ý thức pháp luật cũng hình thành và phát triển Xuất phát từ nhu cầu phải có pháp luật dé điều chỉnh các quan hệ xã hội và dé có sự hiểu biết pháp luật đòi hỏi phải thực hiện công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật Đây cũng chính là nhân tố chủ quan tác động đến quá trình hình thành và phát triển ý thức pháp luật của mọi người trong xã hội.

Từ đó có thê thấy, ý thức pháp luật trong xã hội được hình thành theo hai con

đường chính:

Thứ nhất, ý thức pháp luật được hình thành, phát triển thé hiện ở trình độ nhận thức, quan điểm, lập trường, thái độ, tình cảm, ý chí, xu hướng, thói quen của con người Đó là quá trình phát triển các quy quan điểm, quan niệm, tập quán, thói quen trở thành các quy phạm pháp luật cho phù hợp với sự phát triển của xã hội có

giai cap.

16

Trang 23

Thứ hai, các quy phạm pháp luật mới do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội Nội dung của nó thê hiện ở hai mặt là cho phép và bắt buộc Là quy tắc xử sự trong đó chỉ ra các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia vào các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh Thông qua các biện pháp tuyên truyền, phô biến, giáo dục, cưỡng chế thi hành của nhà nước Đây chính là cơ sở dé ý thức pháp luật của xã hội, ý thức pháp luật của con người ra đời và phát triển.

Như vậy, ý thức pháp luật được hình thành mang tính khách quan do sự tác

động của đời sống pháp luật và mang tính chủ quan thông qua hoạt động tuyên truyền, phô biến, giáo dục pháp luật của con người.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lénin, nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng có cùng nguồn gốc phát sinh và phát triển tuy nhiên luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau Pháp luật là công cụ pháp lý của giai cấp nắm quyền lực nhà

nước, mang tính cưỡng chế nhăm điều chỉnh các quan hệ xã hội, phù hợp với ý chí, lợi ích của giai cấp cầm quyền, bảo vệ và duy trì trật tự công cộng.

Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội được cụ thể hóa thành luật thông qua con đường nhà nước Trong một nhà nước có nhiều dạng ý

thức pháp luật khác nhau, song chỉ có ý thức pháp luật của giai cấp thống trị được thể hiện đầy đủ nhất trong pháp luật nhà nước và trở thành ý thức pháp luật chính thống trong xã hội ở nhà nước đó Ở mỗi nhà nước có hệ thống pháp

luật riêng Vì vậy, ý thức pháp luật trong từng nhà nước cũng có những điểm

khác nhau cơ bản.

Theo các tài liệu lịch sử, tư tưởng về nhà nước pháp luật ở Việt Nam đã có

từ thời kỳ đầu xuất hiện nhà nước Văn Lang- Âu Lạc thế kỷ thứ III trước công nguyên Ở thời kỳ này, kinh tế của nhà nước Văn Lang — Âu Lạc còn rất lạc hậu Các giai tầng trong xã hội tuy chưa có sự phân tầng rõ nét, do đó mâu thuẫn giữa các giai tầng cũng chưa thực sự trở nên rõ dàng Tư tưởng chủ yếu của thời kỳ này là tỉnh thần đoàn kết để tự bảo vệ mình của cả dân tộc trước giặc ngoại xâm và thiên tai địch họa Chính những điều này đã hình thành lối sống có kết cộng đồng,

xích lai gan nhau của các thành viên trong xã hội Các bộ tộc, bộ lạc sông trong xã

17

Trang 24

hội luôn có sự phân công, quy định trách nhiệm đối với xã hội và giữa các thành

viên với nhau, các quy phạm thé hiện ý chí chung của cộng đồng va được thực hiện băng sức mạnh của dư luận xã hội, sự tự nguyện của các thành viên, được xử

ly bằng biện pháp cưỡng chế do cộng đồng thực hiện Đây có thé được coi là nền

móng đầu tiên về tư tưởng hình thành nhà nước và pháp luật.

Trải qua các thời kỳ thuộc địa và phong kiến ở nước ta, các phong tục tập quán, hương ước làng xã ngày càng được hoàn thiện và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Thể hiện rõ nét nhất trong các thời kỳ này là nhà nước phong kiến ở nước ta đã ban hành nhiều văn bản luật Trong đó có rất nhiều văn bản mang tư tưởng tiến bộ và giá trị về văn hóa pháp lý như bộ “ Quốc triều hình luật” Dưới sự áp bức của chế độ phong kiến và thực dân, thì những tư tưởng về đấu tranh giai cấp đã phát triển một cách mạnh mẽ giữa các tang lớp nhân dân va bọn thực dân phong kiến và khi xuất hiện giai cấp tư sản thì cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tu sản phát triển càng mạnh mẽ và có sự lãnh đạo của các chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh mà tiêu biéu là đồng chí Nguyễn Ai Quốc.

Sau khi cách mạng tháng tắm năm 1945 thành công ở nước ta lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, sự ra đời của nhà nước Công nông đầu tiên ở khu

vực Đông Nam Châu Á Đây là cơ sở xuất hiện tư tưởng pháp luật Xã hội chủ nghĩa

cùng với trào lưu hình thành các nước Xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới Đánh dau

sự ra đời bằng bản Hiến Pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoa.

Tuy là Hiến pháp dân chủ nhân dân song ngoài những đặc điểm chung, Hiến pháp năm 1946 cũng phản ánh đầy đủ các yêu tố thuộc về bản chất, đặc điểm của

Hiến pháp Xã hội chủ nghĩa.

Chủ tịch Hồ chí Minh khẳng định: “Tính chất nhà nước là van dé cơ bản của Hiến pháp Đó là van dé nội dung giai cấp của chính quyên Chính quyền về tay ai, phục vụ quyên lợi của ai? Điêu đó quyết định toàn bộ nội dung của Hiến pháp” (14, tr586]

Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và nhà nước ta vẫn đang thực hiện công

cuộc đổi mới đất nước theo con đường Xã hội chủ nghĩa Ý thức pháp luật Xã

18

Trang 25

hội chủ nghĩa vẫn đang được tiếp tục hoàn thiện, củng cố vẫn và đang là hệ ý thức pháp luật chủ đạo trong đời sống xã hội được xây dựng trong điều kiện "Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đó là nền kinh tế thị

trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật

của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,

do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì

mục tiêu “dân giau, nước mạnh, dân chu, công băng, văn minh” phù hợp với

từng giai đoạn phát triển của đất nước Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong

đó: “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không

ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là động lực quan trọng; kinh tế có vốn dau tư nước ngoài ngày càng được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội” [8, tr128-129].

Cơ sở xã hội của ý thức pháp luật là tình đoàn kết giữa các dân tộc, mà nòng cốt là liên minh công nông, tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng

Cộng sản Việt Nam.

Cơ sở chính trị là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Mọi hoạt động của nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ nhân dân Nhà nước thé chế hóa đường lỗi chính sách của Đảng thành pháp luật làm cơ sở cho moi

hoạt động của xã hội.

Ý thức pháp luật của chúng ta được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa Mác —

Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh Đây là những học thuyết, tư tưởng cách mạng và khoa học, là kim chi nam cho mọi hoạt động của Dang, Nhà nước va chế độ ta.

Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa dang được xây dung, củng cố phát triển đã và đang trở thành động lực quan trọng góp phan thực hiện thang lợi sự nghiệp

19

Trang 26

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã

hội, xây dựng nước Việt Nam văn minh hiện đại.

1.2 Những vấn đề lý luận về ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công ở

nước ta trong giai đoạn hiện nay

1.2.1 Khái niệm ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công

Ý thức pháp luật là một hình thái của ý thức xã hội, được ra đời, ton tại và

phát triển từ nhu cầu khách quan của đời sống xã hội Xuất phát nhu cầu khách

quan của đời sống con người trong xã hội phản ánh tồn tại xã hội để từ đó hình thành những quan điểm, quan niệm về pháp luật và thực tiễn pháp luật Do đó, mặc dù có tính kế thừa và ảnh hưởng lẫn nhau, song ý thức pháp luật ở mỗi giai đoạn, mỗi giai cấp, tang lớp, mỗi ngành nghé hay ở các lĩnh vực cũng khác nhau làm cho

các đặc trưng của nó cũng trở nên khác nhau.

Bộ đội Đặc công là những quân nhân hoạt động trong lĩnh vực đặc thù, với

tính chất là hoạt động khó khăn, gian khô, cả về tri lực và thé lực, cường độ hoạt động lớn, chịu nhiều tác động cả trong và ngoài Quân đội nhất là những khi hoạt động của họ diễn ra một cách độc lập theo yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu ngoài doanh trại, xa sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của cấp trên Hơn nữa, nhận thức về ý thức pháp luật còn chưa thực sự phổ biến nhiều trong môi trường hoạt động của họ, chủ yếu là tiếp cận và hiểu ở góc độ là ý thức kỷ luật của Quân đội Đây cũng chính là những điều kiện làm cho ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công chưa được phổ biến một cách rộng rãi nên ở họ vừa có sự phản ánh của ý thức pháp luật chung như những công dân trong đời sống xã hội Nhưng lại có những nét đặc trưng riêng về ý thức pháp luật do thực tiễn thực hiện nhiệm vụ

trong môi trường đặc thù của bộ đội Đặc công chi phối, quyết định.

Vi vậy, bộ đội Dac công có y thức pháp luật đúng đắn, phù hợp với đặc thù

hoạt động trong đời sống xã hội, của Quân đội, đơn vị và là cơ sở quan trọng góp

phần tích cực trong thực hiện nhiệm vụ theo mục tiêu ly tưởng mà họ đã xác định.

Ngược lại, nêu không có ý thức pháp luật đúng đắn, hay không phù hợp với đặc điểm

20

Trang 27

hoạt động, điều kiện hoàn cảnh cụ thể sẽ làm làm ảnh hưởng đến sự phát triển nói chung, quá trình thực hiện nhiệm vụ của bộ đội Đặc công nói riêng.

Từ những nhận định này, tác giả xin được đưa ra khái niệm về ý thức pháp

luật của bộ đội Đặc công như sau:

Ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công là tổng thể những tư tưởng, quan điểm, thái độ, tinh cảm, sự đánh giá của bộ đội Đặc công về hién pháp, pháp luật, về vai trò, giá trị, chức năng của hiến pháp, pháp luật, về tính công bằng hay không công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn của các quy định pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua trong quá khứ, pháp luật cần phải có, về tinh hop pháp hay không hợp pháp trong các quyết định, hành vi của cá nhân, tổ chức,

nhà nước và xã hội; về quyên, nghĩa vụ của con người, về công bằng, bình dang; về trách nhiệm nhà nước đối với con người và xã hội.

1.2.2 Đặc trưng, vai tro ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công

Cách đây hơn 55 năm, ngày 19 tháng 3 năm 1967, tại Trường Bồ túc cán

bộ dân tộc Trung ương ở xã Phùng Khoang, huyện Từ Liêm, Hà Nội, nay là Học

viện Chính trị khu vực I — Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chi Minh, thuộc

phường Thanh Xuân Bac, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Bộ đội Đặc

công rất vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng,

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Đảng, Nhà nước và Quân đội đến thăm, xem bộ đội Đặc công trình diễn kỹ thuật, chiến thuật và công bố quyết định

chính thức thành lập Binh chủng Đặc công Tại cuộc gặp mặt lịch sử này, Bác

Hồ đã huấn thị cho Bộ đội Đặc công: “ Đặc công tức là công tác đặc biệt, là

vinh dự đặc biệt, can phải có có gắng đặc biệt ” [14]

Hơn 55 năm xây dựng chiến đấu và phát triển, thực hiện lời dạy của Bác

Hồ, bộ đội Đặc công đã không ngừng phan đấu, vượt qua mọi khó khăn, gian

khổ, vừa xây dựng vừa chiến đấu, làm nên những chiến công kỳ điệu, góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến

chống Mỹ cứu nước, trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ

quốc tế Với thành tích to lớn đó, “Bộ đội Đặc công đã có 75 đơn vị, 184 cán bộ,

21

Trang 28

chiến sĩ được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó có hai đơn vị được tuyên dương ba lần, hai đơn vị được tuyên dương

hai lần; Binh chủng được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang

nhân dân với 16 chữ vàng truyền thống: “Đặc biệt tinh nhuệ Anh đũng tuyệt voi.

Muu trí táo bạo Đánh hiểm thang lon" Đặc biệt, trong thời kỳ doi mới, Binh

chúng Đặc công vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng,

huân chương cao quy nhất của Nhà nước Việt Nam” [1, tr142].

Là lực lượng chiến đấu đặc biệt tinh nhué của Quân đội nhân dân Việt Nam, được tô chức, trang bị, huấn luyện đặc biệt, có phương pháp tác chiến linh hoạt, táo bạo, bất ngờ Thường được phân công nhiệm vụ đánh chiếm các mục tiêu hiểm yếu, nằm sâu trong lòng hậu phương của địch.

Hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của bộ đội Đặc công là hoạt động đặc thù diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và cả sau chiến đấu Do vậy, đặt ra yêu cầu khách

quan trong việc xây dựng ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công.

Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động của bộ đội Đặc công đều xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu của Binh chủng Đặc công được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tin tưởng giao cho là: Tham mưu cho Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng; Tổng tham mưu trưởng quản lý; xây dựng lực lượng Đặc công cho toàn quân; chỉ huy lực lượng Đặc công trong toàn quân; thực hiện chức năng cơ

quan chủ nhiệm về Đặc công trong toàn quân; phối hợp với các lực lượng chống khủng bồ trong Quân đội; các lực lượng của Bộ Công an; cấp ủy, chính quyền va

lực lượng vũ trang địa phương trong thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố; chỉ đạo huấn luyện, dao tạo, san sang chiến đấu và chiến đấu; chi huy các cơ quan đơn vị thuộc quyền.

Đề thực hiện được những chức năng, nhiệm vụ nêu trên, các nhiệm vụ cụ thê của Binh chủng Đặc công được Bộ Quốc phòng giao là: Tham mưu đề xuất

với Bộ Quốc phòng về chủ trương, biện pháp xây dựng lực lượng Đặc công

trong toàn quân cả lực lượng thường trực và dự bị động viên trên phạm vi cả

22

Trang 29

nước; tô chức lực lượng Đặc công bảo đảm huấn luyện sẵn sang chiến đấu và

chiến đấu thăng lợi khi có tình huống xảy ra; đề xuất với Bộ quốc phòng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến

dau và chiến đấu; chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động huấn luyện, sẵn sàng

chiến đấu và chiến dau của lực lượng Đặc công trong toàn quân; tham gia một số hoạt động đối ngoại, chuyên gia quân sự giúp bạn bè quốc tế; tham mưu đề xuất với Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Kỹ thuật về kế hoạch mua săm, cải tiễn và đồng bộ các loại vũ khí đặc chủng trang bị cho lực lượng Đặc công: huấn luyện và đào tạo lực lượng Đặc công.

Xuất phát từ đặc thù quản lý và hoạt động, từ thực tiễn nhiệm vụ được Bộ Quốc phòng giao cho bộ đội Đặc công cho thấy, để thực hiện tốt nhiệm vụ, chức

năng của mình đòi hỏi bộ đội Đặc công phải luôn phát huy thật tốt tỉnh thần đoàn

kết, tính thống nhất, hiệp đồng của tập thể, sự linh hoạt, nhịp nhàng, chính xác, ý

thức tô chức ký luật cao do vậy, ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công có những

đặc trưng cơ bản sau đây:

Một là, bộ đội Đặc công là bộ phận có ý thức pháp luật đặc biệt cao trongQuân đội nói chung.

Khi thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, đặc

biệt là trong thời bình, bộ đội Đặc công được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với

các lực lượng chống khủng bố trong Quân đội; các lực lượng của Bộ Công an; cấp

ủy, chính quyên và lực lượng vũ trang địa phương phải đòi hỏi phải có ý thức pháp

luật đặc biệt cao, trên cơ sở nhận thức sâu sắc nhiệm vụ, mục tiêu lý tưởng chiến

đấu, bộ đội Đặc công san sàng thực hiện một cách vô điều kiện, triệt dé, mưu trí, sang tạo trong thực hiện chức trách nhiệm vụ, ngoài việc tuân thu điều lệnh, điều lệ, quy định của Quân đội, mệnh lệnh của cấp trên, tuân thủ nghiêm ngặt các thao tác về kỹ, chiến thuật, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ đã được quy định trong Điều lệ tác

chiến Đặc công

Hai là, ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công là ý thức phối hợp hiệp đồng chặt chẽ, lập công tập thể, có tính thống nhất đặc biệt cao.

23

Trang 30

Hoạt động tác chiến của bộ đội Đặc công là hoạt động thống nhất của các bộ

phận được phân công trên các hướng, các nhóm khác nhau Xuất phát từ cách đánh

độc đáo khi thực hiện nhiệm vụ nhất là trong chiến đấu, thường được phân chia thành nhiều hướng, nhiều mũi khác nhau, đến giờ hợp hiệp đồng, đồng loạt thực

hiện nhiệm vụ tác chiến Do đó, đòi hỏi phải ý thức pháp luật cao, đặc biệt là tính thống nhất, chính xác Nếu không đảm bảo yếu tô thống nhất, chính xác sẽ làm anh hưởng đến hiệu xuất hoàn thành nhiệm vụ của các bộ phận khác, thậm chí thất bại,

thương vong.

Ba là, y thức pháp luật của bộ đội Dac công là ý thức pháp luật đặc biệt tựgiác, đặc biệt sáng tạo.

Nguy hiểm va căng thăng là thuộc tính gan liền với mọi hoạt động quân sự nói chung Đối với bộ đội Đặc công, hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và đặc biệt là trong chiến đấu thì thuộc tính nguy hiểm còn thê hiện rõ nét hơn Với lối đánh lấy ít đánh nhiều, đánh từ trong đánh ra, đánh nở hoa trong lòng địch, đòi hỏi mỗi cán bộ chiến sĩ Đặc công phải thực sự linh hoạt, sáng tạo, táo bạo dé tiép can mục tiêu một cách thuận lợi nhat.

Theo các nhà tâm lý học thì hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và

chiến đấu của bộ đội Đặc công luôn ở mức căng thắng cực độ, nó diễn ra trong suốt

toàn bộ các khâu, các bước từ tổ chức chuẩn bị, thực hành chiến đấu, chiến đấu và cả

sau chiến đấu Đặc biệt khi hoạt động tác chiến diễn ra, chỉ cần sai sót nhỏ của một bộ

phân hay sai sót của cá nhân dé làm cho cả một tập thé không thé hoàn thành nhiệm vụ thậm chí dẫn đến thương vong, hy sinh tính mạng của đồng đội Chỉ khi nào các

bộ phận đều an toàn dời khỏi trận địa thì mức độ căng thăng, nguy hiểm chỉ giảm dần

và được giải tỏa khi đã hoàn thành nhiệm vụ, trở về căn cứ an toàn.

Bốn là, ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công là ý thức pháp luật tiên tiễn và

luôn giữ vững bản sắc dân tộc.

Khi tồn tại xã hội phát triển đến đâu thì ý thức phát triển tới đó Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiệm vụ huấn luyện

và tác chiên của bộ đội Đặc công cũng có sự phát triên mới, nhât là những bộ phận

24

Trang 31

được trang bị các loại vũ khí trang bị hiện đại Vì vậy, ý thức pháp luật của bộ đội

Đặc công được biểu hiện thông qua việc tiếp nhận, khai thác, sử dụng, sự kết hợp

nhuan nhuyễn yếu tố con người với vũ khí trang bị mới là điều kiện dé tạo nên sức mạnh sẵn sàng đánh thắng kẻ thù trong mọi tình huống Trong đó yếu tố con người luôn đóng vai trò quyết định bởi vũ khí trang bị là do con người sử dụng, có phát huy hiệu suất chiến dau hay không là do con người, nếu con người không vận hành thì vũ khí đó cũng chỉ là vật vô chi vô giác, cục sắt vụn mà thôi.

Ý thức pháp luật cũng đòi hỏi bộ đội Đặc công phải có quá trình học tập, rèn

luyện, vươn lên để làm chủ khoa học kỹ thuật, vũ khí phương tiện, đáp ứng với những đòi hỏi của sự phát triển khoa học kỹ thuật, rèn luyện ý thức tin tưởng vào cách đánh, vũ khí trang bị đặc chủng mới được biên chế, phát huy truyền thống anh hung lực lượng vũ trang nhân dân, vinh dự và trách nhiệm của bộ đội Đặc công, kiên quyết chiến đấu giành thang lợi.

Ngoài những đặc trưng riêng biệt, ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công còn

có những dic trưng chung của ý thức pháp luật thông thường trong điều kiện môi

trường, hoàn cảnh hoạt động với tư cách là công dân và các quân nhân Ngoài các

chức năng đặc điểm chung là một bộ phận được tổ chức biên chế trong Quân đội nhân dân Việt Nam Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động huấn luyện, san sang chiến đấu và chiến đấu, nhất là những khi phải thực hiện các nhiệm vụ ngoài doanh trại, bộ đội Đặc công phải tiếp xúc với chính quyền và nhân dân ở địa phương nơi bộ đội Đặc công thực hiện nhiệm vụ Do vậy, đòi hỏi bộ đội Đặc công phải có kiến thức am hiểu nhất định về pháp luật nhà nước Có như vậy mới góp phan hiệu qua

vào các hoạt động của đơn vị và mỗi cá nhân khi được giao nhiệm vụ.

Trong mọi giai đoạn, ý thức pháp luật ngay càng đóng vai trò quan trọng trong đời sông xã hội nhất là khi trình độ tri thức của con người có sự phát triển thì

nhu cầu về quyền và nghĩa vụ được quy định trong các văn bản pháp luật càng gây

được sự chú ý và trở thành nhu cầu cần thiết của mỗi người Trong Quân đội nói chung và hoạt động của bộ đội Đặc công nói riêng cũng chịu sự chỉ phối mạnh mẽ

của ý thức pháp luật xã hội Thông qua tác động của ý thức pháp luật xã hội trong

25

Trang 32

điều kiện hoạt động đặc thù là cơ sở làm cho bộ đội Đặc công xác định rõ hơn mục

tiêu lý tưởng chiến đấu trong mọi điều kiện hoàn cảnh.

“Đối với lực lượng vũ trang, ý thức pháp luật là nhân tô giữ vai trò quan

trọng trong việc tạo nên tính tổ chức, tính kỷ luật cao của người lính cũng như cả

Quân đội nói chung” [21, tr9]

Bộ đội Đặc công là lực lượng chiến đấu quan trọng của Quân đội nhân dân Việt Nam cả trong thời chiến và thời bình, thực hiện nhiệm vụ đặc thù của Quân đội

mà chỉ có bộ đội Đặc công mới thực hiện có hiệu quả Chính vì vậy, ý thức pháp

luật cao đóng vai trò quan trọng va là nhân tố không thé thiếu trong hoạt động của bộ đội Đặc công Nó góp phần xây dựng niềm tin, ý chí, tình cảm, cảm xúc, lý tưởng chiến đấu để bộ đội Đặc công thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao, chấp

hành nghiêm các quy định, quy ước của pháp luật, củng cô niềm tin, tạo khả năng

thích ứng với nhiều môi trường tác chiến hoạt động khác nhau khi bộ đội Đặc công

thực hiện nhiệm vụ.

Nhờ có ý thức pháp luật, làm cho bộ đội Đặc công luôn xác định rõ mục tiêu

ly tuong chiến đấu, xác định rõ chức trách, nhiệm vu, trách nhiệm, phạm vi giới hạn

hoạt động, phát huy truyền thống anh hùng, khắc phục mọi khó khăn trở ngại để

vươn lên hoàn thành nhiệm vụ được giao, xứng đáng với hai chữ “Đặc biệt” trong

truyền thông của bộ đội Đặc công anh hùng.

Trong các hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của bộ đội Đặc công đều được xác định các nguyên tắc, quy tắc, quy trình hoạt động chặt chẽ

phù hợp với đặc điểm hoạt động đặc thù, khó khăn, khắc nghiệt, đòi hỏi tinh thần

khắc phục mọi khó khăn gian khổ, mưu trí, khẩn trương, chính xác theo phương

châm “mắt thấy, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi” Nếu ý thức pháp luật không tốt sẽ không tạo thành được thói quen, không thành được kỹ năng, kỹ sảo thì sẽ khó để thực hiện được chính xác và đạt hiệu xuất cao.

Trong những tình huống cấp bách như chiến đấu đòi hỏi bộ đội Đặc công phải bình tĩnh, mưu trí, linh hoạt, thuần thục kỹ, chiến thuật, nhanh nhạy, linh hoạt trong xử trí các tình huống Dé có được những yếu tố này đòi hỏi phải trải qua quá trình rèn

26

Trang 33

luyện, tuân thủ chặt chẽ các quy trình trong huấn luyện dựa trên các nguyên tắc,

phương châm huấn luyện như: “huấn luyện phải cơ bản, hệ thống, thống nhất, chuyên

sâu” hay “huấn luyện đề đánh thắng” đảm bảo các thao tác trở thành kỹ năng, kỹ

sảo Điều đó chứng tỏ sự tác động của ý thức pháp luật là rất lớn đối với việc hình

thành thói quen trong chấp hành các quy định, nguyên tắc.

Dé góp phan bảo đảm chiến dau thăng lợi trong mọi tình huống thì sự tuân thủ nghiêm hay không nghiêm, đầy đủ hay không đầy đủ các nguyên tắc, quy định trong chiến đấu có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ Khi ý thức pháp luật được thực hiện đúng đắn sẽ giúp cho người chiến sĩ phân định rõ danh giới giữa cai đúng và cái sai, thao tác một cách chính xác theo yêu cầu nhiệm vụ

được giao.

Có thé nói ý thức pháp luật đóng vai rò to lớn là nhân tô bảo đảm cho bộ đội Đặc công hoàn thành nhiệm vụ trong mọi tình huống Không những thế, ý thức

pháp luật của bộ đội Đặc công còn có vai trò quan trọng trong xây dựng, thực hiện

và áp dụng pháp luật trong hoạt động của bộ đội Đặc công.

Xây dựng pháp luật là một trong những hình thức hoạt động chủ yếu nhất, đặc biệt quan trong cua nha nước, nham thiét lập, sửa đổi, bổ sung hay

hủy bỏ các quy phạm pháp luật, hoàn thiện pháp luật, được thực hiện trên

cơ sở nhận thức các nhu càu khách quan của xã hội, các lợi ích xã hội cần pháp luật điều chỉnh và phải tuân theo những nguyên tắc, trình tự và thủ tục pháp lý nhất định, đề điều chỉnh các quan hệ xã hội vì sự bảo vệ, bảo

đảm các quyên con người và sự trật tự, phát triển của xã hội.|18, tr425]

Thực tiễn huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến dau của bộ đội Đặc công

đã chứng minh, muốn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, nhất là trong chiến đấu, ngoài sự mưu tri, sáng tạo, ý chí quyết tâm, vũ khí trang bị là có thé chiến thắng mà đòi hỏi cần có một hệ thống văn bản pháp quy, quy định, điều lệ, nguyên tắc để quy định cho các hoạt động đảm bảo cho sự thống nhất của các cơ quan, đơn vi và các

cá nhân trong thực hiện các nhiệm vụ này Làm cơ sở đề xây dựng nhận thức, thái

độ, trách nhiệm ý thức pháp luật cao trong thực hiện.

27

Trang 34

Mục đích của ban hành pháp luật là để điều chỉnh các quan hệ xã hội thông qua hành vi xử sự cụ thé của con người Như vậy, muốn phát huy được

hiệu quả pháp luật cần có cách thức tô chức thực hiện dé pháp luật thực sự đi vào

cuộc sống.

“Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục dich nhằm hiện thực hóa các quy dịnh pháp luật vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hop pháp cua các chủ thể pháp luật” [18, tr492]

Trong quá trình thực hiện pháp luật có rất nhiều các yếu tố tác động trong

đó yếu tô ý thức pháp luật của chủ thé là yếu tố rất quan trọng Nếu ý thức pháp luật tốt thì kết quả thực hiện sẽ đạt hiệu quả cao Ngược lại, ý thức pháp luật kém

cũng sẽ kéo theo hiệu quả thực hiện pháp luật kém Thông qua nhận thức, thái độ

của con người trong đời sống pháp luật, ý thức pháp luật được thé hiện Điều đó

đã chứng minh, muốn tô chức thực hiện pháp luật hiệu quả thì đòi hỏi phải xây

dựng được ý thức pháp luật Trong hoạt động quân sự cũng vậy cần phải có ý thức

pháp luật thực sự đúng đắn mới đầy đủ cơ sở cho việc thực hiện pháp luật đầy đủ, hiệu quả.

Ý thức pháp luật cũng đóng vai trò quan trọng trong xây dựng đời sống văn

hóa pháp luật của bộ đội Đặc công Với môi trường hoạt động của bộ đội Đặc

công thì ý thức pháp luật đúng đắn chính là cơ sở dé nâng cao tư duy pháp lý, thực hiện môi trường văn hóa pháp luật “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp

luật” Là cơ sở dé tạo nên truyền thống và bản sắc văn hóa pháp luật riêng của bộ

đội Đặc công.

Van hóa pháp luật là:

Tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong lĩnh vực pháp luật bao gồm hệ thống qui phạm pháp luật được ban hành trong các thời kỳ lich sử, những tư tưởng, quan điểm, luận điểm , nguyên lý, nguyên tắc, những tác phẩm văn hóa pháp luật, những kinh

nghiệm va thói quen tích lũy được trong quá trình xây dựng và thực thipháp luật [19, tr17-24]

28

Trang 35

Trong môi trường văn hóa pháp luật riêng của bộ đội Đặc công, ý thức pháp

luật là cơ sở để xây dựng mối quan hệ giữa các quân nhân như: tinh thần đoàn kết,

sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau, tôn trọng cái đúng, phản bác cái sai, thái độ dau tranh với những hành vi vi phạm pháp luật

Ngoài ra, ý thức pháp luật còn góp phần củng cô kỷ luật, tính tổ chức của bộ

đội Đặc công Đây chính là thước đo trình độ nhận thức, sự giác ngộ chính trị của

mỗi cá nhân Kỷ luật trong Quân đội chính là hệ thống các quy tắc xử sự được thê chế hóa trên cơ sở pháp luật nhà nước trở thành điều lệnh, điều lệ dé điều chỉnh các quan hệ trong đời sống của quân nhân Chấp hành điều lệnh, điều lệ cũng chính là

chấp hành pháp luật của Nhà nước.

Tóm lại, ý thức pháp luật đóng vai trò là tiền đề tư tưởng trực tiếp tham gia

vào tất cả các quá trình xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật Chỉ có khi nào xây

dựng được ý thức pháp luật đúng đắn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, đặc điểm

hoạt động thì mới làm cho các quá trình này được thực hiện trơn chu, hiệu quả.

1.2.3 Cấu trúc ý thức phúp luật của bộ đội Đặc công

Là một bộ phận trong xã hội nên cấu trúc ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công cũng bao gồm các bộ phận tạo thành đó là: Tâm lý pháp luật và tư tưởng pháp luật.

Tâm lý pháp luật của bộ đội Đặc công được hình thành từ môi trường hoạt

động, học tập, rèn luyện Đó là môi trường phát huy cao độ truyền thống đoàn kết,

dân chủ, bộ đội Đặc công được tham gia góp ý vào xây dựng van bản pháp luật của

Nha nước, quán triệt và thực hiện các quy định cua Quân đội và don vi, chịu sự điều chỉnh nghiêm minh của pháp luật, điều lệnh, điều lệ, sự giáo dục, chỉ đạo, hướng dẫn của lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, sự yêu thương đùm bọc của đồng chí đồng đội, sự che chở của nhân dân, sự tự giác trong thực hiện các chế độ trong ngày, trong tuần, yêu cầu đòi hỏi trong thực hiện nhiệm vụ, chức năng của Quân đội Chính vì vậy,

về cơ bản bộ đội Đặc công luôn có ý thức, thái độ, động cơ, niềm tin vững chắc vào

sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật Nhờ đó, tâm lý pháp luật của bộ đội Đặc

29

Trang 36

công luôn được duy trì ở mức độ tốt thê hiện ở sự tự nguyện, gương mẫu thực hiện,

ứng xử có văn hóa trên cơ sở các quy định của pháp luật, điều lệnh, điều lệ Từ sự hiểu biết pháp luật, bộ đội Đặc công cũng luôn đấu tranh chống các biểu hiện tiêu

cực, hành vi sai trai cả trong và ngoài đơn vi, luôn nêu cao ý thức xây dựng don vi

vững mạnh toàn diện, moi trường văn hóa lành mạnh, thực hiện sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật Sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được

giao, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ Xã hội chủ nghĩa.

Tư tưởng pháp luật của bộ đội Đặc công là những quan điểm, tư tưởng, học thuyết pháp lý chỉ đạo chung trong toàn xã hội cùng với các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, quân đội mà thường xuyên, trực tiếp là sự lãnh đạo của hệ thống cấp ủy, lãnh đạo chỉ huy các cấp trong Quân đội được tô chức thống nhất từ trung ương đến cơ sở Trong môi trường hoạt động đặc thù, bộ đội Đặc công được trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật như: Hiến pháp, Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật dân sự, Luật Tố tụng dân sự,

Luật hôn nhân gia đình, pháp luật về phòng chống tham nhũng Do vậy, bộ

đội Đặc công cũng có những tư tưởng pháp luật chung như các công dân ở

ngoài xã hội Bên cạnh đó, do đặc điểm hoạt động đặc thù trong môi trường

quân đội có tính chất chuyên ngành riêng biệt nên bộ đội Đặc công còn phải được trang bị những kiến thức pháp luật mang tính chất chuyên môn như: Luật

Quốc phòng, Luật Si quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Nghĩa vụ Quan sự, Luật Quân nhân chuyên nghiệp và công chức Quốc phòng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn

bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người Các quy định của điều lệnh, điều lệ,

12 điều ky luật khi quan hệ với nhân dân Từ đó có thé khẳng định, bộ đội Đặc công cũng được trang bị một lượng kiến thức pháp luật khá toàn diện.

Thực tế hoạt động trong những năm qua, các cấp lãnh đạo chỉ huy của các đơn vi bộ đội Dac công luôn quan tâm chăm lo lãnh đạo, chỉ đạo việc kết hợp, gắn các yếu tố tâm lý, tư tưởng trong xem xét, đánh giá chat lượng đội ngũ cán bộ, đảng

30

Trang 37

viên, quân nhân, tập thê các đơn vị về mọi mặt trong công tác xây dựng con người, xây dựng tập thể quân nhân vững mạnh.

1.2.4 Con đường hình thành ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công

Ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công được hình thành thông qua tác động của các nhân tố khách quan và chủ quan Quá trình hình thành và phát triển này không nằm ngoai quá trình đôi mới, xây dựng đất nước, Quân đội và đơn vi Ti đó,

có thê thay con đường hình thành ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công như sau:

Thứ nhất là, Khi các yếu tô kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quân sự

phát triển đã tác động đến ý thức pháp luật của con người trong xã hội đó nói chung và bộ đội Đặc công nói riêng Sự tác động của các yếu tố này có thé là

tích cực, cũng có thể là tiêu cực Tuy nhiên, với vai trò định hướng của Đảng,

Nhà nước và Quân đội thì ý thức pháp luật của bộ đội Dac công ngày càng được

phát triển theo xu hướng tích cực là chủ yếu.

Nhà nước ta là nhà nước Xã hội Chủ nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng

Cộng sản Việt Nam, là cơ sở để xây dựng hệ ý thức pháp luật Xã hội Chủ nghĩa.

Nhà nước xây dựng và phát triển kinh tế, duy trì trật tự xã hội, tổ chức thực hiện pháp luật Tat cả các hoạt động đó của nhà nước đã tạo ra môi trường quan trong

cho sự hình thành và phát triển ý thức pháp luật.

Hoạt động của bộ đội Đặc công là hoạt động đặc thù, dạng hoạt động đặc

biệt, do đó, hoạt động của bộ đội Đặc công cũng tạo ra môi trường đặc biệt mà ở

đó xác lập và phát triển hệ ý thức pháp luật quân sự, hình thành nên văn hóa

pháp luật quân sự như ý thức chấp hành pháp luật, sự tuân thủ phục tùng mệnh lệnh giữa cấp trên và cấp dưới, dân chủ trong đời sống sinh hoạt, trong đấu tranh tự phê bình và phê bình đối với các hành vi vi phạm pháp luật nhà nước, kỷ luật Quân đội, các biểu hiện sai trái, lệch lạc trong suy nghĩ và hành động của mỗi quân nhân.

Như vậy, trong môi trường hoạt động đặc biệt này có sự kết hợp chặt chẽ

của cả yếu tố khách quan là môi trường hoạt động đặc thi và yếu tố chủ quan đó

31

Trang 38

là sự giáo dục, nhận thức của bộ đội thông qua quá trình công tác, huấn luyện, tự học tập, tự rèn luyện nâng cao sự hiểu biết về mọi mặt của bộ đội.

Thứ hai là, con đường hình thành ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công

gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của bộ đội Đặc công.

Thông qua quá trình giáo dục, tự nhận thức lĩnh hội những kiến thức nhất định, là quá trình tự tu dưỡng rèn luyện để xứng danh người chiến sĩ Đặc công ưu tú, đây là nguồn động lực dé thôi thúc bên trong mỗi người, là kết quả của sự tác động phối hợp giữa chủ thé và khách thé phù hợp với quy luật phát triển, quá trình này bắt nguồn từ các yếu tố truyền thống, đặc thù hoạt động trong môi

trường đặc biệt của bộ đội Đặc công.

Bộ đội Đặc công được tuyển chọn một cách kỹ càng cả về trí lực và thé lực và nhân cách Thông qua giáo dục, học tập, tự bồi dưỡng, rèn luyện về lý

luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ dé từng bước nang cao trình độ nhận thức,ly trí, tình cảm cách mang tạo ra sự chuyển hóa trong họ từ yêu cầu khách quan

nhiệm vu dé giác ngộ, biến ý thức pháp luật trở thành nhu cầu, niềm tin chiến đấu Trên cơ sở đó, ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công được hình thành và phát triển Nó phản ánh mối quan hệ, sự thích ứng dần dần giữa các yêu cầu khách quan với các nhân tố chủ quan Từ sự yêu cầu của tô chức đến sự tự giác, từ nhu cầu chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt bất cứ nhiệm vụ gì khi được giao.

Thứ ba là, Y thức pháp luật của bộ đội Đặc công được hình thành, phát triển thông qua thực tiễn hoạt động thực hiện các chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất.

Trước hết, quá trình hình thành ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công được hình thành và phát triển thông qua thực tiễn khi thực hiện chức năng chính là chiến đấu Đây là quá trình hoạt động gian khổ, ác liệt và đầy thử thách Theo lý

luận chủ nghĩa Mác- Lê nin thì quá trình nhận thức của con người là một quá trình

từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện Với

đặc điểm hoạt động như vậy đã thê hiện đầy đủ, sinh động mối quan hệ giữa nhận

32

Trang 39

thức và thực tiễn Điều đó cho thấy, quá trình bồi dưỡng nhận thức lý trí và tình

cảm trong quá trình thực tiễn hoạt động quân sự đặc thù của bộ đội Đặc công

trong bat cứ điều kiện hoàn cảnh nao cũng có sự tác động qua lại lẫn nhau một

cách chặt chẽ Thông qua đó dan dan thúc day hình thành thói quen thực hiện

hành vi theo đúng chuẩn mực của xã hội, pháp luật của nhà nước, kỷ luật của Quân đội, trở thành nếp sống đẹp có văn hóa pháp lý của bộ đội Đặc công.

Với chức năng đội quân công tác, doi hỏi bộ đội Đặc công phải có trình

độ am hiểu nhất định về chủ trương, đường lỗi, pháp luật nhà nước, các kỹ năng cơ bản khi đi tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương

của Đảng, pháp luật nhà nước.

Thứ tư là, Sự hình thành và phát triển ý thức pháp luật của bộ đội Đặc

công còn phụ thuộc vao việc giải quyết hài hòa, hợp lý giữa quyền lợi và nghĩa

vụ; giữa lợi ích của tập thể và cá nhân.

Ở góc độ này cho thấy, ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công được hình

thành và phát triển thông qua mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ của công dân nói chung, người chiến sĩ Đặc công nói riêng Mục tiêu lý tưởng chiến đấu của người chiến sĩ Đặc công là vì nền độc lập tự do của Tổ quốc, vì Chủ nghĩa

xã hội, vì sự bình yên của nhân dân, vì vinh dự và trách nhiệm của người chiến sĩ

Đặc công được quán xuyến bởi hai chữ “Đặc biệt” và trong đó đã bao hàm cả lợi

ích của cá nhân và gia đình người chiến sĩ Đặc công Cá nhân và gia đình họ

không thê có được sự đầy đủ, điều kiện phát triển khi quê hương, đất nước chưa bình yên, độc lập Bên cạnh đó cũng cho thấy, những tác động của quyền lợi và

nghĩa vụ từ phía gia đình của họ với quá trình hình thành và phát triển ý thức

pháp luật của bộ đội Đặc công.

Thứ năm là, Con đường hình thành và phát triển ý thức pháp luật của bộ

đội Đặc công còn chịu ảnh hưởng của quá trình chuyên hóa nhận thức từ sự bắt

buộc của kỷ luật Quân đội, pháp luật của Nhà nước mang tính cưỡng chế của tô chức đến sự tự nguyện tuân thủ chấp hành pháp luật, kỷ luật.

33

Trang 40

Ý thức của mỗi người bao gid cũng ton tại mặt tự nguyện và mặt bắt buộc phải chấp hành pháp luật, ký luật Hai mặt này có sự tác động qua lại đan xen lẫn

nhau Nó phụ thuộc vào khả năng nhận thức của con người thông qua hoạt động

giáo dục, rèn luyện Do sự tác động cua nhiều yếu tố mà ý thức pháp luật của bộ

đội Đặc công được hình thành và phát triển Do vậy, trong môi trường hoạt động đặc thù của bộ đội Đặc công thì yếu tô tự nguyện là yếu tố vượt trội hơn so với yếu tô bắt buộc.

1.3 Xây dựng ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công

1.3.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò xây dựng ý thức pháp luật của bộ đội Đặc công.

Ngày nay sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng,

chính quy, tinh nhué, từng bước hiện dai, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đang đặt ra cho Quân đội ta nói chung, bộ đội Đặc công nói riêng những yêu cầu mới

không kém thời kỳ chiến tranh trước đây mà thậm chí còn có phần gay gắt, ác

liệt hơn Do sự tấn công toản diện của các thế lực thù địch trên tất cả các mặt,

các lĩnh vực, đặc biệt là mặt trận chính trị tư tưởng; với những chiến lược mới,

âm mưu thủ đoạn ngay cảng tinh vi xảo quyệt khó phân định danh giới Mặtkhác cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong lĩnh vực quân

sự đang phát triển mạnh mẽ, các cuộc đấu tranh do chủ nghĩa đế quốc gây ra ngày càng sử dụng rộng rãi vũ khí công nghệ cao Cùng với đó trình độ học vấn

của cán bộ chiến sĩ hiện nay được nâng lên đáng ké so với trước đây.

Đối với bộ đội Đặc công trước yêu cầu của sự nghiệp cách mạng mới, xây dựng ý thức pháp luật đòi hỏi ngày càng cao hơn về chất lượng để đáp ứng với

yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm cho mọi hoạt động phải theo một trật tự thống nhất.

Với đặc điểm là một tô chức đặc thù, ý thức pháp luật của bộ đội Đặc

công có một vi trí đặc biệt quan trọng Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa

Mac-Lénin tính đặc biệt được quy định bởi tính đặc thù của hoạt động quân sự.

Đó là hoạt động gắn liền với đấu tranh vũ trang, với sự hy sinh va dé máu Nó diễn ra gay gắt, quyết liệt, khan trương mau le đòi hỏi hành động của từng cá

34

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w