Hoạt động của các đơn vi chuyên trách chống tham nhũng ở Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao...ở nước ta hiện nay chưa thực sự đúng nghĩa là "chuyên trách về
Trang 1CUNG PHI TÀI PHƯƠNG
PHÒNG, CHÓNG THAM NHŨNG TRONG CÁC CƠ QUAN PHÒNG, CHÓNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội - 2023
Trang 2CUNG PHI TÀI PHƯƠNG
; PHONG, CHONG THAMNHUNG |
TRONG CAC CO QUAN PHONG, CHONG THAM NHUNG O VIET NAM
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp & Luật Hành chính
Mã số: 8380101.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ CÔNG GIAO
Hà Nội - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng
tdi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bat ky
công trình nào khác.
Các sô liệu, ví dụ và trích dân trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực.
Người cam đoan
Cung Phi Tài Phương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS
TS Vũ Công Giao, người hướng dẫn khoa học giúp tôi thực hiện luận văn
này Sự hướng dẫn, góp ý tận tình của thầy đã giúp tôi định hướng, quyết tâm
và hoàn thành bản luận văn tốt hơn
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo lớp Cao họcLuật Hành chính đã giúp tôi lĩnh hội những kiến thức cơ bản về lĩnh vực quan
trọng này.
Xin trân trọng cam ơn Trường Dai học Luật - Đại học Quốc gia đã tiênphong tổ chức khóa học bồ ích và lý thú, các thầy cô giáo của Trường, PhòngDao tạo và Khoa Luật Hiến pháp-Hành chính đã tạo điều kiện giúp đỡ trong
suôt thời gian khóa học và thực hiện luận văn.
Cuôi cùng, xin đặc biệt cảm ơn gia đình và những người bạn đã ủng hộ,
động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cam ơn!
Hà Nội, tháng 4/2023
Tác giả
Cung Phi Tài Phương
Trang 5MỤC LỤC
PHAN MỞ ĐÂUU G GG CS S << << SE S4 S4 S9 s xe se se 6
CHUONG I - NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE PHÒNG, CHÓNG
THAM NHUNG TRONG CO QUAN PHONG, CHONG THAM
NHUNG 554 ÔÔÔÔ 13
1.1 Khái lược về phòng, chống tham nhũng 2- 2:2 s¿©5+2z++>se+ 131.2 Đặc điểm của PCTN trong cơ quan PCTN -2- 2s s+zx+zxezszee 20
1.3 Khái lược về các cơ quan phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam 22
1.5 Điều kiện bảo đảm hoạt động phòng, chống tham nhũng trong cơ quan
phòng, chong tham nhũng ¿+ + + 1E E*#VE+EESEekrekeskesekerrie 31
CHUONG2 - THUC TRANG PHÁP LUAT VÀ HOAT DONG PHÒNG,
CHONG THAM NHUNG TRONG CO QUAN PHONG, CHONG
THAM NHŨNG O VIET NAM 5< 5< s<sscssessessetserssrssrssrssee 35
2.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan phòng, chống tham
TTI eee 352.2 Thực trang pháp luật phòng, chống tham nhũng trong cơ quan phòng,
chong tham nhũng ở Việt Nam - - 5 + S2 + E+sEEeeeerrersrrrereke 462.3 Đánh giá thực trạng phòng, chống tham nhũng trong cơ quan phòng,
chong tham nhũng ở Việt Nam - s5 + E + ++EE+eEveeerseersreerre 58
CHUONG III - QUAN DIEM, GIAI PHAP HOAN THIEN PHAP LUAT
VA NANG CAO HIEU QUA PHONG, CHONG THAM NHUNG
TRONG CO QUAN PHONG, CHONG THAM NHUNG O VIET NAM 72
3.1 Quan điểm về đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả phòng, chông tham nhũng trong cơ quan chông tham nhũng 723.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả phòng, chống
tham nhũng trong cơ quan phòng, chong tham nhũng - 74
951809900775 O- 88 TÀI LIEU THAM KHẢO -e 2-2 s< se se se sssseEssessersserserse 89
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
TT | Từ viết tắt Tên/cụm từ đầy đủ
BLHS Bộ luật Hình sự
CBCC Cán bộ, công chức CBCCVC Cán bộ, công chức, viên chức
CQDT Co quan diéu tra CQPCTN | Cơ quan phòng, chống tham nhũng
KTNN Kiểm toán Nha nướcKNTC Khiếu nại, t6 cáo
MTTQ Mặt trận Tổ quốcPCTN Phòng, chống tham nhũng
TAND Tòa án nhân dân
TTCP Thanh tra Chinh phu
TINN Thanh tra Nhà nướcUBKTTW | Ủy ban Kiểm tra Trung ươngVKSND Viện kiểm sát nhân dân
Trang 7PHAN MỞ DAU
1 Tinh cap thiét
Nhiều vụ việc tham nhũng xảy ra trong chính các co quan có chức nangchống tham những ở nước ta trong thời gian qua, điển hình như vụ việc Doan
Thanh tra Bộ Xây dựng “vòi tiền” trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công
vụ; Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông bị khởi tố, bắt tạm
giam cho thay “tham nhũng trong co quan phòng, chống tham nhũng” là
hiện tượng có thật, gây ra bức xúc trong dư luận xã hội và ảnh hưởng trực tiếp
đên lòng tin của nhân dân.
Trong bối cảnh đó, Tổng Bí thư Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương vềphòng, chống tham những (phòng, chống tham nhũng) đã nhiều lần đề cậptrong các hội nghị, chúng ta cần phải “Chống tham nhũng chính ngay trong
các cơ quan phòng, chống tham nhũng” [50]; tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát, phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực ngay trong các cơ quan làm
công tác chống tham nhũng” [50]; trước tiên cần phải xử lý nghiêm tình trạng
vòi vĩnh, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong
chính các cơ quan làm công tác chống tham nhũng đề làm gương cho toàn xã
hội tham gia phòng, chống tham những [50]
Hoạt động của các đơn vi chuyên trách chống tham nhũng ở Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ở nước ta hiện nay chưa thực sự đúng nghĩa là "chuyên trách về chống tham nhũng" như yêu cầu
đặt ra của Luật Phòng chống tham nhũng, thé hiện ở số vụ việc do các cơquan này phát hiện còn ít; việc để xảy ra tham những, tiêu cực ngay trong
chính các cơ quan có chức năng chống tham nhũng thời gian qua cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tham
nhũng, làm giảm niêm tin của nhân dân đôi với các cơ quan bảo vệ pháp luật;
Trang 8tình trạng bồ nhiệm cán bộ thiếu điều kiện, tiêu chuẩn vẫn diễn ra; chất lượngđội ngũ cán bộ, công chức được bô nhiệm chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ;còn hiện tượng cán bộ, công chức nhũng nhiễu, tiêu cực, đòi hối lộ trong hoạtđộng công vụ; còn tình trạng thủ tục hành chính kéo dài, người dân phải đi lạinhiều lần dé giải quyết lại xảy ra trong chính các cơ quan phòng, chống tham
nhũng.
Tham nhũng trong lực lượng có chức năng về phòng chống thamnhũng là vấn đề rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của cử tri và
nhân dân vào lực lượng được giao trọng trách này Vấn đề này được nêu trong
nhiều năm gần đây nhưng tình hình chưa được cải thiện, thậm chí có diễn
biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng theo từng năm Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nghiên cứu tìm ra giải pháp phát hiện, xử lý nghiêm khắc
những trường hợp tham những trong cơ quan có chức năng phòng chống thamnhũng.
Từ các lý do trên, học viên quyết định chọn đề tài “Phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam” để thực
hiện luận văn thạc sĩ của mình.
2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đến thời điểm nghiên cứu luận văn đã có những đề tài, công trình, bài
viết liên quan đến luận văn, như:
- ThS Dinh Văn Minh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra
(2007), Đề tài nghiên cứu khoa học: “Các biện pháp bảo đảm quyền được
thông tin của công dân phục vụ công tác PCTN”.
- Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống Tham nhũng, Thanh tra
Chính phủ (2011), Đề tài nghiên cứu khoa học “Kiểm soát thu nhập của người
có chức vụ, quyên hạn”.
Trang 9- ThS Nguyễn Đức Hạnh, Vụ trưởng Vu IV, Thanh tra Chính phủ
(2007), Đề tài nghiên cứu khoa học “Nâng cao hiệu quả công tác thanh tragóp phần PCTN, lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng”
- TS Nguyễn Quốc Hiệp, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra
(2009), Đề tài nghiên cứu khoa học “Vai trò của xã hội trong PCTN”
- ThS Văn Tiến Mai, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ làm (2011), Đề tài nghiên cứu khoa học "Nâng cao hiệu quả công tác phổ
biến, tuyên truyền pháp luật về thanh tra, khiếu nại, t6 cáo và PCTN của
Thanh tra Chính phủ".
- TS Trần Đức Lượng, Nguyên Phó Tổng Thanh tra Chính phủ (2019),
Đề tai nghiên cứu khoa học “PCTN, tiêu cực trong hoạt động thanh tra”
- PGS.TS Vũ Công Giao (2021), Đề tài nghiên cứu khoa học “Quản trị
tốt nhằm PCTN ở Việt Nam hiện nay”
- PGS.TS Vũ Công Giao, TS Bùi Tiến Đạt (2021) “Giáo trình quản trị nhà nước và PCTN”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
- PGS.TS Nguyễn Công Giao và ThS Hoàng Nam Hải (2021), bài viết khoa hoc “Vấn dé kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong
Luật quốc tế và gợi mở cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 42,
năm 2017.
- Nguyễn Trọng Chuan (2020), Bài viết khoa học “Lợi ích và Xung đột
lợi ích trong quá trình thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức ở
Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 941
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu kể trên đã cung cấp một lượng
tri thức, thông tin lớn và hữu ích cho việc nghiên cứu đề tài này, nhưng chưa
có công trình nào phân tích toàn diện, chuyên sâu về vân đê phòng, chông
Trang 10tham những trong co quan phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam Từ lý donày, vấn đề “Phòng, chống tham nhũng trong cơ quan phòng, chống thamnhũng ở Việt Nam” này cần thiết phải nghiên cứu.
3 Mục tiêu
2.1 Mục tiêu chungMục đích của luận văn là nghiên cứu dé:
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật phòng, chống tham nhũng
về phòng, chống tham những trong cơ quan phòng, chống tham nhũng ở Việt
Nam;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũngtrong cơ quan phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
2.2 Mục tiêu cụ thể (nhiệm vụ của luận văn)
- Làm rõ cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý và những vấn đề lý luận vềphòng, chống tham nhũng trong cơ quan phòng, chống tham nhũng ở ViệtNam hiện nay; đề xuất khái niệm liên quan đến phòng, chống tham nhũngtrong co quan phòng, chống tham nhũng dé giải quyết mục tiêu của dé tài;
- Đánh giá thực trạng pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cơquan phòng, chống tham nhũng; đánh giá thực trạng về hoạt động phòng,chống tham nhũng trong cơ quan phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện
nay;
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật phòng, chống tham nhũng
về lĩnh vực phòng, chống tham nhũng trong cơ quan phòng, chống tham
nhũng;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chốngtham nhũng trong co quan phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Trang 114 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứuPháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cơ quan phòng, chốngtham nhũng ở Việt Nam.
Hoạt động phòng, chống tham nhũng trong cơ quan phòng, chống tham
nhũng ở Việt Nam.
3.2 Pham vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu pháp luật và hoạt
động thực tiễn về phòng, chống tham nhũng trong cơ quan phòng, chống thamnhũng ở Việt Nam, không mở rộng sang các vấn đề khác;
- Pham vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động
phòng, chống tham những trong cơ quan phòng, chống tham nhũng ở Việt
Nam, không mở rộng sang các nước khác;
- Phạm vi về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt độngphòng, chống tham những trong cơ quan phòng, chống tham nhũng ở ViệtNam từ năm 2018 đến nay (từ khi Luật phòng, chống tham nhũng 2018 có
hiệu lực).
5 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mac-Lénin dé làm cơ sở giải quyết các van đề nghiên cứu.
5.2 Phương pháp cụ thể
Luận văn sử dung các phương pháp nghiên cứu phổ biến của khoa hoc
xã hội đê giải quyêt các nhiệm vụ nghiên cứu, bao gôm:
10
Trang 12- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đề tài sẽ phân tích, tông hợp giữa
lý luận và thực tiễn, giữa lịch sử và phát triển để làm rõ những nội dung
nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê: Đề tài thông kê những vấn đề liên quan về
lịch sử, pháp luật, hoạt động thực tiễn làm cơ sở giải quyết mục tiêu của đề
xe
tal.
- Phương pháp so sánh: Đề tài sử dụng phương pháp so sánh các van
đề về pháp luật liên quan với hoạt động thực tiễn về phòng, chống thamnhũng trong cơ quan phòng, chống tham những; so sánh hoạt động thực tiễn
về phòng, chống tham nhũng trong cơ quan phòng, chống tham những vớihoạt động phòng, chong tham nhũng theo các phương pháp khác về tính hiệu
quả làm cơ sở giải quyết mục tiêu của đề tài.
- Phương pháp chuyên gia: Đề tài tiễn hành thu thập ý kiến của các nhà
khoa học, nhà hoạt động thực tiễn về những vấn đề khoa học cụ thê liên quan
đến nhiệm vụ của đề tài thông qua các hội thảo, tham vấn, xin ý kiến trực tiếp, trực tuyến.
6 Ý nghĩa của luận văn 6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phan giải quyết những van dé còn dé ngỏ về mặt lý luậnliên quan đến phòng, chống tham nhũng trong cơ quan phòng, chong thamnhũng Cụ thé, luận văn tiếp tục phân tích, làm rõ những van dé chung về sựhình thành, phát triển và thực trạng phòng, chong tham nhũng trong cơ quanphòng, chống tham nhũng ở Việt Nam; nghiên cứu, so sánh, đánh giá biệnpháp phòng, chống tham nhũng trong cơ quan phòng, chống tham những với
các biện pháp phòng, chống tham nhũng theo Luật phòng, chống tham nhũng
của Việt Nam.
II
Trang 136.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan,
tổ chức, cá nhân trong việc hoàn thiện pháp luật phòng, chống tham nhũng trong cơ quan phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
Luận văn có thẻ là tài liệu tham cho cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Ngoài ra, luận văn có thé là nguồn tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học về PCNT trong cơ quan phòng, chống tham nhũng tại các trường đại học, cao dang, dạy nghề, các trường bồi dưỡng nghiệp vụ,
các cơ sở đào tạo trong cả nước.
7 Cau trúc của luận văn
Luận văn được cấu trúc như sau:
Chương 1: Những van đề lý luận về phòng, chống tham nhũng trong cơ quan phòng, chống tham nhũng
Chương 2: Thực trạng pháp luật và hoạt động phòng, chống thamnhũng trong cơ quan phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
Chương 3: Quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệuquả phòng, chống tham nhũng trong cơ quan phòng, chống tham những ở Việt
Nam.
12
Trang 14CHUONG I - NHỮNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE PHÒNG, CHONG THAM NHŨNG TRONG CƠ QUAN PHÒNG, CHÓNG THAM
NHŨNG
1.1 Khái lược về phòng, chống tham nhũng
1.1.1 Khái niệm về tham nhũng
Tham nhũng là lạm dụng chức vụ, quyền hạn dé thực hiện hành vi thamnhũng; Trong Từ điển Merriam Webster, tham những là sự khuyến khích điều
xau bằng những cách thức sai trái hoặc phi pháp Theo pháp luật Việt Nam, tham nhũng là lợi dụng chức vụ, quyền hạn dé tham 6, tham nhũng, tiêu cực.
Do vậy, người có chức vụ, quyền hạn muốn tham nhũng sẽ cố ý thực hiện tráipháp luật nhằm thực hiện hành vi tham nhũng [46]
Theo Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, tham nhũng là
một tập hợp những hành vi tham nhũng Theo Công ước của Hội đồng Châu
Âu, tham nhũng là đòi hỏi, gợi ý hoặc đưa ra yêu cầu trực tiếp hay gián tiếp
để nhận của hối lộ hay thu lợi bất chính, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện
nhiệm vụ, công vụ [48].
Trong thực tiễn, một số tổ chức quốc tế đã đề xuất định nghĩa về thamnhũng dé phục vu cho các hoạt động cua họ như sau: Tham nhũng là hành vilạm dụng quyền lực công dé thu lợi ích bất chính cho riêng cá nhân (Ngânhàng thế giới ) [50]; Tham những là hành vi lạm dụng nhiệm vụ, quyền lực
được giao đề thu lợi bất chính cho riêng cá nhân (Tổ chức Minh bạch quốc tế)
[50] Tham nhũng là sự lạm dụng quyên lực công hoặc tư dé thu lợi riêng:
hoặc là: Tham nhũng là hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn dé làm giàu bat
chính, bat hợp pháp (Ngân hang Phát triển Châu A ) [51]
Pháp luật Việt Nam định nghĩa tham nhũng là hành vi của người cóchức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi, trong đó [2]:
13
Trang 15- Người có chức vụ, quyền hạn là người được bổ nhiệm, bau cử, tuyêndụng, hợp đồng , có hoặc không hưởng lương, được giao nhiệm vụ, công vunhất định, quyền hạn nhất định Người có chức vụ, quyền hạn gồm: Cán bộ,công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, quân nhân chuyênnghiệp, công nhân; người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; người
giữ chức vụ trong doanh nghiệp, tô chức; người được giao thực hiện nhiệm
vụ, công vụ và có quyên trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Từ những phân tích trên, có thé thấy đặc điểm nổi bật của tham nhũng
là hành vi lợi dụng, lạm dụng quyền han và vị thế dé thu lợi bat chính Đốitượng hưởng lợi không chỉ là người trực tiếp thực hiện hành vi mà bao gồm
cả những chủ thể khác như người thân, đồng nghiệp, bạn bè của họ Tham nhũng có thê diễn ra cả ở khu vực công và tư, mặc dù thường được chú ý hơn
ở khu vực công [46].
Về bản chất, tham nhũng là hệ quả của sự tha hoá về đạo đức của
những chủ thé nam giữ quyền lực Sự tha hoá đó được xem như là một van đề
mang tính quy luật: “Quyền lực có xu hướng dẫn tới sự tha hoá, đôi bại, quyên lực độc đoán sẽ dẫn tới sự tha hoá, đồi bại tuyệt đối”.
Từ lý luận trên cho thấy, tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạnthực hiện trái quy định của pháp luật dé thực hiện hành vi tham nhũng [46]
1.1.2 Nguyên nhân của tham những
Thứ nhất là, Hệ thông văn bản quy phạm pháp luật phức tạp, thiếu chặt
chẽ, đồng bộ Sự phức tạp, thiếu chặt chẽ, đồng bộ của hệ thống chính sách,
pháp luật dẫn đến tình trạng tùy tiện trong áp dụng Đồng thời, việc sửa đồi,
bồ sung, thay đổi thường xuyên các văn bản, chính sách làm cho người dân,đặc biệt là các doanh nghiệp không kịp cập nhật, nắm bắt được các quyền và
nghĩa vụ của họ.
14
Trang 16Thứ hai là, Việc tuyên truyền, công khai, minh bạch còn hạn chế: Hoạt
động của cơ quan, tô chức, đơn vị nếu thiếu công khai, minh bạch thì người
có chức vụ, quyền hạn sẽ không bị giám sát bởi những chủ thé khác, hoặc nếuhành vi tham nhũng của họ có bị phát giác cũng khó có thể đánh giá được
toàn diện, chi tiết do thiếu thông tin Hậu quả là trong bối cảnh đó người có chức vụ, quyền hạn thường có xu hướng lạm dụng quyền lực được giao vì
mục đích vụ lợi Đây là những nguyên nhân dẫn đến hành vi tham nhũng
Thứ ba là, thiểu cơ ché, môi trường kinh doanh lành mạnh: Nếu môi
trường kinh doanh còn hiện tượng độc quyền trong cung cấp dịch vụ, hàng
hóa thì các doanh nghiệp thay vì nâng cao năng lực cạnh tranh một cách lànhmạnh sẽ tìm cách phát triển quan hệ với các cơ quan nhà nước, các đối táckinh doanh Họ sẵn sàng chi trả các khoản chi phí không chính thức dé giànhđược các hợp đồng lớn hoặc trúng những gói thầu cung cấp hàng hóa thiết bị,đặc biệt trong hoạt động mua săm công Sự thiếu hoàn thiện của các quy địnhpháp luật về đấu thầu, thiếu cơ chế kiểm soát xung đột lợi ích đều là nhữngđiều kiện thúc đây nguy cơ thực hiện các hành vi tham nhũng
Thứ tu là, Ché độ đãi ngộ chưa phù hợp: Nếu có sự chênh lệch về tiền lương và chế độ đãi ngộ quá lớn giữa khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà
nước sẽ làm phát sinh động cơ tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức
trong các tình huống xung đột lợi ích Trong trường hợp tiền lương và những lợi ích vật chất chính thức có được từ công việc không đủ đề đáp úng nhu cầu
sinh hoạt của bản thân và gia đình, ho sé tim cách thực hiện những hành vi batchính dé trục lợi cá nhân do chính chức vu, quyền hạn của họ tạo lên
Thứ năm là, Môi trường văn hóa: Môi trường văn hóa ở Việt Nam vẫn
chứa đựng các phong tục, tập quán dễ bị lợi dụng dé thực hiện hành vi tham
nhũng Chang hạn như: phong bì đi trước là phong bì không; miếng trau là
15
Trang 17đầu câu chuyện; có gì đóng cửa bảo nhau; không vạch áo cho người xemlung; ăn quả nhớ người trồng cây Văn hóa nhận phong bì; Thủ trưởng nói,làm cái gì cũng đúng: phục tùng vô điều kiện cấp trên Do vậy, những phongtục, tập quán này mặc dù có bản chất tốt, nhưng có thé bị lợi dụng, sử dụng
như công cụ cho tham nhting[46].
Thứ sáu là, Bất cập trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước:Nếu tô chức và hoạt động của hệ thống chính trị nói chung, của bộ máy nhànước nói riêng còn nhiều bất hợp lý thì hiệu quả hoạt động sẽ không cao và
tạo ra nhiều kẽ hở cho những hành vi tham nhũng.
1.1.3 Hậu quả của tham những
Thứ nhất là, Hậu quả về mặt chính trị, xã hội: Tệ nạn tham nhũng, hối
lộ, ăn chơi phung phí gây tác hại rất lớn, làm tốn hại thanh dành của đảngchính trị cầm quyền, gây bất bình đối và giảm lòng tin của nhân dân đối với
chính đảng đó và với nhà nước Tham nhũng dẫn đến xung đột lợi ích trong
xã hội Tham những đã phan phân chia xã hội thành hai nhóm giàu, nghèo,
trong đó, một nhóm giầu hưởng thụ với của cải tham nhũng; nhóm nghèo phải vất vả làm việc để kiếm sống: hỗ phân cách giữa nhóm giàu, nhóm nghèo
tăng lên rất nhanh dẫn đến lòng đố ky, ghen ghét, va mâu thuẫn giữa các
nhóm tăng cao Hậu quả là mất đoàn kết cộng đồng, an ninh, trật tự xã hội bị
đảo lộn [46].
Thứ hai là, Hậu quả về kinh tế: Tham nhũng gây ra thiệt hại tài nguyên
của đất nước và của người dân trong xã hội Tác hại của tham nhũng khôngnhững thiệt hại về kinh tế mà còn biến tài sản công thành tài sản riêng củamột nhóm người tham nhũng đã gây thất thoát, lãng phí nghiêm trọng nềnkinh tế của đất nước Tham nhũng không chỉ gây thất thoát tiền của, từ đó làmgiảm nguôn thu vào ngân sách của các nhà nước, mà còn khiên người dân và
16
Trang 18doanh nghiệp phải trả những “chi phí bôi trơn” và phải đối mặt với sự nhũngnhiễu, gây khó khăn của các cơ quan, nhân viên công quyên, từ đó khiến hoạtđộng sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng tiêu cực [46].
1.1.4 Về phòng, chỗng tham nhũng
Tham nhũng là một hiện tượng tat yêu của xã hội có sự phân chia giai cấp, có nhà nước; bơi tham nhũng luôn gắn với quyền lực nhà nước; một số người có chức vụ, quyền han trong bộ máy nhà nước đã lợi dụng quyền lực
nhà nước đề nhằm thu lợi ích bất chính về cho mình, cho gia đình, cho người
thân của mình.
Tham những không những đã gây hậu quả trực tiếp cho nền kinh tế, màcòn làm suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, viênchức trong bộ máy nhà nước; tham nhũng làm cho bộ máy nhà nước hoạt
động kém hiệu quả, bộ máy nhà nước bị đe dọa dẫn đến ảnh hưởng sự tồn vong của đất nước Chính vì vậy mà cấp thiết Đảng và nhà nước, nhân dân
phải có những phương pháp, chương trình nhằm hạn chế, tiến tới tiêu diệt
những mâm họa này.
Công tác phòng, chống tham những là nhiệm vụ quan trong của Đảng
và Nhà nước trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi tham nhũng.
Các giải pháp phòng, chống tham nhũng phải dựa trên hệ thống lập pháp, hành pháp và tư pháp Ngoài ra, phòng, chống tham nhũng cần có những biện
pháp giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của
người tham nhũng và chống tham nhũng
Phòng, chống tham nhũng là hoạt chống tham những của toàn xã hội
nhằm làm giảm thiểu nguy cơ tham nhũng Dé phòng, chống tham nhũng hiệuquả cần ban hành các văn bản quy phạm để điều chỉnh các hành vi thamnhũng: cần công khai minh bạch đúng theo quy định của pháp luật; công khai
17
Trang 19minh bạch tài sản thu nhập; xây dựng chế độ, chính sách phù hợp cho nhữngngười làm công tác phòng, chống tham nhũng.
Cần xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng trong các hoạt động thanh
tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham
nhũng.
Theo đó, phòng, chống tham nhũng được hiểu là: bao gồm các hoạt
động của hệ thống cơ quan Đảng, bộ máy nhà nước, các tổ chức chính trị xã
hội, các tổ chức kinh tế, tô chức xã hội và toàn thé nhân dân, căn cứ vào
đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước dé phòng ngừa,
ngăn chặn và xử lý những hành vi tham nhũng nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp
của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và công dân, góp phần quan trọng vào việc
giữ vững an ninh chính trị — xã hội, bảo vệ chế độ và bao đảm cho kinh tế —
xã hội đất nước phát triển bền vững [46].
1.1.5 Điều kiện bảo đảm hiệu quả trong công tác phòng, chong tham
~
những
Thứ nhất, Quyết tâm chính trị cao về phòng, chống tham những trong
cơ quan phòng, chong tham nhũng.
Đảng và Nhà nước, nhất là người đứng đầu trong chính cơ quan phòng,chống tham những cần quan tâm đặc biệt cho hoạt động phòng, chống thamnhũng tại chính các cơ quan phòng, chống tham nhũng Can cụ thé hóa cácbiện pháp phòng, chống tham nhũng bằng những chiến lược, đề án, hành động
cụ thé dé toàn xã hội tham gia phản biện và giám sát công tác phòng, chống
tham nhũng tong cơ quan phòng, chống tham nhũng Bên cạnh cam kết chính
trị ở cấp cao nhất, những nỗ lực chống tham nhũng lâu bền còn bao gồm sựcam kết đặc biệt từ những người đứng đầu các cơ quan, đơn vị được giao thựchiện chức năng phòng, chống tham nhũng [46]
18
Trang 20Thứ hai là, Xây dựng cơ chế kiểm soát quyên lực trong nội bộ cơ quanphòng, chống tham nhũng.
Việc xây dựng cơ chế kiểm soát nội bộ càng cụ thể và càng chặt chẽ
bao nhiêu thì quyền lực thực hiện trong thực thi công vụ tại các cơ quanphòng, chống tham nhũng càng bị kiểm soát chặt chẽ bấy nhiêu Để phòng,chống tham nhũng hiệu quả cần xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực trongnội bộ cơ quan thanh tra nha nước dé thực hiện kiểm soát quyền lực người cóchức vụ quyền hạn nhằm phòng, chống tham những Khi có chế kiểm soát
quyên lực sẽ làm cho người có chức vụ, quyền hạn bị giới hạn, khắc phục tình
trạng lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong thực thi quyền lực nhà
nước.
Thứ ba là, Hoạt động giám sát từ xã hội và cơ quan báo chi.
Xây dựng cơ chế riêng cho hoạt động giám sát từ xã hội và cơ quan báochí dé nhân dân thực hiện quyền làm chủ trong hoạt động phòng, chống tham
nhũng Theo đó, người dân có hành lang pháp lý tham gia phản ánh, kiến
nghị, tổ cáo hành vi tham nhũng Đặc biệt là khi có cơ chế cụ thể, người dân
sẽ thực hiện đúng pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mình trong đấu tranh
phòng, chống tham nhũng nhất là chống tham nhũng trong cơ quan chốngtham nhũng.
Thứ tư là, Xây dựng quy chế về đạo đức công vụ trong hoạt động của các cơ quan phòng, chong tham những.
Xây dựng quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức,
viên chức trong cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng sẽ đảm bảo
sự liêm chính của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức Ngoài ra, cần xâydựng cơ chế tiền lương, tiền thưởng, chính sách đãi ngộ phù hợp cho cán bộ,
công chức, viên chức đê có thê nuôi sông được gia đình Cơ chê quản lý cán
19
Trang 21bộ, công chức hiệu quả cũng nhăm bảo đảm kiêm tra, giám sát, ngăn ngừa và
xử lý những cán bộ quan liêu, tham nhũng [46].
1.2 Đặc điểm của PCTN trong cơ quan PCTN 1.2.1 Đặc điểm của cơ quan thanh tra nhà nước
Cơ quan thanh tra nhà nước là thực hiện, giúp cơ quan nhà nước cóthâm quyên thực hiện quản ly nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và phòng, chống tham những Ngoài ra, trực tiếp tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
1.2.2 Đặc điểm của cơ quan kiểm toán nhà nước
Kiêm toán nhà nước là đánh giá, xác nhận, két luận, kiên nghị việc thực
hiện quản lý và sử dụng tài sản và tài chính công.
Quyết định xây dựng kế hoạch và kiểm toán hằng năm; thực hiện kế
hoạch kiểm toán được xây dựng hằng năm và nhiệm vụ kiểm toán theo yêu
cầu của cấp trên; quyết định kiểm toán khi có yêu cầu; trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách, quyết định dau tư dự án quan trọng quốc gia và phê chuẩn quyết toán ngân sách nha nước; tham gia xây dựng dự toán, phân bổ, phương án điều chỉnh ngân sách
nhà nước; tham gia giám sát cùng với Quôc hội.
1.2.3 Đặc diém của cơ quan điêu tra
Cơ quan Điêu tra có thâm quyên điêu tra ban đâu Bộ Công an thành
lập ra các Cơ quan Điêu tra đê thực hiện chức năng điêu tra các vụ việc có
dấu hiệu hình sự.
Điều tra tội phạm, áp dụng các biện pháp điều tra được quy định trong
BLTTHS; Cơ quan Điều tra có nhiệm vụ xác định tội phạm, người có hành vitội phạm va lập thành bộ hồ sơ đề nghị các cơ quan có thâm quyền truy tố;
20
Trang 22điêu tra đê tìm ra các nguyên nhân, các điêu kiện phạm tội, sau đó yêu câu các
cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dé xử lý, ngăn ngừa tội phạm
1.2.4 Đặc điểm của Viện kiểm sát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư
pháp; bảo vệ Hiến pháp pháp luật, quyền Con người, quyền công dân, quyên,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Hoạt động trong tố tụng hình sự dé buộc tội người vi phạm hình sự và được thực hiện trong quá trình giải quyết đơn tố giác, tin báo về tội phạm.
Yêu cầu khởi tổ hoặc không khởi tố, hủy bỏ khởi tố, phê hoặc không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can; trực tiếp khởi tố vụ án, bị can theo quy định; hủy bỏ các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân theo quy định; yêu cầu các cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu,
chứng cứ phạm tội; trực tiếp giải quyết đơn tổ giác, tin báo tội phạm; tiếnhành điều tra dé làm rõ thêm chứng cứ buộc tội; quyết định việc áp dụng thủ
tục rút gọn; quyết định truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa; kháng nghị với
oan sai, bỏ lọt tội phạm.
1.2.5 Đặc điểm của Tòa án nhân dân
Xét xử các vụ án theo quy định của pháp luật; xác minh, xem xét côngtâm, khách quan, đầy đủ và toàn diện các tài liệu, các chứng cứ thu thập đượctrong trình tự tiến hành tố tụng
Ra bản án, quyết định việc có hay không có tội; áp dụng hay không áp
dụng đối với các hình phạt hoặc các biện pháp tư pháp trong việc thực hiệnquyên, nghĩa vụ đối với tài sản và quyền nhân thân; khi bản án, quyết định cóhiệu lực của pháp luật thì buộc các cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan trực
tiếp hoặc gián tiếp phải nghiêm chỉnh chấp hành.
21
Trang 231.3 Khái lược về các cơ quan phòng, chống tham nhũng ở Việt
Phạm vi các cơ quan này rất rộng, bao gồm các cơ quan tư pháp, Cơ quanĐiêu tra, cơ quan công tô, cơ quan kiêm toán
Điều 57 Luật phòng, chống tham nhũng quy định các cơ quan ở ViệtNam có chức năng chống tham nhũng bao gồm: Cơ quan thanh tra, Kiểm toánNhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân (Viện kiểm sát nhân
dân), Tòa án nhân dân Những cơ quan này có chức năng chống tham nhũng
phù hợp với lĩnh vực hoạt động và nhiệm vụ, quyền hạn của mình [2] [3]Ngoài ra, trong hệ thống chính trị Việt Nam còn có các cơ quan của Đảng cóchức năng phòng, chống tham nhũng như: Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng,chống tham nhũng, tiêu cực; UBKTTW [18]
Cơ quan nêu trên phải được pháp luật trao thâm quyền dé thực hiện
nhiệm vụ phòng, chống tham những Cán bộ, công chức trong các cơ quan
này phần lớn được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, trong đó có những kiến thức kỹ năng về công tác phòng, chống tham nhũng; tức là, họ là
những người am hiểu pháp luật, có thâm quyền lớn, nên dé có nguy cơ “láchluật”, “làm luật” với những đối tượng có hành vi tham nhũng; do đó dé phátsinh nguy cơ tham những, và nếu có thì khó phát hiện các hành vi này
Hoạt động phòng, chống tham nhũng trong co quan phòng, chong tham
nhũng hướng tới việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng,
22
Trang 24tiêu cực Phòng ngừa tham nhũng là trách nhiệm của mọi ngành, mọi cấp, mọi
cơ quan, tô chức và cá nhân trong xã hội; pháp luật quy định chung cho việc
áp dung các biện pháp phòng ngừa mà không cần thiết phải trao thẩm quyềnhay quyền hạn phòng ngừa cụ thé nào cho các cơ quan, tổ chức Trong khi đó,
phát hiện và xử lý tham nhũng đòi hỏi cơ quan được giao chức năng phải có
những thâm quyền, quyền hạn hết sức cụ thé do pháp luật quy định và phải
thực hiện theo những trình tự, thủ tục nhất định
Phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan phòng, chống tham những
phải chịu sự giám sát chéo giữa các cơ quan này trong quá trình phối kết hợp phát hiện, điều tra, xử phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan phòng,
chống tham nhũng không chỉ phòng, chống trong nội bộ chính các cơ quan
này mà cần phải xuất phát từ phản ánh, kiến nghị, tố cáo các hiện tượng tiêu
cực cũng như giám sát quá trình xử lý của các chủ thê khác nhau trong xã hộinhư người dân, phương tiện truyền thông đại chúng Bên cạnh đó, cơ chếgiám sát chéo, phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà nước trongviệc phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng là một biện pháp quan trọng déngăn ngừa các nguy cơ tham nhũng có thé phat sinh trong quá trình phát hiện,
điều tra, xử lý tham nhũng tại chính các cơ quan phòng, chống tham nhũng.
1.2.2 Mô hình cơ quan phòng, chống tham những trên thé giới
- Mô hình cơ quan phòng, chống tham những Hồng Kông: với việcthành lập Uy ban chống tham nhũng độc lập (ICAC) Cơ quan nay được thànhlập năm 1974 thay thế cho Bộ phận chống tham nhũng nằm trong lực lượng
cảnh sát Hồng Kông trước đây, do tình hình tham nhũng đặc biệt nghiêm
trọng, nhất là trong lực lượng cảnh sát, khiến cho niềm tin vào hoạt động điềutra tham nhũng bị giảm sút nghiêm trọng ICAC là tô chức độc lập, chuyêntrách phòng, chống tham nhũng và trực thuộc Trưởng Đặc khu hành chính;
23
Trang 25nhiệm vụ chủ yếu của ICAC là thực hiện các giải pháp phòng ngừa thamnhũng và toàn quyên điều tra, đấu tranh với các hành vi tham nhũng ICACgồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và được tổ chức thành 03 cục: Cục điều tra,Cục phòng ngừa tham nhũng và Cục quan hệ cộng đồng.
- Mô hình cơ quan phòng, chống tham những Indonesia: Uy ban Diệttrừ tham nhũng (KPK) được thành lập vào năm 2003 nhằm giải quyết tìnhtrạng tham nhũng nghiêm trong từ thời Tổng thống Suharto KPK là một cơquan nhà nước thực hiện các nhiệm vụ và thâm quyền một cách độc lập và
không chịu bất kỳ sự tác động trái pháp luật nào Như vậy, KPK là một cơ quan tương đối độc lập, không phụ thuộc vào cơ quan quyền lực trong các
nhánh quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Ban Lãnh đạo của KPK có 05
thành viên gồm 01 Chủ tịch và 04 Phó Chủ tịch với nhiệm kỳ là 04 năm (tối
đa không quá hai nhiệm kỳ) Các thành viên này do Quốc hội lựa chọn và bồnhiệm, được tiến hành công khai, minh bạch bởi Hội đồng tuyển chọn Trong
thực thi nhiệm vụ và thâm quyên, KPK được hỗ trợ bởi 01 Tổng Thư ký do
chính Tổng thống bổ nhiệm KPK có cả thẩm quyền truy tố và thẩm quyềnđiều tra, làm cho Ủy ban này trở thành một “siêu cơ quan” có khả năng giải
quyết vấn nạn tham nhũng Ngoài ra, KPK còn có nhiệm vu điều hành hoạt động phòng ngừa tham nhũng của các cơ quan nhà nước và điều phối những
cơ quan đó trong quá trình thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng KPK giám sát các cơ quan khác và có thé mở rộng thâm quyên tiếp nhận điều
tra khi cân nhắc việc điều tra diễn ra quá lâu hoặc không đạt kết quả mongmuốn
- Mô hình cơ quan phòng, chống tham những Cộng hòa Botswana: CụcTội phạm kinh tế và tham nhũng của Botswana (DCEC) được thành lập vào
năm 1994 với ba mục tiêu chiến lược là điều tra tham nhũng, ngăn ngừa tham nhũng và giáo dục cộng đồng Theo đó, DCEC tiến hành điều tra các nghi ngờ
24
Trang 26tội phạm tham những và kinh tế cùng với các giao dịch đáng ngờ Khi chứng
cứ day đủ được thu thập trong điều tra, hồ sơ sẽ được chuyển sang các cơquan công tố dé đánh giá và truy tố DCEC có thâm quyền điều tra mạnh mẽ,như thâm quyên bắt, truy dấu vết tài sản và phong tỏa tài sản, truy tìm, thu giữ
và tịch thu các tài liệu, dẫn độ người tình nghi phạm tội, đưa ra đề nghị truy tố đến các cơ quan công tố DCEC có thâm quyền tiến hành kiểm tra có hệ thống trong các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức có vốn nhà nước dé phát hiện các lỗ hồng có thê làm phát sinh tham nhũng DCEC cũng thực hiện
phổ biến, giáo dục cộng đồng trên cả nước về tham nhũng, đưa vào cácchương trình học của các trường học pho thông, dai học, các khóa dao tạo chocông chức và các hoạt động cộng đông rộng rãi.
- Mô hình cơ quan phòng, chống tham nhũng Bang New South Wales, Úc: Chính quyền Bang New South Wales, Úc đã thành lập Ủy ban chống
tham những độc lập (ICAC) vào năm 1980 nhằm mục đích xây dựng niềm tincủa cộng đồng vào các cơ quan, tổ chức của Chính phủ Sau đó, hoạt độngcủa ICAC mở rộng theo hướng không chỉ chú trọng vào cá nhân đơn lẻ màxây dựng kế hoạch, chương trình giảm thiểu tham nhũng thông qua việc xây
dựng các tiêu chí phòng ngừa tham nhũng và kiểm soát việc thực hiện ICAC được thành lập với tư cách là một cơ quan phòng, chống tham nhũng với các nhiệm vụ chính bao gồm: phòng ngừa, phát hiện và điều tra tham nhũng: giáo dục cán bộ, nhân viên khu vực công về phòng, chống tham nhũng.
- Mô hình cơ quan phòng, chống tham những Argentiana: Văn phòngChống tham những của Argentina (OA) được hình thành vào năm 1999 vàđược sửa đổi vào các năm 2005 và 2007 Mục tiêu cơ bản của việc thành lập
OA là dé thực thi quy định của Công ước Chống tham những Mỹ
Về mặt tổ chức, OA là một cơ quan độc lập trực thuộc Bộ Tư pháp, an
25
Trang 27ninh và Quyền con người Đứng đầu OA là chức danh Quốc vụ khanh Nhânviên của OA được tuyên dụng với tiêu chuẩn chuyên môn cao nhất; đa dạngcác ngành nghề như luật sư, kinh tế học, chính trị học, xã hội học, kiểm toánviên, kỹ su, ; những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng đã được
khẳng định tại các cơ quan nhà nước khác OA chia thành hai bộ phận độc lập
nhưng có sự hỗ trợ lẫn nhau: (i) Cục Điều tra giải quyết các cáo buộc thamnhũng trong Chính quyền hành pháp và các cơ quan liên quan Nếu có chứng
cứ về sai phạm, OA có thể tiễn hành buộc tội và đề nghị truy tố; (1) Cục
Chính sách minh bạch có nhiệm vụ xây dựng các chính sách để tăng cườngminh bạch và phát triển các thực trạng tham nhũng
- Mô hình cơ quan phòng, chống tham những Hàn Quốc: Ủy ban độc lập chống tham nhũng (KICAC) đã được sáp nhập với Ban Thanh tra Hàn
Quốc (Ombudsman) và Ủy ban khiếu nại hành chính để thành lập một cơquan phòng, chống tham những tổng hợp là Uy ban Chống tham nhũng và
Quyền con người (ACRA) vào năm 2008 ACRA có tổng cộng 15 ủy viên
bao gồm 01 Chủ tịch (cấp bộ trưởng), 03 Phó Chủ tịch (cấp thứ trưởng), 03
Ủy viên thường trực và 8 Ủy viên không thường trực và có gần 600 cán bộ,nhân viên Dé xử lý các nhiệm vụ hành chính, Ban Thư ký được thành lập,
được chia thành 03 phòng: Thanh tra, Chống tham nhũng và Khiếu nại hành chính Tình trạng và sự độc lập trong công tác của tất cả các ủy viên được pháp luật đảm bảo Tổ chức này trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Tổng thống, chỉ
thành lập ở cấp Trung ương, ở địa phương chỉ có các văn phòng đại diện và
cơ quan nghiên cứu trực thuộc.
- Mô hình cơ quan phòng, chống tham những Thái Lan: Uy ban Chỗngtham nhũng Thái Lan là một cơ quan độc lập, được thành lập năm 1999, sau
đó đổi tên thành Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia Thái Lan (NACC) NACC có 11 cục và 4 phòng với trọng tâm về các lĩnh vực sau: (i) kê khai va
26
Trang 28thanh tra tài sản và nợ; (ii) phòng ngừa tham nhũng: (iii) chống tham nhũng.NACC có quyền hạn và trách nhiệm sau đây: (i) điều tra, kết thúc vụ việc và
ra phán quyết gửi Thượng viện, Bộ phận Tư pháp hình sự của tòa tối cao; (ii)điều tra và xác định trường hợp một công chức giữ vị trí quản lý hoặc một
quan chức Chính phủ giữ vị trí từ cấp Vụ trở lên hoặc tương đương có hành vi
làm giàu bat chính hoặc phạm tội tham nhũng, vi phạm pháp luật không phân
biệt cấp độ mà theo NACC việc điều tra là phù hợp theo luật hiện hành về
chống tham nhũng quốc gia; (ili) kiểm tra độ chính xác, su hiện hữu cũng như
sự thay đôi về tài san và nợ của người có chức vụ, quyền han; (iv) theo dõi vagiám sát đạo đức của người có chức vụ, quyền han; (v) hằng năm, nộp báocáo thanh tra và báo cáo thực hiện trách nhiệm với phần nhận xét tới Hộiđồng Bộ trưởng, Thượng viện và Hạ viện và công bố báo cáo đó trên Công
báo Chính phủ và phô biến rộng rãi cho công chúng và thực hiện các nhiệm
vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Mô hình cơ quan phòng, chong tham những Singapore (Cục diéu tratham những cua Singapore - CPIB): là một thành công của mô hình này.CPIB là co quan duy nhất được trao quyền xử lý tội tham nhũng ở Singapore
Được đặt trong Văn phòng Thủ tướng, tuy nhiên, điều đó không ảnh hưởng đến tính độc lập của co quan này vì Giám đốc cơ quan được bồ nhiệm bởi Tổng thống chứ không phải Thủ tướng hay Nội các.
- Mô hình cơ quan phòng, chống tham những Hungary: Văn phòng
Công tố viên điều tra Trung ương (CICPO) được thành lập vào năm 2001 vàđược củng cô hơn nữa khi có được tư cách độc lập vào năm 2006 Hoạt độngcủa cơ quan này được giám sát bởi Vụ các vụ án đặc biệt thuộc Văn phòngTổng Công tố CICPO có các đơn vị cấu thành ở cấp quận CICPO có thâm
quyền chỉ đạo các hoạt động chung và là người chịu trách nhiệm về tất cả các
hoạt động của Văn phòng và về chât lượng công việc của Kiêm sát viên.
27
Trang 29Người đứng đầu CICPO nhận chi đạo từ các công tố viên cấp trên, cụ thé là từCục các Vụ án đặc biệt.
- Mô hình cơ quan phòng, chống tham những Romania: Cục Chỗng
tham nhũng quốc gia (DNA) được thành lập vào năm 2002 theo Công ướcHình sự Strasbourg về tham nhũng được thông qua vào ngày 27/01/1999,DNA là một cơ cấu tư pháp độc lập và hoạt động trong Văn phòng Công tốtrực thuộc tòa Giám đốc và Tư pháp cấp cao Quyên tài phán của nó bao gồmtoàn bộ Romania với trụ sở chính tại Bucharest và các văn phòng địa phương
tại 15 vùng lãnh thé DNA được đứng dau bởi một công tố viên trưởng, người được hỗ trợ bởi hai phó công té viên trưởng Ngoài ra, có 145 công tố viên,
170 cảnh sát và 55 chuyên gia chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, hải
quan, công nghệ thông tin làm việc trong DNA.
- Mô hình cơ quan phòng, chống tham những Tây Ban Nha: Văn phòng chuyên trách chống tham nhũng được thành lập năm 1995 với mục đích tạo
điều kiện cho việc điều tra tội phạm liên quan đến tham nhũng, khắc phục
những khó khăn trong việc thu thập chứng cứ cũng như dé bảo đảm phan ứng
hiệu quả hơn khi lợi ích công cộng bị ảnh hưởng Đơn vị công tố viên chống
tham nhũng được gọi là “Văn phòng Tổng công tố đặc biệt về tran áp các viphạm kinh tế liên quan đến tham nhũng” Các sửa đổi đối với Quy chế tô
chức truy tố công vào ngày 09/10/2007 đã hình thành khuôn khô hiện tại cho Văn phòng chuyên trách chống tham nhũng với tên gọi mới là Văn phòng
công tô chống tham những và tội phạm có tổ chức (POCOC)
- Mô hình cơ quan phòng, chống tham những Cộng hòa Liên Bang
Duc: Bộ Nội vụ Liên bang có đơn vi thanh tra nội bộ, với chức năng, nhiệm
vụ tiếp nhận các thông tin tố cáo tham nhũng, tìm ra các sai phạm, nghiên cứu
trong cơ chê, chính sách của Nhà nước những yêu điêm, những bộ phận, nơi
28
Trang 30nào có nguy cơ dé xảy ra tham những dé đề xuất, kiến nghị biện pháp xử lý.Các đơn vi này tuy thành lập ở các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan thuộcchính phủ khác nhau nhưng nhờ có cơ chế pháp lý rõ ràng, hoạt động phòng,chống tham những được tiến hành từ các khía cạnh khác nhau, bao đảm tính
hệ thống, đạt hiệu quả.
Một vài quốc gia khác, thay vì thành lập cơ quan phòng, chống thamnhũng chuyên trách đã xây dựng cho mình một hệ thống đa cơ quan có vai trò
và trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng nhưng đặt trọng tâm
vào một đơn vi chống tham nhũng đặc biệt thuộc cơ quan công tố, ví dụ như
Thụy Điển có Don vị chống tham nhũng quốc gia (NACU) do Tổng công tổ
thành lập năm 2003 với chức năng truy tổ tội phạm về tham nhũng với nhân
sự chỉ gồm 05 công tố viên và một nhà kinh tế học chịu trách nhiệm theo dõi
và truy t6 trong phạm vi cả nước va đã giải quyết được những vụ án thamnhũng lớn Hoặc đơn vi điều tra tham nhũng thuộc lực lượng cảnh sát (Cộnghòa Séc, Nam Phi) Cần lưu ý rằng đây là các đơn vị điều tra chuyên trách đặcbiệt, không phải là cơ quan phòng, chống tham nhũng độc lập Những cơquan này không có tài chính độc lập, lãnh đạo đơn vị được bồ nhiệm bởi
người đứng đầu ngành cảnh sát và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người này.
1.4 Vai trò phòng, chong tham nhũng trong cơ quan phòng, chống
tham nhũng
Tham những về bản chất là hành vi lạm dụng quyền lực, quyền hạn
được giao dé thu lợi riêng Vì thế, ở bất cứ nơi nào có quyền lực và có việc giao quyền hạn thì đều có thé xảy ra tham những.
Các cơ quan phòng, chống tham nhũng cũng là một dang cơ quan nha nước, được giao quyền lực nhà nước, với một đội ngũ cán bộ, công chức có
quyên hạn cụ thê Vì vậy, những cơ quan và cán bộ, công chức trong các cơ
29
Trang 31quan phòng, chống tham nhũng cũng không “miễn nhiễm” với tham nhũng.Thực tế trên thế giới cho thấy, ở bất kỳ nước nào có cơ quan phòng, chốngtham nhũng đều đã xảy ra tình trạng tham nhũng trong các cơ quan này.
Việc phòng, chống tham nhũng trong các co quan phòng, chống tham
nhũng có ý nghĩa trước hết là dé ngăn ngừa tình trạng tham nhũng nói chung,sau đó là dé bảo đảm niềm tin của công chúng vào quyết tâm và hiệu quaphòng, chống tham nhũng của nhà nước Tham nhũng có thé xảy ra ở mọi cơquan trong bộ máy nhà nước, nhưng nếu xảy ra ở các cơ quan phòng, chốngtham nhũng thì nó có sức tàn phá, huỷ hoại niềm tin của công chúng cao hơnnhiều so với sự việc xảy ra ở các cơ quan nhà nước khác.
Ở Việt Nam, pháp luật hiện nay chưa quy định cụ thể về “cơ quanphòng, chống tham nhũng” mà chỉ có “đơn vị chuyên trách về chống tham
nhũng” thuộc một số cơ quan có chức năng chống tham nhũng Theo đó, công tác phòng, chống tham nhũng nói chung và chống tham nhũng nói riêng được
tập trung giao cho một số tổ chức, đơn vị có tính chất chuyên trách trong hoạt
động phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan như: Thanh tra Chính phủ,
Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dânTC Thực tế thời gian qua cho thấy, hiệu quả hoạt động của các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng ở nước ta van còn hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu Đặc biệt, việc dé xảy ra tham nhũng ngay trong chính các cơ quan có chức năng chống tham nhũng trong thời gian qua đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với các cơquan này Ngoài ra, thực trạng đó cũng cho thay mô hình, tổ chức và hoạtđộng của các cơ quan phòng, chống tham nhũng ở nước ta vẫn còn thiếu hợp
lý.
Với những bất cập trên cho thấy, mặc dù Luật phòng, chống tham
30
Trang 32nhũng mới được sửa đổi, bổ sung năm 2018 nhưng vẫn cần tiếp tục nghiêncứu, hoàn thiện, bảo đảm phát huy được hiệu lực, hiệu quả trên thực tẾ, trong
đó đặc biệt là nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũngtrong các đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng thuộc các cơ quan nhànước và các cơ quan của Đảng.
1.5 Điều kiện bảo đảm hoạt động phòng, chống tham nhũng trong
cơ quan phòng, chống tham những
1.4.1 Về tính độc lập và trách nhiệm giải trình
Tính độc lập và trách nhiệm giải trình được đánh giá là yếu tố quan
trọng hàng đầu bởi nó liên quan đến bản chất của các hiện tượng tham nhũng,hầu hết các hành vi tham nhũng đều ít nhiều liên quan đến việc lạm dụngquyên lực, được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn Trong quá trìnhthực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, cơ quan phòng, chống tham nhũngphải đối mặt với nguy cơ thường xuyên chịu sự can thiệp từ nhiều phía, vì vậy
nếu không xây dựng được vị thế độc lập tương đối thì cơ quan phòng, chống
tham nhũng sẽ không thể thực hiện được trọng trách của mình
Tính độc lập của cơ quan phòng, chống tham nhũng phải được đặc biệtnhấn mạnh trên phương diện tô chức Đây chính là cơ sở cho sự độc lập trong
hoạt động, không chịu bắt ky sự tác động, ảnh hưởng trái pháp luật nao trong
tổ chức và hoạt động của cơ quan này Bên cạnh đó, các cơ quan này còn phải
được bảo đảm phương tiện vật chất và đội ngũ cán bộ chuyên trách cần thiết Theo đó, các cơ quan này phải được tự chủ, quyết định chương trình công tác
của mình hoặc quyết định cách thức thực hiện chức năng được giao mà không
phụ thuộc vào bắt kỳ cơ quan, tô chức, cá nhân nào; được quyền bồ nhiệm,
miễn nhiệm đối với các vị trí nhân sự, độc lập về nguồn lực tài chính, nghĩa
vu bao cáo, một sô quyên miền trừ nhât định đôi với các vi trí nhân sự của cơ
31
Trang 33quan; được trao những thâm quyền đủ mạnh, chỉ thực hiện báo cáo đối với cơquan có thâm quyền giám sát hoạt động Tuy nhiên, dé tránh những tác động
từ mặt trái của sự độc lập, bảo đảm cho tham nhũng không xảy ra trong chính
cơ quan phòng, chống tham nhũng, sự độc lập không tách rời với trách nhiệmgiải trình của các cơ quan này Trách nhiệm giải trình của các cơ quan thể
hiện qua chế độ báo cáo công tác, việc đánh giá của các cơ quan có thâm quyền đối với hoạt động của các cơ quan phòng, chống tham nhũng, nhất là từ
phía công chúng.
1.4.2 Bảo đảm về cơ sở vật chất, nguồn lực và đủ thẩm quyên
Cơ quan phòng, chống tham nhũng phải được trang bị cơ sở vật chất,
phương tiện hoạt động đáp ứng được yêu cầu công việc Đây cũng là yếu tốhết sức quan trọng trong việc duy trì hoạt động của cơ quan phòng, chống
tham nhũng bởi lẽ nếu cơ quan này phụ thuộc vào cơ quan nhà nước khác về kinh phí hoạt động thì yếu tố độc lập sẽ khó có thể được bảo đảm Do Vậy, cơ
sở vật chất và trang thiết bị hoạt động của cơ quan phòng, chống tham nhũng
phải được bảo đảm băng pháp luật và được trang bị đầy đủ Cán bộ thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng thường xuyên phải đối mặt với nhiều áp
lực từ phái các cơ quan nhà nước, từ phía xã hội và cả từ phía những ngườithực hiện hành vi tham nhũng (thường là những người có chức vụ, quyền
hạn) Tất cả những điều đó đòi hỏi người làm nhiệm vụ phòng, chống tham
nhũng phải có bản lĩnh vững vàng, không bị uy hiếp cũng như gục ngã vì
những cám dỗ Những kỹ năng này chính là quá trình tích lũy kinh nghiệm
của chính bản thân họ, tức là phải có sự rèn luyện, thử thách trong chính môi
trường công tác.
Bên cạnh đó, co quan phòng, chống tham nhũng phải được trao thẩm
quyền đủ mạnh Nếu không được trao thẩm quyền đủ mạnh, cơ quan nay sẽ
32
Trang 34không có vũ khí đủ mạnh để phát hiện và xử lý tham nhũng, dẫn tới hoạt độngcủa cơ quan sẽ không có hiệu quả Khác với hành vi phạm tội khác, hành vitham nhũng thường rat tinh vi, khó phát hiện, do đó, dé có thé phát hiện và xử
lý tham nhũng, cơ quan phòng, chống tham nhũng cần được pháp luật traonhững thâm quyền đủ mạnh, trong đó đặc biệt là thẩm quyền điều tra, xácminh, thu thập thông tin Thâm quyền này được cu thể hóa thành rất nhiều
quyền hạn từ quyền yêu cầu cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cho đến thẩm quyền điều tra đặc biệt như tinh báo tài chính.
Vì trong nhiều trường hợp, người thực hiện hành vi tham nhũng đã dùng mọithủ đoạn để xóa dấu vết, do đó để bảo đảm hiệu lực thực thi, những thâmquyền này cần phải được bảo đảm bằng sự cưỡng chế của pháp luật
1.4.3 Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan phòng, chong tham những với
cơ quan khác phải bảo đảm thống nhất và đông bộ
Trong một hệ thống có nhiều cơ quan được giao chức năng phòng,
chống tham nhũng, việc xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan và
xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có điều vô cùng quan trọng và cần thiết Điều này dé khắc phục tinh trạng chồng chéo nhiệm vụ, thâm quyền giữa các cơ quan phòng, chống tham nhũng, từ đó dẫn đến những trở ngại
không cần thiết, làm chậm, cản trở công tác phòng, chống tham nhũng Sự
phối hợp cần được làm rõ, nhất là trong các giai đoạn, quá trình phát hiện, xử
lý tham nhũng có nhiều cơ quan tham gia hoặc tại các giai đoạn mà ở đó, quyđịnh pháp luật còn những khoảng trống, thiếu tính kế thừa giữa các cơ quan
có thâm quyên.
33
Trang 35Tiểu kết Chương 1
Chương 1 đã dé cập và làm rõ những van dé lí luận về phòng, chống
tham nhũng trong cơ quan phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, bao gồm:Khái niệm về phòng, chống tham nhũng; khái nhiệm về tham nhũng; nguyênnhân của tham nhũng; hậu qua của tham nhũng Bên cạnh đó, Chương Icũng phân tích vai trò và những điều kiện bảo đảm hiệu quả phòng, chốngtham những; khái niệm về các cơ quan phòng, chống tham nhũng; các môhình cơ quan phòng, chống tham nhũng trên thế giới; sự cần thiết, vai trò củaphòng, chống tham nhũng trong cơ quan phòng, chống tham những; những
điều kiện bảo đảm hiệu quả phòng, chống tham nhũng trong cơ quan phòng, chống tham nhũng.
34
Trang 36CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG,
CHÓNG THAM NHŨNG TRONG CƠ QUAN PHÒNG, CHÓNG
THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM2.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan phòng, chống
tham nhũng
Thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử và Ban Chỉ đạo Trung
ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là những hoạt động mang tinh
quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước và có vai trò đặc biệt quan trọngtrong việc phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng Các hoạt động này được
thực hiện bởi các cơ quan được giao thực hiện chức năng phòng, chống tham
nhũng có tổ chức bộ máy, lực lượng chuyên trách và được trang bị các
phương tiện, điều kiện cần thiết, đặc biệt là được trao thâm quyền “đủ mạnh”
thực hiện nhiệm vụ được giao Cụ thể như sau:
2.1.1 Cơ quan thanh tra nhà nước
Về chức năng quản lý nhà nước của cơ quan thanh tra nhà nước:
Cơ quan thanh tra nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện, giúp cơ
quan nha nước có thâm quyên thực hiện quan lý nhà nước về công tác thanhtra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham những Ngoài ra, trựctiếp tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham
nhũng.
Về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra nhà nước:
- Xây dựng chiến lược, Định hướng chương trình, văn bản quy phạm vềthanh tra trình co quan có thẩm quyền phê duyệt và ban hành; tuyên truyền,kiểm tra, thanh tra, việc thực hiện quy định của pháp luật
- Xây dựng kế hoạch thanh tra; hướng dẫn Thanh tra cấp dưới xây dựng
35
Trang 37và tô chức thực hiện kế hoạch thanh tra.
- Xây dựng chương trình công tác, chương trình đào tạo, hướng dẫn
nghiệp vụ thanh tra; bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cho cán bộ, công chức,viên chức làm công tác thanh tra.
- Phôi hợp với cơ quan có thâm quyên hướng dân về tô chức bộ máy, biên chê; các điêu kiện, tiêu chuân bô nhiệm cán bộ, công chức, viên chức cho đơn vi.
- Báo cáo công tác thanh tra cho cơ quan cấp trên; tong hợp, báo cáo định kỳ về kết quả hoạt động thanh tra; định kỳ theo quy định, tổng kết, rút
kinh nghiệm trong hoạt động thanh tra.
- Khi có kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra phải theo dõi,
đôn đốc, kiểm tra và xử lý trách nhiệm đối với đối tượng thanh tra và cán bộ
thanh tra vi phạm pháp luật rong hoạt động thanh tra.
- Cơ quan thanh tra nhà nước có nhiệm vụ thanh tra việc thực hiện
chính sách, pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham những trong các cơ quan thanh tra nhà nước và các cơ quan hành
chính nhà nước khác thuộc thâm quyền Ngoài ra, có cơ quan thanh tra nhànước cos nhiệm vụ thanh tra các doanh nghiệp nhà nước thuộc thâm quyên
- Cơ quan thanh tra nhà nước có nhiệm vụ thanh tra các vụ việc phức tạp và có liên quan đên trách nhiệm của nhiêu cơ quan, tô chức, cá nhân.
- Cơ quan thanh tra nhà nước có nhiệm vụ kiểm tra tính chính xác, tính
hợp pháp của các kết luận thanh tra, quyết định xử lý trách nhiệm sau thanhtra của các cơ quan thuộc thâm quyên.
- Cơ quan thanh tra nhà nước có nhiệm vụ quan lý nhà nước vê côngtác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật
36
Trang 38- Cơ quan thanh tra nhà nước có nhiệm vụ quản lý nhà nước về côngtác phòng, chống tham nhũng Ngoài ra, cơ quan thanh tra nhà nước thực hiệnnhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo pháp luật phòng, chống tham nhũng
[26].
Với chức năng, nhiệm vu, quyền hạn của cơ quan thanh tra nhà nước sẽ
là “vũ khí sắc bén” dé thực hiện nhiệm vụ phát hiện, ngăn ngừa va xử lý kipthời những việc làm vi phạm pháp luật, bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp củaNhà nước, tập thé và các cá nhân trong xã hội nhưng cũng có nguy cơ tạo cho
cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ cơ hội tham nhũng, tiêu cực.
2.1.2 Cơ quan kiểm toán nhà nước
Kiêm toán nhà nước có các chức năng sau: Đánh giá, xác nhận, kêt luận, kiên nghị việc thực hiện quản lý va sử dụng tài sản và tài chính công.
Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ: Quyết định xây dựng kế hoạch vàkiểm toán hang năm; thực hiện kế hoạch kiểm toán được xây dựng hăng năm
và nhiệm vụ kiểm toán theo yêu cầu của cấp trên; quyết định kiểm toán khi cóyêu cầu; trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, quyết địnhphân bồ ngân sách, quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia và phê chuẩn
quyết toán ngân sách nhà nước; tham gia xây dựng dự toán, phân bổ, phương
án điều chỉnh ngân sách nhà nước; tham gia giám sát cùng với Quốc hội; báo
cáo kết quả kiểm toán năm, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; công khai kết quả kiểm toán, báo cáo kết quả kiểm toán và thực hiện kết luận,
kiến nghị kiểm toán; theo dõi, kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểmtoán; chuyển hồ sơ sang co quan điều tra và Viện kiêm sát xử lý những vụviệc có dấu hiệu vi phạm pháp luật; quản lý hồ sơ, giữ bí mật tài liệu kiêm
toán theo quy định.
Kiêm toán nhà nước có quyên hạn: Trình các dự án luật, pháp lệnh,
37
Trang 39nghị quyết theo quy định; yêu cầu cơ quan, tô chức, cá nhân cung cấp thôngtin, tài liệu phục vụ kiểm toán; yêu cầu đối tượng kiểm toán thực hiện kếtluận, kiến nghị kiểm toán về sai phạm; kiến nghị cơ quan, tô chức, cá nhân cóthâm quyền yêu cầu đối tượng kiêm toán thực hiện và xử lý sai phạm theo cáckết luận, kiến nghị kiểm toán; đề nghị cơ quan, tô chức, cá nhân có thâm
quyền xử lý theo pháp luật các cơ quan, tổ chức, cá nhân cản trở hoạt động
kiểm toán [33]
Với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như trên, Kiểm toán Nhà nước đã,
đang và sẽ góp phần không nhỏ trong việc phát hiện, ngăn ngừa tệ nạn tham
nhũng, lãng phí tài sản công, làm lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia Song,
những quyền han này cũng có thé sẽ dẫn đến nguy cơ kiểm toán viên nha nước có hiện tượng tiêu cực trong hoạt động kiểm toán như: Không đưa ra kết
luận đầy đủ về những sai phạm của đơn vị, cố tình che giấu bớt sai phạm lớn,chỉ công bố về sai phạm nhỏ, thậm chí kết luận rằng don vị không sai phạmcho dù trong thực tẾ có phát sinh sai phạm vì vụ lợi
2.1.3 Cơ quan điều tra
Hoạt động điêu tra ở Việt Nam được giao cho các Cơ quan Điêu tra và một sô cơ quan có thâm quyên điêu tra ban đâu Bộ Công an thành lập ra các
Cơ quan Điêu tra đê thực hiện chức năng điêu tra các vụ việc có dâu hiệu hình
sự.
Cơ quan Điều tra có nhiệm vụ điều tra tội phạm, áp dụng các biện pháp điều tra được quy định trong BLTTHS; Cơ quan Điều tra có nhiệm vụ xác
định tội phạm, người có hành vi tội phạm và lập thành bộ hồ sơ đề nghị các
co quan có thâm quyền truy tố; Co quan Điều tra có nhiệm vụ tìm ra cácnguyên nhân, các điều kiện phạm tội, sau đó yêu cầu các cơ quan có thâm
quyên áp dụng các biện pháp dé xử lý, ngăn ngừa tội phạm [31].
38
Trang 40Nguyên tắc hoạt động điều tra: phải tôn trọng chứng cứ, tôn trọng sựthật, điều tả khách quan, công tâm, công bằng và toàn diện; phát hiện nhanhchóng, kịp thời, chính xác các hành vi có yếu tô cau thành tội phạm; Cơ quanĐiều tra có trách nhiệm làm rõ các chứng cứ được xác định là có tội, các
chứng cứ xác định là vô tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của người phạm tội; không được để lọt tội phạm và cũng không thể kết luận oan sai cho người
vô tội [32].
Bộ Công an đã ban hành Thông tu 08/2014/TT-BCA ngày 07/7/2014
quy định về công tác điều tra hình sự có nhiệm vụ sau: Tiếp nhận đơn tố giác,
tin báo tội phạm, đồng thời kiến nghị khởi tố tội phạm; các đơn thuộc thâmquyên giải quyết phải xây dựng kế hoạch thực hiện giải quyết, đồng thời báo
cáo Thủ trưởng Cơ quan Điều tra ra quyết định phân công giải quyết Trong
trường hợp, không thuộc thâm quyền thì chuyển sang cơ quan điều tra cóthâm quyền khác giải quyết theo quy định Trong trường hợp cấp bách, cần
ngăn chặn ngay hành vi phạm tội, thu thập chứng cứ, bảo vệ hiện trường thì
phải có biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật; Tiến hànhđiều tra các vụ án hình sự về các tội phạm do trực tiếp phát hiện; các vụ thamnhững do Thanh tra Chính phủ và các bộ, ngành chuyên đến thuộc thâm
quyền điều tra [32].
2.1.4 Viện kiểm sát nhân dân
Về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiêm sát nhân dan: Viện kiêm sát nhan dân có chức năng thực hành quyên công tô, kiêm sát hoạt động tư pháp; Viện
kiêm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiên pháp, pháp luật, quyên con
người, quyên công dân, quyên, lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân
Về chức năng thực hành quyền công to: là hoạt động trong tố tụng hình
sự dé buộc tội người vi phạm hình sự và được thực hiện trong quá trình giải
39