1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo đảm quyền được bảo hiểm xã hội của người lao động ở Việt Nam hiện nay

96 16 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo đảm quyền được bảo hiểm xã hội của người lao động ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Trịnh Toàn Thắng
Người hướng dẫn PGS.TS Chu Hồng Thanh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Luật
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 22,64 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Nhận thức cơ bản về bảo đảm quyền được BHXH của người (14)
    • 1.1.2. Cơ sở của quyền được BHXH của người lao động ......................... - II 1.1.3. Nội dung của quyền được BHXH của người lao động (18)
  • 1.2. Bảo đảm quyền được BHXH theo Công ước quốc tế về các quyền (24)
  • 1.3. Điều kiện bảo đảm quyền được BHXH của người lao động (27)
    • 1.3.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến giai đoạn (27)

Nội dung

Quy định này thể hiện một bước phát triển mới trong việc bảo đảm thực hiện các quyền con người của Nhà nước và là cơ sở hién định dé nha nước xây dựng một hệ thống duy trì thu nhập do Nh

Nhận thức cơ bản về bảo đảm quyền được BHXH của người

Cơ sở của quyền được BHXH của người lao động - II 1.1.3 Nội dung của quyền được BHXH của người lao động

của an sinh xã hội hay việc hỗ trợ, Nhà nước phải đảm bảo việc đảm bảo an sinh cho người dân, nhất là những người dé bị tổn thương, yếu thé trong xã hội, trong các trường hợp về thất nghiệp, thai sản, tai nạn, ốm đau, khuyết tật, hưu trí hay các hoàn cảnh khác Nhà nước phải dần nhận thấy quyền về an sinh xã hội thông qua các mức độ hướng tới các bảo đảm an sinh cho người dân Thông qua hình thức tiền mặt hoặc hiện vật cho phép các cá nhân, các gia đình nhận được tối thiểu về chăm sóc sức khỏe thiết yếu, nhà ở mức cơ bản, nước sạch và vệ sinh môi trường, thực phẩm, giáo dục phô thông.

Từ sự hiệu quả trong việc phân chia lại, quyền về an sinh xã hội là nhân tố quan trọng trong việc gan kết xã hội lại với nhau và nhằm xóa đói giảm nghèo An sinh xã hội nhằm hướng tới tất cả mọi người và không phân biệt giai cấp, thành phần xã hội, dân tộc Nó chỉ khác nhau ở cách thức thực hiện ở mỗi quốc gia.

Trong Bình luận chung số 19, Ủy ban các quyền về kinh tế, xã hội và

11 văn hóa của Liên hợp quốc đã cung cấp hướng dẫn chỉ tiết bắt buộc các quốc gia phải tôn trọng, bảo vệ đầy đủ các quyền về an sinh xã hội cho người dân họ Ủy ban cũng ghi chú quyền bao gồm theo việc liên quan đến nhau và các đặc điểm cụ thé:

- Tính hiệu lực, hiệu quả: Các quốc gia phải đảm bảo có một hệ thống an sinh xã hội, thật sự chắc chắn, đem lại các lợi ích, có hướng đi tác động phù hợp với sinh kế của người dân Hệ thống đó phải được Nhà nước quản lý, đảm bảo sự 6n định lâu dài hướng tới thé hệ sau này.

- Các rủi ro xã hội và các dự phòng: Các hệ thong an sinh xã hội cua nhà nước phải hỗ trợ bảo hiểm theo chín chế độ chính: chăm sóc sức khỏe, ốm đau, hưu trí, thất nghiệp, tai nạn lao động, gia đình và chăm sóc trẻ em, thai sản, tật nguyền, người neo đơn và trẻ mồ côi.

- Tính đầy đủ: Các lợi ích đem lại của an sinh xã hội phải đầy đủ về vật chat và thời gian tham gia nhằm đảm bảo người tham gia có thé thay được sự hỗ trợ đầy đủ về mức sống, về tiếp cận y tế được đảm bảo cho họ và người thân trong gia đình Để tạo các điều kiện trên, Nhà nước cần đưa ra các quy định xác định tiêu chí về tính đầy đủ Khi một người tham gia bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo có trợ cấp thay thế cho việc thiếu hụt về mặt tài chính cho họ Đó là mối quan hệ hợp lý giữa các khoản thu nhập, đóng góp và các lợi ích phù hợp Kha năng tiếp cận: tiếp cận an sinh xã hội gồm năm yếu tổ chính: mức độ phủ sóng, đủ điều kiện, khả năng chỉ trả, sự tham gia và nhận thông tin, tiếp cận vật chất Mọi người dân cần được bảo vệ bởi hệ thống an sinh xã hội của nhà nước, nhất là nhóm yếu thế và thiệt thòi mà không được phân biệt đối xử hay bất kỳ kì thị nào Các chương trình “Bảo hiểm xã hội không phải đóng góp” sẽ là cần thiết dé đảm bảo bảo hiểm trở lên phổ rộng. Các điều kiện đủ tiêu chuẩn phải hợp lý, tương xứng và minh bach Bat kỳ châm dứt, gián đoạn hoặc cat giảm đôi với các lợi ích cân được quy định bởi

12 luật, dựa trên các định kiến hợp lý, vấn đề được sắp xếp theo trình tự, thủ tục. Bắt kỳ việc đóng góp nào đòi hỏi theo một chương trình về an sinh xã hội phải được nêu cụ thé, phù hợp với mọi đối tượng và không được gây tốn hại đến các quyền khác của con người Mọi người được tiếp cận thông tin về các quyền về an sinh xã hội và được tham gia vào các chương trình Nhà nước cần đảm bảo người dân có thể tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội dé đạt được các lợi ích, thông tin và bat kỳ sự tham gia đóng góp nao, đặc biệt hướng đến những người khuyết tật, nhập cư, những người sông ở vùng sâu vùng xa, vùng bị thiệt hại do thiên tai hay những nơi xảy ra xung đột.

BHXH là bộ phận quan trọng nhất trong cấu thành ASXH ở Việt Nam,

BHXH đã được Nhà nước ta quan tâm thực hiện ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập Năm 1945, Nhà nước đã ban hành nhiều sắc lệnh nhằm bảo đảm quyền được BHXH cho người lao động Cụ thể:

- Sắc lệnh số 54/SL ngày 01/11/1945 ấn định những điều kiện cho công chức về hưu.

- Sắc lệnh số 105/SL ngày 20/5/1950 ấn định việc cấp hưu bổng cho công chức.

- Sắc lệnh số 76/SL ngảy 2/5/1950 ấn định cụ thể hơn các chế độ trợ cấp hưu trí, thai sản, chăm sóc y tế, tai nạn, tiền tuất đối với công chức.

- Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 và Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/5/1950 ấn định các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất đối với công nhân sản xuất.

Những văn bản trên cho thấy Nhà nước ta đã sớm có nhận thức và sớm thực hiện BHXH theo hình thức hiện đại so với nhiều nước trên thế giới và khu vực, sớm chứng tỏ là một Nhà nước tiên tiến của giai cấp công nhân và người lao động Tuy nhiên, phải đến năm 1961, chế độ BHXH đối với công nhân, viên chức Nhà nước mới thực sự thực hiện trên cơ sở thành lập quỹ

BHXH thông nhất toàn quốc (riêng thời kỳ 1961-1965: toàn miền Bắc), sau khi Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH kèm theo Nghị định số 218/CP ngày 27/11/1961 với 06 loại trợ cấp (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu trí và tử tuất) Quỹ

BHXH, lúc này là quỹ độc lập thuộc ngân sách nhà nước (NSNN) nhưng nguồn thu chủ yếu từ sự tài trợ của NSNN, tiếp đến là sự đóng góp từ các cơ quan và xí nghiệp quốc doanh theo % trên tổng quỹ lương (từ năm 1962 đến năm 1987: 4,7%, từ năm 1987 đến năm 1983: 15% ) còn công nhân và viên chức không cần đóng phí BHXH Việc quản lý BHXH được giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng công đoàn Việt Nam (nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) đảm trách Đối với khu vực ngoài quốc doanh, Điều lệ BHXH đối với xã viên hợp tác xã, các tổ hợp sản xuất tiêu thủ công nghiệp cũng được ban hành (Quyết định số 292/BCH-LĐ ngày 15/2/1982 của Liên hiệp hợp tác xã trung ương) nhưng chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn, từ năm 1982 đến năm 1989 Kê từ sau Dai hội Đảng toàn quốc lần thứ VII của Dang công cuộc đôi mới đất nước đi vào chiều sau, trong đó việc đổi mới BHXH để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội là một yêu cầu bức bách nhằm thực hiện các chính sách xã hội Việc đổi mới BHXH được đánh dau bang việc tach một bộ phận cầu thành của BHXH - chế độ chăm sóc V té khi ốm đâu cho người lao động thành một quỹ độc lập: BHYT (Nghị định số 299/HĐBT ngày 15/8/1992 ban hành Điều lệ BHYT) với việc quy định không chỉ người sử dụng lao động mà cả người lao động cũng phải tham gia đóng phí Tiếp theo đó, ngày 22/6/1993, Chính phủ lại ban hành Nghị định 43/CP quy định tạm thời chế độ BHXH mở đầu cho cuộc cải cách sâu rộng, toàn diện BHXH nhằm mục đích xóa sự bao cấp của NSNN đối với BHXH, mở rộng diện bắt buộc không chỉ đối với công nhân, viên chức nhà nước như trước đây mà đối với tất cả người lao động hưởng lương, quy định tại nguồn thu chi, cơ câu nguôn thu dùng cho mỗi loại chế độ

Việc cải cách và bảo đảm quyền BHXH cho người lao động thực sự đi vào thực tiễn khi hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành từ năm 1995 Cu thé:

- Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ BHXH;

- Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ về việc thành lập BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tô chức BHXH thuộc hệ thống Lao động — Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chế độ, chính sách BHXH theo pháp luật của Nhà nước;

- Quyết định số 606/Ttg ngày 26/9/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt Nam;

Bảo đảm quyền được BHXH theo Công ước quốc tế về các quyền

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 theo Nghị quyết số 2200A ngày 16/12/1966 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào ngày 24/9/1982

- Điều 9, Công ước nêu rằng: “Cac quốc gia thành viên Công ước này thừa nhận quyền của mọi người được hưởng an sinh xã hội, ké cả bảo hiểm xã hội

Tại Bình luận chung số 9 của Ủy ban giám sát thực hiện Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 đã làm rõ và cụ thể nội hàm của Điều 9 Công ước Quyền được hưởng ASXH có vai trò trọng tâm trong việc bảo đảm nhân phẩm cho tất cả mọi người khi phải đối mặt với những hoàn cảnh mà không có năng lực tự mình bảo đảm day đủ các quyền theo Công ước.

- Quyền được ASXH bao gồm quyên tiếp cận và duy trì những trợ cấp, băng tiền mặt hoặc băng hiện vật, mà không có sự phân biệt đối xử dé bảo vệ con người trong các hoàn cảnh:

+ Thiếu thu nhập từ việc làm do bệnh tật, khuyết tật, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tuôi già, hoặc cái chết của một thành viên trong gia đình;

+ Không có khả năng chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe;

+ Không đủ khả năng hỗ trợ gia đình, đặc biệt là đối với trẻ em và những người lớn sống phụ thuộc.

- ASXH, thông qua tính chất phân phối lại, đóng vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm nghéo, ngăn chặn sự loại trừ và day mạnh việc hòa nhập xã hội của các nhóm dễ bị tổn thương.

- Theo Điều 2 (1), các quốc gia thành viên phải có các biện pháp hiệu quả, và định kỳ sửa đổi chúng khi cần thiết, trong phạm vi tối đa các nguồn lực sẵn có, dé thực hiện đầy đủ quyền của tất cả mọi người về ASXH, trong đó có BHXH, mà không có bat kỳ phân biệt đối xử nào Diễn đạt trong Điều 9 Công ước chi ra răng các biện pháp cần được sử dụng dé cung cấp những lợi ích ASXH không thể được xác định theo nghĩa hẹp và trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cần phải đảm bảo cho mọi người dân được hưởng quyền con người này ở mức tôi thiêu Các biện pháp đó có thé bao gồm:

+ Quy định cơ chế đóng BHXH bat buộc như được dé cập rõ ràng trong Điều 9 Nó bao gồm các khoản đóng góp bắt buộc từ người lao động và người sử dụng lao động, và đôi khi của cả nhà nước;

+ Quy định các chương trình an sinh phổ cập mà người được hưởng không cần phải đóng góp (về nguyên tắc được áp dụng cho tất cả những người gặp rủi ro hay cần trợ giúp đặc biệt) hoặc các chương trình hỗ trợ xã hội có mục tiêu (trong đó những người có nhu cầu có thể được hưởng lợi ích). Ở hầu hết các quốc gia thành viên, cơ chế không phải đóng góp được áp dụng

18 vì không phải tat cả mọi người đều có thé được bảo hiểm day đủ từ hệ thông

- Cần khuyến khích những hình thức ASXH khác, bao gồm:

+ Chương trình của khối tư nhân;

+ Các cơ chế tự giúp hoặc các biện pháp khác, như dựa vào cộng đồng hoặc các giúp đỡ lẫn nhau Tuy nhiên, bất kỳ cơ chế nào cũng phải phù hợp với các yếu tố cơ bản của quyền ASXH và nhằm góp phần bảo vệ quyền này theo tinh thần của Bình luận chung số 09.

- Quyền được ASXH đã được khăng định rõ ràng trong luật pháp quốc tế Các khía chạnh về quyền ASXH là quyền con người đã được nêu rõ ràng trong Tuyên bố Philadelphia năm 1944 trong đó kêu gọi mở rộng “các biện pháp ASXH dé cung cấp thu nhập cơ bản cho tat cả mọi người cần sự bảo vệ và cần sự chăm sóc V tế toàn diện” ASXH cũng đã được công nhận như là một quyền con người trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm

1948, cụ thể, Điều 22 Tuyên ngôn quy định: “Tất cả mọi người, với tư cách là một thành viên của xã hội, đều có quyền ASXH” và tại Điều 25 trong đó nêu rằng tất cả mọi người có quyền “hưởng ASXH trong trường hợp thất nghiệp, ốm đau, khuyết tật, góa bụa, tuổi già hoặc thiếu kế sinh nhai trong những hoàn cảnh ngoài tầm kiểm soát của mình” Quyền này sau đó đã được đưa vào nhiều Công ước quốc tế và khu vực khác về quyền con người Năm 2001, Hội nghị Lao động quốc tế bao gồm đại diện của các chính phủ, các tổ chức của người sử dụng lao động và người lao động đã khang định ASXH “là một quyền con người cơ bản và là phương tiện cơ bản dé tạo sự gắn kết xã hội”.

1.2.2 Nội dung quy phạm của quyền ASXH theo Bình luận chung số 19 Quyền được ASXH đòi hỏi các quốc gia thành viên không được hạn chế một cách tùy tiện và bất hợp lý các chương trình ASXH, kể cả chương trình công cộng hoặc tư nhân, cũng như bảo đảm sự hưởng thụ công bằng và đầy đủ những trợ cấp xã hội trong những trường hợp rủi ro.

Điều kiện bảo đảm quyền được BHXH của người lao động

Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến giai đoạn

Cách mạng Thang 8 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, mặc dù với một nền tài chính hết sức eo hẹp, ngặt nghèo, nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu nhưng ngày 03/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ ký Sắc lệnh số 54-SL ấn định các điều kiện cho công chức về hưu trong đó có quy định “Kể tir ngày 01/10/1945, những công chức thuộc tat cả các ngạch trong nước Việt Nam, tại chức hay đang nghỉ việc bất cứ ở trong trường hợp nào, đêu phải về hưu mỗi khi có đủ 01 trong 02 diéu kiện: hoặc đã làm việc được 30 năm, hoặc đã đến 55 tuổi ” Ngày 14/6/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 105-SL quy định về mức đóng góp vào Quỹ hưu trí và và Sắc lệnh số 29-SL ngày 12/3/197 quy định về những giao dịch về việc làm công giữa chủ lao động, cả người Việt Nam và người nước ngoài, với công nhân Việt Nam làm tại các xưởng kỹ nghệ, ham mỏ, thương diém và các nhà làm nghề tự do Theo đó, công chức có trách nhiệm đóng góp 10% mức tiền lương vào Quỹ hưu bồng, Nhà nước trích từ công quỹ cấp cho Quỹ hưu bồng 10%; các quy định về nghỉ hưu, chế độ nghỉ đẻ đối với phụ nữ, chế độ nghỉ ốm đau cho công nhân, chế độ tai nạn lao động, trách nhiệm đóng góp của chủ sử dụng lao động, người lao động Có thể nói đây chính là những văn bản pháp luật đầu tiên quy định mức đóng, quyền lợi hưởng các chế độ

BHXH đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; khăng định nguyên tắc đóng - hưởng của BHXH, đồng thời cũng quy định trách nhiệm bảo hộ của Nhà nước đối với Quỹ BHXH. Đến năm 1950, dé phù hợp với nền Dân chủ Cộng hòa và tiếp tục công cuộc kháng chiến kiến quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 76-SL ban hành Quy chế Công chức Việt Nam Trong đó, quy định các

20 nghĩa vụ, quyền lợi của công chức Việt Nam khi ra ngạch, từ chức, thôi việc về huu ; chế độ BHXH và chế độ chăm sóc sức khỏe (sau này được thể hiện bằng chính sách BHYT tại Việt Nam); Sắc lệnh số 77-SL quy định các chề độ đối với công nhân giúp việc Chính phủ trong thời kỳ kháng chiến, theo đó phụ cấp và chế độ BHXH công nhân dược hưởng đã hướng tới sự đồng nhất với các chế độ phụ cấp và các chế độ BHXH mà công chức được hưởng Có thê nói, chính sách BHXH ở Việt Nam trong giai đoạn đầu tuy còn hết sức sơ khai nhưng đã phản ánh được những mặt tiến bộ như: thực hiện nguyên tắc có đóng BHXH mới được hưởng chế độ BHXH; mức hưởng phù hợp với mức đóng, khả năng của Quỹ BHXH và thấp hơn mức hưởng khi đang làm việc; kịp thời giải quyết một phần khó khăn trong đời sống cho người tham gia cách mạng, công nhân, viên chức nhà nước.

Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, miền Bắc bước vảo thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, mặc dù kinh tế còn hết sức khó khăn nhưng Đảng,

Nhà nước ta luôn kiên định mục tiêu bảo đảm ASXH cho nhân dân lao động.

Trên cơ sở Hiến pháp năm 1959, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 218/CP quy định tạm thời về Điều lệ BHXH, trong đó quy định 06 chế độ, bao gồm: Chế độ đãi ngộ công nhân, viên chức nhà nước khi ốm đau (sau này goi chung là chế độ 6m dau); chê độ đãi ngộ nữ công nhân, viên chức nhà nước khi có thai và khi đẻ (sưu này gọi chung là chế độ thai sản): chế độ đãi ngộ công nhân, viên chức nhà nước bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp; chế độ đãi ngộ công nhân, viên chức nhà nước thôi việc vì mất sức lao động; chế độ trợ cấp hưu trí.

Ngày 30/10/1964, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 161-CP ban hành Điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ quân nhân trong khi ốm đau, bị thương, mất sức lao động, về hưu hoặc chết; nữ quân nhân khi có thai và khi đẻ; quân nhân dự bị và dân quân tự vệ ốm dau, bị thương hoặc chết trong khi làm nhiệm vụ quân sự.

1.3.2 Từ sau khi thống nhất đất nước năm 1975 đến thời kỳ đổi mới, chuyển đổi mô hình quản lý nền kinh té

Sau khi đất nước thống nhất, ngày 18/06/1976, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10-ND/76 về việc thực hiện các chế độ mat sức lao động, hưu trí, tử tuất đối với công nhân viên chức và quân nhân ở miền Nam; Nghị định số 198-CP ngày 08/8/1978 sửa đổi, bô sung một số điểm về chế độ hưu trí và nghỉ việc về mat sức lao động đối với công nhân, viên chức nhà nước và quân nhân Về cơ bản, các chế độ này thống nhất với các quy định của các Điều lệ về BHXH được ban hành tại Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961 và Nghị định số 161/CP ngày 30/10/1964 Như vậy, có thể nói, đến năm 1976, chính sách BHXH đã được thực hiện thống nhất trong toàn quốc, góp phần quan trọng vào việc giải quyết hậu quả của chiến tranh để lại trên lĩnh vực chính sách xã hội, ôn định cuộc sống cho cán bộ, công nhân viên chức nhà nước và lực lượng vũ trang, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới: đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Thực hiện chủ trương, đường lối về đổi mới nền kinh tế trên tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986); thực hiện Nghị quyết số 16/NQ-TW ngày 15/7/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới chính sách và cơ chế quản lý đối với các sơ sở sản xuất thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh; Chỉ thị số 234/CT ngày 18/8/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về trién khai thực hiện Nghị quyết; trên cơ sở dự thảo Điều lệ BHXH đối với lao động ngoài quốc doanh, từ năm

1990 bắt đầu thực hiện thí điểm BHXH đối với người lao động thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại 05 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, thành pho Ho Chí Minh, Thái Bình, Hoàng Liên Son).

Dé đáp ứng yêu cầu thực tiến, yêu cầu đổi mới của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo thực hiện đúng chủ trương,

22 đường lối của Đảng về “đổi mới chính sách BHXH” đã đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII năm 1991, ngày 15/4/1992, tại kỳ họp thứ 04 Quốc hội khóa VIII đã thông qua Hiến pháp năm 1992, trong đó tại Điều 56 Hiến pháp quy định: “Nhà nước ban hành chỉnh sách, chế độ bảo hộ lao động Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ BHXH đối với viên chức nhà nước và những người lam công ăn lương; khuyến khích phát triển các hình thức BHXH khác đối với người lao động”.

Cụ thể hóa các quy định tại Hiến pháp năm 1992, trên cơ sở thí điểm thực hiện BHXH cho người lao động thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/CP quy định tạm thời chế độ

BHXH, trong đó quy định cụ thể 05 chế độ BHXH bao gồm: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất được áp dụng bắt buộc đối với công nhân, viên chức thuộc khu vực hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang, các t6 chức Dang, Doan thé; người lao động làm việc hưởng lương hoặc tiền công ở những doanh nghiệp có sở dụng từ 10 lao động trở lên; người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài va trong các tô chức khác của nước ngoài tại Việt Nam và người lao động Việt Nam trong các khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt Có thê nói, sự ra đời của Nghị định số 43/CP chính là tiền đề quan trọng cho việc cải cách hệ thống BHXH ở Việt Nam.

- Ngày 22/11/2012, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 21- NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 — 2020 Nghị quyết chi rõ: “BHXH và BHYT là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công băng xã hội, bảo đảm 6n định chính trị - xã hội va phát triển kinh tế - xã hội; Mở rộng và hoàn thiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT có bước đi, lộ trình phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất

23 nước Phát triển hệ thống BHXH, BHYT đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT; BHXH, BHYT phải theo nguyên tắc có đóng, có hưởng, quyền lợi tương ứng với nghĩa vụ, có sự chia sẻ giữa các thành viên, bảo đảm công bằng và bền vững của hệ thống BHXH, BHYT; Thực hiện tốt các chế độ, chính sách BHXH, BHYT là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyên, đoàn thê, t6 chức xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân.

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.3 | Số người hưởng BHXH một lần giai đoạn 2016 - 2021 63 - Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo đảm quyền được bảo hiểm xã hội của người lao động ở Việt Nam hiện nay
Bảng 2.3 | Số người hưởng BHXH một lần giai đoạn 2016 - 2021 63 (Trang 7)
Bảng 2.1: Số người tham gia BHXH giai đoạn 2016 - 2021 - Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo đảm quyền được bảo hiểm xã hội của người lao động ở Việt Nam hiện nay
Bảng 2.1 Số người tham gia BHXH giai đoạn 2016 - 2021 (Trang 44)
Bảng 2.2: Số người hưởng lương hưu BHXH bắt buộc hàng tháng tăng mới, - Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo đảm quyền được bảo hiểm xã hội của người lao động ở Việt Nam hiện nay
Bảng 2.2 Số người hưởng lương hưu BHXH bắt buộc hàng tháng tăng mới, (Trang 47)
Bảng 2.3: Số người hưởng BHXH một lần giai đoạn 2016 - 2021 - Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo đảm quyền được bảo hiểm xã hội của người lao động ở Việt Nam hiện nay
Bảng 2.3 Số người hưởng BHXH một lần giai đoạn 2016 - 2021 (Trang 70)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w