1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch covid 19 tại việt nam

99 17 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Quế
Người hướng dẫn ThS. Phan Nguyễn Phương Thảo
Trường học Trường Đại học Luật TP.HCM
Chuyên ngành Luật
Thể loại Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,85 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Khái quát về quyền con người, quyền công dân (15)
    • 1.1.1. Khái niệm quyền con người, quyền công dân (18)
      • 1.1.1.1. Khái niệm quyền con người (18)
      • 1.1.1.2. Khái niệm quyền công dân (20)
    • 1.1.2. Mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân (23)
    • 1.1.3. Các nhóm quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo Hiến pháp (25)
  • 1.2. Vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân (27)
    • 1.2.1. Khái niệm bảo đảm quyền con người, quyền công dân (28)
    • 1.2.2. Cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền công dân (30)
    • 1.2.3. Ý nghĩa của việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân (33)
    • 1.2.4. Vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh dịch Covid-19 (35)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI VIỆT NAM, NGUYÊN NHÂN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN (45)
    • 2.1. Thực trạng của vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam (45)
      • 2.1.1. Những kết quả đạt được của vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam (48)
      • 2.1.2. Những hạn chế của vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam (57)
      • 2.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế về vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch Covid - 19 tại Việt Nam (75)
    • 2.2. Đề xuất hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch Covid - 19 tại Việt Nam (80)
      • 2.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật (80)

Nội dung

Khái quát về quyền con người, quyền công dân

Khái niệm quyền con người, quyền công dân

1.1.1.1 Khái niệm quyền con người

Nhân quyền (hay quyền con người – human rights) là một phạm trù đa diện 16 , do đó có nhiều định nghĩa khác nhau 17 Chính vì đây là một phạm trù đa diện nên khái niệm này được tiếp cận với nhiều góc độ, nhiều phương diện khác nhau Do đó, để làm rõ khái niệm quyền con người thì tác giả sẽ làm rõ khái niệm “quyền” và “con người”

Theo đó, con người được Hồ Chí Minh quan niệm là một chỉnh thể, thống nhất về trí lực, tâm lực, thể lực, đa dạng bởi các mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội và các mối quan hệ xã hội 18 Nên Người đã cho rằng con người là có tính xã hội, là con người xã hội, thành viên của một cộng đồng xã hội Còn “con người” theo Chủ nghĩa Mác Lê nin được hiểu là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội” 19 Điểm chung giữa hai quan niệm trên là đều cho rằng con người mang đặc tính của xã hội, đây là điểm chung mà không ai có thể phủ nhận khi nghiên cứu về con người

Về “quyền”, đây là thuật ngữ có nội hàm rất đa dạng, phức tạp được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau Theo tác giả Hoàng Phê, “quyền” là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi hoặc những điều do địa vị hay chức vụ mà được làm 20 Với quan điểm của tác giả Hoàng Phê thì quyền là cái phải được

“ban phát”, bởi lẽ theo ông, quyền là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi thì đó mới là quyền nhưng nếu pháp luật hoặc xã hội không công nhận cho thì đồng nghĩa là người đó không có quyền Có thể thấy, quan điểm này ở một khía cạnh nào đó, không được toàn diện Bên cạnh đó, ông còn cho rằng quyền có thể có trong trường hợp nhờ có địa vị hay chức vụ mang lại, quan điểm này lại làm cho người đọc hiểu rằng nếu một người mà họ là thường dân - họ không mang trên mình một chức vụ, địa vị hoặc họ không được công nhận từ pháp luật hoặc xã hội, khi đó họ không có quyền Và quyền mà tác giả Hoàng Phê nhắc đến do địa vị hoặc chức vụ mang lại mà được làm thì theo tác giả nếu dùng từ “quyền” để diễn đạt thì đã đủ để phản ánh hay chưa, hay thay vào đó nên dùng “thẩm quyền” cho phù hợp hơn

16 Phạm trù đa diện được hiểu bởi hai thuật ngữ “phạm trù” và “đa diện” Trong đó, phạm trù là những khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định, còn đa diện được hiểu là nhiều mặt

17 Chu Phương Uyên (2015), Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp Việt Nam,

18 Bộ Giáo dục đào tạo (2015), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, tr.241

19 Nguyễn Viết Thông (2015), Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr.169, 170

20 Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, tr.85

Theo Thomas Hobbes – nhà triết học người Anh nổi tiếng thì quyền bao gồm việc tự do để hành động hay không hành động Và với ông thì “tự do” được hiểu là sự vắng mặt của những trở ngại bên ngoài, những trở ngại đó thường tước đi một phần sức mạnh của con người để làm điều ta muốn làm, nhưng không thể ngăn cản ta sử dụng sức mạnh còn lại của mình theo sự sai khiến của lý trí và sự suy xét của chính bản thân mình 21 Quan điểm này vừa thể hiện quyền là một cái gì đó rất tự nhiên giống như quan điểm của học thuyết quyền tự nhiên, vừa đề cao khả năng của con người trước những trở ngại

Từ đó, có thể thấy rằng quyền là những gì được phép làm Do đó, theo tác giả, quyền con người được hiểu một cách đơn thuần nhất là những gì con người được làm trong một xã hội với sự tác động qua lại của các mối quan hệ

Về khái niệm quyền con người, theo Từ điển Luật Black’s Law Dictionary, “quyền con người” được hiểu là “những quyền tự do, quyền miễn trừ và lợi ích mà theo những giá trị hiện đại, đặc biệt ở phạm vi quốc tế, tất cả mọi người đều có khả năng đòi hỏi những quyền đó trong xã hội mà họ đang sống” 22 Quan niệm này coi quyền con người là phạm trù khái quát vì nó được tạo bởi quyền tự do, quyền miễn trừ và lợi ích của chính con người Tuy nhiên, ở cụm từ “đặc biệt ở phạm vi quốc tế, tất cả mọi người đều có khả năng đòi hỏi những quyền đó trong xã hội mà họ đang sống” có thể hiểu là những quyền này phải được ghi nhận trong pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế, con người mới có quyền “đòi hỏi những quyền đó” của chính họ Vô hình chung thì quan niệm này lại chỉ ra rằng quyền con người bao gồm những quyền pháp luật quy định Bên cạnh đó, pháp luật được hiểu là sinh ra để điều chỉnh, để bảo vệ con người trong xã hội tức là pháp luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải con người sinh ra vì pháp luật Cho nên, khuyết điểm lớn nhất của quan điểm này là chỉ đặt quyền con người trong phạm vi của pháp luật mà chưa có sự gắn kết với yếu tố tự nhiên

Theo tác giả Allina Kaczorowska cho rằng quyền con người là những quyền vốn có (inherent) ở tất cả mọi người, không những quyền này là vốn có, chúng còn bất khả nhượng, phổ biến, không thể phân chia, liên hệ với nhau và được áp dụng bình đẳng cho mọi người 23 Quan niệm trên đang xem xét quyền con người với tư cách là quyền tự nhiên, cụ thể là quan điểm của tác giả này có phần giống với quan điểm của học thuyết về quyền tự nhiên, xem quyền con người là những quyền vốn có ở tất cả mọi người Quan điểm này chưa có sự kết hợp giữa hai yếu tố là yếu tố tự nhiên và yếu tố pháp luật mà chỉ mới hàm chứa yếu tố tự nhiên, như vậy, nó chưa mang lại sự toàn diện cho khái niệm này Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng, quan niệm trên đã khẳng định quyền con người được áp dụng bình đẳng với mọi người, đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt về quyền con người Theo tác giả Trần Ngọc Đường: “quyền con

21 Trích Thomas Hobbes (1652), “Leviathan (Thủy quái)”

22 Bryan A Garner, Black’s Law Dictionary, Thompson West, tr.758

23 Allina Kaczorowska (2010), Public International Law, Routledge, tr.499 người vừa khẳng định cơ sở tự nhiên và giá trị nhân loại của quyền, đồng thời cũng thừa nhận thuộc tính xã hội – chính trị và lịch sử cụ thể của quyền con người thuộc một quốc gia, một dân tộc” 24 Theo giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người của Đại học quốc gia Hà Nội, quyền con người còn là “những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa ước pháp lý quốc tế” 25 Hai quan điểm trên đã có sự kết hợp giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố pháp luật, tuy nhiên ở quan điểm thứ hai “quyền con người được ghi nhận và bảo vệ” thì lại làm cho người đọc hiểu là những nhu cầu, những lợi ích tự nhiên mà nếu không được ghi nhận thì sẽ không được gọi là quyền con người

Từ những quan điểm được các nhà nghiên cứu trình bày thì quyền con người là thuật ngữ có các cách hiểu khác nhau, mỗi người đều có cách tiếp cận, hướng lý giải riêng tạo nên sự đa dạng trong cách định nghĩa quyền con người, tuy nhiên giữa họ đều điểm chung như sau:

Thứ nhất, quyền con người là quyền tự nhiên, quyền vốn có mỗi con người và nó được xem là giá trị tự nhiên của mỗi một con người

Thứ hai, quyền con người thường được ghi nhận bằng hình thức pháp lý nhất định (pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế)

Thứ ba, quyền con người là một khái niệm tổng quát, trong đó chứa đựng nhiều quyền cụ thể, độc lập với nhau và tựu chung lại tạo thành “quyền con người”

Thứ tư, quyền con người là quyền của mỗi cá nhân từ đó hiểu là tất cả mọi người đều được hưởng quyền này như nhau, không có sự phân biệt đối xử, để quyền này được tồn tại đúng nghĩa thì giữa các cá nhân phải chịu sự chi phối từ cộng đồng và xã hội, bởi lẽ một cá nhân không thể sống tách biệt, nó cũng như quan điểm “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” 26

1.1.1.2 Khái niệm quyền công dân

Về khái niệm “công dân” (citizen), theo Từ điển Merriam-Webster online thì công dân là một khái niệm xuất hiện từ thế kỷ XIV, có nghĩa là “một cá nhân (hợp pháp) thuộc về một quốc gia và có các quyền và sự bảo vệ của quốc gia đó” 27 Theo Từ điển Cambridge online, công dân “là thành viên của một quốc gia cụ thể và có các quyền bởi

24 Trần Ngọc Đường (2004), Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.12 – 25

25 Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội (2009), “Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.42

26 Phạm Văn Sinh, Phạm Quang Phan (2015), “Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.172

27 Xem thêm tại: http://www.merriam-webster.com/dictionary/citizen, truy cập ngày 21/6/2022 được sinh ra tại đó hoặc bởi được trao cho các quyền” 28 Còn theo Bách khoa toàn thư Stanford Encyclopedia of Philosophy, “công dân là thành viên của một cộng đồng chính trị, người mà được hưởng các quyền và thừa nhận các nghĩa vụ của thành viên” 29 Như vậy, có thể thấy khái niệm công dân thường gắn liền với một quốc gia cụ thể Cách hiểu này có phần giống với học thuyết về các quyền pháp lý về khái niệm quyền con người, trong đó học thuyết này không coi quyền con người là quyền bẩm sinh vốn có, mang tính tự nhiên mà quyền con người là do Nhà nước quy định, pháp điển hóa thành các quy phạm pháp luật và bắt buộc mọi người phải tuân theo

Mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân

Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù rất gần gũi nhưng không đồng nhất Bởi lẽ, quyền công dân (citizen’s rights) là một thuật ngữ xuất hiện cùng cách mạng tư sản Cách mạng tư sản đã đưa con người từ địa vị những thần dân trở thành những công dân (với tư cách là những thành viên bình đẳng của một nhà nước) và pháp điển hóa các quyền tự nhiên của con người dưới hình thức các quyền công dân 43 Theo Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948 thì quyền con người là quyền vốn có của tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, giới tính, dân tộc, ngôn ngữ, tôn giáo Ngoài ra, , theo

Từ điển Luật Black’s Law Dictionary thì “quyền con người” được hiểu là “những quyền tự do, quyền miễn trừ và lợi ích mà theo những giá trị hiện đại, đặc biệt ở phạm vi quốc tế, tất cả mọi người đều có khả năng đòi hỏi những quyền đó trong xã hội mà họ đang sống”.Theo hai định nghĩa trên, có thể hiểu rằng bất kỳ người nào sinh ra đều có quyền con người, nói cách khác, một chủ thể hiển nhiên có quyền con người nếu chủ thể đó là con người, nó khác với quyền công dân vì các quyền công dân chỉ phát sinh khi tồn tại mối quan hệ giữa cá nhân đó với Nhà nước và được Nhà nước hợp pháp hóa trở thành công dân Do đó, không phải chủ thể nào là người thì hiển nhiên có quyền công dân

Mặt khác, quyền con người là khái niệm rộng hơn quyền công dân Bởi lẽ, quyền công dân chỉ có khi cá nhân đó được xác định là công dân, tức là họ thuộc về một Nhà nước nhất định Căn cứ xác định công dân một Nhà nước là dựa vào quốc tịch Chẳng hạn như, ở Việt Nam theo Hiến pháp 2013 tại Điều 17 thì: “Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”, có thể thấy lúc bấy giờ thì khái niệm công dân lại có một mối quan hệ mật thiết với khái niệm quốc tịch, mà theo quy định tại Điều 1 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014):

40 Khoản 1 Điều 5 Luật quốc tịch 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014)

43 Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội (2010), Hỏi đáp về quyền con người, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.40

“Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam” Do đó, khi cá nhân đó được xác định là công dân thì lúc này họ được hưởng những quyền và đồng thời phải thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của một người công dân Mặt khác, tại Điều 18 Hiến pháp 2013 có quy định như sau: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước” Quy định trên lại một phần nào thể hiện mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ giữa Nhà nước Việt Nam với công dân Việt Nam

Trong khi đó, quyền con người thì bao hàm cả những người không là công dân (người nước ngoài, người không quốc tịch) Thường thì các quyền con người xuất phát trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau giữa các Nhà nước, các điều ước quốc tế mà họ đã ký hoặc các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế Theo Nguyễn Đăng Dung quyền con người, quyền công dân có mối quan hệ: “Nếu như các quyền con người thể hiện ở quyền công dân thì quyền công dân phải là những quyền vốn có của con người mà nhà nước phải thừa nhận vì quyền con người là những quyền tự nhiên vốn có của con người” 44

Cũng nhằm bàn về mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân thì Trần Ngọc Đường cũng thể hiện quan điểm như sau:

“Việc sử dụng khái niệm quyền con người với nội dung chính trị - pháp lý đầy đủ để phản ánh giá trị cá nhân con người trong mối quan hệ với một Nhà nước nhất định như vậy sẽ là chiếc cầu nối giữa pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế, bảo đảm hiệu lực thực thi của các quyền con người mạnh mẽ hơn bằng hệ thống pháp luật trong nước và cả hệ thống pháp luật quốc tế, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế Như vậy, khái niệm quyền con người không loại trừ khái niệm quyền công dân và cũng không thay thế được nó Ngược lại, khái niệm quyền công dân không thể chứa đựng cả khái niệm quyền con người Trong ý nghĩa pháp lý khái niệm quyền công dân hẹp hơn, không khái quát tất cả các quyền của cá nhân con người được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ bằng pháp luật trong nước cũng như pháp luật nước ngoài” 45

Quan điểm C Mác như sau: “quyền công dân là những quyền chính trị, những quyền cá nhân con người, với tư cách là thành viên xã hội công dân, còn quyền con

44 Nguyễn Đăng Dung, Bùi Tiến Đạt (2011), “Cải cách chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong

Hiến pháp theo nguyên tắc tôn trọng quyền con người”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8 (193), tháng 4/2011

45 Trần Ngọc Đường (2004), Bàn về Quyền con người, quyền công dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.138 người là những đặc quyền chỉ có con người mới có với tư cách là con người” 46 Bên cạnh đó, Mác từng nói là quyền con người, quyền công dân luôn nằm trong một chỉnh thể thống nhất và trong mối quan hệ biện chứng với nhau Như vậy, khái niệm “quyền con người” và “quyền công dân” là hai khái niệm không đồng nhất với nhau, chúng có mối quan hệ với nhau.

Các nhóm quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo Hiến pháp

Về mặt cấu trúc, Hiến pháp 2013 có 120 điều và chia thành 11 chương, trong đó chương quyền con người, quyền công dân được quy định chủ yếu ở Chương II với tên gọi là quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và gồm 36 điều luật

Về mặt vị trí, Hiến pháp 2013 đã chuyển Chương “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân từ vị trí thứ năm trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001) lên vị trí thứ hai, chỉ ngay sau chương I về chế độ chính trị Với vị trí trang trọng này, Hiến pháp 2013 đã cho thấy sự nhận thức mới về vai trò quan trọng của chế định này và nó cũng cho thấy sự bắt kịp xu thế của các nước trên thế giới về vấn đề coi trọng nhân quyền của nước ta

Quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013 có thể chia thành 3 nhóm như sau:

Nhóm thứ nhất, quyền con người, quyền cơ bản của công dân về dân sự

Lĩnh vực dân sự được hiểu là lĩnh vực hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của họ Lĩnh vực hoạt động này được đặc trưng bởi tính tự nguyện, tự do ý chí và bình đẳng giữa các chủ thể tham gia quan hệ Cho nên, quyền dân sự là quyền cơ bản, bẩm sinh gắn liền với cuộc sống của mỗi con người 47 Do đó, tất cả mọi người đều sẽ được hưởng quyền này Nhóm quyền này bao gồm các quyền sau: quyền không được trục xuất và giao nộp cho Nhà nước khác (Điều 17), quyền sống (Điều

19), quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm (Điều 20), quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác (Điều 20), quyền bất khả xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình (Điều 21), quyền bảo vệ danh dự và uy tín của mình (Điều 21), quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác (Điều 21), quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 22), quyền

46 Lại Thị Thanh Bình (2020), Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, tr.14, 15

47 Mai Hồng Qùy (2012), Quyền con người trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, Nxb Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, Hồ Chí Minh, tr.23 tự do đi lại, cư trú (Điều 23), quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào (Điều 24), quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình (Điều 25), quyền bình đẳng giới (Điều 25), quyền được bồi thường thiệt hại vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự (Điều 30), quyền được suy đoán vô tội (Điều 31), quyền kết hôn, ly hôn (Điều 36), quyền xác định dân tộc của mình (Điều 42) Nhóm thứ hai, quyền con người, quyền cơ bản của công dân về chính trị

Các quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực chính trị là sự tham gia của công dân vào việc thực hiện quyền lực Nhà nước và cũng thể hiện trách nhiệm của công dân đối với hoạt động này 48 Nhóm quyền này làm nổi bật lên địa vị làm chủ về chính trị của chính công dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước nhằm phát huy sức mạnh toàn dân trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước Nhóm quyền này bao gồm một số quyền sau: quyền bầu cử, ứng cử (Điều 27), quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị cơ quan Nhà nước về những vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước (Điều 28), quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý (Điều 29), quyền về khiếu nại, tố cáo (Điều 30), bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân (Điều 45)

Nhóm thứ ba, quyền con người, quyền cơ bản của công dân về chính trị về kinh tế, xã hội và văn hóa: Nhóm quyền này thể hiện sự đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi con người trong xã hội 49 Nhóm quyền này bao gồm một số quyền sau: quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 22), quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế (Điều 32), quyền tự do kinh doanh (Điều 33), quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34), quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc; quyền của người làm công ăn lương (Điều

35), quyền của người mẹ và trẻ em trong hôn nhân và gia đình (Điều 36), quyền trẻ em, quyền thanh niên, quyền người cao tuổi (Điều 37), quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh (Điều 38), quyền và nghĩa vụ học tập (Điều

39), quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó (Điều 40), quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41), quyền sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42), quyền được sống trong môi trường trong lành (Điều 43)

48 Lưu Đức Quang (2017), Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam, Nxb Hồng Đức, Hồ Chí Minh, tr.168

49 Lưu Đức Quang (2017), Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam, Nxb Hồng Đức, Hồ Chí Minh, tr.171.

Vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân

Khái niệm bảo đảm quyền con người, quyền công dân

Theo Từ điển Tiếng Việt thì bảo đảm được hiểu là làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được hoặc có đầy đủ những gì cần thiết 54 Theo Từ điển Cambridge online thì bảo đảm là “để làm cho một cái gì đó chắc chắn xảy ra” 55 Do đó, bảo đảm quyền con người, quyền công dân là làm cho quyền con người, quyền công dân chắc chắn được thực thi, thực hiện được, giữ gìn được hoặc có đầy đủ những gì cần thiết để thực hiện quyền đó

Bảo đảm quyền con người, quyền công dân là một trong các nguyên tác hiến định Hiến pháp năm 2013 tại khoản 1 Điều 14 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” Theo

Trần Ngọc Đường thì quyền con người là một hệ thống thống nhất như chính bản thân con người là một thực thể vừa thống nhất vừa cụ thể, với những nội dung xác định theo yêu cầu của cuộc sống, vừa là xu hướng khát vọng của con người Theo Đào Thị Tùng: bảo đảm quyền con người được hiểu là xác định rõ chủ thể quyền và tương ứng là chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền và trong đó chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền cơ bản là Nhà nước 56 Hai quan điểm trên có điểm chung là để bảo đảm quyền thì cần xác định rõ chủ thể, điều kiện, căn cứ bảo đảm quyền, thay vì nêu khát quái về bảo đảm quyền là gì Ngoài ra, theo Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thị Thu Hương thì bảo đảm các quyền con người, quyền công dân là việc tạo ra các tiền đề, điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội, pháp lý và tổ chức để cá nhân, công dân, các tổ chức của công dân thực hiện được các quyền, tự do, lợi ích chính đáng của họ đã được pháp luật ghi nhận 57 Theo quan điểm của hai tác giả này thì bảo đảm quyền là tạo ra các tiền đề, điều kiện về mọi mặt đời sống để con người, công dân thực hiện quyền của họ

Một vấn đề đặt ra là “bảo đảm” khác gì với “công nhận”, “tôn trọng”, “bảo vệ” Theo đó, bảo đảm: Nhà nước thực hiện các biện pháp, các điều kiện cần thiết để giúp cho chủ thể quyền có thể tiếp cận và thực hiện quyền của chính họ, ví dụ như trong đợt

54 Viện ngôn ngữ học (2008), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, Nxb Phương đông, Tp Hồ Chí Minh, tr.33

55 Xem thêm tại: https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/ensure, truy cập ngày 22/6/2022

56 Đào Thị Tùng (2017), “Bảo đảm quyền con người trong văn kiện Đại học XVII của Đảng”, Tạp chí Quản lý

57 P.H Thái, N.T.T Hương (2012), “Bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong pháp luật hành chính Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28, tr.1

Covid-19 vừa qua thì Nhà nước (Bộ y tế) đã nỗ lực đàm phán, tiếp cận các nguồn vaccine nhằm mục đích miễn dịch cộng đồng 58 - để bảo đảm quyền được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của con người Việc bảo đảm của Nhà nước có thể bằng các biểu hiện sau: phân công, phân cấp nhiệm vụ cho từng chủ thể có thẩm quyền; hướng dẫn, hỗ trợ người cho người có quyền, lợi ích bị xâm phạm; nâng cao chất lượng tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác bảo đảm quyền; nắm bắt tình hình, thông tin để kịp thời đề ra phương hướng nhằm bảo đảm quyền; hỗ trợ, cầu nối cho người dân khi họ có nhu cầu…

Công nhận: các chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền, trước hết và chủ yếu đó là Nhà nước phải thể hiện sự thừa nhận các quyền con người, quyền công dân thông qua việc ghi nhận cụ thể và đầy đủ các quyền của con người, của công dân được thừa nhận rộng rãi Bởi vì sự thừa nhận này là phù hợp với lẽ phải, với tự nhiên và xu hướng của nhân loại Sự công nhận của Nhà nước phần nào sẽ làm cho chủ thể quyền có cơ sở để làm căn cứ khi họ cần, mặt khác còn thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với họ

Tôn trọng: các chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền, trước hết và chủ yếu là Nhà nước, thể hiện sự coi trọng, giữ gìn, không can thiệp vào việc công nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền con người quyền công dân theo quy định của pháp luật Bên cạnh đó, Nhà nước phải luôn chủ động tìm cách xây dựng, phát triển những chương trình, chính sách mà theo Nhà nước là sẽ mang lại quyền lợi cho chủ thể quyền

Bảo vệ: Nhà nước phải tạo ra lớp màng bảo vệ nhằm ngăn chặn sự vi phạm quyền con người, quyền công dân Sự xâm phạm này có thể từ chính các chủ thể trong cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp, các đơn vị xã hội và từ chính các cá nhân khác trong mối quan hệ cộng đồng Tạo ra sự công bằng trong việc thực hiện quyền giữa các chủ thể với nhau hay là đặt ra các chế tài cho những hành vi có thể xâm phạm đến quyền công dân, quyền con người Việc bảo vệ của Nhà nước có thể biểu hiện như sau: căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình kịp thời phát hiện và tổ chức kiểm tra các vụ việc phát sinh ảnh hưởng đến quyền con người, quyền của công dân; theo dõi để đôn đốc việc thực hiện bảo đảm quyền chưa được giải quyết kịp thời hoặc chưa phù hợp; nghiên cứu, đề ra phương hướng chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện…

Từ những quan điểm của các nhà nghiên cứu về bảo đảm quyền con người, quyền công dân thì tác giả đưa ra một số điểm chung như sau:

Thứ nhất, bảo đảm quyền là tạo ra tiền đề, điều kiện để các chủ thể quyền có thể tiếp cận và thực hiện quyền của họ

58 Cổng thông tin điện tử Bộ y tế, “Chi tiết hơn 120 triệu liều vắc xin Covid 19 sẽ có ở Việt Nam trong năm 2021”, Xem thêm tại: https://moh.gov.vn/tin-tong-hop/-/asset_publisher/k206Q9qkZOqn/content/bo-y-te-chi-tiet-hon-120-trieu-lieu-vac-xin-covid-19-se-co-o-viet-nam-trong-nam-2021, truy cập ngày 13/5/2022

Thứ hai, cần phân biệt giữa “bảo đảm”, “công nhận”, “tôn trọng” và “bảo vệ” để tránh sự nhầm lẫn khi áp dụng các thuật ngữ này

Tóm lại, với xu thế hội nhập ngày càng rộng rãi, việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân ngày càng được mở rộng Do đó, để bảo đảm quyền hiệu quả thì đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định, mục tiêu, phương hướng, cách thức cụ thể.

Cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền công dân

Cơ chế là thuật ngữ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như kinh tế học, chính trị học, tâm lý học 59 … Do đó, tùy từng lĩnh vực mà có định nghĩa khác nhau Theo các nhà ngôn ngữ học, “cơ chế” là “cách thức theo đó một quá trình thực hiện” 60 hoặc “cách thức sắp xếp theo một trình tự nhất định” 61 hoặc “cách thức sắp xếp, tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện” 62 Từ cách định nghĩa trên có thể thấy là các nhà ngôn ngữ học đều có cách tiếp cận đó là cơ chế là cách thức thực hiện hoặc cách thức sắp xếp Kết hợp với khái niệm bảo đảm quyền con người, quyền công dân thì cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền công dân là cách thức thực hiện để làm sao cho quyền con người, quyền công dân chắc chắn được thực hiện

Tùy theo các nhà nghiên cứu mà cơ chế bảo đảm quyền con người được phân loại theo nhiều cách khác nhau Nếu nhìn từ góc độ hình thức biểu hiện, cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con người thông qua các văn bản pháp lý mang tính quốc tế và quốc gia Nếu nhìn từ góc độ cơ quan thực hiện việc bảo đảm quyền con người thì chúng ta có cơ chế bảo đảm quyền con người của Liên hiệp quốc Nhìn góc độ chủ thể được bảo vệ, chúng ta thấy cơ chế bảo đảm quyền rất đa dạng bởi do chủ thể đa dạng như quyền phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, dân tộc thiểu số… Nhìn từ góc độ lĩnh vực tiếp cận thì chúng thấy có cơ chế bảo đảm quyền con người trong các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa…

Tuy nhiên, cách phân loại phổ biến là cơ chế bảo đảm quyền con người được phân loại theo phạm vi quyền con người được bảo vệ (thông qua cơ chế của Hiến chương Liên hiệp quốc, Uỷ ban nhân quyền quốc gia…) và cơ chế bảo đảm quyền con người theo lĩnh vực quyền con người được bảo vệ ( thông qua lĩnh vực chính trị, dân sự và kinh tế, văn hóa, xã hội) 63

59 Nguyễn Thị Kim Ngân (2018), Cơ chế thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người, Nxb Lao động, Hà Nội, tr.14

60 Viện ngôn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà nội – Đà Nẵng, tr.214

61 Nguyễn Lân (2002), Từ điển Từ và ngữ Hán - Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, tr.149

62 Bộ Giáo dục và đào tạo, Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, tr.464

63 Phan Nhật Thanh, Nguyễn Thị Ngọc Mai, Đặng Thị Thu Trang (2014), Cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con người của Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr.38, 39

Có thể nói, cơ chế để bảo đảm quyền con người, quyền công dân có thể rất đa dạng, theo Văn kiện Đại học XIII của Đảng năm 2021 thì cơ chế bảo đảm quyền được thực hiện thông qua bốn lĩnh vực sau: chính trị, pháp luật, kinh tế và văn hóa

Thứ nhất, bảo đảm về chính trị: để bảo đảm quyền con người, quyền công dân thì ngay trong Văn kiện Đại học XIII đã khẳng định: “Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương” 64 Độc lập được xem là điều kiện bắt buộc phải có để bảo đảm quyền con người, quyền công dân Bởi lẽ, trước hết quốc gia đó phải độc lập, quốc gia đó có “chủ quyền quốc gia” Vì thế, để dành được tự do cho mỗi người, buộc phải dành được tự do cho nước nhà Nên việc quan trọng nhất là phải đảm bảo độc lập cho nước nhà, độc lập dân tộc, không có độc lập cho dân tộc thì lúc bấy giờ quyền con người cũng không được bảo đảm Để bảo vệ vững chắc nền độc lập ấy trong một bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động thì Đại hội XIII đã khẳng định một cách rõ ràng và cụ thể bằng cụ từ “kiên quyết”, “kiên trì” “bảo vệ” Bên cạnh đó, bảo đảm về chính trị trong hoạt động bảo đảm quyền con người, quyền công dân còn được thể hiện thông qua nguyên tắc: mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” Để thực hiện phương châm này đòi hỏi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải thật sự xuất phát từ ý chí, quyền và lợi ích của nhân dân Mặt khác, phát huy dân chủ vừa là giúp đảm bảo tốt hơn quyền con người, quyền công dân vừa thể hiện trình độ phát triển của một đất nước, do đó để phát huy dân chủ thì phải luôn song hành dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ cương

Thứ hai, bảo đảm về pháp luật: có thể khẳng định rằng bảo đảm bằng pháp luật là một trong những điều kiện quan trọng nhất để bảo đảm quyền con người, quyền công dân Do đó, những nguyên tắc, những quy định pháp luật đã được cụ thể hóa bằng những khuôn khổ pháp lý trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác Theo đó, tại văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Đảng và Nhà nước ban hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật tạo nền tảng chính trị, pháp lý, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân Đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Phát huy tính tích cực chính trị - xã hội, trí tuệ, quyền và trách nhiệm của nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”

Mặt khác, Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận các quyền, các nguyên tắc nhằm tạo khung pháp lý về bảo đảm quyền con người, quyền công dân Lần đầu tiên Hiến pháp

64 Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng (tập 1), tr.203

2013 quy định “quyền con người, quyền cơ bản của công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (khoản 2 Điều 14) Quy định này của Hiến pháp nhằm khắc phục tình trạng hạn chế quyền con người bằng các văn bản dưới luật, đồng thời tạo cơ chế xem xét thận trọng các chính sách có khả năng ảnh hưởng đến quyền, tự do của con người Bên cạnh đó, các quyền con người, quyền công dân thuộc nhóm quyền dân sự, chính trị như quyền ứng cử, bầu cử, quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội… đã được quan tâm cụ thể hóa thông qua việc ban hành mới Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Trưng cầu ý dân, Bộ luật Dân sự, Luật hôn nhân và gia đình… Việc ban hành các văn bản pháp luật để bảo đảm hệ thống pháp luật về các quyền con người, quyền công dân ngày càng hoàn thiện, đủ cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện và bảo đảm, bảo vệ các quyền này Các quyền con người, quyền công dân trong nhóm quyền kinh tế, văn hóa, xã hội đã được cụ thể hóa như sau: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư… đã được ban hành, sửa đổi, bổ sung Ngoài ra, việc ban hành Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự đã giúp cho Nhà nước và nhân dân ta có thêm công cụ pháp lý sắc bén, hữu hiệu trong phòng, chống tội phạm, thể hiện tính nhân đạo trong việc xử lý người phạm tội của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời là công cụ răn đe, phòng ngừa tội phạm trong bối cảnh xã hội mới, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền Đối với nhóm thuộc đối tượng yếu thế, việc bảo đảm thực hiện quyền của các đối tượng này cũng được quan tâm đặc biệt từ Nhà nước như việc ban hành các văn bản luật sau: Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật, Luật Trẻ em, Luật Bình đẳng giới…

Thứ ba, bảo đảm về kinh tế: Muốn hiện thực hóa quyền con người, quyền công dân, cần một nguồn lực kinh tế nhất định Mà để tạo ra được nguồn lực kinh tế, cần sự lao động của con người vào các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế Kinh tế phát triển thì kéo theo đó là đời sống người dân được cải thiện, ấm no và cũng kéo theo đó là nền chính trị được ổn định, phát triển hơn, khi này vấn đề bảo đảm quyền được quan tâm hơn so với khi nền kinh tế bất ổn Do đó, bảo đảm quyền con người, quyền công dân không thể đặt ở một vị trí cao hơn hoặc thấp hơn sự phát triển kinh tế mà giữa chúng có sự cân bằng, tương quan với nhau Để thúc đẩy phát triển kinh tế trong thời gian tới thì văn kiện Đại hội XIII đã xác định: Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 65 … Bên cạnh đó, trong văn kiện đã xác định rõ mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn, trong đó: đến năm 2025 nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức trung bình thấp; năm năm sau (2030) xác định là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung

65 Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng (tập 2), tr.328, 329 bình cao; và mục tiêu đến năm 2045 thì mục tiêu được xác định là nước phát triển, thu nhập cao Qua đó, có thể thấy được mục tiêu của Đảng dự báo sự tăng trưởng của nền kinh tế trong các năm tiếp theo Đây cũng là tín hiệu tốt ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân

Thứ tư, bảo đảm về văn hóa: quyền con người, quyền công dân xét đến cùng thì có liên quan mật thiết với yếu tố văn hóa cụ thể ở đây là truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam Do đó, quyền con người ở một khía cạnh nào đó sẽ phụ thuộc vào các yếu tố văn hóa truyền thống, hay đặc biệt hơn là sự kết hợp giữa yếu tố văn hóa của dân tộc với tinh hoa nhân loại Ngay tại Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền 1948 đã nhấn mạnh:

“Việc thừa nhận phẩm giá vốn có, các quyền bình đẳng và không thể tách rời của mọi thành viên trong gia đình nhân loại là cơ sở cho tự do, công bằng và hòa bình thế giới”

Từ đó, có thể thấy rằng quyền con người là nền tảng của tự do, công bằng, hòa bình thế giới Mặt khác, việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân sẽ góp phần vào công cuộc giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa Trong giai đoạn hiện nay, văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: “gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại”, “xây dựng môi trường văn hóa một cách toàn diện ở gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư, trong các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp để văn hóa thực sự là động lực, đột phá phát triển kinh tế, xã hội, hội nhập quốc tế” Điều này, cho thấy văn hóa không hề nằm ngoài trong mối quan hệ giữa kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường nhằm bảo đảm quyền con người mà nó có sự tác động và hỗ trợ lẫn nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ chung được giao phó, đặc biệt hơn là còn xem văn hóa là động lực để có sự đột phá trong lĩnh vực khác

Từ đó, có thể khẳng định rằng: Đảng, Nhà nước luôn đề cao giá trị con người, coi con người là trung tâm của sự phát triển, con người là động lực thôi thúc sự phát triển, là mục tiêu đặt ra của toàn nhân loại và trong đó có Việt Nam Chính vì thế, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt, luôn tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, gắn quyền con người, quyền của công dân với lợi ích của quốc gia, của dân tộc và bên cạnh đó cũng không ngừng đề cao quyền làm chủ của nhân dân Cho nên, những tư tưởng, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước sẽ phần nào định hướng cho con đường mang tên bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam.

Ý nghĩa của việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân

Bảo đảm quyền con người, quyền công dân được thực hiện thông nhiều cách thức, lĩnh vực khác nhau, nhưng trong đó bảo đảm về pháp lý 66 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mang tính quyết định, là sự thể chế hóa các bảo đảm chính trị, kinh tế, xã hội thành các

66 Bảo đảm về pháp lý như ghi nhận các quyền con người, quyền công dân cần bảo đảm, quy định điều kiện pháp lý để thực thi, quy định biện pháp tổ chức, cơ chế xử lý hành vi vi phạm… chuẩn mực có tính bắt buộc mà Nhà nước, cơ quan Nhà nước, xã hội phải thực hiện nhằm bảo đảm các quyền con người, quyền công dân 67 Do đó, việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân đã mang lại một số ý nghĩa quan trọng như sau:

Thứ nhất, việc đảm bảo quyền con người, quyền công dân có ý nghĩa rất quan trọng đó là điều kiện để phát triển tự do của con người trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức xã hội, để mọi người được hưởng các quyền dân sự, chính trị một cách bình đẳng 68 Việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân còn góp phần đảm bảo sự an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của con người Ngoài ra, việc bảo đảm quyền con người còn góp phần hỗ trợ rất lớn về tinh thần, vật chất cho những người yếu thế, kém may mắn, còn tạo cho họ một môi trường sống an toàn, văn minh, lành mạnh

Thứ hai, bảo đảm quyền con người, quyền công dân phản ánh tiến bộ, dân chủ của một Nhà nước Bởi lẽ, quyền con người, quyền công dân là thành quả phát triển lâu đời của nhân loại, là giá trị chung của các dân tộc Mặt khác, quyền con người, quyền công dân gắn liền với bản chất quyền lực nhà nước Mà bản chất quyền lực nhà nước ta đó là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân 69 Từ đó, đặt ra trách nhiệm của Nhà nước là phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân và không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân để họ thật sự là người làm chủ đất nước Bên cạnh đó, Nhà nước còn phải công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền của công dân trong mọi hoàn cảnh và đặc biệt phải đảm bảo mục tiêu xây dựng hoàn thiện xã hội dân chủ, công bằng, văn minh phù hợp với xu hướng nhân loại

Do đó, những quốc gia mà vấn đề này càng được chú trọng, càng được quan tâm thì các quốc gia đó ngày càng tiến đến một xã hội văn minh, phát triển, do vậy mà quyền con người, quyền của công dân được xem là thước do của sự tiến bộ, trình độ văn minh của các xã hội Mặt khác, việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân còn là yếu tố để tiến đến Nhà nước dân chủ Dân chủ và quyền con người là những hiện tượng gắn bó hữu cơ với nhau trong quá trình phát triển của lịch sử Quá trình dân chủ hóa chính là quá trình thực hiện quyền con người, thực hiện quyền con người đến đâu thì trình độ dân chủ đạt đến đấy 70 Chính vì thế mà vấn đề này luôn được thế giới quan tâm một cách sâu sắc và đặc biệt Bên cạnh đó, nếu chỉ ghi nhận quyền mà không có cơ chế bảo đảm thực thi thì vẫn chưa phản ánh được sự tiến bộ, dân chủ của Nhà nước Đơn cử như ngay từ

67 P.H Thái, N.T.T Hương (2012), “Bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong pháp luật hành chính Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28, tr.2

68 Nguyễn Tất Viễn (2020), Bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.10

69 Trang thông tin điện tử - Trường chính trị Trần Phú, “Bảo đảm quyền con người, quyền công dân và hoàn thiện

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”, Xem thêm tại: https://truongchinhtrihatinh.gov.vn/vi/news/nghien-cuu-trao-doi/bao-dam-quyen-con-nguoi-quyen-cong-dan-gop- phan-xay-dung-va-hoan-thien-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-cua-nhan-dan-do-nhan-dan-va-vi-nhan- dan-478.html, truy cập ngày: 29/5/2022

70 Nguyễn Văn Vĩnh (2005), Triết học chính trị về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.110

Hiến pháp 1946 của Việt Nam thì đã có quy định về “trưng cầu ý dân” 71 , tuy nhiên mãi đến năm 2015 thì Quốc hội mới ban hành Luật trưng cầu ý dân 72 , cho thấy trong khoảng

70 năm từ năm 1946 đến năm 2015 thì quyền này vẫn chỉ ghi nhận mà không có cơ chế bảo đảm thực thi Do đó, dân chủ chỉ có khi pháp luật đã ghi nhận và có cơ chế để bảo đảm thực thi ghi nhận đó

Tóm lại, việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân mang lại một ý nghĩa vô cùng to lớn Tuy nhiên, Hiến pháp 2013 có ghi nhận: “quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế bởi luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng” 73 Điều này càng đề cao trách nhiệm của Nhà nước nước và cũng là cơ sở để mỗi người dân tự bảo vệ và thực hiện quyền của mình.

Vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh dịch Covid-19

Bệnh viêm đường hô hấp cấp - Coronavirus disease 2019 (Covid-19) là một đại dịch truyền nhiễm được gây ra bởi virus SARS-CoV-2, một chủng mới của virus Corona gây viêm đường hô hấp cấp ở người và có khả năng lây lan từ người sang người Covid-

19 bắt đầu bùng phát từ tháng 11 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc Ngày 31/01/2020, Tổ chức y tế thế giới (WHO) công bố dịch bệnh Covid-19 là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu và đến tối ngày 11/03/2020 chính thức công bố căn bệnh Covid-19 do chủng mới của virus corona gây ra là đại dịch toàn cầu Tại Việt Nam, theo Quyết định số 07/2020/QĐ-TTg ngày 26/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Covid -19 được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A 74 Ngày 01/04/2020, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ký Quyết định số 447/QĐ-TTg công bố dịch Covid-19 trên phạm vi cả nước và tiến hành thực hiện các biện pháp cách ly xã hội

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.394.533 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm trên một triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 105.104 ca nhiễm)

71 Hiến pháp 1946 có quy định về trưng cầu dân ý như sau: “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia” (Điều 21), “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý Cách thức phúc quyết sẽ do luật định” (Điều 32), “Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết” (Điều 70)

72 Luật này đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về phát huy dân chủ và quyền làm chủ của Nhân dân Tuy nhiên, pháp luật về việc trưng cầu ý dân còn tồn tại những hạn chế bất cập, đặt ra yêu cầu cần hoàn thiện, Xem thêm tại: Phan Khuyên (2022), “Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân”, Tạp chí quản lý

Nhà nước, Xem thêm tại: https://www.quanlynhanuoc.vn/2022/03/22/mot-so-kien-nghi-hoan-thien-phap-luat-ve- trung-cau-y-dan/, truy cập ngày 22/6/2022

74 Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định: “Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm” Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.386.786 ca, trong đó có 8.860.227 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.531.044), TP Hồ Chí Minh (605.596), Nghệ An (474.374), Bình Dương (382.453), Bắc Giang (378.943) 75

Từ thực tế diễn biến tình hình dịch bệnh trong khoảng thời gian vừa qua, có thể thấy rằng trong các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh thì người bị nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội bởi khi họ bị nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 thì họ không chỉ phải đối diện với nguy cơ rủi ro về vấn đề tính mạng, sức khỏe của bản thân, gia đình mà còn phải gánh chịu những thiệt hại về mặt kinh tế, cũng như phải chịu rất nhiều áp lực từ dư luận xã hội 76 Trước tình thế đó thì công cuộc bảo đảm quyền con người, quyền của công dân đòi hỏi sự cẩn trọng, thấu đáo và kịp thời nhằm phần nào giảm bớt tác động nặng nề của đại dịch đến quyền của con người, quyền của công dân

Trong bối cảnh chưa có vắc xin phòng ngừa, thuốc hay pháp đồ điều trị đặc hiệu, dịch Covid-19 đã và đang trở thành một thảm hoạ y tế cho nhân loại Vì vậy, việc ứng phó với đại dịch này là một thách thức lớn đòi hỏi nỗ lực của Nhà nước trên nhiều lĩnh vực Cao uỷ Liên hợp quốc về quyền con người, bà Michelle Bachelet, nhận định:

“Không còn nghi ngờ gì nữa vi rút Corona là một phép thử đối với các nguyên tắc, giá trị và tính nhân văn” 77 Có thể thấy rằng Covid-19 không chỉ là một phép thử đối với lĩnh vực y tế mà còn đối với hệ tư tưởng, vận hành, thể chế của một đất nước Sự tác động của Covid-19 không chỉ đơn giản là tác động đến lĩnh vực y tế mà nó còn tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, văn hóa, xã hội của một quốc gia Làm sao để bảo đảm quyền con người, quyền của công dân và cân bằng đời sống kinh tế, xã hội là một thách thức lớn đối với các quốc gia

Kể từ khi có ca dương tính đầu tiên với SARS-CoV-2, Việt Nam đã khẩn trương, tích cực phòng chống dịch bệnh Chúng ta đã thực hiện chống dịch rất nghiêm túc và hiệu quả theo phương châm “chống dịch như chống giặc” Cả hệ thống chính trị đều vào cuộc, cơ bản kiểm soát được được tình hình dịch bệnh Covid-19 Trong công cuộc chống

75 Bộ y tế Cục y tế dự phòng, Bản tin cập nhật Covid 19 tính đến 16 giờ ngày 25/04/2022, xem thêm tại: https://vncdc.gov.vn/ban-tin-cap-nhat-covid-19-tinh-den-16h00-ngay-1542022-nd16937.html, truy cập ngày 27/5/2022

76 Dư luận xã hội là tiếng nói của cả cộng đồng (tiếng nói của quần chúng, của nhân dân, của đại chúng) Như vậy, có nghĩa là dư luận xã hội không bao giờ là ý kiến của một người cho dù người đó có quyền lực đến đâu đi nữa thì ý kiến của họ cũng không thể được gọi là dư luận xã hội Nhưng ý kiến của họ có thể trở thành đối tượng của dư luận xã hội nghĩa là khi họ phát ngôn và cái phát ngôn của họ làm cho quần chúng, làm cho đại chúng phải quan tâm

77 Cao uỷ Liên hợp quốc về Quyền con người, “Covid-19 and its human rights dimensions” (Covid-19 và các vấn đề về quyền con người) Thông tin có tại: https://www.ohchr.org/EN/NewsEvents/Pages/COVID-19.aspx Truy cập ngày 28/5/2020 dịch, với phương châm hành động sớm và quyết liệt, tiếp cận toàn diện, dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của Đảng Cộng sản và Chính phủ thì Việt Nam được xem là điểm sáng được nhiều nước trên thế giới ca ngợi và học tập theo Theo Hãng truyền thông Đức Deutsche Welle (DW) đã có bài viết mà từ tiêu đề đến các câu hỏi đặt ra trong bài đều như một lời khẳng định Đó là “Việt Nam đã chiến thắng trong ‘cuộc chiến’ chống virus SARS-CoV-

2 như thế nào?” “Bằng cách nào Việt Nam có thể giữ tỷ lệ mắc Covid-19 thấp như vậy?” 78 Bên cạnh đó, Tuần báo l’Obs của Pháp quả quyết, Việt Nam là quốc gia đáng ca ngợi hàng đầu trong cuộc chiến này Việt Nam được xem là một quốc gia không quá mạnh về kinh tế, với cơ sở hạ tầng chưa hoàn toàn hiện đại song đã phòng chống đại dịch Covid-19 bằng cách quản lý rất tỉ mỉ và có tổ chức, thể hiện được vai trò bảo vệ của Nhà nước đối với người dân Chính quyền Việt Nam đã ngăn chặn virus SARS-CoV-2 theo cách rất nhân văn 79 Từ sự đánh giá của quốc tế về công cuộc phòng chống Covid-

19 ở nước ta có thể nhận thấy rằng: Việt Nam - một quốc gia tuy tiềm lực về kinh tế hay cơ sở vật chất có thể không bằng các nước khác nhưng xét về lòng yêu thương con người, lòng nhân đạo, truyền thống yêu nước thì đây được coi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam Sự yêu thương con người, lòng yêu nước của người dân Việt Nam đã được minh chứng rất rõ nét qua cuộc chiến dành độc lập của dân tộc Việt Nam Và một lần nữa khẳng định rằng: “Lịch sử nhân loại từng chứng kiến những trận dịch lớn, nhưng có lẽ chưa bao giờ phải đối mặt với đại dịch như dịch Covid-19 hiện nay” 80 Để chiến đấu với kẻ địch nguy hiểm này thì khẩu hiệu xuyên suốt của chúng ta là “chống dịch như chống giặc” Do đó, thành tựu mà hôm nay chúng ta đạt được, được thế giới ca ngợi đó là nhờ vào sự lãnh đạo khéo léo của Đảng và Nhà nước, một phần không thể thiếu để làm nên chiến thắng này đó là xuất phát từ truyền thống yêu nước và lòng đoàn kết chống dịch của nhân dân Việt Nam

Bên cạnh đó, để ghi nhận nỗ lực của các Nhà nước trong công cuộc đẩy lùi Covid-

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI VIỆT NAM, NGUYÊN NHÂN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

Thực trạng của vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam

Đaị dịch Covid-19, nỗi kinh hoàng của nhân loại và trong đó có việt Nam, bởi lẽ nó đã và đang tác động đến 228 quốc gia và vùng lãnh thổ 95 Nỗi kinh hoàng này thể hiện ở chỗ Covid-19 không chỉ tạo ra sự khủng hoảng về hệ thống y tế 96 , mà còn tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội chưa từng có Dịch bệnh khiến nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng, được thể hiện ở chỗ giảm cả tổng cầu và tổng cung xã hội, làm chậm nhịp độ tăng trưởng, làm gián đoạn và đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu lâu hơn dự kiến Cũng như làm tăng khó khăn cho các Chính phủ trước các áp lực lạm phát, nợ xấu, nợ công và đảm bảo an sinh xã hội ở hầu hết các quốc gia, từ các nước phát triển cho đến cả các nước kém phát triển nhất thế giới 97 Từ đó, thấy rằng Covid-19 đã không chừa một chủ thể nào trong quá trình tàn phá của nó

Với trách nhiệm phải bảo vệ nhân dân, phải đảm bảo cuộc sống cho nhân dân, vì nhân dân mà sẵn sàng hy sinh Cho nên, nếu dân gặp bất trắc, dân không no, không ấm thì lúc này trách nhiệm mang trên vai ấy sẽ thêm phần nặng nề hơn Vì thế, ngay từ khi nắm được thông tin có ca nhiễm Covid-19 thì Đảng và Nhà nước ta đã chủ động đề ra phương án ứng phó với Covid Sự ứng phó của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu làm sao để bảo đảm tốt nhất quyền của con người, của công dân trong bối cảnh sức khỏe, tính mạng của họ đang có nguy cơ bị đe dọa

Mặt khác, Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm nhóm A, nghĩa là thuộc nhóm bệnh đặc biệt nguy hiểm và có khả năng lây truyền bệnh rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong rất cao Với những biến chủng mới, thì việc có ngay một pháp đồ điều trị là không thể, do đó đây là một trong những thách thức lớn đối với các nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang phát triển như nước ta Đại dịch lần này là vấn đề đáng quan ngại bởi lẽ nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân cho nên để bảo đảm được quyền này, mỗi quốc gia cần phải tập trung đủ nhân lực, vật lực để ứng phó trên mọi phương diện của xã hội Nhiều người cho rằng: để ứng phó với đại dịch thì chỉ đơn

95 Xem thêm tại: https://www.worldometers.info/coronavirus/, truy cập ngày 5/6/2022

96 "Những thành tựu trong lĩnh vực y tế đạt được trong hai thập kỷ qua có thể bị xóa sổ chỉ trong thời gian ngắn" Được chứng minh bằng: Cuộc khảo sát (WHO) thực hiện giữa tháng 5 và 7/2020 tại hơn 100 quốc gia, các dịch vụ y tế quan trọng ở hầu hết các nước đều bị gián đoạn, đe dọa tính mạng cả những người không nhiễm nCoV Các nước thu nhập thấp và trung bình chịu ảnh hưởng nặng nề nhất Từ đó có thể thấy rằng dịch bệnh Covid 19 đã tàn phá đi những thành tựu, giá trị mà phải hơn hai thập kỷ mới gây dựng được Xem thêm tại: https://vncdc.gov.vn/tac- dong-cua-dich-covid-19-len-cac-dich-y-te-thiet-yeu-nd13483.html, truy cập ngày 30/5/2022

97 Nguyễn Trần Minh Trí, “Thế giới thay đổi bởi đại dịch Covid – 19”, Tạp chí Ngân hàng, ngày 21/12/2021, xem thêm tại: https://tapchinganhang.gov.vn/the-gioi-thay-doi-boi-dai-dich-covid-19.htm, truy cập ngày 30/5/2022 thuần là từ bỏ đi lợi ích kinh tế, không giao thương hợp tác thì sẽ đảm bảo được an toàn và kiểm soát tốt dịch bệnh Quan điểm này ở một chừng mực nào đó thì nó không phải sai hoàn toàn bởi lẽ, nếu chỉ hi sinh kinh tế tức là không thực hiện việc sản xuất kinh doanh, không trao đổi, giao thương hàng hóa… thì vấn đề đặt ra là sẽ không cần lực lượng lao động nữa, khi đó cuộc sống của những người này và gia đình của họ phải giải quyết thế nào Do đó, trong bối cảnh đại dịch Covid thì ngoài yếu tố về kinh tế thì còn phải đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội cho nhân dân Đây được xem là trách nhiệm của mỗi quốc gia Vì thế, Việt Nam đã và đang có những hành động thiết thực nhất trong việc nỗ lực phòng chống đại dịch Covid-19 trong thời gian vừa qua và được biểu hiện như sau:

Ngay từ khi bùng phát dịch bệnh, việc chống dịch đã được Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sắc với phương châm “Chống dịch như chống giặc”, bên cạnh đó còn nhấn mạnh dù có thiệt hại về kinh tế thì vẫn phải bảo đảm sức khỏe của người dân “không ai bị bỏ lại phía sau” 98 Đây được xem là một thử thách lớn đối với đất nước nhỏ như Việt Nam khi điều kiện về kinh tế cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất, hệ thống y tế còn rất non trẻ Đó là thách thức lớn nhưng nguy hiểm hơn đó là về vị trí địa lý, nước ta lại nằm ngay cạnh tâm điểm bùng phát dịch (Trung Quốc) Cho nên, đây được xem là một bài toán rất khó với những dữ kiện vô cùng trọng yếu mà chỉ cần sai một bước đi là sẽ mang lại hậu quả vô cùng nặng nề cho nhân dân Do đó, để giải bài toán này thì không phải chỉ dừng lại ở các tiềm lực có sẵn trước đó như y tế, kinh tế và con người mà nó còn đòi hỏi sự lãnh đạo, sự kết hợp khéo léo những tư tưởng, chỉ đạo để từ đó đưa ra phương hướng, đối sách nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất

Với sự lãnh đạo tài tình, khéo léo của Đảng và Nhà nước ta cộng thêm tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và ý chí đẩy lùi dịch bệnh, cuối cùng cũng đã đẩy lùi được đại dịch Mặc dù, Việt Nam đã trải qua nhiều đợt dịch nhưng có lẽ đợt dịch lần thứ tư là đợt dịch mà mỗi người dân Việt Nam sẽ nhớ nhất, đây được xem là đợt dịch mà nó mang lại thách thức chưa từng có trước đó Đợt dịch đó với sự xuất hiện của biến chủng Delta 99 có tốc độ lây lan nhanh, nguy hiểm, buộc chúng ta phải áp dụng nhiều biện pháp phòng chống dịch chưa từng có tiền lệ để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của nhân dân Với đợt dịch lần thứ tư thì Thành phố Hồ Chí Minh là tâm dịch của cả nước - không khí mất mát, đau thương đã bao trùm lên toàn thành phố sôi động này với điển hình là chùm ca nhiễm trong cộng đồng liên quan đến Truyền giáo Phục Hưng Thời gian đó, số lượng người nhiễm bệnh tăng cao và dịch bệnh có chiều hướng lan rộng và khó kiểm soát, dẫn đến

98 Hà Sơn Thái, “Chống dịch như chống giặc”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Xem thêm tại: https://dangcongsan.vn/tieu-diem/chong-dich-nhu-chong-giac-551842.html, truy cập ngày 30/5/2022

99 WHO đã gọi biến thể Delta của vi-rút SARS-CoV-2 là một biến thể đáng lo ngại do khả năng lây nhiễm cao của biến thể Khi biến thể Delta được xác định, biến thể này lây lan nhanh chóng Tính đến ngày 10/8/2021, theo báo cáo, biến thể Delta đã xuất hiện ở 142 quốc gia và được dự báo sẽ tiếp tục lan rộng

Xem thêm tại: https://www.unicef.org/vietnam/vi/bi%E1%BA%BFn-th%E1%BB%83-delta, truy cập ngày 01/6/2022 gia tăng số lượng người nhiễm nhập viện, số lượng ca tử vong cũng có chiều hướng tăng Để đáp ứng tình trạng ca bệnh tăng cao thì thành phố đã chủ động chuyển công năng các bệnh viện để nó trở thành bệnh viện điều trị Covid-19 và thành lập thêm các bệnh viện dã chiến khác, như sau: Ở thời điểm đầu tháng 5/2021, chỉ số lây nhiễm trong cộng đồng (dựa vào tỉ suất mắc mới trong 7 ngày) của các quận, huyện trên toàn thành phố cho thấy tất cả đều ở cấp độ 1 (dưới 20 ca mắc/100.000 dân/tuần) Tuy nhiên, chỉ sau 4 tuần, chỉ số lây nhiễm đã chuyển sang cấp độ 2 (từ 20 đến dưới 50 ca mắc/100.000 dân/tuần); số ca mắc trong tuần tăng nhanh từ 1.674 ca/tuần lên 3.317 ca/tuần, tử vong tăng từ 7 ca/tuần lên 20 ca/tuần Giai đoạn này, thành phố đã thành lập 02 bệnh viện dã chiến (900 giường) và chuyển công năng của 9 bệnh viện trở thành bệnh viện điều trị Covid-19 (4.238 giường) Dịch bệnh vẫn tiếp tục lan rộng, đến ngày 7/7/2021, chỉ số lây nhiễm trong cộng đồng đã chuyển sang cấp độ 3 (từ 50 đến dưới 150/100.000/tuần), đây cũng là thời điểm dịch bùng phát mạnh nhất với số ca tăng cao tại hầu hết các quận huyện trong thành phố, số ca mắc mới mỗi ngày vượt con số 3.000 ca/ngày (khu vực phong tỏa chiếm đa số) Dịch bệnh lây lan rất nhanh, cho đến ngày 16/7/2021, tình trạng dịch của Thành phố tiếp tục chuyển sang cấp độ 4 với con số lớn hơn 150/100.000/tuần, số ca nhập viện tăng nhanh từ 3.317 ca/tuần lên đến 11.069 ca/tuần, số ca tử vong tăng nhanh mỗi ngày Ở giai đoạn này, tất cả bệnh viện dã chiến và bệnh viện điều trị trên địa bàn Thành phố đều bị quá tải, mặc dù thành phố đã liên tục thành lập thêm 10 bệnh viện dã chiến với quy mô 24.027 giường và chuyển công năng thêm 5 bệnh viện lên 14 bệnh viện chuyển đổi (4.238 giường) Đáp ứng diễn tiến của tình hình dịch bệnh, số bệnh viện dã chiến liên tục được thành lập, tính đến 17/8/2021 Thành phố đã thành lập 25 bệnh viện dã chiến (với tổng quy mô lên 39.398 giường) và chuyển công năng 54 bệnh viện (với 15.261 giường), nhưng tình hình tử vong vẫn tiếp tục tăng cao, lên đến 2.105 ca/tuần vào tuần lễ từ 18/8

- 24/8 Trong vòng một tháng sau đó, Thành phố tiếp tục thành lập thêm các bệnh viện dã chiến và đầu tư khẩn cấp bổ sung thêm nguồn oxy cho các bệnh viện (từ hơn 2.000 giường oxy đã tăng lên 13.000 giường oxy), tổng cộng Thành phố đã thành lập 32 bệnh viện dã chiến (42.798 giường) và chuyển công năng 64 bệnh viện (17.062 giường) Có thể nói, từ trung tuần tháng 7 đến trung tuần tháng 9, cả Thành phố đã trải qua những ngày hết sức khó khăn do đỉnh điểm của dịch bệnh kéo dài suốt hơn 2 tháng 100

Có thể thấy rằng, đây là thời kì tồi tệ nhất mà Covid-19 đã mang đến cho người dân Việt Nam Cùng thời điểm đó, để ngăn chặn và nhằm kiểm soát Covid-19, thành phố

Hồ Chí Minh đã trải qua bốn đợt giãn cách xã hội Trong đó, giai đoạn 1 bắt đầu từ 0h ngày 31/5 đến 18/6/2021, lúc này toàn thành phố thực hiện giãn cách xã hội trong Chỉ thị 15, riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc thì theo Chỉ thị 16 Giai đoạn 2 bắt đầu

100 Sở y tế thành phố Hồ Chí Minh, “Nhìn lại một chặng đường chống dịch với nhiều cung bậc cảm xúc”, Xem thêm tại: https://medinet.hochiminhcity.gov.vn/quan-ly-chat-luong-kham-chua-benh/nhin-lai-mot-chang-duong- chong-dich-voi-nhieu-cung-bac-cam-xuc-cmobile8-50309.aspx, truy cập ngày 01/6/2022 từ ngày 19/6 đến ngày 14/8/2021, cùng lúc đó, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh ở tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An và các tỉnh thành khác thì Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội ở 19 tỉnh, thành phố trong 14 ngày kể từ ngày 19/7/2021 Với tình hình dịch bệnh nguy hiểm như vậy thì nhiều tổ công tác đặc biệt được thành lập và hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố Tiếp đó, là giai đoạn 3 được thực hiện từ ngày 15/8 đến ngày 30/9/2021, giai đoạn này Chính phủ đã ban hành Công điện

1099, trong đó, lấy phường, xã, thị trấn là “pháo đài”, người dân là “chiến sĩ” và tăng cường xét nghiệm diện rộng để phát hiện sớm các ca nhiễm Sau đó, Chính phủ lại ban hành tiếp Công điện 1102 với nội dung là giãn cách xã hội là yếu tố chính để hạn chế tối đa lây nhiễm dịch bệnh Giai đoạn này là giai đoạn rất nguy hiểm tuy nhiên không phải vì nó nguy hiểm mà sẽ bị bỏ mặc Bởi lẽ, ngay trong giai đoạn “nước sôi lửa bỏng” này thì thành phố đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời nguồn nhân lực y tế từ Bộ y tế, khối các địa phương, các trường y dược, bệnh biện trung ương, các bệnh viện trung ương thiết lập các trrung tâm hồi sức tích cực, khối các viện trực thuộc Bộ y tế 101 Ngoài ra, còn có sự hỗ trợ từ phía các chiến sĩ, quân y được tăng cường từ Bộ quốc phòng chung tay đẩy lùi Covid Giai đoạn 4 là sau ngày 01/10/2021, lúc này tình hình dịch bệnh đã có chiều hướng tích cực Cùng với Hồ Chí Minh thì các tỉnh thành khác của Việt Nam cũng chịu nhiều tác động tiêu cực của dịch Covid trong lần bùng phát thứ 4 này Có thể thấy rằng, sau tất cả sự nỗ lực và cố gắng thì Việt Nam đã chiến thắng Covid-19 trong đợt dịch thứ

Đề xuất hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh đại dịch Covid - 19 tại Việt Nam

2.2.1 Hoàn thiện quy định pháp luật

Thứ nhất, cần xây dựng một hành lang pháp lý đầy đủ, rõ ràng, chặt chẽ điều chỉnh hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid – 19 Cơ quan có thẩm quyền ở trung ương cũng như địa phương cần rà soát các quy định của pháp luật chưa sát thực tiễn, thiếu khả thi, cần có văn bản hướng dẫn đầy đủ khắc phục sự thiếu thống nhất trong việc hiểu, áp dụng quy định pháp luật của từng cơ quan, từng địa phương

Thứ hai, hoàn thiện quy định về nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân

Theo khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an

197 Hạnh Dung (2021), “Đồng Nai kiến nghị Bộ Y tế hỗ trợ máy thở và các trang thiết bị y tế các loại”, Xem thêm tại: http://www.baodongnai.com.vn/tintuc/202107/dong-nai-kien-nghi-bo-y-te-ho-tro-may-tho-va-cac-trang-thiet- bi-y-te-cac-loai-3067948/, truy cập ngày 20/6/2022

198 Anh Thư (2021), “Thiếu trang thiết bị, vật phẩm chống dịch Covid-19: Do cơ chế?”, Xem thêm tại: https://nld.com.vn/thoi-su/dau-tu-nhieu-hon-nua-cho-cac-benh-vien-thieu-trang-thiet-bi-vat-pham-do-co-che-20210721202833601.htm, truy cập ngày 20/6/2022 ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” Với các biện pháp phòng chống dịch hiện nay có thể nói đã “kích hoạt” điều khoản này của Hiến pháp cùng với đó là các đạo luật liên quan như Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp năm 2000 199 Do đó, nó đã tác động và hạn chế phần nào quyền, lợi ích của nhiều chủ thể Vì thế, để vừa đáp ứng tình hình thực tế, vừa đảm bảo lợi ích của các chủ thể khác thì cần hoàn thiện hơn nữa quy định về giới hạn (hạn chế) quyền con người, quyền công dân, theo đó cần ban hành Luật Tình trạng khẩn cấp thay thế cho Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp để bảo đảm tính hợp hiến của những quy định về hạn chế quyền con người, quyền công dân trong tình trạng khẩn cấp 200 Luật Tình trạng khẩn cấp cần quy định đầy đủ các vấn đề liên quan, nhất là việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân hoặc hạn chế quyền con người, quyền công dân khi cần thiết trong tình trạng khẩn cấp phù hợp với tinh thần của Hiến pháp năm

2013 Trong đó, cần giải thích cụ thể các lý do sẽ bị hạn chế quyền, với mỗi lý do thì quyền nào sẽ bị giới hạn, biện pháp giới hạn quyền (xử phạt, cưỡng chế…), mức độ giới hạn, xác định hành vi giới hạn quyền không đúng – chế tài 201 , ngoài ra có thể bổ sung thêm mức độ của từng biện pháp áp dụng khi hạn chế quyền, qua đó làm căn cứ để quy định chế tài cho hành vi vi phạm … Bên cạnh đó, cũng cần có những quy định cụ thể về khiếu nại hoặc tố cáo những hành vi mà những chủ thể khác (bao gồm những chủ thể quản lý Nhà nước) trong quá trình thực thi đã vượt quá thẩm quyền hoặc vượt quá mức độ theo chỉ đạo của cấp trên

Thứ ba, thành lập cơ quan chuyên trách về bảo đảm quyền con người, quyền công dân

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam chưa có Ủy ban nhân quyền cũng như bất cứ thiết chế nào có thể coi là Thanh tra Quốc hội như ở nhiều nước khác, do vậy, đối Việt Nam, việc thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia là một yêu cầu cấp thiết, xét từ nhiều góc độ: yêu cầu trong nước, yêu cầu về hợp tác quốc tế, và cam kết của Việt Nam với Liên hợp quốc tế 202 Tuy nhiên, để có thể thành lập được một cơ quan nhân quyền quốc gia giống như các nước khác là việc không hề dễ dàng, bởi cần sự tương thích về các yếu tố như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, hệ thống pháp luật… Do vậy, nhằm đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, của Đảng, Nhà nước, thì nước ta có thể thành

199 Xem thêm tại: https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/nguyen-tac-hoan-thien-co-che-lien-quan-den-han-che- quyen-con-nguoi-o-viet-nam, truy cập ngày 16/6/2022

200 Vũ Hồng Anh, Nguyễn Thị Thủy (2020), “Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 10 (410), tr.15

201 Quy định này đặt ra nhằm để chủ thể có thẩm quyền khi quyết định một vấn đề ảnh hưởng đến chủ thể khác thì phải cân nhắc, suy xét kĩ, từ đó bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân

202 Vũ Công Giao, Nguyễn Xuân Sang (2021), “Thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia Việt Nam cần thiết và hợp xu thế”, Xem thêm tại: https://baoquocte.vn/thanh-lap-co-quan-nhan-quyen-quoc-gia-viet-nam-can-thiet-va-hop- xu-the-140323.html, truy cập ngày 25/6/2022 lập một cơ quan chuyên trách về bảo đảm quyền, cụ thể cơ quan này sẽ thuộc Quốc hội, chịu trách nhiệm về công tác bảo đảm quyền

Thứ tư, hoàn thiện pháp luật về quy định các hành vi vi phạm trong lĩnh vực an ninh mạng

Hiện nay, Việt Nam đã có một hành lang pháp lý khá đầy đủ điều chỉnh về hành vi vi phạm, chế tài đối với chủ thể cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật… thông qua quy định của Luật An ninh mạng 2018, Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử Nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, quy định hiện hành chỉ đưa ra hành vi vi phạm là cung cấp, chia sẻ “thông tin sai sự thật”, “xuyên tạc”, “bịa đặt” chứ chưa giải thích những cụm từ đó được hiểu thế nào 203 Mặt khác, quy định pháp luật hiện nay chỉ đặt ra việc xử phạt vi phạm hành chính với chủ thể trực tiếp đăng tin giả, trong khi đó những chủ thể thể hiện lượt “thích”, “bình luận”, “chia sẻ” thông tin thì hiện chưa có cơ chế xử lý Do vậy, cần nghiên cứu và bổ sung thêm các quy định pháp luật về hành vi tiếp tay cho thông tin sai sự thật Trong đó, quy định cụ thể về lỗi, các dạng hình thức tiếp tay (thích, bình luận, chia sẻ hay một hình thức khác), tính chất của hành vi vi phạm, chế tài xử phạt, biện pháp bổ sung (tùy từng trường hợp như buộc cải chính thông tin, buộc chấm dứt hành vi vi phạm…) Với bối cảnh dịch bệnh diễn biến vô cùng phức tạp, việc đảm bảo an ninh mạng lưới thông tin là điều vô cùng cần thiết, nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân không bị các chủ thể khác tấn công, xâm phạm

Thứ năm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính

Có thể thấy rằng, cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính đã đạt nhiều kết quả, trong đó, các thủ tục hành chính được sắp xếp, tinh gọn, rút ngắn đáng kể thời gian giải quyết đảm bảo quyền lợi cho nhân dân 204 Xu hướng trong tương lai việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính là điều cần thiết, đặc biệt hơn là trong tình hình dịch bệnh Trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19 với sự hỗ trợ của Nhà nước thì gói an sinh xã hội lớn nhất trước giờ được triển khai xuống các địa phương để hỗ trợ cho nhân dân, tuy nhiên để được nhận sự hỗ trợ ấy là cả một hành trình, trừ những trường hợp được cấp mà không cần nộp đơn Chính tâm lý ngại làm đơn và tâm lý dù có làm đơn xin hỗ trợ thì chắc gì đã được nhận hỗ trợ nên không ít cá nhân đã từ bỏ việc nhận hỗ trợ Khi tình

203 Nguyễn Thị Thu Sương (2022), “Hành lang pháp lý trong phòng, chống dịch Covid -19 tại Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện”, Xem thêm tại: https://vnuhcm.edu.vn/nghien-cuu_33366864/hanh-lang-phap-ly-trong- phong-chong-dich-covid-19-tai-viet-nam-va-mot-so-kien-nghi-hoan- thien/333831356864.html?fbclid=IwAR1bMqN51BCBa9qvR1z7CQfm2-

Vskl9GqGtyEGUjcIJy9XCaIwcDrYRyc9Y, truy cập ngày 27/6/2022

204 Hội An, Cẩm Nhung (2022), “Giải quyết thủ tục hành chính – không để người dân chờ đợi”, Xem thêm tại: https://danang.gov.vn/chinh-quyen/chi-tiet?id510&_c0000048, truy cập ngày 16/6/2022 hình dịch bệnh diễn ra phức tạp người dân nên hạn chế ra đường thì lại có những thủ tục yêu cầu người dân lại phải đến trực tiếp các cơ quan dân cử để xin giấy tờ và sau đó còn phải đi xin xác nhận từ những chủ thể khác Trong khi đó, nếu những giấy tờ đó được công khai trên cổng thông tin điện tử của địa phương hoặc chỉ cần việc xác nhận từ một chủ thể được phân cấp nhiệm vụ rõ ràng thì điều đó sẽ giúp người dân giải quyết nhanh hơn công việc của họ

Thứ sáu, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để phù hợp với chuẩn mực quốc tế về quyền con người

Việc hoàn thiện này được thực hiện thông qua cơ chế cải tiến ba chức năng chính của Nhà nước đó là quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Việc hoàn thiện này sẽ góp phần thể hiện sự tôn trọng và thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế của Việt Nam vè quyền con người Bên cạnh đó, Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện, giám sát thực hiện và xử lý các vi phạm quyền con người, để bảo đảm tất cả các quyền con người đều được tôn trọng, bảo vệ trong thực tế 205

Thứ bảy, tăng cường các biện pháp, chính sách, nguồn lực nhằm bảo đảm tốt hơn nữa quyền con người trên tất cả các mặt dân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội theo đúng mục tiêu Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra

Ngày đăng: 05/12/2022, 23:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w