1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận phân tích tài chính doanh nghiệp tổng công ty sông đà

55 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tổng công ty luôn hướng đến việc trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu trong các lĩnh vực xây dựng, đầu tư và phát triển hạ tầng, quản lý tài sản và dịch vụ tài chính.Sứ mệnh: Sứ m

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

BÀI TIỂU LUẬN

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1.KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 1

1.1 Giới thiệu chung 1

1.5.4.Công ty con và liên kết 7

PHẦN 2.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 9

2.1 Phân tích cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn 9

2.1.1.Cơ cấu tài sản 10

2.1.2.Cơ cấu nguồn vốn 14

2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 16

2.3 Phân tích lưu chuyển tiền tệ 23

2.3.1.Lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh 23

2.3.2.Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 26

2.3.3.Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 29

2.3.4.Nhận xét 31

2.4 Phân tích các chỉ tiêu tài chính 32

2.4.1.Phân tích nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán 32

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Bảng 2.1 Phân tích kết quả kinh doanh 18

Bảng 2.2 Bảng báo cáo lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sông Đà giai đoạn 2020 - 2022 25

Bảng 2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư tại Công ty Cổ phần Sông Đà giai đoạn 2020-2022 28

Bảng 2.4 Bảng báo cáo lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính tại Công ty Cổ phần Sông Đà giai đoạn 2020 - 2022 30

Bảng 2.5 Chỉ tiêu khả năng thanh toán 32

Bảng 2.6 Chỉ tiêu khả năng hoạt động 34

Bảng 2.7 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản 36

Bảng 2.8 Chỉ tiêu khả năng quản lý nợ 36

Bảng 2.9 Chỉ tiêu khả năng sinh lời 37

Bảng 2.10 Phân tích Dupont với ROA 39

Bảng 2.11 Phân tích Dupont với ROE 39

Bảng 2.12 Phân tích các chỉ tiêu tài chính 41

Bảng 2.13 Phân tích đón bẩy tài chính 42

Hình 2.1 Cơ cấu tài sản Tổng Công ty Sông Đà – CTCP 10

Hình 2.2 Bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2020-2022 14

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Sự biến động và phát triển liên tục của nền kinh tế thị trường đã làm cho sự cạnh tránh giữa các doanh nghiệp ngày càng quyết liệt hơn Để có thể tồn tại, phát triển và tạo được chỗ đứng trên thị trường thì mỗi doanh nghiệp cần phải đảm bảo cho mình một nguồn tài chính mạnh và vững chắc Chính vì vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp ra đời như một chìa khóa giúp các doanh nghiệp có thể nắm bắt được tình hình tài chính của mình.

Thông qua việc phân tích tài chính, doanh nghiệp có thể tự phân tích, đánh giá và chẩn đoán được thực trạng tài chính , nắm bắt được hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như dự báo được nhu cầu tài chính cùng những rủi ro trong tương lai mà doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt Căn cứ vào đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định quản trị đúng đắn đồng thời xây dựng kế hoạch đầu tư hợp lý Các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng, khách hàng,… cũng có thể dựa vào phân tích tài chính để biết được sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, qua đó có thể đưa ra quyết định đầu tư, hợp tác Phân tích tài chính doanh nghiệp là một công cụ hữu ích không chỉ riêng trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp mà còn cung cấp các thông tin kinh tế - tài chính cho các đối tượng quan tâm ngoài doanh nghiệp.

Từ những điều đó, có thể thấy được phân tích tài chính doanh nghiệp là một việc rất quan trọng và cần thiết Vì thế, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về tài chính doanh nghiệp, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “Phân tích tài chính doanh nghiệp Tổng Công ty Sông Đà” giai đoạn 2021-2022 làm đề tài tiểu luận của mình

Bài tiểu luận này được thực hiện dưới góc nhìn của sinh viên nên không thể tránh được sai sót Chúng em kính mong nhận được sự góp ý của thầy và các bạn để bài làm chúng em trở nên hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

THÀNH VIÊN NHÓM 1

Mã sinh viênHọ và tên

A42799 Nguyễn Quang Hưng A41656 Phạm Thu Trang A41466 Nguyễn Đức Lâm A41565 Ngô Tuấn Sơn A40989 Nghiêm Xuân Quang A34221 Tạ Thanh Thảo A35704 Lê Thị Phương Linh

Trang 7

PHẦN 1 KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ1.1 Giới thiệu chung

- Tên đầy đủ: Tổng Công ty sông Đà – CTCP

- Tên giao dịch quốc tế: SONG DA CORPORATION – JSC

Tầm nhìn: Tổng công ty Sông Đà tạo một tầm nhìn dài hạn về sự phát triển bền vững và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Tổng công ty luôn hướng đến việc trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu trong các lĩnh vực xây dựng, đầu tư và phát triển hạ tầng, quản lý tài sản và dịch vụ tài chính.

Sứ mệnh: Sứ mệnh của Tổng công ty Sông Đà là xây dựng và cung cấp các giải pháp toàn diện và chất lượng cao trong các lĩnh vực xây dựng, đầu tư và phát triển hạ tầng, đồng thời tạo ra giá trị bền vững cho cộng đồng và xã hội Tổng công ty luôn cam kết đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo ra môi trường làm việc tích cực cho nhân viên và góp phần vào sự phát triển của quốc gia.

Giá trị cốt lõi của Tổng công ty Sông Đà:

- Chất lượng: Tổng công ty Sông Đà cam kết mang đến chất lượng tốt nhất trong tất cả các dự án và sản phẩm của mình Doanh nghiệp đảm bảo các tiêu chuẩn cao về thiết kế, xây dựng và vận hành nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng và đảm bảo an toàn và bền vững cho môi trường.

1

Trang 8

- Sáng tạo và đổi mới: Tổng công ty Sông Đà luôn khát khao đổi mới và áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao hiệu suất của các dự án và quá trình sản xuất Tập trung vào nghiên cứu và phát triển để đưa ra các giải pháp sáng tạo và hiệu quả.

- Tôn trọng và hỗ trợ nhân viên: Tổng công ty Sông Đà coi trọng vai trò của nhân viên và cam kết tạo môi trường làm việc tôn trọng và hỗ trợ nhưng đồng thời thách thức và phát triển Doanh nghiệp đề cao công bằng, đa dạng hóa và xây dựng các chính sách nhân sự và các chương trình đào tạo để phát triển tối đa tiềm năng của nhân viên.

- Bền vững và trách nhiệm xã hội: Tổng công ty Sông Đà cam kết thực hiện các hoạt động theo cách có trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường Doanh nghiệp chú trọng đến việc bảo vệ, phục hồi và quản lý tài nguyên tự nhiên và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội.

Những giá trị này đóng vai trò quan trọng trong định hình hướng đi và tư duy kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà, đảm bảo sự phát triển bền vững và trở thành một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất điện.

1.3 Quá trình hình thành và phát triển

Tổng công ty sông Đà là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng được thành lập ngày 01/06/1961 với tên gọi ban đầu là Ban chỉ huy Công trường Thủy điện Thác Bà, sau đổi thành Công ty Xây dựng Thủy điện Thác Bà với nhiệm vụ chính của đơn vị lúc đó là xây dựng công trình thủy điện đầu tiên tại Việt Nam – Nhà máy Thủy điện Thác Bà có công suất 110MW.

Từ năm 1979 – 1994, Tổng công ty Sông Đà tham gia xây dựng công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình công suất 1920MW.

Ngày 15/11/1995, theo Quyết định số 966/BXD-TCCB của Bộ trưởng Bộ xây dựng, Tổng công ty Sông Đà được thành lập lại theo mô hình Tổng công ty 90 với tên gọi là Tổng công ty Xây dựng Sông Đà.

Ngày 11/03/2002, theo Quyết định số 285/QĐ-Bộ xây dựng của Bộ trưởng Bộ xây dựng, Tổng công ty Xây dựng Sông Đà đã được đổi tên thành Tổng công ty Sông Đà.

2

Trang 9

Lịch sử phát triển của Tổng công ty Sông Đà gắn liền với các công trình thủy điện, công nghiệp và giao thông trọng điểm của đất nước mà Tổng công ty đã và đang thi công Đó là các nhà máy thủy điện Thác Bà (110MW), Hòa Bình (1920MW), Trị An (400MW),…; Đường dây 500KV Bắc – Nam; Nhà máy giấy Bãi Bằng; Đường cao tốc Láng – Hòa Lạc, Quốc lộ 1A,…

Từ năm 2000, Tổ hợp công ty mẹ - Tổng công ty Sông Đà và các công ty con, công ty liên kết đã nghiên cứu triển khai đầu tư 1 số các nhà máy thủy điện với quy mô vừa và nhỏ, các khu đô thị và công nghiệp như:

- Các nhà máy thủy điện: Ry Ninh II, Nà Lơi, Cần Đơn, Nậm Mu, Sê San 3A,… - Khu đô thị mới Mỹ Đình – Mễ Trì

Đến nay, các nhà máy thủy điện như Ry Ninh II, Nà Lơi, Thác Trắng, Nậm Mu, Cần Đơn đã đi vào hoạt động góp phần tăng đáng kể tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Tổng công ty Sông Đà.

Ngày 08/07/2016, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 699/QĐ-BXD về giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Sông Đà Theo đó, giá trị thực tế doanh nghiệp của Công ty mẹ - Tổng công ty Sông Đà tại thời điểm 0 giờ ngày 01/01/2015 để cổ phần hóa là 18.502.543.348.877 VND Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Sông Đà đã thống nhất thông qua phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Sông Đà để trình Thủ tướng Chính phủ Phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 07/06/2017.

Ngày 26/3/2018, Đại hội đồng cổ đông Tổng công ty Sông Đà lần thứ nhất thành công Tổng công ty chính thức chuyển đổi từ mô hình Doanh nghiệp Nhà nước sang mô hình Công ty cổ phần với tên gọi “Tổng công ty Sông Đà – CTCP”.

Tổng công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần vào ngày 06/04/2018 với mã số doạnh nghiệp 0100105870 và thay đổi lần thứ 7 ngày 22/07/2020.

Ngày 01/09/2020, Thủ tướng Chính phủ thay đổi quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại Tổng công ty Sông Đà – CTCP từ Bộ Xây dựng sang Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

3

Trang 10

Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Tổng công ty Sông Đà đã trở thành một Tổng công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng các công trình thủy điện Từ một đơn vị chuyên về xây dựng thủy điện, Tổng công ty Sông Đà đã phát triển hoạt động trên khắp mọi miền của đất nước và trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

1.4 Ngành nghề kinh doanh

Căn cứ theo Giấy chứng nhận doanh nghiệp số 0100105870 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty bao gồm:

- Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp: Chế tạo và lắp đặt các thiết bị, máy công nghiệp;

- Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét: Sản xuất vật liệu xây dựng;

- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng: Kinh doanh vật tư thiết bị, vật liệu xây dựng;

- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê;

- Đóng tàu và cấu kiện nối;

- Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan; - Vận tải hàng hóa được thủy nội địa;

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ; - Cung ứng và quản lý nguồn lao động;

Trang 11

- Xây dựng nhà để ở; - Xây dựng nhà không để ở;

- Nghiên cứu và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ;

- Đào tạo trung cấp;

- Nghiên cứu và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên; - Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có

Trang 12

1.5.1 Hội đồng quản trị

Họ và tên Chức vụ Ông Trần Văn Tuấn Chủ tịch HĐQT Ông Trần Anh Đức Thành viên HĐQT Ông Đặng Quốc Bảo Thành viên HĐQT Ông Nguyễn Anh Tùng Thành viên HĐQT Ông Nguyễn Tiến Dũng Thành viên HĐQT

Bảng 1.1 Hội đồng quản trị

1.5.2 Ban Kiểm soát

Họ và tên Chức vụ Ông Nguyễn Văn Thắng Trưởng Ban Kiểm soát Ông Tống Quang Vinh Kiểm soát viên Ông Hà Tuấn Linh Kiểm soát viên

Bảng 1.2 Ban Kiểm soát

1.5.3 Ban Tổng giám đốc

Họ và tên Chức vụ Ông Trần Anh Đức Tổng giám đốc Ông Nguyễn Văn Sơn Phó Tổng giám đốc Ông Phạm Đức Thành Phó Tổng giám đốc Ông Nguyễn Văn Thự Phó Tổng giám đốc

Bảng 1.3 Ban Tổng giám đốc

6

Trang 13

1.5.4 Công ty con và liên kết

- Vốn điều lệ của công ty: 4.495.371.120.000 VND - Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 449.537.112 cổ phiếu - Mệnh giá cổ phiếu: 10.000 VND/cổ phiếu

Tên công ty Hoạt động kinh doanh chính

Tỷ lệ vốn góp (%) CTCP Thủy điện Nậm Chiến Sản xuất điện TP 68.93 CTCP Thủy điện Cần Đơn Sản xuất điện TP 50.96 CTCP ĐT&PT điện Sê San

Trang 14

Tên công ty Hoạt động kinh doanh Công ty TNHH Tư vấn Xây

dựng Sông Đà – Ucrin Dịch vụ tư vấn 50

Bảng 1.4 Các công ty con và công ty liên kết

8

Trang 15

PHẦN 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY2.1 Phân tích cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn

9

Trang 16

2.1.1 Cơ cấu tài sản

Đơn vị tính: VND

Hình 2.1 Cơ cấu tài sản Tổng Công ty Sông Đà – CTCP

10

Trang 30

quản lý chi phí và lợi thế đến từ quy mô và quy trình sản xuất của công ty Nhờ sự phục hồi của nền kinh tế, đã có nhiều công trình được tiếp nhận và ký kết Tổng công ty triển khai nhiều giải pháp cơ cấu tài chính (tập trung thu hồi công nợ, cổ tức và tái cấu trúc một số khoản đầu tư), bán một số khoản đầu tư, khai thác các công cụ tài chính để thu xếp dòng tiền thanh toán nợ, đặc biệt là xử lý khoản nợ trái phiếu từ năm 2017 có dư nợ gốc là 1.040 tỷ đồng Lợi nhuận của Sông Đà tăng trưởng mạnh trong năm qua một phần là nhờ các nhà máy thủy điện của Tổng công ty đều đạt và vượt kế hoạch sản lượng đề ra Đặc biệt, Tổng công ty đã thoái vốn thành công khoản đầu tư tại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (Sudico) và Công ty cổ phần Thủy điện Sử Pán ở thời điểm hợp lý đã đem lại hiệu quả lớn, góp phần cải thiện đáng kể tình hình tài chính cho Tổng công ty.

2.3 Phân tích lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyền tiền tệ cho biết chính xác tình hình chuyển tiền mặt thực tế tại một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian, từ đó các nhà quản lý cũng như các đối tượng sử dụng thông tin sẽ thu thập được những thông tin cần thiết và có cái nhìn rõ ràng hơn về khoản mục tiền trên bảng cân đối kế toán nhờ vào báo cáo này.

Kết quả của ba dòng lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính tạo nên lượng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ Năm 2021 lưu chuyển tiền thuần trong kỳ là (86.437), năm 2022 là 93.835 tăng 208,56% so với năm 2021, năm 2023 lưu chuyển tiền thuần đã tăng lên 282,883 triệu đồng Để có cái nhìn chi tiết và cụ thể hơn về sự lưu chuyển tiền trong Công ty Cổ phần Sông Đà trong giai đoạn này, ta sẽ tìm hiểu cụ thể hơn về sự thay đổi và biến động của ba dòng tiền lưu chuyển thuần cấu thành nên dòng tiền chung của Công ty.

2.3.1 Lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh

24

Trang 31

I Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

1 Lợi nhuận trước thuế 2,175,897 714,327 258,176 456,151 176,68 1,461,570 2 Điều chỉnh cho các khoản

- Khấu hao TSCĐ 690,692 704,877 676,636 28,241 4.17 (14,185) - Các khoản dự phòng 1,949,018 (90,967) (65,486) (25,481) (38.91) 2,039,985 2 - Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư (3,708,823) 167,348 (206,884) 374,232 180.89 (3,876,171) (2,3 - Chi phí lãi vay 661,475 719,468 800,687 (81,219) (10.14) (57,993) 3 Lợi nhuân từ hoạt động kinh

doanh trước thay đổi vốn lưu động

1,801,751 2,180,011 1,497,797 682,214 45.55 (378,260)

- Tăng, giảm các khoản phải thu 170,761 1,175,209 362,710 812,499 224.01 (1,004,448) 25

Trang 32

Chỉ tiêuNăm 2020Năm 2021Năm

- Tăng, giảm hàng tồn kho (42,075) 350,544 320,645 29,899 9.32 (392,619) - Tăng, giảm các khoản phải trả

(Không kể lãi vay phải trả, thuế TNDN phải nộp)

(73,717) (1,134,299) (605,396) (528,903) (87.36) 1,060,582

- Tăng, giảm chi phí trả trước 50,550 36,734 139,955 (103,221) (73.75) 13,816 - Tiền lãi vay phải trả (524,350) (1,162,034) (675) (1,161,359) (172,050.38) 637,684 - Tiền thu khác từ hoạt động kinh

doanh 21,209 1,109 735 374 50.88 20,1 1 - Tiền chi khác từ hoạt động kinh

doanh (48,146) (33,824) (43,929) 10,105 (23) (14,322)

26

Trang 33

Chỉ tiêuNăm 2020Năm 2021Năm

Trang 34

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh các dòng tiền vào và ra liên qua đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đây được coi là bộ phận quan trọng nhất trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ vì bộ phận này phản ánh khả năng tạo ra các dòng tiền tự hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đánh giá khả năng hoạt động của Công ty trong tương lai.

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2020 và năm 2021 đã tăng từ 931,060 triệu đồng đến 1,303,861 triệu đồng tương đương 40.04% Tuy trong 2 năm này các khoản phải trả của Công ty tăng thêm 528,396 triệu đồng hay từ 605,396 triệu đồng lên 1,134,299 Đồng thời tiền lãi vay phải trả cũng tăng 172,050.38% tức từ 675 triệu đồng lên 1,162,034 triệu đồng vào năm 2021 Nhưng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động vẫn có thể bù lại được nên lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong 2 năm này vẫn mang lại số dương cho Công ty.

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2021 và năm 2022 là số dương (thu > chi), mặc dù vậy dòng tiền này lại giảm mạnh Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh năm 2021 là 1,303,861 triệu đồng đến năm 2022 giảm 68,3% tương đương giảm 890,544 triệu đồng còn lại 413,317 triệu đồng Việc dòng tiền năm 2022 có sự thay đổi rất nhiều so với năm 2021 là do sự gia tăng của các khoản dự phòng Các khoản dự phòng tăng mạnh từ (90,967) triệu đồng tới 1,949,018 triệu đồng tương đương tăng 2242.55% Đồng thời hoạt động đầu tư cũng không hiệu quả năm 2021 lãi 167,348 triệu đồng thì cho đến năm 2022 đã lỗ 3,708,823 triệu đồng Thế nhưng nếu như năm 2021 nhờ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động để bù vào thì đến năm 2022 lỗ từ hoạt động đầu tư tăng lên khá mạnh hơn so với tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận dẫn đến việc Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh đã giảm so với năm 2021.

Qua sự biến động của dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong ba năm, ta thấy rằng lưu chuyển tiền thuần không biến đối theo xu hướng từ 931,606 triệu đồng năm 2020, sang năm 2021 tăng lên 1,303,861, đến năm 2022 lại giảm xuống còn 413,317 Có nhiều nguyên nhân gây ra điều này là do các khoản đầu tư của công ty không hiệu quả Điều đó sẽ khiến lượng tiền tại Công ty bị thâm hụt và giảm đi do sự ảnh hưởng rất lớn của dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Chính vì vậy, Công ty cần có những biện pháp để cải thiện tình hình hoạt động sản xuất tại Công ty để có thể giảm rủi ro trong kinh doanh.

2.3.2 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

28

Ngày đăng: 03/05/2024, 12:39

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w