MỤC LỤC
Nhờ sự phục hồi của nền kinh tế, đã có nhiều công trình được tiếp nhận và ký kết. Tổng công ty triển khai nhiều giải pháp cơ cấu tài chính (tập trung thu hồi công nợ, cổ tức và tái cấu trúc một số khoản đầu tư), bán một số khoản đầu tư, khai thác các công cụ tài chính để thu xếp dòng tiền thanh toán nợ, đặc biệt là xử lý khoản nợ trái phiếu từ năm 2017 có dư nợ gốc là 1.040 tỷ đồng. Lợi nhuận của Sông Đà tăng trưởng mạnh trong năm qua một phần là nhờ các nhà máy thủy điện của Tổng công ty đều đạt và vượt kế hoạch sản lượng đề ra.
Đặc biệt, Tổng công ty đã thoái vốn thành công khoản đầu tư tại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (Sudico) và Công ty cổ phần Thủy điện Sử Pán ở thời điểm hợp lý đã đem lại hiệu quả lớn, góp phần cải thiện đáng kể tình hình tài chính cho Tổng công ty.
Đây được coi là bộ phận quan trọng nhất trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ vì bộ phận này phản ánh khả năng tạo ra các dòng tiền tự hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đánh giá khả năng hoạt động của Công ty trong tương lai. Nhưng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động vẫn có thể bù lại được nên lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong 2 năm này vẫn mang lại số dương cho Công ty. Thế nhưng nếu như năm 2021 nhờ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động để bù vào thì đến năm 2022 lỗ từ hoạt động đầu tư tăng lên khá mạnh hơn so với tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận dẫn đến việc Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh đã giảm so với năm 2021.
Ở hai năm này Công ty đã có động thái thu hồi lại vốn góp vào đơn vị khác, đáng kể đến là năm 2022 sau khi liên tục lên kế hoạch thoái vốn khỏi nhiều doanh nghiệp để tái cấu trúc tài chính như bán 5,8 triệu cổ phiếu SP2, thoái vốn xong tại Thủy điện Sử Pán 2 hay Thương vụ chuyển nhượng Công ty Sudico thì số tiền thu hồi lại lên đến 4,383,661 triệu đồng. Chính vì vậy, Công ty nên tiếp tục sử dụng những biện pháp để tăng và cũng như duy trì dòng tiền từ nhưng hoạt động đầu tư này, tạo nguồn thu từ hoạt động này cho doanh nghiệp, thế nhưng Công ty cũng phải cẩn trọng xem xét về những TSCĐ mà mình đã bán ra là gì, có quan trọng và có nên bán hay không. Ở cả ba năm này, Công ty Cổ phần Sông Đà chỉ phát sinh việc chi trả nợ gốc vay mà không hề phát sinh thêm bất kỳ hoạt động tài chính nào khác nữa.
Như đã đề cập ở trên nguyên nhân khiến cho dòng tiền từ hoạt động tài chính âm là do trong năm có sự chi trả gốc vay lớn, thêm vào đó là việc Công ty rút khỏi những hoạt động đầu tư tài chính trước đó của mình làm cho tiền thu từ hoạt động tài chính cũng giảm. Từ đó, để có thể làm cho dòng tiền từ hoạt động tài chính dương thì Công ty cần có những chiến lược nghiên cứu để có thể tăng đầu tư tài chính trở lại, tạo thêm nguồn thu cho Công ty. Trong ba năm hoạt động nhằm tạo ra dòng tiền cho Công ty đã nêu ở trên thì dòng tiền từ hoạt động kinh doanh đang không chắc chắn, tăng giảm bất thường.
Trong khi đó dòng tiền từ đầu tư trên đà tăng trưởng và dòng tiền từ hoạt động tài chính lại đang trong xu hướng giảm khá đều đặn điều này một phần khiến cho nhà đầu tư cảm thấy yên tâm hơn khi Công ty đã ít đi vay nợ hơn. Vậy nên Công ty cần có những biện pháp, chiến lược giúp cho công việc sản xuất kinh doanh có thể phục hồi và phát triển, tác động tích cực hơn tới dòng tiền hiện tại của công ty và cố gắng duy trì dòng tiền đầu tư cũng như tài chính tiếp tục ổn định.
Với ngưỡng <1 thì khả năng thanh toán các khoản phải trả ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn là tương đối khó khăn do tài sản ngắn hạn phụ thuộc chủ yếu vào hàng tồn kho, tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn khá thấp. Tuy nhiên Công ty đã cải thiện hệ số này một cách đáng kể khi đưa nó về gần với mốc 1, trong năm 2022 hệ số khả năng thanh toán nhanh tăng lên 0,97 bởi công ty đã tăng cường lưu thông vốn cũng như giảm nợ ngắn hạn. Nhận xét: Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty trong giai đoạn 2020- 2022 nhìn chung có xu hướng tăng tuy nhiên vẫn là tương đối nhỏ và thấp hơn khá nhiều so với hệ số của trung bình ngành là 0,16.
Điều này cho thấy khi chỉ dựa vào tiền và các khoản tương đương tiền có sẵn ở doanh nghiệp thì công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ và có thể tạo rủi ro cao trong trường hợp phải trả nợ ngắn hạn một cách đột xuất và không có đủ tiền mặt để làm điều đó. Thông qua tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu có thể thấy tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, điều này cũng khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tài chính bởi tỷ lệ này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn. Nhưng với đặc thù là một doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng thì tỷ số này cao do cần đầu tư lớn về vốn ban đầu cho vật liệu, trang thiết bị, nhân công…Tuy vậy doanh nghiệp đã giảm dần tỷ trọng nợ trên vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2020-2022.
Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thuần thu được từ hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, hay nói cách khác lợi nhuận đang chiếm bao nhiêu phần trăm trên doanh thu. Đây là một tín hiệu tích cực khi doanh nghiệp đã tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng quy mô vốn và giảm tỷ trọng đòn bẩy tài chính nhưng vẫn đảm bảo được việc khuếch đại hệ số khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời của tổng tài sản càng cao, qua đó đánh giá được trình độ tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
DFL cho biết độ nhạy của EPS khi EBIT thay đổi, do đó nếu DFL càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn.
- Chi phí đầu tư tăng cao: Chi phí đầu tư vào xây dựng đang ngày càng tăng cao, do giá vật liệu, nhân công và các chi phí khác tăng. Điều này đòi hỏi Tổng Công ty Sông Đà phải luôn tìm cách tối ưu nguồn chi phí để có thể đảm bảo được hiệu quả trong kinh doanh. - Tác động của thời tiết, khí hậu: Biến đổi khí hậu đang gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động xây dựng như thiên tai, bão lũ, hạn hán,.
Mặc dù thiên tai luôn luôn xuất hiện qua các năm, thế nhưng sự biến đổi khí hậu khiến cho các thảm họa tự nhiên diễn ra khó đoán hơn. Điều này bắt buộc Tổng Công ty Sông Đà phải có những biện pháp phòng ngừa rủi ro tốt trong quá trình triển khai hoạt động xây dựng.
- Đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh: Tổng công ty Sông Đà cần tập trung vào các lĩnh vực có thế mạnh, có nhu cầu lớn của thị trường. Đồng thời, Tổng công ty Sông Đà cần đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. - Tăng cường đầu tư phát triển: Tổng công ty Sông Đà cần đầu tư phát triển cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, nhằm nâng cao năng lực thi công.
Đồng thời, Tổng công ty Sông Đà cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề của đội ngũ cán bộ, công nhân viên. Việc thực hiện các giải pháp trên sẽ giúp Tổng công ty Sông Đà nâng cao tình hình tài chính, tăng cường sức cạnh tranh, góp phần phát triển bền vững tương lai.