1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của tập đoàn nestlé

30 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích chiến lược kinh doanh của tập đoàn Nestlé
Tác giả Trần Thị Ngọc Ánh, Bùi Thu Trang, Trương Mẫn Hà Vân, Phạm Thị Tú Lài
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Duy Thành
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Quản trị Chiến lược
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 3,7 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I. GIỚI THIỆU (6)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (6)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (7)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (7)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (7)
    • 1.3. Đối tượng nghiên cứu (7)
    • 1.4. Phạm vi nghiên cứu (7)
      • 1.4.1. Không gian (7)
      • 1.4.2. Thời gian (7)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (7)
  • PHẦN II. NỘI DUNG (8)
    • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN (8)
      • 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn (0)
        • 1.1.1. Lịch sử về Tập đoàn Nestlé (0)
        • 1.1.2. Lịch sử hình thành Nestlé tại Việt Nam (0)
      • 1.2. Cơ cấu tổ chức (0)
      • 1.3. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu (0)
    • CHƯƠNG 2. CHIẾN LƯỢC CỦA TẬP ĐOÀN (11)
      • 2.1. Ma trận SWOT (11)
        • 2.1.1. Thế mạnh của Nestlé (11)
        • 2.1.2. Điểm yếu của Nestlé (12)
        • 2.1.3. Cơ hội cho Nestlé (13)
        • 2.1.4. Thách thức mà Nestlé phải đối mặt (13)
      • 2.2. Ma trận 5 áp lực cạnh tranh (13)
        • 2.2.1. Áp lực của đối thủ cạnh tranh hiện tại (13)
        • 2.2.2. Áp lực từ khách hàng (14)
        • 2.2.3. Áp lực từ nhà cung cấp (14)
        • 2.2.4. Áp lực từ các đối thủ tiềm năng (14)
        • 2.2.5. Áp lực từ các sản phẩm thay thế (15)
      • 2.3. Chiến lược kinh doanh (15)
        • 2.3.1. Chiến lược quốc tế (international strategy) (15)
        • 2.3.2. Chiến lược xuyên quốc gia (transnational strategy) (17)
        • 2.3.3. Chiến lược toàn cầu (global strategy) (18)
        • 2.3.4. Chiến lược đa quốc gia (multinational strategy) (18)
      • 2.4. Chiến lược marketing (19)
        • 2.4.1. Chiến lược về sản phẩm (19)
        • 2.4.2. Chiến lược về giá (20)
        • 2.4.3. Chiến lược phân đoạn thị trường (20)
        • 2.4.4. Chiến lược về truyền thông (21)
      • 2.5. Ưu và nhược điểm của các chiến lược (22)
        • 2.5.1. Chiến lược quốc tế (international strategy) (22)
        • 2.5.2. Chiến lược xuyên quốc gia (transnational strategy) (22)
        • 2.5.3. Chiến lược toàn cầu (global strategy) (22)
        • 2.5.4. Chiến lược đa quốc gia (multinational strategy) (23)
    • CHƯƠNG 3. THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA TẬP ĐOÀN (24)
      • 3.1. Thành công (24)
      • 3.2. Thất bại (25)
      • 3.3. Giải pháp (26)
  • PHẦN III. KẾT LUẬN (28)

Nội dung

Nhằm tham khảo cũng như nghiên cứu chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp, nhóm tác giả đã quan tâm nghiên cứu chiến lược kinh doanh của tập đoàn Nestlé, cụ thể là công ty Nestlé Việ

GIỚI THIỆU

Lý do chọn đề tài

Theo Joel Ross & Michael Kami: “Một tổ chức không có chiến lược rõ ràng giống như một con tàu không có bánh lái, chỉ quay vòng tại chỗ.” Vì vậy doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì phải hoạch định cho mình được những chiến lược cụ thể, phù hợp Đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới và chính sách mở cửa trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam đã làm cho các doanh nghiệp đứng trước cuộc cạnh tranh gay gắt trong mọi lĩnh vực, vấn đề nghiên cứu chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng và cần thiết Nhằm tham khảo cũng như nghiên cứu chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp, nhóm tác giả đã quan tâm nghiên cứu chiến lược kinh doanh của tập đoàn Nestlé, cụ thể là công ty Nestlé Việt Nam

Nestlé là tập đoàn thực phẩm và đồ uống lớn nhất thế giới với lịch sử hơn 150 năm hình thành và phát triển Với cam kết “Good Food, Good Life”, Nestlé đã không ngừng nỗ lực khám phá và vượt mọi rào cản để làm tất cả những gì có thể với thực phẩm, đồ uống và các giải pháp sức khỏe dinh dưỡng để nâng cao chất lượng cuộc sống và đóng góp cho một tương lai khỏe mạnh hơn và đã đạt được rất nhiều thành tựu Trong đó thành tựu đáng chú ý đó là Nestlé đạt thành tích kép về phát triển bền vững và nhân sự Nestlé là một trong số ít công ty theo đuổi chiến lược phát triển bền vững dựa trên “17 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc” “ Chúng tôi không thể hỗ trợ từng mục tiêu ở mức độ giống nhau, nhưng đây là khuôn khổ để Nestlé hướng trọng tâm Đóng góp của công ty nhằm giảm tỷ lệ đói nghèo, cải thiện sức khỏe và bảo vệ hành tinh.” Bên cạnh những thành tựu đáng nể của mình, Nestlé cũng có “một cú ngã đau” vì khác biệt văn hóa tại Châu Phi Nestlé nuôi mộng và đã chính thức mở rộng thị trường thức ăn cho trẻ em Với nhãn hàng Gerber, bao bì đẹp, công thức được ghi rõ ràng, công dụng tuyệt vời và cũng đã có sự thành công nhất định với các thị trường khác trên thế giới nhưng lại “ì ạch” tại Châu Phi Lý do rất đơn giản là đội ngũ Marketing của Nestlé đã không lường trước được phần lớn người dân ở đây đang mắc bệnh “mù chữ” Vậy làm sao họ hiểu sản phẩm đó có tốt hay không mà sử dụng? Doanh thu không như mong đợi là điều tất yếu xảy ra.

Trên cơ sở nghiên cứu chiến lược kinh doanh của tập đoàn Nestlé, nhóm tác giả mong rằng bài viết sẽ là một tư liệu tham khảo cho các doanh nghiệp, từ đó các doanh nghiệp có thể hoạch định cho mình được những chiến lược đúng đắn để giúp tổ chức của mình hoạt động, phát triển bền vững.

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu các chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing của tập đoàn Nestlé Từ đó hiểu và có thể áp dụng những chiến lược kinh doanh này vào doanh nghiệp của mình.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể ˗ Xác định chiến lược kinh doanh của tập đoàn Nestlé. ˗ Xác định được các chiến lược kinh doanh đó có những ưu, nhược điểm gì và nó mang lại những thành công và thất bại gì cho tập đoàn Nestlé, từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục những nhược điểm còn tồn tại. ˗ Hiểu và có thể áp dụng một cách chọn lọc những chiến lược của tập đoàn vào doanh nghiệp của mình.

Đối tượng nghiên cứu

Chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing của tập đoàn Nestlé, cụ thể là công ty Nestlé tại Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu

Tập đoàn Nestlé, cụ thể là công ty Nestlé tại Việt Nam.

Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu trong thời gian 3 tuần.

Phương pháp nghiên cứu

Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp thu thập số liệu và phương pháp luận dựa trên cơ sở lý thuyết về chiến lược kinh doanh, tìm hiểu chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing của tập đoàn Nestlé.

NỘI DUNG

GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN

1.6 Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn

1.6.1 Lịch sử về Tập đoàn Nestlé

Nestlé S.A– Tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới đến từ Thụy Sĩ với lịch sử hơn 150 năm hình thành và phát triển, thương hiệu này đã khẳng định được vị thế và tầm quan trọng của mình đối với thị trường thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt là sữa Tập đoàn Nestlé được biết đến với vai trò là công ty sản xuất thực phẩm và thức uống hàng đầu thế giới với mạng lưới sản xuất và kinh doanh phủ rộng khắp toàn cầu, có mặt trên 191 quốc gia Nestlé điều hành gần 500 nhà máy tại 86 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam, tuyển dụng hơn 280.000 nhân viên, tiếp thị khoảng 8.500 thương hiệu với hơn 30.000 sản phẩm Người có công sáng lập nên Tập đoàn đa quốc gia giàu có và hùng mạnh này là ông Henri Nestlé. ˗ Giai đoạn từ năm 1866 đến 1905

Vào những năm 1860, Dược sĩ Henri Nestlé đã phát minh ra một loại thức ăn cho những trẻ sơ sinh không thể được nuôi bằng sữa mẹ Thành công đầu tiên của ông là đã cứu sống một đứa bé sinh non không thể được nuôi bằng sữa mẹ hay những thực phẩm thay thế thông thường khác Giá trị của sản phẩm mới này nhanh chóng được công nhận kể từ sau khi công thức mới của Nestlé đã cứu sống đứa bé sinh non Từ đó, sữa bột Farine Lactée Henrie Nestlé đã được bày bán rộng rãi tại Châu Âu. ˗ Giai đoạn 1905 đến 1918

Năm 1905, Nestlé hợp nhất với Công ty sản xuất sữa đặc Anglo-Swiss Từ đầu những năm 1900, công ty đã điều hành nhiều nhà máy ở Mỹ, Anh, Đức và Tây Ban Nha Thế chiến thứ I đã tạo nên nguồn nhu cầu mới cho các sản phẩm sữa dưới hình thức những hợp đồng của chính phủ Cuối chiến tranh, mức sản xuất của Nestlé đã được tăng hơn gấp đôi. ˗ Giai đoạn 1918 đến 1938

Sau thế chiến, các hợp đồng với chính phủ vơi dần và người tiêu dùng nhanh chóng trở về với việc dùng sữa tươi Tuy nhiên, đội ngũ Nestlé đã có những phản ứng nhanh chóng, tổ chức hoạt động có hiệu quả và giảm thiểu nợ Những năm 1920, Nestlé bắt đầu mở rộng sang sản xuất các sản phẩm mới và chocolate trở thành ngành hàng quan trọng đứng thứ hai của Nestlé. ˗ Giai đoạn 1938 đến 1944

Nestlé đã ngay lập tức nhận thấy tác động của Thế chiến thứ 2 Lợi nhuận giảm từ 20 triệu đô la vào năm 1938 xuống còn 6 triệu đô la năm 1939 Các nhà máy đã được đặt tại những nước đang phát triển, đặc biệt là Châu Mỹ La tinh Ngạc nhiên thay, chính chiến tranh đã giúp công ty giới thiệu ra những sản phẩm mới, Nescafé là thức uống chủ yếu của quân đội Mỹ Sản lượng và doanh số của Nestlé tăng nhanh chóng trong thời chiến. ˗ Giai đoạn 1944 đến 1975

Kết thúc Thế chiến lần II là mở đầu cho một thời kỳ năng động của Nestlé. Nestlé liên tục phát triển nhanh chóng và thu mua lại nhiều công ty Năm 1947 tiến đến sát nhập với hãng sản xuất bột nêm và súp Maggi Đến năm 1960 là Cross & Blackwell và 1963 đến lượt Findus, Liffy’s 1971 và Stouffer’s năm 1973 Nestlé bắt đầu đa dạng hóa sản phẩm khi nắm cổ phần tại L’Oréal năm 1974. ˗ Giai đoạn 1975 đến 1981

Sự phát triển của Nestlé trong thị trường các nước đang phát triển một phần nào đó đã giúp bù đắp được sự xuống dốc của công ty trên các thị trường truyền thống. Nestlé tiến hành đầu cơ lần thứ hai bên ngoài ngành công nghiệp thực phẩm qua việc mua lại Công ty Alcon Laboratories Inc. ˗ Giai đoạn 1981 đến 1995

Nestlé đã từ bỏ một số hoạt động kinh doanh từ năm 1980 – 1984 Vào năm

1984, những cải tiến mấu chốt trong hoạt động của Nestlé đã cho phép công ty tiến hành các vụ thu mua mới, quan trọng nhất là việc mua lại “người khổng lồ trong ngành thực phẩm Hoa Kỳ” Carnation. ˗ Giai đoạn 1996 đến 2002

Vào nửa đầu những năm 1990 là giai đoạn thuận lợi cho Nestlé: các rào cản thương mại được dỡ bỏ, thị trường thế giới phát triển thành các khu vực mậu dịch hội nhập Từ năm 1996 công ty đã thu mua lại các công ty như San Pellegrino (1997), Spillers Petfoods (1998) và Ralston Purina (2002) Hai vụ thu mua lớn nhất tại Bắc

Mỹ đều diễn ra vào năm 2002: tháng 7, Nestlé sát nhập ngành kinh doanh kem của họ tại Hoa Kỳ vào hãng Dreyer’s, và tháng 8, thông báo vụ thu mua lại công ty Chef America với giá 2.6 tỷ đô la. ˗ Từ năm 2003 đến nay

Năm 2003 được khởi đầu tốt đẹp bằng việc mua công ty sản xuất kem Mửvenpick, củng cố vị trớ đầu của Nestlộ trờn thế giới trong ngành hàng này Năm

2006, Nestlé đầu tư vào Jenny Craig và Uncle Toby’s và đến năm 2007, các công ty Novartis Medical Nutrition, Gerber và Henniez cũng được sáp nhập vào Nestlé.

1.6.2 Lịch sử hình thành Nestlé tại Việt Nam ˗ 1992: Thành lập Công ty La Vie, một liên doanh giữa Perrier Vittel (thuộc Tập đoàn Nestlé) và Công ty thương mại Long An. ˗ 1993: Nestlé chính thức trở lại Việt Nam khi mở văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh. ˗ 1995: Thành lập Công ty TNHH Nestlé Việt Nam và khởi công xây dựng Nhà máy Đồng Nai. ˗ 1998: Khánh thành Nhà máy Nestlé Đồng Nai tại Khu công nghiệp Biên Hòa

II, Tỉnh Đồng Nai. ˗ 2002: Đưa vào hoạt động nhà máy thứ hai của La Vie tại Hưng Yên. ˗ 2009: Mở rộng dây chuyền sản xuất MAGGI tại Nhà máy Nestlé Đồng Nai. ˗ 2011: Khởi công xây dựng Nhà máy Nestlé Trị An và mua lại Nhà máy Nestlé Bình An từ Gannon. ˗ 2012: Kỷ niệm 100 năm Nestlé có mặt tại Việt Nam. ˗ 2013: Khánh thành Nhà máy Nestlé Trị An chuyên sản xuất NESCAFÉ. ˗ 2014: Mở rộng dây chuyền sản xuất Nestlé MILO uống liền trị giá 37 triệu USD. ˗ 2015: Khánh thành Nhà máy sản xuất hạt cà phê khử caffeine trị giá 80 triệu USD. ˗ 2016: Khởi công xây dựng Nhà máy Nestlé Bông Sen tại Hưng Yên trị giá 70 triệu USD. ˗ 2017: Khánh thành Nhà máy Bông Sen tại Hưng Yên và Trung tâm phân phối hiện đại tại Đồng Nai. ˗ 2018: Khánh thành Dây chuyền sản xuất viên nén NESCAFÉ Dolce Gusto tại Nhà máy Trị An. ˗ Tháng 3/2019: Vận hành Trung tâm Phân phối Nestlé Bông Sen áp dụng công nghệ kho vận 4.0. ˗ Tháng 9/2019: Hoàn thành Giai đoạn 2 dự án mở rộng Nhà máy Nestlé Bông Sen tại Hưng Yên. ˗ Tháng 10/2019: Khai trương không gian làm việc hiện đại và sáng tạo tại Văn phòng TP.HCM. ˗ Tính năm 2022, qua nhiều lần mở rộng và tăng vốn, tổng số vốn đầu tư tạiViệt Nam của Nestlé đạt 730 triệu USD Công ty tuyển dụng 2.300 lao động,vận hành 4 nhà máy và 2 trung tâm phân phối.

Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức của tập đoàn Nestlé

1.8 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu

Nestlé có dãy sản phẩm rộng rãi trên một số thị trường bao gồm các sản phẩm cà phê, nước tinh khiết, các loại nước giải khát, kem lạnh, thực phẩm cho trẻ em, sản phẩm dinh dưỡng tăng cường và bồi bổ sức khỏe, gia vị, thực phẩm đông lạnh, bánh kẹo và thức ăn cho vật nuôi.

CHIẾN LƯỢC CỦA TẬP ĐOÀN

2.1.1 Thế mạnh của Nestlé ˗ Con người, văn hóa, giá trị và thái độ Đại học Harvard tuyên bố rằng quan điểm toàn cầu của Nestlé là yếu tố chính dẫn đến sự thành công vượt trội của công ty ˗ Sự bao phủ về mặt địa lý

Nestlé là một tập đoàn đa quốc gia, có mặt trên 190 quốc gia trên thế giới, có hơn 400,000 nhân viên và mở 500 nhà máy. ˗ Tiềm năng nghiên cứu và phát triển

Nestlé có những nhà khoa học xuất sắc nhất và mạng lưới tiên tiến nhất trong phân khúc thực phẩm, đó là nhờ vào khoản đầu tư 1.6 tỷ đô mỗi năm Thông qua những nghiên cứu được kiểm duyệt chặt chẽ và phát minh nhanh chóng, 4000 chuyên gia và các nhà khoa học đã giúp Nestlé tiến tới thành công hiện tại. ˗ Lựa chọn các sản phẩm cao cấp và có tên tuổi

Nestlé đã đạt được sự trung thành trong thương hiệu nhờ vào chất lượng sản phẩm của mình Cho đến nay, đã có đến 8000 thương hiệu thuộc của Nestlé: Nescafe, Maggi, Kitkat, Milky Bar, Nestea là những thương hiệu mà mọi người có thể biết đến. ˗ Trung tâm nghiên cứu thực phẩm và dinh dưỡng lớn nhất thế giới

Hiện tại có gần 5000 nhân sự làm việc tại trung tâm nghiên cứu thực phẩm và dinh dưỡng của Nestlé, cải tiến những sản phẩm hiện có và tạo ra những sản phẩm mới Các trung tâm nghiên cứu và phát triển của Nestlé có thể được tìm thấy ở hơn 20 quốc gia trên toàn thế giới. ˗ Số lượng lớn người tiêu dùng

Maggi là thương hiệu có sự hiện diện mạnh mẽ, chiếm tỷ lệ người tiêu dùng lớn trong danh mục tất cả sản phẩm của Nestlé, góp phần tạo lợi thế cho doanh nghiệp. Điều này đặc biệt đúng bởi vì Maggi cần ít thời gian chuẩn bị hơn so với công thức truyền thống. ˗ Phân quyền

Nestlé là một công ty tin tưởng vào nguồn gốc nguyên liệu mà họ lựa chọn, các nguyên liệu có từ bất cứ cộng đồng địa phương nào họ có thể đến Điều này không chỉ giúp cho nông dân địa phương mà cũng cung cấp lợi ích cho kinh tế và góp phần giúp địa phương đó phát triển.

2.1.2 Điểm yếu của Nestlé ˗ Thị trường “Cannibalization”

Có rất nhiều thương hiệu dưới trướng của Nestlé, điều này dẫn đến việc sản phẩm mới tước đoạt doanh thu của các sản phẩm cũ, tổng doanh thu giậm chân tại chỗ và rơi vào thế không thể cân bằng giữa các thương hiệu. ˗ Thực phẩm bị thu hồi do nhiễm độc

Mặc dù Nestlé thực hiện những biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng thực phẩm cao nhất, nhưng vẫn có những trường hợp sản phẩm nhiễm độc được đưa ra thị trường Hậu quả là hình ảnh của thương hiệu trong công chúng bị ảnh hưởng và đã từng nhận về rất nhiều chỉ trích.

2.1.3 Cơ hội cho Nestlé ˗ Nguồn nguyên liệu rõ ràng

Hiện nay, trước khi mua hàng, mọi người cân nhắc một sản phẩm dựa trên tác động vào môi trường và độ bền Nestlé cải thiện danh tiếng của mình bằng cách cởi mở hơn về nguồn nguyên liệu của họ. ˗ Thị trường cho cả trà và cafe pha sẵn

Nestlé không cung cấp trà hoặc cafe pha sẵn, hơn nữa các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và nhỏ lại trở thành tiêu chuẩn trong mảng này Tuy nhiên, với nguồn lực khổng lồ của mình, Nestlé có thể dễ dàng chiếm lĩnh thị trường mới này.

2.1.4 Thách thức mà Nestlé phải đối mặt ˗ Vi phạm bản quyền

Bởi vì hiện nay có rất nhiều công ty mới tham gia vào thị trường tiêu dùng nhanh, nên có khả năng xuất hiện nhiều hàng giả hơn, vi phạm bằng sáng chế và các hình thức ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ khác trên thị trường. ˗ Cuộc cạnh tranh khốc liệt trong ngành thực phẩm và đồ uống

Nestlé phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng trong thị trường dịch vụ thực phẩm Phân khúc này vừa sinh lời mà cũng vừa cạnh tranh khốc liệt. ˗ Chi phí nguyên liệu thô tăng

Hiệu ứng domino sẽ xảy ra đối với các giao dịch và trao đổi thương hiệu, đó là bởi vì chi phí thu mua nguyên liệu thô cao hơn và lạm phát ngày càng tăng. ˗ Tác động của biến đổi khí hậu tới việc sản xuất cafe

Biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu khiến sản lượng cafe bị ảnh hưởng, vì vậy Nestlé phải tìm cách khắc phục điều này Khả năng cạnh tranh vì giá quá cao cũng khiến vấn đề trở nên phức tạp hơn.

2.2 Ma trận 5 áp lực cạnh tranh

THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA TẬP ĐOÀN

Năm 1905 Nestlé chính thức trở thành tập đoàn thế giới về thực phẩm và nước giải pháp khi liên tục mở rộng quy mô sản xuất cũng như sáp nhập các công ty trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trong vòng 8 năm (1867-1875), sản phẩm bột ngũ cốc của Nestlé đã bán được trên 1 triệu hộp sữa ăn dặm cho trẻ sơ sinh cho các nước tiêu biểu như Đức, Áo, Nga và trở thành lựa chọn hàng đầu cho các bà mẹ, các bác sĩ khoa nhi lựa chọn để thay thế sữa mẹ Thành công của sản phẩm làm xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, nhất là tại Thụy Sĩ Về mặt y học, sản phẩm bột ngũ cốc của Nestlé đã được hầu hết các bác sĩ nhi khoa thời bấy giờ xem là sản phẩm có nhãn hiệu Nestlé và biểu tượng tổ chim có thể thay thế sữa mẹ tốt nhất Cùng trong thời gian này, thị trường mới của Nestlé khuynh đảo sang châu Á với châu Mỹ khi khi lấn sân sang tận Mexico, Argentina, Scandinavia và Indonesia.

Riêng khu vực Châu Á, Châu Đại Dương và Châu Phi: Doanh thu đạt 4.7 tỷ, tăng trưởng hữu cơ đạt 4.4%, tăng trưởng nội tại thực tế đạt 3.3% Cả khu vực đều tăng trưởng tại các thị trường đã phát triển và mới nổi, nhìn chung giữ vững thị phần Các ngành hàng như sữa, kem, bánh kẹo, các loại đồ uống pha sẵn, ngũ cốc đều đạt kết quả tốt trong khi Nescafe Dolce Gusto tiếp tục đà tăng trưởng khi việc tung sản phẩm tiếp tục được triển khai Trong số những thị trường đã phát triển, Châu Đại Dương đoạt lại đà tăng trưởng trong khi Nhật Bản thành công với sản phẩm và hệ thống cà phê hòa tan, socola, tiếp tục đạt được sự tăng trưởng tốt Có các tác động khác nhau trong số những thị trường mới nổi xuyên suốt toàn khu vực Tại một số thị trường có sự giảm nhẹ, đặc biệt so với quý I năm 2012 và các sự kiện tại Trung Đông đã gây cản trở sự tăng trưởng Tuy nhiên Trung Quốc nói chung và đặc biệt các liên doanh như Yinlu và Hsu Fu Chi đạt kết quả kinh doanh xuất sắc Thổ Nhĩ Kỳ, phần nằm trên khu vực Châu Phi và Indonesia cũng đạt kết quả tốt.

Tại Việt Nam, Tập đoàn với khẩu hiệu “Good Food, Good Life” nổi tiếng có mặt tại Sài Gòn từ năm 1912 và hiện tại đang sở hữu 4 nhà máy Đây đồng thời là đơn vị liên doanh với công ty Lavie- công ty chuyên sản xuất nước đóng chai.

Theo khảo sát hàng năm của tạp chí Fortune, Nestlé vinh dự xếp hạng nhất 8 năm liền trong ngành hàng Thực phẩm Tiêu dùng thuộc top 50 công ty được ưa chuộng nhất trên thế giới Công ty Nestlé đạt tổng điểm 8,1/10, nhận được điểm cao nhất trong tất cả các thể loại đánh giá, bao gồm sự đổi mới, quản lý nhân sự, trách nhiệm với xã hội, chất lượng quản lý, chất lượng sản phẩm và dịch vụ và khả năng cạnh tranh toàn cầu Đây là năm thứ 16 Nestlé là một trong những công ty thực phẩm được ngưỡng mộ nhất, theo Fortune.

Kết quả khảo sát thường niên: Tạp chí Fortune đã làm khảo sát trên 3.800 nhân viên, giám đốc điều hành, và trưởng phòng trong các ngành đánh giá dựa trên 9 tiêu chí, từ giá trị đầu tư đến trách nhiệm xã hội Họ cũng được hỏi để lựa chọn 10 công ty được ưa chuộng nhất từ một danh sách các công ty xếp hạng trong Top 25% theo cuộc khảo sát năm ngoái, cộng với những công ty đã đạt top 20% trong ngành.

Với các chiến lược kinh doanh của mình, Nestlé đã rất thành công và tạo ra những con số ấn tượng là công ty số một trên toàn thế giới về cà phê hòa tan, dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh, bánh kẹo, sữa, nước giải khát, sô cô la, nước đóng chai và thức ăn cho vật nuôi Nestlé đã được xếp hạng là thương hiệu hàng đầu trong Danh sách

500 công ty toàn cầu của Fortune trên thế giới với tư cách là công ty có lợi nhuận cao nhất Đây là công ty thực phẩm lớn nhất trên thế giới với giá trị vốn hóa thị trường khoảng 210 tỷ Franc Thụy Sĩ Vào năm 2020, Tập đoàn Nestlé đã tạo ra doanh thu khoảng 84,34 tỷ Franc Thụy Sĩ trên toàn thế giới Lợi nhuận ròng của Tập đoàn Nestlé tăng từ khoảng 7 tỷ năm 2017 lên khoảng 12,2 tỷ Franc Thụy Sĩ vào năm 2020 Nestlé là một trong những công ty thực phẩm và đồ uống lớn nhất thế giới, chiếm hơn 2000 thương hiệu tại hơn 180 quốc gia Nestlé luôn gắn kết với khách hàng, đặc biệt là trên các nền tảng mạng xã hội, thành công điển hình nhất là 850 trang Facebook của họ cho các nhãn hiệu khác nhau có tổng cộng 210 triệu người hâm mộ.

Nestlé đã không ngừng nâng cấp công nghệ nhằm mang lại chất lượng và sự gia tăng trong sản xuất thực phẩm lành mạnh Điều này được khen ngợi bởi đội ngũ có tay nghề cao và tận tâm Đồng thời Nestlé cũng đã nhận được giải thưởng danh giá do Trung tâm Môi trường Thế giới trao tặng vào năm 2013 Hệ thống Quản lý Chất lượng của Nestlé mang đến sự an toàn và tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng Tổ chức áp dụng Thực hành sản xuất tốt (GMP) được quốc tế công nhận để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.

Vào tháng 6 năm 2014, Nestlé đã giành được giải thưởng Prism của Liên đoàn Huấn luyện Quốc tế tại Thụy Sĩ cho việc huấn luyện tổ chức xuất sắc Năm 2012, nó đã được liệt kê ở vị trí thứ 18 trong 25 tổ chức hàng đầu về chuỗi cung ứng hàng năm trên thế giới Nestlé cũng nhận được một số giải thưởng danh giá như giải thưởng công nghiệp thực phẩm toàn cầu, giải thưởng nơi làm việc tuyệt vời.

Nestlé đã gặp khó ở thị trường Nhật Bản mặc dù đã nghiên cứu rất kỹ trước khi tham gia thị trường này Khảo sát những sản phẩm dùng thử khi mới bắt đầu gia nhập thị trường thì đều thu lại những tín hiệu tích cực Những người được khảo sát đều trả lời rằng “Oishi” nghĩa là Ngon!, đáng ngạc nhiên hơn nữa là hầu như kết quả khảo sát từ nhiều tỉnh thành khác nhau đều cho ra những kết quả giống nhau khi khách hàng không ngớt lời khen ngợi cho sản phẩm cà phê của Nestlé.

Tuy nhiên, khảo sát thành công như vậy, sản phẩm đều được đánh giá là ngon, thế nhưng để sản phẩm này tác động đến quyết định mua hành của người Nhật thì không đơn giản bởi khi ở những thập niên 70 của thế kỉ XX, người dân Nhật Bản không hề đoái hoài gì đến bất cứ sản phẩm đồ uống nào ngoài trà Trà đã có ý nghĩa rất lớn trong nền văn hóa Nhật và nó đã có trong tâm trí khách hàng qua nhiều thế hệ nên mặc dù dùng một khoản đầu tư kếch xù đổ vào các chiến dịch Marketing và phân phối sản phẩm, hay sản phẩm được sản xuất ồ ạt đã tạo ra một thất bại lớn cho Nestlé Sau thất bại có thể coi là cú sốc lớn đối với tập đoàn mặc dù đã tìm hiểu thị trường khi thâm nhập hết sức tỉ mỉ thì Nestlé đã thay đổi chiến lược của mình Thay vì sử dụng tiền cho marketing thì họ đã quyết định thực hiện một chiến dịch dài hơn. Công ty đã tập trung sản xuất các loại kẹo có hương vị cà phê và bán cho trẻ em, đây là cách liên kết cà phê với những cảm xúc tích cực của người tiêu dùng Chiến lược này đã rất thành công, khi nhiều năm sau khi quay trở lại, những đứa trẻ thích ăn kẹo ngày xưa đã lớn, đang ở độ tuổi lao động, họ làm việc nhiều giờ và cần uống những thức uống có caffein Sản phẩm cà phê baristas của công ty dễ dàng trở thành lựa chọn của các gia đình và công sở.

Là một công ty đa quốc gia, Nestlé cũng đã vấp phải nhiều tranh cãi ở các quốc gia hoạt động khác nhau Công ty này đã bị cáo buộc thông tin sai về sản phẩm bột dinh dưỡng Milo gây “nhầm lẫn” cho khách hàng về định hướng sản phẩm Cụ thể, các chuyên gia về sức khỏe Australia cho biết Nestlé đã cố tình tạo ra sự sai lệch thông tin đối với khách hàng khi xếp hạng đánh giá bột dinh dưỡng Milo xếp hạng 4,5/5 sao (hệ thống tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm tốt cho sức khỏe)

Theo chuyên gia dinh dưỡng đánh giá, sản phẩm này chỉ đạt mức 1,5 sao thay vì 4,5 sao Việc đưa nhãn mác với tiêu chuẩn xếp hạng cao sẽ khiến người tiêu dùng lầm tưởng về sản phẩm và sử dụng sai mục đích Sau cáo buộc này, phát ngôn của Tập đoàn Nestlé, bà Margaret Stuart, cho biết ký hiệu xếp hạng đánh giá của bột dinh dưỡng Milo sẽ được xóa bỏ hoàn toàn trên nhãn mác thương mại của sản phẩm.

3.3 Giải pháp Đào tạo, thu hút và giữ chân người giỏi là chiến lược quyết định sự thành công và chiến thắng của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp Sự thật cho thấy vàng đào được từ con người gấp nhiều lần vàng được đào từ lòng đất Chính bởi sự tài giỏi trong việc lãnh đạo kinh doanh của các ông chủ là nhân tố chính đưa Nestlé lên vị trí như ngày hôm nay Thực hiện các chương trình Hợp tác Chiến lược, Mua bán và Sáp nhập” để từng bước thống lĩnh thị trường thị phần trên thế giới, đưa thương hiệu của mình vươn xa hơn Trước thất bại hãy rút ra những bài học để tìm một hướng đi tốt hơn trong tương lai, không bi quan mà hãy tạo đó là động lực để mình đứng lên chinh phục những thử thách mới

Ngày đăng: 03/05/2024, 12:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w