1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của tập đoàn hilton

40 16 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Mục tiêu là làm thế nào để tồn tại và phát triển, tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, từ khâu các yếu tố đầu vào cho đến đầu ra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhằm tối đa hóa lợ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -BÀI TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Đề tài:

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINHDOANH CỦA TẬP ĐOÀN HILTON

GVHD: TS NGUYỄN DUY THÀNH

HÀ NỘI - 2021

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM FANTASTIC

1 Lê Ngân Chi A33434 100% 2 Lê Thị Ánh Tuyết A36127 100% 3 Đỗ Thị Bích Liên A36204 100% 4 Phạm Thân Phương Linh A36342 100% 5 Phí Minh Tú A35474 100%

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Thăng Long đã đưa môn Quản trị chiến lược vào trong chương trường giảng dạy Đặc biệt, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Thầy Nguyễn Duy Thành đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt và hướng dẫn chúng em trong suốt những buổi học online trên Ms Team vừa qua Trong quá trình tham gia lớp học của thầy, mặc dù là học online do tình hình Covid đang diễn biến phức tạp nhưng nhóm em đã được học hỏi thêm rất nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến môn học, tiếp thu được những cách nhìn mới, tinh thần học tập tốt, tự tin, nghiêm túc, làm việc nhóm hiệu quả, thuyết trình sao cho ấn tượng,…

Bộ môn Quản trị chiến lược còn là bộ môn vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao đối với ngành kinh tế nói chung và đối với các ngành khác nói riêng Môn học đảm bảo cung cấp đầy đủ những kiến thức về hoạch định chiến lược, lựa chọn chiến lược phù hợp,… gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên để có thêm động lực và niềm tin mỗi ngày trong suốt quá trình học tập Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước trên con đường tương lai sau này.

Trong quá trình làm tiểu luận, bước đầu tìm hiểu thông tin và kiến thức về Tập đoàn Hilton của nhóm chúng em vẫn còn nhiều hạn chế, còn nhiều bỡ ngỡ Vì vậy, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm bài, nhóm chúng em rất mong nhận được những đóng góp quý báu của thầy để bài tiểu luận của nhóm chúng em được hoàn thiện và đầy đủ hơn

Cuối cùng nhóm chúng em kính chúc thầy luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và luôn thành công trên con đường sự nghiệp giảng dạy của mình để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò đến những bến bờ tri thức.

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

1.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp: 1

1.3 Quy trình quản trị chiến lược: 2

PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN HILTON 3

2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Hilton: 3

2.2.3 Mục tiêu chiến lược: 6

2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của tập đoàn Hilton: 6

PHẦN 3 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN HILTON: 9

3.1 Lợi thế cạnh tranh: 9

3.1.1 Thương hiệu uy tín và tập khách hàng lớn: 9

3.1.2 Bề dày kinh nghiệm: 9

3.1.3 Mạng lưới phân phối toàn cầu: 10

3.1.4 Danh mục phân khúc khách sạn đa dạng: 10

Trang 5

3.3.2 Áp lực từ khách hàng 12

3.3.3 Áp lực của nhà cung cấp 12

3.3.4 Áp lực từ sản phẩm thay thế 13

3.3.5 Áp lực từ đối thủ tiềm năng 13

3.4 Phân tích chiến lược: 13

3.4.1 Chiến lược đại dương xanh 13

3.4.2 Chiến lược khác biệt hóa 14

3.4.3 Chiến lược đa dạng hóa 15

3.4.4 Chiến lược tăng trưởng tập trung 15

3.5 Phân tích chiến lược Marketing: 17

3.5.1 Chiến lược sản phẩm 17

3.5.2 Chiến lược giá 18

3.5.3 Chiến lược phân phối 18

3.5.4 Chiến lược quảng cáo: 19

3.6 Ưu và nhược điểm của chiến lược 20

3.6.1 Ưu điểm 20

3.6.2 Nhược điểm: 21

PHẦN 4 THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA TẬP ĐOÀN HILTON: 24

4.1 Thành công của tập đoàn Hilton 24

4.2 Thất bại của tập đoàn Hilton: 26

PHẦN 5 GIẢI PHÁP CHO TẬP ĐOÀN HILTON: 28

5.1 Giải pháp khắc phục điểm yếu của khách sạn: 28

5.2 Giải pháp tăng cường thế mạnh của doanh nghiệp: 28

5.3 Các chiến lược marketing, tiếp thị: 28

5.4 Xây dựng hệ thống quản lý quan hệ khách hàng thích hợp: 29

5.5 Đổi mới sản phẩm: 29KẾT LUẬN

Trang 6

DANH MỤC VIẾT TẮT

ADA Đạo luật Người Mỹ khuyết tật BĐS Bất động sản

CN – TT Công nghệ - thông tin DT Doanh thu

Hilton Hilton Worldwide, Inc HWI Hilton Worldwide, Inc

IHG Intercontinental Hospitality Group KH Khách hàng

USD Đô la

WTO Tổ chức thương mại quốc tế

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ

Trang 7

Sơ đồ 1.1: Các giai đoạn của quản trị chiến lược

Hình 2 1 Logo của Tập đoàn Hilton 3

Hình 2 2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Hilton 7YHình 3 1 Con tem in hình khách sạn Hilton 14

Hình 3 2 Báo cáo thu nhập ròng của Hilton 16

Hình 3 3 Biểu đồ giá cổ phiếu chứng khoán HLT - Hilton Worldwide Holdings 17

Hình 4 1 Phản hồi của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại Hilton 27

Hình 4 2 Đơn giải quyết khiếu lại của Hoa Kỳ đối với Hilton Worldwide, Inc 27

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Xu hướng kinh tế toàn cầu hiện nay, các doanh nghiệp đòi hỏi phải biết vận dụng những cơ hội, lợi thế trong thời kỳ hội nhập, cũng như phải chấp nhận đối mặt trước những nguy cơ và thách thức Mục tiêu là làm thế nào để tồn tại và phát triển, tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, từ khâu các yếu tố đầu vào cho đến đầu ra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhằm tối đa hóa lợi nhuận, phát triển bền vững và quan tâm đến cộng đồng xã hội.

Trong một thế giới công nghệ thông tin ngày càng phát triển, xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa trở thành một tất yếu khách quan, mối quan hệ giữa các nền kinh tế ngày càng mật thiết và gắn bó, hoạt động giao lưu thương mại giữa các quốc gia ngày càng phát triển mạnh mẽ thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt Và điều mà họ hướng tới lúc này là cần đưa ra những chiến lược kinh doanh cụ thể và đúng đắn.

Chiến lược kinh doanh đang trở thành xu hướng lớn mạnh của các doanh nghiệp trên thế giới, điều đó dường như đã trở thành một yêu cầu đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập Các doanh nghiệp cần nhận thức sâu sắc hơn về lợi ích của chiến lược kinh doanh, phải luôn nỗ lực và cố gắng mang đến những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng để góp phần nâng cao sức cạnh tranh với đối thủ Đây cũng là biện pháp quảng cáo tên tuổi của mình

Tập đoàn Hilton - một trong những tập đoàn khách sạn lớn hoạt động với các khách sạn sang trọng, khu nghỉ dưỡng và các khách sạn dịch vụ lựa chọn trên khắp thế

giới Vậy Tập đoàn Hilton đã có những chiến lược kinh doanh như thế nào để đảm bảo

vị thế của mình trên thị trường thế giới? Qua tìm hiểu về Tập đoàn Hilton, chúng em lựa chọn đề tài “Phân tích Chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Hilton” làm đề tài tiểu luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận tiểu luận gồm 5 phần:

Phần 1: Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Phần 2: Tổng quan về tập đoàn Hilton

Phần 3: Chiến lược kinh doanh của Hilton Phần 4: Thành công và thất bại của Hilton

Phần 5: Giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại Hilton

Trang 9

PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm:

Chiến lược kinh doanh là một thuật ngữ xuất hiện lần đầu tiên trong lĩnh vực quân sự với ý nghĩa “khoa học về hoạch định và điều khiển các hoạt động quân sự” Tuy nhiên, sau một quá trình dài nghiên cứu và phát triển, thuật ngữ “Chiến lược kinh doanh” đã được định nghĩa theo nhiều cách hiểu khác nhau.

“Chiến lược kinh doanh là tiến trình xác định mục tiêu dài hạn, lựa chọn phương tiện đạt tới các mục tiêu đó” là quan điểm của Fred R.David năm 2006

Theo Bruce Henderson –nhà sáng lập tập đoàn tư vấn Boston có định nghĩa khác là: “Chiến lược kinh doanh là sự tìm kiếm thận trọng một kế hoạch hành động để phát triển và kết hợp lợi thế cạnh tranh của tổ chức Những điều khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh là cơ sở cho lợi thế của bạn”

Giáo sư Alfred Chandler thuộc trường đại học Harvard lại có quan điểm khác: “Chiến lược kinh doanh là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, cách lựa chọn phương hướng hành động và phân bổ tài nguyên nhằm thực hiện các mục tiêu đó

Cũng như các chủ đề nghiên cứu khác, có rất nhiều quan điểm và định nghĩa được đưa ra từ các học giả khác nhau, mỗi người đều có một quan điểm Nhưng các định nghĩa về chiến lược kinh doanh nói trên đều có một số điểm chung như sau:

Một là, lựa chọn các phương án để hành động, triển khai và phân bổ các nguồn lực để thực hiện mục tiêu, kết quả tối ưu.

Hai là, gồm một chuỗi các biện pháp có trình tự và cách thức kinh doanh chủ yếu xuyên suốt một thời gian dài Đều có mục tiêu cuối cùng là hướng tới việc thúc đẩy lợi nhuận cao nhất để phát triển của hệ thống kinh doanh.

1.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp:

Giúp cho doanh nghiệp thấy rõ hướng đi trong tương lai Đây là kim chỉ nam cho mọi hành động Doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội, nguy cơ có thể xảy ra nhằm đối phó với những nguy cơ và mối đe dọa từ các yếu tố của môi trường vĩ mô và vi mô Từ đó doanh nghiệp đưa ra các phương hướng, cách giải quyết đúng đắn phù hợp, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.

Doanh nghiệp có thể tạo ra những chiến lược kinh doanh tốt hơn thông qua việc sử dụng nguồn lực, tạo sự gắn bó giữa nhân viên và người quản lý để nâng cao vị thế và đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục Lấy làm căn cứ để lựa chọn các phương án kinh doanh giúp gia tăng lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro và những khó khăn gặp phải trong các doanh nghiệp, tổ chức.

1

Trang 10

1.3 Quy trình quản trị chiến lược:

Hầu hết những thất bại trong kinh doanh của doanh nghiệp đến từ những chiến lược sai lầm và không rõ ràng Cho nên chiến lược kinh doanh đúng đắn, rõ ràng đã làm tăng sức cạnh tranh và giúp cho doanh nghiệp có chỗ đứng trên thị trường Quản trị chiến lược gồm ba giai đoạn sau: Hoạch định chiến lược, thực hiện chiến lược và đánh giá chiến lược

Sơ đồ 1.1: Các giai đoạn của quản trị chiến lược

Hoạch định chiến lược là quá trình đề ra các công việc cần thực hiện trong doanh nghiệp, cần tập trung nghiên cứu những nhân tố chính bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp, xác định các cơ hội, nguy cơ trên cơ sở đó kết hợp và lựa chọn những chiến lược kinh doanh thích hợp Các quyết định trong giai đoạn này đề ra cho doanh nghiệp sự tập trung vào các sản phẩm, dịch vụ cụ thể, chỉ ra được những lợi thế cạnh tranh dài hạn cho công ty, tổ chức.

Thực hiện chiến lược là giai đoạn chuyển hoá chiến lược thành hành động cụ thể Đây là giai đoạn khó khăn nhất trong quá trình quản trị chiến lược Ba công việc chính của thực hiện chiến lược là thiết lập các mục tiêu thường niên, các chính sách cho các bộ phận và phân bổ nguồn lực Thành công trong việc thực thi chiến lược chính là sự nỗ lực và hợp tác trong thực hiện công việc của mọi người vì sự kết nối giữa đãi ngộ và cống hiến đối với mọi cá nhân trong doanh nghiệp là rất lớn.

Đánh giá chiến lược là giai đoạn cuối trong quản trị chiến lược Những nhân tố của môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp luôn biến động nên mọi chiến lược đều có thể bị thay đổi trong tương lai Việc đánh giá chiến lược là vô cùng quan trọng và cần thiết do sự biến động của môi trường kinh doanh, cũng như đánh giá được khả năng cạnh tranh của tổ chức đối với đối thủ cạnh tranh.

Trang 11

PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN HILTON

2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Hilton:

2.1.1 Lịch sử hình thành

Tập đoàn Hilton là một công ty khách sạn toàn cầu Mỹ có trụ sở chính tại 7930 Jones Branch Drive, Tysons Corner, Virginia, Mỹ (McLean, Virginia, Hoa Kỳ) Được sáng lập bởi Conrad Hilton vào đầu thế kỷ XX, cụ thể là ngày 31 tháng 5 năm 1919 tại Cisco, Texas Hilton vận hành một chuỗi khách sạn và khu nghỉ dưỡng sang trọng và đầy đủ dịch vụ, các phòng lưu trú kéo dài và các khách sạn dịch vụ tập trung

Công ty hoạt động ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Trung Mỹ, bao gồm các quốc gia Caribe khác nhau; Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi, Châu Á Thái bình Dương Theo số liệu năm 2021, Hilton là một trong những tập đoàn khách sạn lớn nhất thế giới với hơn 6.500 khách sạn, hoạt động trên 119 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới với 18 thương hiệu thuộc các phân cấp khác nhau với danh mục đầu tư cung cấp nhiều trải nghiệm lý tưởng cho mọi loại hình du khách và chuyến đi Logo của tập đoàn Hilton được thể hiện ở Hình 1.1 dưới đây.

(Nguồn: https://en.m.wikipedia.org/)

Hình 2 1 Logo của Tập đoàn Hilton

2.1.2 Quá trình phát triển:

2.1.2.1 Giai đoạn 1919 – 1949:

Năm 1919, Conrad Hilton bắt đầu kinh doanh khách sạn bằng cách mua một khách sạn đầu tiên vào ngày 31/5/1919 Với ý định ban đầu là tìm mua một ngân hàng nhưng không thành công Conrad Hilton chuyển sang mua một khách sạn 40 phòng ở địa phương, đó là The Mobley ở Cisco, tại bang Texas Năm 1925, Conrad Hilton xây dựng khách sạn đầu tiên mang họ Hilton của mình: Hilton Dallas, ở Texas Đến năm 1927, Hilton mở rộng Waco Hilton - khách sạn Hilton đầu tiên có hệ thống nước lạnh và máy lạnh ở các khu vực công cộng.

3

Trang 12

Những năm 1943, sau khi đã hoàn tất việc vận hành các khách sạn ở California Với việc mua các khách sạn Roosevelt và Plaza ở New York đã đưa Hilton trở thành chuỗi khách sạn ven biển đầu tiên ở Hoa Kỳ Tập đoàn khách sạn Hilton được thành lập và trở thành tập đoàn khách sạn đầu tiên sau Thế chiến II chào bán cổ phiếu tại New York được niêm yết trên thị trường chứng khoán New York vào năm 1946 Đến năm 1947, Roosevelt Hilton ở thành phố New York trở thành khách sạn đầu tiên trên thế giới có lắp đặt tivi trong phòng nghỉ Đặc biệt năm 1949, Hilton cho khai trương khách sạn Hilton International đầu tiên bên ngoài lục địa Hoa Kỳ, Caribe Hilton ở quốc gia biển Puerto Rico Conrad Hilton mua đã mua lại khách sạn Waldorf Astoria sau 18 năm hoạt động và trở thành chủ khách sạn đầu tiên đạt được sự công nhận được xuất hiện trên trang bìa của Tạp chí Time.

2.1.2.2 Giai đoạn 1950 – 1969:

Năm 1954, Hilton mua chuỗi khách sạn Statler với giá 111 triệu đô la, đây là thương vụ bất động sản lớn nhất trong lịch sử vào thời điểm đó Năm tiếp theo, Hilton bắt đầu chương trình trị giá hàng triệu đô la để đầu tư hệ thống điều hòa không khí cho mọi khách sạn trong chuỗi HILCRON - văn phòng trung tâm đầu tiên của Hilton đã được đưa vào hoạt động Việc đặt phòng có thể được thực hiện tại bất kỳ khách sạn Hilton trong nước hoặc quốc tế nào và qua điện thoại, máy điện báo đánh chữ và thư điện tín Ngoài ra, Hilton còn triển khai chương trình mang máy lạnh đến mọi khách sạn trong danh mục đầu tư của Hilton Tiếp đến, khai trương Hilton Istanbul – khách sạn hiện đại đầu tiên được xây dựng ở Châu Âu sau Thế chiến II, cơ sở kinh doanh này đã có mã bưu điện và tem riêng Năm 1958, Barron Hilton giới thiệu thẻ tín dụng Hilton Carte Blanche mới, thẻ du lịch và giải trí hàng đầu Hilton mở khách sạn sân bay đầu tiên, Hilton San Francisco Airport, tiên phong trong khái niệm “sân bay - khách sạn” với 380 phòng năm 1959.

Năm 1964, Hilton International được tách ra như một tập đoàn riêng biệt, với Conrad Hilton là Chủ tịch Hai năm sau, con trai của Conrad Hilton, Barron, kế vị ông trở thành Chủ tịch của Hilton Hotels Corp trong khu vực nội địa Đến năm 1965, “Lady Hilton”, mô hình đầu tiên của Hilton dành cho khách du lịch nữ, cung cấp các tầng hoặc các phòng chỉ dành cho nữ và các tiện nghi đặc biệt tại một số khách sạn được chọn Năm 1967, Trans World Airlines mua lại Hilton International và Conrad Hilton từ chức tổng thống để làm chủ tịch của Hilton Thương hiệu Doubletree Hotels khai trương khách sạn đầu tiên vào năm 1969 tại thành phố Scottsdale, bang Arizona 2.1.2.3 Giai đoạn 1970 – 1989:

Năm 1970, Hilton trở thành công ty niêm yết trên sàn NYSE đầu tiên tham gia vào hoạt động kinh doanh cờ bạc trong nước thông qua việc mua lại 2 khách sạn Flamingo và Las Vegas International Las Vegas International sau đổi tên là Las Vegas

4

Trang 13

Hilton Sau 12 năm, Conrad Hotels được thành lập với tư cách là công ty con hoạt động quốc tế mới của Hilton Hotel Corp với mục tiêu vận hành mạng lưới các khách sạn và khu nghỉ dưỡng sang trọng tại các địa điểm du lịch và kinh doanh lớn trên thế giới

Khách sạn Hampton Inn đầu tiên mở tại Memphis, bang Tennessee năm 1984 First Hampton Inn mở tại Memphis Năm 1987 có sự kiện chương trình khách hàng thân thiết của Hilton Honors được triển khai Hampton trở thành thương hiệu khách sạn đầu tiên cam kết tiêu chuẩn 100% sự hài lòng năm 1989 Thương hiệu Homewood Suites khai trương khách sạn đầu tiên tại thành phố Omaha, bang Nebraska 2.1.2.4 Giai đoạn 1990 – 2009:

Những năm 90, thương hiệu Hilton Garden Inn ra mắt lần đầu tiên với bốn địa điểm và sau đó mở rộng đến hơn 500 thuộc tính khác Năm 1994, Hilton vượt qua các chương trình khách hàng thân thiết cạnh tranh bằng cung cấp cho hội viên điểm Hilton bắt đầu tham gia vào không gian mạng khi trang web đầu tiên của họ, www.hilton.com, được ra mắt năm 1995 Người dùng máy tính trên toàn thế giới có thể đặt phòng, tìm hiểu về các chương trình tại khách sạn và các ưu đãi đặc biệt trong 24 giờ mỗi ngày

Năm 2002, Hilton Worldwide Resorts ra mắt với tư cách là công ty con sở hữu kỳ nghỉ, cung cấp cho các thành viên của mình những khu nghỉ dưỡng cao cấp và những trải nghiệm kỳ lạ Năm 2006, BĐS của Hilton International được mua lại, thống nhất với thương hiệu Hilton trên toàn thế giới Một năm sau đó, Tập đoàn khách sạn Hilton hoàn tất việc sát nhập với một chi nhánh của các quỹ đầu tư tư nhân và BĐS của Tập đoàn Blackstone Đến năm 2009, trụ sở toàn cầu của Hilton chuyển đến McLean, bang Virginia, đồng thời ra mắt logo và tên công ty mới - Hilton Worldwide 2.1.2.5 Giai đoạn 2010 đến nay:

Năm 2011, Hampton by Hilton trở thành thương hiệu khách sạn đầu tiên được xếp hạng số 1 trong bảng xếp hạng Franchise 500 hàng năm của Tạp chí Doanh nhân, được biết đến là bảng xếp hạng nhượng quyền thương mại toàn diện, tốt nhất và đầu tiên trên thế giới Cùng năm, Home2 Suites by Hilton khai trương cơ sở kinh doanh đầu tiên tại thành phố Fayetteville, bang North Carolin Hai năm sau xuất hiện sự trở lại của Hilton tại Sở giao dịch chứng khoán NY để giao dịch với mã giao dịch HLT Năm 2014, ra mắt hai thương hiệu mới: một thương hiệu collection và một thương hiệu lifestyle Cùng năm đó, Hilton là thương hiệu khách sạn đầu tiên phát trực tiếp một buổi hòa nhạc trên YouTube, từ Hilton Times Square Việc mở rộng phạm vi hoạt động của mình tới 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với việc khai trương khách sạn Hilton N'Djamena tại Chad năm 2016 Hai năm tiếp, công bố liên minh chiến lược với Playa Hotels & Resorts, với kế hoạch tăng gần gấp đôi danh mục đầu tư

5

Trang 14

dịch vụ trọn gói trong những năm sau, bao gồm hai khu nghỉ dưỡng trọn gói bổ sung vào cuối năm Năm 2019, Hilton giới thiệu Signia Hilton vào phân khúc các cuộc họp và sự kiện lớn tại các khách sạn hàng đầu ở các khu đô thị và khu nghỉ dưỡng nổi tiếng được ưa thích Năm 2020, đây là năm thứ 2 liên tiếp, Hilton được Fortune vinh danh là nơi làm việc tốt nhất nước Mỹ theo bình chọn của nhân viên Năm 2021, Hilton sẽ chuyển đổi đến 2.000 phòng, tập trung vào các thương hiệu như là Hilton Hotels & Resorts, DoubleTree by Hilton và Hilton Garden Inn tại thị trường Thái Lan trong vòng 2 năm tới.

2.2 Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của tập đoàn Hilton:

2.2.1 Tầm nhìn:

Để lấp đầy trái đất bằng ánh sáng và sự ấm áp của lòng hiếu khách – bằng cách mang đến những trải nghiệm đặc biệt – mọi khách sạn, mọi khách, mọi lúc.

2.2.2 Sứ mệnh:

Trở thành công ty hiếu khách nhất thế giới – bằng cách tạo ra những trải nghiệm chân thành cho khách, cơ hội có ý nghĩa cho các thành viên trong nhóm, giá trị cao cho chủ sở hữu và tác động tích cực trong cộng đồng của chúng tôi

2.2.3 Mục tiêu chiến lược:

Mục tiêu chính của Tập đoàn Hilton là trở thành doanh nghiệp dẫn đầu thị trường bền vững trên toàn thế giới về ngành khách sạn và là sự ưu tiên hàng đầu của khách hàng Hilton cũng hướng đến xây dựng một hồ sơ thương hiệu, chiến lược với sự sang trọng, đẳng cấp và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng với quy mô lớn

2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của tập đoàn Hilton:

Cơ cấu tổ chức là phương tiện để các nhà quản trị có thể phối hợp các hoạt động giữa các chức năng hay các bộ phận khác với nhau nhằm khai thác đầy đủ các kỹ năng và năng lực của họ để phục vụ cho doanh nghiệp

Tập đoàn Hilton còn có một hệ thống ban quản lý, giám đốc đảm đương nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy tổ chức với phong cách và tác phong làm việc chuyên nghiệp mang lại những ý kiến để phát triển, cải thiện cho tập đoàn để mang lại những hiệu quả cao nhất Bên canh việc có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp thì Công ty còn có những bộ phận khác có năng lực và rất đáng tin cậy Tập đoàn Hilton cũng xây dựng một cơ cấu tổ chức bộ máy của mình như Hình 2.2 dưới đây để quản lý chặt chẽ nhân viên của mình góp phần đảm bảo sự thống nhất và phát triển bền vững cho tập đoàn.

6

Trang 15

(Nguồn: https://www-theofficialboard-com/)

Hình 2 2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Hilton

7

Trang 16

Hội đồng quản trị chỉ đạo, giám sát việc điều hành hoạt động kinh doanh và các công việc của Hilton theo cách thức phù hợp với lợi ích tốt nhất với Hilton và các cổ đông Ngoài ra, họ còn là người ra quyết định cuối cùng của Hilton, ngoại trừ những vấn đề được dành riêng cho hoặc chia sẻ với các cổ đông Đặc biệt, họ còn giám sát trực tiếp các rủi ro của các chiến lược đối với Hilton

Các bộ phận chức năng hỗ Hội đồng quản trị như: Ủy ban kiểm toán, Ủy ban bồi thường và Ủy ban quản trị Trong đó bộ phận Ủy ban kiểm toán có trách nhiệm giám sát rủi ro bằng cách xem xét định kỳ các hoạt động kế toán, báo cáo, tài chính và công nghệ thông tin của Hilton, bao gồm: tính trung thực của báo cáo tài chính, giám sát các kiểm soát hành chính và tài chính, việc tuân thủ pháp luật và quy định của Hilton, yêu cầu và chương trình quản lý rủi ro doanh nghiệp của Hilton và nhận báo cáo từ Giám đốc rủi ro Ủy ban bồi thường giám sát và đánh giá các rủi ro liên quan đến cơ cấu bồi thường và các chương trình bồi thường của Hilton, bao gồm: việc xây dựng, quản lý và tuân thủ quy định liên quan đến các vấn đề bồi thường và lập kế hoạch kế nhiệm Ủy ban quản trị giám sát và đánh giá các chương trình và rủi ro liên quan đến tổ chức, thành viên và cơ cấu của Hội đồng quản trị và quản trị công ty.

Các giám đốc là người thực hiện các phán quyết kinh doanh của mình vì lợi ích tốt nhất cho công ty và các cổ đông của công ty và đảm nhận việc giám sát các nhân viên trong phòng mà họ quản lý.

Các nhân viên thì phải thực hiện việc đảm bảo thực hiện các chỉ thị đã được ban hành từ các cấp trên của mình giao Đảm bảo việc bảo mật thông tin cho công ty để tránh bị các đối thủ cạnh tranh lợi dụng.

8

Trang 17

PHẦN 3 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN HILTON:3.1 Lợi thế cạnh tranh:

3.1.1 Thương hiệu uy tín và tập khách hàng lớn:

Nền kinh tế hiện nay nhất là thời điểm dịch Covid đang diễn ra phức tạp vì vậy sản phẩm và dịch vụ có uy tín trên thị trường luôn thu hút được đa số những khách hàng tiêu dùng Theo kết quả khảo sát của một công ty nghiên cứu thị trường cho biết có đến 2/3 người tiêu dùng trên toàn cầu khi được hỏi họ đã cho biết thương hiệu sản phẩm và uy tín doanh nghiệp là yếu tố quyết định khi lựa chọn hàng hoá, dịch vụ.

Hilton đã tăng trưởng và phát triển nhanh chóng nhờ có được uy tín trong việc thiết kế khách sạn sang trọng, theo mô hình khách sạn 5 sao cao cấp, đẳng cấp với chất lượng dịch vụ đứng đầu thế giới, mang đến cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời khi lưu trú tại đây Hiện nay tập đoàn Hilton được coi là một trong những tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới Năm 2013, tập đoàn Hilton đã thực hiện IPO (Initial Public Offering), một trong những thương vụ chào bán lớn nhất trong ngành khách sạn, vượt qua các đối thủ như Marriott và Hyatt.

Dựa trên kết quả khảo sát uy tín trên thế giới của Fortune cho thấy những doanh nghiệp có được kết quả danh tiếng, tiếng nói trên thị trường nằm trong khoảng 5 đến 8 sẽ có cơ hội làm gia tăng được giá trị của doanh nghiệp mình lên đến 7% Đây là con số đã góp phần mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều những lợi thế trong kinh doanh Họ cho phép áp đặt một mức giá cao hơn mà khách hàng sẵn lòng trả giá cao hơn từ những thương hiệu nổi tiếng đó, uy tín và chất lượng của sản phẩm, dịch vụ đó trên thị trường Do đó, thương hiệu có uy tín và tập khách hàng lớn đã mang lại cho Hilton nhiều ưu thế để cạnh tranh với các đối thủ mạnh khác trên thị trường về mảng khách sạn.

3.1.2 Bề dày kinh nghiệm:

Với bề dày hoạt động 102 năm Hilton có khả năng đánh giá đúng được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, phân tích chính xác tình hình kinh tế thế giới để đưa ra những những phương hướng kinh doanh phù hợp như:

Quản trị các hoạt động kinh doanh hiệu quả, phát triển thương hiệu của mình đến các quốc gia khác trên thế giới, liên kết, mở rộng quy mô kinh doanh,… đã giúp cho Hilton tiết kiệm đi các chi phí, thời gian Để từ đó tập trung phát triển các thương hiệu của họ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho tập đoàn

Hilton đã tìm hiểu, am hiểu và có thể xác định đúng được các xu hướng và thị hiếu của các khách hàng Từ đó họ tập trung nỗ lực phát triển và cải tiến các dịch vụ khách sạn để sao cho phù hợp nhất với những yêu cầu khắt khe đến từ những khách hàng khó tính Đặc biệt hơn cả là còn giúp cho Hilton giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong các cuộc đầu tư trên thị trường.

9

Trang 18

3.1.3 Mạng lưới phân phối toàn cầu:

Các khách sạn của Hilton đã có mặt trên 119 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Tại Việt Nam, hệ thống khách sạn Hilton cũng có mặt và làm mưa làm gió trong thị trường khách sạn 5 sao cao cấp Điển hình như khách sạn Hilton Hà Nội Opera, Hilton Garden Inn Hà Nội, Hilton Đà Nẵng và Hilton Sài Gòn đang trong giai đoạn khai trương

Với việc tập trung tăng cường hợp tác ở quy mô tập đoàn kết hợp với việc tham gia vào các chuỗi phân phối chuyên nghiệp, Hilton cung ứng thương hiệu của mình rộng khắp thế giới ở quy mô toàn cầu Chính điều này đã giúp cho Hilton nâng tầm thương hiệu của mình và nâng cao hiệu quả hoạt động để đáp ứng tốt nhất các phân khúc khách hàng Đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh với các tập đoàn khách sạn khác trên thị trường thế giới

3.1.4 Danh mục phân khúc khách sạn đa dạng:

Hiện tại, Tập đoàn khách sạn Hilton 18 phân khúc khách sạn khác nhau từ tầm trung trở lên, trong đó có những cái tên nổi bật như Hampton Inn, Hilton Garden Inn, Conrad Hotels & Resort, DoubleTree by Hilton, có mặt trên 119 quốc gia Với mục tiêu phát triển nhanh tốc độ phát triển các thương hiệu, phân khúc khách sạn, Hilton liên tục phát triển các chất lượng dịch vụ khách sạn để đáp ứng với yêu cầu của khách hàng, giúp giảm thiểu rủi ro, phù hợp với các tiêu chuẩn mà họ đã đề ra Tất cả các khách sạn của tập đoàn Hilton đều được thiết kế sang trọng, đẳng cấp với chất lượng dịch vụ đứng đầu thế giới, mang đến cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời khi lưu trú tại đây Ngoài ra, Hilton còn tiếp tục mở rộng quy mô đổi mới khóa kỹ thuật số của mình, với du khách sẵn sàng sử dụng điện thoại di động làm chìa khoá phòng

3.2 Ma trận SWOT:

3.2.1 Điểm mạnh

− Có hiệu suất tốt trong việc thâm nhập thị trường: Hilton có chuyên môn cao trong việc thâm nhập thị trường mới và tạo dựng được nhiều thành công Tập đoàn không ngừng mở rộng ra các thị trường quốc tế và đạt được doanh thu cao, đa dạng tại các thị trường mà tập đoàn hoạt động.

− Phát triển và cải tiến sản phẩm đạt được thành công lớn.

− Có dòng tiền dồi dào trong các dự án mới của mình, Hilton đủ khả năng mở rộng do sở hữu dòng tiền mạnh mẽ và đa dạng.

− Nhân lực dồi dào và có tay nghề cao: Hilton đầu tư mạnh vào việc đào tạo nhân lực nhằm mục tạo ra lực lượng lao động không chỉ có tay nghề mà còn đạt được nhiều thành tích cao.

10

Trang 19

− Mạng lưới phân phối rộng: Hilton có lịch sử từ 100 năm trước, tập đoàn giờ đây đã xây dựng được một mạng lưới rộng trên thế giới nhằm tiếp cận phần lớn thị trường tiềm năng của mình.

− Mức độ hài lòng của khách hàng cao: với bộ phận quản lý tận tâm, nhân lực làm việc chuyên nghiệp cùng với giá trị thương hiệu đã giúp Hilton ghi điểm gần như tuyệt đối với khách hàng.

− Có bộ nhận diện thương hiệu tốt

3.2.2 Điểm yếu:

− So với các đối thủ của mình, Hilton có số phòng trống cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh, điều này khiến tập đoàn phải đầu tư nhiều vào các kênh quảng bá, trong dài hạn sẽ bị ảnh hưởng đến sự tăng trưởng.

− Kế hoạch tài chính chưa được áp dụng hiệu quả.

− Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển còn ít hơn so với trong ngành − Có tỷ lệ lao động giảm nhiều hơn so với ngành.

− Khó khăn trong việc đối phó với những thách thức hiện tại do có những lực lượng mới trong phân khúc và mất một số thị phần.

− Còn phụ thuộc vào nhiều thị trường Hoa Kỳ.

3.2.3 Cơ hội:

− Xã hội và kinh tế phát triển, tạo ra nhiều xu hướng và điều kiện cho người tiêu dùng sử dụng dịch vụ của Hilton.

− Dòng tiền tự do lớn, điều này giúp Hilton có thể tạo được nhiều dự án mới nhằm mang lại lợi nhuận cao hơn.

− Khoa học - công nghệ phát triển giúp Hilton có thêm lượng KH trực tuyến − Sở hữu công nghệ cao giúp Hilton có thể đơn giản hóa việc thực hiện các dự

án của mình

− Thâm nhập thị trường toàn cầu, có chuỗi cung ứng ổn định.

− Mở cửa hội nhập mang lại nhiều lợi ích cho Hilton trong việc phát triển các cơ sở ở đa quốc gia.

− Lạm phát giảm dần, điều kiện tín dụng và lãi suất thấp hơn cho KH của Hilton.

3.2.4 Thách thức:

− Là công ty đa quốc gia nên chịu nhiều biến động về tiền tệ, chính trị, văn hóa trên thế giới.

− Chịu nhiều trách nhiệm pháp lý do các bộ luật ban hành trên thế giới − Là công ty dịch vụ nên sẽ có biến động về DT do có tính chất mùa “du lịch” − Biến động nền kinh tế toàn cầu.

11

Trang 20

3.3 Ma trận 5 áp lực cạnh tranh

3.3.1 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh hiện tại

Các đối thủ cạnh tranh được coi là trung tâm của ma trận năm áp lực cạnh tranh vì nó quyết định xuyên suốt đến từng yếu tố trong chu kỳ cạnh tranh của doanh nghiệp Tập đoàn Hilton cũng phải chịu áp lực từ rất nhiều các đối thủ cạnh tranh như: Sheraton, Marriot International,…Cụ thể là ở Tam Á của Hải Nam, Sheraton là đối thủ mạnh nhất đối với Hilton Đây là khách sạn được thành lập vào năm 1949, có chi nhánh tại Israel và 27 chi nhánh khác Sheraton cũng đã liên doanh với Starwood và rất thành công tại thị trường Châu Á Tại sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ (NASDAQ) thì tập đoàn Hilton chỉ xếp sau Marriot International - chuỗi cửa hàng, khách sạn tốt nhất trên thế giới và cạnh tranh quyết liệt trong ngành lĩnh vực lưu trú Còn tại thị trường nhà nghỉ ở Hoa Kỳ và một số công ty khác như IHG, Accor,…

Từ áp lực của những đối thủ cạnh tranh kể trên và để đạt được lợi thế cạnh tranh giữa các đối thủ Hilton đã có những chiến lược cạnh tranh gay gắt hơn Đó là chiến lược duy trì quản lý quan hệ khách hàng bằng việc sử dụng lợi thế CN – TT bằng cách thay đổi và củng cố phần mềm Hilton OnQ của mình hay là xây dựng chi nhánh khác, mua lại cơ sở,… Để cạnh tranh với đối thủ Marriott, Hilton đã xây dựng một chi nhánh tại Orlando, nơi mà Marriot tại thị trường Thương mại thế giới Hilton thực hiện áp dụng chiến lược mua lại những cơ sở mà Sheraton thành lập để có thể thâu tóm những khách sạn này trở thành khách sạn của Hilton.

3.3.2 Áp lực từ khách hàng

Đối với Hilton, khách hàng đã đóng góp một phần quan trọng vào tiến trình phát triển của tập đoàn Hilton sử dụng những chiến lược tiếp thị tốt, quảng cáo tốt cùng với chiến lược khuyến mãi “hiếu khách”, doanh nghiệp đã thành công thu hút được nhiều người tiêu dùng trên khắp thế giới Tại Mỹ, Hilton có hơn 3.060 quyền thương mại Tại 91 quốc gia, công ty cũng thu hút được nhiều người tiêu dùng trên toàn thế giới, xếp thứ 2 chỉ sau Marriott So với những công ty cùng ngành như Starwood, Hyatt và Sheraton, Hilton có số lượng khách hàng nhiều hơn hẳn Với những đặc điểm trên, có thể thấy thế lực thương lượng của khách hàng đang giảm sút

3.3.3 Áp lực của nhà cung cấp

Các nhà cung cấp cho Hilton bao gồm các nhà cung cấp năng lượng, công nghệ và nhà cung cấp thực phẩm,… Hilton tái chế nước và sử dụng các tòa nhà Xanh để tiết kiệm năng lượng, hơn nữa, Hilton còn sử dụng một số nguồn cung đắt nhất để giảm bớt đi chi phí từ nhà cung cấp Từ đó khẳng định được tầm quan trọng của Hilton đối với các nhà cung cấp Đặc biệt, khả năng hợp tác cùng có lợi giữa nhà cung cấp và Hilton sẽ được đảm bảo hơn Lúc này đã cho thấy thế lực của nhà cung cấp bị giảm xuống do Hilton đã sát nhập dọc về phía trước để thôn tính nhà cung cấp

12

Ngày đăng: 01/05/2024, 21:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Các giai đoạn của quản trị chiến lược - bài tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của tập đoàn hilton
Sơ đồ 1.1 Các giai đoạn của quản trị chiến lược (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w