1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phân tích chiến lược kinh doanh công ty đa quốc gia mcdonald’s

28 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Chiến Lược Kinh Doanh Công Ty Đa Quốc Gia Mcdonald’s
Tác giả Dương Khánh Linh, Trần Thế Vinh, Hồ Minh Đức, Dương Huy Hoàng
Người hướng dẫn T.S Trần Thị Bích Nhung
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương Cơ Sở II Tại Tp.Hcm
Chuyên ngành Quản Trị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 4,14 MB

Nội dung

Song song, ba bánh đà số được McDonald’s lựa chọn để hiệnthực hóa mục tiêu gồm: Digital – số hóa, thay đổi hoàn toàn cách tương tác củaMcDonald’s với khách hàng tại các điểm chạm trong h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI TP.HCM

BỘ MÔN QUẢN TRỊ -🙞🙜🕮🙞🙜

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA MCDONALD’S

Mã lớp : ML59 Nhóm sinh viên : Nhóm 13 Giảng viên hướng dẫn: T.S Trần Thị Bích Nhung

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

LỜI MỞ ĐẦU 4

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ MCDONALD’S 4

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 4

1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi 4

1.3 Mục tiêu chiến lược 5

PHẦN 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 6

2.1 Phân tích môi trường vĩ mô 6

2.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô theo PESTEL 6

a) Yếu tố chính trị 6

b) Yếu tố kinh tế 6

c) Yếu tố xã hội - văn hoá 6

d) Yếu tố công nghệ 7

e) Yếu tố môi trường 7

f) Yếu tố luật pháp 8

2.1.2 Phân tích môi trường ngành theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh 8

a) Áp lực từ đối thủ cạnh tranh trong ngành 8

b) Quyền lực đàm phán đến từ khách hàng 9

c) Nguy cơ đến từ các sản phẩm thay thế 9

d) Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm năng 10

e) Quyền lực đàm phán của nhà cung cấp 10

2.2 Phân tích môi trường vi mô 11

2.2.1 Phân tích nội bộ doanh nghiệp 11

a) Nguồn lực hữu hình 12

b) Nguồn lực vô hình 12

c) Năng lực cốt lõi 12

d) Lợi thế cạnh tranh 12

2.2.2 Phân tích chuỗi giá trị 13

Trang 4

a) Các hoạt động chính 13

b) Các hoạt động hỗ trợ 13

2.2.3 Mô hình phân tích tổng hợp SWOT Analysis 14

PHẦN 3: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 15

3.1 Chiến lược cạnh tranh 15

3.1.1 Chiến lược dẫn đầu về chi phí 15

3.1.2 Chiến lược dẫn đầu về sự khác biệt 15

3.1.3 Chiến lược tập trung 16

3.2 Chiến lược cấp công ty 16

3.2.1 Chiến lược hội nhập 16

3.2.2 Chiến lược đa dạng hoá 16

3.2.3 Chiến lược nhượng quyền và cấp phép 17

3.2.4 Phân tích danh mục hoạt động của doanh nghiệp qua ma trận BCG 17

3.3 Chiến lược kinh doanh quốc tế 18

PHẦN 4: KẾT LUẬN 20

4.1 Nhận xét 20

4.2 Đề xuất 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 5

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ MCDONALD’S

Tập đoàn McDonald's (tiếng Anh: McDonald's Corporation) là một chuỗi cửahàng thức ăn nhanh đa quốc gia của Hoa Kỳ Trụ sở chính của McDonald’s hiện tạitọa lạc ở Chicago, Illinois, Hoa Kỳ với CEO đương nhiệm là ông Chris Kempczinski

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

1937 – 1954: McDonald’s được sáng lập, tiền thân là một nhà hàng do hai anh

em nhà McDonald điều hành ở California, Hoa Kỳ Năm 1953, McDonald's đổi hoạtđộng kinh doanh thành một công ty nhượng quyền thương mại bằng nhà hàng nhượngquyền đầu tiên tại Phoenix Năm 1955, doanh nhân Ray Kroc gia nhập công ty với tưcách là đại lý nhượng quyền

1955 – 1980: Năm 1956, McDonald's chính thức đưa ra với mô hình nhượng

quyền và cấp phép – một trong những quyết định tài chính quan trọng nhất trong lịch

sử tập đoàn Năm 1959 chứng kiến tốc độ phát triển thần kỳ của McDonald’s với cộtmốc 100 triệu chiếc bánh hamburger bán ra trên toàn hệ thống và sự khai trương củacửa hàng thứ 100 Năm 1961, Kroc tiến hành mua lại chuỗi McDonald's với giá 2,7triệu USD (trị giá tương đương khoảng 27,7 triệu USD vào năm 2023), lần đầu tiênnộp đơn đăng ký nhãn hiệu "McDonald's" tại Hoa Kỳ cùng biểu tượng thương hiệuchữ "M" hai vòm chồng lên nhau Năm 1965, cổ phiếu của McDonald's chính thức bắtđầu giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán New York

1980 – nay: McDonald's mở rộng mạnh mẽ mô hình kinh doanh truyền thống

sang các phạm vi kinh doanh mới và bước vào kỷ nguyên tăng trưởng nhanh chóng,McDonald's đã tăng gấp đôi số lượng nhà hàng kể từ năm 1988 Tháng 06 năm 2022,

cổ phiếu McDonald’s đạt mức cao nhất mọi thời đại, đưa vốn hóa thị trường của công

ty lên 218 tỷ USD Lợi nhuận hàng năm được ghi nhận là 6,2 tỷ USD trên tổng doanhthu 23,2 tỷ USD

1.2 Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi (phỏng dịch)

Sứ mệnh: “Trở thành địa điểm ăn uống được ưa chuộng nhất, tạo ra trảinghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng và là tiêu chuẩn cho dịch vụ thức ăn nhanh.” Tầm nhìn: “Luôn cho ra những món ăn hài lòng nhất, và luôn giữ vững sự pháttriển, không ngừng tìm kiếm những cải tiến cho hệ thống toàn cầu.”

Giá trị cốt lõi: Phục vụ – Bình đẳng – Chính trực – Gắn kết – Mái ấm

Trang 6

1.3 Mục tiêu chiến lược

Tháng 03 năm 2017, McDonald’s đề ra kế hoạch chuyển đổi số (VelocityGrowth Plan), với mục đích biến chuỗi cửa hàng thành một nền tảng công nghệ tiệnlợi, linh hoạt, nâng tầm trải nghiệm khách hàng qua việc ứng dụng những kỹ thuậtcông nghệ tiên tiến nhất Kế hoạch được tiến hành xoay quanh ba tệp đối tượng ngườidùng chính của McDonald’s, bao gồm: Retain – Giữ chân khách hàng trung thànhbằng việc củng cố và nâng tầm trải nghiệm, Regain – Lấy lại những khách hàng đãmất vào tay đối thủ cạnh tranh bằng các cải tiến sản phẩm và dịch vụ, và Convert –Chuyển đổi khách hàng thông thường thành khách hàng thân thiết, bằng việc pháttriển các mảng dịch vụ mới, đồng thời cung cấp ưu đãi và trải nghiệm vượt trội so vớicác đối thủ cùng ngành Song song, ba bánh đà số được McDonald’s lựa chọn để hiệnthực hóa mục tiêu gồm: Digital – số hóa, thay đổi hoàn toàn cách tương tác củaMcDonald’s với khách hàng tại các điểm chạm trong hành trình tiêu dùng, Delivery

sử dụng công nghệ để định nghĩa lại sự tiện lợi của hoạt động giao hàng, và

Experience of the Future – nâng tầm trải nghiệm bằng các yếu tố công nghệ trực tiếp

trong các nhà hàng của McDonald’s

Trang 7

Tư tưởng

23

PHÂN TÍCH ĐỊNH NGHĨA TƯ TƯỞNG…

Tư tưởng Hồ

2

Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 8

PHẦN II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

2.1 Phân tích môi trường vĩ mô

2.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô theo mô hình PESTEL

a) Yếu tố chính trị (Political)

Môi trường chính trị tạo nên rào cản trong môi trường và điều kiện kinh doanh

ở mỗi quốc gia, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quốc tế của McDonald’s Nhữngkhu vực với các nguy cơ chính trị bất ổn gia tăng làm gián đoạn hoạt động kinhdoanh, ảnh hưởng đến bên nhượng quyền hoặc ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêudùng Điển hình là sự cấm vận Iran dành cho McDonald’s do mối quan hệ không thânthiện giữa quốc gia này với Hoa Kỳ, mặc dù thức ăn không vi phạm chính sách antoàn thực phẩm của Iran, hay sự đóng cửa hoàn toàn các cửa hàng McDonald’s ở Ngasau sự kiện Nga tấn công Ukraine, hay Triều Tiên cấm McDonald’s do những quyđịnh nghiêm ngặt về xuất nhập khẩu các thực phẩm do vấn đề chính trị quốc gia

b) Yếu tố kinh tế (Economic)

Tình hình kinh tế tổng thể và tốc độ tăng trưởng tác động trực tiếp đến sức mua

và cầu tiêu dùng về tiêu thụ đồ ăn nhanh Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, với thunhập rộng rãi hơn, người tiêu dùng có xu hướng tăng mức chi tiêu cho việc đi ănngoài, và ngược lại khi có suy thoái kinh tế Tỷ lệ lạm phát và biến động tiền tệ có ảnhhưởng đáng kể đến hoạt động của McDonald’s, đặc biệt là chi phí đầu vào, kiểm soátcung ứng và tỷ suất lợi nhuận, buộc McDonald’s phải bước vào cuộc cạnh tranh mứcgiá Ví dụ, vào mùa hè năm 2022, McDonald's đã phải điều chỉnh giá do ảnh hưởngcủa lạm phát, với mức tăng khoảng 10 đến 20 xu (khoảng 2.500 - 5.500 đồng) Tỷ lệthất nghiệp tại các quốc gia cũng tác động đến sự cạnh tranh ngày càng tăng về chi phílao động và trình độ của công nhân lành nghề Trong một thông báo vào đầu năm

2023, CEO Chris Kempczinski thừa nhận đang chuẩn bị cho đợt sa thải nhiều nhânviên tại các văn phòng Hoa Kỳ, nhằm tiết kiệm nguồn vốn công ty thông qua kế hoạchđánh giá lại lực lượng lao động

c) Yếu tố xã hội – văn hóa (Socio-cultural)

Hoạt động đa quốc gia, McDonald's hiểu rõ mỗi quốc gia có những chuẩn mựcvăn hóa, thị hiếu và hạn chế về văn hóa khác nhau Thấu hiểu thị trường giúp

Ôn thi cuối kì Tthcm

Trang 9

McDonald's đưa ra những quyết định đúng đắn và hạn chế tỷ lệ sai sót sản phẩm khixâm nhập thị trường, thông qua việc điều chỉnh thực đơn nhằm phục vụ sở thích địaphương và tuân thủ các yêu cầu về tôn giáo hoặc văn hóa chế độ ăn, chẳng hạn nhưcác thay thế nguyên liệu đạm động vật hoặc các lựa chọn thuần chay Đồng thời, trongbối cảnh sức khỏe người tiêu dùng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu hiện nay, nhờtác động nhận thức từ các chính sách y tế của chính phủ trong việc phổ cập tác hại cácloại bệnh như béo phì, tim mạch, tiểu đường đối với sức khỏe cộng đồng, McDonald'sthích ứng với xu hướng này bằng các lựa chọn thực phẩm cân bằng và bổ dưỡng hơn,chẳng hạn như các món rau trộn và các lựa chọn ít calo, cùng như tích cực quảng bácác thực đơn mới có tên “Happy Meals” (Bữa ăn vui vẻ) có tăng lượng rau củ quả vàgiảm trung bình 10% calo mỗi năm

d) Yếu tố công nghệ (Technological)

Kế hoạch chuyển đổi số Velocity Growth Plan dẫn đường cho tất cả các hoạtđộng chuyển đổi số của McDonald’s phát triển theo một định hướng có hệ thống, điểnhình với dịch vụ đặt hàng trực tuyến Các báo cáo phân tích thị trường đều cho thấytrong quý I/2023, ngành hàng đồ ăn nhanh đã bùng nổ mạnh mẽ thông qua các ứngdụng đặt hàng trực tuyến kể cả khi họ tăng giá Trong báo cáo kết quả kinh doanh quýI/2023, McDonald’s cho biết doanh số bán hàng trực tuyến ở sáu thị trường chủ chốttrên thế giới đã đạt 7,5 tỷ USD, chiếm gần 40% tổng doanh số McDelivery cũng làứng dụng giao đồ ăn nhanh được tải nhiều nhất trên thế giới trong năm 2022 Đồngthời, vào năm 2020, McDonald’s thành lập McD Tech Labs nhằm tập trung vào việctương tác với khách hàng kỹ thuật số khi ngành F&B tiếp tục coi công nghệ là phươngpháp then chốt để tăng doanh số bán hàng Email, hỗ trợ trò chuyện tức thời và VoIP

là một số phương tiện liên lạc qua internet mà McDonald’s sử dụng để quản lý cáchoạt động của mình Ngoài ra, phần mềm hệ thống quản lý này cũng được yêu cầucung cấp cho doanh nghiệp số liệu hoạt động kinh doanh có liên quan như giám sátgiá cổ phiếu, doanh số, các số liệu thống kê khác từ đó hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra cácquyết định thực hiện chiến lược sáng suốt

e) Yếu tố môi trường (Environmental)

Ngành công nghiệp thức ăn nhanh góp phần phát thải khí nhà kính thông quatiêu thụ năng lượng, vận chuyển và hoạt động nông nghiệp Là chuỗi cửa hàng thức ăn

Trang 10

nhanh lớn nhất thế giới, McDonald’s chịu áp lực phải thực hiện các biện pháp bềnvững để giảm tiêu thụ tài nguyên, giảm thiểu phát sinh chất thải và thúc đẩy các sángkiến tái chế hoặc nâng cấp, nỗ lực giảm thiểu lượng khí thải carbon bằng cách đầu tưvào thiết bị tiết kiệm năng lượng, tìm nguồn cung cấp năng lượng tái tạo và thực hiệncác giải pháp vận chuyển và hậu cần bền vững hơn, đồng thời giám sát lượng khí thảicarbon của mình để đảm bảo quy trình sản xuất các sản phẩm của mình theo phươngpháp thân thiện với môi trường Ngoài vấn đề về môi trường, McDonald’s xây dựngthêm các chính sách trách nhiệm hợp tác xã hội, ví dụ như việc bổ sung nguồn cungthịt bò và sữa từ các nông dân địa phương, hỗ trợ giải quyết nhu cầu của địa phương

để cải thiện uy tín chung của thương hiệu

f) Yếu tố luật pháp (Legal)

Để hoạt động xuyên biên giới toàn cầu, tại mỗi quốc gia sở tại, McDonald’sluôn cần thiết một môi trường chế tài pháp lý ổn định để công ty có thể bảo vệ lợi íchcủa mình theo quan điểm pháp lý McDonald's phải luôn tuân thủ các tiêu chuẩn vệsinh an toàn thực phẩm tại các quốc gia hoạt động, bao gồm quản lý nguồn cung ứngnguyên liệu, chuẩn bị, bảo quản và xử lý thực phẩm để đảm bảo sự an toàn chất lượngcủa sản phẩm McDonald’s cũng phải luôn cẩn trọng với các hàng rào thuế quan, tàichính và chính sách liên quan đến doanh nghiệp nước ngoài tại quốc gia hoạt động,bao gồm các yêu cầu về thuế doanh nghiệp, thuế bán hàng và các tiêu chuẩn báo cáotài chính Biến động tiền tệ có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của công ty, đặcbiệt khi hợp nhất báo cáo tài chính từ nhiều quốc gia khác nhau Thiếu cẩn trọng vềluật pháp có thể dẫn đến các hình phạt pháp lý, tổn thất tài chính và thiệt hại về danhtiếng

2.1.2 Phân tích môi trường ngành theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh

a) Áp lực từ đối thủ cạnh tranh trong ngành (Internal Rivalry)

Thị trường thức ăn nhanh gồm một số lượng lớn các doanh nghiệp quy mô vừa

và nhỏ, và trong đó không có một doanh nghiệp nào giữ vai trò chi phối toàn ngành

Do vậy, cơ cấu ngành được xem là phân tán mỏng khi rào cản gia nhập ngành thấp dolợi thế kinh tế theo quy mô không mạnh

Xét trên toàn thế giới, với sản phẩm và đối tượng mục tiêu tương tự, các đốithủ cạnh tranh chủ lực của McDonald’s trong lĩnh vực này là KFC và Burger King với

Trang 11

doanh thu hàng năm lần lượt là 2.83 tỷ USD (2022) và 1,9 tỷ USD (2022), cùngnhững cái tên khác như Wendy’s, Subway, Chipotle Với đối tượng khách hàng mụctiêu tương tự, các thương hiệu như Starbucks (1.14 tỷ USD, 2023) và Dunkin Donuts(1,32 tỷ USD, 2023) có thể được coi là đối thủ cạnh tranh gián tiếp của McDonald’s

và là đối thủ trực tiếp với chuỗi McCafé phục vụ thức uống và đồ tráng miệng Sựkhác biệt hóa về sản phẩm không đáng kể dẫn đến cuộc chiến về giá giữa các doanhnghiệp trong ngành, được xem là một thách thức lớn của McDonald’s

Xét tại các thị trường nội địa khi thực hiện chiến lược mở rộng toàn cầu,McDonald’s cũng phải đối mặt gặp phải đối thủ cạnh tranh ngay tại các quốc gia đó

Ví dụ điển hình có thể kể đến chuỗi bán lẻ đồ ăn nhanh Tim Hortons (Canada),Jollibee (Philippines), Lotteria (Hàn Quốc), Hungry Jacks (Úc), Pret A Manger (UK),v.v… Mặc dù quy mô toàn cầu của các đối thủ này không quá cạnh tranh vớiMcDonald’s nhưng vẫn chiếm một phần lớn tiêu dùng của khách hàng nhờ lợi thế nộiđịa

b) Quyền lực đàm phán đến từ khách hàng (Bargaining Power ofCustomers)

Đối tượng mục tiêu của McDonald's được đặt trên toàn cầu và bao gồm nhiềunhóm tuổi, từ trẻ em đến người già Nhân khẩu học lý tưởng của McDonald’s đặc biệttập trung vào các gia đình nhiều thế hệ, nhân viên văn phòng và sinh viên – nhữngngười thích nhiều sản phẩm và trải nghiệm khác nhau, và có ý thức nhất định về giá trịdinh dưỡng của bữa ăn, với trung bình 44 lần một năm ghé thăm nhà hàngMcDonald’s Theo dữ liệu năm 2020, hầu hết khách hàng trung thành củaMcDonald’s là những gia đình lao động có thu nhập trung bình thấp ở cả thành thị vànông thôn, thu nhập hộ gia đình hàng năm từ 48.000 đến 65.000 USD Những phânđoạn thị trường này có tỷ suất lợi nhuận cực cao, quy mô kinh tế cũng như tốc độ tăngtrưởng rất lớn trên tổng thị phần ngành hàng Với McDonald’s, quyền lực đàm pháncủa khách hàng bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài góp phần tạo nên khả năngthương lượng mạnh mẽ của người mua, gồm chi phí chuyển đổi của người mua, sốlượng các nhà cung ứng tương tự trên thị trường và các sản phẩm thay thế Kháchhàng càng có nhiều lựa chọn thì vị thế của khách hàng càng lớn, càng có nhiều lợi thếtrong việc đàm phán chính sách giá

Trang 12

c) Nguy cơ đến từ các sản phẩm thay thế (Threat of Substitutes orSubstitution)

Thị trường thức ăn nhanh đang dần đi vào bão hòa với sự lên ngôi của các môhình chuỗi kinh doanh F&B đa dạng, với cạnh tranh về giá cả rất lớn Sự đe dọa đến

từ sản phẩm thay thế đối với McDonald’s được thể hiện thông qua các yếu tố phổ biếnnhư chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm, xu hướng sử dụng hàng thay thế đến

từ khách hàng, tương quan giữa chất lượng và giá cả của các mặt hàng thay thế Chiphí chuyển đổi của ngành hàng thức ăn nhanh rất thấp khi những bất lợi người tiêudùng phải nhận khi đưa ra thay đổi trong lựa chọn không đáng kể hoặc rất nhỏ Ngườitiêu dùng có thể dễ dàng chuyển từ McDonald’s sang sản phẩm thay thế từ việc tìmkiếm thông tin để so sánh các nhà cung cấp và đưa ra các lựa chọn thay thế Khả năngthay thế sản phẩm còn chịu ảnh hưởng bởi sự sẵn có của các sản phẩm thay thế thựcphẩm và đồ uống có liên quan, ví dụ các cửa hàng thực phẩm thủ công tại địa phương,các sản phẩm ăn liền khác hay các bữa ăn người tiêu dùng có thể nấu tại nhà d) Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm năng (Threats of New Entrants)

Tầm ảnh hưởng đến từ sự gia nhập của các doanh nghiệp mới trong ngành thức

ăn nhanh được xác định qua các yếu tố: chi phí chuyển đổi (thấp), chi phí vốn ban đầu(trung bình) và chi phí phát triển thương hiệu (thấp) Chi phí vốn cao – gồm các mụcnhư bất động sản, thiết bị, vật tư, nhân viên và tiếp thị – hạn chế tương đối sự gia nhậpthị trường của các doanh nghiệp mới Các rào cản pháp lý trong ngành công nghiệpthức ăn nhanh như các quy định an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn sức khỏe và thực hànhlao động lại giảm bớt áp lực cho những doanh nghiệp lâu đời như McDonald’s nhờthời gian hoạt động lâu dài so với các doanh nghiệp mới cần xây dựng lại hành langpháp lý từ đầu Chi phí phát triển thương hiệu thì còn phụ thuộc vào quy mô củadoanh nghiệp, nếu doanh nghiệp đặt mục tiêu tạo một thương hiệu mạnh cạnh tranhvới thương hiệu McDonald’s Như vậy, mối đe dọa cạnh tranh của những người mớigia nhập là ở mức trung bình, không phải là vấn đề chiến lược quan trọng nhất đối vớiMcDonald's

e) Quyền lực đàm phán của nhà cung cấp (Bargaining Power of Suppliers) Khả năng gây áp lực về giá đến từ các nhà cung ứng nguyên liệu củaMcDonald’s được xác định bởi số lượng nhà cung cấp, sự tích hợp của các nhà cung

Trang 13

cấp và nguồn cung tổng thể cho các doanh nghiệp dịch vụ ăn uống Thị trường đadạng các nhà cung cấp cũng như sự dồi dào của các nguyên liệu chính, như bột mì,đường và thịt đã làm suy yếu sức ảnh hưởng của các nhà cung cấp riêng lẻ đối vớiMcDonald’s Do đó, sức ảnh hưởng của nhà cung cấp trở nên yếu đi và là một trở ngạikhông đáng kể trong quản lý chiến lược của McDonald’s McDonald’s đề ra chiếnlược tạo mối quan hệ hợp tác hiệu quả với những nhà cung cấp và các tổ chức hoạtđộng trong lĩnh vực môi trường, nông nghiệp và phát triển bền vững, nhờ một bộ tiêuchuẩn riêng áp dụng cho các nguyên liệu đầu vào “The Supplier Code of Conduct” –

là điều kiện tiên quyết cho bất cứ ai muốn trở thành đối tác cung ứng của McDonald’s

2.2 Phân tích môi trường vi mô

2.2.1 Phân tích nội bộ doanh nghiệp

a) Nguồn lực hữu hình

Đối với nguồn lực tài chính, xét về khả năng vay vốn, nhờ giá trị thương hiệu

khổng lồ, uy tín của McDonald’s đủ lớn để vay vốn từ các ngân hàng và đối tác tàichính Xét về khả năng huy động nguồn vốn nội bộ, nhờ mạng lưới cửa hàng phủ sóng

đa quốc gia, McDonald’s có thể nhận được 40% số tiền từ 995.708 đến 2,3 triệu USDbằng cách nhượng quyền mỗi cửa hàng kinh doanh

Xét về nguồn lực tổ chức, tổ chức nội bộ của McDonald’s được thiết kế để quản

lý hiệu quả và xử lý hiệu quả các hoạt động toàn cầu của công ty

CEO Board of Directors

Marketing

Department

Sales Department

Finance Department

Restaurant Department

Supply Department

Country Head Country Head Country Head Country Head Country Head

Marketing

Manager

Regional Sales Manager

Finance Manager Restaurant

Manager

Procurement

Advertisement Account Manager Staff Training Logistics

Trang 14

Crew Members Storehouse

Bảng: Tổ chức nội bộ của McDonald’s

Xét về nguồn lực vật chất, nhờ khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu,

McDonald’s không gặp quá nhiều khó khăn trong việc lựa chọn thị trường cung ứng

Tự thân tập đoàn đã sản xuất và đáp ứng đầy đủ máy móc, thiết bị cho hơn 40.000 nhàhàng của mình

Xét về nguồn lực công nghệ, các yếu tố công nghệ cứng McDonald’s sở hữu có

thể kể đến như công nghệ 4IR Hoạt động R&D để cải tiến bản quyền thương hiệu và

bí mật kinh doanh được xem là cơ hội cho công ty cập nhật lợi thế cạnh tranh.b) Nguồn lực vô hình

Xét về hệ thống nhân viên, McDonald’s là công ty tư nhân lớn thứ hai thế giới

với 1,7 triệu nhân viên Nhờ lịch sử hoạt động lâu đời nên văn hóa công ty cũng có sựtrưởng thành, linh hoạt và kinh nghiệm, do đó sự khôn ngoan của những nhà quản trị,

sự dày dặn kinh nghiệm của những nhân sự trong công ty cũng như hệ thống bán hàngkhông chỉ là nguồn lực mà còn là giá trị của thương hiệu

Xét về nguồn lực sáng tạo, các hình thức sáng tạo mang công nghệ tiên tiến có

thể kể đến như: Tiếp thị cá nhân hóa, áp dụng các ki-ốt kỹ thuật hóa để tự phục vụ,phân phối không tiếp xúc được kích hoạt kỹ thuật số và kinh doanh thông minh thờigian thực

Xét về nguồn lực danh tiếng, giá trị thương hiệu năm 2023 của McDonald’s

được ghi nhận 191.11 tỷ USD, tăng cơ sở cho uy tín cũng như niềm tin với kháchhàng và nhà cung ứng dành cho thương hiệu

c) Năng lực cốt lõi

Bằng các nguồn lực sẵn có, McDonald’s đã sử dụng hợp lý, điều phối thành

công những cách thức xúc tiến và tiếp thị mới trên thị trường kinh doanh kỹ thuật sốmới

Xét về năng lực cốt lõi, công ty đã tận dụng tốt được thương hiệu cũng như thói quen tiêu dùng mua sắm của khách hàng để phát triển và tạo doanh thu Xét về năng lực vượt trội, ta có thể thấy rõ đó chính là giá trị thương hiệu của McDonald’s đã in

sâu trong tiềm thức của khách hàng, thúc đẩy khả năng mua hàng liên tục và đều đặn,

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w