1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích chiến lược kinh doanh của một tập đoàn doanh nghiệp cụ thể họat động trong các lĩnh vực lâm nghiệp thủy sản bảo hiểm hoặc hàng không tại việt nam

39 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích chiến lược kinh doanh của một tập đoàn/doanh nghiệp cụ thể hoạt động trong các lĩnh vực lâm nghiệp, thủy sản, bảo hiểm, hoặc hàng không tại Việt Nam (Phân tích chiến lược kinh doanh của Vietnam Airlines)
Tác giả Lê Minh Quân, Mai Anh Quân, Nguyễn Mạnh Quân, Trần Thị Trà Giang
Người hướng dẫn Vũ Lệ Hằng
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Quản trị chiến lược
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 3,5 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. KHÁI QUÁT VỀ VIETNAM AIRLINES (5)
    • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển (5)
    • 1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và giá trị cốt lõi (7)
    • 1.3. Lĩnh vực kinh doanh chính (8)
    • 1.4. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (8)
  • PHẦN 2. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VIETNAM AIRLINES (12)
    • 2.1. Phân tích ma trận SWOT (12)
    • 2.2. Phân tích ma trận EFE, IFE VÀ CPM (16)
    • 2.3. Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh (19)
    • 2.4. Phân tích các chiến lược kinh doanh của Vietnam Airlines (20)
    • 2.5. Phân tích chiến lược Marketing Mix 5P (25)
    • 2.6. Phân bổ nguồn lực tại doanh nghiệp (30)
    • 2.7. Đánh giá (31)
  • PHẦN 3. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT (32)
    • 3.1. Bài học kinh nghiệm rút ra từ chiến lược kinh doanh của Vietnam Airlines (32)
    • 3.2. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu (34)

Nội dung

Qua việc tìm hiểu các yếu tố khách quan và chủ quan, ta có thể đánh giá được sức mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà hãng hàng không này đang đối mặt.Mục tiêu của bài nghiên cứu này

KHÁI QUÁT VỀ VIETNAM AIRLINES

Quá trình hình thành và phát triển

Lịch sử của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bắt đầu từ tháng Giêng năm

1956, khi Cục Hàng không Dân dụng được Chính phủ thành lập, đánh dấu sự ra đời của Ngành Hàng không Dân dụng ở Việt Nam Vào thời điểm đó, đội bay còn rất nhỏ, với vẻn vẹn 5 chiếc máy bay cánh quạt IL 14, AN 2, Aero 45… Chuyến bay nội địa đầu tiên được khai trương vào tháng 9/1956.

Giai đoạn 1976 1980 đánh dấu việc mở rộng và khai thác hiệu quả nhiều tuyến bay quốc tế đến các các nước châu Á như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Singapore Vào cuối giai đoạn này, hàng không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO). Tháng 4 năm 1993, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức hình thành với tư cách là một đơn vị kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của Nhà nước Vào ngày 27/05/1995, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt.

- Những cột mốc đáng nhớ

+ 1993: Thành lập Hãng hàng không quốc gia Việt Nam.

+ 1995: Thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam gồm Hãng hàng không quốc gia Việt Nam và 20 doanh nghiệp trong ngành.

+ 2002: Giới thiệu biểu tượng mới - Bông Sen Vàng gắn với các cải tiến vượt trội về chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng bay và nâng cấp đội bay. + 2003: Tiếp nhận đưa vào khai thác tàu bay hiện đại Boeing 777 đầu tiên, khởi đầu chương trình hiện đại hóa đội bay.

+ 2006: Trở thành thành viên chính thức của IATA.

+ 2010: Chính thức là thành viên thứ 10 của Liên minh hàng không Skyteam. + 2014: Chào bán thành công cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

+ 04/2015: Chính thức hoạt động theo mô hình CTCP từ ngày 01/4/2015.

+ 07/2015: Trở thành hãng hàng không đầu tiên của Châu Á và thứ 2 trên thế giới tiếp nhận máy bay thế hệ mới Airbus A350 - 900, đồng thời ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới.

+ 07/2016: Chính thức được công nhận là Hãng hàng không quốc tế 4 sao theo tiêu chuẩn của Skytrax.

+ 07/2016: Hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư chiến lược ANA Holdings INC (Nhật Bản).

+ 01/2017: Cổ phiếu Vietnam Airlines chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán UPCOM với mã chứng khoán HVN, giá trị vốn hóa nằm trong top đầu của thị trường.

+ 12/2017: Chào đón hành khách thứ 200 triệu sau 20 năm thành lập và đạt 1,5 triệu hội viên Bông Sen Vàng.

+ 07/2018: Nhận chứng chỉ Skytrax lần 3 liên tiếp là Hãng hàng không quốc tế

+ 11/2018: Chính thức đón tàu A321NEO đầu tiên; chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước từ Bộ GTVT sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

+ 05/2019: Niêm yết cổ phiếu và giao dịch trên sàn HOSE.

+ 08/2019: Nhận máy bay Boeing B787 - 10 Dreamliner đầu tiên - máy bay thân rộng lớn nhất thế giới của Boeing.

+ 07/2020: Nhận chứng chỉ 5 sao cao nhất về an toàn phòng chống dịch Covid19 của Skytrax.

+ 11/2021: Khai trương đường bay thẳng thường lệ Việt Nam - Hoa Kỳ. + 11/2022: Hội đồng Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ VIII đã trao giải Nhì cho tác phẩm phim hướng dẫn an toàn bay “ m vang đồng điệu” và giải Khuyến khích MV “Nhanh lên nhé” của Vietnam Airlines trong hạng mục video clip.

+ 12/2022: Ra mắt thẻ hội viên Million Miler với các cải tiến về dịch vụ dành riêng cho khách hàng triệu dặm.

Là một hãng hàng không quốc tế năng động, hiện đại và mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam, trong suốt hơn 20 năm phát triển với tốc độ tăng trưởng ở mức hai con số, Vietnam Airlines đã và đang dẫn đầu thị trường hàng không Việt Nam một trong những thị trường nội địa có sức tăng trưởng nhanh nhất thế giới Là hãng hàng không hiện đại với thương hiệu được biết đến rộng rãi nhờ bản sắc văn hóa riêng biệt, Vietnam Airlines đang hướng tới trở thành hãng hàng không quốc tế chất lượng 5 sao dẫn đầu khu vực châu Á.

Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và giá trị cốt lõi

Từ những cánh bay quả cảm làm nên truyền thống hào hùng của hàng không quốc gia, trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, Tổng Công ty tiếp tục xác định tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi dựa trên phương châm Đoàn kết – Sáng tạo – Bản lĩnh – Hành động để chắp cánh cho các chuyến bay chất lượng dịch vụ 5* tạo nên những hành trình gắn kết, hướng đến sự hoàn thiện của Hãng cùng mỗi con người Vietnam Airlines. Mục tiêu ngắn hạn của Vietnam Airlines là tăng cường hoạt động khai thác và quản lý vận tải hàng không, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường hiệu quả kinh doanh và tăng cường quan hệ đối tác quốc tế.

Mục tiêu dài hạn của Vietnam Airlines là mở rộng mạng lưới bay quốc tế và khu vực, nâng cao độ tin cậy và an toàn, phát triển lại cơ cấu tổ chức và nâng cao năng lực quản lý, đồng thời phát triển và ứng dụng những công nghệ mới nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Trong phần “ Định hướng chiến lược phát triển ” được đưa ra trong báo cáo thường niên của Vietnam Airlines, hãng bay xác định “ Tầm nhìn – Sứ mệnh ” dựa trên các phương diện sau đây:

- Giữ vững vị thế của Vietnam Airlines là doanh nghiệp hàng không số 1 tại Việt Nam.

- Tập đoàn các hãng hàng không – Vietnam Airlines Group giữ thị phần nội địa số 1 tại Việt Nam (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO).

- Vietnam Airlines là hãng hàng không quốc gia, lực lượng vận tải chủ lực tại Việt Nam, hãng hàng không hàng đầu châu Á được khách hàng tin yêu lựa chọn.

- Cung cấp dịch vụ hàng không chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng của khách hàng.

- Tạo dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp,

3 hiệu quả, nhiều cơ hội phát triển cho người lao động.

- Kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo lợi ích bền vững cho cổ đông.

Giá trị cốt lõi của Vietnam Airlines bao gồm:

- An toàn là số 1: Nền tảng cho mọi hoạt động của Vietnam Airlines

- Khách hàng là trung tâm: Vietnam Airlines luôn thấu hiểu sự phát triển của tổ chức đi cùng với sự tin yêu của khách hàng.

- Người lao động là tài sản quý giá nhất: Mọi chính sách đãi ngộ đều được xây dựng trên cơ sở công bằng và lợi ích xứng đáng để duy trì gắn kết và tạo sức mạnh đoàn kết trong tổ chức.

- Không ngừng sáng tạo: Lấy sáng tạo là phương châm đổi mới, Vietnam Airlines luôn không ngừng đổi mới trên mọi lĩnh vực với tư duy đột phá để đạt được thành công lớn

- Tập đoàn hàng không có trách nhiệm: Vietnam Airlines ý thức rằng sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội là nhân tố đầu vào then chốt để đưa ra quyết định trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

Lĩnh vực kinh doanh chính

Lĩnh vực kinh doanh chính của Vietnam Airlines là hàng không vận chuyển hành khách và hàng hóa Hãng cung cấp dịch vụ vận chuyển bay quốc tế và nội địa, kết nối các thành phố lớn ở Việt Nam với nhiều điểm đến trong nước và trên thế giới Bên cạnh đó, Vietnam Airlines cũng cung cấp các dịch vụ bổ sung như đặt vé, dịch vụ đặc biệt, đặt khách sạn, cho thuê xe và các dịch vụ liên quan khác.

Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Đánh giá tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines dựa trên các chỉ tiêu: Tổng doanh thu, Tổng chi phí, Lợi nhuận trước thuế, Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, Lợi nhuận sau thuế trong 2 năm gần nhất

Dưới đây là bảng thể hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được dựa trên báo cáo tài chính Vietnam Airlines công bố công khai trên Website chính thức của mình

Tổng doanh thu 28,093,455,616,140 70,959,896,125,021 42,866,440,508,881 Tổng chi phí 4,584,370,798,301 6,711,965,470,873 2,127,594,672,572 Lợi nhuận trước thuế - 12,965,223,089,561 - 10,091,298,186,135 2,873,924,903,426

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 256,599,759,744 301,483,739,900 44,883,980,156

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp - 13,278,992,876,131 - 10,369,381,433,661 2,909,611,442,470

Bảng 1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2021 - 2022 Đơn vị: Đồ

- Cả năm 2022, tổng doanh thu của Vietnam Airlines đạt gần 71.000 tỷ đồng Con số này tương đương trên 70% mức trướ

2019 và lớn hơn cả hai năm 2020, 2021 gộp lại Dù vậy, mức doanh thu này vẫn chưa thể giúp hãng bù đắp được nhữ tăng mạnh trong bối cảnh giá nhiên liệu bay, tỷ giá tăng mạnh năm 2021.

- Công ty ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất vẫn âm khoảng 10.091 tỷ đồng cả năm ngoái Tuy nhiên, mức lỗ này đ 3.000 tỷ đồng so với năm 2021 và thấp hơn so với kế hoạch đề ra hồi giữa năm Đến hết 31/12, Vietnam Airlines ghi nh lỗ luỹ kế tăng lên gần 34.200 tỷ đồng Vốn chủ của hãng âm khoảng 10.200 tỷ, trong khi đầu năm vẫn dương trên 500 tỷ

Vietnam Airlines giải trình biến động lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp quý 1 năm 2023 so với quý 1 năm 2022 theo báo chính quý 1 năm 2023 được công bố ngày 28/04/2023 như sau:

Chỉ tiêu Quý 01/2023 Quý 01/2022 Chênh lệch % biến đ

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty mẹ

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp hợp nhất

Bảng 2 Vietnam Airlines giải trình biến động lợi nhuận sau thuế Q1/2023 so với Q1/2022 Đơn vị tính

- Tổng doanh thu và thu nhập khác Quý 1/2023 của công ty mẹ tăng 113.8% so với quý 1/2022 chủ yếu do doanh thu cun vụ tăng 116% (doanh thu nội địa tăng 76.5%, quốc tế tăng 618.5% do thị trường hồi phục mạnh, tổng công ty đã khôi ph bộ mạng bay nội địa và khai thác trở lại 90% số đường bay quốc tế so với thời điểm trước dịch

- Lỗi sau thuế hợp nhất quý 1/2023 giảm so với quý 1/2022 chủ yếu do giảm lỗ của công ty mẹ, Pacific Arlines và các c kinh doanh có lãi so với cùng kỳ năm trước Đây là những kết quả bước đầu rất khả quan của tổng công ty trong giai đoạn phục hồi sản xuất kinh doanh

THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VIETNAM AIRLINES

Phân tích ma trận SWOT

+ Vietnam Airlines là hãng hàng không Quốc gia Việt Nam và là hãng không 4 sao duy nhất ở Việt Nam

+ Hãng có lịch sử hoạt động lâu đời, với độ uy tín cao và được công nhận trong ngành hàng không.

+ Cuối năm 2022, công ty phân tích và nghiên cứu dữ liệu quốc tế YouGov đã công bố Top 10 Thương hiệu tốt nhất Việt Nam, trong đó Vietnam Airlines đứng thứ hai và là hãng hàng không duy nhất trong bảng xếp hạng Đây là năm thứ tư liên tiếp Vietnam Airlines lọt vào danh sách uy tín này. + Bên cạnh chú trọng vào sản phẩm dịch vụ, Vietnam Airlines cũng tích cực tham gia các công tác xã hội phục vụ phòng chống dịch như hỗ trợ vận chuyển lực lượng tuyến đầu đi chống dịch; vận chuyển vật tư, trang thiết bị y tế và vật phẩm thiết yếu,…

Vietnam Airlines có nguồn vốn và quy mô tài chính lớn, Vietnam Airlines là công ty hàng không quốc gia của Việt Nam và được sở hữu một phần bởi Chính phủ Việt Nam Điều này đảm bảo rằng Vietnam Airlines có nguồn vốn ổn định và có thể truy cập đến các nguồn lực và hỗ trợ từ Chính phủ Bên cạnh đó, Vietnam Airlines cũng đã kết hợp với nguồn vốn tư nhân, bằng cách mở cửa cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào trong công ty Điều này tạo ra một nguồn vốn phong phú hơn và mang lại nhiều cơ hội phát triển hơn cho hãng bay này

Nước ta nằm ở cửa ngõ khu vực Đông Nam Á, là nơi giao lưu của các nền kinh tế Lợi thế vừa tiếp giáp 4 nước đất liền, vừa giáp biển, nước ta trở thành nơi giao lưu kinh tế của các nước trong và ngoài khu vực, là cửa ngõ mở ra các khu vực khác

+ Từ cuối năm 2021, Vietnam Airlines đã thành công trong việc xin cấp chứng chỉ Nhà khai thác hàng không nước ngoài (FAOC) cho các chuyến bay tới

Mỹ, thị trường hàng không tiềm năng số một thế giới Hãng cũng thành công gia hạn chứng chỉ FAOC tại các quốc gia như Anh, Canada, Malaysia, Indonesia, Úc,…

+ Triển khai thực hiện nhiệm vụ định kỳ đánh giá gia hạn chứng chỉ an toàn khai thác (IOSA) của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), rà soát cập nhật và thực hiện đánh giá nội bộ các cơ quan đơn vị, đảm bảo hoạt động của Vietnam Airlines luôn tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất của ngành hàng không khu vực và thế giới

+ Ngày 23/6/2022, hãng cũng đã được Cục Hàng Không Việt Nam cấp phép Khai thác tầm bay mở rộng (EDTO), Vietnam Airlines là hãng đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam đạt được chứng chỉ này.

+ Điểm đến trong nước: Vietnam Airlines có mạng lưới rộng khắp các điểm đến trong nước, phục vụ khách hàng khắp 22 tỉnh thành trên cả nước Có thể kể đến một số đường bay trọng điểm như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt,…

+ Điểm đến quốc tế: hãng cung cấp đường bay với hơn 35 điểm đến quốc tế và vùng lãnh thổ trên khắp Châu Á, Châu u, Châu Úc và Châu Mỹ Một số điểm đến quan trọng bao gồm Tokyo, Seoul, Bangkok, Singapore, Sydney, Paris, Frankfurt, London và Los Angeles.

+ Các tuyến bay trung chuyển: Vietnam Airlines cũng cung cấp nhiều tuyến bay trung chuyển thuận tiện để kết nối khách hàng từ các điểm đến trong nước và quốc tế Sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) và sân bay Nội Bài (Hà Nội) thường được sử dụng làm điểm trung chuyển quan trọng.

Vietnam Airlines cũng có các hợp tác và liên danh với nhiều hãng hàng không quốc tế khác, cho phép khách hàng kết nối dễ dàng đến các điểm đến bổ sung trên toàn cầu.Có thể kể tên các hãng hàng không như: Bangkok

Airways, Cathay Pacific, Atihad Airways, và đặc biệt là các đối tác trong liên minh SkyTeam - liên minh hàng không toàn cầu lớn thứ 2 thế giới, cung cấp cho hành khách dịch vụ đồng nhất từ các hãng hàng không thành viên với nhiều hơn sự lựa chọn các điểm đến và tần suất bay trên toàn cầu. Những điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh và thu hút khách hàng cho Vietnam Airlines.

Vietnam Airlines đầu tư khá lớn trong việc tân trang lại máy bay và thiết kế nội thất bên trong máy bay tạo sự sang trọng và chuyên nghiệp Các loại máy bay được sử dụng như: Boeing 787, Airbus A350, Airbus A321,…

- Mức độ linh hoạt trong điều hành:

Vietnam Airlines là cơ chế điều hành nhà nước có thể dẫn đến việc ra quyết định chậm, phụ thuộc Mức độ linh hoạt trong điều hành chắc chắn sẽ không cao.

- Chi phi duy trì các hoạt động:

Hiện tại ở Việt Nam, Vietnam Airlines đang là hãng hàng không sở hữu nhiều máy bay nhất với 104 chiếc Cơ cấu đội máy bay của hãng cũng gồm những dòng máy bay tân tiến nhất, trong đó dòng máy bay thân rộng có Boeing 787-9, Boeing 787-10 và Airbus A350 Do đó, chi phí để duy trì hoạt động là vô cùng cao.

Một số khách hàng cho rằng chất lượng dịch vụ của Vietnam Airlines chưa đạt được mức đáng mong đợi Có những báo cáo về chất lượng hạng ghế, thực phẩm và đồ uống được cung cấp trên các chuyến bay của Vietnam Airlines không đạt yêu cầu Điều này có thể ảnh hưởng đến lòng tin và sự hài lòng của khách hàng.

- Cạnh tranh ngày càng nhiều:

Phân tích ma trận EFE, IFE VÀ CPM

STT Các yếu tố bên ngoài Mức độ quan trọng Phân loại Điểm quan trọng

1 Sự cạnh tranh từ các hãng hàng không khác

2 Quyền lựa chọn của khách hàng

3 Áp lực từ các sản phẩm thay thế

4 Khả năng thương lượng với nhà cung ứng

5 Tình hình kinh tế và chính sách của quốc gia

6 Sự biến động giá nhiên liệu 0.09 3 0.27

7 Công nghệ và xu hướng mới trong ngành

8 Thay đổi trong thị trường du lịch và du khách

9 Quy định và hạn chế từ các quốc gia

10 Sự phát triển của các đối tác liên kết và đại lý bán vé

Bảng 3 Ma trận EFE Nhận xét: Với số điểm 2.75 cho thấy Vietnam Airlines đang phản ứng ở mức trung bình với các yếu tố bên ngoài Hãng chưa phát huy được hết những cơ hội và cách đối phó với các mối đe dọa vẫn còn hạn chế.

STT Các yếu tố bên trong Mức độ quan trọng Phân loại Điểm quan trọng

7 Mối quan hệ cộng đồng 0.10 3 0.30

Bảng 4 Ma trận IFE Nhận xét: Với vố điểm 3.86 > 2.5 thì Vietnam Airlines là doanh nghiệp mạnh về nội bộ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến KNCT

Phân loại Điểm quan trọng

Phân loại Điểm quan trọng

Phân loại Điểm quan trọng

7 Khả năng cạnh tranh về giá

8 Độ tin cậy và an toàn

Nhận xét: Vietnam Airlines có tổng điểm là 3.58, Vietjet là 3.42 và Bamboo là 2.69.Vậy có thể rút ra kết luận rằng Vietnam Airlines có lợi thế cạnh tranh hơn so vớiBamboo Airways, nhưng có mức độ cạnh tranh tương đương với Vietjet Air.

Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh

2.3.1 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh trong ngành

- Các hãng hàng không nội địa: Vietnam Airlines phải đối mặt với các hãng hàng không khác là: Vietjet Air, Bamboo Airways, Jetstar Pacific và Vietravel Airlines Các hãng này thường cung cấp các chuyến bay giá rẻ và chiến lược tiếp cận thị trường linh hoạt hơn Điều này tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút hành khách và duy trì lợi thế cạnh tranh.

- Các hãng hàng không quốc tế: Ngoài cạnh tranh nội địa, Vietnam Airlines cũng phải đối mặt với áp lực từ các hãng hàng không quốc tế Các hãng hàng không lớn như Singapore Airlines, Cathay Pacific và Thai Airways có mạng lưới bay rộng khắp và dịch vụ chất lượng cao Để cạnh tranh với các hãng này, Vietnam Airlines phải liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường an toàn bay và đưa ra các ưu đãi hấp dẫn cho hành khách.

2.3.2 Áp lực từ quyền thương lượng của khách hàng

Khách hàng có sức mạnh cạnh tranh khá cao đối với Vietnam Airlines Họ có nhiều lựa chọn về hãng hàng không để chọn từ các hãng hàng không nội địa đến các hãng hàng không quốc tế Nếu Vietnam Airlines không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về giá cả, dịch vụ, linh hoạt lịch trình, khách hàng có thể chuyển sang sử dụng dịch vụ của hãng khác.

2.3.3 Áp lực từ quyền thương lượng của nhà cung cấp

- Vietnam Airlines phụ thuộc vào các nhà cung cấp hàng không, nhà cung cấp nhiên liệu, nhà cung cấp dịch vụ sân bay và các bên liên quan khác Một số nhà cung cấp là đơn vị thành viên của Vietnam Airlines nổi bật như: VAECO, NCS, TCS,…

- Đối với một số quyết định chiến lược, Vietnam Airlines cần đảm bảo có các nhà cung cấp đáng tin cậy và có khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao với giá cả cạnh tranh.

2.3.4 Áp lực từ các sản phẩm thay thế

Vietnam Airlines phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các phương tiện giao thông khác như xe máy, tàu hỏa và ô tô cá nhân Đặc biệt đối với các hành khách đi lại trên các tuyến ngắn hạn, việc sử dụng các phương tiện khác có thể là một lựa chọn hấp dẫn hơn so với máy bay Để cạnh tranh với các phương tiện này, Vietnam Airlines cần liên tục nâng cao lợi ích và giá trị của việc sử dụng máy bay.

2.3.5 Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Mối đe dọa từ đối thủ tiềm ẩn đối với Vietnam Airlines là không cao Do đặc thù ngành hàng không đòi hỏi nguồn vốn đầu tư vô cùng lớn Các doanh nghiệp cần phải đầu tư lớn để mua máy bay, thiết bị, hạ tầng và đáp ứng các quy định an ninh, an toàn cần thiết Điều này có thể làm gia tăng áp lực tài chính và rủi ro đối với doanh nghiệp mới gia nhập.

Phân tích các chiến lược kinh doanh của Vietnam Airlines

2.4.1 Chiến lược cấp doanh nghiệp

+ Thâm nhập thị trường: Vietnam Airlines sử dụng chiến lược thâm nhập thị trường để từ đó thâm nhập các thị trường mới, mở rộng thị phần, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao doanh thu cho công ty Một ví dụ điển hình là khi công ty mở các đường bay thẳng sang toàn Châu Âu năm 2011. Sau khi tính toán các chi phí và cơ hội trong tương lai, tiềm năng to lớn của thị trường hàng không từ Việt Nam sang Châu Âu lớn do nhu cầu đi lại nhiều Cụ thể, vào ngày 9 tháng 12 năm 2011, hãng hàng không này đã khai trương tuyến bay trực tiếp từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến Luân Đôn, Anh Đây là một bước quan trọng trong việc mở rộng mạng lưới bay quốc tế của Vietnam Airlines và đánh dấu sự thâm nhập thành công vào thị trường châu Âu rộng lớn và đầy tiềm năng Tuyến bay này đến Luân Đôn vẫn đang hoạt động và được nhiều hành khách sử dụng để di chuyển giữa hai quốc gia.

+ Phát triển thị trường: Ký các hợp tác chiến lược với các tỉnh giúp phát triển du lịch và từ đó nâng cao nhu cầu hàng không Hai bên sẽ phối hợp nghiên cứu các sản phẩm và tuyến điểm du lịch, tổ chức các sự kiện giáo dục, văn hóa, thể thao và du lịch…mang tầm quốc gia và khu vực.

+ Các chiến lược Marketing quảng bá du lịch cùng với đó là mở hàng loạt các đường bay nội địa mới với các ưu đãi lớn Thành phố Hồ Chí Minh – Tuy

Hòa, Hải Phòng – Nha Trang, Vinh – Đà Lạt, Vinh – Buôn Ma Thuột, Thanh Hóa – Buôn Ma Thuột để kích cầu tiêu dùng du lịch và phát triển thêm thị trường hàng không.

+ Vietnam Airlines tạo điểm đặc biệt cho mình bằng cách tập trung quảng cáo các đảo hoặc điểm đến tự nhiên nổi tiếng của Việt Nam như Hạ Long, Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, Bằng cách tận dụng cảnh đẹp, văn hóa, ẩm thực và sự đa dạng của đất nước, Vietnam Airlines có thể thu hút khách hàng quốc tế và trong nước.

+ Tận dụng tình hình kinh tế: Sử dụng quảng cáo tận dụng tình hình kinh tế thị trường, như giảm giá vé máy bay, cung cấp các gói tour du lịch giá rẻ, chương trình khuyến mãi hấp dẫn Điều này sẽ làm tăng khả năng thu hút khách hàng và tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho Vietnam Airlines.

- Chiến lược phát triển sản phẩm:

+ Đặt các đường bay thẳng, đa dạng hóa chuyến bay, nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo dưỡng trang thiết bị định kỳ để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

+ Mạng các đường bay nội địa: Vietnam Airlines sẽ tiếp tục phát triển mạng đường bay từ Hà Nội – Đà Nẵng – TP HCM; đồng thời phát triển các trung tâm căn cứ mới như Hải Phòng; tiếp tục phối hợp chặt chẽ sản phẩm với JPA, VASCO

+ Mạng đường bay quốc tế khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Nam Thái Bình Dương: Vietnam Airlines tiếp tục tăng tần suất để hoàn thiện chuyến/ngày/đường bay, sử dụng máy bay thân rộng Nghiên cứu mở thêm các đường bay mới từ miền Trung đến Đông Bắc Á, xem xét mở đường bay

Hà Nội – Melbourne, tìm kiếm cơ hội khai thác điểm đến mới Brisbane hoặc Perth

+ Mạng đường bay tiểu vùng Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam: Vietnam Airlines giữ vững vị thế cạnh tranh hiệu quả với cửa ngõ Bangkok (Thái Lan); phát triển thêm các sản phẩm nối các điểm du lịch miền Trung Việt Nam và Đông Dương đồng thời phối hợp sản phẩm lịch bay với K6 để bổ trợ hiệu quả cho Vietnam Airlines.

+ Mạng đường bay tầm xa xuyên lục địa: là các đường bay có ý nghĩa chiến lược lâu dài, được nghiên cứu phát triển thận trọng và có chọn lọc thêm một vài điểm đến tại châu Âu cũng như xem xét mở đường bay đi/đến Mỹ tới Los Angeles hoặc San Francisco trên cơ sở đảm bảo hiệu quả khai thác toàn mạng của Vietnam Airlines.

+ Mumbai, ngày 21 tháng 5 năm 2023 – Tối 20/5/2023, Vietnam Airlines đã tổ chức lễ khai trương đường bay Mumbai – Hà Nội với chuyến bay đầu tiên mang số hiệu VN972, chở gần 200 hành khách trên máy bay Airbus A321 khởi hành từ sân bay quốc tế Chhatrapati Shivaji Maharaj (Mumbai) đi Hà Nội lúc 23h10 (giờ địa phương) Đây là đường bay thứ 2 của Vietnam Airlines kết nối Việt Nam và Ấn Độ, sau thủ đô New Delhi.

+ Mở đường bay Việt – Mỹ: Bước đầu, Vietnam Airlines sẽ khai thác đường bay nối giữa TP HCM và San Francisco với tần suất 2 chuyến 1 ngày Hai chuyến này bao gồm cả hành khách đi lại Việt Nam - Mỹ và khai thác phân khúc hàng hoá Khi thị trường mở cửa dần với dịch bệnh được kiểm soát trên thế giới, Việt Nam - Mỹ, Vietnam Airlines sẽ đánh giá nhu cầu thị trường và tiếp tục mở tăng thêm tần suất khai thác giữa TP HCM và San Francisco Không chỉ San Francisco, hãng hàng không quốc gia cũng ngắm đến thị trường bờ Tây nước Mỹ rất lớn và tiềm năng

+ Trong quãng thời gian tồn tại và phát triển thì Vietnam Airlines đã liên tục mở rộng mạng lưới phân phối của mình ra nhiều châu lục khác nhau trên thế giới

+ Hơn nữa, chiến lược phân phối của Vietnam Airlines còn chú trọng vào việc áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất vào quy trình bán vé của mình Điều này giúp trải nghiệm mua hàng của khách hàng được cải thiện hơn rất nhiều. Vietnam Airlines có một kênh bán vé trên chính Website của mình với giao diện thân thiện, cách thức mua vé dễ dàng mang lại sự tiện lợi cho khách hàng trong nước và quốc tế Thêm nữa, Vietnam Airlines cũng liên kết với các Website chuyên cung cấp dịch vụ đi lại, lưu trú nổi tiếng thế giới như traveloka, booking,… giúp hãng dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn. Những phòng vé của Vietnam Airlines được bao phủ toàn quốc, khiến độ phủ của hãng ở mức rất cao, phân khúc khách hàng của Vietnam Airlines có thể dễ dàng mua vé bất kỳ ở đâu từ Online đến Offline một cách dễ dàng và thuận tiện nhất.

+ Đây được xem là bước đi vô cùng đúng đắn về kênh phân phối trong chiến lược của hãng

- Chiến lược liên minh liên kết:

Phân tích chiến lược Marketing Mix 5P

Sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất trong kinh doanh và việc tạo ra một sản phẩm nổi bật là cần thiết để cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường Vietnam Airlines hiểu rõ điều này và đã không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ của mình dựa trên ba tiêu chí quan trọng: An toàn tuyệt đối, Đúng giờ và Thuận tiện Bằng việc

21 tập trung vào những tiêu chí này, Vietnam Airlines đảm bảo mang đến cho khách hàng một trải nghiệm bay tuyệt vời và đáng tin cậy.

Chiến lược sản phẩm của hãng bay được thể hiện qua một số yếu tố dưới đây:

- Bảo đảm an toàn: Vietnam Airlines luôn đặt an toàn bay là ưu tiên hàng đầu. Hãng thực hiện các biện pháp an toàn nghiêm ngặt trong quỹ đạo bay và bảo dưỡng định kỳ cho đội bay Hãng cũng nắm giữ các chứng chỉ an toàn bay quốc tế, như IOSA (International Operational Safety Audit), khẳng định sự cam kết của hãng đối với an toàn và chất lượng.

- Tính đúng giờ: Theo báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam, trong giai đoạn tháng 01-2023, (tính từ ngày 19-12-2022 đến 18-1-2023), tỷ lệ chuyến bay đúng giờ của VietNam Airlines là 95.9%, tức 100 chuyến bay có tới 96 chuyến bay đúng giờ Cũng theo báo cáo của Cục hàng không Việt Nam, trong giai đoạn điểm Tết Nguyên đán 2023 (6/1 - 5/2/2023), tỷ lệ bay đúng giờ của VietNam Airlines là 84,87%, tức cứ 100 chuyến bay thì có 85 chuyến bay đúng giờ Nguyên nhân lý giải cho sự giảm sút về tỷ lệ chuyến bay đúng giờ là do tổng sản lượng hành khách đi máy bay trong giai đoạn tết Nguyên Đán tăng cao đột biến, dẫn đến tình trạng quá tải và làm tăng áp lực lên các khâu thủ tục của hãng

- Dịch vụ chất lượng: Vietnam Airlines tập trung vào việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng Hãng đầu tư vào đội ngũ tiếp viên hàng không chuyên nghiệp và đã đạt được nhiều giải thưởng cao về dịch vụ khách hàng như “Top 10 Thương hiệu dẫn đầu về trải nghiệm khách hàng năm 2022 - KPMG, Thương hiệu hàng không hàng đầu châu Á - World Travel Awards”. Hãng cũng liên tục nâng cấp và cải tiến các tiện ích và trang thiết bị trên máy bay để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng Vietnam Airlines cung cấp màn hình cảm ứng cá nhân với nhiều chương trình phim, truyền hình, nhạc và trò chơi Ngoài ra, hành khách cũng có thể theo dõi thông tin chuyến bay và tương tác với phiên bản giấy tờ hàng ngày của Vietnam Airlines trên máy bay.

- Mạng lưới bay: Vietnam Airlines đã xây dựng một mạng lưới bay rộng khắp cả trong nước và quốc tế.Tính đến thời điểm hiện tại, Vietnam Airlines cung cấp dịch vụ bay đến hơn 50 sân bay trên 26 quốc gia và vùng lãnh thổ Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách,Vietnam Airlines đã, đang và tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các hãng hàng không khác trong khu vực và trên thế giới Thông qua các quan hệ hợp tác này, Vietnam Airlines nỗ lực đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của hành khách đi tới các điểm đến trên toàn cầu.

- Đội bay: Vietnam Airlines sở hữu một đội bay trẻ với các dòng máy bay thân rộng hiện đại bậc nhất như Boeing 787, Airbus A350, Airbus A321, đảm bảo khai thác tối đa công suất và đem đến cho khách hàng những trải nghiệm bay đáng tin cậy

- Chiến lược phân khúc: Vietnam Airlines đã phân khúc hành khách dựa trên nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách hàng Hãng cung cấp các dịch vụ bay linh hoạt từ hạng thương gia sang hạng phổ thông Ngoài ra, Vietnam Airlines cũng đã mở rộng dịch vụ bay chở hàng với các dịch vụ đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các công ty vận chuyển hàng hóa Vietnam Airlines hiện đang cung cấp trên 30 địa điểm vận chuyển trực tiếp xuyên suốt châu Á, châu u và châu Úc.

Chiến lược giá của Vietnam Airlines là một phần quan trọng trong kế hoạch kinh doanh của hãng hàng không này Vietnam Airlines đã không ngừng mở rộng hợp tác trên mọi phương diện để giảm giá cho đường bay trong nước, đường bay liên doanh, đường bay quốc tế như: Hà Nội – Singapore, TPHCM – Singapore…

Chiến lược giá của Vietnam Airlines được thể hiện qua các yếu tố cơ bản sau:

- Đối tượng khách hàng: Vietnam Airlines thông qua các dịch vụ và chất lượng phục vụ khác nhau để đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng và tạo ra sự hài lòng trong trải nghiệm bay của họ.Vietnam Airlines phục vụ nhiều phân khúc khách hàng từ hạng thương gia đến hạng phổ thông, từ khách hàng tầm trung đến các khách hàng cao cấp

- Mức giá: Chiến lược giá của Vietnam Airlines đã thành công khi áp dụng chính sách giá đa dạng, kết hợp với các chương trình giảm giá linh hoạt nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng Giá vé nội địa trung bình của Vietnam Airlines từ 1,372,000 VNĐ cho hạng vé phổ thông tiết kiệm và từ 5,959,000 VND cho hạng vé thương gia tiêu chuẩn, tùy thuộc vào ngày khởi hành, địa điểm và hạng vé Vietnam Airlines cũng thường xuyên giới thiệu các chương trình giảm giá để kích cầu du lịch, ví dụ chương trình ưu đãi bay theo nhóm, giảm giá cho học sinh sinh viên,

- Chiến lược giá đề cập đến các chiến lược tổng thể của Vietnam Airlines, bao gồm việc quảng cáo, khuyến mãi, cung cấp dịch vụ gia tăng và đặc biệt Tất cả những yếu tố này nằm trong phạm vi chiến lược giá của hãng nhằm cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm bay tuyệt vời và có thể ảnh hưởng đến quyết

23 định của khách hàng trong việc lựa chọn Vietnam Airlines so với các hãng hàng không khác.

- So sánh giá giữa Vietnam Airlines và một số các hãng hàng không khác, cụ thể Vietnam Airlines với Vietjet Air và Bamboo Airways

So sánh dựa trên thông tin đặt vé cho chuyến bay từ HAN (Hà Nội) đến SGN (TPHCM) ngày 04/04/2023, giá vé 1 chiều cho 1 người lớn, hạng vé Phổ thông tiết kiệm, khung giờ bay từ 10h - 12h15’ sáng (có thể chênh lệch từ 30’ - 1h tùy vào lịch bay của các hãng), đã bao gồm thuế, phí

Có thể thấy, giá vé của Vietnam Airlines cao hơn từ 13% - 24% so với các hãng bay Vietjet Air và Bamboo Airways Điều này tương đối dễ hiểu khi Vietnam Airlines hiện đang là Hãng hàng không quốc gia 4 sao của Việt Nam Vietnam Airlines luôn tập trung vào chất lượng dịch vụ khách hàng, hãng bay đặt sự hài lòng và thỏa mãn của khách hàng lên hàng đầu Họ cam kết mang đến trải nghiệm bay tốt nhất cho khách hàng bằng cách cung cấp dịch vụ đáng tin cậy, chuyên nghiệp và thân thiện từ khâu làm thủ tục lên máy bay cho đến khi kết thúc chuyến bay.

- Mạng lưới phân phối của Vietnam Airlines phát triển nhanh chóng với gần 40 chi nhánh văn phòng đại diện trên 26 quốc gia và lãnh thổ Vietnam Airlines bao phủ thị trường ở cả 4 châu lục nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển đường dài cho khách hàng trên toàn thế giới.

- Tại Việt Nam, hãng có gần 30 chi nhánh có mặt ở hơn 20 tỉnh/thành phố lớn tại Việt Nam Các điểm giao dịch có thể hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề nhanh chóng từ: đặt vé, xuất vé, đổi vé…

Phân bổ nguồn lực tại doanh nghiệp

Việc phân bổ nguồn lực là một trong những yếu tố quan trọng để Vietnam Airlines có thể hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu kinh doanh của mình, cũng như có thể đem đến những trải nghiệm bay tốt nhất cho khách hàng của mình Dưới đây là một số chi tiết về cách Vietnam Airlines phân bổ nguồn lực:

- Phân bổ máy bay: Vietnam Airlines sở hữu và vận hành một đội bay gồm các loại máy bay khác nhau như Airbus A350, Boeing 787, Airbus A321, AirbusA320 Quyết định về phân bổ máy bay dựa trên nhiều yếu tố như sức chứa,quãng đường, nhu cầu của hành khách và tuyến bay cụ thể Hãng sử dụng các máy bay nhỏ hơn như A321 cho các tuyến bay nội địa, trong khi các tuyến bay quốc tế hay đường bay dài hơn sẽ được phục vụ bằng các máy bay như Airbus A350 hoặc Boeing 787.

- Đội phi hành đoàn: Vietnam Airlines có một đội phi hành đoàn chuyên nghiệp được chia thành các nhóm như phi công, tiếp viên hàng không và nhân viên kỹ thuật bay Phân bổ phi hành đoàn trong từng chuyến bay dựa trên các quy định về thời gian bay, hạn chế làm việc quá nhiều, thời gian nghỉ và sức chịu đựng của mỗi thành viên phi hành đoàn Điều này bảo đảm rằng phi hành đoàn luôn được nghỉ ngơi đủ và đảm bảo an toàn trong suốt chuyến bay.

- Mạng lưới tuyến bay: Vietnam Airlines phân bổ nguồn lực dựa trên mạng lưới tuyến bay của mình, bao gồm cả tuyến bay quốc tế và nội địa Các tuyến bay đến và đi từ các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng thường được phục vụ với tần suất cao hơn và nguồn lực lớn hơn so với các điểm đến nhỏ hơn Trung bình trong 1 ngày, Vietnam Airlines khai thác khoảng 160 chuyến bay xuất phát từ Hà Nội, hơn 150 chuyến bay xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh và trên 140 chuyến bay xuất phát từ Đà Nẵng

- Quản lý tài nguyên: Vietnam Airlines cũng phải quản lý các tài nguyên như tài chính, nhân sự và vật liệu Công ty phân bổ nguồn lực tài chính để đảm bảo hoạt động hàng không liên tục và duy trì cơ sở hạ tầng Nhân sự được phân bổ một cách cân đối để đáp ứng nhu cầu của mỗi bộ phận, bao gồm bộ phận hàng không, kỹ thuật, bán hàng và quản lý hành khách.

Đánh giá

- Sản phẩm chất lượng: Vietnam Airlines cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không chất lượng cao, đảm bảo an toàn, đúng giờ và thuận tiện cho khách hàng Hãng bay luôn cải thiện chất lượng dịch vụ và phát triển thêm các tiện ích mới để phục vụ tốt hơn hành trình bay của khách hàng

- Giá cả cạnh tranh: Mức giá hiện tại của Vietnam Airlines đang cao hơn tương đối so với các hãng hàng không khác, tuy nhiên, hãng bay này thường xuyên đề xuất các ưu đãi, khuyến mãi và các loại vé giá rẻ để thu hút khách hàng.

- Kênh phân phối rộng: Vietnam Airlines có một mạng lưới phân phối rộng khắp, bao gồm các đại lý du lịch, Website bán vé trực tuyến và các phòng vé trên toàn quốc.

- Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt: Hãng hàng không này luôn đặt khách hàng là sự ưu tiên hàng đầu, cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu và phản hồi của khách hàng.

- Hợp tác với các đối tác chiến lược: Vietnam Airlines đã chủ động hợp tác với các công ty hàng không, các đối tác du lịch trong và ngoài nước để mở rộng mạng lưới đường bay và tạo ra nhiều lợi ích hơn cho khách hàng.

- Cạnh tranh giá cả: Mức giá trung bình cho 1 vé hạng phổ thông tiết kiệm của Vietnam Airlines có xu hướng cao hơn từ 13% - 24% Điều này có thể ảnh hưởng đến mức độ hấp dẫn của hãng bay trong mắt khách hàng.

- Chất lượng dịch vụ chưa đồng đều: Một số khách hàng đã phản ánh về chất lượng dịch vụ không đảm bảo Có những báo cáo về chất lượng hạng ghế, thực phẩm và đồ uống được cung cấp trên các chuyến bay của Vietnam Airlines không đạt yêu cầu Điều này có thể làm giảm sự hài lòng của khách hàng và ảnh hưởng đến lòng tin và hình ảnh của hãng.

- Giao diện người dùng trên Website: Trong một số trường hợp, giao diện người dùng trên trang web của Vietnam Airlines có thể không được thiết kế tối ưu hoặc dễ sử dụng, khiến khách hàng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, đặt vé hoặc quản lý thông tin cá nhân Điều này có thể gây rối và làm mất lòng tin của khách hàng.

NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT

Bài học kinh nghiệm rút ra từ chiến lược kinh doanh của Vietnam Airlines

Qua chiến lược kinh doanh của Vietnam Airlines có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp đi sau như sau:

- Chiến lược thâm nhập thị trường :

+ Khi công ty tập trung mở rộng thị phần trong các thị trường sản phẩm hiện tại thì nó đang tham gia vào chiến lược thâm nhập thị trường Khi công ty muốn thâm nhập vào một thị trường mới, cần đánh giá cơ hội, tiềm năng và mức đầu tư để đặt chân vào thị trường mới, từ đó có những quyết định đúng đắn cho riêng mình.

+ Khả năng đáp ứng khi mở rộng thị trường là vấn đề quan trọng cần quan tâm Chỉ khi doanh nghiệp đảm bảo được nguồn cung cho thị trường mới, kế hoạch mở rộng thị trường kinh doanh mới thực sự có ý nghĩa.

+ Cung ứng sản phẩm đủ cho thị trường là cách tốt nhất để doanh nghiệp đảm bảo rằng mình sẽ không bị chiếm lấy thị phần từ những đối thủ khác Cụ thể nếu Việt Nam Airlines phát triển thị trường nhưng không đủ nguồn lực để đáp ứng, sẽ làm giảm thiện cảm của doanh nghiệp với khách hàng, từ đó khách hàng sẽ rời bỏ doanh nghiệp và thị phần giảm.

+ Cần cân nhắc, tính toán việc đầu tư cho phát triển thị trường, sẽ mang được lợi ích gì cho doanh nghiệp trong tương lai tránh việc đang hao tốn tiền bạc nhưng không mang lại ích lợi gì.

+ Kết hợp kế hoạch cung ứng và đẩy mạnh phát triển trong tiếp thị, là cách để doanh nghiệp đảm bảo chiến lược mở rộng thị trường kinh doanh mang lại hiệu quả.

+ Sử dụng kênh tiếp thị, quảng bá phù hợp, khi Vietnam Airlines muốn phát triển thị trường, tập trung nhiều hơn vào thế hệ trẻ, đặc biệt là gen Z và 9x, họ đã chọn những nền tảng mạng xã hội toàn cầu là Youtube và chọn một trong những Nhóm nhạc Hiphop lớn nhất Việt Nam với gần 1 triệu người đăng ký trên Youtube là Spacespeakers.

- Kinh nghiệm rút ra từ Chiến lược phân phối của doanh nghiệp

+ Nghiên cứu và đánh giá rủi ro của các lựa chọn phân phối, lựa chọn các nhà phân phối uy tín và lớn mạnh sẽ giúp bạn tăng doanh thu và uy tín trên thị trường Vietnam Airlines đã rất kỹ lưỡng khi chọn lọc các nhà phân phối lớn và đã có uy tín, tránh trường hợp các nhà phân phối làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

+ Chiến lược đa dạng hóa liên quan theo chuỗi và chiến lược hội nhập từ phía sau: Để tối đa hóa lợi nhuận trong ngành hàng không, ổn định giá cả đầu vào từ đó tạo sự ổn định cho công ty Lưu ý phát triển đa dạng đối tác của công ty con, tránh phụ thuộc toàn diện vào công ty mẹ, khiến cho doanh số không cao bằng đối thủ cạnh tranh và từ đó không có giá tốt trên thị trường.

- Kinh nghiệm rút ra từ chiến lược liên minh liên kết:

+ Khi sử dụng chiến lược này, sẽ có một số khó khăn trong việc xác định vốn tài chính cần thiết và giữ vốn để đạt được các kết quả mong muốn Đôi khi những bất đồng quan điểm của các nhà đầu tư sẽ gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp Chiến lược liên minh liên kết của Vietnam Airlines sẽ làm giảm sự bành trướng của đối thủ gián tiếp của họ, ví dụ như Vietjet khi giờ đây đã có Jetstar pacific airlines cạnh tranh trực tiếp với họ.

- Kinh nghiệm rút ra từ chiến lược cắt giảm:

+ Khi doanh nghiệp nhận thấy tiềm năng của thị trường không lớn hoặc sự thua lỗ quá lớn của công ty con, doanh nghiệp cần sử dụng chiến lược cắt giảm để thu hồi vốn, tập trung nguồn lực cho các thị trường tiềm năng hơn. Như cách Vietnam Airlines làm khi thoái vốn khỏi Cambodia Angkor Air, nhưng việc này cần cân nhắc kỹ tránh việc bán đi cơ hội lớn trong tương lai.

- Kinh nghiệm rút ra từ chiến lược cấp đơn vị kinh doanh:

+ Chiến lược khác biệt hóa: Sản phẩm dịch vụ và thị phần dẫn đầu ngành là một điểm cộng lớn cho Vietnam Airlines, là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn của hãng, nếu các doanh nghiệp muốn thành công trong lĩnh vực của mình, họ cần lợi thế cạnh tranh đặc biệt so với đối thủ, giống như cách mà Vietnam Airlines đã làm.

- Kinh nghiệm rút ra từ chiến lược cấp chức năng :

+ Chiến lược marketing: Cần tập trung vào các mục tiêu chiến lược cụ thể tránh việc thực hiện quá nhiều thứ cùng lúc, khiến cho chiến lược chính trở nên không hiệu quả Ví dụ như chiến lược Marketing hướng tới sinh viên của Vietnam Airlines, sẽ hướng tới sinh viên tối đa, tận dụng hết nguồn lực để đưa thương hiệu đến với thế hệ trẻ và hướng đến việc trẻ hóa trong tương lai. Cũng cần đảm bảo rằng chiến lược được thực hiện bởi nhân viên có trình độ thích hợp, nếu không, doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều tiền mà lại không đạt được hiệu quả Cần tính toán, đo lường hiệu quả của chiến lược marketing trong tương lai và cân đối với tài chính của công ty, tránh trường hợp “bỏ hết trứng vào một giỏ”

+ Chiến lược tài chính: Tài chính là mạch máu để công ty hoạt động, một doanh nghiệp thành công và thất bại cốt ở tình hình tài chính của công ty.Công ty cần phải lưu ý về tài chính của mình, tránh những việc mạo hiểm không cần thiết và có các chiến lược sử dụng tài chính một cách hợp lý

Đề xuất một số giải pháp chủ yếu

Thông qua chiến lược kinh doanh của Vietnam Airlines, có thể rút ra được một số giải pháp giúp chiến lược hoàn thiện hơn như sau:

- Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Hãng có thể tăng cường trải nghiệm khách hàng bằng cách cải thiện dịch vụ hành khách, cung cấp tiện ích và tiện nghi hiện đại trên các chuyến bay và tại các sân bay Đồng thời, hãng cũng cần đảm bảo dịch vụ chuyên nghiệp, thân thiện và tận tâm đối với khách hàng.

- Mở rộng mạng lưới đối tác: Vietnam Airlines có thể tiếp tục tìm kiếm đối tác và liên minh mới trong ngành hàng không để mở rộng mạng lưới bay và tạo ra các ưu đãi và lợi ích cho khách hàng Điều này giúp hãng nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường.

- Đẩy mạnh tiếp thị trực tuyến: Vietnam Airlines nên tăng cường tiếp thị và quảng cáo trực tuyến, tận dụng mạng xã hội và các phương tiện truyền thông kỹ thuật số khác để tiếp cận và tương tác với khách hàng tiềm năng Điều này giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng mới.

- Tăng cường quản lý rủi ro: Vietnam Airlines cần đảm bảo quản lý rủi ro kỹ lưỡng trong các hoạt động kinh doanh, bao gồm quản lý chi phí, quản lý mối quan hệ đối tác và nắm bắt các xu hướng và biến đổi trong ngành hàng không để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.

Vietnam Airlines đã phát triển và thực hiện một chiến lược sản xuất kinh doanh thành công trong nhiều năm qua Bằng cách kết hợp các yếu tố cạnh tranh, quản lý chất lượng cao và dịch vụ khách hàng xuất sắc, Vietnam Airlines đã đạt được nhiều thành công và trở thành một trong những hãng hàng không hàng đầu trong khu vực. Một trong những yếu tố quan trọng nhất của chiến lược sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines là phát triển mạng lưới đa dạng và mở rộng quy mô hoạt động. Vietnam Airlines đã mở rộng quy mô hoạt động của mình với hơn 50 sân bay trên 26 quốc gia và vùng lãnh thổ, mở ra nhiều cơ hội mới cho hành khách và tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa Sự mở rộng này đã giúp Vietnam Airlines tăng cường định vị của mình trên thị trường và cạnh tranh với các hãng hàng không lớn khác trong ngành.

Ngoài ra, Vietnam Airlines đã đầu tư vào công nghệ và đổi mới để nâng cao hiệu quả sản xuất và sự hài lòng của khách hàng Hãng đã cải tiến và phát triển hệ thống đặt vé và quản lý chuyến bay thông qua các ứng dụng di động và trang web, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và có trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng dịch vụ của hãng Đồng thời, Vietnam Airlines cũng đầu tư vào dịch vụ chất lượng cao, đào tạo nhân viên chuyên nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng Tất cả những nỗ lực này đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của Vietnam Airlines và tạo ra một sự khác biệt trong ngành hàng không.

Tóm lại, chiến lược sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines đã mang lại nhiều thành công và giúp hãng trở thành một trong những ngôi sao sáng của ngành hàng không khu vực Tuy nhiên, để duy trì và phát triển thành công này, Vietnam Airlines cần tiếp tục đầu tư vào công nghệ và đổi mới, nắm bắt cơ hội từ thị trường và đối thủ cạnh tranh, và duy trì cam kết với an toàn và bảo vệ môi trường Sự phát triển bền vững và khả năng thích ứng của Vietnam Airlines sẽ là yếu tố quyết định trong việc định hình tương lai của hãng và đóng góp vào phát triển ngành hàng không Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Tuấn Khải (2023) - “Tỷ lệ chuyến bay đúng giờ trong tháng 1-2023 đạt trên 95%” - hanoimoi.vn

Link: https://hanoimoi.vn/ty-le-chuyen-bay-dung-gio-trong-thang-1-2023- dat-tren-95-5366.html

2.Quỳnh Chi (2023) - "Những con số biết nói về tỷ lệ bay đúng giờ" – Tienphong.vn

Link: https://tienphong.vn/nhung-con-so-biet-noi-ve-ty-le-bay-dung-gio- post1526238.tpo

3.Lương Hạnh (2023) – “ Chiến lược Marketing của Vietnam Airlines “đối đầu” với các hãng hàng không giá rẻ” – marketingai.vn

Link: https://marketingai.vn/chien-luoc-marketing-cua-vietnam-airlines- doi-dau-voi-cac-hang-hang-khong-gia-re/#Ve_san_pham

4.“Giải mã chiến lược giúp Vietnam Airlines giành giải "Hãng hàng không dẫn đầu Châu Á về thương hiệu" tại World Travel Awards 2022” – advertisingvietnam.com

Link: https://advertisingvietnam.com/giai-ma-chien-luoc-giup-vietnam- airlines-gianh-giai-hang-hang-khong-dan-dau-chau-a-ve-thuong-hieu-tai- world-travel-awards-2022-p20445

5.“ Báo cáo thường niên 2019 Vietnam Airlines” – vietnamairlines.com Link:https://www.vietnamairlines.com/~/media/FilesDownload/AboutUs/ Investor-Relations/Bao-Cao-Thuong-Nien/new-bao-cao-thuong-nien- 2019.pdf

6.KC (2023) – “Vietnam Airlines nối lại đường bay tới Pháp” – dangconsan.vn

Link: https://dangcongsan.vn/kinh-te/vietnam-airlines-noi-lai-duong-bay- toi-phap-632690.html

7.Nguyễn Quỳnh (2014) – “Đường bay thẳng và những lợi ích chưa tính hết” – vov.vn

Link: https://vov.vn/kinh-te/duong-bay-thang-va-nhung-loi-ich-chua-tinh- het-350984.vov

8.“ Người Việt định cư ở nước nào nhiều nhất” – dinhcuquocgia.com Link: https://dinhcudaquocgia.com/nguoi-viet-dinh-cu-o-nuoc-nao-nhieu- nhat/#Cong_hoa_Lien_bang_Duc_

%E2%80%93_Quoc_gia_chau_Au_than_thien_voi_nguoi_Viet

9.Việt Hùng (2020) – “Vietnam Airlines đặt mục tiêu giữ thị phần số 1 tại nội địa” - vietnamplus.vn

10 Link: https://www.vietnamplus.vn/vietnam-airlines-dat-muc-tieu-giu-thi- phan-so-1-tai-noi-dia/660203.vnp

11 “ Vietnam Airlines - Sải Cánh Vươn Cao ” (2020) – eMagazine.asiamedia.vn

Link: https://e-magazine.asiamedia.vn/vietnam-airlines-sai-canh-vuon- cao/

12 “Giới thiệu công ty” – Vietnamairline.com

Link: https://www.vietnamairlines.com./vn/vi/vietnam-airlines/about-us

13 “Phân tích mô hình SWOT của Vietnam Airlines” – Braderma.com Link: https://brademar.com/phan-tich-mo-hinh-swot-cua-vietnam-airlines- 2/

14 “Phân tích chi tiết chiến lược của Vietnam Airlines & bài học rút ra” (2022) – oriagency.vn

Link: https://oriagency.vn/chien-luoc-cua-vietnamairlines

15 Airlines (2022) – “Vietnam Airlines – Top 10 thương hiệu tốt nhất Việt Nam năm 2022” – heritagevietnamairlines.com

Ngày đăng: 02/05/2024, 21:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng  3. Ma trận EFE - phân tích chiến lược kinh doanh của một tập đoàn doanh nghiệp cụ thể họat động trong các lĩnh vực lâm nghiệp thủy sản bảo hiểm hoặc hàng không tại việt nam
ng 3. Ma trận EFE (Trang 17)
Bảng  5. Ma trận CPM - phân tích chiến lược kinh doanh của một tập đoàn doanh nghiệp cụ thể họat động trong các lĩnh vực lâm nghiệp thủy sản bảo hiểm hoặc hàng không tại việt nam
ng 5. Ma trận CPM (Trang 18)
Bảng  4. Ma trận IFE - phân tích chiến lược kinh doanh của một tập đoàn doanh nghiệp cụ thể họat động trong các lĩnh vực lâm nghiệp thủy sản bảo hiểm hoặc hàng không tại việt nam
ng 4. Ma trận IFE (Trang 18)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w