Vì thế, với giả định để phục vụ cho việc ra mắt sản phẩm tín dụng mới dành cho sinh viên trong thời gian tới của ngân hàng TPBank, nhóm đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về nhu cầu sử dụn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
ĐỖ THỊ PHƯƠNG NHUNG - A35882
ĐỖ KHÁNH CHI - A40529
ĐỖ THỊ THU HÀ - A35423NGUYỄN THU GIANG - A37668
HÀ NỘI, 2022
Trang 2STT MSV HỌ VÀ TÊN % ĐÓNG GÓP
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 2.3: Cây mục tiêu cụ thể
6
Bảng 4.1: Bảng tần số chéo giữa độ tuổi và thu nhập của sinh viên 15Bảng 4.2: Bảng tần số chéo giữa thu nhập/tháng và số tiền dự định vay 17
11Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thống kê tỉ lệ giới tính của đáp viên 11
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ thống kê tỉ lệ nhu cầu chi tiêu hàng tháng của sinh viên 13Biểu đồ 4.4: Biểu đồ thống kê tỉ lệ thu nhập trung bình mỗi tháng của sinh viên 16Biểu đồ 4.5: Biểu đồ thống kê tỉ lệ số tiền dự định sẽ vay của sinh viên
Biểu đồ 4.6: Biểu đồ thống kê tỉ lệ mục đích vay của sinh viên 18Biểu đồ 4.7: Biểu đồ thống kê tỉ lệ đồng ý của sinh viên với phương án giải ngân trực tiếp vào
Biểu đồ 4.8: Biểu đồ thống kê tỉ lệ đồng ý của sinh viên với phương án giải ngân trực tiếp vào
Trang 5Biểu đồ 4.14: Biểu đồ thống kê mức độ đồng ý của sinh viên đối với ưu đãi giảm lãi suất cho
Biểu đồ 4.15: Biểu đồ thống kê mức độ đồng ý của sinh viên đối với phương án không giải ngân
Biểu đồ 4.16: Biểu đồ thống kê mức độ đồng ý của sinh viên đối với ưu đãi giảm lãi suất cho
Biểu đồ 4.17: Biểu đồ thống kê các quận sinh viên mong muốn TPBank mở thêm chi nhánh,
Biểu đồ 4.18: Biểu đồ thống kê mức độ mong đợi của sinh viên với một số yếu tố của nhân viên
Trang 6TÓM TẮTHiểu rõ nhu cầu của khách hàng là chìa khóa thành công của mọi doanh nghiệp trên mọi thịtrường, ngân hàng TPBank cũng không nằm trong ngoại lệ Quá trình ra mắt một sản phẩm mớicũng hề đơn giản Phần lớn mọi doanh nghiệp khi nghiên cứu một sản phẩm mới đều nghiên cứu thịtrường để phát hiện những nhu cầu, những “điểm trống” còn thiếu để hoàn thiện sản phẩm củadoanh nghiệp mình Vì thế, với giả định để phục vụ cho việc ra mắt sản phẩm tín dụng mới dànhcho sinh viên trong thời gian tới của ngân hàng TPBank, nhóm đã thực hiện một cuộc nghiên cứu
về nhu cầu sử dụng sản phẩm tín dụng của sinh viên Hà Nội
Nhóm nghiên cứu thực hiện phỏng vấn cá nhân với 105 bạn sinh viên, theo phương pháp lấymẫu Quota, trong đó có 100 phiếu hợp lệ Bảng câu hỏi nghiên cứu gồm có 19 câu hỏi, trong quátrình điều tra, các phỏng vấn viên vẫn thường hỏi thêm chi tiết để biết được lí do tại sao các bạn lạiđưa ra lựa chọn như vậy Kết quả thu về chỉ ra rằng số lượng nữ đáp viên tham gia nhiều hơn sốnam đáp viên và có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng sản phẩm tín dụng của các bạnsinh viên, các bạn chủ yếu chỉ muốn vay một khoản tiền dưới 5 triệu và sử dụng với mục đích chitrả cho sinh hoạt Kỳ hạn vay mong muốn là từ 3 - 6 tháng, thời gian vay là trong 1 năm, đảm bảotài sản bằng phương pháp vay tín chấp với mức lãi suất thấp nhất có thể
Dưới đây sẽ là bản báo cáo số liệu chi tiết, bao gồm việc thiết kế mẫu, thu nhập thông tin,phân tích kết quả và cuối cùng dựa trên kết quả thu về, nhóm đưa ra những kiến nghị để hoàn thiệnnhững sản phẩm tín dụng mới dành cho sinh viên Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng bản nghiên cứunày sẽ giúp ích phần nào đó cho TPBank trong việc ra mắt sản phẩm mới
Trang 7PHẦN 1: LÝ DO NGHIÊN CỨU1.1 Giới thiệu về TP Bank
1.1.1 Lịch sử phát triển
TPBank có tên gọi đầy đủ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong, được thành lập vàongày 5/5/2008 với sự tham gia của các cổ đông chiến lược giàu kinh nghiệm thị trường và tiềm lựctài chính gồm Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji, Tập đoàn FPT, Tổng Công ty Tái bảo hiểm Việt Nam(Vinare), Tập đoàn tài chính SBI Ven Holding Pte.Ltd (Singapore), Công ty Tài chính IFC…Năm 2009, khai trương TPBank chi nhánh Hải Phòng, Cần Thơ
Năm 2010-2012, khai trương Sở giao dịch và các phòng giao dịch của TPBank ở Hà Nội vàtăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng
Năm 2013, TPBank ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới và đón nhận bằng khen của Thủtướng Chính Phủ về thành tích xuất sắc trong công tác tái cơ cấu
Năm 2014, TPBank khai trương trụ sở mới, đặt tại 57 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà NộiNăm 2015-2016, khai trương thêm 13 phòng giao dịch tại khắp các tỉnh thành cả nướcNăm 2017, ra mắt hệ thống điểm giao dịch tự động 24/7 LiveBank, ứng dụng thanh toán bằng
mã QR, trợ lý ảo T’aio phục vụ khách hàng
Năm 2018, được coi là “năm của TPBank”, đạt được nhiều giải thưởng, khen thưởng vượt trội:giải thưởng quốc tế uy tín về ngân hàng số, chứng chỉ bảo mật quốc tế, giải thưởng Ngân hàng pháthành tốt nhất 2017, giải thưởng Ngân hàng có tài trợ thương mại xuất sắc nhất cho doanh nghiệp….Năm 2019, vốn điều lệ đạt 8566 tỷ đồng, khai trương thêm 8 chi nhánh tại các tỉnh thànhNăm 2020, khai trương thêm 9 chi nhánh và tăng vốn điều lệ lên 10716 tỷ đồng
Năm 2021, vốn điều lệ đạt 15817 tỷ đồng
Tóm lại, kể từ khi được thành lập đến nay, với nhiều cố gắng và nỗ lực, TPBank hiện nay đãvươn mình để trở thành 1 trong 4 ngân hàng tư nhân uy tín nhất Việt Nam năm 2022, thể hiện sựvượt trội về sức mạnh tài chính, truyền thông, tiềm năng tăng trưởng, mức độ phát triển bền vững,chất lượng quản trị và vị thế trên thị trường
1.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh
Tầm nhìn: Trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam với các sản phẩm, dịch
vụ tài chính trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh
Trang 8- TPBank tạo điều kiện tối ưu để mỗi Cán bộ Nhân viên có cuộc sống đầy đủ về kinh tế, pháthuy năng lực sáng tạo và phát triển sự nghiệp của bản thân
- TPBank là tổ chức có trách nhiệm xã hội cao, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng vớimục tiêu vì CON NGƯỜI và HƯNG THỊNH QUỐC GIA
1.1.3 Bộ nhận diện thương hiệu
Hình 1.1: Logo của TPBankBên cạnh tầm nhìn và sứ mệnh cao đẹp của TPBank, ngân hàng cũng rất chú trọng trong việcthiết kế logo nhằm khẳng định vị thế của mình Bộ nhận diện thương hiệu của TPBank được ra mắtvào tháng 12/2013 với hình ảnh sinh động cùng tông màu chủ đạo là màu cam và màu tím LogoTPBank là hình tam giác với thiết kế 3 đỉnh thể hiện sự vững chắc, bền vững của ngân hàng ở hiệntại cũng như tương lai 3 đỉnh của logo cũng nói lên 3 tiêu chí mà ngân hàng chú trọng, đó là: chuyênnghiệp, sáng tạo và hướng đến khách hàng Cụ thể, chuyên nghiệp trong cách phục vụ và khả năngvận hành ngân hàng; sáng tạo trong từng máy móc, công nghệ và quy trình thực hiện; hướng đếnkhách hàng mọi lúc mọi nơi với cung cách phục vụ gần gũi, nhiệt tình nhất
1.1.4 Sản phẩm
Các sản phẩm, dịch vụ của TPBank vô cùng đa dạng, được chia rõ ràng dành cho 2 đối tượngchính: cá nhân và doanh nghiệp
Các sản phẩm dành cho cá nhân bao gồm:
- Ngân hàng số: Ứng dụng Ngân hàng số TPBank, Savy App tiết kiệm vạn năng, LiveBank Ngân hàng tự động 24/7…
Tài khoản: Tài khoản số tự động, tài khoản Super Zero, tài khoản Nickname/Shopname…
- Thẻ: Thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ ghi nợ nội địa…
- Cho vay: Vay mua ô tô, vay mua nhà, xây sửa nhà, vay kinh doanh…
- Tiết kiệm: Tiết kiệm Trường An Lộc, tiết kiệm gửi 6 tháng, lãi suất 12, tiết kiệm tài lộc…
- Bảo hiểm: Bảo hiểm xe, bảo hiểm nhà, bảo hiểm nhân thọ Sun Life…
- Sản phẩm khác: Chuyển tiền, dịch vụ mPos, ví trả sau Momo…
Các sản phẩm dành cho doanh nghiệp bao gồm:
2
Trang 9- Ngân hàng số: Ngân hàng số TPBank Biz
- Tài khoản doanh nghiệp: Tài khoản thanh toán, tài khoản đồng chủ sở hữu…
- Tiền gửi doanh nghiệp: Tiền gửi có kỳ hạn lĩnh lãi định kỳ, tiền gửi có kỳ hạn điện tử lĩnh lãicuối kỳ…
- Thanh toán quốc tế: Phát hành L/C nhập khẩu, Chuyển tiền quốc tế chiều đi, chuyển nhượngL/C xuất khẩu…
- Bảo lãnh: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh nhanh…
- Cho vay và tài trợ: Vay online dành cho doanh nghiệp, tài trợ doanh nghiệp xây lắp, Cho vaydoanh nghiệp ngành nhựa…
- Thẻ doanh nghiệp: Thẻ ghi nợ quốc tế cho doanh nghiệp, thẻ tín dụng quốc tế cho doanhnghiệp…
- Sản phẩm khác: Thanh toán trong nước, dịch vụ ngoại hối…
1.2 Hoàn cảnh marketing
Do ảnh hưởng của đại dịch covid-19, cùng với chi phí học tập ngày càng tăng cao nên ngàycàng có nhiều sinh viên có nhu cầu vay vốn Tuy nhiên, phần lớn sinh viên vẫn ngần ngại vay vốnbởi thủ tục còn nhiều phức tạp, mức vay thấp mà lãi suất lại cao Nhận thấy được vấn đề này,TPBank quyết định sẽ ra mắt những sản phẩm tín dụng mới dành cho sinh viên trong thời gian tới Vìvậy, TPBank quyết định thực hiện nghiên cứu nhu cầu của sinh viên Hà Nội để phục vụ cho việc ramắt sản phẩm mới
Trang 10PHẦN 2: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Biết được thái độ, ý kiến của sinh viên đối với một số phương án giải ngân và phương án ưuđãi, khuyến khích sinh viên
- Tìm hiểu được những góp ý cho các sản phẩm tín dụng dành cho sinh viên của TPBank
Hình 2.1: Cây mục tiêu chung
4
Trang 11Hình 2.2: Cây mục tiêu cụ thể
Hình 2.3: Cây mục tiêu cụ thể
Trang 12PHẦN 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU3.1 Phương pháp nghiên cứu
Trong cuộc nghiên cứu lần này, nhóm sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp cá nhân với sốlượng điều tra viên là 6 người để thu thập dữ liệu sơ cấp
Cách thức: Phỏng vấn trực tiếp các sinh viên theo bảng câu hỏi có sẵn, có thể tùy vào câu trảlời của đáp viên để điều chỉnh câu hỏi một cách linh hoạt hơn để dễ dàng thu nhập được nhiều thôngtin
Nhóm lựa chọn thu thập dữ liệu sơ cấp vìcác dữ liệu sơ cấp sẽ giúp giải quyết cấp bách và kịp thờinhững vấn đề nghiên cứu đặt ra, hơn nữa dữ liệu sơ cấp là do trực tiếp thu thập nên độ chính xác caohơn Ngoài ra,lý do nhóm lựa chọn phương pháp phỏng vấn trực tiếp cá nhân vì cuộc nghiên cứukhông quá rộng, không có quá nhiều đáp viên, bên cạnh đó phương pháp này sẽ giúp đáp viên dễdàng bày tỏ suy nghĩ, quan điểm cá nhân từ đó có thể tìm ra những thông tin mới cho cuộc nghiêncứu
3.2 Thời gian tiến hành
Nhóm bắt đầu tiến hành nghiên cứu từ 3/10/2022 và hoàn tất vào 24/10/2022 Tổng thời gianthực hiện là 22 ngày Dưới đây là kế hoạch cụ thể:
Giai đoạn 1: Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu (3 ngày)
Trang 13Nội dung công
hoạch nghiên cứu
Bảng 3.2: Thời gian thực hiện giai đoạn 2
Giai đoạn 3: Tiến hành thu thập dữ liệu (6 ngày)
Nội dung công
Kiểm tra hiệu
quả công việc
và chất lượng
khảo sát
Trang 14quả công việc
Bảng 3.3: Thời gian thực hiện giai đoạn 3Giai đoạn 4: Phân tích dữ liệu thu được (5 ngày)
Bảng 3.4: Thời gian thực hiện giai đoạn 4
Giai đoạn 5: Báo cáo kết quả (3 ngày)
8
Trang 15Tổng kết và viết báo
cáo
Kiểm tra lại, chỉnh
sửa và hoàn thiện
Khung lấy mẫu: Danh sách sinh viên sống tại các quận huyện trên địa bàn Hà Nội
Phương pháp lấy mẫu: Phương pháp lấy mẫu Quota
Với đề tài nghiên cứu này, nhóm cho rằng nhu cầu chi tiêu hàng tháng và mức thu nhập trungbình mỗi tháng là 2 yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng sản phẩm tín dụng Vì vậy, nhóm chọnmẫu có cơ cấu như sau:
- 70% đáp viên có nhu cầu chi tiêu từ 5 - 10 triệu/tháng; 10% có nhu cầu chi tiêu dưới 3triệu/tháng; 10% có nhu cầu chi tiêu từ 3 - 5 triệu/tháng và 10% có nhu cầu chi tiêu trên 10triệu
- 70% đáp viên có thu nhập trung bình dưới 3 triệu/tháng; 10% có thu nhập từ 3 - 5 triệu/tháng;10% có thu nhập từ 5 - 10 triệu/tháng và 10% có thu nhập trên 10 triệu/tháng
Theo Bộ GD&ĐT, chi phí chi tiêu trung bình hiện nay của một sinh viên tại thành phố lớn daođộng khoảng 6,5 - 9,5 triệu đồng/tháng Vậy nên nhóm lựa chọn cơ cấu mẫu với 70% đáp viên cónhu cầu chi tiêu từ 5 - 10 triệu/tháng, vì đây là mức chi tiêu của phần lớn các bạn sinh viên Việc lựachọn cơ cấu như vậy khiến tính đại diện của mẫu cao hơn Hơn nữa, phần lớn các bạn sinh viên chỉ
có thể đi làm thêm những công việc tạp vụ, bán hàng… nên mức thu nhập mỗi tháng chủ yếu là dưới
3 triệu, ngoài ra, theo nhóm, mức thu nhập càng thấp thì các bạn sinh viên càng quan tâm đến các sảnphẩm tín dụng hơn Vậy nên, nhóm cũng lựa chọn cơ cấu mẫu là 70% đáp viên có thu nhập trungbình dưới 3 triệu/tháng
Kích thước mẫu:
Dựa trên công thức tính cỡ mẫu theo tỷ lệ Cochran (1997), ta có:
Trong đó:
n: kích thước mẫu
Trang 16z: giá trị tới hạn tương đương với độ tin cậy
p: xác suất xuất hiện đầu tiên của phần tử đang nghiên cứu
e: sai số mẫu cho phép
Áp dụng vào trong bài nghiên cứu, ta có các dữ liệu sau:
z: cho mức độ tin cậy 95% → ta có z = 1,95
p: chọn p = 1 - p → p = 0,5
e: với p = 0,5 như trên nên 0,3 < p < 0,7 có sai số được chọn là 9,8%
Vậy ta có kích thước mẫu:
5 - 10 triệu(70%)
Trên 10 triệu(10%)
Trang 17PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU4.1 Thông tin cá nhân của người tham gia khảo sát
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thống kê tỉ lệ giới tính của đáp viên
Qua kết quả khảo sát, nhóm nhận thấy các số liệu về giới tính của người tham gia khảo sát nhưsau: Trong tổng số 100 đáp viên, giới tính nữ chiếm 63% và giới tính nam chiếm 37% và không cógiới tính khác Đây là một tỉ lệ chênh lệch lớn khi số đáp viên là nữ nhiều gấp 1,7 lần so với số đápviên là nam, điều này thể hiện nhóm đã tiếp cận được với nhiều người tham gia khảo sát là nữ hơn lànam, và có lẽ giới tính nữ cũng dành nhiều sự quan tâm cho các sản phẩm tín dụng hơn Điều này làhoàn toàn hợp lí, bởi trong quá trình tìm kiếm các đáp viên để phỏng vấn cá nhân, các bạn sinh viên
nữ thể hiện rõ sự quan tâm cũng như hợp tác với nhóm nghiên cứu hơn là các bạn sinh viên nam.Ngoài ra, kết quả khảo sát giới tính cũng có xu hướng giống với thông tin của TS Nguyễn Thị Hiền,Phó Viện trưởng Viện Chiến lược chia sẻ tại Hội nghị Quốc tế về Tài chính Tiêu dùng do Stoxplus,
bà cho rằng trong những năm gần đây, tỷ lệ phụ nữ vay ngân hàng cao gấp 1,4 lần so với nam giới
Trang 18Biểu đồ 4.2: Biểu đồ thống kê tỉ lệ độ tuổi của đáp viên
Về độ tuổi, qua biểu đồ thống kê, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ba độ tuổi 20, 21 và 22chiếm số % gần như bằng nhau, lần lượt là: 29%, 33% và 28% và độ tuổi trung bình của 100 ngườitham gia khảo sát là 20 tuổi 9 tháng Đây là 3 độ tuổi thể hiện sự quan tâm nhất dành cho các sảnphẩm tín dụng, bởi các bạn sinh viên ở độ tuổi này đã có một khoảng thời gian nhất định tự sinhsống, trải nghiệm cuộc sống tại Hà Nội, nên phần nào đã nhận định được rõ nhu cầu chi tiêu và mứcthu nhập trung bình mỗi tháng của mình Xếp cuối cùng là độ tuổi 19 tuổi (10%), có lẽ vì thời điểmnhóm thực hiện nghiên cứu là thời điểm các bạn sinh viên năm nhất còn đang bận rộn hoàn tất cácthủ tục nhập học nên số lượng các bạn nhiệt tình tham gia khảo sát còn ít
4.2 Tỉ lệ chọn mẫu
Hai câu hỏi tiếp theo sau những câu hỏi về thông tin cá nhân của người tham gia khảo sát là câuhỏi về hai yếu tố để tạo nên cơ cấu mẫu: nhu cầu chi tiêu và thu nhập trung bình mỗi tháng
12
Trang 19Biểu đồ 4.3: Biểu đồ thống kê tỉ lệ nhu cầu chi tiêu hàng tháng của sinh viên
Theo như cơ cấu mẫu đã chọn, có 70% người tham gia khảo sát có nhu cầu chi tiêu từ 5 - 10triệu/ tháng, nhóm nhu cầu chi tiêu dưới 3 triệu, từ 3 -5 triệu và trên 10 triệu chiếm % bằng nhau(10%) Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu rất kĩ để có thể đưa ra % cơ cấu mẫu như vậy Từ 5 - 10 triệu làmột mức chi tiêu hợp lí cho phần lớn các sinh viên đang học tập tại Hà Nội bao gồm chi phí sinhhoạt, học phí, chi phí cá nhân, chi phí giải trí…Trong quá trình tìm hiểu về mức chi tiêu hàng thángcủa phần lớn các sinh viên, nhóm đã tìm hiểu được một ví dụ về bài toán chi tiêu và nhận thấy đượcnhiều sự hợp lí như sau: thuê trọ: 1.500.000 VNĐ; tiền ăn 2.000.000 VNĐ; học phí: 2.000.000 VNĐ;chi phí cá nhân: 1.000.000 VNĐ… Tùy theo nhu cầu của mỗi người, mà chi phí này có thể tăng lênhoặc giảm đi, tuy nhiên số tiền chủ yếu dao động trong khoảng từ 5 - 10 triệu Với nhóm sinh viênnhu cầu chi tiêu chỉ dưới 3 triệu hoặc từ 3 - 5 triệu, có lẽ họ đã được trợ cấp học phí hoặc họ khôngtiêu pha quá nhiều vào các chi phí cá nhân hay giải trí Cuối cùng, với nhu cầu chi tiêu trên 10 triệuthì phần lớn là do hai lí do: các bạn sinh viên học hệ chất lượng cao, tiên tiến hoặc các trường quốc tếnên học phí mỗi tháng sẽ cao hơn các bạn sinh viên khác; hoặc các bạn sinh viên thuộc nhóm nàythuê nhà giá cao, ở một mình, nên chi phí sinh hoạt sẽ cao hơn
Trang 20Biểu đồ 4.4: Biểu đồ thống kê tỉ lệ thu nhập trung bình mỗi tháng của sinh viên
Cũng giống như câu hỏi về nhu cầu chi tiêu, câu hỏi về thu nhập trung bình cũng là một yếu tố
để tạo nên cơ cấu mẫu Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy: 70% sinh viên tham gia khảo sát có thu nhậpdưới 3 triệu, các nhóm thu nhập từ 3 - 5 triệu, 5 - 10 triệu và trên 10 triệu đều chỉ chiếm 10% Vớicác bạn sinh viên chưa có bằng cấp, các bạn chỉ có thể kiếm thêm thu nhập nhờ vào các công việcbán thời gian, dùng đến sức lao động chân tay như phục vụ, pha chế, bán hàng…Đây đều là nhữngcông việc được trả lương khá “bèo bọt” 18.000 - 22.000 VNĐ/1h Vì mỗi ca làm chỉ tối đa 4 -5h/ngày nên nếu chăm chỉ làm đủ số ngày của tháng, các bạn cũng chỉ nhận về được mức lương tối
đa là 3 triệu đồng Nếu các bạn chăm chỉ làm nhiều số ca hơn bình thường thì cũng có thể có mứclương dao động từ 3 - 5 triệu đồng/tháng Tuy nhiên, bên cạnh những công việc có số lương ít ỏi đó,nhiều bạn sinh viên học tốt, có ngoại hình đẹp hoặc tài năng riêng đã lựa chọn những công việc cómức lương cao hơn như gia sư, trợ giảng, PG&PB, hoạ sĩ…hoặc thậm chí là kinh doanh thêm, đầu tưchứng khoán, cổ phiếu nên sẽ có mức thu nhập cao hơn từ 5 - 10 triệu hoặc trên 10 triệu mỗi tháng.Nhận thấy độ tuổi của sinh viên và mức thu nhập của các bạn có sự ảnh hưởng đến nhau nênnhóm đã lập bảng tần số chéo của hai thông tin này như sau:
14
Trang 21Bảng 4.1: Bảng tần số chéo giữa độ tuổi và thu nhập của sinh viên
Nhìn vào bảng tần số chéo ta có thể nhận thấy dù là ở độ tuổi nào thì chủ yếu các bạn sinh viêncũng chỉ có mức thu nhập dưới 3 triệu Các bạn sinh viên ở độ tuổi 19 thì chỉ có duy nhất 1 bạn cómức thu nhập 5 - 10 triệu và 1 bạn thu nhập trên 10 triệu, trong khi đó, ba độ tuổi còn lại là 20, 21, 22tuổi thì lại có số lượng sinh viên có mức lương cao hơn Cụ thể, với mức lương trên 5 triệu/ tháng, có
6 bạn đạt được ở tuổi 20, 7 bạn ở tuổi 21 và 5 bạn ở tuổi 22 Điều này khá là hợp lí bởi các bạn sinhviên 19 tuổi tức là sinh viên năm nhất, phần lớn các bạn chưa quen với môi trường sống mới và chủyếu các bạn cũng muốn dành nhiều thời gian tập trung cho học tập nên các bạn chỉ có thể đi làmnhững công việc bán thời gian với mức lương dưới 3 triệu/ tháng Còn với các bạn sinh viên lớn hơn,tức là các bạn năm hai và năm ba, các bạn đã có một khoảng thời gian nhất định để làm quen vớinhịp sống mới, tìm được nhiều cơ hội để phát triển bản thân nên cũng có thể đã tìm được những côngviệc phù hợp để kiếm mức thu nhập cao Hơn nữa, năm hai và năm ba cũng là thời điểm vàng khi cácbạn đã quen với cách học tập mới nên dễ dàng cân bằng giữa việc làm và việc học để có thể thoải mái
tự kinh doanh hoặc thử sức mình ở nhiều lĩnh vực công việc khác nhau Cuối cùng, chỉ có duy nhất 1bạn sinh viên năm cuối, ở độ tuổi 22 là có thu nhập trên 10 triệu, ít hơn hẳn so với các bạn sinh viênnăm hai và năm ba, có lẽ là vì ở năm cuối đại học, các bạn sinh viên sẽ cần dành nhiều thời gian hơn
để hoàn thành các môn học, báo cáo thực tập và khóa luận tốt nghiệp để kịp thời hạn ra trường nên sẽ
ít có cơ hội để tập trung tăng mức thu nhập Bên cạnh đó, đây cũng là lúc các bạn sinh viên thực sựđang cân nhắc cho những cơ hội tương lai nên các bạn sẽ dành phần lớn quỹ thời gian để đi thực tậptại các công ty, tổ chức, và đương nhiên lương thực tập sẽ vô cùng ít ỏi Tóm lại, qua bảng tần sốchéo, chúng ta có thể thấy độ tuổi và mức thu nhập tỉ lệ thuận với nhau, các bạn sinh viên năm hai vànăm ba là hai đối tượng có cơ hội để tăng mức thu nhập hàng tháng nhiều nhất so với sinh viên nămnhất và năm cuối
Trang 224.3 Nhu cầu về sản phẩm tín dụng theo các tiêu chí
Khi nghiên cứu về sản phẩm tín dụng sinh viên, một trong những thông tin quan trọng nhất cầnlưu ý khảo sát đó là số tiền dự định vay, mục đích vay, kỳ hạn vay và lãi suất vay
Biểu đồ 4.5: Biểu đồ thống kê tỉ lệ số tiền dự định sẽ vay của sinh viên
Nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy % số tiền dự vay cao nhất là dưới 5 triệu đồng (chiếm 45%),tiếp theo sau với cách biệt nhỏ là 5 - 10 triệu đồng (34%), cuối cùng là 10 - 20 triệu và trên 20 triệuvới % lần lượt là 16% và 5% Như vậy, gần một nửa số người tham gia khảo sát chỉ có nhu cầu vaydưới 5 triệu đồng Đây là một kết quả vô cùng hợp lí bởi với nhu cầu chi tiêu theo cơ cấu mẫu là 70%
có nhu cầu từ 5 - 10 triệu thì sinh viên dù có thu nhập thấp cũng chỉ cần vay thêm 1 khoản dao độngdưới 5 triệu là đã đủ để nộp học phí và trang trải sinh hoạt hàng tháng Và số tiền vay không quá lớnnhư vậy cũng sẽ phù hợp với khả năng đảm bảo khoản vay và trả nợ của sinh viên Ngoài ra, có 34bạn sinh viên muốn vay từ 5 - 10 triệu để nộp học phí cao hơn các bạn khác và cũng để chi tiêu thoảimái hơn Một số nhỏ các bạn muốn vay từ 10 - 20 triệu đồng hoặc hơn 20 triệu đồng, đây là một sốtiền lớn so với khả năng của sinh viên nên phần lớn các bạn không lựa chọn Trong quá trình khảo sát
cá nhân, nhóm tìm hiểu được rằng 21 bạn thuộc 2 nhóm có số tiền dự định vay khá cao này đều muốnvay để kinh doanh riêng hoặc đầu tư chứng khoán, cổ phiếu
Trong quá trình phỏng vấn cá nhân, nhóm nhận thấy thu nhập mỗi tháng sẽ ảnh hưởng đến sốtiền các bạn dự định vay nên nhóm đã lập bảng tần số chéo của hai thông tin này như sau:
16