Nghiên cứu nhu cầu của sinh viên Hà Nội đối với các sản phẩm tín dụng

MỤC LỤC

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp nghiên cứu

Trong cuộc nghiên cứu lần này, nhóm sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp cá nhân với số lượng điều tra viên là 6 người để thu thập dữ liệu sơ cấp. Cách thức: Phỏng vấn trực tiếp các sinh viên theo bảng câu hỏi có sẵn, có thể tùy vào câu trả lời của đáp viên để điều chỉnh câu hỏi một cách linh hoạt hơn để dễ dàng thu nhập được nhiều thông tin. Nhóm lựa chọn thu thập dữ liệu sơ cấp vìcác dữ liệu sơ cấp sẽ giúp giải quyết cấp bách và kịp thời những vấn đề nghiên cứu đặt ra, hơn nữa dữ liệu sơ cấp là do trực tiếp thu thập nên độ chính xác cao hơn.

Ngoài ra,lý do nhóm lựa chọn phương pháp phỏng vấn trực tiếp cá nhân vì cuộc nghiên cứu không quá rộng, không có quá nhiều đáp viên, bên cạnh đó phương pháp này sẽ giúp đáp viên dễ dàng bày tỏ suy nghĩ, quan điểm cá nhân từ đó có thể tìm ra những thông tin mới cho cuộc nghiên cứu. Tổng hợp thông tin của TPBank Xác định hoàn cảnh marketing Xác định vấn đề cần nghiên cứu Xác định mục tiêu nghiên cứu Xây dựng cây mục tiêu. Với đề tài nghiên cứu này, nhóm cho rằng nhu cầu chi tiêu hàng tháng và mức thu nhập trung bình mỗi tháng là 2 yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng sản phẩm tín dụng.

Vậy nên nhóm lựa chọn cơ cấu mẫu với 70% đáp viên có nhu cầu chi tiêu từ 5 - 10 triệu/tháng, vì đây là mức chi tiêu của phần lớn các bạn sinh viên. Hơn nữa, phần lớn các bạn sinh viên chỉ có thể đi làm thêm những công việc tạp vụ, bán hàng… nên mức thu nhập mỗi tháng chủ yếu là dưới 3 triệu, ngoài ra, theo nhóm, mức thu nhập càng thấp thì các bạn sinh viên càng quan tâm đến các sản phẩm tín dụng hơn.

Bảng 3.2: Thời gian thực hiện giai đoạn 2
Bảng 3.2: Thời gian thực hiện giai đoạn 2

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thông tin cá nhân của người tham gia khảo sát

Đây là 3 độ tuổi thể hiện sự quan tâm nhất dành cho các sản phẩm tín dụng, bởi các bạn sinh viên ở độ tuổi này đã có một khoảng thời gian nhất định tự sinh sống, trải nghiệm cuộc sống tại Hà Nội, nờn phần nào đó nhận định được rừ nhu cầu chi tiờu và mức thu nhập trung bình mỗi tháng của mình. Cuối cùng, với nhu cầu chi tiêu trên 10 triệu thì phần lớn là do hai lí do: các bạn sinh viên học hệ chất lượng cao, tiên tiến hoặc các trường quốc tế nên học phí mỗi tháng sẽ cao hơn các bạn sinh viên khác; hoặc các bạn sinh viên thuộc nhóm này thuê nhà giá cao, ở một mình, nên chi phí sinh hoạt sẽ cao hơn. Điều này khá là hợp lí bởi các bạn sinh viên 19 tuổi tức là sinh viên năm nhất, phần lớn các bạn chưa quen với môi trường sống mới và chủ yếu các bạn cũng muốn dành nhiều thời gian tập trung cho học tập nên các bạn chỉ có thể đi làm những công việc bán thời gian với mức lương dưới 3 triệu/ tháng.

Còn với các bạn sinh viên lớn hơn, tức là các bạn năm hai và năm ba, các bạn đã có một khoảng thời gian nhất định để làm quen với nhịp sống mới, tìm được nhiều cơ hội để phát triển bản thân nên cũng có thể đã tìm được những công việc phù hợp để kiếm mức thu nhập cao. Cuối cùng, chỉ có duy nhất 1 bạn sinh viên năm cuối, ở độ tuổi 22 là có thu nhập trên 10 triệu, ít hơn hẳn so với các bạn sinh viên năm hai và năm ba, có lẽ là vì ở năm cuối đại học, các bạn sinh viên sẽ cần dành nhiều thời gian hơn để hoàn thành các môn học, báo cáo thực tập và khóa luận tốt nghiệp để kịp thời hạn ra trường nên sẽ ít có cơ hội để tập trung tăng mức thu nhập. Qua biểu đồ, ta rừ ràng thấy kết quả như sau: cú 57 phiếu muốn sử dụng để trang trải chi phớ sinh hoạt, 35 phiếu dùng để đóng học phí, ngoài ra có 21 phiếu sử dụng để đầu tư và 11 phiếu để kinh doanh và không có phiếu nào chọn sử dụng cho mục đích khác ngoài bốn mục đích trên.

Hơn nữa, việc ngân hàng làm việc trực tiếp với nhà trường để trả học phí cho sinh viên cũng tránh được những nhầm lẫn trong việc chuyển tiền mà sinh viên thường hay gặp phải ví dụ như chuyển nhầm tài khoản, chuyển nhầm số tiền…ngoài ra cũng tránh được những rủi ro lừa đảo không đáng có. Biểu đồ 4.9: Biểu đồ thống kê tỉ lệ đồng ý của sinh viên với phương án giải ngân bằng thẻ tín dụng Với 80 sinh viên có nhu cầu vay để chi trả chi phí sinh hoạt cá nhân, đầu tư hoặc kinh doanh, 100% các bạn đồng ý với phương án giải ngân qua thẻ tín dụng - hạn mức thẻ đúng bằng hạn mức được vay. Phần lớn các trường đại học thường có 2-3 kì học mỗi năm, nếu là 2 kì học, mỗi kì sẽ kéo dài 5 tháng, còn nếu là 3 kì học, mỗi kì sẽ kéo dài gần 3 tháng, mà nộp học phí ở các trường đại học là nộp theo kì học, không theo tháng, nên các bạn sinh viên thường muốn kỳ hạn vay 3 tháng để thuận tiện cho việc có tiền để trang trải học phí.

Biểu đồ 4.11: Biểu đồ thống kê tỉ lệ khoảng thời gian dự định vay của sinh viên Khi tìm hiểu về việc các bạn dự định sẽ vay trong bao lâu, nhóm nhận được kết quả như sau: 52 đáp viên lựa chọn vay trong 1 năm, nhóm sinh viên dự định vay trong 2 năm và cho đến khi tốt nghiệp có số lượng bằng nhau (14 đáp viên) và nhóm sinh viên vay trong 3 năm và 4 năm cũng bằng nhau (10 đáp viên). Ngoài ra, cũng có một nhóm các bạn sinh viên mong muốn vay trong suốt thời gian học đại học, phần lớn là do các bạn không muốn bản thân quá áp lực với việc phải tự trang trải chi phí đi học mà tập trung vào việc học. Biểu đồ 4.13: Biểu đồ thống kê tỉ lệ lựa chọn phương án đảm bảo khoản vay của sinh viên Qua kết quả khảo sát, nhóm nhận thấy phần lớn các bạn sinh viên lựa chọn phương pháp vay tín chấp (82 đáp viên) và chỉ có 18 đáp viên lựa chọn vay thế chấp.

- Thái độ của sinh viên đối với phương án giải ngân tùy theo mục đích chi trả học phí, giải ngân trực tiếp vào tài khoản của nhà trường: Tỉ lệ áp đảo với 30 đáp viên (85,7%) đồng ý với phương án giải ngân qua tài khoản của nhà trường, 5 đáp viên không đồng ý trên tổng số 35 đáp viên lựa chọn mục đích vay là chi trả học phí. Bởi số lượng sinh viên sống và làm việc tại địa bàn Hà Nội là rất đông đảo nên việc TPBank cung cấp cho họ nguồn vốn vay không chỉ giúp bản thân sinh viên ấy thuận lợi trong mục đích sử dụng mà còn giúp ngân hàng tăng doanh thu, tăng khả năng nhận diện thương hiệu hơn đến với mọi người. - Ra mắt gói vay hỗ trợ tân sinh viên: Tân sinh viên được vay số tiền bằng với học phí của kỳ 1 và không vượt quá 10 triệu đồng, miễn lãi trong vòng 2 tháng đầu, hoàn tiền lên đến 500 nghìn đồng/năm khi sinh viên mua đồ dùng học tập, laptop trả góp.

- Trao học bổng trị giá 10 triệu đồng/suất đến những sinh viên đạt giải thưởng trong các cuộc thi lớn và giảm 2% lãi suất trong 1 năm cho sinh viên có kết quả học tập tốt trong năm đó nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên và giúp sinh viên có động lực cố gắng trong học tập. - Với các gói vay với mục đích trang trải chi phí sinh hoạt, đầu tư, kinh doanh, TPBank sẽ cung cấp 2 phương án cho sinh viên dễ dàng lựa chọn: giải ngân trực tiếp khoản vay về tài khoản ngân hàng hoặc nhận khoản vay dưới dạng tiền mặt.

Bảng 4.1: Bảng tần số chéo giữa độ tuổi và thu nhập của sinh viên
Bảng 4.1: Bảng tần số chéo giữa độ tuổi và thu nhập của sinh viên