1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tốt nghiệp phân tích tình hình hoạt động tài chính của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái hà

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tài Chính Của Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi Nhánh Thái Hà
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh
Người hướng dẫn ThS. Thân Thế Sơn Tùng
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại báo cáo thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 2,8 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (9)
    • 1.1.1. Thông tin chung về Ngân hàng BIDV (9)
    • 1.1.2. Lịch sử hình thành, phát triển và tầm nhìn của Ngân hàng (9)
    • 1.1.3. Thông tin về Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Thái Hà (10)
  • 1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (10)
  • 1.3. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban trong Ngân hàng BIDV (12)
    • 1.3.1. Đại hội đồng cổ đông (12)
    • 1.3.2. Hội đồng quản trị (12)
    • 1.3.3. Hội đồng tín dụng và ban tín dụng (12)
    • 1.3.4. Ban kiểm soát (12)
    • 1.3.5. Ban Giám đốc (13)
    • 1.3.6. Quản lý khách hàng (13)
    • 1.3.7. Quản lý rủi ro (13)
    • 1.3.8. Khối tác nghiệp (13)
    • 1.3.9. Khối quản lý nội bộ (14)
    • 1.3.10. Khối trực thuộc (14)
  • 1.4. Ngành nghề kinh doanh chính (14)
  • PHẦN 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (15)
    • 2.1. Cơ sở lý thuyết phân tích tình hình hoạt động tài chính (15)
    • 2.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (15)
      • 2.2.1. Phân tích tình hình biến động tài sản (15)
      • 2.2.2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (19)
      • 2.2.3. Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2020-2021 (23)
    • 2.3. Đánh giá tình hình tài chính của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (31)
      • 2.3.1. Những kết quả đạt được (31)
      • 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân (32)
  • PHẦN 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (33)
    • 3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn tới là (33)
    • 3.2. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (34)
      • 3.2.1. Tối đa hóa nguồn thu, quản trị chi phí hiệu quả. cải thiện hoạt động đầu tư và nâng cao năng lực tài chính (34)
      • 3.2.2. Đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển các dịch vụ Ngân hàng số hiện đại (34)
      • 3.2.3. Kiểm soát chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả chất lượng tài sản (35)
  • YBảng 2.1. Tình hình biến động tài sản của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 2020 - 2021 (0)

Nội dung

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM...72.1.. Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đ

Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Thông tin chung về Ngân hàng BIDV

- Tên doanh nghiệp: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam

- Nhóm ngành: Tài chính và Bảo hiểm

- Mã chứng khoán : BID (niêm yết tại Sở GDCK Hồ Chí Minh)

- Trụ sở chính : Tháp BIDV, 194 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội

- Vốn điều lệ (31/12/2021) : 50.220.180 triệu đồng

- Email: Info@bidv.com.vn

- Website: http://bidv.com.vn

- Người đại diện theo pháp luật: Ông Phan Đức Tú – Chủ tịch HĐQT

Lịch sử hình thành, phát triển và tầm nhìn của Ngân hàng

- Giai đoạn 1957-1981: Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam: Giai đoạn “Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam” trực thuộc Bộ Tài chính (1957-1981) với chức năng chính là hoạt động cấp phát vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản theo nhiệm vụ của Nhà nước giao, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

- Giai đoạn 1981–1990: Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam: Giai đoạn

“Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam” gắn với một thời kỳ sôi nổi của đất nước - chuẩn bị và tiến hành công cuộc đổi mới (1981-1990), thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm là phục vụ nền kinh tế, cùng với cả nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường.

- Giai đoạn 1990-2012: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: Giai đoạn

“Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” gắn với quá trình chuyển đổi củaBIDV từ một ngân hàng chuyên doanh sang hoạt động theo cơ chế của một ngân hàng thương mại, tuân thủ các nguyên tắc thị trường và định hướng mở cửa của nền kinh tế.

- Giai đoạn 2012 - nay: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam: Giai đoạn chuyển đổi hoạt động theo mô hình Ngân hàng TMCP Đây là một bước phát triển mạnh mẽ của BIDV trong tiến trình hội nhập Đó là sự thay đổi căn bản và thực chất về cơ chế, sở hữu và phương thức hoạt động khi BIDV cổ phần hóa thành công, trở thành ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động đầy đủ theo nguyên tắc thị trường với định hướng hội nhập và cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ Năm 2019, ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược và công bố KEBHana Bank (đơn vị thành viên của Tập đoàn Tài chính Hana) là cổ đông chiến lược nước ngoài của BIDV.

Thông tin về Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Thái Hà

- Tên doanh nghiệp: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Hà

- Tên giao dịch: BIDV Thái Hà

- Đại diện pháp luật: Bà Phạm Vũ Thiên Nga

- Trụ sở chính của doanh nghiệp: Tòa nhà Golden Palm, số 21 Lê Văn Lương, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Ngày cấp giấy phép kinh doanh: 18/05/2015

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được bố trí thành hệ thống tập trung, thống nhất, gồm bộ máy điều hành và các đơn vị hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc khác Đây. là một mô hình khá phổ biến trong ngân hàng hiện nay Cụ thể, cơ cấu tổ chức củaNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thể hiện như sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng BIDV Đại hội đồng cổ đông

UB công nghệ thông tin

Ban kiểm toán nội bộ

UB chiến lược và tổ chức

Ban thư ký HĐQT và quan hệ cổ đông

UB quản lý rủi ro Ban quản trị chiến lược

Ban chính sách và giám sát hệ thống

UB hợp tác chiến lược BIDV – Keb Hana Bank Ban điều hành

Hội đồng rủi ro Hội đồng ALCO

Các hội đồng khác Hội đồng quản lý vốn

Khối tác nghiệp Khối ngân hàng bán buôn

Khối tài chính kế toán Khối ngân hàng bán lẻ

Khối đầu tư Khối kinh doanh và tiền tệ

Khối hỗ trợKhối công nghệ thông tin

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)

Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức Chi nhánh Thái Hà

Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban trong Ngân hàng BIDV

Đại hội đồng cổ đông

Giống như một công ty cổ phần Đại hội cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông biểu quyết, là cơ quan có quyết định cao nhất trong ngân hàng Đại hội cổ đông có quyền và nhiệm vụ sau: Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần, bầu miễn nhiệm,bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát xem xét và xử lý hành vi của hội đồng quản trị và ban kiểm soát gây thiệt hại cho ngân hàng và cổ đông của Ngân hàng, quyết định tổ chức lại và giải thể ngân hàng, quyết định sửa đổi và bổ sung điều lệ ngân hàng trừ trường hợp điều chỉnh vốn do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán tại điều lệ ngân hàng thông qua báo cáo tài chính hằng năm và định hướng phát triển của Ngân hàng.

Hội đồng quản trị

Cơ quan quản lý ngân hàng, có quyền nhân danh ngân hàng quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông

Hội đồng tín dụng và ban tín dụng

Đều có nhiệm vụ xem xét, phê duyệt các quyết định cấp tín dụng với các hạn mức tín dụng.

Ban kiểm soát

Có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.

Khối pháp chế và kiểm soát tuân thủ Khối quản lý rủi ro

Khối quản lý khách hàng

Khối quản lý rủi ro Khối tác nghiệp Khối quản lý nội bộ Khối trực thuộc

Ban Giám đốc

- Giám đốc: có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị Được quyền tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm khen thưởng, kỷ luật hoặc tăng cường cán bộ công nhân trong đơn vị và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mình

- Phó giám đốc: Có trách nhiệm hỗ trợ cùng giám đốc về các nghiệp vụ cụ thể trong tổ chức, tài chính thẩm định, huy động vốn

Công tác quản lý chung đối với các công việc liên quan phát sinh tại Chi nhánh và chịu trách nhiệm trước hội sở chính về hoạt động của Chi nhánh

Quản lý khách hàng

- Phát triển khách hàng mới, chăm sóc và tư vấn cho khách hàng để bán các sản phẩm tín dụng, các sản phẩm khác theo định hướng của khối trong từng thời kì và dịch vụ

- Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng về quy trình, hồ sơ khoản vay, trực tiếp hoàn thiện hồ sơ tín dụng và theo dõi giải ngân khoản vay

- Chăm sóc khách hàng sau giải ngân, kiểm tra và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn đồng thời khai thác các cơ hội bán thêm/bán chéo

Quản lý rủi ro

- Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

- Quản lý, giám sát, phân tích đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục áp dụng của Chi nhánh

- Nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm khách hàng phù hợp với chỉ đạo của ngân hàng.

Khối tác nghiệp

- Xây dựng hệ thống các chính sách, phương pháp quản lý của ngân hàng thương mại đối với rủi ro tác nghiệp của ngân hàng.

- Tổ chức thực hiện quản lý của Ngân hàng nhà nước đối với rủi ro tác nghiệp của ngân hàng

- Giám sát, thanh tra và kiểm tra, kiểm soát rủi ro tác nghiệp của các ngân hàng thương mại và xử lý vi phạm đối với rủi ro thanh khoản của ngân hàng.

Khối quản lý nội bộ

- Thực hiện công tác hậu kiểm theo quy trình “luân chuyển, kiểm soát, lưu trữ và bảo quản chứng từ”

- Quản lý, thực hiện công tác hạch toán, kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp

Khối trực thuộc

- Trực tiếp giao dịch với khách hàng

- Cung cấp các dịch vụ của Ngân hàng

- Thực hiện thu hồi nợ đối với các khoản vay đã được trụ sở của Chi nhánh phê duyệt

Ngành nghề kinh doanh chính

- Cấp tín dụng: Cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, phát hành thẻ tín dụng

- Dịch vụ Huy động vốn: tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu

- Dịch vụ Tài trợ thương mại

- Dịch vụ thanh toán và chuyển khoản: thanh toán trong nước, quốc tế, hỗ trợ chuyển tiền trong nước, chuyển tiền quốc tế

- Dịch vụ Thẻ ngân hàng: Phát hành các thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ghi nợ nội địa

- Ngân hàng số: Ngân hàng trực tuyến BIDV online, BIDV Smart Banking, dịch vụ ATM

- Ngân quỹ: Dịch vụ bảo quản tài sản, đổi bao bì vàng miếng, thu/chi tiền mặt lưu động

- Các dịch vụ khác theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Cơ sở lý thuyết phân tích tình hình hoạt động tài chính

Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp là quá trình vận dụng tổng thể các phương pháp phân tích khoa học để đánh giá tài chính của doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp giúp cho các chủ thể quản lý có lợi ích gắn với doanh nghiệp nắm được thực trạng tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp, từ đó dự đoán được chính xác tài chính của doanh nghiệp trong tương lai cũng như những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải Từ những phân tích đó, có thể đưa ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ.

Nội dung của phân tích tài chính gồm:

Phân tích tình hình biến động của tài sản, nguồn vốn: Phân tích tình hình biến động tài sản, nguồn vốn thông qua bảng cân đối kế toán, việc phân tích này sẽ cho biết một cách khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu về tổng tài sản, tổng nguồn vốn cũng như cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp So sánh mức tăng, giảm của các chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn thông qua số tuyệt đối và tương đối giữa các năm, từ đó nhận xét về quy mô tài sản doanh nghiệp tăng hay giảm và ảnh hưởng như thế nào đến kết quả và hiệu quả kinh doanh cũng như sự tăng giảm của các chỉ tiêu vốn và nhận xét về quy mô vốn của doanh nghiệp cùng sự ảnh hưởng của nó đến tính độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp trong hoạt động tài chính.

Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh: Phân tích tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp Sau khi phân tích xong các chủ thể quản lý sẽ có thể đưa ra những nhận xét về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời tìm ra phương pháp nâng cao khả năng sinh lời

Phân tích các chỉ tiêu tài chính: Tình hình tài chính doanh nghiệp được thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của Ngân hàng Tỷ suất sinh lời trong tài chính được xem là một chỉ số quan trọng và cần thiết nhất để các nhà đầu tư quyết định có đầu tư hay không, và đầu tư thế nào là hợp lý và đúng đắn nhất.

Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.2.1.Phân tích tình hình biến động tài sản

Bảng 2.1 Tình hình biến động tài sản của BIDV trong giai đoạn 2020-2021

(Đơn vị tính: Triệu VNĐ)

I Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 12.294.193 12.660.583

II Tiền gửi tại NHNN 49.432.144 68.851.444

III Tiền vàng gửi tại các

TCTD khác và cho vay các

IV Cho vay khách hàng 1.195.239.968 1.325.528.925

VI Chứng khoán đầu tư 125.114.962 177.088.795

VII Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác

VIII Góp vốn, đầu tư dài hạn 2.760.622 2.847.647

IX Tài sản cố định 10.422.121 10.741.232

(Nguồn: BCTC_BIDV) Qua bảng báo cáo tình hình biến động tài sản của ngân hàng trong hai năm 2020 và 2021, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến bất lợi, BIDV tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu với quy mô Tổng tài sản lớn nhất trong số các NHTMCP tại Việt Nam

Về quy mô tổng tài sản: Trong giai đoạn năm 2020 – 2021 tốc độ tăng trưởng về quy mô tổng tài sản của BIDV tăng khá cao: Năm 2022 đạt 1.761.695.792 triệu đồng tương đương tăng 16,15% so với năm 2021.

Biểu đồ 2.2 Tình hình tổng tài sản của BIDV trong giai đoạn 2020 – 2021

Tổng tài sản tăng khá cao là do một số tài sản đã tăng trưởng mạnh vào năm 2021:

- Tiền mặt và vàng: Cụ thể năm 2020 là 12.294.193 triệu đồng nhưng đến năm

2021 tăng mạnh là 12.660.583 triệu đồng tương đương tăng 2,9%

- Tiền gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Năm 2021 tăng mạnh so với năm

2020 là 39,28% tương đương 68.851.444 triệu đồng.

- Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác: Năm 2021 tăng mạnh 59,27% tương đương 135.940.229 triệu đồng so với năm 2020 là 85.347.858 triệu đồng

- Các công cụ tài chính phát sinh và các tài sản tài chính khác: Năm 2020 đạt 167.933 triệu đồng và đến năm 2021 tăng nhẹ là 192.282 triệu đồng tương đương tăng 14,49%.

- Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư (Cho vay khách hàng, Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác, chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư và góp vốn đầu tư dài hạn): Đạt 1.677.310 triệu đồng, dư nợ tín dụng Tổ chức kinh tế và dân cư đạt 1.368.029.000 triệu đồng, tăng trưởng 11,2%, chiếm hơn 13% thị phần tín dụng toàn ngành, BIDV đã đảm bảo tuân thủ giới hạn tín dụng của Nhà nước giao (12%) và chiếm hơn 13% dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, đứng đầu thị trường về thị phần tín dụng Nguồn vốn tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng bền vững, dư nợ bán lẻ tăng 25% so với năm 2020, dư nợ khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tương ứng tăng 15% và 21%.

- Riêng khoản mục cho vay khách hàng năm 2021 đạt 1.325.528.925 triệu đồng, tăng trưởng 11,6% so với năm 2020 Nguyên nhân dẫn đến dư nợ tăng chậm tại BIDV chủ yếu do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các gói tín dụng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh cần có thời gian để phát huy hiệu quả và phụ thuộc vào sức hấp thụ của thị trường.

Biểu đồ 2.3 Tình hình dư nợ tín dụng của BIDV trong giai đoạn 2020 – 2021

- Bám sát chỉ đạo của Chính phủ về thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế BIDV tập trung nguồn vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh, khu vực nông nghiệp, nông thôn và các lĩnh vực ưu tiên, đồng thời không để đứt gãy chuỗi cung ứng, tích cực hỗ trợ khách hàng khắc phục ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai, khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh.

- Ngoài các tài sản tăng thì cũng có các tài sản không thay đổi nhiều và bị sụt giảm trong năm 2021:

Các tài sản không có thay đổi nhiều hay không thay đổi từ năm 2020 sang đến năm 2021 là:

Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác

Góp vốn đầu tư dài hạn

- Các tài sản bị suy giảm trong năm 2021 so với 2020:

Các tài sản Có khác: Giảm 15,39% so với năm 2020, tương đương 21.775.742 triệu đồng Tình hình kinh tế không ổn định, cắt giảm các dịch vụ làm cho các khoản phải thu và các khoản lãi, phí phải thu đã bị giảm đi khá nhiều dẫn đến tổng tài sản Có khác bị giảm.

Chứng khoán kinh doanh: Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh trong năm 2021 có dấu hiệu giảm bất ngờ khi lỗ hơn 2.000.000 triệu đồng. cụ thể đã giảm 40,32% so với năm 2020

Kết luận: Trong bối cảnh toàn cầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, giai đoạn 2020 - 2021 được coi là một trong những giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng Nhưng bằng sự nỗ lực, quyết tâm, hoạt động của BIDV vẫn diễn ra an toàn, thông suốt, hoàn thành toàn diện, vượt trội các mục tiêu kế hoạch kinh doanh do Đại hội đồng cổ đông giao

2.2.2.Phân tích tình hình biến động nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Bảng 2.4 Tình hình biến động nguồn vốn của BIDV trong giai đoạn 2020-2021

(Đơn vị tính: Triệu VNĐ)

B NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN

I Các khoản nợ Chính phủ và

II Tiền gửi và vay các TCTD khác 82.260.848 98.007.392

III Tiền gửi của khách hàng 1.226.673.942 1.380.397.799

IV Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro 12.853.270 14.349.996

V Phát hành giấy tờ có giá 63.236.692 123.681.757

VI Các khoản nợ khác 34.791.551 33.589.804

VII Vốn và các quỹ 79.646.612 86.329.026

1 Vốn của Ngân hàng 54.780.413 65.145.472 a Vốn điều lệ 40.220.180 50.585.239 b Thặng dư vốn cổ phần 14.292.382 14.292.382 c Vốn khác 267.851 267.851

3 Chệnh lệch tỷ giá hối đoái 49.915 367.882

4 Lợi nhuận chưa phân phối 13.517.408 8.672.557

5 Lợi ích cổ đông không kiểm soát 3.234595 3.193.928

TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU 79.646.612 86.329.026

- Về quy mô tổng vốn chủ sở hữu: Trong giai đoạn năm 2020 – 2021 tốc độ tăng trưởng về quy mô tổng vốn chủ sở hữu của BIDV tăng khá cao: Năm

2021 đạt 86.329.026 triệu đồng, tăng trưởng 8,4% so với năm 2020 Với việc nâng vốn chủ sở hữu lên 86.329.026 triệu đồng, nền tảng vốn vững chắc cùng với sự chủ động trong việc quản lý điều hành bảng cân đối sẽ là tiền đề vững chắc cho Ngân hàng triển khai cổ phần hóa, đảm bảo các chỉ tiêu về an toàn hoạt động và là bệ phóng cho BIDV phát triển mạnh mẽ trong tương lai Tuy gặp nhiều thách thức khi nỗ lực tiết giảm chi phí để có điều kiện giảm lãi suất cho vay, miễn, giảm phí dịch vụ hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do dịch bệnh, BIDV vẫn hoàn thành kế hoạch lợi nhuận với lợi nhuận trước thuế đạt 13.601.598 triệu đồng.

Biểu đồ 2.5 Tình hình vốn chủ sở hữu của BIDV trong giai đoạn 2020 – 2021

- Vốn điều lệ: Năm 2021, vốn điều lệ của BIDV đã tăng thêm 10.365 tỷ đồng đạt mức 50.585 tỷ đồng, cao nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Lợi nhuận chưa phân phối: Trong năm 2021 giảm mạnh khá mạnh so với năm 2020 cụ thể giảm 4.844.851 triệu đồng, tương đương giảm đi 35,84%

- Về quy mô tổng nợ phải trả: Tổng nợ phải trả trong năm 2021 đã đạt 1.675.366.766 triệu đồng, tăng 238.327.666 triệu đồng, tương đương 16,15% so với năm 2020 Dù có bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng trong năm 2021, BIDV vẫn được khách hàng tin tưởng để gửi tiền tại ngân hàng. Đóng góp 1 phần lớn làm cho tổng nợ phải trả tăng mạnh đó chính là huy động vốn từ tổ chức và dân cư

- Huy động vốn tổ chức và dân cư: Đạt 1.509.483.000 triệu đồng, tăng 16.5% so với năm 2020, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, nâng tổng nguồn vốn huy động của BIDV lên 1.641.777.962 triệu đồng Trong đó, Tiền gửi khách hàng đạt 1.380.397.799 triệu đồng, tăng trưởng 12,5% so với năm 2020, chiếm hơn 11% thị phần tiền gửi toàn ngành Quy mô huy động vốn tiếp tục giữ vị trí đứng đầu hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần, chi phí vốn được tiết giảm giúp gia tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh, cân đối vốn hiệu quả hỗ trợ nền kinh tế Trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng, việc nguồn vốn giữ được mức tăng trưởng khá cho thấy sự tin tưởng, gắn bó và tín nhiệm của khách hàng dành cho BIDV rất lớn cũng như sức mạnh thương hiệu, uy tín của BIDV trong những năm qua

- Tiền gửi không kỳ hạn tăng mạnh về quy mô và tỷ trọng trong tổng huy động vốn, đến 31/12/2021 đạt 267.331 tỷ, tăng 20,8% so với năm 2020 Quy mô huy động vốn không kỳ hạn bình quân năm 2021 tăng 32% so với năm

2020, tỷ trọng trên tổng huy động vốn bình quân đạt 16.8%, cải thiện hơn 2% so với năm 2020, vượt mục tiêu 16% đề ra

Kết luận: Nhìn chung, đa số các chỉ tiêu trong nguồn vốn của BIDV đã chứng kiến sự gia tăng theo thời gian từ năm 2020 đến năm 2021 Mặt khác vẫn có một số chỉ tiêu giảm trong giai đoạn này Tổng Nợ phải trả, tổng Vốn chủ sở hữu và tổng Nguồn vốn của BIDV đều có sự tăng nhẹ, tương ứng với các phần trăm tăng trưởng: 16,58%; 8,4%; 16,15% so với năm 2020

Nhận xét: Qua bảng cân đối kế toán có thể thấy tình hình tài sản và nguồn vốn trong năm 2021 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có nhiều biến động theo xu hướng tích cực so với năm 2020 mặc dù tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn Hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng tăng trưởng mạnh.Kết quả này đã giúp cho Ngân hàng có đủ sức mạnh tài chính và vị thế vốn để hoạt động kinh doanh liên tục, hiệu quả

2.2.3.Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2020-2021

Bảng 2.6 Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng BIDV năm 2020-2021

(Đơn vị tính: Triệu VNĐ)

1 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 100.687.502 101.007.122

2 Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự (64.890.703) (54.184.590)

3 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 8.618.090 10.366.744

4 Chi phí hoạt động dịch vụ 3.351.709 3.752.288

II Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 5.266.381 6.614.456

III Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng 1.732.324 1.896.374

IV Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh 478.668 582.736

V Lãi/ lỗ thuần từ mua 1.516.137 236.593 bán chứng khoán đầu tư

5 Thu nhập hoạt động khác 7.992.789 8.934.591

6 Chi phí hoạt động khác (2.900.221) (2.778.592)

VI Lãi thuần từ hoạt động khác 5.092.568 6.059.906

VII Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần 154.267 187.622

VIII Chi phí hoạt động (17.692.960) (19.361.341)

IX Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng 32.344.184 43.033.878

X Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (23.317.941 (29.432.280)

XI Tổng lợi nhuận trước thuế 9.026.243 13.601.598

7 Chi phí thuế TNDN hiện hành (1.799.378) (2.723.480)

8 Chi phí thuế hoãn lại (3.300) 528

XII Chi phí thuế TNDN 1.802.678 2.722.952

XIII Lợi nhuận sau thuế 7.223.565 10.878.646

XIV Lợi ích của cổ đông thiểu số (226.943) (306.077)

XV Tổng thu nhập hoạt động 50.037.144 62.493.889

XVI Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 6.996.622 10.572.569

Đánh giá tình hình tài chính của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.3.1.Những kết quả đạt được

Qua những phân tích trên, có thể thấy những kết quả mà Ngân hàng đạt được trong 2 năm 2020 – 2021 như sau:

- Tăng trưởng tín dụng của BIDV có dấu hiệu phục hồi: Tính đến 31/12/2021, tổng tài sản hợp nhất đạt trên 1.761.695.792 triệu đồng, tăng trưởng 16,23% so với đầu năm, cho vay khách hàng đạt trên 1.325.528.925 triệu đồng, tăng 11,56% so với đầu năm, tốc độ tăng tương đương thực hiện cùng kỳ các năm trước dịch bệnh (năm 2019 trở về trước) và tích cực hơn mức thực hiện cùng kỳ năm 2020 Trong đó dư nợ tăng trưởng tốt ở các phân khúc khách hàng Bán lẻ SME… kỳ vọng sẽ giúp NIM cao hơn.

- Thu nhập tăng trưởng ấn tượng bất chập đại dịch: Lợi nhuận sau thuế năm

2021 đạt 10.878.646 triệu đồng tăng trưởng 51,11% so với năm 2020, thu nhập lãi thuần năm 2021 đạt 46.817.532 triệu đồng tăng mạnh 30,79% so với năm 2020, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tiếp tục tăng trưởng khả quan tăng 25,6% so với năm 2020 Hệ số CIR được kiểm soát tốt và đang tiếp tục xu hướng giảm.

- Về cơ cấu tài sản: Ngân hàng đã xây dựng cơ cấu tài sản ổn định, an toàn Đến hết năm 2021, BIDV tiếp tục là Ngân hàng thương mại có tổng tài sản lớn nhất hệ thống với 1.761.695.792 triệu đồng Đồng thời, BIDV cũng là Ngân hàng có thị phần cho vay lớn nhất hệ thống (trên 13% thị phần).

- Về cơ cấu nguồn vốn: Tổng nguồn vốn huy động đạt 1,61 triệu tỷ đồng, trong đó huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1,49 triệu tỷ đồng, tăng 16,9% so với năm 2020, chiếm hơn 11% thị phần tiền gửi toàn ngành

- Về tỷ suất về khả năng sinh lời: Ccas chỉ số về khả năng sinh lời của Ngân hàng là tương đối tốt, có xu hướng phát triển, hoạt động tích cực trong tương lai Nhưng Ngân hàng cũng xem xét, chỉ đạo để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản

2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân

Ngoài những ưu điểm đã được kể ở trên thì Ngân hàng cũng còn rất nhiều mặt hạn chế trong tình hình tài chính cần được khắc phục như sau:

- Ngân hàng đã xây dựng cơ cấu tài sản ổn định an toàn Đến hết năm 2021, BIDV tiếp tục là Ngân hàng thương mại có tổng tài sản lớn nhất hệ thống với 1.76 triệu tỷ đồng Đồng thời, BIDV cũng là Ngân hàng có thị phần cho vay lớn nhất hệ thống (trên 13% thị phần) Nhưng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản đang nhỏ hơn 1% vì thể trong những năm tới Ngân hàng cần có những biện pháp sử dụng hiệu quả hơn tài sản của mình để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn

- Hiện nay hầu hết tất cả các Ngân hàng trong nước đều cung cấp dịch vụ Internet Banking Chính sự tiện ích này đã giúp cho việc chuyển tiền online trở nên nhanh chóng và tiện lợi, BIDV SmartBanking cũng là một trong số ứng dụng được cài đặt và sử dụng nhiều nhất Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề bất cập cần có hướng xử lý triệt để như: chuyển tiền hay bị lỗi, chuyển tiền thành công nhưng không nhận được tiền

- Chất lượng cán bộ Ngân hàng BIDV: là một trong những nhân tố được đặt lên hàng đầu trong việc hạn chế rủi ro cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các NHTM Một số cán bộ trẻ mới vào ngành am hiểu nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế, qua kiểm tra phát hiện những sai sót trong việc thực hiện chế độ hạch toán kế toán và quản lý tài sản Có những thời điểm mất cân đối,nếu không có sự quan tâm giúp đỡ của cấp trên thì không mở rộng được tín dụng.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn tới là

- Tăng trưởng tín dụng đúng định hướng của Chính phủ, NHNN, gia tăng quy mô gắn với chuyển dịch nền khách hàng bền vững.

- Điều hành cân đối vốn linh hoạt hiệu quả, an toàn Tiếp tục cơ cấu lại nguồn vốn huy động theo kỳ hạn, loại tiền, đối tượng khách hàng nhằm tiết giảm chi phí huy động vốn trên cơ sở thực hiện các định hướng mục tiêu, Gia tăng quy mô phát hành giấy tờ có giá với chi phí thấp.

- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng trên cơ sở theo dõi sát tình hình thực hiện chính sách về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm, lãi, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 Tăng cường biện pháp điều hành, quyết liệt tập trung thu nợ ngay từ giai đoạn là nợ nhóm

- Gia tăng hiệu quả bền vững trên cơ sở tối đa hóa nguồn thu, quản trị chi phí hiệu quả cải thiện hoạt động đầu tư và nâng cao năng lực tài chính Đa dạng. chuyên biệt, cá nhân hóa sản phẩm dịch vụ, tối đa hóa bán chéo sản phẩm, xây dựng hệ sinh thái dịch vụ Ngân hàng toàn diện Quản trị chi phí hiệu quả, tập trung nguồn vốn cho kinh doanh trên cơ sở tiếp tục triển khai Đề án Quản trị chi phí hiệu quả của BIDV giai đoạn 2017- 2022 Tập trung triển khai các phương án tăng vốn điều lệ, vốn tự có nhằm cải thiện hệ số CAR Đảm bảo mục tiêu hoạt động của khối công ty con, cơ cấu lại danh mục đầu tư nhằm gia tăng tỷ suất sinh lời.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án CNTT trọng điểm, phấn đấu tăng trưởng thu dịch vụ Ngân hàng số đạt trên 40% trong năm 2022.

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Kiện toàn nhân sự đi đôi với đề cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật của cán bộ Tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Triển khai chiến lược thương hiệu, bộ nhận diện thương hiệu mới. Tiếp tục triển khai và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kiểm soát rủi ro và văn hóa học hỏi sáng tạo.

- Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo cung cấp cho khách hàng các dịch vụ hoàn hảo nhất thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

và Phát triển Việt Nam

3.2.1.Tối đa hóa nguồn thu, quản trị chi phí hiệu quả cải thiện hoạt động đầu tư và nâng cao năng lực tài chính

- Hiện nay theo kế hoạch giai đoạn 2022 đến 2023, BIDV sẽ triển khai kế hoạch tăng vốn hàng năm, ước tính với tốc độ tăng trưởng về VCSH khoảng 10% đến 15%/năm Cách thức tăng vốn chủ yếu dựa trên việc tiến hành chia cổ tức và thông qua việc phát hành thêm cho các đối tác trong và ngoài nước.

- Tăng vốn chủ sở hữu thông qua vốn điều lệ, thặng dư vốn và các quỹ, phát hành trái phiếu dài hạn có khả năng chuyển đổi để mở rộng quy mô Đồng thời, tăng vốn chủ sở hữu thông qua tích lũy góp phần đẩy mạnh huy động vốn.

- Mở rộng kênh phân phố, hoàn thiện các sản phẩm, các chương trình tiết kiệm, tập trung phát triển mạnh các đơn vị chấp nhận thẻ (siêu thị, nhà hàng, cửa hàng.…), tăng số lượng máy ATM ở khu vực nhiều nhà máy, phát triển mạnh thanh toán trực tuyến cả với tổ chức và cá nhân.

- Phát triển nguồn nhân lực, chú trọng nâng cao chất lượng tuyển dụng, tổ chức đào tạo nâng cao cả về chuyên môn, kỹ năng và thái độ cho nhân viên Ban lãnh đạo Chi nhánh cần tăng cường giao việc mang tính thử thách cho nhân viên quan tâm đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát động phong trào huy động vốn trong đơn vị.

3.2.2.Đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển các dịch vụ Ngân hàng số hiện đại

- Tập trung nguồn lực để triển khai các giải pháp đột phá trên kênh Ngân hàng số (định danh điện tử - eKYC, chuyển tiền và thanh toán đa kênh bù trừ điện tử - ACH, huy động vốn/vay vốn online…), hướng tới mục tiêu đạt 80% lượng khách hàng tiếp cận và sử dụng các kênh Ngân hàng số của BIDV vào năm 2025.

- Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc phát triển kênh phân phối số, số hóa các sản phẩm truyền thống và phát triển sản phẩm mới trên kênh số như: Phiên bảnSmartbanking thế hệ mới khẳng định vị thế Ngân hàng bán lẻ số 1 trên thị trường với dịch vụ eKYC Thí điểm Mobile App cho iBank lần đầu tiên giai đoạn 2 với một số các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội Ứng dụng các bài toán phân tích dữ liệu khách hàng cá nhân để tăng tỷ lệ thành công trong tiếp cận khách hàng, giảm thiểu tỷ lệ khách hàng rời bỏ Tiếp tục nâng cấp khu giao dịch tự phục vụ trên e-Zone, triển khai hệ thống ATM đa năng… Nỗ lực xây dựng hệ sinh thái và mô hình kinh doanh mới và chú trọng nâng cao số hóa hoạt động quản trị nội bộ.

3.2.3.Kiểm soát chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả chất lượng tài sản

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát quá trình cho vay, quá trình khách hàng sử dụng vốn vay và thu hồi vốn của khách hàng.

- Có khoản tín dụng có tài sản bảo đảm vì tải sản đảm bảo mang tính chất như một tấm đệm chống đỡ khi rủi ro xảy ra, đồng thời Ngân hàng cũng thực hiện đa dạng các hình thức bảo đảm như thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh.

- Phối hợp giải quyết nợ đến hạn cùng với khách hàng vay vốn Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng quản lý nợ và khai thác tài sản trong thu hồi các khoản nợ xấu, nợ mất khả năng thu hồi đã được xử lý.

- Phân loại nợ kịp thời, trích lập dự phòng rủi ro làm giảm ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính của Ngân hàng, xử lý triệt để nợ tồn đọng và giám sát thu hồi các khoản nợ quá hạn.

- Bồi dưỡng trình độ đội ngũ CBTD nhằm nâng cao khả năng thẩm định, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, mức độ rủi ro của khách hàng Tổ chức công tác cho vay nhanh gọn, linh hoạt, gắn chặt quyền quyết định cho vay với trách nhiệm về chất lượng của các khoản vay.

KẾT LUẬN Qua phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Hà thông qua một số chỉ tiêu tài chính có thể nhận thấy được vai trò quan trọng của tài chính doanh nghiệp Nếu phân tích tài chính chính xác sẽ mang đến cho doanh nghiệp hiệu quả cao, giảm được chi phí đáng kể cho hoạt động quản lý Ngoài ra phân tích tài chính doanh nghiệp còn giúp doanh nghiệp nhìn ra được những ưu nhược điểm trong tình hình tài chính để có cách khắc phục nhược điểm và phát huy những ưu điểm trong tương lai Phân tích tài chính doanh nghiệp mang ý nghĩa rất quan trọng đối với từng doanh nghiệp và các doanh nghiệp cần phải nhận thức được tầm quan trọng của nó, thấy được sự cần thiết phải phân tích trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Qua toàn bộ quá trình phân tích về tình hình tài chính của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Hà, nhìn chung tình hình tài chính của Ngân hàng đang có dấu hiệu phát triển tích cực Do đó trong các năm kế tiếp Ngân hàng tiếp tục chú trọng khắc phục những yếu kém để nâng cao chất lượng, uy tín của Ngân hàng, giúp Ngân hàng đứng vững và phát triển hơn trong tương lai Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các anh chị trong Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Hà và thầy Thân Thế Sơn Tùng đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thiện bài báo cáo này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2023

1 TS Phạm Thanh Bình (2009), Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Hà Nội.

2 GS.TS Ngô Thế Chi & PGS.TS, Nguyễn Trọng Cơ (2005), Giáo trình Phân tích Tài chính Doanh nghiệp, NXB Tài chính, Học viện Tài chính, Hà Nội.

3 Th.S Vũ Lệ Hằng, Phân tích tài chính doanh nghiệp - Slide Bài giảng Trường ĐH Thăng Long.

4 PGS.TS Lưu Thị Hương (2003), Giáo trình tài chính doanh nghiệp Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

5 Nguyễn Thị Vân Nga, Quản trị rủi ro tài chính - Slide Bài giảng, Trường ĐH Thăng Long.

6 Nguyễn Năng Phúc (2013), Giáo trình phân tích Báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân

7 Ngô Kim Phượng (2012), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao động.

8 Ths Ngô Thị Quyên, Slide bài giảng Quản trị tài chính 2, Trường Đại họcThăng Long, Hà Nội.

Ngày đăng: 01/05/2024, 21:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng BIDV Đại hội đồng cổ đông - báo cáo thực tập tốt nghiệp phân tích tình hình hoạt động tài chính của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái hà
Sơ đồ 1.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng BIDV Đại hội đồng cổ đông (Trang 11)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w