Phân tích tình hình tài chính và dịch vụ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Hà trong bối cảnh dịch COVID-19

MỤC LỤC

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

TÀI SẢN

(Nguồn: BCTC_BIDV) Qua bảng báo cáo tình hình biến động tài sản của ngân hàng trong hai năm 2020 và 2021, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến bất lợi, BIDV tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu với quy mô Tổng tài sản lớn nhất trong số các NHTMCP tại Việt Nam. Nguồn vốn tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng bền vững, dư nợ bán lẻ tăng 25% so với năm 2020, dư nợ khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tương ứng tăng 15% và 21%. Nguyên nhân dẫn đến dư nợ tăng chậm tại BIDV chủ yếu do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các gói tín dụng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh cần có thời gian để phát huy hiệu quả và phụ thuộc vào sức hấp thụ của thị trường.

- Bám sát chỉ đạo của Chính phủ về thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế. BIDV tập trung nguồn vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh, khu vực nông nghiệp, nông thôn và các lĩnh vực ưu tiên, đồng thời không để đứt gãy chuỗi cung ứng, tích cực hỗ trợ khách hàng khắc phục ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai, khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác Góp vốn đầu tư dài hạn.

Tình hình kinh tế không ổn định, cắt giảm các dịch vụ làm cho các khoản phải thu và các khoản lãi, phí phải thu đã bị giảm đi khá nhiều dẫn đến tổng tài sản Có khác bị giảm. Chứng khoán kinh doanh: Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh trong năm 2021 có dấu hiệu giảm bất ngờ khi lỗ hơn 2.000.000 triệu đồng. Kết luận: Trong bối cảnh toàn cầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, giai đoạn 2020 - 2021 được coi là một trong những giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng.

Nhưng bằng sự nỗ lực, quyết tâm, hoạt động của BIDV vẫn diễn ra an toàn, thông suốt, hoàn thành toàn diện, vượt trội các mục tiêu kế hoạch kinh doanh do Đại hội đồng cổ đông giao.

NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU

Với việc nâng vốn chủ sở hữu lên 86.329.026 triệu đồng, nền tảng vốn vững chắc cùng với sự chủ động trong việc quản lý điều hành bảng cân đối sẽ là tiền đề vững chắc cho Ngân hàng triển khai cổ phần hóa, đảm bảo các chỉ tiêu về an toàn hoạt động và là bệ phóng cho BIDV phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Tuy gặp nhiều thách thức khi nỗ lực tiết giảm chi phí để có điều kiện giảm lãi suất cho vay, miễn, giảm phí dịch vụ hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do dịch bệnh, BIDV vẫn hoàn thành kế hoạch lợi nhuận với lợi nhuận trước thuế đạt 13.601.598 triệu đồng. Quy mô huy động vốn tiếp tục giữ vị trí đứng đầu hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần, chi phí vốn được tiết giảm giúp gia tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh, cân đối vốn hiệu quả hỗ trợ nền kinh tế.

Trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng, việc nguồn vốn giữ được mức tăng trưởng khá cho thấy sự tin tưởng, gắn bó và tín nhiệm của khách hàng dành cho BIDV rất lớn cũng như sức mạnh thương hiệu, uy tín của BIDV trong những năm qua. Nhận xét: Qua bảng cân đối kế toán có thể thấy tình hình tài sản và nguồn vốn trong năm 2021 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có nhiều biến động theo xu hướng tích cực so với năm 2020 mặc dù tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Từ đó có thể thấy trong năm 2021 do phải chịu áp lực giảm lãi và bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên thu nhập lãi tăng trưởng ở mức khá thấp nhưng BIDV đã giảm được chi phí huy động tương đối đáng kể.

Cụ thể là: BIDV đã nghiên cứu, triển khai thành công nhiều giải pháp trên kênh phân phối số, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như Smartbanking thế hệ mới (đạt tỷ lệ chuyển đổi trên 80% tổng số khách hàng đang sử dụng Smartbanking, khách hàng đăng ký mới tăng trưởng cao gấp 2-3 lần so với giai đoạn trước khi triển khai hệ thống mới), kết hợp ra mắt dịch vụ eKYC (định danh điện tử khách hàng), nâng cấp khu giao dịch tự phục vụ trên eZone, triển khai hệ thống ATM đa năng. Về cơ cấu thu nhập năm 2021 thu nhập lãi thuần vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập hoạt động khi chiếm tới 74,92% trong khi 2020 chỉ chiếm 71,54% điều này cho thấy thu nhập hoạt động của BIDV vẫn phụ thuộc rất lớn vào hoạt động tín dụng. Nhận xét: Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và sự phân tích trên, có thể thấy năm 2021 ngân hàng có những bước tiến đột phá trong hoạt động kinh doanh của mình, các chỉ tiêu liên quan đến doanh thu và lợi nhuận đều tăng so với năm 2020.

Tỷ suất ROA trong năm 2021 của ngân hàng tăng nhưng vẫn ở mức rất thấp, nhỏ hơn 1% cho thấy khả năng sinh lời của tổng tài sản là không tốt, việc đầu tư tổng tài sản chưa mang lại hiệu quả. Chuyển sang phân khúc cho vay khách hàng cá nhân và tiếp tục đẩy mạnh cho vay bán lẻ, tài sản được cấu trúc theo hướng ưu tiên cho vay bán lẻ với mức lợi suất cao hơn. Điều này cho thấy Ngân hàng cũng rất tích cực trong việc trích lập dự phòng rủi ro, kéo tỷ lệ bao phủ nợ xấu (dư quỹ DPRR tín dụng/dư nợ xấu) đạt 235%, mức cao nhất trong các năm gần đây và mức cao thứ 2 trong ngành.

Nhưng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản đang nhỏ hơn 1% vì thể trong những năm tới Ngân hàng cần có những biện pháp sử dụng hiệu quả hơn tài sản của mình để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Chính sự tiện ích này đã giúp cho việc chuyển tiền online trở nên nhanh chóng và tiện lợi, BIDV SmartBanking cũng là một trong số ứng dụng được cài đặt và sử dụng nhiều nhất.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Cách thức tăng vốn chủ yếu dựa trên việc tiến hành chia cổ tức và thông qua việc phát hành thêm cho các đối tác trong và ngoài nước. - Tăng vốn chủ sở hữu thông qua vốn điều lệ, thặng dư vốn và các quỹ, phát hành trái phiếu dài hạn có khả năng chuyển đổi để mở rộng quy mô. - Mở rộng kênh phân phố, hoàn thiện các sản phẩm, các chương trình tiết kiệm, tập trung phát triển mạnh các đơn vị chấp nhận thẻ (siêu thị, nhà hàng, cửa hàng.…), tăng số lượng máy ATM ở khu vực nhiều nhà máy, phát triển mạnh thanh toán trực tuyến cả với tổ chức và cá nhân.

- Phát triển nguồn nhân lực, chú trọng nâng cao chất lượng tuyển dụng, tổ chức đào tạo nâng cao cả về chuyên môn, kỹ năng và thái độ cho nhân viên. - Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc phát triển kênh phân phối số, số hóa các sản phẩm truyền thống và phát triển sản phẩm mới trên kênh số như: Phiên bản Smartbanking thế hệ mới khẳng định vị thế Ngân hàng bán lẻ số 1 trên thị trường với dịch vụ eKYC. Ứng dụng các bài toán phân tích dữ liệu khách hàng cá nhân để tăng tỷ lệ thành công trong tiếp cận khách hàng, giảm thiểu tỷ lệ khách hàng rời bỏ.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát quá trình cho vay, quá trình khách hàng sử dụng vốn vay và thu hồi vốn của khách hàng. - Có khoản tín dụng có tài sản bảo đảm vì tải sản đảm bảo mang tính chất như một tấm đệm chống đỡ khi rủi ro xảy ra, đồng thời Ngân hàng cũng thực hiện đa dạng các hình thức bảo đảm như thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng quản lý nợ và khai thác tài sản trong thu hồi các khoản nợ xấu, nợ mất khả năng thu hồi đã được xử lý.

- Phân loại nợ kịp thời, trích lập dự phòng rủi ro làm giảm ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính của Ngân hàng, xử lý triệt để nợ tồn đọng và giám sát thu hồi các khoản nợ quá hạn. - Bồi dưỡng trình độ đội ngũ CBTD nhằm nâng cao khả năng thẩm định, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, mức độ rủi ro của khách hàng. Tổ chức công tác cho vay nhanh gọn, linh hoạt, gắn chặt quyền quyết định cho vay với trách nhiệm về chất lượng của các khoản vay.