1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

môn đạo đức trong công việc đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp
Trường học Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Đạo đức trong công việc
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,66 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUTrong thời đại hiện đại, với sự phát triển vượt bậc của kinh tế và công nghệ, việc xây dựng và duy trì một doanh nghiệp thành công không chỉ dựa vào khả năng cạnh tranh và sản

Trang 1

ĐẠI HỌC DUY TÂN

MÔN ĐẠO ĐỨC TRONG CÔNG VIỆC

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HOÁ DOANH

NGHIỆP

\\

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC NỘI DUNG

THUYẾT……….1

I ĐẠO ĐỨC KINH DOANH……… 1

1 Khái niệm……… 1

2 Sự cần thiết của đạo đức kinh doanh……… 1

3 Các chuẩn mực của đạo đức kinh doanh……….1

4 Vai trò của đạo đức kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp……… 2

5 Xây dựng đạo đức doanh nghiệp……… 3

II VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP……….…

3 1.Khái niệm và đặc điểm văn hoá doanh nghiệp………

… 3

2.Các dạng văn hoá doanh nghiệp……… 4

3 Nhân tố tạo ra văn hoá doanh nghiệp……… …

5 4 Văn hoá trong các hoạt động kinh doanh……… 6

5 Vai trò văn hoá doanh nghiệp……… 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG……… 10

1.Tình trạng……….10

2.Trách nhiệm, nghĩa vụ của các doanh nghiệp……… 12

3.Kết quả đạt được……… 13

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN……… 14

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại hiện đại, với sự phát triển vượt bậc của kinh tế và công nghệ,việc xây dựng và duy trì một doanh nghiệp thành công không chỉ dựa vào khả năngcạnh tranh và sản phẩm chất lượng, mà còn phụ thuộc mạnh mẽ vào một yếu tố quantrọng khác - đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp

Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò cốt lõi trong việchướng dẫn và điều chỉnh hành vi của cả cá nhân và tổ chức trong lĩnh vực kinh doanh.Đạo đức kinh doanh đề cập đến những nguyên tắc và giá trị đạo đức mà doanh nghiệp

áp dụng trong quyết định và hành động của mình Trong khi đó, văn hóa doanh nghiệp

ám chỉ các quy tắc, thói quen và tư duy chung của một tổ chức, tạo nên môi trườnglàm việc và tác động đến sự đoàn kết, sáng tạo và thành công của doanh nghiệp.Việc xây dựng và duy trì đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp bềnvững không chỉ là trách nhiệm của lãnh đạo và quản lý, mà còn phụ thuộc vào sự thamgia và cam kết của tất cả nhân viên trong tổ chức Qua việc thực hiện các nguyên tắcđạo đức và áp dụng những giá trị đạo đức vào công việc hàng ngày, doanh nghiệp cóthể xây dựng một môi trường công bằng, trung thực và tôn trọng, tạo điều kiện thuậnlợi cho sự phát triển cá nhân và sự hài lòng của khách hàng

Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về tầm quan trọng củađạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp

Trang 5

NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I.Đạo đức kinh doanh

1.Khái niệm

Đạo đức kinh doanh là việc nghiên cứu các chính sách và thông lệ kinh doanhthích hợp liên quan đến các chủ đề có thể gây tranh cãi bao gồm quản trị công ty, giaodịch nội gián, hối lộ, phân biệt đối xử, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và tráchnhiệm ủy thác Luật pháp thường hướng dẫn đạo đức kinh doanh, nhưng những lúckhác, đạo đức kinh doanh cung cấp một hướng dẫn cơ bản mà các doanh nghiệp cóthể lựa chọn tuân theo để được công chúng chấp thuận

Đạo đức kinh doanh đề cập đến việc thực hiện các chính sách và thông lệ kinhdoanh thích hợp liên quan đến các đối tượng gây tranh cãi Một số vấn đề đưa ra trongcuộc thảo luận về đạo đức bao gồm quản trị công ty, giao dịch nội gián, hối lộ, phânbiệt đối xử, trách nhiệm xã hội và trách nhiệm ủy thác Luật pháp thường quy địnhđạo đức kinh doanh, cung cấp một hướng dẫn cơ bản mà các doanh nghiệp có thể lựachọn tuân theo để được công chúng chấp thuận

2.Sự cần thiết của đạo đức kinh doanh:

Đạo đức kinh doanh rất quan trọng vì chúng có ý nghĩa lâu dài ở một số cấp độ.Với việc nâng cao nhận thức của nhà đầu tư về các vấn đề môi trường, xã hội và quảntrị, danh tiếng của một công ty đang bị đe dọa Ví dụ: nếu một công ty tham gia vàocác hoạt động phi đạo đức, chẳng hạn như các thủ tục và biện pháp bảo vệ quyền riêng

tư của khách hàng kém, thì điều đó có thể dẫn đến vi phạm dữ liệu Do đó, điều này cóthể dẫn đến mất khách hàng đáng kể, xói mòn lòng tin, thuê mướn kém cạnh tranh vàgiảm giá cổ phiếu

3.Các chuẩn mực của đạo đức kinh doanh:

- Lãnh đạo, quản lý:

Sự lãnh đạo và tổ chức chặt chẽ của các nhà quản trị trong doanh nghiệp sẽ giúp nhânviên từ mọi cấp bậc có thể áp dụng các nguyên tắc đạo đức kinh doanh Nhờ đó, tạo ramột môi trường uy tín, dễ dàng thu hút và giữ chân nhân tài Đồng thời, lãnh đạo tốt

sẽ giúp cho môi trường làm việc lành mạnh hơn, nhân viên có được cảm giác an toàn

để cống hiến và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp

- Tôn trọng:

Để thúc đẩy những hành vi đạo đức và một môi trường lành mạnh tại nơi làm việc,mọi người đều cần được tôn trọng và đối đãi bình đẳng với nhau

Trang 6

Đối với nhân viên: Cần tôn trọng những quyền lợi chính đáng, tôn trọng nănglực, tiềm năng phát triển của nhân viên, đồng thời tôn trọng quyền tự do và các quyềnhạn hợp pháp khác của họ.

Đối với khách hàng: Cần tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lí của họ.Đối với đối thủ cạnh tranh: Tôn trọng lợi ích và cạnh tranh lành mạnh

- Trung thực:

Sự thiếu sót hay phóng đại về sản phẩm, dịch vụ sẽ không giúp doanh nghiệptồn tại bền vững và cạnh tranh với thị trường Do đó, nguyên tắc trung thực chính làchìa khóa để doanh nghiệp thực hiện các hành vi đạo đức trong kinh doanh:

- Nhất quán trong lời nói, lời cam kết và hành động

- Không dùng thủ đoạn gian xảo nhằm trục lợi

- Không sản xuất hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo phóng đại sản phẩm,

sử dụng sản phẩm vi phạm bản quyền, bán phá giá…

- Không trốn thuế, chạy thuế hay sản xuất những mặt hàng cấm, thực hiệncác dịch vụ làm xấu thuần phong mỹ tục của đất nước

- Công bằng:

Đối xử với khách hàng, nhân viên, đối tác với sự công bằng, bình đẳng là hành

vi đạo đức cần thiết cho bất kỳ một doanh nghiệp nào Các hành vi nịnh bợ, lôi kéokhông chỉ là phi đạo đức mà còn vô nghĩa

- Mối quan tâm về môi trường

Thế giới ngày càng phát triển, các công trình, nhà máy hay xưởng sản xuất mỗingày thải ra một lượng lớn khí thải, chất thải nguy hại, khiến môi trường bị đe dọanghiêm trọng

Do đó, việc nhận thức và thực hiện những hành động bảo vệ môi trường củamỗi doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng Việc này đòi hỏi tất cả mọi thành viêntrong tổ chức đều phải thực hiện bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất,cùng suy nghĩ về những giải pháp giảm thiểu chất thải hay chung tay thực hiện cácchương trình tình nguyện vì môi trường

- Minh bạch:

Nguyên tắc minh bạch trong kinh doanh là một điều tuyệt vời để khách hàng,nhà đầu tư, đối tác hay nhân viên có thể tin tưởng và có cảm giác an toàn về doanhnghiệp Đây là quá trình cởi mở, thẳng thắn về các hoạt động vận hành, kinh doanhcủa tổ chức

Một doanh nghiệp có tính minh bạch sẽ chia sẻ các thông tin về hiệu suất, doanh thu,các chương trình khuyến mại, các quy trình nội bộ, nguồn cung ứng, giá cả và các giátrị kinh doanh khác của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, khi có những vấn đề sai sót hay tình huống không mong muốnxảy ra, doanh nghiệp sẽ không cố gắng che giấu hay lấp liếm cho qua Thay vào đó,

Trang 7

đại diện tổ chức sẽ đứng ra công khai và có những biện pháp khắc phục cho các bênliên quan như nhân viên, đối tác, khách hàng…

4.Vai trò của đạo đức kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp:

Vai trò của đạo đức kinh doanh không chỉ nâng cao lòng trung thành, tinh thầncống hiến của nhân viên và gắn kết đội ngũ quản lý Đạo đức kinh doanh còn có thểgiúp một doanh nghiệp trường tồn về lâu dài

- Điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp: Kiểm soát hành vi của doanh nghiệp,ngăn chặn tổ chức làm việc trái với những chuẩn mực đạo đức chung

-Nâng cao thương hiệu doanh nghiệp: Một tổ chức hoạt động với đạo đức kinhdoanh sẽ giúp họ tạo dựng sự tin tưởng của khách hàng và các đối tác Trên thực tế,khách hàng thường chỉ muốn tìm đến những đối tác uy tín, minh bạch để hợp tác lâudài

-Góp phần mang đến xã hội văn minh: Khi tổ chức áp dụng các quy tắc đạođức kinh doanh, các tệ nạn như sử dụng lao động trẻ em, quấy rối tình dục nhân viên,cạnh tranh quá mức nơi làm việc… sẽ được loại bỏ

-Nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc nhóm: Đạo đức kinh doanh giúp cácnhân viên sớm cởi mở và hòa nhập với nhau nhanh hơn, nhờ đó năng suất làm việcnhóm được nâng cao Đồng thời giúp nhân viên nhận ra giá trị của mình phù hợp với

tổ chức và có thể cống hiến lâu dài cho doanh nghiệp

-Tránh bị phạt: Đạo đức kinh doanh giúp các doanh nghiệp tránh các hành vi viphạm pháp luật Nhờ đó tránh các cáo buộc, bê bối hay hình phạt của pháp luật

5 Xây dựng đạo đức doanh nghiệp:

Thực tế cho thấy mức đô m phát triển bền vững của doanh nghiê mp phụ thuô mc vàođạo đức kinh doanh và sự tăng trưởng về lợi nhuâ mn thu được gắn liền với viê mc thựchành đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh như mô mt bô m phâ mn cấu thành quan trọng nhất của văn hóakinh doanh, là yếu tố nền tảng tạo nên sự tin câ my của đối tác, khách hàng và người tiêudùng đối với doanh nghiê mp Đạo đức kinh doanh chính là cơ sở để xây dựng lòng tin,

sự gắn kết và trung thành của đô mi ngũ cán bô m công nhân viên trong doanh nghiê mp, bảođảm từ lãnh đạo đến toàn thể cán bô m công nhân viên trong doanh nghiê mp có những ứng

xử đúng chuẩn mực đạo đức, qua đó không ngừng nâng cao hình ảnh, uy tín vàthương hiê mu của doanh nghiê mp Sự tồn vong, phát triển cũng như lợi nhuâ mn của doanhnghiê mp chính là do người tiêu dùng quyết định, do đó doanh nghiê mp muốn đạt được tysuất lợi nhuâ mn cao và thành công bền vững thì phải xây dựng được nền tảng đạo đứckinh doanh cho doanh nghiê mp mình

Viê mc xây dựng và thực thi đạo đức kinh doanh là nhân tố đem lại lợi ích to lớncho doanh nghiê mp Theo công trình nghiên cứu của hai giáo sư thuô mc Trường Đào tạoquản lý kinh doanh Harvard (Hoa Kỳ) là John Kotter và James Heskeu (tác giả cuốnsách “Văn hóa công ty và chỉ số hoạt đô mng hữu ích”), các công ty với những chuẩn

Trang 8

mực và truyền thống đạo đức kinh doanh khác nhau thì đạt được những thành quảkhác nhau Hai giáo sư đã đưa ra những con số thống kê ấn tượng, theo đó, trong vòng

11 năm, những công ty chú trọng thực hành đạo đức kinh doanh đã nâng được mứcthu nhâ mp của mình lên tới 682% so với 36% của các công ty không coi trọng thựchành các chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh Các công ty này cũng tăng được 90%giá trị cổ phiếu của họ trên thị trường chứng khoán so với 74% của các công ty khôngthực sự coi trọng đạo đức kinh doanh; tăng được 756% lợi nhuâ mn ròng, vượt xa cáccông ty không coi trọng viê mc thực hành đạo đức kinh doanh

II Văn hóa doanh nghiệp

1.Khái niệm và đặc điểm văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ các khía cạnh đượcdoanh nghiệp xây dựng trong quá trình tồn tại và phát triển Văn hóa doanh nghiệp đãtrở thành một quan niệm, quy tắc, giữ vai trò chi phối hành vi của toàn thể nhân sựtrong doanh nghiệp Nói chung văn hóa doanh nghiệp chính là đời sống tinh thầntrong doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được cấu thành bởi 4 yếu tố chính đó là: Tầm nhìn – Sứmệnh – Giá trị cốt lõi – Triết lý kinh doanh

Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp còn được thể hiện ở 2 trạng thái:

-Trạng thái hữu hình: là các giá trị được coi như bộ mặt của doanh nghiệp, tức

là được thể hiện một cách rõ ràng và trực tiếp ra bên ngoài, gồm có: đồng phục, logo,hoạt động, sự kiện,…

-Trạng thái vô hình: là các giá trị được thể hiện một cách trừu tượng hơn, baogồm: tư tưởng, thái độ, thói quen, phong cách sống,…Các dạng văn hóa doanh nghiệp

Có thể nói văn hóa doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu cần phải có trong mỗidoanh nghiệp hiện nay, nó quyết định đến sự phát triển ổn định và lâu dài của mộtdoanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp có những đặc điểm như sau:

2.Các dạng văn hóa doanh nghiệp:

Xác định mô hình văn hóa mà doanh nghiệp muốn hướng đến là cách hiệu quảnhất để bắt đầu quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp Sau đây là 9 loại hình vănhóa của doanh nghiệp đang được áp dụng phổ biến nhất hiện nay:

-Loại hình văn hóa doanh nghiệp gia đình: khi làm việc trong một công tyhướng đến loại hình văn hóa doanh nghiệp “gia đình”, nhân viên sẽ cảm thấy mọingười gắn kết với nhau như những thành viên trong nhà Một đặc điểm thường thấy

Trang 9

của loại hình văn hóa doanh nghiệp này là nhân viên thường rất thân thiết và có sự kếtnối bền chặt.

-Loại hình văn hóa doanh nghiệp hướng về mục đích: tất cả sẽ cùng hướng vềnhững mục tiêu có ý nghĩa lớn lao của tổ chức Đó có thể là những mục tiêu liên quanđến tính bền vững, môi trường hay nhân quyền Mọi người sẽ cùng đồng lòng vìnhững giá trị đó thay vì chỉ lo tìm kiếm lợi nhuận thông thường

-Loại hình văn hóa doanh nghiệp phân cấp: được áp dụng ở nhiều công tytruyền thống Văn hóa doanh nghiệp phân cấp còn thường được gọi là “văn hóa kiểmsoát” Bộ phận quản lý được hình thành từ nhiều cấp bậc khác nhau và có sự tách biệt

rõ ràng giữa nhóm nhân viên và nhóm lãnh đạo

-Loại hình văn hóa doanh nghiệp sáng tạo: cho phép tối đa sự sáng tạo Mọinhân viên đều được xem như những “ý tưởng gia” và được khuyến khích thử nghiệmcàng nhiều càng tốt

-Loại hình văn hóa doanh nghiệp cạnh tranh: mục tiêu của doanh nghiệp khiứng dụng loại hình văn hóa này là thường là để khuyến khích nhân viên làm việc hăngsay hơn, nhằm chiếm lĩnh thị trường và vượt qua đối thủ

-Loại hình văn hóa doanh nghiệp lãnh đạo: nhấn mạnh vào tầm quan trọng củakhả năng lãnh đạo và cách công ty phát triển đội ngũ nhân sự của mình Ở các doanhnghiệp ứng dụng loại hình văn hóa doanh nghiệp này, nhân viên sẽ có rất nhiều cơ hộiđược đào tạo và huấn luyện từ những mentor Các nhà quản lý sẽ chủ động đầu tư vàphát triển những nhân sự mà họ cảm thấy có tiềm năng lớn nhất, giúp nhân viên nhanhchóng đạt được những vị trí cao cấp hơn trong công ty

-Loại hình văn hóa doanh nghiệp vì khách hàng: đặt sự hài lòng của kháchhàng làm trung tâm Đây là loại văn hóa doanh nghiệp sẽ chú trọng vào mục tiêu tậpthể của công ty Chúng ta có thể xây dựng tổ chức của mình dựa trên nền tảng văn hóadoanh nghiệp vì khách hàng ngay cả khi phần lớn nhân viên không thuộc đội ngũ bánhàng hay Customer Service Điểm mấu chốt là tất cả cùng làm việc với mục tiêu manglại trải nghiệm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình

-Loại hình văn hóa doanh nghiệp dựa trên vai trò: nhân viên sẽ trực tiếp quản

lý và điều hành các dự án dựa trên chuyên môn hơn là vị trí của họ trong tổ chức

Trang 10

Công ty sẽ ít khi so sánh công việc này được thực hiện bởi một quản lý hay một nhânviên bình thường.

-Loại hình văn hóa dựa trên tác vụ: những thành viên trong nhóm sẽ cùng tìm

ra vấn đề cần giải quyết, sắp xếp các công việc cần làm, sau đó phân công theo khảnăng của từng người chứ không phải theo chức danh công việc Một điểm tương đồnggiữa hai loại hình văn hóa doanh nghiệp này chính là hệ thống cấp bậc có rất ít ảnhhưởng

3.Nhân tố tạo lập văn hóa doanh nghiệp

Yếu tố tầm nhìn: Khi cấu thành nên văn hoá doanh nghiệp yếu tố tầm nhìnđược đưa lên hàng đầu Bởi vì văn hoá doanh nghiệp xứng tầm và phát triển bền vữngthì cần có những mục tiêu rõ ràng với một tầm nhìn mang tính chiến lược Những mụctiêu xác định rõ ràng, rành mạch có thể định hướng được mọi quyết định trong nội bộdoanh nghiệp Tầm nhìn sáng suốt cụ thể sẽ có thể đưa văn hoá doanh nghiệp ngàycàng phát triển hơn nữa

Yếu tố giá trị: Có một sự thật không thể chối bỏ rằng đó chính là cốt lõi củanền văn hoá doanh nghiệp chính là giá trị của công ty, doanh nghiệp đó Đây chính làyếu tố cốt lõi có giá trị định hướng hành vi cũng như tư duy của nhân viên trongdoanh nghiệp Nhờ những giá trị này mà nhân viên ý thức được nhiều hơn về vai trò,

sứ mệnh của mình trong sự nghiệp xây dựng văn hoá công ty

Yếu tố thực tiễn: Cơ bản sau khi đã xác định được chính xác về tầm nhìn, giátrị và đưa ra một kế hoạch chi tiết, nhà lãnh đạo cần phải vận dụng ngay vào thực tiễn

để biết được những gì đang được vận hành tốt, những gì đang chưa được Để từ đó cóthể xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngày càng vững mạnh Lãnh đạo công ty có thểphát huy yếu tố này trong những hoạt động hàng ngày của nhân viên

Yếu tố con người: Con người được đánh giá là một trong những yếu tố cốt cán,nền tảng để xây dựng nên văn hóa doanh nghiệp Nhờ có con người, những mục tiêu,tầm nhìn và đặc biệt là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp sẽ được xây dựng và phát huy.Chính vì thế nên để đảm bảo doanh nghiệp của công ty thì các doanh nghiệp đều cótiêu chí riêng biệt để tuyển chọn những ứng viên phù hợp

Yếu tố từ sức mạnh của câu chuyện: Một câu chuyện độc đáo về lịch sử doanhnghiệp chính là điểm nhấn cần thiết của một công ty, doanh nghiệp Chính những câuchuyện này sẽ trở thành một di sản của công ty và trở thành nét chấm phá ấn tượngtrong quá trình hình thành nên văn hoá doanh nghiệp Có thể hiểu rằng, nhờ việc khắc

Ngày đăng: 01/05/2024, 21:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w