1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đạo Đức Kinh Doanh Và Văn Hóa Doanh Nghiệp.pdf

34 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đạo Đức Kinh Doanh Và Văn Hóa Doanh Nghiệp
Tác giả Phạm Anh Kiệt, Nguyễn Thị Như Ngọc, Trần Hoàng Phước, Phan Thị Hương Quỳnh, Phan Thị Thanh, Trần Thảo Vân, Vương Thị Ngọc Viên, Hồ Nguyễn Thảo Vy
Trường học Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Đạo Đức Trong Công Việc
Thể loại bài tiểu luận
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 6,49 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN (4)
    • 1.1 Đạo đức kinh doanh (4)
      • 1.1.1 Nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh (4)
      • 1.1.2 Vai trò của đạo đức trong kinh doanh (5)
      • 1.1.3 Xây dựng đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp (5)
    • 1.2 Văn hóa trong doanh nghiệp (9)
      • 1.2.1 Yếu tố xây dựng văn hóa doanh nghiệp (9)
      • 1.2.2 Lý do cần tạo nên văn hóa doanh nghiệp (11)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ VÍ DỤ (13)
    • 2.1 Tình hình hiện nay (13)
      • 2.1.1 Ví dụ về đạo đức kinh doanh (13)
      • 2.1.2 Kết quả đạt được (14)
      • 2.1.3 Ví dụ về phi đạo đức kinh doanh (15)
      • 2.1.4 Nguyên nhân (tác động) về hành động phi đạo đức trong kinh doanh (18)
    • 2.2 Cách các công ty hành xử trong văn hóa nội bộ của doanh nghiệp (19)
    • 2.3 Đạo đức và văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến đời sống tinh thần nhân viên (0)
      • 2.3.1 Tích cực (23)
      • 2.3.2 Tiêu cực (24)
    • 2.4 Đạo đức và văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến thương hiệu quốc gia (0)
      • 2.4.1 Tích cực (27)
      • 2.4.2 Tiêu cực (30)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Đạo đức kinh doanh

1.1.1 Nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh

Tính trung thực: Là đức tính quan trọng hàng đầu trong nguyên tắc đạo đức kinh doanh. Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, trung thực trong chấp hành luật pháp của nhà nước , không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, trong sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có hại đến thuần phong mỹ tục, trung thực trong giao tiếp với bạn hàng và người tiêu dùng không làm hàng giả, quảng cáo sai sự thật, vi phạm bản quyền, trung thực ngay với bản thân, không ăn hối lộ, tham ô

Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng,tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác Đối với khách hàng, tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lí của khách hàng Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trong hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội

Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội: tuân thủ pháp luật xã hội, đảm bảo chất lượng hàng hóa, cạnh tranh một cách công bằng, bảo vệ môi trường và không ảnh hưởng tài nguyên thiên nhiên

Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt: Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp và cá nhân phải giữ bí mật về thông tin liên quan đến khách hàng, đối tác và các thông tin quan trọng khác, các doanh nghiệp và cá nhân còn phải giữ lời hứa và cam kết của mình, và không được phản bội lòng tin của khách hàng, đối tác và nhân viên.

Tôn trọng đạo đức và giá trị văn hóa: Doanh nghiệp cần tôn trọng các giá trị văn hóa và đạo đức cửa địa phương và quốc gia mà mình hoạt động

1.1.2 Vai trò của đạo đức trong kinh doanh Đạo đức trong kinh doanh góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp:

- Các tổ chức phát triển một môi trường trung thực và công bằng sẽ xây dựng được nguồn lực đáng quý có thể mở rộng cánh cửa dẫn đến thành công

- Các tổ chức được xem là có đạo đức thường có nền tảng là các khách hàng trung thành cũng như đội ngũ nhân viên vững mạnh, bởi sự tự tin và phụ thuộc lẫn nhau trong mối quan hệ

- Nhận thức của các nhân viên về công ty của mình là có một môi trường đạo đức sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp trong hoạt động của tổ chức

- Các mối quan hệ có lòng tin trong một tổ chức giữ các giám đốc và cấp dưới và ban quản lý cấp cao góp phần vào hiệu quả của quá trình đưa ra quyết định

- Hầu hết các công ty đáng ngưỡng mộ nhất trên thế giới đều chú trọng vào phương pháp làm việc nhóm, quan tâm nhiều đến khách hàng, đề cao việc đối xử công bằng với nhân viên và thưởng cho các thành tích tốt, cũng như công cuộc đổi mới.

- Nếu một doanh nghiệp không tuân thủ đạo đức kinh doanh, họ có thể gặp phải những hậu quả như mất uy tín, thiệt hại về tài chính và pháp lý, ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp và khó khăn trong việc thu hút và giữ chân khách hàng và nhân viên

Do đó, việc tuân thủ đạo đức trong kinh doanh là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững và thành công của doanh nghiệp.

1.1.3 Xây dựng đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp

Xây dựng đạo đức trong kinh doanh không chỉ là việc thiết lập các quy tắc và quy định mà còn là việc xây dựng một văn hóa tổ chức đạo đức, mà mọi người trong doanh nghiệp đều tin tưởng và tuân thủ.

Thứ nhất, xây dựng bộ máy tổ chức quản lý điều hành, vai trò của người lãnh đạo.

( Tạo môi trường đạo đức)

Muốn xây dựng đạo đức doanh nghiệp trước hết phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp, chính là bầu không khí làm việc cho các thành viên trong doanh nghiệp, vai trò của lãnh đạo, người lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần có tâm, có tài, có đức, có tầm nhìn Vai trò của lãnh đạo doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, thái độ lao động của đội ngũ nhân viên và người lao động, đó là tấm gương phản chiếu để mọi người dõi theo học tập làm việc Doanh nghiệp phải là ngôi nhà chung để mọi người đều muốn tới để sinh hoạt, cống hiến Vì vậy, văn hóa doanh nghiệp trở thành động lực tinh thần giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững.

Bộ máy tổ chức quản lý điều hành doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh phải chặt chẽ, có tính hệ thống khoa học; trong thực tế cuộc sống phạm trù tài, đức bao giờ cũng song hành; nếu có tài không có đức thì có thể có hành vi phi đạo đức, hành vi trục lợi Người lãnh đạo phải là tấm gương sáng để nhân viên, người lao động học tập, noi theo, là trung tâm của sự đoàn kết, trọng tâm của sự phát huy nội lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Thứ hai, xây dựng, đào tạo đội ngũ nhân viên, người lao động (đào tạo và nâng cao nhâ an thức đạo đức của đôi ngũ nhân viên )

Doanh nghiệp xây dựng, đào tạo được đội ngũ nhân viên có đức, có chuyên môn sâu tạo dựng được môi trường làm việc lành mạnh với các mối quan hệ tốt đẹp và chế độ đãi ngộ hợp lý thì người lao động trong doanh nghiệp đó cảm thấy phấn khởi, hăng hái lao động và muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp Họ tự hào vì mình là nhân viên, người lao động của doanh nghiệp, xem doanh nghiệp là ngôi nhà chung, sẽ cống hiến sức lực, là nhân tố trung tâm giúp doanh nghiệp phát triển mạnh và bền vững

Văn hóa trong doanh nghiệp

1.2.1 Yếu tố xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cet lõi là 3 yiu te quan trọng nhất tạo nên văn hóa doanh nghiệp.

Tầm Nhìn: Tầm nhìn là định hướng và mục tiêu phát triển doanh nghiệp, được đề ra từ trước khi xây dựng doanh nghiệp Mọi hoạt động của doanh nghiệp, định hướng cho nhân viên đều lấy tầm nhìn doanh nghiệp làm kim chỉ nam.

Sứ Mệnh: Những doanh nghiệp lớn luôn có cho mình những câu chuyện riêng từ những ngày đầu xây dựng Đây được coi như truyền thống, là một lịch sử, sự độc đáo riêng, và hơn hết nó là giá trị cốt lõi của sự sáng tạo trong doanh nghiệp

Giá trị cet lõi: Giá trị cốt lõi là những thứ đặc trưng cho doanh nghiệp, là sự khác biệt, để khách hàng hay chính nhân viên cảm nhận thấy, nhìn thấy Tất cả hoạt động xoay quanh mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp đều lấy giá trị cốt lõi làm thước đo chuẩn mực.

Ngoài ra còn có một phần đóng góp từ việc

Truyền tải giá trị của văn hoá vào công việc của đội ngũ

Những nỗi lo lắng đến từ KPI phải đạt, deadline phải hoàn thành, làm báo cáo,… sẽ là yếu tố chi phối nghiêm trọng nhất đến tinh thần, mối quan tâm của nhân viên đến việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp Nhà quản lý cần truyền tải giá trị văn hoá vào công việc hằng ngày, để họ hiểu rằng sự tham gia của họ là vô cùng quan trọng trong quá trình đổi mới văn hoá DN.

Cách truyền tải tốt nhất chính là đan xen giá trị cốt lõi và mục tiêu chung của DN vào mỗi giai đoạn quan trọng như: Tuyển dụng, Onboarding, đào tạo nội bộ, đánh giá hiệu suất làm việc, khen thưởng,…

Truyền thông nội bộ chính là phương pháp vô cùng hiệu quả khi doanh nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá chung Trong quá trình này, sự thống nhất và hàng loạt chính là yếu tố quyết định sự thành công.

Hãy tổ chức các buổi chia sẻ, trải nghiệm thực tế, những cuộc nói chuyện sẽ giúp cải thiện mối quan hệ đồng nghiệp, giải quyết mâu thuẫn, điều chỉnh tinh thần làm việc và tạo động lực cho tập thể.

Có sự đồng hành của các nhà quản lý

Dù quá trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp có được sự tham gia, ủng hộ từ đội ngũ nhân sự, tuy nhiên xzt về tính lâu dài, nền văn hoá đó có đi đúng hướng hay không phụ thuộc vào sự cố gắng của các nhà quản lý nhân sự.

1.2.2 Lý do cần tạo nên văn hóa doanh nghiệp

Doanh nghiệp khi muốn phát triển bền vững cần tạo dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, điều này yêu cầu đặt các giá trị cốt lõi ở trung tâm trong tất cả các góc nhìn của cơ cấu tổ chức và từng hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp Tuy nhiên, việc nhân viên luôn yêu thích công việc, lối suy nghĩ của cá nhân hơn những gì tập thể đang hướng tới sẽ là vấn đề lớn.

Văn hóa doanh nghiệp gicp tạo ra một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích nhân viên làm việc chăm chỉ và đóng góp ý kiến để cải thiện công việc Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp góp phần nâng cao khả năng tương tác của nhân viên cùng đồng nghiệp và các cấp trong doanh nghiệp sẽ tạo nên sự hòa hợp, đoàn kết, dễ tiếp cận trong tập thể Một môi trường làm việc tích cực, thân thiện và đoàn kết giữa các nhân viên.Điều này giúp tăng cường tinh thần hợp tác và đồng đội trong công việc.

Văn hóa doanh nghiệp gicp tăng cường sự cam kit của nhân viên vdi công ty, giúp họ cảm thấy rằng công ty quan tâm đến sự phát triển của họ và đánh giá cao đóng góp của họ Ngoài ra không thể phủ nhận vai trò của các khoản đãi ngộ, những thứ tạo động lực cống hiến cũng có nguồn cảm hứng Một doanh nghiệp có văn hóa vững mạnh sẽ luôn có cách khích lệ tinh thần nhân viên Từ đó, doanh nghiệp có thể tạo nên động lực, nguồn cảm hứng, tinh thần tích cực cho nhân viên của họ không chỉ đóng góp trong nội bộ mà còn lan tỏa ra cộng đồng.

Văn hóa doanh nghiệp tác động lành mạnh và tích cực tdi đời seng nhân viên, điều này sẽ đóng góp vào năng suất làm việc, phản ánh trực tiếp trên cách họ ứng xử với khách hàng Nhân viên có thái độ vui vẻ, hạnh phúc, cảm xúc ấy sẽ được lan tỏa tới khách hàng bằng sự nhiệt tình và tràn đầy năng lượng khi nhân viên làm việc tích cực và có tinh thần đồng đội, điều này sẽ được phản ánh trong sản phẩm và dịch vụ của công ty.

Từ đó giúp tạo ra một thương hiệu tốt cho công ty.

THỰC TRẠNG VÀ VÍ DỤ

Tình hình hiện nay

2.1.1 Ví dụ về đạo đức kinh doanh

Một ví dụ thực tế về đạo đức trong kinh doanh là công ty Patagonia, một công ty thời trang hàng đầu có trụ sở tại Mỹ và chuyên sản xuất quần áo ngoài trời Patagonia đã lấy đạo đức làm trọng tâm của chiến lược kinh doanh và đã đạt được nhiều thành công trong quá trình thực hiện.

Patagonia thể hiện đạo đức trong kinh doanh bằng cách tạo ra các sản phẩm bền vững và chất lượng cao, từ việc chọn nguyên liệu tái chế và hạn chế sử dụng các chất gây ô nhiễm đến việc thúc đẩy việc tái chế và sửa chữa sản phẩm của họ Họ cũng cam kết tạo ra môi trường làm việc tốt cho nhân viên và hỗ trợ cộng đồng bằng cách ủng hộ các dự án bảo vệ môi trường và xã hội.

“Đừng mua chiic áo khoác này”

Một vài năm trước, Patagonia đã tìm ra được một cách thức tiếp thị khác biệt, đáng suy ngẫm vào dịp Black Friday Họ đã phát động một chiến dịch khuyến khích người tiêu dùng của họ không mua một chiếc áo khoác Patagonia mới.

Chiến dịch Don’t Buy This Jacket của Patagonia đã trở thành Case Study điển hình trong ngành thời trang.

Nội dung truyền tải là mọi sản phẩm do họ tạo ra đều lấy đi một thứ gì đó từ hành tinh mà mỗi người trong chúng ta không thể trả lại Mỗi bộ quần áo của Patagonia, dù là thân thiện với môi trường hay không sử dụng vật liệu tái chế, đều thải ra khí nhà kính gấp vài lần trọng lượng của nó, và tạo ra lượng vải dư thừa – mà ít nhất bằng một nửa giá trị của quần áo được làm ra Thêm hơn, việc sản xuất còn tiêu tốn lượng nước sạch tuy dồi dào ở một khu vực trên trái đất – nhưng hiện tại đang khan hiếm ở nhiều nơi khác.

Họ đăng thông tin quảng cáo này ngay trên tờ New York Times và yêu cầu mọi người nên mua sắm ít hơn vào lễ Black Friday Điều mà thương hiệu Patagonia mong cầu không chỉ là tiếp thị cho sản phẩm của họ, mà còn góp phần giúp giải quyết được những tác động tiêu cực của chủ nghĩa tiêu dùng và không muốn tỏ ra đạo đức giả.

Kết quả của chiến lược đạo đức của Patagonia là sự tăng trưởng vững chắc và lòng tin từ khách hàng Thay vì chỉ tập trung vào việc tạo ra lợi nhuận, công ty này đã thu hút được một cộng đồng khách hàng trung thành và đam mê, người ta tin tưởng vào chất lượng và giá trị của sản phẩm Patagonia.

Hơn nữa, việc đưa đạo đức vào kinh doanh cũng đã giúp Patagonia tạo được một hình ảnh mạnh mẽ và độc đáo trong ngành thời trang Công ty đã nhận được nhiều giải thưởng về đổi mới, bền vững và quản lý môi trường Ví dụ, Patagonia đã nhận được Giải thưởng Doanh nghiệp Bền vững năm 2021 từ Viện Hàn lâm Quốc gia của Mỹ.

Với chiến lược đạo đức táo bạo và mục tiêu tạo ra một tác động tích cực đến môi trường và xã hội, Patagonia không chỉ trở thành một công ty thành công về kinh doanh mà còn là một người tiên phong trong việc thúc đẩy những thay đổi tích cực trong ngành công nghiệp thời trang và góp phần xây dựng một tương lai bền vững hơn.

2.1.3 Ví dụ về phi đạo đức kinh doanh

Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến nhiều vụ phi đạo đức kinh doanh liên quan đến vấn đề môi trường Các vụ vi phạm này gây ra tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người

Ngoài ra, vụ gây ô nhiễm môi trường biển do công ty Formosa “lộ ra” từ hiện tượng các chết ngày 6-4-2016 trên vùng biển cảng Vũng Áng thuộc địa phận thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Hiện tượng thủy sản chết lan trên diện rộng, bắt đầu từ vùng ven biển Hà Tĩnh, lan tiếp dọc ven biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.

Sự cố này đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó chịu ảnh hưởng nặng nhất là ngành thủy sản, tiếp đến là hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du lịch và đời sống sinh hoạt của ngư dân.

Nguyên nhân gây ra sự cố môi trường làm hải sản chết hàng loạt tại ven biển bốn tỉnh miền Trung được xác định do công ty Formosa gây ra trong quá trình vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy, đã có những vi phạm và để xảy ra sự cố, dẫn tới nước thải có chứa độc tố phenol, xyanua chưa được xử lý đạt chuẩn xả ra môi trường.

Công ty Formosa đã nhận trách nhiệm, xin lỗi Chính phủ, nhân dân và bồi thường 500 triệu USD.

Còn có nhiều vụ vi phạm khác như sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất, xả thải độc hại vào môi trường, và khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên Những vụ vi phạm này đã gây ra tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người, và đòi hỏi các công ty phải chịu trách nhiệm và thực hiện các biện pháp bồi thường và tái tạo môi trường.

Nó cho thấy việc các doanh nghiệp không quan tâm đến vấn đề môi trường mà chỉ chú trọng vào những lợi ích, lợi nhuận mà doanh nghiệp cần phải có được khi hoạt động kinh doanh

2.1.4 Nguyên nhân (tác động) về hành động phi đạo đức trong kinh doanh

Cách các công ty hành xử trong văn hóa nội bộ của doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được hiểu là những nhận thức, phzp ứng xử, cách giao tiếp, cách lưu hành trong nội bộ ở một doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp sẽ có những nzt văn hóa và cách lưu hành khác nhau như cách ứng xử, giao tiếp giữa các nhân viên đồng nghiệp, quy định nội bộ giữa cấp quan hệ trên và cấp dưới

Văn hóa của doanh nghiệp được hình thành bởi các giá trị sau bên trong người lãnh đạo song hành cùng với bộ phận nhân sự thực hiện các chiến lược, định hướng nhằm tạo thói quen, đạo đức và gắn kết mối liên hệ chặt chẽ giữa bộ các bộ phận trong cơ quan, doanh nghiệp nhằm tiến xa hơn trong quá trình phát triển Đối với nội bộ mang tính gắn kết chặt chẽ đều sẽ mang đến sự thành công và phát triển của doanh nghiệp đó về lâu dài Đằng sau một nội bộ mang tính chất bền vững thể hiện được một lãnh đạo tốt khi đảm bảo đầy đủ các nhân quyền và lợi ích của nhân viên cấp dưới, quan tâm chăm sóc đến sức khỏe và đời sống tinh thần nhân viên Hơn hết, mâu thuẫn lợi ích và phòng chống tham nhũng luôn là những vấn đề mà các công ty luôn phải đặt lên hàng đầu

Bên cạnh đó, không thể thiếu việc các công ty tạo ra một môi trường làm việc năng động, văn minh cùng tính kỷ luật góp phần cho doanh nghiệp ngày càng phát triển và vững mạnh hơn

Thế nhưng, trong một công ty doanh nghiệp dù doanh nghiệp có quy mô to hay nhỏ thì lục đục nội bộ vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào Nguyên nhân của những nguồn cơn tranh chấp nội bộ công ty luôn xoay quanh sự thiếu rõ ràng trong cách thức tổ chức nội bộ của doanh nghiệp, thiếu phương pháp ứng xử nội bộ, thiếu lộ trình phát triển sự nghiệp cho nhân viên, thiếu cơ chế lương, thưởng và cách thức đánh giá nhân viên minh bạch Cụ thể:

- Nhân viên không dễ dàng tiếp nhận những lời góp ý, phê bình từ phía đồng nghiệp Họ dễ cảm thấy bị tổn thương và công kích do trong công ty không hề thiết lập các quy tắc ứng xử và không có các kênh chính thống để đưa ra các phản hồi một cách chuẩn mực.

- Nhân viên cho rằng cơ hội thăng tiến không có nhiều và phải tìm cách lấy lòng sếp để được cất nhắc.

- Cơ chế lương, thưởng không dựa vào kết quả công việc mà dựa vào mức độ thân thiết giữa sếp và nhân viên.

Tuy nhiên, theo khảo sát của bọn em để giữ được sự ổn định và tăng cường hiệu quả làm việc,có những công ty đã và đang có những cách hành xử, giải pháp phù hợp như: Đầu tiên, các công ty cần có chính sách và quy trình rõ ràng để giải quyết các vấn đề nội bộ Nhân viên cần được hướng dẫn về cách giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp Đã có những công ty làm rất tốt ở quá trình này khi thu thập ý kiến và quan điểm của tất cả các bên liên quan Suy xzt vấn đề kĩ càng để tìm ra cách giải quyết Sau đó thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi để tránh các lục đục về sau

Thứ hai, công ty cần tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và an toàn công tư văn minh cho nhân viên Điều này sẽ giúp ngăn chặn các xung đột và giảm thiểu khả năng xảy ra lục đục nội bộ.

Thứ ba, công ty cần có các chương trình đào tạo để giúp nhân viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp và giải quyết xung đột Những kỹ năng này sẽ giúp nhân viên có thể trao đổi ý kiến và giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả hơn.

Ngoài ra, theo như các ý kiến khảo sát, việc công ty tạo ra một môi trường lắng nghe ý kiến nhân viên và giải quyết các vấn đề mà nhân viên đang gặp phải, cùng với việc tôn trọng và đồng cảm với nhân viên Doanh nghiệp xây dựng một môi trường làm việc tích cực, cạnh tranh lành mạnh, nơi mà nhân viên được tôn trọng và đánh giá cao công sức và đóng góp của họ luôn là những mong muốn của nhân viên để tạo được một tập thể có tinh thần gắn kết chặt chẽ lâu dài trong công ty

Đạo đức và văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến đời sống tinh thần nhân viên

2.3 Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đin đời seng tinh thần nhân viên

Nếu nhân viên làm việc cho một công ty có nền văn hóa lành mạnh phù hợp với niềm tin và thái độ của chính họ, họ sẽ làm việc chăm chỉ và gắn bó lâu dài hơn với công ty.

Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến hạnh phúc của nhân viên, sự hài lòng trong công việc và hiệu quả công việc của họ

Trong cuộc sống sẽ giúp nhân viên cảm thấy hạnh phúc hơn, yêu công ty và yêu sếp của mình hơn

Xây dựng môi trường làm việc đoàn kết, gắn bó, thoải mái sẽ thu hẹp khoảng cách giữa nhân viên và doanh nghiệp, từ đó gia tăng tính sáng tạo trong mỗi cá nhân

Văn hoá làm việc ngột ngạt:

Môi trường làm việc mang tính áp đặt, cấp trên lộng quyền, o zp cấp dưới sẽ tạo nên một môi trường làm việc ngột ngại Lâu dần, nhân viên sẽ cảm thấy mình bị đối xử bất công và không thể gắn bó nên quyết định rời đi Bên cạnh đó, một môi trường làm việc mà nhân viên không được thoải mái đóng góp ý kiến, đề xuất của mình thì cũng sẽ cảm thấy rất ngột ngạt.

Văn hoá không có sự nói thẳng:

Ví dụ, nhân viên làm sai, quản lý có thái độ bao che, không trách phạt công khai khiến những nhân viên cảm thấy không phục Ngược lại, nhân viên có những vấn đề khó khăn nhưng không dám chia sẻ do không có văn hóa nói thẳng, từ đó họ làm việc với một tinh thần mang tính chịu đựng.

Những quyết định thường được đưa ra với tốc độ khá chậm:

Trong một nền văn hoá tốt đẹp, hoà hợp luôn đi cùng áp lực và điều này khiến việc thảo luận và phân tích cần thiết để ra quyết định trở nên chậm chạp và ít thấu đáo Họ luôn “sợ” và khá e dè khi quyết định ý kiến của mình khác với mọi người.

Trong quá trình làm việc, mọi ý tưởng, đóng góp của nhân viên đều được phải công nhận nếu nó có thể phát triển và mang lại giá trị cho doanh nghiệp Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp làm được điều này, thậm chí có những ý tưởng hay,xuất sắc khi được đề xuất đều không được coi trọng.Chính thái độ làm việc này của doanh nghiệp khiến toàn bộ nhân viên cảm thấy mình là người thừa và làm việc theo yêu cầu của doanh nghiệp như một cái máy.

Mối quan hệ hơn cả công việc:

Luôn cố gắng tạo ra các khoảng cách nhất định và đôi khi là thói nịnh bợ cấp trên, dễ dẫn tới chạy chức, chạy quyền… Nếu ban lãnh đạo không có các tiêu chí khoa học và chi tiết để đánh giá chất lượng nhân lực trước khi bổ nhiệm thì dễ để lọt người tài và sử dụng nhầm người. Áp lực công việc quá lớn

Nhiều công ty hiện nay đã có những hành vi bóc lột sức lao động nhân viên là không hề ít Đối với những người làm việc trong môi trường công ty, áp lực công việc được xem là một phần của cuộc sống hàng ngày Tuy nhiên, tan làm nhưng nhân viên vẫn phải xử lí một khối lượng công việc khá lớn mà không có khoảng lương thưởng xứng đáng, khiến họ không có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe tinh thần, gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe

Các nguyên nhân dẫn đến áp lực công việc quá lớn có thể bao gồm: số lượng công việc quá nhiều, thời hạn hoàn thành công việc quá ngắn, sự kỳ vọng quá cao từ nhà quản lý hoặc khách hàng, áp lực cạnh tranh với đồng nghiệp và nhiều yếu tố khác.

Ngoài ra một trong những hành động đạo đức và văn hóa ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân viên là khi nhân viên và công ty không có sự nhất quán về tiền lương Ví dụ dưới đây là một ví dụ điển hình cho việc công ty không trả lương đúng cho nhân viên, Live

Entertainment, Fashion TV Vietnam và 168 Công ty Live Entertainment được nghe đồn là sáp nhập từ một bộ phận làm Event của Yan Media Group, trước khi đổi tên thành YAN LIVE và sau đó lại thành Live Entertainment Fashion TV Vietnam là một công ty truyền thông thời trang quốc tế Công ty 168, hay còn được gọi là Integration, có nhiều hoạt động đa dạng bao gồm faceinteraction, ideaMarket, cửa hàng F.Juice, cũng như các chương trình như Escape Music, The Wave Music Festival, Music Republic, Dự án đào tạo người mẫu F-Academy và các buổi dạ tiệc mang tên F-Party Các công ty này đều có địa chỉ trụ sở hiện tại tại số 12 Tôn Đản, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh Cộng đồng mạng rất phẫn nộ vì hành động quỵt tiền của công ty Hành động này đã gây ra rất nhiều bức xúc không chỉ người bị quỵt mà làm cho cả cộng đồng mạng dậy sóng,việc này đã khiến rất nhiều nhân viên đã tố cáo và rời bỏ công ty.Hậu quả: gây thiệt hại cho nhiều nhân viên vừa mất lương vừa mất việc, công ty bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng và sự việc lần này đã được list vào topic tổng hợp danh sách các công ty lừa đảo freelancer, designer

Đạo đức và văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến thương hiệu quốc gia

Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp còn ảnh hưởng đến thương hiệu quốc gia bằng cách giúp xây dựng một hình ảnh về nền kinh tế và xã hội của quốc gia đó Các doanh nghiệp tốt thường có những chính sách và hoạt động xã hội có trách nhiệm, đóng góp tích cực cho cộng đồng và môi trường Những hoạt động này sẽ được công chúng quốc tế đánh giá cao và giúp tăng cường hình ảnh tích cực về quốc gia đó.

Văn hóa doanh nghiệp tích cực có thể tạo ra một hình ảnh tích cực, uy tín cho quec gia trên thị trường quec ti Các doanh nghiệp có văn hóa tích cực sẽ được coi là đáng tin cậy, chuyên nghiệp và có trách nhiệm xã hội, điều này sẽ giúp nâng cao danh tiếng và uy tín của quốc gia trên toàn cầu Nếu các doanh nghiệp trong quốc gia có văn hóa tốt, họ sẽ thu hút được sự quan tâm và tín nhiệm của các nhà đầu tư và khách hàng quốc tế, đồng thời giúp mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng cường đàm phán thương mại với các quốc gia khác.

Văn hóa doanh nghiệp cũng có thể gicp tăng cường quan hệ đei tác và hợp tác giữa các quec gia Các doanh nghiệp có văn hóa tốt thường có những giá trị và tiêu chuẩn chung về đạo đức kinh doanh, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tôn trọng văn hóa và pháp luật của các quốc gia khác Việc thực hiện các hoạt động kinh doanh và hợp tác theo những giá trị này sẽ giúp tạo ra một môi trường kinh doanh và hợp tác chuyên nghiệp, tin cậy và bền vững, từ đó tăng cường quan hệ đối tác và hợp tác giữa các quốc gia.

Tóm lại, văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu quốc gia Các doanh nghiệp có văn hóa tích cực sẽ giúp tạo ra một hình ảnh tích cực về quốc gia trên thị trường quốc tế, đồng thời giúp tăng cường quan hệ đối tác và hợp tác giữa các quốc gia.

Do đó, việc xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp tích cực là rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia.

Một ví dụ điển hình của một nền văn hóa doanh nghiệp tốt tạo nên một thương hiệu quốc gia uy tín là công ty Unilever Unilever là một công ty đa quốc gia của Anh chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy, kem đánh răng, dầu gội,thực phẩm Công ty có giá trị đứng thứ bảy ở châu Âu Unilever là một trong những công ty đa quốc gia lâu đời nhất; sản phẩm của nó có sẵn ở khoảng 190 quốc gia.

Hoạt động để sáng tạo ra một tương lai mới tươi đẹp hơn từng ngày

Sứ mệnh của Unilever là làm cho mọi người cảm thấy thoải mái, hoàn thiện vẻ đẹp bản thân và thoát khỏi những lo toan cuộc sống bằng những sản phẩm tốt cho họ và cả những người xung quanh Và họ đạt được điều này bằng việc sáng tạo và cung cấp các sản phẩm cao cấp với các mức giá phù hợp với người tiêu dùng toàn thế giới

Tạo cảm hứng cho con người thông qua những hành động nhỏ mỗi ngày để tạo ra một sự khác biệt lớn cho thế giới

Phát triển một cách điều hành việc kinh doanh mới với mục tiêu nhân đôi tầm cỡ của công ty trong khi giảm thiểu tác động lên môi trường

Unilever cam kết hỗ trợ phát triển bền vững và cung cấp cho khách hàng trên toàn thế giới những sản phẩm với chất lượng tốt, cảm nhận tốt và nhận được nhiều hơn trong cuộc sống

Năm ưu tiên quan trọng trong chiến lược của Unilever:

- Một tương lai tốt hơn dành cho trẻ em

- Một tương lai sức khỏe tốt hơn

- Một tương lai chắc chắn hơn

- Một tương lai tốt hơn cho hành tinh

- Một tương lai tốt hơn cho nông nghiệp và nông dân

Mục tiêu Đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người tiêu dùng khắp mọi nơi – đoán trước được nguyện vọng của khách hàng và người tiêu dùng, đáp ứng một cách sáng tạo và cạnh tranh với các sản phẩm có thương hiệu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống Đặc biệt, mục tiêu phát triển bền vững được Unilever chú trọng và xem đó là một trong những mục tiêu hàng đầu, thể hiện qua nỗ lực phát triển tách rời khỏi ảnh hưởng tới môi trường

Unilever đã đưa ra cam kết về việc tạo ra một văn hóa đạo đức trong doanh nghiệp và thực hiện các hoạt động xã hội tích cực Họ không chỉ tập trung vào việc sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, mà còn chú trọng đến việc tôn trọng môi trường và quan tâm đến sức khỏe của khách hàng Họ cũng thực hiện các chính sách bảo vệ nhân viên và khuyến khích sự đa dạng trong công ty Nhờ vào những nỗ lực này, Unilever đã trở thành một thương hiệu quốc gia uy tín của Anh và được khách hàng tin tưởng và yêu thích.

Văn hoá doanh nghiệp tiêu cực có thể ảnh hưởng đến thương hiệu quốc gia một cách rất nghiêm trọng Khi một doanh nghiệp không đặt đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội lên hàng đầu, họ có thể vi phạm pháp luật, gây ra các vụ bê bối và không đảm bảo tính minh bạch và trung thực trong mọi hoạt động của mình Những hành động này có thể làm giảm niềm tin của người tiêu dùng, nhà đầu tư và cộng đồng quốc tế vào nền kinh tế và thương hiệu quốc gia của đất nước.

Các vụ bê bối và vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp có thể được phát hiện và lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông Những thông tin này có thể được chia sẻ trên mạng xã hội và các trang web tin tức, tạo ra một hình ảnh tiêu cực về doanh nghiệp và quốc gia Những thông tin này có thể lan rộng nhanh chóng và tác động đến niềm tin của người tiêu dùng, nhà đầu tư và cộng đồng quốc tế vào nền kinh tế và thương hiệu quốc gia.

Ngoài ra, văn hoá doanh nghiệp tiêu cực cũng có thể ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia trong các cuộc thương lượng và hợp tác kinh tế quốc tế Khi các doanh nghiệp của một quốc gia không đảm bảo tính minh bạch và trung thực trong hoạt động kinh doanh của mình, các đối tác thương mại quốc tế có thể không tin tưởng và không muốn hợp tác với các doanh nghiệp của quốc gia đó Điều này sẽ gây ra rào cản trong việc mở rộng kinh doanh và phát triển kinh tế của quốc gia. Điển hình cho tác động tiêu cực này là Nhật Bản Phải công nhận rằng các doanh nghiệp Nhật Bản đã rất thành công khi xây dựng nền tảng đạo đức kinh doanh một chắn chắc. Thế nhưng, khi xzt về văn hóa doanh nghiệp ở Nhật Bản vẫn có những mặt tối mà khi nghe đến mọi người vẫn không nghĩ đây là một nơi lý tưởng để làm việc

Nhắc đến người Nhật Bản, không thể không nhắc đến sự chăm chỉ, quyết tâm và kiên cường của người Nhật Được mệnh danh là quốc gia “tự lực – tự cường”, người Nhật luôn nỗ lực, chăm chỉ, không ngại gian khổ để đạt được mục tiêu cuối cùng Nhờ có tính cách này mà chỉ trong 30 năm, từ một nước bị chiến tranh tàn phá, họ đã trở thành một cường quốc.

Người Nhật luôn làm việc rất chăm chỉ, hết mình với công việc, họ luôn cố gắng làm tốt nhất có thể, thế như đó cũng là một trong những lý do khiến Nhật Bản trở thành một trong những nước có áp lực công việc cao nhất hiện nay Có đến 60% tỷ lệ tự sát do sức zp công việc quá lớn và có một thời là top đứng đầu các nước có tỷ lệ tự sát cao trong các khối nước phát triển

Ngày đăng: 26/04/2024, 16:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w