Làm rõ được mối quan hệ giữa nhận thức và việc ra quyết định của các cá nhân sẽ giúp cho mỗi người nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn, đa chiều hơn và từ đó có thể đưa ra các quyết
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: TỔNG QUAN HÀNH VI TỔ CHỨC
ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ NHẬN THỨC VÀ RA QUYẾT ĐỊNH CỦA CÁ NHÂN ( PERCEPTION – ATRIBUTION THEORY, COMMON SHORTCUTS IN
JUDGING OTHERS).
GVHD: Đặng Thiện Tâm
LỚP: OB 251 N
SINH VIÊN :
1.Nguyễn Lê Thảo Vy 27202830266 2.Trần Thị Thùy Trang 27202851135 3.Phạm Thị Ánh Liễu 27202849808 4.Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc 27212845786 5.Nguyễn Thị Thu Thảo 27202127861 6.Lê Huyền Trang 27212227900 7.Lê Nguyên Bảo Duyên 27212101491 8.Võ Thị Mỹ Lệ 27202135640 9.Nguyễn Hà Trang 27202802833 10.Cao Thị Xuân Uyên 27202801480 11.Võ Thị Thúy Vân 27202844287 12.Trương Thị Thanh Tuyết 27202138850
13 Nguyễn Quỳnh Giang 27202200833 14.Nguyễn Huỳnh Thuỳ Trâm 27212144779
15.Bùi Thu Trâm 27202835675
Năm học 2022-2023
1
Trang 2MỤC LỤC
A.LỜI MỞ ĐẦU 3
1.Nhận Thức là gì ? 4
2 Nhận thức về con người:Phán quyết về người khác 4
2.1 Thuyết quy kết (Attribution Theory) 4
2.2 Những đánh giá phổ biến trong việc đáng giá người khác 6
Sai lệch trong quy kết (Fundamental attribution Error) 6
.Tự đề cao bản thân (Self-Serving Bias) 7
Nhận thức có lựa chọn: 8
Tác động của hào quang (Hallo Effect) 9
Hiệu ứng tương phản(Contrast effects) 9
Hiệu ứng tương phản(Contrast effects) 10
.Sự rập khuôn(Stereotyping) 11
.Phép chiếu (Projecttion) 12
3.Mối liên hệ giữa nhận thức và ra quyết định cá nhân 13
B LỜI KẾT THÚC 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 3A.LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống thì mỗi ngày có hàng triệu quyết định được đưa ra trong các tổ chức, công ty trên thế giới Một số trong đó là các quyết định rất quan trọng, trong khi các quyết định khác thì không.Tuy nhiên, các quyết định bắt buộc phải được thực hiện Từ những người quản lý đến các nhân viên được yêu cầu phải đưa ra quyết định, và bất kỳ một hoặc sự kết hợp nào của các quyết định đều có thể tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của tổ chức Hầu hết những người ra quyết định đều dựa vào thông tin và dữ liệu để giúp họ đưa ra quyết định cuối cùng Tuy nhiên, dữ liệu có thể được giải thích và trình bày theo những cách khác nhau và các cách giải thích, trình bày khác nhau tạo ra những nhận thức khác nhau về vấn đề Các quyết định thường được đưa
ra dựa trên nhận thức của các cá nhân về sự việc, tình huống Nhận thức được tạo ra bởi những gì được nhìn thấy, chạm vào và trải nghiệm Nhận thức có thể gây ảnh hưởng, tạo ra sự sai lệch đối với khả năng phán đoán của con người và gây ra sự nhầm lẫn giữa thực tế và nhận thức về một vấn đề, tình huống cụ thể
Làm rõ được mối quan hệ giữa nhận thức và việc ra quyết định của các cá nhân sẽ giúp cho mỗi người nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn, đa chiều hơn và từ đó có thể đưa ra các quyết định đúng đắn nhất có thể Với đề tài “Mối quan hệ giữa nhận thức và ra quyết định cá nhân”, nhóm
sẽ trình bày các khái niệm về nhận thức, làm rõ mối quan hệ giữa tác động của nhận thức đến hành động ra quyết định của các nhân, đồng thời cũng đem đến các tình huống, ví dụ thực tiễn trong cuộc sống để minh họa rõ hơn mối quan hệ này cũng như những hạn chế thường gặp khi phán xét người khác Từ đó, nhóm sẽ đúc kết những kiến thức bổ ích, phân tích vấn đề dưới nhiều góc nhìn hơn Hy vọng rằng với những thông tin mà nhóm mang đến sẽ giúp ích cho các cá nhân trong quá trình học tập và làm việc sau này
1.Nhận Thức là gì ?
- Nhận thức là trạng thái có ý thức về một cái gì đó Cụ thể hơn, đó là khả năng trực tiếp biết và nhận thức, cảm nhận hoặc nhận thức được các sự kiện Một định nghĩa khác mô tả nó là trạng thái
3
Trang 4trong đó chủ thể nhận thức được một số thông tin khi thông tin đó trực tiếp có sẵn để thực hiện theo hướng của một loạt các hành động Khái niệm thường đồng nghĩa với ý thức và cũng được hiểu là bản thân ý thức
*Tại sao nhận thức lại quan trọng?
- Khi bạn bắt đầu cải thiện khả năng nhận thức của mình, suy nghĩ cá nhân của bạn hoặc cách bạn diễn giải vấn đề sẽ là thứ đầu tiên thay đổi Sự thay đổi tâm lý này ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn, giúp bạn suy nghĩ đúng đắn và thông minh hơn, đồng thời là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công sau này của bạn trong cuộc sống
- Nhận thức là bước đầu tiên để tạo ra cuộc sống mà bạn muốn Điều này giúp bạn xác định đam mê và sở thích của mình và xác định những phẩm chất nổi bật có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống
- Ngoài ra, bạn sẽ có thể nhận ra suy nghĩ và cảm xúc của mình đang dẫn dắt bạn đến đâu
và có thể thay đổi chúng khi cần Khi bạn hiểu chính xác về suy nghĩ, lời nói, cảm xúc và ngôn ngữ của mình, thì bạn có thể thay đổi và kiểm soát phương hướng tương lai của mình
2 Nhận thức về con người:Phán quyết về người khác
2.1 Thuyết quy kết (Attribution Theory)
- Quan sát hành vi của một cá nhân , chúng ta cố gắng xác định xem liệu hành vi đó xuất phát từ nguyên nhân bên trong hay bên ngoài và sự xác định đó phụ thuộc vào 3 yếu tố 1) Tính phân biệt : liệu 1 cá nhân có thể hiện một hành vi trong các ngữ cảnh khác nhau 2) Tính đồng nhất : tất cả mọi người đối mặt với những tình huống tương tự phản ứng theo cách tương tự
+ Mức độ đồng nhất cao : nguyên nhân bên ngoài
+ Mức độ đồng nhất thấp : nguyên nhân bên trong
3) Tính kiên định : đề cập đến một người có một cách cư xử ở những thời điểm khác nhau
- Dựa trên ba yếu tố trên :
+ Khi nhận thức về một vấn đề nào đó chúng ta sẽ đánh giá đúng hành vi con người là chủ quan hay khách quan
+ Giải thích vì sao các hành vi tương tự không được hiểu một cách tương tự
Trang 5- Sự riêng biệt cao : nếu hành vi có tính riêng biệt cao , có nghĩa là hành vi đó diễn ra không thường xuyên , nguyên nhân của các hành vi dường như được quy cho là từ bên ngoài
- Sự riêng biệt thấp : nếu hành vi có tính riêng biệt thấp , có nghĩa là hành vi đó diễn ra thường xuyên , nguyên nhân của các hành vi dường như được quy cho là từ bên trong
- Sự nhất trí cao : nếu hành vi thể hiện sự nhất trí cao , nó sẽ được cho là nguyên nhân bên ngoài
- Sự nhất trí thấp: nếu hành vi thể hiện sự nhất trí thấp , nó sẽ được cho là nguyên nhân bên trong
- Sự nhất quán cao : hành vi có sự nhất quán cao , nó sẽ được quy cho là nguyên nhân bên trong
- Sự nhất quán thấp : hành vi có sự nhất quán thấp , nó sẽ được quy cho là nguyên nhân bên ngoài
2.2 Nh ng đánh giá ph biếến trong vi c đáng giá ngữ ổ ệ ườ i khác
5
Trang 6Sai lệch trong quy kết (Fundamental attribution Error)
- Sai l ch trong quy kếết là khi phán xét hành vi c a nh ng ngệ ủ ữ ười khác, con ngườ i có khuynh
h ng coi nh nh ng nh hướ ẹ ữ ả ng c a yếếu tốế bến ngoài và coi tr ng nh hưở ủ ọ ả ưởng c a các yếếu tốế ủ
ch quan.ủ
Ví d : Khi thấếy m t ngụ ộ i đi làm trếễ chúng ta thườ ường cho rằằng h làm biếếng thay vì nghĩ rằằng có
th là do k t xeể ẹ
Thuyết quy kết có ý nghĩa quan trọng bởi những sự diễn đạt trong các hành động mà một cá nhân nhìn thấy sẽ tác động tới phản ứng của cá nhân đó đối với hành động được thực hiện Con người luôn tìm kiếm ý nghĩa của các hành vi khi họ nhìn thấy nó Nhưng không may, lý do con người thực hiện một hành động là rất phức tạp Chúng ta cố gắng đơn giản hóa các nguyên nhân về những gì
mà ta đã quan sát được Điều này giúp ta xác định phần nào ý nghĩa của các hành động, nhưng cũng
có thể dẫn đến nhiều sự lệch lạc trong phánquyết về người khác
.Tự đề cao bản thân (Self-Serving Bias)
Giới tâm lí học có một cái tên cho xu hướng trên: 'self-serving bias - dịch là 'thiên kiến vị kỉ' Có thể định nghĩa thiên kiến vị kỉ là xu hướng giành công trạng về phần mình khi có thành công, nhưng đổ thừa cho người khác khi thất bại xảy ra Giới tâm lí học cho chúng ta một danh sách các yếu tố có thể dùng để tự đánh gía xem mình có bị hội chứng thiên kiến vị kĩ:
• Cái tôi quá lớn: đó là những biểu hiện về 'ego' lớn hơn và cao hơn cái vai vế thật của mình trong xã hội;
• Ám ảnh với khen thưởng: chỉ muốn được khen và muốn cái gì mình làm ra đều được phê chuẩn;
• Thích lấy công trạng của nhóm làm thành tích cho cá nhân mình;
• Không muốn chịu trách nhiệm cho những sai sót của mình, và thường đổ thừa do 'yếu tố khách quan'
• Xu hướng đổ thừa người khác;
• Không có khả năng tiếp nhận phê bình, cho dù là phê bình một cách xây dựng;
• Không có khả năng nhận ra sự thất bại của mình
-Có thể nói rằng đây là một dạng tâm lí rất phổ biến trong gần như tất cả chúng ta: đó là xu hướng
đổ thừa cho các yếu tố ngoại tại ( còn gọi là ‘yếu tố khách quan’) khi sự việc thất bại, nhưng lại
Trang 7dành công trạng cho riêng mình khi sự việc thành công.Thiên kiến vị kỉ này cũng rất phổ biến trong đời sống xã hội –chính trị ở Việt Nam,và có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường
-Khi chúng ta gặp khó khăn chúng ta sẽ có xu hướng đổ lỗi tại hoàn cảnh, còn khi được hưởng những quyền lợi thì lại cho rằng mình xứng đáng được điều đó
Vd 1: Cách suy luận đó khá phổ biến ở một số người Việt mới nhập cư sau này (không phải dân 'boat people') Khi họ không được thăng tiến trong sự nghiệp, hay không được đề bạt vào những chức vụ quan trọng, thì suy nghĩ đầu tiên là vấn nạn kì thị “Tại họ kì thị nên tôi không được đề bạt” đó là suy nghĩ khá phổ biến
- Nhưng ngược lại, khi họ (người Việt) được bổ nhiệm vào những chức vụ quan trọng thì họ thường
tự hào là do thành quả học tập và làm việc của mình Khi doanh nghiệp của họ thành công thì họ xem đó là do do tài năng của chính họ đem lại Họ tự hào được sống trong một xã hội không có phân biệt chủng tộc, một xã hội mà quyền bình đẳng được tôn trọng
Vd2: Trong môi trường học đường, học sinh được điểm A thì cho rằng mình học giỏi và xứng đáng với thành tích đó Nhưng khi họ được điểm F thì họ tìm lí do để đổ thừa Có lẽ cô giáo ghét mình Hôm đó đi thi mình bị cảm cúm, nên làm bài không tốt
Hãy lợi dụng điều này khi hướng dẫn người dùng hoàn thành một nhiệm vụ, chúc mừng họ và khiến
họ thấy rằng vì họ giỏi giang nên mới có thể thành công Điều này sẽ tạo động lực để họ tiếp tục cố gắng Còn đối với cuộc sống, hãy giữ cho mình sự khiêm tốn để vượt qua được định kiến này
Nhận thức có lựa chọn:
- Nhận thức có lựa chọn là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các quy trình như là tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lý luận, tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ
- Những nhântố ảnh hưởng đến nhận thức:
+ Người nhận thức: Nghiên cứu cho thấy các yếu tố bên trong người quan sát thế giới xung quanh :quan điểm, động cơ, sở thích, kinh nghiệm, kỳ vọng là những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của mõi người
7
Trang 8+ Mục tiêu nhận thức:Những đặc điểm của mục tiêu mà chúng ta quan sát có thể ảnh hưởng đến nhận thức của bản thân Những người ồn ào thường dễ chú ý hơn so với những người trầm tính và ngược lại.Đó là do chúng ta không quan sát mục tiêu một cách độc lập, nên mối quan hệ giữa mục tiêu với nền tảng của mục tiêu đó cúng ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta và xu hướng của chúng ta là quy định những gì gần gũi và giống nhau thành một nhóm
+ Tình huống: Bối cảnh cũng ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức Thời điểm mà chúng ta quan sát một đối tượng hay một sự kiện đều có ảnh hưởng đến sự chú ý
Tác động của hào quang (Hallo Effect)
- Tác động hào quang có thể mang đến cho bạn những giá trị tích cực lẫn tiêu cực, tùy theo cách mà bạn đón nhận và ứng dụng Đặc biệt với sự phát triển của thời đại công nghệ thông tin, ngày càng có người sử dụng các chiêu trò xấu xa hoặc lợi dụng hiệu ứng này để tác động vào tâm lý những người khác làm tâm trí họ lu mờ, không thể nhìn nhận, đánh giá được bản chất thật của vấn đề
Ví dụ: Một bạn Tiktoker A đang trên đà phát triển, được rất nhiều người yêu thích và bắt đầu lợi
dụng hình ảnh của bản thân để giới thiệu, PR về một sản phẩm trị mụn không rõ nguồn gốc nào đó.Nhưng những người hâm mộ sẽ đánh giá rằng đó là người nổi tiếng, người đó có da đẹp vậy chắc chắn sản phẩm đó phải rất tốt nên ai cũng mua sản phẩm trị mụn đó Như vậy hiệu ứng hào quang của cô ca sĩ A đã tác động đến tâm lý
Hiệu ứng tương phản(Contrast effects)
- Khi chúng ta kết luận ấn tượng chung về một người hoặc một đặc tính như thông minh, đẹp trai ,nhạy cảm hoặc dễ mến thì halo effect đang hoạt động Điều này thường xảy ra khi sinh viên đánh giá thầy cô giáo ,sinh viên có thể chị sử dụng một phẩm chất cá nhân như là nhiệt tình trong việc đánh giá vì thế một thầy giáo thông minh ,hiểu biết, có trình độ chuyên môn cao nhưng ít nói ,điềm tĩnh và phong cách của ông ta không thể hiện một sự xông xáo sẽ được sinh viên đánh giá thấp
- Trong các tổ chức,halo effect là quan trọng trong việc hiểu biết hành vi của một cá nhân ,đặc biệt khi sự lượng giá hoặc phán quyết diễn ra.Một ứng viên mặc váy ngắn, trang điểm đậm ,diêm dúa có thể xem như một người thiếu năng lực quản lý và chuyên môn bởi người phỏng
Trang 9vấn Trong đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ,halo effect tạo ra sự bóp méo do việc đánh giá bởi một sản phẩm có chất riêng lẻ
Hiệu ứng tương phản(Contrast effects)
- Dễ dàng phán quyết về người khác nếu ta so sánh họ với nhóm tương phản hoàn toàn khi chúng ta xem xét thành tích cũng như những lỗi lầm của cá nhân, luôn xảy ra tình trạng so sánh giữa hai cực trái ngược nhằm tăng sự nhận thức về mức độ cũng như là kết quả hành động xảy ra trong suy nghĩ của chủ thể
Các ứng dụng cụ thể trong tổ chức
- Con người trong các tổ chức luôn luôn phán quyết về người khác.Các nhà quản lý phải biết cách đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của người dưới quyền Chúng ta lượng giá mức độ nỗ lực mà người lao động đang bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ Khi một người gia nhập một tổ chức anh
ta ngay lập tức được đánh giá bởi các thành viên của nhóm tổ chức đó ,những phán quyết này rõ ràng có những kết cục quan trọng đối với sự hoạt động và phát triển của tổ chức
- Sự thiên vị trong nhận thức tác động lên độ chính xác của việc nhận xét mô phỏng ứng viên( ấn tượng ban đầu).Một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới việc quyết định ai sẽ được tuyển lựa,
ai sẽ bị từ chối là phỏng vấn tuyển Các nghiên cứu ở Mỹ chỉ ra rằng 90 % các công ty sử dụng phỏng vấn để tuyển lựa tức là có rất ít người được tuyển mà không qua phỏng vấn.Song những người phỏng vấn thực hiện được sự phán quyết và nhận thức mà sự phán quyết này thường không phù hợp hơn nữa ,sự nhất trí trượt những người phỏng vấn thường rất thấp, tức là những người phỏng vấn khác nhau nhìn thấy những điểm khác nhau ở cùng ứng viên và từ đó đưa đến những kết luận khác nhau về ứng viên.Các nhà phỏng vấn thường có những ấn tượng ban đầu và những ấn tượng này chi phối rất mạnh đến sự phán quyết ,nếu các thông tin tiêu cực được thể hiện sớm hơn
Sự rập khuôn(Stereotyping)
- Giả sử về sự giống nhau nghĩa là nếu bạn muốn thách thức và trách nhiệm trong công việc của bạn,bạn sẽ ngó rằng người khác cũng muốn vậy.Điều này làm phán quyết của ta không chính sách Nếu một người đánh giá tính cách cách của một người khác là giống với anh ta, anh ta sẽ bóp méo tính cách của người khác trong việc làm cho tính cách của anh ta.Khi điều này xảy ra, Những quan sát và đánh giá về người khác sẽ như anh ta thấy chứ không phải như người khác thấy Trong thực tế
9
Trang 10,khi những người giả sử về sự giống nhau sẽ nhận thức những người khác trên cơ sở cái họ thích , cái giống họ chứ không phải bởi hành vi được quan sát
- Đánh giá một ai đó dựa vào nhận thức của chúng ta về nhóm mà người đó là thành viên.
- Khi bạn phán quyết ai đó trên cơ sở nhận thức về nhóm mà họ ở trong đó,bạn đang gặp thiếu sót được gọi là stereotyping Khi chúng ta nói đàn ông là sâu sắc, tham vọng và phóng khoáng ,phụ nữ
là thùy mị,dịu dàng, nhạy cảm và bẻn lẽn chúng ta đang mắc sai lầm stereotyping.Stereotyping cho phép chúng ta duy trì sự nhất quán, nó làm cho chúng ta trở nên dễ dàng hơn trong việc giải quyết với một số lượng lớn các tín hiệu song điều này có thể mang lại sự sai lầm khi chúng ta sử dụng nó không phù hợp Ví dụ bạn thường nghe “những người làm kế toán là chặt chẽ “,”những người có gia đình là những người lao động ổn định”,”những người lớn tuổi là ngại đổi mới” rõ ràng các câu nói này thể hiện stereotyping, nếu con người mong đợi những nhận thức này thì đó là những cái họ sẽ thấy chứ không phải là điều thể hiện thực tế hay không
Phép chiếu (Projecttion)
-Trong một cuộc phỏng vấn, nó có xu hướng trở nên ảnh hưởng mạnh hơn so với cùng thông tin đó nhưng được thể hiện chậm hơn Nhiều nghiên cứu chỉ ra phần lớn các quyết đoán của người phỏng vấn thường thay đổi rất ít sau bốn hoặc năm phút đầu tiên của một cuộc phỏng vấn kết quả là thông tin nhận được sớm trong một cuộc phỏng vấn có trọng lượng hơn so với thông tin nhận được sau đó
và một ứng viên tốt có khả năng được khẳng định bởi việc không thể hiện các đặc tính không phù hợp hơn là thể hiện các đặc tính phù hợp
- Người mà bạn nghĩ là ứng viên tốt là khác với người mà tôi nghĩ Do các cuộc phỏng vấn thường
có cấu trúc ít nhất quán và người phỏng vấn là khác nhau về những điều mà họ quan tâm về một ứng viên tốt Vì thế ,những phán quyết về một ứng viên có thể những khác biệt lớn.Nếu phỏng vấn tuyển lựa là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định được tuyển lựa và thường là như thế bạn phải nhận dạng các nhân tố nhận thức ảnh hưởng tới người được tuyển và chất lượng của lực lượng lao động được tổ chức
- Tự dự đoán: sự thực hiện của nhân viên cao hay thấp bị tác động bởi sự nhận thức về mong đợi của các nhà lãnh đạo về khả năng nhân viên
- Một vấn đề nhận thức có thể liên quan đến việc tuyển lựa nhân viên là vấn đề của những mong đợi không thực tế qua quá trình phỏng vấn các ứng viên đạt được lòng mong đợi việc tổ chức và về công việc cụ thể mệt ứng viên theo đuổi Những mong đợi không thực tế sẽ được cũng cố và phát