Nếu tài sản có đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật thì có thể được dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ trả nợ, nhưng cũng chỉ tại một TCTD.. Tuy nhiên theo tinh thần tại điểm
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCMKHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
MÔN: LUẬT NGÂN HÀNG 1 Trần Duy Thuận 2153801011215 Nhóm trưởng
3 Nguyễn Thị Lan Anh 2153801013017 Thành viên
4 Hồ Phạm Duy Mỹ 2153801013160 Thành viên
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 9 năm 2023
Trang 22 Giá trị tài sản bảo đảm cho nhiều khoản vay 6
3 Hạn chế đối với phạm vi bảo đảm tiền vay 8
II Bản Án 8
1 Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 61/2012/KDTM-PT ngày 28/8/2012 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng 8
2 Bản án Kinh doanh thương mại sơ thẩm số 01/2012/KDTM-ST ngày 09/4/2012 của TAND tỉnh Phú Yên 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
2
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TCTD: Tổ chức tín dụng BLDS: Bộ luật Dân sự
3
Trang 4I Lý thuyết1 Khái niệm
1.1 Phạm vi bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật ngân hàng
Khi nói về vấn đề phạm vi bảo đảm tiền vay, tham khảo tinh thần Điều 11 Nghị định số 178/1999/NĐ-CP có quy định về vấn đề này như sau: một tài sản chỉ được dùng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ tại một TCTD Nếu tài sản có đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật thì có thể được dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ trả nợ, nhưng cũng chỉ tại một TCTD Tuy nhiên theo tinh thần tại điểm 3 Mục 5 của Thông tư số 06/2000/TT-NHNN1 ngày 4/4/2000 hướng dẫn thực hiện Nghị định số
178/1999/NĐ-CP lại quy định "không được sử dụng tài sản để bảo đảm cho nghĩa vụkhác, trừ trường hợp tài sản có đăng ký quyền sở hữu", tức là một tài sản có đăng ký
quyền sở hữu thì có thể thế chấp nhiều nghĩa vụ khác không giới hạn số lượng đối tượng được bảo đảm Trong trường hợp cho vay hợp vốn thì tài sản thế chấp không chỉ bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tại một mà có thể hai hoặc ba TCTD Như vậy, có thể thấy Thông tư số 06/2000/TT-NHNN1 đã có những chỉnh sửa thay đổi nhất định về vấn đề này
Như vậy, có thể thấy một tài sản có thể được dùng để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ Những nghĩa vụ này có thể được đảm bảo một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thoả thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ được coi như bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt, và bồi thường thiệt hại Theo quy định của pháp luật thì phạm vi bảo đảm không nhất thiết phải là toàn bộ nghĩa vụ mà có thể là việc đảm bảo một phần tùy theo thỏa thuận của các bên Từ đây, có thể thấy pháp luật tôn trọng và đề cao sự thoả thuận của các bên, thỏa thuận này có giá trị pháp lý cao nhất (tất nhiên phải là những thoả thuận đảm bảo về mặt pháp lý để có tính hiệu lực) Trong trường hợp các bên không hề có thỏa thuận về phạm vi đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thì nhà làm luật mặc định rằng phạm vi bảo đảm sẽ là toàn bộ nghĩa vụ Như vậy để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp trong trường hợp các bên chỉ muốn đảm bảo thực hiện một phần nghĩa vụ thì mong muốn này phải được thể hiện bằng sự thỏa thuận của các bên Tốt hơn hết
Too long to read onyour phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5là nên có sự thỏa thuận bằng văn bản, trong đó giới hạn rõ phạm vi đảm bảo Bởi lẽ việc không rõ ràng sẽ dễ dẫn đến những bất lợi về sau khi nhà làm luật mặc định rằng bảo đảm toàn bộ bao gồm cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại (nghĩa vụ phái sinh từ nghĩa vụ ban đầu).
1.2 Phạm vi bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật dân sự
Thông qua việc tham khảo tinh thần của Nghị định số 178/1999/NĐ-CP và Thông tư số 06/2000/TT-NHNN1 có thể thấy những điểm tương đồng nhất định về vấn đề phạm vi bảo đảm tiền vay so với BLDS 2015 hiện hành Cụ thể BLDS 2015 hiện hành có quy định về vấn đề này cụ thể như sau Căn cứ theo quy định Điều 296 BLDS 2015 có quy định thì một tài sản có thể bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, tuy nhiên phải tuân thủ các quy định của pháp luật tại Điều 296 BLDS 2015 Sau đây là một vài quan điểm của nhóm về vấn đề phạm vi bảo đảm tiền vay theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành.
Có thể thấy, nhu cầu về việc dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện cùng lúc nhiều nghĩa vụ trên thực tế là có Nhu cầu này thường phát sinh khi giá trị của tài sản dùng để bảo đảm lớn hơn nhiều so với nghĩa vụ cần thực hiện Nhà làm luật hiểu được vấn đề này nên đã dành hẳn một Điều luật để quy định về trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ bao gồm các quy định về điều kiện, cách thức thực hiện cũng như xử lý tài sản bảo đảm.
Nếu như việc dùng tài sản để đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ nhà làm luật không yêu cầu về giá trị tài sản bảo đảm (có thể bằng, lớn hơn hoặc nhỏ hơn nghĩa vụ) thì đối với trường hợp này nhà làm luật bắt buộc giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm Quy định như trên là quy định “cứng”, tuy vậy nhà làm luật vẫn cho phép các bên được quyền thỏa thuận khác, nghĩa là giá trị tài sản bảo đảm có thể nhỏ hơn hoặc bằng tổng giá trị nghĩa vụ được bảo đảm trong trường hợp các bên các bên cho rằng việc yêu cầu giá trị phải lớn hơn là điều không cần thiết hoặc không phù hợp với khả năng của bên bảo đảm.
Một vấn đề được đặt ra, việc sử dụng một tài sản để đảm bảo thực hiện cùng lúc nhiều nghĩa vụ như vậy có bảo vệ được lợi ích của bên nhận bảo đảm hay không, có những rủi ro gì có thể xảy ra đối với họ? Rủi ro lớn nhất đó chính là người nhận đảm bảo không biết tài sản bảo đảm nơi mình đã được dùng để đảm bảo thực hiện một
5
Trang 6nghĩa vụ khác Việc không biết này dẫn đến nhiều hệ lụy, đặc biệt nếu xảy ra trường hợp phần giá trị còn dư của tài sản dùng để đảm bảo ít hơn nhiều so với nghĩa vụ sẽ được bảo đảm Vì vậy cho nên nhà làm luật cũng đã dự liệu trường hợp này, yêu cầu bên bảo đảm phải có nghĩa vụ thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết rằng tài sản dùng để bảo đảm cũng đang được dùng để bảo đảm cho nghĩa vụ khác và việc thực hiện bảo đảm này phải được lập thành văn bản Quy định như trên góp phần hạn chế sự bị động cho chủ thể nhận bảo đảm sau và một phần nào đó cũng làm cho chủ thể bảo đảm tránh việc lạm dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ khi giá trị tài sản nhỏ hơn tổng giá trị nghĩa vụ.
Ngoài ra, một vấn đề khá hay và khả năng phát sinh cao liên quan đến xử lý tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đó chính là khi một hoặc một số nghĩa vụ đã đến hạn nhưng các nghĩa vụ còn lại vẫn chưa đến hạn thì giải quyết như thế nào, vì tài sản là chung chỉ có một không thể nào chỉ giải quyết những nghĩa vụ đến hạn mà những nghĩa vụ chưa đến hạn không giải quyết vì tài sản sau khi xử lý sẽ không còn Thế nên không còn cách nào khác, nhà làm luật buộc phải chọn phương án xem như tất cả các nghĩa vụ đã đến hạn và tất cả các bên nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản Trách nhiệm xử lý sẽ thuộc về bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản (bên có nghĩa vụ đến hạn) nếu các bên không có thỏa thuận gì khác Tuy vậy, cách xử lý này chưa phải là cách xử lý hoàn hảo vì những bên nhận bảo đảm chưa đến hạn họ bản chất họ bị “cuốn theo” tài sản bảo đảm khi xử lý trong khi điều họ muốn thực sự là việc nghĩa vụ được tiếp tục thực hiện chứ không phải chấm dứt bằng cách xử lý tài sản Suy cho cùng tài sản bảo đảm cũng chỉ nhằm mục đích là bên có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ trọn vẹn nghĩa vụ của mình, đó là cái đích mà các bên hướng tới chứ không phải nhằm mục đích xử lý tài sản bảo đảm (khi nghĩa vụ không được thực hiện) Nhà làm luật cũng nhận ra vấn đề này và tôn trọng nguyện vọng của bên nhận bảo đảm bằng cách cho họ thỏa thuận với bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chưa đến hạn.
2 Giá trị tài sản bảo đảm cho nhiều khoản vay
Có thể thấy một tài sản bảo đảm có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ tại một hoặc nhiều tổ chức tín dụng Trường hợp tài sản được dùng để
6
Trang 7bảo đảm cho các nghĩa vụ trả nợ tại nhiều tổ chức tín dụng thì phải thoả mãn các điều kiện:
(1) Giá trị tài sản bảo đảm được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm phải lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ trả nợ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
(2) Các tổ chức tín dụng cùng nhận một tài sản bảo đảm phải thoả thuận với nhau bằng văn bản cử đại diện giữ bản chính giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm, về việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ nếu khách hàng không trả được nợ;
(3) Các giao dịch bảo đảm liên quan đến tài sản bảo đảm đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.
Vậy, theo pháp luật Việt Nam, yêu cầu về giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ trả nợ mà nó bảo đảm chỉ được đặt ra khi pháp luật không có quy định khác Đây là điểm đặc thù trong bảo đảm tiền vay, còn đối với việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì các bên có thể thỏa thuận về giá trị tài sản bảo đảm có thể nhỏ hơn tổng giá trị nghĩa vụ bảo đảm.
Tuy nhiên, trong pháp luật dân sự các nước (Pháp, Nhật, Thái Lan) có xu hướng chung là không quy định về giá trị tài sản dùng để bảo đảm luôn phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ mà nó bảo đảm, bởi vì: Thứ nhất, trong dân sự, nguyên tắc tối cao được thừa nhận là bảo đảm cho quyền tự do thỏa thuận của các bên được thực hiện Nên vì vậy về nguyên tắc, không áp dụng biện pháp bảo đảm cũng không ảnh hưởng đến thực hiện nghĩa vụ; Thứ hai, nghĩa vụ dân sự có thể bảo đảm một phần hoặc toàn bộ là theo sự thỏa thuận của các bên, có thể bảo đảm bằng một hoặc nhiều tài sản;
Thứ ba, các biện pháp bảo đảm có thể được áp dụng đồng thời, không mang tính loại
trừ nhau Mặc dù luật các nước nói chung không quy định điều kiện về giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn hay bằng so với giá trị nghĩa vụ được bảo đảm (giá trị khoản vay), nhưng điều này không có nghĩa là tài sản bảo đảm không cần có bất kỳ giá trị nào Tài sản bảo đảm luôn phải có giá trị vì nó tạo khả năng bảo đảm thực tế cho nghĩa vụ Xét dưới góc độ kinh tế, giá trị tài sản càng cao so với giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì độ an toàn về kinh tế càng lớn Giá trị tài sản bảo đảm phải là bao nhiêu để đủ đảm bảo cho nghĩa vụ theo chúng tôi cần để các bên chủ thể tự thoả thuận, lựa chọn, pháp luật không nên "gò bó" Chính vì những lý do trên mà theo chúng tôi, giá
7
Trang 8trị tài sản bảo đảm cho khoản vay tại TCTD không hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô vốn xin tài trợ, mà chủ yếu phụ thuộc vào rủi ro dự kiến, về bản chất, tài sản bảo đảm chỉ tạo nguồn thu thứ hai, nhằm bù đắp thiệt hại cho ngân hàng khi nguồn thu thứ nhất không đủ, không kịp thời
3 Hạn chế đối với phạm vi bảo đảm tiền vay
Xuất phát từ sự cho phép của pháp luật về việc có thể dùng một tài sản bảo đảm có giá trị lớn để vay vốn ở các ngân hàng khác nhau nên trên thực tế, nhiều cán bộ ngân hàng đã bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm và bị cáo buộc đã định giá tài sản bảo đảm cao hơn nhiều so với giá thị trường tại thời điểm định giá Ngược lại, nhiều khách hàng vay vốn ngân hàng khi dùng một tài sản bảo đảm cho nhiều khoản vay lại bị cho là vi phạm pháp luật và bị cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố, bắt giam về tội cố ý làm trái hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa
Vụ án liên quan đến hai vợ chồng Ông Nguyễn Văn Khang và Bà Nguyễn Thị Vĩnh là một minh chứng Hai Ông Bà này đã bị cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội khởi tố, bắt giam 15 tháng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa vì đã dùng hai bộ hồ sơ, giấy tờ nhà (đều là bản chính) thể chấp ở hai ngân hàng khác nhau vay tiền đi buôn hàng Trung Quốc nhưng bị khách hàng lừa và hậu quả là không có tiền trả cho ngân hàng Lập luận của cơ quan điều tra và Viện kiểm sát là hai vợ chồng lừa đảo vì đã dùng một tài sản thế chấp cho nhiều ngân hàng để vay tiền Trong trường hợp này, cơ quan truy tố không dựa vào quy định của pháp luật hiện hành (về sự cho phép dùng một tài sản bảo đảm cho nhiều ngân hàng để vay tiền nếu nó có giá trị lớn hơn tổng giá trị các khoản vay) và đã hình sự hoá các quan hệ kinh tế, dân sự 1
II Bản Án
1 Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 61/2012/KDTM-PT ngày 28/8/2012 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.
Tóm tắt bản án:
Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu
1 PGS.TS Phạm Hồng Hải, Mấy ý kiến về vấn đề hình sự hoá các vi phạm liên quan tới hoạt động ngân hàngvà một vài giải pháp khắc phục, Hội thảo "Giải pháp khắc phục vấn đề hình sự hoá và phi hình sự hoá liên quanđến hoạt động ngân hàng tại Việt Nam".
8
Trang 9Bị đơn: Công ty TNHH thương mại dịch vụ Dương Tấn
Bị đơn Công ty TNHH Dương Tấn (Công ty Dương Tấn) đã ký kết hợp đồng tín dụng để vay vốn tại Ngân hàng Dầu khí toàn cầu GPBank Để bảo đảm thực hiện cho hợp đồng tín dụng này thì Công ty Dương Tấn đã dùng tài sản của một bên thứ ba để thế chấp Hợp đồng đã được công chứng, và có đăng ký giao dịch bảo đảm Bên thứ 3 gồm nhiều bên khác nhau, trong đó có 5 hợp đồng bảo đảm để cùng bảo đảm cho cùng 1 hợp đồng tín dụng Đến hạn, Công ty Dương Tấn không trả nợ và Ngân hàng Dầu khí toàn cầu GPBank đã khởi kiện ra Tòa để buộc Công ty Dương Tấn trả nợ Tuy nhiên, xác định công ty không còn tài sản nào để trả nợ nữa nên GPBank đề nghị Tòa án xử lý tài sản bảo đảm
Bình luận
Vấn đề 01: Công ty Dương Tấn dùng nhiều tài sải của bên thứ ba để thếchấp nhằm bảo đảm nghĩa vụ cho khoản vay tại ngân hàng TMCP Dầu khí ToànCầu có phù hợp với quy định của pháp luật không?
Biện pháp bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba được công nhận một cách gián tiếp tại Điều 309 và khoản 1 Điều 317 của Bộ luật dân sự Theo đó, pháp luật chỉ quy định chung là bên thế chấp có thể thế chấp tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, mà không chỉ rõ nghĩa vụ đó có phải chỉ là nghĩa vụ của bên bên thế chấp hay không Cho nên, có thể hiểu là nghĩa vụ được bảo đảm (tức là khoản vay hay khoản tín dụng được cấp) không nhất thiết phải là nghĩa vụ của bên bảo đảm.
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có quy định một nghĩa vụ có thể được bảo đảm thực hiện bằng nhiều tài sản Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của từng tài sản trong số các tài sản bảo đảm được xác định theo thỏa thuận của bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm Trường hợp không có thỏa thuận thì bất kỳ tài sản nào trong số đó được dùng để bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ Như vậy, trong trường hợp này, Công ty Dương Tấn đã dùng nhiều tài sản để bảo đảm cho cùng 1 hợp đồng tín dụng là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
9
Trang 10Vấn đề 02: Tòa án cấp sơ thẩm ra quyết định xử lý toàn bộ tài sản bảo đảm.Trong đơn kháng cáo bà Trần Ngọc Chín không đồng ý với quyết định trên củaTòa Bà Chín cho rằng trong các tài sản bảo đảm có cả tài sản của ông T (giám đốccông ty Dương Tấn) vì vậy khi xử lý tài sản thì phải xử lý tài sản của ông T trướcsau đó mới xử lý tài sản của bà Kháng cáo của bà Chín có cơ sở để Tòa án phúcthẩm chấp nhận không?
Khi xem xét để xử lý tài sản bảo đảm thì Tòa án trước hết sẽ căn cứ vào phạm vi nghĩa vụ bảo đảm giữa các bên Vì vậy, nếu các điều, khoản trong hợp đồng bảo đảm của bên thứ ba quy định rõ về phạm vi bảo đảm một phần hoặc toàn bộ khoản vay thì sẽ căn cứ theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa các bên Nếu như trong hợp đồng không có thỏa thuận thì sẽ được hiểu là bảo đảm cho toàn bộ khoản vay Trong trường hợp bảo đảm toàn bộ khoản vay thì tài sản sẽ được xử lý tùy thuộc vào ngân hàng Ngân hàng sẽ được quyền xem xét tài sản nào dễ xử lý thì sẽ xử lý trước bởi lẻ trong trường hợp này thì các bên thứ ba đồng thế chấp tài sản đều có trách nhiệm liên đới với nhau
Trong phần quyết định của Bản án phúc thẩm trên, Tòa án quyết định xử lý tất cả những tài sản đã bảo đảm như trên mà không chỉ định thứ tự tài sản nào bị xử lý trước Trong đó, giám đốc của công ty Dương Tấn cũng là bên bảo đảm cho hợp đồng tín dụng nên bà Trần Ngọc Chín đã quyết định kháng cáo là phải xử lý tài sản của giám đốc trước do đây là công ty của ông khi nào không đủ thì mới xử lý tài sản của cá nhân bà Xét thấy, giữa bà Chín và công ty Dương Tấn khi ký kết hợp đồng không có thỏa thuận về điều khoản về phạm vi bảo đảm tiền vay Vì vậy, việc bà Chín kháng cáo với nội dung yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm phải xử lý tài sản của giám đốc công ty trước là không phù hợp và Tòa án đã xử lý tất cả các tài sản bảo đảm là có cơ sở và đúng theo quy định của pháp luật.
Vì vậy, kinh nghiệm khi soạn thảo hợp đồng thế chấp thì các bên khi soạn thảo hợp đồng cần cân nhắc từng câu, từng chữ trong điều khoản của hợp đồng thế chấp có tên gọi là “nghĩa vụ được bảo đảm” hoặc một số hợp đồng sử dụng “phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm” Trong hợp đồng, phải thể hiện được rõ đó là nghĩa vụ gì, của những
10