1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) tiểu luận đề tài tranh chấp chủ quyền ở biển đông giữaviệt nam và trung quốc

19 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc
Tác giả Trương Thị Bích Trâm
Người hướng dẫn ThS. Phan Thị Anh Thư
Trường học Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 4,14 MB

Nội dung

Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông hiện nay vẫn chưa có được sự hợp tác, tin cậy trong lĩnh vực an ninh-quốc phòng dù Trung Quốc là đối tác chiến lược toàn diện c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA XHH-CTXH-ĐNA

BÀI TIỂU LUẬN

Đề tài: TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN Ở BIỂN ĐÔNG GIỮA

VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

Sinh viên thực hiện: TRƯƠNG THỊ BÍCH TRÂM

Lớp : SA2101

Mã số sinh viên : 2155013088

GV hướng dẫn : ThS PHAN THỊ ANH THƯ

TP HỒ CHÍ MINH, tháng 5, năm 2023.

Trang 2

ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ: HÌNH THỨC NỘP TIỂU LUẬN (60%)

Môn: Quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á

RUBRIC ĐÁNH GIÁ

ĐIỂM

ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN

1 Vận dụng phù hợp những kiến thức hoặc các cơ sở lý thuyết đã học vào giải

quyết các vấn đề/ chủ đề đặt ra trong bài tiểu luận

30

2 Khai thác nguồn tài liệu phong phú (khai thác từ 10 nguồn tài liệu học thuật

uy tín trở lên: sách, tạp chí khoa học chuyên ngành, website học thuật,…);

nguồn tài liệu tham khảo (ngoại trừ những nguồn tài liệu lý thuyết kinh điển)

được công bố từ năm 2005 trở lại

10

3 Phân tích nội dung trong các đề mục của tiểu luận được trình bày logic, khoa

học và hệ thống chặt chẽ

20

4 Sử dụng kiểu chữ Times New Roman hoặc Arial, cỡ chữ 12, cách dòng 1.15

đến 1.5 Canh lề đều và đánh số trang đầy đủ Viết đúng chính tả, ngữ pháp, sử

dụng ngôn ngữ học thuật phù hợp

10

5 Làm đúng mẫẫu t u lu n, thu t ng để ậ ậ ữ ược viếết tắết trong bài, cách trích dẫẫn

trong bài và ghi danh m c tài li u tham kh o đúng theo chu n trích dẫẫn tài li uụ ệ ả ẩ ệ

c a APA 6 (American Psychological Associaton 6ủ th Editon)

20

6.Thực hiện đảm bảo số trang hoặc số từ theo qui định của Giảng viên (không

tính trang bìa, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo)

10

Trang 3

Nô i dung

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 4

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: 5

2.1 C Ơ SỞ LÝ LUẬN: 5

2.2 C Ơ SỞ THỰC TIỄN: 6

2.2.1 Khái quát về Trung Quốc: 6

2.2.2 Khái quát về Việt Nam: 6

2.2.3 Khái quát về Biển Đông: 7

3 TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN Ở BIỂN ĐÔNG GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC: 7

3.1 NGUYÊN NHÂN: 7

3.2 CHIẾN THUẬT CỦA RUNG T QUỐCỞ BIỂN ĐÔNG: 7

3.2.1 Chia rẽ các nước ASEAN: 7

3.2.2 Phản đối đàm phán đa phương với ASEAN về vấn đề Biển Đông 8

3.2.3 Mưu toan kiểm soát, “gặm nhấm” Biển Đông bằng sức mạnh 8

3.2.4 Phản đối “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông, tránh đưa tranh chấp ra các cơ chế tài phán quốc tế 9

3.2.5 Việt Nam trên bàn cờ Biển Đông 9

3.2.6 Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay trong vấn đề Biển Đông 10

3.2.7 Tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Biển Đông 11

3.3 DIỄN BIẾN: 12

3.3.1 Sự kiện ở Gạc Ma năm 1988: 12

3.3.2 Sự kiện giàn khoan Hải Dương 981: 13

4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP: 14

4.1 Đ Ề XUẤT CHUNG: 14

4.2 Đ Ề XUẤT CÁ NHÂN: 15

5 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 17

Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông giữa Việt Nam và Trung

Trang 4

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Năm 2019, tàu khảo sát HD-8 và các tàu hải cảnh Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Bãi Tư Chính và biển Miền Trung (7-10/2019), sử dụng căn cứ hậu cần tại Trường Sa để tiếp liệu Họ vừa khảo sát vừa ngăn cản Việt Nam và các đối tác thăm dò dầu khí, và chỉ rút sau khi Nhật rút giàn khoan Hakuryu khỏi mỏ Lan Đỏ (lô 06-1) (Nguyễn Quang

Dy, 30/04/2020)

Đại dịch Covid-19 đã và đang làm thay đổi bàn cờ địa chính trị, với những biến chuyển khó lường Trung Quốc vừa thoát khỏi khủng hoảng sau ba tháng đóng cửa Vũ Hán, thì đến lượt Mỹ

và các nước tây Âu đang mắc kẹt vào khủng hoảng Covid-19 với những tổn thất còn nặng nề hơn

so với Trung Quốc Đây chắc là cơ hội tốt mà Trung Quốc mong đợi

Câu hỏi được đặt ra là “Trung Quốc định làm gì ở Biển Đông” và “Việt Nam có thể làm gì tại Biển Đông” từ sau khủng hoảng Biển Đông “lần thứ nhất” (5/2014) và “lần thứ hai” (7-10/2019)

và quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc hiện nay trong vấn đề Biển Đông? Bài viết cho rằng việc Trung Quốc điều nhóm tàu khảo sát HD-8 và nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Nình vào Biển Đông như “ngoại giao pháo hạm” (gunboat diplomacy) để bắt nạt các nước có tranh chấp Biển Đông (như Malaysia, Việt Nam, Indonesia) Nói cách khác, Trung Quốc tăng cường tập trận, khảo sát và quấy rối để đe dọa Việt Nam Bản thân Việt Nam cần sử dụng các thủ tục pháp

lý để giải quyết tranh chấp tại Biển Đông với Trung Quốc và trong bối cảnh khó lường hiện nay, Việt Nam phải rất cảnh giác đề phòng Trung Quốc Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông hiện nay vẫn chưa có được sự hợp tác, tin cậy trong lĩnh vực an ninh-quốc phòng dù Trung Quốc là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam vào năm 2008 (Vũ Cao Phan, 08/03/2020)

Phần đầu của bài viết sẽ tóm tắt lại những lý thuyết liên quan về cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề Phần tiếp theo của bài viết dành để phân tích những đặc điểm nổi bật về những chiến thuật mà Trung Quốc sử dụng nhằm chiếm Biển Đông, tìm hiểu nguyên nhân và diễn biến của cuốc tranh chấp này Phần cuối của bài sẽ đưa ra những giải pháp Việt Nam sử dụng để chống lại những hành động, mưu đồ của Trung Quốc

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:

2.1 Cơ sở lý luận:

Trong môn Quan Hệ Quốc Tế ở các nước Đông Nam Á có nhắc tới các trường phái cơ bản và một trong những trường phái giúp giải thích rõ nhất vấn đề nêu trên đó là chủ nghĩa hiện thực (Realism)

Trang 5

Chủ nghĩa hiện thực (Realism) nhấn mạnh rằng thực tế các quốc gia theo đuổi quyền lực, bản chất của hệ thống thế giới là vô chính phủ, chính vì vậy các quốc gia buộc phải cạnh tranh quyền lực với các quốc gia khác để đảm bảo an ninh cho mình và vì vậy không tồn tại khả năng hợp tác quốc tế bền vững Trung Quốc với tham vọng trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới và có được danh xưng siêu cường sánh ngang với Mỹ và sự lớn mạnh của Trung Quốc chắp cánh cho những toan tính sẵn có Toan tính ấy là toan tính toàn cầu nhưng trước hết nhằm phục vụ lợi ích và quyền lực của Trung Quốc trong khu vực chiến lược sát sườn Đông Nam Á /ASEAN Trung Quốc luôn lớn tiếng ASEAN là hạt nhân, là trung tâm giữ vai trò quyết định trong hợp tác và an ninh khu vực (các nước lớn Mỹ, Nhật Bản cũng nói vậy) nhưng vai trò ấy phải trong vòng kiềm tỏa

Mặt khác, chủ nghĩa hiện thực(Realism) cũng nhấn mạnh, đối với một quốc gia, chủ quyền quốc gia là sự tự do cao nhất Cũng giống như các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam hoàn toàn có một phần trong Biển Đông nên Biển Đông cũng được coi là chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên biển Trong vấn đề tranh chấp tại Biển Đông với Trung Quốc, Việt Nam luôn tuân thủ các nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình nhưng vấn đảm bảo giữ vững độc lập, chủ quyền của quốc gia trên biển

Song trên thực tế, trong bốn mươi năm qua, mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc không được suông sẻ mặc dù có vẻ cả hai nước vẫn ôm lấy cái mà Trung Quốc gọi là “đại cuộc” : cùng

lý tưởng chính trị, cùng xây dựng xã hội chủ nghĩa

Trung Quốc là đối tác hàng đầu của các nước Đông Nam Á về kinh tế – thương mại, đặc biệt với Việt Nam, được coi là nước xuất nhập khẩu lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực Do quan hệ truyền thống lâu đời và một đường biên hơn 1400km đã khó quản lý, buôn bán tiểu ngạch và buôn lậu phát triển mạnh lúc nóng lúc lạnh lại càng khó quản lý Chưa nói trong quan hệ thương mại, phía Việt Nam hầu như bị động hoàn toàn vào nhập khẩu từ Trung Quốc

Nhưng có lẽ Biển Đông mới là vấn đề lớn nhất trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN nằm ven bờ: Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei Trong những nước này thì Việt Nam và Trung Quốc tuyên bố sở hữu hai quần đảo Hoàng Sa/Tây Sa và Trường Sa/Nam Sa, còn các nước Philippines và Brunei tuyên bố sở hữu một phần (một số hòn đảo của quần đảo Trường Sa/Nam Sa) Indonesia tuyên bố sở hữu quần đảo Natuna nhưng vùng nước phía Bắc của quần đảo này nằm trong phạm vi đường 9 đoạn mà Trung Quốc nêu ra (Indonesia thường cho thấy họ không có tranh chấp với Trung Quốc, nhưng ngay đầu năm 2020, ngày 1/1 Indonesia đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại nước này để phản đối việc các tàu cá và hải cảnh Trung Quốc xâm nhập vùng nước Natuna)

Sự quan tâm của Trung Quốc đến Biển Đông, những tuyên bố và hành động gần như đột ngột của nước này đến vùng biển chung của các nước Đông Nam Á mà họ muốn một mình sở hữu đã gây nên sự hoang mang lẫn phẫn nộ trong vùng Đặc biệt với Việt Nam, nước gắn bó nhiều lợi

Trang 6

ích nhất với Biển Đông (hơn hẳn Trung Quốc) và cũng là nước có nhiều duyên nợ với Trung Quốc về lịch sử, địa lý, văn hóa,…

2.2 Cơ sở thực tiễn:

2.2.1 Khái quát về Trung Quốc:

Trung Quốc giáp trực tiếp 14 nước: Về phía bắc giáp Mông Cổ; phía đông bắc giáp Nga và Bắc Hàn: phía đông giáp biển Hoàng Hải, biển Đông Trung Quốc; đông nam giáp biển nam Trung Quốc; phía Nam giáp Việt Nam, Laos, Myanmar (Burma), India, Bhutan, and Nepal, tây Nam giáp Pakistan; Tây giáp Afghanistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan Ngoài những nước giáp kể trên, Trung Quốc còn đối diện với Nam Hàn và Nhật ngang qua biển Hoàng Hải và Philippines ở biển Nam Trung Quốc Trung Quốc có nền kinh tế đứng thứ 2 trên thế giới với GDP toàn nước năm 2008 là 4,42 nghìn tỷ USD và GDP bình quân đầu người năm 2007 là 2.660 USD vẫn còn rất thấp so với nhiều quốc gia khác (đứng thứ 104 trên 183 quốc gia năm 2007) Trong những năm gần đây, GDP bình quân đầu người tăng lên nhanh chóng nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức cao, cụ thể là 18,110 USD năm 2018 (đứng ở vị trí thứ 73/187 quốc gia)

https://inspirdoedu.com/tong-quan-ve-dat-nuoc-trung-quoc.html

2.2.2 Khái quát về Việt Nam:

Việt Nam nằm ở phía Đông của bán đảo Đông Dương, có địa thế tựa lưng vào núi, ngoảnh mặt ra biển, với bờ biển dài 3260 km Biển Việt Nam được gọi là Biển Đông với ý nghĩa hết sức giản đơn là biển bao lấy toàn bộ mặt Đông của đất nước Biển Đông là nhịp cầu nối liền Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo, là giao điểm của các nền văn hóa, văn minh lớn của Thế giới Biển Đông Việt Nam nằm trên đường hàng hải quốc tế từ Tây sang Đông, từ Nam lên Bắc nên giữ một vị thế địa - chính trị, địa - kinh tế và địa - văn hóa hết sức đặc biệt Biển Đông là cánh cửa mở ra với thế giới của Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử (GS.TS NGND Nguyễn Quang Ngọc)

https://stttt.vinhlong.gov.vn/portal/wpstttt/cms/asset/download.cpx?view=true&code=9b7cf56d-f5f7-4cd9-b0e7-06ccda8c4138

2.2.3 Khái quát về Biển Đông:

Biển Đông là biển nửa kín ven lục địa, thuộc Thái Bình Dương, Biển Đông có hai vịnh lớn là Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan, có ba quần đảo: Đông Sa, Hoàng Sa, Trường Sa và hàng nghìn đảo lớn, nhỏ Gần 90% chu vi Biển Đông được bao quanh bởi 9 quốc gia ven biển (Trung Quốc, Việt Nam, Căm-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây và Phi-líp-pin) Phần còn lại của Biển Đông thông ra Thái Bình Dương qua eo biển Ba-si và thông ra Ấn

Độ Dương qua eo biển Ma-lắc-ca Biển Đông là đầu mối giao thông hàng hải và hàng không huyết mạch giữa châu Âu với châu Á và giữa nhiều nước châu Á với nhau; có 25% lưu lượng tàu

Trang 7

thuyền của thế giới qua lại thường xuyên Do đó, Biển Đông có vị trí chiến lược đối với châu Á-Thái Bình Dương và thế giới Hằng năm, trên Biển Đông diễn ra hàng chục cuộc tập trận quân sự song phương và đa phương Biển Đông cũng là con đường cơ động lực lượng quân sự trên biển ngắn nhất từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, và ngược lại ( Tạp chí quốc phòng toàn dân, 14/08/2011)

http://tapchiqptd.vn/vi/an-pham-tap-chi-in/khai-quat-ve-bien-dong-va-vung-bien-viet-nam/3213.html

3 Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc:

Từ hơn 60 năm qua, Trung Quốc lúc âm thầm, lúc trắng trợn thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông, bằng nhiều thủ đoạn, chiến thuật Một số chiến thuật mà Trung Quốc áp dụng đối với ASEAN, hòng độc chiếm Biển Đông, đồng thời kiến nghị một số giải pháp ASEAN cần và có thể

thực hiện nhằm kiềm chế tham vọng của Trung Quốc (Nguyễn Hồng Quân,18/06/2016)

3.1 Nguyên nhân:

Trung Quốc đã lâu có ý định độc chiếm Biển Đông do nhiều nguyên nhân sâu xa Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là Biển Đông là một tuyến đường thương mại quan trọng của Trung Quốc, cung cấp hàng hoá cho nước này và nhiều quốc gia khác Ngoài ra, Biển Đông cũng là một khu vực chứa đựng nhiều tài nguyên chiến lược như dầu, khí đốt, khoáng sản và các loài hải sản Trung Quốc cũng muốn tăng cường vị thế quân sự của mình

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng muốn tăng cường vị thế quân sự của mình trong khu vực và đẩy lùi sự có mặt của các nước khác, đặc biệt là Hoa Kỳ Tuy nhiên, việc độc chiếm Biển Đông đang được các nước trong khu vực và quốc tế phản đối mạnh mẽ, vì điều này sẽ gây nguy hiểm cho an ninh và ổn định khu vực

3.2 Chiến thuật của Trung Quốc ở Biển Đông:

3.2.1 Chia rẽ các nước ASEAN:

Trung Quốc tiến hành chia rẽ, phân hóa các nước ASEAN, nhất là chia rẽ ASEAN với Việt Nam, nhằm phân tán sức mạnh đoàn kết của ASEAN Một khi ASEAN bị chia rẽ, không coi Biển Đông là vấn đề chung của Hiệp hội mà chỉ là vấn đề giữa Trung Quốc với một nước ASEAN thì Trung Quốc có thể dễ đạt được các thoả hiệp có lợi nhất về vấn đề Biển Đông

Nhằm mục tiêu ấy, Trung Quốc đã lợi dụng sự bất đồng về lợi ích, về quan điểm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông của các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền để gây chia rẽ, không để các nước này đoàn kết thành một khối để đối trọng với Trung Quốc; bên cạnh đó, Trung Quốc sử dụng con bài “viện trợ”1 để các nước này vì lợi ích quốc gia trước mắt mà không ủng hộ các nước ASEAN khác trong “hồ sơ Biển Đông”; chủ trương đàm phán riêng rẽ đối với các nước có liên quan trực tiếp đến tranh chấp ở Biển Đông để đạt lợi ích riêng, tạo nghi ngờ giữa các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông

Trang 8

Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng đối với các nước ASEAN khác nhằm tách họ khỏi các vấn đề Biển Đông, tập trung bao vây, cô lập Việt Nam với các nước ASEAN, vì Trung Quốc cho rằng Việt Nam là lực cản lớn nhất đối với chiến lược độc chiếm Biển Đông của họ

3.2.2 Phản đối đàm phán đa phương với ASEAN về vấn đề Biển Đông.

Trung Quốc chủ trương đàm phán song phương với từng nước ASEAN, không đàm phán chung với cả Hiệp hội về vấn đề Biển Đông Chủ trương của Trung Quốc là chủ quyền ở Biển Đông thuộc về Trung Quốc và hạ thấp vai trò, sức mạnh tập thể của ASEAN trong các vấn đề an ninh khu vực, dùng sức mạnh của nước lớn để giải quyết riêng rẽ với từng nước thành viên ASEAN

có tranh chấp chủ quyền, qua đó làm tăng vai trò nước lớn của Trung Quốc

Cùng với việc phản đối đàm phán về vấn đề Biển Đông với ASEAN, Trung Quốc đồng thời vô hiệu hóa các nội dung Tuyên bố về Ứng xử của các bên liên quan trên Biển Đông (DOC) mà hai bên phải mất 12 năm đàm phán mới đi đến ký kết năm 2002 Trung Quốc luôn nói tuân thủ DOC, nhưng thực tế Trung Quốc trắng trợn hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 vào sâu vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ ngày 1/5/2014, đưa các tàu, kể cả tàu chiến và máy bay quân sự chủ động đâm va, dùng vũ lực đối với các lực lượng chấp pháp dân sự, thậm chí đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, đe dọa an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông, bất chấp phản đối của Việt Nam và nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế Hành động này không chỉ vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc (LHQ), Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), mà còn vi phạm DOC mà Trung Quốc là một bên ký kết Trung Quốc còn công bố một tấm bản đồ “đường 10 đoạn” dựa trên cơ sở “đường 9 đoạn” phi lý, phi pháp, ngang ngược ghi chú các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam hay quần đảo đang tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản vào lãnh thổ của Trung Quốc

3.2.3 Mưu toan kiểm soát, “gặm nhấm” Biển Đông bằng sức mạnh.

Trung Quốc chủ trương dùng sức mạnh tổng hợp để uy hiếp ASEAN, buộc các nước ASEAN phải nhượng bộ trong vấn đề Biển Đông; chủ trương kiểm soát thực tế trên biển, khiến thế giới phải thừa nhận Biển Đông nằm trong phạm vi lợi ích của Trung Quốc

Trung Quốc tăng cường đầu tư cho quân sự, quyết tâm thực hiện ba nhiệm vụ quan trọng (mạnh

về Hải quân để trở thành cường quốc biển; chạy đua trên vũ trụ; giành ưu thế về công nghệ thông tin, chiến tranh mạng), tạo ra cục diện có lợi cho Trung Quốc, quyết đoán, mạnh mẽ, sử dụng vũ lực trắng trợn hơn trong khẳng định yêu sách chủ quyền Kể từ năm 1998 đến nay, Trung Quốc

đã tăng ngân sách quốc phòng lên 13 lần, do đó hải quân Trung Quốc đã thành hải quân hùng mạnh nhất châu Á

Song song với việc áp đặt chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, ngang nhiên đưa nhiều tàu đánh cá vào hoạt động ở ngư trường truyền thống của Việt Nam, Trung Quốc còn phái một đoàn tàu đánh

cá đến Trường Sa

Chưa hết, Trung Quốc trắng trợn san lấp biển, mở rộng đảo tại 5 đảo, bãi đá ở Biển Đông, nhằm xây dựng ở đây một đường băng, kho chứa dành cho máy bay phản lực, một cầu tàu, trạm phát

Trang 9

điện tua-bin gió… Nếu kế hoạch này được thực hiện, Trung Quốc sẽ có đường băng đầu tiên tại Trường Sa

3.2.4 Phản đối “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông, tránh đưa tranh chấp ra các cơ chế tài phán quốc tế.

Trung Quốc luôn phớt lờ yêu cầu đàm phán với Việt Nam giải quyết vấn đề chủ quyền Hoàng

Sa, luôn yêu cầu đàm phán song phương với từng nước tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa, khước từ bên thứ ba can thiệp vào những tranh chấp trên Biển Đông vì muốn dùng áp lực nước lớn “nói chuyện” với các nước nhỏ; phản đối Phi-líp-pin, Việt Nam đưa vấn đề tranh chấp ra Tòa Trọng tài thường trực quốc tế (PCA) Trung Quốc né tránh sử dụng Luật pháp Quốc tế, trong đó

có UNCLOS 1982, chứng tỏ Trung Quốc yếu thế về cơ sở pháp lý trong các yêu sách chủ quyền phi lý của họ trên Biển Đông

Gần đây Trung Quốc chủ động yêu cầu Tổng Thư ký LHQ cho lưu hành bức thư vu khống Việt Nam cản trở hoạt động của Trung Quốc ở Hoàng Sa, dùng tàu chủ động đâm các tàu công vụ của Trung Quốc ,…đến tất cả 193 quốc gia thành viên của tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh này

Nguồn: Nguyễn Hồng Quân, 18/06/2016, https://nghiencuuquocte.org/2016/06/18/muu-do-doc-chiem-bien-dong-tq-doi-sach-asean/

3.2.5 Việt Nam trên bàn cờ Biển Đông

Ở khu vực Biển Đông hiện nay, Việt Nam đang là một trong những nước chiến trường có vai trò đặc biệt quan trọng nhờ vị trí địa-chính trị trung tâm và mối quan hệ đặc biệt với cả hai siêu cường là Mỹ và Trung Quốc Do đó, Việt Nam có thể tận dụng vị thế đặc biệt của mình hiện nay

để mặc cả với cả hai siêu cường trong vấn đề Biển Đông, song điều này cũng tiềm ẩn không ít rủi ro mà các nhà làm chính sách Việt Nam sẽ phải lường trước để chuẩn bị kế sách ứng phó Không phải tình cờ mà Việt Nam trở thành tâm điểm của khu vực Đông Nam Á trong gần như suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh Ngoại trừ Trung Quốc thì Việt Nam là nước duy nhất vừa nằm trên lục địa Á Châu, vừa có phần lãnh thổ trải dài, gần như bao quanh trọn một cạnh của Biển Đông Trong khu vực Đông Nam Á chỉ có duy nhất Việt Nam vừa có chung biên giới trên đất liền với Trung Quốc, vừa có phần lãnh thổ tiếp giáp với Biển Đông Thế nên xét về mặt địa lý, Việt Nam có vị trí vô cùng thuận lợi để tiếp cận với Biển Đông và các đảo, đá đang có tranh chấp

Bên cạnh đó, tuy Việt Nam là một nước nhỏ nhưng lại là nước đông dân thứ ba trong khu vực (chỉ sau Indonesia và Philippines) Quân đội Việt Nam nổi tiếng thiện chiến và là nước duy nhất từng đánh bại nhiều cường quốc khác nhau qua các thời kỳ Hiện nay, Việt Nam đang sở hữu một trong những nền kinh tế năng động bậc nhất ở khu vực Châu Á và nền chính trị Việt Nam cũng hết sức ổn định

Nguồn: Ngô Di Lân, 19/11/2017, https://nghiencuuquocte.org/2017/11/19/viet-nam-nuoc-chien-truong-tren-ban-co-bien-dong/

Trang 10

3.2.6 Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay trong vấn đề Biển Đông

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trước hết là quan hệ láng giềng gần gũi, nhiều tương đồng về lịch sử, văn hóa Nhưng quan hệ gần gũi, láng giềng ấy là quan hệ giữa một nước lớn và một nước nhỏ và bởi vậy, Việt Nam đã phải hứng chịu một ngàn năm thuộc Bắc Cuối cùng trong thế

kỷ XX Việt Nam cũng trở thành một nước hoàn toàn tự do và độc lập Nhưng những di sản bất lợi của một ngàn năm ấy phải giải quyết đã không hề dễ dàng Sau một thập kỷ chiến tranh và xung đột giữa hai nước – thập kỷ 80 của thế kỷ XX – phải mất thêm một thập kỷ nữa hai nước mới có thể đàm phán về vấn đề biên giới trên bộ Phải mất 6 vòng đàm phán cấp chính phủ, 16 cuộc hội đàm của nhóm làm việc chung và nhiều cuộc gặp cấp chuyên gia khác, đến sát ngày cuối cùng của thập kỷ 90, hai nước Việt Nam và Trung Quốc mới ký được Hiệp ước Biên giới trên bộ và đến ngày 25/12/2000, cũng sau 10 vòng đàm phán cấp chính phủ, 18 cuộc hội đàm của Nhóm làm việc chung hai nước mới ký được Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ

Dư luận trong nước cho rằng trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, nhất là qua vụ việc ở bãi Tư Chính, cách ứng xử của Nhà nước Việt Nam như vậy là chưa đủ , chưa được, còn quá dè dặt Trong các nước Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia có quan hệ sâu rộng nhất với Trung Quốc, trên mọi lĩnh vực Cùng với Myanmar và Lào, Việt Nam có đường biên giới trên bộ khá dài với Trung Quốc Việt Nam cùng có biên giới trên biển quan trọng với nước này, không nói về đường

9 đoạn Việt Nam cũng sở hữu hệ thống Mekong-Lan Thương với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á lục địa Việt Nam cũng là nước có quan hệ kinh tế – thương mại lớn nhất với Trung Quốc Để thấy rằng những tính chất bất khả kháng của Việt Nam trong mối quan hệ này và cũng

để thấy rằng Việt Nam phải ở hàng đầu trong cách ứng xử với Trung Quốc

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là một quan hệ láng giềng vĩnh viễn Trong mối quan hệ đó có lịch sử, văn hóa, có tình hữu nghị không thể một sớm một chiều bỏ qua Chưa nói đến những ràng buộc như đã đề cập Nhưng cũng không thể xem nhẹ chủ quyền dân tộc nếu bị xâm phạm Đấy là thế khó của nhà nước mà cũng là nơi quyền lực và sự sáng suốt phải được chứng tỏ Dư luận nhân dân có quyền đòi hỏi chính phủ phải làm nhiều hơn, làm tốt hơn việc bảo vệ chủ quyền đất nước

Nguồn: Vũ Cao Phan, 08/03/2020, https://nghiencuuquocte.org/2020/03/08/van-de-bien-dong-va-quan-he-viet-nam-trung-quoc-hien-nay/

3.2.7 Tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Biển Đông

Gắn với tranh chấp Biển Đông, gắn với sự tham lam của Trung Quốc là “đường 9 đoạn” Con đường này không hiểu vì lý do gì mươi năm gần đây lúc thì Trung Quốc gọi 9 đoạn, lúc thì 11 đoạn, lúc thì 10 đoạn một cách tùy tiện và chỉ được gọi theo hình thức cắt đoạn như vậy, không một lần có tên gọi theo nội dung, nhưng Trung Quốc ngầm cho hiểu nó là đường biên giới quốc gia trên biển của họ (không dính bất cứ một quy định hay thông lệ quốc tế nào, kể cả điều mà Trung Quốc viện dẫn là “vùng nước lịch sử”)

Ngày đăng: 14/04/2024, 07:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w