Đặc biệt, các quyền được hệ thống sở hữu trí tuệ tạo ra cho phép chủ sở hữu quyền có được sự độc quyền đối với bi mật thương mại, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, sáng tạo văn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-*** -TIỂU LUẬN Môn: Sở hữu trí tuệ
ĐỀ TÀI:
TRANH CHẤP NHÃN HIỆU THỜI TRANG SUPERME VÀ BÀI HỌC
VỀ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:
Phạm Hữu Dũng 2121110025 TC41AKTDN Chương 1Đậu Quang Huy 2121110028 TC41AKTDN Chương 2Phạm Hương Giang 2121110014 TC41AKTDN Chương 2Nguyễn Thị Huyền 2121110017 TC41AKTDN Chương 3Nguyễn Trà My 2131113051 F31AKTDN Mở đầu, Kết luận,
Hiệu chỉnh
Giảng viên hướng dẫn: ThS Vũ Thành Toàn
Hà Nội, tháng 10 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ 5
1.1 Khái niệm sở hữu trí tuệ 5
1.2 Vai trò của sở hữu trí tuệ 5
1.3 Phân loại sở hữu trí tuệ 6
1.3.1 Quyền tác giả và quyền liên quan 7
1.3.2 Quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) 7
1.3.3 Quyền đối với giống cây trồng 8
1.4 Nhãn hiệu và bảo hộ nhãn hiệu 9
1.4.1 Khái niệm 9
1.4.2 Bảo hộ nhãn hiệu 9
CHƯƠNG II: TRANH CHẤP ĐIỂN HÌNH LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU CỦA SUPERME 16
2.1 Nội dung tranh chấp 16
2.1.1 Giới thiệu chung về nhãn hiệu Supreme 16
2.1.2 Supreme phát hiện ra nhãn hiệu bị đạo nhái 17
2.1.3 Cuộc chiến tranh pháp lý toàn cầu về bản quyền nhãn hiệu Supreme 18
2.2 Đánh giá vụ việc 19
2.2.1 Nguyên nhân thua kiện của Supreme Mỹ trước supreme Italia tại Tây Ban Nha 19
2.2.2 Bài học rút ra đối với các thương hiệu chuẩn bị tấn công ra thị trường thế giới 20
CHƯƠNG III: KHUYỄN NGHỊ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU 22
3.1 Hiểu đúng về nhãn hiệu, tránh nhầm lẫn với khái niệm khác 22
3.2 Chú ý thời điểm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 24
3.3 Đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài 25
3.4 Khi nhãn hiệu bị đăng ký trước 27
3.5 Các hệ thống pháp luật quan trọng về bảo hộ nhãn hiệu 27
LỜI KẾT 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 30
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Trong môi trường kinh doanh toàn cầu hóa và thị trường ngày càng đông đúc, các doanh nghiệp luôn tìm cách làm cho sản phẩm của mình trở nên khác biệt nhằm thu hút khách hàng tiềm năng Việc giới thiệu các sản phẩm mới hoặcđược cải tiến và áp dụng các phương pháp mới trong sản xuất bán hàng, tiếp thị sản phẩm và dịch vụ là các chiến lược mà các công ty đang sử dụng để duy trì
và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế Trong khi đổi mới, sáng tạo và tri thức đang t trc rở thành các nhân tố chính của sức mạnh cạnh tranh thì các công ty cũng đang phải đối mặt với nhu cầu tìm ra cách thức quản
lý hiệu quả hoạt động đổi mới, sáng tạo và tri thức của họ một cách hữu hiệu.Một loạt công cụ được hệ thống pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ (SHTT)tạo ra nhằm cung cấp cho chủ sở hữu quyền một loạt phương án quản lý thành quả đổi mới tri thức và sự sáng tạo của họ Quyền SHTT cho phép các công ty tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của họ so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, cũng như có được mức độc quyền bình đẳng giúp giảm rủi ro và bất trắc liên quan đến việc giới thiệu sản phẩm mới hoặc cải tiến ra thị trường Đặc biệt, các quyền được hệ thống sở hữu trí tuệ tạo ra cho phép chủ sở hữu quyền có được sự độc quyền đối với bi mật thương mại, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, sáng tạo văn học và nghệ thuật của họ
Trong bối cảnh hiện nay, đối với các Doanh nghiệp có hoạt động xuất thì vấn để sở hữu trí tuệ là hoạt động sống còn được đặt lên hàng đầu Họ cần đảm bảo rằng sản phẩm không bị đạo nhái ảnh hưởng đến việc cạnh tranh thị trường
và các vấn đề liên quan đến pháp lý ở nước sở tại Do vậy, cần phải tiến hành các biện pháp hợp lý nhằm bảo hộ đầy đủ tài sản trí tuệ của mình tại trường mụctiêu vào thời điểm thích hợp và bằng cách thức tiết kiệm nhất, cũng như bảo
Trang 4đảm ràng sản phẩm và dịch vụ của mình không xâm phạm quyền sở hữu của người khác.
Vì những nguyên do trên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tranh chấp nhãn hiệu thời trang Supreme và bài học về đăng ký nhãn hiệu”
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Trang 53 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Bản quyền thương hiệu của Superme Mỹ và Superme Italia
Superme trong cuộc chiến tranh bản quyền pháp lý về nhãn hiệu
4 Phương pháp nghiên cứu:
Tiểu luận sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, trong đó các phương pháp được sử dụng chủ yếu như sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp logic và lịch sử, phương pháp quy nạp và diễn giải, phương pháp thống kê mô tả
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận:
* Về lý luận:
- Hệ thống hóa lý luận về sở hữu trí tuệ
- Nhãn hiệu, quyền bảo hộ nhãn hiệu và vai trò của chúng trong đời sống kinh tế và xã hội
6 Kết cấu của tiểu luận:
Chương 1: Cơ sở lý luận về sở hữu trí tuệ
Chương 2: Tranh chấp bản quyền nhãn hiệu của Superme
Trang 6Chương 3: Khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam
Trang 7quan hệ
kinh tế… 100% (3)
2
Quan hệ KTQT thầy Toàn
quan hệ
kinh tế… 83% (6)
14
[123doc] - tai-nguyen-du-lich…quan hệ
dia-ly-va-kinh tế… 100% (2)
231
Trang 8CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
1.1 Khái niệm sở hữu trí tuệ
Trí tuệ được hiểu là nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định, là
năng lực riêng có của con người Những thành quả do trí tuệ con người tạo ra
thông qua hoạt động sáng tạo được thừa nhận là tài sản trí tuệ như là tác phẩm văn học, sáng tác âm nhạc, các phát minh, sáng chế, phần mềm công nghệ… Sởhữu trí tuệ được hiểu là sự sở hữu đối với những tài sản trí tuệ như trên của tổ chức, cá nhân Theo quy định của pháp luật, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của
tổ chức, cá nhân với tài sản trí tuệ
1.2 Vai trò của sở hữu trí tuệ
Tránh cạnh tranh không lành mạnh từ các đối thủ trực tiếp:
Khi một sản phẩm mới được tung vào thị trường và thu hút được thị hiếu của khách hàng thì đối thủ cạnh tranh sẽ tìm cách để sản xuất các sản phẩm
tương tự Trong một số trường hợp, nếu đối thủ cạnh tranh có lợi thế về nguyên liệu đầu vào sẽ tiết kiệm về quy mô sản xuất, có thể sản xuất một sản phẩm
tương tự hoặc giống hệt với giá thành rẻ hơn, tạo áp lực lên nhà sáng tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ nguyên gốc Sự cạnh tranh không lành mạnh này sẽ đẩy nhà sáng tạo đầu tiên ra khỏi thị trường, đặc biệt khi mà họ đã đầu tư nhiều vào việc phát triển sản phẩm mới trong khi đối thủ cạnh tranh hưởng được nhiều lợi ích
Do đó, các doanh nghiệp phải cân nhắc sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ đểbảo vệ sản phẩm, sáng chế của mình nhằm mang lại cho họ giá trị thương mại
và các tài sản vô hình khác Bảo hộ theo pháp luật sở hữu trí tuệ mang lại quyền
sở hữu đối với tác phẩm sáng tạo, đồng thời hạn chế hành vi sao chép và bắt
chước của đối thủ cạnh tranh
Bảo vệ tài sản vô hình
Có 2 loại tài sản doanh nghiệp:
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU NHỮNG TÁC ĐỘNG…quan hệ
kinh tế… 100% (2)
40
Đề thi cuối kỳ Qhktqt
- FILE ÔN TẬPquan hệkinh tế… 100% (2)
12
Trang 9- Tài sản hữu hình: gồm nhà xưởng, máy móc, tài chính và cơ sở hạ tầng.
- Tài sản vô hình: gồm từ nguồn nhân lực, ý tưởng, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, nhãn hiệu công ty , kiểu dáng và các kết quả vô hình khác được tạo
ra trong quá trình hoạt động của công ty
Theo các quan niệm cũ, tài sản hữu hình là tài sản có giá trị chính của một công ty Tuy nhiên trong những năm gần đây các doanh nghiệp đang nhận
ra rằng các tài sản vô hình đang trở nên có giá trị hơn
Xác lập quyền đối với các nguồn lực đầu tư
Nhiều doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực kinh doanh thuê các công ty khác thực hiện phần lớn công việc sản xuất Họ chủ yếu tập trung vào việc tạo ra sản phẩm, kiểu dáng mới để thu hút khách hàng Trong khi sản phẩm được thiết kế một nơi thì việc sản xuất các sản phẩm đó lại được thực hiện ở nơi khác Đối với những doanh nghiệp này, giá trị tài sản hữu hình của
họ có thể rất ít, nhưng tài sản vô hình của họ lại có giá trị rất cao
Thông qua hệ thống sở hữu trí tuệ chủ sở hữu được độc quyền sử dụng những tài sản trí tuệ của mình trong kinh doanh trong một thời hạn nhất định bảo hộ sở hữu trí tuệ khiến tài sản vô hình trở nên hữu hình hơn một chút bằng cách biến chúng thành những tài sản độc quyền
1.3 Phân loại sở hữu trí tuệ
Theo công ước Stockholm 14/07/1967, quyền sở hữu trí tuệ ( SHTT) bao gồm 2 quyền cơ bản là quyền tác giả và quyền liên quan Ở Việt Nam, theo luật SHTT, quyền SHTT là quyền của tổ chức, cá nhân với tài sản trí tuệ bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
Trang 10Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do minh sáng tạo ra hoặc sở hữu Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Các tài sản quyền SHTT ở lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan luônđược pháp luật bảo hộ quyền nhân thân và quyền tài sản Chủ sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan được độc quyền sử dụng và khai thác tác phẩm của mình
Ngoại trừ những trường hợp được pháp luật cho phép sử dụng tác phẩm
đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao thì mọi hành vi sao chép, trích dịch, công bố phổ biến, … nhằm mục đích kinh doanh
mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan đều bị coi là xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả
Quyền SHCN bao gồm bao gồm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp (KDCN), nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại,
bí mật kinh doanh, quyền chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các quyền SHCN khác do pháp luật quy định
Quyền SHCN bảo hộ quyền sử dụng độc quyền vì mục đích kinh tế và quyền định đoạt của các chủ sở hữu các đối tượng SHCN Luật về SHCN bảo
hộ nội dung ý tưởng sáng tạo và uy tín kinh doanh
SHCN không phải là một loại sở hữu có liên quan đến tài sản hữu hình dùng trong công nghiệp mà là sở hữu đối với tài sản vô hình Đó là sáng chế, giải pháp hữu ích, v.v… Kể cả những đối tượng có thể tưởng là tài sản hữu hìnhnhư KDCN hay nhãn hiệu hàng hóa cũng không phải là tài sản hữu hình
Trang 11Cái mà pháp luật hướng tới bảo vệ trong quan hệ pháp luật dân sự về SHCN không phải là kiểu dáng một chiếc xe hay một bộ quần áo, hay một dấu hiệu gắn trên hàng hóa, mà là những đối tượng vô hình đứng đằng sau kiều dánghay nhãn hiệu, là thành quả lao động sáng tạo hay uy tín kinh doanh của chủ sở hữu đối tượng đó.
Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thểnhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống Đối tượng được pháp luật hướng tới bảo vệ đối vớigiống cây trồng chính là tính mới, tính ổn định, đồng nhất và khả năng phân biệtvới các giống cây trồng khác
Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật SHTT
1.4 Nhãn hiệu và bảo hộ nhãn hiệu
Khoản 6 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2019 quy định: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau Theo WIPO: Nhãn hiệu là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch
vụ do doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp với hàng hóa hoặc doanh nghiệp của các doanh nghiệp khác
Trang 12* Vai trò:
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là điều rất quan trọng với một doanh nghiệp khi bắt đầu bước chân vào thị trường kinh tế Việc này bảo đảm cho doanh nghiệp được bảo vệ trước pháp luật, đồng thời tạo nên thương hiệu bản thân trong quá trình phát triển và thu hút người tiêu dùng Một trong những lợi ích đáng kể đến để thấy được lợi ích khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là:
- Đầu tiên, đó là việc gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh
- Tránh khả năng gây nhầm lẫn: Bảo đảm rằng khách hàng có thể phân biệt sản phẩm của các công ty khác nhau Giúp cho các công ty tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình
- Việc đăng ký sẽ tạo ra một chứng quyền, hạn chế một cách tối đa các thiệt hại do việc khai thác, sử dụng nhãn hiệu bất hợp pháp nhãn hiệu từ các chủthể khác, là cơ sở pháp lý vững chắc khi xảy ra tranh chấp với bên thứ ba
- Đồng thời, việc bảo hộ nhãn hiệu tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ nước ngoài
- Cho phép người tiêu dùng phân biệt sản phẩm của một công ty với các sản phẩm khác cùng loại trên thị trường
- Công cụ marketing và là nền tảng cho việc xây dựng th ơng hiệu và danh tiếng của công ty
- Khuyến khích công ty đầu tư nhằm duy trì và tăng cường chất lượng sảnphẩm
* Chức năng của bảo hộ nhãn hiệu:
- Giúp chỉ dẫn nguồn gốc
Trang 13- Đảm bảo chất lượng
- Quảng bá và xúc tiến sản phẩm
* Đối tượng bảo hộ nhãn hiệu: Bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân
biệt hàng hóa dịch vụ của 1 thể nhân, pháp nhân,… với hàng hóa, dịch vụ của thể nhân và pháp nhân khác
* Các thỏa thuận quốc tế về nhãn hiệu:
- Công ước Paris: Nguyên tắc ưu tiên (1883)- Thỏa ước TRIPs (WTO)
- Hệ thống Madrid: đăng ký nhãn hiệu quốc tế
- Thỏa ước Nico: phân loại nhãn hiệu 88 loại hàng hóa và 8 loại dịch vụ
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, hình vẽ, từ ngữ, hình
ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó, được thể hiện bằng
1 hoặc nhiều màu sắc
- Có khả năng phân biệt hàng hóa dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa dịch vụ của chủ thể khác
* Nhãn hiệu không được bảo hộ nếu:
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ,
quốc huy của các nước
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính–xã hội tổ chức chính trị–nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội–nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế nếu ko đc cơ quan tổ chức đócho phép
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh,hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của VN, của nước ngoài
Trang 14- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dâu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tc đó có yêu cầu ko đc
sd, trừ TH chính tổ chức này đ ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận
- Dấu hiệu làm sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêudùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá - dịch vụ
* Điều kiện bảo hộ:
- Nhìn thấy được
- Khả năng phân biệt
- Không trùng với tên lãnh tụ, danh nhân,
- Không trùng quốc huy, cờ …
- Không vi phạm đạo đức xã hội
* Đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu:
- Căn cứ tuyệt đối:
- Nhìn thấy được
- Có khả năng phân biệt
- Không lừa dối, gian lận
- Không trái với đạo đức
- Không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu có trước
- Căn cứ tương đối
- Tính có sẵn: có xung đột với các quyền có trước hay không
Thời hạn sử dụng nhãn hiệu:
- TRIPs: 7 năm
Trang 15- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 nămNội dung và giới hạn quyền đối với nhãn hiệu:
- Độc quyền sử dụng, định đoạt danh hiệu
- Quyền ngăn cấm người khác sử dụng các dấu hiệu trùng, tương tự cho các hàng hóa trùng, tương tự (có khả năng gây ra nhầm lẫn)
- Quyền ngăn cản người khác sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự cho hàng hóa không tương tự (nhãn hiệu nổi tiếng)
- Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó
- Nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên, quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực (theo điều 95 luật shtt)
* Xâm phạm quyền nhãn hiệu (Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ):
Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch
vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng
* Đăng ký nhãn hiệu:
- Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên
Trang 16- Nguyên tắc ưu tiên: đối với nhãn hiệu là 6 tháng
* Yêu cầu với đơn đăng ký nhãn hiệu:
- Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
a) Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;b) Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
- Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãnhiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt
- Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế
về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
Trang 17a) Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ
sở hữu nhãn hiệu;
b) Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;
c) Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;d) Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;
đ) Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những nội dung chủ yếusau đây:
a) Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu;
b) Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu;
c) Các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu;d) Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu;
đ) Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo