1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài tranh chấp về sản phẩm tương tự trong wto và lưu ý cho việt nam môn học pháp luật thương mại quốc tế

22 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tranh Chấp Về Sản Phẩm Tương Tự Trong WTO Và Lưu Ý Cho Việt Nam
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Pháp luật Thương mại Quốc tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 3,11 MB

Nội dung

Cụ thể, trong tiểu luận này, em xin được trình bày những tìm hiểu của mìnhvề .2, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là những quy định của WTO liên quan đế

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

-*** -Đề tài: Tranh chấp về sản phẩm tương tự trong WTO

và lưu ý cho Việt Nam

Môn học: Pháp luật Thương mại Quốc tế

Họ và Tên sinh viên:

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1, Tính cấp thiết của đề tài 1

2, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

2.1, Đối tượng nghiên cứu 1

2.2, Phạm vi nghiên cứu 1

3, Mục đích nghiên cứu 1

4, Phương pháp nghiên cứu 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO VÀ GIẢI NGHĨA SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ TRONG KHUÔN KHỔ WTO 3

1.1, Tổng quan Tổ chức Thương mại Thế giới WTO 3

1.1.1, Sự ra đời và phát triển của WTO 3

1.1.1.1, Sự ra đời 3

1.1.1.2, Sự phát triển của WTO: Từ WTO đến con đường Doha phát triển và con đường tiếp theo 3

1.1.2, Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của WTO 4

1.1.2.1, Mục tiêu 4

1.1.2.2, Chức năng và nhiệm vụ 4

1.1.2.3, Nguyên tắc hoạt động 4

1.1.3, Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 5

1.1.3.1, Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 5

1.1.3.2, Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 5

1.2, Giải thích về sản phẩm tương tự theo khuôn khổ của WTO 5

1.2.1, Sản phẩm tương tự trong MFN theo GATT 5

1.2.2, Sản phẩm tương tự trong NT theo GATT 5

1.2.3, Sản phẩm tương tự trong AD 6

1.2.4, Đặc tính của sản phẩm tương tự 6

1.2.5, Ý nghĩa của sản phẩm tương tự 6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT CỦA WTO 6

2.1, Một số tranh chấp liên quan đến sản phẩm tương tự 6 2.1.1, Vụ kiện Nhật Bản về đồ uống có cồn (Japan – Alcoholic Beverages II, 1995 – 1997) 6

Trang 3

2.1.2, Cộng đồng châu Âu bị kiện về các biện pháp liên quan đến Amiăng và các sản phẩm

có chứa Amiăng 7

2.2, Quy trình giải quyết tranh chấp của WTO 9

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VỀ CÁCH XỬ LÝ TRANH CHẤP CỦA WTO VÀ NHỮNG LƯU Ý CHO VIỆT NAM 11

3.1, Nhận xét về cách xử lý tranh chấp của WTO 11

3.2, Những lưu ý cho Việt Nam 12

KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1, Tính cấp thiết của đề tài

Với xu hướng toàn cầu hóa thương mại như ngày nay, việc tham gia vào tổ chức, các hiệpđịnh thương mại quốc tế đã trở thành một nước đi chung của hầu hết các quốc gia Tính đến ngày10/01/2023 trên thế giới đã có tổng cộng 546 FTA/RTA được thông báo cho WTO, trong số đó

có 354 FTA đang có hiệu lực Theo thống kê, đến nay, mỗi nước thành viên WTO hiện tham giakhoảng 13 FTA khác nhau, so với năm 1990, khi mà mỗi nước chỉ tham gia 2 FTA, có thể rằngcon số thực sự tăng lên chóng mặt, cả về số lượng lẫn tốc độ

Phải thừa nhận rằng, những hiệp định thương mại này mang lại cho chúng ta vô vànnhững cơ hội mới để hội nhập, phát triển và đi lên Tuy nhiên, tham gia vào đó cũng đồng nghĩavới việc chúng ta sẽ phải tuân thủ “Luật chơi” chung, được hưởng quyền lợi và đi kèm theo đó lànghĩa vụ cũng như những vấn đề còn tồn đọng hay gây tranh cãi Những quyền lợi, nghĩa vụ vàvẫn đề này không chỉ ảnh hưởng đến một hay hai doanh nghiệp mà là toàn bộ các doanh nghiệptrong nước, bất kể doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnhvực xuất nhập khẩu Rộng hơn nữa, chúng còn ảnh hưởng đến nền kinh tế của cả quốc gia vàmỗi cá nhân đóng góp trong đó Chính vì thế, là một sinh viên Ngoại thương, tương lai mai nàytham gia vào nền kinh tế nói chung và lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng, việc tìm hiểu về Tổchức Thương mại Thế giới WTO và những vấn đề còn gây tranh cãi trong khuôn khổ của nó là

vô cùng quan trọng Cụ thể, trong tiểu luận này, em xin được trình bày những tìm hiểu của mình

2, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là những quy định của WTO liên quan đến sản phẩmtương tự và các trường hợp tranh chấp đã từng xảy ra kể từ khi WTO được thành lập cho đếnnay

Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ những quy định của WTO, những hiệp định Thương mại

Tự do FTA đã được ký kết và những tranh chấp liên quan đến sản phẩm tương tự đã diễn ra trêntoàn thế giới

3, Mục đích nghiên cứu

Như đã đề cập ở mục 1, Tính cấp thiết của đề tài, những quy định nói chung và các vấn

đề còn gây tranh cãi nói riêng của WTO ảnh hưởng mật thiết đến nền kinh tế, những doanhnghiệp và cả những cá nhân tham gia vào đó không chỉ ở Việt Nam mà còn mọi thành viên thamgia vào đó Chính vì thế, việc nghiên cứu những vấn đề này sẽ tạo nên một nền tảng kiến thức sơ

bộ, căn bản để chuẩn bị cho công việc lẫn sự nghiệp sau này

Cụ thể, những kiến thức trang bị được qua quá trình nghiên cứu sẽ giúp em nắm đượcnhững quy định của WTO liên quan đến các sản phẩm tương tự, những trường hợp xảy ra tranhchấp và cách WTO giải quyết tranh chấp đó, từ đó rút ra bài học, lưu ý cho Việt Nam, và nângcao nghiệp vụ của bản thân để sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động sau này

4, Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận sẽ sử dụng những phương pháp sau đây để nghiên cứu, làm rõ vấn đề:

1

Trang 5

1- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Từ những trường hợp tranh chấp cụ thể để rút ranhững đặc điểm chung về lí do xảy ra tranh chấp, cách WTO giải quyết tranh chấp và bàihọc cho Việt Nam.

2- Phương pháp nghiên cứu định tính (cụ thể là Phương pháp nghiên cứu tình huống):Nghiên cứu từng trường hợp đã diễn ra, đặc biệt tập trung vào quy trình giải quyết chúng

2

Trang 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO VÀ GIẢI

NGHĨA SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ TRONG KHUÔN KHỔ WTO

1.1, Tổng quan Tổ chức Thương mại Thế giới WTO

1.1.1.1, Sự ra đời

Khoảng thời gian giữa hai cuộc đại chiến là thời kỳ tồi tệ đối với nền thương mại toàncầu, và mặc cho những chính sách bảo hộ thương mại được vô số những quốc gia lớn áp dụng,việc giao thương giữa các quốc gia vẫn rơi vào bế tắc Đó cũng chính là khi các quốc gia nhận rarằng, cần có một định chế quốc tế để điều chỉnh thương mại quốc tế theo hướng tự do hóa, một

tổ chức điều phối hoạt động thương mại toàn cầu với thiết chế pháp lý để điều hành và quản lý

Mở đầu cho việc hiện thực hóa điều này là Hiến chương La Havana (1948) với ý tưởng

về Tổ chức Thương mại Quốc tế ( the International Trade Organization – ITO) Tuy nhiên,

dù đã được 53 nước tham gia Hội nghị Thế giới về Thương mại và Việc làm thống nhất thôngqua và ký kết, Hiến chương lại vấp phải phản đối của Quốc hội Mỹ, từ đó, nhiều nước khác cũngkhông phê chuẩn và cuối cùng, ITO đã không tồn tại

Tuy nhiên, song song với quá trình soạn thảo Hiến chương, một cuộc đàm phán khác đãdiễn ra từ tháng 4 đến tháng 10/1047, cuộc đàm phán đa phương này đã dẫn đến việc ký kết

Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại” (The General Agreement on Tariffs and Trade – GATT) vào ngày 30/10/1947, và cũng là tiền thân của Tổ chức Thương mại Thế giới

WTO Trong suốt khoảng thời gian từ khi có hiệu lực (01/01/1948) đến khi WTO ra đời, GATT

là điều ước quốc tế duy nhất điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế

Trong khoảng thời gian tồn tại, GATT đã trải qua tổng cộng 8 vòng đàm phán (

.Vòng đám phán cuối cùng của GATT diễn ra trong bối cảnh các quy định của hệ thống GATT bịxói mòn nghiêm trọng bởi chủ nghĩa bảo hộ cũng như sự phổ biến của các hiệp định ưu đãi, đếnmức chỉ còn điều chỉnh khoảng 1/5 nền thương mại hàng hóa toàn cầu, và vòng đàm phánUruguay diễn ra với mục đích đẩy lùi chủ nghĩa bảo hộ cũng như thiết lập hệ thống thương mại

Tiếp đó vào tháng 11 năm 2001, tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ tư tổ chức tại Doha(Qatar), các nước thành viên WTO đã nhất trí tiến hành Vòng đàm phán mới thảo luận về nhiềuvấn đề khác, đặc biệt là việc thực thi các hiệp định hiện nay Tất cả các hoạt động này nằm trong

3

Trang 7

trong kin… 100% (2)

18

Bản án số

01/2017/KDTM-ST… Pháp luật

trong kinh… 100% (1)

15

Phân tích hợp đồng xuất khẩu nguyên… Pháp luật

-11

Trang 8

một chương trình chung được gọi là Chương trình Doha Phát triển (DDA) Các hội đồng và các1

uỷ ban đứng ra tổ chức của WTO tuyên bố Doha nêu ra 19 – 21 nhóm nội dung, tuỳ theo “quytắc” mà cấu thành một hoặc ba nhóm nội dung để thảo luận Phần lớn các nội dung này đòi hỏiphải tiến hành đàm phán; số còn lại thì đòi hỏi các biện pháp “thực hiện”, phân tích và theo dõiđánh giá

Không phân biệt đối xử giữa các nước, tuy nhiên vẫn tạo điều kiện để phát triển kinh tếbằng cách chấp nhận một cách mềm dẻo các thỏa thuận riêng và các ngoại lệ

Thiết lập và củng cố môi trường để thương mại quốc tế phát triển Môi trường đó phảiđảm bảo được tính trong suốt và tính có thể tiên liệu được

Khuyến khích sự hội nhập của các nước đang và kém phát triển vào nền kinh tế thế giới

để có được tỷ trọng tăng trưởng lớn hơn trong TMQT

Giải quyết tranh chấp nhanh gọn, hợp lý, hiệu quả

1.1.2.2, Chức năng và nhiệm vụ

WTO có 4 chức năng nhiệm vụ cơ bản như sau:

Là khuôn khổ định chế chung điều chỉnh và quản lý hoạt động Thương mại thế giới

Là khuôn khổ đàm phán thương mại đa biên

Là cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại đa biên

Là cơ quan có chức năng rà soát chính sách thương mại của các Thành viên

1.1.2.3, Nguyên tắc hoạt động

5 nguyên tắc hoạt động cơ bản

Nguyên tắc không phân biệt đối xử

Nguyên tắc tự do hóa thương mại từng bước và thông qua đàm phán

Nguyên tắc thương mại dễ dự đoán hơn

Nguyên tắc cạnh tranh công bằng và lành mạnh

Nguyên tắc thúc đẩy sự phát triển của nền thương mại các nước đang và kém phát triểnTrong đó, Nguyên tắc không phân biệt đối xử là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt và quan trọngnhất của hệ thống thương mại đa biên, gồm có 2 nguyên tắc đối xử là

4

Pháp luật trong kinh… 100% (1)PHÁP LUẬT Trong HOẠT ĐỘNG KINH T… Pháp luật

trong kinh… 100% (1)

30

Trang 9

lục thứ hai của Hiệp định Marrakesh và là sự kế thừa những quy định về giải quyết tranh chấptrong thời kỳ GATT Chính vì thế, để làm rõ được quy trình giải quyết tranh chấp của WTO,trước hết, ta cần làm rõ cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT

1.1.3.1, Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT

Trên thực tế, GATT không có cơ quan giải quyết tranh chấp mà những tranh chấp sẽ đượcchính Hội đồng GATT đứng ra giải quyết Bên cạnh đó, cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấpcủa GATT cũng tương đối sơ sài, cụ thể là chỉ được quy định tại Điều XXII và Điều XXIII củaHiệp định GATT

Quy trình giải quyết tranh chấp của GATT bao gồm 3 bước: Tham vấn, Hội thẩm

Thực thi phán quyết Trong đó Tham vấn là bước duy nhất xét xử và cũng là bước bắt buộc đối

với quy trình giải quyết Cơ chế để đưa ra quyết định trong giải quyết tranh chấp đối với GATT

là cơ chế đồng thuận thuận (Trong đó, phải có sự đồng ý cả tất cả các thành viên thì đề xuất

mới được thông qua)

1.1.3.2, Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

Mọi tranh chấp xảy ra trong khuôn khổ WTO sẽ được đưa ra Cơ quan giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement Body – DSB) giải quyết Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây không phải là

một cơ quan giải quyết tranh chấp độc lập mà là một hội đồng với Chủ tịch riêng Bên cạnh đó là

2 cơ quan trực thuộc gồm Ban Hội thẩmCơ quan phúc thẩm

WTO giải quyết tranh chấp dựa trên ba nguyên tắc: Nguyên tắc bí mật, Nguyên tắc đồng thuận nghịch Nguyên tắc S&D (Đối xử đặc biệt và khác biệt – Special and DifferentTreatment, đây là quy định dành riêng cho thành viên là các nước đang phát triển) Khác vớiGATT, quy trình thực hiện giải quyết tranh chấp của WTO có thêm bước Phúc thẩm Tuy nhiên,ban Hội thẩm và Phúc thẩm đều chỉ có quyền điều tra và đưa ra báo cáo, còn chỉ có DSB mới cóquyền đưa ra phán quyết sau khi duyệt báo cáo

1.2, Giải thích về sản phẩm tương tự theo khuôn khổ của WTO

Thuật ngữ “sản phẩm tương tự” xuất hiện trong một số điều khoản của GATT, trong đó

có khoản 1 Điều I Việc hai sản phẩm có là “ tương tự” hay không là một vẫn đề cốt yếu cho việcxem xét có sự phân biệt đối xử theo khoản 1 Điều I hay không? Tuy nhiên GATT không định nghĩa “ sản phẩm tương tự” là gì Nhưng nhìn chung, “sản phẩm tương tự” được hiểu không giống nhau trong những bối cảnh khác nhau mà nó được sử dụng

Hai sản phẩm có thể là tương tự theo điều khoản này nhưng có thể lại khác nhau theo điều khoản khác của GATT Ban Hội thẩm của WTO khi xem xét liệu các sản phẩm có là tương

tự hay không thì cần xem xét: (i) Đặc điểm của sản phẩm, (ii) Người sư dụng cuối cùng; (iii) Quy định thuế quan của các thành viên khác

Khoản 2 của NT liên quan đến “thuế nội địa” điều chỉnh 2 loại sản phẩm, đó là “sản phẩm tương tự” và “sản phẩm có thể thay thế hoặc cạnh tranh trực tiếp”

Tại khoản 2 Điều III GATT quy định: “Hàng nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ Hàng nhậpkhẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào sẽ không phải chịu, dù trực tiếp hay gián tiếp, cáckhoản thuế hay các khoản thu nội địa thuộc bất cứ loại nào vượt quá mức chúng được áp dụng,

5

Trang 10

dù trực tiếp hay gián tiếp, với sản phẩm nội tương tự Hơn nữa, không một bên ký kết nào sẽ áp dụng các loại thuế hay khoản thu khác trong nội địa trái với các nguyên tắc đã nêu tại khoản 1”.Cũng giống như khái niệm “sản phẩm tương tự” trong MFN, khái niệm “sản phẩm tương tự” trong NT không được định nghĩa trong GATT Tuy nhiên khác với MFN, NT có số lượng các

án lệ phong phú hơn nhiều

Theo Điều 2.6 hiệp định chống bán phá giá AD có quy định: “Trong toàn bộ Hiệp định này, khái niệm “sản phẩm tương tự” sẽ được hiểu là sản phẩm giống hệt, tức là sản phẩm có tất

cả các đặc tính giống với sản phẩm đang được xem xét, hoặc trong trường hợp không có sản phẩm nào như vậy thì là sản phẩm khác mặc dù không giống ở mọi đặc tính nhưng có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm được xem xét”

Để xét xem sản phẩm có phải sản phẩm tương tự hay không, cần dựa vào 4 yếu tố:Đặc tính vật lý

Mục đích sử dụng cuối cùng

Thị hiếu của người tiêu dùng

Ứng dụng thuế quan (mã HS thể hiện trên biểu thuế của hàng hóa)

Việc xác định sản phẩm tương tự có ý nghĩa quan trọng trong xác định giá thông thường (là giá của sản phẩm tương tự bán trên thị trường nội địa) và ngành sản xuất nội địa chịu thiệt hại(là ngành sản xuất của nước nhập khẩu sản xuất ra các sản phẩm tương tự)

Từ đó làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp nảy sinh, đặc biệt là những tranh chấp liên quan đến nguyên tắc NT, MFN, …

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN SẢN PHẨM

TƯƠNG TỰ VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT CỦA WTO

2.1, Một số tranh chấp liên quan đến sản phẩm tương tự

Các bên tham gia

Nguyên đơn: Cộng đông Châu Âu

Bị đơn: Nhật Bản

Lí do tranh chấp

6

Trang 11

Các nguyên đơn cho rằng mặt hàng rượu mạnh của mình (gồm có rượu whisky, cognac,gin, rum và rượu trắng) xuất khẩu sang Nhật Bản đã bị phân biệt đối xử theo hệ thống thuế rượu

so với rượu của Nhật Bản (rượu shochu) Phía nguyên đơn cho rằng điều này là vi phạm quyđịnh tại điều III:2 GATT 1994 về Đối xử quốc gia về thuế và quy tắc trong nước

Các giai đoạn xét xử

Giai đoạn Hội thẩm và Phúc thẩm

DSB đã thành lập một Ban hội thẩm chung trong cuộc họp ngày 27/09/1995 và hoàn thiện

cơ cấu ban hội thẩm vào ngày 30/10/1995 Báo cáo của ban hội thẩm đã kết luận rằng hệ thốngthuế của Nhật Bản là không phù hợp với Điều III:2 của GATT 1994 Báo cáo đã được ban hànhđến các thành viên WTO ngày 11/11/1996

Ngày 08/8/1996, Nhật Bản đã nộp đơn kháng cáo Bản báo cáo của Cơ quan Phúc thẩmđược ban hành đến các thành viên WTO vào ngày 04/10/1996 Bản báo cáo của Cơ quan Phúcthẩm tán thành kết luận của Ban hội thẩm rằng Luật Thuế rượu của Nhật Bản là không phù hợpvới Điều III: 2 của GATT 1994, nhưng cũng chỉ ra một số phần mà Ban hội thẩm đã sai lầmtrong lập luận pháp lý Báo cáo phúc thẩm, cùng với Báo cáo đã sửa đổi của Ban hội thẩm đượcthông qua vào ngày 01/11/1996

Thực thi các báo cáo đã được thông qua

Ngày 24/12/1996, Hoa Kỳ căn cứ vào Điều 21 (3) (c) của DSU đã yêu cầu Cơ quan Trọngtài xác định thời hạn hợp lý để Nhật Bản thực thi các khuyến nghị của Cơ quan Phúc thẩm.Bản báo cáo của Trọng tài đã được ban hành đến các thành viên vào ngày 14/2/1997 Cơquan Trọng tài đưa ra thời hạn hợp lý để thực hiện các khuyến nghị là 15 tháng, kể từ ngày thôngqua các báo cáo, tức sẽ kết thúc vào ngày 01/2/1998 Nhật Bản đã trình bày những phương thứcthực thi được các nguyên đơn chấp nhận

Giải pháp chung được chấp nhận đã được thông qua vào ngày 09/01/1998

Các bên tham gia:

Nguyên đơn: Canada

Bị đơn : Cộng đồng Châu Âu (EC)

Các bên thứ ba: Braxin, Zimbabue, Mỹ

Lí do tranh chấp

Canada cho rằng việc Cộng đồng Châu Âu, cụ thể là Pháp, cấm Amiăng và các sản phẩm

có chứa Amiăng, bao gồm cả việc cấm nhập khẩu những sản phẩm này là vi phạm các điều 2, 3

và 5 của Hiệp định SPS, Điều 2 Hiệp định TBT, Điều III, XI và XIII của GATT 1994 Canadacũng khiếu nại về những tổn hại đối với các lợi ích của nước này do các hiệp định nêu trên manglại

Các giai đoạn xét xử

7

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w