Trải qua nhiều thời kỳ với sự phát triển không ngừng của khoa học và kỹ thuật, thực phẩm không những được tạo ra thủ công ở gián bếp của gia đình mà còn được con người áp dụng các kỹ thu
Giới thiệu
Phân loại bao bì theo loại thực phẩm
Mỗi loại thực phẩm có đặc điểm cấu trúc dinh dưỡng, màu sắc, mùi vị, hàm ẩm khác nhau Do đó, khả năng xâm nhập và sinh trưởng của vi sinh vật cũng khác nhau Vì chủng loại sản phẩm thực phẩm rất đa dạng nên việc phân loại bao bì cần dựa theo đặc điểm thực phẩm.
Bao bì của sản phẩm bánh
Hình 3: Bao bì sản phẩm bánh Đối với các sản phẩm bánh bích quy thường có hình dạng nhất định như vuông, chữ nhật, tròn,… có cấu trúc giòn, dễ vỡ nát, có chứa chất béo, ẩm độ thấp, có hương thơm đặc trưng cho từng loại Do đó, bánh cần sắp xếp có thứ tự lớp với số lượng nhất định trong khay plastic có độ cứng vững, không thấm chất béo, rồi cho vào bao bì plastic một lớp hoặc màng ghép 2 ÷ 3 lớp ( plastic, giấy nhôm, plastic) để đảm bảo ổn định chất lượng sản phẩm, tính thuận lợi trong hàn ghép mí bao bì và dễ dàng mở bao bì để sử dụng
Để nâng cao sức hấp dẫn của sản phẩm, bao bì cần có lớp trong suốt để người dùng dễ dàng nhìn thấy bên trong và phần đục để in thông tin sản phẩm Lớp ngoài của bao bì thường sử dụng giấy bìa cứng hoặc hộp thép tráng, nhằm tăng độ cứng, bảo vệ lớp bao bì bên trong và đảm bảo kín đáo.
Bao bì của sản phẩm nước ngọt có gas, nước ép quả
Hình 4: Bao bì sản phẩm nước ngọt có gas, nước ép quả Đối với các sản phẩm nước ngọt có ga đặc điểm của sản phẩm này là có chứa CO2 Nên loại bao bì chứa các loại sản phẩm này thường là các chai thủy tinh trong suốt, lon nhôm hai mảnh, các chai nhựa plastic,
… Đối với các sản phẩm nước giải khác có nguồn gốc từ tự nhiên như nước ép trái cây, nectar thì trong sản phẩm có rất nhiều các chất dinh dưỡng khác nhau nên đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng Nên loại bao bì thường dùng cho sản phẩm này trên thị trường là bao bì giấy nhiều lớp.
Bao bì của sản phẩm bia
Hình 5: Bao bì sản phẩm bia
Bao bì của sản phẩm rượu
Hình 6: Bao bì sản phẩm rượu
Bia và các sản phẩm rượu không qua chưng cất vẫn còn giữ các chất dinh dưỡng có trong nguyên liệu nên đặc điểm của các sản phẩm này là rất nhạy cảm với oxy và ánh sáng Ngoài ra bia còn là một loại sản phẩm có CO2 Nên các loại sản phẩm này cần loại báo bị có khả năng chống thấm khí, có khả năng chịu lực và khả năng cản quang tốt.Nên các loại bao bì trong sản xuất bia thường dùng trên thị trường là các chai thủy tinh tối màu (xanh hoặc nâu), lon nhôm hai mảnh, hoặc là trong chai nhựa tối màu Các loại bao bì trong sản xuất rượu không qua chưng cất thường dùng là chai thủy tinh tối màu.
Bao bì của sản phẩm sữa tươi, sữa bột và các sản phẩm khác từ sữa
Hình 7: Bao bì sản phẩm sữa tươi, sữa bột Đối với các sản phẩm sữa tươi cần được đóng gói trong bao bì giấy tiệt trùng 6 lớp giúp ngăn cản ánh sáng và vi khuẩn có hại xâm nhập, tránh làm cho sản phẩm nhanh hư hỏng biến chất, giữ tối đa chất dinh dưỡng và hương vị tự nhiên sản phẩm nhờ vậy có thể bảo quản các sản phẩm sữa được lâu hơn 6 tháng trong nhiệt độ thường mà không cần sử dụng tới chất bảo quản Đối với sản phẩm sữa bột là một loại thực phẩm giàu chất béo,giàu protein, sữa bột yêu cầu vật liệu đóng gói có khả năng chống thấm cao như túi nhiều lớp màng kim loại, hộp thiếc,… để đóng gói và bảo quản, đồng thời đổ đầy nitơ vào bên trong để đảm bảo môi trường không có oxy, tránh hiện tượng oxy hóa và biến chất của sữa bột.
Bao bì của sản phẩm dầu thực vật
Hình 8: Bao bì sản phẩm dầu thực vật
Dầu thực vật có hàm lượng chất béo cao nên dễ bị ảnh hưởng của oxy và ánh sáng Tuy nhiên trong quá trình sản xuất dầu người ta đã bổ sung các chất chống oxi hóa vào trong dầu nên bao bì sử dụng trong sản xuất đầu ăn thường làm bằng vật liệu là plactic trong suốt.
Bao bì của sản phẩm trà, cà phê, cacao
Hình 9: Bao bì sản phẩm trà, cà phê, cacao
Bao bì của sản phẩm kẹo cứng và kẹo mềm, mứt, chocolate
Hình 10: Bao bì sản phẩm kẹo
Bao bì của sản phẩm rau quả tươi sống, các sản phẩm từ rau quả
Hình 11: Bao bì sản phẩm rau quả tươi sống
Bao bì của sản phẩm bột, đường, ngũ cốc
Hình 12: Bao bì sản phẩm đường, ngũ cốc
Bao bì của sản phẩm thủy sản đông lạnh
Hình 13: Bao bì sản phẩm thủy sản đông lạnh
Những vật liệu có tính chống thấm khí, chống thấm hơi nước cao đều có thể ngăn cản được môi trường ngoài xâm nhập vào thực phẩm. Tùy theo đặc tính, trạng thái của thực phẩm dạng lỏng, đặc sánh, dạng rắn, dạng hạt, bột mịn mà chọn cấu trúc bao bì thực phẩm thuận tiện cho người tiêu dùng Nếu thực phẩm có mùi thơm mạnh như trà, cà phê, ca cao,… hoặc dễ hấp thụ mùi khác thì phải dùng vật liệu bao bì có tính ngăn cản sự thẩm thấu hương qua màng Ngoài ra, tùy theo đặc tính dinh dưỡng về hàm lượng vitamin, đặc tính cảm quan về màu, mùi mà sản phẩm cần phải tránh ánh sáng, để tránh tổn thất về các thành phần này cần cấu tạo bao bì dạng đục hoặc có màu cảm quang.
Thực tế, nhiều chủng loại thực phẩm khác nhau được bao gói cùng một loại bao bì, sử dụng cùng một kỹ thuật đóng gói hoặc một loại thực phẩm có thể đóng trong bao bị bằng các loại vật liệu khác nhau sao cho những loại bao bì này đáp ứng được tính năng đặc trưng của thực phẩm chứa đựng
Chẳng hạn như các sản phẩm như cá, thịt, thủy sản, rau quả, sữa bột, bơ, bánh kẹo, nước giải khát có gas, nước ép quả thường được đựng trong bao bì kim loại.
Hình 14: Bao bì sản phẩm đồ hộp
Sản phẩm nước giải khát có thể chứa khát có thể chứa đựng trong bao bì bằng plastic, kim loại, bao bì ghép nhiều lớp
Hình 15: Bao bì sản phẩm nước giải khát
Qua đó, ta thấy phân loại bao bì theo loại thực phẩm không thể hiện tính năng đặc trưng của từng vật liệu bao bì
Phân loại bao bì theo tính năng kỹ thuật của bao bì 15
Sự phân loại theo tính năng kỹ thuật của bao bì dưa trên cơ sở tính chất đặc trưng của sản phẩm: 5 loại
Bao bì chịu nhiệt: Yêu cầu vật liệu bền cơ ở nhiệt độ thấp hoặc cao, bao bì không bị giòn, vỡ, rách
Hình 16 Bao bì chịu nhiệt
Bao bì chịu áp suất chân không hoặc áp suất dư và bền cơ đi đôi với tính mềm dẻo để bao bì có thể áp sát bề mặt thực phẩm, không bị vỡ rách, trong đó bao gồm tính chống thấm khí, chống thấm nước.
Hình 17 Bao bì chịu áp suất chân không
Bao bì chịu lực: Yêu cầu vật liệu có độ cứng vững cao, không mềm dẻo co giãn và vẫn đảm bảo tính chống thấm khí hơi cao dưới một áp lực cao Hình 18.Bao bì chịu lực
Bao bì thấu quang và cảm quang: Bao bì kim loại, plastic được phủ màu đục hay chai lọ thủy tinh có màu nâu hay xanh lá cây
Hình 19 Bao bì kim loại
Bao bì như sản phẩm sữa tươi, nước ép
Phân loại theo tính năng kỹ thuật của bao bì phụ thuộc vào đặc tính vật liệu bao bì và cấu tạo bao bì.
2.3 Phân loại bao bì theo vật liệu chế tạo
Thường ở dạng hòm, thùng chứa đóng kín hoặc có các kẽ hở nhất định.
Ưu điểm: dễ sản xuất, dễ sử dụng, có độ bền tương đối cao, có khả năng thu hồi sử dụng lại, vật liệu dễ khai thác.
Nhược điểm: Có trọng lượng tương đối nặng, chịu ẩm kém (dễ hút nước), dễ cháy, dễ bị phá hoại bởi các vật gặm nhấm (mối, mọt, chuột…)
Bao bì bằng kim loại
Thường sử dụng cho các loại sản phẩm đặc biệt: dễ cháy, nổ, dễ bay hơi, chất độc hại, sản phẩm dạng lỏng (xăng, dầu, thuốc trừ sâu,
Hình 22: Bao bì bằng kim loại
Ưu điểm: Khắc phục được các nhược điểm của bao bì bằng gỗ Bao bì kim loại có khả năng sử dụng nhiều lần.
Nhược điểm: Chi phí vật liệu cao, một số kim loại có trọng lượng nặng.
Bao bì bằng giấy, carton và bìa Đây là loại bao bì phổ biến nhất hiện nay Chiếm khoảng 70% các loại bao bì sử dụng.
Hình 23: Bao bì bằng giấy, carton và bìa
Với độ bền và trọng lượng nhẹ, sản phẩm này còn được đánh giá cao nhờ đặc tính không mùi, không gây độc hại Ngoài ra, khả năng phân hủy dễ dàng giúp bảo vệ môi trường, đồng thời chi phí thấp và khả năng tái sinh thuận lợi cũng là những ưu điểm nổi bật Cuối cùng, bề mặt phẳng, dễ in ấn trang trí và sử dụng dễ dàng cũng góp phần nâng cao tính ứng dụng của sản phẩm.
Nhược điểm: Dễ rách, thấm nước, dễ cháy.
Bao bì bằng thủy tinh, đồ gốm
Thường để chứa đựng các sản phẩm dạng lỏng như dược phẩm,hoá chất, rượu bia, nước giải khát…
Hình 24: Bao bì bằng thủy tinh, đồ gốm
Ưu điểm: Không độc, không phản ứng với hàng hoá, có độ cứng nhất định.
Nhược điểm: Rất dễ vỡ khi bị va chạm, rung xóc trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ.
Bao bì hàng dệt Đây là loại bao bì mềm, thường sử dụng đựng sản phẩm dạng hạt rời.
Hình 25: Bao bì hàng dệt
Ưu điểm: Có độ bền nhất định, dễ chất xếp.
Nhược điểm: dễ bị côn trùng gặm nhấm và gây bụi bẩn.
Bao bì bằng mây, nứa, tre đan
Bao bì này thường ở các dạng giỏ, lẵng, thúng, rổ Sử dụng để vận chuyển, chứa đựng sản phẩm rau quả và một số sản phẩm khác.
Hình 26: Bao bì bằng mây, nứa, tre đan
Ưu điểm: Đây là loại bao bì nửa cứng, nguồn vật liệu dồi dào, sản xuất đơn giản, tiện lợi trong sử dụng Bao bì này thường để vận chuyển, chứa đựng sản phẩm rau
Bao bì bằng các vật liệu nhân tạo, tổng hợp.
Hình 27: Bao bì bằng các vật liệu nhân tạo, tổng hợp
Ví dụ như các loại bao bì được sản xuất từ chất liệu pôlime, cao su nhân tạo, màng chất dẻo, bao bì nhựa cứng… hoặc kết hợp nhiều loại vật liệu khác để sản xuất ra các loại bao bì đảm bảo được yêu cầu trong bảo quản, vận chuyển sản phẩm.
Vật liệu làm bao bì vô cùng đa dạng Tùy vào từng loại sản phẩm mà các nhà kinh doanh lựa chọn loại bao bì phù hợp Lựa chọn vật liệu bao bì phù hợp giúp cho việc vận chuyển, sắp xếp, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm dễ dàng.Và có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng đảm bảo nhất.Việc phân loại bao bì giúp người dùng hiểu được phần nào và có lựa chọn phù hợp cho sản phẩm của mình tùy theo mục đích sử dụng, vật liệu, mức độ tiếp xúc sản phẩm bên trong Ngoài ra,việc này còn tăng khả năng phục vụ cho nghiên cứu, sản xuất, thương mại, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường.