Trang 18 Với sự tiên phong trong đổi mới và cam kết vững vàng về bảo mật, PayPalkhông chỉ là một cơng cụ thanh tốn, mà là một đối tác đáng tin cậy, làm thay đổi cáchchúng ta tương tác và
GIỚI THIỆU
Tổng quan về đề tài
Trong thời đại ngày càng phát triển như hiện nay, nhu cầu mua sắm của con người đã trở thành một phần không thể thiếu và các công cụ thanh toán trực tuyến cũng đang đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm mua sắm và thanh toán thuận tiện Nhiều phương tiện thanh toán trực tuyến đa dạng đã xuất hiện, từ thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ đến ví điện tử và các dịch vụ thanh toán trực tuyến Trong số đó, PayPal là một trong những công cụ thanh toán nổi bật nhất và là một biểu tượng rất đáng tin cậy.
Nếu như trong nước có các nền tảng thanh toán trực tuyến như: MoMo, ZaloPay và các dịch vụ thanh toán của ngân hàng,… Các nền tảng này không chỉ mang lại sự thuận lợi cho việc mua sắm mà còn giúp tối ưu hóa quá trình giao dịch tài chính hàng ngày của chúng ta Tương tự các nền tảng trên thì PayPal không chỉ đơn giản là một cổng thanh toán, mà còn là một nền tảng thanh toán quốc tế, mang lại sự tiện lợi và an toàn cho hàng triệu người dùng và doanh nghiệp trên khắp thế giới Với sự linh hoạt trong việc chấp nhận nhiều loại tiền tệ và phương thức thanh toán, PayPal là công cụ thanh toán đa chức năng, từ việc mua sắm trực tuyến đến chuyển tiền và thanh toán cho các dịch vụ trực tuyến. Điều mà làm nổi bật PayPal là sự cam kết vững vàng về an toàn và bảo mật Họ sử dụng công nghệ mã hóa tiên tiến để bảo vệ thông tin tài khoản và giao dịch của người dùng, đồng thời cung cấp một hệ thống kiểm soát rủi ro chặt chẽ Điều này giúp PayPal trở thành lựa chọn ưa thích của người dùng khi muốn giữ an toàn thông tin tài khoản và giao dịch trực tuyến.
Ngoài ra, PayPal còn hỗ trợ nhiều tính năng đặc biệt như "One Touch," giúp người dùng tiếp tục thanh toán mà không cần nhập lại thông tin mỗi lần giao dịch. Điều này tăng cường trải nghiệm người dùng, giảm thời gian thanh toán và tăng cường tính tiện lợi.
Với sự tiên phong trong đổi mới và cam kết vững vàng về bảo mật, PayPal không chỉ là một công cụ thanh toán, mà là một đối tác đáng tin cậy, làm thay đổi cách chúng ta tương tác và thanh toán trong thế giới kỹ thuật số ngày nay.
Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích và hiểu rõ về nền tảng công nghệ của dịch vụ thanh toán PayPal.Nghiên cứu tập trung vào cấu trúc hệ thống, các yếu tố quyết định hiệu suất, và các biện pháp bảo mật được tích hợp để bảo vệ thông tin người dùng.
Nội dung nghiên cứu
Cơ chế thanh toán: Phân tích cách PayPal xử lý các giao dịch thanh toán, tích hợp với ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác nhau.
Quản lý tài khoản: Đi sâu vào cách người dùng quản lý thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, và các tùy chọn khác trong hệ thống.
Giao diện người dùng: Đánh giá trải nghiệm người dùng và cách PayPal tương tác với người dùng thông qua giao diện trực tuyến và ứng dụng di động.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sẽ sử dụng tiếp cận phân tích tài liệu, nghiên cứu tài liệu chính thức từ PayPal, cũng như các nguồn thông tin uy tín khác về thanh toán trực tuyến và quản lý tài chính.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hệ thống và cơ sở hạ tầng công nghệ của dịch vụPayPal Nghiên cứu cũng có thể xem xét các chính sách an toàn và bảo mật được áp dụng trong việc quản lý dữ liệu người dùng và giao dịch tài chính.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu sẽ tập trung vào cách PayPal xử lý thanh toán, quản lý tài khoản người dùng, và các biện pháp bảo mật áp dụng trong hệ thống Các khía cạnh pháp lý và đối thoại xã hội xung quanh dịch vụ này có thể được đề cập đến một cách tổng quan.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khái quát về điện toán đám mây
Trong thời đại phát triển không ngừng của công nghệ, máy tính đã trở thành một phần không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Với sức mạnh tính toán và khả năng xử lý thông tin nhanh chóng, máy tính không chỉ là một công cụ hỗ trợ công việc mà còn là một nguồn tài nguyên quan trọng Khi nhu cầu cần sử dụng máy tính của chúng ta ngày càng tăng, cả trong lĩnh vực kinh doanh, giáo dục, y tế, và giải trí, máy tính đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quy trình làm việc, tăng cường sức mạnh tính toán, và mở rộng khả năng sáng tạo Đối với người dùng cá nhân, máy tính không chỉ là công cụ để giải trí và kết nối mạng xã hội mà còn là nền tảng để học tập, làm việc, và tương tác với thế giới xung quanh. Điện toán đám mây, là một xu hướng ngày càng trở nên phổ biến, đáp ứng xu hướng sử dụng máy tính hiện đại Với khả năng lưu trữ và truy cập dữ liệu từ bất kỳ đâu thông qua internet, điện toán đám mây không chỉ mang lại tính di động mà còn giúp giảm bớt gánh nặng về cơ sở hạ tầng và chi phí vận hành Điện toán đám mây (cloud computing) là một dịch vụ máy tính trên internet cho phép người dùng truy cập vào các tài nguyên máy tính như lưu trữ, ứng dụng, phần mềm mà không cần phải cài đặt và quản lý trên máy tính của mình.
Hình 2 1: Khái niệm của điện toán đám mây
Thuật ngữ "cloud computing" xuất hiện vào năm 2007 không phải là để mô tả một xu hướng mới, mà để tóm lược các thay đổi trong cơ sở hạ tầng thông tin từ những năm trước đó Đơn giản là, ý tưởng này nói về việc đưa các nguồn lực máy tính, như phần mềm và dịch vụ, vào các máy chủ ảo trên Internet (đám mây) thay vì lưu trữ trong máy tính cá nhân và văn phòng Điện toán đám mây là khái niệm tổng thể bao gồm cả các khái niệm như phần mềm dịch vụ, công nghệ Web tiên tiến và các vấn đề khác xuất hiện gần đây, các xu hướng công nghệ nổi bật, trong đó đề tài chủ yếu của nó là vấn đề dựa vào Internet để đáp ứng những nhu cầu điện toán của người dùng
Hình 2 2: Google drive – vũ khí của điện toán đám mây
2.1.2 Ưu điểm và nhược điểm của điện toán đám mây
Doanh nghiệp có thể tận dụng tài nguyên tính toán động một cách linh hoạt, chỉ cần đầu tư đúng theo yêu cầu và không gặp tình trạng lãng phí Khi cần mở rộng, việc này trở nên dễ dàng hơn khi chỉ cần cung cấp thông số kỹ thuật, và các nhà cung cấp điện toán đám mây sẽ tự động cung cấp tài nguyên cần thiết.
❖ Tốc độ xử lý nhanh là một trong những ưu điểm quan trọng của điện toán đám mây Mặc dù có cùng một gói băng thông, nhưng sử dụng mô hình đám mây giúp tăng tốc độ truy xuất đáng kể so với máy chủ VPS, mang lại dịch vụ chất lượng với chi phí hiệu quả.
❖ Giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp Vì là dịch vụ nên doanh nghiệp có thể chủ động giảm bớt chi phí cho mua bán và bảo trì tài nguyên mà không cần phải có đội ngũ chuyên gia để mua, cài đặt, và bảo trì máy chủ,
❖ Giảm độ phức tạp trong cơ cấu doanh nghiệp Doanh nghiệp không cần phải đầu tư lớn vào đội ngũ vận hành hệ thống, mà những công việc này sẽ được nhà cung cấp điện toán đám mây thực hiện.
❖ Tăng cường bảo mật và sao lưu dữ liệu: Các nhà cung cấp điện toán đám mây thường có các biện pháp bảo mật mạnh mẽ, bao gồm mã hóa dữ liệu và các biện pháp kiểm soát truy cập Họ cũng thường xuyên thực hiện sao lưu và giữ dữ liệu an toàn, giảm thiểu rủi ro mất mát thông tin quan trọng.
❖ Tiện ích đa nền tảng: Dịch vụ điện toán đám mây có thể truy cập từ mọi thiết bị có kết nối internet, từ máy tính đến điện thoại di động và máy tính bảng Điều này mang lại sự tiện lợi và linh hoạt trong việc làm việc từ xa và quản lý công việc từ nhiều thiết bị khác nhau.
❖ Khả năng mở rộng và thu hẹp nhanh chóng giúp tránh tình trạng lãng phí hoặc thiếu hụt tài nguyên khi triển khai công việc Mô hình 3 lớp của điện toán đám mây cũng đem lại khả năng bảo mật tốt cho hệ thống.
❖ Rủi ro mất dữ liệu: Khi sử dụng công nghệ điện toán đám mây, người dùng hoàn toàn phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ Trong trường hợp nhà cung cấp ngừng hoạt động hoặc ngừng cung cấp dịch vụ, việc sao lưu dữ liệu từ đám mây về máy cá nhân không chỉ tốn thời gian mà còn có nguy cơ mất dữ liệu không thể khôi phục.
❖ Tính sẵn dùng không ổn định: Dịch vụ đám mây có thể bị "treo" đột ngột hoặc gặp các rủi ro như mất kết nối internet, ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ và truy cập dữ liệu Các sự cố này có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến công việc và sự linh hoạt của người dùng.
❖ Vấn đề bảo mật: Tính tập trung của dữ liệu trên "đám mây" có thể tăng cường bảo mật, nhưng đồng thời cũng là nguy cơ cho người sử dụng dịch vụ Nếu hệ thống đám mây bị tấn công hoặc xâm nhập, toàn bộ dữ liệu có thể bị chiếm đoạt Mặc dù điều này không chỉ là vấn đề của "điện toán đám mây" Tuy nhiên, việc tấn công đánh cắp dữ liệu không chỉ là mối lo giới hạn trong môi trường đám mây mà còn trên máy tính cá nhân.
❖ Tính riêng tư: Bảo đảm quyền riêng tư cho thông tin người dùng và dữ liệu lưu trữ trên điện toán đám mây là một thách thức Người dùng cần đảm bảo rằng thông tin của họ không bị sử dụng cho mục đích khác mà họ không được thông báo hay đồng ý Điều này đặt ra vấn đề về tính minh bạch và quản lý đồng thuận trong việc sử dụng dữ liệu cá nhân trên nền tảng đám mây.
❖ Phụ thuộc vào kết nối internet: Sự liên kết với internet là quan trọng để truy cập dữ liệu từ đám mây Nếu kết nối internet bị gián đoạn hoặc không ổn định, người dùng có thể gặp khó khăn khi truy cập dữ liệu và các dịch vụ trên đám mây.
❖ Khả năng mất kiểm soát về dữ liệu: Trong môi trường điện toán đám mây,người dùng có thể gặp khó khăn khi kiểm soát đầy đủ về dữ liệu của mình Việc chuyển giao quản lý dữ liệu cho bên thứ ba có thể tạo ra tình trạng thiếu minh bạch về cách dữ liệu được xử lý và lưu trữ.
2.1.3 Cách kết nối và sử dụng
Kiến trúc và Mô hình dịch vụ
Hình 2 8: Mô tả kiến trúc điện toán đám mây
Lớp Cơ sở hạ tầng (Infrastructure) của Điện toán đám mây là phần cứng được cung cấp như là các dịch vụ, nghĩa là được chia sẻ và có thể sử dụng lại dễ dàng Các
13 tài nguyên phần cứng được cung cấp theo thời gian cụ thể theo yêu cầu Dịch vụ kiểu này giúp cho khách hàng giảm chi phí bảo hành, chi phí sử dụng,
Lớp Lưu trữ (Storage) là khái niệm tách dữ liệu khỏi quá trình xử lý và chúng được lưu trữ ở những vị trí từ xa Lưu trữ đám mây cũng bao gồm cả các dịch vụ cơ sở dữ liệu, ví dụ như BigTable của Google, SimpleDB của Amazon …
Lớp Nền tảng đám mây (Platform hay Cloud Runtime) là dịch vụ phát triển phần mềm ứng dụng và quản lý các yêu cầu phần cứng, nhu cầu phần mềm Ví dụ nền dịch vụ như hệ điều hành, khung ứng dụng Web, web hosting …
Lớp Ứng dụng đám mây (Cloud Application) là lớp cung cấp phần mềm như một dịch vụ thông qua Internet, người dùng không cần phải cài đặt và chạy các ứng dụng đó trên máy tính của mình mà truy cập các ứng dụng từ xa thông qua Website. Các ứng dụng dễ dàng được chỉnh sửa, cập nhật và hỗ trợ Hơn nữa, chúng được quản lý tại trung tâm của đám mây, không nằm ở phía khách hàng (lớp Client) Lớp này nhằm loại bỏ sự cần thiết phải mua phần mềm, cài đặt, vận hành và bảo trì ứng dụng tại máy tính hoặc các thiết bị của người sử dụng
Lớp Dịch vụ đám mây (Services) là một phần độc lập có thể kết hợp với các dịch vụ khác để thực hiện tương tác, kết hợp giữa các máy tính với nhau để thực thi chương trình ứng dụng theo yêu cầu trên mạng.
Lớp Khách hàng (Clients) bao gồm phần cứng và phần mềm, để dựa vào đó, khách hàng có thể truy cập và sử dụng các ứng dụng/dịch vụ được cung cấp từ điện toán đám mây
2.2.2 Các mô hình dịch vụ Điện toán đám mây chia thành ba dạng mô hình chính: Cơ sở hạ tầng dưới dạng Dịch vụ, Nền tảng dưới dạng Dịch vụ, và Phần mềm dưới dạng Dịch vụ Mỗi dạng đều mang lại các mức độ kiểm soát, linh hoạt, và quản lý khác nhau, cho phép bạn lựa chọn dịch vụ phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của mình.
Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS - Infrastructure as a Service)
Iaas là một dạng dịch vụ pay-per-use – trả tiền theo định mức hay chỉ trả tiền cho những gì sử dụng.
Iaas cho phép người sử dụng truy cập vào cơ sở hạ tầng máy tính từ xa, với mục đích cho phép mở rộng quy mô hệ thống của riêng người đó bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng ảo mạnh mẽ này Iaas bao gồm các máy chủ server, storage lưu trữ, và các bảo vệ an ninh nâng cao Tất cả những yếu tố này giúp cho Iaas trở thành một nguồn lực vô giá cho cả doanh nghiệp lẫn cá nhân
Các nguồn tài nguyên như là máy chủ, lưu trữ, tường lửa (firewalls), cân bằng tải (load balancers), các địa chỉ IP… được cung cấp như một dịch vụ, giúp người dùng linh hoạt hơn trong việc sử dụng tài nguyên Các nhà cung cấp IaaS phổ biến trên thế giới là Amazon, Memset, Google … Một ví dụ về dịch vụ IaaS là Google Computer Engine.
Thông qua nhà cung cấp IaaS, người dùng có quyền truy cập qua internet để vào các tài nguyên CNTT phần cứng và cốt lõi gồm:
Máy chủ ảo hoặc máy chủ chuyên dụng chạy trên nền máy tính vật lý. Các dịch vụ kết nối mạng.
Trung tâm lưu trữ dữ liệu (Data center).
Hình 2 9: Cơ sở hạ tầng IaaS
Nền tảng như một dịch vụ (PaaS - Platform as a Service)
Nền tảng như một dịch vụ (PaaS) hỗ trợ người sử dụng điện toán đám mây bằng các hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, máy chủ web và môi trường thực thi lập trình Hơn nữa, nó còn cho phép người dùng tập trung vào các ứng dụng cụ thể, đồng thời cho phép các nhà cung cấp đám mây quản lý và đo đạc tài nguyên một cách tự động. Như vậy, PaaS có thể cho phép người dùng tập trung hơn vào ứng dụng và dịch vụ đầu cuối mà không phải mất thời gian làm việc với hệ điều hành Các nhà cung cấp IaaS cũng cung cấp PaaS, giúp người dùng giảm tải công việc
PaaS giúp triển khai Công nghệ thông tin cho quy trình kinh doanh nhanh chóng với chi phí thấp Có thể triển khai các ứng dụng cá nhân hoặc công cộng, khả năng mở rộng dễ dàng, cập nhật phiên bản nhanh chóng và bảo mật tốt, không hạn chế về mặt địa lý Một số nhà cung cấp dịch vụ PaaS như: Google AppEngine, Heroku, Appfog, Stackato, Dotcloud, Microsoft Azure, IBM Rational, Developer Cloud, …
Với mô hình PaaS, người dùng được nhà cung cấp trao quyền truy cập và sử dụng một “bộ kit” bao gồm:
Quyền truy cập máy chủ và bộ lưu trữ
Công cụ phát triển: Trình chỉnh sửa mã nguồn, trình gỡ lỗi, trình biên dịch, các công cụ hỗ trợ viết/ triển khai/ gỡ lỗi/ quản lý mã…
Hệ điều hành, API trung gian,…
Phần mềm như một dịch vụ (SaaS - Software as a Service)
Phần mềm như một dịch vụ (SaaS) giúp cho người dùng truy cập đến các phần mềm trên nền tảng đám mây mà không cần quản lý cơ sở hạ tầng và nền tảng nó đang chạy Điều này có nghĩa là nó dễ dàng truy cập và có khả năng mở rộng SaaS là sự lựa chọn phù hợp nhất khi muốn tập trung vào người dùng cuối Một vài ví dụ về SaaS như Facebook, Gmail, Google Maps, phần mềm văn phòng và các công cụ kiểm toán từ Google, Microsoft, Freshbooks …
Saas không chỉ gia tăng trải nghiệm người dùng khi mang đến khả năng truy cập tiện lợi hơn ở mọi góc độ thời gian và vị trí, mà còn giúp các công ty giảm thiểu phần lớn những chi phí ban đầu nhờ loại bỏ được các nhu cầu về server hay các giải pháp backup đắt tiền
Các ứng dụng SaaS được cung cấp tới người dùng dựa trên nền tảng điện toán đám mây theo một trong các dạng: Ứng dụng trên máy tính. Ứng dụng cho thiết bị di động.
Hình 2 11: Mô hình dịch vụ SaaS
Tiện ích trên trình duyệt web
Cung cấp Tài nguyên phần cứng cơ bản
Một giải pháp đóng gói gồm công cụ phần cứng và phần mềm kết hợp Ứng dụng hoàn chỉnh, sẵn sàng để sử dụng
Mục đích Tạo nền tảng để triển khai công nghệ tương tự như điện toán đám mây
Phát triển ứng dụng Đáp ứng những nhu cầu và tác vụ cụ thể
Truy cập Thông qua API hoặc dashboard
Thông qua web Thông qua một trình duyệt hoặc ứng dụng
Người dùng chịu trách nhiệm quản lý và duy trì cả hạ tầng và ứng dụng.
Quản lý tập trung chủ yếu vào việc phát triển và triển khai ứng dụng, giảm đi việc quản lý hạ tầng.
Người cung cấp dịch vụ chịu trách nhiệm quản lý hạ tầng và ứng dụng, người dùng chỉ tập trung sử dụng. Độ linh hoạt
Mức độ linh hoạt cao.
Khả năng kiểm soát gần như trực tiếp đối với cơ sở hạ tầng
Mức độ linh hoạt tương đối Quyền kiểm soát hệ điều hành ít hơn IaaS nhưng lại dễ vận hành hơn.
Tính tùy chỉnh không cao
Phụ thuộc vào việc vận hành, quản lý và bảo trì của nhà cung cấp
Tự xây dựng chính sách bảo mật riêng, không phụ thuộc nhiều vào chính sách của bên cung cấp.
Người dùng thiếu một số quyền kiểm soát đối với giải pháp PaaS, phải phụ thuộc vào chính sách của
Người dùng phụ thuộc hầu hết vào các chính sách và điều khoản sẵn có của nhà cung cấp nhà cung cấp
Mô hình triển khai của điện toán đám mây
Trong điện toán đám mây, có bốn mô hình triển khai chính, mỗi một mô hình này được thiết kế để đáp ứng các mục đích và yêu cầu cụ thể của các tổ chức Hệ thống đám mây không chỉ là một khái niệm mà còn là một bộ khung cơ sở hạ tầng linh hoạt, đa dạng, và có thể tùy chỉnh, cung cấp nhiều lựa chọn để tổ chức có thể lựa chọn phương án triển khai phù hợp nhất với nhu cầu và chiến lược của mình.
Public Cloud (Đám mây - công cộng)
Private Cloud (Đám mây - doanh nghiệp)
Hybrid Cloud (Đám mây - lai)
Community Cloud (Đám mây cộng đồng)
2.3.1 Public Cloud (Đám mây - công cộng)
2.3.1.1 Định nghĩa Public Cloud (Đám mây - công cộng)
Là các dịch vụ được bên thứ 3 (người bán) cung cấp Chúng tồn tại ngoài tường lửa của công ty và được nhà cung cấp đám mây quản lý Nó được xây dựng nhằm phục vụ cho mục đích sử dụng công cộng, người dùng sẽ đăng ký với nhà cung cấp và trả phí sử dụng dựa theo chính sách giá của nhà cung cấp Public cloud là mô hình triển khai được sử dụng phổ biến nhất hiện nay của cloud computing
Hình 2 12: Dịch vụ lưu trữ đám mây Public Cloud
Dịch vụ lưu trữ đám mây Public Cloud phù hợp cho hầu hết người dùng Internet có nhu cầu về các dịch vụ cụ thể, về tài nguyên hay nhu cầu phát triển phần mềm và môi trường kiểm thử Cơ sở hạ tầng đám mây được tạo sẵn cho công chúng và được sở hữu bởi một tổ chức bán dịch vụ đám mây Mô hình này còn được gọi là đám mây bên ngoài hay đa thuê bao, nó đại diện cho một môi trường điện toán đám mây truy cập mở Đối tượng sử dụng: Bao gồm người dùng bên ngoài internet Đối tượng quản lý là nhà cung cấp dịch vụ.
2.3.1.2 Ưu điểm và nhược điểm của Public Cloud Ưu điểm:
Phục vụ được nhiều người dùng hơn, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian Không bắt buộc đầu tư về cơ sở hạ tầng công nghệ. Phù hợp với hầu hết các yêu cầu mà khách hàng đặt ra nhờ khả năng mở rộng và tính linh hoạt của phần mềm.
Tiết kiệm hệ thống máy chủ, điện năng và nhân công cho doanh nghiệp.
Các nhà cung cấp dịch vụ sẽ chịu trách nhiệm quản lý dữ liệu, giúp doanh nghiệp giảm bớt được những gánh nặng về chuyên môn công nghệ.
Người dùng phải phụ thuộc vào bên cung cấp dịch vụ do không có quyền quản lý dữ liệu.
Chi phí dịch vụ có thể tăng cao khi áp dụng với quy mô lớn.
Mức độ bảo mật và kiểm soát dữ liệu chưa được đánh giá cao là một điều quan ngại đối với khách hàng.
2.3.2 Private Cloud (Đám mây - doanh nghiệp)
2.3.2.1 Định nghĩa Private Cloud (Đám mây - doanh nghiệp)
Private cloud là các dịch vụ điện toán đám mây được cung cấp trong các doanh nghiệp Những “đám mây” này tồn tại bên trong tường lửa của công ty và được các doanh nghiệp trực tiếp quản lý Đây là xu hướng tất yếu cho các doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa hạ tầng công nghệ thông tin.
Mô hình đám mây riêng còn được gọi là đám mây nội bộ, mô hình này phân cấp người dùng và hạn chế truy cập vào tài nguyên của nó Cơ sở hạ tầng của loại đám mây này được vận hành bởi một tổ chức duy nhất Nó có thể được quản lý bởi tổ chức đó hoặc bên thứ ba Private Cloud chủ yếu dùng trong phạm vi nội bộ của doanh nghiệp, những khách hàng đòi hỏi sự chặt chẽ trong khâu kiểm soát và quản lý dữ liệu.Đặc biệt, mô hình này đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về tính năng bảo mật dữ liệu của các doanh nghiệp. Đối tượng sử dụng: Nội bộ doanh nghiệp sử dụng và quản lý
2.3.2.2 Ưu điểm và nhược điểm của Private Cloud Ưu điểm:
Ngăn chặn các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp truy cập vào dữ liệu nội bộ của công ty.
Cho phép khách hàng tùy chỉnh các dịch vụ dựa theo từng đối tượng khác nhau.
Có khả năng mở rộng và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể linh hoạt chuyển đổi cơ sở hạ tầng công nghệ theo nhu cầu và tính chất của từng đơn vị. Được đánh giá cao bởi mức độ bảo mật của phần mềm và khả năng bảo vệ thông tin khách hàng.
Chi phí khá cao so với Public Cloud. Đối với những dữ liệu có tính bảo mật cao, người dùng có thể bị hạn chế truy cập dữ liệu.
Hình 2 13: Mô hình đám mây Private Cloud
Một số trường hợp không thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp do không tính trước được số lượng.
2.3.3 Hybrid Cloud (Đám mây - lai)
2.3.3.1 Định nghĩa Hybrid Cloud (Đám mây - lai)
Là sự kết hợp của private cloud và public cloud Cho phép ta khai thác điểm mạnh của từng mô hình cũng như đưa ra phương thức sử dụng tối ưu cho người sử dụng Những “đám mây” này thường do doanh nghiệp tạo ra và việc quản lý sẽ được phân chia giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp điện toán đám mây công cộng.
Những doanh nghiệp và cá nhân đòi hỏi những yêu cầu cao về bảo mật dữ liệu, đồng thời muốn tối ưu hóa hạ tầng công nghệ mà vẫn không làm ảnh hưởng đến các công nghệ khác. Đối tượng sử dụng: Doanh nghiệp và nhà cung cấp quản lý theo sự thỏa thuận. Người sử dụng có thể sử dụng các dịch vụ của nhà cung cấp và dịch vụ riêng của doanh nghiệp.
Hình 2 14: Định nghĩa Hybrid Cloud
2.3.3.2 Ưu điểm và nhược điểm của Hybrid Cloud Ưu điểm:
Các điều khoản hợp lý trong việc triển khai mô hình giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp.
Nâng cao khả năng mở rộng đối với các dữ liệu trên Public Cloud mà không để rò rỉ dữ liệu quan trọng. Độ tin cậy và bảo mật của mô hình dịch vụ điện toán đám mây này được đánh giá cao nhờ sự phân phối dịch vụ qua nhiều mô hình khác nhau. Nhược điểm:
Chi phí cao hơn so với các mô hình điện toán đám mây khác do có nhiều tính năng hơn.
Do được tích hợp nhiều tính năng nên Hybrid Cloud đòi hỏi một cơ sở hạ tầng đám mây trải dài Điều này cũng gây khó khăn khi quản lý các dữ liệu trên Public Cloud.
Sự phức tạp của Hybrid Cloud đòi hỏi doanh nghiệp cần có đội ngũ tổ chức quản lý tốt và có năng lực.
2.3.4 Community Cloud (Đám mây cộng đồng)
2.3.4.1 Định nghĩa Community Cloud (Đám mây cộng đồng)
Community Cloud là mô hình điện toán đám mây sử dụng trong một cộng đồng người dùng: có thể là một doanh nghiệp, tổ chức hoặc phạm vi rộng hơn Các doanh nghiệp hay tổ chức tương đồng với nhau có thể chia sẻ cùng và cùng sử dụng tài nguyên với nhau.
Community Cloud hướng đến các doanh nghiệp và tổ chức có mô hình tương tự nhau và có nhu cầu chia sẻ cơ sở hạ tầng và tài nguyên công nghệ.
2.3.4.2 Ưu điểm và nhược điểm của Community Cloud Ưu điểm:
Chi phí tương đối tiết kiệm do dùng chung tài nguyên giữa nhiều khách hàng. Độ bảo mật và kiểm soát dữ liệu tương đối ổn định nhờ có cơ sở hạ tầng công nghệ ổn định và đồng nhất với nhau.
Các tổ chức có thể chia sẻ dữ liệu dễ dàng và nhanh chóng, đồng thời có thể hợp tác với nhau.
Các đối tượng khách hàng chỉ có thể chia sẻ dữ liệu theo hai cách: dung lượng băng thông và dung lượng cố định.
Mô hình dịch vụ điện toán đám mây Community Cloud này hiện chưa phổ biến và ít được áp dụng.
DỊCH VỤ TÀI CHÍNH PAYPAL
Tổng quan về Paypal
PayPal là một dịch vụ thanh toán trực tuyến quốc tế được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu Nó cho phép người dùng thực hiện các giao dịch tài chính trực tuyến một cách an toàn và thuận tiện mà không cần phải chia sẻ thông tin tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng mỗi lần giao dịch.
Người dùng có thể liên kết tài khoản ngân hàng của họ hoặc thẻ tín dụng/debit với tài khoản PayPal và sau đó sử dụng nó để thanh toán hoặc nhận thanh toán PayPal cũng cung cấp các dịch vụ chuyển tiền giữa người dùng và có ứng dụng di động để thực hiện các giao dịch trên điện thoại di động.
Ngoài ra, PayPal còn được sử dụng rộng rãi trong thương mại điện tử, nơi nó là một trong những phương thức thanh toán phổ biến Người mua có thể chọn thanh toán thông qua PayPal khi mua sắm trực tuyến, và các doanh nghiệp có thể tích hợp PayPal vào trang web của họ để chấp nhận thanh toán từ khách hàng.
3.1.2 Lịch sử phát triển của Paypal
PayPal được sáng lập bởi hai nhà kinh doanh công nghệ là Peter Thiel và Max Levchin vào năm 1998.
Ban đầu, PayPal được biết đến với tên Confinity và chuyên phát triển phần mềm mã hóa để gửi tiền trực tuyến Sau đó, vào năm 2000, họ đã thay đổi tên thành PayPal và tập trung phát triển dịch vụ chuyển tiền trực tuyến.
PayPal đã nhanh chóng trở thành một công ty lớn với hàng triệu người sử dụng trên toàn cầu và trở thành một trong những phương tiện thanh toán trực tuyến phổ biến nhất hiện nay.
Năm 2002, PayPal đã được mua lại bởi eBay với giá 1,5 tỷ đô la Mỹ và trở thành một công ty con của eBay trong một thời gian dài Sau đó, PayPal đã tách ra khỏi eBay và trở thành một công ty độc lập vào năm 2015.
Năm 2008, Bill Me Later gia nhập gia đình PayPal, cuối cùng trở thành PayPal Credit, cho phép người bán hàng trực tuyến cung cấp các khoản thanh toán trả chậm và tài trợ khuyến mại cho hàng triệu người tiêu dùng sử dụng PayPal
Năm 2011, PayPal phát triển lên tới hơn 100 triệu người dùng đang hoạt động tại 190 thị trường và 25 loại tiền tệ khi nó dân chủ hóa các dịch vụ tài chính cho tất cả mọi người Nó cũng trở nên thuận tiện hơn, thêm PayPal Mobile cho thanh toán điện thoại thông minh và nó trở nên hợp lý hơn bằng cách cung cấp các khoản thanh toán trả chậm và tài trợ khuyến mại với việc bổ sung Bill Me Later
Năm 2013, Dòng thương hiệu của PayPal tiếp tục mở rộng, thêm Braintree và Venmo
Năm 2015, PayPal một lần nữa trở thành một công ty độc lập và bắt đầu giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq với tên gọi “PYPL” Xoom tham gia PayPal, giúp khách hàng dễ dàng gửi tiền xuyên biên giới với chi phí thấp hơn so với chuyển tiền truyền thống
Năm 2016, PayPal công bố thỏa thuận hợp tác mang tính bước ngoặt với Visa Inc để mở rộng sự lựa chọn của người tiêu dùng trong thanh toán Kể từ thời điểm đó, PayPal đã xây dựng hơn 40 quan hệ đối tác chiến lược, bao gồm cả với các ngân hàng hàng đầu như Bank of America, Banorte, Barclays, Citi, HSBC, JPMorgan Chase, Shinhan Card và Wells Fargo, các mạng lưới và tổ chức phát hành thẻ như American Express, Discover, Mastercard và các đối tác tổ chức tài chính khác như FIS, Paymentus và Synchrony
Năm 2017, Swift Financial tham gia PayPal và mở rộng các giải pháp tài trợ cho doanh nghiệp nhỏ của PayPal
Năm 2018, PayPal mua lại một số công ty để mở rộng nền tảng của mình.Zettle tham gia PayPal để tạo ra trải nghiệm mua sắm thú vị tại cửa hàng Hyperwallet tham gia PayPal để mở rộng khả năng thanh toán cho các doanh nghiệp trên quy mô toàn cầu Simility tham gia PayPal, bổ sung thêm các dịch vụ rủi ro nâng cao và phát hiện gian lận
Năm 2019, PayPal trở thành nền tảng thanh toán nước ngoài đầu tiên được chấp thuận cho các dịch vụ thanh toán trực tuyến ở Trung Quốc
Năm 2020, Khi đại dịch làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày, PayPal đấu tranh bình đẳng bằng cách cam kết 535 triệu đô la để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo chủng tộc và hỗ trợ các doanh nghiệp và cộng đồng Da đen và không được phục vụ ở Hoa
Kỳ Honey tham gia PayPal để tạo ra những trải nghiệm mua sắm bổ ích và tiết kiệm tiền cho mọi người
Năm 2021, Với tầm nhìn hướng tới tương lai, PayPal và Venmo ra mắt dịch vụ ví kỹ thuật số mới, cung cấp cho mọi người một điểm đến duy nhất để quản lý cuộc sống tài chính của họ PayPal cũng giới thiệu Checkout bằng tiền điện tử,cung cấp cho khách hàng một phương thức thanh toán an toàn, dễ dàng và liền mạch bằng tiền điện tử.
Năm 2022, PayPal bắt đầu một chương mới với việc làm mới thương hiệu toàn cầu
Hiện nay, PayPal là một trong những công ty thanh toán trực tuyến hàng đầu thế giới, cung cấp dịch vụ cho hàng triệu khách hàng và doanh nghiệp trên toàn cầu Tuân thủ triết lý của công ty về "dịch vụ tài chính toàn diện cho công chúng", Paypal cam kết cung cấp các dịch vụ tài chính toàn diện, thông qua sự kết hợp giữa đổi mới công nghệ và hợp tác chiến lược, tạo ra các cách quản lý quỹ tốt hơn và di động, cung cấp các tùy chọn linh hoạt để chuyển khoản, thanh toán hoặc bộ sưu tập, giúp các cá nhân và doanh nghiệp tham gia và thành công trong nền kinh tế toàn cầu.
Giao diện của Paypal
Trang chủ và thanh điều hướng: Sau khi đăng nhập, người dùng sẽ thấy trang chính hiển thị tóm tắt thông tin tài khoản, số dư hiện có và các giao dịch gần đây Thanh điều hướng hoặc thanh menu nằm ở phía trên trang giúp người dùng truy cập các phần quan trọng như Ví, Gửi và Yêu cầu, Hoạt động, Trợ giúp.
Hình 3 1: Giao diện trang chủ
Gửi: Lựa chọn này chủ yếu tập trung vào chức năng gửi tiền từ tài khoản PayPal đến người dùng khác Khi người dùng chọn "Gửi," họ có thể nhập thông tin người nhận, số tiền cần gửi, và lựa chọn phương thức thanh toán.
Yêu Cầu: Chức năng này cho phép người dùng tạo yêu cầu thanh toán để nhận tiền từ người khác Khi chọn "Yêu Cầu," người dùng có thể nhập thông tin chi tiết về yêu cầu thanh toán, bao gồm số tiền và ghi chú.
Hình 3 3: Chức năng “Yêu cầu”
Danh Bạ: Lựa chọn "Danh Bạ" giúp người dùng quản lý danh sách liên lạc của họ, đặc biệt là những người họ thường xuyên gửi và nhận tiền từ Người dùng có thể thêm, sửa đổi hoặc xóa thông tin liên lạc trong danh bạ của mình.
Hình 3 4: Chức năng “Danh bạ”
Thêm: Lựa chọn "Thêm" có thể liên quan đến việc thêm người mới vào danh bạ hoặc tài khoản mới cho các giao dịch tiếp theo Cho phép người dùng thêm người mới vào danh bạ bằng cách nhập thông tin liên lạc hoặc thêm phương thức thanh toán mới.
Ví: Phần này thường liên quan đến quản lý số dư và thẻ tín dụng trong tài khoản PayPal Người dùng có thể xem số dư, quản lý thẻ tín dụng, thực hiện nạp tiền vào tài khoản hoặc rút tiền từ ví.
Hoạt Động: Trang này thường hiển thị chi tiết về các giao dịch và hoạt động gần đây trên tài khoản Cho phép người dùng kiểm tra lịch sử giao dịch, xem thông tin chi tiết về mỗi giao dịch và kiểm tra trạng thái các thanh toán.
Hình 3 7: Giao diện “Hoạt động”
Trợ Giúp: Trang này thường chứa thông tin hỗ trợ và tài nguyên giúp đỡ Người dùng có thể tìm kiếm câu hỏi thường gặp, liên hệ với hỗ trợ khách hàng, hoặc truy cập tài liệu hướng dẫn và hỗ trợ trực tuyến.
Hình 3 8: Giao diện “Trợ giúp”
Cách thức hoạt động
PayPal hoạt động như một trung gian giữa bạn và một ngân hàng Người dùng thêm một tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng/ghi nợ vào hệ thống PayPal, và mỗi khi họ thực hiện thanh toán trực tuyến, họ có thể chọn tài khoản nào để trừ tiền Tất cả các giao dịch đều được xử lý qua PayPal, thay vì thông qua ngân hàng của bạn. Mọi số tiền nhận được sẽ nằm trong tài khoản PayPal của bạn và có thể được sử dụng cho thương mại điện tử, điểm bán hàng (với thẻ PayPal), hoặc chuyển vào tài khoản ngân hàng của bạn Quá trình chuyển có thể mất vài ngày hoặc chỉ vài phút (với
35 một khoản phí bổ sung) Số dư tài khoản PayPal của bạn cũng có thể được nạp thêm từ tài khoản ngân hàng hoặc thẻ được thêm. Đối với cá nhân, PayPal cung cấp các dịch vụ chuyển tiền đơn giản, thẻ tín dụng/ghi nợ, séc và dịch vụ e-check Đối với người bán, PayPal có nhiều dịch vụ với mức giá cạnh tranh, mà không có hợp đồng dài hạn Điều này bao gồm các tính năng như PayPal Shipping, Invoicing, Working Capital, và thậm chí cả PayPal Loans. Việc thiết lập một tài khoản PayPal là miễn phí, nhưng có nhiều chi phí khác nhau khi sử dụng dịch vụ Mô hình kinh doanh sẽ khác nhau một chút nếu bạn là một cá nhân gửi tiền cho bạn bè so với một doanh nghiệp hỗ trợ thanh toán.
PayPal có thể sử dụng qua trang web, ứng dụng di động, các giao diện chương trình, hoặc tích hợp Nó cung cấp các công cụ và dịch vụ hỗ trợ cho điểm bán hàng, thương mại điện tử và các giao dịch dựa trên đăng ký Nó bảo vệ người dùng bằng cách cung cấp bảo vệ cho người bán, giải quyết mua hàng và cung cấp công nghệ bảo mật số hàng đầu trong ngành.
Hình 3 9: Cách thức hoạt động của Paypal
Thao tác đăng ký Paypal
Trước khi đăng ký tài khoản bạn cần chuẩn bị 1 địa chỉ mail hoạt động bình thường, 1 thẻ Visa/ MasterCard có ít nhất 2$ trong tài khoản, CMND, thẻ căn cước hoặc giấy phép lái xe và 1 số điện thoại cá nhân Dưới đây là hướng dẫn đăng ký tài khoản Paypal:
Bước 1: Truy cập vào trang chủ của Paypal để đăng ký, hãy nhớ lựa chọn ngôn ngữ tiếng Việt để dễ dàng sử dụng.Chọn “Đăng ký” để đăng ký tài khoản
Hình 3 10: Thao tác đăng ký bước 1
Bước 2: Chọn chức năng “Tài khoản cá nhân” hoặc “Tài khoản doanh nghiệp” để tạo tài khoản.
Hình 3 11: Thao tác đăng ký bước 2
Bước 3: Tại mục "Tôi là" có 4 hình thức lựa chọn:
Người mua sắm trực tuyến.
Người bán hàng cá nhân/làm nghề tự do
Bạn muốn sử dụng hình thức nào thì chọn vào đó Sau đó, nhấn Tiếp theo.
Hình 3 12: Thao tác đăng ký bước 3
Bước 4: Tiếp theo, bạn phải nhập số điện thoại của mình Sau đó nhấn Tiếp.
Hình 3 13: Thao tác đăng ký bước 4
Bước 5: Sau khi nhập xong số điện thoại, hệ thống sẽ gửi mã xác nhận, bạn nhập đúng 6 số của mã được hệ thống gửi.
Hình 3 14: Thao tác đăng ký bước 5
Bước 6: Tại giao diện tiếp theo, bạn cần nhập đầy đủ thông tin cá nhân để tạo hồ sơ, bao gồm: Địa chỉ Email, họ tên, mật khẩu, Điền xong, bạn nhấn vào mục Tiếp bên dưới màn hình.
Hình 3 15: Thao tác đăng ký bước 6
Bước 7: Tiếp theo, bạn phải nhập đầy đủ thông tin địa chỉ cá nhân, bao gồm: Ngày sinh, quốc tịch, thành phố, Sau đó, nhấn kích hoạt One Touch và nhấn xác nhận các điều khoản người dùng và quyền riêng tư Hoàn tất các thủ tục trên, bạn nhấn vào mục Đồng ý và tạo tài khoản.
Hình 3 16: Thao tác đăng ký bước 7
Bước 8: Lúc này tài khoản PayPal của bạn đã được tạo, bạn có thể lựa chọn 2 danh mục Mua sắm và Gửi thanh toán.
Hình 3 17: Thao tác đăng ký bước 8
Các dịch vụ Paypal cung cấp
Website Payments Standard (WPS) là một giải pháp thanh toán của PayPal cho phép người bán thêm nút PayPal Checkout vào trang web hoặc ứng dụng di động của họ một cách dễ dàng Điều này giúp chấp nhận thanh toán bằng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và PayPal một cách an toàn mà không cần kiến thức lập trình sâu rộng Khách hàng có thể thanh toán mà không cần tài khoản PayPal, đơn giản bằng cách sao chép mã HTML cho nút Checkout và dán nó lên trang web của họ PayPal xử lý quy trình thanh toán và bảo mật, sau đó đưa khách hàng trở lại trang web. Để tích hợp WPS vào trang web của bạn, bạn có thể làm theo những bước sau đây:
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản PayPal Business của bạn và chọn 'Hồ sơ và cài đặt'.
Hình 3 18: Tích hợp WPS bước 1
Bước 2: Chọn 'Nút PayPal' trên bảng điều khiển.
Hình 3 19: Tích hợp WPS bước 2
Bước 3: Chọn 'Thêm vào giỏ hàng' và nhấp vào 'Tạo nút mới'.
Hình 3 20: Tích hợp WPS bước 3
Bước 4: Nhấp vào 'Tạo nút', sau đó sao chép và dán mã HTML lên trang web của bạn Sau khi bạn hoàn thành bước này, Nút Thanh toán PayPal sẽ xuất hiện trên trang web của bạn.
Hình 3 21: Tích hợp WPS bước 4
Payment Data Transfer (PDT) là dịch vụ thông báo ngay lập tức về thông tin giao dịch đến người bán khi được kích hoạt Điều này giúp người bán hiển thị chi tiết giao dịch một cách an toàn và tự động hoàn thành đơn đặt hàng cho hàng hóa kỹ thuật số PDT áp dụng cho các giao dịch PayPal Standard, bao gồm các nút như Mua ngay, Đóng góp, Đăng ký và Giỏ hàng.
Payment Data Transfer cho phép những nhà cung cấp sử dụng nút thanh toán PayPal: Hiển thị an toàn chi tiết giao dịch: PayPal xác thực yêu cầu PDT bằng một mã thông báo PDT an toàn duy nhất được gán trước đó cho nhà cung cấp Payment Data Transfer gửi chi tiết giao dịch đến trang web của nhà cung cấp Nhà cung cấp triển khai một đoạn mã để hiển thị thông tin thanh toán thành công cho khách hàng.
Tự động xử lý đơn đặt hàng cho hàng hóa kỹ thuật số: Sau khi thanh toán thành công, nhà cung cấp có thể hiển thị một liên kết để cho phép khách hàng tải xuống sản phẩm kỹ thuật số.
Quản lý tồn kho và các công việc khác: Nhà cung cấp có thể sửa đổi đoạn mã để cập nhật cơ sở dữ liệu Ví dụ, đoạn mã có thể cập nhật tồn kho hoặc trạng thái đơn hàng. Các bước sau mô tả quy trình cơ bản của một giao dịch PDT:
1 Khách hàng thực hiện thanh toán.
2 PayPal gửi ID giao dịch của thanh toán qua HTTP dưới dạng biến GET (tx) Thông tin này được gửi đến URL Trả lại bạn đã chỉ định trong hồ sơ tài khoản PayPal của mình.
3 Trang web của bạn chứa một biểu mẫu HTML POST lấy ID giao dịch và gửi ID giao dịch cùng với mã thông báo PDT duy nhất của bạn đến PayPal.
4 PayPal trả lời với một thông báo chỉ ra THÀNH CÔNG hoặc THẤT BẠI Thông báo THÀNH CÔNG bao gồm chi tiết giao dịch, mỗi chi tiết trên một dòng, theo định dạng
= Chuỗi cặp khóa-giá trị này được mã hóa URL.
5 Trang web của bạn phân tích thông báo sau đó hiển thị thông tin cho khách hàng.
PayPal API cho phép khách hàng thực hiện thanh toán bằng PayPal và thẻ tín dụng chỉ với vài cú nhấp chuột Nó cung cấp các tính năng như hiển thị thông tin chi tiết giao dịch, hoàn trả toàn bộ hoặc một phần, và quản lý các khoản thanh toán đã thực hiện.
Các API của PayPal sử dụng REST, xác thực bằng OAuth 2.0 access tokens, và trả về mã phản hồi HTTP cùng với các phản hồi được mã hóa trong định dạng JSON Bạn có thể kiểm thử tích hợp ở Mỹ với một tài khoản PayPal Developer.
Instant Payment Notification (IPN) là dịch vụ tự động thông báo về các sự kiện liên quan đến giao dịch PayPal IPN giúp người bán tự động hóa các chức năng quản lý và văn phòng, bao gồm tự động hoàn thành đơn đặt hàng và cung cấp trạng thái đơn đặt hàng cho khách hàng ngay lập tức IPN thông báo về các sự kiện giao dịch như thanh toán nhận được, ủy quyền thẻ tín dụng, eCheck thanh toán và các sự kiện khác liên quan đến trạng thái giao dịch.
Người bán tạo một trang IPN listener trên trang web của họ và sau đó chỉ định URL của trang listener trong hồ sơ tài khoản PayPal của mình PayPal sau đó gửi thông báo về tất cả các sự kiện liên quan đến giao dịch đến URL đó Khi khách hàng thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ, PayPal gửi một FORM POST an toàn chứa thông tin thanh toán (các thông điệp
Hình 3 22: Quy trình cơ bản của giao dịch PDT
IPN) đến URL đó Trang IPN listener phát hiện và xử lý các thông điệp IPN bằng cách sử dụng quy trình backend của người bán Trang IPN listener chứa một đoạn mã hoặc chương trình tùy chỉnh đang đợi các thông điệp, xác nhận chúng với PayPal, và sau đó chuyển chúng đến các ứng dụng backend khác nhau để xử lý.
Digital Goods Delivery giúp người bán tối đa hóa lợi nhuận từ nội dung kỹ thuật số bằng cách cung cấp giá có thể điều chỉnh và các mô hình thanh toán linh hoạt, bao gồm thanh toán liên tục và thanh toán một lần.
Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng Paypal
An toàn: Các giao dịch đã thanh toán nhưng bị khiếu nại có dấu hiệu không trung thực trong thương mại, người mua có thể được nhận lại tiền Hiện nay, các tài khoản Việt Nam đều bị hạn chế rút tiền cho đến khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: nhận đủ 200 USD, xác thực số điện thoại, nhận tối thiểu 5 giao dịch và 60 ngày không xảy ra tranh chấp Điều kiện này không loại trừ tài khoản cũ đã có giao dịch thành công trước đây Theo đó, người mua được đảm bảo quyền lợi tối đa khi giao dịch trực tuyến.
Giao dịch nhanh chóng: Bất kể lúc nào, giao dịch trên Paypal đều được tiến hành ngay lập tức Bạn không cần phải chờ đợi, thông báo sẽ được chuyển về email đăng ký ngay khi thao tác thành công.
Dễ sử dụng: Trang web Paypal đã hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt Bạn có thể thao tác chuyển tiền, thanh toán, rút tiền, trực tiếp trên website
Hỗ trợ nhiệt tình: Khi cần hỗ trợ, các nhân viên chăm sóc khách hàng của Paypal giải đáp rất nhanh và chi tiết thông tin Đặc biệt, nếu không giỏi tiếng Anh thì bạn cũng đừng lo lắng, Paypal đã có đội ngũ chăm sóc khách hàng người Việt Nam Bạn có thể chat trực tiếp qua mục Hỗ trợ trên tài khoản. Không nhiều ví điện tử quốc tế làm được điều này
Phổ biến: Paypal hỗ trợ trên hơn 200 thị trường với hơn 100 loại tiền tệ Con số này đang không ngừng mở rộng trong thời gian tới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng.
Không yêu cầu chứng từ phức tạp: Tại đây, bạn có thể chủ động thanh toán, tạo hóa đơn yêu cầu thanh toán để nhận tiền nhanh mà không cần phải có hồ sơ, chứng từ xuất nhập khẩu như giao dịch ngân hàng Điều này thuận tiện cho các giao dịch chuyển tiền cá nhân hoặc thanh toán mua sắm qua sàn thương mại điện tử.
Phí rút và nhận tiền cao, thường là mức 4%/ giá trị giao dịch Tuy nhiên, nếu giao dịch số tiền lớn, phí này có thể giảm một chút
Tỷ giá chênh lệch thực tế lớn: Tỷ giá quy đổi trên Paypal được đánh giá “không công bằng” với người dùng khi chênh lệch lớn với tỷ giá thông báo bởi các ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương Điểm tỷ giá chênh lệch khá lớn kèm chi phí rút tiền không hề thấp.
NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ CỦA PAYPAL
Chiến lược cơ sở hạ tầng đám mây của PayPal trên Google Cloud
PayPal là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến và đã là công ty đầu tiên trên thế giới thực hiện việc chuyển tiền qua Internet. Với hơn 377 triệu tài khoản hoạt động tại 200 thị trường, PayPal đã xử lý hơn 936 tỷ đô la trong tổng khối lượng thanh toán (TPV) vào năm 2020, tạo ra tác động toàn cầu ở quy mô lớn Trong những năm trước đó, tổng khối lượng thanh toán (TPV) tăng 25% hàng năm.
Tuy nhiên, do sự gia tăng đáng kể trong thương mại điện tử và lưu lượng người dùng do đại dịch năm 2020 gây ra, PayPal gặp khó khăn trong việc xử lý thanh toán một cách trơn tru Họ đã quản lý giao dịch hoàn toàn trên cơ sở hạ tầng của mình và tại các trung tâm dữ liệu của riêng họ, và đã phải xây dựng cơ sở hạ tầng để chuẩn bị cho lưu lượng giao dịch cao điểm và duy trì nó trong suốt thời gian. Để giải quyết thách thức này, PayPal đã quyết định chuyển sang sử dụng dịch vụ điện toán đám mây của Google Tuy nhiên, việc di dời lên đám mây không phải lúc nào cũng đơn giản, nó đòi hỏi một mức độ rủi ro cao và có thể gây gián đoạn trong các hoạt động kinh doanh hàng ngày Do đó, PayPal đã thuê công ty tư vấn công nghệ Deloitte để tạo chiến lược di dời lên đám mây mạnh mẽ Họ đã xác định một chiến lược thay đổi cơ sở hạ tầng kéo dài nhiều năm, có nghĩa là họ sẽ thực hiện các thay đổi từ từ trong nhiều giai đoạn, không phải một lúc mà là từng bước một.
4.1.1 Xử lý hiệu quả giao dịch tăng cao thông qua chuyển đổi lên đám mâyTrước đó, đội ngũ PayPal đã chuyển nền tảng containerization phát triển nội bộ của mình lên đám mây, giúp cải thiện hiệu suất của các dịch vụ micro mà không cần học hỏi mới Bây giờ, công ty cần phải nhanh chóng hành động để quản lý các đợt giao dịch đỉnh điểm sắp tới trong dịp lễ.
Khu vực Salt Lake City là khu vực thứ sáu của Google Cloud tại Hoa Kỳ và một trong 23 khu vực mà Google Cloud đã điều hành vào năm 2020 Nó được chọn vì sự gần gũi với nhiều ngành công nghiệp tri thức như chăm sóc sức khỏe, công nghệ thông tin và dịch vụ tài chính Doanh nghiệp như PayPal chọn chạy nền tảng của họ qua các khu vực Google Cloud có thể tiếp cận với độ trễ thấp hơn, khả năng mở rộng cải tiến và trải nghiệm khách hàng tốt hơn Khách hàng cũng có thể tận dụng các giải pháp đám mây lai, hoặc nếu họ mong muốn, phân chia công việc qua các cơ sở ở miền Tây Hoa Kỳ ở Los Angeles và Oregon, đảm bảo độ tin cậy ở tốc độ cao.
Tốc độ quan trọng đối với cả hiệu suất vận hành và sự hài lòng của khách hàng. Ngay cả vài trăm mili giây không cần thiết trong việc xử lý một giao dịch có thể dẫn đến sự không hài lòng của khách hàng Khi hầu hết hoạt động vận hành diễn ra trên mạng riêng an toàn và hiệu quả của Google Cloud, độ trễ được giảm thiểu.
Sau khi chuyển sang Google Cloud, đội ngũ PayPal thấy được cải thiện ngay lập tức Trong những thời điểm giao thông cao điểm như Black Friday và Cyber Monday, PayPal xử lý 1.000 thanh toán mỗi giây Google Cloud đã giúp quản lý những sự kiện có lưu lượng cao này bằng cách xếp lịch công việc một cách hiệu quả và mở rộng hoặc thu nhỏ để quản lý thời điểm ngoại cao điểm một cách hiệu quả.
4.1.2 Linh động điều chỉnh theo nhu cầu cơ sở hạ tầng thay đổi
Khi PayPal xử lý giao dịch hoàn toàn tại cơ sở và trong các trung tâm dữ liệu riêng, họ phải xây dựng cơ sở hạ tầng để chuẩn bị cho tải giao dịch cao điểm và duy trì nó mọi lúc Với nền tảng thanh toán của mình hiện đang sử dụng Google Cloud, PayPal có thể nhanh chóng điều chỉnh để xử lý các thay đổi trong lưu lượng mà không phải chi trả liên tục cho việc duy trì cơ sở hạ tầng đó Thực tế, công ty đã tiết kiệm đáng kể chi phí trong mùa lễ năm 2020 thông qua việc sử dụng Google Cloud.
"Chúng tôi chỉ có thể phát triển nhanh chóng, xây dựng nhanh chóng và triển khai nhanh chóng nếu chúng tôi có cơ sở hạ tầng linh hoạt như chính chúng tôi," Sri Shivananda, Giám đốc Công nghệ của PayPal đã nói "Google Cloud cho phép chúng tôi đổi mới và phục vụ khách hàng của chúng tôi với tốc độ chúng tôi yêu cầu Chúng
53 tôi có thể mang đến nền tảng bất kỳ lượng dữ liệu nào mà chúng tôi muốn và quản lý nó một cách an toàn, hiệu quả về chi phí."
Với những thay đổi này, PayPal tiếp tục làm cho thương mại điện tử trở nên dễ tiếp cận khi nó mở rộng, mang lại dịch vụ thương mại lớn cho các nhà bán lẻ nhỏ và doanh nghiệp khởi nghiệp Bằng cách phục vụ thị trường này, PayPal có thể mang lại cho người tiêu dùng và nhà bán lẻ khắp nơi nhiều lựa chọn hơn, cơ hội hơn và các công cụ hơn để cải thiện cuộc sống và kinh doanh của họ.
4.1.3 Tầm Nhìn Tương Lai với Google Cloud
Khoảng 20% cơ sở hạ tầng cốt lõi của PayPal hiện đang sử dụng Google Cloud, và còn nhiều hơn nữa sẽ được chuyển đến PayPal, hợp tác với Google Cloud và Deloitte, đang tiếp tục triển khai quá trình chuyển đổi đám mây kéo dài nhiều năm, chuyển các khối công việc quan trọng đến đám mây, tận dụng khả năng phân tích tiên tiến và tăng cường chi phí tiết kiệm và nguồn lực của mình.
"Việc làm cho dịch vụ tài chính trở nên dễ tiếp cận là sứ mệnh của chúng tôi, và việc hợp tác với đội ngũ Google Cloud giúp chúng tôi tập trung vào việc cung cấp những sản phẩm, khả năng và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng thay vì lo lắng về việc quản lý cơ sở hạ tầng của mình," Sri Shivananda, Phó Chủ tịch điều hành, Giám đốcCông nghệ tại PayPal đã nói "Là một phần của đối tác chiến lược của chúng tôi,chúng tôi đang làm việc bên cạnh Google Cloud để mở rộng và bảo vệ cơ sở hạ tầng cho tương lai."
Kiến Trúc Đám Mây của PayPal
PayPal triển khai môi trường sản xuất chính của mình tại khu vực Đám mây Oracle US-Phoenix và môi trường phục hồi sau sự cố tại khu vực Đám mây Oracle US-Ashburn.
Cả hai môi trường chính và môi trường phục hồi sau sự cố đều giao tiếp thông qua các kết nối remote peering, cho phép luồng lưu lượng mạng chảy nhanh chóng giữa hai môi trường này PayPal chuyển hết lưu lượng mạng từ và đến mạng nội bộ của mình thông qua VPN FastConnect.
Trong khi môi trường phát triển và kiểm thử chất lượng (QA) của PayPal tồn tại trong cùng các mạng ảo đám mây (VCNs) và các mạng con như môi trường sản xuất, chỉ có các nhà phát triển mới có thể truy cập vào môi trường phát triển Một phiên bản Oracle SQL Developer truy vấn các phiên bản Oracle Autonomous Transaction Processing (ATP), chứa các schemas của Oracle Essbase Phiên bản ATP sản xuất chính có sao lưu đến lưu trữ đối tượng thông qua cổng dịch vụ.
Sử dụng DropZone, một máy chủ Secure-FTP tự phát triển, PayPal chuyển dữ liệu từ kho dữ liệu nơi làm việc của mình đến Essbase trong Oracle Cloud Infrastructure (OCI), với tất cả các quá trình truyền dữ liệu được kiểm tra, kiểm tra mã hóa và ghi log Người dùng Essbase có thể kết nối với các dịch vụ được cung cấp trong mạng OCI và có thể sử dụng Oracle Analytics Cloud để chạy các hình ảnh tự phục vụ Lưu trữ Tệp của Oracle Cloud Infrastructure được chia sẻ trên tất cả các máy chủ ứng dụng và bastion.
Hình 4 1: Mạng ảo của PayPal kết nối với OCI
Hình ảnh này thể hiện một mạng ảo của PayPal tại nơi làm việc kết nối với một kho chứa Oracle Cloud Infrastructure (OCI) bao gồm hai khu vực Kho chứa cung cấp các dịch vụ sau:
Quản lý danh tính và truy cập
Mạng tại nơi làm việc của PayPal bao gồm DropZone (một máy chủ Secure- FTP tự phát triển), quản lý danh tính và truy cập, và kết nối đến các hệ thống Teradata, Hadoop, Informatica và SAP PayPal chuyển dữ liệu từ kho dữ liệu tại nơi làm việc của mình đến Essbase trong OCI, sử dụng VPN, dịch vụ proxy, danh sách IP được phép, và Tường lửa Ứng dụng Web Oracle Cloud Infrastructure thông qua một Cổng định tuyến Động (DRG).
Môi trường sản xuất chính của PayPal chạy tại khu vực Đám mây Oracle ở US- Phoenix và môi trường phục hồi sau sự cố (DR) chạy ở khu vực US-Ashburn Hai khu vực này giao tiếp thông qua các kết nối remote peering Mỗi khu vực bao gồm một miền khả dụng và mạng ảo đám mây (VCN) duy nhất Các VCN có các cổng sau: Cổng chuyển đổi địa chỉ mạng (NAT): Cho phép tài nguyên riêng tư trong một VCN truy cập các máy chủ trên internet mà không tiếp xúc với các kết nối internet đến.
Cổng định tuyến động (DRG) (chỉ VCN sản xuất): Cung cấp kết nối riêng tư sử dụng IPSec VPN đến trung tâm dữ liệu của khách hàng.
Cổng dịch vụ (chỉ VCN sản xuất): VCN giao tiếp với các dịch vụ như lưu trữ đối tượng qua mạng vải Oracle mà không đi qua internet Trong trường hợp này, lưu trữ đối tượng được sử dụng cho sao lưu cơ sở dữ liệu.
Các VCN có các mạng con công cộng sau với danh sách bảo vệ để cung cấp giao tiếp an toàn giữa các tài nguyên mạng con bằng cách sử dụng cổng NAT:
Mạng con công cộng của trình cân bằng tải: Bao gồm các trình cân bằng tải để quản lý lưu lượng dữ liệu và người dùng Oracle Analytics Cloud chỉ chạy trong VCN sản xuất.
Mạng con công cộng ứng dụng: Bao gồm các máy chủ Essbase của PayPal và một cơ sở dữ liệu Oracle Autonomous Transaction Processing (ATP), cả hai đều được sao chép tại trang DR.
Mạng con công cộng máy chủ: Bao gồm máy chủ bastion, máy chủ ETL, lưu trữ tệp cho tất cả các máy chủ ứng dụng và bastion, và một máy chủ SQLDeveloper Máy chủ SQL Developer chỉ chạy trong VCN sản xuất.
Quản Lý Dữ Liệu và Bảo Mật
4.2.1 Cách đồng bộ dữ liệu Giao dịch PayPal vào Đích Lưu trữ Đám mây Google bằng Airbyte Điều kiện tiên quyết
Một tài khoản Giao dịch PayPal để tự động chuyển dữ liệu khách hàng của bạn.
Một tài khoản Đích Lưu trữ Đám mây Google.
Một tài khoản Airbyte Cloud hoạt động, hoặc bạn cũng có thể chọn sử dụng Airbyte Open Source trên máy cục bộ Bạn có thể làm theo hướng dẫn để cài đặt Airbyte trên hệ thống của bạn bằng cách sử dụng docker-compose. Airbyte là một nền tảng tích hợp dữ liệu mã nguồn mở giúp tập trung và tối ưu hóa quá trình trích xuất và tải dữ liệu từ nhiều nguồn dữ liệu vào các kho dữ liệu Nó cung cấp các kết nối có sẵn, bao gồm PayPal Transaction và Google Cloud Storage Destination, để di chuyển dữ liệu một cách mượt mà.
Khi sử dụng Airbyte để chuyển dữ liệu từ Giao dịch PayPal đến Đích Lưu trữ Đám mây Google, nó sẽ trích xuất dữ liệu từ Giao dịch PayPal bằng cách sử dụng kết nối nguồn, chuyển đổi nó thành định dạng mà Đích Lưu trữ Đám mây Google có thể tiếp nhận bằng cách sử dụng lược đồ được cung cấp, và sau đó tải lên Đích Lưu trữ Đám mây Google thông qua kết nối đích Điều này giúp doanh nghiệp tận dụng dữ liệu Giao dịch PayPal của họ để thực hiện phân tích và nhận thông tin chi tiết trong Đích Lưu trữ Đám mây Google, giảm đơn giản quá trình ETL và tiết kiệm thời gian và tài nguyên đáng kể.
Bước 1: Thiết lập PayPal Transaction làm nguồn kết nối
Hình 4 2: Thiết lập PayPal Transaction làm nguồn kết nối
1 Mở nền tảng Airbyte và điều hướng đến tab "Nguồn" ở phía bên trái màn hình.
2 Nhấp vào nút "Thêm Nguồn" và chọn "Giao dịch PayPal" từ danh sách các kết nối có sẵn.
3 Nhập tên cho kết nối và nhấp vào nút "Tiếp theo".
4 Nhập thông tin đăng nhập API PayPal của bạn, bao gồm ID và Mã bảo mật, vào các trường tương ứng.
5 Nhấp vào nút "Kiểm tra" để đảm bảo rằng thông tin đăng nhập là hợp lệ và kết nối đến PayPal thành công.
6 Sau khi kiểm tra thành công, nhấp vào nút "Lưu" để lưu kết nối và thêm nó vào danh sách nguồn của bạn.
7 Bây giờ bạn có thể sử dụng kết nối để trích xuất dữ liệu từ các giao dịch PayPal của bạn và tích hợp nó với các nguồn dữ liệu khác trong Airbyte.
8 Để cấu hình kết nối, bạn có thể chọn các trường dữ liệu cụ thể mà bạn muốn trích xuất từ các giao dịch PayPal của mình và thiết lập bất kỳ bộ lọc hoặc biến đổi cần thiết.
9 Khi kết nối được cấu hình, bạn có thể lên lịch đồng bộ dữ liệu định kỳ để đảm bảo rằng dữ liệu của bạn luôn được cập nhật và chính xác.
Bước 2: Thiết lập Google Cloud Storage Destination như một kết nối đích
Hình 4 3: Thiết lập Google Cloud Storage Destination như một kết nối đích
1 Đăng nhập vào tài khoản Google Cloud Storage của bạn.
2 Tạo một bucket mới hoặc chọn một bucket hiện tại nơi bạn muốn lưu trữ dữ liệu của mình.
3 Điều hướng đến Google Cloud Console và tạo một tài khoản dịch vụ mới với các quyền cần thiết để truy cập vào bucket của bạn.
4 Tải xuống tệp khóa JSON cho tài khoản dịch vụ.
5 Mở Airbyte và điều hướng đến tab "Đích".
6 Chọn Google Cloud Storage làm kết nối đích của bạn.
7 Nhập thông tin cần thiết, bao gồm tên bucket, ID dự án và đường dẫn đến tệp khóa JSON.
8 Kiểm tra kết nối để đảm bảo rằng Airbyte có thể kết nối thành công với tài khoản Google Cloud Storage của bạn.
9 Lưu cấu hình và bắt đầu đồng bộ dữ liệu của bạn vào bucket GoogleCloud Storage của bạn.
Bước 3: Thiết lập kết nối để đồng bộ dữ liệu từ PayPal Transaction đến Google Cloud Storage Destination
Hình 4 4: Thiết lập kết nối để đồng bộ dữ liệu từ PayPal Transaction đến Google Cloud Storage
Destination Sau khi bạn đã kết nối thành công PayPal Transaction như một nguồn dữ liệu và Google Cloud Storage Destination như một điểm đến trong Airbyte, bạn có thể thiết lập một ống dẫn dữ liệu giữa chúng với các bước sau:
1 Tạo kết nối mới: Trên bảng điều khiển Airbyte, điều hướng đến tab 'Kết nối' và nhấn nút '+ Kết nối Mới'.
2 Chọn nguồn: Chọn PayPal Transaction từ danh sách thả xuống của các nguồn bạn đã cấu hình.
3 Chọn điểm đến của bạn: Chọn Google Cloud Storage Destination từ danh sách thả xuống của các điểm đến bạn đã cấu hình.
4 Cấu hình đồng bộ của bạn: Xác định tần suất của các đồng bộ dữ liệu dựa trên nhu cầu kinh doanh của bạn Airbyte cho phép cả lên lịch bằng tay và tự động cho các làm mới dữ liệu của bạn.
5 Chọn dữ liệu để đồng bộ: Chọn các đối tượng cụ thể của PayPal Transaction mà bạn muốn nhập dữ liệu từ đó đến Google Cloud Storage
Destination Bạn có thể đồng bộ tất cả dữ liệu hoặc chọn bảng và trường cụ thể.
6 Chọn chế độ đồng bộ cho luồng của bạn: Chọn giữa làm mới đầy đủ hoặc đồng bộ tăng dần (với loại bỏ trùng nếu bạn muốn), và điều này có thể là toàn bộ luồng hoặc ở cấp độ luồng Đồng bộ tăng dần chỉ có sẵn cho các luồng có con trỏ chính.
7 Kiểm tra kết nối của bạn: Nhấn nút 'Kiểm Tra Kết Nối' để đảm bảo rằng cài đặt của bạn hoạt động Nếu kiểm tra kết nối thành công, lưu cấu hình của bạn.
8 Bắt đầu đồng bộ: Nếu kiểm tra thành công, nhấn 'Thiết Lập Kết Nối'. Airbyte sẽ bắt đầu di chuyển dữ liệu từ PayPal Transaction đến Google Cloud Storage Destination theo cài đặt của bạn.
Chìa khóa bảo mật PayPal (PayPal Security Key)
Là phương tiện bảo mật bổ sung, miễn phí, tăng cường lớp an ninh khi đăng nhập.
Sử dụng Mã PIN Một lần (OTP) duy nhất cho mỗi lần đăng nhập, cung cấp yếu tố xác thực bổ sung ngoài mật khẩu.
Giám sát và Ngăn chặn Gian lận (Fraud monitoring and prevention)
Sử dụng công nghệ phát hiện gian lận tiên tiến để theo dõi và ngăn chặn các hoạt động giao dịch đáng ngờ.
Mục tiêu là bảo vệ tài khoản khỏi các giao dịch gian lận thông qua việc xác định các biểu hiện và mô hình đáng ngờ.
Chìa khóa chính (Key Pinning) Đảm bảo rằng kết nối TLS từ thiết bị di động của người dùng chỉ kết nối với máy chủ PayPal được xác minh.
Ngăn chặn nguy cơ kết nối với máy chủ giả mạo, đảm bảo tính toàn vẹn của kết nối.
Mã hóa dữ liệu (Data Encryption)
Sử dụng công nghệ mã hóa để bảo vệ thông tin cá nhân và giao dịch tài chính trước các mối đe dọa.
Dữ liệu được chuyển đổi thành định dạng không đọc được khi lưu trữ và truyền tải, giữ cho thông tin an toàn.
Xác nhận thanh toán qua Email (Email payment confirmation)
Hệ thống gửi email xác nhận mỗi giao dịch thanh toán qua PayPal. Người dùng được khuyến khích kiểm tra và báo cáo ngay lập tức nếu phát hiện bất kỳ giao dịch không phù hợp nào.
Kết nối TLS (TLS Connection)
Chắc chắn rằng kết nối được thiết lập thông qua Transport Layer Security (TLS), tăng cường bảo mật.
Chỉ sử dụng kết nối HTTPS an toàn (HSTS), loại bỏ các rủi ro từ các cuộc tấn công thông qua giao thức HTTP không an toàn.