1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đồ án môn học điện toán đám mây tìm hiểu blockchain và ứng dụng

86 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đồ Án Môn Học Điện Toán Đám Mây Tìm Hiểu Blockchain Và Ứng Dụng
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Lê Thị Ngọc Dung
Người hướng dẫn TS. Tôn Thất Hòa An
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Công Nghệ Thông Tin
Thể loại Đồ án môn học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 15,14 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN (14)
    • 1.1 Tổng quan về đề tài (14)
      • 1.1.1 Lý do hình thành đề tài (14)
      • 1.1.2 Tầm quan trọng của đề tài ở Việt Nam hiện nay (14)
      • 1.1.3 Mô tả bài toán (15)
    • 1.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu (16)
      • 1.2.1 Mục tiêu (16)
      • 1.2.2 Nội dung nghiên cứu (16)
    • 1.3 Đối tượng và phạm vi đề tài (16)
      • 1.3.1 Đối tượng (16)
      • 1.3.2 Phạm vi đề tài (16)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (17)
    • 1.5 Dự kiến kết quả đạt được (17)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (18)
    • 2.1 Giới thiệu điện toán đám mây (18)
      • 2.1.1 Khái niệm về điện toán đám mây (18)
      • 2.1.3 Lợi ích của điện toán đám mây (23)
      • 2.1.4 Thách thức của điện toán đám mây (24)
    • 2.2 Các dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu hiện nay (24)
      • 2.2.1 FPT Cloud (24)
      • 2.2.2 Microsoft (25)
      • 2.2.3 Google Cloud Platform (26)
      • 2.2.4 VMware Cloud (27)
      • 2.2.5 Oracle (28)
      • 2.2.6 Amazon Web Service (30)
    • 2.3 Ưu nhược điểm của điện toán đám mây (31)
      • 2.3.1 Ưu điểm của điện toán đám mây (31)
      • 2.3.2 Nhược điểm của điện toán đám mây (32)
  • CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN (34)
    • 3.1 Khái niệm (35)
    • 3.2 Cột mốc phát triển của công nghệ Blockchain (35)
    • 3.3 Công nghệ Blockchain và Điện toán đám mây (37)
      • 3.3.1 Sự khác biệt giữa công nghệ Blockchain và Điện toán đám mây (37)
      • 3.3.2 Tích hợp công nghệ Blockchain với Điện toán đám mây (39)
      • 3.3.3 Lợi ích của Công nghệ Blockchain trong Điện toán đám mây (40)
    • 3.4 Nền tảng lý thuyết (42)
      • 3.4.1 Hàm băm (42)
      • 3.4.2 Chữ ký số (46)
    • 3.5 Phân loại, các phiên bản của hệ thống Blockchain (47)
      • 3.5.2 Các phiên bản của hệ thống Blockchain (49)
    • 3.6 Tính chất của Blockchain (50)
    • 3.7 Cấu trúc của mỗi Block (51)
    • 3.8 Cách thức hoạt động của công nghệ Blockchain (52)
      • 3.8.1 Nguyên lý mã hoá (52)
      • 3.8.2 Quy tắc của sổ cái (53)
      • 3.8.3 Nguyên lý tạo khối (54)
    • 3.9 Thuật toán của Blockchain (56)
    • 3.10 Các thuật toán Blockchain phổ biến (56)
    • 3.11 Những đặc điểm chính của Blockchain (58)
    • 3.12 Ưu nhược điểm của công nghệ Blockchain (62)
      • 3.12.1 Ưu điểm của Blockchain (62)
      • 3.12.2 Nhược điểm của Blockchain (62)
    • 3.13 Blockchain có thật sự an toàn (63)
    • 3.14 Tương lai của Blockchain (65)
  • CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN (66)
    • 4.1 Một số ứng dụng của Blockchain (66)
    • 4.2 Đồng tiền điện tử Bitcoin và Game Blockchain (75)
      • 4.2.1 Đồng tiền điện tử Bitcoin (75)
      • 4.2.2 Game Blockchain (77)
    • 4.3 Blockchain là nghề lập trình “hốt bạc” (79)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN (82)
    • 5.1 Những kết quả đạt được của đồ án (82)

Nội dung

1.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu1.2.1 Mục tiêu- Tìm hiểu nền tảng đám mây.- Tìm hiểu công nghệ Blockchain.- Tìm hiểu về các ứng dụng của Bockchain trong đời sống.- Tìm hiểu về sự ra đ

TỔNG QUAN

Tổng quan về đề tài

1.1.1 Lý do hình thành đề tài

Công nghệ Blockchain đã có lịch sử phát triển hơn 10 năm, được ứng dụng đa lĩnh vực Blockchain đã trở thành một trong những công nghệ đột phá nhất của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 Với công nghệ tiên tiến và tính ưu việt vượt trội mà công nghệ Blockchain mang lại thì nó hiện nay đã và đang được nghiên cứu ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội Trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ Blockchain là công cụ để hiện thực hoá nền nông nghiệp “từ nông trại tới bàn ăn”, nó đã tạo ra cuộc cách mạng đưa nền nông nghiệp lên một tầm phát triển mới Do đó, việc hình thành đề tài này là rất là cần thiết và nó giúp cho việc mọi người hiểu rõ hơn về công nghệ Blockchain Đây cũng chính là lý do nhóm em chọn đề tài: “ Tìm hiểu

1.1.2 Tầm quan trọng của đề tài ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay có rất nhiều công ty và tập đoàn lớn đang xây dựng mạng lưới của riêng mình bằng công nghệ Blockchain Chắc chắn rằng Blockchain sẽ tạo nên một cuộc cách mạng trong vài năm tới ở Việt Nam và đóng vai trò ngày càng lớn trong việc thay đổi thế giới CNTT Việt Nam đã ghi nhận một số tên tuổi và có chỗ đứng nhất định trên “bản đồ” Blockchain thế giới Cụ thể, trong top 200 công ty Blockchain trên thế giới có 5 - 7 công ty do người Việt sáng lập Khoảng 10 startup của người Việt Nam trong lĩnh vực Blockchain có vốn hóa trên 100 triệu USD.

Trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc quản lý, lưu trữ và bảo mật các dữ liệu, thông tin là một việc hết sức quan trọng Tình huống đặt ra ở đây là nếu bạn gửi tiền vào ngân hàng nào đó mà không may có một sự cố xảy ra chẳng hạn như: ngân hàng bị cháy hoặc máy chủ bị hack Việc đó dẫn đến các thông tin giấy tờ giao dịch của ngân hàng đều bị mất Vì thế không một ai biết bạn đã gửi bao nhiêu tiền Người ta đã đặt ra một câu hỏi rằng tại sao không lưu thông tin theo nhiều bản, ở nhiều nơi và tạo ra nhiều máy chủ.

- Thứ nhất, lưu giấy tờ theo nhiều bản rất tốn thời gian và tốn nhiều chi phí bởi vì một ngày không biết có bao nhiêu giao dịch tại ngân hàng nên việc đó là không thể.

- Thứ hai, lưu thông tin ở nhiều nơi thì không có ai đủ thời gian, công sức và nhân lực để có thể in và gửi nó cho nhiều chi nhánh khác.

- Thứ ba, tạo ra nhiều máy chủ vì việc này rất tốn nhiều chi phí như cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc, chi phí bảo trì, Và rủi ro bị hack là rất cao.

Những điều trên là khó có thể xảy ra Nhưng hiện nay thì chúng ta hoàn toàn thực hiện được nhờ vào công nghệ Blockchain.

Blockchain là một hệ thống đáng tin cậy vì trong hầu hết các hệ thống thanh toán truyền thống, các giao dịch không chỉ phụ thuộc vào hai bên liên quan mà còn phụ thuộc vào một bên trung gian - chẳng hạn như ngân hàng, công ty thẻ tín dụng hoặc nhà cung cấp dịch vụ thanh toán Khi sử dụng công nghệ Blockchain, những điều trên không cần thiết nữa Vì mạng lưới phân tán của các nút xác minh các giao dịch thông

Ngọc Ánh - Ngọc Dung Trang 2 qua một quá trình được gọi là khai thác Do đó, một hệ thống Blockchain loại bỏ rủi ro khi tin tưởng vào một tổ chức duy nhất và cũng giảm được chi phí tổng thể, phí giao dịch bằng cách cắt bỏ các bên trung gian hay các bên thứ ba

Bất chấp những nhược điểm, công nghệ Blockchain thể hiện một số lợi thế độc đáo và nó chắc chắn sẽ tồn tại ở đây Chúng ta vẫn còn một chặng đường dài để áp dụng chính thống, nhưng nhiều ngành công nghiệp đang nắm bắt được những lợi thế và bất lợi của hệ thống Blockchain Vài năm tới có thể sẽ chứng kiếm các doanh nghiệp và chính phủ thử nghiệm các ứng dụng mới để tìm ra nơi công nghệ Blockchain mang lại nhiều giá trị nhất.

Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu nền tảng đám mây.

- Tìm hiểu công nghệ Blockchain.

- Tìm hiểu về các ứng dụng của Bockchain trong đời sống.

- Tìm hiểu về sự ra đời và cách thứ hoạt động của Blockchain.

- Tìm hiểu một số ứng dụng được xây dựng dựa trên Blockchain.

- Rút ra được những ưu, nhược điểm trong việc sử dụng công nghệ Blockchain của các doanh nghiệp.

Nghiên cứu sơ lược về điện toán đám mây và tổng quan về cấu trúc, cách thức hoạt động, lợi ích, của công nghệ Blockchain.

Đối tượng và phạm vi đề tài

1.3.1 Đối tượng Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề xoay quanh đến môn học điện toán đám mây, công nghệ Blockchain và một số ứng dụng được xây dựng dựa trên công nghệ Blockchain.

1.3.2 Phạm vi đề tài Đề tài nghiên cứu tổng quan về công nghệ Blockchain và sợ lược Blockchain chủ yếu ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệBlockchain trên phạm vi toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng trong vài năm trở lại đây đang tạo ra những sự thay đổi chưa từng có đối với nhiều lĩnh vực, từ kinh tế,tài chính tới văn hóa, giáo dục… Do vậy, công nghệ Blockchain sẽ là trợ lực giúp ViệtNam khai mở kỷ nguyên số.

Phương pháp nghiên cứu

Thu thập các thông tin và dữ liệu thứ cấp thông qua các trang mạng điện tử, các bài báo và từ các nguồn khác để từ đó đưa ra các khái niệm, mô tả, lợi ích và cách thức hoạt động của công nghệ Blockchain Dựa vào đó để xây dựng nội dung phù hợp với đối tượng nghiên cứu.

Dự kiến kết quả đạt được

- Khảo sát hiện trạng và yêu cầu của đồ án.

- Hoàn thành gần như tất cả các yêu cầu đồ án.

- Tìm hiểu thêm một vài mục tiêu khác nằm ngoài phạm vi đồ án.

- Phân tích những vấn đề cần thiết của đồ án từ các tài liệu đã thu thập.

Ngọc Ánh - Ngọc Dung Trang 4

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Giới thiệu điện toán đám mây

2.1.1 Khái niệm về điện toán đám mây Điện toán đám mây hay còn gọi là điện toán máy chủ ảo cung cấp các công nghệ, tài nguyên máy tính liên kết với mạng Internet Với mô hình điện toán đám mây, người dùng sẽ được tiếp cận các tài nguyên từ công nghệ, năng lượng điện toán, lưu trữ cơ sở dữ liệu đến từ những nhà cung cấp dịch vụ đám mây Điện toán đám mây là khái niệm tổng thể bao gồm cả các khái niệm như phần mềm dịch vụ, công nghệ Web tiên tiến và các vấn đề khác xuất hiện gần đây, các xu hướng công nghệ nổi bật, trong đó đề tài chủ yếu của nó là vấn đề dựa vào Internet để đáp ứng những nhu cầu điện toán của người dùng Ví dụ, dịch vụ Google App Engine cung cấp những ứng dụng kinh doanh trực tuyến thông thường, có thể truy nhập từ một trình duyệt web, còn các phần mềm và dữ liệu đều được lưu trữ trên các máy chủ. Điện toán đám mây là mô hình điện toán mà mọi giải pháp liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các dịch vụ qua mạng Internet , giải phóng người sử dụng khỏi việc phải đầu tư nhân lực, công nghệ và hạ tầng để triển khai hệ thống Từ đó điện toán đám mây giúp tối giản chi phí và thời gian triển khai, tạo điều kiện cho người sử dụng nền tảng điện toán đám mây tập trung được tối đa nguồn lực vào công việc chuyên môn.

Có bốn mô hình triển khai đám mây chủ yếu Mỗi loại đám mây thể hiện các đặc trưng riêng, sự khác nhau của chúng nằm ở phạm vi truy cập của các dịch vụ đám mây được công bố đối với khách hàng sử dụng:

- Public Cloud hay còn được gọi là điện toán đám mây cộng đồng: Đây là mô hình điện toán đám mây phổ biến nhất hiện nay Cơ sở hạ tầng đám mây được tạo sẵn cho công chúng và được sở hữu bởi một tổ chức bán dịch vụ đám mây.

Mô hình này còn được gọi là đám mây bên ngoài hay đa thuê bao, nó đại diện cho một môi trường điện toán đám mây truy cập mở

- Private Cloud hay còn được gọi là điện toán đám mây riêng: Mô hình đám mây riêng còn được gọi là đám mây nội bộ, mô hình này phân cấp người dùng và

Ngọc Ánh - Ngọc Dung Trang 6

Hình 2.1 Điện toán đám mây hạn chế truy cập vào tài nguyên của nó Cơ sở hạ tầng của loại đám mây này được vận hành bởi một tổ chức duy nhất Nó có thể được quản lý bởi tổ chức đó hoặc bên thứ ba.

- Community Cloud hay còn được gọi là điện toán đám mây cộng đồng: Là các dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây do các công ty cùng hợp tác tạo ra để cung cấp cho cộng đồng Community Cloud có thể được quản lý bởi một bên thứ ba hoặc các tổ chức Được dùng chung bởi một vài tổ chức và hỗ trợ một cộng đồng cụ thể có cùng mối quan tâm

- Hybrid Cloud hay còn được gọi là điện toán đám mây lai: Có hạ tầng là một sự kết hợp của hai hay nhiều loại đám mây công cộng, riêng hoặc cộng đồng mà vẫn giữ các thực thể duy nhất nhưng ràng buộc với nhau bằng công nghệ chuẩn hóa hoặc độc quyền, cho phép tính khả chuyển của các dữ liệu và ứng dụng Nó cho phép người dùng khai thác được điểm mạnh và hạn chế được những nhược điểm của 2 mô hình trên.

Hình 2.2 Các mô hình triển khai đám mây

Có 3 mô hình cung cấp điện toán đám mây phổ biến là:

- Infrastructure as a Service (IaaS) – Dịch vụ hạ tầng: Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS) là cơ sở hạ tầng điện toán tức thời, được cung cấp và quản lý thông qua internet IaaS nhanh chóng thay đổi quy mô theo nhu cầu của người dùng Và chúng cho phép bạn chỉ trả tiền cho những gì bạn sử dụng Mô hình dịch vụ này cung cấp cho khách hàng tài nguyên xử lý, lưu trữ, mạng và các tài nguyên máy tính cơ bản khác Từ đó, khách hàng có thể triển khai và chạy phần mềm tùy ý, bao gồm hệ điều hành và các ứng dụng Khách hàng không quản lý hoặc kiểm soát các cơ sở hạ tầng điện toán đám mây nằm bên dưới, nhưng có kiểm soát hệ thống điều hành, lưu trữ và các ứng dụng được triển khai đồng thời kiểm soát có giới hạn của các thành phần mạng.

Ngọc Ánh - Ngọc Dung Trang 8

Hình 2.3 Các mô hình cung cấp điện toán đám mây phổ biến

- Platform as a Servive (PaaS) – Dịch vụ nền tảng: Nền tảng như một dịch vụ (PaaS) là một môi trường phát triển và triển khai hoàn chỉnh trên đám mây. PaaS được thiết kế để giúp các nhà phát triển có thể nhanh chóng tạo được các ứng dụng web hoặc ứng dụng di động một cách dễ dàng hơn mà không cần phải lo lắng về việc thiết lập hoặc quản lý cơ sở hạ tầng cơ bản của máy chủ, mạng, lưu trữ và cơ sở dữ liệu cần thiết để phát triển Mô hình dịch vụ này cung cấp cho khách hàng khả năng triển khai trên hạ tầng điện toán đám mây các ứng dụng của họ bằng việc sử dụng các ngôn ngữ lập trình, các thư viện, dịch vụ, công cụ được hỗ trợ từ bên thứ ba Người dùng không cần quản lý hoặc kiểm soát các cơ sở hạ tầng điện toán đám mây bên dưới như máy chủ ảo, mạng, hệ điều hành, lưu trữ, nhưng có thể cấu hình cho môi trường chạy ứng dụng của họ.

- Software as a Service (SaaS) - Dịch vụ phần mềm : Phần mềm như một dịch vụ (SaaS) là một mô hình dịch vụ điện toán đám mây cao nhất hiện nay Chúng cho phép người dùng có thể sử dụng được các ứng dụng dễ dàng trên nền tảng đám mây thông qua internet Hay nói một cách khác là Saas sẽ cung cấp phần mềm hoặc ứng dụng chạy trên internet Từ đó người dùng cuối có thể sử dụng dễ dàng ngay lập tức Nhà cung cấp phần mềm dịch vụ SaaS có thể lưu trữ trên server của họ hoặc cũng có thể cho phép người dùng tải xuống và vô hiệu hóa nó khi hết hạn

2.1.2 Lịch sử phát triển điện toán đám mây

Thuật ngữ điện toán đám mây xuất hiện bắt nguồn từ ứng dụng điện toán lưới (Grid Computing) trong thập niên 1980, tiếp theo là điện toán tự trị (Autonomic Computing) và điện toán tiện ích (Utility Computing) Vì vậy điện toán đám mây thường bị nhầm lẫn với ba loại điện toán trên.

Như vậy thuật ngữ điện toán đám mây (Cloud Computing) ra đời giữa năm 2007 không phải để nói về một trào lưu mới, mà để khái quát lại các hướng đi của cơ sở hạ tầng thông tin vốn đã và đang diễn ra từ những năm qua Đó là các nguồn điện toán khổng lồ được cung cấp bằng các dịch vụ (như phần cứng, phần mềm ) nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên Internet thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng (trên mặt đất) để mọi người kết nối và sử dụng mỗi khi họ cần.

2.1.3 Lợi ích của điện toán đám mây

- Tiết kiệm chi phí: Điện toán đám mây giúp loại bỏ chi phí đầu tư khi mua phần cứng, phần mềm cũng như thiết lập và chạy các trung tâm dữ liệu tại chỗ.

- Quy mô toàn cầu: Các lợi ích của dịch vụ điện toán đám mây bao gồm khả năng mở rộng quy mô một cách toàn cầu.

- Hiệu suất: Các dịch vụ Cloud Computing chạy trên mạng lưới trung tâm dữ liệu an toàn trên toàn thế giới Chúng được nâng cấp thường xuyên lên thế hệ phần cứng điện toán nhanh và hiệu quả mới nhất.

Ngọc Ánh - Ngọc Dung Trang 10

- Tính bảo mật: Nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây đã cung cấp một loạt các chính sách, công nghệ và kiểm soát nhằm củng cố tình trạng bảo mật của bạn nói chung, giúp bảo vệ dữ liệu, ứng dụng và cơ sở hạ tầng của bạn khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn.

Các dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu hiện nay

FPT Cloud là nền tảng Điện toán Đám mây thế hệ mới, được xây dựng trên nền tảng ảo hoá bản quyền VMWare và OpenStack, vận hành trong Trung tâm dữ liệu UptimeTier III với kết nối liền mạch và kiến trúc tiên tiến, kết nối trực tiếp đến hệ thốngPublic Cloud từ các hãng lớn (Microsoft, AWS, Google), giúp cung cấp đa dạng các sản phẩm, giải pháp, tiện ích, phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng.

Lợi thế bản địa là điều không thể không nhắc đến, việc sử dụng dịch vụ Cloud từ một nhà cung cấp uy tín bản địa sẽ giúp doanh nghiệp luôn đảm bảo tuân thủ quy định và pháp luật Nhà nước về lưu trữ dữ liệu, và được hỗ trợ kịp thời, liên tục bởi đội ngũ chuyên gia chuẩn quốc tế.

FPT Smart Cloud là thành viên thứ 8 của Tập đoàn FPT, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo (AI) và Điện toán đám mây (Cloud) tại Việt Nam với mục tiêu mang đến một nền tảng AI & Cloud đẳng cấp thế giới, đột phá về tốc độ và năng suất.

FPT Cloud triển khai trên hệ thống Data Center hiện đại của FPT đặt tại Hà Nội và TP.HCM, tuân thủ mọi yêu cầu khắt khe về kiến trúc hệ thống và an toàn thông tin, mang tới sự linh hoạt, khả năng tùy biến để triển khai dịch vụ đám mây phù hợp nhất theo nhu cầu FPT Cloud là đối tác tin cậy của hơn 100 doanh nghiệp lớn thuộc các ngành khác nhau như dịch vụ tài chính, bán lẻ, thương mại điện tử, sản xuất, vận tải, giáo dục, chính phủ với hơn 10.000 người dùng thường xuyên.

Microsoft hay còn gọi là Microsoft Azure là một nền tảng điện toán đám mây công cộng với các giải pháp bao gồm Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS), Nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS) và Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) Nó có thể được sử dụng cho các dịch vụ như phân tích, "ảo hóa" máy tính, lưu trữ, mạng

Ngọc Ánh - Ngọc Dung Trang 12

Hình 2.7 Logo của FPT Cloud

Microsoft đã trở thành trung tâm của thế giới công nghệ trong nhiều năm nay Mặc dù Microsoft bước vào cuộc chiến đám mây tương đối muộn, nhưng sự tham gia sâu sắc của nó vào tất cả các tầng của đám mây đã đẩy công ty lên đỉnh cao Ngoài ra, cam kết vô song của nó là phát triển và hỗ trợ khách hàng triển khai Blockchain, Machine Learning (ML) và Trí tuệ nhân tạo (AI) trong môi trường sản xuất sáng tạo, cũng như doanh thu dẫn đầu thị trường, cho phép Microsoft giữ vị trí đứng đầu đông.

Microsoft đã tiếp tục cung cấp hiệu suất hoạt động mạnh mẽ kể từ khi Satya Nadella tiếp quản vị trí CEO vào năm 2014 Nền tảng Azure, dịch vụ đám mây công cộng của công ty, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập thương hiệu là người chơi số một trong không gian Hoạt động kinh doanh của Microsoft được tổ chức tốt thành ba phân khúc: đám mây thông minh (bao gồm Windows Server OS, Azure và SQL Server), máy tính cá nhân (bao gồm Xbox, Surface, Quảng cáo tìm kiếm Bing và Windows Client) và các quy trình kinh doanh bao gồm Microsoft Office và Dynamics.

Google Cloud Platform được viết tắt là GCP là 1 nền tảng của điện toán đám mây cho phép tổ chức và các doanh nghiệp tạo ra, xây dựng và hoạt động những ứng dụng của mình tên hệ thống google tạo ra Những ứng dụng phổ biến của Google sử dụng Google Cloud Platform hiện đang rất phổ biến chính là: Youtube, Chrome, Google Apps, Google Maps, Google Search,…

Hình 2.8 Logo của Microsoft Azure

Khi Alphabet ra mắt Google Cloud Platform, gã khổng lồ công nghệ đã chọn nhắm mục tiêu vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn là theo đuổi những người chơi đã thành lập, nhưng giờ đây tự hào về các khách hàng lớn như eBay, Snap và HSBC, mặc dù sau này cũng sử dụng Azure và AWS Sau khi Google công bố thu nhập quý hai vào giữa năm nay, các nhà đầu tư hiện đang chú ý đáng kể đến tiến trình đã đạt được trong kinh doanh điện toán đám mây của công ty [ CITATION ten22 \l 1066 ].

Mặc dù công ty đã bị Microsoft, IBM và Amazon khuất phục về thị phần, nền tảng Google Cloud gần đây đã thực hiện một số động thái để tăng toàn bộ không gian địa chỉ của mình và cung cấp một sự khác biệt tiềm năng từ các dịch vụ Cơ sở hạ tầng khác như Dịch vụ (IaaS) Điểm mấu chốt là Nền tảng đám mây của Google bị lôi kéo vào một trận chiến khốc liệt với các đối tác của nó, bao gồm AWS và Microsoft Azure.

Vmware Server là một sản phẩm đến từ nhà WMware, nơi chuyên cung cấp các phần mềm ảo hóa và điện toán đám mây Được thành lập vào năm 1998, WMware hiện là công ty con của Dell Technologies.

Vmware Work Station là sản phẩm đầu tiên được phát hành bởi công ty WMware Đây là công cụ cho phép người dùng tạo và sử dụng máy ảo trực tiếp trên laptop hoặc PC. Bên cạnh việc cho phép cài đặt nhiều phiên bản hệ điều hành khác nhau, bạn cũng có thể dễ dàng chuyển đổi máy ảo cùng một lúc.

Ngọc Ánh - Ngọc Dung Trang 14

Hình 2.9 Logo của Google Cloud Platform

Không chỉ nổi tiếng với khả năng tương thích mạnh mẽ với phần cứng, Vmware Work Station còn được xem là cầu nối giữa máy chủ và máy ảo cho tất cả các tài nguyên phần cứng Tất cả các trình điều khiển thiết bị giờ đây được cài đặt thông qua máy chủ. Ưu điểm lớn nhất của sản phẩm đó là bạn có thể cài đặt và sử dụng đồng thời tất cả các hệ điều hành trên một chiếc máy duy nhất Do đó, các bạn quản trị viên có thể cài đặt các phần mềm ứng dụng khác nhau để kiểm tra chức năng trên từng hệ điều hành

Theo Vmware, ảo hóa sẽ giải quyết các thách thức cấp bách nhất của công nghệ thông tin: giảm chi phí bảo trì khi mở rộng cơ sở hạ tầng Các tổ chức thuộc mọi quy mô đang áp dụng công nghệ ảo hóa của Vmware đã gặt hái rất nhiều lợi ích trong quá trình sử dụng, chẳng hạn như:

- Loại bỏ các công việc hành chính thông thường cho các nhân viên IT nội bộ

- Nhiều tùy chọn sao lưu và bảo mật dữ liệu, giảm nguy cơ mất dữ liệu

- Tăng tính hiệu quả và linh hoạt của hệ thống trung tâm dữ liệu

- Giảm chi phí vận hành, từ đó tăng khả năng sinh lời

Oracle là một trong những nhà cung cấp dữ liệu lớn nhất trên thị trường công nghệ hiện nay Cái tên Oracle chính là tên viết tắt từ sản phẩm chủ lực của hãng, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) có tên chính thức là Oracle Database Phần mềm cơ sở dữ liệu thường giữ vị trí trung tâm trong mảng IT của công ty, hỗ trợ nhiều

Hình 2.10 Logo của VMware nhiệm vụ khác nhau gồm xử lý giao dịch, business intelligence (BI), và các ứng dụng phân tích.

Kiến trúc của Oracle Database bao gồm:

Ưu nhược điểm của điện toán đám mây

2.3.1 Ưu điểm của điện toán đám mây

Ngọc Ánh - Ngọc Dung Trang 18

Ra đời sau máy chủ vật lý, máy chủ ảo nên điện toán đám mây sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, phục vụ người dùng tốt hơn Vậy những ưu điểm của điện toán đám mây gồm:

- Cung cấp tài nguyên tính toán động: Người dùng được đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu như khởi tạo, nâng cấp, mua mới các phần mềm, ứng dụng, Bởi vì, nhà cung cấp có khả năng huy động các nguồn tài nguyên nhàn rỗi trên Internet thời điểm đó để cung cấp cho khách hàng.

- Tiết kiệm chi phí đầu tư hạ tầng và quản trị vận hành: Khách hàng sử dụng dịch vụ điện toán đám mây chỉ việc trả phí cho nhu cầu của sử dụng của mình.

- Giảm độ phức tạp trong cơ cấu của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể đưa các tất cả các quy trình làm việc của công ty lên hệ thống ĐTĐM và chia sẻ cho các nhân sự công ty để thực hiện theo Họ sẽ không cần thực hiện nhiều quy trình xem xét giấy tờ hay tổ chức nhiều cuộc họp để báo cáo thường xuyên.

- Nhanh chóng, tiện lợi: Khách hàng sẽ là người dùng cuối, họ chỉ cần tập trung vào công việc vì các vấn đề về kỹ thuật đã có nhà cung cấp chịu trách nhiệm.

- An toàn và liên tục: Những đơn vị cung cấp dịch vụ ĐTĐM sẽ có những trung tâm dữ liệu và đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm Nhờ đó, họ sẽ mang tới cho người dùng trải nghiệm sử dụng dịch vụ liên tục, ổn định và an toàn.

- Loại bỏ được yếu tố vật lý và địa lý: Bằng việc chia sẻ tài nguyên qua mạng Internet, người dùng có thể dễ dàng truy cập dữ liệu từ bất cứ nơi đâu mà không cần phải tới văn phòng Họ có thể sử dụng nhiều loại thiết bị thông minh có kết nối mạng để truy cập dữ liệu mà không cần phải sử dụng một loại máy chủ chuyên biệt

- Khả năng mở rô ¦ng và thu hẹp nhanh chóng: Người dùng có thể mở rộng hoặc thu hẹp quy mô cơ sở dữ liệu, tài nguyên và nhu cầu sử dụng mà không bị hạn chế bởi các yếu tố như cấu hình máy chủ hoặc tài nguyên internet không đáp ứng

2.3.2 Nhược điểm của điện toán đám mây

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì điện toán đám mây cũng có những nhược điểm như sau:

- Phụ thuộc vào mạng Internet: Điện toán đám mây sử dụng Internet làm cầu nối giữa nhà cung cấp với người dùng, giữa các người dùng với nhau Khi Internet gặp trục trặc, mất kết nối thì người dùng không thể truy cập và sử dụng dữ liệu trên đám mây được.

- Vấn đề bảo mật và quyền riêng tư: Nếu như trước đây các toán bộ các thông tin được lưu giữ trong các ổ cứng thì người dùng có thể chủ động bảo vệ Còn đối với điện toán đám mây, các dữ liệu được đưa lên không gian của nhà cung cấp. Điều này vẫn tiềm ẩn nguy cơ bị đánh cắp thông tin nếu như hệ thống bảo mật của nhà cung cấp dịch vụ kém.

- Chi phí: Giảm chi phí đầu tư ban đầu là ưu điểm của điện toán đám mây Tuy nhiên, nó cũng là một vấn đề phải tranh cãi khi người sử dụng điện toán đám mây luôn phải duy trì trả phỉ sử dụng dịch vụ So với tự chủ đầu tư hạ tầng, người sử dụng điện toán đám mây không có tài sản sau khấu hao chi phí đầu tư.

- Khả năng tích hợp với hạ tầng thông tin sẵn có của tổ chức: Việc tích hợp điện toán đám mây vào hạ tầng sẵn có của khách hàng chưa có mô hình và cách thức thực hiện cụ thể Các mô hình kết nối đám mây riêng và đám mây thương mại vẫn đang được nghiên cứu.

- Cấp độ dịch vụ: Điện toán đám mây cung cấp dịch vụ theo yêu cầu, tuy nhiên trong thực tế, các gói dịch vụ thường được định nghĩa trước và người sử dụng căn cứ vào nhu cầu và khả năng để chọn dịch vụ sẵn có Ví dụ, việc tự cấu hình chi tiết thông số các máy đo hiện tại chưa thực hiện được Như vậy, khả năng để thích ứng yêu cầu cấp dịch vụ cho các nhu cầu cụ thể của một doanh nghiệp là ít hơn so với các trung tâm dữ liệu xây dựng riêng với mục đích là để tiếp tục mục tiêu nâng cao khả năng kinh doanh của công ty.

Ngọc Ánh - Ngọc Dung Trang 20

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN

Khái niệm

Blockchain là một chuỗi các khối có chứa thông tin Ngay từ chính cái tên của nó đã nói lên tất cả, block (khối) và chain (chuỗi).

Blockchain được hiểu là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó.

Blockchain còn được coi là một sổ cái kỹ thuật số được phân chia Hiểu đơn giản là một cuốn sổ ghi chép lại mọi thứ sinh ra và mất đi, sau đó cuốn sổ đó được sao chép cho mỗi người tham gia vào mạng giữ một bản Trong đó, mọi thông tin được lưu trữ và truyền tải một cách minh bạch, toàn vẹn, không thể nào thay đổi hay gian lận được. Tất cả các bản sao này được cập nhật khi dữ liệu hoặc giao dịch mới được ghi vào Blockchain thông qua sự đồng thuận của tất cả mọi người tham gia [ CITATION

Cột mốc phát triển của công nghệ Blockchain

Ngọc Ánh - Ngọc Dung Trang 22

Hình 3.1 Công nghệ Blockchain Ý tưởng cơ bản về chuỗi khối được mô tả năm 1991 Ý tưởng này sử dụng một chuỗi gồm các khối bảo mật bằng mật mã để lưu trữ các văn bản đánh dấu thời gian Năm

1992 các cây Merkle đã được tích hợp vào chuỗi khiến nó trở nên hiệu quả hơn bằng cách cho phép 1 block có thể tập hợp nhiều hơn 1 văn bản Tuy nhiên, công nghệ này đã không được sử dụng và bằng sáng chế đã hết hạn vào năm 2004.

Nhà khoa học máy tính Hal Finney (Harold Thomas Finney II) đã đưa ra một giải pháp bảo mật gọi là “Reusable Proof of Work” vào năm 2004 POW được ghi nhận là thuật toán đồng thuận đầu tiên được tạo ra trên mạng lưới Blockchain Được sử dụng để xác nhận giao dịch và sản xuất các block mới trong chuỗi, đó là lý do còn gọi POW là thuật toán bằng chứng công việc (đáp án đúng của bài toán).

POW yêu cầu những người sở hữu các máy tính trong mạng phải giải một bài toán phức tạp để có thể thêm một block (khối) vào chuỗi POW được xem là 1 thử nghiệm ban đầu và là những bước đi đầu tiên quan trọng trong lịch sử tiền mã hóa.

Cuốn sách trắng (White Paper) đầu tiên về Bitcoin ra mắt vào năm 2008 với tiêu đề: Bitcoin - hệ thống tiền điện tử ngang hàng (hiện vẫn còn trên trang bitcoin.org) bởi

1 người hoặc 1 nhóm người có biệt danh là Satoshi Nakamoto.

Bitcoin được khai thác dựa trên cơ chế của thuật toán POW Để Blockchain của Bitcoin có thể hoạt động, cần đến sự ra đời liên tục của block mới để chứa các thông tin giao dịch.Việc này được đảm nhận bởi thành phần gọi là “Miners” Họ sẽ phải giải đáp các bài toán phức tạp và gửi đáp án đúng đến toàn mạng lưới nhanh nhất Nói ngắn gọn, các miners đào Bitcoin để nhận phần thưởng bằng cách sử dụng cơ chế của POW và sau đó xác minh bằng các node phi tập trung trong mạng.

Vào ngày 3 tháng 1 năm 2009, Bitcoin ra đời khi Satoshi đào được khối Bitcoin đầu tiên với phần thưởng là 50 Bitcoin.

Satoshi không sáng tạo ra Blockchain nhưng ông là người đầu tiên tạo ra một đơn vị tiền tệ phi tập trung dựa trên công nghệ Blockchain Người nhận Bitcoin đầu tiên là

Hal Finney, ông nhận được 10 Bitcoin từ Satoshi Nakamoto trong giao dịch Bitcoin đầu tiên của thế giới vào ngày 12 tháng 1 năm 2009.

Năm 2013: Ethereum và Smart Contract

Vitalik Buterin, nhà lập trình và nhà đồng sáng lập của Bitcoin Magazine chỉ ra rằng Bitcoin cần một ngôn ngữ mật mã để xây dựng các ứng dụng phi tập trung Nhưng ông lại không có được sự chấp thuận của cộng đồng, nên Vitalik bắt đầu phát triển một nền tảng tính toán phân tán dựa trên Blockchain mới, Ethereum, với một chức năng mật mã mới được gọi là hợp đồng thông minh (Smart Contract).

Ethereum và Smart Contract xác nhận được ra đời vào năm 2013

Smart Contract là các chương trình hoặc tệp lệnh được triển khai và thực thi trên mạng lưới Blockchain Ethereum Các Smart Contract được viết bằng một số ngôn ngữ lập trình cụ thể và được biên soạn thành Bytecode trên 1 hệ thống gọi là máy ảo Ethereum (EVM) nhằm biên dịch, đọc và thực thi.

Các nhà phát triển cũng có thể tạo và xuất bản các ứng dụng chạy trên nền tảng mạng lưới Blockchain Ethereum Những ứng dụng này thường được biết đến như là cácDApp (ứng dụng phi tập trung) và cho tới nay đã có hàng trăm DApp đang chạy trên mạng lưới Blockchain Ethereum, bao gồm các sàn giao dịch, các ứng dụng về bảo mật,các nền tảng truyền thông xã hội và các ứng dụng game.

Công nghệ Blockchain và Điện toán đám mây

3.3.1 Sự khác biệt giữa công nghệ Blockchain và Điện toán đám mây

Yếu tố Công nghệ Blockchain Điện toán đám mây Ý nghĩa

Là một hệ thống cơ sở dữ liệu phân cấp cho phép theo dõi giao dịch gửi và nhận thông tin trên mạng Internet Blockchain bao gồm các khối (block) lưu trữ thông tin và được liên kết chặt chẽ với nhau thành chuỗi (chain) Điện toán đám mây là không gian mạng nơi chúng ta có thể lưu trữ, truy cập các dữ liệu trực tuyến

Ngọc Ánh - Ngọc Dung Trang 24

Blockchain không cung cấp dịch vụ vì Blockchain như một cuốn sổ cái phi tập trung, lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc của một tài sản kỹ thuật số Điện toán đám mây cung cấp các dịch vụ ở ba định dạng chính như Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS), Nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS) và

Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS)

Blockchain đảm bảo ngăn chặn quá trình lấy cắp dữ liệu, giải mạo dữ liệu mà không cần dựa vào bên thứ ba

Kém an toàn Điện toán đám mây không đảm bảo bảo mật đầy đủ

Mô hình Được phân cấp

Blockchain dựa trên khái niệm phân cấp, có nghĩa là Blockchain không giữ bất kỳ thông tin nào ở một vị trí cụ thể

Cấu trúc tập trung Điện toán đám mây chủ yếu chạy trên cấu trúc dữ liệu truyền thống, nơi tất cả dữ liệu được lưu trữ trong bộ trung tâm dữ liệu tập trung của công ty Ứng dụng

Các dự án như Ethereum, Bitcoin,

Hyperledger Fabric và Quorum đều sử dụng công nghệ

Các công ty như Amazon Web Services (AWS), Alibaba Cloud, Google, IBM và Microsoft cung cấp dịch vụ điện toán đám mây

Khả năng hiển thị dữ liệu

Bất kỳ người dùng nào cũng có thể truy xuất nguồn gốc của một sản phẩm kỹ thuật số trên

Dữ liệu có thể công khai hoặc riêng tư

Nghĩa là dữ liệu trên điện toán đám mây có thể được xem hoặc che giấu với những người dùng khác

3.3.2 Tích hợp công nghệ Blockchain với Điện toán đám mây

Những thách thức cơ bản về bảo mật và quyền riêng tư được khắc phục khi điện toán đám mây và công nghệ Blockchain được tích hợp Bằng cách cung cấp một kiến trúc phân tán và phi tập trung, Blockchain cũng giúp cải thiện tính minh bạch

Có nhiều lý do đằng sau tầm quan trọng của việc tích hợp công nghệ Blockchain với điện toán đám mây

Khi nói đến việc lưu trữ thông tin, điện toán đám mây sử dụng kiến trúc tập trung, điều này có thể dẫn đến việc giả mạo dữ liệu Blockchain là một công nghệ sổ cái phân tán làm cho việc thao tác dữ liệu trở nên khó khăn hơn đồng thời hỗ trợ việc tạo ra kiểm toán đáng tin cậy

Vì điện toán đám mây tập trung vào khái niệm máy khách-máy chủ, nếu một hệ thống bị lỗi, toàn bộ quá trình truyền dữ liệu sẽ bị tạm dừng cho đến khi hệ thống phục hồi. Tuy nhiên, nếu Blockchain được kết hợp với đám mây, vấn đề này có thể được giải quyết Giao dịch diễn ra trên mạng phân tán và việc mất nút hoặc hệ thống không ảnh hưởng đến giai đoạn chuyển tiếp

Kiến trúc của điện toán đám mây đảm bảo an toàn dữ liệu, nhưng khi thông tin chuyển từ vị trí này sang vị trí khác, các lỗ hổng bảo mật thường xuyên phát triển Bằng cách chia dữ liệu thành các phần nhỏ và thêm một lớp bảo vệ bổ sung trước khi phân phối, công nghệ Blockchain đảm bảo mã hóa điểm-điểm.

Công nghệ chuỗi khối có tác động đáng kể đến quá trình lưu trữ dữ liệu, giao dịch và kinh doanh Do đó, việc kết hợp công nghệ Blockchain và đám mây cải thiện tính bảo mật, phân quyền, ủy quyền, quyền riêng tư và hiệu quả đồng thời tăng cường bảo mật và phân quyền

Công nghệ Blockchain và điện toán đám mây có tiềm năng Tích hợp công nghệ có thể được sử dụng không chỉ bởi các công ty khởi nghiệp mà còn bởi các tổ chức đã thành lập và nó có thể được áp dụng thành công trong các cơ quan chính phủ để giúp thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày là duy trì lượng lớn dữ liệu

Ngọc Ánh - Ngọc Dung Trang 26

3.3.3 Lợi ích của Công nghệ Blockchain trong Điện toán đám mây

Nhiều doanh nghiệp đã nhận thấy công nghệ Blockchain với điện toán đám mây có lợi thế, vì vậy chúng ta hãy xem xét kỹ hơn những lợi thế của việc kết hợp điện toán đám mây và công nghệ Blockchain.

Cho phép theo dõi quyền sở hữu dễ dàng : Khi điện toán đám mây và Blockchain được tham gia, nó sẽ mở ra khả năng quản lý hiệu quả các tài sản có giá trị như quyền sở hữu cổ phiếu, giấy tờ pháp lý và quyền sở hữu bất động sản Quy trình lưu trữ để thanh toán các giao dịch nâng cao hệ thống liên tục trong vòng micro giây khi người ta chuyển sang công nghệ điện toán đám mây.

Ngăn chặn việc giả mạo dữ liệu: Một trong những mối quan tâm đáng kể nhất khi lưu trữ dữ liệu trên đám mây là đảm bảo rằng dữ liệu gốc không bị giả mạo Kiến trúc thực nghiệm của Blockchain cung cấp một cách an toàn để theo dõi dung lượng và lịch sử củng cố trong khi đảm bảo rằng dữ liệu / thông tin gốc không bị giả mạo Thay vì giữ nội dung, Blockchain chỉ lưu các băm hỗn hợp của dữ liệu được liên kết, cho phép xác minh tính nguyên gốc của dữ liệu

Tăng cường khả năng phục hồi của mạng: Thiên tai hoặc thảm kịch ít có khả năng làm gián đoạn các dịch vụ khi mạng điện toán đám mây có đủ bộ nhớ đám mây ở nhiều nơi hoặc nhiều lục địa Tải xử lý sau đó được chuyển sang một nút mạng hệ thống khác đang hoạt động hoàn toàn

Theo khái niệm, công nghệ Blockchain là một hệ thống dữ liệu phân tán Khi được ghép nối với nền tảng điện toán đám mây, nó sẽ trở thành một công cụ hữu ích để tăng khả năng phục hồi mạng bằng cách mở rộng phạm vi địa lý đa dạng của nó

Tiết kiệm chi phí: Bản chất của công nghệ Blockchain cũng có thể giúp các doanh nghiệp tiết kiệm tiền Nó cũng nâng cao hiệu quả xử lý giao dịch Nó cũng tối ưu hóa các hoạt động báo cáo và kiểm toán bằng cách giảm bớt các nhiệm vụ thủ công như tổng hợp và sửa đổi dữ liệu Các tổ chức tài chính có thể tiết kiệm tiền khi họ sử dụng công nghệ Blockchain trong các giải pháp đám mây của mình, theo các chuyên gia, vì khả năng tăng tốc độ thanh toán và bù trừ của Blockchain chuyển đổi ngay lập tức thành tiết kiệm chi phí quy trình Nói chung, công nghệ Blockchain giúp các tổ chức tiết kiệm tiền bằng cách loại bỏ các nhà cung cấp trung gian và nhà cung cấp bên thứ ba, những người đã xử lý truyền thống công việc mà Blockchain có thể thực hiện

Nền tảng lý thuyết

Công nghệ Blockchain được phát triển dựa trên hai nền tảng kỹ thuật chính là hàm băm và chữ ký số Mỗi người dùng sẽ sở hữu một cặp khóa gồm khóa bí mật và khóa công khai Khóa bí mật được lưu trữ bí mật và sử dụng để ký kết các giao dịch Các giao dịch đã ký dùng chữ ký số được phát đi trên toàn bộ mạng Chữ ký số liên quan đến hai giai đoạn đó là: giai đoạn ký kết và giai đoạn xác minh

Ví dụ: Người dùng A muốn gửi một thông báo cho người dùng B, trong giai đoạn ký,

A mã hóa dữ liệu của mình bằng khóa bí mật và gửi cho B kết quả đã được mã hóa và dữ liệu gốc Trong giai đoạn xác minh, B xác nhận giao dịch bằng khóa công khai của

A Bằng cách đó, B có thể dễ dàng kiểm tra xem dữ liệu có bị giả mạo hay không.

Hàm băm (hash function), là hàm thực hiện quá trình biến một dữ liệu đầu vào có độ dài bất kỳ thành một chuỗi đầu ra đặc trưng có độ dài cố định Các giá trị được trả về bởi hàm băm được gọi là giá trị băm, mã băm, thông điệp băm, hoặc đơn giản là

Các thuật toán băm có khả năng chuyển đổi giá trị đầu vào (input), ví dụ như chữ cái, số hay ký tự có độ dài và nội dung bất kỳ, thành giá trị đầu ra (output) được mã hóa là một xâu ký tự có độ dài cố định.

Hình 3.2 Quy trình chuyển đổi của thuật toán băm Đoạn mật mã output từ quá trình hash function cũng được gọi là Hash Ngoài ra, nó cũng được gọi bằng các tên khác như giá trị băm (hash value), mã băm (hash code), tóm tắt thông điệp (message digest) hoặc chữ ký số (digital fingerprint).

Một số hàm băm phổ biến:

- Hàm băm MD5: MD5 được Ronald Rivest thiết kế vào năm 1991 để thay thế hàm băm MD4 trước đó và được đưa thành tiêu chuẩn vào năm 1992 trong RFC 1321 MD5 tạo ra một bản tóm tắt có kích thước 128 bit (16 byte) Tuy nhiên, đến đầu những năm 2000 thì hàm băm MD5 trở lên không an toàn trước sức mạnh tính toán của các hệ thống tính toán thế hệ mới Với sức mạnh tính toàn và sự phát triển của công nghệ thám mã thời gian gần đây, chúng ta có thể tính toán các va chạm trong MD5 với độ phức tạp 221 phép toán chỉ trong vòng vài giây khiến thuật toán không phù hợp với hầu hết các trường hợp sử dụng trong thực tế.

- SHA - 1: SHA - 1 được phát triển như một phần của dự án Capstone của Chính phủ Hoa Kỳ Phiên bản đầu tiên, thường được gọi là SHA - 0 được xuất bản năm 1993 với tiêu đề Secure Hash Standard, FIPS PUB 180, bởi NIST (Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Hoa Kỳ) Nó đã bị NSA rút lại ngay sau khi xuất bản và được thay thế bởi phiên bản sửa đổi, được xuất bản năm 1995 trong FIPS PUB 180 - 1 và thường được đặt tên là SHA - 1 SHA - 1 tạo ra bản tóm tắt có kích thước 160 bit (20 byte) Các va chạm chống lại thuật toán SHA-1 đầy đủ có thể được tạo ra bằng cách sử dụng tấn công phá vỡ Do đó, hàm băm này cho đến nay được coi là không đủ an toàn.

- RIPEMD - 160: RIPEMD (viết tắt của RACE Integrity Primitives Evaluation Message Digest) là họ hàm băm được phát triển tại Leuven, Bỉ, bởi ba nhà mật mã học Hans Dobbertin, Antoon Bosselaers và Bart Preneel của nhóm nghiên cứu COSIC thuộc đại học Katholieke Universiteit Leuven RIPEMD lần đầu tiên được công bố vào năm 1996 dựa trên các nguyên tắc thiết kế được sử dụng trong MD4 RIPEMD - 160 tạo ra một bản tóm tắt gồm 160 bit (20 byte). RIPEMD có hiệu năng tương tự như SHA-1 nhưng ít được phổ biến hơn Và cho đến nay RIPEMD - 160 chưa bị phá vỡ.

Ngọc Ánh - Ngọc Dung Trang 30

- Whirlpool: Whirlpool là một hàm băm mật mã được thiết kế bởi Vincent Rijmen và Paulo S L M Barreto Nó được mô tả đầu tiên vào năm

2000 Whirlpool là một trong hai hàm băm đã được phê duyệt trong dự án NESSIE - một dự án của Liên minh Châu Âu nhằm xác định tiêu chuẩn an toàn của mật mã nguyên thủy Whirlpool cũng đã được công bố trong tiêu chuẩn quốc tế ISO / IEC 10118-3 Whirlpool dựa trên phiên bản sửa đổi đáng kể của Tiêu chuẩn mã hóa nâng cao (AES) Whirlpool tạo ra một bản tóm tắt có độ dài

512 bit (64 byte) của dữ liệu.

- SHA - 2: SHA-2 là một tập hợp các hàm băm mật mã được thiết kế bởi Cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ (NSA), được xuất bản lần đầu tiên vào năm

2001 Chỳng được xõy dựng bằng cấu trỳc Merkle – Damgồrd, chức năng nộn một chiều của nó được xây dựng bằng cấu trúc Davies–Meyer từ một hệ mật mã khối chuyên dụng SHA-2 về thực chất bao gồm hai thuật toán băm: SHA-

256 và SHA-512 SHA-224 là một biến thể của SHA-256 với các giá trị khởi tạo và đầu ra bị cắt bỏ khác nhau SHA-384 và SHA-512/224 và SHA-512/256 ít được biết đến là tất cả các biến thể của SHA-512 SHA-512 an toàn hơn SHA-256 và thường nhanh hơn SHA-256 trên các máy 64 bit như AMD64 Do có nhiều phiên bản thuật toán khác nhau do đó kích thước đầu ra của họ SHA-2 cũng khác nhau tùy theo thuật toán Phần mở rộng của tên phía sau tiền tố

“SHA” chính là độ dài của thông điệp băm đầu ra Ví dụ với SHA-224 thì kích thước đầu ra là 224 bit (28 byte), SHA-256 tạo ra 32 byte, SHA-384 tạo ra 48 byte và cuối cùng là SHA- 512 tạo ra 64 byte Và chúng ta có thể đã biết rằng Bitcoin sử dụng hàm băm SHA-256 là một phiên bản trong họ SHA-2 này.

- SHA-3: SHA-3 được NIST phát hành vào ngày 5 tháng 8 năm 2015 Đây có lẽ là tiêu chuẩn hàm băm mới nhất cho đến hiện nay SHA-3 là một tập con của họ nguyên thủy mật mã rộng hơn là Keccak Thuật toán Keccak được đưa ra bởi Guido Bertoni, Joan Daemen, Michael Peeters và Gilles Van Assche Keccak dựa trên cấu trúc bọt biển (sponge) Cấu trúc này cũng có thể được sử dụng để xây dựng các nguyên thủy mã hóa khác như các hệ mật mã dòng SHA-3 cũng có các kích cỡ đầu ra tương tự như SHA-2 bao gồm: 224, 256, 384 và 512 bit. Ứng dụng của hash:

- Hash được sử dụng cho mật mã vì nó che dấu dữ liệu gốc với một giá trị khác. Hàm băm có thể được dùng để tạo một giá trị mà bạn chỉ có thể giải mã bằng cách tra cứu từ bảng băm Bảng này có thể là một mảng, cơ sở dữ liệu hoặc cấu trúc dữ liệu Một hàm băm mật mã tốt là không thể đảo ngược.

Phân loại, các phiên bản của hệ thống Blockchain

Công nghệ Blockchain - sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ:

- Mật mã học: Là một lĩnh vực liên quan với các kỹ thuật ngôn ngữ và toán học để đảm bảo an toàn thông tin, cụ thể là trong thông tin liên lạc Để đảm bảo tính

Ngọc Ánh - Ngọc Dung Trang 34 minh bạch, toàn vẹn và riêng tư thì công nghệ Blockchain đã sử dụng public key và hàm hash function

- Mạng ngang hàng: Mạng ngang hàng hay Peer to Peer (P2P) là một hệ thống máy tính kết nối với nhau thông qua Internet, và chia sẻ dữ liệu mà không cần máy chủ trung tâm Các mạng máy tính ngang hàng sử dụng cấu trúc phân tán (phi tập trung) Mỗi một nút trong mạng được xem như một client và cũng là server để lưu trữ bản sao ứng dụng

- Lý thuyết trò chơi: Lý thuyết trò chơi là một nền tảng lý thuyết quan trọng trong Blockchain tuy nhiên tường xuyên bị bỏ qua trong các nghiên cứu về công nghệ này Thậm chí theo một cách nào đó, đây là nền tảng cốt lõi quyết định tính an toàn và tin cậy cho Blockchain và là điểm đặc biệt nhất trong công nghệ này Lý thuyết trò chơi là lĩnh vực nghiên cứu về việc ra quyết định hợp lý được thực hiện bởi người chơi trong một hệ thống (trò chơi, kịch bản, ) trong đó các tham số đã được xác định Nó nghiên cứu các tình huống chiến thuật trong đó các đấu thủ lựa chọn các hành động khác nhau để cố gắng làm tối đa kết quả nhận được Ban đầu được phát triển như là một công cụ để nghiên cứu hành vi kinh tế học, tuy nhiên ngày nay Tất cả các nút tham gia vào hệ thống đều phải tuân thủ luật chơi đồng thuận (giao thức PoW, PoS,…) và được thúc đẩy bởi động lực kinh tế.

3.5.1 Phân loại hệ thống Blockchain

Hệ thống Blockchain chia thành 3 loại chính:

- Public: Bất kỳ ai cũng có quyền đọc và ghi dữ liệu trên Blockchain Quá trình xác thực giao dịch trên Blockchain này đòi hỏi phải có hàng nghìn hay hàng vạn nút tham gia Do đó để tấn công vào hệ thống Blockchain này là điều bất khả thi vì chi phi khá cao Ví dụ: Bitcoin, Ethereum…

- Private: Người dùng chỉ được quyền đọc dữ liệu, không có quyền ghi vì điều này thuộc về bên tổ chức thứ ba tuyệt đối tin cậy Tổ chức này có thể hoặc không cho phép người dùng đọc dữ liệu trong một số trường hợp Bên thứ ba toàn quyền quyết định mọi thay đổi trên Blockchain Vì đây là một PrivateBlockchain, cho nên thời gian xác nhận giao dịch khá nhanh vì chỉ cần một lượng nhỏ thiết bị tham gia xác thực giao dịch Ví dụ: Ripple là một dạng Private Blockchain, hệ thống này cho phép 20% các nút là gian dối và chỉ cần 80% còn lại hoạt động ổn định là được.

- Permissioned: Hay còn gọi là Consortium, một dạng của Private nhưng bổ sung thêm một số tính năng nhất định, kết hợp giữa “niềm tin” khi tham gia vào Public và “niềm tin tuyệt đối” khi tham gia vào Private Ví dụ: Các ngân hàng hay tổ chức tài chính liên doanh sẽ sử dụng Blockchain cho riêng mình.

3.5.2 Các phiên bản của hệ thống Blockchain

Hệ thống Blockchain có 3 phiên bản chính:

- Công nghệ Blockchain 1.0 - Tiền tệ và thanh toán: Công dụng chính của phiên bản này là giải quyết các công việc liên quan đến tiền mã hoá: bao gồm việc chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và tạo lập hệ thống thanh toán điện tử Đây cũng là lĩnh vực quen thuộc với chúng ta nhất mà đôi khi khá nhiều người lầm tưởng Bitcoin và Blockchain là một.

- Công nghệ Blockchain 2.0 - Tài chính và thị trường: Phiên bản này được thiết kế để ứng dụng xử lý tài chính và ngân hàng: mở rộng quy mô của Blockchain, áp dụng các nền tảng tài chính và thị trường Các tài sản bao gồm cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu và bất kỳ thông tin gì có liên quan đến thỏa thuận hay hợp đồng.

Ngọc Ánh - Ngọc Dung Trang 36

Hình 3.5 Các loại hệ thống Blockchain

- Công nghệ Blockchain 3.0 - Thiết kế và giám sát hoạt động: Phiên bản này giúpBlockchain vượt khỏi lĩnh vực tài chính, và đi vào các lĩnh vực như giáo dục,chính phủ, y tế và nghệ thuật.

Tính chất của Blockchain

- Tính phi tập trung (Decentralized): Blockchain hoạt động độc lập theo các thuật toán máy tính, hoàn toàn không bị bất kỳ một tổ chức nào nắm quyền kiểm soát Chính vì vậy Blockchain tránh được rủi ro từ bên thứ 3

- Tính phân tán (Distributed): Các khối chứa dữ liệu giống nhau nhưng được phân tán ở nhiều nơi khác nhau Nên chẳng may 1 nơi bị mất hoặc hỏng thì dữ liệu vẫn còn trên Blockchain

- Không thể thay đổi: Một khi dữ liệu đã được ghi vào trong block của Blockchain thì nó không thể bị thay đổi hoặc sửa chữa, bởi đặc tính của thuật toán đồng thuận và mã hash (mình sẽ trình bày chi tiết ở phần dưới)

- Tính bảo mật: Chỉ có người nắm giữ Private Key (khóa riêng tư) mới có thể truy cập các dữ liệu bên trong Blockchain

- Tính minh bạch: Các giao dịch trong Blockchain được lưu lại và mọi người có thể check các giao dịch này Dựa vào đó, ta có thể kiểm tra và truy xuất.

- Lịch sử giao dịch Thậm chí người ta có thể phân quyền để cho phép người khác truy cập một phần thông tin trên Blockchain

Hình 3.6 Các phiên bản của Blockchain

- Tích hợp Smart contract (hợp đồng thông minh): Dựa vào đó các điều khoản được ghi trong hợp đồng thông minh sẽ được thực thi khi các điều kiện trước đó được thỏa mãn, không ai có thể ngăn cản hoặc hủy nó.

Cấu trúc của mỗi Block

Mỗi block bao gồm 3 thành phần:

- Dữ liệu (Data), Mã hàm băm (Hash) và mã Hash của khối trước nó Data: Các bản ghi dữ liệu đã được xác thực của anh em đã được bảo vệ bằng thuật toán mã hóa tùy thuộc vào từng Blockchain

- Hash: Mã hàm băm của của Block Đây là chuỗi các ký tự và số được tạo một cách ngẫu nhiên và không giống nhau Nó đại diện riêng cho block đó và được mã hoá bằng thuật toán mã hoá Mã hash dùng để phát hiện sự thay đổi trong các khối

- Previous Hash: Mã hàm băm của block trước đó Nó dùng để các khối liền kề nhận biết khối nào trước, khối nào sau và nối với nhau.

Ngọc Ánh - Ngọc Dung Trang 38

Hình 3.7 Cấu trúc của mỗi Block

Cách thức hoạt động của công nghệ Blockchain

Trên thực tế, cuốn sổ cái luôn được duy trì bởi các máy tính trong mạng ngang hàng được kết nối với nhau Vì thế, nó sẽ có một số điểm khác biệt:

- Trong hệ thống ngân hàng, chúng ta chỉ biết các giao dịch và số dư tài khoản của riêng mình thì trên Blockchain của bitcoin bạn có thể xem các giao dịch của tất cả mọi người.

- Mạng lưới Bitcoin là mạng lưới phân tán không cần bên thứ ba đóng vai trò trung gian xử lý giao dịch

- Hệ thống Blockchain được thiết kế theo cách không yêu cầu sự tin cậy và bảo đảm bởi độ tin cậy có được thông qua các hàm mã hóa toán học đặc biệt. Để có thể thực hiện các giao dịch trên Blockchain, bạn cần một phần mềm sẽ cho phép bạn lưu trữ và trao đổi các đồng Bitcoin của bạn gọi là ví tiền điện tử Ví tiền điện tử này sẽ được bảo vệ bằng một phương pháp mã hóa đặc biệt đó là sử dụng một cặp khóa bảo mật duy nhất: khóa riêng tư (private key) và khóa công khai (public key).

Nếu một thông điệp được mã hóa bằng một khóa công khai cụ thể thì chỉ chủ sở hữu của khóa riêng tư là một cặp với khóa công khai này mới có thể giải mã và đọc nội dung thông điệp.

Khi mã hóa một yêu cầu giao dịch bằng khóa riêng tư, có nghĩa là bạn đang tạo ra một chữ ký điện tử được các máy tính trong mạng lưới Blockchain sử dụng để kiểm tra chủ thể gửi và tính xác thực của giao dịch Chữ ký này là một chuỗi văn bản và là sự kết hợp của yêu cầu giao dịch và khóa riêng tư của bạn.

Nếu một ký tự đơn trong thông điệp yêu cầu giao dịch này bị thay đổi thì chữ ký điện tử sẽ thay đổi theo Vì thế, hacker khó có thể thay đổi yêu cầu giao dịch của bạn hoặc thay đổi số lượng Bitcoin mà bạn đang gửi. Để gửi Bitcoin (BTC), bạn cần chứng minh rằng bạn sở hữu khóa riêng tư của một chiếc ví điện tử cụ thể bởi bạn cần sử dụng nó để mã hóa thông điệp yêu cầu giao dịch.

Sau khi tin nhắn của bạn đã được gửi đi và được mã hóa thì bạn không cần phải tiết lộ khóa riêng tư của bạn nữa.

3.8.2 Quy tắc của sổ cái

Mỗi nút trong Blockchain đều đang lưu giữ một bản sao của sổ kế toán Do vậy, mỗi nút đều biết số dư tài khoản của bạn là bao nhiêu Hệ thống Blockchain chỉ ghi lại mỗi giao dịch được yêu cầu chứ không hề theo dõi số dư tài khoản của bạn. Để biết số dư trên ví điện tử của mình thì bạn cần xác thực và xác nhận tất cả các giao dịch đã diễn ra trên mạng lưới mà có liên quan tới ví điện tử của bạn.

Việc xác minh “số dư” này được thực hiện nhờ các tính toán dựa vào liên kết đến các giao dịch trước đó Nhìn vào hình trên, để gửi 10 BTC cho John, Mary cần tạo yêu cầu giao dịch bao gồm các liên kết đến các giao dịch đã diễn ra trước đó với tổng số dư bằng hoặc vượt quá 10 BTC.

Các liên kết này được xem như là giá trị đầu vào, các nút trong mạng lưới sẽ xác minh xem tổng số tiền của các giao dịch này bằng hoặc vượt quá 10 BTC không Tất cả điều này được thực hiện tự động trong ví điện tử của Mary và được kiểm tra bởi các nút trên mạng lưới Bitcoin, Mary chỉ gửi một giao dịch 10 bitcoin tới ví của John bằng khóa công khai của John.

Ngọc Ánh - Ngọc Dung Trang 40

Hình 3.8 Ví dụ về giao dịch

Thực tế là các nút sẽ kiểm tra tất cả các giao dịch có liên quan đến ví tiền điện tử bạn sử dụng trước đó để gửi Bitcoin (BTC) thông qua việc tham chiếu các lịch sử giao dịch Có một bản ghi sẽ lưu trữ số BTC chưa được dùng và được các nút mạng lưu giữ giúp đơn giản hóa và tăng tốc quá trình xác minh Vì thế, các ví tiền điện tử tránh được tình trạng chi tiêu đúp giao dịch.

Mã nguồn trên mạng lưới Bitcoin là nguồn mở, có nghĩa là bất kỳ ai có máy tính kết nối được internet đều có thể tham gia vào mạng lưới và thực hiện giao dịch.

Tuy nhiên, nếu có bất kỳ một lỗi nào trong mã nguồn được sử dụng để phát thông báo yêu cầu giao dịch thì các Bitcoin liên quan sẽ bị mất vĩnh viễn.

Hãy nhớ rằng, sẽ không có bộ phận hỗ trợ khách hàng hoặc không hề có bất cứ ai có thể giúp bạn khôi phục lại một giao dịch bị mất hoặc quên mật khẩu ví tiền điện tử của bạn vì đây là mạng phân tán Vì thế, bạn cần phải lưu trữ mật khẩu hoặc khóa riêng tư của ví của bạn cực kỳ cẩn thận và an toàn.

Các giao dịch sau khi được gửi lên trên mạng lưới Blockchain sẽ được nhóm vào các khối và các giao dịch trong cùng 1 khối (block) được coi là đã xảy ra cùng thời điểm. Các giao dịch chưa được thực hiện trong 1 khối được coi là chưa được xác nhận.

Mỗi nút có thể nhóm các giao dịch với nhau thành một khối và gửi nó vào mạng lưới như một hàm ý cho các khối tiếp theo được gắn vào sau đó Bất kỳ nút nào cũng có thể

Thuật toán của Blockchain

Thuật toán đồng thuận Blockchain là sự đồng ý xác thực thông tin trong bản ghi là chính xác của đa số các nút ở trong mạng lưới và cho phép ghi lại thông tin giao dịch vào trong Blockchain.

Nếu có sự thay đổi của một block trong mạng lưới Dữ liệu này được so sánh với các dữ liệu của các khối khác Nếu có sự khác biệt thì nó sẽ không cho phép dữ liệu ấy được ghi vào bên trong Blockchain Đó là cách Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu.

Các thuật toán Blockchain phổ biến

- Proof of Work (PoW): Proof of Work là bằng chứng công việc Trong cơ chế đồng thuận này, các thợ đào (miner) sẽ dùng sức mạnh máy tính để giải các bài toán tạo ra mã hash Sau khi giải xong, họ sẽ giành được quyền xác thực giao dịch và tạo khối mới trong Blockchain Đây là cơ chế đồng thuận đầu tiên và gắn liền với Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH),…

- Proof of Stake (PoS): Proof of Stake là bằng chứng cổ phần Cơ chế đồng thuận này sẽ không có các miner thợ đào như PoW, thay vào đó những người tham gia xác thực giao dịch sẽ phải đặt cược (stake) lượng coin lớn để giành quyền xác thực giao dịch và tạo khối Do đó, PoS không yêu cầu phải đầu tư nhiều máy đào đắt tiền Một số dự án sử dụng cơ chế này:

- Delegated Proof of Stake (DPoS): Delegated Proof of Stake là bằng chứng ủy quyền cổ phần Thay vì phải đặt cược để xác thực giao dịch như PoS, những người nắm giữ token sẽ tiến hàng bỏ phiếu cho một nhóm được chọn để thực hiện vai trò xác nhận các giao dịch DPoS giúp đảm bảo sự trung thực và công bằng bằng việc thực hiện các hoạt động bỏ phiếu liên tục và cũng liên tục xáo trộn trong hệ thống, để đảm bảo những người được chọn là trung thực và có trách nhiệm Một số dự án sử dụng cơ chế này là:

- Byzantine Fault Tolerance (BFT): Byzantine Fault Tolerance là thuật toán đồng thuận chống gian lận trên Blockchain Thuật toán này cho phép những người thực hiện xác minh quản lý mỗi trạng thái của một chuỗi, đồng thời chia sẻ các thông điệp với một chuỗi khác, để có được những bản ghi giao dịch chính xác và đảm bảo sự trung thực Một số dự án sử dụng thuật toán BFT là:

- Proof of Authority (PoA): Proof of Authority là thuật toán đồng thuận dựa trên danh tiếng Những người xác thực khối sẽ không được dựa trên số lượng coin họ nắm giữ, mà sẽ dựa trên chính danh tiếng của mình Chính vì vậy, các Blockchain PoA được bảo mật bởi các node xác thực được lựa chọn tùy ý như là các thực thể đáng tin cậy Một số dự án tiêu biểu sử dụng thuật toán BFT là:

- Proof of Weight (PoWeight): Proof of Weight là thuật toán đồng thuận base theo thuật toán đồng thuận Algorand Ý tưởng của nó cũng giống PoS đó là cũng dựa vào số lượng token nắm dữ trong mạng sẽ tương đương với phần trăm xác suất tạo đc ra block tiếp theo cơ chế tính của hệ thống PoWeight kèm với một vài giá trị khác được sử dụng Một số dự án tiêu biểu sử dụng thuật toán PoWeight là:

- Proof of History (PoH): Proof of History là thuật toán đồng thuận xác minh thứ tự và thời gian giữa các giao dịch Cơ chế này được xây dựng để giải quyết vấn

Ngọc Ánh - Ngọc Dung Trang 44 đề về thời gian trong các mạng phi tập trung ở nơi không có cùng mốc thời gian Dự án tiêu biểu sử dụng thuật toán PoH là: Solana (SOL),

- Proof of Reputation (PoR): Proof of Reputation là cơ chế đồng thuận dựa vào uy tín của các bên tham gia để giữ cho mạng an toàn Một bên tham gia xác thực block phải đủ uy tín, để nếu họ cố tình gian lận thì uy tín của họ sẽ bị ảnh hưởng Đây là khái niệm tương đối trừu tượng vì hầu hết các công ty tham gia vào hệ thống nếu gian lận sẽ bị ảnh hưởng đến danh tiếng, những công ty lớn sẽ thiệt hại nhiều hơn Một số dự án tiêu biểu sử dụng thuật toán PoR là: GoChainCoin (GO),…

Những đặc điểm chính của Blockchain

Một cơ sở dữ liệu phân tán

Hình 3.10 Một số thuật toán Blockchain

Hãy tưởng tượng một bảng tính được nhân đôi hàng ngàn lần thông qua mạng lưới máy tính, mạng lưới này được thiết kế để cập nhật thường xuyên bảng tính đó là bạn đã có thể hiểu được cơ bản về Blockchain.

Thông tin được tổ chức trên một Blockchain tồn tại dưới dạng cơ sở dữ liệu được chia sẻ và hòa hợp liên tục Đây là cách để sử dụng mạng với những lợi ích rõ ràng Cơ sở dữ liệu Blockchain không được lưu trữ ở duy nhất một vị trí nào, nghĩa là các bản ghi được lưu trữ một cách công khai, dễ kiểm chứng Không có một phiên bản tập trung nào của cơ sở dữ liệu này tồn tại, nên hacker cũng chẳng có cơ hội nào để tấn công nó. Blockchain được lưu trữ bởi hàng triệu máy tính cùng lúc, dữ liệu của nó có thể truy cập bởi bất cứ ai trên Internet.

Blockchain giống như Google Docs

Cách chia sẻ tài liệu thông thường khi cộng tác là gửi tài liệu Microsoft Word cho một người khác qua email và yêu cầu họ sửa nó Vấn đề trong trường hợp này là bạn cần phải đợi cho đến khi nhận được một bản sao lưu được gửi trở lại thì mới có thể xem hoặc thực hiện những thay đổi khác, vì đã bị khóa quyền chỉnh sửa cho đến khi người cộng tác của bạn hoàn tất việc chỉnh sửa Đó là cách cơ sở dữ liệu hiện tại đang hoạt động Hai chủ sở hữu không thể cùng chỉnh sửa một bản ghi cùng một lúc Đó là cách các ngân hàng duy trì số dư và số chuyển khoản, họ nhanh chóng khóa quyền truy cập (hoặc giảm số dư) trong khi thực hiện chuyển khoản, rồi sau đó cập nhật tài khoản và mở lại quyền truy cập (hoặc cập nhật lại).

Với Google Docs thì khác, cả hai bên đều có quyền truy cập đồng thời vào cùng một tài liệu và phiên bản duy nhất của tài liệu đó luôn hiển thị cho cả hai Nó giống như sổ cái được chia sẻ, nhưng nó là một tài liệu được chia sẻ Phần phân tán chỉ hoạt động khi chia sẻ liên quan đến một số người.

Lược dịch từ ý kiến của William Mougayar, cố vấn liên doanh, nhà kinh doanh 4x, nhà tiếp thị, chuyên gia chiến lược và chuyên gia Blockchain.

Tính bền vững của Blockchain

Ngọc Ánh - Ngọc Dung Trang 46

Công nghệ Blockchain giống như Internet vì nó có một sức mạnh được tích hợp sẵn. Bằng cách lưu trữ những khối thông tin giống nhau trên mạng lưới của mình, Blockchain không thể:

Bị kiểm soát bởi bất kỳ một thực thể nào

Không có điểm thiếu sót, lỗi duy nhất nào.

Bitcoin được phát hành vào năm 2008, kể từ đó, Blockchain Bitcoin được vận hành, hoạt động mà không có sự gián đoạn đáng kể nào Đến này, bất kỳ vấn đề nào liên quan đến Bitcoin là do hack hoặc quản lý kém Nói cách khác, những vấn đề này đến từ ý định xấu và lỗi của con người, không phải là những sai sót tự thân của Bitcoin. Internet đã chứng minh được độ bền trong gần 30 năm Đây là bản ghi theo dõi tốt cho công nghệ Blockchain khi nó tiếp tục được phát triển.

Minh bạch và không thể bị phá vỡ

Mạng lưới Blockchain tồn tại trong trạng thái của sự thỏa thuận, tự động kiểm tra 10 phút một lần Một loại hệ sinh thái tự kiểm soát giá trị kỹ thuật số, mạng lưới sẽ điều hòa mọi giao dịch xảy ra trong khoảng 10 phút Mỗi nhóm giao dịch này được gọi là khối Hai đặc tính quan trong được rút ra từ đây:

- Minh bạch: Dữ liệu được nhúng trong mạng như một khối, công khai.

- Nó không bị thể bị hỏng: Khi thay đổi bất kỳ đơn vị thông tin nào trên Blockchain có nghĩa là sử dụng một lượng lớn máy tính để ghi đè lên toàn bộ mạng.

Về lý thuyết, điều này có thể xảy ra Trong thực tế, nó không xảy ra Ví dụ, việc kiểm soát hệ thống để chiếm lấy Bitcoin sẽ khiến giá trị của nó bị hủy hoại.

Một mạng lưới các nút

Một mạng lưới các nút tính toán tạo thành Blockchain Nút ở đây là máy tính được kết nối với mạng Blockchain, sử dụng client để thực hiện nhiệm vụ xác nhận và chuyển tiếp các giao dịch Nút sẽ nhận được một bản sao của Blockchain, được tải tự động khi tham gia mạng lưới Blockchain.

Các nút này cùng nhau tạo ra một mạng lưới cấp 2 mạnh mẽ, một góc nhìn hoàn toàn khác về cách mà Internet có thể hoạt động Mỗi nút là một "quản trị viên" của mạng Blockchain và tự động tham gia vào mạng, động lực cho việc tham gia này chính là cơ hội giành được Bitcoin.

Nút còn được gọi là đào Bitcoin, nhưng thuật ngữ này có chút nhầm lẫn Trong thực tế, mỗi người đang cạnh tranh để giành Bitcoin bằng cách giải quyết những câu đố. Bitcoin là "lẽ sống" của Blockchain ngay từ khi nó được hình thành Bitcoin mới chỉ được công nhận như một phần rất nhỏ trong số những tiềm năng của công nghệ Blockchain.

Có khoảng 700 loại tiền kỹ thuật số tương tự như Bitcoin, ngoài ra còn có rất nhiều những biến thể của khái niệm Blockchain ban đầu hiện đang hoạt động hoặc đang được phát triển. Ý tưởng về phân quyền

Theo thiết kế, Blockchain là một công nghệ được phân quyền Bất cứ điều gì xảy ra trên đó đều là chức năng của mạng Một số gợi ý quan trọng bắt nguồn từ điều này. Nhờ tạo ra cách mới để xác nhận giao dịch mà những khía cạnh của thương mại truyền thống có thể trở nên không cần thiết Ví dụ như những giao dịch trên thị trường chứng khoán có thể thực hiện cùng lúc trên Blockchain, hoặc có thể lưu trữ tài liệu giống như sổ đỏ, hoàn toàn công khai Và sự phân quyền đã trở thành hiện thực.

Mạng máy tính toàn cầu sử dụng công nghệ Blockchain để cùng quản lý cơ sở dữ liệu, ghi lại các giao dịch của Bitcoin Tức là, Bitcoin được quản lý bởi mạng của nó và không một ai là trung tâm cả Phân quyền có nghĩa là mạng lưới hoạt động dựa trên cơ sở người dùng hay P2P Các hình thức hợp tác tập thể có thể thực hiện chỉ mới bắt đầu được nghiên cứu.

Ưu nhược điểm của công nghệ Blockchain

- Độ chính xác cao hơn của các giao dịch: Bởi vì một giao dịch Blockchain phải được xác minh bởi nhiều nút Điều này có thể giảm thiểu lỗi.

- Không cần trung gian: Khi sử dụng Blockchain, hai bên trong một giao dịch có thể xác nhận và hoàn thành điều gì đó mà không cần làm việc thông qua bên thứ ba Điều này giúp tiết kiệm thời gian cũng như chi phí thanh toán cho một đơn vị trung gian như ngân hàng.

- Bảo mật bổ sung: Về mặt lý thuyết, một mạng lưới phi tập trung, như Blockchain khiến ai đó gần như không thể thực hiện các giao dịch gian lận Để tham gia vào các giao dịch giả mạo, họ sẽ cần phải hack mọi nút và thay đổi mọi dữ liệu của sổ cái.

- Chuyển tiền hiệu quả hơn: Vì các Blockchain hoạt động 24/7 nên mọi người có thể thực hiện chuyển tiền tài chính và tài sản hiệu quả hơn, đặc biệt là trên phạm vi quốc tế Họ không cần phải đợi nhiều ngày để ngân hàng hoặc cơ quan chính phủ xác nhận mọi thứ theo cách thủ công.

- Giới hạn giao dịch mỗi giây: Blockchain phụ thuộc vào một mạng lưới lớn hơn để phê duyệt các giao dịch nên có một giới hạn về tốc độ di chuyển của nó.Chẳng hạn, Bitcoin chỉ có thể xử lý 4,6 giao dịch mỗi giây.

- Chi phí năng lượng cao: Việc để tất cả các nút hoạt động để xác minh giao dịch tốn nhiều điện hơn đáng kể so với một cơ sở dữ liệu hoặc bảng tính đơn lẻ. Điều này không chỉ làm cho các giao dịch dựa trên Blockchain trở nên đắt hơn mà còn tạo ra gánh nặng hơn cho môi trường.

- Rủi ro mất mát tài sản: Một số tài sản kỹ thuật số được đảm bảo sử dụng một khóa mật mã như cryptocurrency trong một chiếc ví Blockchain Bạn cần bảo vệ cẩn thận chìa khóa này Nếu chủ sở hữu tài sản kỹ thuật số đánh mất khóa mật mã riêng tư cho phép họ truy cập vào tài sản của mình thì hiện tại không có cách nào để khôi phục nó và tài sản đó sẽ biến mất vĩnh viễn.

- Có khả năng xảy ra hoạt động bất hợp pháp: Sự phân quyền của Blockchain bổ sung thêm quyền riêng tư và bảo mật Điều này không may làm cho nó trở nên hấp dẫn đối với bọn tội phạm Thật khó để theo dõi các giao dịch bất hợp pháp trên Blockchain hơn là thông qua các giao dịch ngân hàng được gắn với một cái tên.

Blockchain có thật sự an toàn

Công nghệ Blockchain đạt được sự tin cậy và bảo mật theo một số cách khác nhau. Các khối (Block) mới luôn được lưu trữ tuyến tính (hàng ngang) và sắp xếp theo thứ tự thời gian Nghĩa là, chúng được thêm vào liên kết với phần cuối của chuỗi khối trước đó Sau khi các khối đã được liên kết với nhau thì việc quay lại và thay đổi là vô cùng khó khăn trừ khi phần lớn mạng lưới đồng thuận làm vậy Ngoài ra, mỗi khối chứa hash riêng của nó, cùng với hash của khối trước đó, cũng như timestamp đã đề cập trước đó Mã hash được tạo ra bởi một hàm toán học biến thông tin kỹ thuật số thành một chuỗi số và các chữ cái Nếu thông tin được chỉnh sửa bất kỳ cách nào, thì mã hash cũng sẽ bị thay đổi theo.

Giả sử rằng có một hacker - người cũng điều hành một node trên mạng lưới Blockchain, muốn thay đổi cơ chế Blockchain và ăn cắp tiền điện tử từ những người khác Nếu hacker đó thay đổi bản sao duy nhất của mình, bản sao đó sẽ không còn phù hợp với bản sao của người khác Khi người khác tham chiếu chéo các bản sao của họ, họ sẽ thấy bản sao này khác biệt và phiên bản của hacker đó sẽ bị loại bỏ vì nó không còn hợp pháp nữa.

Ngọc Ánh - Ngọc Dung Trang 50 Để thành công với một phi vụ hack như vậy sẽ yêu cầu hacker đồng thời kiểm soát và thay đổi 51% hoặc nhiều hơn số lượng node trong mạng lưới để bản sao mới của chúng trở thành bản sao chính Một cuộc tấn công như vậy phải tốn một lượng tiền và tài nguyên khổng lồ, vì chúng cần phải thực hiện thay đổi các thông tin chứa trong tất cả các khối Vậy Blockchain hoạt động như nào có an toàn thật không hay chỉ là lý thuyết? Ví dụ dưới đây sẽ giải thích cho câu hỏi trên.

Về cách thức hoạt động: Blockchain sẽ hoạt động theo cơ chế chuỗi khối tức là thông tin ban đầu sẽ được lưu vào khối thứ 11 các thông tin tiếp theo sẽ được lưu vào khối thứ 2 Khối 2 sẽ được kết nối với khối 1 qua sợi dây xích và các khối tiếp theo cũng sẽ được kết nối tương tự như vậy Nếu thông tin bị thay đổi ở bất kỳ khối nào thì dây xích sẽ kêu và tất cả các khối phía sau đều bị cho là có lỗi xảy ra chuỗi các khối đã không còn chính xác và bị vô hiệu hóa chính vì điều này đã khiến cho chuỗi của hệ thống sẽ luôn an toàn không có ai có thể thay đổi được và nếu như một khối bị thay đổi thông tin thì cả chuỗi dài sẽ ngừng hoạt động Vậy cái dây xích này là gì? Dây xích này là một đoạn mã được hình thành như sau, khi khối đầu tiên được tạo ra nó sẽ chứa các thông tin sẽ được lưu lại ví dụ thông tin ông A chuyển tiền cho ông B là X đồng khối sẽ được gắn một đoạn mã là Hash gồm 25 ký tự bao gồm cả chữ và số và được tạo ra một cách ngẫu nhiên, các giao dịch mới được thực hiện Blockchain sẽ tạo ra một khối mới để lưu thông tin giao dịch khối thứ hai đương nhiên sẽ lưu thông tin giao dịch và sẽ được gắn một đoạn mã Hash nhưng đoạn mã này không được tạo ra một cách ngẫu nhiên mà được tạo như sau sẽ có một phần mềm trộn nó sẽ lấy thông tin của khối thứ 2 trộn với mã Hash của khối thứ nhất và một số N (Nonce) bất kỳ để tạo ra mã Hash của khối thứ 2, mã này chỉ hợp lệ khi thỏa mãn 1 điều kiện ngẫu nhiên của hệ thống đưa ra ví dụ là ký tự thứ 3 của dãy phải lớn hơn 5 Do thông tin của khối thứ 2 và mã Hash của khối thứ nhất là cố định chỉ có số Nonce là có thể thay đổi được nên máy tính trong hệ thống đào coin sẽ phải thử liên tục các số Nonce bất kỳ cho đến khi tìm ra số Nonce phù hợp thỏa mãn điều kiện phía trên khi máy tính đầu tiên tìm ra số Nonce tất cả các máy tính còn lại sẽ ngừng tìm và kiểm tra số Nonce đó có phù hợp không nếu số đó đúng thì khối thứ 2 sẽ được nối với khối thứ nhất và các khối tiếp theo sẽ được tạo ra tương tự như vậy Từ đây nếu thông tin bị thay đổi mã Hash sẽ thay đổi thì máy trộn sẽ tạo ra một mã Hash mới mà mã Hash của khối trước thay đổi sẽ không khớp với mã Hash phía sau Như vậy mã Hash là dây xích thần thánh nối các khối lại với nhau nếu chả may hacker xâm nhập thay đổi một mã thì phải thay đổi tất cả cá mã còn lại trong 10 phút Điều này cho thấy Blockchain rất an toàn và bảo mật đó là công nghệ lưu trữ thông tin trong tương lai.

Tương lai của Blockchain

Với nhiều ứng dụng thực tế cho công nghệ này đã được triển khai và khám phá, Blockchain cuối cùng cũng tạo dựng được tên tuổi sau 27 năm, một phần không nhỏ là nhờ Bitcoin và tiền điện tử Là một từ thông dụng đối với mọi nhà đầu tư trên toàn quốc, Blockchain có nghĩa là giúp cho hoạt động kinh doanh và chính phủ trở nên chính xác, hiệu quả, an toàn và giảm bớt chi phí, với ít yếu tố trung gian hơn.

Khi chuẩn bị bước vào thập kỷ thứ ba của Blockchain, vấn đề không còn là liệu các công ty kế thừa có bắt kịp công nghệ hay không, mà là khi nào các công ty bắt kịp được công nghệ này Ngày nay, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng của NFT và token hóa tài sản Những thập kỷ tiếp theo sẽ chứng tỏ là một thời kỳ tăng trưởng quan trọng của Blockchain.

Ngọc Ánh - Ngọc Dung Trang 52

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN

Một số ứng dụng của Blockchain

Ứng dụng Blockchain trong sản xuất Để cải thiện năng suất cho dây chuyền quản lý chuỗi cung ứng thì chúng ta cần có các thiết bị thông tin hỗ trợ Dây chuyền công nghệ Blockchain sẽ thay đảm nhiệm vai trò này giúp giám sát quy trình sản xuất, phân phối sản phẩm, số lượng hàng tồn kho,… Đồng thời, chúng ta có thể tận dụng công nghệ chuỗi khối để kiểm tra hàng chính hãng, giúp ta có thể hạn chế mua phải hàng giả và hàng nhái chất lượng Các ứng dụng công nghệ Blockchain trong sản xuất:

- Kiểm soát nguồn cung nguyên liệu trong chuỗi cung ứng

- Theo dõi số lượng hàng mua vào và bán ra, kiểm tra quy trình sản xuất

- Truy xuất nguồn gốc hàng hóa, sản phẩm

Hình 4.1 Ứng dụng Blockchain trong sản xuất Ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và y tế

Xu hướng số hóa dữ liệu, thông tin người bệnh, đơn đặt hàng, quản lý kho, giao dịch cho các thiết bị y tế,… trong quá trình quản lý tài liệu đã trở nên phổ biến hơn.

Do vậy, các thiết bị thông minh được trang bị trong phần lớn các bệnh viện để giám sát các dữ liệu này Tuy nhiên các thiết bị này vẫn còn nhiều hạn chế về quyền riêng tư và bảo mật, cho nên công nghệ Blockchain được sử dụng để khắc phục những vấn đề này. Các ứng dụng của Blockchain khối trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, y tế:

- Liên kết và phát triển ứng quản lý chất lượng và quản lý bệnh lý

- Kiểm soát chuỗi cung ứng thuốc và vật tư y tế như theo dõi nguồn đầu vào, nguồn gốc và hạn sử dụng của các trang thiết bị y tế

- Đảm bảo tính minh bạch và khả năng tự động hóa đối với giao dịch khám chữa bệnh, quyền sở hữu dữ liệu tình trạng sức khỏe của người bệnh, kết quả xét nghiệm lâm sàng

- Quản lý hồ sơ y tế của bệnh nhân, bằng cấp của bác sĩ, kết quả xét nghiệm, quản lý theo nguồn gốc dược phẩm, quản lý chuỗi ADN của con người.

Ngọc Ánh - Ngọc Dung Trang 54

Hình 4.2 Ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và y tế Ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực giáo dục

Công nghệ Blockchain có thể giúp hạn chế gian lệ trong quá trình học tập, xin việc làm, học bổng, giảm thiểu tình trạng khai gian về học vấn, kinh nghiệm làm việc,… Với tính năng đồng bộ thông minh, các điều khoản về nội quy đào tạo sẽ được thực hiện tự động giúp xử lý những trường hợp vi phạm, nâng cao quy trình giảng dạy, phản hồi từ người học,… Ứng dụng Blockchain trong ngành giáo dục:

- Theo dõi và lưu trữ dữ liệu học tập của học sinh, sinh viên như: Bảng điểm, trường đại học, trường dạy nghề, chứng chỉ,….

- Đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên trong quá trình đào tạo, từ đó sẽ có những điều chỉnh hợp lý

- Đánh giá năng lực của cá nhân so với yêu cầu đầu vào dựa trên dữ liệu học vấn đã được nghi lại

- Quản lý mức độ đánh giá sự uy tín trong các bài nghiên cứu khoa học

- Thi cử và cấp bằng, hồ sơ học bạ, liên kết mạng lưới giáo dục bằng số hóa

Hình 4.3 Ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực giáo dục Ứng dụng công nghệ Blockchain trong ngành nông nghiệp

Một trong những yếu tố then chốt có có được lòng tin từ người tiêu dùng chính là nguồn gốc chất lượng và an toàn cao Hệ thống Blockchain với vai trò như một sổ cái nông nghiệp trên nền tảng số sẽ giúp người dùng cũng như người buôn bán nắm được các thông tin về sản phẩm một cách chính xác [ CITATION VBP21 \l 1066 ].

Ai cũng có thể theo dõi phương pháp nuôi trồng, quá trình di chuyển từ nhà cung cấp đến chợ, cửa hàng, siêu thị,… Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhà kinh doanh có thể quản lý giá giả, chất lượng, tài chính và bán hàng của mình với công nghệ này Các ứng dụng của Blockchain trong lĩnh vực nông nghiệp:

- Quản lý chuỗi cung cấp của sản phẩm, hàng tồn kho

- Lưu trữ thông tin của hàng hóa, quy trình chăm sóc, tiêu chuẩn cho thực phẩm

- Truy xuất nguồn gốc và vòng đời sản xuất nông sản Ứng dụng Blockchain trong ngành tài chính - ngân hàng

Trong lĩnh vữ tài chính và ngân hàng, vấn đề bảo mật dữ liệu người dùng, tham nhũng, lạm quyền là vấn đề rất nan giải Nhưng với quyết định ứng dụng công nghệ Blockchain với các điểm nổi bật từ chính chức năng như bảo mật cao, giao dịch nhanh, tiết kiệm chi phí, tối thiểu hóa rủi ro Các ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng:

- Xác thực thông tin khách hàng, khả năng tín dụng trực tiếp mà không cần qua trung gian

- Tính bảo mật cao và tiện lợi với các công nghệ xác minh danh tính, thanh thanh toán nhanh chóng và cập nhật giao dịch liên tục

Ngọc Ánh - Ngọc Dung Trang 56

Hình 4.4 Ứng dụng công nghệ Blockchain trong ngành nông nghiệp

- Quản lý và hạn chế rủi ro về trục trặc kỹ thuật và vỡ nợ trước khi thực hiện giao dịch

- Hệ thống quản lý thông minh cho phép các tính năng liên tục đổi mới và cải tiến dựa trên sự chấp thuận của tất cả người dùng trong chuỗi

- Ngoài tiền điện tử, Blockchain đang được sử dụng để xử lý các giao dịch bằng tiền tệ fiat như USD và EUR Công nghệ này giúp việc gửi tiền qua ngân hàng nhanh hơn và các giao dịch được xác minh nhanh hơn ngoài giờ làm việc bình thường. Ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực bán lẻ

Quy trình quản lý chuỗi cung ứng, quản lý sản phẩm như quá trình phân phối, kiểm soát thông tin và số lượng hàng hóa cũng như các báo cáo tài chính, hợp đồng quan trọng,… tất cả sẽ đều trở nên dễ dàng và chính xác khi công nghệ Blockchain được ứng dụng.

Những ứng dụng công nghệ B lockchain trong ngành bán lẻ:

- Quản lý hàng hóa thông qua mã định danh trên hệ thống Blockchain bao gồm: Quy trình sản xuất, thông tin mặt hàng và thời gian vận chuyển, tồn kho, lưu kho,…

- Đảm bảo chất lượng hàng hóa khi có giao dịch giữa nhà sản xuất và công ty vận tải

Hình 4.5 Ứng dụng Blockchain trong ngành tài chính - ngân hàng

- Quản lý lưu thông của dòng tiền phát sinh từ giao dịch giúp hạn chế thiệt hại và xử lý ngay những vấn đề phát sinh nếu có

Bên cạnh đó, ứng dụng Blockchain còn xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác như thương mại điện tử, an ninh mạng, bất động sản,… Sự phổ biến của công nghệ Blockchain là rất lớn, với những tín hiệu thực tế hiện nay rất có thể công nghệ này sẽ đi vào từng ngóc ngách của đời sống con người. Ứng dụng Blockchain trong thương mại điện tử thị trường bán lẻ hiện nay đang dần chuyển hướng sang thương mại trực tuyến đặc biệt là với sự phát triển của các sàn thương mại điện tử Sự dịch chuyển này đặt ra vấn đề về tính bảo mật, quản lý chuỗi cung ứng, quá trình vận chuyển hàng hoá đến người tiêu dùng, chi phí từ cách làm truyền thống tạo nên nhiều rào cản giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất

Công nghệ Blockchain giải quyết vấn đề đó bằng các hợp đồng thông minh, tạo điều kiện cho các bên có thể dễ dàng ký kết, liên kết với các doanh nghiệp đa quốc gia. Việc lược bỏ trung gian cũng giúp tiết kiệm chi phí, giải pháp thanh toán cũng được gắn trực tiếp trên các website, sàn thương mại điện tử Một số ứng dụng Blockchain trong thương mại điện tử

- Quản lý thông tin dữ liệu khách hàng.

- Theo dõi thông tin, tình trạng sản phẩm thông qua số serial QR,

- Xây dựng hệ thống thanh toán và chấp nhận ví điện tử, khách hàng thân thiết, thẻ quà tặng, tri ân khách hàng….

Ngọc Ánh - Ngọc Dung Trang 58

Hình 4.6 Ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực bán lẻ

- Vận hành và quản lý chuỗi cung ứng. Ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực du lịch

Đồng tiền điện tử Bitcoin và Game Blockchain

Blockchain được ứng dụng rất nhiều trong đời sống nhưng có thể thấy hai ứng dụng điển hình nhất của Blockchain là Đồng tiền điện tử Bitcoin và trong lĩnh vực Game.

4.2.1 Đồng tiền điện tử Bitcoin

Có thể thấy được Blockchain không dựa vào Bitcoin nhưng Bitcoin lại không thể thiếu Blockchain

Bitcoin là đồng tiền điện tử đầu tiên được tạo ra, và theo lẽ tự nhiên, là một trong những đồng tiền điện tử nổi tiếng nhất Bitcoin được giới thiệu vào năm 2009 bởi nhà phát triển với danh xưng Satoshi Nakamoto Ý tưởng chính là tạo ra một hệ thống thanh toán điện tử độc lập và phi tập trung dựa trên các bằng chứng toán học và mật mã học Blockchain là công nghệ được sử dụng trong rất nhiều ứng dụng Dựa trên nền tảng công nghệ này, các ứng dụng tuyệt vời đã được ra đời như Uber, AirBnB, ví điện tử,.… Và nổi bật nhất là sự ra đời của Bitcoin Có thể nói Blockchain là một cuốn sổ kế toán theo dõi tất cả các giao dịch của Bitcoin Các giao dịch này không được lưu trữ trong một máy chủ trung tâm mà được phân phối trên toàn hệ thống Thông qua một mạng lưới các máy tính dùng để lưu trữ dữ liệu và tính toán Mỗi máy tính là một

“block” của mạng lưới Blockchain

Ngọc Ánh - Ngọc Dung Trang 62

Hình 4.10 Ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực viễn thông - truyền thông

Bằng cách trải rộng các hoạt động của mình trên một mạng máy tính, Blockchain cho phép Bitcoin và các loại tiền điện tử khác hoạt động mà không cần cơ quan trung ương Điều này không chỉ làm giảm rủi ro mà còn loại bỏ nhiều phí xử lý và giao dịch.

Nó cũng có thể cung cấp cho những người ở các quốc gia có tiền tệ hoặc cơ sở hạ tầng tài chính không ổn định một loại tiền tệ ổn định hơn với nhiều ứng dụng hơn và mạng lưới cá nhân và tổ chức rộng lớn hơn mà họ có thể kinh doanh, cả trong nước và quốc tế.

Việc phát minh ra Blockchain và ứng dụng cho Bitcoin đã làm cho đây trở thành loại tiền tệ kỹ thuật số đầu tiên giải quyết được vấn đề double spending (chi tiêu gian lận khi 1 lượng tiền được dùng 2 lần) Công nghệ này của Bitcoin đã trở thành nguồn cảm hứng cho một loạt các ứng dụng khác trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau Qua việc sử dụng mạng lưới ngang hàng và một hệ thống dữ liệu phân cấp, Bitcoin Blockchain được quản lý hoàn toàn tự động.

Bất kỳ ai có máy tính kết nối mạng đều có thể tham gia vào hệ thống và thực hiện giao dịch vì Bitcoin là mã nguồn mở Tuy nhiên, nếu mã nguồn bị lỗi khi giao dịch thì các Bitcoin liên quan sẽ bị mất vĩnh viễn Đặc biệt, vì đây là mạng phân tán nên người dùng không thể khôi phục lại một giao dịch lỗi hoặc quên mật khẩu ví điện tử của mình Vì thế, để cẩn thận hãy nhớ lưu trữ mật khẩu hoặc khóa riêng tư của ví Sự ra đời của Blockchain thật sự là một điểm sáng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhất là đối với thị trường tiền ảo đầy biến động

Blockchain ra đời với thuật toán mã hóa đặc biệt của nó cùng với Bitcoin đã giúp loại bỏ bên thứ ba tin cậy xác thực trong các giao dịch tài chính Nhờ tính năng này, Blockchain đã thu hút sự chú ý rộng rãi của giới công nghệ trong tất cả lĩnh vực khác như: lưu trữ đám mây phi tập trung, hợp đồng thông minh, IoT, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý hồ sơ bệnh án, bầu cử, xổ số v.v.

Game Blockchain là một thể loại trò chơi được xây dựng trên nền tảng Blockchain với cơ sở dữ liệu sẽ được phân tán trên một mạng lưới rộng lớn chứ không tập trung ở một máy chủ nhất định nào như các game truyền thống Để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm này, đầu tiên bạn cần biết một chút về công nghệ Blockchain Về cốt lõi, Blockchain là một cơ sở dữ liệu được chia sẻ trên mạng máy tính, hoạt động như một hệ thống ghi lại thông tin Khi một bản ghi được thêm vào chuỗi, gần như chúng sẽ không thể thay đổi hoặc bị tác động bởi các yếu tố khác, điều đó khiến cho việc gian lận hệ thống trở nên vô cùng khó khăn [ CITATION Ben20 \l 1066 ].

Theo đó, khi các trò chơi điện tử được xây dựng trên nền tảng Blockchain, hệ thống sẽ được phân cấp một cách rõ ràng và chặt chẽ Nghĩa là trò chơi sẽ không bị sở hữu và kiểm soát hoàn toàn bởi các nhà phát hành như ở các game truyền thống, mà chính người chơi và những người sở hữu các tài sản kỹ thuật số của game sẽ có quyền điều phối trò chơi này.

Bên cạnh đó, công nghệ Blockchain cũng sẽ cho phép bạn toàn quyền sở hữu tài sản của mình trong game và có thể giao dịch trực tiếp với những người chơi khác Tương tự như việc bạn sở hữu một loại tiền điện tử nhất định trên chuỗi khối như Bitcoin hay Ethereum và mua bán chúng trên các sàn giao dịch

Ngoài ra, với việc ứng dụng công nghệ chuỗi khối, các game Blockchain còn loại bỏ đi yếu tố “pay-to-win” thường thấy ở các trò chơi truyền thống Thay vào đó là tính ngẫu nhiên và độc nhất với các vật phẩm mà bạn sở hữu trong game Điều này sẽ góp phần tạo nên trải nghiệm thú vị hơn cho người chơi, đồng thời tăng doanh thu cho nhà phát hành.

Ngọc Ánh - Ngọc Dung Trang 64

Một trong những game Blockchain nổi bật nhất trong thời gian gần đây đó chính là tựa game Axie Infinity.

Hình 4.12 Giao diện game Axie Infinity

Một trong Axie Infinity được ra đời vào năm 2018 là tựa game NFT chạy trên nền tảng Blockchain Trong đó người chơi tập hợp các đội quái vật dễ thương, được gọi là Axies và xây dựng nên vương quốc thú cưng của mình chiến đấu với nhau trong các trận chiến. Đây là một tựa game nuôi thú ảo để chiến đấu, lấy cảm hứng từ tựa game Pokemon nổi tiếng của Nintendo Bạn sẽ nhập vai một người sưu tầm thú cưng, chăm sóc và xây dựng cho mình một đội hình mạnh nhất chiến đấu với những người chơi khác để dành chiến thắng.

Axie Infinity game hoạt động trên nền tảng Ethereum và sử dụng 2 loại tiền điện tử mang tên AXS (viết tắt của Axie Infinity Shards) và SLP (viết tắt của Smooth Love Potion) để giao dịch Những vật phẩm, tiền tệ trong game có thể được bán với giá trị rất cao.

Theo thống kê, một người chơi Axie Infinity có thể kiếm được khoảng 30 triệu mỗi tháng Ngoài ra, người chơi trong game cũng có thể lai tạo Axies, chúng cho phép người chơi xây dựng các team mạnh hơn và tạo ra NFT khác để bán trên thị trường. Theo thông báo chính thức trên Twitter, một số NFT của Axie đã được bán với giá lên tới 300 ETH hoặc gần 700.000 đô la vào thời điểm mới ra mắt. những game Blockchain nổi bật nhất trong thời gian gần đây đó chính là tựa game Axie Infinity.

Cách kiếm tiền trong Axie Infinity

- Cạnh tranh trong các trận chiến PVP để giành giải thưởng bảng xếp hạng.

- Nhân giống Axies và bán chúng trên thị trường.

- Thu thập và đầu cơ các Axies hiếm như Mystics và Origins.

- Nuôi để lấy các lọ thuốc tình yêu cần thiết để nhân giống Axies Chúng có thể được bán trên các sàn giao dịch như Uniswap và Binance.

Blockchain là nghề lập trình “hốt bạc”

Nhu cầu tuyển dụng Blockchain Developer

Infinity Blockchain Labs: Tiềm năng của những mạng lưới hệ thống dựa trên Blockchain được công nhận ngày càng nhiều Nhu cầu tạo ra những dự án Bất Động Sản thử nghiệm và những mẫu sản phẩm đã tăng lên nhanh gọn Nhu cầu tuyển dụng Blockchain Developer từ đó ngày càng cao Hiện tại, Infinity Blockchain Labs đang phong cách thiết kế thêm những chương trình giảng dạy cho những sinh viên mới tốt nghiệp Đây là hành động giúp bổ trợ nguồn nhân lực cho công ty

Khi phỏng vấn ứng viên Blockchain Developer cho Stratis, doanh nghiệp họ luôn tìm kiếm những bạn có kiến thức và kỹ năng lập trình ứng dụng cứng và chăm sóc đến Blockchain Một Senior Developer đã triển khai nhiều dự án Bất Động Sản thành công xuất sắc sẽ có 95% những kỹ năng và kiến thức hoàn toàn có thể vận dụng vào Blockchain Giải quyết yếu tố, coding, testing, hiểu những nhu yếu, quản trị source code, và DevOps đều là những kiến thức và kỹ năng hoàn toàn có thể vận dụng vào nghành Blockchain

Rất khó mà tìm được những Developer đã có kinh nghiệm tay nghề với Blockchain. Hơn nữa, Blockchain không khó Khác với AI, những công nghệ tiên tiến dùng trong

Ngọc Ánh - Ngọc Dung Trang 66

Blockchain đã sống sót 20 năm rồi Bạn sẽ thấy nhiều nội dung của công nghệ Blockchain rất dễ hiểu trong quy trình học Blockchain.

Mức lương của các Blockchain developer: Theo Computerworld, các chuyên gia Blockchain cung cấp dịch vụ freelance với giá từ 150 USD /giờ, các nhà lập trình phát triển Blockchain ở Mỹ kiếm được 140.000-180.000 USD một năm, một con số cực ấn tượng so với mức trung bình chỉ 105.000 USD /năm của các nhà phát triển phần mềm khác Những dữ liệu này được công bố bởi Matt Siegelman, Giám đốc điều hành của chiến dịch phân tích dữ liệu về hiệu suất của công ty Burning Glass Technologies Đây là mức lương cao hơn rất nhiều so với mức lương trung bình của lập trình viên tại Mỹ (từ 60.000 USD đến 100.000 USD).

Tại Việt Nam, theo số liệu của VietnamWorks, các kỹ sư phát triển phần mềm liên quan đến Blockchain nhận mức lương trung bình 2.241 USD/tháng Theo đó, thống kê mức lương dựa trên chuyên môn, nhóm kỹ sư có chuyên môn thuộc lĩnh vực công nghệ mới như Blockchain và trí tuệ nhân tạo (AI) đang nhận mức lương cao nhất và cao hơn so với các nhóm chuyên môn khác Theo đó, nhóm kỹ sư phát triển phần mềm liên quan đến Blockchain nhận mức lương trung bình là 2.241 USD/ tháng, nhóm phát triển phần mềm liên quan đến AI có mức lương 1.844 USD/tháng, đứng vị trí thứ 3 là Full Stack với mức lương 1.642 USD/ tháng.

Hình 4.13 Mức lương của lập trình viên Blockchain

Như vậy, dù ở Mỹ hay Việt Nam hay bất kỳ thị trường nào khác thì các lập trình viên Blockchain luôn có mức thu nhập đứng đầu lĩnh vực IT và hơn mức trung bình của các lập trình viên khác gần 2 lần Đây là con số cực kỳ khủng và dự kiến còn tiếp tục tăng cao do nhu cầu của thị trường về nghề lập trình Blockchain là nhất lớn và đang tăng mạnh.

Tình hình thị trường và Nhu cầu tuyển dụng Blockchain Developer: Thị trường việc làm Mỹ, châu Âu và trên thế giới đều đang săn tìm các nhà phát triển và kiến trúc sư trong lĩnh vực Blockchain Tuy nhiên, việc tìm kiếm chuyên gia không dễ dàng Trong quý IV/2017, sự thiếu vắng các vị trí lập trình viên công nghệ Blockchain vẫn tiếp tục, trong khi đó, sản phẩm về Blockchain lại tăng gấp đôi.

Theo đó, số tin tuyển dụng công liên quan đến công nghệ Blockchain đã tăng nhanh chóng theo từng năm Biểu đồ dưới đây cho thấy sự phát triển của công việc Blockchain cho đến năm 2017 Bạn có thể thấy rằng năm 2017 đã từng có 4000 bài đăng công việc Con số này đã lên hơn 12.000 vào năm 2019 Tất nhiên số liệu này chỉ mang tính tương đối và khu vực trường giới hạn.

Hình 4.14 Nhu vầu việc làm liên quan đến Blockchain theo năm

Ngọc Ánh - Ngọc Dung Trang 68

Ngày đăng: 27/02/2024, 11:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN