1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài khoa học cấp Trường: Pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất - thực trạng và hướng hoàn thiện

335 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

| BO TU PHAP

TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

DE TAI KHOA HOC CAP TRUONG

PHAP LUAT BOI THUONG, HO TRỢ, TAI ĐỊNH CU KHi NHÀ NƯỚC THU HOI DAT — THUC TRANG VA

HUONG HOAN THIEN

Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thi Nga Bộ môn Luật Dat đai, Khoa pháp luật Kinh tế,

Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 2

NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THUC HIEN DE TÀI

THAM GIA

Bộ môn Luật Đất dai, Chủ nhiệm đê tài; | TS Nguyễn Thị Nga Tác giả CĐ06; CĐ07;

Khoa PLKT, ĐH Luật HN

CD09; CD12

Bộ môn Luật Dat dai, | Thu ky dé tài;

2 ThS Đô Xuan Trọng

Khoa PLKT, DH Luật HN | Tác gia CD13

PGS TS Bộ môn Luật Dat đai, | Tác giả CD01; CD02;

Nguyễn Quang Tuyến |Khoa PLKT, DH Luật HN CD03 - Bộ môn Luật Dat dai,

‡ TS Nguyên Thi Dung Tac gia CD08Khoa PLKT, DH Luat HN

- Bộ môn Luật Dat dai,

5 | TS Nguyễn T Hong Nhung Tac gia CD05

Khoa PLKT, DH Luật HN

mg Bộ môn Luật Dat đai,

6 ThS Phạm Thu Thủy Tác giả CĐ04Khoa PLKT, DH Luật HN

+ ` Sở Tài nguyên và Mô!

7 TiS Nguyên Van Hong Tac gia CD11truong TPHCM

| : Trường Đại học Luật

f bbs Nguyễn Tú Anh Tác giả CD10

Trang 3

MỤC LỤC

PHAN I: Báo cáo tong thuật s 5c Ss E1 121121511 112112111121.111111101E xe |

PHAN II: Các chuyên dé nghiên cứu á- c5 1 222121121221115121 11111112 re 53 Chuyên dé 1: Những van đề lý luận về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và pháp luật về boi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hài dat.

Tac gia: PGS TS N guyén Quang TUYEN PRRRREREREREER 53

Chuyên đề 2: Hậu quả của thu hồi đất và sự cần thiết khách quan của van dé bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Tác gid: PGS TS Nguyễn Quang THWẾN 5.52 52 SEES2EEE 1121121111111 te 84 Chuyên đề 3: Pháp luật một số nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và những bài học kinh nghiệm trong quá trình hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở Việt Nam.

Tác giả: PGS TS Nguyễn Quang THUẾN 5 552225 1212111111212 e6 102

Chuyên dé 4: Các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi

đất và những vẫn đề thực tiễn đặt ra.

Túc giả: Ths Phạm Thu Thủy nh nnnnnnHHHH ghgeg 132

„Chuyên dé 5: Các điều kiện được bồi thường về dat, tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi và những bat cập, vướng mắc phát sinh trong thực tế.

Tác giả: TS Nguyên Thị Hồng Nhưng 5-52 552 5 E322E22222212112121122121121.c xe 152 Chuyên đề 6: Pháp luật về các phương thức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và

một số kiến nghị hoàn thiện.

Tác giả: TS Nguyễn Thị Nga n EH HE H 2H21 ru 157 - Chuyên đề 7: Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp —

Thực trạng và một số kiến nghị.

Tác giả: TS Nguyễn Thị Nga 5S SE E112 11 n1 n ng ra 173 ' Chuyên dé 8: Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp —

Thực trạng và một số kiến nghị.

Tác giả: TS Nguyên Thị Duing, à 5c c2 222 2e 193

Trang 4

“Chuyên đề 9: Chính sách hỗ trợ đỗi với nguoi có đất bị Nhà nước thu hồi - Thực

trạng và một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình tô chức thực thi.

Tác gia: TS Nguyễn Thị Nga 55-52 5251 2121221121221212221212212 rau 210 Chuyên đề 10: Những vấn đề lí luận và thực tiễn về chính sách tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở.

Tác gid: Ths Nguyễn Tú AHh ST 111121212221 111221 re 220

Chuyên dé 11: Hoàn thiện pháp luật về giá đất nhằm nâng cao hiệu quả thực thi trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Tác giả: Ths Nguyễn Văn Hông -.- 5-5 k1 1021211011222 xee 240 Chuyên dé 12: Pháp luật vẻ quy trình va thủ tục hành chính về bồi thường, hỗ trợ, tái dina cư khi Nhà nước thu hồi dat và một số đề xuất, kiến nghị.

Tác giả: TS Nguyễn Thị N8a - St TS E111 111 111g 258 Chuyên đề 13: Thực trạng về giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bởi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Tác giả: Ths Đỗ Xuân Trọng 55 5222211 1112122122121212121212 xe 273 -\ Chuyên dé 14: Vai trò của các thể chế trung gian trong quá trình tổ chức thực thi

pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Tác giả: Tran Thị Phương Liên — Bộ Tư pháp s55 ccctcSEcctExcztesrererces 285 ;x Chuyên đề 15: Minh bach, dân chủ và công khai hoá chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất — Yếu tố quan trọng dam bảo quyên và lợi ích

của những người có đất bị thu hồi.

Tac giả: Lưu Công Thành — Bộ Tre PhápD, ằ cà càSn Site 299

PHAN III — Kết luận 5252-22 2t the 320 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO c55ccstitrtteerrirrrriirrrrrrre 324

Trang 5

PHẢN I

BAO CÁO TONG THUAT

Trang 6

BAO CAO TONG THUAT DE TÀI NGHIEN CUU KHOA HOC CAP TRUONG

Dé tài: “Pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi Hội đồng nhân dân

Khu công nghiệp

Trách nhiệm hữu han

Tư liệu sản xuất

Trang 7

I TINH CAP THIET CUA DE TÀI NGHIÊN CỨU

Trong điều kiện nước ta hiện nay, “thu hỏi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư để giải phóng mặt băng, có đất sạch” cho các dự án dau tư là một trong những công việc quan trọng phải làm trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Để đạt tới mục tiêu này, Dang và Nhà nước ta đã phải đây mạnh việc triển khai xây

đựng nhiều công trình cơ sở hạ tầng, nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công

nghệ cao; cùng với đó, là triển khai xây dựng hàng loạt các công trình cơ sở hạ tầng

kỹ thuật, hạ tầng văn hóa, xã hội nhằm phục vụ cho việc chỉnh trang và phát triển đô thị, cũng như đô thị hóa ở nông thôn Có thể nhận thấy, tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam đã và đang diễn ra nhanh chóng cả bề rộng lẫn chiều sâu; không gian đô thị không ngừng được mở rộng và phát triển, bộ mặt nông thôn đang được thay đổi từng ngày Trong quá trình thay đổi nhanh chóng đó, công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng đóng vai trò quan trọng và hỗ trợ đắc lực của quá trình này Khang định như vậy bởi, công tác bôi thường, hỗ trợ và giải phóng

mặt bằng mang tính quyết định tiến độ của các dự án, của các công trình mà Nhà

nước thu hồi Sẽ không quá khi nói rằng: “thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng nhanh là một nửa dự án, của các công trình xây dựng”.

Tuy nhiên, không thé phủ nhận rang, trước mỗi quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thấm quyền cho sự nghiệp phát triển đất nước và lợi ích của các

nhà đầu tư trong nước và ngoài nước cũng đều xảy ra những khó khăn và xáo trộn lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của những người dân có đất bị thu hồi Trung bình cứ thu hồi mỗi ha đất nông nghiệp sẽ có 10 nông dân bị mất việc và với tốc độ 73,2 nghìn ha đất bị thu hồi mỗi năm sẽ có 70 vạn nông dân không có công ăn việc làm Khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là vùng đồng băng sông Hồng với hơn 300.000 hộ, tiếp đến là Đông Nam Bộ với 108.000 hộ, đặc biệt thành phố Hà Nội là địa phương có số hộ bị ảnh hưởng lớn nhất nước với 138.291 hộ gia đình Với người dân, mat đất là mat kế sinh nhai, mat điểm tựa dé “an cư lạc nghiệp” mat đi

thói quen tốt đẹp của đời sống cộng đồng thân thuộc Vì vậy, bài toán đặt ra là làm sao việc thu hồi đất phải giải quyết được hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi; trong đó, lợi ích của người dân có đất bị thu hồi phải đặc biệt được quan tâm, chú trọng bởi đất đai đối với họ là nơi ăn, chốn ở,

là nguồn sống, nguồn việc làm, là biểu hiện của đời sống vật chất và tỉnh thần Theo

đó, Nhà nước với vai trò và vị thế của một tổ chức quyền lực chính trị và kinh tế, là đại diện cho quyền lợi và khát vọng chung của nhân dân phải có những biện pháp

2

Trang 8

pháp lý và cinh tế hữu hiệu với những bước đi và cách thức tô chức thực hiện trên thực tế có Hiệu quả dé đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất Đảm bảo quyên lợi ở đây được hiểu ở khía cạnh: Đảm bảo về lợi ích kinh tế, nghĩa là Nhà nước phải bù đắp mhững lợi ích hợp pháp (những tổn thất về kinh tế) mà người sử dụng đất mất đi do vệc cham dứt quyền khai thác và sử dụng đất của họ trước các quyết định

thu hồi đất của Nhà nước; mặt khác, đảm bảo sự ồn định về xã hội và an sinh như:

én định vié: làm, 6n định nơi ăn, chốn ở, phong tục tập quán truyền thống và những thói quen snh hoạt cộng đồng tốt đẹp của người có đất bị thu hồi Nếu không

nhìn rõ bar chất van đề này, mỗi năm chúng ta có hàng ngàn dự án cần giải phóng mặt bằng, nỗi dự án chỉ kéo theo một gia đình không có chỗ ở, không việc làm thì đã có hàng ngàn gia đình thiếu chỗ ở hoặc chỗ ở tạm bo, trên hàng ngàn nhân khẩu lao động thất nghiệp Như vậy là sự phát triển sẽ thiên lệch, lợi ích của quốc gia, lợi công cệng, mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sẽ không hài hoà với lợi ích cá nhân, gia đình Từ đó mục tiêu lớn của quốc gia sẽ không đạt

Nhìr nhận rõ van dé tất yếu khách quan nêu trên, trong thời gian qua, Nha nước đã ban hành rất nhiều văn bản ở nhiều hình thức khác nhau như: Luật, Nghị

định, Thôn tư và các văn bản pháp quy khác quy định chỉ tiết về bồi thường, hỗ

trợ, tái dina cư khi Nha nước thu hồi dat để giải phóng mặt bằng Trên cơ sở tổng

kết, đánh giá và đúc rút kinh nghiệm từ quá trình áp dụng pháp luật, những vướng

mắc nảy snh, từ sự phản hồi của các cơ quan, các tổ chức và của người dân trong

quá trình thực thi pháp luat , các văn bản pháp luật ban hành trong thời gian qua đã

có nhiều sr thay đổi đáng ghi nhận Các văn bản ban hành sau có những điểm tiến bộ và thay đối hợp ly hơn các văn bản trước đó Theo đó, các phương thức bồi thường duvc quy định đa dang hon, tao cơ hội chủ động cho người dan hơn trước sự lựa chọn vì chính sách bồi thường của Nhà nước; phương thức bồi thường cũng sát hơn cơ ch: thị trường Các lợi ích vật chất và tinh thần của người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đã được quan tâm, chú trong hơn Lợi ích ba bên: Nha nước —

Nhà đầu tr - Người có đất bị thu hồi đã bước đầu được điều chỉnh hài hoà, phù hợp hơn (Cùng với đó, các quy trình, trình tự, thủ tục khi Nhà nước thu hồi đất, thực

hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được pháp luật quy định cụ thể, rõ ràng, minh

bạch và còng khai hoá Các quy định về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực này được xác lập rõ ràng, cụ thé và dân chủ hơn nhiều so với quy định trước đây Khang định nêu trên được biểu hiện rõ nét nhất khi thang 12 vừa

Trang 9

qua, Quốc Hội khóa XIII đã thông qua Luật Đất đai 2013, theo đó, một mặt kế thừa

và tiếp thu những quy định hợp lý trong Luật Đất đai 2003 và các Nghị định hướng

dẫn thi hành vẻ vấn dé này, đồng thời, đã có nhiều quy định mới, thể hiện sự thay đôi quan trọng và tích cực.

Mae dù vậy, trên thực tẾ, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải

phóng mặt băng triển khai vẫn còn gặp rất nhiều vướng mắc, khó khăn Theo đó, chậm giải phóng mặt bằng dé giao đất sạch cho các nhà dau tu là điều dé nhận thấy và diễn ra phố biến thời gian qua Song song với đó là van đề khiếu nại, tố cáo của những người có đất bị thu hồi vẫn chiếm tỉ lệ lớn, một số địa phương còn xảy ra tình trạng biểu tình, chống đối các cơ quan chức năng thực thi nhiệm vu, thậm chí nhiều trường hợp các cơ quan phải sử dụng biện pháp cưỡng chế mới có thể thu hồi được đất Qua các vụ việc xảy ra thực tế thời gian qua tại Tiên Lãng - Hải Phòng, Văn Giang - Hưng Yên minh chứng khá rõ điều này.

Thực trạng nêu trên cho thấy, hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên thực tế còn hạn chế, nếu không muốn nói là yếu kém Vì vậy, nằm trong chương trình tổng thể của yêu cầu

tiếp tục hoàn thiện chính sách và pháp luật đất đai của Quốc hội đã đề ra, đặc biệt

trong thời gian tới, Chính Phủ ban hành các Nghị định để hướng dẫn thi hành Luật

Đất đai sửa đổi 2013 vừa được Quốc Hội thông qua 12/2013 nói chung và Nghị định hướng dẫn về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng một cách cụ thé, chi tiết và sát thực với thực tiễn cuộc sống, dé tổ chức thực hiện thì việc nghiên cứu, đánh giá, tổng kết và đưa ra nhận định của việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa Thực tế đến nay cũng chưa có bất kỳ

công trình nghiên cứu khoa học ở các cấp bậc nao dé cập toàn diện về van dé này.

Do vậy, đề tài “Pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

-thực trạng và hướng hoàn thiện ” không chỉ mang tinh lý luận và -thực tiễn cao, ma

còn mang ý nghĩa thời sự sâu sắc.

II Tình hình nghiên cứu

Đến nay, vấn đề bồi thường khi NNTHĐ đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều phương diện khác nhau Có thể đề cập đến một số công trình, bài báo tiêu biểu như: Nhà tái định cư: vừa ở vừa run của tác giả Nguyễn Thiêm - Báo Công an nhân dân, số ra ngày 21/05/2005; Pháp luật về bồi

Trang 10

thường thệt hại khi Nhà nưóc thu hoi dat - Luận văn Thạc sĩ luật học của Nguyễn

Vinhh Diér - năm 2006; Van dé việc làm cho người bị thu hôi dat ở nông thôn trong quá trình :ây dựng, phát triển các khu công nghiệp của tác giả Đỗ Đức Quân - Tạp chí Kinh ế và Dự báo, số 8 (412), tháng 8 năm 2007, tr.33-35; Pháp luật về bôi thường, hò trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hôi đất (qua thực tiễn thi hành hành tại thành oho Hà Nội) - Luan văn Thạc sĩ luật học của Nguyễn Duy Thạch - năm

2007; Vi sao dân chưa đồng thuận của tác giả Đức Tâm - Báo điện tử Kinh tế và Đô thị, số ra agay 19/8/2008; Bức xúc thu hôi đất không chỉ do giá đền bù của tác giả

Lan Huorg - Báo điện tử Dân trí, số ra ngày 03/10/2008; Báo cáo của Bộ Nông

nghiệp vé Phát triển nông thôn trình Chính phủ về thực trạng thu hồi đất nông nghiệp, tráng 9/2008 Một số ý kiến hoàn thiện pháp luật vé bôi thường khi Nhà nước thu hôi đất của tác giả Ths Lê Ngọc Thạnh - Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, sé 11 (73), tháng 6 năm 2009, tr.40-43; Dán bức xúc vì sự vô cảm của chính quyên củc nhóm phóng viên điều tra - Báo điện tử Nha báo và Công luận, số ra ngày 17/9/2009 Chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hôi đất của tác giả Trần Quang Huy đăng trên tạp chí Luật Học số 10 năm 2010; Tác giả Nguyễn Quang Tuyến với hai bài viết: 7¡ ương đồng và khác biệt giữa pháp luật đất đai Singapore và pháp buật đất dai Việt Nam - gợi mở cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện phấp luật dat dai, đăng trên Tap chí Luật Hoc số 8 năm 2010 và bài: Pháp luật về

bôi thường, tai định cư khi Nhà nước thu hôi đất của Trung Quốc - những gợi mở

cho Việt Nam trong hoàn thiện pháp luật về boi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam, đăng trên Tạp chí Luật Học số 10 năm 2010 Hai bài viết

của TS Pian Trung Hiền với nhan đề: Pháp luật về thu hôi đất khi thực hiện quy hoạch và chế định trung dụng đất trong pháp luật Việt Nam và bài: Quyên khiếu kiệm khi Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đăng trên Tạp chí Luật Học số 3 và số 7 năm 2011 Tác giả Nguyễn Thị Nga với bài: Pháp lua! về trình tự, thủ tục thu hôi đất, bôi thường và giải phóng mặt bằng và nhiing vướng mắc nảy sinh trong quá trình áp dụng, đăng trên Tạp chí Luật Học số 11 năm 2010 và bài viết: Những ton tại, vướng mắc phát sinh trong quá trình áp dung bôi thường khi Nhà nước thu hôi đất, đăng trên tạp chí Luật Học số 5 năm

Noi chung, các công trình, bài báo nêu trên đều nghiên cứu về bồi thường khi Nhà nướ: thu hồi đất ở mức độ và phạm vi khác nhau Có công trình, bài báo nghiên cưu đi sâu phân tích, bình luận một số khía cạnh pháp lý về bồi thường khi

Nhà nướ: thu hồi dat như: các cơ sở, căn cứ dé Nhà nước thu hoi dat, vê gia bôi

Trang 11

thường, v bảo vỆ quyền lợi cho người có đất bị thu hồi: có công trình, bài báo

nghiên cứ vấn đề này ở phạm vi rộng nhăm đánh giá khái quát pháp luật và thực

trạng phái luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất Bên cạnh đó, lại có công

trình nghin cứu vấn đề này thông qua việc đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật

tại địa bà: cụ thể của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: có công trình nghiên cứ thể hiện quan điểm về những chế định cụ thể của pháp luật hiện hành

như: các nương thức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, về trình tự, thủ tục thu hồi đất vabéi thường, hỗ trợ, tái định cư, về cơ chế giải quyết các tranh chấp, khiếu

nại, tô cáchoặc cưỡng chê hành chính về lĩnh vực nảy.

Tuy nhiên, xâu chuỗi các công trình nghiên cứu nêu trên, tác giả nhận thấy răng, chođến nay, chưa có bất kỳ một công trình, một đề tài, một bài viết nào nghiên cứ một cách tổng thể, đầy đủ và toàn diện vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ki Nhà nước thu hồi đất ở cả khía cạnh lí luận và thực tiễn Điều đáng quan tâmhơn là, chưa có bất kỳ sự nghiên cứu nào từ góc độ tổng kết qua kinh

nghiệm thrc tiễn của lĩnh vực này trong thực tế để nhìn nhận, đánh giá mang tínhkhách qua về những kết qua đạt được và những vấn dé còn tồn tại, bất cập và

những vung mắc phát sinh trong quá trình áp dụng pháp luật Mặt khác, trong bối cảnh nên linh tế - xã hội đang có những thay đổi liên tục và nhanh chóng thì các kết

qua mà gửi khoa học pháp lý nước ta đã đạt được van cần tiếp tục được nghiên cứu,

bố sung hoàn thiện Bởi vậy, tôi cho rằng, việc nghiên cứu thành công đề tài "Pháp luƒ về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất - thực trạng

và hướnghoàn thiện ” trong khuôn khổ đề tài khoa học cấp trường vẫn là một công

việc có ý ighia lý luận và mang tinh thời sự cao.

II Mục lich nghiên cứu của đề tài

Đề tàinghiên cứu khoa học về “Pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà

nước thuhồi đất - thực trạng và hướng hoàn thiện” nhằm dat được các mục dich

Thứ mắt, phân tích, bình luận làm sáng tỏ các quy định của pháp luật hiện hành

về bởi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Thứ lui, tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành về bồi thường, hồ trợ, tái định cư trong thời gian qua để có những nhận định và đánh giá khách qum về những kết qua đã đạt được và những tồn tai, bất cập của van dé nay;

Thứ li, thông qua việc nghiên cứu, dé tài đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơnqui định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu

6

Trang 12

hồi đất nhăn góp phân nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về van dé này trên thực

Thứ tư, lêt quả nghiên cứu của dé tài sẽ góp phân cung cap thêm nguồn tài liệu

cho các giảng viên và các bạn sinh viên nghiên cứu, tìm hiệu và phát triên tot hơntrong giảng lạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

IV Nội durg nghiên cứu

Đê da được mục đích nêu trên, dé tài tập trung nghiên cứu một sô nội dung

chủ yêu sau

- Ngtién cứu một số van dé lý luận về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nha

nước thu hồ đất;

- Ngiiên cứu chính sách, pháp luật của một số quốc gia trên thế giới và khu vực về bồi hường, hỗ trợ, tái định cư và rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho Việt Nam tong quá trình xây dựng pháp luật và tổ chức thực thi có hiệu quả van dé này trên thự tế;

- Ph& tích, đánh giá pháp luật thực định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nưc thu hồi đất ké từ Luật Dat đai 2003 cho đến nay trên cơ sở lồng ghép

với việc ngiiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về vẫn đề này ở một số địa bàn, khu

vực nhằm hi ra những thành tựu đã đạt được đưới góc độ pháp luật và cả cơ chế

thực thi Ding thời, chỉ ra được những tồn tai, bat cập, không phù hợp của những

chế định cụthể là nguyên nhân trực tiếp tác động tới thực tiễn thi hành khó khăn và

phức tạp trng thời gian qua;

- Ph tích và tìm ra những nguyên nhân cụ thé của những tồn tại, hạn chế của pháp lt hiện hành và thực tiễn thực thi về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi

Nhà nước tu hồi đất; trên cơ sở đó dé xuất một số giải pháp nhăm hoàn thiện pháp

luật và nân: cao hiệu quả áp dụng pháp luật van đề này trong thời gian tới.

V Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối wong nghiên cứu của đề tai là:

- Met số van dé lý luận về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu

hồi đất;

- Nộ dung các quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước bao gồm Luật, pháp lệnh, Nghị tinh, Chi thị, Thông tư, Thông tư liên tịch kể từ Luật Đất đai 2003 có hiệu

lực;

Trang 13

- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường hỗ trợ, tái định cư

khi Nhà nước thu hồi đất qua các vụ việc, tình huéng cu thé phát sinh ở một số địa bàn, khu vực được sự quan tâm đông đảo của người dân và các cấp, các ngành:

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là:

Về phạm vi đối tượng, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về bồi thường, hé trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi dat, bao gồm: bồi thường về đất, bồi thường về tài sản trên đất và các quy định về hé trợ, tái định cư cho hộ gia

đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất; các quy định về giá đất và chính sách tai chính có liên quan trực tiếp đến chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; các quy định về quy trình, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cơ chế giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực này.

VỊ Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích, đề tài sẽ dựa trên quan điểm duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách và pháp luật đất đai trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xu thế hội nhập; nghiên cứu các quan điểm, các luận điểm của các chuyên gia khoa học pháp lý Việt Nam về các nội dung có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất - xem đó là cơ sở

phương pháp luận giải quyết những vấn đề thuộc nội dung của đề tải.

Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, cụ thể như: phương pháp tổng hợp; phương pháp phân tích, đánh giá; phương pháp hệ

thống: phương pháp lịch sử cụ thể; phương pháp thống kê; phương pháp so sánh

luật học để đảm bảo cho những lập luận của nhóm tác giả đưa ra có tính logic, chặt chẽ và thuyết phục.

VII Những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của đề tài

- Nhóm tác giả dé tài sẽ nghiên cứu, phân tích và bình luận vấn đề một cách cụ thể, đầy đủ và toàn diện các chế định có liên quan trực tiếp đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở cả phương diện lí luận và thực tiễn áp

dụng pháp luật;

- Các chính sách, pháp luật về bôi thường, hỗ tro, tái định cư khi Nhà nước

thu hôi dat của một sô quôc gia trên thê giới cũng sẽ được nhóm tac gia đê tài chutrọng nghiên cứu, làm cơ sở cho việc phân tích, so sánh, đôi chiêu và rút ra những

kinh nghiệm cho thực tiễn xây dựng và hoàn thiện pháp luật về vấn đề này ở Việt

Trang 14

- Một số các vụ việc phát sinh trong thực tiễn, được dư luận quan tâm trong

thời gian qua cũng sẽ được nhóm tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích, làm sáng

tỏ dưới góc độ pháp luật và thực tiễn thực thị;

- Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là nguồn tài liệu tham khảo cần

thiết và đáng tin cậy đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động

ban hant, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật đất đai liên quan tới lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Đồng thời, đề tài có thể

được sử dụng cho mục đích tham khảo trong công tác giảng dạy và học tập môn học

Luật Dat đai, Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi dat

tại các cơ sở đảo tạo trong trường và ngoài trường.

VII NÓI DUNG CUA DE TÀI

Về co bản, dé tài bao gồm 15 chuyên dé, được chia thành 3 nội dung chính

- Nội dung thứ nhất: Những van dé ly luận về bồi thường, hỗ tro, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Nội dung thứ hai: Thực trạng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

khi Nhà nước thu hồi đất.

- Nội dung thứ ba: Một số định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về

bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

1 Những vấn đề lí luận về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi

1.1 Khái niệm bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất 1.1.1 Quan niệm về bồi thường khi Nhà nước thu hồi dat

Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng: ” Bồi thường: dén bù những tổn hại đã

gây ra”

Trong lĩnh vực pháp luật, trách nhiệm bồi thường được đặt ra khi một chủ thể có hành vi gây thiệt hại cho chủ thể khác trong xã hội Trach nhiệm này được rất nhiều các ngành luật đề cập như trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

trong lĩrh vực pháp luật dân sự: trách nhiệm bồi thường oan, sai do hành vi của các

' Nguyễn Như Ý (chủ biên); Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội - 2001, tr 79

Trang 15

cơ quan 6 tụng gây ra trong lĩnh vực pháp luật hình sự: trách nhiệm vật chất do

hành vi cla người lao động gay ra trong lĩnh vực pháp luật lao động v.v.

Tong lĩnh vực pháp luật đất đai, thuật ngữ bôi thường (hay đền bù) thiệt hai

để thực liện giải phóng mặt bằng ở Việt Nam đã được đặt ra từ rất sớm Nghị định số 151/TTg ngày 14/01/1959 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) “Quy

định thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất" tại Chương II đã đề cập đến việc “Boi thréng cho người có ruộng đất bị trưng dụng” Tiếp đến Thông tư số 1792/TTz ngày 11/01/1970 của Thủ tướng Chính phủ về “Quy định một số điểm tạm thời về bồi thường nhà cửa, đất dai, cây coi lưu nién, các hoa mẫu cho nhân dân ở nÏững vùng xdy dựng kinh tế mở rộng thành phố” cũng đề cập đến van đề bồi thường thi Nhà nước thu hồi đất Đặc biệt sau khi Luật Dat đai năm 1987 ra đời, Hội đồn: Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 186/HDBT ngày 31/5/19 quy định “Vẻ dén bù thiệt hai đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển

sang sử Jụng vào mục dich khác ”, thuật ngữ bồi thường được thay thế bang thuat ngữ đền bù Thuật ngữ này tiếp tục được sử dụng trong Luật Đất đai năm 1993, Luật sử: đổi, bỗ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 và các Nghị định

hướng din thi hành như: Nghị định số 90-CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ banhành qur định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mụcđích quic phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng: Nghị định số

33/{998ND-CP ngày 24/04/1998 của Chính phủ về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng v.\ Tuy nhiên, khi Luật sửa đổi, bd sung một số điều của Luật Đất đai năm 2001 được Quốc hội ban hành, thuật ngữ bồi thường được sử dụng trở lại và tiếp tục xuất hi trong Luật Dat đai năm 2003; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2(04 của Chính phủ quy định “Vẻ bổi thường, hỗ trợ và tdi định cư khi Nhà nước tht hôi dat", Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 “Quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), thu hôi dat, thực hiệt quyền sử dung đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi

Nhà nưcc thu hồi dat và giải quyết khiếu nại về đất đai `.

“heo Luật Dat đai hiện hành thì: "Boi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhe nước trả lại giá trị quyên sử dụng dat đối với diện tích đất bị thu hồi cho người b thu hồi đất".

1.1.2 Đặc điểm của bồi thường khi Nhà nước thu kôi đất

10

Trang 16

Boi thường trong lĩnh vực dat đai mang một s6 đặc trưng cơ bản sau đây:

- Không phải tất cả các trường hợp người sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi

đất đều được bồi thường Van dé bồi thường chỉ đặt ra khi Nhà nước thu hồi dat của người sử dụng đất dé sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

- Việc bồi thường cho người sử dụng đất không do lỗi của Nhà nước gây ra

mà xuat phát :ừ nhu câu của xã hội, của cộng đông;

- Việc bồi thường về đất thực hiện không căn cứ vào giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường (trao đối ngang giá) mà dựa vào khung giá do Nhà nước quy định tại thời điểm thu hồi đất;

1.1.3 Luận giải về bôi thường vê đất và bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất khi Nhà nướ: thu hồi đất

Theo quy định hiện hành, khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; lợi ich quốc gia, lợi ích cộng cộng và phát triển kinh tế thì người bị thu hồi đất được bồi thường về đất và thiệt hại về tài sản gắn với đất thu

hồi Sở di, người bị thu hồi đất không được bồi thường thiệt hại về đất mà chỉ được

bồi thường về đất là bởi vì giá trị của đất bao gồm giá trị ban đầu và giá trị tăng

thêm do sự tá động của con người trong quá trình sử dụng.

- Giá tị ban đầu của đất đai không do con người tạo ra mà do tự nhiên tạo ra;

bởi lẽ, đất đa có trước con người Nó không phải là sản phẩm kết tỉnh sức lao động của con người mà được tự nhiên tạo ra Gia tri ban đầu của đất đai được hình thành từ các yếu tố như vị trí, diện tích, hình thể, kích thước, chất dat, địa hình, loại, hạng

đất v.v.

- Giá ri tăng thêm của đất đai được hình thành đo sự tác động của con người trong quá trình sử dung đất Nó được xác lập bởi:

(i) Dc công sức dau tư của cộng đông xã hội Trải qua quá trình khai phá, cải

tạo, bồi bổ, ôn tạo và giữ gìn hàng ngàn năm, các thé hệ cha anh đã đỗ xương máu,

mô hôi, công sức mới có được vôn đât như ngày này Do đó, giá trị của đât đai kêt

tinh “lao độg vật hóa ” của các thé hệ cha anh.

(ii) Dy sự đầu tư của Nhà nước Nhà nước tác động vào đất dai làm tăng giá trị của chúnz thông qua việc quy hoạch nhăm phân loại đất, dau tư xây dựng hệ thống cơ sở 1ạ tang kỹ thuật (xây dựng hệ thống đường giao thông, cấp, thoát nước,

Trang 17

đường điện ) và hạ tang xã hội (xây dựng khu đô thị trung tâm thương mại, trường

học, nơi vui chơi giải trí công cộng ).

(iii) Do su đầu tư của người sử dung đất Trong quá trình sử dung dat, người sử dụng đầu tư vốn, sức lao động thời gian và áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào bôi bô, cải tạo làm tăng giá trị của đât đai.

Như vậy, giá trị của đất đai không chỉ do sự đầu tư của người sử dụng đất tạo

ra mà còn do sự đóng góp của cộng đồng và Nhà nước Khi Nhà nước thu hồi đất, người sử dụng đất được bồi thường một phần giá trị của đất đai được tạo ra từ sự

đầu tư của họ mang lại Ngược lại, tài sản trên đất như nhà ở, công trình xây dựng,

cây cối, hoa màu v.v được tạo ra do sự đầu tư của người sử dụng đất Họ bỏ vốn,

sức lao động, thời gian, chất xám để tạo ra các tài sản này Tài sản trên đất thuộc sở hữu của người sử dụng đất và găn liền với đất đai Vì vậy, khi Nhà nước thu hồi đất thì tài sản trên đất sẽ bị phá đỡ, tiêu hủy hoặc không còn công năng, giá trị sử dụng (bị thiệt hại) Do đó, người sử dụng đất được bồi thường thiệt hại về tài sản

gan liền với đất bị thu hồi (bồi thường thiệt hại về thành quả lao động, kết quả đầu

tư trên đất).

1.2 Khái niệm hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng: “Hỗ tro: Giúp thêm, góp thêm vào ”Ẻ.

Như vậy đưới góc độ ngôn ngữ, hỗ trợ là sự trợ giúp, giúp đỡ của cộng đồng nhăm

san sẻ hoặc chia sẻ bớt một phần khó khăn, rủi ro mà một thành viên hoặc một

nhóm người gặp phải trong cuộc sống Hoạt động này bao gồm 2 hình thức: hỗ trợ

về vật chất (tiền của hoặc các hiện vật) và hỗ trợ về tỉnh thần (động viên, thăm hỏi, an ủi);

Thuật ngữ hỗ trợ không chỉ được sử dụng trong đời sống XH mà còn được sử dụng trong lĩnh vực pháp luật nói chung và pháp luật đất đai nói riêng Sở dĩ pháp luật đất đai đề cập đến việc hỗ trợ là vì đất đai vừa là tư liệu sản xuất (TLSX) đặc

biệt trong SX nông, lâm nghiệp; vừa là tư liệu tiêu dùng đối với con người Do vậy, khi Nhà nước thu hồi đất thì người SDD bị mat TLSX hoặc tư liệu tiêu dùng nên ho lâm vào hoàn cảnh khó khăn như mat công ăn, việc làm hoặc mắt nơi ở v.v Dé giúp họ vượt qua khó khăn én định SX va đời sống thì bên cạnh việc bồi thường, Nhà nước phải thực hiện việc hỗ trợ Với ý nghĩa đó, Luật Pat đai hiện hành quy định: “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hôi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hôi dat

? Từ dién tiếng Việt thông dụng, Sdd, tr.332

Trang 18

thông qua đào tạo nghé mới, bố trí việc làm mới cap kinh phí dé di doi đến địa diém mới ”.

Mặc dù bôi thường và hỗ trợ déu là việc giải quyết về mặt quyên lợi hợp

pháp cho người SDD - hậu quả của việc Nhà nước thu hồi đất gây ra; song về ban

chất giữa chúng vẫn có sự khác nhau.

1.3 Khái niệm tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Theo Từ điển Tiếng Việt: Tái định cư được hiểu là: Đến một nơi nhất định

dé sinh sông lan thứ hai (lại một lan nữa).

Thuật ngữ tái định cư được pháp luật đất đai đề cập nhưng lại chưa có quy định nào giải thích cụ thé nội hàm của khái niệm này Luật Dat dai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, cũng

như Luật Đất đai sửa đổi vừa được thông qua không có điều luật nào dé cập cụ thé

về khái niệm tái định cư Luật Đất dai 2003 (Điều 42) và Luật Dat dai sửa đôi 2013 (Điều 85 và 86) chỉ quy định về việc Lập và thực hiện dự án tái định cư; bố trí dự án tái định cư Từ các nội dung này, có thể hiểu về tái định cư như sau: Tái định cư là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải chuẩn bị nơi ở mới đáp ứng day đủ các điều kiện do pháp luật quy định cho người bị Nhà nước thu hồi đất ở để giúp họ

nhanh chóng én định cuộc sống.

1.4 Vai trò của bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi dat

1.4.1 Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hôi đất trước hết là nhằm

bảo đảm lợi ích công cộng

Thu hồi đất là biện pháp của Nhà nước nhằm cham dứt quan hệ pháp luật về SDD giữa một bên là tô chức, hộ gia đình, cá nhân được giao đất, cho thuê đất và một bên là Nhà nước với tư cách đại điện chủ sở hữu về đất đai Thông qua việc thu hồi đất, Nhà nước có được một quỹ đất cần thiết đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng KT - XH đồng bộ; phát triển các cơ sở KT, công nghiệp, các cơ sở SX - KD, khu đô thị v.v Qua đó, làm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư; kêu gọi sự đầu tu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước phục vụ cho sự nghiệp CNH - HDH

đất nước;

Đồng thời, ở một mức độ nhất định, việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước

thu hồi đất cũng góp phan gián tiếp vào việc chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng

giảm ty trọng SX nông nghiệp, tăng tỷ trong SX công nghiệp, dịch vụ Khi diện tích

Trang 19

đất SX nông nghiệp ngày càng bị thu hep, Nhà nước thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho-người nông dân bị mat đất SX trong việc đảo tạo chuyên đổi nghé nghiệp, tìm kiếm việc làm mới Qua đó góp phan rút bớ: một lực lượng lao động ở nông thôn

chuyển sang làm việc trong khu vực SX phi nàng nghiệp và dịch vụ.

1.4.2 Bồi thường, hỗ trợ, tái định cw khi Nhà nưóc thu hôi đất nhằm bảo dam

giải quyét hài hoà lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người bị thu hoi dat

Vì lợi ích chung, lợi ích của cả cộng đồng, Nhà nước thực hiện thu hồi đất

của người SDD dé sử dung cho các mục đích khác nhau Điều này sẽ gây ra những thiệt hại và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của những người bị thu hồi đất Nếu không thực hiện tốt việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người bị thu hồi đất sẽ dẫn đến tình trạng là trong khi các công trình phúc lợi được xây dựng trên những điện tích đất bị thu hồi mang lại lợi ích cho số đông dân chúng trong XH thì ở thái cực ngược lại người bị thu hồi dat lại rơi vào tình trạng khó khăn về SX và đời sống do bị mat đất SX hoặc bị mat nhà ở Do đó, van đề bồi thường khi Nha nước thu hồi

đất phải giải quyết hài hòa các mối quan hệ về lợi ích của người bị thu hồi đất với

lợi ích của Nhà nước, của XH để vừa bảo đảm nhu cầu SDP dai phục vụ cho việc

thực hiện các mục tiêu phát triển KT - XH của đất nước; vừa bảo vệ quyên và lợi

ích hợp pháp của người SDĐ, bồi hoàn cho họ những thành quả lao động, kết quả

đầu tư bị thiệt hại do việc thu hồi đất gây ra.

1.4.3 Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gop phan vào việc duy trì Ôn định chính trị, trật tự an toàn xã hội

Cho dù thu hồi đất để sử dụng vào bất kỳ mục đích gì thì đây cũng là hành vi “đụng chạm ` trực tiếp đến quyền lợi vật chất của người SDĐ Chính vì vậy, thu hồi đất luôn luôn là van đề nhạy cảm, tiềm ấn nhiều nguy cơ mâu thuẫn, tranh chấp về

lợi ích giữa Nhà nước, người bị thu hồi đất và người được hưởng lợi từ việc thu hồi

đất (chủ đầu tư, các doanh nghiệp hoặc cộng đồng XH) Thực tế giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện từ việc thực hiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi dat cho thấy nếu

không giải quyết tốt việc bồi thường tốn thất, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu

hồi đất nhằm giúp họ vượt qua khó khăn nhanh chóng 6n định đời sống và sản xuất thì sẽ phát sinh nhiều tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, vượt cấp với số đông người dân tham gia Đây là nguyên nhân cơ bản làm phát sinh những “điểm nóng” gây

mat ôn định về chính trị, trật tự an toàn XH va dé bị kẻ xấu loi dụng kích động, lôi

kéo nhân dân không đồng thuận với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

14

Trang 20

về thu hồi at dé thực hiện các dự án đầu tư, các công trình hạ tầng công cộng v.v.

phục vụ lợ ích của cộng đồng Do đó, thực hiện tốt bồi thường, hỗ trợ tái định cư

khi Nhà nức thu hồi dat có vai trò quan trọng góp phần duy trì ổn định chính trị,

trật tự an tan XH; tránh nguy cơ nảy sinh các xung đột XH.

1.5 Duo lối, chính sách của Dang về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nha nước thu lồi đất

Với+hận thức đúng đắn về tính chat, vi trí và vai trò quan trọng của dat dai đối với sin: hoạt và cuộc sống của mỗi con ngudi nói riêng và sự ton tại, phát triển của mỗi qiốc gia, dân tộc nói chung, đặc biết đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam nì đất đai lại cảng có vai trò và tầm quan trọng đặc biệt, Đảng Cộng sản Việt Nam sã luôn quan tâm đến vấn dé đất đai Van đề này được ghi nhận trong các

cương lĩnh văn kiện của Đảng và được xác định là một yếu tố không thể thiếu được

để tập hợp đoàn kết, giác ngộ các tầng lớp quần chúng nhân dân đi theo Đảng làm

cách manggiai phóng dân Như vậy ngay từ khi mới thành lập và chưa giành được

chính quym, Dang ta vẫn luôn luôn coi trọng và bảo vệ quyền lợi về đất đai cho

mọi ngườidân nói chung và người nông đân nói riêng Quan điểm này được thựchiện một ách nhất quán ngay cả khi Cách mạng Việt Nam bước sang giai đoạn

mới: Giai (oạn phát triển kinh tế, kiến thiết đất nước.

Để›hân đấu thực hiện mục tiêu: đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành

nước céngnghiép phát triển theo hướng hiện đại mà Nghị quyết Dai hội Đảng toàn

quốc lần tú XI đã dé ra thì nước ta không thé không thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại ha (CNH HDH) Tuy nhiên muốn thực hiện thành công sự nghiệp CNH

-HĐH, ching ta phải giải quyết “bài zoán” đất đai phục vụ cho việc xây dựng các cơ

sở công n¡hiệp, cơ sở KT thông qua thu hồi đất của người sử dụng đất (SDD) Nhận

thức đượcvin dé này, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI

và các Hộ rghi Trung ương lần thứ IV (Khoá VIII), Hội nghị Trung ương VII (lần

2), Hội ng Trung ương lần thứ IX (Khoá IX) đã khang định quan điểm của Dang

về vấn déduy trì, củng cố chế độ sở hữu toàn dân về đất đai đi đôi với việc bảo vệ quyền valoi ich hợp pháp của người SDĐ; trong đó chú trọng thực hiện việc bồi thường clo người SDĐ khi Nhà nước thu hồi đất Đặc biệt, Nghị quyết số 19 -NQ/TW ry 06/11/2012 của Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI ¥ iếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đây mạnh toàn diéncing cuộc đối mới, tạo nền tang để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở

thành nưc công nghiệp theo hướng hiện đại đã đề ra những chính sách quan trọng

Trang 21

về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi dat, cụ thé:

- Nhà nước chủ động thu hỏi dat theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã

được xét duyệt Quy định rõ ràng và cụ thể hơn các trường hợp Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào các mục dích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích

quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế, xã hội Đối với các dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân dang sử dụng được chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn băng quyền sử dụng dat với

nhà đầu tư để thực hiện dự án.

- Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp và có sự tham gia của cả hệ thống chính trị Kiện toàn, nâng cao năng lực của tổ chức có chức năng phát triển quỹ đất để bảo đảm thực thi nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, đấu giá quyền sử đụng đất.

- Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dan chủ, công khai, khách quan, công băng va đúng quy định của pháp luật Người sử dụng đất được bồi thường theo mục đích đất đang sử dụng hợp pháp Tổ chức

thực hiện có hiệu quả phương án đào tạo nghè, tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất và

bảo đảm đời sống của nhân dân ở khu vực có đất bị thu hồi Nghiên cứu phương thức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ dé bảo đảm ổn định đời sống lâu dài cho người - có đất bị thu hồi.

- Hoàn thiện cơ chế tạo quỹ đất, huy động các nguồn vốn xây dựng các khu

dân cư có ha tang kỹ thuật, hạ tang xã hội đồng bộ dé bồ trí chỗ ở mới cho người có đất bị thu hồi trước khi bồi thường, giải tỏa Khu dân cư được xây dựng phù hợp với

điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miễn.

1.6 Cơ sở của việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi dat Nghiên cứu, tìm hiểu van dé bồi thường cho người SDD khi Nhà nước thu hồi đất, chúng tôi nhận thấy chế định này được xây dựng và hình thành trên những

cơ sở lý luận chủ yêu sau đây:

Thứ nhất, vẫn đề bồi thường khi Nha nước thu hồi đất được đặt ra dựa trên cơ sở quyền sở hữu về tài sản của công dân được pháp luật bảo hộ Theo đó, quyên

sở hữu vẻ tài sản hợp pháp của mọi cá nhân và tổ chức đã được Hiến pháp ghi nhận

và bảo hộ Khi Nhà nước thu hồi đất dé sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì toàn bộ tài sản hợp pháp gắn liên với đất bị

16

Trang 22

thu hồi của người đang SDĐ đều phải được bồi thường theo giá thị trường;

Thứ hai, xét về bản chất Nhà nước ta là Nhà nước do nhân dân lao động thiết

lập lên, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân Nhà nước theo

đuôi sứ mạng cao cả và mang day tính nhân văn là phục vụ va chăm lo cho lợi ích, sự phén vinh của người dân Đặt trong bối cảnh do, thì khi Nhà nước thu hồi đất của

người dân dé sử dụng vào bat kế mục đích gì (cho dù là sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển KT) mà làm phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì Nhà nước phải có bổn phận và nghĩa vụ phải bồi thường;

Thứ ba, xét về phương diện lý luận, thiệt hại về lợi ích của người SDD là hậu

quả phát sinh trực tiếp từ hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra Hơn nữa, trong điều kiện Nhà nước và Pháp quyền, mọi chủ thể trong XH bao gồm Nhà nước, công dân, các tô chức KT, tổ chức chính trị - xã hội v.v đều bình đăng với nhau trước

pháp luật Nước ta đang từng bước xây dựng một XH dân sự văn minh và hiện đại

nơi mà ở đó quyên lợi hợp pháp của mọi thành viên trong XH phải được luật pháp tôn trọng và bảo vệ Với cách tiếp cận như vậy, khi Nhà nước thu hồi đất mà làm phương hại đến lợi ích hợp pháp của người SDĐ thì Nhà nước phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho họ;

Thứ tư, Nhà nước ta đã và đang xây dựng nên kinh tế nhiều thành phan vận

hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) hướng tới

mục tiêu "dan giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh" trong điều

kiện chịu rất nhiều thách thức do quá trình hội nhập KT quốc tế dem lại Dé tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức của xu thế toàn cầu hóa về KT, chúng ta phải biết phát huy nội lực, tính thân đoàn kết toàn dân tộc và khơi dậy lòng yêu nước, tính

năng động, sáng tạo của mỗi người dân đóng góp vào sự nghiệp chấn hưng đất

nước Điều này chỉ có thể thực hiện được khi Nhà nước biết tôn trọng và bảo hộ

những quyên lợi chính đáng của người dân Đây cũng là một lý do dẫn đến việc ra

đời chế định bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất;

Thứ năm, vẫn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được xây dựng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước giao dat cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài và người sử dụng đất có các quyền chuyển quyền sử dụng đất Theo đó, quyền sử dung dat trở thành quyền tai sản tư Vì vậy, khi Nhà nước thu hỏi đất của họ mà không do lỗi của họ gây ra thì Nhà nước phải bồi

980

Trang 23

1.7 Cơ sở hình thành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà

nước thu hồi dat. 1.7.1 Cơ sở ly luận

Đề giảm thiểu những hậu quả tiêu cực do việc thu hồi đất gây ra pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ra đời như một kết quả tất yêu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất; đồng thời, ngăn ngừa việc thu hồi đất tràn lan, bừa bãi v.v Việc ra đời lĩnh vực pháp luật này dựa trên những cơ sở lý luận chủ yếu sau đây:

Thứ nhát, dé giải quyết van dé đất đai phục vụ nhu cầu của xã hội thì Nha nước không thể không thu hồi đất của người sử dụng đất Việc làm này làm phát sinh mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên cần phải giải quyết một cách hài hòa (Nhà nước cần lấy đất để sử dụng cho mục đích chung Trong khi đó, người sử dụng đất bị mat đất ở - mắt vị trí, mất kha năng sinh lợi từ đất - hoặc đất sản xuất nông, lâm nghiệp và tài sản trên đất của họ bị buộc pha đỡ, di chuyền); nếu không giải quyết hài hòa sự mâu thuẫn về lợi ích trong trường hợp này sẽ dẫn đến các xung đột xã hội, tiềm dn nguy co gây mất ồn định chính trị - xã hội Vì vậy, pháp luật về bồi

thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ra đời là một phương thức để

giải quyết, xử lý những bất đồng, mâu thuẫn về lợi ích giữa Nhà nước với người sử dụng đất và chủ đầu tư phát sinh từ việc Nhà nước thu hồi đất gây ra nhằm duy trì sự ôn định xã hội.

Thứ hai, pháp luật mang những đặc trưng mà các biện pháp quản lý khác

không có được; đó là tính quy phạm, tính bắt buộc chung, tính cưỡng chế và tính

thích ứng.

- Tinh quy phạm của pháp luật: Những quy tắc đạo đức được sử dụng một cách phố biến trong quan hệ ứng xử hàng ngày của con người được pháp luật “pháp điển” hóa thành các quy định pháp luật Điều này có nghĩa là pháp luật xây dựng những quy tắc ứng xử mẫu thông qua nội dung các quy định để con người căn cứ vào đó tự điều chỉnh hành vi ứng xử của mình cho ngày càng gần với những hành vi ứng xử mẫu này.

- Tính bắt buộc chung: Quy định của pháp luật được xây dựng trên cơ sở các quy tac đạo đức, quy ước chung được xã hội thừa nhận rộng rãi Tuy nhiên khác với

18

Trang 24

quy tắc dao arc, quy phạm pháp luật có tinh bắt buộc chung đối với mọi người

trong xã hội Điêu này có nghĩa là mọi người phải có nghĩa vụ và trách nhiệm tuân thủ, chấp hàm pháp luật Thông qua đó, sự công băng, bình đăng được thiết lập

giữa những cìủ thể, những giai tang khác nhau trong xã hội Mọi người đều có

quyên bình ding như nhau về quyền và nghĩa vụ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã lội v.v nói chung và trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thuhdi đất nói riêng.

- Tinh :wong chế: Sự tuân thủ quy tắc đạo đức của con người được thực hiện

dựa trên ý thic tự giác và sức cảm hóa, sự giác ngộ, lan tỏa của lẽ phải, của những

ứng xử mẫu nực Khác với quy tắc đạo đức pháp luật là thiết chế mang tính quyền lực nhà nước.Nó do Nhà nước ban hành và dam bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà iuéc Điều này có nghĩa là nếu con người tự giác chấp hành việc tuân thủ pháp luậtthì họ sẽ được Nhà nước cho hưởng quyền và lợi ích hợp pháp; đồng

thời, các quym va lợi ích hợp pháp này được Nhà nước bảo hộ thông qua các biện

pháp pháp lý Ngược lại, nếu con người không tuân thủ pháp luật thì họ sẽ nhận được những thé tài xử lý của Nhà nước Những chế tài nay là sự cưỡng chế bắt

buộc và được dam bảo bởi yếu tố quyền lực nhà nước Thuộc tính này đã làm cho

pháp luật có ính nghiêm minh và nhờ đó trật tự xã hội nói chung và trật tự trong

quan lý và sửdụng dat nói riêng được thiết lập và duy trì.

- Tính hích ứng: Pháp luật không hoàn toàn là sản phâm mang tính chủ quan

của con ngườ mà nó còn là “tam gương ” phan chiếu thực tiễn sinh động cũng như

yêu cầu, đòi tỏi của thực tế cuộc song Khi hoàn cảnh khách quan cua đời sống xã hội thay đổi tì pháp luật cũng phải tự thay đổi theo nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn Có như ‘ay thì pháp luật mới đảm bảo sự pha hợp và có thé đi vào cuộc sống.

Do nhíng đặc trưng cơ bản trên đây mà pháp luật trở thành biện pháp quản lý xã hội có hệu quả nhất

Thứ bi, thông qua cơ chế điều chỉnh của pháp luật mà trật tự quản lý dat đai

nói chung vaquan lý hoạt động bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi

đất nói riêneđược xác lập và đi vào nẻ nếp: theo đó: (i) Đối với những người sử dụng đất hợt pháp (có GCNQSDĐ hoặc có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai năm 2003) được pháp luật bảo hộ ác quyên và lợi ích hợp pháa khi Nhà nước thu hồi dat; (ii) Đối với

những hoạt Ông sử dung dat trái với quy dinlh của pháp luật như lân, chiêm dat dai;

Trang 25

sử dụng dat sai mục đích thì người sử dụng dat không được bồi thường về dat khi Nhà nước thu hồi đất Thông qua cơ chế điều chỉnh này, pháp luật xác lập nguyên tắc công bằng, khách quan trong bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Thứ tu, trong nền kinh tế thị trường, đất đai ngày càng có giá Hơn nữa do

tính đặc thù của chế độ sở hữu đất đai ở nước ta: Dat đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu Nhà nước thực hiện quyền đại điện chủ sở hữu đất đai thông qua một trong các phương thức là thu hồi đất và quyết định giá đất làm căn cứ dé bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất Tuy nhiên, hiện

nay, chúng ta chưa xác lập được một cơ chế giám sát, kiểm soát có hiệu quả việc

thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai của các cơ quan nhà nước có thâm quyền trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cu Vì vậy, trong lĩnh vực này phát sinh nhiều tham nhũng, tiêu cực, không minh bạch, thiếu công

bằng gây bất bình, không đồng thuận từ phía người dân Để khắc phục những hạn chế này, rất cần thiết phải có một “hành lang pháp hy” chặt chẽ, đồng bộ, rõ ràng và

minh bạch v.v để giám sát việc thực thi pháp luật đất đai nói chung và các quy định

về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi dat.

1.7.2 Cơ sở thực tiễn

Bên cạnh cơ sở lý luận chủ yếu được đề cập trên đây, pháp luật về bồi

thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất còn được xây dựng dựa trên những cơ sở thực tiễn chủ yêu sau đây:

Thứ nhất, như phần trên đã đề cập, thu hồi đất ảnh hưởng trực tiếp đến quyền

và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất Họ đang từ chỗ có đất ở hoặc có đất sản xuất bị rơi vào hoàn cảnh mat chỗ ở hay mat đất sản xuất dẫn đến tinh trạng đời sống, sản xuất gặp nhiều khó khăn Nếu các cơ quan nhà nước không chú ý giải

quyết thỏa đáng những thiệt hại về quyền và lợi ích hợp pháp do việc thu hồi đất gây ra cho người bị thu hồi đất thì tất yếu họ sẽ khiếu nại Tuy nhiên, việc bồi thường, giải quyết thỏa đáng quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất cần

thực hiện như thé nào và dựa trên co sở nào dé tránh tình trạng thực hiện thiếu công

khai, minh bạch, thiếu khách quan, công bằng hoặc giải quyết dựa vào cảm tính chủ quan, tùy tiện v.v của các cơ quan nhà nước có thâm quyền thì đòi hỏi phải có các quy định cụ thể, minh định về vấn đề này.

20

Trang 26

Thr hai, một trong những van dé khó khăn nhất trong bồi thường, hỗ trợ, tái

định cư lai Nhà nước thu hồi đất là việc xác định giá đất làm cơ sở đê tính bôi

thường Tên thực tế, khi thu hồi dat thì đường như trong phan lớn các trường hop giữa Nhàước và người bi thu hồi đất không tìm được “tiéng nói” chung về giá đất

bồi thườrz Người bị thu hồi đất thường đưa ra yêu cầu Nhà nước phải bôi thường cho họ tho giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường (giá đất thị

trường); tong khi đó, cơ quan thực hiện bồi thường lại căn cứ vào khung giá đất do

Nhà nướt dé bồi thường mà khung giá đất này thường thấp hơn giá đất thị trường Hậu qua à phát sinh mâu thuẫn giữa các bên trong thu hồi đất: Nhà nước và người bị thu hồ đất Đề giải quyết mâu thuẫn này cần thiết phải có các quy định của pháp

luật đê xi ly môi quan hệ về lợi ích giữa các bên.

The ba, theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, trung bình mỗi năm, thanh tra nhà nướccác cấp tiếp nhận và giải quyết khoảng 100.000 vụ việc khiếu nại, tố cáo của céngdan; trong đó chiếm khoảng trên 50% là các khiếu nại, tố cáo về đất đai Trong tổng số các vụ việc khiếu nại, tố cáo về đất đai của công dân thì có đến 70% số lượngvụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nuo: thu hồi đất Muốn xử lý kịp thời, dứt điểm các khiếu nại, tố cáo này không déphat sinh thành điểm nóng tiềm ẩn nguy cơ gây mat ổn định chính trị thì

cần phải 6 cơ sở pháp lý để giải quyết thông qua việc ban hành các quy định về bồi thường, l trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói chung và quy định về trình

tự, thủ tự giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thunồi đất nói riêng.

The tư, thực tế thu hồi đất thời gian qua cho thấy tồn tại một số bat cập, yếu kém co bin sau đây:

- Yiệc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mat bang còn bat cập, chưa có cơ

chế giải quyết một cách rõ ràng, minh bach, hai hòa về lợi ích giữa Nhà nước, người có đất bịthu hồi và nhà đầu tư Chưa quy định việc sử dụng tư vấn giá đất, giải quyết khiếu nạivề giá đất và cơ chế bắt buộc để đảm bảo có quỹ đất, có nguồn vốn xây dung khttái định cư trước khi thu hồi đất;

- Yiệc chuẩn bị phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa được các cấp chính quền quan tâm đúng mức, nhất là phương án giải quyết việc làm cho người bị thu hề đất Nhiều địa phương chưa coi trọng việc lập khu tái định cư chung cho các dự ái tại địa bàn, một số khu tái định cư đã được lập nhưng chất lượng chưa

Trang 27

đảm bacyéu câu "có điều kiện phat trién bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”; việc lập và

thực hia phương án bồi thường của một số dự án chưa đảm bảo dân chủ, công khai, min bạch; một số nơi chưa chú trọng tạo việc làm moi, chuyên đổi nghề cho

người c dat bị thu hồi.

-NIhà nước thiếu vốn dé giao cho các tổ chức chuyên nghiệp thực hiện nên phố biế: wan thực hiện thu hồi đất và giao chỉ định cho chủ đầu tư, cho phép chủ đầu tư wg vốn dé trả trước tiền bồi thường giải phóng mặt bằng dé dẫn đến khiếu

kiện củ: mgười dân Đồng thời, nhà nước chưa thu được đầy đủ phần giá trị tăng thêm từđiất do chuyển mục dich sử dung dat mà không do nhà đầu tư mang lại dé điều tiétclhung.

-Tham quyền thu hồi đất đã phân cấp cho Uy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tong đó có nhiều dự án thu hồi diện tích lớn, thu hồi đất trồng lúa, đất rừng để chuy:m sang đất phi nông nghiệp ảnh hưởng đến đời sống và việc làm của nhiều hộ dân :hưng thực hiện còn thiếu cân nhắc, tính toán, trong khi việc kiểm tra, giám

sat của cơ quan cap trên còn thiêu chặt chẽ v.v.

Bê: khắc phục những yếu kém phát sinh từ thực tế thu hồi đất trên đây thì một

trong niững giải pháp cần thực hiện là phải xây dựng và hoàn thiện chính sách,

pháp luìt về đất đai nói chung và chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái đỉnh cưkhi Nhà nước thu hồi dat nói riêng.rere;

1.8 Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi dat tại một số trrớc trên thé giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Đề tài đã đề cập tới pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của năm

nước bìo gồm: Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và Pháp Qua hệ

thống cic quy định pháp luật của những nước này, nhóm tác gia đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm quý báu trong xây dựng các quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam Một số kinh nghiệm tiêu biểu:

- Công tác quy hoạch đất đai phải được thực hiện cụ thể, tỉ mỉ dựa trên những căn cứ khoa học và lay ý kién đóng góp rộng rãi của nhân dân trước khi công

bố công khai Quy hoạch đất đai không xây dựng theo tiêu chí địa giới hành chính

mà theo khu vực chức năng nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ va dé thực

hiện, dễ quản lý trên thực tế Kỷ luật chấp hành quy hoạch đất đai được tuân thủ nghiêm ngặt trong việc thực hiện các dự án đầu tư Việc thu hồi đất, bồi thường,

Ze

Trang 28

giải phon; mặt băng được thực hiện dựa trên quy hoạch đất đai đã được Nhà nước

phê duyệt

- Công tác thu hồi dat, bồi thường được thực hiện cân than, chặt chẽ dựa trên

việc tuânthủ pháp luật đảm bảo sự công bằng minh bạch Trước khi thu hồi dat,

Nhà nước tiến hành điều tra xã hội học một cách tỉ mỉ về đối tượng bị thu hồi đất nhằm bác vệ quyền lợi cho người dân Có sự “bóc tách” rõ ràng giá trị tăng thêm của bat ding sản do sự đầu tư cơ sở hạ tang của Nhà nước tạo ra ra khỏi giá trị bồi thường kli thu hồi đất.

- Việc tái định cư được thực hiện có hiệu quả thông qua chính sách nhà ở

công nhan đáp ứng các nhu cầu sử dụng đa dạng của người dân; đồng thời pháp

luật có mững quy định cụ thể nhằm hạn chế việc “mua di- bán lại” nhà ở Nhà nước có :hính sách tài chính cụ thé, rõ ràng nhăm hỗ trợ nguồn vốn dau tư phát triển loại thà ở xã hội cung cấp cho đối tượng người có thu nhập thấp.

- Chú trọng, quan tâm bảo vệ đất nông nghiệp Theo đó, cần có những quy định trường hợp nhà đầu tư sử dụng ruộng đất vào các mục dich phi nông nghiệp, theo quy tinh họ phải bồi thường phan đất nông nghiệp tương đương với diện tích đất bị thuhồi Điều nay sẽ giúp cho Nhà nước có thêm nguồn vốn dau tư, bồi bé cải

tao và my rộng diện tích đất nông nghiệp bù đắp cho phần đất nông nghiệp bị

chuyên sing sử dụng vào mục đích khác; bảo đảm giữ vững sự én định về lương thực qué: gia.

- xây dựng song song hai co chế khi Nhà nước lay lại đất vì mục đích quốc

phòng, ai ninh, vì lợi ích chung và vì mục đích phát triển kinh tế dé có những ứng xử và phtong án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phù hợp cho người dân bị mat dat 2 Thực rạng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu

hồi đất

Bao gồn: Nội dung của PL và Đánh giá thực trạng PL và thực tiễn thi hành

2.1 Nội ung pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu đất 2.1.1 Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hôi đất

Bio gồm các nguyên tắc cơ bản sau:

- Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng có đủ điều kiện theo quy định củaaháp luật thì được bồi thường; trường hop không đủ điều kiện để được bồi thường tì Uy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét dé hỗ tro; trong trường hợp thu hồi dat

Trang 29

của hộ gi: đình, cá nhân trực tiếp sản xuất mà không có dat dé bồi thường cho việc tiếp tục sm xuất thì ngoài việc được bồi thường băng tiền, người bị thu hồi đất còn được Nhànước hỗ trợ để ôn định đời sống, dao tạo chuyên đổi ngành nghè bó trí

việc làm nới.

- Mà nước thu hồi đất của người đang sử dụng vào mục đích nào thì được

bồi thườn bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thườm thì được bồi thường băng giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại

thời diémquyét định thu hồi dat.

- Trong trường hợp thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở, người dân được

bồ trí tái nh cư Khu tái định cư được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng

một dia bin và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn noi ở cũ.

- tường hợp người sử dụng đất được bôi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa hực hiện nghĩa vu tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luậtthì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi hường, hỗ trợ dé hoàn trả ngân sách Nhà nước.

- thủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hai thì được ›ồi thường Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rang, không phải cứ có tài sản trên đất bị thuhdi là được bồi thường về tài sản, mà cần phải tính đến tính hợp pháp của

tài sản dé chẳng hạn như nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau

khi quy loạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố, mà không được cơ quan nhà nước có tâm quyền cho phép xây dung thì không được bồi thường; hay tài sản gắn

liền với dt mà lại được tao lập sau khi có quyết định thu hồi đất được công bố thì

không được bồi thường: mặt khác, tài sản gan liền với đất được tạo ra trước khi có quyết địm thu hồi đất mà trái với mục đích sử dụng đất đã được xác định trong quy hoạch, k hoạch sử dụng đất tại thời điểm xây dựng công trình đó thì cũng không được bôi hường về tài sản này.

- Nà nước điều tiết một phan lợi ích từ việc thu hồi, chuyển mục đích sử dụng

đất để thrc hiện các khoản hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi Đây là nguyên tắc

mới dug: bổ sung tại ND 69/2009/NĐ-CP nhăm giúp Nhà nước có nguồn lực dé

điều tiết yi ích giữa các chủ thẻ.

2.1.2 Diu kiện được nhận bôi thường, hỗ trợ và tái định cw khi Nhà nước thu hồi đất

Trang 30

Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước đền bù những tôn hại vật chất cho người sử dung đất do việc thu hồi đất gây ra Nhà nước thu hôi dat của

người đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường băng việc giao đất mới

có cùng mục dich sử dụng, nếu không có đất dé bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

Người đang sử dụng đất được bồi thường về đất nếu có đủ điều kiện theo quy định tại điều 8 Nghị định 197/2004/ ND-CP ngày 29/10/04 và Điều 44, 45, 46 Nghị định 84/2007/ND - CP ngày 25/5/97, Điều 3 Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày 1/10/09 quy định chỉ tiết về bồi thường, cụ thể: Các tổ chức, hộ gia đình cá nhân có

giấy chứng nhận quyền sử dung dat; có các giấy tờ hợp lệ sử dụng đất theo khoản 1,

2, 5 Điều 50 Luật Đất đai; hoặc các trường hợp không có giấy tờ sử dụng đất hợp lệ nhưng đủ điều kiện dé cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất theo Điều 50 Luật Dat dai, nay bị thu hồi đất thì được bồi thường giá trị quyền sử dung dat.

Tuy nhiên, đôi với hộ gia đình cá nhân sử dung đất không có giấy tờ hợp lệ thì quy định việc bồi thường giá trị quyền sử dụng dat có khác nhau: Dat sử dụng trước 15/10/93 bồi thường toàn bộ giá trị đất, hộ gia đình cá nhân không có giấy tờ sử dụng đất hợp lệ và đất sử dụng sau 15/10/93 thì bồi thường toàn bộ giá trị đất nhưng phải trừ đi tiền sử dụng đất phải nộp (tức là chỉ nhận được bồi thường 50% giá trị quyền sử dụng đất), ngoài ra có sự khác giữa các loại đất, người không trực tiếp sản

xuất nông nghiệp không được bồi thường đất nông nghiệp nếu không có giấy tờ hợp

lệ được quy định tại Điều 44, 45, 46 Nghị định 84/2007/ND — CP.

Khi Nhà nước thu hồi đất, Nhà nước bồi thường giá trị quyền sử dụng đất thì bồi thường thiệt hại tài sản hợp pháp gắn liền với quyên sử dụng đất Tuy vậy, trong

nhiều trường hợp người bị thu hồi đất không được bồi thường về tài sản găn liền với

đất, cụ thể trường hợp: Tài sản gan liền với đất được tạo ra tai khu vực đất bi thu hồi sau khi quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng

điểm dân cư nông thôn đã được công bố mà không được cơ quan Nhà nước có thâm

-quyền cho phép; Tài sản gắn liền với đất được tạo ra trước khi có quyết định thu hồi

đất mà trái với mục đích sử dụng đất đã được xác định trong quy hoạch sử dụng đất tại thời điểm xây dựng công trình đó: Tài sản trên đất bị thu hồi thuộc một số trường

hợp quy định tại Điều 38 Luật Dat dai 2003: (i) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại

đất; (ii) Dat bị lấn, chiếm thuộc đất chưa sử dụng hoặc đất không được chuyển quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất do thiểu trách nhiệm dé bị lẫn, chiếm; (iii) Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế; (iv) Dat được Nhà nước giao.

Trang 31

cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết thời hạn.

Từ các điều kiện nêu trên cho thấy, không phải mọi chủ thể sử dụng đất hợp pháp bị Nhà nước thu hồi đều được bồi thường mà kèm theo đó cần phải xem xét nguồn gốc của đất và phương thức thực hiện nghĩa vụ tài chính của họ khi sử dụng đất Cùng với đó thì không phải mọi tài sản tồn tại trên đất khi Nhà nước thu hồi đều được bồi thường thiệt hại mà nó phải là tài sản được tạo ra một cách hợp pháp

và không có nguồn gốc đầu tư từ ngân sách nhà nước.

2.1.3 Các phương thức bôi thường khi Nhà nước thu hôi đất * Phương thức bôi thường bằng việc giao đất mới:

Về nguyên tắc người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc

giao đất mới có cùng mục đích sử dụng đất Phương thức này chỉ áp dụng phổ biến qua thực tiễn thi hành đối với loại đất ở và đất kinh doanh phi nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi; còn đối với loại đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa thì phương

thức này chỉ mang tính hình thức mà thực tế không thực hiện được bởi quỹ đất nôngnghiệp tại các địa phương hiện nay đã được chia hết, không còn quỹ đất trống.

* Phương thức bôi thường đất bằng tiền: Trong các phương thức bồi thường khi Nhà nước thu hồi dat thì phương thức được áp dụng phổ biến và chiếm ưu thé là phương thức bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng tại thời điểm có quyết định thu

hồi, hay theo cách nói thông dụng hiện nay là bồi thường “đất bằng tiền” Phương

thức này áp dụng trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất nhưng không có quỹ đất

khác có cùng mục đích để bồi thường hoặc có nhưng người dân từ chối và chủ động lựa chọn phương thức bồi thường bằng tiền để tự tổ chức cuộc sống và 6n định việc

* Phương thức bôi thường bằng chính sách tái định cư: Bên cạnh phương thức bồi thuờng “đất bằng đất”, “đất bang tiền” nêu trên thì trong trường hợp Nha nước thu hồi đất ở và nhà ở, pháp luật hiện hành còn quy định thêm phương thức “tái định cư” cho người có đất bị thu hồi dé ổn định cuộc sống, ''an cư lạc nghiệp”

thay thé che hai phương thức bồi thường nêu trên Theo đó, người có đất bị thu hồi được UBND cấp Tỉnh lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi dat dé bồi thường Đằng nhà ở, đất ở cho người có đất bị thu hồi Đây là quy định chính đáng, vừa thé hiện sự quan tâm của Nhà nước tới việc ổn định đời sống của người dân, cũng l nguyện vọng chính đáng của người dân khi Nhà nước thu hồi đất mà

dan đên họ không còn hoặc không có điều kiện có chỗ ở mới

Trang 32

* Các chính sách hỗ trợ khác: Theo pháp luật hiện hành: Trường hợp thu hồi

đất của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà không có dat để bồi thường cho việc tiếp tục sản xuất thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền người bị

thu hồi còn được Nhà nước hỗ trợ để ồn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghé, bố trí việc làm mới.

2.1.4 Nội dung của pháp luật về bôi thường khi Nhà nước thu hồi dat 2.1.4.1 Boi thường về đất

Thứ nhất, pháp luật hiện hành quy định hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi được bồi thường bằng dat có cùng mục đích sử dung; nêu không só dat dé bồi thường thì được bồi thường băng tiền tinh theo giá đất cùng

mục đích sử dụng.

- Đối với trường hợp bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng như đã

phân tích ẻ trên, hiện nay quỹ đất nông nghiệp của nước ta đã được phân chia hết, gần như không còn dat tréng hoặc dat dự trữ Do đó, đa số các trường hợp bị THD nông nghiệp đều không có đất nông nghiệp tương ứng dé bồi thường cho hộ gia đình, cá nhìn Để khắc phục tình trạng này, trước đây Nghị định số 17/2006/NĐ-CP

và Nghị định 84/2007/NĐ-CP đã có quy định trong trường hợp không được Nhà

nước bồi thường bằng đất nông nghiệp tương ứng thì hộ gia đình, cá nhân sản xuất

nên ñehiệp có thể được bồi thường bằng đất kinh doanh dich vụ hoặc dat ở.

- Đồ: với trường hợp bồi thường bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử dụng, dé dam bảo nguyên tắc bồi thường sát với giá thị trường, Chính phủ đã có quy

định “Khi Nhà nước phê duyệt phương án bôi thường, hỗ trợ, tái định cư mà giá

đất do UBND cấp tỉnh chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế

trên thị trường trong điều kiện bình thường thì UBND cấp tỉnh căn cứ vào giá

chuyển nhượng quyên sử dụng đất thực té trên thị truong dé xác định lại giả đất cụ

thé cho pha hop”.

Điều này cho thay, Chính phủ cũng đã có những hướng dẫn kip thời dé dam

bảo giá bồ thường sát hợp với giá thị trường Tuy nhiên, hướng dẫn này gặp một số

trở ngại trén thực tế Một là, việc xác định “giá chuyển nhượng quyên sử dung đất

thực tế trên thị trường” là điều không dé dàng, vì người dân thường có xu hướng khai thấp hơn với giá chuyển nhượng đất thực tế với mong muốn giảm các khoản

thuế, phí mà họ phải đóng trong quá trình chuyển nhượng Hai /à, trong khoản thời gian từ kh; công bố quy hoạch chỉ tiết đến khi tiến hành THD có thể kéo dài lên đến

Trang 33

nhiều năm Trong thời gian này, một khi cơ quan có thẩm quyên đã công bố quy hoạch chỉ tiết thì các giao dịch chuyển nhượng không được phép tiến hành Trong

trường hợp đó, khi khảo sát giá chuyển nhượng trên thực tế, cơ quan hữu quan chỉ thu lượm được những giao dịch chuyển nhượng trước đó khá lâu và rất có thé đã bị lỗi thời do giá đất thay đổi theo từng thời điểm Ba /à, việc quy định “sat với giá thực tế trên thị trường” là một khái niệm chưa được giải thích rõ Thế nao là “sat với

giá thực tế trên thị trường”, “sat” là băng với giá thị trường hay tiệm cận với giá thị

trường, tiệm cận ở mức độ nào Vì những lý do nêu trên, giá thực tế trong nhiều

trường hợp là một an số, thì việc xác định “sat với giá thực tế trên thị trường” là điều đôi khi không thể định lượng chính xác được Điều này tiềm tàng khả năng là giá đất

ở mỗi địa phương ít nhiều phụ thuộc vào quan điểm và cách nhìn nhận một chiều từ

phía các nhà quản lý.

Thứ hai, khi THD nông nghiệp, Nhà nước chỉ bồi thường về đất đối với diện tích trong han mức (quy định tại Điều 70 Luật Đất đai 2003, Điều 69 Nghị định 181/2004/NĐ-CP) Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị THĐ nông nghiệp đang sử dung vượt hạn mức thì việc bồi thường được thực hiện như sau:

a) Trương hợp diện tích đất vượt hạn mức do được thừa kế, tặng cho, nhận chuyên nhượng từ người khác, tự khai hoang theo quy hoạch được cơ quan nhà nước cóthâm quyền phê duyệt thì được bồi thường:

b) Diện tích đất vượt hạn mức của các trường hợp không thuộc quy định

tại điểm a khoản nay thì không được bồi thường về đất, chỉ được bồi thường chi

phí đầu tư vio đất còn lại.

Về cơ an, nội dung này đã được quy định tại khoản 4, Điều 10, Nghị định 197/2004/N)-CP ngày 3/12/2012 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và khi Nhà nước tu hồi đất, được kế thừa tại điểm a, khoản 2, Điều 16 Nghị định 69/2009/NE-CP của Chính phủ, cũng như được ghi nhận trong Nghị quyết Số 1126/2007/NQ-UBTVQHII của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về han mức nhận chuyên quym sử dụng đất nông nghiệp Những quy định này đã thể hiện tính thống

nhất trong ác chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong việc công nhận aiyén nhận thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng hợp pháp đất nông nghiệp, mặt khác cíng để ghi nhận công lao khai phá, tạo lập theo quy hoạch của hộ gia

đình, cá nhân.

2.1.4.2 Bôêthưởờng về tài sản và chỉ phí dau tư trên dat

28

Trang 34

Về boi thường về tài sản trên dat, pháp luật quy định mức bồi thường đối với

cây hàng năm được tính băng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch đó Giá trị sản

lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 3 năm trước

liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất Mức bồi thường đối với cây lâu năm, được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây (không bao hàm giá trị quyền sử dụng đất) theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thé di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyền và thiệt hại thực tế do phải di chuyền phải trồng lại Cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự

nhiên giao cho các tổ chức, hộ gia đình trồng, quản lý chăm sóc, bảo vệ thì bồi

thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Đối với vật nuôi (nuôi trồng thủy sản) mà tại thời điểm THD đã đến thời kỳ

thu hoạch thì không phải bồi thường Đối với vật nuôi mà tại thời điểm THD chưa tiến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thé di chuyển được thì được bồi thường chi phi di chuyển và thiệt hai

do di chuyển gây ra.

Về bôi thường chi phí dau tư vào đất còn lại, pháp luật quy định trường hop

đất thu hồi là đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì

không được bồi thường về đất, người thuê đất công ích của xã, phường, thị trấn được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại Bên cạnh đó, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông, lâm trường quốc doank khi Nhà nước thu hồi thì được bồi thường chỉ phí đâu tư vào đât còn lại.

Như vậy, nhìn chung, có the nói các quy định pháp luật về bồi thường khi Nha

nước THD đã dự liệu khá đầy đủ các trường hợp sử dụng đất nông nghiệp dé đưa ra phương án bồi thường phù hợp rhằm đảm bảo cao nhất quyền và lợi ích hợp pháp

của người sử dụng đất Tuy nhiin, do cơ chế định giá đất và tài sản trên đất còn

nhiều bat cap, dẫn đến việc béi thường chưa thỏa đáng, đã gây ra nhiều bức xúc đối với người bị THD trong thời giar qua.

2.1.5 Nội dung của pháp luật ví hỗ trợ đối khi Nhà nước thu hồi đất

Trang 35

2.1.5.1 Hỗ trợ trong trường hop thu hỏi dat ở

Khi thu hồi đất ở, người sử dụng dat có thé mat toàn bộ điện tích đất ở hoặc

một phan có thé tái định cư tại chỗ, tái định cư ở nơi mới, có thé không phải di chuyển hoặc phải đi chuyển đến nơi ở mới Do đó, người bị thu hồi đất có thể phát sinh các thiệt hại khác nhau và cần phải được hỗ trợ, giúp đỡ từ phía nhà nước Khi

thu hồi đất ở, người sử dụng đất sẽ được nhận 2 loại hỗ trợ, đó là hỗ trợ di chuyền và hỗ trợ tái định cư.

* Ho trợ di chuyển: Việc di chuyên từ nơi ở cũ đến nơi ở mới hoặc từ cơ sở cũ đến cơ sở mới đều phát sinh một thiệt hại nhất định cho người bị thu hồi đất Chủ

thé bị thu hồi đất có thé là tổ chức cá nhân, hộ gia đình Họ phải tháo dỡ nhà ở,

công trình xây dựng hoặc các cơ sở vật chất của doanh nghiệp dé đến nơi ở mới Do đó, quy định về hỗ trợ di chuyển đối với từng đối tượng được quy định như sau:

(i) Đỗi với hộ gia đình, cá nhân khi nhà nước thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ kinh phí để di chuyền.

(ii) Tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc đang sử dụng đất hợp pháp khi nhà nước thu hồi mà phải di chuyển cơ sở sản xuất kinh doanh thì được hỗ trợ kinh phí để tháo đỡ, đi chuyền và lắp ráp.

* Hỗ trợ tái định cư: Mỗi gia đình, mỗi cá nhân đều có một nơi chốn sinh

sống để an cư, ở đó gắn với phong tục tập quán, truyền thống, thói quen sinh hoạt

và môi trường văn hoá riêng biệt Do đó, di chuyển để sinh sống ở một nơi mới, với

tập quán mới, cơ sở vật chất mới và điều kiện sống mới là những vấn dé luôn được người bị nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở quan tâm Cho nên về nguyên

tắc, các chính sách về bồi thường và hỗ trợ phải tạo điều kiện cho người bị thu hồi

đất có cuộc sống ở nơi mới phải bằng hoặc tốt hơn so với nơi ở cũ Cùng với điều kiện sống phải tốt hơn, cơ sở hạ tầng tốt hơn tại nơi tái định cư, từ đó để người bị thu hồi đất hoàn toàn yên tâm với cuộc sống khi di chuyền đến nơi ở mới.

2.1.5.2 Hỗ trợ trong trường hợp thu hôi đất nông nghiệp

* H6 trợ ổn định đời sống và sản xuất: Không còn đất sản xuất, tất yếu sẽ gây nhiều khó khăn cho người trực tiếp sản xuất bị thu hồi đất Vậy, làm thé nào dé người dân ồn định đời sống sản xuất sau những xáo trộn do hậu quả của thu hoi dat cho muc tiéu phat trién? Suy cho cung, viéc thu hồi dat dé phuc vu cho muc tiéu

phat trién kinh tê xã hội, cho phat triên kêt câu ha tang cua dat nước cho nên ôn

Trang 36

định đời sông sản xuất của người lao động cũng là góp phân ồn định kinh tế xã hội,

cải thiện đời sống cho người lao động Bởi vậy, để giảm bớt khó khăn cho người

dân của giai đoạn sau thu hồi dat, nhà nước quy định vẻ hỗ trợ én định đời sống và

sản xuât như sau:

(i) Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng của người trực tiếp sản xuất thi thời gian hỗ trợ là 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ 6, néu di chuyển chỗ ở là 12 tháng và nếu di chuyển đến nơi có điều kiện tự nhiên xã hội khó

khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 24 tháng.

(ii) Thu hôi từ trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng của người trực tiếp

sản xuất thì thời gian hỗ trợ là 12 tháng nếu không phải đi chuyển chỗ ở, nếu di chuyển chỗ ở thì hỗ trợ 24 tháng và nếu di chuyển đến vùng có điều kiện tự nhiên

xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì hỗ trợ 36 tháng.

(iii) Mức hỗ trợ được xác định là 30 kg gạo/tháng/1 nhân khẩu nông nghiệp.

* Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm: Trong các quy định về bồi

thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, các biện pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm thường được nhắc đến như một giải pháp quan

trọng Giá bồi thường cho người nông dân thường quá thấp khiến họ không muốn chuyển nhượng đất cho các dự án công nghiệp Chính sách đất đai là một van đề phức tạp cho cả khu vực thành thị và nông thôn Nhưng hiện nay ở đô thị, chính

sách về thu hồi đất, phân vùng, và phát triển hạ tầng đang đội giá đất lên cao ngoài tầm với của hầu hết người lao động Dat dai đã trở thành một khoản đầu tư và đầu cơ chứ không thuần túy chỉ phục vụ mục đích xây nhà Hơn nữa, lợi nhuận từ đầu cơ đất đai hấp dẫn hơn bất kỳ một hoạt động đầu tư sản xuất nào khác, và chính điều này làm cho một phần lớn nguồn lực của nền kinh tế bị chuyển sang mục đích

phi sản xuất.

Từ thực tế trên, van đề chuyên đổi nghề nghiệp cho hàng triệu người lao động

là vấn đề kinh tế xã hội quan trọng, là an sinh quốc gia trong giai đoạn hiện nay Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, hộ gia đình, cá

nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp không thuộc trường hợp thu hồi đất nông

nghiệp trong khu dân cư hoặc đất vườn, ao không được công nhận là đất ở thì ngoài

việc bồi thường theo quy định đối với đất nông nghiệp, được hỗ trợ bằng tiền hoặc băng đất ở tái định cư, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp hoặc nhà ở tái định cư Cụ thé là:

Trang 37

(i) Hồ trợ băng tiên từ 1,5 dén 5 lân gia dat nông nghiệp đôi với toàn bộ diện

tích đất nông nghiệp bị thu hồi.

(ii) H6 trợ một lân băng một suat dat ở hoặc một căn hộ chung cư hoặc một

suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.

Hỗ trợ bang dat ở, nha ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chỉ thực hiện tại địa phương có quỹ nhà và quỹ đất đồng thời phải xuất phát từ nhu cầu thực

tế của người bị nhà nước thu hồi đất Giá trị được hỗ trợ của hộ gia đình, cá nhân phải băng hoặc lớn hơn giá trị của suất đất ở, suất nhà ở tái định cư hoặc suất đất

sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp Phần chênh lệch do giá trị hỗ trợ lớn hơn giá trị suất nhà ở, đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp được thanh toán băng

Trong trường hợp người được hỗ trợ có nhu cầu được đào tạo, chuyển đôi nghề thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề và được học miễn phí cho một khóa đào

tạo đối với người đang trong độ tuổi lao động Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách

nhiệm tổ chức chi dao va lập phương án đào tạo chuyên đổi nghề cho người lao động sau khi lấy ý kiến của người bị nhà nước thu hồi đất thuộc đối tượng cần phải

chuyển đổi nghề nghiệp.

2.1.6 Nội dung pháp luật về tai định cư khi Nhà nước thu hôi đất

Pháp luật về TĐC là một bộ phận của pháp luật đất đai điều chỉnh các quan

hệ liên quan đến thu hồi đất và việc giải quyết nơi ở cho người bị thu hồi đất (chỉ có người bị thu hồi đất mới liên quan đến giải quyết đất ở TDC) Nhưng nói như vậy không có nghĩa là pháp luật về TDC điều chỉnh tat cả các quan hệ kể trên Đối với nhóm quan hệ liên quan đến thu hồi đất về nguyên tắc thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về thu hồi đất nói chung Tuy nhiên, như đã nói ở trên vấn dé TDC là hậu quả pháp lý trực tiếp của thu hồi đất, TDC chi phat sinh khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất Bởi vậy, khi quy định về TDC, nhất thiết phải đề cập đến van đề thu hồi

Mặt khác, TDC được xác định là một trong các trách nhiệm của Nhà nước bố trí nơi ở mới cho người dan bị thu hồi đất và phải di chuyên chỗ ở Như vậy, TDC

không chỉ là một chế định pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội nhất định,

mà ở một khía cạnh khác, pháp luật về TĐC là một bộ phận các chính sách về an sinh xã hội đối với người bị thu hồi đất không còn nơi ở cần sự trợ giúp từ Nhà nước và Nhà nước trong trách nhiệm xã hội của mình phải đáp ứng các nhu cầu

32

Trang 38

chính đáng ua họ Sở di chúng ta xác định vi trí trên cho pháp luật về TĐC là bởi “chế định ny không những bù đắp cho các hộ gia đình, cá nhân sử dung đất quyên lợi kinh tế 9 mat đi khi bị thu hồi đất mà còn giúp đỡ họ trong việc tao lập cuộc

sống mới” háp luật về TĐC đã tạo ra cơ sở pháp lý thống nhất cho việc thực hiện TDC trên tlre tế Thông qua việc quy định và tô chức thực hiện công tác TDC, Nha nước đã théiién rõ sự quan tâm đến những đối tượng phải chịu thiệt thoi do hành vi

thu hồi đất 1ang lại Đặc biệt đối với nhóm người phải đi chuyên chỗ ở, khi mà “di

chuyển để nh sống ở một nơi mới, với tập quán mới, cơ sở vật chất mới và điều

kiện sống tới là những vấn đề luôn được người bị Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chở quan tamTM thì việc nơi bé trí TDC có thể đáp ứng được cơ bản nguyện vor của người dân là một điều hết sức có ý nghĩa Khi đó, họ mới có thé

yên tâm vớcuộc sông mới, mới có thê “lac nghiệp” sau khi được “an cư”.

Nhuvay, pháp luật về TDC không chi đơn thuần là một chế định pháp luật về lĩnh vựciất đai mà còn là một bộ phận chính sách an sinh xã hội đối với người

dân sau thunôi dat, thê hiện được ban chat ““của dân, do dân, vì dan” của Nhà nước.

2.1.7 Nội ang pháp luật về giá đất trong bồi thường, hỗ trợ, tai định cư khi Nhà nước thu hi đất

The‹các quy định hiện hành, giá đất dé tính bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

do Tổ chứ‹thực hiện bài thường, hỗ trợ, tái định cư (Ban bồi thường, hỗ trợ, tái

định cư cayhuyén hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh, theo quyết định của Ủy

ban nhân dn cấp tinh) đề xuất trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, do

Cơ quan té nguyên và môi trường thâm định va được Ủy ban nhân dân có thâm quyền phê uyệt Khi dự án đầu tư sử dụng đất trên địa bàn một đơn vị hành chính

cấp huyện hì cơ quan thâm định là Phòng tai nguyên và môi trường, co quan có

thâm quyéiphé duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là Ủy ban nhân dân cấp huyện <hi dự án đầu tư sử dụng đất trên địa bàn từ hai đơn vị hành chính cấp huyện trở in thi cơ quan thâm định là Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan có thâm quy phê duyệt phương án là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bên cah đó, xác định giá đât làm cơ sở đê tính bôi thường khi Nhà nước thu

hồi đất còrcó sự hỗ trợ của các tổ chức tư van giá đất trên thị trường Hoạt động tư

vẫn giá đấđược thực hiện trên nguyên tắc: (i) các tổ chức có đủ điều kiện, có năng

lực và đưc phép hoạt động thì được hoạt động dịch vụ tư vấn giá đất, (ji) xác định

*Trần Quang uy (2010), chính sách hỗ trợ khi nhà nước thu hỏi dat, Tạp chí Luật học số 10/2012, trg.32

Trang 39

giá đất trong tư vấn giá đất phải tuân theo nguyên tắc định giá đất phương pháp xác định giá dat do pháp luật quy định (đã giới thiệu ở phân trên): (iii) giá đất xác định

theo tư vấn giá đất được sử dụng đề tham khảo trong quản lý nhà nước về tài chính

đất đai và trong hoạt động giao dịch về quyền sử dụng đất (Điều 57 Luật Đất đai).

Dựa trên nguyên tắc này khoản 2 Điều 6 Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/08/2005 về thắm định gia cũng ghi nhận việc kết quả định giá của doanh nghiệp định giá được sử dung để tư van cho co quan nhà nước có thầm quyền quyết định

giá quyên sử dụng đất.

Ngoài ra, khi bồi thường đất bị thu hồi, Nhà nước còn tính tới chi phí đầu tư vào

đất còn lại là các chi phí thực tế mà người sử dụng đất đã đầu tư vào đất để sử dụng

theo mục đích được pháp luật cho phép, bao gồm: tiền thuê đất trả trước còn lại, chi phí san lấp mặt bằng và một số chi phí khác liên quan trực tiếp có căn cứ chứng minh đã dau tư vào dat, mà đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất, người sử dụng đất chưa thu hồi được Chi phí đầu tư vào đất còn lại được xác định bằng tổng chi phí hợp lý tính thành tiền đầu tư vào đất trừ đi số tiền tương ứng với thời gian đã sử dụng đất.

Việc xác định giá đất để tính bồi thường thực hiện thời gian qua cho thay chúng còn nhiều bat cập Giá đất Nhà nước quy định chưa thực sự sát với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường và ít thay đổi; hoạt động tư van giá đất của các tổ

chức định giá dé hỗ trợ cho Nhà nước thì hoạt động mờ nhạt, trong khi giá dat trên

thị trường thì biến động thất thường Đó là nguyên nhân của những bất đồng khi người dân nhận tiền bồi thường của Nhà nước đối với đất bị thu hồi.

2.1.8 Trinh tự, thủ tục bôi thường, hỗ trợ, tai định cư khi Nhà nước thu hôi dat Trình tự, thủ tục bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư khi

thu hồi dat theo pháp luật hiện hành trong thời gian gần đây đã có nhiều bé sung và điều chỉnh theo chiều hướng tiến bộ và hợp lý hơn Theo đó, quy trình và các bước được rút ngắn lại, bỏ bớt những thủ tục không cần thiết Cụ thể, nếu trước đây quy trình thủ tục này phải trải qua 12 bước với rất nhiều các công việc phải

làm, thời gian thực hiện dài thì pháp luật hiện hành hiện nay chỉ quy định còn 07(bảy) bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Xây dựng phương án bôi thường, hỗ trợ Bước 2: Lấy ý kiến về phương án bôi thường, hỗ trợ

Trang 40

Bước3 Hoàn chỉnh phương án bôi thường, hỗ trợ

Bước 1 Tham định, phê duyệt phương án bôi thường, hỗ trợ

Bước5: Công khai phương án bôi thường, hỗ trợ Bước7: Thực hiện chỉ trả bồi thưởng, hỗ trợ

Nhìn chung, bảy bước nêu trên của quy trình và thủ tục bồi thường nếu được

tổ chức hực thi nghiêm túc thì tiến độ giải phóng mặt bang sẽ được đảm bảo

nhanh chóng.

2.1.9 Gải quyết khiếu nại tố, cáo về bồi thường, hỗ trợ, tái định cw khi Nhà nước thu hôi đất

Nhh chung, khiếu nại và tổ cáo về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thuhdi đất được quy định phù hợp và tuân theo thủ tục giải quyết khiếu nại, tố

cáo nói cung Cụ thê:

Trờng hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quan

lý đất đa do Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết

lần đầu nà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiệt tại Toà án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh, thành ph) trực thuộc trung ương Trong trường hợp khiếu nại đến Chủ tịch UBND

tỉnh, thaih phố trực thuộc trung ương thì quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực huộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng:

Trờng hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đá do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết

lần đầu nà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền

khởi kiệ: tại Toà án nhân dan;

Tha hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất dai là 3Cngay, ké tir ngay nhan duge quyét định hành chính hoặc biết được có hành vi hành :hính đó Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải

quyết kiéu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đên ơ quan nhà nước có thâm quyên hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.

2.2 Đánh giá việc thi hành các quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cưkhi Nhà nước thu hồi dat

2.2.1 N:ững kết quả đã đạt được

Ngày đăng: 29/04/2024, 14:33

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w