1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Thanh Hóa

116 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 25,74 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

LÊ QUỲNH MAI

GIẢI QUYẾT TRANH CHAP TRONG BOI

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

HA NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

LÊ QUỲNH MAI

Chuyên nganh — : Luật kinh tế

Ma số : 8380101.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Châu

Hà nội — 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình

nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tắt cả các môn học và đã thanh

toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại Học Luật-Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan nay dé nghị Truong Đại Học Luật xem xét dé

tôi có thê bao vệ Luận van.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện cho tôi

hoàn thành luận văn này.

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Thị Châu đã tận tình

hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tải.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô giảng viên Trường Đại học Luật — Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài.

Tôi xin cảm ơn tói gia đình và những người thân, bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.

Một lan nữa tôi xin tran trọng cảm on!

Hà Nôi, ngày 22 tháng 10 năm 2023Tác giả luận văn

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BANG BIEU

CHƯƠNG 1 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE GIẢI QUYẾT TRANH

CHAP TRONG BOI THUONG, HO TRỢ VA TAI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ

NƯỚC THU HÔI ĐẤTT 2 << s£s£©s2©Es£ESs£EseExseEs©xserseessersserserse 8

1.1 Khai niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ,

tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất s- 5-2 s2 se sessesesesessesse 8 1.1.1 Khái niệm bồi thường, hỗ trợ, tai định cư khi Nhà nước thu hồi dat 8

1.1.2 Khai niém va dac diém tranh chap trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

khi Nhà nước thu hồi đất St SE St S33 SE+E+E+ESESEEEEEEEEEEEEEEEErErrrrrrrrrrsree 12

1.1.3 Phân loại tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước

"8108011 15

1.1.4 Khái niệm và đặc điểm của giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ

trợ, tái định cư khi Nha nước thu hồi đất cc:c+ccvvsrrxrrrrrrrtrrrrrrrree 17 1.2 Khái niệm, nội dung, vai trò pháp luật về giải quyết tranh chấp trong

bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 20

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm pháp luật về giải quyết tranh chấp trong bồi

thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 2 2 2 22552 20

1.2.2 Nội dung pháp luật về giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ,

tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cc:¿55vvtstcxttrsrrrtrrrrrrrrrrrrree 22

Trang 6

1.2.3 Vai trò pháp luật về giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái

định cư khi Nhà nước thu hồi đất -.-: 5c 5cstcccxtrerxttrtrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrree 30

1.3 Những yếu t6 tác động đến pháp luật giải quyết tranh chấp trong bồi

thường, hỗ trợ, tái định cu khi Nhà nước thu hồi đất . .- 32

1.3.1 Sự phát triển của kinh tế - xã hội - 2 2 2+ E+EE+EEeEEerEerEerrerrsrred 32

1.3.2 Hệ thông chính sách, pháp luật về đất đai nói chung - 34 1.3.3 Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của đội ngũ những người thi

hành công vụ trong các cơ quan quan lý hành chính nhà nước va của người

1.3.4 Trình độ, năng lực, phâm chât của cán bộ, công chức Tòa án nhân dân

và cán bộ, công chức cơ quan Nhà nước có thâm quyên giải quyết tranh chap

bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi dat -5- 35

KET LUẬN CHƯNG I <2 2 sSsSs£SssEssEssEssexsetsetserserserssese 36 CHƯƠNG 2 THUC TRẠNG PHÁP LUẬT VE GIẢI QUYẾT TRANH

CHÁP TRONG BÒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HOI DAT VÀ THỰC TIEN THUC HIỆN TREN DIA BAN

TINH THANH HOOA cccssssssssssssscsssssccssssoccsscsocssccnscsscenscsscenscsnccasesnceascesenseenes 38

2.1 Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ

trợ, tái định cw khi Nhà nước thu hồi đất -. -s- s- se sesssessessess 38 2.1.1 Quy định về các nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ

trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hôi đất c-ccxccrrrrirrrrrirrrrrrrree 38 2.1.2 Quy định về chủ thé trong quan hệ pháp luật dé giải quyết tranh chấp

trong bôi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đắất - 40

Trang 7

2.1.3 Quy định về phương thức giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ

trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất -cc¿-cccccccxxrrrrrrerrrrrrrrrree 42 2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong bồi

thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi dat tại tỉnh Thanh Hóa 47

2.2.1 Tình hình giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi

thu hồi đất tại tinh Thanh Hóa - -: 552t5Svvt2EEvtttEkttirrrrtrrrrrrrrrrrrrrred 47

2.2.2 Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong

bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Thanh Hóa 65 2.2.3 Nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập trong thực hiện pháp luật

về giải quyết tranh chấp bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi

KET LUẬN CHƯNG 2 e2 sSsSse se se SssEssEssexsetsersetserserssrssese 75

CHUONG 3 ĐỊNH HƯỚNG VA MOT SO KIÊN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUÁ THỰC HIỆN PHÁP

LUAT VE GIẢI QUYẾT TRANH CHAP TRONG BOI THUONG, HO TRO VA TAI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HOI DAT TAI TINH

¡098.0770757 76

3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện

pháp luật về giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

khi Nhà nước thu hồi đẤT -s s°vesoEksseotvxeeotrkeosrrseoorrsee 77

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật va nâng cao hiệu qua thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái

định cư khi Nhà nước thu hồi đẤt . -s- s2 2s sssssssssessessessess 81

3.2.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp

trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đắt - 81

Trang 8

3.2.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chap trong bôi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi

II 87

KET LUẬN CHƯNG 4 -° 5£ 5£ << se se sEEsESsEsEseEseEseseesersersersee 93 „000/907 94

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 5-s<s<sssesssevssesse 97

PHU LUC cessscsssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssscssssuesssssssssssssssssssessssssesssssseesses 103

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 CTCP Công ty cô phan

2 GCNQSDD Giấy chứng nhận quyền sử dụng dat 3 GPMB Giải phóng mặt bằng

4 KCN Khu cong nghiép5 QLDA Quan ly du an

6 QSDD Quyén str dung dat

7 UBND Uy ban nhan dan

Trang 10

DANH MỤC BANG BIEU

Bang 1.3 | Kết qua giá trị tiền bồi thường về tài sản — vật kiến trúc,

cây cối, hoa màu tại Dự án Cum công nghiệp làng nghề

Bảng 14 | Bảng tong hợp các khoản hỗ trợ của Dự án Cụm công

nghiệp làng nghề

Trang 11

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước đã góp phần thúc day kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần

cho nhân dân ta; làm thay đổi bộ mặt đất nước theo hướng đô thị văn minh Trong quá trình thực hiện đó, Nhà nước cần sử dụng quỹ dat lớn dé xây dựng

các khu công nghiệp, các khu đô thi mdi, Nhà nước thực hiện thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cu cho người dân bị thu hồi đất theo đúng quy

định của pháp luật Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn, thách

thức cho một bộ phận người dân khi Nhà nước thu hồi đất Việc áp giá bôi

thường, hỗ trợ tái định cư, giải quyết công ăn việc làm cho người bi thu hồi

đất đang đặt ra nhiều vấn đề cho Nhà nước, cần đưa ra nhiều chính sách

nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân Trong quá trình thực hiện, rất nhiều trường hợp khi Nhà nước thu hồi đất người dân chưa

đồng tình với chính sách bồi thường của Nhà nước, họ không chịu bàn giao

đất dẫn đến chậm tiến độ thi công làm phát sinh tranh chấp, khiếu kiện kéo

dài, gây mat an ninh trật tự và tiềm ân nhiều hệ lụy cho xã hội.

Đảng va nhà nước ta nhiều năm qua luôn quan tâm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện về chính sách pháp luật khi thu hồi đất Tuy nhiên, sau gần 10 năm

thi hành Luật Dat đai 2013 đã bộc lộ những bat cập nhất định, đang trong quá

trình sửa đổi, chờ thông qua dé phù hợp hơn với thực tiễn giải quyết tranh chấp trong việc bôi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân khi Nhà nước

thu hồi dat.

Đối với Thanh Hoá là một tỉnh đang phát triển, nhiều năm qua được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ và sự nỗ lực của các cấp uỷ Đảng, chính quyên, quân va dân Thanh Hoá đang nỗ lực phan dau xây dựng “trở nên một

Trang 12

tỉnh kiểu mẫu” như sinh thoi Bác Hồ từng mong muốn Thời gian qua, tinh Thanh Hoá thực hiện thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp trong bôi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên thực tiễn tại địa bàn tỉnh Thanh Hoá nói riêng và Việt Nam nói chung là cấp

thiết Do vậy, học viên lựa chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Thanh Hóa”

làm đề tài nghiên cứu.

2 Tình hình nghiên cứu

Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học pháp lý, nhiều công trình nghiên cứu

khoa học ở nhiều góc độ khác nhau liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được công bố Một số công trình, bài báo đã

nghiên cứu tiêu biểu như:

Bài viết “Pháp luật về trình tự, thủ tục thu hôi đất, bôi thường và giải phóng mặt bằng và những vướng mắc nảy sinh trong quá trình áp dụng” của

tác giả Nguyễn Thị Nga, Tạp chí Luật học, số 11/2010; Bài viết “Những tôn tai, vướng mắc phát sinh trong quá trình áp dụng các phương thức bồi thường khi Nhà nước thu hôi đất” của tác giả Nguyễn Thị Nga, Tạp chí Luật

học, số 5/2011; Đề tai khoa học cấp trường (2013) “Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất - Thực trạng và hướng hoàn

thiện ” của Trường Đại học Luật Hà Nội do tác giả Nguyễn Thị Nga làm chủ

nhiệm; Đề tài khoa học cấp bộ (2016) “Thu hồi dat và giải quyết khiếu nại về

thu hôi đất ở Việt Nam hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của

Viện Khoa học Thanh tra (Thanh tra Chính phủ) do tác giả Định Văn Minh

làm chủ nhiệm; Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về cưỡng chế thu hôi đất vì

Trang 13

mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam” của các tác giả Phan Trung Hiền và Huỳnh Thanh Toàn, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 12(364) T6/2018; Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Hường “7c

hiện các quy định pháp luật đất đai về bôi thường giải phóng mặt bằng —

Thực trạng và giải pháp ” bảo vệ năm 2018; Luận văn Thạc sĩ của Vũ Huy

Thao “Thi hành pháp luật về bôi thường, hỗ tro, tái định cư khi Nhà nước thu hôi đất trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu ” bảo vệ năm 2021;

Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Vinh Diện “Pháp luật về bôi thường khi Nhà nước thu hồi đất” bảo vệ năm 2019; Bài viet “Hoàn thiện quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất” của tác giả Bùi Thị Hồng Nhung, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 09(457)/2022;

Các công trình, bài báo đã phân tích thực trạng cũng như nghiên cứu, đề

xuất một số kiến nghị trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói chung cũng như pháp luật về giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng.

Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những tư tưởng khoa học và một số vấn đề

mang tính lý thuyết của các công trình nghiên cứu đi trước, luận văn đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá thực tiễn giải quyết tranh chap trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Thanh Hóa tham chiếu với

Luật Dat đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu những van đề lý luận chung của pháp luật về giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư khi Nhà nước thu hồi đất, phân tích thực trạng của pháp luật về giải quyết

tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, thực

Trang 14

tiễn thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi dat Từ đó, đưa ra giải pháp hoan thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi dat và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại tinh Thanh Hoá.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của đề tài này như

- Phân tích co sở ly luận về giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và pháp luật về giải quyết tranh chấp

trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi dat.

- Phân tích nội dung các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp

trong bôi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Đánh giá thực

tiễn giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước

thu hồi đất tại tinh Thanh Hoá

- Đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và

nâng cao hiệu quả thực thi tại tinh Thanh Hoa.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn xác định các đối tượng nghiên cứu cụ thể của đề tài này như

- Các quan điểm, đường lối của Dang về xây dựng, hoàn thiện pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nói

riêng trong nên kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay;

- Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 16/06/2022 và những vấn đề đặt ra trong sửa đôi Luật Dat đai 2013.

Trang 15

- Các quy định về giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng

dẫn thi hành.

- Các quan điểm, học thuyết, lý luận, cơ sở khoa học của giải quyết tranh chap trong bôi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Thực tiễn giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi

Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Thanh Hoá.

4.2 Pham vi nghiên cứu

Luận văn xác định phạm vi nghiên cứu vào những van dé cụ thé sau đây: Giới hạn về nội dung:

Thứ nhất, về lý luận Luận văn phân tích khái niệm của bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; khái niệm, đặc điểm của giải quyết

tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; lý luận pháp luật về giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

khi Nhà nước thu hồi đất.

Thứ hai, luận văn phân tích thực trạng các quy định giải quyết tranh chấp

trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Giới hạn về không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại 3 đơn vị địa phương thuộc tỉnh Thanh Hoá cụ thể: Thành phố Thanh Hoá, Thành phố Sầm Sơn, Thị xã Nghi Sơn.

Giới hạn về thời gian Luận văn nghiên cứu pháp luật giải quyết tranh

chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ năm

2018 đến nay.

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịchsử của chủ nghĩa Mác — Lénin, xem xét khái niệm, nguồn gôc, ban chat của sự

Trang 16

vật hiện tượng; quá trình hình thành, phát trién của sự vật, hiện tượng; nghiên

cứu sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ vận động, tương tác với sự vật, hiện

tượng khác.

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn cụ thể như

- Phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống,

v.v được sử dụng nghiên cứu một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam.

- Phương pháp phương pháp đánh giá, phương pháp lập luận logic, v.v

được sử dụng nghiên cứu thực trạng giải quyết tranh chấp trong bôi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Phương pháp quy nạp, phương pháp tổng hợp, phương pháp diễn giải,

v.v được sử dụng nghiên cứu định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả giải

quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

6 Những đóng góp mới của đề tài

Một số đóng góp nhất định của luận văn thể hiện ở những nội dung cụ thể

Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu dé hoàn thiện về mặt ly luận về giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Thứ hai, phát hiện, phân tích những nội dung pháp luật chưa phù hợp với

thực tế, văn bản pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn.

Thứ ba, đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng về giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và thực tiễn thi

hành trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Thứ tư, đề xuất định hướng và các giải pháp, kiến nghị cụ thê nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật giải quyết tranh chấp

Trang 17

trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa ban

Tỉnh Thanh Hoá.

Thứ năm, các kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo cho các địa phương

khác ở nước ta.

7 Bồ cục của luận văn

Ngoài phần mục lục, bảng các từ viết tắt, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bố cục của luận văn gồm 03 chương với các nội dung cụ thé sau:

Chương 1 Một số van đề lý luận về giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Chương 2 Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và thực tiễn thực hiện

trên dia ban tỉnh Thanh Hoa.

Chương 3 Dinh hướng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luậtvà nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong bồithường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Thanh Hóa.

Trang 18

CHƯƠNG 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE GIẢI QUYẾT TRANH CHAP

TRONG BOI THUONG, HO TRO VA TAI DINH CU KHI NHA NUOC THU HOI DAT

1.1 Khái niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ

trợ, tái định cw khi Nhà nước thu hồi dat

1.1.1 Khái niệm bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi dat

“Bồi thường” là thuật ngữ thường xuyên được sử dụng trong đời sống

thường ngày cũng như trong nghiên cứu pháp luật Trong việc nghiên cứu

pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất cũng như trong thực tiễn thi

hành pháp luật về đất đai, thuật ngữ “bồi thường khi Nhà nước thu hoi đất”

được xây dựng dựa trên quy định của Hiến pháp năm 2013 Tại Điều 53 và 54

của Hiến pháp đã khang định đất đai là “tdi sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thong nhất quản lý”; với trường hợp “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp

thật can thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng ”.

Theo khoản 6 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003: “Bồi thường khi Nhà nước

thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyên sử dụng đất đối với diện tíchđất bị thu hồi cho người bị thu hôi đất” Khái niệm nêu trên chỉ xác định bồi

Trang 19

thường về đất, trong khi đó việc thu hồi đất không chỉ gây thiệt hại về đất, mà còn là những thiệt hại liên quan đến quyền sử dụng đất, công trình xây dựng, vật kiến trúc, cây trồng, vật nuôi trên đất, thậm chí là thiệt hại về sức khỏe do

áp lực căng thăng, lo âu của người sử dụng đất.

Luật Dat đai 2013 không còn sử dụng thuật ngữ “Boi thuong khi Nhà

nước thu hôi dat” mà thay bằng thuật ngữ “bôi thường về dat” khi Nhà nước thu hồi đất Quy định tại khoản 12 điều 3 Luật Đất đai năm 2013 cũng chỉ nêu phạm vi bồi thường là bồi thường về đất, không bao gồm bồi thường các thiệt

hại khác khi Nhà nước thu hồi đất như mất việc làm, mat nơi ở, tài sản gan liền với đắt,

Theo dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) - bản lấy ý kiến nhân dân từ ngày 03/01/2023 - 15/3/2023 tại Khoản 4 Điều 3: “Bồi thường quyên sử dụng đất

khi Nhà nước thu hồi dat (sau đây goi là bôi thường về dat) là việc Nhà nước bôi hoàn cho người sử dung đất bằng tiền hoặc bang đất hoặc bang lợi ích vật chất khác tương ứng với giá trị quyên sử dụng đất đối với diện tích đất thu hoi theo quy định của Luật nay.”

Như vậy, pháp luật nước ta chưa xây dựng được khái niệm “bồi thuong

khi Nhà nước thu hôi đất” mà chỉ có khái niệm “bối thường về dat” khi Nha nước thu hồi đất quy định trong Luật Dat Dai 2013 Ta có thé phát triển dé đưa ra khái niệm day đủ hơn về thuật ngữ “boi thường khi Nhà nước thu hoi dat” như sau: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước hoặc tô

chức, cá nhân được Nha nước giao đất, cho thuê đất sử dụng vào mục đích

quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế phải

bù đắp những tốn hại về đất, tài san gắn liền trên đất và các thiệt hại chính đáng khác do hành vi thu hồi đất gây ra cho người sử dụng đất hợp pháp bị

thu hồi đất theo quy định của pháp luật đất đai.

Trang 20

Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất chỉ được áp dụng khi người bị thu hoi đáp ứng các điều kiện cụ thé và mức bồi thường phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước Người sử dụng đất không có quyền yêu cầu mức bôi thường mà phải chấp nhận việc bồi thường theo giá do Nhà nước quy định tại thời điểm thu hồi đất Điều này xuất phát một phần từ quan hệ song phương giữa một

bên là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, một bên là người được giao quyền sử dụng dat.

Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng: “H6 tro: giúp thêm, góp thêm vào ” [31, tr.332] Hoạt động gồm hai hình thức: hỗ trợ về vật chất (tiền và hiện vật) và hỗ trợ về tình thần (động viên, an ủi).

Theo khoản 7 Điều 4 Luật Dat đai năm 2003 thì: “Ho tro khi Nhà nước thu hôi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hôi đất thông qua đào tạo

nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phi dé di dời đến địa điểm mới ” Định nghĩa này tuy có liệt kê các trường hợp hỗ trợ, nhưng không đầy đủ.

Khoản 14 Điều 3 Luật đất dai năm 2013 quy định: “H6 tro khi Nhà nước

thu hồi dat là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi dé ồn định đời sống, sản xuất và phát triển ”.

Theo dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) - bản lấy ý kiến nhân dân từ ngày 03/01/2023 - 15/3/2023 tại Khoản 25 Điều 3: “Hổ tro khi Nhà nước thu hồi đất là chính sách của Nhà nước nhằm trợ giúp cho người có đất thu hôi đề ổn định đời sống, sản xuất và phát triển ngoài các khoản đã bôi thường theo quy

định của Luật này ”

Như vậy, có thể xem hỗ trợ là một chính sách trợ cấp ngoài bồi thường

khi Nhà nước thu hồi đất Khi người sử dụng đất có đất bị Nhà nước thu hồi không đủ điều kiện để được bồi thường, nhưng được Nhà nước xem xét hỗ trợ

hoặc trường hợp người sử dụng dat đã được bồi thường nhưng vẫn được Nhà

10

Trang 21

nước xem xét hỗ trợ để giúp người sử dụng đất nhanh chóng ồn định cuộc song.

Mặc dù chế định Nhà nước thu hồi đất vi mục dich quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng đã có từ giai đoạn Luật Dat đai năm 1993, nhưng cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật

nao (kế cả Luật Dat dai năm 2013 và các văn bản hướng dan thi hành luật nay) định nghĩa thé nào là “tdi định cu” khi Nhà nước thu hồi đất Tại điểm c

khoản 2 Điều 83 Luật đất đai năm 2013 chỉ quy định về việc hỗ trợ trong các trường hợp khi bị thu hồi đất, trong đó có trường hợp hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyền chỗ ở; bên cạnh đó, Điều 85, 86 Luật đất đai năm 2013 quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân (UBND)

cấp tỉnh, huyện trong việc lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất, bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất.

Trên cơ sở tông hợp các quy định nội dung điều chỉnh về van dé tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, có thé hiểu: Tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được áp dụng khi hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước

ngoài bị thu hồi đất ở hợp pháp mà phải di chuyển chỗ ở và không còn chỗ ở nào khác trên địa bàn cấp xã nơi có đất ở bị thu hồi thì được bố trí tái định cư băng VIỆC giao đất ở, nhà ở hoặc bằng tiền Tái định cư được hiểu theo nghĩa hẹp là sự bố trí lại chỗ ở mới hoặc tại nơi ở cũ trong trường hợp dự án chỉnh

trang đô thị, khu dân cư cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất mà phải di chuyên chỗ ở.

Tái định cư được đặt ra trong trường hợp thu hồi đất ở dẫn đến việc người bị thu hồi đất bị mat đất ở, mat nhà, không còn chỗ ở và phải chuyên

chỗ ở đến địa điểm mới tại khu tái định cư Trường hợp thu hồi các loại đất khác mà không phải là đất ở thì không đặt ra vấn đề tái định cư Tái định cư

11

Trang 22

có thé được thực hiện thông qua cơ chế Nhà nước bồi thường băng đất cho người có đất bị thu hồi trong khu tái định cư, Nhà nước đầu tư xây dựng hạ

tầng con người có đất bị thu hồi tự xây dựng nhà ở; hoặc Nhà nước bồi

thường bằng đất, đã xây dựng hạ tầng và nhà ở rồi bàn giao cho người có đất

bị thu hồi Nếu bồi thường bằng đất ở tại các thửa đất riêng lẻ mà không tạo ra

khu tái định cư thì không được gọi là tái định cư mà đó chỉ là bồi thường bằng

đất thông thường theo phương thức bồi thường “dat đổi đất”.

1.1.2 Khái niệm và đặc điểm tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (năm 2003) định nghĩa

“tranh chấp” là “sự đấu tranh, giang co khi có ý kiến bat đồng, thường là trong van dé quyên lợi giữa các bên” [29, tr.819] Theo Black’s Law Dictionary thuật ngữ tranh chấp (dispute) được định nghĩa là một xung đột, cuộc đấu tranh về tư tưởng hoặc là sự tranh luận, tranh cãi mà có thể trở thành

một vụ kiện [30, tr.655].

Từ đó, trong nghiên cứu pháp luật ta có thể phát triển để đưa ra khái

niệm về thuật ngữ “anh chấp” là sự bất đồng về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên với nhau trong một quan hệ pháp luật thuộc một lĩnh vực nhất định

nao đó của đời sống xã hội.

Tranh chấp đất đai nói chung bao gồm trong đó có tranh chấp phát sinh

trong bôi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ

cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc cho phát triển kinh tế - xã hội vì lợi

ích quốc gia, công cộng trong thời gian qua cũng đã được đề cập đến trong các văn bản pháp luật đất đai.

Trong khoa học pháp lý, thuật ngữ tranh chấp đất đai đã được sử dụng

theo Luật Đất đai năm 1987 (tại các điều luật là Điều 9, Điều 21, Điều 22),

12

Trang 23

Luật Dat đai năm 1993 (Điều 38, Điều 40) nhưng chưa được giải thích chính thức, mà chủ yếu là chỉ được hiểu ngầm qua các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và các tranh chấp khác có liên quan đến quyền sử dụng đất Luật Đất đai năm 2003, lần đầu tiên, tại khoản 26 Điều 4 quy

định: “Tranh chấp đất dai là tranh chấp về quyên và nghĩa vụ của người sử dụng dat giữa hai hoặc nhiễu bên trong quan hệ đất dai”.

Tinh than của khái niệm tranh chap đất đai theo Luật Dat đai năm 2003

vẫn tiếp tục được giữ lại theo quy định tại Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm

2013 nhưng có sự thay đổi về cách diễn đạt “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyên, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiễu bên trong quan hệ đất dai”.

Nội dung này tiếp tục được giữ nguyên theo khoản 44, Điều 33 Dự thảo

Luật Dat dai (sửa đổi) — (Dự thảo 2, ngày 16/9/2022): “Tranh chấp dat dai là tranh chấp về quyên, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ dat dai.”

Khái niệm tranh chấp đất đai tại khoản 24 Điều 3 Luật Dat dai năm 2013

có phạm vi rất rộng, có thé được hiểu bao gồm các tranh chấp về quyền sử

dụng đất (như tranh chấp về ranh giới, tranh chấp đòi lại đất, ); tranh chấp quyên, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình thực hiện các hợp đồng về quyền sử

dụng đất (như yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, công nhận hiệu lực

của hợp đồng, tuyên bố hợp đồng vô hiệu ); tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn; tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản

gắn liền với quyền sử dụng đất Điều đó cũng cho thấy tranh chấp đất đai bao gồm cả tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước

thu hồi đất.

Từ các phân tích trên, có thể hiểu tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là một dạng của tranh chấp đất đai, là

13

Trang 24

những xung đột, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa một bên là các chủ thể có quyên ra quyết định thu hồi đất, quyết định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với một bên là các chủ thé sử dụng đất năm trong diện có đất bị thu hồi và theo quy định pháp luật các chủ thé này phải được bồi thường về đất và những thiệt hại về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi.

Tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi

đất có những đặc điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước

thu hồi đất là một dạng của tranh chấp đất đai Nội dung tranh chấp bôi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thường phổ biến là các quyên, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, như: tranh chấp về xác định chủ thé được bồi thường,

tranh chấp về loại đất, diện tích đất được bồi thường, tranh chấp về áp mức giá bồi thường, tranh chấp về phương thức thực hiện bồi thường, về thời gian

thực hiện bồi thường

Thứ hai, chủ thé trong quan hệ tranh chấp bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

khi Nhà nước thu hồi đất một bên là Nha nước, chủ đầu tư và bên kia là các tổ chức, cá nhân hoặc các chủ thể khác có quyền sử dụng đất hoặc có quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; giữa một bên là Nhà nước, chủ đầu tư (chủ thê thực hiện hành vi thu hồi đất) với bên kia là cá nhân, tô chức người sử dụng đất phải chịu ton hại về quyền và lợi ích hợp pháp do hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra.

Thứ ba, căn cứ dé xác định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc cho phát triển

kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng là diện tích đất bị thu hồi thực tế, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất; thiệt hại thực tế về tài sản,

hoa mau, cây côi trên dat tai thời diém thu hoi dat người

14

Trang 25

Người bi Nhà nước thu hồi đất không chỉ được bồi thường về đất mà còn được bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất, được bồ trí tái định cư trong trường hợp thu hồi đất ở Ngoài ra, người sử dụng đất có đất bị thu hồi còn có thể được hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định của pháp luật đất đai nhằm giúp người có đất bị thu hồi nhanh chóng ồn định đời sống và sản xuất

[18, tr.7].

1.1.3 Phân loại tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Một số loại tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước

thu hồi đất phố biến hiện nay:

Một là, tranh chấp đơn giá bồi thường Giá đất do Nhà nước quy định chỉ

áp dụng trong mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và người sử dụng đất Còn trên thực tế, khi chuyển quyền sử dụng đất giá đất do các bên tự thỏa thuận, giá này thường được gọi là giá thực tế hay giá thị trường (sau đây gọi là giá đất thị trường) Khi Nhà nước thu hồi đất, giá đất cụ thé được sử dụng dé tính

tiền bồi thường.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 114 Luật Đất đai năm 2013: “Ủy ban nhân dân cap tỉnh quyết định giá dat cụ thé Cơ quan quan lý đất dai cấp tinh

có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể Trong quá trình thực hiện, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh được thuê

tổ chức có chức năng tư van xác định giá dat dé tư van xác định giá đất cụ

thể.” Giá đất công bố từ đầu năm trong khi giá đất trên thị trường thường

xuyên thay đổi dẫn đến khi áp giá đền bù tùy từng thời điểm trong năm không phù hợp Vì vậy, tình trạng khiếu nại, khiếu kiện về các quyết định thu hồi

quyền sử dụng đất và bồi thường tái định cư vẫn còn xảy ra phô biến.

15

Trang 26

Hai là, tranh chấp xác định chủ thé được bồi thường Người sử dụng đất có đủ điều kiện bồi thường về đất theo Điều 75 Luật Dat đai 2013 thi đủ điều kiện bồi thường Trường hợp Nhà nước thu héi đất, không đủ điều kiện bồi thường về đất được quy định tại Khoản 4 Điều 82 Luật Đất đai 2013:

“Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyên sử dụng đất, quyên sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn lién với đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điêu 100 của Luật nay”

Nhu vậy, chủ thé đủ điều kiện bồi thường là người đủ điều kiện cấp Giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Tuy nhiên, hiện nay tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không hợp pháp diễn ra phức tạp, các trường hợp chuyền nhượng bằng giấy tay, không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 20, 22, Điều 82, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Do đó, công tác xác định chủ thê sử dụng đất gặp nhiều khó khăn bắt cập khi triển khai công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ,

tái định cư Việc này không chỉ gây khó khăn trong công tác bồi thường, hỗ

trợ, tái định cư nói chung mà còn gây bat cập, lang túng trong việc giải quyết các vụ án hành chính Bởi thực tế người đang sử dụng đất bị thu hồi đã bị phát sinh, thay đổi, hạn chế, cham dứt quyền, lợi ích hợp pháp của họ, nhưng quyết định thu hồi, bồi thường lại là một chủ thé khác [33].

Ba là, tranh chấp về loại đất, diện tích đất được bồi thường Tình trạng một thửa đất, một khu đất được thê hiện trên nhiều loại bản đồ, nhiều tờ bản đồ với thông tin về số thửa, diện tích, loại đất khác nhau là rất phổ biến, khiến

cơ quan có thâm quyên xác định sai loại đất hoặc diện tích đất khi bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi Dẫn tới người có đất bị thu hồi khiếu nại, khiếu kiện vì bồi thường sai về loại đất hoặc diện tích đất bị thu

16

Trang 27

Bốn là, tranh chấp thời gian thực hiện bồi thường, các dự án chậm triển

khai, không chuyển tiền bồi thường cho người dân có đất bị thu hồi do có nhiều nguyên nhân dẫn đến dự án chậm tiến độ như chủ dau tư không đủ năng

lực (tài chính, kinh nghiệm).

Bên cạnh đó, lỗi cũng đến từ các cơ quan chức năng khi vướng mắc, kéo dài thủ tục phê duyệt dự án, quy hoạch, giấy phép xây dựng

1.1.4 Khái niệm và đặc điểm của giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Tiếp cận dưới góc độ pháp luật quốc tế, theo quan điểm của Ủy ban

Châu Âu (European Comission), “Giải quyết tranh chap” được hiểu là một phương tiện khách quan và hiệu quả khi xem xét và quyết định xử lý các vấn

dé mâu thuẫn với nhau qua các tài liệu, chứng cứ hợp pháp giữa các chủ thé nhằm ngăn chặn các hành động đơn phương và leo thang căng thăng, đồng thời góp chung cho các mối quan hệ hòa bình và làm rõ nghĩa vụ của các chủ

thé với nhau [44].

Như vậy, từ các phân tích nêu trên, có thê hiểu giải quyết tranh chấp là tổng thể các cách thức, biện pháp mà Nhà nước hoặc các chủ thể khác được Nhà nước thừa nhận dựa vào những tài liệu, chứng cứ mà xử lý, quyết định,

ra phán quyết nhằm loại bỏ những mâu thudn, bất dong giữa các bên, bảo đảm quyền và lợi ích của các bên tranh chấp và lợi ích chung của cộng dong,

của xã hội.

Luật Đất đai năm 2013 không đưa ra giải thích chính thức về thuật ngữ

giải quyết tranh chấp đất đai Thuật ngữ này được sử dụng trong một số sách báo pháp lý ở nước ta Theo Từ điển Giải thích Thuật ngữ luật học: Giải quyết tranh chấp đất đai là giải quyết bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tổ

17

Trang 28

chức và trên cơ sở đó phục hồi các quyền lợi hợp pháp bị xâm hại, đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể có hành vi vi phạm luật đất đai.

Như phan trên đã phân tích, tranh chấp trong bôi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là một loại tranh chấp đất đai và loại tranh chấp khá phô biến trong các tranh chấp dat dai do những năm gần đây nhu cầu đất

phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc phát triển kinh tế - xã hội

ngày càng tăng vì vậy Nhà nước phải tiến hành thu hồi đất để đáp ứng các

nhu cầu trên Như vậy, từ khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai nói chung

có thể đưa ra khái niệm giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất như sau: Giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là việc tìm ra giải pháp đúng đắn trên co sở pháp luật nhằm loại bỏ những bat đồng, mâu thuẫn giữa

một bên là các chủ thé có quyền ra quyết định thu hồi đất, quyết định phương án bồi thường với một bên là các chủ thé sử dụng đất có đất bị thu hồi mà theo quy định của pháp luật các chủ thé này phải được bồi thường về đất và

những thiệt hại về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi Giải quyết tranh chấp về

đất đai là một nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại Điều 22

Luật Dat đai năm 2013.

Giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất có một số đặc điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi

Nhà nước thu hồi đất phải tuân thủ các quy định của pháp luật về nguyên tắc, thâm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết tranh chấp Hơn nữa, giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất do các cơ quan nhà nước tiến hành là hoạt động mang tính quyền lực nhà

18

Trang 29

Thứ hai, do quyền sử dụng đất là tài sản có giá trị lớn nên khi xảy ra tranh chấp bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thì các tranh chấp này thường rất phức tạp, gây nhiều hệ lụy cho đời sống xã hội Do vậy, giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất không chỉ đảm bảo ôn định quan hệ dat đai có ý nghĩa trực tiếp đối

với các bên tranh chấp mà còn có ý nghĩa với cộng đồng dân cư, đến trật tự,

an toàn xã hội nơi có tranh chấp; có ý nghĩa đối với các cơ quan nhà nước có

thâm quyền trong quản lý đất đai, trong giải quyết tranh chấp.

Thứ ba, việc giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất không chỉ dựa vào quan điểm, đường lối, chính sách

của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước mà còn căn cứ vào tâm lý,

phong tục tập quán sống, sinh hoạt, lao động sản xuất, của người dân ở

vùng, miền khác nhau nơi có đất bị thu hồi Việc giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải làm sao ít ảnh hưởng đến cuộc sống vật chất và tinh thần của người có đất bị thu hồi.

Thứ tư, về thời gian giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thường bị kéo dài Do nhiều nguyên nhân

khách quan và chủ quan như: các quy định pháp luật không cụ thể, không thống nhất, các chủ thé có thâm quyền thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư tắc trách, không khách quan, người có đất bị thu hồi thiếu am hiểu pháp luật, ; do tính chất bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nhìn chung là phức tạp, kéo dài nhiều năm dẫn đến các tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cũng hết sức phức tạp,

thường kéo đài từ năm này qua năm khác, không có sự thống nhất giữa người sử dụng đất và chủ đầu tư.

19

Trang 30

1.2 Khái niệm, nội dung, vai trò pháp luật về giải quyết tranh chấp

trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm pháp luật về giải quyết tranh chấp

trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là hoạt động không hề đơn giản, bởi lẽ đất đai - quyền sử dụng đất luôn là tài sản có giá trị lớn đối với người sử dụng đất, thậm chí là tư liệu sản

xuất tạo nguồn sinh kế cho chính bản thân họ và gia đình họ; là nơi sinh sống

của cha ông ho, Cho nên, van đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất luôn là van đề phức tạp, nhạy cảm; chính sách, pháp luật về

quản lý đất thường xuyên thay đôi, gia tri đất đai ngày càng lớn v.v nên khi

tranh chấp phát sinh nếu không được giải quyết ổn thỏa sẽ làm đảo lộn các quan hệ đất đai, làm ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất, quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi, của chủ đầu tư, của cộng đồng, của Nhà nước nhìn chung đều bị thiệt hại, bị ảnh hưởng.

Có thê định nghĩa pháp luật về giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thê hiện ý chí Nhà nước và được

đảm bảo thực hiện băng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp trong bồi

thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của các bên tranh chấp, ôn định các quan hệ đất đai, phát huy tiềm năng của đất đai dé phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng,

bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.

Pháp luật về giải quyết tranh chấp bôi thường trong bồi thường, hỗ trợ,

tái định cư khi Nhà nước thu hồi dat có một sô đặc điêm cơ bản sau:

20

Trang 31

Thứ nhất, pháp luật giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm các quy phạm pháp luật được quy định trong nhiều văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: luật đất đai, bộ luật dân sự, luật nhà ở, luật đầu tư và nhiều văn bản

luật khác có liên quan.

Các luật này là căn cứ để xác định quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như nhà, vật kiến trúc, cây lâu năm ; quyền được bồi thường, hé trợ, tái định cư

khi Nhà nước thu hồi đất; quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư; trách nhiệm,

quyền, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức có tham quyền trong thực hiện bồi thường cho người có đất bị thu hồi khi Nhà nước thu hồi đất, điều kiện, căn cứ đề xác định bồi thường trong thu hồi đất, mức bồi thường, phương thức bồi

Thứ hai, pháp luật về giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất điều chỉnh các quan hệ pháp luật phát sinh trong quá trình giải quyết được pháp luật quy định tiến hành giải quyết các

tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nhằm đảm bảo sự 6n định của quan hệ đất đai; bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai, quyền của đại diện chủ sở hữu toàn dân đối với đất đai; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư được nhà nước giao đất, cho thuê đất; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có đất bị thu hồi,

đủ điều kiện được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Thứ ba, pháp luật giải quyết tranh chấp bôi thường trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là một bộ phận của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai, bởi lẽ tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư khi Nhà nước thu hồi đất là một dạng tranh chấp đất đai Pháp luật giải quyết tranh chap trong bôi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi

21

Trang 32

đất cũng như pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai nói chung đều nhằm mục đích hóa giải những mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên trong quan hệ pháp luật đất đai nói chung và quan hệ pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc trong mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công

cộng: qua đó bảo đảm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, bảo đảm én định các quan hệ pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và quan hệ pháp luật đất đai nói chung: bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phát huy tiềm

năng nguồn lực đất đai cho phát triển đất nước.

Từ những phân tích nêu trên có thể hiểu pháp luật về giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ tro, tái định cư khi Nha nước thu hôi đất như sau: Pháp luật giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà

nước thu hồi đất là một bộ phận của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai, là tổng thể các quy định pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ pháp luật về giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nhăm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai,

phát huy tiềm năng của đất đai phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, nhu

câu của người sử dụng đât, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.

1.2.2 Nội dung pháp luật về giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

1.3.2.1 Quy định về các nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong bôi thường, hỗ trợ, tai định cư khi Nhà nước thu hôi dat

Việc giải quyết các tranh chap trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi

Nhà nước thu hồi đất cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo hiệu quả của quá trình giải quyết tranh chấp Giải quyết tranh chấp

22

Trang 33

trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất về cơ bản phải đảm bảo các nguyên tắc như: nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên cơ sở, nhằm bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân vẻ đất đai và Nhà nước là đại điện chủ

sở hữu, thực hiện thống nhất quản lý đất đai; nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; nguyên tắc giải quyết tranh chấp phải bảo đảm hai hòa lợi ich của

người sử dụng đất mà bị thu hồi, lợi ích của nhà đầu tư, lợi ích của Nhà nước,

lợi ích chung của xã hội; nguyên tắc giải quyết nhăm mục đích 6n định, phát triển kinh tế, xã hội, phát huy nguồn lực đất đai

Thứ nhất, nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong bôi thường, hỗ trợ, tai định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên cơ sở, nhằm bảo vệ chế độ sở hữu toàn

dân về đất đai và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, thực hiện thống nhất quản

lý đất đai.

Thứ hai, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi các chủ thé khi tham gia quan hệ pháp luật giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà

nước thu hồi đất phải nghiêm chỉnh tôn trọng và thực thi đầy đủ các quy định

pháp luật, thực thi các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định.

Thứ ba, nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong bôi thường, hỗ tro, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm hai hòa lợi ích của người dang

sử dụng đất bị thu hồi, lợi ích của nhà đầu tư, lợi ích của nhà nước, lợi ích

chung của xã hội.

Thứ tw, nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nhằm mục đích 6n định, phát triển kinh tế,

xã hội, phát huy nguồn lực đất dai

1.3.2.2 Quy định về chú thể trong quan hệ pháp luật để giải quyết

tranh chấp trong bôi thường, hỗ trợ, tai định cư khi Nhà nước thu hồi dat

23

Trang 34

Đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là tổ chức, cộng đồng dân

cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư

ở nước ngoài, tô chức, cá nhân nước ngoài đang sử dung đất bị Nhà nước thu hoi đất là những đối tượng được bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường bao gồm tô chức dịch vụ công về đất đai,

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Đây cũng là những chủ thể chính

trong tranh chấp bồi thường trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà

nước thu hồi đất.

Chủ thé tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp bồi thường trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm hai nhóm

chính: Các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai hoặc tòa án nhân dân có thâm quyền xử lý vụ việc và các bên tranh chấp, người có quyền và nghĩa vụ liên

Dé dam bảo quyên, lợi ich hợp pháp của các bên trong quan hệ giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất dé sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh; cho phát triển kinh tế - xã

hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ này Quyền và nghĩa vụ là quy định bắt buộc, thé

hiện rõ sự ràng buộc giữa các bên.

Quyên là khái niệm khoa học pháp lý dùng dé chỉ những hành vi mà một chủ thé thực hiện theo ý chí, nguyện vọng, nhận thức khả năng của mình,

được pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện mà không ai ngăn cản, hạn

chế Quy định về “quyền” trong quan hệ giải quyết tranh chấp bôi thường trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất mang những đặc điểm đặc trưng sau: Quyền phải được pháp luật ghi nhận và được bảo

đảm thực hiện bởi các quy định của pháp luật Quyền phải có sự thừa nhận về

mặt xã hội, quyên của mỗi chủ thé được thé hiện cụ thê trong đời sống xã hội

24

Trang 35

thông qua các quan hệ đất đai nói chung, trong đó bao gồm: quan hệ quản lý, sử dụng đất; quan hệ giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất;

quan hệ thu hồi đất, quan hệ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, quan hệ giải

quyết tranh chấp bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Vì vậy, quyền của mỗi chủ thé có thé thay đổi theo từng thời điểm khác nhau do pháp luật được sửa đôi,

bổ sung hoặc hủy bỏ Thông thường, mỗi chủ thé chỉ được hưởng quyền trong

giới hạn một phạm vi hay một vùng lãnh thé nhất định, và chỉ bị tước bỏ bởi pháp luật, chấm dứt khi chủ thé đó không còn tôn tại Ở Việt Nam, quyền của chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai, quan hệ pháp luật về giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được ghi nhận trong Hiến pháp, luật Đất đai, Bộ luật Dân sự và trong nhiều văn bản pháp luật khác có liên quan như luật nhà ở, luật quy hoạch, luật đầu tư kinh

doanh bat động sản Như vậy, trong quan hệ pháp luật về giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, bên tranh chấp là người sử dụng đất hợp pháp có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được quy định trong luật Đất đai năm 2013, Bộ Luật Dân sự năm 2015 và nhiều văn bản luật khác có liên quan Khi Nhà nước thu hồi

đất để phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh hoặc mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, thực hiện thu hồi đất, thực hiện bồi thường không thỏa đáng, không đúng pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dat thì người sử dụng đất có quyền yêu cau giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Nghĩa vụ là những hành vi bắt buộc phải thực hiện theo yêu cầu của Nhà

nước, vì lợi ích của Nhà nước, nếu không tuân thủ thực hiện đúng thì Nhà nước buộc phải áp dụng biện pháp như giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

Thông thường trong các quan hệ pháp luật, chủ thé có quyền thì cũng có những nghĩa vụ nhất định Việc quy định rõ quyền, nghĩa vụ của các bên là để

25

Trang 36

các chủ thê biết được mình được làm gì, phải làm gì và không được làm gì khi tham gia quan hệ pháp luật giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi dat.

1.3.2.3 Quy định về phương thức giải quyết tranh chấp trong bồi

thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hoi dat

Công nghiệp hóa, đô thị hóa đã và sẽ diễn ra ở Việt Nam trong nhiều

thập kỷ tới với tốc độ ngày càng nhanh, ngày càng có nhiều dự án đầu tư phát

triển kinh tế - xã hội, đất đai được giải tỏa để xây dựng các khu công nghiệp,

các cơ sở hạ tầng - kĩ thuật phục vụ cho phát triển đất nước Khi lợi ích giữa Nhà nước, các chủ đầu tư phát triển quỹ đất và người dân bị thu hồi đất không được phân bổ hài hòa, có nguy cơ xuất hiện nhiều tranh chấp liên quan đến

thu hồi đất đai.

Giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cũng là một dạng của giải quyết tranh chấp đất đai, vì thế giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cũng phải tuân theo các quy định chung của pháp luật về giải quyết tranh

chấp đất đai nói chung.

Các tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất có thé được giải quyết tại toà án hoặc các cơ quan quan lý nhà nước về

đất đai Có 3 phương thức giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái

định cư khi Nhà nước thu hồi đất: Giải quyết thông qua con đường hòa giải,

giải quyết thông qua cơ quan hành chính Nhà nước, giải quyết thông qua Tòa

Thứ nhất, giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thông qua con đường hòa giải Khoản 1 Điều 2 Luật hòa

giải cơ sở năm 2013 quy định: “Hỏa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng

26

Trang 37

dan, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thudn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật nay.”

Như vậy, từ khái niệm trên có thể hiểu hòa giải là việc cơ quan, tổ chức,

cá nhân với tư cách là người thứ ba (người hòa giải) hướng dẫn, giúp đỡ,

thuyết phục các bên có tranh chấp tự nguyện thỏa thuận giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp dân sự một cách 6n thỏa Hòa giải có thé tiết kiệm tiền bạc,

công sức, thời gian cho các bên mà vẫn đạt được hiệu quả về nhiều mặt Hòa

giải tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là một biện pháp giải quyết tranh chấp mềm dẻo, linh hoạt và hiệu quả nhằm giúp các bên đương sự tự mình hóa giải những tranh chấp, bất đồng Các bên có thé lựa chọn hình thức hòa giải ngoài tố tụng và hòa giải trong tố tụng.

Thứ hai, giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi

Nhà nước thu hồi đất thông qua cơ quan hành chính Nhà nước Để có cách hiểu đầy đủ về khái niệm giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thông qua cơ quan hành chính Nhà nước, ta có thê đề cập đến vấn đề khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, là một thuật ngữ thường được dùng đề cập trong thực tiễn

cuộc sống.

Trong bối cảnh tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai vẫn luôn diễn biến phức tạp và có tính chất tranh chấp ngày càng gay gắt, kéo dài, tập trung

vào bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất dé phát triển các

khu đô thị, chủ yếu liên quan đến vấn đề khiếu nại giá đất bồi thường tại một số địa phương Qua tìm hiểu, có thể hiểu khái niệm khiếu nại về đất đai như sau: “Khiếu nại về đất dai là việc công dân (cơ quan, tổ chức) dé nghị co quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyén xem xét lại quyết định hành chính,

hành vi hành chính khi có căn cứ cho rang những hành vi đó là xâm phạm đến quyên và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dat.” (28, tr.471]

27

Trang 38

Từ đó, có thể đưa ra khái niệm khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất như sau: Khiếu nại về bôi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là việc công dân (cơ quan, tổ chức) đề nghị cơ quan, tô chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng những hành vi đó là xâm phạm đến

quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi.

Những nguyên nhân khiến khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

khi Nhà nước thu hồi đất, trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện

nay là do những vướng mắc về thu hồi đất, tập trung ở những vấn đề như: nguồn gốc đất của các tô chức, hộ dân chưa rõ ràng: giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất còn thấp, chưa sát với giá thị truong, Trên cơ sở nội dung cơ bản về quản lý nhà nước đối với đất đai, Chính Phủ và Ủy ban nhân dân

các cấp là những cơ quan trực tiếp tô chức và thực hiện các quy định của pháp luật về cấp Giấy chứng nhận, thu hồi đất, bồi thường, định giá đất nên đây là những cơ quan thống kê, thu thập được số liệu, tai liệu, chứng cứ chứng minh nguồn gốc sử dụng đất, chủ thể sử dụng đất một cách nhanh chóng,

thuận tiện phục vụ cho quá trình giải quyết tranh chấp trong bôi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi dat.

Giải quyết tranh chap trong bôi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất do co quan hành chính nhà nước thực hiện có một số đặc điểm chủ

yếu sau đây:

Một là, tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước là

những tranh chấp mang tính chất hành chính Thường là tranh chấp xác định

chủ thé được bồi thường Có rất nhiều trường hợp sau khi có quyết định thu

hồi đất và tiến hành bôi thường, hỗ trợ, tái định cư, tổ chức đứng ra bồi thường không biết phải bồi thường cho ai vì không rõ nguồn gốc đất; do công

28

Trang 39

tác quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều khiếm khuyết, việc cập nhật biến động sử dụng đất không tốt, thiếu bài bản, thậm chí có tiêu cực khiến công tác thu hồi đất ì ạch do phải sử dụng hồ sơ quản lý đất đai từ nhiều năm trước.

Hai là, tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hoi đất thuộc thâm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước sẽ do

đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước làm nhiệm vụ quản lý đất đai thực hiện.

Ba là, tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất do cơ quan hành chính nhà nước giải quyết được thực hiện theo trình

tự giải quyết vụ việc hành chính.

Thứ ba, giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thông qua Tòa án Van dé thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hôi đất ngày càng được quan tâm, và các

tranh chấp về đất đai trong vấn đề này ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp Những tranh chấp này cần được nhận diện và giải quyết một cách thỏa

đáng từ góc độ chính sách và pháp luật Việc lựa chọn Tòa án là một hình

thức giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thu

hồi đất và chủ đầu tư, nâng cao hiệu quả công tác quan lý của Nha nước và đây nhanh tiến độ thu hồi đất.

Giải quyết tranh chấp trong bôi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thông qua Tòa án nhân dân có những đặc điểm sau:

Thứ nhát, việc giải quyết tranh chấp phải căn cứ vào các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng nhất là các quan điểm, chủ trương,

chính sách trong việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người sử dụng đất.

Thứ hai, việc giải quyết các tranh chấp đất đai liên quan đến vẫn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải dựa trên tính chất đặc thù của chế độ sở hữu

29

Trang 40

toàn dân về đất đai do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định tại Điều 53 và Điều 54 Hiến pháp năm 2013.

Thứ ba, Tòa án dựa trên khung giá đất do Nhà nước quy định để giải quyết các tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

1.2.3 Vai trò pháp luật về giải quyết tranh chấp trong bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Như chúng ta đã biết, tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi

Nhà nước thu hồi đất không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến các bên tranh chấp là

người có quyền sử dụng đất và cơ quan hành chính nhà nước, mà còn ảnh

hưởng đến sự ồn định chính trị - xã hội và ít nhiều gây bat 6n định các quan

hệ xã hội trong lĩnh vực đất đai v.v Vì vậy pháp luật về giải quyết tranh

chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi dat có vai trò

hết sức quan trọng, thể hiện:

Thứ nhát, đôi với hệ thống pháp luật đất đai, việc xây dựng và ban hành

một cách có hệ thống và khoa học pháp luật về giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất sẽ giúp hệ thống pháp luật đất đai ở Việt Nam được chỉ tiết và đầy đủ hơn, điều chỉnh bao quát hơn

các quan hệ xã hội liên quan đến đất đai Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho bảo vệ quyền lợi của các chủ thé trong quan hệ tranh chấp, nhất là

các chủ thể yếu thế; thực hiện tốt các hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện

và áp dụng pháp luật, việc tô chức các thiết chế bảo đảm thực thi pháp luật

một cách hiệu quả.

Thứ hai, đôi với các bên tranh chấp, nhất là đối với người có quyền sử dụng đất bị thu hồi mà có tranh chấp và người dân nói chung Việc có các quy

định pháp luật về giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

30

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 | Bang tông hợp đôi tượng được bôi thường, hỗ trợ - Dự án Cụm công nghiệp làng nghề - Luận văn thạc sĩ luật học: Giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Thanh Hóa
Bảng 1.1 | Bang tông hợp đôi tượng được bôi thường, hỗ trợ - Dự án Cụm công nghiệp làng nghề (Trang 10)
Bang 1.1. Bảng tong hợp đối tượng được bồi thường, hỗ trợ - Dự án Cụm công nghiệp làng nghề - Luận văn thạc sĩ luật học: Giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Thanh Hóa
ang 1.1. Bảng tong hợp đối tượng được bồi thường, hỗ trợ - Dự án Cụm công nghiệp làng nghề (Trang 113)
Bảng 1.2. Giá trị tiền bồi thường, hỗ trợ về đất tại Dự án Cụm công nghiệp làng nghề - Luận văn thạc sĩ luật học: Giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Thanh Hóa
Bảng 1.2. Giá trị tiền bồi thường, hỗ trợ về đất tại Dự án Cụm công nghiệp làng nghề (Trang 114)
Bảng 1.4. Bảng tổng hợp các khoản hỗ trợ của Dự án Cụm công nghiệp làng nghề - Luận văn thạc sĩ luật học: Giải quyết tranh chấp trong bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Thanh Hóa
Bảng 1.4. Bảng tổng hợp các khoản hỗ trợ của Dự án Cụm công nghiệp làng nghề (Trang 116)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w