1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đầu tư xây dựng đường giao thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

99 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

LÃ XUÂN TRƯỜNG

LUẬN VAN THAC SĨ LUAT HOC

HA NOI - 2018

Trang 2

LÃ XUÂN TRƯỜNG

PHAP LUẬT VE BOI THUONG, HO TRO, TAI ĐỊNH CU KHI NHÀ NƯỚC THU HOI DAT DAU TU XÂY DUNG DUONG GIAO THONG TREN DIA BAN TINH LANG SON

LUẬN VAN THAC SĨ LUAT HỌC

Chuyén nganh : Luat kinh té Mã số : 838 01 07

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Quang Huy

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củariêng tdi.

Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,

được trích dẫn đúng theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Lã Xuân Trường

Trang 4

Chương 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE PHÁP LUAT BOI THUONG,HO TRO TAI DINH CU KHI NHA NUOC THU HOI DATĐẦU TU XÂY DUNG DUONG GIAO THONG

Cac khai niém co ban

Mỗi quan hệ giữa việc Nhà nước thu hồi đất với bồi thường, hỗ trợ

và tái định cư

Lý luận pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hôi đất

Nội dung điều chỉnh pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất khi đầu tư xây dựng đường giao thông

Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Chương 2: THỰC TRANG PHAP LUAT VE BOI THƯỜNG, HO TRỢ,TAI DINH CU KHI NHA NUOC THU HOI DAT DE XAYDUNG DUONG GIAO THONG TAI TINH LANG SON

Các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nha nước thu hồi đất Áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hoi đất đầu tư xây dung đường giao thông trên địa ban tinh Lạng Son Những kết quả đạt được về công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi thực hiện thu hồi đất đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh

Lạng Sơn

Chương 3: MỘT SÓ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNGCAO HIỆU QUA THI HANH PHAP LUẬT VE BOITHUONG, HO TRỢ TAI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THUHOI DAT ĐẦU TƯ XÂY DUNG DUONG GIAO THONG

Nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đầu tư xây dựng đường

giao thông từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn

Trang 6

Số hiệu Tên bảng Trang

2.1 Diện tích thu hồi của các hộ dân bị ảnh hưởng ở huyện Yên Lãng 42 22 — Diện tích thu hồi của các hộ dân bị ảnh hưởng ở huyện

Tràng Định 44

Trang 7

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Đất đai luôn được coi là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nội lực, là nguồn vốn to lớn của đất nước ta, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng Trong những năm gần đây, Việt Nam tiếp tục đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Chủ trương của Dang ta là phan đấu đến năm 2020 đưa đất Việt Nam cơ bản thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại Đề thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo mục tiêu "dân giàu,

nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” cùng với việc phát triển kinh tế

thì cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước Dé triển khai được các dự án đầu tư xây dựng giao thông phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước phải thu hồi đất (THD) và thực hiện việc bôi thường, hỗ trợ, tái định cư (TDC) cho các tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi.

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nêu rõ "Hoàn chỉnh hệ thong pháp luật, chính sách về đất đai nhằm đảm bao hài hòa lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người sử dụng dat, lợi ích của nha đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi dé sử dụng có hiệu quả nguồn đất đai cho sự phát triển; khắc phục tình trạng lãng phí và tham nhũng đất đai" Khoản 3 Điều 54 Hiến pháp 2013 quy định: "Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo

quy định của pháp luật”.

Tuy nhiên, công tac THD vẫn dang là vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cam, còn nhiều tồn tại, vướng mắc bởi nó liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều chủ thé Tình hình khiếu nại, tố cáo liên quan đến đền bù, THD ngày càng gia tăng Khi THD để phục vụ các dự án đầu tư xây dựng các giao thông còn gặp không it khó khăn trong vấn đề định giá đất, bồi thường thiệt hại chưa phù hợp từ đó gây ra sự căng thắng, bức xúc trong nhân dân Qua đó cho thấy, có nhiều trường hợp người dân không chấp nhận việc bồi thường, hỗ trợ, TDC theo quyết định THD do

Trang 8

thường, hỗ trợ, TDC khi Nhà nước THD nhiều và thường xuyên thay đổi, nhưng còn thiếu đồng bộ, chưa hoàn chỉnh, chưa thống nhất và chưa tạo được đầy đủ căn cứ pháp lý dé triển khai trong thực tiễn, đặc biệt là cơ chế thực hiện pháp luật về THD không được đảm bảo thống nhất, thiếu dân chủ, thiếu công khai, công bằng và

minh bạch.

Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài "Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hôi đất đầu tư xây dựng giao thông trên địa bàn tỉnh

Lạng Sơn" làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Van dé thực hiện pháp luật về bồi thường hỗ trợ và TDC khi Nhà nước THD có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam, nhất là đối với nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Việc THD trực tiếp liên quan đến lợi ích người bị THĐ, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của chủ đầu tư và nên thời gian qua đã

nhận được sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học pháp lý Trên địa bàn tỉnh

Lạng Sơn, việc đầu tư xây dựng các giao thông có nhiều trường hợp phải tiến hành THD, bồi thường, hỗ trợ, TDC Nhiều khó khăn, bat cập, nhiều giải pháp đã thực hiện mang lại những kết quả nhất định, nhiều phương án đã được đưa ra để giải quyết từ thực tiễn công việc của bản thân.

Nhiều các nghiên cứu về van dé THD dưới khía cạnh khác nhau như: Tran Thi Phương Liên (2013): "Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp", Luận văn thạc sĩ Luật học; Đỗ Phương Linh (2012): "Pháp luật về bôi thường, hỗ trợ tai định cư người có đất bi thu hồi trong giải phóng mặt bằng thực trạng và giải pháp hoàn thiện", Luận văn thạc sĩ luật học; Lôi Đại Phong (2016): "Pháp luật về bôi thường khi Nhà nước thu hôi dat và thực tiễn thi hành tại huyện Bình Chánh - Thanh pho Hồ Chi Minh" Luận văn thạc sĩ Luật kinh tế.

Nhìn chung, các công trình này đã đi sâu nghiên cứu nhiều khía cạnh của van đề thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, TDC khi Nhà nước THD hoặc tập trung nghiên cứu về thực trạng pháp luật về thực hiện bồi thường, hỗ trợ, TĐC ở

Trang 9

Trên cơ sở thực tiễn thực hiện nhiệm vụ tại Sở Giao thông vận tải Lạng

Sơn Triển khai thực hiện những dự án đầu tư xây dựng đường giao thông từ 2013 đến nay và kế thừa những thành quả nghiên cứu của các công trình ké trên, Luận

văn đi sâu tìm hiểu một cách hệ thống, toàn diện và tập trung về pháp luật về THD

dé đầu tư xây dựng đường giao thông ở Việt Nam hiện nay.

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn- Mục đích của luận văn:

+ Làm rõ một số vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về THD đối với các

dự án đầu tư xây dựng đường giao thông.

+ Đánh giá thực trạng pháp luật để đưa ra giải pháp bảo đảm thực hiện

pháp luật về THD nhằm giải quyết tốt hơn nữa mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích Nhà nước, lợi ích người bị THD và lợi ích nhà dau tư.

- Nhiệm vụ của luận văn:

+ Làm rõ các hình thức thực hiện pháp luật về THĐ đối với các dự án xây

dựng đường giao thông.

+ Phân tích bất cập thực hiện pháp luật về THD ở Việt Nam hiện nay nói chung và ở Lạng Sơn nói riêng;

+ Đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm khắc phục bat cập 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

* Đối tượng nghiên cứu của dé tài bao gom:

- Hệ thống quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, TDC khi Nhà nước THD.

- Các văn bản quy phạm pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, TDC khi Nha nước THD với các dự án phát triển kinh tế - xã hội.

- Thực tiễn, thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước THD đối với các dự án đầu tư xây dựng đường giao thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

* Phạm vi nghién cứu:

Luận văn giới hạn ở việc tìm hiểu các quy phạm pháp luật về thực hiện pháp luật về THĐ, thời gian đánh giá từ khi có Luật Đất đai 2013 đến nay,

trên phạm vi tỉnh Lạng Sơn.

Trang 10

Mac - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện thực tế, thống kê

đảm bảo những lập luận logic, chặt chẽ.

6 Những đóng góp về khoa học và ý nghĩa của luận văn

- Luận văn góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho cơ quan có thâm quyền đưa ra những quyết sách đảm bảo cho pháp luật về về bồi thường hỗ trợ và TDC khi Nhà nước THD dau tư xây dựng đường giao thông được thực hiện day đủ, nghiêm chỉnh, thống nhất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói riêng và trên địa bàn cả

nước nói chung trong thời gian tới.

- Luận văn còn là một tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, và các

nhà quản lý, sinh viên, học viên và tất cả những ai quan tâm đến việc thực hiện pháp luật về THD đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

- Một số giải pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật về bồi thường hỗ trợ và TDC khi Nhà nước THD đầu tư xây dựng đường giao thông trên địa bàn

tỉnh Lạng Sơn nói riêng và các địa phương khác nói chung.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vẫn đề về lý luận pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đầu tư xây dựng đường giao thông.

Chương 2: Thực trạng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đầu tư xây dựng đường giao thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi dat đầu tư

xây dựng đường giao thông.

Trang 11

HO TRO TAI DINH CU KHI NHA NUOC THU HOI DAT

DAU TU XAY DUNG DUONG GIAO THONG 1.1 Cac khai niém co ban

1.1.1 Khái niệm thu hồi dat

Từ điển Tiếng Việt thông dụng định nghĩa: "Thu hôi là lấy lại cdi trước đó

đã đưa ra, đã cấp phát ra hoặc bị người khác lay" Theo Từ điển giải thích Luật

học thì: "Thu hồi đất là việc cơ quan nhà nước có thấm quyên thu hồi quyên sử dung đất của người vi phạm quy định về sử dụng dat dé Nhà nước giao cho người khác sử dụng hoặc trả lại cho chủ sử dung đất hợp pháp bị lan chiếm Trường hop cân thiết, Nhà nước thu hôi đất dang sử dụng của người sử dụng đất dé sử dụng vào

mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng"? Tuy nhiên, giải

thích này chưa đầy đủ, chưa phản ánh hết trường hợp THD chang hạn như phát triển kinh tế xã hội

Theo quy định của Luật Dat đai năm 1987 và Luật Dat dai năm 1993 chưa quy định cu thể thé nào là THD mà chỉ liệt kê các trường hop THD (đến khi Luật Đất dai 2003 ra đời, khái niệm THD tại khoản 5 Điều 4 quy định "Thu hỏi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính dé thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại dat đã giao cho tô chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị tran quan lý theo quy định của Luật này" Tuy nhiên, giải thích này chưa thật sự đầy đủ vì nó dẫn đến cách hiểu chỉ THD đối với tổ chức hay Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị tran Trong khi, người sử dụng đất bị thu hồi chủ yếu là gia đình, hộ cá nhân.

Giáo trình Luật Dat đai 2008 của Dai học Luật Hà Nội đưa ra định nghĩa "Thu hôi đất là văn bản hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyén nhằm cham dt một quan hệ pháp luật dat dai dé phục vu lợi ích cua Nhà nước, cua xã

hội hoặc cham dứt một hành vi vi phạm pháp luật đất đai của người sử dụng đất"). 1 Viện Ngôn ngữ học (1994), Từ điền tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng tr 759.

2 Trường Dai học Luật Hà Nội (1999), Từ điện Luật học, Nxb từ điên Bách khoa, Hà Nội, tr 221.3 Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Đât đai, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 4.

Trang 12

cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này Như vậy nếu Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai thì phát sinh quan hệ pháp luật về đất đai Khi Nhà nước THD thi chấm dứt quan hệ pháp luật về đất đai bang một quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thâm quyền Bằng hoạt động này Nhà nước thé hiện rõ quyền định đoạt đối với đất đai với tu cách là đại diện chủ sở hữu đối với đất dai.

Khoản 11 Điều 3 Luật Dat đai năm 2013 đưa ra khái niệm THD: "Nhờ „ước thu hôi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyên sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai".

Từ khái niệm nêu trên, THD xét về mặt hình thức là văn bản hành chính, xét về mặt nội dung, là việc sử dụng quyền lực Nhà nước để thu lại quyền sử dụng đất để phục vụ cho các mục tiêu của Nhà nước.

Chủ thé THD: Việc THD là một trong những nội dung quan lý nhà nước về đất đai, do cơ quan nhà nước tiễn hành theo một thủ tục, trình tự nhất định.

Các trường hợp THD: Theo Điều 16 Luật Dat đai 2013 từ những bản chất và hệ quả pháp lý của THD có thé phân thành 4 nhóm Nhóm 1, THD vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; Nhóm 2, THD do vi phạm pháp luật về đất đai; Nhóm 3, THD do cham dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất Nhóm 4, THD trong khu vực ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người, đất có nguy cơ sạt lở, sụt lún bị

ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác de dọa tính mang con người Tương ng

với mỗi nhóm thu hôi dat, dựa vào mục dich, đặc điểm cụ thé pháp luật quy định các căn cứ thu hôi đất cho phù hop, chặt chế”.

Phương thức THD: THD được thực hiện thông qua quyết định THD của cơ quan nhà nước có thâm quyền Xác định rõ chủ thé bị thu hồi, lý do thu hồi, điện tích thu hồi, mục đích thu hồi làm căn cứ cho việc chấm dứt quan hệ pháp luật đất

4 TS Nguyễn Thị Nga, Bình luận các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất,

Bình luận chê độ quản lý nhà nước về dat đai theo Luật Dat đai 2013, Trường DH Luật Hà Nội, tr 160.

Trang 13

hệ một bên là Nhà nước với một bên là người sử dụng đất, hai chủ thể này không có sự bình đăng với nhau về mặt pháp lý THD là một biện pháp pháp lý quan trọng nhằm thé hiện quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu Đề thực hiện nội dung này, quyền lực Nhà nước được thể hiện nham

đảm bảo lợi ích của Nhà nước, xã hội và lập lại kỷ cương của Nhà nước trong

trường hợp vi phạm luật đất đai.

1.1.2 Khái niệm về bồi thường

Trong đời sống hàng ngày, bồi thường là một thuật ngữ được sử dụng trong trường hợp một người gây thiệt hại cho người khác và họ phải có trách nhiệm bồi

thường cho người bị thiệt hại do hành vi cua mình gây ra.

Theo Từ điền tiếng Việt thông dụng Bồi thường là "Đền bù những thiệt hại gây ra" Trong lĩnh vực pháp luật, bồi thường được đặt ra khi một chủ thé có hành vi gây thiệt hại cho chủ thể khác Trách nhiệm bồi thường được rất nhiều ngành Luật đề cập như: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong lĩnh vực pháp luật Dân sự; bồi thường oan sai do hành vi các cơ quan tô tụng gây ra trong pháp luật hình

sự, bồi thường trách nhiệm vật chất trong lĩnh vực pháp luật lao động

Trong lĩnh vực pháp luật đất đai, thuật ngữ "bồi thường thiệt hai" khi Nha nước THD được đặt ra rất sớm (sau cải cách ruộng đất năm 1953) Theo khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 "Bồi thường về dat" là việc Nhà nước trả lại giá tri quyên sử dụng dat đối với điện tích đất thu hồi cho người sử dụng dat.

"Boi thường khi Nhà nước thu hồi dat là việc Nhà nước phải bù đắp những thiệt hại vê đất và tài sản trên đất do hành vi thu hôi dat gây ra cho người sử dung

đất tuân theo những quy định của pháp luật về đất dai".

Như vậy, bồi thường khi Nhà nước THD dé sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng hoặc phát triển kinh tế và Nhà nước bù đắp những tốn hại về đất, tài sản trên đất do quyết định THD của Nhà nước gây ra cho người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

5 Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục, tr 67 - ¬

6 TS Phạm Thu Thủy, Bình luận các quy định về bôi thường, ho trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hoi dat,

Bình luận chê độ quản lý nhà nước về dat đai theo Luật Dat đai 2013, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 161.

Trang 14

này có nghĩa bồi thường chỉ phát sinh sau khi có quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc THĐ Bồi thường là trách nhiệm của Nhà nước nhằm đền bù những thiệt hai mà Nhà nước gây ra khi THD của người sử dụng đất.

Thứ hai, người bị THD chỉ được bồi thường khi đáp ứng những điều kiện tiêu chuẩn nhất định như: Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nha, tài sản gan liền trên đất, hoặc có đủ điều kiện dé cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Do đó, dé được bồi thường thì người sử dụng đất phải bàn giao giao lại đất cho Nhà nước Tuy nhiên, không phải tat cả những trường hop THD của Nha nước đều được bồi thường.

Thứ ba, căn cứ xác định bồi thường là diện tích đất bị thu hồi, loại dat, tài sản trên đất, giá đất tại thời điểm THD khác với các loại bồi thường theo quy định của pháp luật khác Bồi thường theo nguyên tắc ngang giá, nghĩa là gây thiệt hại bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu Trong Luật Dat đai, bồi thường về dat, về giá cả đền bù theo khung giá đất do UBND dân cấp tỉnh quy định.

Như vậy, bồi thường khi Nhà nước THD là trách nhiệm của Nhà nước nhằm bù đắp những thiệt hại, tổn thất gây ra cho người bi THD theo điều kiện, căn cứ cụ thê của Nhà nước.

1.1.3 Khái niệm hỗ trợ

Khái niệm hỗ trợ theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng: "Hổ tro: Giúp thêm, góp thêm vào"” Hỗ trợ khi Nhà nước THD bên cạnh thuật ngữ bồi thường , trong các văn bản pháp luật hiện hành con đề cập đến khái niệm hỗ trợ khi Nhà nước THD Theo khoản 7 Điều 4 Luật Dat đai năm 2003, "hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phi để di đời đến địa điểm mới ".

Theo khoản 14 Điều 3 Luật Dat đai năm 2013 "H6 tro khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi dé ôn định đời sống, sản xuất

và phát trién".

7 Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Trang 15

nhiều người bị THD sau khi nhận được một khoản tiền bồi thường họ thường sử dụng

vào mục đích mua sắm, xây dựng nhà cửa Vì vậy, sau một thời gian họ rơi vào tình trang thất nghiệp, cuộc sống khó khăn (đặc biệt là những người nông dan bị thu hồi ruộng đất) Dé dam bảo an sinh xã hội và giúp người bi THD có cuộc sống 6n định sau khi THĐ Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ khi Nhà nước THD như: Bồ trí việc làm mới, đào tạo việc làm, hỗ trợ di chuyên chỗ ở, hỗ trợ lương thực

Theo quy định của pháp luật về đất đai đối tượng được hỗ trợ không chỉ là những người có đất bị thu hồi mà là các đối tượng bị ảnh hưởng bởi quyết định THD của Nhà nước”.

Hình thức hỗ trợ: Hỗ trợ về 6n định đời sống và sản xuất; hỗ trợ đào tạo,

chuyên đôi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm; hỗ trợ về TDC; hỗ trợ khác.

Như vậy, nếu bồi thường là Nhà nước trả cho người sử dụng đất những thiệt hại về đất và tài sản trên đất khi THD còn hỗ trợ là Nhà nước giải quyết những hậu quả xảy ra sau bồi thường Như vậy hỗ trợ là hoạt động thứ hai Nhà nước bù đắp cho người sử dụng đất sau khi các quy định về bồi thường chưa bù đắp hết những thiệt hại mà người sử dụng đất phải chịu ngoài những thiệt hại về vật chất còn

những thiệt hại khác như: Mắt việc làm, thay đôi cuộc sống 1.1.4 Khái niệm tải định cư

Tái định cư là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong sách báo, pháp lý hiện nay Đặc biệt trong các quy định của pháp luật về đất đai Tuy nhiên,"pháp luật Việt

Nam không giải thích khai niệm tai định cự? ”” Qua cách thức thực hiện TĐC thì có

thể nói người sử dụng đất khi Nhà nước THĐ mà phải di chuyên chỗ ở thì được bố trí TĐC bằng một trong các hình thức sau: Bồi thường bằng nhà ở; Bồi thường bằng giao đất mới; Bồi thường bằng tiền đề tự lo chỗ ở mới.

Luật Dat đai 2013, tại Điểm c Khoản 2 Điều 83 quy định về hỗ trợ trong các trường hợp THD trong đó có trường hợp hỗ trợ TDC Điều 85, 86 quy định

8 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

9 TS Phạm Thu Thủy, Bình luận các quy định về bôi thường, ho trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hoi dat,

Bình luận chê độ quản lý nhà nước về đât đai theo Luật Đât đai 2013,Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 162.

Trang 16

UBND cap tinh, cấp huyện trong việc lập và thực hiện TDC khi THD Nhưng cũng

không giải thích TDC là gi.

Theo nội dung của việc thực hiện TDC khi Nhà nước THD có những đặc

điểm sau:

Thứ nhất, TDC là hậu quả pháp lý của việc Nhà nước THD của người sử dụng đất Là một trong những phương thức bồi thường của Nhà nước khi THD.

Ti hai, TDC chỉ thực hiện khi người bị THD không còn đất dé ở phải di chuyền đến nơi ở khác.

Thứ ba, TDC có quan hệ chặt chẽ với nội dung bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THD Nếu bồi thường, hỗ trợ thể hiện chính sách của Nhà nước là đền bù cho người bi THD thì TDC với những thiệt hại do THD gây ra thì TDC thê hiện chính sách của Nhà nước đảm bảo cho người THD ổn định cuộc sống, đảm bảo chính

sách an sinh xã hội.

Thứ tư, TĐC phải đảm bảo cho nơi ở mới phải tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ.

Dam bao sinh hoạt của người bi THD.

Có thé khái quát rang, TDC là việc bồ trí chỗ ở mới cho người bi THD mà không còn chỗ ở nào khác Hình thức TDC bao gồm: bằng nha ở, bang đất ở hoặc băng tiền.

Như vậy, hiện nay phap luật Việt Nam sử dụng ba khái niệm độc lập là bồi thường, hỗ trợ va TDC khi Nhà nước THD như là ba bộ phận cấu thành chinh sách của Nhà nước nhằm đảm bảo quyền lợi của người có đất bị thu hồi Các bộ phận câu thanh này nhăm mục tiêu không những bù đắp cho người sử dụng đất quyền lợi kinh tế họ mất đi khi THĐ mà con giup đỡ họ trong việc tạo lập cuộc sống mới Trong đo, việc thực hiện hỗ trợ, TDC khi THD thường được quan niệm là chính sách dựa trên bản chất của Nhà nước ta Xuất phát từ chưc năng xã hội của mình , vơi ban chat là Nhà nước của dan, do dân và vì dân nên Nha nước cần phải đảm bảo, phục vụ và chăm lo cho lợi ich của nhân dan Tư duy nay được thê hiện ngay trong khai niệm hỗ trợ khi Nhà nước THD là việc "Nhà nước giúp đỡ người bi thu hồi đất" Từ khái niệm có thể hiểu Nhà nước là chủ thé hỗ trợ khi THD xuất từ chức năng xã hội của Nhà nước đối với những người bị thiệt hại bởi THĐ như là những người gặp rủi ro trong cuộc sống Theo tác giả, đây la tư duy về tỉnh nhân đạo hơn

Trang 17

là trách nhiệm phải bù đắp những thiệt hại do quyét định thu hồi dat gây ra cho ngươi dân Các khái niệm bồi thương, hồ trợ, TDC quy định trong Luật Dat dai và các văn bản hướng dẫn thi hanh chung quy lại chỉ la một vân đề, đo chính la nghĩa vụ va trách nhiệm bồi thương m 6t cách thích đá ng của Nhà nước khi THD Cơ sơ cua trách nhiệm pháp ly là quyền sở hữu về tài san, quyền việc làm, quyền nhà ở và một số quyền khác - những quyên con ngươi cơ ban được Hiến pháp quy định và bảo hộ

1.2 Mối quan hệ giữa việc Nhà nước thu hồi đất với bồi thường, hỗ trợ

và tái định cư

Đồng thời với việc giao đất, cho thuê đất thì Nhà nước có quyền THD Đây là một trong những quyền của Nhà nước với vai trò đại điện quyền sở hữu Hậu quả của việc THD là rất lớn, ảnh hưởng lớn đến người bi THD Do vậy, việc THD phải dựa trên những chính sách, quy định cụ thé dé giai quyét các van dé kinh tế, xã hội do việc THD gây ra Nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng các công trình phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng Vi vậy, việc THD là can thiết Còn đối với người bi THD họ bị mat nơi ở, mat tư liệu sản xuất, mat việc làm sau khi bi THD nên được bồi thường, hỗ trợ, TDC.

Bồi thường, hỗ trợ, TDC có mối quan hệ với quyết định THD với nội dung là hậu quả pháp lý, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, gitt vai tro rat quan trong trong phát triển kinh tế - xã hội và sự 6n định đời sống của người dân Trong quá trình phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc THD dé phuc vu cho lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế - xã hội là một quá trình tất yêu, tác động rất lớn đến người bi THD Dé bù đắp cho họ một phan thiệt thoi đó, Nhà nước ta đã ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ va TDC dành cho người bi THD, từng bước hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện ngày càng tốt hon cho người có đất bị thu hồi 6n định đời sống và sản xuất Trên thực tế, ngoài ý nghĩa là tài sản, đất đai còn là tài nguyên thiên nhiên, tư liệu sản xuất và nguồn sống của con người Vi đất là tư liệu sản xuất của người bi THD nên Nhà nước ngoài việc bồi thường giá trị như một tài sản còn phải bồi thường về thu nhập, sinh kế cho người mắt đất.

Thứ hai, Nhà nước quy định cụ thé các trường hop THD và quy định việc bồi thường Xuất phát từ các trường hop THD, các nhóm THD sẽ dẫn đến hậu quả

Trang 18

pháp lý khác nhau Hay nói cách khác các nhóm THD Nhà nước có các quy định

khác nhau về bồi thường, hỗ trợ, TĐC Vấn dé bồi thường, hỗ trợ, TĐC chỉ đặt ra khi Nhà nước THD vì mục đích quốc phòng, an ninh lợi ích quốc gia, lợi ích công

cộng hoặc THD vì nguy cơ lũ lụt, 6 nhiễm môi trường THD là do ý chí của Nhà

nước nên việc bồi thường, hỗ trợ, TDC đặt ra khi Nhà nước gây thiệt hại cho người sử dung đất Tuy nhiên, van dé TDC chỉ đặt ra khi người sử dung đất không còn nơi ở Đối với nhóm THD thứ 2 và thứ 3 (THD do vi phạm pháp luật về dat đai; THD do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất) thì Nhà nước không bồi thường, hỗ trợ TDC có chăng cũng chỉ áp dụng một số hình thức hỗ trợ

người bi THD.

Tứ ba, dé được bồi thường, hỗ tro, TDC người bi THD phải đáp ứng được các điều kiện do Nhà nước quy định Không phải tất cả các trường hợp người bị THD đều được bồi thường, hỗ trợ, TDC Người bi THD có thé được hưởng ca ba nội dung, nhưng cũng có trường hợp chỉ được Nhà nước hỗ trợ mà không được đền bù hoặc bồ trí TĐC.

Bồi thường, hỗ trợ, TDC có mối quan hệ với quyết định THD với nội dung phát huy những tác động tích cực dé triển kinh tế, ôn định xã hội, cụ thể như sau:

Thứ nhất, THD không chi làm cham dứt quan hệ pháp luật đất đai mà còn chấm dứt khả năng phát sinh các giao dịch của thị trường đất đai giữa người sử dụng đất và các chủ thé dân sự khác Ké từ thời điểm có quyết định THD, người sử dụng đất không có quyền chuyển nhượng dù là toàn bộ hay một phần quyền của mình cho người khác Những chủ thể không phải người sử dụng đất nhưng có quyền và nghĩa vụ liên quan tới thửa đất bị thu hồi cũng sẽ chấm dứt hoàn toàn mối quan hệ với đất bi thu hồi Việc THD anh hưởng đến nhiều đối tượng chứ không chỉ riêng người sử dụng đất Nhà nước quan tâm, chú trọng đến công tác bồi thường, hỗ trợ người dân bi THD thì việc ồn định lại cuộc sống và khôi phục sinh kế cho người dân như trước nhằm phát huy những tác động tích cực đối với xã hội, ôn định xã hội, của việc áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, TDC khi Nhà nước THD.

Thứ hai, việc THD vì mục đích phát triển kinh tế xã hội, nâng cao cơ sở hạ tang giao thông góp phan chuyển dich cơ cấu sử dung dat, tạo bước đi hợp lý cho quá trình chuyển dich cơ cau kinh tế trong thời kỳ day mạnh công nghiệp hóa, hiện

Trang 19

đại hóa đất nước Góp phần chuyền dich cơ cau kinh tế, cơ câu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nâng cao đời sống nhân dân, rút ngắn được khoảng cách giữa thành thị và nông thôn Quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết câu hạ tang, phát triển đô thị được mở rộng Chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ TDC khi Nhà nước THD với tam ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống xã hội đã đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội và môi trường Thông qua việc phân bổ, sử dụng đất đã tạo được nhiều việc làm, ôn định đời sống cho người dân thông qua chuyên dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, chuyển quỹ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp Chính sách bồi thường, hỗ trợ va TDC do Nhà nước THD đã góp phan ồn định đời sông người bị THD thông qua chính sách hỗ trợ đào tạo chuyên đổi ngành nghề, giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, người có dat bị thu hồi và nhà dau tư Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở cho các hộ dân tộc ít người, đời sống khó khăn đã góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình "xóa đói, giảm nghèo".

Thứ ba, trong quá trình THĐ rất nhiều trường hợp phức tạp, kéo dài gây ảnh hưởng đến chính sự phát triển kinh tế của đất nước Trước hết, đất không được sử dụng do còn chờ giải quyết sẽ gây lãng phí tư liệu sản xuất Người dân mat tiền, thời gian đi biểu tình, khiếu nại, tố cáo hết cơ quan này tới co quan khác Trong khi đó, nhà đầu tư do không có đất dé xây dựng dé tiễn hành theo đúng tiến độ đã cam kết gây ảnh hưởng về kinh tế, làm giảm lòng tin vào môi trường đầu tư tại Việt Nam.

The tu, Nhà nước THD với việc duy trì ôn định chính trị - xã hội: Việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, TDC khi Nhà nước THD không phù hợp, sẽ không phát huy được hiệu quả nếu không được áp dụng trong thực tiễn, gây bức xúc cho người dân, có thể dẫn đến tính trạng mất ôn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm

suy giảm lòng tin của người dân với Đảng và Nhà nước.

Tóm lại, việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, TDC và việc THD của Nhà nước có quan hệ mật thiết với nhau, có quan hệ qua lại với nhau thé hiện chính sách của Nhà nước về đất đai Liên quan đến quyền hợp pháp của người sử dụng đất, lợi ich của Nhà nước va van đề duy trì ôn định chính trị - xã hội Vấn đề việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, TDC khi Nhà nước THD trong thực tiễn ảnh hưởng, tác động rất

lớn tới tình hình chính trị - xã hội theo cả hai chiêu tích cực và tiêu cực và ngược

Trang 20

lại Tuy nhiên, không phải tất cả những trường hợp THĐ, Nhà nước đều bồi thường, hỗ trợ, TĐC Tùy theo những điều kiện theo quy định, Nhà nước sử dụng một, hai hoặc ca ba hình thức bồi thường, hỗ trợ, TDC đối với người bị THD Qua đó, cần chú trọng công tác áp dụng pháp việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước THD trong thực tiễn nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của người dân bi THD

và điều hòa lợi ích giữa Nhà nước, chủ đầu tư và của người dân bị thu hồi Qua đó

giảm thiêu các mâu thuẫn trong xã hội, góp phần duy trì 6n định chính trị - xã hội.

Từ những phân tích nêu trên, bồi thường, hỗ trợ, TĐC là hậu quả pháp lý

của việc THD của Nhà nước và việc Nhà nước muốn duy trình ổn định xã hội, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quốc phòng, an ninh Trong phạm vi luận văn, tác gia chỉ nêu van đề Nhà nước THD dé xây dựng đường giao thông (thuộc nhóm I THD) Hay nói cách khác, THD là điều kiện dé phát sinh bồi thường, hỗ trợ, TDC Tuy nhiên, việc được nhận bồi thường, hỗ trợ, TDC thì người bi THD phải đáp ứng được các điều kiện và trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật.

1.3 Lý luận pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

1.3.1 Cơ sở lý luận về việc Nhà nước thu hôi đất

Trong xã hội có nhiều lợi ích của các thành phần xen kẽ nhau (Lợi ích Nhà

nước, lợi ích cộng đồng, lợi ích tập thể,lợi ích cá nhân) Khi THD các lợi ích cua

một số thành phần sẽ bị xâm hại, một số thành phần sẽ được lợi ích từ việc THD.

Đảm bảo lợi ích của các bên được thực hiện đúng theo trình tự, Nhà nước phải dùng

pháp luật dé điều chỉnh các quan hệ về về THD Cụ thê như sau:

Thứ nhất, quy định Nhà nước THD để thực hiện các chính sách về đất đai được đảm bảo thông qua sự lãnh đạo của Đảng băng đường lối chủ trương chính sách đúng đắn, phản ánh đúng các yêu cầu thực tiễn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và công tác THD Đặc biệt là các chủ trương của Dang và Nhà nước đối với những người bi THD Đó là cơ sở chính trị quan trọng cho các cơ quan nha nước thê chế hóa thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến THĐ, tạo cơ sở pháp lý cho việc đưa những chủ trương, chính sách của Đảng vào cuộc sống.

Thứ hai, cơ sơ tồn tại quy định Nhà nước THD bằng quyết định hành chính trong phap lụât Việt Nam chính là chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai do nhà

Trang 21

nuoc đại diện chủ sở hữu, trong đó nội dung quyền định đoạt của Nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện Theo lý luận về sở hữu toàn dân đối với đất đai ˆ, thu hồi đât phải được coi là một quan hệ hành chính dựa trên các quyết định hành chinh về THĐ, bồi thường, hỗ trợ, TDC Người bị THD có trách nhiệm thực hiện các quyết định hành chính đó Điều này có nghĩa là quá trình thực hiện thu hồi đât chỉ được điều chỉnh bang pháp luật hành chỉnh với phương phap mệnh lệnh.

Thứ ba, Nhà nước quy định các trường hợp THD, trình tự, thủ tục THD.

Dam bảo việc THD đúng pháp luật quy định, tránh trường hợp lợi dụng dé THD vị lợi ich nhóm gây thiệt hai cho người sử dụng dat và gây khiếu nại, tố cáo mat an ninh trật tự.Việc quy định mang tính chất bắt buộc, cưỡng chế thi hành.

1.3.2 Cơ sở lý luận việc quy định bồi thường, hỗ tro, tái định cư khi Nhà nước thu hôi đất.

Xét về mặt bản chất, pháp luật mang yếu tố công bằng, điều này thể hiện không có một tổ chức, cá nhân nào có ưu đãi, đặc quyền hơn so với chủ thé khác

trong quan hệ pháp luật Pháp luật không chỉ là công cụ quản lý xã hội mà là còn có

vai trò kiến tạo, điều tiết các quan hệ xã hội, tạo sự ôn định phát triển của xã hội Trong quan hệ pháp luật về đất đai, Nhà nước tham gia với vài trò là chủ sở hữu, khi THD Nhà nước phải đảm bảo các quyền và lợi ích của người bị THD Do vậy, phải

Quy định cụ thé về bồi thường, hỗ trợ và TDC khi Nhà nước THD trên cơ

sở lý luận như sau:

Thứ nhất, vẫn đề bồi thường khi Nhà nước THD được đặt ra trên cơ sở quyền sở hữu tài sản của công dân THD dựa trên quyết định hành chỉnh của cơ quan nhà nước có thâm quyền dé lấy đất của những người đang sử dụng đất trong mỗi quan hệ hành chính Người bi Nhà nước THD được bồi thường thiệt hại về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền, với đất.

Điều 12 Hiến pháp năm 1946 ghi nhận "Quyên sở hữu về tài sản của công dân Việt Nam được dam bảo"; Điều 58 Hiến pháp năm 1992 quy định "Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân" Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khang định "Đá: dai là tai

nguyên đặc biệt cua quốc gia, nguôn lực quan trọng phat triên dat nước, được quan

Trang 22

lý theo pháp luật Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê dat, công nhận quyên sử dụng đất Người sử dụng dat được chuyển quyên sử dung đất, thực hiện các quyên và nghĩa vụ theo quy định của luật Quyên sử dung đất được pháp luật bảo hộ Nhà nước thu hôi đất do tổ chức, cá nhân dang sử dung trong trường hợp thật cân thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế -xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết do luật định để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tinh trạng khẩn cấp, phòng, chong thiên tai"'9.

Quyền sử dung đất là một dạng quyên tài sản của người sử dụng đất, khi Nhà nước THD đã gây ra những ton thất cho người sử dung đất Cụ thé những thiệt hại như: Mắt đi quyền sử dụng đất, không được khai thác những lợi ích mà việc sử

dụng đất mang lại; thiệt hại về tài sản gan lién voi dat nhu nha ctra, cay trong, vat

kién tric thiét hai chi phi dau tu vao dat nhu: san lap mat bang, mở đường ; thiệt hại về do mắt tư liệu sản xuất, nhà Xưởng mắt việc làm; thiệt hại vật chất khác

Thứ hai, việc thực hiện chính sách hỗ trợ, TDC khi Nhà nước THD được

dựa trên bản chất của Nhà nước ta Xuất phát từ chưc năng xã hội của mình, vơi ban chât là Nhà nước của dân, do dân và vì dân nên Nhà nước cần phải đảm bảo , phục vụ và chăm lo cho lợi ich của nhân dân Tư duy nay được thê hiện ngay trong khai niệm hỗ trợ khi Nhà nước THD là việc "Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất" Từ khái niệm có thể hiểu Nhà nước hỗ trợ khi THĐ xuất từ bản chất của Nhà nước ta đối với những người bị thiệt hại boi THD như là những người gặp rủi ro trong cuộc song Các khái niệm bồi thương , hô trợ, TDC quy định trong Luật Dat đai và các văn bản hướng dẫn thi hanh chung quy lại chỉ là môt van đề , đo chính là nghĩa vụ bồi thương một cách thích đáng của Nhà nước khi THĐ Cơ sơ cua trach nhiêm pháp lý là quyền sở hữu về tài sản , quyền việc làm, quyền nhà ở và một số quyền khác - những quyền con ngươi cơ ban được Hiến pháp quy định và bảo hộ.

Thứ ba, trên thực tế thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ TDC đối với người bị bị hồi đất đa số là chưa tương xứng với thiệt hại mà người bị THĐ phải gánh chịu Tuy nhiên, không phải thiệt hại vat chất nào cũng được định hóa thông

10 Điều 54 Hiến pháp 2013.

Trang 23

qua bồi thường Một số người nông dân bị THD bị mat đất canh tác trở nên that nghiệp; một số hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi công xưởng, nhà ở, mat địa điểm kinh doanh khi chuyển đến địa điểm mới khó khăn trong ôn định cuộc sống, tìm kiếm việc làm Việc bôi thường không thé bù đắp hết những gì người bi THD phải gánh chịu Vi vậy, khi THD Nhà nước không những phải hoàn trả giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị sử dụng đất bị thu hồi mà còn phải thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm đảm bảo quyên, lợi ích chính đáng, 6n định đời sống vật chất cũng như tinh than cho của người bi THD.

Thứ tư, dé đảm bao lợi ich hài hòa giữa Nhà nước và người bi THD Nhà nước thực hiện chính sách điều tiết lợi ích giữa Nhà nước với tư cách là chủ đầu tư phát triển hạ tầng làm tăng giá trị của đất đai, tăng hấp dẫn đối với đầu tư, tăng thu thuế dé có được những lợi ích từ việc THD, Nhà nước phải có chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC cho người bị THĐ, đảm bảo chính sách an dân, ồn định trật tự xã hội Đấu tranh chống lại các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm túc, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

Như vay, THD là một trong những nội dung cua quản lý nhà nước về đất đai, là việc Nhà nước thông qua các cơ quan nha nước có thâm quyên ra quyết định hành chính thu lại đất và chat đứt quan hệ sử dung đất đã giao cho tô chưc _, hộ gia đình, cá nhân Thu hồi dat vì mục dich đầu tư xây dung đường giao thông lợi có tính chất bắt buộc Điều nay bat nguồn tinh chat cua quan hệ phap luật hành chính

và được thé hiện một cách rõ ràng bởi quy định tại Luật Đất đai: Trương hợp ngươi

bị thu hồi dat không chap hanh quyét định thu hôi dat thi Uy ban Nhân dân có thâm quyền quyét định thu hồi dat ra quyét định cương ché Ngươi bị cương chê thu hồi đât phai châp hanh quyêt định cương chê và có quyền khiếu nại.

1.4 Nội dung điều chỉnh pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất khi đầu tư xây dựng đường giao thông

Pháp luật về đất dai là tong thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhăm điều chỉnh các quan hệ đất đai hình thành trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đất đai, trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước đại diện chủ sở hữu va bảo hộ của Nhà nước đối với các quyền của người sử dụng đất Quan hệ pháp luật đất đai phải là loại quan hệ xã hội được các quy phạm pháp

Trang 24

luật đất dai điều chỉnh, quy định cho các bên trong quan hệ có những quyền va nghĩa vụ pháp lý nhất định; Quyền và nghĩa vụ pháp ly của các bên được đảm bảo thực hiện băng cưỡng chế Nhà nước.

Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, TDC khi Nhà nước THD dau tư xây dựng đường giao thông có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, Chủ thé của quan hệ pháp luật đất dai gồm có Nhà nước và người sử dụng đất.

Thứ hai, Cơ sở pháp lý làm phát sinh thay đổi hay cham dứt quan hệ pháp luật dat đai: là quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Quyết định cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thâm quyền: Quan hệ pháp luật đất dai sẽ cham dứt thông qua các quyết định của cơ quan nha nước có thầm quyền về THD.

Tim ba, nội dung của quan hệ pháp về bồi thường, hỗ trợ, TDC khi Nhà nước THD là những quyền và nghĩa vụ của các chủ thé tham gia vào quan hệ pháp luật Cụ thể ở đây là quyền và nghĩa vụ của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu và người sử dụng với tư cách là người cụ thể thực hiện ý đồ của Nhà nước trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt số phận pháp lý của đất đai Từ những nguyên tắc quy định trong Hiến pháp 2013, Luật Dat đai quy định cụ thé quyền của Nha nước với vai trò đại diện chủ sở hữu về đất đai: "Quyền quyết định, quy hoạch sử dụng

đất, kế hoạch sử dụng đất; Quyết định mục đích sử dụng đất; hạn mức sử dụng đất;

Quyết định THD,trung dụng đất; định giá đất; trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất; Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (Điều 15, 16, 17 Luật

Đất dai) Quyén của dai diện của chủ sở hữu về đất dai được Nha nước quy định tại

Điều 21 Luật Đất đai 2013.gồm: thâm quyền của quốc Hội (ban hành Luật, Nghị quyết về đất đai, quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng quốc gia trong phạm vi cả nước; Thâm quyén của Hội đồng nhân dân các cấp; UBND các cấp Tuy đất đai

thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện là chủ sở hữu nhưng Nhà nước không

trực tiếp thực hiện các quyền của mình mà trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của pháp luật Người sử dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng quy định về sử dụng đất và chịu trách nhiệm trước Nhà nước

đôi với việc sử dụng đât Vê nguyên tăc Nhà nước có đây đủ các quyên của chủ sở

Trang 25

hữu đối với đất đai gồm: Quyền chiếm hữu đất đai: Là quyền giữ và kiểm soát đất đai theo ý chí của Nhà nước; Quyền sử dụng đất đai: Là quyền khai thác lợi ích vật chất của đất đai, cho phép Nhà nước thu lợi phát sinh từ đất đai; Quyền định đoạt đất đai: Là quyền quyết định số phận pháp lý của đất đai Tuy nhiên, đất đai là một loại tài sản đặc biệt, Nhà nước không thực hiện quyền đối với đất đai một cách thông thường mà Nhà nước thực hiện quyền sở hữu của mình thông qua các cơ quan của Nhà nước bằng việc ra các quyết định về Quy hoạch, kế hoạch, quyết định Như vậy, Trong quan hệ pháp luật về đất đai, Nhà nước là một chủ thê đặc biệt và thực hiện đối với tài sản đặc biệt (đất dai) Dat đai là một phan của lãnh thổ quốc gia và thuộc chủ quyền quốc gia Quyền của Nhà nước đối với đất đai vượt ra ngoài đối với tài sản thông thường (gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) Nhà nước còn có quyền đối với lãnh thổ quốc gia, quyết định mọi biện pháp dé bảo vệ từng tac đất thiêng liêng của Tổ quốc.

Quyên và nghĩa vụ của người sử dụng dat là một chế định trong pháp luật đất đai, nó đảm bảo sự đúng đắn trong mối quan hệ giữa Nhà nước và người sử dụng đất, đồng thời xác định trách nhiệm pháp lý của cả hai phía để đảm bảo cho pháp luật đất đai được thi hành nghiêm chỉnh; kế hoạch sử dụng đất được thực hiện theo đúng yêu cầu của Nhà nước Chế định này cùng với các chế định khác trong pháp luật đất đai là cơ sở pháp lý để quy kết trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện pháp luật, quy hoạch, kế hoạch về đất đai.

Người sử dụng đất là người trực tiếp tham gia thực hiện ý đồ sử dụng đất của Nhà nước, nhằm khai thác các thuộc tính có lợi của đất phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội Nhìn chung, khi quy định về quyền và nghĩa vụ của tô chức, hộ gia đình và cá nhân, Nhà nước tao mọi điều kiện dé người sử dụng đất phát huy vai trò năng lực tự chủ trong sản xuất kinh doanh Quyền sử dụng đất chung được quy định tại Điều 105, 106, 108 Người sử dụng đất còn phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 107 của Luật Dat đai

Cơ cấu pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, TDC khi Nhà nước THD thể hiện ở

các nhóm quy định như sau:

Nhóm thứ nhất, quy định về quyền của Nhà nước đối với đất đai, thông qua hoạt động THD và giải quyết hậu quả pháp lý đối với việc THD với tư cách là đại

Trang 26

diện chủ sở hữu về đất đai Nhóm quy định này quy định các trường hợp THĐ, nguyên tac THD, đối tượng, phạm vi bồi thường, hỗ trợ, TDC, giá bồi thường, trình

tự, thủ tục THD Tham quyền THD thuộc về UBND cấp tinh, cấp huyện ' Ì

Nhóm thứ hai, Nhóm quy định về nội dung bồi thường, hỗ trợ, TĐC Quy định cụ thé quyền và nghĩa vu của của các bên khi Nhà nước THD Gồm các quy định của Nhà nước về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Quyền và nghĩa vụ của Nhà nước liên quan đến việc THD Trinh tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước THD; phương thức bồi thường, hỗ trợ, TDC.

Nhóm thứ ba, quy định về các trường hợp vi phạm pháp luật khi thực hiện THD, trình tự, thủ tục, thẩm quyền xử lý vi phạm đối với các trường hợp này.

Nhóm thứ tư, quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai khi Nhà nước THĐ Đây là các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo Quyền và nghĩa vụ của các bên, thẩm quyên giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định Khi có tranh chấp xảy ra, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên tranh chấp, cơ quan nhà nước có thâm quyền sẽ tiễn hành giải quyết các mâu thuẫn, tranh chap đó theo quy định của pháp luật dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định hòa giải tranh chấp đất đai; Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định giải quyết tranh chấp về đất đai.

1.5 Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

1.5.1 Trước 1993 (Trước Luật đất đai 1993)

Sau cải cách ruộng đất năm 1953, ngày 14/4/1959 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 151/TTg quy định về thé lệ tạm thời trưng dụng ruộng đất Đây là văn bản đầu tiên liên quan đến đền bù, hỗ trợ, TDC ở Việt Nam Sau đó, Ủy ban kinh tế Nhà nước ban hành ban hành Thông tư liên bộ số 1424/TTLB ngày 6/7/1959 về việc thi hành Nghị định số 151/TTg của Chính phủ về quy định thê lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất dé là địa điểm xây dựng các công trình kiến thiết cơ bản Mức đền bù cách tính đền bù được quy định tại Nghị định số 15 1/TTg như sau:

- Việc đền bù thiệt hại do lay đất gây nên phải bồi thường hai khoản: Về đất thì bồi thường từ 4-5 năm sản lượng thường niên của ruộng đất bị trưng thu.

11 Điều 66 Luật Đất đai 2013

Trang 27

- Đối với hoa màu thi được bồi thường đúng mức.

- Đối với nhà cửa, vật kiến trúc và các công trình phục vụ sinh hoạt được

giúp đỡ xây dựng cái khác.

Ngoài ra, đối với m6 ma thì căn cứ vào tình hình cu thể về phong tục, tập quán của địa phương mà giúp họ một số tiền làm phí tổn di chuyền.

Như vậy, ngay từ những văn bản pháp lý đầu tiên về THD van đề bồi

thường, hỗ trợ đã được Chính phủ ghi nhận.

Hiến pháp 1980, quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân nên việc đền bù về

đất không thực hiện mà chỉ đền bù về những tài sản trên đất hoặc những thiệt hại do việc THD gây ra.

Đại hội Đảng VI, tháng 12 năm 1986 đã đánh dấu bước ngoặt phát triển trong đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam Sự đổi mới trong tư duy kinh tế góp phần chuyền đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tạo nên diện mạo mới của đất nước, con người Việt Nam hôm nay Quá trình chuyền đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường là tất yếu khách quan phù hợp với tình hình thực tiễn trong và ngoài nước Nó đáp ứng kịp thời tính thúc bách của hoàn cảnh lúc bấy giờ: siêu lạm phát, thất nghiệp tăng cao, sản xuất đình đốn, lưu thông ngưng trệ, cán cân thương mại thâm hụt hầu hết các chỉ số vĩ mô đều dưới mức an toàn, đời sống kinh tế - xã hội khủng hoảng

nghiêm trọng.

Văn bản đầu tiên do Nhà nước ban hành về đất đai và ruộng đất thể hiện tinh thần đổi mới của Đại hội VI là Luật Dat đai năm 1987 Van dé THD được dé cập tại Điều 14 Luật Dat đai 1987 và người bi THD được đền bù, bồi hoàn (Điều 48) Ngày 31/5/1990 Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ đã ban hành Quyết định số 186/HĐBT về việc đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyên sang sử dụng vào mục đích khác thì phải bồi thường thiệt hại

Như vậy chính sách đất đai giai đoạn thể hiện tinh thần đổi mới nhưng rất thận trọng, thực hiện từng bước chậm, chủ yếu là mang tính thăm dò, thí điểm; Chủ yếu là điều chỉnh trong nông nghiệp và các đơn vị tập thể như nông, lâm trường, hợp tác xã và Quyền sử dụng đất ôn định lâu dai của cá nhân vẫn chưa được

thừa nhận.

Trang 28

1.5.2 Giai đoạn 1993 - 2003 (đến khi Luật đất đai 2003 có hiệu lực)

Hiến pháp 1992 ra đời, Điều 23 quy định "7rong trường hợp cân thiết vi lý do quốc phòng,an ninh, lợi ích quốc gia.Nhà nước trưng mua hoặc trưng dung có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo gid thị trường:

Sau khi Luật Đất đai năm 1993 ra đời, Chính phủ và các bộ, ngành đã có văn bản triển khai Luật này Nghị định 64/CP ngày 27-9-1993 về đất nông nghiệp Nghị định 88/CP ngày 17-8-1994 về đất đô thị Nghị định 02/CP ngày 15-1-1994 về đất lâm nghiệp.

Nghị định số 90/1994/NĐ-CP, Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 22/4/1998 của Chính phủ về đền bù thiệt hại khi Nhà nước THD khi Nhà nước THD dé sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, Bộ Tài chính ban hành thông tư 22/1998/TT-BTC về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 22/1998/NĐ-CP.

Như vậy, Luật Đất đai năm 1993 khăng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân

và nguyên tắc giao đất sử dụng 6n định lâu dai cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân Đồng thời giao quyền sử dụng đất và kèm theo các quyền khác như: quyền chuyển đổi, quyền thừa kế, quyền thế chấp, quyền cho thuê, quyền chuyển nhượng nhằm tăng cường tính tự chủ và lợi ích kinh tế được đảm bảo về mặt pháp lý cho những người sử dụng đất.

Tuy nhiên, kinh tế thị trường phát triển kéo theo các quan hệ xã hội trở nên phức tap hơn, nhu cầu sử dụng và mua bán quyền sử dụng dat trở nên thường xuyên đã làm phát sinh rất nhiều van đề mà Luật Dat đai năm 1993 khó giải quyết Vì thé, ngày 02-12-1998 Luật sửa đôi bố sung một số điều của Luật Dat dai được ban hành và Ngày 01-10-2001 tiếp tục sửa đổi một số điều của Luật Dat đai Luật sửa đổi lần này là chú trọng đến khía cạnh kinh tế của đất đai và vai trò quản lý nhà nước đối với đất đai Điều đó được thể hiện bởi những quy định về khung giá các loại đất, thuế chuyên quyền sử dụng đất, tính giá trị tài sản khi giao đất hoặc khi Nhà nước bồi thường, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng dat

1.5.3 Giai đoạn 2003 - 2013 (đến khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực) Ngày 10/12/2003 Luật Đất đai năm 2003 lại tiếp tục sửa đổi cho phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được ban hành và có hiệu

Trang 29

lực ngày 01/7/ 2004 Luật đã sửa đôi, bố sung các quy định về bồi thường, hỗ trợ,

TDC khi Nhà nước THD Chính phủ đã ban hành Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày

3/12/2004 quy định về bồi thường, hỗ trợ, TDC khi Nhà nước THD Bộ tài Chính ban hành Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 hướng dẫn Nghị định

197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ.

Các quy định này được sửa đôi, bô sung một số van dé như sau:

Thi nhất, quy định rõ những trường hợp người bị THD được bồi thường về đất và các tài sản trên đất và các trường hợp không được bồi thường về đất mà chỉ được bồi thường tài sản trên đất.

Tứ hai, quy định về nguyên tắc công khai, minh bạch khi THD;

Thứ ba, quy định chính sách TĐC, theo đó UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập và thực hiện các dự án TDC trước khi THD dé bồi thường băng nhà ở, đất ở cho người bi THD mà phải di chuyển chỗ ở;

Thứ tr, quy định chính sách hỗ trợ, đào tạo chuyên đôi ngành nghè, bồ trí

việc làm mới cho người bi THD nông nghiệp mà không có dat dé bồi thường dé tiếp tục sản xuất.

Trong quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ, TDC khi Nhà nước THD phát

sinh nhiều bất cập dẫn đến nhiều khiếu nại, tố cáo phát sinh kéo dài Chính phủ đã ban hành Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, THD, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ TDC khi Nhà nước THD và giải quyết khiếu nại về đất đai Ngày 13/8/2009, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định bồ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá dat, THD, bồi thường, hỗ tro, TDC Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chỉ tiết về bồi thường, hỗ trợ, TDC và trình tự THD, giao đất, cho thuê đất

Như vậy, chính sách đất đai giai đoạn này, về ưu điểm: quyền sử dụng đất lâu dài của cá nhân đã được thừa nhận và đảm bảo thực hiện; đồng thời, có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn, vấn đề bồi thường, hỗ trợ, TĐC quy định cụ thé rõ ràng hơn về việc THD, trình tự, thủ tục thu hồi, giá bồi thường, điều kiện

được hưởng bồi thường, hỗ trợ, TĐC ; về khuyết điểm: chính sách thiếu tầm chiến

Trang 30

lược, không có khả năng dự báo dai hạn, thay đôi thường xuyên thé hiện tính đối pho và xử lý tình huống.

1.5.4 Giai đoạn 2013 đến nay (từ khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực) Luật Đất đai 2013 được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013 đã thay thế Luật Đất đai 2003 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2014 đã khắc phục được những hạn chế Luật Dat đai 2003 và sửa đôi bồ sung những quy định về

bồi thường, hỗ tro, TDC khi Nhà nước THD cụ thể:

Luật quy định cụ thể những trương hợp THĐ: THĐ vì mục đích quốc phòng, an ninh; THD để phat trién kinh tê - xã hội vì loi ich quôc gia , công công Luật Dat đai năm 2013 thu hep hơn cac trương hop Nhanuoc THD dé phát triển kinh tế - xã hội; Trường hợp THD do vi phạm pháp luật ; đặc biệt đối với trường hợp không đưa dat đa duoc giao , cho thué vao su dung hoăc châm dua đât vao sư dụng; THD do cham dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy co đe doa tính mạng con người Luật Dat đai năm 2013 có sửa đổi thâm quyền THD so với quy định hiện hành để cải cách hành chính khi thực hiện các dự án, trong đó quy định Uy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định © THD hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện thu hồi đối với trường hợp khu đất thu hồi có cả tổ chức và hộ gia đình, cá nhân dang sử dụng đất Day là lần đầu tiên trong Luật Dat đai có quy định UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho UBND cấp huyện thực hiện THD.

Nhằm bảo đảm tính công khai, minh bach, dân chủ trong thực hiện THD Tại Điều 69 của Luật Đất đai đã quy định cụ thé các bước công việc như: Xây dựng và thực hiện kế hoạch THD, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC; việc quyết định THĐ, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC.

Sửa đổi, bố sung quy định nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước THD Luât Dat đai năm 2013 đã tách nguyên tắc bồi thường về đất và nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước THD thành 02 Điều riêng biệt Trong đó, quy định cụ thể các nguyên tắc bồi thường về đất và các nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản gan liền với đất khi Nha nước THD để các bộ, ngành, địa phương và người THD căn cứ vào đó thống nhất thực hiện xác định mức bồi thường cho người có đất thu hồi đối với đất sử dụng có thời

Trang 31

hạn không chỉ căn cứ loại đất, đối tượng sử dụng đất mà còn phải căn cứ thời hạn sử dụng đất còn lại của người sử dụng đất đối với đất đó _, tru trương hop dat nông nghiép co nguồn gôc do Nha nuoc giao dat đôi vơi hô gia đỉnh , cá nhân Quy định cụ thé về bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại, cho một số trường hợp không được bồi thường về dat Quy định về hỗ trợ đào tạo, chuyển đối nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước THD nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp dé bồi thường

Bồ sung quy định cụ thé về lập và thực hiện dự án TDC theo hướng: UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện có trách nhiệm tô chức lập và thực hiện dự án TDC trước khi THD Quy định khu TDC tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tang đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền Quy định việc THD ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu TDC; coi trọng van đề công khai, minh bạch, tham vấn của người dân khi thực hiện THD Đây là quy định

mới đảm bảo người dân có đất bị thu hồi sớm ôn định cuộc song.

Bên cạnh việc bé sung các quy định cụ thé về đơn giá, đối tượng, điều kiện được bồi thường hỗ trợ, quy định về lập và thực hiện dự án TĐC trước khi ban hành quyết định THD, Luật Dat dai 2013 đã bãi bỏ quy định về hỗ trợ đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư (được quy định theo Luật 2003 và Nghị định sỐ 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ) vì đây là quy định không phù hợp với thực tế và là

một trong những nguyên nhân gây lãng phí ngân sách Nhà nước khi thực hiện các

dự án giải phóng mặt bằng (GPMB).

Với những quy định mới, cụ thể Luật Đất đai 2013 một mặt khăng định quyền của Nhà nước với vai trò là chủ sở hữu duy nhất về đất đai khi thực hiện việc THD vì mục đích quốc phòng , an ninh, phát triển kinh tê - xã hội, vì lợi ích quốc gia, công công; mặt khác Luật cũng đã quy định cụ thé về trình tự, thủ tục thực hiện, các chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THD Chính phủ và Bộ Tài nguyên và môi trường quy định chỉ tiết Luật Đất đai 2013.

Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chỉ tiết một số điều của luật đất đai.

Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất.

Trang 32

Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, TDC khi Nhà

nước THD.

Nghị định 01/2017/ND- CP sửa đổi bồ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai.

Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 30/6/2014 về quy định chi tiết bồi thường, hỗ trợ, TDC khi Nhà nước THD.

Nghị định 144/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 của Chính phủ về Khung giá đất Các văn bản quy phạm pháp luật nói trên ra đời trên cơ sở kế thừa các quy định đã được ban hành về bồi thường, hỗ trợ, TDC khi Nhà nước THD Bồ sung các quy định mới nhằm giải quyết các van đề phát sinh trong quá trình thực hiện THD,

đảm bảo lợi ích cua Nhà nước và người bi THD.

Kết luận Chương 1

Trên đây là một số van dé tong quan liên quan đến van đề bồi thường, hỗ trợ, TDC khi Nhà nước THD đầu tư xây dựng đường giao thông Những lý luận của chương này được sử dụng dé phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật bồi thường, hỗ trợ, TDC khi Nhà nước THD đầu tư xây dựng đường giao thông Dé thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, TDC khi Nhà nước THD có hiệu quả đáp ứng được mục đích phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo các điều kiện về chính trị tư tưởng, pháp lý kinh tế và việc làm, chính sách và trình độ năng lực phẩm chất

của cán bộ công chức.

Trang 33

Chuong 2

THUC TRANG PHAP LUẬT VE BOI THUONG, HO TRỢ, TAI ĐỊNH CU

KHI NHÀ NƯỚC THU HOI DAT DE XÂY DUNG DUONG GIAO THONG

TAI TINH LANG SON

2.1 Các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nha nước thu hồi đất

2.1.1 Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công

cộng là một việc làm thường xuyên của Nhà nước Nhìn chung, việc làm này là vì

lợi ich công Tuy nhiên, khi thực hiện THD lại có sự va cham với các lợi ich trong

xã hội, điển hình là lợi ích của những tô chức, cá nhân đang sử dụng đất trên thực tế Đề thực hiện việc làm này trước hết cần thực hiện những nguyên tắc trên một cách chặt chẽ, quy củ và cân bằng được giữa hai lợi ích giữa Nhà nước và người bị THD và nha đầu tư.

Nhăm dam bảo tốt hơn quyên và lợi ich hợp pháp cho người bi THD, khắc phục bất cập và điều tiết hài hòa giữa lợi ích Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư, đồng thời giảm thiểu và hạn chế các khiếu kiện của công dân trong việc bồi thường, GPMB khi bị THD Luật Dat dai năm 2013 vừa tiếp tục kế thừa, luật hóa những quy định còn phù hợp đã và đang đi vào cuộc sống của pháp luật đất đai năm 2003, nhưng đồng thời đã sửa đổi, bố sung một số quy định định mới nhăm tháo gỡ những hạn ché, bat cập của Luật Dat dai năm 2003.

Luật Dat đai 2013 đã quy định nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ khi Nha nước THD bằng các điều luật cụ thé Quy định chặt chẽ, chi tiết hon đảm bảo hiệu qua của việc thực thi và đảm bảo tuân thủ một cách tuyệt đối khi thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, TDC khi Nhà nước THD.

Về nguyên tắc khi thực hiện THĐ: Luật khăng đỉnh môt cach ro rang nguyên tac công khai, minh bach va dân chu trong công tac thu hôi dat thông qua cac quy đinh về cac trương hop Nha nuoc thu hồi dat ; quy định trinh tư, thủ tục thu hồi đất;

bồi thương, hô tro, tái định cư khi Nhà nước THD; Dé đảm bảo nguyên tắc dan chủ,

công khai, Luât này da quy đinh theo hương tăng cương hơn sư tham gia trưc tiêpcủa

Trang 34

nhân dân trong viéc đo đac , kiêm đêm dat đai, tài sản gắn liền với đất và xây dựng phương an bồi thương, hô tro va tai đinh cư ; trách nhiêm đôi thoai va giai trinh cua cơ quan nha nuoc co thâm quyền khi ngươi dân chưa co y kiên đồng thuân.

Các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ va TDC khi Nhà nước THD được quy định cu thé trong Luat Dat Dai 2013 va Nghị định 47/2014/NĐ-CP Nguyên tac chung nhu: Du điều kiện được bồi thường, hỗ trợ, TĐC mới được bồi thường, hỗ trợ, TĐC Nguyên tắc đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật" Ngoài ra còn có quy định riêng đối với từng trường hợp bồi thường, hỗ trợ, TĐC.

Về nguyên tắc bồi thường: Các chễ định bồi thường về đất, hỗ trợ và TDC khi Nhà nước THD trong Luật Dat đai năm 2003 được quy định các Điều (Điều 41, 42 va 43) và trên thực tế không thé thé chế, truyền tải hết các quy định mang tính nguyên tắc dé thực hiện thống nhất khi xử lý những van đề phức tạp phát sinh trong thực tiễn THD, bồi thường về dat, hỗ trợ va TDC tai các địa phương, các bộ, ngành.

Khắc phục hạn chế này, Luật Dat đai năm 2013 đã tách nguyên tắc bôi thường về

đất và nguyên tắc bôi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước THD thành 02 điều riêng biệt (Điều 74 và Điều 88) Trong đó quy định cụ thé các nguyên tắc bồi thường về đất và các nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước THD để các bộ, ngành, địa phương và người THD căn cứ vào đó thống nhất thực hiện Nội dung cụ thê nguyên tắc bồi thường tại Điều 74 Luật Đất đai 2013 như sau:

Thứ nhái, Người sử dụng dat khi Nhà nước THD nếu có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định của pháp luật thì được bôi thường.

Nguyên tắc trên thé hiện khi Nhà nước THD (đã lấy di phần lợi ích của người đân) mà người dan có day đủ điều kiện được bồi thường thì Nhà nước có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại Quy định trên phù hợp với nguyên tắc dân sự được quy định trong Bộ luật dân sự Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp người bi THD đều được bồi thường mà họ phải có đủ các điều kiện được bồi thường như: có giấy chứng nhận quyền sử dụng dat, giấy chứng nhận quyền sở hữu

nhà ở và tài sản găn liên với đât hoặc có đủ điêu kiện câp giây chứng nhận

Trang 35

Thứ hai, việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cung muc dich sử dung với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bôi thường thì được bồi thường bằng tiên theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định THD.

Khi Nhà nước THD thì bồi thường băng đất cùng loại, nếu không có đất cùng loại thì bồi thường bằng tiền với giá trị trong đương Cách tiếp cận này xuất phát từ quan niệm coi đất đai là tài sản có thé được trả thay bằng tiền bồi thường dé mua được một thửa đất tương đương Quy định này cũng nhằm ngăn ngừa tình trạng người bị THD đòi hỏi giá bồi thường quá cao do giá trị của đất đai tăng lên từ việc chuyên mục đích sử dụng đất hoặc do sự đầu tư của Nhà nước mang lại Theo quy định của Luật Dat đai 2013, Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 5 năm một lần đối với từng loại dat, từng vùng Khung giá đất là căn cứ dé UBND cấp tỉnh ban hành bảng giá đất và giá đất cụ thể Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 5 năm một lần và được công khai vào 01/01 của đầu kỳ Giá đất cụ thê được Nhà nước xác định dé làm căn cứ bôi thường khi THD UBND cấp tỉnh thường xuyên điều chỉnh giá đất cho sát với tình hình thực tế (UBND tỉnh Lạng Sơn trong 1 năm đã điều chỉnh đến 02 lần) Quy định này làm cho giá đất sát với thực tế hơn và đảm bảo quyền lợi của người bị THĐ.

Thur ba, việc bôi thường khi Nhà nước THD phải bao đảm dan chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

Đây là quy định đảm bảo việc THD có được hiệu quả cao, tránh trường hợp

lợi dụng THD vì lợi ích cá nhân, lợi ich nhóm Thể hiện sự minh bạch, đảm bảo quyền của người bị THD Việc thực hiện công khai minh bạch và dân chủ là một trong những giải pháp quan trọng đề phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực đất bồi thường khi Nhà nước THD Thông qua việc công khai, minh bạch các quyết định của cơ quan nhà nước có thâm quyên trong lĩnh vực bồi thường người dân có thé tham gia tích cực, phát huy tinh dân chủ, giám sát hoạt động của cơ quan nha nước và tô cáo các hành vi tiêu cực, trái với quy định của pháp luật của những cán bộ, công chức trong quá trình thực thi quyền hạn của mình Từ đó góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thầm quyền trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, TĐC.

Trang 36

Về nguyên tac bồi thường thiệt hại về tài sản khi Nhà nước THD quy định tại Khoản 1 Điều 88 Luật Dat dai 2013 "Khi Nhà nước thu hoi đất mà chủ sở hitu tài sản hợp pháp gắn liên với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bôi thường" Theo nguyên tắc này, ngoài việc được bồi thường về đất người bi THD còn được bồi thường những thiệt hại về tài sản trên đất (Nhà cửa, cây cối, hoa màu ) Tuy nhiên, không phải tất cả những tài sản gắn liền với đất đều được bôi thường mà chỉ những tài sản hợp pháp Những tài sản bất hợp pháp hoặc tài sản được thành lập sau khi có thông báo THD của cơ quan nhà nước có thâm quyên thi tài sản đó không được bồi thường.

Khi Nhà nước THD mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có von dau tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại Day là điểm mới của Luật Dat đai 2013 Trên thực tế, ngoài ý nghĩa là tài sản, đất đai còn là tài nguyên thiên nhiên, tư liệu sản xuất và nguồn sống của con người Vì đất là tư liệu sản xuất của người bị THD nên nha đầu tư ngoài việc bồi thường giá trị như một tài sản còn phải bồi thường về thu nhập, sinh kế cho người mat dat.

Về nguyên tắc ho trợ: Đây cũng được coi là một điểm mới của Luật Dat đai năm 2013 Khoản 1, Điều 83 quy định về nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước THĐ Cụ thé như sau:

Thứ nhất, người sử dung đất khi Nha nước THD ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật này còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ.

Dé bù đắp những thiệt hại của người bị THD, ngoài việc bồi thường theo quy định thì việc áp dụng các hình thức hỗ trợ để đảm bảo ổn định cuộc sống cho người bi THD, hướng tới những bù dap thiệt hại như: công ăn việc làm, môi trường

sống, thói quen Hình thức hỗ trợ ôn định đời sống và sản xuất; Hỗ trợ đào tạo,

chuyên đồi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hop THD nông nghiệp của hộ

gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; THD ở kết hợp kinh doanh dịch vụ

của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyên chỗ ở; Hỗ tro TDC đối với trường hợp

THD ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di

chuyên chỗ ở; Hỗ trợ khác như: Hỗ trợ người đang thuê nhà không thuộc sở hữu Nha nước (Điều 23 Nghị định 47/2014/NĐ-CP); Hỗ trợ khi THD công ích xã, phường, thị tran (Điều 24 Nghị định 47/2014/NĐ-CP);

Trang 37

Nếu chi là khoản hỗ trợ trong một thời gian nhất định thì coi như đã phó mặc việc tim sinh kế mới cho người mat đất Do đó, thay vì phó mặc gánh nặng hỗ trợ đào tạo nghé đối với người bị THD, Nhà nước, nhà đầu tư cần phải được yêu cầu cùng bàn bạc với người mắt đất về cơ hội tìm sinh kế mới cho họ; đồng thời, nhà đầu tư phải chi trả cho người mat đất một khoản tiền tương ứng với mức thu từ sử dung đất trước đây cho tới khi người bi THD có nguồn thu nhập mới.

Có thê nói hỗ trợ không chỉ nhằm khắc phục những thiệt hại được "lượng hóa" cụ thé mà còn bồi thường những thiệt hại vô hình như: Tinh than, cơ hội việc làm giúp người bi THD phục hồi nhanh chóng những khó khăn sau khi bi THD.

Thứ hai, việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công

khai và đúng quy định của pháp luật.

Tính dân chủ, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật Ở cả trong nguyên tắc về bồi thường cũng như hỗ trợ khi Nhà nước THD đều

đề cập tới tính bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai minh bạch, dân chủ, đúng pháp luật Đây là một đòi hỏi khách quan trong quá trình thực thi các quy

định của pháp luật về bồi thường hỗ trợ TDC khi Nhà nước THD, vừa là cơ chế dé kiểm soát hoạt động này Bởi tất cả nội dung, phạm vi, giới hạn, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ tro, TDC khi Nhà nước THD đều do pháp luật quy định Công khai, minh bạch và dân chủ trong việc bồi thường, hỗ trợ, TĐC sẽ giúp cho người dân được tham gia trực tiếp bàn bạc những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình khi Nhà nước THD Bởi mặc dù ở nước ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân Tuy nhiên, Nhà nước đã giao quyền chiếm hữu, sử dụng đất cho người dân Việc Nhà nước THĐ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến những lợi ích hợp pháp mà người sử dung dat tạo ra trong quá trình sử dụng đất Vì vậy, ho cần phải được tham gia bàn bạc, đưa ra ý kiến, nguyện vọng thông qua đó bảo vệ quyền và

lợi ích chính đáng của mình.

Nguyên tắc TPC: Trong Luật Dat đai 2013, chưa quy định cụ thé về nguyên tắc thực hiện TĐC Tuy nhiên, trên cơ sở các quy định về hỗ trợ về chỗ ở sau khi THD có bóng dang của nguyên tắc TDC Cụ thé: Một trong các hình thức hỗ trợ là hỗ trợ về chỗ ở, TDC Nhăm khắc phục tình trạng một số khu vực TĐC chất lượng còn thấp, không đồng bộ về cơ sở hạ tầng, chưa đảm bảo tiêu chí có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ Nhiều địa phương chưa lập khu TĐC chung cho

Trang 38

các dự án tai địa bàn nên nhiều dự án chưa có khu TDC đã thực hiện THD ở, thậm chí có những dự án mà người có đất bị thu hồi phải đi thuê nhà dé ở nhiều năm mà vẫn chưa được bồ trí vào khu TĐC, Luật Đất đai năm 2013 đã quy định về lập và thực hiện dự án TDC, bố trí TDC cho người bị THD ở mà phải di chuyển chỗ ở Với mục đích đảm bảo cuộc sống của người dân nơi TĐC, tránh tình trạng đã thu hồi nơi ở cũ mà chưa có bố trí nhà TDC cho người dân thì Luật đất đai 2013 đã có những quy định: “Việc thu hôi đất ở chi được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tang của khu tái định cư" - Khoản 3 Điều 85 Luật Dat dai 2013 " khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tang dong bộ, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quản của từng vùng miên "- Khoản 2 Điều 85 Luật đất đai 2013 Điều 26 Nghị định 47/2014/NĐ-CP về lập và thực hiện dự án TDC Du án TDC được lập và phê duyệt độc lập với phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC nhưng phải bảo đảm có đất ở, nhà ở TDC trước khi cơ quan nhà nước có thâm quyền quyết định THD Việc lập dự án TĐC, lựa chọn chủ đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về phát triển và quản lý nhà ở TĐC và phải bảo đảm các quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 69 của Luật Dat đai Khu TDC được lập cho một hoặc nhiều dự án; nhà ở, đất ở trong khu TDC được bố tri theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với các mức bồi thường và khả năng chỉ trả của người được TĐC Đối với dự án khu TDC tập trung có phân kỳ xây dựng theo các dự án thành phan thì tiến độ THD và hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu TDC được thực hiện theo tiến độ của từng dự án thành phần nhưng các công trình cơ sở hạ tang của từng dự án thành phan trong khu TDC phải bao đảm kết nối theo đúng quy hoạch chỉ tiết đã được cơ quan nhà nước có thầm quyền phê duyệt.

Pháp luật đất đai hiện hành quy định rõ ràng trách nhiệm của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc lập và thực hiện các dự án TDC trước khi THD dé bồi thường băng nhà ở, đất ở cho người bi THD mà phải di chuyên chỗ ở Khu TĐC được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

2.1.2 Đối tượng bôi thường, hỗ trợ, tái định cư

Đối tượng được bôi thường khi Nhà nước THD theo quy định của Luật Dat

đai năm 2013 bao gôm: Tô chức, cộng đông dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá

Trang 39

nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài dang sử dung đất bi THD Những người bị Nhà nước THD nam trong diện bồi thường sẽ được bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất.

Đối tượng được hỗ trợ là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông

nghiệp; hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ mà nguồn thu nhập chính là từ hoạt động kinh doanh dịch vụ quy định tại Điều 84 Hỗ trợ đào tạo, chuyền đổi nghề, tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước THD

Đối tượng được bố trí TDC là cá nhân, hộ gia đình bị THD ở hoặc đất ở có nhà ở mà phải di chuyền nơi ở và không có nơi ở khác Người có đất thu hồi được bố trí TDC tại chỗ nếu tại khu vực THD có dự án TDC hoặc có điều kiện bố tri TDC Uu tiên vi trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt băng, người có đất thu héi là người có công với cách mạng.

Trường hợp hỗ trợ, Nhà nước sẽ xem xét trên cơ sở quy định của pháp luật.

Luật Đất đai 2013 mở rộng đối tượng được bồi thường, hỗ trợ hơn so với Luật Đất dai năm 2013 nhăm bao đảm quyền lợi cho người bi THD (kế cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài đang sử dụng đất) khuyến khích các chủ thể đầu tư vào Việt Nam.

2.1.3 Điều kiện bôi thường, hỗ trợ, tái định cư

Điều kiện được bồi thường: Luật Dat đai 2013 quy định cụ thé các điều kiện được bồi thường khi Nhà nước THD vì mục đích, quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng đối với từng loại đất mà Nhà nước thu hồi Cu thé:

Thứ nhất, Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải đất thuê trả tiền hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất Hoặc có đủ điều kiện dé cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất mà chưa được cấp trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 Luật Dat đai 2013.

Thứ hai, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện dé được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nha ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

Trang 40

Thứ ba, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyên nhượng quyên sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng dat, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gan liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

Thi tr, tô chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đắt, nhận chuyên nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyên nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gan liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

Ti năm, t6 chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyên sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gan liên với đất theo quy định của Luật nay mà chưa được cấp.

Thứ sáu, tô chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn dau tư nước ngoài được Nha nước giao đất có thu tiền sử dụng đất dé thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

Điều kiện được hỗ trợ TDC Khoản 1 Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, TDC khi Nhà nước THD có quy định về bồi thường về đất khi Nhà nước THD ở.

Chỉ khi thỏa mãn các điều kiện như diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của UBND cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị tran nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bang đất ở hoặc nhà ở TDC.

Theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 83, Luật dat đai năm 2013, việc hỗ trợ TDC được dé ra trong trường hợp Nha nước THD ở của hộ gia đình, cá nhân

Ngày đăng: 13/04/2024, 11:32

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN