1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Quyền con người trong pháp luật an sinh xã hội Việt Nam

87 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRAN THỊ KIEU TRANG

QUYEN CON NGUOI

TRONG PHAP LUAT AN SINH XA HOI VIET NAM

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

HA NỘI - 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRAN THỊ KIEU TRANG

QUYEN CON NGUOI

TRONG PHAP LUAT AN SINH XA HOI VIET NAM

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã số: 60.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYEN HIEN PHƯƠNG

HÀ NỘI - 2015

Trang 3

văn thạc sĩ: “Quyển con người trong pháp luật an sinh xã hội Việt Nam”.

Đề hoàn thành khóa luận này, trước tiên tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo, Tiến sĩ Nguyễn Hiền Phương, người đã tạo mọi điều kiện, động viên và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thay, Cô trong khoa Pháp luật kinh tế, Khoa Sau đại học, Trường Đại học Luật Hà Nội; các đồng nghiệp tại Văn phòng luật sư Thái Dũng đã tận tình truyền đạt kiến thức cũng như tạo điều kiện trong

quá trình tôi học tập tại trường.

Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè và đặc biệt là gia đình đã luôn bên tôi, cô vũ và động viên tôi những lúc khó khăn dé có thé vượt qua và hoàn thành tốt luận văn này.

Vốn kiến thức tiếp thu trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn sẽ là hành trang quí báu để tôi tiếp tục thực hiện nghiên cứu khoa học trong thời gian sắp tới Xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Trần Thị Kiều Trang

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:

e Luận văn nay là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện

dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Hiền Phương.

e Moi tham khảo, dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bó.

e Moi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế dao tạo, tôi xin chịu trách nhiệm.

Học viên

Trần Thị Kiều Trang

Trang 5

CHƯƠNG 1: MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE QUYEN CON NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘII 2-555:255c22vstxtsrrxesrrrrrrred 5

1.1 Khái niệm quyền con người và quyền con người trong pháp luật an sinh

1.2 Nội dung quyền con người trong pháp luật an sinh xã hội 13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUYEN CON NGƯỜI VA DAM BẢO QUYỀN CON NGƯỜI TRONG PHÁP LUAT AN SINH XA HỘI VIỆT NAM 23

2.1 Thực trạng quyền con người trong lĩnh vực bảo vệ thu nhập thông qua bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp 2- +2 2+S+E++Ee£E+EzEerxerrxee 23 2.2 Thực trạng quyền con người trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe thông qua bảo hiém y tẾ - 52 SE S‡SE‡EE*EE 2E EEE12111211111111 111 x0 29 2.3 Thực trạng quyên con người trong lĩnh vực trợ giúp xã hội 33 2.4 Thực trạng quyền con người trong lĩnh vực tiếp cận các dịch vụ xã hội

90910000707 G d4 38

2.5 Thực trạng quyên con người trong an sinh xã hội đối với một số đối

PIN) 6c 7 51

CHUONG 3: MOT SO KIEN NGHI HOAN THIEN PHAP LUAT AN SINH XÃ HỘI VIET NAM DAM BAO QUYEN CON NGƯỜI ¿5c ss+¿ 56

3.1 Một số yêu cầu cơ bản trong việc hoàn thiện pháp luật an sinh xã hội Việt Nam đảm bảo quyền con người ¿2-2 5s ++E+E++EeEx+EerxeExzEerxrrerrees 56 3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội va bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo quyền con nBưỜi ¿- 2 + s2 +x+E++EeEE+EzEeExzEerxrrerxees 58 3.3 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo hiểm y tế dam bảo quyền

M90i8i14010000077 69

.40007.9)0007 5 ÔỎ 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIET TAT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

ASXH : An sinh xã hội

BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế

BLLĐ : Bộ luật Lao độngDN : Doanh nghiệpDVXH : Dịch vụ xã hội

ILO : Tổ chức lao động quốc tế

LĐ-TB&XH : Lao động - Thương binh và Xã hội

Trang 8

LỜI NÓI ĐẦU e_ Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Quyên con người là thành quả phát triển lâu dài trong lich sử đấu tranh giải phóng, cải tạo xã hội và cải tạo thiên nhiên của cả nhân loại Trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay, quyền con người ở mỗi quốc gia, không kể hoàn cảnh lịch sử, chế độ chính trị - xã hội, kinh tế và văn hoá đều có những giá trị chung giống nhau, không thé chia cắt và phụ thuộc lẫn nhau, đó chính là tính phổ cập của quyền con người Quyền con người trong lĩnh vực an sinh xã hội đã được thừa nhận trên thế giới từ Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 và trong thời gian gần đây, các mô hình ASXH điển hình cũng có nhiều cuộc cải cách các trụ cột của an sinh để đảm bảo tốt hơn quyền con người, chăng hạn như cải cách hưu trí ở Anh năm 2015; cải cách bảo hiểm y tế ở Hoa Kỳ năm 2010 và Đức năm 2007 ; Tổ chức lao động quốc tế ILO gần đây cũng đưa ra sáng kiến về mô hình sàn ASXH, thể hiện trong Khuyến nghị số 202/2012 dé đạt mục tiêu nâng độ bao phủ của an sinh đến tat cả các thành viên của

xã hội.

Theo Báo cáo an sinh xã hội thế giới 2014 — 2015 của Tổ chức lao động quốc tế ILO, mặc dù ASXH được thừa nhận rộng rãi như một yếu tố quan trọng dé thuc day ôn định chính trị, phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội và con người, nhưng thực tế, hiệu quả của hệ thống ASXH toàn cầu vẫn chưa cao, và hiện mới chỉ có 27% dân số thế giới được hưởng chính sách ASXH toàn diện, còn 73% dân số chỉ được bảo đảm ASXH một phần, hoặc không hề được bảo đảm về ASXH. Có thé thay răng, tầm quan trọng của ASXH dù được nhắn mạnh, nhưng phạm vi bao quát của lưới ASXH vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Ở bình diện quốc gia, Việt Nam hiện nay có khoảng 20% lực lượng lao động tham gia BHXH; tình trạng nợ đóng, chậm đóng BHXH còn xảy ra khá phô biến, làm ảnh hưởng đến nguồn thu quỹ BHXH và quyền lợi của NLD; BHYT mới bao phủ được 70,8% dân số; nhìn chung, tỷ lệ bao phủ của lưới ASXH còn chưa cao và sự đóng góp từ phía nhà nước còn ở mức thấp.

Với mục tiêu mở rộng độ bao phủ của hệ thống ASXH, nâng cao quyền

được hưởng an sinh của người dân, và đảm bảo thực thi hiệu quả pháp luật ASXH

trên thực tế; việc ghi nhận quyền con người trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH ở Việt Nam ngày càng được lưu tâm xem xét và đảm bảo

Trang 9

tạo thạc sỹ tại trường Đại học Luật Hà Nội.

e Tinh hình nghiên cứu đề tài

Quyền hưởng ASXH được chính thức ghi nhận lần đầu tiên trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 và được làm rõ hơn trong Công ước quốc tế số 102/1952 về tiêu chuan ASXH tối thiểu Ở góc độ nghiên cứu về quyền con người trong pháp luật ASXH trên thế giới có một số tác phẩm tiêu biểu như:

“The strategy of the International Labor Organization — Social security for all” (Tam

dich: Chiến lược của Tổ chức lao động quốc té - An sinh xã hội cho tất cả mọi người), do Tổ chức lao động quốc tế xuất bản năm 2012; “The Human Rights approach to Social Protection” (Tam dịch: Quyên con người tiếp cận bảo vệ xã hội), tác giả Magdalena Sepu’lveda và Carly Nyst, được Bộ Ngoại giao Phan Lan xuất bản 2012; “Understanding human rights” (Tam dịch: Tìm hiểu về quyên con người), do tác giả Wolfgang Benedek Trung tâm nghiên cứu - dao tạo châu Âu về Quyền con người và dân chủ (ETC) chủ biên, tái bản và chỉnh sửa lần thứ 3 năm

Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, nghiên cứu về van đề quyền ASXH của con người cũng dành được sự quan tâm của một số học giả với một số tác pham, bài viết như: “Quyên an sinh xã hội và đảm bảo thực hiện trong pháp luật Việt Nam”, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội do PGS.TS Lê Thị Hoài Thu chủ biên, xuất bản năm 2014; “Quyên con người — Tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học”, Nxb Khoa học xã hội do GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, xuất bản năm 2010:

Trong các tác phẩm nêu trên, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu phân tích hệ thống pháp luật ASXH Việt Nam đặt dưới hệ quy chiếu về quyền con người, đặc biệt trong bối cảnh cải cách an sinh đang diễn ra mạnh mẽ ở nước ta Cùng với quá trình hội nhập sâu rộng về mọi mặt của đời sống, vấn đề quyền con người ngày

càng được coi trọng như một thước đo của văn minh, nội hàm của ASXH ở Việt Nam

trong vài năm trở lại đây đã có nhiều biến chuyên Do vậy, việc quy định và đảm bảo thực hiện quyền con người trong pháp luật ASXH hiện nay còn nhiều khúc mắc, đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu Tác giả có thể khăng định, công trình nghiên cứu

Trang 10

“Quyên con người trong pháp luật an sinh xã hội Việt Nam” là hoàn toàn độc lập, và không phải là sự lặp lại của bất cứ công trình nghiên cứu hay tài liệu nao.

e Muc đích nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt được những kết quả sau đây:

e Mot la, làm sáng tỏ hơn một số đề lý luận về quyền con người trong pháp luật ASXH, trong đó chỉ ra khái niệm và nội dung quyền con người trong pháp luật ASXH ở Việt Nam trong tương quan với pháp luật ASXH quốc tế.

e Hai là, làm rõ thực trạng quy định của pháp luật ASXH Việt Nam về quyền con người, cũng như thực trạng đảm bảo thực hiện quyền con người trong các nội dung của ASXH Từ đó đánh giá được những ưu điểm và hạn chế về quyền con người trong quy định và thực hiện pháp luật ASXH ở Việt

Nam hiện nay.

e Ba là, đưa yêu cầu hoàn thiện pháp luật ASXH Việt Nam đảm bảo quyền con người; đồng thời kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện việc quy định và thực hiện quyền con người trong ASXH Việt Nam trong giai đoạn sắp tới, phù hợp với thông lệ quốc tế về ASXH, đảm bảo mở rộng sự bao phủ của an sinh và nâng cao mức độ hưởng quyền của các đối tượng trong

xã hội.

e_ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm:

e Các quan điểm, tài liệu khoa học về quyền con người, về ASXH;

e Các quy định của pháp luật ASXH Việt Nam, các văn bản áp dụng pháp

luật có liên quan đến ASXH;

e Một số Công ước, khuyến nghị của ILO và pháp luật về ASXH của một số nước trên thế giới;

e Thực tiễn quản lý nhà nước và đảm bảo thực hiện quyền con người trong

Quyền con người trong pháp luật ASXH là một vấn đề có nội hàm rộng, bao phủ trên nhiều lĩnh vực của đời sống con người Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung nghiên cứu quyền con người trong một số nội dung

cơ bản của pháp luật ASXH như:

Trang 11

© Quyên con người trong lĩnh vực TGXH;

© Quyên con người trong lĩnh vực tiếp cận các dich vụ xã hội cơ bản; © Quyên con người trong ASXH của một số đối tượng đặc biệt.

e Phuong pháp nghiên cứu

Đề thực hiện các mục đích đã đặt ra, đề tài được triển khai nghiên cứu

với phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử Các phương pháp nghiên cứu cụ thé được sử dụng trong quá trình nghiên cứu bao gồm: luận giải, phân tích, lịch sử, so sánh luật học, đối chiếu, bình luận, tổng hợp, quy nạp.

e Kết cấu của luận văn

Ngoài Danh mục từ viết tắt; Danh mục bảng biểu, Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết câu thành ba chương:

° Chương 1: Một số van dé lý luận về quyên con người trong pháp luật an sinh

xã hội

° Chương 2: Thực trạng quyên con người và đảm bảo quyên con người trong

pháp luật an sinh xã hội Việt Nam

° Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật an sinh xã hội Việt Nam đảm bảo quyên con người

Trang 12

CHƯƠNG 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE QUYEN CON NGƯỜI TRONG PHAP LUAT AN SINH XA HOI

° Khái niệm quyền con người và quyền con người trong pháp luật an

sinh xã hội

° Khái niệm quyên con người

Ý thức về nhân quyền và việc thực hiện nhân quyén là một quá trình lịch sử lâu đài gắn với lịch sử phát triển của loài người và giải phóng con người, qua các hình thái kinh tế xã hội và các giai đoạn đấu tranh giai cấp, quyén con người trở thành giá trị chung của nhân loại Quyền con người là mỗi quan tâm lớn của thế giới ngày nay và có nội hàm rộng lớn, đa dạng, từ các quyền trong các lĩnh vực dân sự, chính tri, cho đến các quyền về kinh tế, xã hội, văn hóa Trên thế giới có hàng chục định nghĩa về quyền con người, tuy nhiên người ta vẫn không thé tim thay một định nghĩa chuẩn, có tinh chat kinh điển nào về nó Tùy theo góc độ của cơ quan, tổ chức, hoặc người nghiên cứu mà có những quan niệm, cách nhìn nhận khác nhau về quyền con

Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ) và Tuyên ngôn nhân quyền là hai văn kiện quốc tế quan trọng đầu tiên về nhân quyền Tuyên ngôn nhân quyền

(1948) được đánh giá là một trong những thành tựu to lớn của LHQ và có ý

nghĩa lịch sử vì đã đưa ra được những chuẩn mực chung cho tất cả các nước và các dân tộc về quyền con người Từ đó quyền con người được pháp điển hoá trong một loạt Công ước quốc tế về nhân quyên Tuy vậy, tuyên ngôn về quyền con người năm 1948 và hai Công ước về nhân quyền năm 1966 -những văn kiện cơ bản là nền tảng của quyên con người - cũng không đưa ra những định nghĩa chính thức nao vé quyên con người mà chỉ đưa ra các tiêu

chuẩn có tính chất phổ quát về quyền con người, dé mỗi quốc gia tùy vào

đặc điểm, hoàn cảnh của mình mà tiếp nhận và thực thi nó, miễn là đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế này.

Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc hiện nay đưa ra một định nghĩa về quyền

con người như sau:

Trang 13

Theo Tổ chức Ân xá quốc tế:

“Nhân quyên là quyên cơ bản và quyên tự do mà tất cả mọi người được hưởng không phân biệt quốc tịch, giới tính, nguôn gốc quốc gia hay dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, hoặc trạng thái khác Nhân quyên bao gôm các quyên dân sự và chỉnh trị, chang hạn như quyên song, tự do và tự do phát biểu, và các quyên kinh tế văn hóa xã hội bao gồm quyên tham gia vào nên văn hóa, quyên có lương thực, quyên làm việc và nhận được một nên giáo dục Nhân quyên được bảo vệ và duy trì bởi luật pháp quốc té và quốc gia và các hiệp ước ”.

Ở Việt Nam, nhiều chuyên gia nghiên cứu nhìn nhận:

Quyên con người là những nhu cẩu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.

Theo Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người của Nxb Chính trị quốc

gia Hà Nội thì:

“ quyền con người cũng được xác định như là những chuẩn mực được cộng đông quốc tế thừa nhận và tuân thủ Những chuẩn mực này kết tinh

những gia trị nhân văn của toàn nhân loại, chỉ áp dung với con người, cho

tất cả mọi người Nhờ có những chuẩn mực này, mọi thành viên trong gia đình nhân loại mới được bảo vệ nhân phẩm và mới có diéu kiện phát triển đây đủ các năng lực của cá nhân với tư cách là một con người ”.

Mặc dù trên thé giới có nhiều cách nhìn nhận và định nghĩa quyền con người, nhưng nhìn chung, quyền con người được xác định dựa trên hai góc độ chủ yếu là giá trị đạo đức và giá trị pháp luật Dưới góc độ đạo đức, quyền con người là giá trị xã hội cơ bản, vốn có của con người như nhân phẩm, bình đăng xã hội, tự do Dưới góc độ pháp lý, dé trở thành quyền, những đặc quyền phải được thé chế hóa bằng các chế định pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia Như vậy, dù ở góc độ nào hay cấp độ nào thì quyền con người cũng được xác định như là chuân mực được kết tinh từ những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, áp dụng cho tất cả mọi người.

Trang 14

Đặc tính của quyên con người - Tinh pho biến:

Tính phổ biến của quyền con người thể hiện ở chỗ quyền con người được áp dụng chung cho tất cả mọi người, không phân biệt màu da, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuôi, thành phần xuất thân Con người, dù ở trong những chế độ xã hội riêng biệt, thuộc những truyền thống văn hóa khác nhau vẫn được công nhận là con người và được hưởng những quyên và sự tự do cơ bản.

- Tĩnh đặc thù:

Mặc dù tất cả mọi người đều được hưởng quyền con người nhưng mức độ thụ hưởng quyền có sự khác biệt, phụ thuộc vào năng lực cá nhân của từng người, hoàn cảnh chính trị, truyền thống văn hóa xã hội mà người đó đang sống Ở mỗi vùng, mỗi quốc gia khác nhau, vấn đề quyền con người mang những sắc thái, đặc trưng riêng gan liền với trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đó.

- Tinh không thể bị tước bỏ:

Trong quan niệm chung của cộng đồng quốc tế, quyền con người không thé tùy tiện bi tước bỏ hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bat cứ chủ thé nào, ké cả các cơ quan và quan chức nhà nước Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định được pháp luật quy định trước, chỉ có những chủ thé đặc biệt mới có thé hạn chế quyên con người.

- Tinh liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quyên:

Tất cả các quyền con người đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, việc thực hiện tốt quyền này sẽ là tiền đề để thực hiện quyền kia Ngược lại, khi có một quyền bị xâm phạm thi sẽ ảnh hưởng đến các quyên khác Vi dụ: nếu một người không được đối xử bình đắng trong lĩnh vực việc làm, mức lương không đảm bảo cuộc song thì kéo theo đó là những bat bình dang trong quyền hưởng ASXH, chăng hạn như hạn chế việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y té, giao duc, nước sạch, Hon nữa, khi thu nhập không dam bao mức song tối thiểu thi NLD cũng không chú ý đến việc thực hiện các quyền dan sự - chính trị như quyền bầu cử hoặc quyền tham gia quản lý nhà nước, xã hội.

Phân loại quyén con người

Cách phân loại quyền con người cơ bản và chủ yếu được thừa nhận rộng rãi hiện nay đó là phân loại quyền con người theo lĩnh vực Trong các lĩnh vực của

Trang 15

chính trị bao gồm các quyền như: quyền bầu cử, ứng cử; quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội; các quyền tự do cơ bản; quyền được bảo dam an ninh cá nhân; quyền bình dang; Nhóm quyền kinh tế - xã hội - văn hóa bao gồm quyền làm việc, quyền có nơi cư trú, quyền sở hữu, quyền kinh doanh, quyền được bảo vệ sức khỏe, quyền được học tập và sáng tạo; quyền hoạt động văn hóa - nghệ thuật Ngoài ra, dựa vào lịch sử phát triển của tư tưởng và pháp luật về quyền con người ở châu Âu, học giả Karel Vasak (1929-2015), Cộng hòa Séc, đã phân chia các quyền con người thành ba thế hệ (generations of human rights) vào năm 1977 như sau:

e Thé hệ 1: Các quyén ca nhan trong linh vuc dan su, chinh tri, cac quyén bình dang và tự do cá nhân.

e 7é hệ 2: Các quyền cá nhân trong lĩnh vực kinh tế - xã hội - văn hoá e 7é hệ 3: Các quyền tập thê như quyền dân tộc cơ bản, tự quyết, bình dang

giữa các dân tộc và quốc gia; quyền phát triển, quyền thông tin, quyền được sông trong hoà bình, trong môi trường lành mạnh

Tuy nhiên ngày nay việc phân chia hệ thống các quyền con người thành ba nhóm đã được thay thế bởi nhận thức sâu sắc về tính không thê tách rời được và sự phụ thuộc tương hỗ giữa tất cả các khía cạnh của quyền con người Không thê có được các quyền chính trị và dân sự, nếu một người không có được những điều kiện kinh tế tối thiểu cho cuộc sống, hay việc bảo đảm các thành tựu kinh tế và xã hội cũng luôn đi liền với quyền được tiếp cận thông tin, quyền bình dang nam nữ.

° Khái niệm an sinh xã hội

Xuất phát từ mục tiêu khắc phục rủi ro và giúp đỡ con người vượt qua khó khăn, ôn định đời sống, các hoạt động trợ giúp đã được hình thành từ lâu trong lịch sử, chăng hạn như sự hỗ trợ của các tổ chức tôn giáo, các phường hội kinh doanh với thành viên, với những người kém may mắn trong xã hội Tuy nhiên, các hoạt động trợ giúp ban đầu sơ khai đó chỉ mang tính tự phát, tự nguyện và chủ yếu được điều chỉnh bằng tập quán và đạo đức xã hội Cùng với sự phát triển của xã hội, những biện pháp phòng ngừa và khắc phục rủi ro hiện đại với vai trò quan trọng của nhà nước như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiép

Trang 16

đã xuất hiện, được pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia ghi nhận Nước Đức là quốc gia đầu tiên trên thế giới thông qua một chương trình về ASXH vào năm 1889 dưới thời của Thủ tướng Duc - Otto von Bismarck đặt nền móng cho sự phát triển của ASXH trên khắp thé giới.

Về mặt thuật ngữ thì “An sinh xã hội” được ghi nhận lần đầu tiên trong Đạo luật về ASXH của Hoa Kỳ thông qua ngày 14 tháng § năm 1935 dưới thời Tổng thống Franklin Delano Roosevelt (1882 — 1945) và được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ khi Tổ chức lao động quốc tế xuất bản một báo cáo quan trọng mang tên Tiếp cận An sinh xã hội vào năm 1940 Ngoài ra, thuật ngữ “an ninh xã hội” cũng được sử dụng phô biến vì nó phân biệt với thuật ngữ “an ninh kinh tế” và “an ninh chính trị” Ở Việt Nam, thuật ngữ an sinh xã hội (tiếng Anh: Social Security) vốn di còn chưa được hiểu một cách thong nhất, thậm chi, cách dịch thuật hiện nay còn đưa ra một số tên gọi khác như: bảo đảm xã hội, an toàn xã hội, bảo trợ xã hội, và

cả ASXH Trong thời gian một thập niên trở lại đây, thì “an sinh xã hội” được sử

dụng rộng rãi hơn, đặc biệt trong các văn kiện đại hội Đảng và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Cho đến nay, do tính chất phức tạp và đa dạng của ASXH nên vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề này, chủ yếu đưới góc độ kinh tế và xã hội Xét về nội dung, ASXH được tiếp cận với phạm vi rộng hẹp khác nhau Theo nghĩa rộng: ILO cho rằng ASXH !à sự đảm bảo thực hiện các quyền của con người được sống trong hòa bình, được tự do làm ăn, cư tru, di chuyển, phát biếu chính kiến trong khuôn khổ luật pháp; được bảo vệ và bình đẳng trước pháp luật; được học tập, được có việc làm, có nhà ở; được dam bao thu nhập dé thỏa man nhitng nhu cau sinh sống thiết yếu khi bị rủi ro, tai nạn, tuổi già Nêu hiéu theo nghĩa này, ASXH có thể bao trùm lên mọi khía cạnh của đời sống xã hội, thậm chí bao gồm cả quyền về dân sự, chính trị nói chung Còn theo nghĩa hẹp: ASXH được hiểu là sự bảo dam thu nhập và một số điều kiện sinh song thiết yếu khác cho NLD và gia đình họ khi bị giảm hoặc mat thu nhập do bị giảm hoặc mat khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho những người già cả, cô đơn, trẻ em mô côi, người

tàn tật, những người nghèo doi và những người bị thiên tai, dich họa Day là

cách hiểu về ASXH được nhiều học giả ở Việt Nam thừa nhận.

Ngân hàng Thế giới (World Bank) nhìn nhận ASXH chủ yếu dưới góc độ là một công cụ kinh tế, nhằm mục tiêu phân chia lại thu nhập trong xã hội Tổ chức này đưa ra định nghĩa về ASXH như sau:

Trang 17

“An sinh xã hội là những biện pháp công cộng nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đông đương dau và kiềm chế được nguy cơ tác động đến thu nhập nhăm giảm tinh dé bị tổn thương và những bap bênh về thu

nhập ”.

Hiệp hội An sinh quốc tế (International Social Security Association) cho rằng: ASXH là thành tô của hệ thong chính sách công liên quan đến sự bảo đảm an toàn cho tất cả các thành viên xã hội chứ không chỉ có công nhân Những vấn đề mà ISSA quan tâm nhiều trong hệ thống ASXH là chăm sóc sức khoẻ thông qua BHYT; hệ thống BHXH, chăm sóc tuôi già; phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; TGXH.

Tổ chức lao động quốc tế (International Labour Organization) cũng đưa ra một định nghĩa về ASXH trong Công ước số 102/1952 về tiêu chuẩn ASXH tối thiểu:

ASXH là sự bảo vệ mà một xã hội cung cấp cho các cá nhân và gia đình bằng cách dam bao tiép cận các dich vụ y tế và dam bảo thu nhập, đặc biệt trong các trường hợp tuổi già, thất nghiệp, 6m đau, khuyết tật, tai nạn lao động, thai sản hoặc mat di lao động chính trong gia đình.

Công ước 102/1952 đến nay đã được 51 quốc gia thông qua, và theo đó ASXH bao gồm 09 nhánh: chăm sóc y té, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuôi già (hưu trí), trợ cấp tai nạn lao động — bệnh nghề nghiệp, trợ cấp gia đình, trợ cấp thai sản, trợ cấp tàn tật, trợ cấp tiền tuất.

Theo Giáo trình Luật An sinh xã hội, tái bản năm 2013 của trường đại học LuậtHà Nội:

An sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình, trước hết và chủ yếu là những trường hợp bị giảm sút thu nhập đáng kề do gặp phải những rủi ro như 6m dau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tan tật, mat việc làm, mat người nuôi dưỡng, nghỉ thai sản, về già cũng như cdc trường hợp bị thiên tai, địch họa Đông thời, xã hội cũng ưu đãi những

thành viên của mình đã có những hành động xả thân vì nước, vì dân, có

những cong hiến đặc biệt cho sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Đây là cách nhận định an sinh theo quan điểm trước đây, an sinh gồm có 04

trụ cột: BHXH, cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội, BHYT; song, trong giai đoạn hiện

nay, ASXH đã có những thay đổi nhất định về mặt nội hàm, theo hướng mở rộng

Trang 18

hơn, bao gồm cả những dịch vụ xã hội cơ bản, các chính sách xóa đói giảm nghèo, đảm bảo việc làm bền vững Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, có thê đưa ra một định nghĩa tương đối toàn diện về ASXH như sau:

An sinh xã hội có thể hiểu là một hệ thống các chính sách và chương trình do Nhà nước, các đối tác xã hội thực hiện nhằm bảo đảm mức tôi thiểu về thu nhập, sức khỏe và các phúc lợi xã hội, đồng thời nâng cao năng lực của cá nhân, hộ gia đình và cộng dong trong quan ly và kiểm soát các rủi ro do mat viéc lam, tuổi già, 6m dau, rủi ro thiên tai, chuyển đổi cơ cấu, khủng hoảng kinh tế, dan đến giảm hoặc bị mất thu nhập và giảm khả năng tiếp cận đến các dịch vụ xã hội cơ bản.

° Khái niệm quyền con người trong pháp luật an sinh xã hội

Binh dang, đoàn kết là một trong những nội dung quan trọng nhất của quyền con người, và để thúc đây sự bình đăng, đoàn kết thì một công cụ hữu hiệu đó chính là ASXH Ngày nay, pháp luật quốc tế cũng như pháp luật hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận rằng quyền được hưởng ASXH là quyền cơ bản của con người, mặc dù mức độ ghi nhận quyền này có thé rộng — hẹp khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia.

Trên bình diện quốc tế, quyền được hưởng ASXH đã được ghi nhận tại Điều 22, Tuyên ngôn nhân quyền do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1948 như sau: “Tát cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyên hưởng ASXH Quyên đó đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyên về kinh tế, xã hội và văn hoá can cho nhân cách và sự tự do phái triển con người ” Theo đó, từng cơ quan chuyên biệt của Liên hợp quốc cũng đưa ra những cách nhìn nhận khác nhau về quyền con người trong ASXH Nếu như Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra cách hiểu về quyền con người trong ASXH chủ yếu dưới góc độ bảo vệ việc làm — thu nhập, thì Tổ chức y tế thé giới (WHO) lại nhìn nhận quyền con người trong ASXH chủ yếu dưới góc độ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, còn Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người (OHCHR) lại nhìn nhận về ASXH dưới góc độ an ninh con người, bao gồm đảm bảo khả năng tiếp cận và được hưởng lợi ích về kinh tế ma không bị phân biệt đối xử khi mat đi thu nhập, không có khả năng chi trả chăm sóc y tế, không có sự hỗ trợ của gia đình đối với trẻ em và người phụ thuộc.Thực tế hiện nay, cách hiểu về quyền con người cũng như ASXH trên thế giới vẫn còn những điểm khác nhau và mỗi cách nhìn nhận đó đều có những ưu,

Trang 19

nhược điểm riêng Tuy nhiên, căn cứ vào việc phân tích khái niệm quyền con người và khái niệm ASXH, quyền con người trong pháp luật ASXH thường được

xác định trên từng nội dung trụ cột của ASXH.

Để có thể xác định được nội hàm quyền con người trong pháp luật ASXH, tác giả tạm đưa ra một định nghĩa về quyền con người trong ASXH như sau: Quyên con người trong pháp luật ASXH được hiểu là những nhu cẩu, lợi ích tự nhiên, vốn có, khách quan của con người trong lĩnh vực an sinh, được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế, bao gỗm

nhưng không giới hạn các nội dung bảo vệ thu nhập, bảo vệ và chăm sóc sức

khỏe, trợ giúp xã hội, đảm bảo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Quyền được hưởng ASXH được thừa nhận là quyền thuộc thế hệ thứ hai của quyền con người về kinh tế - văn hóa - xã hội Tương tự như quyền con người trong các lĩnh vực khác, quyền con người trong ASXH là một quyền phô quát, tự nhiên, vốn có và khách quan của con người, không có sự phân biệt đối xử hay kỳ thị vì những nguyên nhân về dân tộc, tôn giáo, giới tính, độ tuôi, Sự bảo vệ của hệ thống ASXH của nhà nước được thiết lập trên nhiều tầng khác nhau, b6 sung và hỗ trợ cho nhau để đảm bảo an sinh phù hợp với từng đối tượng Chủ thể hưởng ASXH có quyền tham gia quan hệ pháp luật ASXH từ khi sinh ra cho đến khi chết đi Mặc du dé được hưởng các quyền lợi về an sinh, mỗi người phải đáp ứng một số điều kiện nhất định, nhưng đó không phải là sự giới hạn phạm vi tham gia quan hệ pháp luật an sinh, mà chỉ dé “dam bảo công bằng, trên cơ sở nhu cau của đối tượng trong hoàn cảnh thực tế của họ, hoặc sự đóng góp của nhóm doi tượng đó, phù hợp với trình độ quản lý rủi ro của Nhà nước ” Mỗi thành viên trong xã hội đều có thé tham gia một hoặc nhiều nhóm trong quan hệ pháp luật ASXH phù hợp với điều kiện của họ.

Tuy rang pháp luật thừa nhận ASXH là một quyền con người phổ biến, nhưng chế độ hưởng, phương thức hưởng quyên an sinh lại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia Thông thường, đối với các quốc gia phát triển, độ bao phủ của ASXH sẽ rộng hơn, mức hưởng ASXH sẽ cao hơn, chế độ phúc lợi sẽ tốt hơn so với các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển Quyền con người trong ASXH bi chi phối bởi các quy định của pháp luật nội địa, đó là quyền của con người, nhưng mức hưởng đến đâu lại do nhà nước quyết

định.

Trang 20

Việc quy định và đảm bảo quyền con người trong ASXH ko chỉ là vấn đề của mỗi quốc gia với mục tiêu con người là trung tâm mà còn là một vấn đề có tính quốc tế, là sự thể hiện thái độ của nhà nước với công dân của mình Sự phát triển của hệ thông ASXH có thé coi là một tiêu chí quan trong trong việc đánh giá sự văn minh của mỗi quốc gia Những quyền về ASXH được ghi nhận trong pháp luật quốc tế cũng như trong hệ thống pháp luật quốc gia và khi được thừa nhận dưới góc độ là những quyền cơ bản của con người, chúng sẽ được các quốc gia đảm bảo thực hiện bằng các công cụ pháp luật, công cụ tài chính và các chế tài xử phạt khi có vi phạm, để hướng đến mục tiêu cuối cùng đó là lưới an sinh sẽ bao phủ được tất cả mọi người dân trong xã hội, bảo đảm mức tối thiêu về thu nhập, sức khỏe và các phúc lợi xã hội, đồng thời nâng cao năng lực của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trong quan ly và kiểm soát các rủi ro.

Pháp luật quốc gia thừa nhận và quy định những nội dung mang tính chất quyền con người trong pháp luật ASXH, trước hết, thé hiện sự tiến bộ của một nền lập pháp, dù là thừa nhận bằng việc thông qua các công ước, khuyến nghị của các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc hay Tổ chức lao động quốc tế; hay là nội luật hóa và xây dựng hệ thống pháp luật an sinh nội địa bao hàm yếu tố quyền con người Một hệ thống pháp luật càng hoàn thiện thì càng bảo vệ và phát huy tối đa những tiềm năng của con người Việt Nam từ những cam kết mạnh mẽ đối với quyền con người nói chung, cũng như quyền hưởng ASXH nói riêng, đang không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật ASXH và cơ chế đảm bảo thực thi quyền con người của tất cả các thành viên trong xã hội.

1.2 Nội dung quyền con người trong pháp luật an sinh xã hội

1.2.1 Nội dung quyền con người trong pháp luật an sinh xã hội quốc tế

Quyền con người trong pháp luật an sinh xã hội được nhiều tô chức quốc tế ghi nhận, ví dụ như Tổ chức lao động quốc tế ILO, Ngân hàng phát triển châu Á

(ADB), tùy thuộc mục tiêu của mỗi tô chức, về kinh tế hay về xã hội, mà cách tiếp

cận quyền con người trong ASXH cũng khác nhau Ở góc độ quốc tế, Liên hợp

quốc mà trong đó chủ yếu là Tổ chức Lao động quốc tế ILO, Cao ủy Liên hợp

quốc về quyền con người (OHCHR).

Trong Công ước về quyền ASXH tối thiểu số 102/1952, ILO đã đưa ra 09 lĩnh vực của ASXH, bao gồm: chăm sóc y té, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuôi già (hưu trí), trợ cấp trong trường hợp tai nạn lao động — bệnh nghề

Trang 21

nghiệp, trợ cấp gia đình, trợ cấp thai sản, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp tử tuất Như vậy, ngay từ giai đoạn ban đầu của quá trình ghi nhận quyền ASXH, ILO đã chú trọng đến hai vấn dé trong tâm là sức khỏe và thu nhập của con người, hai nền tảng cơ bản nhất của ASXH Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển của xã hội, thì nội hàm của ASXH cũng như quyền con người trong ASXH đã được mở rộng hơn Cụ thể, gần đây, ILO đã đưa ra Khuyến nghị về sàn ASXH số 202/2012, một sáng kiến mới về mô hình sàn ASXH đã được chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu, được sự ủng hộ của nhiều tổ chức Quốc tế Hệ thống ASXH theo Khuyến nghị này gồm 3 tầng cơ bản:

Hình 1.1: Mô hình sàn an sinh xã hội (Khuyến nghị số 202/2012 — ILO)

Tìm cách cung cấp cho mọi người các cấp độ dam bảo an ninh thu nhập và tiếp cận dich vụ chăm sóc sức khoẻ có chất

Tăng cường an ninh thu nhập và tiếp cận các dịch vụ chăm

sóc sức khoẻ cho mọi người dân

Như vậy, trong Khuyến nghị về sàn ASXH số 202/2012 của Liên hợp quốc, quyền con người của từng nhóm đối tượng cụ thê đã được đảm bảo, trong đó trước

tiên là đảm bảo thu nhập và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hay nói cách khác là một

mức sống tối thiêu phù hợp của một số đối tượng trong nhóm yếu thế như trẻ em, người già, người tàn tật Sàn an sinh cũng hướng tới bảo vệ cho những người mat đi thu nhập, người nghèo đói Tiếp đến, ở tầng thứ hai của sàn an sinh, BHXH bắt buộc và các hình thức an sinh khác có đóng góp của người dân, hướng đến đại đa số người dân trong xã hội Tuy nhiên, đối tượng được chú trọng, đây là nhóm người có thu nhập, nên mức độ bảo vệ cũng ở cấp độ thấp hơn, và họ phải đóng

Trang 22

gop phan vào sự duy tri của san an sinh cùng với NSDLD và nha nước Tang thứ ba của sàn an sinh là BHXH tự nguyện, cho một số đối tượng nhất định Nguồn tài chính của tang ba do DN và NLD đóng góp, nhà nước hỗ trợ thông qua chính sách thuế thu nhập.

Trong khuyến nghị này, bên cạnh vấn đề bảo vệ sức khỏe và thu nhập của con người, ILO cũng đưa ra hệ thống ASXH hiện đại hơn, bao gồm cả những dịch vụ xã hội cơ bản về nước sạch, về giáo dục, về tiếp cận thông tin Bên cạnh đó, Khuyến nghị về sàn ASXH số 202/2012 còn chú trọng đến phòng ngừa rủi ro thay vì chỉ tập trung chủ yếu vào những biện pháp khắc phục rủi ro như trước đây, cụ thể: các quốc gia sau khi thiết lập sàn an sinh cần đảm bảo tăng cường việc làm trong khu vực chính thức, tăng thu nhập, phát triển giáo dục, xóa mù, đảo tạo nghề, tăng cường kỹ năng nghề và khả năng duy trì việc làm, giảm sự bap bênh, thúc đây việc làm ồn định, sáng kiến kinh doanh và các DN bền vững trong khuôn khổ chương trình việc làm bền vững.

Ở góc độ khu vực, hầu hết các khu vực trên thế giới đều đưa ra những ràng buộc pháp lý về quyền con người, trong đó ghi nhận quyền được hưởng ASXH là quyền phổ quát, co ban của loài người Chang hạn như trong Tuyên bố ASEAN về quyền con người 2012, quyền được hưởng ASXH được ghi nhận từ điều 27 đến

điều 31, cụ thé, Điều 30 nhận định: “Tat cả mọi người đều có quyên hưởng an

sinh xã hội, bao gồm BHXH trong điều kiện cho phép, để giúp người đó có các phương tiện ton tại phù hợp với nhân cách ”.

Cùng với sự nâng cao nhận thức về nhân quyền, hiện nay, ở cả góc độ quốc tế và góc độ quốc gia, quyền con người trong lĩnh vực ASXH đã được tiếp cận theo hướng hiện đại hơn, theo đó không chỉ bao gồm vấn đề bảo vệ thu nhập hay sức khỏe — thé chất hay giáo duc cơ bản, mà việc đảm bảo tiếp cận nước sạch, tiếp cận thông tin, việc thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững cũng được chú trọng hơn bao giờ hết Điều này đặt ra những cuộc cải cách mạnh mẽ của hệ thống ASXH ở hau hết các quốc gia trên thé giới, từ các quốc gia phương Tây có nền ASXH phát triển lâu đời cho đến những quốc gia châu Á đang loay hoay xây dựng một nền an sinh phù hợp như Việt Nam Bên cạnh việc mở rộng nội hàm của ASXH, các quốc gia này nhìn chung đều đang phải đối mặt với những thách thức về tính ôn định và bền vững của hệ thống an sinh, do tình trạng già hóa dân số và van dé chi tiêu công thiếu hiệu quả, bat bình dang giữa các đối tượng thụ hưởng

Trang 23

Chang han nhu, đối với nước Đức, cái nôi của nền ASXH thé giới, do nhu cầu sử dụng dịch vụ và chỉ phí chăm sóc sức khỏe gia tăng, tình trạng già hóa dân số và tỷ lệ sinh ở mức thấp, Đức cũng phải đưa ra một cuộc cải cách lớn về BHYT năm 2007 mà trọng tâm là Quỹ BHYT Cụ thể, từ năm 2009 tất cả những phần đóng góp BHYT của NLĐ và NSDLĐ đều được nộp vào quỹ BHYT, ngoài ra quỹ

BHYT còn nhận được khoản hỗ trợ từ ngân sách nhà nước Thông qua quỹ BHYT,

nhà nước áp dụng một mức đóng góp BHYT thống nhất đối với toàn liên bang ấn

định, các cơ sở BHYT cũng nhận được từ quỹ BHYT một khoản trọn gói cho mỗi

một người tham gia bảo hiểm tại cơ sở của mình Những cơ sở BHYT đặc biệt có nhiều người tham gia bảo hiểm là người già, người ốm hoặc người có thu nhập thấp đều nhận được một khoản hỗ trợ Ngoài ra, Đức cũng tiễn hành cải cách bảo hiểm hưu trí vào năm 2008, băng việc tăng độ tuổi nghỉ hưu của NLD từ 65 lên 67 tudi, trong đó từ năm 2012 đến 2035, tuổi nghỉ hưu sẽ được tăng mỗi năm thêm 01

Ở Mỹ, một quốc gia có nền ASXH phát triển, cũng đã phải thực hiện một cuộc cải cách toàn diện về BHYT năm 2010, trong đó chú trọng mở rộng đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, giảm tình trạng gian lận trong việc đóng — hưởng BHYT, tập trung vào y tế dự phòng và y tế công cộng.

Gần đây nhất, ngày 06/04/2015, chương trình cải cách lương hưu ở Anh cũng bắt đầu có hiệu lực Theo đó, nội dung chủ yếu của cuộc cải cách đó là, NLD ở Anh sau khi về hưu sẽ có 04 lựa chọn đối với tiền hưu trí của mình, bao gồm: (i) rút toàn bộ tiền lương hưu để phục vụ mục đích chỉ tiêu, trường hợp này người nghỉ hưu sẽ phải đóng một khoản thuế thu nhập rất cao — tương đương gan 1/3 tổng tiền lương hưu mà người đó rút; (ii) rút một phan trong tông tiền lương hưu, và được hưởng mức lương hưu thấp hơn; (iii) rút toàn bộ tiền lương hưu và đầu tư

vào quỹ BH hưu trí; (iv) giữ nguyên tình trạng hưởng lương hưu Ngoài ra, NLD ở

Anh cũng không phải trả thuế thu nhập cá nhân trên tổng số 25% lương hưu, và họ có quyền chuyên lương hưu cho người thừa kế.

Tóm lại, để đảm bảo quyền con người trong lĩnh vực an sinh, hệ thống ASXH trên thé giới hiện nay dang được cải cách theo xu hướng mở rộng đối

tượng được hưởng ASXH; đa dạng hóa các hình thức hưởng và mở rộng nội hàm

của quyền hưởng ASXH - thực chat là làm dày thêm tam lưới an sinh; va áp dụng các biện pháp tài chính dé đảm bảo tính 6n định, bền vững của hệ thống ASXH Tiếp cận giáo dục cơ bản, nước sạch vệ sinh, y tế dự phong, ngày càng được

Trang 24

chú trọng nhiều hơn trong pháp luật ASXH, điều này cũng thé hiện quan điểm ASXH không chỉ dừng lại ở việc khắc phục và bảo vệ con người trước rủi ro, mà

còn tập trung vào việc phòng ngừa rủi ro.

1.2.2 Nội dung quyền con người trong pháp luật an sinh xã hội Việt Nam Quyên con người trong pháp luật an sinh xã hội được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có, khách quan cua con người trong lĩnh vực an sinh, được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế, bao gom nhưng không giới han các nội dung bảo vệ thu nhập, bảo vệ va chăm sóc sức khỏe, trợ giúp xã hội, đảm bảo tiếp cận các dich vụ xã hội cơ ban.

Pháp luật Việt Nam trong một thập niên trở lại đây đã đạt được nhiều bước tiễn lớn trong van đề ghi nhận quyền con người trong ASXH Lần đầu tiên, quyền được hưởng ASXH được ghi nhận trong văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất của nước ta - Hiến pháp 2013, trong đó Điều 34 quy định “Công dan có quyên được bảo đảm an sinh xã hội Từ việc ghi nhận quyền hưởng ASXH của công dân là một quyên hiến định, pháp luật ASXH Việt Nam trong thời gian gần đây cũng đã có nhiều đổi mới về nội dung và đảm bảo thực hiện, để phù hợp với xu thế cải cách ASXH trên thế giới Trên cơ sở khung ASXH được thiết lập, gần đây một loạt các văn bản pháp luật trọng tâm của hệ thong ASXH đã được sửa đồi, bỗ sung như: Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 (Luật BHXH 2014) có hiệu lực thi hành từ 01/01/2016; Luật sửa đổi, b6 sung một số điều của Luật BHYT số 46/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2015 (Luật BHYT sửa đổi 2014); Luật Việc làm số 38/2013/QH13 (Luật Việc làm 2013) có hiệu lực thi hành từ 01/01/2015; Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 (BLLĐ 2012); Luật giáo dục nghề nghiệp 2014; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQHI3, Luật cư trú 2010, sửa đổi bổ

sung 2013, và một loạt các văn bản hướng dẫn thi hành đảm bảo thực thi pháp

luật ASXH nói chung, cũng như quyền con người trong ASXH nói riêng.

Thực tế hiện nay, nội hàm của ASXH ở nước ta được mở rộng hơn, theo hướng tôn trọng và ghi nhận quyền con người trong ASXH Cụ thể, phạm vi bao phủ của ASXH đã từng bước được mở rộng đến toàn bộ người dân trong xã hội, thông qua các chính sách pháp luật như BHXH bắt buộc, BHYT toàn dân Nội

hàm của ASXH được mở rộng hơn, ngoài những trụ cột chính là BHXH, BHTN,chăm sóc sức khỏe thông qua BHYT, TGXH, ưu đãi xã hội thì hiện nay, ASXH

Trang 25

còn bao gồm cả các dịch vụ xã hội cơ bản như nước sạch, giáo dục, nhà ở, thông tin và bao gồm cả vấn đề đảm bảo thu nhập, việc làm, giảm nghèo bền vững Độ bao phủ trong pháp luật ASXH Việt Nam rất gần gũi với mô hình sàn ASXH của ILO, bao gồm (i) chăm sóc sức khỏe cơ bản, (ii) thu nhập tối thiêu cho người trong độ tuôi lao động nhưng không có khả năng tạo ra thu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn hoặc thu nhập thấp hơn mức đủ sống, (iii) thu nhập tối thiểu cho người trên hoặc dưới độ tuổi lao động; chú trọng đến dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân.

Trong cuốn Phát triển hệ thống ASXH ở Việt Nam đến năm 2020 do Viện Khoa học Lao động và Xã hội xuất bản năm 2013 có đưa ra mô hình Hệ thống ASXH Việt Nam giai đoạn 2012 — 2020 gồm 04 nhóm: (i) Việc làm, đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo; (ii) BHXH; (iii) TGXH cho các nhóm đặc thù; (iv) Dịch vụ xã hội cơ bản Mô hình hệ thông ASXH này được thé hiện dưới dang sơ đồ như sau:

Hình 1.2 Hệ thống an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020

Trang 26

Hình 1.2 Hệ thống an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020

Nghiên cứu vấn đề quyền con người trong pháp luật ASXH bao gồm đánh giá phạm vi bao quát của chính sách an sinh đối với các thành viên trong xã hội, quyền lợi hưởng và các cơ chế đảm bảo thực hiện quyền con người, được thé hiện

trong từng nội dung cơ bản của ASXH như sau:

© Quyên con người trong lĩnh vực bảo vệ thu nhập thông qua bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp

Trang 27

Con người, trước những biến cố tự nhiên, xã hội, kinh tế, không phải lúc nào cũng đảm bảo được thu nhập của mình, do vậy, nhu cầu phòng ngừa, khắc phục rủi ro khi mắt đi thu nhập do sức khỏe suy giảm, khi không còn khả năng lao động, hay khi QHLD bị gián đoạn là nhu cầu tất yếu và chính đáng Bảo vệ thu nhập có thé coi là mục tiêu quan trọng nhất trong ASXH, thậm chí, còn có quan niệm bảo vệ được thu nhập thì cũng chính là đảm bảo được ASXH, bảo vệ được sức khỏe, hay quyền được học tập, quyền có nơi cư trú, Trong các chính sách pháp luật bảo vệ thu nhập, BHXH và BHTN là hai chính sách trụ cột trong hệ thống an sinh BHXH và BHTN dựa trên sự đóng góp của các bên tham gia, gồm NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước nhằm bù đắp hoặc thay thế cho những khoản thu nhập bị giảm hoặc mất trong những trường hop NLD gặp rủi ro, giảm hoặc mắt khả năng lao động hoặc mat việc

© Quyên con người trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe thông qua bảo hiểm y tế

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, vấn đề bảo vệ và chăm sóc sức khỏe là một trong những trụ cột quan trọng nhất của ASXH Dé bảo vệ chăm sóc

sức khỏe cho toàn dân thì chính sách BHYT là một chính sách luôn được ưu tiên

trong hệ thống pháp luật ASXH Việt Nam BHYT với mục tiêu bao phủ được rủi ro về sức khỏe của con người, từ khi người đó chưa sinh ra, trong quá trình lớn lên (BHYT miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, BHYT học đường, BHYT bắt buộc khi con người tham gia vào QHLĐ), kê cả khi hết tuổi lao động, họ tiếp tục được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe thông qua BHYT dành cho người về hưu Có thé nói, quyền con người trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe thể hiện rõ nét nhất trong chương trình BHYT toàn dân mà Việt Nam đang nỗ lực triển khai.

© Quyên con người trong lĩnh vực trợ giúp xã hội

Trợ giúp xã hội là một biện pháp tương trợ cộng đồng đầu tiên mà con người tìm đến để giúp nhau vượt qua những tình huống khó khăn Đây là hình thức tương trợ cộng đồng đơn giản, phô biến và giữ vai trò quan trọng trong hệ thống ASXH mỗi quốc gia Ở Việt Nam, nghiên cứu về quyền con người trong TGXH tập trung vào hai nhánh chính của pháp luật TGXH, đó là chế độ trợ cấp thường xuyên có tính 6n định, lâu dài và chế độ trợ cấp đột xuất thì có tính nhất thời, được thực hiện một lần với các hình thức đa dạng, linh hoạt nhằm bảo

Trang 28

vệ nhóm đối tượng yếu thé trong xã hội; đảm bảo kha năng bình dang trong tiếp

cận các hình thức TGXH của con người.

© Quyên con người trong lĩnh vực tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản

Dịch vụ xã hội cơ bản mặc dù không phải là một điểm mới trong những quy định của pháp luật quốc tế về quyền con người, nhưng trong vài năm gần đây, vấn đề này mới được chú trọng và đưa vào hệ thống ASXH Việt Nam Hiện nay, xu hướng chung trên thé giới xác định dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm: chăm sóc y tế cơ bản, tiếp cận giáo dục cơ bản, đảm bảo nơi cư trú, sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh, và tiếp cận thông tin Quyền con người trong lĩnh vực tiếp cận dịch vụ xã hội

cơ bản ở Việt Nam tương tự, cũng chú trọng tới các nội dung nêu trên, và được

đảm bảo thực hiện thông qua các chương trình quốc gia, các văn bản pháp luật, qua đó, nhà nước đảm bảo nâng cao điều kiện sống cho người dân.

© Quyên con người trong an sinh xã hội của một số đối trợng đặc biệt Sự tồn tại của một số đối tượng trong cộng đồng với những yếu thé của ho luôn thu hút sự quan tâm của nhà nước và xã hội Những đối tượng đặc biệt được xác định bao gồm: người khuyết tật, người có HIV/AIDS, NLD di cư trong nước, người có công với cách mạng Những người thuộc nhóm này là những đối tượng do điều kiện chủ quan hoặc khách quan, chịu nhiều ảnh hưởng từ các rủi ro hơn các thành viên khác trong xã hội Đây là nhóm đối tượng dé bị tôn thương, dễ bị phân biệt đối xử, vì vậy, từ góc độ ASXH, quyền con người đối với nhóm đối

tượng này thường có những quy định riêng.

Trang 29

° Kết luận chương 1

Trước khi hệ thống pháp luật ASXH ra đời, trên thế giới đã tồn tại nhiều hình thức tương trợ cộng đồng khác nhau mang tính chất truyền thống và không bắt buộc, không được pháp luật điều chỉnh Tuy nhiên, với sự ra đời của quỹ BHXH ở Đức vào năm 1889, và sự lan rộng của các chế định về ASXH trên toàn thế giới sau đó, ASXH đã được thừa nhận như một quyền của con người nói chung và quyền của NLD nói riêng ASXH đã dan trở thành một cơ chế phòng ngừa và khắc phục rủi ro được nhà nước tô chức và đảm bảo thực hiện, chiếm vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống các chính sách xã hội của mỗi quốc gia cũng như trong hệ thống pháp luật quốc tế Cùng với xu hướng cải cách mạnh mẽ ở các hệ thống ASXH trên thế giới như: cải cách BHYT Đức 2007, cải cách BHYT Hoa Kỳ 2010,

cải cách BH hưu trí Anh 2015, ; và sự ra đời của mô hình Sàn an sinh của Liên

hợp quốc theo hướng bao quát toàn bộ các thành viên của xã hội; pháp luật Việt Nam cũng đang hoàn thiện để đảm bảo tốt hơn nữa quyền con người trong lĩnh vực ASXH Hiện nay, quyền con người trong pháp luật ASXH Việt Nam bao gồm một số nội dung chính như sau: Quyền con người trong lĩnh vực bảo vệ thu nhập thông qua BHXH và BHTN; Quyền con người trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe thông qua BHYT; Quyền con người trong lĩnh vực TGXH; Quyền con người trong lĩnh vực tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản; Quyền con người trong ASXH của đối với số đối tượng đặc biệt.

Trang 30

CHƯƠNG 2

THUC TRẠNG QUYEN CON NGƯỜI VA DAM BẢO QUYEN CON NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI VIỆT NAM

° Thực trạng quyền con người trong lĩnh vực bảo vệ thu nhập thông qua bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp

Bao vệ thu nhập có thé coi là mục tiêu quan trọng nhất của ASXH và cũng thé hiện rõ nét nhất việc đảm bảo quyền con người trong hoạt động lao động, dưới góc độ đảm bảo quyền con người trong ASXH, quyền được đảm bảo thu nhập thê hiện ở chế định về BHXH và BHTN.

Ở Việt Nam, quyền được bảo vệ thu nhập thông qua BHXH và BHTN của con người được ghi nhận tại Điều 14, Hiến pháp 2013 - văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất và điều này tiếp tục được thể chế hóa trong một loạt các văn bản có hiệu lực pháp luật cao như BLLĐ, Luật BHXH được sửa đổi b6 sung qua nhiều

giai đoạn, Luật Việc làm và hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành Hiện nay,

xuất phát từ việc thừa nhận sâu sắc hơn quyền con người trong ASXH, cùng với xu hướng cải cách BHXH trên thế giới ưu tiên bảo vệ thu nhập bằng BHXH bền vững; nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật mới ghi nhận nhiều thay đổi

trong lĩnh vực BHXH, BHTN như: Luật BHXH 2014, Luật việc lam 2013, BLLD

2012 cùng nhiều văn bản hướng dẫn thi hành: Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật việc làm 2013 về BHTN, Nghị định số 93/2013/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và dua NLD Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, ` 2.1.1 Quyền con người trong quy định pháp luật BHXH, BHTN

Trong hệ thống ASXH của hầu hết các quốc gia trên thế giới, BHXH và

BHTN luôn là một trụ cột chính và giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thunhập của người dân Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ Thông qua các

chế định BHXH, BHTN, quyền con người trong lĩnh vực thu nhập đã được bảo vệ, bởi BHXH hay BHTN đều là những cơ chế dài hạn và bền vững trong việc bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của con người khi họ suy giảm khả năng lao động hay mat đi thu nhập, mat đi việc làm Hon thế nữa, chế độ BHTN không chỉ bù đắp thu nhập của NLĐ khi họ mất việc làm mà còn đưa ra những

Trang 31

hình thức hỗ trợ dé NLD có việc làm và thu nhập bền vững thông qua tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề dé duy trì việc làm cho NLD.

Pháp luật BHXH hiện nay gần như đã bao quát tất cả NLD trong phạm vi áp dụng với 2 hình thức tham gia là bắt buộc và tự nguyện các thành viên trong xã hội trong quá trình lao động, tạo ra sản phẩm cho xã hội Nếu như chế độ BHXH bắt buộc chủ yếu hướng đến những NLD tham gia vào QHLD chính thức - QHLD làm công ăn lương và trong một số trường hợp là thân nhân của họ; thì BHXH tự nguyện lại hướng đến đối tượng là người không tham gia vào QHLĐ chính thức, có thê là những người tự kinh doanh, nông dân những đối tượng không thuộc phạm vi tham gia BHXH bắt buộc; còn BHTN lại nhằm hỗ trợ cho những người trong độ tuổi lao động, còn khả năng lao động, nhưng QHLD bị gián đoạn do họ mất việc

Luật BHXH 2014 đã mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thêm nhóm NLD làm việc theo HDLD thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 thang; NLD là công dân nước ngoài; Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, phường, thị trấn Ngoài ra, dé hướng đến sự công bằng, bình đăng trong việc đóng — hưởng giữa hai chế độ BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc, Luật BHXH 2014 đã thiết kế công thức tính lương hưu hay trợ cấp tử tuất ở hai chế độ này như nhau Đây cũng là một nhân tố

được kỳ vọng sẽ kích thích người dân tích cực tham gia BHXH tự nguyện, giúp tăngđộ bao phủ của BHXH trong thời gian tới.

Dé khuyến khích các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, Luật BHXH 2014 đã bỏ quy định giới hạn độ tuổi tham gia, chỉ quy định người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam, đủ 15 tuôi trở lên; đồng thời, đa dạng hóa các hình thức BHXH tự nguyện băng cách quy định chế độ mới là Bảo hiểm hưu trí b6 sung dé bổ sung cho chế độ hưu trí trong BHXH bắt buộc (Khoản 7, Điều

Ở chế định BHTN, đối tượng tham gia BHTN theo Điều 3 Luật Việc làm 2013 cũng mở rộng thêm đối tượng NLD làm việc theo hợp đồng mùa vụ từ đủ 3 thang trở lên Đây là đối tượng có công việc không 6n định và thu nhập bap bênh, quyền con người của họ trong nhiều khía cạnh của an sinh còn chưa được đảm bảo, do vậy, quy định đây là đối tượng tham gia BHTN sẽ giúp đối tượng này có

Trang 32

cơ hội được hưởng BHTN khi mat đi việc làm, giúp đối tượng này 6n định cuộc song trong thời gian ngắn, trước khi tìm được công việc mới.

Bên cạnh đó, Luật việc làm 2013 cũng không còn quy định NSDLĐ sử

dụng từ 10 lao động trở lên mới phải tham gia BHTN Như vậy, DN chỉ cần có sử dụng lao động, bat kế hợp đồng lao động thời vụ, xác định hay không xác định thời hạn đều phải đóng BHTN cho NLD.

Với sự ra đời của Luật BHXH 2014, Luật việc làm 2013, vấn đề quyền con người trong lĩnh vực bảo vệ thu nhập đã được chú trọng nhiều hơn, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTN đã bao phủ gần như toàn bộ NLD có QHLĐ qua đó đảm bảo thu nhập của NLD và một số thân nhân của họ Những cải cách đáng ké trong lĩnh vực BHXH, BHTN về quy định pháp luật, cơ chế, chính sách thực hiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ cũng như các đối tượng khác tham gia và hưởng lợi.

Hiện nay, mức độ thụ hưởng quyền về BHXH, BHTN của các đối tượng theo Luật BHXH 2014, Luật việc làm 2013 đã có những thay đổi rõ rệt, trong đó đặc biệt ghi nhận những điểm tiến bộ về chế độ thai sản Luật cũng đã có một số những thay đổi trong điều kiện hưởng bảo hiểm hưu trí, BHTN theo hướng khắt khe hơn dé đảm bảo tính ôn định và bền vững của quỹ hưu trí và quỹ BHTN trong

tương lai.

Chế độ thai sản đã có những sửa đổi bổ sung đáng ké, qua đó đã tôn trong quyền con người, đặc biệt là quyền của lao động nữ liên quan đến thiên chức làm me Cụ thé: Điều 35, Luật BHXH 2014 đã quy định về chế độ thai sản cho lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; sửa đôi quy định cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản néu người mẹ qua đời, Luật BHXH 2014 cũng bồ sung nhiều quy định mới liên quan đến quyền lợi của lao động nam, thé hiện mục tiêu bình đăng giới và đảm bảo quyền của

NLD nam được dành thời gian cho con cái Theo đó: NLD nam có vợ sinh con

được nghỉ chế độ thai sản từ ít nhất 5 ngày; hưởng quyền lợi về BHXH giống như NLD nữ nếu nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng,

Dé dam bao kha năng chi trả lâu dài và bền vững của Quỹ BHXH, Luật BHXH 2014 cũng xây dựng lộ trình hợp lý nhằm điều chỉnh công thức tính lương hưu theo nguyên tắc mức hưởng phải dựa trên cơ sở mức đóng và tăng thời gian đóng BHXH để đảm bảo cân đối với thời gian hưởng BHXH của NLĐ Theo đó, từ 1/1/2018, đối với lao động nam, số năm đóng BHXH dé được hưởng ty lệ 45%

Trang 33

đầu tiên tăng dần; đối với lao động nữ, 15 năm đầu đóng BHXH được hưởng 45%, sau đó thêm | năm đóng BHXH chi được tính thêm 2% Đối với NLD nghỉ hưu ở mức thấp hơn do suy giảm khả năng lao động thì mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi bi trừ 2% (so với hiện tại là 1%) Tiền lương đóng BHXH sé bao gồm tiền lương và phụ cấp lương, từ 1/1/2018, tiền lương đóng BHXH sẽ bao gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản bé sung khác.

Luật BHXH 2014 có nhiều chính sách tạo điều kiện cho NLD tham gia BHXH tự nguyện như hạ mức sàn thu nhập là căn cứ đóng BHXH bằng mức chuẩn các hộ nghèo của khu vực nông thôn; không khống chế tudi trần của người tham gia; bỏ quy định mức thu nhập đóng BHXH tự nguyện thấp nhất bằng mức lương cơ sở dé phù hợp với khả năng tham gia của người dân; linh hoạt trong phương thức đóng: đóng một lần cho nhiều năm và đóng một lần cho những năm còn thiếu cơ bản; ghi nhận quy định mới về Bảo hiểm hưu trí b6 sung nhằm mục

tiêu tang mức lương hưu cho NLD.

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, hiện nay, quy định của pháp luật BHXH, BHTN về quyền lợi của các đối tượng còn những hạn chế nhất định, thể hiện ở một số nội dung như sau:

Về tính 6n định của pháp luật điều chỉnh nội dung BHXH, BHTN:

Mặc dù pháp luật liên tục được sửa đôi, cải thiện dé đảm bảo tốt hơn quyền con người, tuy vậy, việc thay đôi pháp luật quá nhanh, hay tình trạng pháp luật vừa ban hành, chưa có hiệu lực đã gặp phan ứng của NLD và cả xã hội, dẫn đến phải sửa đổi cũng thé hiện sự nóng vội của nhà lập pháp, chưa tìm hiểu và phân tích kỹ nguyện vọng của NLĐ nói riêng và người dân trong xã hội nói chung Đơn cử gần đây nhất là nội dung quy định hưởng BHXH một lần tại Điều 60 Luật BHXH 2014 Quy định này là nguyên nhân dẫn đến những cuộc đình công diễn ra ở nhiều địa phương, trong đó dién hình là cuộc đình công của một số công nhân của Công

ty TNHH PouYuen Việt Nam vào ngày 27/03/2014 Lý giải nguyên nhân đình

công, nhiều học giả nhận định, tuy mục đích của điều luật là hướng đến an sinh 6n định, giúp NLĐ về già có đủ điều kiện nhận lương hưu hằng tháng, nhưng việc không cho phép NLĐ được hưởng BHXH một lần, để giải quyết những nhu cầu cấp bách trong cuộc sống là chưa đảm bảo được quyền con người trong lĩnh vực ASXH của họ Hơn nữa, mức hưởng lương hưu của NLD rất thấp, khiến cho một bộ phận rất đông NLD muốn lay trợ cấp một lần, dé có một nguồn vốn nhỏ, phục

Trang 34

vu cho nhu cầu cuộc sống trước mat, và dé đầu tư cho con cái, hay cho lúc tuôi già, đây cũng là nhu cầu chính đáng cần được tôn trọng.

Vé sự thiếu ổn định và bên vững của quỹ BHXH:

Tính 6n định của quỹ BHXH van ở mức thấp, nguy cơ vỡ quỹ, đặc biệt là quỹ bảo hiểm hưu trí vẫn đang tiềm ẩn Trước thời điểm Luật BHXH 2014 ra đời, ILO đã đưa ra Báo cáo Dự báo tài chính Quỹ hưu trí trong đó kết luận Quỹ hưu trí của Việt Nam đang phải đối mặt với khủng hoảng căn bản Nếu như không cải cách kịp thời thì tới năm 2021, tổng thu của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam sẽ tương đương với chi phí và toàn bộ Quỹ hưu trí sẽ cạn kiệt vào năm 2034 Với thiết kế hệ thong hưu trí như Luật BHXH 2006, tat cả lao động nam dưới 39 tuổi và lao động nữ dưới 34 tuổi của Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ không nhận được bat

kỳ một khoản phúc lợi hưu trí nào sau khi nghỉ hưu Luật BHXH 2014 mặc dù đã

đưa ra một số cải cách trong công thức tính lương hưu, nhưng cải cách tăng độ tuôi nghỉ hưu, vốn được xem là hiệu quả nhất và đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới vẫn chưa được chấp thuận.

Về việc dam bảo quyên bình dang của con người trong bảo vệ thu nhập Hiện nay, Luật BHXH 2014, BLLĐ 2012 vẫn giữ nguyên quy định về độ tuổi nghỉ hưu thông thường đối với lao động nữ là 55 tuổi, lao động nam là 60 tuổi Từ góc độ quyền con người, có quan điểm cho rằng có sự phân biệt đối xử nhất định đối với NLD nữ bởi sự hạn chế cơ hội thăng tiễn trong nghề nghiệp, ảnh hưởng đến thu nhập và lương hưu, do đó, trong tương lai cần tính đến ưu tiên NLD nữ trong tương quan đảm bảo quyền của họ.

Các nhóm lao động khác nhau như khối quân nhân, công chức, viên chức, và khối lao động tư nhân có tỷ lệ hưởng so với mức đóng góp thực tế là khác nhau Đặc biệt, đối với khối quân nhân, độ tuôi nghỉ hưu thấp hơn so với NLD thông thường là 05 năm, mức hưởng lương hưu cao so với mặt bằng chung Sự đối xử thiếu công bang dẫn tới hai vấn dé đó là sự đồ ky về lương hưu — gây ra sự lo âu mang tính xã hội trong các nhóm đóng góp nhiều hơn hưởng, và sự trốn tránh — những nhóm đối tượng bị thiệt thòi quyền lợi sẽ có động cơ trốn và không tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội.

2.1.2 Thực trạng đảm bảo quyền con người trong thực hiện pháp luật

BHXH, BHTN

Trang 35

Thực tế, về độ bao phủ của BHXH đối với các thành viên trong xã hội, tính đến tháng 12/2014, sỐ người tham gia BHXH bắt buộc ở nước ta đạt gần 11,5 triệu người, tăng khoảng 7,2% so với cùng kỳ năm 2013; số người tham gia BHXH tự nguyện là gần 200 ngàn người, tăng khoảng 25,8% so với cùng kỳ năm 2013; số

người tham gia BHTN 9,2 triệu người, tăng 7,87% so với năm 2013 Nam 2014 có

trên 510 ngàn người hưởng trợ cấp thất nghiệp gần 460 ngàn lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm và trên 18 ngàn người được hỗ trợ học nghề góp phan giảm bớt khó khăn, 6n định cuộc sống và giúp người lao động tim được việc làm

Dé đảm bảo quyền con người trong thực hiện pháp luật BHXH, BHTN, nhà nước đã có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm, đặc biệt là BHXH tự nguyện băng cách thay đổi cơ cau quan lý Quy BHXH, theo đó Quỹ hưu trí và tử tuất được sử dụng để chỉ trả chế độ cho cả đối tượng tham gia bắt buộc và tham gia tự nguyện trong khi theo Luật BHXH 2006, đây là hai quỹ tách biệt Điều này đảm bảo sự bình dang hơn cho NLD tham gia BHXH tự nguyện Luật BHXH 2014 cũng ghi nhận sự thay đôi trong cơ cấu tiền lương làm căn cứ đóng BHXH: tiền lương đóng BHXH sẽ bao gồm tiền lương và phụ cấp lương, từ 1/1/2018, tiền lương đóng BHXH sẽ bao gồm tiền lương, phụ cấp lương va các khoản bồ sung khác Quy định này vừa đảm bao sự phù hợp với pháp luật lao động, vừa đảm bảo mức tiền lương đóng BHXH tương xứng với mức thu nhập, giảm tình trạng khai thấp mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH Ngoài ra, Luật BHXH 2014 đã giảm mức quy định về thu nhập tối thiểu làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện sẽ mở ra cơ hội tham gia được BHXH tự nguyện cho nhiều NLD.

Tuy rằng hiện nay tỷ lệ người dân tham gia BHXH tự nguyện đã có chiều hướng gia tăng, nhưng vẫn đang ở mức rất thấp, cụ thể, theo thống kê của Bộ Lao động — thương binh và xã hội, tính đến hết ngày 31/12/2014, số người tham gia BHXH tự nguyện mới chỉ đạt 196.254 người, chiếm 0,35% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động Nguyên dân dẫn đến tỷ lệ người tham gia BHXH tự nguyện thấp chủ yếu là do một số chính sách, quy định pháp luật BHXH chưa phù hợp như số năm đóng góp tôi thiểu là 20 năm dé hưởng lương hưu; và sự chênh lệch giữa chế độ BHXH bắt buộc và tự nguyện nên đã không thu hút những NLĐ khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện Quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện chỉ được hưởng 2 chế độ dài hạn (tử tuất và hưu trí), còn các chế độ BHXH ngắn hạn (thai sản, ốm đau và tai nạn lao động) là những quyên lợi thiết

Trang 36

thực, cơ bản đối với mọi NLĐ và nhất là phụ nữ họ lại chưa được hưởng Hơn nữa, trong chế độ BHXH tự nguyén: các chế độ bảo hiểm hưu trí b6 sung là chính sách mới trên cơ sở vừa nghiên cứu vừa tô chức thực hiện sẽ có rất nhiều vẫn đề thực tiễn đòi hỏi phải giải quyết trong thời gian tới.

Quỹ BHXH vẫn đứng trước nguy cơ mat an toàn trong tương lai, mà một nguyên nhân chủ yếu chính là do tình trạng trốn đóng BHXH của các DN Báo cáo tổng kết của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2014 cho thấy hiện có trên 300.000 đơn vị đang hoạt động, cơ quan BHXH chỉ quản lý được gần 150.000 don vị đăng ký tham gia BHXH, như vậy, có đến 50% số DN trén đóng BHXH Nếu không có biện pháp buộc NSDLD tuân thủ pháp luật về BHXH, mục tiêu đến năm 2020 sẽ khó đạt được trên 50% lực lượng lao động tham gia BHXH Tình trạng nợ BHXH diễn ra khá phổ biến và có chiều hướng gia tăng qua các năm về số đơn VỊ, số tiền nợ BHXH Tính đến hết tháng 8/2014, có 47.315 đơn vi với gần 674.000 lao động tham gia BHXH còn nợ tiền BHXH, BHYT với số tiền nợ là 11.562 tỷ đồng, bằng 6,49% kế hoạch giao thu Các hành vi vi phạm pháp luật BHXH là sự vi phạm Hiến pháp về quyền con người, gây hậu quả nghiêm trọng, không chỉ thiệt hại về vật chất, ảnh hưởng đến quỹ BHXH mà còn gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của người dân Những hạn chế trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người trong lĩnh vực BHXH, BHTN xuất phát từ một số nguyên nhân như: nhận thức của NSDLĐ về BHXH, BHTN còn hạn chế hoặc hiểu rõ nhưng cé tình không đóng bảo hiểm; cơ chế đảm bảo thực hiện chưa thực sự hiệu quả thể hiện ở chế tài, mức phạt còn thấp, tô chức

thực hiện chưa sâu sát.

2.2 Thực trạng quyền con người trong lĩnh vực bảo hiểm y tế

Quyền được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trong ASXH là quyền cơ bản của con người, và được thể hiện chủ yếu thông qua các chính sách BHYT BHYT toàn dân được xác định là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, thé hiện sâu sắc cam kết của chính phủ Việt Nam trong van đề đảm bảo sức khỏe cho mọi người dân trong xã hội, cũng chính là thê hiện rõ nét nhất việc đảm bảo quyền con người 2.2.1 Quyền con người trong quy định pháp luật bảo hiểm y tế

Theo xu hướng cải cách ASXH, đặc biệt là xu hướng cải cách BHYT trên

thế giới nhằm đảm bảo quyền con người cũng như tính bền vững của quỹ BHYT, va dé thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân; pháp luật Việt Nam trong thời gian gần

Trang 37

đây đã ban hành nhiều quy định mới trong lĩnh vực BHYT như: Luật BHYT 2008, Luật khám chữa bệnh 2009, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT

2014, và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trong giai đoạn hiện nay, nước ta luôn xác định BHYT toàn dân là chìa

khóa đảm bảo quyền con người trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, bởi chính sách này sẽ tạo ra lưới bao phủ về y tế đối với tất cả các thành viên của xã hội, hay nói cách khác là ghi nhận và tạo điều kiện tham gia BHYT của tất cả mọi người Mục 6, Điều 1, Luật BHYT sửa đổi 2014 ghi nhận đối tượng tham gia

BHYT đã bao phủ toàn bộ các thành viên của xã hội BHYT toàn dân trước tiên

hướng tới những người có QHLĐ, đây là những nhóm đối tượng có thu nhập, do vậy, họ phải san sẻ một phần chi phí cho BHYT cùng với nhà nước Thứ hai, BHYT toàn dân bao phủ những đối tượng chưa có thu nhập, những người còn phải sống phụ thuộc như học sinh, người thuộc hộ cận nghéo, bằng cách hỗ trợ một phan chi phí đóng BHYT cho những đối tượng này Thứ ba, BHYT toàn dân bao phủ những đối tượng yếu thế trong xã hội, những người không có khả năng tham gia vào QHLĐ như: người nghỉ hưu, người dân tộc thiểu số, người có công và thân nhân họ, bang cách hỗ trợ toàn bộ chi phi đóng BHYT bằng ngân sách nhà nước hoặc bằng quỹ của tô chức BHXH Những chính sách pháp luật BHYT trên đây gan như đã bao quát toàn bộ các thành viên của xã hội, tuy nhiên, qua thực tế thực hiện vẫn còn thấy bỏ lọt một số đối tượng, chủ yếu là những người thuộc nhóm yếu thế, hoặc những gia đình sống ở khu vực nông thôn, miễn núi, ít có cơ hội tiếp xúc với việc chăm sóc sức khỏe thông qua BHYT Dựa trên đặc điểm đặc thù về tập quán, về văn hóa, và đặc biệt là hình thức quản lý nhân khẩu thông qua hộ khẩu của Việt Nam, dé bao phủ trọn vẹn tất cả các thành viên còn lại trong xã hội, Luật BHYT sửa đổi 2014 đưa ra phương thức đóng BHYT theo hộ gia đình gồm tất cả những người thuộc hộ gia đình, trừ các đối tượng đã tham gia BHYT theo các nhóm còn lại, với mức đóng của các thành viên được giảm dần.

Quyền lợi của những người tham gia BHYT ngày càng tăng lên.Hiện nay, các đối tượng được Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con; khám bệnh dé sang lọc, chan đoán sớm một số bệnh, chi phí vận chuyên người bệnh theo cơ chế cùng chỉ trả Mức thanh toáns BHYT từ 80% đến 100% chi phí khám chữa bệnh nếu người bệnh khám chữa bệnh đúng tuyến, từ 40% đến 70% chi phí khám chữa bệnh nếu người bệnh khám chữa bệnh trái tuyến, khám chữa bệnh theo yêu cầu, có ý nghĩa rất lớn trong việc

Trang 38

đảm bao chăm sóc sức khỏe ma van bảo vệ thu nhập, bảo vệ sự an sinh của con

người cũng chính là bảo vệ quyền con người.

Đảm bao và mở rộng quyền lợi cho đối tượng tham gia BHYT, pháp luật hiện hành cho phép người có thẻ bảo hiểm được thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo yêu cầu và khám chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh, bao gồm: các cơ sở công lập, bán công, dân lập nếu có hợp đồng với cơ quan bảo hiểm Cơ quan BHYT cũng chấp nhận thanh toán chi phí khám chữa bệnh trực tiếp cho người có thẻ BHYT với mức quy định riêng đảm bảo quyên lợi cho người tham gia Mở rộng phạm vi quyền lợi hưởng và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh là định hướng phát triển của BHYT Việt Nam trong việc bảo vệ và chăm sóc sức

khoẻ toàn dân.

2.2.2 Thực trạng đảm bảo quyền con người trong thực hiện pháp luật bảo hiểm y tế

Về độ bao phủ thực tế của BHYT hiện nay, tính đến hết năm 2014, số đối

tượng tham gia BHYT trên cả nước là 64,6 triệu người, tang 2,7 triệu người so với

tháng 5/2014, tương đương với độ bao phủ 70,8% dân số So với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, đây là một tỷ lệ khá cao Để đảm bảo quyền được

hưởng BHYT, luật cũng đã quy định lộ trình thực hiện BHYT toàn dân, trong đó

nhấn mạnh việc phối hợp giữa chính sách BHYT và Luật khám chữa bệnh 2009 Quy trình thu viện phí và thanh toán BHYT đã được cải tiến mạnh mẽ, giảm từ 6

còn 4 chữ ký trong bản kê thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, do vậy đãtừng bước giảm bớt thời gian chờ đợi của người bệnh, đơn giản thủ tục hành chính,

giảm được từ 12-14 bước trong quy trình khám bệnh xuống còn 4-7 bước, trung bình giảm được 48,5 phút một lượt khám bệnh, tại nhiều bệnh viện, nếu chỉ đi khám thông thường, không phải làm các chiếu, chụp, xét nghiệm thì thời gian chi mat

20-30 phút.

Quy định mới về mở thông tuyến khám chữa bệnh cho phép người bệnh được khám chữa bệnh và thanh toán chi phí trong phạm vi tuyến huyện, tuyến xã trong cùng địa bàn tỉnh Theo đó, quyền tự do khám chữa bệnh của người tham gia BHYT được mở rộng thay vì phải đáp ứng yêu cầu đúng nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu gây nhiều cản trở hành chính cho người tham gia.

Nhìn chung, để thúc đây và đảm bảo quyền con người, quyền tham gia BHYT, pháp luật BHYT đã có nhiều quy định như linh hoạt mức đóng BHYT của

Trang 39

các đối tượng khác nhau,; hay quy định tham gia BHYT bắt buộc theo hộ gia đình trong đó giảm mức đóng của những người kế tiếp; nâng mức hưởng của một số nhóm đối tượng chính sách Bên cạnh những thành công đã nêu trên thì lĩnh vực BHYT vẫn còn một số hạn chế và thách thức nhất định.

Trước tiên, về độ bao phủ dân số tham gia BHYT hiện nay vẫn chưa đạt yêu cầu Mục tiêu mà chính phủ Việt Nam đề ra là đảm bảo 73% dân số tham gia BHYT vào năm 2014, tuy nhiên, kết quả đạt được mới chỉ dừng ở con số 70,8% Từ thực tế này có thể nhận thấy rằng, mục tiêu tỷ lệ dân số tham gia BHYT trong năm 2015 đặt ra là 75% theo Quyết định 122/QĐ-TTg của thủ tướng Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 — 2020, tam nhìn đến năm 2030 ban hành ngày 10/01/2013 là khó có thé đạt được Quan trọng hơn, việc mở rộng bao phủ BHYT cho gần 30% dân số còn lại rất khó khăn, bởi đây chủ yếu là các đối tượng lao động ở khu vực phi chính thức, người thuộc hộ gia đình cận nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng, người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư và diém nghiệp có mức sống

trung bình Trong khoảng hơn 21 triệu người thuộc diện chưa tham gia BHYT

bắt buộc thì chỉ có 5,5 triệu người đã tham gia BHYT tự nguyện, chiếm khoảng 26% Thực tế cho thấy đa số họ là những người có nhu cầu cấp thiết sử dụng các dịch vụ y tế, thường là những người mắc bệnh cần điều trị dài ngày, chi phí điều

trị cao.

Thứ hai, về quyền lợi hưởng khi tham gia BHYT Pháp luật quy định về việc thực hiện thông tuyến khám chữa bệnh, do đó, cũng hạn chế phần nao việc khám chữa bệnh vượt tuyến, trái tuyến Đối với bệnh nhân khám chữa bệnh trái tuyến, Quỹ BHYT sẽ chỉ trả với tỷ lệ phần trăm từ 40% đến 70% tùy từng trường hợp khám chữa bệnh và tuyến bệnh viện điều trị Đối với những bệnh đòi hỏi chỉ phí điều trị cao thì khoản tiền mà người bệnh phải tự chi trả cũng không phải là nhỏ Từ 01/01/2015, khi vượt tuyến trung ương, người bệnh chỉ được thanh toán 40% khi nằm viện điều trị nội trú (trước đây từ 30% - 70%); người đi khám, kê đơn, điều trị ngoại trú sẽ không được thanh toán Việc giảm mức chi trả BHYT cho bệnh nhân khám chữa bệnh vượt tuyến sẽ góp phần dẫn đến giảm tỷ lệ tham

gia BHYT tự nguyện cua một bộ phận người dân, do mục tiêu lợi ích của họkhông đạt được.

Thứ ba, tình trạng trốn đóng BHYT diễn ra một cách phổ biến làm ảnh hưởng đến tài chính bền vững cho việc đảm bảo quyền hưởng BHYT của những

Trang 40

người tham gia Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay có trên 40% DN còn nợ đóng, trốn đóng BHYT Tinh trạng trén đóng bảo hiểm ở diện rộng, với nhiều thủ đoạn tinh vi chủ yếu diễn ra ở các DN nhỏ, DN tư nhân Nguyên nhân chính là do nhận thức của NSDLD về chính sách BHYT chưa đầy đủ, trách nhiệm với NLĐ chưa cao, NLD chưa dám đấu tranh, bảo vệ quyền lợi Bên cạnh đó, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, cũng là nguyên nhân dẫn đến nợ BHYT tăng nhanh.

Thứ tư, hiện nay, việc đảm bảo quyền con người trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe mới chỉ tập trung vào khám chữa bệnh, phục hồi chức năng mà chưa quan tâm đến y tế dự phòng Do y tế dự phòng chủ yêu được ghi nhận trong các chương trình tiêm chủng quốc gia và chương trình tiêm chủng mở rộng, không thuộc phạm vi của BHYT nên việc cung cấp vắc xin, các chương trình tiêm chủng cho trẻ em, người lớn còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài trợ của nước ngoài Trong khi xu hướng ASXH trên thế giới hiện nay, vấn đề phòng ngừa rủi ro y tế được quan tâm và chú trọng hơn bao giờ hết, nên chăng pháp luật cần quy định nội dung này như một phan của hoạt động chăm sóc sức khỏe bắt buộc dé đảm bảo tốt hơn quyền con người.

2.3 Thực trạng quyền con người trong lĩnh vực trợ giúp xã hội

Trợ giúp xã hội hiểu theo nghĩa chung nhất là sự giúp đỡ của xã hội bằng nguồn tài chính của Nhà nước và của cộng đồng đối với các thành viên gặp khó khăn, bất hạnh và rủi ro trong cuộc song như thiên tai, hỏa hoạn, bi tan tật, gia yéu dan đến mức sống quá thấp, lâm vào cảnh neo đơn, túng quan nhằm giúp họ đảm bảo được điều kiện sống tối thiểu, vượt qua đói nghèo và vươn lên cuộc sống bình thường Việc bảo đảm quyền được TGXH nhằm cung cấp, hỗ trợ thu nhập cho các nhóm dé bị tôn thương để giúp họ đối phó với những khủng hoảng: góp phan phòng ngừa và giảm thiêu các khả năng dé bị ton thương của những cá nhân và những dân cư yếu thế.

2.3.1 Quyền con người trong quy định pháp luật trợ giúp xã hội

Nhận thức được tầm quan trọng của TGXH trong hệ thống ASXH, Việt Nam hiện nay có những quy định tương đối rõ ràng và đầy đủ trong lĩnh vực này, bao gồm một số văn bản pháp luật chủ yếu như: Nghị định 136/2013/ND — CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định về chính sách TGXH đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2014:

Ngày đăng: 29/04/2024, 13:21

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN