Các công trình nghiên cứu trên đây đã giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất đai nói riêng, ba
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
TRẢN THỊ LAN ANH
PHÁP LUẬT VE XU LÝ VI PHAM HANH CHÍNHTRONG LĨNH VUC SỬ DUNG DAT Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung của luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Hữu Nghị Tat cả các tài liệu tham khảo từ
các nghiên cứu có liên quan đều đã được nêu rõ nguồn gốc trong phần tài liệu thamkhảo Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác
Xác nhận của giảng viên hướng dân Tác giả luận văn
PGS.TS Phạm Hữu Nghị Trần Thị Lan Anh
Trang 3người đã hết lòng hướng dẫn, động viên và giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi cũng xin chân thành gửi lời cám ơn đến quý Thầy Cô trường Đại Học Luật Hà Nội đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo kiến thức quí báu giúp tôi hoànthành khóa học đúng tiễn độ và là nền tảng cho nghiên cứu của mình
Xin cảm ơn Khoa Sau đại học đã nhiệt tình hỗ trợ về mặt thủ tục, giấy
tỜ.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn cha mẹ, chị em, bạn bè và các anh,
chị học viên cùng lớp, những người thân trong gia đình đã giúp đỡ và động
viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu đề hoàn thành luận văn này
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 7 năm 2016
Tác giả luận văn
Trần Thị Lan Anh
Trang 4DANH MỤC CAC CHỮ VIET TAT
Trang 5Bang 2.1 : Số liệu cụ thể về vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng 51
đất ở một số quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
phó Hồ Chí Minh
Bảng 2.2 : Số liệu cụ thể về vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng 52
đất trên địa bàn huyện Hóc Môn 06 tháng đầu năm 2016
Trang 71.5.4 Yếu tố hội nhập quốc tế 281.6 Lược sử hình thành và phát triển chế định về xử lý vi phạm pháp luật đất đai
trong lĩnh vực sử dụng đât 28
1.6.1 Giai đoạn trước Đồi mới (trước năm 1986) 281.6.2 Giai đoạn từ khi Đổi mới (1986) đến nay 32Tiểu kết Chương 1 35
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỀN THỰC HIỆN
PHÁP LUAT VE XỬ LY VI PHAM HANH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC SU
đât đai 39
2.1.4 Cac quy định pháp luật về thâm quyền xử phat vi phạm hành chính
trong lĩnh vực dat dai A]
2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử
dụng đât 45
2.2.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân của việc thi hành pháp luật về
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dung dat 45
2.2.2 Những hạn chế, khiếm khuyết trong thực thi pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đât 53
2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế, khiếm khuyết của việc thực thi pháp
luật vê xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dung dat 39
Tiểu kết Chương 2 63
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO
HIEU QUA THUC HIỆN PHÁP LUẬT VE XỬ LÝ VI PHAM HANH CHÍNHTRONG LINH VUC SU DUNG DAT O VIET NAM 64
3.1 Dinh hướng hoàn thiện va nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về XỬ lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đât ở nước ta 64
3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dung dat 6 nước ta 66
Trang 83.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực sử dụng đất ở nước ta 66
3.2.2 Nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về Xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đât ở nước ta 68
Tiểu kết Chương 3 7]KET LUẬN 72DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất là mộtmảng pháp luật của lĩnh vực pháp luật đất đai Mảng pháp luật này ra đời góp phần
nâng cao hiệu qua công tác quan lý nhà nước về đất đai, bởi lẽ, không phải bat cứ tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân nào khi sử dụng đất (gọi chung là người sử dụng đất)
cũng đều tự giác sử dụng đất đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất và tuân thủ các quy định của pháp luật đất đai Đặc biệt trong điều kiệnkinh tế thị trường, dưới tác động của các quy luật khách quan của thị trường thì đấtđai ngày càng trở lên có giá trị nên bộ phận đáng kể người sử dụng đất “sẵn sàng”
vi phạm pháp luật đất đai miễn sao có được lợi nhuận do đất đai mang lại Chính vìvậy, cân có các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sửdụng dat dé các cơ quan có thâm quyền làm cơ sở pháp lý cho việc ngăn ngừa và xử
ly vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
Các quy định về xử lý vi phạm pháp luật đất đai nói chung và xử lý vi phạmhành chính trong lĩnh vực sử dụng đất nói riêng đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu,tìm hiểu của giới khoa học pháp lý nước ta Thời gian qua đã có một số công trình
khoa học về vấn đề này được công bố với một số giải pháp góp phần hoàn thiện chế
định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất Những giảipháp này đã được tham khảo trong quá trình sửa đổi, bé sung các quy định về xử ly
vi phạm hành chính về đất đai Tuy nhiên, thực tiễn thi hành pháp luật đất đai cho
thây hiệu quả của việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất chưađáp ứng sự kỳ vọng, mong muốn của xã hội Nhiều vụ vi phạm vi phạm hành chính
trong lĩnh vực sử dụng đất đai được phát hiện nhưng việc xử lý thiếu dứt điểm, kiênquyết với những chế tài chưa đủ sức răn đe, giáo dục người vi phạm Điều này
không chỉ khiến dư luận xã hội bức xúc mà còn gây ra ý thức khinh nhờn, coi
thường pháp luật và tạo sự rối ren trong quản lý đất đai Đây là lý do cần phải tiếptục có sự nghiên cứu, đánh giá một cách hệ thống, toàn diện thực trạng pháp luật về
Trang 10xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất nhằm nhận diện những hạnchế, thiếu sót, bất cập và nguyên nhân của hạn chế, thiểu sót, bất cập và trên cơ sở
đó, đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thi hành chế định
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất Mặt khác, Luật đất đai năm
2013 ra đời với những sửa đổi, bổ sung về xử lý vi phạm pháp luật đất đai nóichung va xử ly vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất nói riêng và dangđược các Bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai thi hành Đặt trong bối cảnh đó,việc tìm hiểu các quy định mới về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụngđất của Luật đất đai năm 2013 sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thi hành đạo Luật này
ở nước ta Với những lý do cơ bản trên, tôi lựa chọn đề tài “Pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất ở Việt Nam” làm luận văn thạc sĩluật học.
gia, Hà Nội; Tìm hiểu về xử phạt vi phạm hành chính của Phạm Diing - Hoàng Sao
(1998), Nxb Pháp lý, Hà Nội; Chế tài hành chính - Lý luận và thực tiễn của tiến sĩ
Vũ Thư (2000), Nxb Chính tri quốc gia, Hà Nội; Vị phạm pháp luật và dau tranh
chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam hiện nay (2003), Luận
án tiến sĩ luật học của Bùi Minh Thanh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội; Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan và giải pháp xử lý,
luận văn thạc sĩ luật học của Lê Nguyễn Nam Ninh (2004), Học viện Hành chínhQuốc gia, Hà Nội; Vi phạm hành chính về đất đai ở Thái Bình - Thực trạng và giảipháp khắc phục (2005)- luận văn thạc sĩ luật học của Đỗ Thị Phương, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh v.v Hoặc có một số công trình nghiên cứu có liên
quan đến đề tài luận văn như Chính sách đất đai của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
Trang 11đất đai ở Việt Nam của PGS.TS Phạm Hữu Nghị, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
số 8/2002; Một số van dé quản lý nhà nước về đất đai trong giai đoạn hiện nay củatiến sĩ Nguyễn Đình Bồng, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 04/2001; Quản lý nhà
nước bằng pháp luật đối với đất đai qua thực tiễn ở tỉnh Thái Bình, luận văn thạc sĩ
luật học của Nguyễn Mạnh Hùng (2003), Học viện Chính trị Quốc gia Hà Nội
Các công trình nghiên cứu trên đây đã giải quyết được một số vấn đề lý luận
và thực tiễn về vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm hành chính trong lĩnh vực
sử dụng đất đai nói riêng, bao gồm phân tích khái niệm, đặc điểm, hậu quả của vi
phạm pháp luật và vi phạm hành chính; đánh giá thực trạng và dé xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả phòng chống vi phạm pháp luật Tuy nhiên, xem xét dưới góc độpháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất trong phạm vi cả
nước một cách có hệ thong, đầy đủ và toàn diện trên phương diện lý luận, thực tiễn
đặt trong môi quan hệ tham chiếu với Luật đất đai năm 2013, Luật xử lý vi phạmhành chính năm 2012 thì dường như vẫn còn thiếu một công trình như vậy Trên cơ
sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đến
đề tài đã công bố, luận văn đi sâu tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực sử dụng đất đai ở Việt Nam
3 Mục đích của nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của dé tài làm làm sáng tỏ những vấn dé lý luận và
thực tiễn thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng
đất ở Việt Nam Từ đó, luận văn là đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện vànâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay
Đề đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên
cứu cụ thê sau đây:
Trang 12- Phân tích, khái niệm và đặc điểm của vi phạm hành chính nói chung va viphạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất đai nói riêng; nêu các hậu quả của vi
phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng dất.
- Phân tích khái niệm và đặc điểm của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnhvực sử dụng đất; mục đích, ý nghĩa của việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnhvực sử dụng đất
- Phân tích khái niệm và đặc điểm của pháp luật về xử lý vi phạm hành
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:
- Các quan điểm, đường lỗi của Đảng về xây dựng, hoàn thiện pháp luật đấtđai nói chung và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất
nói riêng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
- Các quy định của Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 và các văn
Trang 13Nam là một đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng và liên quan đến nhiều lĩnh vực phápluật khác nhau Tuy nhiên trong khuôn khổ của một bản luận văn thạc sĩ luật, tác giảgiới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án ở những nội dung cụ thể sau:
- Nghiên cứu, tìm hiểu các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnhvực sử dụng đất ở Việt Nam theo Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn
thi hành.
- Đánh giá thực tiễn thi hành các quy định về xử lý vi phạm hành chính tronglĩnh vực sử dụng đất ở Việt Nam theo Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướngdẫn thi hành
- Mặt khác, trên thực tế, vi phạm pháp luật dất đai trong lĩnh vực sử dụng đất
có thể do người sử dụng đất gây ra và cũng có thể do người quản lý đất đai và cácđối tượng khác thực hiện Tuy nhiên, xem xét, tìm hiểu vi phạm pháp luật đất đaitrong lĩnh vực sử dụng dat cho thay phan lớn các vi phạm nay do người sử dụng datthực hiện Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn này, tác giả nghiên cứu, tìm hiểu viphạm hành chính về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật đất đai trong lĩnh vực sửdụng đất giới hạn ở khía cạnh vi phạm pháp luật đất đai trong lĩnh vực sử dụng đất
do người sử dụng đất thực hiện Đồng thời các vi phạm pháp luật đất đai được Luậnvăn này nghiên cứu về vi phạm pháp luật đất đai bị xử lý bằng biện pháp hành chính
mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện công trình nghiên cứu này, tác giả dự kiến sử dụng các phương
pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin.
- Đồng thời, trong luận văn này các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây đã
được sử dụng:
Trang 14+ Phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử, phương pháp tổng hợp được
sử dụng tại Chương | khi nghiên cứu những van dé lý luận về pháp luật về xử lý viphạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất
+ Phương pháp bình luận, phân tích, đánh giá, so sánh, thống kê được sử dụng
tại Chương 2 khi nghiên cứu thực trạng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực sử dụng đất ở Việt Nam
+ Phương pháp khái quát, tổng hợp, quy nạp được sử dụng tại Chương 3 khinghiên cứu giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất ở Việt Nam
6 Những kết quả nghiên cứu đạt được
Luận văn hoàn thành với những kết quả nghiên cứu đạt được cụ thể như sau:
- Tiếp thu và bổ sung các kiến thức về cơ sở lý luận và thực tiễn của phápluật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất ở Việt Nam
- Giải mã nội hàm khái niệm xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất nói riêng; đồng thời chỉ ra những đặc
điểm của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất
- Tìm hiểu lịch sử phát triển của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tronglĩnh vực sử dụng đất qua các thời kỳ nhằm nhận diện sự phát triển tư duy pháp lý
của Nhà nước ta trong xây dựng và hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này.
- Đánh giá thực trạng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
sử dụng đất và thực tiễn thi hành chế định pháp luật này ở nước ta
- Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng dat
7 Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Các kết quả nghiên cứu của dé tài là tài liệu tham khảo tại các cơ sở nghiêncứu và đảo tạo về luật học
Các dé xuất của dé tài có thé góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thi
hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất ở Việt Nam
Trang 15cầu thành 03 chương sau đây:
- Chương 1 Những van dé lý luận về pháp luật xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực sử dụng đất ở Việt Nam
- Chương 2 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất ở Việt Nam
- Chương 3 Định hướng, giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệuquả thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất ở
Việt Nam.
Trang 16Chương 1NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE PHÁP LUAT XỬ LÝ VI PHAM HANH
CHÍNH TRONG LĨNH VUC SỬ DUNG DAT
1.1 Cơ sở của việc xây dựng các quy định về xử lý vi phạm hành chính tronglĩnh vực sử dụng đất
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta đang chuyền đôi sang nên kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) Một trong những điểm đột phá trong
chính sách kinh tế cho bước chuyên nay là việc ban hành và thực hiện những chế
độ chính sách mới trong lĩnh vực quản lý đất đai vì “ Dat dai là tài nguyên đặc biệtcủa quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo phápluật Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao dat, cho thuê dat, công nhận quyên sử
dung đất Người sử dụng dat được chuyển quyên sử dụng đất, thực hiện các quyền
và nghĩa vụ theo quy định của luật Quyên sử dụng đất được pháp luật bảo hộ ` Đề
giải phóng mọi nang lực sản xuất của người lao động trong san xuất nông nghiệp
nhằm giải quyết vững chắc van dé an ninh lương thực quốc gia, pháp luật đất đai đãxác định và đề cao vai trò của hộ gia đình: Thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế
tự chủ trong sản xuất nông nghiệp Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sửdung đất nói chung và hộ gia đình, cá nhân nói riêng sử dụng ổn định lâu dai Hộ
gia đình, cá nhân được chuyên quyền sử dụng đất (QSDĐ) trong thời hạn giao đất.
Những quy định này đã phát huy hiệu quả tích cực: Người sử dụng đất (SDĐ) yêntâm gan bó lâu dài với đất đai, khuyến khích nông dân đầu tư, nâng cao hiệu quaSDĐ Nước ta từ một nước thiếu lương thực, hàng năm phải nhập hàng vạn tấn
lương thực đã tự túc được lương thực và vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn
thứ 2 thế giới Những quy định của pháp luật đất đai về trao QSDĐ cho hộ gia đình,
cá nhân sử dụng ổn định lâu dai và cho phép QSDD tham gia các giao dich dân sự
đã làm cho người SDD ngày càng thấy được giá trị của đất đai Mặt khác, trong
' Quốc hội (2013), Hiển pháp năm 2013, Khoản 1,2 Điều 54.
? Quốc hội (2013), Luật đất dai năm 2013, Điều 4, Điều 6 và Điều 167.
Trang 17những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDĐ cần phải bị xử lý kịp thời,nghiêm minh băng pháp luật; bởi vì:
Thứ nhất, hành vi vi phạm pháp luật dat đai nói chung và hành vi vi phạmhành chính trong lĩnh vực SDDD dai nói riêng đã gây ra những hệ quả tiêu cực dốivới đời sống kinh tế - xã hội; cụ thể:
Một là, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDD xâm phạm đến
khách thể của hoạt động quản lý nhà nước về đất đai Trật tự quản lý đất đai do Nhànước xây dựng bị phá vỡ, làm rồi loại sự vận hành của quan hệ đất đai vận động
theo một quỹ đạo quản lý thống nhất của Nhà nước Điều này khiến Nhà nước
không kiểm soát được thị trường đất đai gây tác động tiêu cực đến sự hấp dẫn củamôi trường đầu tư - kinh doanh ở nước ta Hơn nữa, hành vi vi phạm pháp luật đấtdai không chi dẫn đến việc phá vỡ trật tự quản lý và SDĐ đã được xác lập mà còn lànguyên nhân của những tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; thậm chí pháttriển thành những “điểm nóng” gây mat ôn định về chính trị - xã hội
Hai là, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDD là biểu hiện sự coithường pháp luật, thể hiện ý thức pháp luật ở một trình độ thấp của người dân nóichung và cán bộ, công chức nhà nước nói riêng, không tôn trọng các quy tắc ứng xửchung của cộng đồng trong lĩnh vực SDD dai
Đề thiết lập và duy trì trật tự kỷ cương trong xã hội, bảo vệ các quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân trong SDD thì hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDD phải được pháp luật xử lý.
Thứ hai, ngay từ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã khẳng
định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật chứ không phải bằng đạo lý” Điềunày là vô cùng quan trọng: bởi lẽ, quá trình chuyển đổi nền kinh tế được quản lýtheo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, kế hoạch hóa cao độ sang nên kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ tồn tại nhiều thành phần kinh tế có lợi ích
Trang 18không đồng nhất, thậm chí đối lập, mâu thuẫn với nhau Dé các thành phan kinh tếcùng tồn tại hợp tác và phát triển đòi hỏi Nhà nước phải giải quyết một cách hàihòa lợi ích của những chủ thể này Muốn vậy, chúng ta cần phải xây dựng Nhànước pháp quyén xã hội chủ nghĩa Pháp luật với những đặc trưng mang tính đặcthù là tính quy phạm tính bắt buộc chung, tính cưỡng chế và tính tự điều chỉnh sẽ
tạo lập được sự bình đăng về quyền và nghĩa vụ cho mọi thành phan kinh tế trong
hoạt động sản xuất - kinh doanh Điều này có nghĩa là pháp luật thông qua cơ chếđiều chỉnh sẽ tác động vào những hành vi ứng xử của các chủ thể tham gia quan hệdat dai trên hai phương diện:
+ Đối với những ứng xử của các chủ thể tham gia quan hệ đất đai phù hợpvới lợi ích chung của xã hội thì pháp luật bảo vệ, khuyến khích phát triển
+ Ngược lại, đối với những ứng xử của các chủ thé tham gia quan hệ đất dai
không phù hợp với lợi ích chung của xã hội thì pháp luật xử lý, ngăn chặn và tiến
tới loại bỏ đần khỏi đời sống xã hội Hơn nữa, pháp luật còn có chức năng kiến tạo
piúp người SDD thay đối nhận thức và có những hành vi ứng xử đúng đắn nhằm
bảo vệ quyên lợi ich hợp pháp của mình song không làm phương hại đến quyền, lợi
ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội và của người sử dụng đất lân cận
Thứ ba, pháp luật có mục đích là giáo đục, răn đe con người để họ có những
hành vi ứng xử vừa mang lại lợi ích cho bản thân mình vừa không làm phương hại
đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác Tuy nhiên, nếu giáo dục, thuyếtphục không mang lại hiệu quả thì pháp luật phải trừng trị, xử lý đối với nhữngngười có hành vi ứng xử làm phương hại đến lợi ích chung của cộng đồng cũng như
lợi ich hợp pháp của các cá nhân khác Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
SDĐ cũng cần phải được xử lý thích đáng Có như vậy thì tính nghiêm minh, tínhthượng tôn của pháp luật mới được mọi người chấp hành và tuân thủ triệt đẻ
Thứ tư, đất đai vừa là tư liệu sản xuất (TLSX) đặc biệt, vừa là lãnh thé quốcgia, vừa là nơi cư trú của con người, là địa bàn xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa,
xã hội, an ninh - quốc phòng; đồng thời là thành phần quan trọng hàng đầu của môi
Trang 19trường sống Do đó, đất đai là khách thé đặc biệt thuộc đối tượng bao vệ nghiêm
ngặt của pháp luật và hơn nữa đất đai không do con người tạo ra mà do tự nhiên tạo
ra, cô định về vị trí địa lý và bị giới hạn bởi không gia Trong giai đoạn hiện nay,diện tích đất đai đang có xu hướng giảm xuống do sự tác động của con người vàthiên nhiên Trong khi đó, nhu cầu SDD của con người ngày càng tăng do sự bùng
nô dân số Hơn nữa, đất đai là nguồn tài nguyên nếu bị xâm phạm không đúng sẽ rat
khó tái tạo hoặc nếu tái tạo phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để khắc phục vì vậyNhà nước cần phải xây dựng các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnhvực SDD nhăm phòng ngừa, ran đe hoặc trừng trị những hành vi SDD sai mục dich,
lãng phí, kém hiệu quả.
Thứ năm, trong quá trình chuyển đồi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, dưới
tác động của các quy luật khách quan của cơ chế thị trường người dân ngày càngnhận thấy giá trị to lớn của đất đai, vì vậy bên cạnh việc SDĐ tiết kiệm, hợp lý và
có hiệu quả thì các vi phạm pháp luật đất đai trong SDĐ nhằm mục đích thu được
lợi nhuận tối đa cũng ngày càng gia tăng Điều này không chi day giá đất lên caogap nhiều lần so giá trị thực mà còn gây lũng đoạn hoạt động của thị trường QSDD
và làm giảm hiệu quả quản lý nhà nước đối với đất đai v.v Để khắc phục và tiếtchế thực trạng này thì các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDD đai cầnphải được xử lý bằng pháp luật, có như vậy mới góp phần làm lành mạnh hóa hoạt
động của thị trường QSDĐ - một thành tố quan trọng để bảo đảm cho nền kinh tếthị trường ở nước ta vận hành thông suốt và đồng bộ
1.2 Lý luận về vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất và xử lý viphạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất
1.2.1.Khái niệm vi phạm pháp luật và vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDD
1.2.1.1 Khái niệm vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là một khái niệm được sử dụng phổ biến trong các sách,
báo, tài liệu pháp lý ở nước ta Khái niệm vi phạm pháp luật được nhiều công trình
của giới nghiên cứu khoa học pháp lý nước ta tìm hiệu, giải mã.
Trang 20Theo Giáo trình Lý luận chung Nhà nước và Pháp luật của Khoa Luật thuộc
Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2001 định nghĩa: “Vi phạm là một sự kiện pháp líđặc biệt, đó là hành vi do các chủ thể pháp luật thực hiện trái với các yêu cdu của
quy phạm pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ” Có
bốn loại vi phạm pháp luật: Vi phạm hình sự, vi phạm dan sự, vi phạm hành chính
vi phạm kỷ luật, tương ứng với mỗi loại vi phạm là một hình thức truy cứu tráchnhiệm pháp lý cụ thể
Vi phạm pháp luật là: Hành vi chủ thể thực hiện trái với các quy định củaquy phạm pháp luật, gây tổn hại cho xã hội
Theo Từ điển Luật học: “Vi phạm pháp luật: 1 Nghĩa rộng: các việc sai,trái pháp luật nói chung, 2 Nghĩa hẹp: các việc sai, trái pháp luật chưa cấu thành
tội phạm và thường được gọi là vi phạm hành chính `”
Theo Từ điển Luật học của Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp) biên soạn
năm 2006: “Vi phạm pháp luật: Hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng
lực trách nhiệm pháp lí xâm hại tới quan hệ xã hội dược pháp luật bao vệ.
Vị phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản: J) Hanh vi của con người gom
hành vi hành động va hành vi không hành động; 2) Là hành vi trái quy định cua
pháp luật Tinh trái pháp luật của hành vi thé hiện ở chỗ làm không đúng diéu phápluật cho phép, không làm hoặc làm không đây đủ điều pháp luật bắt buộc phải làm
hoặc làm điều mà pháp luật cấm; 3) Là hành vi có chứa đựng lỗi của chủ thể trạng thải tâm lí thé hiện thái độ tiêu cực của chủ thé đối với hành vi của mình ởthời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật; 4) Là hành vì do chủ thể có năng
-lực trách nhiệm pháp lí thực hiện (nếu chủ thể hành vi trái pháp luật là cá nhân thì
người đó phải đến độ tuổi chịu trách nhiệm pháp li theo luật định, không mắc các
bệnh tâm thân, có khả năng nhận thức được hậu quả nguy hiếm cho xã hội của
hành vi của mình và hậu quả pháp li cua nó) Tùy thuộc vào tính chất của vi phạm
*Từ điển Luật học(1999), Nxb Từ dién Bách khoa, Hà Nội, tr 568.
Trang 21pháp luật, vào hậu quả có hai và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi cũngnhu tinh chất của chế tài có thé được áp dụng đối với hành vi ma các vi phạm phápluật được chia thành hai loại là tội phạm và vi phạm, trong đó vi phạm có thé là vi
phạm hành chính, vi phạm dân sự, vi phạm ky luật nha nước”,
Từ những quan niệm trên đây, chúng ta có thể hiểu vi phạm pháp luật là
hành vi của con người xâm phạm những điều bị pháp luật cắm hoặc không cho phép
thực hiện Vi phạm pháp luật có một số đặc điểm cơ bản sau đây:
Một là, vi phạm pháp luật là hành vi do con người thực hiện Hành vi nay
được thể hiện ra bên ngoài thế giới khách quan mà chúng ta có thể nhận biết được
thông qua hành động, ví dụ: hành động trộm, cắp xe máy của người khác; hànhđộng cắt trộm dây điện dé lay đồng bán kiếm lời v.v; hoặc không hành động, vi dụ:Không tổ giác kẻ phạm tội; không cứu giúp người khác khi họ bị đe dọa nguy hiểmđến tính mạng v.v
Hai là, vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật Điều này có nghĩa làngười bị xác định vi phạm pháp luật có hành vi không thực hiện những điều dopháp luật quy định, ví dụ: Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; điềukhiển phương tiện giao thông trong trạng thái say rượu v.v; hoặc thực hiện hành vi
bị pháp luật cấm, ví dụ: Vượt đèn đỏ, nhận tiền tham nhũng v.v
Ba là, vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật được thực hiện do lỗi của
người vi phạm.
Bon là, người có hành vi vi phạm pháp luật có năng lực pháp lý thực hiện.Điều này có nghĩa là người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật có khả năng nhận
thức được mức độ và hậu quả nguy hiém cho xã hội do hành vi của mình gây ra.
* Viện Khoa học Pháp lý- Bộ Tư pháp (2006), Tir điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa & Nxb Tư pháp, Hà
Nội, tr.852.
Trang 221.2.1.2 Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất dai
Trong quản lý và sử dụng đất đai, con người có những hành vi ứng xử khác
nhau Điều này phụ thuộc vào nhận thức và ý muốn chủ quan của các chủ thể SDĐ
Để tiếp cận khai thác, quyền SDD mỗi người đều có quyền tự do lựa chọn cách
thức ứng xử Nếu việc lựa chọn cách thức ứng xử của người SDĐ phù hợp với lợi
ích của Nhà nước, của xã hội và không bị pháp luật cấm thì đó là biểu hiện của việc
người SDD tuân thủ quyền và nghĩa vụ do pháp luật đất đai quy định Ngược lại,
những ứng xử của người SDD trong khai thác, SDD dai không phù hợp với lợi ích
của Nhà nước, của xã hội và bị pháp luật cắm thì bị coi là hành vi vi phạm pháp luậtđất đai Vậy vi phạm pháp luật đất đai là gì?
Theo Giáo trình Luật Đất đai năm 2006 của Trường Đại học Luật Hà Nội thì:
“Vi phạm pháp luật đất đai là hành vi trái pháp luậi, được thực hiện một cách cố yhoặc vô ý xâm, phạm đến quyén lợi của Nhà nước với vai trò là đại điện cho chủ sở
hữu, quyên và lợi ích hợp pháp của người SDP dai cũng như các quy định về chế
độ sử dụng các loại đất ””
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất đai là hành vi trái pháp luật
dat dai, được thực hiện một cach cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến quyên sở hữu đấtđai của Nhà nước, quyền và lợi ích của người SDĐ cũng như các quy định của pháp
luật về chế độ sử dụng các loại đất, mà không phải là tội phạm, và theo quy định
của pháp luật phải bị xử phạt hình chính.
Theo Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai: “Vi phạm hành chính trong lĩnhvực đất đai quy định trong Nghị định này là hành vi cỗ ý hoặc vô ý của người sử
dụng dat t6 chức, cá nhân có liên quan, t6 chức hoạt động dịch vụ về đất dai vi
phạm các quy định của pháp luật về đất đai mà chưa đến mức bị truy cứu tráchnhiệm hình sự theo quy định cua pháp luật” (Khoản 2 Điều 1)
* Trường Dai học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật đất dai, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 479.
Trang 23Từ những quan niệm trên về vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDD, chúng
ta có thể đưa ra những dấu hiệu nhận biết của một vi phạm hành chính trong lĩnhvực SDĐ Những dấu hiệu này bao gồm:
Thứ nhất, vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDD là hành vi trái pháp luậtđất đai của một chủ thể
Theo Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, đối tượng điều chỉnh của
ngành luật là nhóm quan hệ xã hội cùng loại (cùng đặc điểm, cùng tính chất) Mà
quan hệ xã hội là quan hệ giữa con người với con người trong một lĩnh vực nhất
định của đời sống xã hội được thực biện thông qua các hành vi ứng xử Theo C.Mác
thì: “Con người chỉ ton tại với pháp luật thông qua hành vi của mình “ Như vậy,
đối tượng điều chỉnh của ngành luật đất đai là nhóm quan hệ giữa con người với conngười trong việc chiếm hữu, quan lý và SDD được thực hiện thông qua các hành vi
ứng xử Nếu các hành vi ứng xử này vi phạm những điều pháp luật đất đai nghiêm
cắm thì bị coi là hành vi trái pháp luật đất dai
Vậy hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDD là gì? Hanh vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDD là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không,
đúng những quy định của pháp luật đất đai, xâm hại tới những khách thể được phápluật đất đai bảo vệ Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDD được biểu hiện
trên thực tế bằng hành động (vi du: lấn, chiếm đất dai; SDD không đúng mục đích;hủy hoại đất đai; giao đất không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng v.v)hoặc không hành động (vi du: không bồi bổ cải tạo đất; nhận đất mà không sử dung;
bỏ hoang hóa, lãng phí đất đai v.v) Tuy nhiên, trên thực tế có trường hợp xử sự củamột người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật đấtđai nhằm ngăn ngừa một thiệt hại lớn hơn có thể xảy ra cho xã hội thì không bị coi
là hành vi vi phạm pháp luật đất đai (thiệt hại lớn hon này có căn cứ khang định
chac chan sẽ xảy ra trên thực tê nêu không có các biện pháp ngăn ngừa).
ÉC.Mác và Anghen (1980), Tuyền (áp, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr l9.
Trang 24Thứ hai, vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDD là hành vi trái pháp luật đất
đai của một cá nhân được thực hiện do lỗi của họ gây ra
Theo khoa học pháp lý, lỗi là trạng thái tâm lý, là ý chí chủ quan của chủ thểthực hiện hành vi vi phạm Lỗi có thể là lỗi cố ý hoặc vô ý thể hiện nhận thức của
bản thân người vi phạm đối với hành vi và hậu quả do họ gây ra
- Lỗi cố ý: Được thể hiện ở chỗ người có hành vi vị phạm nhận thức được
tính chất hành vi của mình nhưng vẫn thực hiện Lỗi cố ý có hai hình thức thể hiện
là lỗi có ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp
- Lỗi vô ý: Lỗi vô ý do câu thả là người có hành vi vi phạm không biết vàkhông nhận thức được rang hành vi của minh là trái pháp luật mặc dù cần phải biết
và nhận thức được điều đó; vô ý do quá tự tin là người có hành vi vi phạm nhậnthức được điều này nhưng do quá tự tin cho rằng có thể ngăn ngừa được dễ dàng
hậu qua của hành vi trái pháp luật đó của minh.
Yếu tố lỗi là một dấu hiệu không thể thiếu được trong việc nhận biết một
hành vi vi phạm pháp luật nói chung và hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
SDD nói riêng Bởi lẽ, mục dich cao cả của chế tài pháp luật (hình phạt) không phải
là trừng tri, xử lý hành vi vi phạm pháp luật của một người mà là hướng tới việc
giáo dục người vi phạm tự giác sửa chữa lỗi lầm để trở thành công dân tốt, người có
ích cho xã hội Thông qua chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm của một người màlàm họ nhận biết được sai lầm của mình; đồng thời, giúp người có hành vi vi phạm
tự giác cải tạo dé trở thành người công dân có ích Hon nữa, thông qua việc xử lý
hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDD của một người ma có tác dụng giáo
dục, ran đe người khác không nên có hành vi vi phạm pháp luật tương tự Nhu vậy,
mục đích giáo dục của pháp luật sẽ không thể thực hiện được nếu không xác định
được ý thức chủ quan, tâm lý của người có hành vi vi phạm pháp luật thông qua
việc nhận biết được yếu tố lỗi của họ Vậy, lỗi là yếu tố không thé thiếu được khi
xác định một hành vi vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật đất đai nóiriêng Lỗi thé hiện vẻ mặt nhận thức chủ quan, thái độ của người vi phạm Vi thé sẽ
Trang 25không bị coi là có lỗi nếu bản thân người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
không nhận thức được hành vi của mình xâm phạm các quan hệ xã hội mà pháp luật
bảo vệ Xét yếu tô lỗi một cách chính xác sẽ giúp lựa chọn hình thức xử lý phù hợpđối với một hành vi vi phạm pháp luật
Ở đây, chúng ta cũng can lưu ý một van đề thuộc về khái niệm vi phạm hành
chính trong lĩnh vực SDD; đó là, vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDD được
nhận biết thông qua dấu hiệu hành vi trái pháp luật đất đai và được thực hiện do lỗicủa người vi phạm mà không xem xét đến thiệt hại thực tế xảy ra và mối quan hệ
giữa hành vi trái pháp luật đất đai với hậu quả thiệt hại do hành vi này gây ra Việcxem xét thiệt hại thực tế xảy ra và mối quan hệ giữa hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực SDD với hậu quả thiệt hại do hành vi này gây ra chí có ý nghĩa trong
việc xác định mức chế tài xử lý (khung hình phat) chứ không mang ý nghĩa trongnhận biết về mặt lý luận về vi phạm pháp luật đất đai Bởi lẽ, đất đai là tài nguyên
thiên nhiên hữu hạn và có tầm quan trọng đặc biệt trên nhiều phương diện Nó thuộc
khách thể đặc biệt cần phải được pháp luật bảo vệ rất chặt chẽ Hơn nữa, mỗi một
hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDĐ đẻ lại hậu quả rất nghiêm trọng đôivới đất đai mà việc khắc phục hậu quả rất tốn kém về tiền bạc, công sức, chất xám
và thậm chí có trường hợp không thể khắc phục được Do vậy, pháp luật dat dai layphương châm chủ động phòng ngừa vi phạm pháp luật làm chính chứ không “ngồi
chờ” vi phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDĐ xảy ra rồi mới xử lý
¡.2.1.3 Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vuc sử dụng đất
Từ việc tìm hiểu khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDD trên đây,
tic giả cho răng loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDD mang một số đặc điểm
cơ bản sau đây:
Thứ: nhất, chủ thé của vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDD là người SDD
(người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận QSDD én định; ngườirhận chuyển QSDD hợp pháp), tổ chức, cá nhân có liên quan, tô chức hoạt độngcịch vụ về đất đai vi phạm các quy định của pháp luật đất đai mà chưa đến mức bị
TRUNG TÂM THONG TIN THU VIEN
TRƯƠNG ĐẠI HC 7 NỘI
PHONG ĐỌC _ _
Trang 26truy cứu trách nhiệm hình su theo quy dinh của pháp luật Điều nay có nghĩa là chủ
thé vi phạm pháp luật đất đai bao gồm cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài (gọi chung là cá nhân); cơ quan, tô chức
trong nước, tô chức nước ngoài (gọi chung là tổ chức); hộ gia đình; cơ sở tôn giáo
có hành vi vi phạm hành chính trong SDD đai hoặc trong việc thực hiện các hoạt
động dịch vụ về đất đai
Cán bộ, công chức nhà nước trong khi thi hành công vu có hành vi vi phạm
hành chính về quản lý đất đai không thuộc nhóm chủ thể vi phạm pháp luật đất đai
trong SDD.
Thứ hai, khách thé của vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDD dai là các
quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu đất đai;quyền và lợi ích hợp pháp của người SDD được pháp luật đất đai bảo vệ
Thứ ba, do dat dai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là dia bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng cơ sở kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và là thành phần quan trọnghàng đầu của môi trường sống nên vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất
không chỉ xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người SDD mà còn xâmphạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của cộng đồng
Hậu quả của vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDD đai để lại những tácđộng tiêu cực trên nhiều phương diện chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường Việckhắc phục hậu quả của vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dung đất đai tiền hànhrất khó khăn, phức tạp và rat tốn kém; thậm chí có trường hợp vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực SDD dai để lại hậu quả không thé khắc phục được
Thứ tư, việc SDĐ thường liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng nhà ở, côngtrình xây dựng và các tài sản khác gan liền với đất, do đó vi phạm hành chính trong
lĩnh vực SDD đai thường kéo theo vi phạm pháp luật về nhà ở, về lĩnh vực xây
dung; vi phạm pháp luật trong lĩnh vực dân su v.v
Trang 271.2.2 Khái niệm người sử dung dat
Người SDD là một khái niệm được sử dụng trong Luật đất đai và các sách,
báo pháp lý ở nước ta Khái niệm này được giới nghiên cứu khoa học pháp lý nước
ta tiếp cận và tìm hiểu cụ thể như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rang: “Chui thé sử dung đất là những tô chức, hộ gia
đình, cá nhân (gọi chung là người sử dụng dat) được Nhà nước thông qua các cơ
»7 A A ra tA ` ro Thông nhât với quan diém nay, có y
quan có thẩm quyên cho phép sử dung đất
kiến nhìn nhận người SDD ở mức độ cụ thé hơn: “Mgười sử dung đất là tô chức, hộgia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để sử dụng Người sửdụng dat bao gém: Các tô chức trong nước, các tổ chức nước ngoài, hộ gia đình và
cá nhán `.
Quan điểm trên đây cũng nhận được sự ủng hộ của một số nhà nghiên cứuluật học nước ta, khi họ cho rang: “Người SDD là tổ chức (tô chức kinh tế, đơn vị
vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội), hộ gia đình và cá
nhân được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê dat dé sử dụng "Š
Quan điểm thứ hai cho rằng: “Người SDD là người được Nhà nước giao đấthoặc cho thuê dat, là người trực tiếp thực hiện y đô sử dung đất của Nhà nướcnhằm khai thác các thuộc tính có ích của đất phục vụ cho việc phái triển kinh tế
Người SDD có thé là tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân ””
Cả hai nhóm quan điểm trên đều thống nhất với nhau ở việc xác định tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân là người SDĐ Tuy nhiên, nhóm quan điểm thứ nhất đưa
re khái niệm người SDD theo phương diện pháp lý; theo đó, người SDD phải là
người (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) được Nhà nước với tư cách đại diện chủ sởhữu toàn dân về đất đai giao đất, cho thuê đất sử dung; công nhận QSDD sử dụng6a định lâu dai; được Nhà nước công nhận tính hợp pháp của việc nhận chuyển
CSDĐ Theo quan điểm này, người trên thực tế SDD nhưng không được Nhà nước
“Trường ĐH Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật dat đai, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,tr 182-183 : Nguyên Duy Lam (1996), Số tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr 253.
*nguyén Ngọc Diép(1999), 7.200 thudt ngữ pháp lý Việt Nam, Nxb Thành phô Hồ Chi Minh, tr 135.
Trang 28giao đất, cho thuê dat sử dụng; công nhận QSDĐ sử dung ồn định lâu dài; khôngđược Nhà nước công nhận tính hợp pháp của việc nhận chuyên QSDD thì không
phải là người SDD Quan niệm về người SDD theo quan niệm trên đây dường như
là chưa hợp lý; bởi lẽ, “Nếu quan niệm người SDD chỉ là người được Nhà nướcgiao dat, cho thuê dat dé sử dụng như quan điểm thứ nhất dé cập là đúng, song mới
chỉ nhìn nhận người sử dụng đất trong trạng thái “tinh” (trong moi quan hệ hànhchỉnh với Nhà nước) mà chưa tiếp cận xem xét trong moi quan hệ theo chiều
“ngang” (moi quan hệ giữa những người sử dụng dat với nhau) ”!9 Trên thực tế,pháp luật cho phép người SDD được chuyển QSDĐ, được nhận thừa kế hoặc chothuê lại QSDD trong thời hạn giao đất, cho thuê đất, do đó những người nhậnchuyển QSDD, nhận thừa kế hoặc thuê lại QSDD hợp pháp là người SDD trên thực
tế Vì vậy, pháp luật cần phải công nhận những người SDD trên thực tế là người
SDD hợp pháp.
Quan điểm thứ hai về người SDD dựa trên hai yếu tố: quy định của pháp luật
và thực tiễn SDĐ Quan điểm này đã bao quát được đầy đủ và toàn diện hơn các
chủ thé SDD va phù hợp với thực tiễn SDD hiện nay Tuy nhiên, theo tác giả, khái
niệm người SDD cần được hiểu với nội hàm rộng hơn, không chỉ là những ngườitrực tiếp SDD mà còn bao gdm những người tổ chức, quản lý và điều hành quá trìnhSDĐ bỏ vốn, công nghệ đầu tư vào đất đai, thuê người lao động Có như vậy thìmới phù hợp với thực tiễn SDĐ trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiệnnay.
Từ những phân tích ở trên, khái niệm người SDD theo tác giả được hiểu nhưsau: Người SDD là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, chothuê đất hoặc công nhận QSDĐ đai Họ được hưởng các quyền và nghĩa vụ do phápluật quy định trong quá trình SDĐ đai Vì vậy tại điều 5 của Luật đất đai năm 2013quy định người SDĐ bao gồm các đối tượng cụ thể a
'Neuyén Quang Tuyến (2003),Dia vị pháp lý cua người sử dung dat trong các giao dịch thương mại về dat
dai, Luan an Tién si Luat hoc, Truong DH Luat Hà Nội, tr 25.
'!'Ouốc hội (2013), Luật Đất dai năm 2013, điều 5.
Trang 291.2.3 Khái niệm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vuc sử dụng dat dai
Dé đảm bao tính nghiêm minh của pháp luật mọi vi phạm hành chính tronglĩnh vực SDD đều bi phát hiện và xử lý kip thời; theo đó, người có hành vi vi phạmhành chính trong lĩnh vực SDD sẽ bị xử lý bằng một chế tài pháp lý Vậy xử lý viphạm pháp luật là gì? Theo Từ điển Luật học của Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư
pháp) xuất ban năm 2006: Xử !ý vi phạm pháp luật: Xem xét, quyết định áp dụngcác hình thức trách nhiệm pháp li đối với các cá nhân, tô chức vi phạm pháp luật.Việc xử lý vi phạm pháp luật, phải dua vào các yéu 10 cấu thành hành vi vi phạmpháp luật Môi hành vi vi phạm pháp luật bao gồm bón yếu t6 cấu thành là chủ thé,
khách thê, mặt chủ quan và mặt khách quan
Chủ thé vi phạm pháp luật có thé là cá nhân hoặc tô chức có năng lực tráchnhiệm pháp li Nếu chủ thé là cá nhân thi phải đạt độ tuổi mà pháp luật quy định có
năng lực chịu trách nhiệm pháp lí và phải có trạng thái thân kinh bình thường, tức
là không mắc bệnh tâm thân và các căn bệnh khác mà không điều chỉnh được hành
vi của mình.
Khách thể vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hai tới.
Mat chu quan của hành vi vi phạm bao gôm lỗi, động cơ, mục dich của hành
không làm nhục con người, tôn trọng các quyên con người của chính người bị xử lí,
nhất là trong xử lí trách nhiệm hình sự '”
"Ti điển Luật hoc(1999), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, tr 875.
Trang 30Từ quan niệm chung về xử lí vi phạm pháp luật trên đây, chúng ta có thểhiểu khái niệm xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất như sau: Xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất là hoạt động của cơ quan nhà nước
có thâm quyên trong việc áp dụng pháp luật đất đai dé dua ra chế tài pháp lý xử lý
hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDD đai nhằm bảo vệ quyên và lợi ích
hợp pháp của Nhà nước và của người SDD trong lĩnh vực đất dai
Xét về mặt lý luận, vi phạm pháp luật đất đai có 02 hình thức xử lý:
+ Xử lý trách nhiệm hình sự đối với vi phạm pháp luật dat đai nếu tính chat,
mức độ và hậu quả gây ra nghiêm trọng được quy định tại điều 173, 174 trong Bộ
luật hình sự năm 1999.
+ Xử lý hành chính đối với vi phạm sử dụng đất đai mà chưa đến mức phải
truy cứu trách nhiệm hình sự Luận văn này tập trung nghiên cứu tìm hiểu về xử ly
vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDD.
1.3 Mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc của xứ lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
sử dụng đất
Mục dich, ý nghĩa của xứ lý vi phạm lành chính trong lĩnh vực SDD
Nhằm xử lý kip thời những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDDsong chưa tới mức độ nguy hiểm phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, góp phầnbảo vệ tài nguyên đất đai; đồng thời, giáo dục người SDĐ nâng cao ý thức chấphành pháp luật đất đai
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDD là áp dụng một số loại biện
pháp cưỡng chế hành chính do pháp luật quy định, áp dụng theo thủ tục hành chínhđối với cá nhân có hành vi vi phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDD hoặc
đối với một số cá nhân nhất định với mục đích ngăn chặn, phòng ngừa hoặc thực
hiện công vụ vì lí do an ninh, quốc phòng và vì lợi ích quốc gia
Nguyên tắc của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Theo Điều 6 Nghị định số 105/2009/NĐ-CP: Moi vi phạm hành chính phải
được phát hiện, đình chỉ, xử lý kịp thời; việc xử phạt vi phạm hành chính phải được
Trang 31tién hanh nhanh chóng, công khai; triệt dé; moi hau qua do vi pham hanh chinh gay
ra phải được khắc phục theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật
có liên quan.
- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải do người có thâm quyển quy định tại
các Điều 25, 26 và 27 của Nghị định này thực hiện
- Hình thức, mức độ xử phạt được xác định căn cứ vào tính chất, mức độ viphạm, hậu qua của hành vi vi phạm hành chính, nhân thân của người có hành vi vi
phạm hành chính, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng được áp dụng theo quy định tại Điều §
và Điều 9 của Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số
44/2002/PL-UBTVQHI0 ngày 02 tháng 7 năm 2002 về việc xử lý vi phạm hành chính (sau đây
gọi là Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10)
- Mức phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của mức xử
phạt quy định đối với hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiềnphạt có thể giảm xuống mức thấp hơn, nhưng không được giảm quá mức tối thiểucủa mức xử phạt; nếu hành vi vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể
tăng lên cao hơn, nhưng không được vượt quá mức tối đa của mức xử phạt
Trang 321.4 Nội dung của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử
dụng đất
Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất cần có
những nhóm quy phạm pháp luật sau đây:
- Nhóm quy định về phạm vi và đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnhvực SDD, bao gồm các quy định về các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
SDĐ, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với các đối
tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDD.
- Nhóm quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất
Theo Điều 4 Nghị định số 105/2009/NĐ-CP quy định
1 Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là hai (02)
năm kế từ ngày có hành vi vì phạm hành chính được thục hiện
2 Đối với cá nhân đã bị khỏi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xửtheo thủ tục to tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ diéu tra hoặc đìnhchỉ vụ án mà hành vi vi phạm co dấu hiệu vi phạm hành chính thì thời hiệu xử phat
vi phạm hành chính là ba (03) tháng kế từ ngày người có thẩm quyên xử phạt nhậnđược quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm
3 Trường hợp hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính mà hành vi vi phạm
hành chính chưa bị xử phạt thì người có thầm quyền không thực hiện xử phạt viphạm hành chính mà áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3
Điều 5 của Nghị định này
4 Trong thời hạn được quy định tại khoản | và khoản 2 Diéu này mà người
có hành vi vi phạm lại có hành vi vi phạm hành chính mới quy định tại Nghị định
này hoặc cô tình trén tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt được tính lại
kế từ thời điểm có hành vi vi phạm hành chính mới hoặc từ thời điểm chấm dứt
hành vi tron tránh, can trở việc xử phat.
Trang 33- Nhóm quy định về thâm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dungdat: Day là hoạt động áp dụng pháp luật đất đai của co quan nhà nước có thấmquyền nham xử lý người có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDD.
Theo Điều 208 Luật đất đai năm 2013 và Điều 31, 32, 33 Nghị định số
102/2014/NĐ-CP thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp; thanh tra viên,
người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành dang thi hành công vu,
Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng cục trưởng
Tổng cục Quản lý dat đai, Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi
trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra; Trưởng đoàn thanh trachuyên ngành cấp Bộ; Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục
trưởng Tổng cục Quản lý đất đai; những người có thâm quyền xử phạt vi phạm
hành chính của các cơ quan khác theo quy định tại Khoản 3 Điều 52 của Luật Xử lý
vi phạm hành chính, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ dược giao mà phát hiện
các hành vi vi phạm hành chính về đất đai thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý củamình thì cũng có quyền xử phạt
- Nhóm quy định về trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sửdụng đất
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được thực hiện tuân theocác quy định về trình tự, thủ tục và nội dung của Luật xử lý vi phạm hành chínhnăm 2012, Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành
- Nhóm quy định giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc xử lý vi phạm hànhchính trong lĩnh vực sử dụng đất
Giải quyết khiếu nại, tố cáo là nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan nhà
nước Việc giải quyết tốt khiếu nại, tổ cáo góp phần én định tình hình chính trị xãhội, thúc day kinh tế phát triển Từ trước đến nay, Dang và Nhà nước ta đã ban hànhnhiều Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản pháp luật quy định về công tác giải quyết khiếu
nại, tô cáo của công dân Vi vậy khi các cơ quan thâm quyên giải quyét tranh chap,
Trang 34khiếu nại, tố cáo về đất đai cần phải đảm bảo lợi ích Nhà nước và quan tâm thích
đáng lợi ích của người SDD vì sự tin yêu của nhân dân đối với Nhà nước va sự
tham gia tích cực của nhân dân vào quản lý nha nước về đất đai, sự tuân thủ nhữngquy định của pháp luật về đất đai, xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai có ýnghĩa rất quan trọng góp phan ngày càng hoàn thiện hơn pháp luật dat dai
- Nhóm quy định về cơ chế bảo đảm thực thi chế tài xử lý vi phạm hành chính tronglĩnh vực sử dụng đất
Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDĐ phải chịu mộthậu quả pháp lý bat lợi về vật chất tương xứng với tính chất, mức độ và hậu quả do
hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDD của mình gây ra, xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực SDD có mục đích là khôi phục lại tình trạng ban đầu của
đât đai trước khi bị vi phạm; khôi phục lại trật tự quản lý và SDĐ do hành vi vi
phạm xâm hại; đồng thời, đảm bảo tính pháp chế trong thực thi pháp luật đối với
lĩnh vực SDD dai.
1.5 Các yếu tô cơ ban tác động đến pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực sử dụng đất
1.5.1 Yéu tô chính tri
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyén, vì vay tăng cường sự lãnh dao
cua Đảng đối với công tác quản ly nhà nước về đất đai và xử lý vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực SDĐ là một yêu cầu quan trọng trong điều kiện xây đựng nhà nước
pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay, vì vậy sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảngcác cấp có vai trò rất quan trong trong việc xử lý nghiêm túc, kip thời các vi phạm
hanh chính trong lĩnh vực đất đai ở các địa phương
Tại Điều 4, Luật đất đai 2013 quy định rất rõ “Dat đai thuộc sở hữu toàn dân
do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” Các chủ trương, chính
sech của Đảng về cải cách hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp va cải cách hành
chính trong lĩnh vực SDD được xác định trong các nghị quyết Đại hội Đảng, cụ thể
Trang 35hoá các quy định cua Hiến pháp về xây dựng Nha nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; bảo đảm quyền conngười, quyền tự do, dân chủ của công dân ” là chủ trương lớn, xuyên suốt trong
nhiều nghị quyết của Dang, đòi hỏi Nhà nước cần phải quy phạm hóa các quyền tự
do dan chủ, quyền con người bằng các quy định của một đạo luật
1.5.2 Yếu tố kinh tế
Nền kinh tế nước ta phát triển khá nhanh, chiến lược phát triển kinh tế -xã
hội giai đoạn 2011-2020 được Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI thông
qua ngày 19 tháng 01 năm 2011, chiến lược đặt ra mục tiêu phan đấu đến năm 2020Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, vớiquan điểm phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt, giải quyết đúng mỗi quan hệgiữa phát triển kinh tế bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, hiện nay cácvùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các ngành kinh tế mũinhọn ngày càng phát triển thì đất đai ngày càng bị thu hẹp, đất đai vốn luôn là tư liệusản xuất cực kỳ quan trọng trong đời sống xã hội Vì giá trị đặc biệt của đất đai rất
to lớn nên nếu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDD nghiêm minh, đúngquy định pháp luật sẽ góp phần thúc day nền kinh tế ngày càng phát triển
1.5.3 Yếu tô ý thức xã hội, tâm lý xã hội
Nhà nước cần tăng cường tính công khai, minh bạch và bảo đảm dân chủ
trong trình tự, thủ tục xử phat vi phạm hành chính va áp dụng biện pháp xử lý hành
chính; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân là yêu cầu cấp bách hiện
nay, xử ly vi phạm hành chính là một bộ phận quan trong trong xử lý vi phạm hành
chính trong đời sống xã hội Vì vậy, nếu giải quyết không hợp lý, không công bằng,không đảm bảo cho cuộc sống của người dân thì dân sẽ mat niềm tin đối với Nhànước Mặt khác, nếu Nhà nước không quan tâm đến lợi ích của dân khi thực hiện cácchính sách về đất đai thì sẽ làm nảy sinh nhiều van dé như khiếu nại, tô cáo, biểu tinhhay chống đối lại chính quyền của người dân
Trang 361.5.4 Yéu tố hoi nhập quoc tế
Quá trình déi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế của Việt Nam dang trong thời
ky day mạnh ngày càng sâu vào nên kinh tế khu vực và thế giới Chính sách đất đai
đã từng bước hoàn thiện các quyền của người sử dụng dat, góp phan vào việc hìnhthành thị trường quyền sử dụng đất, vì vậy trong bồi cảnh hiện nay, pháp luật về xử
ly vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDD phải bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh
tế - xã hội của đất nước, phù hợp với yêu cầu của thé giới, đáp ứng yêu cầu cải cách
bộ máy nhà nước, đáp ứng nhu cau hội nhập quốc tế và bên cạnh đó các chuyên gia
về luật cần tham khảo, chọn lọc kinh nghiệm lập pháp về lĩnh vực này của các nướctrong khu vực và trên thế giới để phù hợp yêu cầu của cải cách hành chính tronglĩnh vực đất đai ở Việt Nam
1.6 Lược sứ hình thành và phát triển chế định về xử lý vi phạm pháp luật đấtđai trong lĩnh vực sử dụng đất
1.6.1 Giai đoạn trước Đổi mới (trước nam 1986)
Quá trình hình thành và phát triển các quan hệ sở hữu va SDD dai ở nước tagan liền với sự phát triển của các nhà nước phong kiến trong lịch sử Ruộng đấttrong thời kỳ phong kiến vừa thuộc sở hữu nhà nước, vừa thuộc sở hữu tư nhân:
“Trong các triều đại phong kiến ở nước ta, vừa có sở hữu đất dai cia Nhà nướcnhư quân điền, quan điền mà vua là người đại điện (nhưng vua không phải là chúađất lớn nhất như ở phương Tây), vừa có sở hữu công xã về đất đai, vừa có sở hữuruộng đất tư nhân” (Một số vẫn đề về sở hữu ở nước ta hiện nay (sách tham khảo),Sdd, tr75) Dé bảo vệ quyền sở hữu ruộng đất của mình, các nhà nước phong kiến
đã có các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất đai
Dưới triều nhà Lê, chính sách ruộng đất công được ban hành và thực thi.Năm 1468, vua Lê Thánh Tông định ra lệ sử dụng ruộng đất công để làm lộc điềntrả lương cho các quan Đặc biệt Quốc triều hình luật (hay còn gọi là Bộ luật HồngĐức) năm 1442, dành Chương 6 gồm 59 điều về điền sản để quy định chế độ sởhữu, sử dụng và bảo vệ ruộng đất Trong đó có những quy định như: Cam dân
Trang 37không dược ban ruộng đất của công cấp cho hay ruộng đất khâu phần (Điều 342);trừng phạt những người chiếm ruộng dat công quá số hạn định (Điều 343) Mặc
dù chế độ ruộng đất công được nhà nước phong kiến bảo hộ và phát trién mạnh mẽ,
song bên cạnh đó còn tồn tại quyền sở hữu tư nhân đối với ruộng đất Do sự phát
triển của sở hữu tư nhân ngày càng mạnh, Nhà nước không chỉ thừa nhận mà còn cóchính sách bảo vệ hình thức so hữu này Pháp luật nhà Lê trước hết bảo vệ quyền sởhữu dat dai của giai cấp địa chủ, phong kiến rất chặt chẽ với các hình thức xử phạtbằng tiền, biém tư (hình thức hạ thấp tư cách của người bị phạt) hoặc băng thích
chữ vào mặt, cổ Các hành vi xâm chiếm hoặc bán trộm đất đai bị trừng phạt rấtnặng Điều 357 Quốc triều hình luật quy định: Nếu xâm chiếm bờ cõi ruộng đất,nhồ bo móc giới của người khác hay tự mình lập ra móc giới thì xử biém 2 tư; nếuchat tre, số trong vườn mộ dia của người khác thì xử biém I tư và nộp tiền ta lỗi 10
quan (Điều 358) Pháp luật cũng bảo vệ quyền sở hữu đất đai hợp pháp của tưnhân và trừng phạt các hành vi xâm phạm Bán trộm ruộng đất của người khác thì
xử tội biém, ban từ 10 mẫu trở lên thì xử tội đồ, trả tiền cho người mua và trả thêm
một lần tiền mua nữa để trả cho người có ruộng đất và người mua mỗi người một
phần, ruộng đất phải trả cho người chủ cũ (Điều 382); người nào tranh giành nhà
đất thì phải có chúc thư, nếu có chúc thư mà còn tranh giành thì cũng xử biếm như
thé và phải tước mất cả phan của mình nữa (Điều 354); nếu khai man ruộng đất củangười khác là của mình thì phải biếm 3 tư và phải trả tiền cho chủ cũ (Điều 353)
Năm 1839 - 1840, Triều đình nhà Nguyễn thực hiện chính sách chia lại
ruộng đất, vận động các điền chủ lớn hiến ruộng cho Nhà nước, nhà Nguyễn thựchiện thành công chính sách đất đai như: cắm các chủ sở hữu bỏ hoang ruộng, san sẻ
ruộng đất của địa phương nhiều đất chia cho địa phương ít đất Ngoài ra, nhà
Nguyễn còn thực hiện chính sách khai hoang lập ấp mới
Dưới thời Pháp thuộc, thực dân Pháp áp dụng pháp luật của mình để củng có
quyền sở hữu đất đai của tư bản Pháp ở Việt Nam Ở Nam Kỳ - thuộc địa của thì áp dụng pháp luật đất đai của Pháp; còn ở Bắc và Trung Kỳ, áp dụng theo quy
Trang 38định của Bộ luật Gia Long và theo phong tục, tập quan Đối với những vi phạmpháp luật trong lĩnh vực đất đai thì không bị xử lý hình sự như thời phong kiến, màthường được xử lý bằng biện pháp hành chính, phạt tiền theo quy định của Bộ luậtdân sự ở Bắc Kỳ, Trung Kỷ và Nam Kỳ
Từ năm 1945, khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời (ngày
02/09/1945), Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về đất đai nhằm bảo
vệ đất và SDĐ hợp lý, có hiệu quả cao Các văn bản ra đời trong thời kỳ từ năm
1945 đến năm 1981 chủ yếu hướng dẫn về việc sử dung ruộng công và không chophép để đất hoang hóa, khai man diện tích sử dụng, không được phép mua bán
ruộng dat, lan chiếm đất đai và biện pháp xử lý chủ yếu là tuyên truyền giáo dục,phê bình, tự phê bình, tự khắc phục các hành vi sai phạm, thu hồi đất hoặc phạt tiền.Theo Điều thứ 5 Nghị định số 41/BKT ngày 15/11/1945 về kê khai cho mượn đấttrồng màu: “Các điền chủ có ruộng đất giong màu phải khai với Ủy ban nhân dân
xã, nếu không khai hoặc khai gian lận thì mỗi sào có thể bị phạt 50 dong” Tiếp đó,
ngày 24/09/1974, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 231-1Tg về tăng cường quản
lý ruộng đất Chỉ thị xác định: “Công tac quan ly ruộng đất nhằm bảo vệ sản xuất
nông nghiệp, bảo vệ quyên sở hữu XHCN, bảo vệ màu mỡ của ruộng đất, đông thời
bảo vệ những yêu cẩu phát triển của các nghành là một nhiệm vụ rat cấp bách và
quan trọng ` Cần chặn đứng tệ lân chiếm dấu điểm, thu hồi đưa vào sản xuất tậpthể những ruộng dat, quyền sở hữu XHCN bi tư nhân hay đơn vị lan chiếm làm củariêng hoặc cho cấp, để lại làm của riêng sai chính sách Ngăn chặn tình trạng làmmat điện tích và độ màu mỡ của đất đai Nguyên tắc chung dé xử ly là không dé một
vi phạm pháp luật nào xảy ra mà không bị xử lý Về xử lý thì căn cứ trường hợp cụthể mà xử lý có lý có tình theo đúng những điều quy định của Nhà nước Đối với
ruộng đất bị lan chiếm hoặc sử dụng trái pháp luật thì yêu câu cơ bản nhất là thôngqua phương pháp tuyên truyền, giáo dục, đấu tranh phê bình, tự phê bình, vận độngngười làm sai tự động sửa, giao trả lại đất nhưng nếu sai mà không chịu sửa thì phảicưỡng bức sửa chữa đúng theo các điều quy định của Nhà nước Những đất nào có
Trang 39quyết định thu hồi thì kiên quyết khan trương thu lại, giao cho hợp tác xã hoặc nông
trường sản xuất ngay Đối với ruộng đất của nông trường, hợp tác xã, các cơ quan,
xí nghiệp nhà nước bị chiếm dụng trái phép thì cơ quan làm chủ ruộng đất phải thu
hôi lại, phải quản lý sử dụng đúng chế độ, chính sách của Nhà nước
Sau khi cả nước thống nhất (tháng 4/1975) ngày 01/07/1980, Hội đồngChính phủ (nay là Chính phủ) ra Quyết định số 201/CP về việc thống nhất quản lý
ruộng dat và tăng cường công tác quản lý ruộng dat trong cả nước Tại mục VI - 4
của Quyết định này quy định: Nếu phát hiện có việc lan chiếm ruộng đất, sử dung
ruộng đất không đúng mục đích được giao, vượt diện tích được giao hoặc những viphạm nghiêm trọng khác, cơ quan quản lý ruộng đất ra quyết định tạm thời đình chiviệc SDP (đình chỉ sử dụng toàn bộ hoặc một phân diện tích SDD được sử dụng tuytheo mức độ vi phạm nghiêm trọng nhiều hay it) hoặc quyết định thu hồi đất (nếuđược ủy nhiệm) Cũng trong Quyết định này, các hình phạt đối với người sử dụng
ruộng đất có hành vi vi phạm được quy định cụ thể, rõ ràng hơn, tùy theo mức độ vi
phạm mà bị xử phạt như sau: cảnh cáo hoặc phạt tiền; buộc phải sửa chữa những
hậu quả và bồi thường những thiệt hại do việc vi phạm gây ra; bị thu hồi đất Nếungười SDĐ là cơ quan, tổ chức thì ngoài việc cơ quan, tổ chức bị xử phạt, ngườichịu trách nhiệm chủ yếu trước cơ quan, tổ chức về những vi phạm đó có thé bị thi
hành kỷ luật hoặc có nghĩa vụ chịu phạt một phan số tiền mà cơ quan, tô chức viphạm pháp luật đất đai phải chịu phạt Hơn nữa, Quyết định này quy định rõ: người
nào lấn chiếm ruộng đất của người khác đã bị xử phạt hành chính mà cô tình tái
phạm hoặc người nào cô ý phá hoại các công trình bảo vệ, cải tạo đất, gây tổn hạinghiêm trọng đến đất đai thì bị truy tổ trước tòa án và bị xử lý theo Luật hình sự
hiện hành Nói chung, các hình thức xử phạt của Quyết định số 201/CP là nhữngchế tài hành chính, trong đó hình thức xử phạt cao nhất đối với người SDD là thuhôi đất Quyết định số 201/CP cũng đã quy định cụ thể các trường hop vi phạm sẽ
bị truy tố trước tòa án và bị xử phạt theo Luật hình sự hiện hành
Trang 40Tom lại: Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDD ở giaidoan trước năm 1986 dường như còn quy định chưa toàn diện, đầy đủ Những hành
vi vi phạm trong sử dụng ruộng đất chủ yếu là lan chiếm, bỏ hoang, mua bán dat
đai Hình thức xử phạt cũng thay đổi qua từng thời kỳ Thời kỳ phong kiến chủ
yếu băng các hình phạt rất nghiêm khắc như: thích chữ vào mặt, cỗ hoặc biém tư
(hình thức hạ thấp tư cách của người bị phạt) Ở giai đoạn từ năm 1945 đến năm
1980, pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật đất đai được ban hành đầy đủ, đồng bộ
hơn với hình thức xử lý chủ yếu là trách nhiệm hành chính đối với người có hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực SDD.
1.6.2 Giai đoạn từ khi Đổi mới (1986) đến nay
Mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa được xây dựng dựa trên cơ chế quản lý tậptrung quan liêu, bao cấp, kế hoạch hóa cao độ đã không chú trọng đúng mức đến lợiích của người lao động dẫn đến năng suất lao động bị giảm sút nghiêm trọng và xãhội rơi vào khủng hoảng Để đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) đã khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đấtnước chuyến đôi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường Trước yêu cầu đổi mới đòi
hỏi đất đai phải được quản lý một cách toàn diện bằng pháp luật Ngày 29/12/1987,Luật đất đai đầu tiên của nước ta ra đời Đạo luật này quy định một chương riêng
dành cho khen thưởng và xử phạt Hành vi bị coi là vi phạm pháp luật của người
SDD, bao gồm: mua, ban, lan, chiếm đất dai, phát canh thu tô, huy hoại đất đai v.v
Những hành vi vi phạm này bị xử phạt hành chính băng một hoặc nhiều hình thức:cảnh cáo; phạt tiền từ 20% đến 30% giá trị thiệt hại do việc vi phạm gây ra; tịch thu
toàn bộ tiền mua bán đất; thu hồi phần đất sử dụng trái phép Nếu hành vi vi phạm
gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính mà con vi phạm thì bị xử
phạt theo Bộ luật hình sự (Điều 53) Luật đất đai năm 1987 ra đời trong những năm
đầu đổi mới nên còn mang dấu ấn của cơ chế bao cấp, qua 6 năm thi hành cho thay
nhiều quy định của đạo Luật này không còn phù hợp với sự phát triển của dat nướctrong điều kiện thể chế kinh tế thị trường ngày càng được xác lập đồng bộ Luật đất