cua bi can, bi cáo trong, pháp luật tố tụng hình sự quốc tế và pháp luật t6 tụng hình sự một số quốc gia trên thé giới Chương 3 THỰC TRẠNG QUYEN CUA BI CAN, BỊ CAOTRONG TO TUNG HINH SỰ V
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYÊN SƠN HÀ
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT TO TUNG HINH SỰ VE
Chuyên ngành: Luật Hình sự và tô tụng hình sự
Mã số: 62.38.01.04
LUẬN AN TIEN SĨ LUẬT HOC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Hoàng Thị Minh Sơn
Hà Nội, năm 2015
Trang 2Tôi xm cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sô liệu, kêt quả nghiên cứu nêu trong Luận án là trung thực va tôi xin chịu trách nhiệm
về tat cả những sô liệu và kêt quả nghiên cứu đó Luận án này chưa được ai công
bồ trong bat kỳ công trình nào khác.
Tác giả Luận án
Nguyễn Sơn Hà
Trang 3TANDTC Toà án nhân dân Tối cao
VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân Tối cao
XHCN Xã hội chủ nghĩa
Trang 4TONG QUAN TINH HINH NGHIEN CUU
Tinh hình nghiên cứu trong nước
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu và tập trung giải quyết
Chương 2
NHUNG VAN DE LÝ LUẬN HOÀN THIỆN CÁC QUY PHAM VE
QUYEN CUA BỊ CAN, BỊ CAO TRONG BO LUAT TO TUNG HINH SỰ
NAM 2003
Hệ thống các phạm trù khoa học và nội ham của các khái niệm “bi can,
bị cáo” và “quyên của bị can, bị cáo”
Hệ thong cac pham trù khoa học có liên quan đến việc hoàn thiện các
quy phạm về quyên của bị can, bị cáo trong pháp luật tô tụng hình sự
Các quy phạm về quyền cua bi can, bi cáo trong, pháp luật tố tụng hình
sự quốc tế và pháp luật t6 tụng hình sự một số quốc gia trên thé giới
Chương 3
THỰC TRẠNG QUYEN CUA BI CAN, BỊ CAOTRONG TO TUNG HINH SỰ VIỆT NAM
Thuc trang quy dinh cua phap luat tô tụng hình sự Việt Nam về quyền
của bị can, bị cáo
Thực trạng thực hiện quyền của bị can, bị cáo ở Việt Nam
Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện quyền
của bị can, bị cáo
Chương 4
NHŨNG KIEN GIẢI LẬP PHÁP HOÀN THIEN CÁC QUY ĐỊNH VE
QUYEN CUA BỊ CAN, BỊ CAO TRONG TÔ TUNG HINH SỰ VIỆT NAM
Hoàn thiện các quyền của bị can, bị cáo trong quy định tại khoản 2
Điêu 49, khoản 2 Điêu 50 Bộ luật tô tụng hình sự
Hoàn thiện các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự có nội dung ghi
nhận quyền của bị can, bị cáo
KET LUẬNDANH MỤC CÁC CONG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BO
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 01
08
08 25 31
127
135
157 159 160 171
Trang 5BANG, BIEU DO SO LIEU THONG KE
Số liệu kiểm sát và kiến nghị, kháng nghị trong tạm giam
Số liệu Viện kiểm sát không phê chuẩn áp dụng biện pháp ngăn
chặn của Cơ quan điêu tra
Ty lệ Viện kiểm sát không phê chuẩn các quyết định áp dụng biệnpháp ngăn chặn của Cơ quan điều tra từ 2004 đến 2014
Tỷ lệ Viện kiểm sát không phê chuẩn các quyết định áp dụng biện
pháp ngăn chặn của Cơ quan điều tra theo từng năm
Số liệu áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam
Tỷ lệ áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam từ năm 2004 đến2014
Tỷ lệ áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam từ năm 2004 đến
2014 theo từng năm
Số liệu giải quyết án của Cơ quan điều tra
Tỷ lệ giải quyết án của Cơ quan điều tra từ năm 2004 đến 2014
Tỷ lệ giải quyết án của Cơ quan điều tra theo từng năm
Số liệu đình chỉ điều tra vì không phạm tội
Tỷ lệ đình chỉ điều tra vì không phạm tội từ năm 2004 đến 2014
Tỷ lệ đình chỉ điều tra vì không phạm tội theo từng năm
So liệu Viện kiêm sát kiên nghị khắc phục vi phạm cua co quan
THTT trong giai đoạn điều tra, truy tô, xét xử
Sô liệu giải quyêt án của Viện kiêm sát
Trang 171 171 172
173
173
174 175
175
176 177 177 178 179 179
180
181
Trang 6Tỷ lệ giải quyết án của Viện kiểm sát theo từng năm
Số liệu Viện kiểm sát khắc phục vi phạm của Cơ quan điều tra
trong giai đoạn khởi tố
Số liệu Tòa án tuyên không phạm tội
Tỷ lệ bị cáo Tòa án tuyên không phạm tội từ năm 2004 đến 2014
Ty lệ bị cáo Tòa án tuyên không phạm tội theo từng năm
Số liệu trả hồ sơ dé điều tra bố sung
Sô vụ Tòa án trả hô sơ cho Viện kiêm sát đê điêu tra bô sung từ
năm 2004 đến 2014
Số vụ Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát theo từng năm
Số vụ Viện kiểm sát trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra từ năm 2004đến 2014
Số vụ Viện kiểm sát trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra theo từng năm
Số liệu giải quyết án sơ thâm của Tòa án
Tỷ lệ giải quyết án sơ thâm của Tòa án từ năm 2004 đến 2014
Tỷ lệ giải quyết án sơ thâm của Tòa án theo từng năm
Số liệu giải quyết án phúc thâm của Tòa án
Tỷ lệ giải quyết án phúc thâm của Tòa án từ năm 2004 đến 2014
Ty lệ giải quyết án phúc thẩm của Tòa án theo từng năm
Số lượng bị can là người chưa thành niên
Tỷ lệ bị can là người chưa thành niên từ năm 2004 đến 2014
Tỷ lệ bị can là người chưa thành niên theo từng năm
Số liệu giải quyết khiếu nại đề nghị xét lại bản án, quyết định đã có
182
183
184 185 185 186 187
187 188
188 189 190 190 191 192 192 193 194 194 195
Trang 7Biêu sô 14a.
Tỷ lệ giải quyết khiếu nại đề nghị xét lại bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của Tòa án theo từng năm
Phân tích số liệu nghiên cứu ngẫu nhiên 500 bản án sơ thâm
; Phu luc s6 2
KET QUA KHAO SAT, DIEU TRA XA HOI HOC
Phân tích số liệu khảo sátTổng hợp kết quả khảo sát dành cho người tiến hành té tụngTổng hợp kết quả khảo sát dành cho người bào chữa
Tổng hợp kết quả khảo sát dành cho công dân
Tổng hợp kết quả phỏng van bị can, bị cáo
196
196
197 198 198 199 208 217 220
Trang 81 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu luận án
Tố tụng hình sự là lĩnh vực hoạt động đặc biệt, thể hiện quyền lực của Nhà nướcnhằm mục đích xử lý những hành vi được cho là tội phạm, xâm hại đến lợi ích của Nhànước, đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Trong lĩnh vực này, việc hạn chếmột số quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là điều khó có thé tránh khỏi, thậm chí
các quyền và lợi ích hợp pháp đó có thê bị xâm phạm một cách nghiêm trọng nếu các
cơ quan, người được Nhà nước giao thực hiện một số quyền tố tụng không tuân thủnhững quy định của pháp luật tố tụng hình sự
Hoạt động TTHS là hoạt động theo đó Nhà nước mà đại diện là các cơ quan tiếnhành tố tụng (ở Việt Nam là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án và các cơ quan
khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra) sử dụng quyền lực của
mình nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án Trong quá trình hoạt động tố tụng,các cơ quan bảo vệ pháp luật có thể sử dụng quyền lực được giao để hạn chế một sốquyền hiến định của công dân, những hạn chế đó là cần thiết nhằm mục đích đấu tranh
phòng chống tội phạm Tuy nhiên, những biện pháp cưỡng chế bảo đảm xã hội chốnglại các hành vi tội phạm nguy hiểm nếu áp dụng không đúng sẽ có thé trở thành môi đe
doạ thực tế với quyền con người nếu như vi phạm các quy định của luật về điều kiện,
trình tự, thủ tục, căn cứ áp dụng.
Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành đã quy định nguyên tắc mọi công dân đềubình đăng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, thành phần vàđịa vị xã hội; bao đảm quyền bat khả xâm phạm về thân thể của công dan, theo đó
nghiêm cấm mọi hình thức bức cung, nhục hình Công dân có quyền được pháp luật
bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và tài sản Các quy định về tạm
giữ, tạm giam, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự tương đối đầy đủ theohướng bảo đảm quyền của công dan nói chung và quyền của bị can, bị cáo nói riêng
Bên cạnh những quy định tiễn bộ như đã nêu ở trên, một số quy định về quyền của bị can,
bị cáo trong BLTTHS và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan chưa day đủ, chặt chế;
Trang 9chưa phù hợp với một số quy định của pháp luật quốc tế và một số nước có nền tư pháp hình sựtiễn bộ trên thé giới; chế độ tạm giam, tạm giữ, các quy định về việc thay đổi, áp dụng các biệnpháp ngăn chặn; các quy định về cơ quan THTT, người THTT, người tham gia tố tung; van dé thuthập chứng cứ cũng còn nhiều điểm bất cập làm ảnh hưởng đến quyền và cơ chế thực hiện quyềncủa bị can, bị cáo Mặt khác, ở một số địa phương còn xảy ra tình trạng người tiễn hành tố tụng lợidụng sự thiếu chặt chẽ của pháp luật TIHS, đã lạm dụng quyền lực được giao xâm phạm đếnquyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo; công tác điều tra, truy tỐ, xét xử của các cơ quanTHTT van còn bộc lộ nhiều hạn chế, bat cập, cụ thể: một số địa phương chưa tạo điều kiện thuậnlợi để người bào chữa tham gia tố tụng làm ảnh hưởng đến quyền bào chữa của bị can, bị cáo; chế
độ tạm giữ, tạm giam chưa bảo đảm theo quy định của pháp luật; thời hạn điều tra còn kéo dài,tình trạng hoàn trả hồ sơ giữa các cơ quan THTT mặc dù đã được hạn chế nhưng vẫn chiếm tỷ lệtương đối cao (Trong 11 năm từ 2004 đến 2014, Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát 26.413 vụ,chiếm 3,6%; Viện kiểm sát trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra 24.597 vụ, chiếm 3,65%); tỷ lệ bị can,
bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam còn quá cao (chiếm 86,4%); số vụ án, bị can bị
khởi tố sau phải đình chỉ điều tra mặc dù đã có xu hướng giảm nhưng vẫn còn nhiều, cá biệt vẫncòn xảy ra trường hợp oan sai, phải đình chỉ điều tra bị can vì không phạm tội (trong 11 năm có1.863 bị can phải đình chỉ điều tra vi không phạm tội, chiếm 0,09%) [98]
Điều này càng trở nên cần thiết hơn khi Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã có chỉ đạo: Hoànthiện chính sách pháp luật hình sự và dân sự phù hợp với nên kinh tế thị trường địnhhướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyên XHCN Việt Nam của dân, do dân và vìnhân dân; hoàn thiện các thủ tục tổ tung tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, côngkhai, minh bạch, tôn trọng và bảo đảm quyên con người Thực hiện quan diém chi đạocủa Đảng, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 13 đã thông qua Hiến pháp năm 2013, đã
khăng định sự kế thừa có chọn lọc những giá trị bất biến về quyền con người, quyền
công dân được ghi nhận trong các Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và các bản Hiếnpháp của Nhà nước Việt Nam trước đây Trong nhiều nội dung mới được ghi nhận, lầnđầu tiên, vấn đề quyền con người đã được Hiến pháp đề cập một cách trực tiếp, táchbạch và không đồng nhất với quyền công dân và đưa lên Chương 2 của Hiến pháp năm
Trang 102013 (Trong Hiến pháp 1992, vấn đề này được quy định tại Chương 5 về quyền vànghĩa vụ cơ bản của công dân) Đây cũng là một điểm mới, thể hiện tầm quan trọngcủa quyền con người trong Hiến pháp Việc ghi nhận quyền con người trong Hiến pháp
đã đảm bảo phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước ta tham gia ký kết Hiễn pháp
đã làm rõ hơn các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân và trách nhiệm của Nhà nước
trong việc bảo đảm thực hiện quyên con người, quyên công dân.
Thực trạng trên cho thấy có nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra phảiđược lý giải một cách đầy đủ, toàn điện về quyền của bi can, bi cáo trong TTHS Phápluật TTHS cần phải được quy định chặt chẽ hơn theo hướng mở rộng các quyền của bịcan, bị cáo; đồng thời phải có các quy định nhằm bảo đảm việc thực hiện quyền của bịcan, bị cáo trong quá trình tham gia tố tụng; hạn chế đến mức tối đa việc lạm dụngquyền lực của người tiến hành tố tụng làm ảnh hưởng đến quyền của bị can, bị cáo nói
riêng và của công dân nói chung.
Theo nghiên cứu của nghiên cứu sinh, đến nay mới chỉ có các nghiên cứu ở cấp
độ Thạc sĩ, Tiến sĩ, đề tài khoa học cấp Bộ, các bài nghiên cứu trên các tạp chí chuyên
ngành của các nhà khoa học, những người làm công tác thực tiễn về quyền con người,
quyền con người trong TTHS nói chung, hoặc chi đề cập đến một khía cạnh hẹp củavấn đề mà chưa có công trình nào nghiên cứu trực diện, chuyên sâu về quyền của bịcan, bi cáo trong tô tụng hình sự
Bởi các lý do trên, việc nghiên cứu đề tài Hoàn thiện quy định của pháp luật tổtụng hình sự về quyên của bị can, bị cáo là hết sức cần thiết cả về mặt lý luận và thực
tiễn Chính vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài trên làm luận án Tiến sĩ của mình Việc
nghiên cứu đề tài này nhằm đáp ứng với yêu cầu về chiến lược cải cách tư pháp củaĐảng, phù hop với định hướng sửa đổi, b6 sung Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 củaNhà nước, phù hợp với các quy định trong Hiến pháp năm 2013 cũng như yêu cầu hội
nhập quốc tế
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu của luận an:
Trang 11Luận án nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về quyền của bi can, bi cáo;nghiên cứu thực trang quy định về quyền của bị can, bị cáo trong Bộ luật TTHS ViệtNam; thực trạng thực hiện quyền của bị can, bị cáo trong quá trình điều tra, truy tố, xét
xử Từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật TTHS năm 2003 về
quyền của bị can, bị cáo và các quy định nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện quyền
của bị can, bị cáo.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận an:
Dé dat được những mục đích trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Mot là, nghiên cứu làm rõ khái nệm bị can, bị cáo; quyên cua bị can, bi cáo trong tô tụng hình sự Việt Nam; phân tích nội dung, đặc điêm, cơ chê hình thành các quyên cua bị can, bị cáo; từ đó làm sáng tỏ khái nệm hoàn thiện các quy định cua
BLTTHS về quyền của bị can, bị cáo
Hai là, khái quát hóa các quy định về quyền của bị can, bị cáo trong lịch sửTTHS Việt Nam từ năm 1945 đến nay; nghiên cứu dé làm sáng tỏ quyền của bị can, bịcáo trong pháp luật quốc tế và pháp luật tố tụng hình sự một số nước trên thế giới dé
rút ra những giá trị hợp lý về hoạt động lập pháp tổ tụng hình sự
Ba là, nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng quy định của Bộ luật tố tụnghình sự có liên quan đến quyền của bị can, bị cáo và tìm ra những hạn chế, bất cập
trong các quy định này.
Bon là, nghiên cứu, làm rõ thực trang thi hành những quy định của pháp luậtTTHS về quyền của bị can, bi cáo, cụ thé: bằng việc nghiên cứu các số liệu thống kê,báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề của các cơ quan tư pháp trung ương từ 01/7/2004
đến hết năm 2014; nghiên cứu các bản án, quyết định của Tòa án; khảo sát, điều tra xã
hội học đối với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và công dan; tổ chứccác Hội thảo khoa học để lấy ý kiến của các chuyên gia Luận án chỉ ra những hạn
chế, vướng mac trong thực tiễn thực hiện quyền của bị can, bị cáo và nguyên nhân của
nó làm cơ sở cho việc đưa ra các kiến nghị hoàn thiện BLTTHS về quyền của bị can, bị
cáo cũng như các quy định bảo đảm thực hiện quyên của bị can, bị cáo.
Trang 123 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu các quy định trong BLTTHS liên quan đến quyền
của bị can, bị cáo và các quy định nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quyền của bị can,
bị cáo Nghiên cứu thực tiễn thực hiện quyền của bị can, bị cáo trong quá trình tiếnhành tổ tụng
3.2 Pham vi nghiên cứu:
Về nội dung: Hoàn thiện các quy định của pháp luật TTHS nói chung và cácquy định có liên quan đến quyền của bị can, bị cáo nói riêng là những lĩnh vực đa dang,
rộng lớn và phức tạp — vì hệ thống pháp luật TTHS là một hệ thống bao gồm nhiều văn
bản của pháp luật thực định Tuy nhiên do sỐ lượng hạn chế của các số trang dành chomột luận án Tiến sĩ, cho nên trong phạm vi nghiên cứu luận án của mình, tac giả chỉ cóthé đề cập đến các quy định của BLTTHS 2003 hiện hành liên quan đến quyền của bịcan, bị cáo phát sinh từ khi có quyết định khởi tố bị can đến khi bản án, quyết định có
hiệu lực pháp luật hoặc bị can, bị cáo được đình chỉ theo quy định của pháp luật TTHS; nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật của các cơ quan THTT trong việc thực hiện quyên của bị can, bị cáo.
Luận án cũng nghiên cứu những quy định về quyền của bị can, bị cáo trước vàsau khi có BLTTHS năm 1988; nghiên cứu quy định về quyền của bị can, bị cáo trongpháp luật quốc tế và một số nước trên thé giới để tim ra những điểm tiến bộ, phù hợpvới truyền thống pháp luật của Việt Nam Luận án không nghiên cứu các quyền cơ bảncủa công dân; không nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật của Cơ quan điều tra
trong quân đội nhân dân, Viện kiêm sát quân sự và Tòa án quân sự.
Về không gian, thời gian: Việc nghiên cứu thực tiễn thi hành những quy định
của BLTTHS được nghiên cứu trên phạm wi cả nước, trong khoảng thời gian từ khi
BLTTHS năm 2003 có hiệu lực cho đến hết năm 2014 Luận án sử dụng các báo cáo
tổng kết, báo cáo chuyên đề của ngành Toà án, Viện kiểm sát, Liên đoàn Luật sư Việt
Nam, Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương; số liệu thống kê của Tòa án nhân dân
Trang 13tôi cao, Viện kiêm sát nhân dân tôi cao và một sô tỉnh, thành phô; những nguôn thông tin vê thực tiên tô tụng trong các báo cáo chuyên đê của các ngành Toà án, Viện kiêm
sát và các nguồn thông tin khác
4 Phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác — Lê
nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; các quan điểm, chủ trương,đường lối chính sách của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước về quyền của bịcan, bị cáo trong chiến lược cải cách tư pháp, chiến lược xây dựng và hoàn thiện phápluật đến năm 2020
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm có: phương pháp thống kê, phươngpháp phân tích và tổng hợp, phương pháp quy nạp và so sánh, điều tra xã hội học, khảosát thực tiễn, tổ chức hội thảo khoa học để làm rõ các nội dung nghiên cứu Trong đóphương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp quy nạp và so sánh được sử dụngchủ yếu trong các nội dung nghiên cứu về tổng quan về tình hình nghiên cứu luận án vànhững vấn đề lý luận về quyền của bị can, bị cáo (Chương 1, Chương 2); phương pháp
thống kê, điều tra xã hội học, khảo sát thực tiễn, tổ chức hội thảo khoa học được sử
dụng chủ yeu trong việc nghiên cứu thực trang và đề xuất hoàn thiện pháp luật
(Chương 3, chương 4).
5 Những đóng góp mới và ý nghĩa khoa học, thực tiễn của luận án
Luận án sẽ góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về quyền của bị can,
bị cáo trong pháp luật tô tụng hình sự Việt Nam Luận án cũng chỉ rõ những điểm chưachặt chẽ, những điểm còn hạn chế trong các quy định của BLTTHS hiện hành về quyền
của bị can, bị cáo.
Đề xuất sửa đôi, bd sung toàn diện các quy định cua Bộ luật TTHS năm 2003liên quan đến quyền của bị can, bị cáo trong quá trình tiến hành tố tụng
Tạo ra nhận thức đúng đắn, đầy đủ cho Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thâm phán
và những người tiến hành tố tụng về quyền của bị can, bị cáo; từ đó giúp cho những
Trang 14người tiến hành tố tụng hiểu và vận dụng các quy định của pháp luật một cách chínhxác, khách quan về quyền của bị can, bị cáo trong tô tụng hình sự.
Các nghiên cứu của luận án sẽ là nguôn tư liệu mang tính chât lý luận và thực tiên đê các cơ quan có trách nhiệm trong việc sửa đôi BLTTHS nghiên cứu, xem xét
trong quá trình sửa đôi, bố sung toàn diện BLTTHS năm 2003
Kết quả nghiên cứu luận án cũng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo để biên soạngiáo trình và tài liệu giảng dạy, nhất là các trường đào tạo cán bộ tư pháp, Trường Đại
học Kiêm sát, Học viện Tư pháp
6 Kêt cầu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của
luận án gồm 4 Chương:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2 Những vấn đề lý luận hoàn thiện các quy phạm về quyền của bị can,
bị cáo trong Bộ luật tô tụng hình sự năm 2003
Chương 3 Thực trạng quyền của bị can, bị cáo trong tổ tụng hình sự Việt Nam
Chương 4 Những kiến giải lập pháp hoàn thiện các quy định về quyền của bị
can, bi cáo trong tổ tụng hình sự Việt Nam
Trang 15TONG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Qua nghiên cứu các công trình khoa học đã công bố ở trong nước có liên quanđến dé tài luận án cho thấy chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp, hệ thong về
vấn đề hoàn thiện các quy định của tô tụng hình sự về quyền của bi can, bi cáo Cac
nhà khoa học chủ yếu tập trung nghiên cứu hai nhóm van dé (phân theo thứ tự từ xađến gan với dé tài luận án): Ä⁄2/ /à: nhóm các công trình nghiên cứu về quyền conngười nói chung trong hoạt động tư pháp có liên quan đến quyền của bị can, bị cáo;Hai là: nhóm những công trình nghiên cứu đưới góc độ chuyên ngành tố tụng hình sự
vê quyên của bi can, bi cáo.
1.1.1 Tình hình nghiên cứu về quyền con người nói chung trong hoạt động tư
pháp có liên quan đên quyên của bị can, bị cáo
Từ góc độ bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp nói chung có một
số công trình đã được công bố Trong đó có Luận án tiễn sĩ Luật học Bao đảm quyền
con người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay của nghiên cứu sinh NguyễnHuy Hoàn [47]; những bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quang Hiền Pháp luật —
phương tiện quan trọng trong bảo vệ quyên con người đăng trên Tạp chí Khoa họcpháp lý số 01/2004 [45]; bài nghiên cứu Cơ chế bảo đảm quyên con người bằng Toà áncủa tác giả Đinh Thế Hưng, Trần Xuân Thái đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
số 6/2011 [50]
Những công trình nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến van đề quyền con người,quyền con người trong lĩnh vực tư pháp nói chung, trong đó có đề cập đến nội dungbảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự, TTHS, dân sự, hành chính,kinh tế Do phạm vi nghiên cứu quá rộng nên các tác giả chỉ nghiên cứu sơ lược về
vân đê bảo đảm quyên con người của bị can, bị cáo trong tô tụng hình sự.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành tố tụng hình sự về quyền
của bị can, bị cáo
Trang 161.1.2.1 Tinh hình nghiên cứu chung về quyén con người, quyên công dân của bịcan, bi cáo trong tô tụng hình sự
Một số công trình nghiên cứu sâu, trực điện về van đề bảo đảm quyền con ngườicủa bi can, bị cáo trong TTHS, trong đó có dé cập đến van dé bao đảm quyền của bị
can, bị cáo trong lĩnh vực này Đáng chú ý là Luận án Tiến sĩ Luật học của nghiên cứu
sinh Lai Văn Trình (Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, năm 2011) với dé tài Bảođảm quyên con người cua bị can, bi cáo trong tổ tụng hình sự Việt Nam Luan annghiên cứu đã làm sáng tỏ một số van đề lý luận về quyền con người và bảo đảm quyềncon người của người bi tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS [80, tr.32]; hệ thống hoácác biện pháp bảo đảm quyền con người; phân tích các quy định của BLTTHS liênquan đến bảo đảm quyền con người, tìm ra những hạn chế và bất cập về bảo đảmquyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong thực tiễn điều tra, truy tố,xét xử [80, tr.51] Từ những phân tích, nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, tác giả đãđưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của BLTTHS về vấn
dé bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo [80, tr.109] Tuy
nhiên, luận án của nghiên cứu sinh Lại Văn Trình đề cập đến van đề Bao đảm quyén
con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có đôi tượng, phạm vi nghiên cứu rộnghơn nhiều so với vấn đề Quyển của bị can, bị cáo Chính vì vậy, công trình này chưatiếp cận một cách trực diện, chuyên sâu vào van đề hoàn thiện các quy định về quyền
của bị can, bị cáo từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất hoàn thiện các quy định về
quyền của các chủ thể này trong BLTTHS hiện hành
Ở mức độ nghiên cứu rộng hơn là đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Hodnthiện quy định của Bộ luật tô tụng hình sự năm 2003 nhằm đảm bảo nguyên tắc tôntrọng và bảo vệ các quyên cơ bản của công dân, Trường đại học Luật Hà Nội, năm
2011 do TS Phan Thanh Mai làm chủ nhiệm đề tài với sự tham gia của tập thể các nhà
khoa học là Giảng viên Trường đại học Luật Hà Nội ĐỀ tai có nhiều chuyên đề nghiêncứu trực diện, phân tích sâu về các quyền cơ bản của công dân trong đó có van dé baođảm quyền của bị can, bị cáo trong TTHS; đưa ra số liệu cụ thé, phân tích thực trạng
bảo đảm quyên con người của công dân trong đó có bị can, bị cáo; từ đó đưa ra những
Trang 17giải pháp, kiến nghị hoàn thiện có giá tri lý luận và thực tiễn cao, và là nguồn tài liệu
quý cho các nha làm luật trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật TTHS năm 2003
trong thời gian tới Cụ thể: Chuyên dé 7ôn trong và bảo vệ các quyén cơ bản của công
dân — Nguyên tac cơ bản của to tụng hình sự của TS Đỗ Thị Phượng [83, tr.52 - 69];Chuyên đề Các quyên cơ bản hiến định của công dân trong lĩnh vực tô tụng hình sựcủa TS Tô Văn Hoà [83, tr.84 - 96]; Chuyên đề Mộ số tiêu chí cơ bản đánh giá mức
độ hoàn thiện của hệ thong pháp luật và pháp luật tổ tụng hình sự của PGS.TS Nguyễn
Thị Hồi [83, tr.97 - 112]; Chuyên đề Kiến nghị sửa đổi, bồ sung một số quy định của
Bộ luật tổ tụng hình sự nhằm bảo đảm quyên bình dang của công dân trước pháp luật
của TS Phan Thanh Mai [83, tr.113 - 125]; Chuyên đề Hoàn thiện các quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự nhằm bảo đảm quyền bat khả xâm phạm về thân thé của công dâncủa TS Vũ Gia Lâm [83, tr.126 - 143]; Chuyên đề Bồi thường thiệt hai vật chất vaphục hồi danh dự cho người bị oan trong tô tụng hình sự của TS Bùi Kiên Điện [83,tr.173 - 185]; Chuyên đề Kiến nghị sửa đổi, bồ sung một số quy định của BLTTHSnhằm bảo đảm quyên khiếu nại của công dân của TS Phan Thị Thanh Mai [83, tr.186 -205]; Chuyên đề Bảo đảm quyên được bảo hộ về tinh mạng, sức khoẻ, danh dự, nhânphẩm và tài sản của công dân trong tô tụng hình sự của Ths Nguyễn Hai Ninh [83,tr.144 - 159]; Chuyên đề Hoàn thiện BLTTHS nhằm bảo đảm quyên không bị coi là cótội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực phápluật của Ths Mai Thanh Hiếu [83, tr.160 - 172] Dé tài cũng nghiên cứu về van déquyền con người của bị can, bị cáo trong pháp luật quốc tế như chuyên đề Pháp luậtquốc tế về quyền của bị can, bị cáo trong tô tụng hình sự của Ths Chu Mạnh Hùng[83, tr.70 - 83].
Cũng đề cập đến vấn đề quyền con người nói chung trong pháp luật TTHS có
Đề tài cấp Bộ Quyền con người trong tô tụng hình sự và những dé xuất, kiến nghị sửađổi, bồ sung Bộ luật tổ tụng hình sự do Viện Khoa học Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao thực hiện và được nghiệm thu năm 2011; Luận án tiến sĩ Bảo vệ quyên con
người trong tô tụng hình sự Việt Nam của nghiên cứu sinh Nguyễn Quang Hiền; sáchchuyên khảo Bao vệ quyên con người trong Luật hình sự, to tụng hình sự Việt Nam của
Trang 18TS Trần Quang Tiệp Các công trình này không chỉ giới hạn nghiên cứu quyền conngười của các chủ thể là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà nghiên cứu về van dé baođảm quyền con người của mọi chủ thé tham gia tố tụng, tiến hành tố tung trong cả lĩnh
vực hình sự và tố tụng hình sự
Ở cấp độ bài nghiên cứu được công bố trong các tạp chí khoa học chuyên
ngành, các Hội thảo trong nước và quôc tê:
Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lê Văn Cảm — Khoa Luật đại học quốc gia Hà Nội cócác bài nghiên cứu Bảo vệ các quyên con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháphình sự - Ý nghĩa của việc nghiên cứu đăng trên Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà
Nội, Luật học 26/2010 Bài nghiên cứu đề cập đến việc phân tích, đưa ra những luận cứ
khoa học trên các bình diện: chính trị - pháp lý, tội phạm học, tâm lý — đạo đức và lịch
sử - văn hoá nhằm lý giải cho ý nghĩa của việc nghiên cứu những vấn đề về bảo đảmquyền con người bằng các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự như:pháp luật hình sự, pháp luật TTHS, pháp luật thi hành án hình sự và pháp luật về tô
chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp hình sự [11, tr.147 - 154] Ngoài ra GS.TSKH
Lê Văn Cảm còn có một số bài nghiên cứu liên quan đến vấn đề bảo đảm quyền con
người trong lĩnh vực tư pháp hình sự như bài nghiên cứu: Bảo vệ các quyên con ngườibằng pháp luật tổ tụng hình sự Việt Nam - những vấn đề lý luận cơ bản đăng trên Tạpchí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, số 7/2010 [10]; Bài nghiên cứu Những vấn déchung về bảo vệ các quyên con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự
đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, số
6(61)/2010 [09] Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của GS.TSKH Lê Văn Cảm
tập trung nghiên cứu vấn đề bảo đảm quyền con người nói chung của các chủ thể thamgia tổ tụng trong lĩnh vực tư pháp hình sự; van dé bảo đảm quyền của bị can, bị cáocũng được dé cập đến, nhưng do phạm vi nghiên cứu rộng nên nội dung hoàn thiện cácquy định về quyền của bị can, bị cáo trong TTHS chưa được nghiên cứu một cách toàn
diện Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu này là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng
mang tính chất định hướng cho nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu luận án
Trang 19Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thái Phúc — Học viện Tư pháp Hà Nội có các côngtrình Bảo đảm quyền con người trong tô tụng hình sự trong diéu kiện xây dựng Nhànước pháp quyên xã hội chủ nghĩa, Báo cáo khoa học tại Hội thảo quốc tế về quyềncon người trong TTHS do VKSNDTC phối hợp với Uỷ ban Nhân quyền Australia tổchức tháng 3/2010 [58]; Bài nghiên cứu 7c tiễn bảo đảm quyển con người trong totụng hình sự Việt Nam đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 3 (34)/2006 [56] Trongcác bài nghiên cứu nêu trên, PGS.TS Nguyễn Thái Phúc đi sâu nghiên cứu những van
dé lý luận nói chung về quyền con người, quyền con người trong TTHS; nghiên cứu vàchỉ ra thực trạng bảo đảm quyền con người trong các giai đoạn TTHS như điều tra, truy
tố, xét xử Từ đó tác giả đưa ra những giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện một số quyđịnh của TTHS nhằm bảo đảm quyền con người của các chủ thé tham gia tố tụng [56,
57, 58] Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của các công trình này khá rộng, tác gia không
những nghiên cứu van đề quyền con người của tất cả các chủ thé tham gia tố tụng như
bị can, bị cáo, người làm chứng, người bị hại mà còn nghiên cứu cả về cơ chế bảo đảmquyền con người của các chủ thể tiến hành tố tụng như Điều tra viên, Kiểm sát viên,
Thâm phán
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chí — Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
có các bài nghiên cứu Bao vệ quyên con người bằng pháp luật to tụng hình sự đăngtrên Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luật số 23/2007 [14] Bài
nghiên cứu này đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn việc bảo đảm quyền con
người thông qua các nguyên tắc của TTHS; bảo đảm quyền con người thông qua quyđịnh của BLTTHS về các biện pháp ngăn chặn; bảo đảm quyền con người thông quacác quy định về khởi tố vụ án hình sự, thông qua các quy định về điều tra - truy tô - xét
xử - thi hành án hình sự [14, tr.64 - 80] Ngoài ra, PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí còn có
một số công trình nghiên cứu có liên quan, như bài nghiên cứu: Hoàn thiện pháp luật
về minh oan và bôi thường thiệt hại cho người bị oan trong TTHS đăng trên Tạp chí
Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, Số 5/2010 [18]; bài nghiên cứu Một số yếu to ảnh
hưởng tới nguyên tắc Tham phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo phápluật đăng trên Tạp chí nhà nước và pháp luật, Viện nhà nước và pháp luật, Số 2/2009
Trang 20[17]; bài nghiên cứu Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tô tụng hình sự Việt Namđăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện Nhà nước và pháp luật, số 6/2011 [19]cũng có nội dung liên quan đến van dé bảo đảm quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng
hình sự.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Độ - Phó Chánh án TANDTC, Chánh án Toà ánquân sự Trung ương cũng có một số công trình nghiên cứu liên quan đến việc bảo đảmquyền của bị can, bị cáo trong TTHS Điển hình là Báo cáo khoa học Hodn thiện quyên
và nghĩa vụ tô tụng của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đáp ứng yêu cau cải cách tưpháp tại Hội thảo quốc tế về quyền con người trong TTHS do VKSNDTC phối hợp với
Uy ban Nhân quyền Australia tổ chức tháng 3/2010 [95]; bài nghiên cứu Bảo vệ quyén
con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tô tụng hình sự đáp ứng yêu cẩucải cách tr pháp đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật TP HỗChí Minh, số 6(61)/2010 [34] Trong các bài nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu sâu
về các quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo quy định trong Bộ luật
TTHS hiện hành; địa vị pháp lý của những chủ thé nay trong TTHS; nêu va phân tích
thực trạng bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; nghiên cứu quyền vànghĩa vụ của người bi tạm giữ, bị can, bị cáo trong pháp luật TTHS quốc tế Từ đó đưa
ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của người bịtạm giữ, bị can, bị cáo trong BLTTHS hiện hành, cụ thể: bé sung quyén được im lặng,quyền được thông báo về việc buộc tội và chứng cứ buộc tội, mở rộng phạm vi vaquyền của người bào chữa cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của người tiễn hành tố tụngtrong việc bảo đảm quyền của bị can, bị cáo [95] Tuy nhiên, cũng giỗng như các côngtrình nghiên cứu đã nêu ở trên, các nghiên cứu của PGS TS Trần Văn Độ cũng cóphạm vi tương đối rộng, nên chưa đi sâu nghiên cứu trực diện về việc bảo đảm quyềncủa bị can, bị cáo trong tô tụng hình sự
Ngoài ra còn có khá nhiều công trình nghiên cứu, bài báo đề cập đến vấn đềquyền con người và bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Ví dụ như: Bàinghiên cứu Hoàn thiện quy định về bị can, bị cáo trong Bộ luật to tung hinh su cuaPGS.TS Pham Hong Hai, đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 01/2009 [41]; Bài nghiên cứu
Trang 21Thực trạng pháp luật và thực tiễn về người bị tình nghỉ trong Bộ luật tô tụng hình sựnăm 2003 - Tạp chí Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, số
6(61)/2010 [44], bài nghiên cứu Hoàn thiện các quy định cua Bộ luật tổ tụng hình sự
về quyên, nghĩa vu cua bị can, bị cáo va cơ chế bảo đảm thực hiện của Ths Chu ThịTrang Vân, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, Tạp chí nghiên cứu lập pháp; bàinghiên cứu Bảo vệ quyên con người trong tô tụng hình sự của Ths Dinh Thế Hưng —Viện Nhà nước và pháp luật, tham luận tại Hội thảo Các diéu kiện bảo dam quyén conngười ở Việt Nam do Viện Nhà nước và pháp luật tô chức ngày 27/8/2010
1.1.2.2 Tình hình nghiên cứu về quyên và thực hiện quyên của bị can, bị cáothông qua các nguyên tắc của t6 tụng hình sự
Trong các công trình nghiên cứu về các nguyên tắc của TTHS mà nghiên cứusinh đã nghiên cứu có bài viết Các nguyên tắc cơ bản trong Luật tô tụng hình sự -những dé xuất sửa đổi, bố sung của PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí - Tạp chí Khoa học Daihọc Quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luật 24 (2008) [15] Công trình nghiên cứu trên đi sâu
nghiên cứu các nguyên tắc quy định trong Bộ luật TTHS 2003 hiện hành, trên cơ sở đó
làm rõ một số van dé lý luận và thực tiễn, đưa ra những kiến nghị hoàn thiện nhữngnguyên tắc này Công trình cũng đã phân tích, đề cập đến những nguyên tắc có nộidung đề cập đến quyền và bảo đảm quyền của bị can, bị cáo trong TTHS, đồng thời déxuất bổ sung, sửa đổi một số nguyên tắc cơ bản của TTHS nhằm hoàn thiện các quyđịnh về quyền và bảo đảm thực hiện quyền của bị can, bị cáo trong quá trình tiến hành
tố tung Cụ thé, cần bé sung nguyên tắc Bảo dam mọi hoạt động của cơ quan tiễn hành
to tụng, người tiễn hành tô tụng trong quá trình giải quyết vụ án phải được công khai,minh bach; Nguyên tắc bảo đảm việc tranh tụng trong xét xử và một số hoạt động tôtụng khác theo quy định của Bộ luật này Kết quả tranh tụng tại phiên tòa là căn cứ đểTòa án ra bản án và quyết định Một số nguyên tắc cần sửa đôi dé bảo đảm hơn nữaquyền của bị can, bị cáo như Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, nguyên tắc tráchnhiệm khởi tô và xử ly vụ án hình sự, nguyên tắc thực hành quyên công to và kiểm sátviệc tuân theo pháp luật trong to tụng hình sự (15, tr.239 - 253]
Trang 22Cùng đề cập đến vấn đề bảo đảm quyền con người thông qua các nguyên tắc củaTTHS có bài nghiên cứu Xu hướng tăng cường bảo vệ quyên con người trong tư pháphình sự Việt Nam thông qua nguyên tắc suy đoán vô tội của PGS.TS Pham Văn Tinhđăng trên Tạp chí Kiểm sát số 09 (tháng 5/2010) [79] Nội dung bài nghiên cứu đi sâuphân tích nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định trong Hiến pháp năm 1992 và Bộluật TTHS hiện hành; nghiên cứu va phân tích quan điểm của một số luật gia nướcngoài về nguyên tắc suy đoán vô tội như quan điểm của TS Luật người Ý Cesare DiBeccaria trong tác phẩm Về tdi phạm và hình phạt (Dei Delitti e Delle Pene) Từ đóđưa ra một số khuyến nghị để hoàn thiện nguyên tắc này, trong đó phải hoàn thiện quyđịnh về các quyền của bên bị buộc tội bao gồm người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vàquyền của Luật sư hay bào chữa viên [79, tr 33 - 37].
Nguyên tắc suy đoán vô tội cũng được nghiên cứu khá sâu trong bài nghiên cứuQuy định nguyên tắc suy đoán không phạm tội dé bảo vệ quyén con người của người bịbuộc tội của tác giả Nguyễn Quang Hiền (TS Luật, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh)
đăng trên Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội số 13/2010 TS NguyễnQuang Hiền đi sâu phân tích các quan điểm của các luật gia về nguyên tắc suy đoán vô
tội, bản chat của nguyên tắc này, đồng thời đề xuất sửa đổi Điều 9, Điều 179, Điều 199của Bộ luật TTHS năm 2003 theo hướng tăng cường bảo đảm quyền của người bị buộctội (bị can, bị cáo) trong quá trình tiến hành tổ tụng [46, tr 28 - 36]
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu của TS Nguyễn Cảnh Hợp, Giảngviên khoa Luật hành chính — Đại học Luật TP Hồ Chí Minh qua bài nghiên cứu Cac
nguyên tắc của tô tụng hình sự trong diéu kiện xây dung Nhà nước pháp quyén đăngtrên Tạp chí Khoa học pháp lý số 01/2001 [48]; bài nghiên cứu của Ths Đinh ThếHưng, Viện Nhà nước và pháp luật Thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chếđịnh chứng mình và chứng cứ của Luật tổ tụng hình sự Việt Nam đăng trên Tạp chíNha nước và pháp luật số 11/2009 [49]; bài nghiên cứu Hoàn thiện nguyên tắc tranhtung trong pháp luật to tụng hình sự Việt Nam theo tinh than cải cách tr pháp củaGS.TSKH Lê Văn Cảm đăng tại Tạp chí Kiểm sát số 11/2011, số 13/2011 [12]; bàinghiên cứu Một số biện pháp bảo đảm nguyên tắc “Khi xét xử Tham phán và Hội thẩm
Trang 23độc lập va chỉ tuân theo pháp luật” của PGS.TS Phạm Hồng Hai đăng trên Tạp chíNhà nước và pháp luật số 5/2003 [42].
Các công trình nghiên cứu này đều có chung nội dung là nghiên cứu, phân tíchsâu những van dé lý luận về các nguyên tắc quy định trong BLTTHS, hoặc đi sâu vào
nghiên cứu một hoặc một vài nguyên tắc cơ bản Thông qua việc nghiên cứu, các tác
giả cũng đề cập đến van đề quyền và bảo đảm quyền con người nói chung, quyền của
bị can và bị cáo nói riêng trong quy định của các nguyên tắc, đồng thời cũng đề xuấthướng hoàn thiện các quyền và bảo đảm thực hiện quyền của các chủ thể này trong
TTHS Tuy nhiên, các công trình này chưa nghiên cứu sâu đến các van dé lý luận vàthực trạng quy định, thực trạng thực hiện quyền của bị can, bị cáo để đưa ra các kiến
nghị hoàn thiện các quy định này trong Bộ luật tố tụng hình sự
1.1.2.3 Tình hình nghiên cứu các quyên cụ thé của bị can, bị cáo
Tình hình nghiên cứu vê quyên bào chữa của bị can, bị cáo: Trong thời gian qua
có khá nhiêu công trình nghiên cứu vê vân đê quyên và bảo đảm thực hiện quyên bao chữa của bị can, bị cáo; trong đó phân lớn đê cập đên vai trò của Luật sư trong việc bảo đảm quyên của bị can, bị cáo; vân đê tranh tụng giữa người bào chữa và Kiêm sát viên.
Nghiên cứu về vấn đề quyền bào chữa và bảo đảm thực hiện quyền bào chữa
của bị can, bị cáo, tác giả Hoàng Thị Sơn (PGS.TS Hoàng Thị Minh Sơn) có các công
trình nghiên cứu: Tc hiện quyên bào chữa của bị can, bị cáo trong luật tô tụng hình
sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học, Ha Nội năm 2003 [72]; bài nghiên cứu 77ctrạng thực hiện quyên bào chữa của bị can, bị cáo đăng trên Tạp chí Luật học, số4/2002 [70]; Vẻ khái niệm quyên bào chữa và việc bảo đảm quyên bào chữa của bịcan, bị cáo đăng trên Tạp chí Luật học số 5/2000 [71]; bài nghiên cứu Hoan thiện cácquy định của pháp luật tô tụng hình sự nhằm nâng cao hiệu quả bào chữa đối vớingười chưa thành niên đăng trên Tạp chí Khoa học Kiểm sát số 01/2014 [75] Cáccông trình, bài viết của PGS.TS Hoàng Thị Minh Sơn nghiên cứu chuyên sâu về quyền
và bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo; nghiên cứu các vấn đề lý luận về quyềnbào chữa và bảo đảm quyền bào chữa; nghiên cứu thực trạng quy định của pháp luậtTTH§ Việt Nam về quyền bào chữa; thực trạng áp dụng pháp luật của các cơ quan
Trang 24THTT nhằm bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo từ đó đưa ra những kiếnnghị, đề xuất hoàn thiện các quy định của Bộ luật TTHS hiện hành Những công trìnhnghiên cứu, bài viết của PGS.TS Hoàng Thị Minh Sơn có giá trị tham khảo cao đối với
nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu luận án.
Công trình nghiên cứu Vai tro cua Luật su trong hoạt động tranh tung NXB
Chính trị - Hành chính (Hà Nội, 2009) [36] do TS Trương Thị Hồng Hà — Học việnChính trị - Hành chính quốc gia chủ biên đã nghiên cứu khá sâu về vai trò của Luật sư
trong hoạt động tranh tụng tại các phiên tòa hình sự Nghiên cứu của các tác giả trong
công trình này đã làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò của Luật sư trong hoạt động
tranh tụng, thực trạng về vai trò của Luật sư và van dé tranh tụng tại các phiên tòa hình
sự, từ đó đưa ra giải pháp phát huy vai trò của Luật sư ở Việt Nam hiện nay Mặc dù
không phải là chủ đề nghiên cứu chính, nhưng công trình nghiên cứu này cũng đãnghiên cứu, phân tích thực trạng và đưa ra kiến nghị hoàn thiện các quy định về quyền
và bảo đảm thực hiện quyền của bị can, bị cáo; vai trò của Luật sư trong việc bảo đảmquyền của bị can, bị cáo trong TTHS Việt Nam
Bài nghiên cứu Sw tham gia bắt buộc của người bào chữa trong to tụng hình sựcủa PGS.TS Nguyễn Thái Phúc đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 4(41)/2007[57] Bài nghiên cứu đã phân tích khá sâu quy định của BLTTHS về quyền bào chữa vànhững trường hợp bắt buộc phải có sự tham gia của người bào chữa trong TTHS quy
định tại Điều 57 Bộ luật TTHS hiện hành, phân tích thực trạng, chỉ ra những thiếu sót,
tồn tại trong thực tiễn, đồng thời đề xuất hướng hoàn thiện các quyền và bảo đảm thựchiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người bị hạn chế vềkhả năng nhận thức và những người bị khởi tố, truy tố về những tội có mức án chung
thân, tử hình.
Cùng nghiên cứu về sự tham gia của người bào chữa trong quá trình tiến hành tốtụng dé bảo đảm quyền bào chữa của bi can, bị cáo còn có các công trình, bai nghiêncứu của PGS.TS Phạm Hồng Hải Bao đảm quyển bào chữa của người bị buộc tội —NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội 1999 [40]; bài nghiên cứu Những điểm mới vềtrách nhiệm, nghĩa vụ của người bào chữa trong Bộ luật tô tụng hình sự năm 2003
Trang 25đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 5/2004 [43] TS Nguyễn Duy Hưng (KhoaLuật hình sự, Trường dai học Luật TP Hồ Chí Minh) có bài nghiên cứu VỀ sự tham giacủa người bào chữa vào qua trình tổ tụng hình sự theo Bộ luật tô tụng hình sự năm
2003 đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 3/2004 [51]
Tình hình nghiên cứu về bảo đảm quyên của bị can, bị cáo bị áp dung biện phápngăn chặn tạm giam: Dưới góc độ bảo đảm quyền con người trong việc áp dụng các
biện pháp ngăn chặn trong TTHS, PGS.TS Hoàng Thị Minh Sơn có bài nghiên cứu
Bảo đảm quyền con người của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong
to tụng hình sự Việt Nam đăng trên Tạp chí Luật học, số 3/2011 [74] Trong bài nghiên
cứu này, PGS.TS Hoàng Thị Minh Sơn đã nghiên cứu, phân tích khá sâu những van đề
lý luận, những quy định của Bộ luật TTHS năm 2003; đưa ra những số liệu thống kêchi tiết để chứng minh thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn của các cơ quan tiếnhành tố tụng; các quyền của người bị bắt, bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạmgiam và cơ chế bảo đảm các quyền này được thực hiện trong thực tiễn Cũng đề cậpđến vấn đề áp dụng biện pháp ngăn chặn trong TTHS có bài nghiên cứu Bảo đảmquyên con người trong việc bắt, tam giữ, tạm giam của tac giả Nguyễn Tién Đạt — Daihọc An ninh TP Hồ Chí Minh, đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý số 3 (34)/2006 [32];tác gia đề cập đến những van dé lý luận về quyền con người nói chung, lý luận và thựctiễn về bảo đảm quyền con người trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam; đưa ra những dẫnchứng, những ví dụ cụ thể các trường hợp vi phạm quyền của người bị bắt, tạm giam
và chỉ ra những nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan dẫn đến những viphạm của các cơ quan THTT và người THTT Từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất
cụ thé sửa đổi, bố Sung Điều 58, 84, 87, 88 BLTTHS năm 2003; kiến nghi nang caotrách nhiệm của người tiến hành tố tụng trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn nhằmbảo đảm quyền của bị can, bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam
1.1.2.4 Tình hình nghiên cứu về quyên của bị can, bị cáo trong pháp luật quốc
tê và pháp luật tô tụng hình sự của một sô nước
i) Tình hình nghiên cứu về quyên của bị can, bị cáo trong pháp luật quốc tế
Trang 26Đề cập đến các công trình nghiên cứu về quyền và bảo đảm thực hiện quyền của
bị can, bị cáo trong pháp luật quốc tế, không thé không nhắc đến Giáo trình lý luận vàpháp luật về quyền con người của tập thé tác giả do GS.TS Nguyễn Dang Dung, VũCông Giao, Lã Khánh Tùng đồng chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nộinăm 2009 Công trình nghiên cứu này đề cập đến nhiều vấn đề quyền con người trongnhiều lĩnh vực, trong đó có đề cập đến việc nghiên cứu những quy định của pháp luậtquốc tế về bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tư pháp, đặc biệt là tư pháp hình
sự Cụ thé:
- Quyên được bảo vệ không bị tra tan, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhânđạo hoặc hạ nhục: Quyền này được đề cập trong Điều 5 Tuyên ngôn thế giới về quyền
con người, 1948 (UDHR — The Universal Declairation of Human Rights), trong đó nêu
16: Khong ai bị tra tan hay bi đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấpnhân phẩm Quyền này được cu thé hoá tại Điều 7 Công ước quốc tế về các quyền dân
sự, chính trị, 1966 (ICCPR — The International Convenant on Civil and Political
Rights) Van dé chống tra tan còn được dé cập trong một số Điều ước quốc tế về quyềncon người, đặc biệt là Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử, trừng phạt
tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm, 1984 (Convention Against Torture and
Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment — CAT) Van đề chốngtra tấn va các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhânphẩm được coi là một guy phạm tập quán quốc tế (International Custom Law) nên tất
cả các quốc gia trên thé giới đều phải có nghĩa vụ tuân thủ, bất ké các quốc gia đó có
phải là thành viên của ICCPR hay CAT hay bất cứ điều ước quốc tế nao hay không
[29, tr 199].
Nghiên cứu cũng chi ra răng, mặc dù UDHR va ICCPR đều không đưa ra kháiniệm thé nào là hành vi tra tan, nhưng Điều 1 của CAT đã đề cập đến khái niệm này,theo đó tra tấn được hiểu là: bat kỳ hành vi nào cô ý gây dau đớn hoặc đau khổ nghiêmtrọng về thé xác hay tinh than cho một người, vì những mục đích như lấy thông tinhoặc lời thu tội từ người đó hoặc người thứ ba, hoặc trừng phạt người đó về một hành
vi mà người đó hay người thứ ba thực hiện hay bị nghỉ ngờ đã thực hiện, hoặc dé đe
Trang 27doa hoặc ép buộc người đó hay người thứ ba, hoặc vì bat kỳ một lý do nào khác dựatrên sự phân biệt, đối xử dưới mọi hình thức, khi nỗi dau đớn và dau khổ đó do một
công chức hay một người nào khác hành động với tư cách chính thức gáy ra, hay với
sự xúi giục, đồng tình hay ưng thuận của một công chức [128, Điều 1]
- Quyên được bảo vệ khỏi bị bắt, giam giữ tuỳ tiện: quyền này đầu tiên đượcquy định tại Điều 9 UDHR, trong đó nêu rõ: không ai bị bắt, giam giữ hay lưu day mộtcách tuỳ tiện [29, tr 206] Van đề này được cu thé hoá tại Điều 9 của ICCPR, theo đómọi người đều có quyền hưởng tự do và an toàn cá nhân; không ai bị bắt hoặc bị giamgiữ một cách vô cớ; không ai bị tước quyền tự do trừ trường hợp việc tước quyền đó là
có lý do và theo đúng những thủ tục mà luật pháp đã quy định; quyền được thông báo
về những lý do bị bắt; quyền được xét xử một cách nhanh chóng: quyền yêu cầu đượcbồi thường
- Quyên được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của người bị tước tự do:Quyền này được quy định trong Điều 10 của ICCPR, nội dung của Điều này quy địnhngười bị tước tự do phải được đối xử nhân đạo với sự tôn trọng nhân pham von có của
con người Trừ trường hợp đặc biệt, bị can, bị cáo phải giam giữ riêng biệt với người bị
kết án và phải được đối xử theo chế độ riêng phù hợp với chế độ dành cho những
người bị tạm giam; những người chưa thành niên phải được giam giữ tách riêng khỏi
người lớn và phải được đưa ra xét xử càng sớm càng tốt (Khoản 2 Điều 10 ICCPR).Đặc biệt, theo khoản 3 Điều này đề cập đến nguyên tắc định hướng việc đối xử đối với
người bị tước tự do, theo đó, việc đối xử với tù nhân trong hệ thong trai giam nham
mục dich chính là cải tạo va dua ho tro lại xã hội, chứ không phải nhằm mục đích
trùng phạt hay hành ha họ [29, tr 207].
- Quyên được xét xử công bằng (The right to a fair trial): theo kết quả nghiêncứu, quyền này được dé cập dau tiên trong các Điều 10, 11 UDHR Theo đó, mọingười đều bình dang về quyền được xét xử công bang và công khai bởi một Toà án độclập và khách quan để xác định các quyền và nghĩa vụ của họ, cũng như về bất cứ sựbuộc tội nào đối với họ Điều 11 bố sung thêm một số khía cạnh cụ thé, theo đó: mọi
người, nêu bi cáo buộc vê hình sự đêu có quyên được coi là vô tội cho đên khi được
Trang 28chứng minh là phạm tội theo pháp luật, tại một phiên toà xét xử công khai, noi người
đó được bảo đảm những điều kiện cần thiết để bào chữa cho mình Không ai bị coi làphạm tội vì bất kỳ hành vi hay sự tắc trách nào đó mà không cấu thành một tội phạm
hình sự, cũng không ai bị tuyên phạt nặng hơn mức hình phạt được quy định vào thời
điểm hành vi phạm tội được thực hiện
Các quy định trên được cụ thể hoá trong các Điều 11, 14, 15 của ICCPR, theo
đó Điều 14 quy định chi tiết về các quyền bình dang trước Toà án, quyền được suyđoán vô tội và một loạt bảo đảm tố tụng tối thiêu khác dành cho bị can, bị cáo trongTTHS [29, tr 210].
- Quyên không bi phân biệt, doi xử, được thừa nhận và bình dang trước phápluật: quyền này được coi như một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế vềquyền con người Quyền này được quy định tại các Điều 1, 2, 6, 7, 8 UDHR và đượctái khăng định trong các Điều 2, 3, 16 và 26 ICCPR Quyền này gồm ba khía cạnh khácnhau, đó là: 1/không bị phân biệt đối xử, ii/duoc thừa nhận tư cách con nguoi trƯỚC
pháp luật, iii/có vị thế bình đăng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cáchbình đăng [29, tr 190]
Nhìn chung, đây là một công trình nghiên cứu có giá tri tham khảo cao, ngoài
việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, những quy định của pháp luật về quyền conngười nói chung: còn nghiên cứu khá sâu về vấn đề quốc tế về quyền con người, trong
đó có vấn đề bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự Tuy nhiên,
công trình mới chỉ đừng lại ở mức nêu và phân tích những quy định của pháp luật quốc
tế về vấn đề quyền của người bị buộc tội (bị can, bị cáo) trong quá trình tiến hành tố
tụng, mà chưa di sâu vào phân tích, đánh giá, so sánh với pháp luật TTHS Việt Nam và
một số nước trên thế giới Hạn chế này là do công trình nghiên cứu ở phạm vi khá rộng
và đi sâu nghiên cứu, phân tích vấn đề quyền con người nói chung trong mọi lĩnh vựccủa đời sống xã hội
Ngoài ra, còn có các bài nghiên cứu Chuẩn mực quốc tế về bảo đảm quyền conngười trong hoạt động tô tụng hình sự của TS Tường Duy Kiên đăng trên Tạp chíKiểm sát số 13 tháng 7/2006; bài nghiên cứu Bảo đảm quyén của người bị buộc tội
Trang 29theo Diéu 6 Công ước Châu Au về quyên con người của Ths Lương Thị Mỹ Quỳnh —Trường đại học An ninh nhân dân; Chuyên đề Pháp luật quốc tế về quyên của bị can,
bị cáo trong tô tụng hình sự của Ths Chu Mạnh Hùng thuộc Đề tài nghiên cứu cấptrường Hoàn thiện quy định của BLTTHS năm 2003 nhằm bảo đảm nguyên tắc tôntrọng và bảo vệ các quyển cơ bản của công dân, Trường đại học Luật Hà Nội, năm
2011 Những chuyên dé, bài nghiên cứu này đề cập đến van đề bảo đảm quyền conngười trong hoạt động TTHS quốc tế, trong đó có các quyền của người bị tình nghỉ (bịcan, bị cáo), như: quyền được xét xử công bằng bởi một Toà án độc lập, không thiên vị
trong một thời gian hợp lý, quyền được coi là vô tội khi chưa có phán quyết của Toà
án, và những quyên tối thiểu khác đối với những người bị cáo buộc một tội hình sự
Nghiên cứu sinh cũng có bài nghiên cứu Tim hiểu quy định của pháp luật quốc
tế về quyên của người bị bắt, tạm giam và đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật t6 tụ nghình sự Việt Nam đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 19 (tháng 10/2013); nội dung bàinghiên cứu đề cập đến những quy định của pháp luật quốc tế về quyền và bảo đảmquyền của người bị bắt, tạm giam; so sánh với những quy định của pháp luật TTHS
Việt Nam, tìm ra những vướng mắc, bất cập, từ đó đề xuất hoàn thiện các quy định
trong BLTTHS năm 2003 theo hướng bảo đảm quyền của bị can, bị cáo bị bắt, tạmgiam phù hợp với pháp luật quốc tế
11) Tình hình nghiên cứu vê quyên của bị can, bị cáo trong pháp luật tô tụng hình
sự một sô nước trên thê giới
Qua nghiên cứu của nghiên cứu sinh, có khá nhiêu công trình nghiên cứu liên quan đên vân đê bao đảm quyên cua bị can, bị cáo trong pháp luật TTHS của một sô nước trên thê giới Dién hình là một sô công trình sau:
- Chuyên đề Bảo vệ các quyén con người và công dân trong pháp luật tô tụnghình sự Liên bang Nga của GS.TSKH Lê Văn Cảm tại Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấptrường Pháp luật to tụng hình sự với việc bảo đảm quyền con người, quyên công dân,
Trường Đại học Luật Hà Nội, 2010 Trong chuyên đề này, GS.TSKH Lê Van Cảm đã
nêu và phân tích cụ thể các quy phạm hiến định có liên quan đến việc bảo đảm cácquyền con người và công dân trong lĩnh vực tư pháp hình sự Liên bang Nga; Các quy
Trang 30định về bảo đảm quyền con người và công dân Liên bang Nga bằng các quy địnhchung của pháp luật TTHS; các quy định về bảo đảm quyền con người và công dânLiên bang Nga bang các quy định của pháp luật TTHS trong các giai đoạn trước khixét xử và trong khi xét xử các vụ án hình sự Chuyên đề cũng đề cập và phân tích khásâu về các quyền của người bị buộc tội, các quy định đối với Thâm phán, Công tố viên,Bồi thấm đoàn và Luật sư dé bảo đảm việc thực hiện quyền cua bi can, bi cáo trong quátrình tiến hành tố tụng [84, tr 33 - 45] Đây là một trong những công trình nghiên cứukhá sâu về vấn đề quyền và bảo đảm quyền của bị can, bị cáo trong pháp luật TTHSnước ngoài, có giá trị tham khảo cao đối với nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên
cứu luận án của mình.
Cũng dé cập đến van đề nghiên cứu TTHS nước ngoài về bảo đảm quyền của bị
can, bi cáo; Luật gia James Wood (Chủ tịch Uy ban cải cách pháp luật bang New South
Wales, Australia) có bài nghiên cứu 7ổng quan về bảo đảm quyén con người trong hệthong tr pháp hình sự Australia, tài liệu Hội thảo quốc tế về quyền con người trongTTHS, VKSNDTC — Uỷ ban nhân quyền Australia, Hà Nội tháng 3/2010 Tài liệu nay
nghiên cứu và phân tích các quyền cơ bản của người bị buộc tội theo pháp luật TTHS
của Australia và pháp luật quốc tế về quyền con người, cụ thể người bị buộc tội trongTTHS Australia có quyền được xét xử công bằng (điều 10, 14 Công ước ICCPR);quyền không bị giam giữ nếu không bị buộc tội, quyền đặt tiền hoặc tài sản có giá trị
để bảo đảm (Điều 9 Công ước ICCPR) Đặc biệt, pháp luật TTHS Australia không
cho phép áp dụng biện pháp giam giữ mang tính phòng ngừa (tạm giam), trừ hai trường
hợp ngoại lệ là các tội phạm nghiêm trọng liên quan đến tình dục và các tội phạm liên
quan đến khủng bố [95]
Công tố viên cao cấp Christopher Maxwell (Công tố viên cao cấp bang NewSouth Wales, Australia) có bài viết Nhân quyền và quá trình thực hành quyên công to,tài liệu Hội thảo quốc tế về quyền con người trong TTHS, VKSNDTC — Uy ban nhân
quyền Australia, Hà Nội tháng 3/2010 Trong bài tham luận này, ngoài việc giới thiệu
vai trò của Công tô viên bang New South Wales, Australia trong việc bảo đảm quyềncủa người bị buộc tội trong quá trình giải quyết vụ án hình sự; ông Christopher
Trang 31Maxwell còn nêu va phân tích các quy định của pháp luật TTHS New South Wales,
pháp luật quốc tế về các quyền của người bị buộc tội [95] Ngoài những quyền cơ bảntheo thông lệ chung giống như TTHS Việt Nam, đáng lưu ý là quyền được im lặng,quyền của người bị tình nghỉ được thâm vấn có ghi âm điện tử
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu của các luật gia nước ngoài liênquan đến quyền và bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tư pháp nói chung và tưpháp hình sự nói riêng Vi dụ như: Bảo đảm quyên con người trong hệ thong tu pháp(Saudi Arabia, Human Rights: Judical system); Bảo đảm quyên con người trong cácnguyên tắc của tô tụng hình sự (Principle of Criminal Procedure của Neil Andrews);Bao đảm quyên con người tai các phiên toà xét xử các vụ án hình sự ở Anh quốc
(Human Rights in English Criminal Trials của K.W Lidstone).
Liên quan đến việc nghiên cứu về quyền của người bi tam giữ, tạm giam trongTTHS của một số nước trên thế giới của một số tác giả là các nhà khoa học hoặc những
người làm công tác thực tiễn trong nước có bài nghiên cứu Biện pháp ngăn chặn theo
quy định của Bộ luật to tung hình sự Cộng hoà liên bang Puc cua Ths Hoang Thi
Quynh Chi — Viện Khoa học Kiểm sát, VKSNDTC [118] Bai viết nay đề cập đến điều
kiện, căn cứ, thẩm quyền và thủ tục bắt tạm giam; về việc thi hành, đình chỉ việc bắttạm giam, trong đó có đề cập đến một số quyền của người bị bắt, tạm giam trong pháp
luật TTHS Cộng hòa Liên bang Duc.
Dưới góc độ nghiên cứu pháp luật TTHS nói chung của một số nước trên thếgiới, trong đó có đề cập đến quyền và bảo đảm quyền của bị can, bị cáo (người bị tình
nghi phạm tội) Thông tin Khoa học Kiểm sát (Tập 5 + 6/2013) Viện Khoa học Kiểm
sát — Viện kiểm sát nhân dân tối cao có số chuyên đề Nghiên cứu pháp luật to tụnghình sự một số nước trên thé giới có các bài nghiên cứu: Nghiên cứu pháp luật tô tunghình sự Trung Quốc của TS Hoàng Thị Quỳnh Chi (Viện Khoa học Kiểm sát — Việnkiểm sát nhân dan tối cao) [118]; bài Nghiên cứu pháp luật tổ tụng hình sự Liên bangNga của Thạc sĩ Nguyễn Trọng Vĩnh (Viện Khoa học Kiểm sát — Viện kiểm sát nhândân tôi cao) [118]; Nghiên cứu pháp luật tổ tụng hình sự Cộng hòa Pháp của TS MaiThanh Hiếu (Đại học Luật Hà Nội) [118]; Nghiên cứu pháp luật tô tụng hình sự Cộng
Trang 32hòa liên bang Đức của Nguyễn Thị Thu Quy (Viện Khoa học Kiểm sát — Viện kiểm sátnhân dân tối cao) [118]; Nghiên cứu pháp luật tô tụng hình sự Nhật Ban của Thạc sĩ
Lại Thị Thu Hà (Viện Khoa học Kiểm sat — Viện kiểm sát nhân dân tối cao) [11§];
Nghiên cứu pháp luật tô tụng hình sự Hoa Kỳ của Thạc sĩ Hoàng Anh Tuyên (ViệnKhoa học Kiểm sát — Viện kiểm sát nhân dân tối cao) [118]; Nghiên cứu pháp luật totụng hình sự Vương Quốc Anh của Thạc sĩ Phạm Thị Thùy Linh (Viện Khoa học Kiểmsát — Viện kiểm sát nhân dân tối cao) [118] Trong số chuyên dé này, ngoài việcnghiên cứu các quy định chung của pháp luật TTHS một số nước trên thé giới, các tácgiả còn đề cập khá chi tiết đến các nguyên tắc của TTHS, các quy định về bào chữa,các quy định về áp dụng biện pháp ngăn chặn; các quy định về quyền và bảo đảmquyền của bị can, bị cáo (người bị tình nghi) trong TTHS của Trung Quốc, Nga, Anh,
Pháp, Mĩ, Đức, Nhật Bản
1.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.2.1 Tình hình nghiên cứu pháp luật quốc tế về quyền của bị can, bị cáo
Nghiên cứu về van dé quyền con người trong pháp luật quốc tế có công trìnhnghiên cứu Quyền con người trong quản ly tr pháp — Tài liệu hướng dan quyên conngười dành cho Tham phán, Công tố viên và Luật sư (Human Rights in the
Administration of Justice — A Manual on human rights for Judges, Prosecutors and
Lawyers — Van phòng Cao uy Liên hiệp quốc về quyền con người và Hội Luật giaquốc tế), do TS Nguyễn Đức Thuy cùng tập thé tác giả biên tập và dịch thuật, NXB
Công an nhân dân, Hà Nội, 2009 Công trình này đã giới thiệu những quy định của
pháp luật quốc tế, các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người và cơ chế thực hiện
quyền con người; sự độc lập, không thiên vị của Tham phan, Cong tố viên và Luật sư
[94, Chương 4]; quyền con người và những van dé bắt, giam giữ chờ xét xử và giamgiữ hành chính [94, Chương 5]; quyền được xét xử công bằng của người bị tình nghi[94, Chương 6, 7]; các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về bảo đảm những người bị tước tự
do [94, Chương 8]; quyền của trẻ em, phụ nữ trong quản ly tư pháp [94, Chương 10,
11]; trách nhiệm bồi thường cho các nạn nhân bị vi phạm quyền con người [94,
Trang 33Chương 15] Day là một tài liệu quan trọng, có rất nhiều van đề cần được tham khảo
trong quá trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh.
Đề cập đến các quyền của người bị buộc tội trong hoạt động xét xử có côngtrình nghiên cứu Thể nào là xét xử công bằng (What is a fair trial?) — sách hướng dẫn
cơ bản về các tiêu chuẩn pháp lý và thực tiễn áp dụng Công trình này được thực hiệnbởi Ủy ban Luật sư nhân quyền (Lawyers Committee for Human Rights - Washington
DC, USA, tháng 3/2000) [124] Bằng việc viện dẫn, phân tích các quy định trong
Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (UDHR), Công ước quốc tế về các quyền dân
sự, chính trị (ICCPR), Công ước về chống tra tan và các hình thức đối xử, trừng phạt
tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phâm (CAT) công trình nghiên cứu sâu về
quyền được xét xử công bằng của người bị buộc tội trong TTHS Trên cơ sở làm rõ nộihàm quyền được xét xử công bằng, các tác giả đi sâu phân tích các quyền cơ bản trongTTHS của người bị tình nghi như quyền bào chữa (Rights to defense Counsel), quyền
im lặng (Rights to remain silence), quyền tiếp cận công lý (Rights to Competent,
Independent, Impartial Tribunal), quyền được xét xử công bằng và công khai (Righrts
to Fair and Public Hearing) Ngoài ra, công trình còn dé cập đến các quyền không bị
bắt, giam giữ tùy tiện (The Prohibition on Arbitrary Arrest and Detention), quyền đượcbiết lý do bị bắt giữ (The Right to Know the Reasons for Arrest), quyền được tư vấn
pháp lý (Rights to legal Counsel) [1 12].
Ở cấp độ luận án Tiến sĩ luật học có công trình nghiên cứu củaSivasubramaniam, Bahma Quyền được xét xử công bằng cua bị cáo: Tinh độc lập, vô
tu của Tòa án Hình sự Quốc tế (The Rights of an Accused to a Fair Trial: The
Independence of the Impartiality of the International Criminal Courts, Durham
University, 2013) [126] Đây là công trình nghiên cứu có tinh chất chuyên sâu về mộtquyền cơ bản của người bị tình nghỉ, xuất phát từ cơ sở lý luận về quyền con người
trong TTHS Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã đi sâu phân tích các quy định về
quyền được xét xử công bằng trong pháp luật quốc tế, qua đó đánh giá thực tiễn ápdụng quyền này tại Tòa án hình sự quốc tế Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: quyền đượcxét xử công băng là một nguyên tắc bất khả xâm phạm trong tố tụng hình sự Từ việc
Trang 34phân tích quy định của luật thực định và phân tích số liệu thống kê, nghiên cứu một số
vụ án cụ thê, tác giả đã chỉ ra nguồn của các nguyên tắc, cơ chế ứng dụng của nó ởtừng quốc gia và quốc tế và cho răng, quyền xét xử công bằng liên quan và bị ảnh
hưởng lớn bởi tính độc lập và khách quan của Tòa án (Independence and Impartiality
of the Courts) [126].
Dưới góc độ nghiên cứu Công ước Châu Au về quyền con người, Loukis G.Loucaides - Thâm phán Tòa án Nhân quyền Châu Âu, cựu thành viên của Ủy ban châu
Âu về Nhân quyền đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về quyền con người được
công bố rộng rãi, trong đó có công trình nghiên cứu Cong ước châu Au về Nhân quyên:
tiểu luận chọn lọc (The European Convention on Human Rights: Collected Essays,Martinus Nijhoff Publishers, 2007) [125] Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu vềCông ước quyền con người của liên minh Châu Âu với các bài viết nghiên cứu bìnhluận Trong nghiên cứu tác giả đã phân tích các nguyên tắc cơ ban của tố tụng hình sựnhư nguyên tắc xét xử công bằng (Fair Trial), nguyên tắc suy đoán vô tội (Presumption
of innocence), nguyên tắc đối xử bình đăng (Equality) Ngoài ra, các van dé liên quanđến quyền của người bị tình nghi, bị can, bị cáo, liên quan đến bảo đảm quyền củanhững người này cũng được dé cập va phân tích như quyền không bị tra tan và đối xửphi nhân đạo (Torture or Inhuman Treatment), các vấn đề về giám sát tư pháp (JudicialControl) và quyền truy năng truy tố (Discretionary Powers) [1 13]
1.2.2 Tình hình nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự một số nước về quyền của
2012, tái bản lần 4) của tác giả Ikeda Osamu và Maeda Masahide [133] Công trình
nghiên cứu này đã dua ra các khái nệm về bị can, bị cáo trong luật tổ tụng hình sự
Nhật Bản; các điều kiện về năng lực chịu trách nhiệm hình sự, năng lực hành vi, đồng
Trang 35thời khang định bi can, bị cáo là chủ thé của tố tụng (Theo pháp luật tố tụng hình sựNhật Bản cũ, bị cáo chỉ là khách thể của TTHS); bị can, bị cáo có quyền im lặng và làchủ thé của tố tụng hình sự Với tư cách là chủ thé của tố tụng, về mặt thủ tục, nhiềuquyền của bị cáo được bao đảm Ví dụ điển hình như các quyền: nhờ Luật sư bao chữa(Điều 30), quyền yêu cầu điều tra chứng cứ (khoản 1 Điều 298), quyền chất vẫn nhânchứng (khoản 2 Điều 304) Bên cạnh đó, còn có một số quy định về việc Tòa án phảixem xét, lắng nghe ý kiến của bị cáo quy định tại khoản 1 Điều 158, khoản 2 Điều 276,khoản 2 điều 291 [133]
Công trình nghiên cứu cũng đi sâu phân tích về quyền im lặng của bị can, bị
cáo, theo đó quyền im lặng của các chủ thể này được được ghi nhận trong Hiến phápNhật Bản (khoản 1 Điều 38): Bat kì một ai đều không bị ép buộc phải khai những điềubất lợi cho mình và khoản 1 Điều 311 Luật tố tụng hình sự: Bi cáo có quyển im lặng từdau đến cuối, hoặc có thé từ chối việc trả lời các câu hỏi Bi can cũng có quyền imlặng như bị cáo, được quy định tại khoản 2 Điều 198 BLTTHS Quyền im lặng phảiđược phổ biến cho bị can trước khi bị điều tra, bị cáo trước khi bị xét xử như một thủtục bắt đầu (khoản 2 Điều 198, khoản 3 Điều 291)
Chương VII của công trình nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu về các hoạt độngbảo vệ bị can Tác giả đã tóm tắt các quyền của bị can: quyền im lặng, quyền nhờ sự
trợ giúp của người biện hộ Bên cạnh đó, tác giả đi sâu nghiên cứu các hoạt động bào
chữa trong quá trình điều tra với các quyền của người bào chữa Bị can có quyền gặpmặt trực tiếp, quyền nhận các tài liệu, đồ đạc từ người bào chữa theo khoản | Điều 39BLTTHS Việc đảm bảo quyền gặp mặt, nhận các tài liệu, đồ đạc từ người bào chữacủa bi can có mục đích cụ thé hóa quy định tại khoản 1 Điều 38 Hiến pháp Khoản 1Điều 38 Hiến pháp quy định cấm cưỡng ép người khác phải khai những điều bất lợicho bản thân mình Với những người đang bị tạm giam như bị can, việc bảo đảm quyềngặp mặt, nhận các tài liệu, đồ đạc từ người bào chữa là điều đương nhiên được ghinhận trong luật ĐỀ bảo vệ quyền lợi cho bị can, người bao chữa được gặp mặt trực tiếp
bị can, thu thập những chứng cứ có lợi cho bị can, có quyền yêu cầu xử lý các hành vi
vi phạm thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra
Trang 36Với tư cách là hoạt động bảo vệ bị can, bị cáo, người bào chữa có quyền thuthập các chứng cứ có lợi cho bị can, bị cáo Thực tế, bị can, bị cáo thường chỉ được
nghe thông tin từ người thân, người quen hoặc chỉ được xem ảnh hiện trường Họ có
thé yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ day đủ, yêu cầu được đối chất với người làmchứng tuy nhiên trong thực tế, việc này rất khó thực hiện Điều quan trọng nhất đểngười bào chữa có thê thu thập chứng cứ, bảo đảm tính toàn diện của chứng cứ là việcngười bảo chữa có quyền yêu cầu cơ quan điều tra công khai các chứng cứ đã thu thậpđược Các chứng cứ cơ quan điều tra đã thu thập có thể có lợi đối với bị cáo Do đó,sau khi bị khởi tố, pháp luật cho phép công khai chứng cứ trong một phạm vi nhất
định Pháp luật tố tụng hình sự Nhật Bản tuân theo nguyên tắc “chủ nghĩa đương sự”,
theo đó giao quyền chủ động đề xuất các chứng cứ cho bị can, bị cáo Tuy nhiên việc
quy định bị can, bị cáo tự mình thu thập chứng cứ chỉ mang tính hình thức Với tư cách
là cơ quan có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế, việc thu thập chứng cứ của cơquan điều tra được thực hiện một cách thuận lợi, dễ dàng Cơ quan điều tra có khả năng
thu thập những chứng cứ mà người bảo chữa không thê thu thập được Người bảo chữa
cần tham khảo những chứng cứ đó từ cơ quan điều tra dé đảm bảo công băng
Dưới góc độ thực tiễn, các tác giả Kure Yoshikazu và tác giả Hiramine Jun của
trường đại hoc Kansai Gaidai có bài nghiên cứu “Bi can, bị cáo và nhân quyên — phântích qua vụ việc vi phạm Luật bầu cử” [134] Thông qua việc phân tích ba trường hợp
oan sai, tác giả đã chỉ rõ các vụ việc oan sai phát sinh do tâm ly coi người bị tình nghi
là người thực hiện tội phạm Với tâm lý như vậy, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩmphán có xu hướng buộc bị can phải nhận tội, không xem xét đến các chứng cứ ngoại
phạm Từ đó có các hoạt động điều tra xét hỏi buộc bị can phải tự thú theo hướng nhậntội Trong nhiều trường hợp, bị can do không chịu được sức ép từ cơ quan điều tra đã
tự thú nhận tội Tại phiên tòa, dù bị cáo khai nhận sự thật về việc không thực hiện tội
phạm thì tòa án với tâm lý buộc tội, cũng không xem xét lại lời tự thú trong quá trình
điều tra Theo tác giả, để tránh oan sai, pháp luật về tô tụng và các hoạt động tô tụngthực tế cần phải dựa trên tinh thần tôn trọng nhân quyền trong xã hội dân chủ
Trang 37Qua phân tích quá trình điều tra của ba vụ việc oan sai tại thành phố Shibushi Kagoshima, thành phố Toyonaka — Osaka, thành phố Sakai — Osaka, tác giả chỉ ra các
-nguyên nhân gây ra oan sai có liên quan đến việc không bảo đảm quyền của bị can, bị
cáo như sau: 1/ Quá trình điều tra diễn ra trong phòng kín với mục dich lấy lời nhận
tội, không có sự tham gia giám sát của bên thứ ba 2/ BỊ can chưa nhận tội thì việc
giam giữ còn bị kéo dài Có bị can do lo lắng về công việc, gia đình, muốn nhanhchóng rời khỏi nơi giam, giữ, và nghĩ rằng cứ nhận tội với cơ quan điều tra sau đó khi
ra tòa sẽ nói sự thật sau nên đã nhận tội Tác giả cũng đề xuất việc lắp các thiết bị ghi
hình, ghi âm trong phòng lấy lời khai để kiểm tra quá trình hỏi cung, tránh tình trạng ép
cung hoặc dùng nhục hình trong quá trình hỏi cung bị can, bị cáo [134].
Dưới góc độ nghiên cứu các quy định của pháp luật TTHS Nhật Bản về quyền
của bi can, bị cáo, Giáo su William B Cleary, giảng viên Khoa Luật Đại học
Hiroshima Shudo có công trình Ludt to tụng hình sự Nhat Ban đương dai (The law of
criminal procedure in contemporary Japan, William B Cleary, 1989) [131] Trong
công trình nay, tác giả nghiên cứu chung về tố tụng hình sự trong pháp luật đương dai
của Nhật Ban Mặc dù tác giả tiếp cận tổng quát đối với pháp luật tố tụng hình sự Nhậtbản nói chung, tuy nhiên, qua nghiên cứu, nghiên cứu sinh nhận thấy, trong giai đoạnđiều tra và truy tố, tác giả phân tích hướng đến mục tiêu vì quyền lợi của bị can, bị cáo
— những người thuộc thế yếu trong tố tụng hình sự Tác giả giành nguyên chương 1 vàchương 2 để phân tích về quyền của bị can trong hai giai đoạn này Trong giai đoạnđiều tra, các quyền cơ bản và quan trọng của bị can được phân tích lần lượt như quyềnkhi bị khám xét, bắt, quyền bào chữa Tương tự như vậy, trong giai đoạn truy tố, tácgiả phân tích đến sự thay đổi địa vị pháp lí từ người bị tình nghi (suspect) sang bị cáo(defendant) Tác giả tiếp tục phân tích quyền bào chữa của bị cáo sau khi cáo trạng
(indictment) được ban hành [131].
1.2.2.1 Tình hình nghiên cứu quyền của bị can, bị cáo trong tô tụng hình sựHop chủng quốc Hoa Kỳ
Nghiên cứu về quyền của người bị tình nghỉ trong pháp luật TTHS Hợp chủngquốc Hoa Kỳ có các công trình nghiên cứu của tác giả Henry J Friendly Tuyên ngôn
Trang 38nhán quyên được coi như một Bộ luật tổ tụng hình sự (The Bill of rights as a code of
Criminal Procedure, 53 CAL, L.REV 929, 1965) [123] Theo nội dung nghiên cứu của
tác giả, Tuyên ngôn nhân quyền (Bill of rights) được coi như ban Hiến pháp về quyền
của công dân trong Hiến pháp Mỹ Trong đó, các quyền của người bị tình nghi, của bịcáo được quy định và bảo đảm thực hiện bởi cơ chế bảo hiến của Mỹ Tác giả phân tích
và nhấn mạnh Bill of rights như là Bộ luật tố tụng hình sự của Mỹ Trong bài viết củamình, tác giả phân tích tong hợp các quyền trong Bill of rights, đặc biệt là các quyềntrong tố tụng hình sự của những người tham gia tố tụng như người bị tình nghi, bị can,
bị cáo, người bị hại, người làm chứng Trong đó, các quyền của người bị tình nghĩ, bican, bị cáo được tập trung phân tích và nhân mạnh [123]
Cũng nghiên cứu về quyền của người bị tình nghi trong pháp luật TTHS Hoa
Kỳ, các tác giả Gould, Jon B and Stephen D Mastrofski có công trình Nghiên cứu
người bị tình nghỉ: Đánh giá hành vi của cảnh sát theo quy định của Hiến pháp Mỹ
(Suspect Searches: Assessing Police Behavior Under the U.S Constitution, Criminology & Public Policy Volume: 3 Issue: 3 Dated: July 2004 Pages: 315 to 362,
07/2004) [122] Trong công trình nghiên cứu nay, các tác giả cho rang tranh luận lớnnhất trong tố tụng hình sự nằm ở thủ tục tố tụng Trong bài viết của mình, tác giả tập
trung phân tích vai trò, hay chính xác hơn là hành vi của cảnh sát theo quy định của
Hiến pháp Mỹ liên quan đến việc khám xét đối với người bị tình nghỉ Tác giả đưa ratổng quan khung pháp lí trong Hiến pháp Mỹ liên quan đến căn cứ, nội dung và phạm
vi đối với hoạt động khám xét Theo tác giả, hoạt động khám xét có liên quan và ảnhhưởng rất lớn đến quyền của người bị tình nghỉ nói riêng và ảnh hưởng đến kết quả của
vụ án nói chung Bởi sự quy định rộng trong căn cứ khám xét sẽ tạo khả năng thu thập
nhiều chứng cứ đối với vụ án của cảnh sát [122]
1.3 Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu và tập trung giải quyết
Qua nghiên cứu các công trình, bài viét được công bô có liên quan đên lĩnh vực nghiên cứu, nghiên cứu sinh thây chưa có một công trình khoa học, bài nghiên cứu nào nghiên cứu sâu, trực diện, đông bộ nội dung hoàn thiện các quy định vê quyên của bị
can, bị cáo trong tổ tụng hình sự Việt Nam Nhiều van dé lý luận và thực tiễn quan
Trang 39trọng như: thế nào là quyền của bị can, bị cáo; thực trạng thực hiện quyền của bị can bịcáo của các cơ quan và người tiến hành tố tụng, cơ chế bảo đảm quyền của bị can, bịcáo như thế nào; các biện pháp bảo đảm quyền của bị can, bị cáo ra sao còn bị bỏ ngỏhoặc có được đề cập nhưng do phạm vi nghiên cứu quá rộng nên không được nghiên
cứu sâu, toàn diện.
Đa phần các công trình đều đi sâu vào nghiên cứu, phân tích các quy định củapháp luật thực định, có nghiên cứu thực tiễn để tìm ra những bất cập, từ đó đưa ra
những kiến nghị, giải pháp trong việc hoàn thiện và áp dụng pháp luật Nhìn chung, các
công trình này đều thành công, đáp ứng được mục đích và ý đồ nghiên cứu của tác giả
Tuy nhiên, ở giác độ nghiên cứu hoàn thiện các quy định về quyên của bị can, bị cáo
trong TTHS Việt Nam mà nghiên cứu sinh đang nghiên cứu thi còn có rất nhiều van dé
cân phải được làm sáng tỏ.
Dé làm rõ những nội dung đã nêu ở trên, luận án cân tiép tục nghiên cứu va tập trung giải quyêt một sô vân đê sau:
Về mặt ly luận, luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ: Khái niệm bị can, bị cáo
trong tô tụng hình sự; khái niệm quyền của bị can, bị cáo trong tô tụng hình sự; khái
niệm hoàn thiện các quy phạm về quyền của bị can, bị cáo trong pháp luật tố tụng hìnhsự; đặc điểm về quyền của bị can, bị cáo trong TTHS Nghiên cứu các quy định vềquyền của bị can, bị cáo trong lịch sử TTHS Việt Nam; nghiên cứu pháp luật TTHSquốc tế và pháp luật TTHS của một số nước trên thế giới về quyền của bị can, bị cáo và
cơ chế đảm bảo thực hiện Từ đó tìm ra những điểm hạn chế của pháp luật TTHS ViệtNam, những điểm tiễn bộ của pháp luật quốc té và pháp luật TTHS mot số nước trênthế giới tương đồng, phù hợp với truyền thống pháp luật Việt Nam để đề xuất hoànthiện các quy phạm về quyền của bị can, bị cáo trong pháp luật tố tụng hình sự cho phùhợp với pháp luật quốc tế và yêu cầu cải cách tư pháp
Về mặt thực tiễn, các vấn dé can tiếp tục nghiên cứu gôm: Nghiên cứu thựctrạng quy định về quyền của bi can, bi cáo trong BLTTHS năm 2003; thực trạng thựchiện quyền của bị can, bị cáo để tìm ra những hạn chế, bất cập trong các quy định về
quyên của bị can, bị cáo Dé tài luận án cũng cân nghiên cứu, làm rõ thực trạng thực
Trang 40hiện những quy định của pháp luật TTHS trong việc bảo đảm quyền của bị can, bị cáo;tìm ra những hạn chế, vướng mac và nguyên nhân những hạn chế, vướng mắc đó đểlàm cơ sở cho việc đề xuất hoàn thiện các quy định về quyền và bảo đảm thực hiện cácquyền được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự.
Dé xuất, kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật: Tit kết quả nghiên cứu lýluận và thực tiễn, luận án phải đưa ra những đề xuất sửa đổi, bổ sung toàn điện các quyđịnh về quyền của bị can, bị cáo trong Bộ luật TTHS; đồng thời, để bảo đảm việc thựchiện quyền của bị can, bị cáo trong thực tiễn, luận án cần đề xuất hoàn thiện một sốquy định về bảo đảm thực hiện quyền của bị can bị cáo trong Bộ luật tô tụng hình sự
KET LUẬN CHUONG 1
1 Qua nghiên cứu các công trình, dé tai, bài nghiên cứu trong nước về quyềncủa bi can, bị cáo trong TTHS Việt Nam đã được công bố mà nghiên cứu sinh đượctiếp cận cho thấy các tác giả chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu khái niệm về quyền conngười, nghiên cứu việc bảo đảm quyền con người của những người tham gia tố tụngtrong hoạt động tư pháp nói chung [45, 49] Một số nhà khoa học đi sâu nghiên cứu vềquyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS [41, 56, 57, 80] Nộidung các công trình này ngoài việc dé cập đến quyền con người trong TTHS nói chungcòn đề cập tương đối sâu về van dé bảo đảm quyền của bị can, bị cáo trong TTHS Tuy
nhiên, do phạm vi nghiên cứu quá rộng, chủ yếu xuất phát từ việc phân tích quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể tham gia tố tụng mà chưa đi sâu vào nghiên cứu nội dung và
cơ chế bảo đảm quyền của bị can, bị cáo trong TTHS Có công trình lại đi sâu vàonghiên cứu từng giai đoạn t6 tụng, nghiên cứu các quy định của TTHS trong từng giaiđoạn điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự [10, 11, 14, 15]
Một sô công trình lại nghiên cứu quyên của bị can, bị cáo dưới giác độ người bào chữa, nghiên cứu các quy định vê quyên của người bào chữa, các cơ chê bảo đảm thực hiện quyên của người bào chữa nhăm mục đích bảo đảm các quyên con người của
các chủ thé tham gia tố tụng nói chung, quyền của bị can, bị cáo nói riêng [42, 45]