NGUYEN TIEN DŨNG
GIAI QUYET TRANH CHAP LIEN QUAN DEN
TAI SAN BI CUONG CHE DE THI HANH AN DAN SU THEO PHAP LUAT VIET NAM
LUAN VAN THAC SI LUAT HOC
Hà Nội, 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
NGUYEN TIEN DŨNG
GIAI QUYET TRANH CHAP LIEN QUAN DEN
TAI SAN BI CUONG CHE DE THI HANH AN DAN SU THEO
PHAP LUAT VIET NAM
LUAN VAN THAC SI LUAT HOC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS NGUYÊN THANH THỦY
Hà Nội, 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Cackét quả nêu trong Luận văn chưa được công bo trong bat kỳ công trình nào
khác Cac số liệu, vi du và trích dân trong Luận văn đảm bao tinh chính xác,tin cậy và trung thục.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS Nguyễn Thanh Thủy là giảng viên hướng dan đã tận tình chi bảo trong quá trình tôi thực hiện Luận văn Tôi cũng xin cảm ơn các thây, cô, bạn bè, và gia đình đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ và đóng góp những y kiến quỷ giá dé tôi hoàn thành
luận văn này.
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
NGUYEN TIEN DŨNG
Trang 4DANH MỤC CÁC TU VIET TAT
BLDS Bộ Luật dân sự
BLTTDS Bộ Luật tố tụng dân sự
THADS Thi hành án dân sự
THA Thị hành án
TAND Toa án nhân dân
VKSND Viện kiểm sát nhân dân
Trang 5MỤC LỤC
DAN SỰ -2- 22c22122211221122112211111211 211 T11 11 11.11 10
1.1 Khái quát chung về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án dân Sự -2- ¿5£ ©5£+S£+EE+EE£EE£EEtEEEEEEEEEEEerxerxerkerkee 10 1.1.1 Khái niệm tài sản bị cưỡng chế dé thi hành án dân sự - 10 1.1.2 Khái niệm giải quyết tranh chấp liên quan tài sản bị cưỡng chế để thi
hhanh An c0 217 13
1.1.3 Phân loại tranh chấp liên quan đến tai sản bị cưỡng chế để thi hành án
CAN SU - - -G Q00 ng ng ng ng TT ng 14
1.1.4 Đặc điểm của giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế đề thi hành án dân sự c:¿-55c+ccxvttEEttttktrttrrrrtttrtrrrrrrrrrrrrrrrrrrrree 15
1.2 Khái quát chung về pháp luật giải quyết tranh chap liên quan đến tài sản bị cưỡng chế dé thi hành án dân sự - 2-2 5+E£2££+E£+£++£xerxerxerxeee 17
1.2.2 Đặc điểm của pháp luật giải quyết tranh chap liên quan đến tài san bị cưỡng chế dé thi hành án dân sự ¿+ 2 2 2+E£+E+£E+EE+EEzEzEerkerxrrsres 20 1.2.3 Vai trò của pháp luật giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế dé thi hành án dân sự -.-¿- ¿5c 2 + ++E£E£EEEEEEEEEEEEerkerkrrrrex 21
1.3 Nội dung pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế dé thi hành án dân sự - 2 2 2 s£E££E££E££E++E+£xerxerxerxee 24
1.3.1 Hình thức giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế dé thi
anh an c0 0P -1 25
1.3.2 Nguyên tắc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tai sản bi cưỡng chế dé thi hành án dân sự tại Tòa án nhân dân 28 Tiểu kết chương l -¿- 2 2 ©E+SE+SE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE211211211 11111 xe 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VE GIẢI QUYẾT TRANHCHAP LIÊN QUAN DEN TAI SAN BỊ CUGNG CHE DE THI HANH ANDAN SỰ VÀ THUC TIEN AP DỰNG -¿- 2-52 keEkeEeEvEvrkerkerxerxses 32
Trang 62.1 Thực trạng quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bi cưỡng chế dé thi hành án dân sự -¿- - 6 + eEE+EeEEeEerxerreerx 32 2.1.1 Các quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế dé thi hành án dân sự - - +s+s+zzezxzxezezxz 32
2.1.1.1 Giải quyết tranh chấp liên quan đến tai sản bị cưỡng chế dé thi hành án không thông qua tỐ tụng - ¿22+ 2+ £+EE+EE+EE+EEtEEEEE2EE2EEtEkrrkrrkerree 32 2.1.1.2 Giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế dé thi hành án thông qua t6 fng :- ¿52 2 E‡EE‡EE2EE2E2EEE15715112112121111111 21.111 c0 36 2.1.2 Hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế dé thi hành án dân sự - 55
2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật và nguyên nhân gây nên hạn chế trong thực
tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng
chế để thi hành án dân sự ¿2+2 SE+E+ESEEEESESEEEEEESEEEEEEEEEEErkerrreresree 63
2.2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài san bị cưỡng chế dé thi hành án dân sự 2-2 2 + s+£++££+Ee£xerxerxreee 63 2.2.2 Nguyên nhân của các hạn chế, bất cập trong khi giải quyết tranh chấp liên quan đến tài san bị cưỡng chế dé thi hành án dân sự - 71 Tiểu kết chương 2.occeeccecesscssessesssssscssessessesscsessvcssssussecsuessessesaecsscssesnessesseeseeaes 75 CHUONG 3: KIÊN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHAM HOÀN THIEN PHÁP
LUẬT VÀ NANG CAO HIEU QUÁ VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHAP
LIEN QUAN DEN TAI SAN BỊ CƯỠNG CHE DE THI HANH ÁN DÂN 1 M.U 76
3.1 Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế dé thi hành án dân sự - - - +s+s+zecszxzxzzezxz 76
3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế dé thi hành án dân sự - 2-2 87 Tiểu kết chương 3 cecceceecsssessesessessessesecsecsessessesscsessessessesecsssessessesessesseeseeseenees 94 KẾT LUẬN - -G- St tt E211 2191111215111111151111111111111111111111111111E 1E xe 95
Trang 7MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Thi hành án dân sự là khâu cuối cùng của hoạt động tố tụng dân sự, có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình thực thi pháp luật, nhằm bảo đảm
thi hành Bản án, Quyết định về dân sự của Tòa án, đưa việc thực thi pháp luật
vào cuộc sống.
Trong quá trình THADS, các bên đương sự có quyền tự định đoạt, thỏa
thuận với nhau nhằm thực hiện các quyên, nghĩa vụ dân sự theo bản án, quyết
định của Tòa án, nhưng khi người phải thi hành án đã được giải trình, thuyết phục, mặc dù có điều kiện thi hành án mà tìm moi cách trì hoãn, trốn tránh,
không tự nguyện thi hành án thì buộc cơ quan thi hành án phải tổ chức cưỡng chế dé thi hành án Tuy nhiên, trong thời gian qua, thực tiễn áp dụng Luật THADS và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan việc thi hành án, nhất là bằng cưỡng chế kê biên tài sản bị thi hành án đã bộc lộ nhiều bat cập Van đề do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây cản trở cho việc thi hành án và tạo ra nhiều dư luận, gây bức xúc trong xã hội.
Việc tổ chức thi hành Bản án, Quyết định về dân sự của Tòa án sẽ làm phat sinh, thay đôi hoặc chấm dứt trên thực tế quyền và nghĩa vụ về tài san của các bên đương sự Đây là lĩnh vực dễ phát sinh khiếu nại hay luôn vấp phải sự chống đối quyết liệt của đương sự là người phải thi hành án Hoạt
động thi hành án dân sự luôn tác động đến quyên, lợi ích của công dân và gắn liền với van dé vat chất cụ thê, trực tiếp ảnh hưởng đến quyên về tài sản, nhân thân của các bên đương sự và những người có liên quan Thực tế hoạt động THADS cũng cho thấy, không tránh khỏi những vấn đề, khó khăn hay vướng
mắc, bât cập cả vê mặt nội dung và hình thức, trong sô đó phải kê đên khó
Trang 8khăn khi giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế đề thi hành
án dân sự.
Xuất phát từ thực trạng trên, đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu nhất định nhằm phát hiện những bất cập, hạn chế trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong thi hành án dân sự nhằm tìm kiếm các giải pháp, cách làm phù hợp để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trên thực tế Vì những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình Đồng thời, qua việc đánh giá từ pháp luật đến thực tiễn áp dụng để rút ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và đảm bảo việc thực hiện các quy định của Bộ Luật
dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Thi hành án dân sự về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong khi thi hành án là rất cần thiết.
2 Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến công tác THADS nói chung và việc giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế nói riêng thì có nhiều công trình nghiên cứu ở các góc độ khác nhau đã được công bố Cụ thể như các công trình
nghiên cứu sau đây:
- Tác giả Nguyễn Hòa Bình - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với bài viết “Xây dựng một thiết chế hòa giải, đối thoại tại Tòa án phù hợp với văn hóa truyền thống Việt Nam và bắt kịp xu thé thời đại” đăng trên Tạp chí dân vận số 4/2019 [1].
- Tác giả Tống Anh Hào - Nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với bài viết “ Kinh nghiệm đối với việc thực hiện thí điểm hòa giải, đối thoại tại Tòa án và một số kiến nghị” đăng trên Tạp chí Tòa án, số 13 (ky I
thang 7/2019) [18].
Trang 9- "Kỹ năng thi hành án dân su" của Học viện Tư pháp [21] Cuốn sách tập trung phân tích, tông hợp những quy định cơ bản và kỹ năng, nghiệp vụ
trong thi hành án dân sự rút ra từ thực tiễn thi hành án dân sự như: kỹ năng
kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tổ cáo trong thi hành án dân sự; kỹ năng tiếp công dân; kỹ năng xác minh điều kiện thi hành án Tuy nhiên, cuốn sách với ý nghĩa như cuốn cam nang cho chấp hành viên và công chức làm công tác thi hành án dân sự nên chỉ đề cập mang tính khái quát về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong THADS, các quy định về các biện pháp được chấp hành viên áp dụng trong quá trình tô chức thi hành án mà chưa đề cập đầy đủ các hình thức thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế dé THADS được thực hiện bởi các chủ thé
khác nhau.
- "Xử lý tình huong trong thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật về thi hành án dân sự" của tac giả Nguyễn Thanh Thuỷ, Lê Thị Kim Dung [43]. Cuốn sách phân tích, tổng hợp các tình huống phát sinh trong thực tiễn thi hành án dân sự đòi hỏi có sự nhận thức thống nhất trong cách hiểu và áp dụng các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án dân sự, trong đó bao gồm quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài san bị cưỡng chế trong THADS Kết quả nghiên cứu của các tác giả có liên quan chặt chẽ và là nguồn tham khảo quan trọng để nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong THADS của các cơ quan thi hành án dân
sự hiện nay.
- “Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay” của tác
giả Nguyễn Thanh Thủy [44] Luận án đã phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận về hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự như khái niệm, bản chất, đặc điểm thi hành án dân sự; nội dung, tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp
Trang 10luật thi hành án dân sự Đặc biệt là trên cơ sở khái quát quá trình hoàn thiện
và thực trạng pháp luật thi hành án dân sự ở nước ta, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị về hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự, trong đó có pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong THADS Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự, giải
quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong THADS có giá trị tham khảo quan trọng để tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở nước ta hiện nay.
- "Bàn về quan hệ phối hợp giữa cơ quan thi hành án với các cơ quan
hữu quan trong thi hành an dán sự” cua tac giả Lê Thị Lệ Duyên [14] Trong
bài viết, tác giả cho rằng sự phối hợp có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự nói chung, giải quyết tranh chấp liên
quan đến tài sản bị cưỡng chế trong THADS nói riêng Bởi thực tế thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên gặp phải nhiều thách thức khi giữa người được thi hành án và người phải thi hành án luôn có sự đối lập quyền và lợi ích, do đó, mặc dù pháp luật quy định cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên có nhiều quyền nhưng cơ bản là các quyền đề nghị, kiến nghị nên để đảm bảo hiệu quả công tác thi hành án dân sự, giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong THADS thì cơ quan thi hành án dân sự cần có sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan Trên cơ sở phân tích trách nhiệm của cơ quan, tô chức có liên quan trong thi hành án dân sự, tác giả đưa ra một số yêu cầu đối với chấp hành viên, công chức thi hành án dân sự nhằm nâng cao hiệu quả của quan hệ phối hợp trong thi hành án dân sự như: yêu cầu về kiến thức chuyên môn; nghệ thuật giao tiếp và tác phong làm việc Mặc dù những phân tích, kiến nghị của tác giả về mỗi quan hệ phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự với các cơ quan hữu quan chỉ đề cập ở bình diện chung nhưng có ý nghĩa quan
Trang 11trọng trong việc nghiên cứu đề tài luận án, bởi vì thực tiễn cho thấy rằng quá trình thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị
cưỡng chế trong THADS là vấn đề mà cơ quan thi hành án dân sự gặp nhiều thách thức, khó khăn nhất nên hiệu quả công tác này không thể thiếu sự phối hợp hiệu quả của các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Kết quả khảo cứu các công trình nghiên cứu có liên quan hoạt động THADS và giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để THADS, học viên kế thừa một số van đề lý luận và thực trạng pháp luật dân sự về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để THADS. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu và nghiên cứu các công trình liên quan thì các công trình nêu trên chưa giải quyết vẫn đề giải quyết tranh chấp liên quan đến tài san bi cưỡng chế để THADS một cách toàn diện và thấu đáo theo pháp luật hiện hành và thực tiễn xét xử Đề tài là công trình nghiên cứu tiếp cận nội
dung nghiên cứu trên cả phương diện lý luận, thực tiễn một cách chuyên sâu, day đủ và đảm bảo tinh lôgic, hệ thống Đề tai không trùng với những công trình nghiên cứu khoa học đã được công bồ trước đó Đề tai tập trung giải quyết các van dé lý luận liên quan đến giải quyết tranh chấp liên quan đến tai
sản bị cưỡng chế để THADS một cách hệ thống, chỉ ra những bất cập trong
quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế dé THADS và thực tiễn áp dụng những quy định này.
3 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu tong quát
Trên cơ sở làm rõ một số van dé lý luận về cưỡng chế dé thi hành án dan
sự, cũng như phân tích các quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn thực
hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế dé thi hành án dân sự, qua đó sẽ đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về
Trang 12lĩnh vực này và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp
3.2 Mục tiêu cụ thể
Luận văn làm rõ những vấn đề ly luận về nội dung, vai trò, cơ sở lý luận về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong thi hành án dân sự; chỉ ra những điểm còn hạn chế, bất cập từ đó đưa ra các giải pháp
hoan thiện các quy định của pháp luật va nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật giải quyết tranh chấp về cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án dân sự
trong thời gian tới.
Đề đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài đặt ra, tác giả thực hiện
những nhiệm vụ sau:
- Nêu và phân tích các khái niệm cơ bản tài sản bị cưỡng chế trong quá trình thi hành án dân sự, giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng
chế thi hành án dân sự, pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến tải sản bị cưỡng chế thi hành án dân sự.
- Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp liên quan đến tai sản bị cưỡng chế trong thi hành án dân sự và thực tiễn áp dụng, làm rõ ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân.
- Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đối với tài sản bị cưỡng chế kê biên tài sản dé thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện
- Đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế dé thi hành
án dân sự.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 13Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành
về Giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế dé thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam Tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu lý luận và hệ thống quy định của pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế dé thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam giai đoạn từ năm
2017 đến nay Dé tài tập trung giải quyết 2 van dé:
+ Pháp luật quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị
cưỡng chế đề thi hành án dân sự như thế nào?
+ Thực tiễn áp dụng pháp luật ở Việt Nam về giải quyết tranh chấp liên
quan đến tài sản bị cưỡng chế dé thi hành án dân sự như thế nào?
4.2 Pham vi nghiên cứu
Về nội dung: Học viên chỉ đi sâu nghiên cứu lý luận, quy định của pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế dé thi hành án dân sự tại cấp sơ thâm và cấp phúc thâm.
Về không gian: trên phạm vi cả nước.
Về thời gian: Số liệu sử dung trong nghiên cứu chủ yếu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2017 đến nay.
5 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận biện chứng của chủ nghĩa Mác — Lénin,
luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thê như phương pháp phân
tích chính sách, phương pháp lich sử - lôgIc, phương pháp so sánh, phương
pháp dự báo dé giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu dé tài đặt ra.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Theo đó, qua sự phân tích những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp đối với tài sản bị cưỡng chế kê
biên tài sản trong thi hành án dân sự, phân tích tình trạng pháp luật và thực
tiễn cưỡng chế kê biên tài sản trong thi hành án dân sự, luận văn có sự so
sánh, đôi chiêu và tông hợp các vân đê côt lõi nhât vê vân đê này, rút ra
Trang 14những ưu điểm, hạn chế của quy định pháp luật hiện nay, đề xuất các giải pháp hoàn thiện, tổ chức thực hiện pháp luật về cưỡng chế kê biên tài sản để
thi hành án dân sự.
Phương pháp hệ thống hóa: Thông qua việc đánh giá tính lý luận nghiên cứu về thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đối với tài sản bị cưỡng chế kê biên tài sản trong thi hành án dân sự, đề tài hệ thống hóa lại những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp đối với tài sản bị cưỡng chế kê biên tài sản dé thi hành án dân sự tại Việt Nam, khái quát thực trạng pháp luật về cưỡng chế kê biên tải sản để thi hành án dân sự hiện nay Qua đó, làm cơ sở cho các nội dung kiến nghị ở chương sau.
Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình triển khai các nội dung nghiên cứu, luận văn có ý kiến chuyên gia, giảng viên hướng dẫn góp ý trực tiếp cho từng nội dung nghiên cứu và cho dự thảo của luận văn Theo đó, các ý kiến góp ý của các chuyên gia, giảng viên về từng nội dung nghiên cứu được luận văn chất lọc, thu thập, góp phần hoàn thiện Dự thảo luận văn trước khi trình Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ."
6 Tính mới và đóng góp của đề tài 6.1 Tính mới của đề tài
Vấn đề cưỡng chế tài sản trong thi hành án dân sự, từ lâu đã không còn là chủ đề và là đối tượng nghiên cứu mới mẻ nữa, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, giáo trình, chuyên đề, tập huấn Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu cu thé, đầy đủ và sâu sắc về van đề: “Giải guyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế dé thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam ” Vì vậy, việc nghiên cứu, thực hiện đề tài này có ý nghĩa nghiên cứu từ
lý luận đến thực tiễn lớn đối với việc thực hiện pháp luật khi giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong hoạt động thi hành án dân sự.
6.2 Đóng góp của đề tài
Trang 15Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của dé tài góp phần củng cố những luận điểm khoa học pháp lý về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản nói chung, Góp phân hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến tai sản bị cưỡng chế dé thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam Cũng như các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản trong thi hành án dân sự nói riêng, đặc biệt là việc giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế dé thi hành án dân sự.
Về mặt thực tiễn, đánh giá được thực trạng việc thực hiện và áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong hoạt động thi hành án dân sự Từng bước khắc phục hạn chế, khiếm khuyết, kẽ hở của pháp luật, từ đó đưa ra đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả
áp dụng các quy định pháp luật khi giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong hoạt động thi hành án dân sự.
7 Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế dé thi hành án dân sự
Chương 2 Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài san bi cưỡng chế dé thi hành án dân sự và thực tiễn áp dụng:
Chương 3 Kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả việc giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế dé
thi hành án dân sự.
Trang 16CHUONG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE GIẢI QUYẾT TRANH
CHAP LIEN QUAN DEN TÀI SAN BỊ CUONG CHE DE THI HANH ÁN DAN SỰ
1.1 Khái quát chung về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án dân sự
1.1.1 Khái niệm tài sản bị cưỡng ché dé thi hành án dân sự
Đề tìm hiểu nội hàm khái niệm tài sản bị cưỡng chế dé thi hành án dân sự, cần phải làm rõ nội hàm khái niệm tài sản, cưỡng chế thi hành án dân sự.
Khái niệm tài sản:
Khi tiếp cận ở góc độ kinh tế học, tài sản là một khái niệm dùng đề chỉ nguồn tài nguyên kinh tế, được sở hữu hoặc kiểm soát dé tạo ra giá trị dương tính về kinh tế Tài sản được thê hiện dưới dạng hữu hình hoặc dạng vô hình.
Xét trên khía cạnh ngôn ngữ học, “tdi sản là của cải vật chất dùng để sản xuất hoặc tiêu dùng” [59], như vậy tài sản là một thuật ngữ dùng dé chỉ vật chất, tức là nó phải tồn tại ở dạng hữu hình, nếu nó là của cải thì phải hiểu nó có thé được trao đổi, hay nói cách khác nếu thỏa mãn yếu tố có thé được trao đổi thì có thể gọi là tai sản.
Điều 163 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định: “tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tai sản” Khái niệm này được phát triển thêm tại Điều 105
Bộ Luật Dân sự 2015: “(1) tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; (2) Tai sản bao gồm bat động sản và động sản Bat động sản và động sản có thé là tai sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai” Như vậy, đối tượng được coi là tài sản không chỉ những vật có ở thực ở thời điểm hiện tại
mà cả những vật được hình thành trong tương lai cũng được gọi là tai sản.
Khái niệm cưỡng chê thi hành án dân sự:
10
Trang 17Hoạt động THA là hoạt động quan trọng, có chức năng khôi phục, bảo vệ
các quan hệ xã hội bị xâm phạm Trong hoạt động THADS, thuyết phục và
giáo dục người phải thi hành án tự nguyện thi hành bản án, quyết định của Tòa án là biện pháp được ưu tiên thực hiện Bởi, nếu người phải thi hành án tự nguyện thi hành sẽ giảm thiểu những gánh nặng về tâm ly, thời gian, chi
phí cho các bên Việc thi hành án sẽ được thực hiện một cách nhanh gon, kip
thời, không gây ra những hậu quả xấu sau khi kết thúc Nhưng trên thực tế, có rất nhiều trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án mà còn có hành vi chống đối, cản trở Vì vậy, dé đảm bảo bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định khác theo quy định của pháp luật có hiệu lực trên thực tế, ngoài biện pháp giáo dục, thuyết phục thì việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế là cần thiết dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự Điều này đồng thời góp phần vào việc ổn định tình hình an ninh xã hội, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế.
Theo cuốn từ điển Tiếng Việt thì khái nệm cưỡng chế được hiểu như sau: “Cưỡng chế là dùng quyền lực nhà nước dé bắt phải tuân theo” [58] Còn cuốn Dai từ điền Tiếng Việt thì giải thích: Cưỡng chế là “Dùng quyên lực nhà nước dé bắt buộc người khác thực hiện những việc làm trai với ÿ muốn của họ Cudng chế là một trong những phương pháp của yếu của hoạt động quản lý nhà nước ”
Nhu vậy, cưỡng chế là một phương thức sử dung bảo đảm quyên lực nha
nước Trong hoạt động tư pháp, khi Tòa án nhân danh Nhà nước ra các bản
án, quyết định về việc giải quyết những vụ việc thuộc thẩm quyền của minh thì bản thân sự phán quyết đó đã thé hiện quyền lực nhà nước, thé hiện sự cưỡng chế của nhà nước đối với các bên đương sự Tuy nhiên, để bảo đảm
hiệu lực của bản án, quyết định đó thì Nhà nước còn cần phải quy định các
11
Trang 18biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc cụ thé khi các chủ thé có nghĩa vụ thi hành không tự nguyện thi hành mặc dù có đủ điều kiện.
Tại Việt Nam, THA được chia thành hai lĩnh vực: Thị hành án hình sự và
thi hành án dân sự Hình thức, tổ chức, thấm quyền, trình tự áp dụng giữa hai lĩnh vực này cũng hoàn toàn khác nhau Do đó, quy định của pháp luật về biện pháp cưỡng chế trong hai lĩnh vực này cũng hoàn toàn khác nhau Đối với thi hành án hình sự, bản thân các bản án, quyết định chính là cưỡng chế Điều 30 Bộ Luật hình sự 2015 quy định: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.”
Quy định này khăng định việc thi hành hình phạt đồng nghĩa với việc cơ quan có thâm quyền cưỡng chế người bị kết án thi hành hình phạt Cưỡng chế thi hành án hình sự mang tính tuyệt đối, đối tượng của hình phạt đó là tài sản,
quyền tự do thân thé và có thé là tính mạng.
Trong khi đó, cưỡng chế thi hành án dân sự lại mang những điểm riêng biệt Đặc trưng của thi hành án dân sự là việc tô chức thi hành phần quyết định của Tòa án và các cơ quan, tô chức khác về tài sản hoặc hành vi, công việc nhất định khi mà các đương sự có điều kiện nhưng không tự nguyện thi
hành Thêm vào đó, pháp luật Việt Nam thừa nhận khi áp dụng biện pháp
cưỡng chế chỉ có Cơ quan nhà nước có thâm quyền được tiến hành và nghiêm cấm việc đương sự tự mình áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án.
Như vậy “Cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp thi hành án dân sự dùng quyên lực của Nhà nước buộc người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự của họ, được chấp hành viên áp dung trong trường hop người phải thi hành án có diéu kiện thi hành mà không tự nguyện thi hành
12
Trang 19Theo quy định tại điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi 2014, 2022 có 06 biện pháp cưỡng chế thi hành án bao gồm:
- _ Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của
người phải thi hành án;
- _ Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;
- Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, ké cả tài sản đang
do người thứ ba git;
- Khai thác tài sản của người phải thi hành án;
- Buộc chuyền giao vật, chuyền giao quyền tài sản, giấy tờ;
- — Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện
công việc nhất định.
Tài sản bị cưỡng chế trong thi hành án dân sự là tài sản đã bị cơ quan thi hành án ra các quyết định và áp dụng các biện pháp cưỡng chế ké trên.
Theo những phân tích trên, có thé hiểu khái niệm tài sản bị cưỡng chế trong thi hành án dân sự là: “Tdi sản bị cưỡng chế trong thi hành án là tài sản của người phải thi hành án bị cơ quan thi hành án ra quyết định và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành án trong qua trình thi hành an”.
1.1.2 Khái niệm giải quyết tranh chấp liên quan tài sản bị cưỡng chế để thi hành án dân sự
Giải quyết tranh chấp nói chung và tranh chấp về tài sản bị cưỡng chế
trong thi hành án dân sự nói riêng là hoạt động thường xuyên của TAND Tuy
nhiên, dưới góc độ học thuật, khái niệm giải quyết tranh chấp về tài sản bị cưỡng chế trong thi hành án dân sự ít được nghiên cứu và đưa ra định nghĩa
chính thức.
Theo từ dién tiếng Việt thì tranh chấp được hiểu là “sự không dong tinh,
thong nhát giữa các bên về một van dé phát sinh trong moi quan hệ cua các
13
Trang 20bên đó, đông thời có những sự tranh giành bất chấp, giành giật giữa các
bên ” [58].
Trong quá trình thi hành án, dé đảm bảo thi hành án khi đương sự không
tự nguyện thi hành án, cơ quan thi hành án ra quyết định và thực hiện các biện
pháp cưỡng chế bao gồm: Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hôi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án; Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, ké cả tài sản dang
do người thứ ba giữ; Khai thác tài sản của người phải thi hành án; Buộc
chuyền giao vật, chuyền giao quyên tài sản, giấy tờ; Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
Tranh chấp về tài sản bị cưỡng chế trong thi hành án dân sự là sự bất đồng, tranh giành, giành dat tài sản, nhằm xác định chủ sở hữu tài sản giữa các bên trong quá trình thi hành án dân sự Giải quyết tranh chấp về tài sản bị cưỡng chế trong quá trình THADS là hoạt động pháp lý được thực hiện bởi Tòa án, đương sự va các chu thể có liên quan khác theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng dân sự quy định, pháp luật.
Như vậy, Có thê hiểu “Giải quyết tranh chấp về tài sản bị Cưỡng chế trong thi hành án dân sự là tổng hop các hành vi của Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên, đương sự và các chủ thể khác theo trình tự, thu tục do luật định trong quá trình Toa an tiễn hành xét xử, đưa ra bản án quyết định và qua trình Cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện hoạt động thi hành án dân sự nhằm đảm bảo đảm quyên và lợi ích cũng như sự công bằng cho các bên đương sự đối với tài sản của minh”.
1.1.3 Phân loại tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi
hành án dân sự
Các tranh chấp về tài sản bị cưỡng chế dé thi hành án dân sự chủ yếu bao
gôm các nội dung sau:
14
Trang 21- Tranh chấp về việc xác định quyền sở hữu tài sản: Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản hiểu một cách thông thường là tranh chấp về việc xác định xem ai là chủ sở hữu đối với tài sản bị cưỡng chế trong thi hành án dân sự trong quan hệ tranh chấp Hiểu một cách rộng nhất, tranh chấp về quyền sở hữu tai sản là bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài san bi cưỡng chế dé thi hành án dân sự.
- Tranh chấp về xác định giá trị của tài sản: Định giá tài sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình giải quyết việc thi hành án dân sự; là một khâu trong quy trình cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản dé thi hành án Việc định giá tài sản này nhằm xác định giá khởi điểm để bán đấu giá, thi hành nghĩa vụ trả tiền của người phải thi hành án Ngay khi kê biên tài sản mà đương sự thoả thuận được về giá tài sản hoặc về tô chức thâm định giá thì Chấp hành viên lập biên bản về thỏa thuận đó Giá tài sản do đương sự thoả thuận là giá khởi điểm dé bán đấu giá Trường hợp đương sự có thoả thuận về tổ chức thâm định giá thì Chấp hành viên ky hợp đồng dich vụ với tổ chức thâm định giá đó Việc tranh chấp về xác định giá trị của tài sản xảy ra khi các bên đương sự không thoả thuận được về giá, không đồng ý với giá mà Chấp hành viên, tổ chức thâm định giá đã xác định.
- Tranh chấp về việc phân chia tài sản: là tranh chấp đối với các tài sản bị cưỡng chế trong thi hành án dân sự là tài sản chung Trong quá trình thi hành án, cần phải phân chia để thi thi hành án mà người phải thi hành án và các đồng sở hữu tài sản không tự thỏa thuận, thỏa thuận không được, thỏa thuận
trái pháp luật hoặc không tự phân chia.
1.1.4 Đặc điểm của giải quyết tranh chấp liên quan dén tài sản bị cưỡng chế dé thi hành án dân sự
Giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án dân sự là giải quyết một tranh chấp dân sự Tuy nhiên nó lại mang những đặc
15
Trang 22trưng riêng so với giải quyết những tranh chấp tài sản thông thường Giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án dân sự gắn liền với hoạt động cưỡng chế thi hành án dân sự trong quá trình thi hành án.
Nhìn chung tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong THADS và tranh chấp dân sự thông thường khác nhau về luật áp dụng tranh chấp dân
sự áp dụng Luật dân sự giải quyết, tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế dé THADS thì ngoài áp dụng Luật dân sự còn áp dụng Luật Thi hành án dân sự dé giải quyết.
Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế dé THADS là một điều không thể tránh trong quá trình thi hành án Khi tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong THADS phát sinh cần phải giải quyết một cách minh bạch và hiệu quả; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thé Do đó, việc giai quyết tranh chấp liên quan đến tài san bị cưỡng chế trong quá trình THADS phải đáng ứng một số yêu cầu sau:
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế dé quá trình THADS phải tiễn hành nhanh chóng, kịp thời tranh kéo dài thời
gian, gây gián đoạn quá trình thi hành án dan sự Thi hành án dan sự là khâu
cuối cùng trong hoạt động tô tụng, thông qua hoạt động này các ban án, quyết định có hiệu lực của Tòa án được thi hành trên thực tế Tuy nhiên, hoạt động thi hành án dân sự có thé bị hoãn trong trường hop tài sản dé thi hành án được Tòa án thụ lý để giải quyết các tranh chấp theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật về THADS hoặc đình chỉ trong trường hợp bản án, quyết định được thi hành bị huỷ một phần hoặc toàn bộ sau quá trình giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế thi hành án dân sự Quá trình thi hành án dân sự diễn ra trong một thời gian dài, đồng thời phải tuân theo quy trình, thủ tục nghiêm ngặt Như vậy, khi có tranh chấp liên quan đến tài sản bị
16
Trang 23cưỡng chế trong thi hành án, việc giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế dé THADS sé làm cản trở, kéo đài quá trình thi hành án.
Thứ hai, cách thức giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong quá trình thi hành án phải được tiễn hành một cách công khai, công bằng và minh bạch Hoạt động giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế dé THADS là xóa bỏ các mâu thuẫn, bat đồng xung đột lợi ích giữa các bên tạo lập sự cân bằng về mặt lợi ích mà các bên tranh chấp mong muốn; Đảm bảo điều kiện thi hành án dân sự, đảm bảo sự thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm giữa các công dân trước pháp luật, gop phan thiết lập sự cân
bang, giữ gin trật tự kỉ cương, pháp luật tạo nên một xã hội pháp luật văn
minh; Ngoài ra việc giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế dé THADS còn đánh giá được việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn áp dung pháp luật, chỉ ra được những bắt cập tạo định hướng cho việc hoàn thiện pháp
luật về hoạt động thi hành án dân sự tạo ra một hành lang pháp lý vững mạnh Thứ ba, giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong quá trình THADS phải tôn trọng ý chí tự do của các bên đương sự Giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong THADS là các vấn đề do các bên tranh chấp tự định đoạt Tức là các bên tham gia tranh chấp có quyền tự do lựa chọn các phương thức giải quyết, quyền tự do lựa chọn thực hiện hay không thực hiện tất cả các hành vi mà pháp luật không cắm nhằm hòa giải và tháo gỡ các mâu thuẫn, bất đồng của các bên chủ thé trong tranh chấp liên
quan đến tài sản bị cưỡng chế dé THADS.
1.2 Khái quát chung về pháp luật giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án dân sự
1.2.1 Khái niệm
17
Trang 24Pháp luật là hệ thống các quy tắc sử xự do nhà nước ban hành có tính quy phạm phổ biến, tính xác định, tính chặt chẽ về vật hình thức và bắt buộc chung về mặt nội dung Pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội Tranh chấp đối với tài sản bị cưỡng chế trong THADS là một trong những quan hệ xã hội tương đối phổ biến ngày nay Vì vậy, yêu cầu đặt ra là các quy phạm pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế THADS phải phù hợp đáp ứng cả về mặt nội dung và thủ tục giải quyết quan hệ dân sự mang tính đặc thù nay, cụ thé:
Thứ nhất, nhóm quan hệ mang tính chất nội dung
Nhóm quan hệ mang tính chất nội dung phản ánh những quan hệ về nội dung tranh chấp tài sản bị cưỡng chế THADS Ví dụ: mối quan hệ, quyền va
nghĩa vụ giữa người phải THA và người được THA, và người khác có tranh
chấp đối với tài sản cưỡng chế THA, vai trò của cơ quan THADS trong tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế, mối quan hệ giữa Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân với cơ quan THADS trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản cưỡng chế THA Mục đích của việc điều chỉnh các nhóm quan hệ này nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thê trong tranh chấp tài sản bị cưỡng chế THADS từ đó giải quyết các tranh chấp liên quan đến loại tai
sản này Nhóm quan hệ mang tính chất nội dung này được quy định chủ yếu tai BLDS, các đạo luật chuyên ngành như Luật sở hữu trí tuệ, Luật đất đai,
Luật doanh nghiép
Thứ hai, nhóm quan hệ phát sinh trong xác định trình tự, thủ tục giải
quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế THADS.
Giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong THADS là hoạt động phối hợp của các cá nhân, cơ quan, tô chức bao gồm người phải THA, người được THA, người có tranh chấp về tài sản, Cơ quan THADS,
Tòa án, Viện Kiêm sát nhân dân nhăm xác định, phân chia tài sản, xác định
18
Trang 25quyền sở hữu đối với tài sản bị cưỡng chế THADS Nhằm đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong THADS được công bằng, khách quan, các bên sau quá trình giải quyết tranh chấp được sáng rõ thì hoạt động giải quyết này phải được tiến hành theo một trình tự, thủ tục
nghiêm ngặt Trinh tự, thủ tục này được quy định tại BLTTDS, Luật
Như vậy, dé giải quyết các van đề tranh chấp tài sản bị cưỡng chế dé THADS; cơ quan Tòa án, cơ quan THADS, Chấp hành viên và các cơ quan, cá nhân, t6 chức khác có liên quan cần căn cứ vào các quy định của BLDS, BLTTDS và Luật THADS Các quy định tại BLDS là căn cứ để xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên Các quy định tại BLTTDS xác định tư cách chủ thé, quy trình thủ tục giải quyết tranh chap trong quá trình tố tụng tai Tòa án Luật THADS xác định đương sự bao gồm người phải THA, người được THA, các chủ thể có liên quan đến tài sản cưỡng chế thi hành án và xác định tài sản cưỡng chế thi hành án; và một phần quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế THADS trước và trong tô tụng Như vậy, pháp luật về giải quyết tranh chấp đối với tài sản bị cưỡng chế là pháp luật mang tính liên ngành, trong đó pháp luật về THADS là mắt xích không thê thiếu.
Như vậy, có thể hiểu “pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế thi hành án dân sự là tổng thể các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyên ban hành nham điều chỉnh vé nguyên
tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đối với tài sản đang bị cưỡng chế trong thi hành án dân sự, xác định quyên, nghĩa vụ của các bên đối với tài sản bị kê biên, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của các bên trong
tranh chấp ”
19
Trang 261.2.2 Đặc điểm của pháp luật giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án dân sự
Ngoài các đặc điểm của pháp luật về tranh chấp nói chung như trên thì pháp luật về giải quyết tranh chấp đối với tài sản bị cưỡng chế đề thi hành án
dân sự còn có những đặc điểm sau:
- Đối tượng của pháp luật giải quyết tranh chấp đối với tài sản bị cưỡng chế trong thi hành án dân sự là quan hệ liên quan đến tài sản bị cưỡng chế
trong thi hành án dân sự.
- Chủ thể có quyền yêu cầu, khởi kiện Tòa án giải quyết tranh chấp: Chủ thé có quyền yêu cầu khởi kiện Tòa án giải quyết tranh chấp liên quan đến tai sản bị cưỡng chế trong THADS được xác định tương đối cụ thể trong Luật THADS Theo quy định tại điều 74 “Xác định, phân chia, xử lý tài tài sản chung để thi hành án” và điều 75 “Giải quyết tranh chấp, yêu cầu huỷ giấy tờ, giao địch liên quan đến tài sản thi hành án” thì các chủ thể có quyền yêu cầu, khởi kiện Tòa án giải quyết tranh chấp bao gồm: người phải THA, người được THA, người liên quan có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất, người có tranh chấp liên quan đến tài sản là tài sản bị cưỡng chế THADS và Chấp hành viên Như vậy, chủ thé có quyền yêu cầu, khởi kiện Tòa án giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế THADS ngoài những chủ thể có liên quan, tranh chấp trực tiếp đến tài sản mà còn bao gồm
cả Chấp hành viên Đây cũng là đặc trưng riêng của giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong THADS với giải quyết các tranh chấp về
tài sản thông thường.
- Nguồn pháp luật: Nguồn của pháp luật giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế dé quá trình THADS bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành, điều chỉnh mối quan hệ giữa các
20
Trang 27đương sự trong tranh chấp, giữa cơ quan THADS, Tòa án, Viện kiểm sát và các chủ thé khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến tài sản bị cưỡng chế THADS Các văn bản quy phạm pháp luật là nguồn dé giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong THADS hiện nay chủ yếu bao gồm Hiến pháp, BLTTDS, BLDS, Luật THADS, các văn bản hướng dẫn thi hành Đây là những nguồn pháp luật mang tinh chất chung, phố biến, chứa đựng nguyên tắc trong giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản bị
cưỡng chế THADS Ngoài ra, do các tranh chấp liên quan đến tai sản bị cưỡng chế trong THADS có tính chất đa dạng và ngày cảng phức tạp nên ngoài các nguồn là văn bản quy phạm pháp luật Án lệ, tập quán pháp, lẽ công băng cũng là những nguồn có giá trị để các bên đương sự, Chấp hành viên, Tòa án, các cơ quan, t6 chức khác tham khảo, áp dụng để giải quyết tranh
1.2.3 Vai trò của pháp luật giải quyết tranh chấp liên quan dén tài sản bị cưỡng chế dé thi hành án dân sự
Pháp luật giải quyết tranh chấp đối với tài sản bị cưỡng chế dé thi hành
án dân sự đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo sự công
băng, hiệu quả và 6n định trong hệ thống pháp luật.
Thứ nhất, Quyên, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ với tài
san bị cưỡng chế dé thi hành án dân được đảm bảo sự một cách công bằng,
khách quan.
Một trong những vai trò quan trọng của pháp luật giải quyết tranh chấp đối với tài sản bị cưỡng chế là đảm bảo tính công bằng trong quá trình giải quyết Tính công băng này được thê hiện qua việc cung cấp một khung pháp lý rõ ràng và các quy tắc tham gia, từ đó đảm bảo răng tất cả các bên tham gia
21
Trang 28đều có quyền được trình bày quan điểm và được xem xét một cách khách
Khung pháp lý trong pháp luật giải quyết tranh chấp tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của các bên trong quá trình giải quyết Quy định về thủ tục và quy trình đảm bảo rằng mỗi bên có cơ hội trình bày quan điểm, nêu rõ lập luận, và cung cấp chứng cứ dé chứng minh quan điểm của mình Điều này giúp đảm bảo tính công bằng trong việc thu thập thông tin và xem xét bằng
Ngoài ra, việc cung cấp các quy tắc tham gia đảm bảo rằng tất cả các bên tham gia có cơ hội tiếp cận quy trình giải quyết Không có bất kỳ bên nào bị
loại trừ hoặc bị hạn chế quyền tham gia vào quá trình này Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự tương tác và giao tiếp giữa các bên, đồng thời đảm bảo rằng quyết định cuối cùng được đưa ra dựa trên sự khách quan và công bằng.
Vai trò này của pháp luật giúp bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia trong quá trình giải quyết tranh chấp Đảm bảo tính công băng đồng nghĩa với việc đảm bảo mỗi bên có cơ hội bình đăng dé thé hiện quan điểm của mình và được nghe những quan điểm khác Điều này không chỉ đáp ứng yêu cầu cơ bản của sự công bằng, mà còn tạo nền tảng vững chắc cho quá trình giải quyết tranh chấp trong tình huống tài sản bị cưỡng chế.
Thứ hai, pháp luật về giải quyết tranh chấp đối với tài sản bị cưỡng chế dé thi hành án dân sự giúp giải quyết những xung đột, mâu thuẫn, tranh chấp
liên quan đến tài sản bị cưỡng chế.
Pháp luật về giải quyết tranh chấp đối với tài sản bị cưỡng chế để thi hành án dân sự đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết xung đột giữa các bên có liên quan đối với tài sản bị cưỡng chế Những xung đột này thường xuất phát từ sự tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng, hoặc giá tri thực tế
22
Trang 29của tài sản Trong môi trường pháp luật, các xung đột này được coi là không thê tránh khỏi, và vai trò của pháp luật trong việc giải quyết chúng trở nên thiết yếu.
Vai trò của pháp luật trong việc giải quyết xung đột là cung cấp một khung pháp lý cho việc thực hiện quá trình giải quyết một cách có trật tự và
bai ban Khả năng linh hoạt và đa dạng của pháp luật cho phép các bên tham
gia có nhiều lựa chọn khác nhau để giải quyết xung đột Điều này giúp tránh tình trạng bề tắc và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thỏa thuận.
Cụ thể, pháp luật cung cấp các phương thức và quy trình để các bên có thê tìm kiếm giải pháp hòa giải hoặc thỏa thuận Các phương thức này có thê bao gồm đàm phán trực tiếp, thông qua trung gian hoặc sử dụng các phương tiện hòa giải chính thống Ngoài ra, pháp luật cũng quy định việc giải quyết xung đột thông qua xử lý pháp lý qua tòa án Điều này bao gồm việc nộp đơn kiện và tham gia vào quá trình tố tung dé tòa án đưa ra quyết định cuối cùng.
Vai trò của pháp luật trong việc giải quyết xung đột không chỉ giúp ngăn ngừa hoặc giảm thiêu những tranh chấp kéo dai mà còn tạo điều kiện cho việc
thỏa thuận giữa các bên Thỏa thuận thường đem lại lợi ích cho cả hai bên và
giúp tiết kiệm thời gian, nguồn lực và tài chính Đồng thời, việc tạo cơ hội cho các bên tự do đàm phán và thỏa thuận cũng thé hiện sự tôn trọng và tin tưởng vào khả năng tự giải quyết của họ.
Vì vậy, vai trò của pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp giữa các bên có liên quan đối với tài sản bị cưỡng chế dé thi hành án dân sự là vô cùng quan trọng Qua việc cung cấp các phương thức giải quyết khác nhau và tạo điều kiện cho sự thỏa thuận, pháp luật giúp đảm bảo răng các xung đột được giải quyết một cách hiệu quả và công bằng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự hòa giải và đạt được kết quả có lợi cho tất cả các bên tham gia.
23
Trang 30Thứ ba, pháp luật về giải quyết tranh chấp doi với tài sản bị cưỡng chế dé thi hành án dân sự giúp tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thi hành án
dân sự.
Tranh chấp đối với tài sản bị cưỡng chế dé THADS là những tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh trong quá trình thi hành án Việc phát sinh tranh chấp đối với tai sản bi cưỡng chế THADS làm cho việc thi hành án bị cản trở, kéo đài hoặc không thể tiến hành Quy định về giải quyết tranh chấp đối với tài sản bị cưỡng chế trong quá trình THADS xác định quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ đối với tài sản bị cưỡng chế, xác định chủ sở hữu, giá trị của tài sản, phần sở hữu riêng trong tài sản chung Mặt khác, khi phát sinh tranh chấp đối với tài sản bị cưỡng chế, pháp luật về giải quyết tranh chấp đối với tài sản bị cưỡng chế THADS sẽ giúp xác định tư cách của các chủ thể trong quan hệ đối với tài sản, quy trình, thủ tục tiến hành giải quyết tranh chấp Từ đó, các tranh chấp đối với tài sản bị cưỡng chế trong quá trình THADS sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng, giúp cho việc thi hành án được tiễn
hành một cách hiệu quả.
1.3 Nội dung pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án dân sự
Pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến tai sản bị cưỡng chế dé
thi hành án dân sự là một nội dung quan trọng của pháp luật dân sự, pháp luật
tố tụng dân sự và pháp luật thi hành án dân sự Nội dung pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến thi hành án dân sự quy định về hình thức, quy trình, thủ tục cũng nhữ các nguyên tác giải quyết tranh chấp liên quan đến tài
sản bị cưỡng chê đê thi hành án dân sự.
24
Trang 311.3.1 Hình thức giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án dân sự
Cách hình thức giải quyết tranh chấp về tài sản bị cưỡng chế trong thi hành án dân sự Nghiên cứu các quy định của pháp luật dân sự, pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật về thi hành án cho thấy việc giải quyết tranh chấp về tài sản bị cưỡng chế trong hoạt động thi hành án được thực hiện qua ba hình thức bao gồm:
Một là, giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong thi hành án bằng con đường tự thương lượng.
Giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong thi hành án bằng hình thức tự thương lượng là khi phát sinh tranh chấp các bên chủ động gặp mặt dé thương lượng, giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng trong quan hệ tài sản mà không cần có sự tham gia, góp mặt của một bên thứ ba nào khác Thương lượng là phương pháp giải quyết tranh chấp tài sản bị cưỡng chế trong thi hành án dân sự mà các bên tiến hành đầu tiên khi tranh chấp phát sinh Khi giải quyết tranh chấp bằng con đường này, các bên không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý Quá trình gặp gỡ, trao đổi sẽ giúp các bên có thêm hiểu biết lẫn nhau và cảm thông cho nhau, từ đó giúp đưa ra những
giải pháp hợp lý cho nguyện vọng của các bên Song, cũng do không có ràng
buộc pháp lý, nên thời gian thương lượng thường bị kéo dai và có thé dan đến tình trạng quá thời hạn khởi kiện Trên thực tế cũng có trường hợp, các bên trong tranh chấp tài sản bi cưỡng chế thi hành án đã đạt được thỏa thuận thống nhất nhưng khi tiễn hành thực hiện thì một bên không tiến hành khiến cho tranh chấp không thể giải quyết Đây là phương thức giải quyết tranh chấp về tài sản bị cưỡng chế trong quá trình thi hành án đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí và thời gian Tuy nhiên hình thức giải quyết tranh chấp
25
Trang 32này chỉ có thể thực hiện hiệu quả khi các bên tranh chấp thiện chí và mong muốn giải quyết tranh chấp về tài sản bị cưỡng chế trong quá trình thi hành
Hai là, giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong thi hành án bằng con đường hòa giải.
Hòa giải tranh chấp về tài sản bị cưỡng chế trong quá trình THA là một biện pháp giải quyết tranh chấp mềm dẻo, linh hoạt và hiệu quả nhằm giúp các bên đương sự có cái nhìn khách quan dé tự suy nghĩ và hóa giải những bat đồng, tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong quá trình THADS.
Giống như thương lượng, hòa giải là cách thức giải quyết tranh chấp được lựa
chọn trên cơ sở sự tự nguyện của hai bên đương sự tham gia tuy nhiên hòa
giải có sự tham gia của bên thứ ba có chuyên môn nhằm giúp các bên đi đến các giải pháp tối ưu khi giải quyết tranh chấp Kết quả hòa giải phụ thuộc vào thiện chí của các bên tranh chấp cũng như kinh nghiệm, kĩ năng, kiến thức
chuyên môn, uy tín của bên đứng ra làm trung gian hòa giải Các bên tranh
chấp là bên đưa ra kết quả cuối cùng của việc giải quyết tranh chấp.
Hòa giải tranh chấp về tài sản bị cưỡng chế trong quá trình THADS ngoài tố tụng Đây là hình thức hòa giải tranh chấp về tài sản bị cưỡng chế có
sự tham gia của các bên đương sự, cơ quan thi hành án và các cơ quan khác
có thâm quyên liên quan.
Hòa giải tranh chấp về tài sản bị cưỡng chế trong quá trình THADS trong tô tụng Đây là hình thức hòa giải do Tòa án nhân dân mà cụ thé là thâm phán thụ lý giải quyết vụ án tranh chấp về tài sản bị cưỡng chế thực hiện. Hình thức hòa giải tranh chấp về tài sản bị cưỡng chế trong quá trình THADS này được thực hiện theo quy định về thâm quyên, trình tự, thủ tục tại BLTTDS năm 2015 Đối với tranh chấp tài sản bị cưỡng chế trong thi hành án là tranh chấp về quyền sử dụng đất thì việc hòa giải là thủ tục bắt buộc khi
26
Trang 33thực hiện thụ lý giải quyết vụ án tranh chấp tài sản Chỉ khi hòa giải không thành thì Tòa án nhân dân có thâm quyền thụ lý vụ án mới tiễn hành xét xử
theo luật định.
Ba là, giải quyết tranh chấp về tài sản bị cưỡng chế để THADS thông qua con đường tô tụng tư pháp do Tòa án nhân dân thực hiện.
Đây là phương pháp giải quyết tranh chấp tài sản nói chung và tài sản bị cưỡng chế trong thi hành án dân sự nói riêng phổ biến và lâu đời nhất Hình thức giải quyết này thông qua cơ quan quyền lực nhà nước có chức năng xét xử để đưa ra bản án, quyết định có hiệu lực bắt buộc đối với các bên đương sự So với các hình thức giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong thi hành án nêu trên, phương pháp giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án có một số ưu điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, Theo khoản 1 và 3 điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định:
TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực
hiện quyền tư pháp; TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Và khoản 2 điều 103 Hiến pháp 2013 quy định Thâm phán, Hội thâm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cắm cơ quan, tô chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thâm phán, Hội thâm nhân dân Như vậy, quá trình xét xử của TAND mang tính độc lập tuyệt đối Điều này sẽ đảm bảo tính khách quan và công bang khi giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong thi
hành án.
Thứ hai, việc thụ lý và giải quyết các vụ án về tranh chấp tài sản nói chung và tranh chấp tài sản bị cưỡng chế trong THADS nói riêng được thực hiện theo quy định, trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ mà BLTTDS quy định.
Điêu này giúp cho quá trình xét xử vụ việc tranh châp về tài sản sản bị cưỡng
27
Trang 34chế trong quá trình THADS tránh khỏi sự chủ quan, thiên vi và hạn chế tối đa những sai lầm Khi giải quyết tranh chấp tài sản bị cưỡng chế trong THADS, thâm phán bắt buộc phải tuân thủ những quy định về trình tự, thủ tục tố tụng, quy định của pháp luật dân sự về chế độ tài sản Khi xảy ra vi phạm những quy định này thì TAND cấp trên dựa theo yêu cầu của đương sự sẽ có quyền tuyên hủy bản án, quyết định trước đó.
Thứ ba, TAND các cấp có đội ngũ cán bộ, thâm phán có trình độ chuyên môn, năng lực và kỹ năng xét xử, sự am hiểu pháp luật sâu sắc pháp luật về tài sản, có đạo đức nghề nghiệp và mục đích phục vụ nhân dân Điều này sẽ bảo đảm cho quá trình giải quyết xét xử các tranh chấp về tài sản trong quá
trình THADS được diễn ra một cách chính xác, đúng pháp luật.
1.3.2 Nguyên tắc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp liên quan
đến tài sản bị cưỡng chế dé thi hành an dân sự tại Tòa án nhân dân
Trong nền kinh tế thị trường, tài sản là một phần quan trọng của mỗi cá nhân Các quan hệ pháp luật về tài sản vốn rất phong phú và phức tạp nên tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong quá trình thi hành án càng đa dạng và phức tạp hơn gấp nhiều lần Quá trình thi hành án là quá trình cơ
quan Thi hành án áp dụng các biện pháp từ thuyết phục tự nguyện đến cưỡng
chế dé đảm bảo đương sự thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định có hiệu
lực của TAND Trong đó, chủ yếu là các nghĩa vụ liên quan đến tài sản Các tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong quá trình thi hành án phát
sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau và ngay càng có xu hướng gia tăng Bởi vậy, việc áp dụng quy định pháp luật trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế thi hành án phải tuân theo các nguyên tắc của pháp luật, các yêu cầu mà đời sống dân sự đặt ra Các nguyên tắc khi giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế khi thi hành án bao gồm:
28
Trang 35Thứ nhất, tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về tài sản bị cưỡng chế trong quá trình thi hành án dân sự Đây là nguyên tắc chung khi giải quyết tranh chấp tài sản Việc tuân thủ các quy định của pháp luật bao gồm tuân thủ quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự; quyền hạn của TAND và cơ quan thi hành án; quy trình, thủ tục; thời hiệu liên quan đến giải quyết tranh chấp về tai sản bị cưỡng chế trong quá trình thi hành án Bat kì cá nhân, tô chức hay cơ quan nào vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Đồng thời bất kì cá nhân, tô chức, cơ quan nào có liên quan/có thâm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm đều có quyền khiếu kiện để đảm bảo quyền và lợi ích cũng như việc thực thi công lý.
Thứ hai, việc giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế
trong quá trình thi hành án phải diễn ra nhanh chóng, kịp thời Khác với các
tranh chấp tài sản thông thường, tranh chấp tài sản bị cưỡng chế trong quá trình THADS diễn ra trong quá trình thi hành án khi cơ quan thi hành án đã ra quyết định và tiến hành các biện pháp cưỡng chế trên tài sản Các biện pháp cưỡng chế này thiết lập các cơ chế dé hạn chế việc định đoạt tài san của người phải thi hành án Tài sản bị cưỡng chế lúc này có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của nhiều bên bao gồm người phải thi hành án, người được thi hành án, cơ quan thi hành án, chấp hành viên, các tổ chức và cá nhân khác đang chiếm hữu tài sản (một khoản tiền trong ngân hàng) Nếu thời gian giải quyết tranh chấp tài sản bị cưỡng chế trong quá trình thi hành án bị kéo dai, quyền và lợi ích của các chủ thé ké trên sẽ bị ảnh hưởng rất lớn Việc này vô hình chung sẽ dẫn đến những hệ quả tiêu cực cho nền kinh tế và tình hình an ninh
xã hội.
Thứ ba, việc giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong quá trình thi hành án cần đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các
29
Trang 36bên đương sự, khuyến khích các bên tự thương lượng, hòa giải giữa các bên trong tranh chấp.
Thứ tư, khi giải quyết tranh chấp tài sản bị cưỡng chế trong quá trình thi hành án, Tòa án chỉ giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế thi hành án mà không giải quyết việc cưỡng chế thi hành án là đúng hay sai.
Tiểu kết chương 1
Thứ nhất, Chương 1 đã đi sâu vào cơ sở lý luận về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong thi hành án dân sự, từ đó tiếp cận một cách toàn diện về những khía cạnh quan trọng của lĩnh vực này Qua việc xem xét những đặc điểm chung và đặc thù của pháp luật giải quyết tranh chấp, ta có thê thấy rõ vai trò quan trọng của nó trong việc duy trì tính công bằng, hiệu qua và 6n định trong hệ thống pháp luật.
Thứ hai, tính linh hoạt và đa dạng của pháp luật giải quyết tranh chấp cho thấy khả năng thích ứng linh hoạt với các tình huống tranh chấp đa dạng, từ việc xác định quyền sở hữu đến giá trị và tình trạng của tài sản Điều này mang lại sự linh hoạt trong việc áp dụng quy trình giải quyết và tạo điều kiện thuận lợi cho sự thỏa thuận và giải quyết hiệu quả Tính công bằng và khách quan của pháp luật là yêu tố quyết định đảm bảo mọi bên tham gia có cơ hội trao đổi quan điểm và bằng chứng một cách công bằng, đồng thời đảm bảo tính minh bạch và tôn trọng từ tất cả các bên.
Thứ ba, khung pháp lý rõ ràng mô tả quy trình, thời hạn, và quyền nghĩa vụ của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp Điều này tạo nên sự đồng nhất và tương thích, đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả của quá trình giải quyết.
Các quy định này giúp định rõ quyền và trách nhiệm của từng bên tham gia, đồng thời tạo ra một khung pháp ly vững chắc dé đảm bao sự 6n định
trong việc thực hiện quy trình.
30
Trang 37Nhu vậy Chương 1 đã di qua những khía cạnh quan trọng của pháp luật
giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong thi hành án dân sự Những đặc điểm chung và đặc thù đã được phân tích một cách chi tiết, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho việc nghiên cứu và thảo luận về các vấn đề liên
quan trong các phân tiêp theo của luận văn.
31
Trang 38CHƯƠNG 2: THỰC TRANG PHÁP LUAT VE GIẢI QUYẾT TRANH CHAP LIÊN QUAN DEN TAI SAN BỊ CƯỠNG CHE DE THI HANH
AN DAN SU VA THUC TIEN AP DUNG
2.1 Thực trạng quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án dân sự
2.1.1 Các quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án dân sự
Giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế thi hành án dân sự được tiễn hành thông qua nhiều cách thức khác nhau Cơ bản có thé phân chia thành giải quyết tranh chấp không qua tố tụng và qua tổ tụng:
2.1.1.1 Giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án không thông qua to tung
Giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế thi hành án băng phương pháp thương lượng Khoản 2 Điều 3 về “Các nguyên tắc cơ bản
của pháp luật dân sự”, BLDS năm 2015 quy định: “Cá nhân, pháp nhân xác
lập thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự
nguyện cam kết, thỏa thuận Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cam của luật, không trái dao đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thê khác tôn trọng.”
Chủ thé tham gia thương lượng: chủ thé tham gia thương lượng để giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế thi hành án là hai bên có tranh chấp Đối tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong quá trình thi hành án, các chủ thể có thể phát sinh tranh chấp tương đối đa dạng bao
gồm người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tô chức, cá nhân đang chiếm giữ tải sản Tranh chấp có thé phat sinh giữa hai hoặc nhiều chủ thé này Khi phát sinh tranh
32
Trang 39chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế thi hành án, thương lượng là phương pháp đầu tiên được lựa chọn Các bên phát sinh tranh chấp có thể gặp gỡ, thương thảo, cùng nhau bàn bạc để đưa ra cách giải quyết tối ưu nhất mà không cần có mặt của một bên thứ ba nào khác, không bị ràng buộc bởi các
quy định pháp luật.
Lựa chọn phương thức thương lượng: Việc lựa chọn phương thức thương
lượng giữa các bên trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế thi hành án là hoàn toàn tự nguyện theo nguyện vọng của các bên có tranh chấp Pháp luật dân sự khuyến khích áp dụng phương pháp thương lượng dé giải quyết tranh chấp trên tinh thần hoàn toàn tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên Khi thương lượng các bên có thể tự do thỏa thuận cách thức giải quyết tranh chấp, các van đề liên quan đến sở hữu, sử dụng, định đoạt tài sản, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên cũng như quy trình, thủ tục để giải quyết tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án dân sự bằng con đường hòa giải.
Khi phát sinh tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong THADS, các bên có quyền tự thương lượng hoặc thương lượng với sự hỗ trợ
của bên thứ ba — hay còn được gọi là hòa giải Hòa giải không phải là một thủ
tục bắt buộc nhưng thoả thuận lại được coi là nguyên tắc chung xuyên suốt quá trình giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế trong THADS Tại Việt Nam, phương pháp hòa giải là một phương pháp giải quyết tranh chấp tài sản nói chung và tài sản bị cưỡng chế trong THADS nói riêng được quy định trong các văn bản pháp luật như BLTTDS, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, Luật Hòa giải cơ sở, Luật Đất đai, Bộ luật Lao động Trong đó, thủ tục tiễn hành hòa giải được chia làm hai trường hop:
33
Trang 40Trường hợp 1: Những tranh chấp liên quan đến tai sản bị cưỡng chế THADS bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải dé tiến hành giải quyết tranh chấp Theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp nói chung quy định các tranh chấp về đất đai, Tranh chap lao động tập thé về lợi ích bắt buộc phải tiến hành hòa giải trong thủ tục giải quyết tranh chấp Như vậy, đối với những tài sản bị cưỡng chế THADS là quyền sử dụng đất, lợi ích phát sinh từ lao động tập thé khi phát sinh tranh chấp, bắt buộc phải thông qua thủ tục
hòa giải.
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế
trong THADS thông qua hòa giải cơ bản được thực hiện như sau:Bước 1:
Lua chon Hòa giải viên: việc lựa chon Hòa giải viên dé giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để THADS phụ thuộc vào nhu cầu,
nguyện vọng của các bên và quy định của pháp luật trong các trường hợp cụ
thể Ví dụ như các tranh chấp về xác định ai là người có quyền sử dụng đất phải được tiến hành hòa giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có
đất tranh chấp trước khi tiến hành khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết.
Mở phiên họp hòa giải Phiên họp hòa giải tranh chấp tài sản bị cưỡng chế trong THADS phải có mặt của hai bên tranh chấp Ngoài ra, thành phan của phiên họp có thể bao gồm Chấp hành viên, đại điện của cơ quan THADS, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến tài sản tranh chấp
Trong phiên họp hòa giải, Hòa giải viên có trách nhiệm hướng dẫn các
bên thương lượng, giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế
trong THADS.
Trường hợp hai bên thoả thuận được, Hòa giải viên tiến hành lập biên
bản hòa giải thành.
34