1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong pháp luật Việt Nam, từ thực tiễn tại thành phố Hà Nội

91 15 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYÊN HÀ TRANG

CHE ĐỘ TAI NAN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHE NGHIỆP

TRONG PHAP LUẬT VIỆT NAM, TỪ THUC TIEN TẠI THÀNH PHÓ HÀ NỘI

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN HÀ TRANG

CHE ĐỘ TAI NAN LAO DONG, BỆNH NGHÈ NGHIỆP TRONG PHAP LUẬT VIET NAM, TỪ THUC TIEN TẠI

THANH PHO HA NOI

Chuyên ngành : Luật Kinh tế

Mã số : 8380101.05

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYÊN HỮU CHÍ

HÀ NOI - 2023

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn “Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong pháp luật Việt Nam, từ thực tiễn tại thành phố Hà Noi” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vu tai chính theo quy định cua Khoa Luật Dai hoc Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này dé nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Được sự phân công của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội và được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Hữu Chí, tác gia đã thực hiện dé tài “Chế độ tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp trong pháp luật Việt Nam, từ thực tiễn tại thành phố Hà Nội” làm đề tài khóa

Để hoàn thành khóa luận này, tác giả xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Ha Nội Em xin

chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Hữu Chí đã tận

tình, chu đáo hướng dẫn tác giả thực hiện việc hoàn thành dé tài khóa luận

Trong quá trình thực hiện dé tài khóa luận, khó tránh khỏi những sai sót, rất cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên đề tài khóa luận không thé tránh khỏi những sai sót không đáng có Tác giả rat mong nhận được sự đóng góp, góp ý của quý thầy, cô giáo để khóa luận được hoàn

chỉnh hơn.

Sau cùng, tác giả xin kính chúc quý Thay, cô thật đồi dao sức khỏe,

luôn tươi trẻ để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả của mình là truyền đạt

kiến thức cho những thé hệ trẻ mai sau.

Trang 5

PHAN MỞ ĐẦU 5222 222 n2 Hee |1 Tính cấp thiết của đề tài -:- + 522cc E2 E2112112112112111 0111111 re 12 Tình hình nghiên cứu dé tai c.ceecceccccccccscessesesessessessessessessessesessessessessessessesseseees 33 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu AG tải cuc ng 1x1 gieo 53.1 Muc dich 801)i i03 0 5

EAA\ÌnIii0408014015i0ui 7 - 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 2-2 2+se+Ee£xe£x+Ezxszxezrerxee 65 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cỨU - 56 5< <++xx+svxseees 7Nà J0 0n 7

5.2 Phương pháp nghién CỨU - 2c 3213211351133 Exrk 76.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - ¿2-5 52 +x+E+£c£xzxererszrers 76.1 Ÿ nghĩa lý luận - +: S1 S912 12E2EEE1E71571112112112111117111111111 1.1 re 76.2.Ý nghĩa thực tiễn của luận văn - + Sex E11 1911111111111 1111 1111 Ex2 87 Kết cầu đề tài cv ng de 8CHUONG 1 MOT SO VAN DE LY LUAN VE TAI NAN LAO DONG, BENHNGHE NGHIỆP VA CHE ĐỘ TAI NAN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHE NGHIEP 9

1.1 Một số van đề lý luận về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiỆp - 9

1.1.1 Khái niệm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 2-2-5552 91.1.2 Nguyên nhân tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp -. - 13

1.1.3 Hậu qua và ảnh hưởng của tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 14

1.2 Một số vấn đề lý luận về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 16

1.2.1 Khái niệm chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiỆp - - - 16

1.2.2 Nguyên tắc chế độ tai nạn lao động, BNN Ăn he 191.3 Nội dung chế độ về tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp 24

1.3.1 Về chủ thé pháp luật TNLD, BNN -2- 5c ©522c<2cxcrxcrkrrrrerrerxees 24

11

Trang 6

KẾT LUẬN CHƯNG | :- 5c St St SEEEE2EEEESEEEEEEEEEEEESEEEkSEEEEEEkEkrrrrkerkes 35CHUONG 2 THỰC TRANG CHE ĐỘ TAI NAN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHE

NGHIỆP VÀ THUC TIEN THI HANH TẠI THÀNH PHO HÀ NỘI 362.1 Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong trường hợp người lao động bitai nạn lao động, bệnh nghề 13105) 117 ö:-Ô.ÚÚ.ÚÔ 362.2 Thực trạng các quy định pháp luật về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề

2.3.2 Kết quả đạt được - -5tc2x2E2E12E1271211211271111211211111121 E1 51

2.3.3 Tén tại, hạn chế va nguyên nhân - - 5 + + E* + ESvEEseeeeeereeeeree 54

CHƯƠNG 3 MOT SO KIEN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VA

NANG CAO HIỆU QUA THỰC HIỆN CHE ĐỘ TAI NAN LAO ĐỘNG, BỆNHNGHE NGHIỆP TỪ THỰC TIEN THI HANH TẠI THÀNH PHO HÀ NỘI 63

3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề311151211757 — ii 633.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề

3115120111277 1+1 65

3.3 Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ tai nạn lao động, bệnhnghề nghiệp từ thực tiễn thành phố Hà Nội 2-2 ¿+5 x+zx+£xz£zzzxeez 693.3.1 Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chế độ tainạn lao động, bệnh nghề 014052111 693.3.2 Nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnhWUC 1a0 MONG 2110777 71

3.3.3 Một số giải pháp khác - ¿- 2 + sSkeEEeEkEEEEEE2E12112121 211111111 xe 7300.98.45000/.)0012135355 76DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO c¿¿ccsc2ccvvrsrcrvrrrrrrerrre 78

iv

Trang 7

DANH TU CÁC TU VIET TAT

BNN Bénh nghé nghiép

BHXH Bao hiểm xã hội

ASXH An sinh xã hội

Trang 8

DANH MỤC CAC BANG

Bảng Nội dung

1 Tình hình TNLĐ của thành phố Hà Nội năm 2021, 2022 bao gom khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động

2 Tình hình TNLD của thành pho Hà Nội năm 2021, 2022 khu vực có quan hệ lao động

3 Tình hình TNLD của thành pho Hà Nội năm 2021, 2022 khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động

VI

Trang 9

PHẢN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ trước đến nay, lao động luôn đóng một vai trò quan trọng và là nguồn lực chủ yếu trong nền kinh tế hiện nay Trong công việc, dù đơn giản hay phức tạp thì vẫn luôn có những rủi ro tiềm ân đe dọa sự an toàn của NLĐ.

Do vậy, nhà nước cũng đặt ra các quy định liên quan đến vấn đề TNLĐ giúp

người lao động có một môi trường làm việc an toản.

Chế độ TNLD là một trong những quyền lợi đặc biệt đảm bảo ASXH Chế độ tai nạn lao động sẽ góp phan chia sẻ gánh nặng nay cùng với nhà nước Đặc biệt các quy định về tai nạn lao động là vấn đề được người lao động và người sử dụng lao động quan tâm, đặc biệt là những hạn mức bồi thường và chính sách của BHXH Có thể nói, BHXH chính là một trong

những chính sách xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, là một trong

những trụ cột của hệ thống an sinh xã hội ở nước ta Ké từ Sắc lệnh đầu tiên thành lập nên hệ thống BHXH, tùy theo điều kiện hoàn cảnh của đất nước qua từng thời kỳ khác nhau, chính sách BHXH luôn được Đảng và Nhà nước bổ sung, hoàn thiện theo hướng ngày càng mở rộng đối tượng tham gia và nâng cao quyên lợi cho người thụ hưởng Ngày 29/6/2006, Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 đã được Quốc hội khóa XI thông qua và có hiệu lực thi hành ké từ ngày 01/01/2007 Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất khang định quyền được bảo đảm ASXH của công dân và để tất cả các bên tham gia BHXH thực hiện quyền và nghĩa vụ của minh.

Van dé an toàn lao động trong kinh doanh sản xuất luôn được nha nước ta chú trọng hàng đầu trong thời kỳ đổi mới, bên cạnh đó việc đầy mạnh phát triển kinh tế mở rộng sản xuất nhiều ngành nghề mới, cũng dẫn tới một số hệ quả đó chính là “Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ” Di cùng với sự

Trang 10

phát triển của nền công nghiệp trong bối cảnh nước ta đang đây mạnh chuyển dich cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vu, thì số vụ TNLĐ, BNN cũng có dấu hiệu tăng nhanh qua từng năm TNLĐ, BNN đã gây ra những thiệt hại lớn về người và tài sản cho các cá nhân, gia đình và toàn xã hội Đối với NLĐ và nhân thân của họ chính là những mất mát vỀ sức khỏe, giảm sút thu nhập và nỗi đau tỉnh thần, còn đối với NSDLĐ là các tổn thất về tài sản, sự đình trệ sản xuất, các khoản chi phí bồi thường cho NLD uy tín Tat cả những thay đổi đó đi cùng với tinh hình kinh tế thế giới, dang làm những rủi ro hiện tại đối với sức khỏe con người trở nên trầm trọng hơn và tạo nên những hiểm hoa mới Bên cạnh những BNN đang phổ biến thì hiện tại đang có xu hướng xuất thêm nhiều loại bệnh mới và có xu hướng ngày

cảng tăng.

Do đó nhà nước hết sức chú trọng và quan tâm đến chất lượng, chế độ làm việc của NLĐ, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về TNLĐ, BNN, đặc biệt là một số văn bản như Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành Các quy định về chế độ lao động đã được nhà nước ban hành lay đó dé làm quy chuẩn giám sát việc hoạt động và kiểm tra của các nhà sản xuất, sử dụng lao động Dé cho NLD có thé yên tâm sản xuất, và cũng là kim chi nam dé nâng cao chất lượng nguồn lao động, dé phát triển kinh tế, đưa nước ta

vươn tâm trong khu vực và thê giới vê chât lượng nguôn lao động.

Tuy nhiên chính sách BHXH nói chung và chế độ TNLĐ, BNN nói riêng cũng như trong quá trình tô chức thực hiện còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, có nội dung quy định chưa đầy đủ hoặc không còn phù hợp với thựctế một số doanh nghiệp, NSDLD vẫn bỏ ngỏ trong việc an toàn lao động cho NLD, hay các ngành nghề sử dụng lao động có các yêu tố độc hại tới sức khỏe trực tiếp của NLD và một số bat cập và hạn chế quy định về pháp luật ở

Trang 11

nước ta nói chung và dia bàn thành phố Hà Nội nói riêng Qua đó tôi đã lựa chọn đề tài “Ché độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong pháp luật Việt Nam, từ thực tiễn tại thành phố Hà Nội” nhằm đánh giá thực trạng áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện về van đề trên.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Ở Việt Nam, các vấn đề liên quan đến chế độ TNLĐ, BNN đang ngày

càng thu hút sự quan tâm của dư luận và các nhà nghiên cứu khoa học Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bài viết đã nghiên cứu về vấn đề này nhăm đưa ra các giải pháp ví dụ như:

- Đối với cuốn sách: “Công tác an toàn vệ sinh sức khỏe lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và giải đáp một số tình huống” của tác giả Nguyễn Hữu Đại, Nhà xuất bản Lao động đã đề cập đến chế độ TNLĐ, BNN.

Theo đó, cuốn sách này đã khái quát đến Luật An toàn, vệ sinh lao động, hướng

dẫn chế độ lao động, trang bị bảo hộ cá nhân, bồi thường cho người lao động,

giải đáp tình huống thường gặp trong đó có chế độ TNLĐ, BNN Tuy nhiên cuốn sách này phân tích chế độ TNLĐ, BNN bị xâm phạm ở góc độ Luật An toàn, vệ sinh lao động, trong khi văn bản hướng dẫn thi hành chưa được đề cập, vì vậy chưa thé phân tích đầy đủ các khía cạnh pháp lý về chế độ TNLD, BNN.

- Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Vũ Tuấn Đạt (2014), “Ché độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp hoàn thiện ”, Trường Đại học Luật Hà Nội Đối với luận văn này, tác giả Vũ Tuấn Dat đã xây dựng được khái niệm về chế độ TNLĐ, BNN, đưa ra thực trạng

pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật trên phạm vi cả nước Tuy nhiên ở thực

trạng pháp luật, tác giả chưa đánh giá cụ thé các thực trạng chế độ TNLĐ, BNN tai một địa bàn cụ thé nên số liệu còn khá chung chung.

Trang 12

- Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Phạm Thị Phương Loan (2011),

“Chế độ tai nạn lao động, thực trạng và giải pháp hoàn thiện ”, Trường Dai học Luật Hà Nội Đối với luận văn này đã chỉ ra những quy định pháp luật liên quan đến chế độ TNLĐ, BNN Bên cạnh đó, điểm mới của luận văn này là phân tích, tìm hiểu đến quy định ILO và quy định pháp luật về chế độ TNLĐ, BNN của một

số nước trên thế giới, từ đó đưa đến kinh nghiệm cho Việt Nam Tuy nhiên, tác giả chưa đưa ra thực tiễn thực hiện pháp luật chế độ TNLĐ, BNN.

- Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Lê Thị Thanh Nhàn (2013), “Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam”, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Tác giả đã nêu được vấn đề lý luận chung về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và liên hệ với một sỐ quốc gia trên thế giới, tuy nhiên giải pháp đưa đến chưa đề cập đến phương hướng để hoàn thiện và giải quyết chế độ TNLĐ, BNN.

- Bài viết tạp chí nghiên cứu của tác giả Tạ Trung Dũng (2005), “Tai nan lao động - nguyên nhân và hướng phòng ngừa ”, Tap chi Lao động và xã

hội, (276) Bài viết đã đề cập đến nguyên nhân và hướng phòng ngừa TNLD, tuy nhiên lý luận pháp luật chưa được phân tích cụ thê.

- Bài báo “Chế độ với người bị tai nạn lao động” của tác giả Trần Văn Toàn, đăng tải trên trang Báo điện tử chính phủ đã giải đáp cho trường hợp đề nghị được hướng dẫn giải quyết chế độ cho người lao động trong trường hợp

bị tai nạn và phải nghỉ việc dài hạn.

- Bài báo “Những điểm mới của Luật An toàn, vệ sinh lao động” được đăng tải ở Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Bai báo có những van đề lyluận về mở rộng chế độ chính sách đối với người bị TNLĐ, BNN, giải phápkhuyến khích doanh nghiệp xây dựng văn hóa an toàn lao động Tuy nhiênkhông đề cập đến số liệu thực tiễn về chế độ TNLĐ, BNN.

Trang 13

Đây là một van dé cũng được nhiều luật gia nghiên cứu và đánh giá dưới nhiều góc độ Chúng ta có thể ké đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như luận văn của tác giả Phạm Đài Trang (2017), “Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật Việt Nam”, Viện hàn lâm Khoa

học Xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội; tác giả Nguyễn Thanh Danh

(2016) với đề tài “Thực trạng giải quyết chế độ tai nạn lao động ở BHXH tỉnh Quảng Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam”;

Những chuyên đề nêu trên cho thấy sự quan tâm rất lớn về vấn đề chế

độ TNLĐ, BNN Các bài viết đã chỉ ra những bắt cập của pháp luật, từ đó đã

đưa ra được một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hoạt động của các cơ quan có thâm quyền trong chế độ TNLĐ, BNN Tuy nhiên, những chuyên đề hay bài viết của các tác giả chỉ xoay quanh vấn đề pháp luật mà không chỉ ra thực tế tại địa bàn cụ thể sẽ diễn ra như thế nào, và giải pháp phù hợp cho từng địa bàn cụ thé Chính vi vậy, đề tài “Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghệ nghiệp trong pháp luật Việt Nam, từ thực tiễn tại thành pho Hà Noi” sẽ là đề tài nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng tại

thành phố Hà Nội Từ đó, đưa ra kiến nghị các giải pháp chế độ TNLĐ, BNN và phần nào đó đưa ra được giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng thực thi chế độ TNLĐ, BN hiệu quả hơn.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu pháp luật về chế độ TNLĐ, BNN được quy

định trong pháp luật Việt Nam cũng như thực tiễn áp dụng của các quy định đó

trong thực tế tại địa bàn thành phố Hà Nội Từ đó, luận văn đi đến mục tiêu làmsáng tỏ về mặt lý luận, cơ sở pháp lý và thực trạng thực thi của các quy định pháp

Trang 14

luật về chế độ TNLĐ, BNN, tìm ra những vướng mắc còn tồn tại so với thực tế dé trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn đã đặt ra những nhiệm vụ sau:

+ Tìm hiêu và phân tích các khái niệm, cơ sở lý luận liên quan đên chêđộ TNLĐ, BNN;

+ Phân tích ý nghĩa và vai trò của các quy định về chế độ TNLĐ trong Bộ Luật lao động 2019, Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, Luật bảo hiểm xã hội 2014;

+ Hệ thống hóa các quy định pháp luật hiện hành về chế độ TNLĐ,

BNN, phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay và chỉ ra

những vân đê bât cập, hạn chê và nguyên nhân;

+ Kiến nghị một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống

pháp luật về chế độ TNLĐ, BNN dưới chính sách về bảo hiểm xã hội 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

° Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quy định của pháp luật áp dụng để giải quyết các vấn đề liên quan tới chế độ TNLĐ, BNN.

° Phạm vi nghiên cứu của luận văn:

+ Phạm vi về nội dung: các vấn đề về chế độ TNLĐ, BNN trong quy định hiện hành: Bộ luật lao động năm 2019, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015.

+ Phạm vi về thời gian: Từ ngày 01/01/2017 cho đến nay + Phạm vi về không gian: trong địa bàn thành phố Hà Nội.

Trang 15

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật cũng như đường lối chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được áp dụng xuyên suốt đề tài của luận văn Ở chương một, phân tích các khái niệm liên quan từ đó tổng hợp khái niệm pháp luật về chế độ TNLĐ, BNN Ở chương hai, phân tích thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng, tổng hợp đánh giá thực trạng áp dụng và thực tiễn áp dụng của vấn đề này tại đại bàn thành phố Hà Nội Ở chương ba, nêu và phân tích những hạn chế, vướng mắc còn gặp phải nhằm mục đích đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật.

- Phương pháp thống kê: Ở chương hai, tác giả sử dụng phương pháp này dé thống kê các vụ việc xảy ra liên quan đến pháp luật về chế độ TNLD, BNN.

- Phương pháp quy nạp: Tổng kết, đánh giá, kết luận về những vấn đề vừa phân tích được sử dụng xuyên suốt ở chương 1, chương 2 và chương 3 Dé nhằm mục đích đúc kết, khái quát những van đề đã trình bày cũng như kinh nghiệm thực tiễn về những vấn đề đã phân tích từ đó có được tri thức kết

luận chung về vấn đề đang nghiên cứu.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1 Ý nghĩa lý luận

- Luận văn đã thể hiện sâu thêm các van dé lý luận về chế độ TNLĐ, BNN - Luận văn làm rõ thêm cơ sở lý luận của việc quy định cũng như thực trạng của vướng mắc, thiếu sót qua thực tiễn áp dụng pháp luật chế độ TNLĐ,

Trang 16

BNN từ thực tiễn thành phố Hà Nội, qua đó đề xuất một số giải pháp cơ bản dé hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng thực thi pháp luật.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học, gợi ý cho các nhà nghiên cứu thực tiễn dé hoàn thiện công tác về áp dụng pháp luật chế độ TNLĐ, BNN.

7 Kết cau đề tài

Ngoài lời nói đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số van dé lý luận về tai nạn lao động, bệnh nghé nghiệp và chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

Chương 2: Thực trạng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội;

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội.

Trang 17

CHƯƠNG 1.

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE TAI NAN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHE NGHIEP VA CHE DO TAI NAN LAO DONG, BENH NGHE NGHIEP

1.1 Một số van đề lý luận về tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp 1.1.1 Khái niệm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1.1.1.1 Khai niệm tai nạn lao động

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì tình hình về tai nạn trong lao động xảy ra ngày càng nhiều, tinh chất của các vụ tai nạn cũng ngày càng phức tạp và nghiêm trọng, số vụ tai nạn có số người chết ngày càng tăng.

Tai nạn lao động có thể hiểu là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, là kết quả của sự tác động đột ngột từ bên ngoài của các nhân tố nguy hại có thé gây tử vong đột ngột hoặc làm tôn thương hay làm mat khả năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó trên cơ thể Khi một người bất ngờ bị nhiễm một lượng lớn chất độc có thể gây chết người hoặc phá hủy chức năng hoạt động của một bộ phận bat ky trén co thé (được gọi là nhiễm độc cấp tính), thi cũng được gọi là TNLD Có thé nói, trước đó khái niệm về TNLD còn mang tính tông quát, chưa phan ánh đầy đủ các yếu tố xác định cụ thê về thế nào thì được coi là TNLĐ Vì giai đoạn đầu là giai đoạn rất khó xác

định mốc khởi điểm và kết thúc TNLĐ.

TNLD không phải chỉ có thé do con người gây ra mà còn có nhiều tác nhân khác Nó cũng có thể được đóng góp từ động vật như côn trùng cắn hoặc vết chích độc, ngộ độc cấp tính, va chạm giao thông, té ngã và các chuyến đi

liên quan đến công việc.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) định nghĩa TNLĐ là sự cô xảy ra bat

ngờ, không lường trước được liên quan đên công việc Truong hợp công nhân

Trang 18

bị thương, bị bệnh hoặc chết được coi là TNLĐ, những vấn đề bạo lực liên quan đến công việc cũng có thê gây ra TNLĐ.

Cục Thống kê Lao động và Việc làm, Bộ Lao động của nước Philippine cho rang TNLĐ là một sự cố ngoài ý muốn, bất ngờ có thé hoặc không dan đến thương tích cá nhân, thiệt hại tài sản, ngừng hoặc cản trở công việc, hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của những điều kiện này phát sinh từ và trong quá trình

làm việc [41]

Cục An toan và Sức khỏe Lao động Malaysia định nghĩa TNLD có thé không chỉ do con người gây ra Nó cũng có thể được đóng góp từ động vật như côn trùng cắn hoặc vết chích độc, ngộ độc cấp tính, va chạm giao thông, té ngã và các chuyến đi liên quan đến công việc [31]

Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, TNLD được định nghĩa là tai nạn bat ngờ xảy ra có thé gây ra tử vong hoặc gây ton thương cho cơ thé hay tạo ra một rối loạn chức năng vĩnh viễn hoặc tạm thời do lao động hay trong quá

trình lao động.

Từ trước, pháp luật Việt Nam có khái nệm về TNLĐ được hiểu như sau:

1 TNLD được hiểu là tai nạn gây tôn thương cho bộ phận, chức năng bất kỳ nào đó của cơ thể hoặc gây tử vong cho NLĐ, xảy ra trong quá trình

lao động, gan liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

2 Người bị TNLĐ cần phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.

3 Tat cả các vụ TNLD, BNN và các sự cố nghiêm trọng xảy ra tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo

định kỳ theo quy định của Chính phủ.

Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 có quy

định như sau:

10

Trang 19

“8 Tai nan lao động là tai nan gây ton thương cho bat kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong qua trình lao động, gan liên với việc thực hiện công việc, nhiệm vu lao động ”.

Quy định này còn áp dụng đối với đối tượng người học nghé, tập nghề và người thử việc [2, Khoản 8, Điều 3]

Điểm cốt lõi nhất dé phân biệt TNLD và tai nạn rủi ro là phải gắn liền với

thực hiện công việc trong quá trình NLD thực hiện các nghĩa vụ lao động được

pháp luật quy định, theo nội quy quy chế của NSDLĐ hoặc theo sự thỏa thuận của hai bên thông qua thỏa ước lao động tập thể hay hợp đồng lao động Ngoài các trường hợp trên, những trường hợp khác đều được xem là tai nạn rủi ro va được áp dụng chế độ bảo hiểm ốm dau dé giải quyết quyền lợi cho NLD.

Mặc dù có rất nhiều khái niệm khác nhau về TNLĐ Song có thể nhận thấy, mỗi khái niệm trên đều có điểm tương đồng, đó là những tai nạn xảy ra mang tính chất đột ngột mà con người không thê lường trước được và cũng không thể tính toán một cách chính xác về thời gian và không gian; TNLĐ gan với quá trình lao động cua NLD khi thực hiện nhiệm vụ lao động va tai nạn này có thé dé lại hậu quả là chết người hoặc làm ton hại tới sự hoạt động bình thường của một bộ phận nảo đó trên cơ thé NLD.

1.1.1.2 Khái niệm bệnh nghề nghiệp

BNN là những rủi ro nghề nghiệp của NLD, là yếu tố đánh giá tình hình an toàn và vệ sinh lao động ở mỗi một đơn vị ngành hay quốc gia, nó cũng là tiêu chí để đánh giá tình hình an toàn và vệ sinh lao động ở một đơn

vị, doanh nghiệp.

Theo lý giải của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), một bệnh ma NLD mắc phải do tác động của một yếu tô có hại đặc thủ trong quá trình lao động thì được

11

Trang 20

gọi là BNN Các yếu tố này xảy ra thường xuyên và liên tục dẫn đến tạo thành sự tích tụ về bệnh tật cho cơ thể con người.

Tại Singapore thì khái niệm BNN được hiểu là bệnh nằm trong danh

mục Bệnh nghề nghiệp Bất kỳ bệnh nào không được tìm thấy trong danh

sách nhưng do tiếp xúc với các tác nhân hóa học hoặc sinh học tại nơi làm việc cũng được coi là BNN [40]

Theo quan điểm của Claire Dennis S.Mapa, Ph.d, thứ trưởng Cục thống kê quốc gia và Tổng cục đăng ký dân sự của Philippine thì BNN được định nghĩa là tình trạng hoặc rối loạn bất thường ngoài bệnh do chấn thương nghề nghiệp, do tiếp xúc trong một khoảng thời gian với các yếu tố nguy cơ liên quan đến hoạt động công việc như tiếp xúc với một số hóa chất, hít phải bụi than, thực hiện các động tác lặp đi lặp lại Điều này đề cập đến một trường hợp mới được công nhận, chân đoán và ghi lại trong năm hít phải bụi than,

thực hiện các động tác lặp đi lặp lại.

Khoản 9 Điều 3 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 đã đưa ra khái niệm về BNN như sau: “BNN Id bệnh phát sinh do điêu kiện lao động có hại của nghệ nghiệp tác động doi với NLD” Bộ Y tê chủ trì phối hợp với Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội ban hành danh mục các loại BNN sau khi tham khảo ý

kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các tổ chức đại điện NSDLĐ.

BNN phát sinh mang tính chất đặc thù của công việc hoặc liên quan đến công việc Nguyên nhân gây bệnh là do sự ảnh hưởng thường xuyên, liên tục và kéo dai của điều kiện lao động bat lợi, nguy hiểm như nhiệt độ, độ âm, tiếng ồn, độ rung, các bức xạ có hại, các loại độc tố, các loại hơi, khí độc, bụi độc, các chất phóng xạ hay kế cả các loài sinh vật, vi sinh vật, các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, côn trùng gây ra Hoặc thậm chi là do các điều kiện về

an toàn, vệ sinh lao động không được đảm bảo: không gian nơi làm việc

12

Trang 21

không đảm bảo vệ sinh, các yếu tố tâm lý, tinh thần ảnh hưởng trực tiếp đến NLD Chính những điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp đó dan dan tác động, phá hủy các bộ phận, chức năng của NLD và gây ra bệnh.

1.1.2 Nguyên nhân tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Thứ nhất, về nguyên nhân khách quan dẫn đến TNLĐ, BNN

Những rủi ro này thường xảy ra bất ngờ và cướp đi mạng sống của người lao động, chang hạn như cháy, nổ, đắm tàu, máy bay roi, sập ham lò Điều cần thiết là ban quản lý, chủ sử dụng lao động cần yêu cầu bộ phận cơ

sở vật chất kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị [10] Thứ hai, về nguyên nhân chủ quan dẫn đến TNLĐ, BNN

Nguyên nhân chủ quan chiếm đa số trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động, lên tới 153% Những nguyên nhân này bắt nguồn từ sự coi nhẹ, làm việc qua loa, sơ sài của NLD và NSDLĐ Vốn có thể khắc phục những nguyên nhân chủ quan này dé không xảy ra những sự việc đáng tiếc.

° Máy móc không được hoàn chỉnh, thiết bị có sự hư hỏng trong quá trình hoạt động lâu dài mà không được sửa chữa kịp thời, mat đi sự an toàn lao động do làm việc quá tính năng Hay do không lắp đặt đầy đủ các thiết bị cảnh báo, làm việc trong một môi trường thiếu hụt ánh sang

° Không thiệt kê rào chăn bao xung quanh nơi làm việc Ở một sômôi trường lao động sẽ có các khu vực nguy hiêm cho người lao động cũngnhư người dân xung quanh cân được rào chăn và đặt biên cảnh báo.

13

Trang 22

e Do thiét bi dién gap truc trac, ho dién: do nhiéu yếu tố như môi trường âm thấp, các động vat gặm nhấm dễ khiến đường dây điện bị hở Điện nhiễm ra khu vực lao động gây nguy hiểm cho con người.

° Do thiếu ánh sáng khiến tầm nhìn bị hạn chế hoặc khiến người lao động mệt mỏi dẫn đến phản xạ chậm chap gây thương ton về thị giác hoặc gây ra các tai nạn lao động khác.

Môi trường làm việc có sự tác động lớn đến van đề an toàn lao động Ví

dụ như ở các môi trường khói bụi, môi trường đặc thù như nhân viên bán xăng

thường xuyên tiếp xúc với chì có trong xăng có thé gây ton hại đến sức khỏe Hoặc do địa hình, khí hậu, thời tiết, điển hình là các vụ sập hầm, sập mỏ trong khai thác khoáng sản Chủ sử dụng lao động cần nghiên cứu đầy đủ và nghiêm túc các yêu tô đề hạn chế tôi đa khả năng TNLD có thé xảy ra [14]

Điều kiện vệ sinh trong môi trường lao động kém là kết hợp nhiều yếu tố hình thành nên cảm giác hay trực giác đối với NLĐ Ví dụ như độ thông thoáng trong môi trường, các thiết bị vệ sinh và an toàn lao động dùng để ngăn chặn sự xuất hiện các yếu tố có hại từ môi trường hoặc các biện pháp

bảo vệ thụ động như khẩu trang, máy hút bụi; điều kiện ánh sáng kém đều có

thé là nguyên nhân dẫn đến giảm kha năng cảm thu của thị giác Môi trường không thoáng khí có thể làm chậm khả năng trao đổi nhiệt, khí của con người với môi trường xung quanh Các yếu tố kể trên do điều kiện vệ sinh của môi trường lao động kém sẽ ảnh hưởng tới NLĐ, gây mệt mỏi về tinh thần và thể chất dẫn đến giảm năng suất lao động, tăng khả năng xảy ra các TNLĐ,

BNN không đáng có [15]

1.1.3 Hậu quả và ảnh hưởng của tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Tình hình TNLĐ, BNN hiện nay rõ ràng đang là một vấn đề hết sức báo động trong đời sống xã hội ngày nay Tai nạn lao động và bệnh nghề

14

Trang 23

nghiệp trực tiếp làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người lao động, làm cho người lao động mat sức lao động, thậm chí có thé mat đi tính

mạng của mình trong quá trình làm việc tại môi trường làm việc không an

toàn, từ day ảnh hưởng nặng nề đến hạnh phúc gia đình của người dân, kéo sự

phát triên của xã hội đi xuông.

BNN không gây tốn thương trực tiếp ngay lập tức cho người lao động như tai nạn lao động nhưng các yếu tố gây ra bệnh nghé nghiệp trải qua thời

gian tích lũy lâu dài trong cơ thể sẽ tạo thành ảnh hưởng rất nghiêm trọng.

Các tác động xâu đó có thê kê tới như:

- Suy giảm sức khỏe và năng suât làm việc;

- Nếu không có biện pháp chữa trị và cải thiện tình trạng sức khỏe kịp thời thì bệnh nghề nghiệp có thể biến chứng sang các bệnh khác nguy hiểm

hơn như ung thư ;

- Một khi mắc bệnh sẽ phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra sức khỏe nên chi phí khám chữa bệnh sẽ tăng lên, gây ra gánh nặng về kinh tế cho các

gia đình NLD.

Trong doanh nghiệp, NLD là người trực tiếp làm các công việc mà liên quan đến van dé có thé xảy ra TNLD cao, một khi không may TNLD xảy ra nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tinh mạng của NLD mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành sản xuất của chính doanh nghiệp đó:

- Khi NLD xảy ra TNLD tại doanh nghiệp dang làm việc, điều đầu tiên là doanh nghiệp có thể mất lao động làm việc, nhẹ thì người lao động bị thương phải đi chữa bệnh, nặng thì người lao động có thé ảnh hưởng đến tính mạng từ đó sẽ không thể ngay lập tức có người đảm bảo vị trí công việc mà NLD đó dé lại.

15

Trang 24

- Doanh nghiệp khó có thể duy trì hoạt động sản xuất liên tục do thiếu hụt nhân sự vi NLD xảy ra TNLD.

- Trách nhiệm của phía NSDLĐ khi NLD xảy ra tai nan lao động được

quy định tại điều 38 luật an toàn lao động bao gồm NSDLĐ phải có trách nhiệm đối với NLD bị TNLD, BNN Điều đó cũng gây nên những gánh nặng

cho doanh nghiệp đó.

1.2 Một số vấn đề lý luận về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 1.2.1 Khái niệm chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Khung pháp lý bảo vệ chống TNLD, BNN ở Guinea-Bissau đã đưa ra định nghĩa về TNLĐ và BNN và các quy tắc liên quan đến việc thực hiện các quyền được bồi thường theo chương trình bảo hiểm bắt buộc và được tài trợ thông qua đóng góp của NSDLĐ và NLĐ, do INPS điều hành [42]

Hiểu theo nghĩa rộng, quy định về chế độ TNLĐ, BNN chính là bảo đảm của BHXH dùng dé bù đắp cho các chi phí chữa tri, bù đắp hoặc thay thé thu nhập từ sức lao động của NLD bị giảm hoặc mất do suy giảm hoặc mat khả năng lao động mà nguyên nhân là do TNLĐ, BNN Theo nghĩa này, chế

độ TNLĐ, BNN của NLD không những được bảo đảm từ nguồn quỹ BHXH mà còn được chính NSDLĐ trực tiếp chỉ trả các khoản phí có liên quan đến việc điều trị trị nhằm đảm bảo đời sống cho NLD như: chi phí y tế, thuốc

men, tiền lương trong thời gian điều trị

Theo nghĩa hẹp, chế độ TNLĐ, BNN là chế độ BHXH được quỹ BHXH chỉ trả nhằm bù đắp một phần hoặc thay thế khoản thu nhập từ sức lao động của NLD bị suy giảm hoặc mat do giảm hoặc mat khả năng lao động mà nguyên nhân là TNLD, BNN Như vậy, ngoại trừ những chi phí do NSDLD thanh toán thì chế độ TNLĐ, BNN của NLĐ được bảo đảm bởi nguồn quỹ BHXH Tuy nhiên, hiểu theo nghĩa này cũng cần chú ý trường hợp NSDLĐ

16

Trang 25

chưa đóng BHXH bắt buộc cho NLD theo quy định của Nhà nước thì trách nhiệm chi trả của quỹ BHXH sẽ được dịch chuyên sang cho NSDLĐ nhằm đảm bảo quyền lợi của NLĐ Chế độ TNLĐ, BNN chỉ được coi là thực sự đầy đủ khi được xem xét theo nghĩa rộng Bởi vì, trong thời gian NLĐ phải nghỉ việc dé điều trị TNLĐ, BNN không chỉ bị mất thu nhập từ tiền lương mà còn phát sinh thêm nhiều loại chi phí y tế khác nhau gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của bản thân và gia đình của NLĐ Chính những vấn đề về sự thiếu hụt thu nhập va sự phát sinh các chi phí khác đã làm tăng thêm nhu cầu can được bảo hiểm của NLD Có thé nói các quy định pháp luật của Nhà nước về trách nhiệm của NSDLD trong việc chi trả cho NLD trong thời gian điều trị là những quy định ràng buộc về trách nhiệm “bảo hiểm” trực tiếp của NSDLĐ đối với NLĐ của mình [13 tr.35-tr.125]

Như vậy, chúng ta có thể hiểu khái niệm của chế độ tai nạn lao động, bệnh nghé nghiệp là những quy định pháp luật về bồi thường, trợ cấp mà người lao động được hưởng từ quỹ bảo hiểm xã hội hay từ NSDLD khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghè nghiệp.

Người bị TNLĐ, BNN sẽ được hưởng trợ cấp của các chế độ về TNLĐ, BNN theo quy định pháp luật nếu đáp ứng đầy đủ những điều kiện nhất định.

Căn cứ theo Luật BHXH, chế độ TNLĐ được hiểu là NLD đang tham gia BHXH xảy ra TNLD thuộc một trong các trường hợp sau dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì sẽ được hưởng trợ cấp TNLĐ do quỹ bảo hiểm xã hội chi tra, cụ thé:

- Tai nạn xảy ra tại nơi làm việc va trong giờ làm việc;

- Tai nạn ở ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi đang thực

hiện công việc theo yêu câu của NSDLD;

17

Trang 26

- Tai nạn xảy ra khi dang di chuyên trên tuyên đường di và vê từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và khoảng cách hợp lý.

Về chế độ BNN quy định mức hưởng trợ cấp do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả cho NLĐ khi mắc bệnh thuộc danh mục BNN do làm việc trong môi trường hoặc ngành nghề có yếu tố độc hại dẫn đến suy giảm khả năng lao

động là từ 5% trở lên.

Chế độ TNLĐ, BNN là một trong những chế độ BHXH được Nhà nước ban hành nham đưa ra các quy định, chính sách đảm bảo thu nhập, sức khỏe và đời sống cho NLĐ trong các trường hợp bị TNLĐ hoặc BNN TNLĐ,

BNN không những gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe và tinh thần của NLD Mục đích của chế độ này là bảo vệ NLĐ khi không may bị TNLĐ, BNN nhằm hỗ trợ NLD phan nào ổn định cuộc sống, qua đó góp phần đảm bảo chế độ an sinh xã hội.

Từ đó có thé đúc rút khái niệm về chế độ TNLĐ, BNN là những quy định của pháp luật về chế độ bảo hiểm TNLD, BNN cũng như các biện pháp xử lý sự cô kỹ thuật về TNLD, BNN và với mục đích hỗ trợ phan nào chi phí

chữa trị, bù dap hoặc thay thé thu nhập từ sức lao động cua NLD bi hạn chế hoặc mat kha năng lao động mà nguyên nhân là do TNLD hoặc BNN Theo đó, chế độ TNLĐ, BNN của NLĐ không chỉ được bảo đảm từ nguồn quỹ BHXH mà chính NSDLĐ cũng phải trực tiếp chịu các chi phí có liên quan đến việc chữa trị, như: chi phí y tế, tiền lương trong thời gian điều trị dé đảm bảo cuộc sống cho NLD.

Ví dụ: Anh A làm việc tại công ty sản xuất bánh ngọt, trên đường đi làm về, anh A tham gia giao thông bằng ô tô trên đường và xảy ra tai nạn giao thông thì anh A có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?

18

Trang 27

Căn cứ theo Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định cụ thể về đối tượng tham gia bảo hiểm TNLĐ thì NLĐ được hưởng chế độ

TNLĐ khi có đủ các điều kiện sau đây:

- BỊ tai nạn thuộc một trong các trường hop:+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi đang thực hiện công việc theo yêu cầu của NSDLĐ;

+ Khi đang di chuyên rên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

- Kha năng lao động bị suy giảm từ 5% trở lên do bị tai nạn thuộc một

trong các trường hợp trên như theo quy định tại khoản 1 điều 43.

Như vậy, trong trường hợp trên anh A tai nạn giao thông khi đang tham

gia giao thông trên tuyến đường đi làm về, nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì anh A đã đáp ứng đủ các điều kiện được hưởng chế độ

TNLD theo luật định.

1.2.2 Nguyên tắc chế độ tai nạn lao động, BNN Thứ nhất, là nguyên tắc bảo đảm công băng

Chế độ TNLĐ, BNN là yếu tố khăng định sự phát triển tốt hay không của một quốc gia Do đó, ý nghĩa xã hội đó của chế độ TNLĐ, BNN chỉ được thê hiện rõ khi nó được áp dụng cho tất cả NLĐ tham gia lao động mà không

có bất kỳ sự phân biệt nào Nguyên tắc này đảm bảo cho bất kỳ NLĐ nào trong quá trình lao động ở bất cứ ngành nghề hay công việc, thành phần kinh tế nào cũng đều được hưởng chế độ TNLĐ, BNN khi không may xảy ra

TNLD, BNN.

19

Trang 28

Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội cũng như mục tiêu định hướng trong từng thời kỳ mà các quy định về điều kiện, đối tượng, mức hưởng trợ cấp đều có sự khác nhau Khi nền kinh tế càng phát triển, những chính sách và quy định về chế độ về TNLĐ, BNN càng được quan tâm, chú trọng và tiến hành sửa đổi sao cho phù hợp nhằm đảm bảo công bằng và bình đăng giữa những người tham gia cùng chế độ.

Thứ hai, về việc thực hiện bảo hiểm TNLĐ, BNN phải dựa trên cơ sở cân đối mức đóng và mức hưởng bảo hiểm.

Nguyên tắc này được đưa ra nhằm cân đối hợp lý giữa sự đóng góp của NLD với xã hội, thé hiện cụ thé thông qua mức tiền lương và thời gian đóng góp vào quỹ BHXH đề từ đó quy định mức trợ cấp và thời gian hưởng trợ cấp phù hợp cho NLD Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN là một phan của quỹ bảo hiểm

xã hội nên việc đóng, hưởng, quản lý và sử dụng quỹ tuân theo quy định củaluật an toàn, vệ sinh lao động và luật BHXH.

Thứ ba, việc thực hiện chế độ bảo hiểm TNLD, BNN cần phải được Nhà nước thống nhất quản lý

BHXH về bản chất là một chính sách an sinh xã hội phi lợi nhuận, hoạt động không dựa trên mục đích kinh doanh Mục đích của BHXH nói chung và bảo hiểm TNLĐ, BNN nói riêng đều hướng tới ổn định đời sống cho NLD và gia đình họ khi bi TNLĐ, BNN và góp phan ồn định xã hội Mức đóng bảo hiểm TNLD, BNN được NSDLD đóng góp tính trên cơ sở tiền lương tháng

của NLĐ Mức hưởng trợ cấp, mức hỗ trợ đối với người bị TNLĐ, BNN được

tính trên cơ sở mức khả năng lao động bị suy giảm, mức đóng và thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm TNLD, BNN.

Mục ấích này chỉ có thê đạt được kết quả tôi ưu khi được Nhà nước quản lý một cách thống nhất và đảm bảo các chính sách được thực hiện đúng.

20

Trang 29

Thứ tư, đề bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của NLĐ khi tham gia BHXH, chế độ TNLĐ, BNN phải được thực hiện một cách đơn giản, dễ dàng

và thuận tiện

TNLĐ, BNN có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần của NLD Ho cần sự hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần cho cuộc sống cá nhân, gia đình và trang trải các chi phí trong thời gian mà họ phải điều trị Vì vậy, việc thực hiện chi trả trợ cấp theo chế độ TNLĐ, BNN cho NLĐ cần phải kip thời và đầy đủ Như vậy, BHXH nói chung và bảo hiểm TNLĐ, BNN nói riêng mới thật sự có ý nghĩa to lớn đối với NLD va gia đình họ trong lúc khó khăn.

Chính vì thế, việc thực hiện chi trả bảo hiểm cho chế độ TNLĐ, BNN cho người tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN cần phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, kịp thời và đầy đủ quyền lợi.

1.2.3 Vai trò của chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Thứ nhất, đỗi với NLD

Chế độ TNLĐ, BNN ra đời nhằm bảo đảm thu nhập cho NLĐ và gia đình họ khi NLD bị TNLD, BNN, phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống khi bị giảm hoặc mất đi nguồn thu nhập Đối với người lao động, họ là người tham gia trực tiếp vào quá trình vận hành máy móc, trực tiếp làm các công việc nguy hiểm mà khi có TNLĐ hoặc BNN dù ở mức độ nhẹ cũng bị suy giảm về khả năng lao động, nặng thi bị mat khả năng lao động thậm chí thiệt hại tính mạng Vì vậy, chế độ bồi thường TNLĐ, BNN đóng vai trò giúp khôi phục tình trạng sức khỏe cho NLĐ, bù đắp một phần vật chất cho NLĐ nhăm hạn chế những khó khăn về kinh tế cho NLĐ và gia đình họ Ché độ bồi thường TNLĐ, BNN góp phần hỗ trợ cuộc song ổn định cho những NLĐ

không may gặp rủi ro trong quá trình làm việc.

21

Trang 30

Theo Ph.Ăng ghen, lao động đã sáng tạo ra con người và thông qua quá

trình lao động mà con người mới tồn tại, hoàn thiện và phát triển Trong mối quan hệ lao động đó NLD để tồn tại được họ phải chấp nhận chịu rủi ro, bất trắc như ốm đau, TNLĐ, BNN, tàn tật hay bị thiên tai địch họa làm giảm hoặc mất đi nguôn thu nhập dẫn đến thiếu hụt về kinh tế bởi nhiều nguyên nhân khác nhau Do

đó, chế độ bồi thường TNLĐ, BNN mang lại cho người bị thiệt hại một phần hay toàn bộ những giảm sút về lợi ích mà người đó phải chịu Vì vậy, chế độ TNLĐ,

BNN đóng vai trò quan trọng và mang ý nghĩa to lớn đối với NLD.

Ví dụ như trường hợp chị H.T.L.P, công nhân khu công nghiệp Bắc

Thang Long (Hà Nộn) không may bi tai nạn trong quá trình làm việc cách đây

không lâu chia sẻ: “Chính sách bảo hiểm TNLĐ có ý nghĩa rất lớn với người lao động chúng tôi Khi tôi bị tai nạn thì ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống cũng như kinh tế gia đình Quá trình điều trị nhờ bảo hiểm tôi được hưởng chế độ, không phải lo chi phi gì Công ty tạo điều kiện trợ cấp giúp gia đình tôi ôn định cuộc sống, yên tâm làm việc” Dù làm công việc gì, phức tạp hay

đơn giản thì người lao động khó có thê lường trước những tai nạn bất ngờ có thé xảy ra bất cứ lúc nào Do vậy, quy định về Bảo hiểm TNLĐ, BNN trở thành “điểm tựa” cho nhiều NLĐ khi không may gặp rủi ro.

Anh Tran Đăng Nam, công nhân Khu công nghiệp Sài Đồng A (Hà Nội) cho biết: “Ngoài việc được trang bị đồ bảo hộ, chúng tôi được công ty đưa đi học tập, đúc rút kinh nghiệm, kiến thức và được thực hành, diễn tập trực tiếp dé chuẩn bi cho những trường hợp bat khả kháng xảy ra, phòng tránh

tai nạn lao động” [24]

Thứ hai, đối với NSDLD

Chế độ TNLĐ, BNN không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống của NLD mà còn góp phan giúp các tổ chức sử dụng lao động, đơn vị, doanh

22

Trang 31

nghiệp có thé nhanh chóng ổn định hoạt động sản xuất thông qua việc phân bổ hợp lý các chi phí bồi thường cho NLD Đây là một trong những phương thức nhằm đảm bảo mối quan hệ lao động giữa NLD với NSDLD.

Chế độ TNLĐ, BNN còn góp phan làm ổn định lực lượng lao động trong các tô chức, đơn vị sử dụng lao động, quy trình sản xuất, kinh doanh

được hoạt động liên tục, hiệu quả cũng như mối quan hệ giữa các bên của

quan hệ lao động cũng gắn kết với nhau hơn Mặt khác, đây cũng có thể coi như là một giải pháp tích cực mà Nhà nước đưa ra cho NSDLD dé tránh khỏi những vấn đề không mong muốn.

Thứ ba, đối với xã hội

Thông qua chế độ này, Đảng và Nhà nước đã thể hiện rõ hơn quan điểm, chủ trương và đường lối chính sách quản lý, hoạt động của mình đối với van đề NLD nhờ đó có được đời sông ôn định, củng có thêm niềm tin vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta Việc thực hiện tốt chế độ TNLĐ, BNN cũng chính là đang góp phần thực hiện các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước Đây cũng là một yếu tô đánh giá về xã hội văn minh và nên kinh tế phát triển của một quốc gia.

Chế độ TNLĐ, BNN tạo điều kiện 6n định cuộc sống cho những lao động không may gặp rủi ro trong quá trình làm việc, lao động Đối với những

trường hợp TNLD xảy ra do lỗi chủ quan của NLD thì cũng được xem xét hỗ trợ

cho họ.

TNLĐ, BNN là hậu quả không thé lường trước được khi nao thì xảy ra, và cũng không thể hoàn toàn tránh khỏi, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đang đây mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Chế độ TNLĐ, BNN thể hiện tinh thần trách nhiệm của Nhà nước, của NSDLD khi TNLĐ, BNN xảy ra Qua đó, chúng ta có thé thay được ban chat

23

Trang 32

của Nhà nước ta khi quy định về chế độ TNLĐ, BNN mang tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc.

1.3 Nội dung chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 1.3.1 Về chủ thể pháp luật TNLĐ, BNN

Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định: “Đối đượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục này là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điêu 2 và người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Diéu 2 của Luật bảo hiểm xã hội ” Như vậy, đối tượng được áp dụng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN bao gồm:

- NLD làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời han, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kê cả hợp đồng lao động được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp

luật của người đưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

- NLD làm việc theo hợp đồng lao động (được giao kết băng văn bản) có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng:

- Các cán bộ, công chức, viên chức;

- Công nhân thuộc lực lượng công an, quân đội hoặc những người làm

trong các tô chức cơ yếu của chính phủ;

- Quân nhân chuyên nghiệp của quân đội Nhân dân Việt Nam, sĩ quan,hạ sĩ quan ;

- Những người phục vụ công an, quân đội có thời hạn, người làm cáccông tác cơ yêu và được hưởng lương như quân nhân;

- Học viên đang theo học tại các trường công an, quân đội;

24

Trang 33

- Người quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã và được hưởng lương;

1.3.2 Về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

° Điều kiện hưởng TNLD

NLD được hưởng chế độ TNLĐ khi xác định có đủ các điều kiện được nêu dưới đây:

- BỊ tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau:+ Xảy ra tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

+ Xảy ra ngoài nơi làm việc hoặc ngoai giờ làm việc khi làm công việctheo yêu câu của NSDLD (trường hợp này yêu câu văn ban theo yêu câu từ

đơn vi sử dụng lao động);

+ Xảy ra trên tuyến đường đi từ nơi làm về nhà và ngược lại Việc di chuyên

phải được thực hiện trong khoảng thời gian và tuyến đường di chuyên hợp lý - NLD khi bi tai nạn có suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

NLĐ sẽ không được hưởng chế độ TNLĐ nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

- Do mâu thuẫn giữa người bị TNLĐ và người gây ra tai nạn dẫn đến NLD bị TNLD, không ton tại liên quan đến việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động theo quy định;

- NLD có hành vi cố tình, cố ý hủy hoại bản thân;

- Do NLD sử dung các chất kích thích, chất ma túy, chất gây nghiện

được quy định theo pháp luật.

° Điều kiện dé hưởng chế độ BNN

Người lao động sẽ được hưởng chế độ TNLĐ, BNN khi có đáp ứng đủ các điêu kiện sau:

25

Trang 34

- Bị bệnh thuộc danh mục BNN do Bộ Y tế và Bộ lao động thương binh — xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc ngành nghề có yếu tố độc hại;

- BỊ suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh;

1.3.3 Mức hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Căn cứ vào Điều 46, 47 Luật BHXH số 58/2014/QH13 và Điều 48, 49 Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 quy định rõ 2 trường hợp NLD nhận được mức hưởng chế độ TNLĐ như sau:

Một là chế độ hưởng trợ cấp 1 lan: NLD bị suy giảm kha năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần với mức hưởng trợ cấp theo

quy định của pháp luật như sau:

e Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở,

sau đó cứ tăng thêm 1% thì NLD được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

e Ngoài mức trợ cấp được quy định như trên thi NLD còn được hưởng

thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, từ đưới một năm thì được tính băng 0,5 tháng, sau đó cứ tăng thêm mỗi năm

đóng vao quỹ thì được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị TNLĐ hoặc được xác định mắc BNN.

Hai là trợ cấp hàng tháng: NLD có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng với các mức trợ cấp được quy định như sau:

e« Đối với mức suy giảm 31% khả năng lao động thi NLD được hưởng

băng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ tăng thêm 1% mắc suy giảm thì được

hưởng thêm 2% mức lương cơ Sở;

e Ngoài mức trên, hàng thang NLD còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quy bảo hiểm TNLD, từ dưới một năm

26

Trang 35

được tính bằng 0,5%, sau đó cứ tăng thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị TNLD hoặc được xác định mắc BNN; trường hợp xảy ra TNLD ngay trong tháng đầu tham gia đóng bảo hiểm hoặc đã có thời gian tham gia gián đoạn đóng bảo hiểm sau đó trở lại làm việc thì tiền lương được tính làm căn cứ cho khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó [4]

Ngoài ra, NLĐ hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng được hưởng những quyền lợi sau: Nếu không còn làm việc thì việc cấp thẻ bảo hiểm y tế sẽ được quỹ BHXH đảm bảo; Nếu NLD tiếp tục làm việc và tham gia đóng BHXH, ngoài hưởng trợ cấp TNLĐ hàng tháng theo quy định, khi đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì được hưởng đồng thời cả lương hưu.

NLD sau khi điều trị ôn định thương tật, bệnh tật do TNLĐ hoặc BNN mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, hồi phục sức khỏe từ 5 đến 10

ngày tùy theo mức suy giảm khả năng lao động; và mức hưởng cho mỗi ngày

băng 25% mức lương tối thiêu chung nếu nghỉ tại gia đình và bằng 40% nếu

nghỉ tại cơ sở tập trung.

NLD bị TNLĐ, BNN mà bị ton thương các chức năng hoạt động của cơ thê thì được cung cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt theo độ tuổi và phù hợp

với tình trạng thương tật, bệnh tật như: chân, tay giả; mat giả; rang giả; xe lăn,

xe lắc; máy trợ thính

1.3.4 Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Căn cứ Điều 59 Luật An toản, vệ sinh lao động 2015 quy định về việc giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm TNLD, BNN như sau:

27

Trang 36

Bước 1: Nộp hồ sơ

NSDLD nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH trong vòng 30 ngày, kề từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN theo hướng dẫn của luật quy định tại điều 57, 58 của Luật An toan, vệ sinh lao động 2015.

Bước 2: Về giải quyết hồ sơ và trả kết quả

Trong thời hạn 10 ngày, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN cho NLD;

Trong trường hợp việc giải quyết hưởng này bị chậm so với thời hạn quy định thì căn cứ theo quy định tại Điều 61 của Luật nay dé giải quyết tình trạng

đó như sau:

- Đối với trường hợp vượt quá thời hạn giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm TNLD, BNN được quy định thì phải giải trình bằng văn bản và nêu rõ lý

đo vì sao có sự chậm trễ đó.

- Đối với trường hợp giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm TNLD, BNN và chi trả tiền trợ cấp chậm hơn so với thời hạn quy định, có gây ra thiệt hại đến quyên, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định

của pháp luật, trừ trường hợp việc chậm trễ đó xảy ra:

+ Do lỗi của chính ban thân NLD;

+ Do lỗi của thân nhân của NLĐ được hưởng chế độ tử tuất.

Trong trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản cho người có quyền lợi trực tiếp và nêu rõ lý đo [2, Điều 59]

1.3.5 Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hiện nay, việc đóng vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN được quy định cụ thể như sau:

28

Trang 37

- Theo quy định tại Điều 44 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016) thì hàng tháng, NSDLĐ đóng tối đa 1% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của NLD quy định tại Điều 43 vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN.

- Từ ngày 01/6/2017, NSDLĐ hàng tháng đóng bằng 0,5% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của NLD quy định tại Khoản 1 Điều 21 Quyết định 595/QD-BHXH năm 2017.

Theo quy định mới tai Nghị định 58/2020/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày15/07/2020, có nêu lên mức đóng của NSDLD vào Quỹ TNLD, BNN có sự thay đổi cụ thé như sau:

- Mức đóng thông thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH; đồng thời cũng được áp dụng đối với NLD là cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính tri - xã hội, quân đội, công an, đơn vi sự nghiệp công lập sử dụngngân sách nhà nước;

- Đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN thì có mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng

BHXH nếu bảo đảm các điều kiện sau đây:

+ Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt về vi phạm hành chính qua hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình

sự về hành vi vi phạm pháp luật an toàn, vệ sinh lao động và BHXH;

+ Thực hiện việc báo cáo định kỳ TNLD va báo cáo về an toàn, vệ sinh lao

động trung thực, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất;

29

Trang 38

+ Tần suất TNLĐ của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm ít nhất là 15% so với tần suất TNLĐ trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không dé xảy ra TNLD tính từ 03 năm liền kề trước năm dé xuất.

- Đối với NSDLD là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thé hay tổ hợp tác hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,

diêm nghiệp thực hiện trả lương theo sản phẩm, theo mức khoán thì mức đóng hàng tháng tương ứng theo từng trường hợp có những phương thức đóng được thực hiện hang tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

- Đối với mỗi hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ

công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu

đang theo học được hưởng sinh hoạt phí hàng tháng NSDLĐ đóng vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN với mức 0,5% mức lương cơ sở.

Thứ năm, xử lý những vi phạm hành chính về TNLĐ, BNN

Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về báo cáo công tác an toản, vệ sinh

lao động cụ thể như sau:

“1 Phat tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đổi với người lao

động có hành vi không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phat hiện nguy cơ xảy ra sự cô kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, TNLĐ hoặc BNN.

2 Phat tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 dong đối với NSDLĐ có hành vi không bdo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.

3 Phat tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối NSDLĐ có một trong các hành vi: không thong kê TNLD; không báo cáo định kỳ hoặc báo

30

Trang 39

cáo không đây đủ hoặc báo cáo không chính xác hoặc báo cáo không đúng thời hạn về TNLĐ, BNN; không báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không đây đủ hoặc báo cáo không chính xác hoặc báo cáo không đúng thời hạn về sự cô kỹ thuật gây mat an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trong theo quy định của pháp luật ”

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định nêu trên đây là mức phạt đối với cá nhân Đối với tổ chức thì mức phạt tiên băng 02 lân mức phạt tiên đôi với cá nhân.

Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu NSDLD không thống kê, báo cáo định kỳ về tai nạn lao động thì có thé sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, với mức phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng (đối với cá nhân), trường hợp tô chức sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng Ngoài ra, có những trường hợp được xem là tổ chức bị xử phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

1.3.6 Một số quy định về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của một số quốc gia trên thé giới

a Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động ở Thái Lan

Hiện nay, tại Thái Lan có cơ quan An sinh xã hội Thái Lan chịu trách

nhiệm chính về việc thực hiện các chế độ BHXH cho NLD bao gồm ca chế độ

TNLD, BNN.

- Đối tượng áp dụng:

Tại Thái Lan, chế độ này áp dụng cho tất cả NLĐ làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và thương mai, và loại trừ người lam việc trong lĩnh vựcnông, lâm, ngư nghiệp Đặc biệt, người làm việc trong các doanh nghiệp Nhànước, trường tư và nhân viên Chính phủ Thái Lan thực hiện theo một hệ

thống riêng.

31

Trang 40

- Nguồn hình thành quỹ:

Quỹ an sinh xã hội của Thái Lan được xây dựng từ Luật an sinh xã hội

và được đóng góp chủ yêu đến từ NSDLĐ Mức đóng góp từ 0,6% đến 29,9%

quỹ lương, phụ thuộc rủi ro công nghiệp Nhà nước không hỗ trợ cho việc

hình thành quỹ mà chỉ chi phí cho việc quản lý hành chính.

- Quyền lợi của NLĐ: Theo quy định NLĐ được bồi thườngở tất cả các mức thương tật, được chi trả các chi phí y tế, được nhận trợ cấp một lần hoặc

hàng tháng khi bị thương tật tạm thời hoặc vĩnh viễn Ngoài ra NLD còn được

hưởng các dịch vụ phục hồi chức năng, gồm điều trị y tế, mồ, nằm viện va cả trang thiết bị nếu họ bi tan tật do bị thương từ TNLD Đặc biệt, NLD bi

TNLD sẽ được đào tạo lại nghề phù hợp với tình hình sức khỏe Nếu người lao động chết thì được nhận tiền mai táng phí, thân nhân người bị TNLĐ còn được trợ cấp hàng tháng theo luật định.

Người lao động sẽ không được nhận bồi thường trong trường hợp xảy ra TNLĐ do ngộ độc hoặc say rượu do bản thân, do cô ý tự sát hoặc do cau thả vô ý cua chính bản thân người bi TNLD.

- Quản lý: Cơ quan An sinh xã hội Thái Lan có trách nhiệm quản lý và tổ chức thi hành chế độ TNLĐ, BNN ở Thái Lan Đây là cơ quan trực thuộc

Chính phủ được thành lập theo quy định của Luật BHXH.

Mặc dù ở Thái Lan, NSDLĐ không bắt buộc phải có bảo hiểm trách nhiệm của NSDLĐ, việc không bắt buộc có bảo hiểm trách nhiệm được xem là một biện pháp bảo vệ kinh doanh hữu ích và thường không tốn kém Nếu như muốn đăng ký bảo hiểm bồi thường theo quy định của Thái Lan thì dựa

trên một sô tiêu chí như sau:

e Tông sô nhân viên chia theo loại công việc riêng biệt của họ.

32

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng Nội dung - Luận văn thạc sĩ luật học: Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong pháp luật Việt Nam, từ thực tiễn tại thành phố Hà Nội
ng Nội dung (Trang 8)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w