1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Chào bán trái phiếu Chính phủ theo pháp luật Việt Nam

123 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chào bán trái phiếu Chính phủ theo pháp luật Việt Nam
Tác giả Đồng Thị Phương Thanh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thu Hương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Luật
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 29,28 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

DONG THỊ PHƯƠNG THANH

CHÀO BAN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHU

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NOI - 2023

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

ĐỎNG THỊ PHƯƠNG THANH

CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ

Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380101.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa hoc: TS NGUYEN THI THU HUONG

Hà Nội - 2023

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại Học Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại Học Luật xem xét dé tôi có thé bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm on!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Đồng Thị Phương Thanh

Trang 5

MỤC LỤC

LOI CAM DOAN 0n i DANH MỤC CÁC TU VIET TAT oocescsssessssssesssessesssessecssessesssecsesssecssasesseaseess VDANH MỤC BANG, BIÊU ĐỒ 2222-S5c2212E 2222122121221 EEecrreee vi LỜI MỞ ĐẦU 2-2222 222121221 EE11221211221211211111211111 1111.1111 0xcre | CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE CHAO BAN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ VÀ PHÁP LUAT VE CHAO BAN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ 7

1.1 Lý luận cơ bản về chao bán trái phiếu chính phủ 7 1.1.1 Phân loại trái phiếu Chính phủ 2-2 2 2 ££++£x+zxzxzzse+z 7 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm trái phiếu chính phủ -. - 2-52 10 1.1.3 Khái niệm, đặc điểm chào bán trái phiếu Chính phủ 11 1.1.4 Nguyên tắc của hoạt động chao bán trái phiếu chính phủ 13 1.1.5 Mục đích, vai trò của hoạt động chào bán trái phiếu chính phủtrong nền kinh tế của Việt Nam hiện nay 2-2-5 s+cx+zxerxezed 15 1.2 Pháp luật về hoạt động chào bán trái phiếu Chính phủ 19 1.2.1 Khái niệm pháp luật về hoạt động chao bán trái phiếu Chính phủ 19 1.2.2 Nội dung của pháp luật về hoạt động chào bán trái phiếu chính phủ 20 KET LUẬN CHƯNG l -¿- 2 + kSkềE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkerkrree 24 CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG PHÁP LUẬT CHAO BAN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM ¿- -©t+Sk+Ek+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkEEkrkrrkerkeree 25

2.1 Quy định của pháp luật chao bán trái phiếu chính phủ ở Việt Nam 25 2.1.1 Chủ thé tham gia vào hoạt động chao bán trái phiếu chính phủ 25 2.1.2 Điều kiện chào bán trái phiếu chính phủ ¿525252 262.1.3 Các phương thức chao bán trái phiếu chính phủ - 31 2.1.4 Quy dinh vé su quan ly Nhà nước đối với hoạt động chào bán trái phiếu chính phủ -2- 2 2£ ©5£+2E+EE£+EE£EEESEEEEEESEEEEEESEEEEErrrkerkrrrrrree 43

ii

Trang 6

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về chào bán trái phiếu chính phủ tại

400 50

2.2.1 Thực tiễn hoạt động chao bán trái phiếu chính phủ ở Việt Nam hiện

¡rà 51

2.2.2 Những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động chào bán trái phiếu

chính phủ ở Việt Nam - - - 5 + 1x E11 ng ng net 69

2.3 Đánh giá pháp luật về chào bán trái phiếu chính phủ tại Việt Nam

KET LUẬN CHƯNG 2 - - 2-56 SE EEEEEEEEEEEEE11111111111111 111.1 93

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VA MỘT SO KIEN NGHỊ NHẰM HOÀN

THIỆN PHAP LUẬT VE CHAO BAN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHU Ở VIET 3.1 Định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về chào bán trái phiếu chính

3.2.1 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về các loại trái phiếu chính

Phu & Vist Nam 01177 .Ả - 963.2.2 Công khai thông tin trong việc chào ban TPCP phù hợp với thông

lệ QUOC ẨẾ + ¿5E+SE2EEEEEEEEEEEE21211211211211211111111111121 1 1E 100

11

Trang 7

3.2.3 Kiên nghị đôi với sự quản lý, giám sát của Nhà nước đôi với hoạt

động chao bán trái phiếu chính phủ ở Việt Nam - 1033.2.4 Các giải pháp khác góp phần đây mạnh hiệu quả hoạt động chao

bán TPCP ra công chÚng - << + 1E 9911 9 1v ng ng ng 105

4009/9000 ,.Ô 108 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 2-5252 2+£z+£xezzzcrxd 110

iv

Trang 8

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

Trang 9

DANH MỤC BANG, BIEU DO

So hiéu Tên bảng, biểu đồ Trang

1 Ky han phat hanh binh quan 2013-2023 60

2 Lai suat phat hanh binh quan nam 2009-2023 61

vi

Trang 10

LOI MỞ DAU1 Dat van dé

1.1 Tinh cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong nền kinh tế hội nhập thị trường, nhu cầu huy động vốn nham tăngtrưởng kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Dé đáp ứng yêu cầu này, việc huy động tông hợp nhiều nguồn vốn tài trợ là chiến lược bức thiết hàng đầu Hiện nay, nhu cầu sử dụng vốn ngày càng lớn và tăngtrưởng mạnh, do đó là một trong những nguồn huy động chính là việc day mạnhphát triển chào bán trái phiếu trong tổng thé sự phát triển nền kinh tế thị

Hơn lúc nào hết, trong những năm đến thì kênh huy động vốn bù đắp cho sựthâm hụt này chính là việc chảo bán, phát hành trái phiếu chính phủ trước thựctrạng bội thu ngân sách liên tục diễn ra trong thời gian dài, nhằm thực thi các chính sách tiền tệ của quốc gia và thực hiện đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Theo đó, việc ra đời và đi vào hoạt động của hệ thống Kho bạc nhà nước, sau đólà Ngân hàng phát triển Việt Nam, SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội là những điểm mốc phát triển quan trọng trong công tác day mạnh hoạt động huy động chào bán Trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam, đây cũng chính là kênh dẫn vốn nhanh dé phát triển nền kinh tế tài chính đất nước.

Với mục tiêu phan dau kỳ hạn bình quân danh mục phát hành trái phiếu chính phủ trong nước giai đoạn 2021 - 2030 đạt 7 - 8 năm Tăng khối lượng giao dich trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và tráiphiếu chính quyền địa phương bình quân phiên lên mức 1% dư nợ trái phiếu niêm yết vào năm 2020 và 2% dư nợ trái phiếu niêm yết vào năm 2030 Bên cạnh đó, tăng tỷ trọng trái phiếu chính phủ do các công ty bảo hiểm, bảo hiểm

Trang 11

xã hội, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư và các tô chức tài chính phi ngân hang nam giữ

lên mức 50% năm 2020 và mức 60% vào năm 2030 Việc tạo ra một hành

lang pháp lý với những chính sách thích hợp nhằm tạo điều kiện cho hoạt động chào bán TPCP được phát triển đúng hướng với mục tiêu đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động đầu tư phát triển kinh tế của quốc gia cũng như tạo công cụ điều chỉnh chính sách tiền tệ của đất nước là nhu cầu thiết yếu.

Trước những yêu cầu đó, việc huy động vốn thông qua chảo bán trái phiếu chính phủ là một kênh huy động được Nhà nước ưu tiên lựa chọn dé phat

triển sản xuất các công trình kinh doanh trong nước, tăng cường đây mạnh phát triển nền kinh tế thị trường, cũng như là kênh đầu tư quan trọng được nhiều nhà đầu tư trên thị trường lựa chọn do đặc tính an toàn của nó mang lại Do vậy, pháp luật về hoạt động chào bán trái phiếu chính phủ cần phải được hoàn thiện, góp phan thúc đây việc chào bán trái phiếu là một kênh huy động vốn hiệu qua cho Nhà nước, tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hóa cho thị trường chứng khoán và bảo vệ quyền lợi của những nhà đầu tư khi mua trái phiếu chính phủ.

Trước thực tại đó, tôi lựa chọn đề tài “Chào bán trái phiếu chính phủ theo pháp luật Việt Nam” dé nghiên cứu cho công trình luận văn thạc sĩ của mình.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Luận văn này đã xác định được những van dé còn bat cập của pháp luật về chào bán trái phiếu chính phủ ra công chúng tại Việt Nam và thực tiễn pháp lý, từ đó có thể đề xuất những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về chào bán trái phiếu chính phủ ra công chúng ở Việt Nam dựa trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống về pháp luật chảo bán trái phiếu chính phủ ra công

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Trang 12

Để có thé đạt được mục tiêu tổng quát nói trên, luận văn đưa ra những mục tiêu cụ thé như sau, bao gồm:

- Đưa ra và phân tích những van đề lý luận về pháp luật chào bán trái phiếu chính phủ ra công chúng.

- So sánh các quy định về pháp luật chào bán trái phiếu chính phủ ra công chúng ở Việt Nam và một số quốc gia tiêu biéu trên thế giới.

- Minh chứng rõ thực tiễn pháp lý trong quá trình áp dụng các quy

định pháp luật chào bán trái phiếu chính phủ vào thực tế và thực trạng mà pháp luật chưa điều chỉnh về chào bán trái phiếu chính phủ - Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống các quy định pháp

luật dựa trên cơ sở thực tiễn pháp luật hiện hành về hoạt động chào bán trái phiếu chính phủ.

1.3 Tính mới và những đóng góp của đề tài

Đề tài “Chào bán trái phiếu chính phủ theo pháp luật Việt Nam” sẽ nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cho các van dé còn vướng mắc trong hoạt động chào bán trái phiếu chính phủ ra công chúng, cụ thé:

Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động chào bán trái phiếu chính phủ ra công chúng và pháp luật về hoạt động chào bán trái phiếu chính phủ tại Việt Nam.

Hai là, tìm ra các vấn đề pháp lý còn vướng mắc trong hoạt động chào bán trái phiếu chính phủ bang cách đối chiếu các quy định của pháp luật hiện hànhvới thực tiễn áp dụng cũng như so sánh với quy định pháp luật tại các quốc gia trên thế giới.

Ba là, nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động chào bán tráiphiếu chính phủ ở Việt Nam bằng các luận văn có thể đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề pháp lý còn vướng mắc hoặc còn thiếu Các giải pháp chủ yếu mà luận văn đưa ra tập trung vào việc Chính phủ, các Bộ, ngành

Trang 13

sẽ tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định của pháp luật, hoàn thiện hệ thống công bố thông tin, xây dựng một tô chức xếp hạng tín nhiệm, nâng

cao hiệu lực công tác quan lý nhà nước đôi với thị trường trái phiêu,

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định hiện hành của phápluật điều chỉnh hoạt động chảo bán trái phiếu chính phủ và các van đề pháp lý

phát sinh trong thực tiễn áp dụng pháp luật.

Về phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung đi sâu phân tích và làm rõ các quy định về chào bán trái phiếu nói chung đã và đang giúp hoạt động chào bán trái phiếu trở thành một nội dung quan trọng trong hoạt động huy động vốn của ngân sách nhà nước Bên cạnh đó, nghiên cứu bổ sung thực trang hoạt động chào bán trái phiếu chính phủ tại Việt Nam Trên cơ sở đó, tìm ra những vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về chào bán trái phiếu ra công chúng, nhằm đưa ra kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định vào thực tiễn hoạt động chào bán trái phiếu chính

phủ ở Việt Nam.

1.5 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thời gian qua, đã có một số công trình, tạp chí, sách báo pháp lý đã có sự nghiên cứu về lĩnh vực, tiêu biểu của một số tác giả như:

Luận điểm về chiến lược phát hành TPCP và quản lý nợ được World bankvà Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra trong nghiên cứu “Developing a government bond market: A handbook” năm 2001; Điều kiện tiên quyết dé chảo bán TPCP hiệu qua đó là một Chính phủ có mức tín nhiệm tốt và 6nđịnh, chính sách tài chính và chính sách tiền tệ phù hợp, hệ thống pháp luậthiệu quả, hệ thống thanh toán trơn tru và an toàn, và hệ thống tài chính tự docạnh tranh giữa các trung gian tài chính Bên cạnh đó, nhà đầu tư đóng vai trò

Trang 14

quan trọng đối với sự phát triển của thị trường Phát triển cơ sở nhà đầu tư tự nguyện cho TPCP là cần thiết Ngoài ra, Chính phủ cần phát triển các nhà đầutư lẻ cho TPCP đồng thời mở cửa thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài Hệthống quy định pháp lý cho công tác huy động vốn thông qua chào bán TPCP cũng được đề cập như là một nền móng cho sự phát triển hiệu quả của thị trường TPCP Khuôn khổ pháp lý nên được thiết lập rõ ràng từ việc tổ chứcphát hành TPCP dé vay nợ, quy trình phát hành TPCP, đến việc giao dịch

Luận án Thạc sĩ, “Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính

phủ tại Kho bạc nhà nước” của tác giả Nguyễn Thị Tình năm 2013, tác giả

có sự đề cập những giải pháp tăng cường khả năng huy động vốn thông qua

phương thức này tại Kho bạc nhà nước, thông qua luận án này tác giả đã có

sự phân tích nghiên cứu đi sâu vào hoạt động huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ tại Kho bạc nha nước.

Luận án Thạc sĩ “ Nang cao tính thanh khoản cho thị trường Trái phiếu Chính phủ Việt Nam” của tác giả Dương Ngọc Diệp năm 2018 đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về tính thanh khoản của thị trường Trái phiếu Chính phủ và bài học kinh nghiệm của các quốc gia về nâng cao tính thanh khoản; qua đó đánh giá thực trạng về tính thanh khoản của Thị trường TPCP Việt Nam thông qua các chỉ số đo lường các hệ số, phân tích những hạn chế, đồng thời đề xuất các giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao tính thanh khoản cho thị trường TPCP ở Việt

Luận án Tiến sĩ “Phdt triển thị trường trái phiếu chính phủ ở Việt Nam” của tác giả Lê Thị Ngọc năm 2019 đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bảnvề trái phiếu Chính phủ và tiềm năng phát triển của thị trường trái phiếu

Chính phủ ở Việt Nam; đánh giá thực tiễn hoạt động của thị trường, chỉ ra

được ưu điểm cũng như hạn chế dẫn đến thị trường TPCP chưa hoạt động sôi

Trang 15

noi và tích cực Tác giả cũng đề xuất các nhóm giải pháp nhằm tập trung nâng cao phát triển thị trường trái phiếu tổng thê.

Van đề về phát hành TPCP và phát triển thị trường TPCP đã có rất nhiều bai

báo, tạp chí khoa học chuyên ngành nghiên cứu Pháp luật Việt Nam hiện hành

cũng có nhưng quy định về phát hành TPCP Tuy nhiên, thuật ngữ “phát hành trái phiếu” không còn phủ hợp, bởi lẽ, trước năm 2006, các văn bản thường dùng từ

“phát hành” dé chỉ đến hoạt động huy động vốn thông qua công cụ chứng khoán như: phát hành chứng khoán, phát hành cô phiếu, phát hành trái phiếu Tuy nhiên, ké từ khi Luật Chứng khoán năm 2006 có hiệu lực, thuật ngữ phát hành đã được thay thế bằng “chào bán” Do vậy, việc Nghị định số 11/2011/NĐ-CP và Nghị định số 95/2018/NĐ-CP dùng thuật ngữ “phát hành” là chưa tương thích với

các văn bản khác trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

Do vậy, hệ thống pháp luật Doanh nghiệp nói chung và Chứng khoán nóiriêng, cùng với hành lang pháp lý từ Nghị định, Thông tư đến các văn bản quy phạm điều chỉnh đã có những thay đổi, bổ sung một cách tích cực nhằm hoàn thiện các quy định về pháp luật chào bán trái phiếu chính phủ ở Việt

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Nham giải quyết các mục tiêu mà dé tài hướng đến, luận văn đã tập trung vận dụng các kiến thức cơ bản về thị trường tài chính làm nên tảng lý luận, trong đó luận văn còn sử dụng các phương pháp phân tích để đánh giá về tình

hình hoạt động của thị trường trái phiếu chính phủ Việt Nam, phương pháp thống kê, tổng hợp và so sánh với các quy định của hệ thống pháp luật cácquốc gia trên thế giới, vận dụng mọi kinh nghiệm của các nước trên cơ sởphát triển thị trường trái phiếu làm cơ sở để đề xuất các giải pháp phù hợp,

hữu hiệu, nhằm thúc đây phát triển thị trường Việt Nam.

Trang 16

1.7 Kết cầu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn được bố

cục thành 3 chương với những nội dung sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về chào bán trái phiếu chính phủ và pháp luật về chào bán trái phiếu chính phủ

Chương 2: Thực trạng pháp luật chào bán trái phiếu chính phủ ở Việt

Chương 3: Phương hướng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chào bán trái phiếu chính phú ở Việt Nam

CHƯƠNG 1: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE CHÀO BAN TRÁI

PHIẾU CHÍNH PHỦ VÀ PHAP LUẬT VE CHÀO BAN TRÁI PHIẾU

CHÍNH PHỦ

1.1 Lý luận cơ bản về chào bán trái phiếu chính phủ 1.1.1 Phân loại trái phiếu Chính phú

Với chức năng đóng vai trò quan trọng trên thị trường trái phiếu, trở thành mục tiêu là kênh huy động vốn hiệu quả cho NSNN, những ưu điểm vượt trội mà TPCP mang lại góp phần giúp thu hút nguồn vốn hiệu suất cao nhằm thựchiện nhiều công trình, dự án quan trọng của quốc gia Do vậy, công tác phânloại TPCP có ý nghĩa quan trọng trong việc huy động và quản lý vốn hiệuquả Căn cứ vảo tình hình nền kinh tế thị trường của đất nước, dựa trên góc độpháp lý của các quy phạm trong hệ thống các văn bản pháp luật, chúng ta có

thê đưa ra hai cách phân loại chủ yếu như sau:a Phân loại theo chủ thé phát hành

Nhăm đáp ứng khả năng chỉ tiêu, đầu tư phát triển các dự an, công trìnhthuộc phạm vi quốc gia phát triển kinh tế, nhu cầu huy động vốn trong toànthê xã hội là cần thiết Do vậy, Chính phủ là chủ thê đi vay có uy tín lớn nhất

trên thị trường Theo tiêu chí này, có các loại TPCP như sau:

Trang 17

Trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài chính phát hành chào bán nhằm huy động vốn cho NSNN hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể

thuộc phạm vi nhà nước[4] Bộ Tài chính thường giao cho KBNN phát hành

chảo bán loại trái phiếu này Nguồn thu từ trái phiếu này có thé được sử dụng dé bù đắp thiếu hụt tạm thời cho ngân sách nhà nước, dùng dé thực hiện dự án công trình quốc gia hoặc tải trợ cho các mục đích khác của Chính phủ theo kếhoạch phân bổ ngân sách từng năm.

Trái phiếu Chính quyền địa phương: Là loại trái phiếu do Uy ban nhân dan tinh, thành phố trực thuộc trung ương phát hành chào bán nhằm huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư của dia phuong[4] Nguồn vốn thanh toán được lay trực tiếp từ nguồn thu từ các chương trình, dự án đó mang lại Chính phủ

sẽ nhận trách nhiệm đứng ra trả nợ thay trong trường hợp các cơ quan đượcChính phủ cho phép chao ban không đủ kha năng thanh toán các khoản nợ.

Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh: Là loại trái phiếu do danh nghiệp, tổ

chức tài chính, tín dụng, ngân hàng chính sách của Nhà nước thuộc đối tượng,

bao gồm: Doanh nghiệp thực hiện chương trình, dự án và Ngân hàng chính sách của Nhà nước và tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện chương trình tín

dụng có mục tiêu của Nhà nước được qui định tại Luật quản lí nợ công năm2009 phát hành và được Chính phủ bảo lãnh thanh toan[4].

b Phân loại theo thời hạn và mục đích phát hành

Căn cứ quy định tại Nghị định số 11/2011/NĐ-CP, Nghị định số 95/2018/NĐ-CP và Thông tư số 30/2019/TT-BTC, theo kỳ hạn và mục đích

phát hành thì TPCP được chia thành các loại như sau:

Tín phiếu kho bạc: Tín phiếu kho bạc là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 13 tuần, 26 tuần hoặc 52 tuần và đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam Tùy theo nhu cầu sử dụng vốn và tình hình thị trường, Bộ Tài chính quyết định các kỳ hạn khác của tín phiếu kho bạc không vượt quá 52 tuần Theo đề

Trang 18

nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Kho bạc Nhà nước, thì tín phiếu kho bạc phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được đăng

ký, lưu ký tập trung tai Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam[5].

Trái phiếu kho bạc: Trái phiếu kho bạc là loại trái phiếu Chính phủ có kỳhạn từ một (01) năm trở lên và đồng tiền phát hành là đồng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyên đôi[4] Theo dé nghị của chủ thể phát hành, thì trái phiêu được Chính phủ bảo lãnh do ngân hàng chính sách phát hành và trái phiếu chính quyền địa phương được đăng ký, lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ quyết định lãi suất trái phiếu kho bạc dựa trên cơ sở tình hình thực tế của thị trường tài chính tại thời điểm phát hành chào bán.

Công trái xây dựng Tổ quốc là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ một (01) năm trở lên, nhăm mục tiêu đầu tư xây dựng những công trình quan trọng quốc gia và các công trình thiết yếu khác phục vụ sản xuất, đời sống, tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đất nước , đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam Do vậy loại trái phiếu này được chủ trương phát hành nhăm huy động

nguồn von dé hiện thực hoá mục tiêu [4].

Trái phiếu ngoại tệ: Trái phiếu ngoại tệ là một loại trái phiếu Chính phủ phát hành tại thị trường trong nước bằng ngoại tệ tự do chuyền đổi thực hiện

theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Bộ tài chính đã cùng chủ trì và phối hợp với Ngân hàng nhà nước Việt Nam dựa vào các nhu cầu, mụcđích huy động ngân sách của nhà nước Từ đó cùng nhau xây dựng nên đề án phát hành loại trái phiếu nay bằng ngoại tệ tự do chuyền đổi tại các thị trường

trong nước Sau đó, đề án sẽ được trình lên Thủ tướng chính phủ để xem xétvà đưa ra quyết định Dựa vào đề án trái phiếu ngoại tệ được Thủ tướng phêduyệt mà Bộ tài chính phát hành trái phiếu này theo phương thức riêng lẻ.

Trang 19

Trái phiếu tiền tệ được đăng ký hay lưu ký tập trung tại Trung tâm lưu ký

chứng khoán Việt Nam[5].

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm trái phiếu chính phi

Theo quan điểm của một số nhà làm luật trên thế giới, khái niệm về trái phiếu Chính phủ được định nghĩa tương đối khác nhau ở mỗi quốc gia TạiAnh, Trái phiếu chính phủ chính thức đầu tiên do chính phủ quốc gia pháthành được Ngân hang Anh phát hành vào năm 1694 dé quyên tiền tài trợ cho cuộc chiến chống Pháp Hình thức của các trái phiếu này là xổ số và niên kim Ngân hàng Trung ương Anh và trái phiếu chính phủ được giới thiệu ở Anh

bởi William HI của Anh (còn gọi là William of Orange), người đã tai trợ cho

các nỗ lực chiến tranh của Anh bằng cách sao chép phương pháp phát hành trái phiếu và tăng nợ chính phủ từ Bảy tỉnh của Hà Lan, nơi ông cai trị như

một sttholder.

Sau đó, các chính phủ ở châu Âu bắt đầu chạy theo xu hướng này và pháthành trái phiếu vĩnh viễn (trái phiếu không có ngày đáo hạn) để tài trợ cho chiến tranh và các khoản chỉ tiêu khác của chính phủ Việc sử dụng trái phiếu vĩnh viễn đã chấm dứt vào thế kỷ 20 và hiện tại các chính phủ phát hành trái phiếu có thời hạn đến ngày đáo hạn.

Trong cuộc Cách mạng Hoa Kỳ, nhằm mục đích huy động tiền, chính phủ Hoa Ky bắt đầu phát hành trái phiếu - được gọi là chứng chỉ cho vay Tổng số tiền thu được từ trái phiếu là 27 triệu đô la và giúp tài trợ cho cuộc chiến.

Còn tại Việt Nam, theo quy định pháp luật hiện hành, [1] Trái phiếu được hiểu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành Cụ thể hơn, đây là một loại

chứng khoán chứng nhận nghĩa vụ nợ của chào bán phải trả cho người sở hữu

trai phiéu đối với một khoản tiền cụ thé (mệnh giá của trái phiếu), trong một

thời gian xác định và với một khoản lợi tức quy định Trong đó, người năm

10

Trang 20

giữ loại chứng khoán này được gọi là trái chủ có thể hiểu là người cho vay,nhà phát hành (đơn vị phát hành) có thé là doanh nghiệp, một tô chức chính quyền hoặc chính quyền có nghĩa vụ phải chi trả, thanh toán một khoản lợi tức cho trái chủ - tức người đang nắm giữ trái phiếu theo cam kết và thời hạn được xác lập trong hợp đồng vay.

Trái phiếu Chính phủ có những đặc điểm chung của trái phiếu bao gồm:

TPCP chứng nhận nghĩa vụ nợ của chào bán phải trả cho người sở hữu trái

phiếu đối với một khoản tiền cụ thể; TPCP có khả năng sinh lời, có tính rủi ro và thanh khoản Bên cạnh đó, TPCP còn có những đặc điểm riêng cụ thê như: Chủ thé chào bán TPCP là chủ thé đặc biệt, đó là Chính phủ của một quốc gia đây là chủ thé có uy tin cao nhất trong thực hiện quyền và nghĩa vụ nợ Do vậy, TPCP có tính rủi ro thấp hơn, có độ an toàn và uy tin cao trên thi trường, trở thành một loại hàng hoá có ảnh hưởng lớn đên thị trường trái phiếu.

1.1.3 Khái niệm, đặc điểm chào bán trái phiếu Chính phi

Dưới góc độ kinh tế, chào bán TPCP là hđ có mục đích chủ yếu huy động vốn, trong đó người nhận vốn là tổ chức chào bán TPCP và người cấp vốn là nhà đầu tư.

Dưới góc độ pháp lý, chào bán TPCP là hoạt động phát hành TPCP gan liền với quá trình TP được chuyên từ tổ chức phát hành sang nhà đầu tư theo

đúng trình tự của pháp luật quy định.

Từ những khái niệm định nghĩa về trái phiếu Chính phủ, có thê hình dungcông tác chào bán TPCP là hoạt động chào bán trái phiếu nhằm thu hút, huy động sự thoả mãn về vốn của chủ thé phát hành chào bán Qua đó, chào ban trái phiếu Chính phủ cũng có một số đặc điểm như sau:

Thứ nhất, chủ thê chào bán TPCP là Chính phủ hoặc chủ thể được Chính phủ uy, là người đưa ra dé nghị về quyền tài sản mà nha đầu tư sẽ được

hưởng và tương ứng đó là nghĩ vụ tài sản mà chủ thé chào bán phải chịu trách

11

Trang 21

nhiệm đối với nhà đầu tư Chủ thể chào bán và nhà đầu tư có mối quan hệ tácđộng qua lại về mặt lý luận, nhà đầu tư mua TPCP và thanh toán tiền cho tổ chức chao bán, chủ thé chào bán phải có nghĩa vụ trả nợ cho người sở hữu

Thứ hai, chào bán TPCP xác lập mối quan hệ pháp lý trực tiếp giữa tô chức chào bán TPCP và nhà đầu tư Nguồn vốn được chuyền trực tiếp từ nhà đầu tư vào nguồn ngân sách của tổ chức chào ban TPCP thông qua hoạt động

chào bán TPCP.

Thứ ba, hoạt động chào bán TPCP phải được thực hiện theo qui trình,

chính sách thủ tục pháp lý nhất định và chặt chẽ Moi chủ thé khi tham gia vào thị trường trái phiêu đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các thủ tục này, bởi vì nghĩa vụ tài sản của tổ chức chào bán TPCP và quyền tài sản của nhà đầu tư phải được ghi nhận bởi trái phiếu Trái phiếu thực chất là một loại chứng

khoán xác nhận quan hệ pháp lý này Vì vậy, chào bán TPCP là một quy trình

xác lập hiệu lực pháp lý của trái phiếu Do đó, nếu nó không được phát hành

theo những trình tự và thủ tục luật định nó sẽ trở thành một loại chứng khoánVÔ giá tri.

Thứ tư, trong hệ thống tài chính và nền kinh tế thị trường hiện nay, việc chào bán TPCP luôn tiềm ấn rất nhiều rủi ro Đặc điểm này xuất phát từ đặc tính rủi ro của các loại trái phiếu chính phủ, bao gồm: rủi ro thanh khoản, rủi

ro thanh toán, rủi ro bi lợi dụng lừa đảo, Do vậy, hoạt động chào bán TPCP

cần phải được thực thi trên nên tảng hệ thống pháp luật xây dựng về những cơ chế quản lý, kiểm soát hoạt động phù hợp nhằm ngăn ngừa cũng như kiểm

soat rui ro.

Có thé nói rang, Chính phủ dùng trái phiếu nhằm huy động vốn cho nhà nước có thêm ngân sách dé thực hiện những dự án đầu tư phạm vi trong nước, hoặc những chương trình do nhà nước tổ chức Dễ hiểu hơn, trái phiếu chính phủ

12

Trang 22

chính là cách thức để nhà nước vay vốn cho ngân sách Trong nền kinh tế thị trường hội nhập, việc huy động vốn nhằm góp phan tăng trưởng nền kinh tế làmột việc cấp thiết và là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu Qua đó, việc chào bán trai phiéu được hiểu là hoạt động có mục đích dé huy động vốn trung và dài hạn được thực hiện trên thị trường sơ cấp, trong đó người nhận vốn là tổ chức chào bán trái phiếu và người cấp vốn gọi là nhà đầu tư dưới góc nhìn kinh tế.

1.1.4 Nguyên tắc của hoạt động chào bán trai phiếu chính phủ

Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động chào bán TPCP ra công chúng nhìn chung vẫn phải căn cứ vào nguyên tắc hoạt động phát hành trái phiếu và thị trường trái phiếu, đó là bảo vệ nhà đầu tư, bảo đảm các thị trường công băng,

hiệu quả minh bạch và giảm thiểu rủi ro hệ thống Theo những đặc điểm được

phân tích về chào bán trái phiếu Chính phủ, Nhà nước cũng đặt ra những nguyên tắc khi chào bán TPCP nhằm bảo vệ quyền lợi của Chính phủ cũng như các nhà đầu tư khi chào bán, giao dịch trên thị trường Trái phiếu.

Trong hoạt động chào bán TPCP, nhà đầu tư có cơ hội ngang nhau trong việc tiếp cận các thông tin về TPCP được chào bán, phương thức xác lập giá TPCP và các thông tin liên quan khác Qua đó, việc chào bán trái phiếu phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng trong hoạt động đăng ký mua TPCP và phân phối TPCP theo các nguyên tắc luật định Trong bối cảnh thị trường trái phiếu gặp nhiều khó khăn về thanh khoản và niềm tin của thị trường bị ảnh hưởng, Bộ Tài chính cho biết Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ đã có các chi đạo quyết liệt dé khôi phục niềm tin và giảm áp lực thanh khoản của thị trường trái phiếu Bên cạnh các giải pháp chính sách, dé phát triển thị trường trái phiếu chính phủ an toàn, lành mạnh và củng cô niềm tin của nhađầu tư, Bộ Tài chính lưu ý từng chủ thể tham gia trên thị trường tuân thủ theo

đúng quy định của pháp luật.

13

Trang 23

Việc chào bán trái phiếu Chính phủ yêu cầu phải tuân thủ các quy định của Luật Chứng khoán và các quy định khác của hệ thong pháp luật có liênquan[4] Bộ Tài chính chào bán trái phiếu phải công bố day đủ thông tin vềtình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu, tình hình sử dụng vốn từ phát hành tráiphiếu, có trách nhiệm thanh toán đầy đủ nghĩa vụ nợ trái phiếu theo phươngán phát hành trái phiếu đã công bố thông tin cho nhà đầu tư, để đảm bảo uytín trên thị trường Về phía nhà đầu tư, Bộ Tài chính lưu ý cần có hiểu biết day đủ về quy định của pháp luật, tiếp cận đầy đủ thông tin về chủ thé chào bán và trái phiếu, đánh giá kỹ tình hình tài chính của chủ thể chào bán, phân biệt rõ sản phẩm trái phiếu chính phủ với tiền gửi ngân hàng, đánh giá mức độ rủi ro tương xứng với lợi nhuận khi đầu tư trái phiếu, cần phải tỉnh táo và rõ ràng khi có phương án đầu tư và phải chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư

của mình.

Chủ thể chào bán trái phiếu Chính phủ ở đây là Bộ Tài chính phải đảm bảo quản lý, sử dụng nguồn vốn trái phiếu đúng mục đích, hiệu quả và bố trí đảm bảo nguồn vốn trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho các nhà đầu tu[4] Trong bối

cảnh thị trường có dấu hiệu phát triển nóng, Bộ trưởng Bộ Tài chính liên tục chỉ

đạo các cơ quan chức năng thuộc ngành Tài chính tăng cường công tác thanh tra,

giám sát, nhằm chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động phát hành và cung cấp dịch vụ về chào bán TPCP Dé nâng cao chất lượng báo cáo tài

chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo các đơn vi chức năng tăng cường,

đây mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm toán Trường hợp phát hiện có các hành vi vi phạm nghiêm trọng yêu cầu chuyên cơ quan điều tra có thâm quyền xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Với tiềm lực phát triển của thị trường Trái phiếu trong nền kinh tế thươngmại hiện nay, chào bán TPCP được đánh giá là kênh dau tư ôn định và có tính an

toàn cao Mục đích của việc chào bán chính là việc huy động nguôn vôn đê phát

14

Trang 24

triển cơ sở hạ tầng và tài trợ chính cho việc chỉ tiêu của Chính phủ Có thê nói chào bán TPCP có tính an toàn cao, bởi lẽ Trái phiêu Chính phủ chi được pháthành bởi Bộ tài chính, là co quan nhà nước có thầm quyền cao trong việc điềuhành công việc nội bộ liên quan đến tài chính kinh tế của đất nước Do vậy, Bộ Tài chính ủy quyền cho Kho bạc nhà nước, phát hành trái phiếu Chính phủ dưới

những phương thức phát hành theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

1.1.5 Mục đích, vai trò của hoạt động chào bán trái phiếu chính phú trong nên kinh tế của Việt Nam hiện nay

a Mục đích của hoạt động chào bán trái phiếu chính phủ

Chào bán Trái phiếu chỉnh phủ ra công chúng nhằm nhằm bù dap thiếu hut tam thời của ngân sách nhà nước từ vay trái phiếu ngắn nhằm bù dap thiếu hut NSNN tài trợ chỉ tiêu của Chính phú Thông qua việc vay nợ TPCP, Chính phủ có thé tăng nguồn vốn nhăm bù đắp sự thiếu hụt ngân sách nha nước Do nhu cau chi tiêu về các khoản trong khi nguồn thu về thuế không đủ của ngân sách nhà nước, nhà nước đã tiến hành lập kế hoạch vay tiền của nhân dân và doanh nghiệp dé chỉ trả các nguồn thu Việc chào bán TPCP góp phần tăng tiềm lực và vị thế của Chính phủ, đồng thời cũng có thể nói chào bán TPCP ra công chúng là một trong những kênh huy động vốn cho Nhà

nước mang lại hiệu quả cao nhất Nhận thấy, trái phiếu chính phủ có tính an toàn cao, bởi vì được dam bao trả nợ bằng nguồn vốn của ngân sách nhà nước nên trái phiếu chính phủ có tinh an toàn cao.

Nhằm thúc day tăng cường dau tư phát triển kinh tế — xã hội thuộc nhiệm

vụ chỉ của ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước

Bộ Tài chính đã thực hiện chào ban Trái phiếu chính phủ ra công chúng taithị trường trong nước Cụ thé, đối với thị trường trái phiếu, Nghị quyết đề rayêu cau phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ trở thành thị trường chuẩntrên thị trường tài chính, đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho ngân sách Nhà

15

Trang 25

nước và hỗ trợ công tác tái cơ cấu ngân sách và nợ công theo hướng an toàn, bền vững Khan trương hoàn thiện và phát triển nền tảng cơ sở hạ tầng hiệnđại dé thúc đây thi trường trái phiếu lành mạnh bền vững, tô chức thị trườnggiao dịch trái phiếu riêng lẻ, nâng cao chất lượng công bố thông tin, chất lượng báo cáo tài chính đối với các công ty phát hành Qua đó, làm rõ sự tách bạch giữa trái phiếu chào bán TPCP ra công chúng và chào bán TPCP riêng

Chào bán Trái phiếu chính phủ ra công chúng nhằm tăng hiệu quả hoạt

động và sự giám sát, quản lý của Nhà nước Chào bán TPCP đã trở thành

kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho NSNN, gắn công tác phát hành TPCP với tái cơ cau nợ Chính phủ thông qua việc tập trung chào bán các kỳ hạn dài và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư Về phương thức phát hành, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tập trung phát hành theo phương thức đấu thầu để

tăng tính cạnh tranh và công khai minh bach trong tổ chức chao ban trái phiếu và sắp tới đây, phương thức đấu thầu đa giá sẽ được triển khai chính thức nhằm tạo thêm tính linh hoạt trong việc xác định kết quả đấu thầu.

b Vai trò của hoạt động chào bán trái phiếu chính phủ

Với tiềm lực phát triển của nền kinh tế thị trường, sau một thời gian dài đi vào hoạt động thị trường TPCP được đánh giá là làm tốt vai trò trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho ngân sách nhà nước (NSNN), gắn liền công tác chao bán TPCP với tái cơ cầu nợ Chính phủ thôngqua việc tập trung chào bán các kỳ hạn dai va đa dang hóa cơ sở nhà đầu tư.

Thứ nhát, đối với chủ thé chào bán TPCP, nhằm đáp ứng được nhu cầu về vốn trung và đài hạn thì chào bán TPCP là một phương thức huy động vốnhiệu quả Bởi lẽ, việc phát huy tốt kênh huy động vốn thông qua chào bánTPCP không chỉ tạo qũi cho ngân sách nhà nước một nguồn vốn lớn dé phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế bằng nguồn vốn từ dân chúng, mà còn góp

16

Trang 26

phần tạo ra hàng hoá đa dạng cho thị trường chứng khoán Nếu khả năng huy động nguồn vốn từ dân chúng phát huy được hiệu quả đáng ké thông qua

kênh chào bán TPCP, các chính phủ sẽ ưu tiên xem xét phương thức huy

động vốn này thay vì vay vốn từ chính phủ nước ngoài và các tô chức tai chính quốc tế.

Thứ hai, Đôi với nhà đầu tư trái phiếu việc xem xét các lợi ích cũng nhưrủi ro thì so với thị trường chứng khoán hiện nay; đầu tư vào trái phiếu Chính phủ được coi là kênh đầu tư khá hiệu quả và ôn định cho các nhà đầu tư mong muốn nhận được thu nhập cố định hàng năm từ tiền lãi và có thé bán lại dé dàng cho các nhà đầu tư khác, bên cạnh việc đầu tư vào bất động sản hay ngoại tệ, vàng có thể mang lại nhiều rủi ro hơn trong tình hình biến động của thị trường tài chính và tiền tệ Bên cạnh đó, kênh trái phiếu Trái phiếu Chính phủ cũng đem lại lãi suất tốt hơn so với tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại Cũng có thể nhận thấy rằng kênh đầu tư này cũng dan dan trở nên khá hấp dẫn, nếu trong trường hợp lãi suất ngân hàng có xu hướng giảm; đồng thời với cơ chế ngân hàng có thé bị phá sản làm tăng rủi ro của người gửi tiền thì nhà đầu tư cá nhân; đặc biệt với các nước phát triển.

Thứ ba, Đối với nền kinh tế và xã hội, hoạt động chào bán TPCP ra công chúng sẽ đem lại nguồn vốn hiệu quả nhằm tạo ra một nguồn vốn không lỗ thúc đây sự tăng trưởng, phát triển nền kinh tế - xã hội, phục vụ cho hoạt

động của công nghiệp và thương mại Bởi lẽ mục đích của Chính phủ khi

chảo bán TPCP ra công chúng là để giải quyết nhu cầu về vốn; huy động nguồn von từ xã hội dé thực hiện các dự án đầu tư phát triển, chủ yếu là bù đắp sự thâm hụt về nguồn ngân sách nhà nước do không đủ chi tiêu trong quá

trình thực hiện các công việc của Nhà nước; hoặc tải trợ cho các công trình

phúc lợi công cộng trung ương và địa phương: hoặc làm công cụ điều tiết tiền

17

Trang 27

Thứ tw, Doi với các tô chức, các doanh nghiệp có thé sử dụng trái phiếu chính phủ như một công cụ an toan nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư; phân bổ dong tiền và giảm thiểu rủi ro nếu nền kinh tế không ổn định Trái phiếu chính phủ đòi hỏi tính an toàn cao trong đầu tư ví dụ như các công ty bảo hiểm; Quỹ đầu tư an toàn; Quỹ hưu trí tự nguyện, hơn cả đó là một kênh đầu tư quan trọng của những tô chức tài chính có nguồn tiền lớn.

Với sự lớn mạnh của tiềm năng phát triển thị trường kinh tế toàn cầu, việcphát triển thị trường trái phiếu Chính phủ trở thành thị trường chuẩn trên thi trường tài chính, đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và hỗ trợ công tác tái cơ cấu ngân sách và nợ công theo hướng an toàn, bền vững Theo đó, việc vay nợ bằng trái phiếu của Chính phủ góp phần làm gia tăng tổng các sản phẩm quốc nội tăng, đem lại giá trị lợi ích kinh tế lớn Mặt khác, thông qua hoạt động chào bán TPCP, Chính phủ có thể điều chỉnh hoạt động của nền kinh tế thị trường.

Trên hành trình góp phần cung cấp đường cong lãi suất chuân, Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc nâng cao lòng tin của nhà đầu tư khi chào bán TPCP ra thị trường, là cơ sở cho nhiều quyết định mang tính quan trọng, tiềm lực trên thị trường tài chính Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển theo hướng tập trung thị trường, các hệ thống ngân hàng cũng không còn đủ khả năng cung cấp nguồn vốn dau tư cho doanh nghiệp, công ty Do vậy, dé mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm tăng cường tiềm lực nguồnvốn cho Nhà nước, sự phát triển thị trường trái phiếu chính phủ trở thành sự đòi hỏi tất yếu cho sự phát triển kinh tế thông qua hoạt động chao bán cô phiếu và trái phiếu nhằm huy động vốn cho NSNN.

Bên cạnh đó, việc chào bán TPCP ra công chúng sẽ giúp các nhà đầu tư năm bắt được thông tin dé dang hon, vì thông tin về trái phiếu Chính phủ sẽ được cập nhật liên tục, hàng ngày trên Công thông tin điện tử của Sở Giao

18

Trang 28

dịch chứng khoán, thông tin trái phiếu Chính phủ những thông tin đó sẽ đượcniêm yết công khai Không chỉ vậy, hoạt động chào bán TPCP ra công chúnggóp phần tăng cường sự chọn lọc nhà đầu tư — nhà tạo lập thị trường, bởi lẽTPCP không phải bat cứ chủ thé nao cũng có thé mua được Do đó, hà đầu tư sẽ thông qua hình thức đấu thầu hoặc trái phiếu sẽ được phát hành trực tiếp cho ngân hang nhà nước, khi tiến hành mua trái phiếu Chính phủ.

1.2 Pháp luật về hoạt động chào bán trái phiếu Chính phủ

1.2.1 Khái niệm pháp luật về hoạt động chào bán trái phiếu Chính phú

Hoạt động chào bán TPCP không chỉ tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp mà còn tác động đến nền kinh tế của quốc gia, góp phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của thị trường trái phiếu Chào bán TPCP ra công chúng không chỉ tạo nguồn hàng hoá sản phẩm lớn cho thị trường TPCP tập trung, bên cạnh đó với lượng vốn khổng 16 mà hoạt động chao bán TPCP ra công chúng huy động được, việc dé thị trường TPCP phát triển một cách tự phát mà không có quy trình hay sự can thiệp, quản lý trực tiếp của Nhà nước đã dẫn đến sự sụp đồ của thị trường TPCP của một số quốc gia phát triển trên thế giới.

Do vậy, dé bảo vệ sự tăng trưởng của các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chứng khoán nói chung, TPCP nói riêng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư và Chính phủ, bảo vệ sự an toàn, tính én định cũng như sự phát triển của toàn hệ thống giao dịch, của bộ máy nhà nước về TP cũng như thị trườngTPCP, Việt Nam đều cần ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh liên quan đến hoạt động chào bán TPCP ra công chúng Nói như vậy, pháp luật về chào bán TPCP là một bộ phận trong tổng thể pháp luật vềchứng khoán và thị trường chứng khoán, được hình thành do nhu cầu xã hội.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cho thấy Bộ Tài chính phải tổ chức chào bán hoặc ủy quyền cho Kho bạc Nhà nước tổ chức phát hành và

19

Trang 29

đặc biệt phải thực hiện các nghĩa vụ của chủ thé t6 chức phát hành đối với

công cụ nợ của Chính phủ phát hành tại thị trường trong nước[3] Cùng với

đó, Bộ Tài chính có kế hoạch tô chức phát hành công cụ nợ của Chính phủ căn cứ theo phương án kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm được phê duyệt.

Do đó, việc thực hiện phát hành công cụ nợ được thực hiện theo hình thức

dau thầu, bảo lãnh phát hành hoặc phát hành riêng 1é[3].

Như vậy, từ những phân tích trên ta có thê định nghĩa Pháp luật về chào ban TPCP ra công chúng là tổng thé các quy phạm pháp luật được nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm diéu chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động chào bán trái phiếu chính phủ.

1.2.2 Nội dung của pháp luật về hoạt động chào bán trái phiếu chính phi

Thị trường trái phiếu của nước ta được hình thành từ những năm 1990 và bắt đầu phát triển từ năm 2000 Nhăm đáp ứng, thoả mãn các yêu cầu huy động vốn của Chính phủ, chính quyền địa phương, các ngân hàng chính sáchvà doanh nghiệp hiện nay, thị trường trái phiéu đã và đang trên đà phát triển mạnh và có tiềm Các chế độ pháp lý điều chỉnh cho hoạt động của thị trường trái phiếu đã được ban hành đầy đủ, đồng bộ từ cấp trên đến cấp dưới Trong đó có thé nói rằng trái phiếu chính phủ là thị trường đóng vai trò quan trọng trong thị trường trái phiếu.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chỉ tập trung điều chỉnh các quy phạm pháp luật về chảo bán TPCP ra thị trường tại các văn bản luật và dưới luật baogồm: Luật Chứng khoán năm 2019; Luật quản lý nợ công năm 2017; Nghị định 01/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương (sửa đổi bởi Nghịđịnh số 95/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 quy định phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch các công cụ nợ của chính phủ trên thị trường chứng khoán); Thông tư số 46/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài

20

Trang 30

chính hướng dẫn hoạt động thanh toán giao dịch trái phiếu chính phủ, tráiphiếu được chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương; Thôngtư số 111/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng

dẫn phát hành và thanh toán công cụ nợ của chính phủ tại thị trường trong

nước Trong khi đó, các quy định về hoạt động chào bán TPCP ra công chúng hầu như không được điều chỉnh mà chỉ tuân thủ những quy định nằm rải ráctrong Nghị định 01/2011/NĐ-CP, Nghị định số 95/2018/NĐ-CP và các văn

bản hướng dẫn thi hành Bởi lẽ, thị trường TPCP ở Việt Nam còn khá non trẻ

và ra đời khá muộn so với các quốc gia phát triển trên thế giới, tuy nhiên nước ta đang và đã có những nỗ lực nhằm hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động này Do vậy, cấu trúc của pháp luật về chào bán TPCP ra thị trường tại Việt Nam bao gồm các nhóm quy định như sau:

- Cac quy định về chủ thé tham gia hoạt động chào bán trái phiếu chính phủ: là các quy định về tổ chức chảo bán TPCP trên thị trường tráiphiếu, bao gồm chính quyền Trung ương các tỉnh thành phố và các chính quyền địa phương, Bộ Tài chính tiến hành huy động vốn bang

phương thức chào bán TPCP ra công chúng Chính phủ tham gia vào

thị trường TP như một doanh nghiệp, cung cấp hàng hoá sản phẩm ra thị trường thông qua hoạt động chào bán, nhằm thu hút và huy động được nguồn vốn tốt hơn nhờ sự tin cậy của các nhà đầu tư.

- Cac quy định về trình tự, thủ tục chào bán trái phiếu chính phủ: là những quy định về toàn bộ các quy trình, bước theo quy định pháp luật mà Chính phủ phải hoàn tất để đưa được TPCP tới tay công chúng và các nhà đầu tư Đây là nhóm quy định được sự quan tâm của cơ quanquản lý của các quốc gia tham gia thị trường trái phiếu.

- Các quy định về điều kiện chào bán trái phiếu chính phủ: là các quy định về điều kiện mà Chính phủ chảo bán phải thoả mãn đề được chào

21

Trang 31

bán TPCP ra công chúng Sau khi tiến hành chào bán TPCP ra công chúng, trái phiếu sẽ thuộc quyền sở hữu của nha đầu tư và lợi nhuận của nhà đầu tư thì phụ thuộc vào tình hình kinh doanh, xoay vòng vốn của Chủ thé chào bán Do vậy, pháp luật phải đề ra các điều kiện dé chào bán TPCP ra công chúng nhằm bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư,

sự quản lý của hệ thống Nhà nước các cơ quan có thẩm quyền cũngnhư thị trường TP phát triển lành mạnh và an toản.

Các quy định về hình thức chào bán trái phiếu chính phủ: là những quy định về các phương thức, cách thức chào bán sản phẩm của chủ thé

chào bán Theo đó, TPCP được chào bán thông qua các hình thức chủ

yếu như sau: Đấu thầu phát hành trái phiếu; Bảo lãnh phát hành trái phiếu; Đại lý phát hành trái phiếu tại Việt Nam đầu tư trái phiếu chính phủ phải thông qua hình thức đầu tư gián tiếp bằng cách đầu tư qua quỹ; Quỹ nảy là quỹ đầu tư trái phiếu với hình thức này chỉ được mua trái phiếu và có tỷ lệ nhất định cho từng loại trái phiếu của các lĩnh vực khác nhau (bất động sản bao nhiêu %, ngân hàng bao nhiêu % ).

Các quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động chào bán trái phiếu chính phủ: Theo pháp luật Việt Nam, quy định về sự quản lý nhà

nước đối với hoạt động chao bán TPCP là rất quan trọng và cấp thiết Thị trường trái phiếu Chính phủ manh nha những rủi ro thì cơ quan quản lý

nhà nước đã kịp thời phát đi những cảnh báo rủi ro Thủ tướng Chính phủ

cũng đã có công điện dé tăng cường công tác quan lý, thanh tra, kiểm tra, phát hành trái phiếu Chính phủ Qua đó, dé phát triển thị trường trái phiếu

Chính phủ trong thời gian tới được an toàn bền vững, Chính phủ cần rà soát lại các cơ chế chính sách, tập trung sơ kết, tông kết dé sớm sửa đổi hoặc trình cấp có thâm quyền sửa đổi, hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động phát hành trái phiêu Chính phủ một cách chặt chẽ hơn.

22

Trang 33

KET LUẬN CHUONG 1

Tai chuong nay, luan van da tong quan nghiên cứu trước mắt một số vẫn dé lý luận về chào bán TPCP ra công chúng, củng cé trên nền thị trường trái phiếu.

Thứ nhát, luận văn đã khái quát và phân tích những vấn đề lý luận chung về hoạt động chào bán TPCP ra công chúng như khái niệm, đặc điểm, mục đích, vai trò và nguyên tắc đối với hoạt động chào bán TPCP ra công chúng Như vậy, Chào bán trái phiếu chính phủ là hoạt động chào bán trái phiếu

nhằm thu hút, huy động sự thoả mãn về vốn của chủ thé phát hành chào bán.

Thứ hai, khát quát và phân tích những lý luận chung về pháp luật chào bán TPCP ra công chúng, bao gồm: khái niệm và hệ thống cấu trúc của pháp luật về chào bán TPCP ra công chúng Qua đó, pháp luật về chào bán TPCP ra công chúng bao gồm các quy định về Chủ thể tham gia vào hoạt động chàobán trái phiếu chính phủ; Điều kiện chào bán trái phiếu chính phủ; Thủ tục , trình tự chào bán trái phiếu chính phủ; Các phương thức chào bán trái phiếu Chính phủ và Quy định về sự quản lý Nhà nước đối với hoạt động chào bán trái phiếu chính phủ.

Như vậy, việc nghiên cứu lý luận chung về hoạt động chào bán TPCP ra công chúng sẽ là tiền đề tạo cơ sở cho việc nghiên cứu, so sánh hay đối chiếu với các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về hoạt động chào bánTPCP ra công chúng, nhằm tìm ra những vấn đề pháp lý phát sinh trong quá

trình thực tiễn áp dụng pháp luật.

24

Trang 34

CHUONG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT CHAO BAN TRÁI PHIẾU

CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM

2.1 Quy định của pháp luật chào bán trái phiếu chính phủ ở Việt Nam 2.1.1 Chủ thể tham gia vào hoạt động chào bán trái phiéu chính phi

Theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ thé của tổ chức phát hànhcông cụ nợ Chính phủ là Bộ Tài chính Chủ thé đại diện phát hành trái phiếu

chính phủ chính là Bộ tài chính và luôn được phát hành từ Bộ tài chính[Š] Bộ

Tài chính sẽ ủy quyền xuống cho Kho bạc nhà nước dé chào bán trái phiếu dưới dang đấu thầu Các doanh nghiệp, tổ chức tài chính được bảo lãnh Chính phủ, ngân hàng nhà nước là chủ thể chào bán trái phiếu Sau khi đưa ra quyết định, Kho bạc Nhà nước sẽ công bố kế hoạch chào bán trái phiếu chính phủ ra công chúng Các thông tin bao gồm: Khối lượng phát hành dự kiến, kỳ hạn, lãi suất, Những thông tin này giúp các nhà đầu tư chủ động nguồn vốn dé tham gia vào các đợt chào bán trái phiếu.

Thông cáo của Bộ Tài chính cho biết thêm, bên cạnh các giải pháp chính sách tài chính, dé phát triển thị trường TPCP an toàn, lành mạnh và củng cố niềm tin của nhà dau tư, từng chủ thé tham gia trên thị trường tuân thủ theo

đúng quy định của pháp luật.

Theo đó, Chính phủ còn dư nợ trái phiếu phải có trách nhiệm đến cùng đối với nghĩa vụ nợ trái phiếu; chủ động minh bạch thông tin tình hình tàichính, khả năng trả nợ của Chính phủ thông qua kết quả xếp hạng tín nhiệm, kiểm toán báo cáo tài chính; công bố đầy đủ thông tin về tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu, tình hình sử dụng vốn từ chào bán trái phiếu; có tráchnhiệm thanh toán đầy đủ nghĩa vụ nợ trái phiếu theo phương án chào bán trái phiếu đã công bố thông tin cho nha dau tư, dé đảm bảo uy tín trên thị trường kinh tế.

25

Trang 35

Bên cạnh đó, về phía nhà đầu tư, cần có hiểu biết đầy đủ về quy định củapháp luật, tiếp cận đầy đủ thông tin về Chính phủ chào bán trái phiếu; đánhgiá kỹ tình hình tài chính của chủ thé chào bán; phân biệt rõ sản phẩm TPCP với tiền gửi ngân hàng; đánh giá mức độ rủi ro tương xứng với lợi nhuận khi đầu tư trái phiếu và chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình.

Cùng với đó, các tổ chức cung cấp dịch vụ có trách nhiệm nâng cao chất lượng dịch vụ, tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật và thực hiện nghĩa vụ báo cáo, cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà đầu tư mua trái phiếu; làm rõ sự khác biệt giữa TPCP và tiền gửi tiết kiệm ngân hàng và đảm bảo nhà đầu tư phải đáp ứng đủ điều kiện nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

2.1.2 Điều kiện chào bán trái phiếu chính phủ

Trái phiếu Chính phủ được Bộ Tài chính chấp thuận chào bán ra công chúng chỉ khi điều kiện chào bán TPCP được hiểu là những tiêu chuẩn, quy định mà pháp luật buộc tổ chức phát hành phải tuân thủ theo đúng trình tự, chính sách pháp luật đề ra Điều kiện vật chất và điều kiện về thủ tục là hai điều kiện chào bán trái phiếu Chính phủ ra công chúng Nhằm đảm bảo TPCP có tính rủi ro thấp, an toàn và bảo đảm tổ chức phát hành thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ đối với các nhà đầu tư, thì điều kiện vật chất là những điều kiện có liên quan đến những quy định về năng lực của tô chức phát hành.

Theo hệ thống pháp luật Việt Nam, chủ thé có tư cách pháp nhân đầy đủ và được pháp luật thừa nhận quyền chào bán trái phiếu Chính phủ thì mới có quyền được chào bán và được pháp luật ghi nhận Do đó, chủ thể có quyền phát hành TPCP chính là Bộ Tài chính Các nhà làm luật rất tập trung vào những năng lực cũng như tải quản lý, kiểm soát của Bộ Tài chính ví dụ nhưnăng lực tài chính tạo doanh thu, năng lực sản xuất — bảo đảm kinh doanh,năng lực huy động vốn, năng lực duy trì tình trạng tài chính tốt, bởi vì để có

26

Trang 36

thê đánh giá tốt khả năng thực hiện nghĩa vụ của chủ thể chào bán TPCP với nhà đầu tư thì những năng lực này là điều kiện tiên quyết không thê thiếu.

Qua những phân tích các điều kiện chung áp dụng cho hầu hết các trường hợp chao ban trái phiếu ra công chúng, ngoài ra trong từng trường hợp cụ thé, chủ thể chào bán buộc phải yêu cầu tuân thủ những điều kiện đặc thù nhất định Phụ thuộc vào từng loại trái phiếu Chính phủ, từng trường hợp chào bán mà các tiêu chí về điều kiện đặc thù rất đa dạng như kỳ hạn trái phiếu Chính phủ, mệnh giá phát hành, đồng tiền phát hành, hình thức phát hành TPCP, lãi

suất TPCP, phương thức thanh toán lãi, gốc TPCP và phương thức phát hành Cụ thé như: Trái phiếu chính phủ có 3 loại chủ yếu sau tín phiếu kho bạc, trai phiếu kho bạc và công trái xây dựng Tổ quốc Với tín phiếu kho bạc được phát hành theo phương thức đấu thầu, chủ thể tổ chức chào bán trực tiếp tổ chức đấu thầu tín phiếu kho bạc hoặc tô chức đấu thầu thông qua Sở giao dịch chứng khoán theo quy định của Bộ Tài chính; hoặc phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Còn với Trái phiếu Chính phủ được phát

hành theo phương thức đấu thầu phát hành, bảo lãnh phát hành và phát hành riêng lẻ theo quy định tại Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Nghị định

Tại đây, để chào bán Trái phiếu chính phủ tổ chức phát hành phải đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện chung khi chao bán trái phiếu ra công chúng Khoản 3 Điều 15 Luật Chứng khoán 2019 quy định về Điều kiện chào bán chứngkhoán ra công chúng có đề cập rằng đơn vị chào bán phải có cam kết thực hiện nghĩa vụ đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyên và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, Bên cạnh đó, khi thực hiện giaodịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán tổ chức chào bán phải có cam kếtvà thực hiện niêm yết trái phiếu sau khi kết thúc đợt chào bán; ngoài ra tổ chức phát hành phải chủ động mở tài khoản phong toả nhận tiền mua trái

27

Trang 37

phiếu của đợt chào bán; trong trường hợp phải xếp hạng về tín nhiệm và thời điểm áp dụng, theo quy định ban hành của Chính phủ phải có kết quả xếp

hạng tín nhiệm đối với đơn vị chào bán trái phiéu[1] Do đó, với mục tiêu

chào bán TPCP ra công chúng nhằm huy động nguồn vốn cho NSNN, cần phải đảm bảo tuân thủ đáp ứng những điều kiện chung của chào bán chứng khoán ra công chúng, cụ thê là trái phiếu Tuy nhiên, hệ thống pháp luật cũng

đưa những quy phạm pháp luật mà việc thực hiện chào bán TPCP ra công

chúng phải tuân theo những quy định, tôn chỉ riêng.

Nham tăng cường hoạt động thu hút vốn trung và dai hạn dé đáp ứng nhu cầu chi cấp bách của ngân sách nhà nước, phát triển nền kinh tế tài chính quốc gia, bên cạnh sự phát triển của thị trường trái phiếu nói chung và thị trường trái phiếu Chính phủ nói riêng, cùng với sự phát triển của nền kinh tế vĩ mô thì ngày càng giữ một vai trò quan trọng Trong đó giải pháp về phát triển hệ thống nhà tạo lập thị trường trên thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam là một trong các giải pháp quan trọng, dựa trên sự phát triển thị trường

trái phiếu Chính phủ một cách sâu rộng theo xu hướng và thông lệ quốc tế dé thúc day huy động vốn cho ngân sách nhà nước là yêu cầu cực kỳ cấp thiết.

Theo nguồn tin từ cổng thông tin điện tử thị trường trái phiếu, hệ thống nha tạo lập thị trường được thành lập lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1960 và cho đến nay phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới trong đó tại khu vực Châu Á hệ thống nhà tạo lập thị trường đã được thành lập và hoạt động tại Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Phillipines, Han Quéc, Thai Lan va Indonesia, Sự phát triển của hệ thống nhà tạo lập thị trường trên thị trường các nước xuất phát từ vai trò quan trọng đối với thị trường trái phiếu cụ thé là:

Một là, [5]nha tạo lập thị trường thực hiện nghĩa vụ chao giá với cam kếtđược hiểu là nhà tạo lập thị trường đóng vai trò phân phối vốn giữa tổ chức phát hành và nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp qua việc tham gia các phiên

28

Trang 38

dau thầu phát hành trái phiếu Chính phủ, hỗ trợ và tạo dựng một lượng cầu ôn định về trái phiếu Chính phủ trên thị trường sơ cấp; Hai là, nhà tạo lập thịtrường là người bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ khi nắm bắt nhu cầu đầu tư trái phiếu của nhà đầu tư và khả năng phát hành trái phiếu Chính phủ của tổ chức phát hành nhằm đảm bảo khối lượng trái phiếu Chính phủ thanh khoản khi chào bán; Ba là, nhà tạo lập thị trường là người cung cấp giá mua, giá bán thường xuyên đối với các mã trái phiếu chuân trên thị trường thứ cấp

dé tao gia chuẩn trên thị trường; khuyến khích tạo thanh khoản trên thị trường

thứ cấp Nhằm mục đích để hệ thống nhà tạo lập thị trường hoạt động hiệu quả trên thị trường trái phiếu, các nước quy định rõ các nghĩa vụ và quyên lợi

của thành viên.

Trong giai đoạn đầu phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ, hệ thống

nha tạo lập thị trường sẽ làm gia tăng hiệu quả va quy mô hoạt động của thi

trường do có giao dịch tài chính với khối lượng lớn hơn so với thị trường không có hệ thống các nhà tạo lập thị trường Hệ thống các nhà tạo lập thị trường mang lại lợi thế kinh tế nhờ quy mô của thị trường được cải thiện Việc cho phép tô chức chuyên nghiệp trở thành nhà tạo lập thị trường sẽ làmtăng tính cạnh tranh và hiệu quả của thị trường Ngoài ra, hệ thống các nhà tạo lập thị trường đem lại lợi ích cho tô chức phát hành trong việc hạn chế số lượng tổ chức tham gia các phiên đấu thầu và tham gia trên thị trường mở (đối với trường hợp tô chức phát hành là Ngân hang nhà nước) Dé phát triểnthị trường trai phiếu Chính phủ một cách bền vững ôn định, hệ thống nhà tạo lập thị trường đóng vai trò quan trọng trên thị trường trái phiếu Chính phủ và việc phát triển hệ thống nhà tạo lập thị trường chính là điều cốt lõi cần thiếttrong mục tiêu phát triển kinh tế của quốc

Theo kinh nghiệm các nước, để thành lập hệ thong các nha tao lập thị trường, Chính phủ các nước cần thiết lập môi trường hỗ trợ tốt nhất cho các

29

Trang 39

nhà tạo lập thị trường hoạt động hiệu quả và các điều kiện co ban dé thành lập hệ thống các nhà tạo lập thị trường bao gồm: thị trường trái phiếu Chính phủ phải có quy mô đủ lớn để có hoạt động giao dịch thông suốt trên thị trường

thứ cap, dam bảo tính thanh khoản của trái phiếu dé hỗ trợ các nhà tạo lập thị trường hoạt động có lợi nhuận mà không cần tài trợ từ Chính phủ; thị trường trái phiếu Chính phủ phải có khuôn khổ pháp lý được ban hành đầy đủ, rõràng: trong đó việc tổ chức phát hành công khai minh bạch từ kế hoạch pháthành đến xác định giá trái phiếu dé tạo điều kiện tốt cho nhà đầu tư khi tham gia đầu tư trên thị trường trái phiếu Chính phủ; cơ chế hỗ trợ thanh khoản trái phiếu để các nhà tạo lập thị trường có thé chao gia bắt buộc 2 chiều trên thị

trường thứ cấp.

Qua đó, ta có thể nhận định rằng việc chủ yếu các nhà tạo lập thị trường là các ngân hàng thương mại hoan toàn phù hợp với xu hướng phát triển của thịtrường trái phiếu Chính phủ Thị trường trái phiếu Chính phủ là nơi huy động vốn cho ngân sách nhà nước và thường có khối lượng giao dịch lớn Các nhà tạo lập thị trường có vai trò chính là kênh phân phối giữa t6 chức phát hành và nhà đầu tư, ngoài ra các nhà tạo lập thị trường còn là người cung cấp giá chào mua chảo bán, tạo giá cả chuẩn trên thị trường.

Vì vậy các quốc gia thường quy định các tiêu chí và nghĩa vụ (như khối lượng mua trái phiếu Chính phủ tối thiểu trên thị trường sơ cấp, bậc định mức xếp hạng tín nhiệm, khối lượng giao dịch trái phiếu thị trường thứ cấp tốithiểu, cam kết chào giá mua giá bán trên thị trường) ở mức cao đối với các

nha tao lập thị trường Ngân hàng thương mai với vai trò là trung gian tai

chính là nơi lưu chuyển dòng vốn giữa tiền gửi tiết kiệm cá nhân, tô chức tới các tổ chức có nhu cầu sử dụng vốn; đồng thời các ngân hàng thương mai có tiềm lực tài chính lớn trên thị trường là tổ chức thích hợp nhất dé trở thành

30

Trang 40

nhà tạo lập thị trường và hoạt động một cách có hiệu quả trên thị trường trái

phiếu Chính phủ.

Việc chào bán TPCP nhằm huy động vốn bù đắp thiếu hụt ngân sách tác động đến mọi loại lãi suất của thị trường Đề kích thích sản xuất trong nền kinh tế, tránh tập trung nguồn lực vốn vào Chính phủ, các Ngân hàng TWbuộc phải có những động thái như thắt chặt tiền tệ, đưa ra các quy định liên quan đến nguồn vốn đầu tư của các chế định tài chính Qua đó, việc giới hạn đầu tư, đối với các thị trường phụ thuộc chủ yếu vào hệ thong tai chinh thi ảnh hưởng rat lớn đến tính thanh khoản của thi trường TPCP.

2.1.3 Các phương thức chào bán trái phiếu chính phi

Theo quy định của pháp luật hiện hành, TPCP được chào bán trong nước

không phải đăng ký phát hành, cũng như chủ thể phát hành được miễn đăng ký phát hành chứng khoán ra thị trường, đó là Chính phủ Nhằm chào bán chứng khoán ra công chúng và tiến hành giao dịch trên thị trường chứng khoán (TTCK), bất cứ chủ thé nào đều phải tiến hành đăng ký phát hành chứng khoán ra công chúng tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Tuy nhiên theo quy định của hệ thống các văn bản pháp luật, có một số

trường hợp không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, đó là:

công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do ngân hàng chính sách phát hành, trái phiếu chính quyền địa phương: trái phiếu của té chức tài chính quốc tế được Chính phủ Việt Nam chấp thuận[ I].

Nhăm phục vụ cho công tác huy động vốn, liên quan đến van đề vay nợ nước ngoài, khi chào bán TPCP ra thị trường quốc tế phải hết sức lưu ý và chú trọng van dé này Bởi vi có mức độ ảnh hưởng đến an ninh và chủ quyền quốc gia, do đó việc chào bán TPCP ra thị trường quốc tế cần phải có sự quản lý nghiêm ngặt nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn vốn, cũng như tránh

tinh trạng nợ nan tác động ảnh hưởng đên nên kinh tê dat nước Vi vậy, đê

31

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w