1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Hoàn thiện quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam

123 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam
Tác giả Vũ Địch Phong
Người hướng dẫn PGS.TS. Dương Đức Chính
Trường học Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 31,71 MB

Nội dung

Khái niệm chống tham nhũng Chống tham nhũng là toan bộ các hoạt động của cơ quan nhà nước có thâm quyền trong hoạt động phòng chống tham nhũng khi thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mì

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

VŨ ĐỊCH PHONG

Chuyên ngành: Quản trị nhà nước và Phòng, chống tham nhũng

Mã số: 8380101.09

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS DƯƠNG ĐỨC CHÍNH

HÀ NỘI, 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quảnêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu,

ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi

đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả nghĩa vụ tài chính theo quy

định của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật xem xét dé tôi

có thé bảo vệ Luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Trang 4

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

09099) 897957577 iDANH MỤC TU VIET TÁẮTT 2 ®SE2EE+EE£EE£EEE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEE7E 7E EcEkerkreg V

CHUONG 1: NHUNG VAN DE LY LUAN VE PHONG CHONG THAM

NHUNG VA PHAP LUAT PHONG CHONG THAM NHUNG TRONG LINH

VUC Y TE oie Ả ÔỎ 7

1.1 Khái quát chung về tham nhũng, phòng chống tham nhũng và pháp luật phòngchống tham những trong lĩnh vực y tẾ ¿- 2-2 ++£++£+EE+EE£EEE+ESEEEEErEerrkrrkerxee 71.1.1 Khái niệm tham nhũng và phòng chống tham nhũng - 2-2-2 71.1.2 Khái niệm y tế và lĩnh vực y tẾ - 22 +¿+2++2E++EE+2EEt2EEeEEerkrsrkrrrrsrke 101.1.3 Khái niệm về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế - 141.2 Khái quát chung về pháp luật phòng chống tham nhũng và pháp luật phòng chốngtham nhũng trong lĩnh vực y tẾ -¿- + 2 2 %2 +E£SE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkrrkrree 151.2.1 Khái quát pháp luật về phòng chống tham nhũng ¿2 2 s2 52 151.2.2 Khái quát về pháp luật phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế 291.3 Hệ quả của tham những trong lĩnh vực y tẾ -¿- + ©+s+2cx+zzxvrxesrxs 311.3.1 Hệ qua của tham nhũng trong lĩnh vực y tế với quyền con người 31

1.3.2 Hệ quả của tham nhũng trong lĩnh vực y tế với sự phát triển kinh tế - xã hội 32

1.4 Mối liên hệ giữa tham nhũng trong lĩnh vực y tế và quyền được chăm sóc sức

Kho6e 00ir8i0ì Ni: 0 4 33

1.5 Một số đặc trưng và tiêu chí đánh giá việc hoàn thiện pháp luật về phòng chốngtham nhũng trong lĩnh WUC y tẾ 2¿- 2¿©5£©+£+EE+2EE£EEESEESEEEEEEEEEEEkrrrkrrresree 361.5.1 Một số đặc trưng của tham nhũng trong lĩnh vực y tẾ -z=ss 361.5.2 Một số tiêu chí đánh giá hoàn thiện pháp luật lĩnh vực y tế 421.6 Một số khuyến nghị của các tổ chức quốc tế về phòng chống tham những tronglĩnh vực y tế và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam - -«+++ 45

1

Trang 5

1.6.1 Một số khuyến nghị của tổ chức y tế thế giới về phịng chống tham những trong

lĩnh VựC y tỂ 2-52 5<2E2EE1EEEE2112112112717112112111111211111111111 11.11011111 nrre 45

1.5.2 Các bài học kinh nghiệm và giá trị tham khảo cho Việt Nam về phịng chống

tham nhũng trong lĩnh vực y tẾ ¿- 2 2 E+SE£+E£EE2EESEEEZEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrkrrer 54

Kết luận chương l - ¿- 25252222 EEEEEEEEE1211211217171111111 1111111111 56

CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG PHAP LUẬT VE PHỊNG CHĨNG THAM NHŨNGTRONG LĨNH VỰC Y TE VÀ THUC TIEN THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM 58

2.1 Thực trạng pháp luật về phịng chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam 582.1.1 Luật phịng chống tham những - 2-2 2+ SE+EE+EE£EE+EE2EEEEerEerkerxrrkrree 58

2.1.2 Các văn bản trong chính phủ của Bộ Y tế về phịng chống tham nhũng 61

2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về phịng chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế ở

"Việt NaIm - - - Q 301011111 1223311111190 111K n9 Hy 64

2.2.1 Khái quát chung về hệ thống y tế Việt Nam -. ¿2¿©++cx++zx+zxee 642.2.2 Thực hiện pháp luật về phịng chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế ở

VISt NAM 00n-icểễểễïễyriid'tddd 70

2.3 Đánh giá pháp luật va tình hình thực hiện pháp luật về phịng chống tham nhữnglĩnh vực y tế ở Việt NaIm St st tt 1E 1 1511115151111151111111111111111111e11 51 xe.732.3.1 Két qua dat QUOC ng aaậ14< 73

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân cecceeceeseesessessecsessessessecseessessessesssessessessessessesseeseees 79Kết luận chương 2 - 2-2 5£ 22EESEEEEE2E12E157121121121121111211 2111111111111 93

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU

QUÁ THỰC HIỆN PHAP LUAT VE PHONG CHĨNG THAM NHŨNG

TRONG LĨNH VỰC Y TE Ở VIỆT NAM -5¿©7cc2cxccxerksrkeerxees 95

3.1 Định hướng hồn thiện pháp luật về phịng chống tham nhũng lĩnh vực y tế ở

3.2 Các giải pháp hồn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật vềphịng chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam -¿5z5+ 993.2.1 Các giải pháp hồn thiện pháp luật về phịng chống tham nhũng trong lĩnh vực

y tế ở Việt Nam -¿- ¿52+ ExSEE22112112712112112111111121111111111111 111111 cre 99

iii

Trang 6

3.2.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về phòng chống thamnhũng chính sách trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam -¿- 2+cs+xzxz+xz+rsee 100

;€0801000000 1i :3: 107KET LUẬN -2 5225< SE 2E 2E2112712712112112112111121111.111111 11.111 108

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -2-©22©222+2£xevczzcrrxeee 110

IV

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIET TAT

Luật Phòng chồng tham nhũng năm 2018 số 36/2018/QH14

Luật bảo hiểm y tế Luật Bảo hiểm y tế sửa đôi 2014 số 46/2014/QH13

Nghị định | Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định chỉ tiết một số điều và59/2019/NĐ-CP, biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng

Nghị định | Nghị định 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản, thu nhập

130/2020/NĐ-CP của người có chức vụ, quyên hạn trong cơ quan, tô chức,

don vi.

Nghị định số

151/2017/NĐ-CP

Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điêu

của Luật quản lý, sử dụng tài sản công.

Trang 8

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Quyền được chăm sóc sức khỏe là một nhân quyền cơ bản cần được đáp ứng ở

mọi lúc, mọi nơi Sức khỏe là tài sản giá tri nhất đối với mỗi cá nhân, vì vậy nên chămsóc sức khỏe là một nhu cầu cơ bản, thiết yếu ở mọi xã hội Nhà nước có trách nhiệm

tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế một cách công

băng, bình dang, kịp thời và tôn trọng phẩm giá người bệnh Ở những quốc gia pháttriển trên thế giới, người dân được thụ hưởng giáo dục và y tế một cách nhân đạo vàkịp thời dẫn đến chất lượng cuộc sống người dân tăng cao từ đó lại đóng góp vào sựphát triển của quốc gia Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều các thách thức về kinh

tế và xã hội với nguy cơ chưa giàu đã già hiện hữu trước mắt Thời kỳ dân số vàng ở

Việt Nam bắt đầu từ năm 2006 và dự kiến kết thúc vào 2042 Như vậy, Việt Nam có

36 năm ở trong tình trạng dân số vàng và cần tận dụng lợi thế này để phát triển kinh

tế, xã hội Hiện tại lĩnh vực y tế ở Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều thách thức vềkhả năng đáp ứng nhu cầu của người dân Tình trạng quá tải bệnh viện diễn ra quápho biến tại đa số các bệnh viện từ trung ương tới địa phương Đại dịch Covid-19 làminh chứng bộc lộ rõ nét nhất hiện trạng và sự yếu kém của việc tô chức quản lý lĩnhvực y tế trước những nguy cơ khẩn cấp Cũng chính từ đại dịch đã nảy sinh ra rấtnhiều các cơ hội mua sắm, tiêu dung trong lĩnh vực y tế của người dân khiến cho các

vụ việc liên quan đến tham nhũng trong đại dịch nở rộ Các bác sĩ giỏi nhất là giámđốc các bệnh viện tuyến dau tại trung ương, các giám đốc trung tâm kiêm soát bệnhtật tại các tỉnh thành bị khởi tố là minh chứng rõ nét cho thấy sự xâm chiếm của thamnhũng vào lĩnh vực y tế ở Việt Nam Tham nhũng trong lĩnh vực y tế “bòn rút” nguồnlực công, ban cùng hóa người nghèo, gây ton thất niềm tin của nhân dân vào hệ thống

y tế Với sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 đã bộc lộ những yếu kém, sai phạmtrong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế Y tế là một trong những lĩnh vực đặc thù vànhu cầu khám chữa bệnh luôn luôn cần kíp, pháp luật nếu không tạo ra cơ chế đảmbảo vận hành hệ thong một cách tron tru sẽ có thé gây thiệt hại tính mạng của rất

nhiêu bệnh nhân Mặc dù đã có nhiêu vụ án “điêm” được khởi tô nhưng tình trạng

Trang 9

tham nhũng trong lĩnh vực y tế vẫn không thuyên giảm mà vẫn tiếp tục diễn ra dưới

sự cau kết và bảo trợ một cách hết sức tinh vi Điều này cho thấy, các quy định pháp

luật về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế chưa thực sự phát huy được hếthiệu quả, chưa đảm bảo tính nghiêm minh, kip thời ran đe, trấn ap động cơ tham

nhũng của tội phạm Ngoài ra, tình trạng tham nhũng vặt trong hoạt động khám chữa

bệnh cũng diễn ra phổ biến Việc bác sĩ, nhân viên y tế thiếu trách nhiệm hoặc vòivĩnh dé nhận tiền riêng của người bệnh dé thực hiện khám chữa bệnh vẫn diễn ra.Những hành động trên vừa vi phạm chuẩn mực đạo đức vừa vi phạm pháp luật đòihỏi có những biện pháp đề giải quyết triệt dé dé bảo vệ quyên được tiếp cận y tế bằng,

hiệu quả, kịp thời của người dân.

Xuất phát từ thực trạng tham những trong lĩnh vực y tế hết sức nhức nhối từtrước, trong đại dịch và sau đại dịch, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài hoàn thiệnpháp luật phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam dé tìm hiểu vềthực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế

Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề một cách bao quát từ tham nhũngvặt tới tham nhũng chính sách trong lĩnh vực y tế Thông qua các nguồn tài liệu thứcấp và các phương pháp nghiên cứu định tính, đề tài sẽ chỉ ra thực trang, nguyên nhân

và giải pháp dé hoàn thiện pháp luật về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế

ở Việt Nam.

2 Tinh hình nghiên cứu đề tài:

Tham nhũng là một chủ đề được đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây

Đề tài có sự vận dụng các công trình đi trước về tham nhũng và phòng chống thamnhũng Tiếp tục phát triển để nghiên cứu đề tài sâu hơn trong lĩnh vực y tế ở ViệtNam một lĩnh vực đặc thù đang gây ra nhiều dư luận, bức xúc trong xã hội

Các nghiên cứu về phòng chống tham những được quan tâm và thực hiện bởi

nhiều thế hệ các nhà khoa học trong các lĩnh vực khoa học chuyên ngành bao gồm cả

Trang 10

nhũng, tiêu cực là một cuốn sách mang tính chất định hướng, là nền tang dé các côngtrình nghiên cứu khoa học sau này kế thừa Trong cuốn sách này, xác định thamnhũng là giặc nội xâm phải nhất quyết phòng chống Tổng bí thư đã tổng kết thànhtựu dau tranh phòng chống tham nhũng và xây dựng Dang qua từng thời kì, rút ra

những bài học thực tiễn và đưa ra định hướng chiến lược cho hoạt động phòng chống

tham những: Kiên quyết, kiên trì, dau tranh không có vùng cam, không có ngoại lệ,hoàn thiện thé chế chính sách dé không dám tham nhũng, không thé tham nhũng,không muốn tham nhũng, không cần tham nhũng

Các nhà khoa hoc tai Trường đại học Luật — Đại học Quốc gia Hà Nội đã tiênphong nghiên cứu rất nhiều công trình có giá trị về hoạt động quản trị nhà nước vàphòng chống tham nhũng như: Sách chuyên khảo: “Các lý thuyết, mô hình, cách tiếpcận về quản trị nhà nước và phòng chống tham nhũng” do Nguyễn Quế Anh, VũCông Giao, Nguyễn Hoàng Anh làm chủ biên đã tong hợp 38 bài báo của các chuyêngia và nhà khoa học về các lý thuyết và mô hình về phòng chống tham nhũng Cuốnsách đã cung cấp hệ thống lý luận có giá trị nền tang dé tiếp tục phát trién nhiều hướngnghiên cứu trong phòng chống tham nhũng các lĩnh vực chuyên ngành cụ thể

Công trình: "Ủy nhiệm" và "hành động tập thể": So sánh hai cách tiếp cậntrong phòng, chống tham nhũng của tác giả Đặng Thị Mỹ Hạnh, Vũ Công Giao đãNghiên cứu hai cách tiếp cận chính về phòng, chống tham nhũng: thuyết hành độngtập thé (collective action theory) và thuyết ủy nhiệm (princial - agent theory), so sánhhai cách tiếp cận này với nhau

Đi sâu vào từng lĩnh vực chuyên ngành, đã có một số công trình nghiên cứu

về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục, đầu tư cơ bản, giao thông đường

bộ như:

Bài viết: “Tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục, y tế công - Thực trạng, nguyênnhân và giải pháp” của tác giả Vũ Minh Châu trên Trang điện tử Viện Chiến lược vàKhoa học thanh tra đã lí giải bản chất và nguyên nhân tham nhũng trong lĩnh vực y

tế và giáo dục Bài viết cũng đã đề xuất mốt số giải pháp dé phòng chống tham nhũnglĩnh vực y tế, giáo dục

Luận văn “Phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam

Trang 11

-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Hoàng Anh Tuấn bảo vệ tại TrườngĐại học Luật Hà Nội năm 2010 Công trình này đã đưa ra một số giải pháp phòngchống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục, các kiến nghị hoàn thiện pháp luật đểphòng chống tham nhũng.

Công trình: “Một số giải pháp phòng, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũngtrong đầu tư xây dựng cơ bản do vốn nhà nước cấp” của tác giả Quách Đình Lực trênTạp chí Nghề Luật của Học viện Tư pháp - Số 8 năm 2022 Công trình này đã tổngkết hiện trạng về tham những trong đầu tư xây dựng cơ bản, đưa ra một số giải pháp

hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.

Quá trình nghiên cứu tài liệu, tác giả nhận thấy rằng có một khoảng trống lớn

trong các nghiên cứu về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế Từ đó, tác giảquyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống thamnhũng trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam”

3 Mục đích và nhiệm vu của nghiên cứu

3.1 Mục đích

Mục đích của luận văn là tìm ra những lỗ hồng, bất cập trong pháp luật về quản

lý nhà nước trong lĩnh vực y tế dẫn đến tình trạng tham nhũng trong lĩnh vực y tế, từ

đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật dé nâng cao hiệu quả phòng chống thamnhũng trong lĩnh vực y tế

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, đưa ra cơ sơ lý luận về khái niệm y tế, khái niệm tham nhũng tronglĩnh vực y tế, phân loại các loại hình tham nhũng tôn tại trong lĩnh vực y tế

Thứ hai, chứng minh tính đặc thù của lĩnh vực y tế và chỉ ra những nguyên

nhân khiến tham nhũng dễ dàng nảy sinh trong lĩnh vực này, chỉ ra các kinh nghiệm

tốt, tình huống điền hình trong việc phòng chống tham những trong lĩnh vực y tế dựa

trên kinh nghiệm quốc tế.

Thứ ba, đánh giá thực trạng pháp luật về lĩnh vực y tế để xác định những thànhtựu, hạn chế trong pháp luật về pháp luật phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực y

tế, pháp luật quản lí nhà nước lĩnh vực y tế

Trang 12

Thứ tư, đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực thi pháp luật về phòngchống tham những trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam.

4, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu những quy định pháp luậtđiều chỉnh các quan hệ xã hội về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế: cácluật phòng chống tham nhũng, các văn bản chỉ đạo về thực hiện phòng chống thamnhũng trong lĩnh vực y tế

4.2 Pham vi nghiên cứu

a) Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu pháp luật trong phòng chống tham

nhũng lĩnh vực y tế, thực tiễn thực hiện pháp luật, tìm ra những hạn chế vànguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và

nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật

b) Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu về phòng chống tham nhũng

trên toàn lãnh thổ Việt Nam (trừ y tế trong quân đội và công an)c) Phạm vi về thời gian: Luận văn được nghiên cứu với mốc thời gian trong

khoảng 10 năm trở lại đây từ năm 2013 cho đến 2022

5 Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa

Mác Lé-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, chủ trương, đường lốicủa Đảng và nhà nước ta về phòng chống tham nhũng Đề giải quyết những nhiệm

vụ cụ thê do đề tài đặt ra, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác

nhau như:

Phương pháp nghiên cứu học thuyết pháp lý: tác giả sẽ phân tích các lý thuyết

về phòng chống tham nhũng từ các học giả trong và ngoài nước đề từ đó lí giải nguyên

nhân của tham nhũng trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam.

Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân chia các vẫn đề lớn, phức tạp thànhnhững vấn đề nhỏ, chỉ tiết, cụ thể hơn Sau khi phân tích sẽ tổng hợp lại và kháiquát dé đưa tới sự nhận thức tông thé về van đề tham nhũng trong lĩnh vực y tế ở

Việt Nam;

Trang 13

Phương pháp quy nạp và diễn dịch: đề tài đi từ những vấn đề chung đến nhữngvan đề riêng, từ những hiện tượng riêng lẻ đến những cái chung;

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả cũng sử dụng phương pháp so sánh pháp

luật, hệ thống hóa, mô hình hoá và phân tích, tổng hợp các quan điểm, số liệu từ các

công trình nghiên cứu khác.

6 Y nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Về mặt lý luận đề tài sẽ vẫn dụng các lý thuyết về tham nhũng và phòng chốngtham nhũng ở Việt Nam và trên thế giới để lý giải nguyên nhân của tình trạng thamnhững vặt, tham nhũng lớn, tham nhũng chính sách trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam Việclàm này là vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát và phòng chống tham nhũng tronglĩnh vực y tế Đề tài còn tập trung chứng minh tính đặc thù của lĩnh vực y tế khiến cho

lĩnh vực này dễ nảy sinh tình trạng tham nhũng Việc làm này sẽ giúp nhà quản lý và lậppháp có sự quan tâm đúng mực và giải pháp phù hợp trong việc xây dựng các quy tắc,

quy định pháp lý dé kiếm soát và phòng chống tham nhũng Ngoài ra, đề tài còn phântích, tong hợp, thống kê các số liệu về tình trạng tham những dé đưa ra một bức tranh

toàn cảnh đánh giá những mặt tích cực, hạn chế của thực trạng các quy định pháp luật

trong lĩnh vực quản lí nhà nước về y tế

Về mặt thực tiễn, đề tài đề xuất các giải pháp phù hợp với những lý giải về

nguyên nhân của tình trạng tham nhũng vặt, tham nhũng chính sách trong lĩnh vực y

tế Từ đó đóng góp các giải pháp mang tính chất tham khảo, gợi mợ giúp nhà làm luật

có thé có thêm các cơ sở khoa học phục vụ cho việc sửa đôi, bố sung, hoàn thiện cácquy định pháp luật trong lĩnh vực y tế

7 Kết cau đề tài luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo Luận văn gồm 3chương với các nội dung cơ bản như sau:

Chương 1: Những van dé lý luận về phòng chống tham nhũng và pháp luậtphòng chống tham những trong lĩnh vực y tế

Chương 2: Thực trạng pháp luật về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực y

tế và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp

luật về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam

Trang 14

CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE PHÒNG CHÓNG

THAM NHŨNG VÀ PHÁP LUẬT PHÒNG CHÓNG THAM NHŨNG

TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

1.1 Khái quát chung về tham nhũng, phòng chống tham nhũng và pháp luậtphòng chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế

1.1.1 Khái niệm tham nhũng và phòng chống tham những

1.1.1.1 Khái niệm tham những

Tham nhũng là khái niệm được quan tâm và nghiên cứu bởi nhiều ngành khoahọc khác nhau Theo cách định nghĩa chiết tự "tham" có nghĩa là lòng tham, hammuốn có được sự sở hữu hoặc thụ hưởng lợi ích cá nhân, từ "nhũng" có nghĩa là sửdụng quyền lực hoặc tài nguyên dé đạt được lợi ích đó Khi kết hợp lại, từ "thamnhũng" chỉ ra hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật của việc sử dụng quyền lực hoặctải nguyên dé đạt được lợi ích cá nhân một cách không chính đáng và không hợp lệ

Tham nhũng là một từ chỉ một hành vi xấu, mang hàm ý tiêu cực, chỉ sự tha hóa khỏi

bản chất, lệch lạc chuẩn mực trong hành vi của một người so với chức năng, nhiệm

Tham nhũng được hiểu là một hành vi vi phạm pháp luật với hình thức lỗi cố

ý Người tham nhũng nhận thức được hậu quả của hành vi và mong muốn hành vixảy ra dé có thé thu được lợi ích vật chat, lợi ích phi vật chất cho mình hoặc ngườikhác Động cơ dẫn đến hành vi tham nhũng chắc chăn là động cơ vụ lợi xuất phát từnhu cầu trong đời sống cá nhân hoặc do lòng tham của cá nhân

Tham nhũng trong lĩnh vực y tế là những hành vi tham nhũng phát sinh trong

hệ thống y tế Việt Nam, bởi các chủ thé có chức vụ quyên hạn trong lĩnh vực y tế

được thực hiện vì mục đích vụ lợi trước, trong hoặc sau quá trình khám chữa bệnh,

hỗ trợ khám chữa bệnh hoặc quản lý nhà nước về khám chữa bệnh

Trang 15

Các chủ thé có chức vụ quyền han trong lĩnh vực y tế rat đa dạng từ bác sĩ, giám

đốc bệnh viên, công chức làm việc trong cơ quan quản lý nhà nước về y tế, viên chứclàm việc trong các cơ sở thực hiện hoạt động hỗ trợ khám chữa bệnh Tắt cả các cá nhân

tham gia vào hệ thống y tế từ khám chữa bệnh cho đến quản lý nhà nước, hỗ trợ khám

chữa bệnh đều có thé là chủ thé của hoạt động tham nhũng trong lĩnh vực y tế

Theo Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, khám bệnh là việc người hànhnghề khám bệnh, chữa bệnh sử dụng kiến thức, phương pháp, kỹ thuật chuyên môn

dé đánh giá tình trạng sức khỏe, nguy cơ đối với sức khỏe và nhu cầu chăm sóc sứckhỏe của người bệnh Chữa bệnh là việc người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sử

dụng kiến thức, phương pháp, kỹ thuật chuyên môn để giải quyết tình trạng bệnh,

ngăn ngừa sự xuất hiện, tiến trién của bệnh hoặc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏecủa người bệnh trên cơ sở kết quả khám bệnh Hành vi tham nhũng trong lĩnh vực y

tế có thể được thực hiện trước, trong hoặc sau quá trình khám chữa bệnh, hỗ trợ khám

chữa bệnh hoặc quản lí nhà nước về khám chữa bệnh

Lợi ích thu được từ hành vi tham nhũng trong lĩnh vực y tế có thể bao gồm lợiích vật chất và lợi ích phi vật chất Lợi phi vật chất bao gồm các loại tiền, tài sản, giấy

tờ có giá hoặc các quà tặng, vật dụng có giá trị Lợi phi tinh thần có thé bao gồm tình

dục, khen thưởng, cơ hội học tập, cơ hội du lịch nghỉ dưỡng, lợi ích phi vật chất khác

v.v Người thụ hưởng lợi ích của tham nhũng vặt có thê là người có hành vi tham nhữngnhưng cũng có thê là những người thân, người quen có quan hệ với người tham nhũng

1.1.L2 Khái niệm phòng tham những

Phòng tham nhũng là toàn bộ các hoạt động của cơ quan nhà nước có thầmquyên trong hoạt động phòng chống tham nhũng khi thực hiện các chức năng nhiệm

vụ của mình và tập trung vào các hoạt động giảm thiểu cơ hội phát sinh tội phạmtham nhũng, giảm thiểu các lợi ích thu được từ tham những, tăng cường khả năng

phát hiện tham nhũng.

Phòng tham nhũng là các biện pháp mang tính chất chủ động, phòng ngừa

trước các rủi ro của tham nhũng phát sinh, chủ động ngăn chặn tham nhũng trước khi

tham nhũng có cơ hội được thực hiện, răn đe đối tượng có chức vụ quyền hạn dé

không dám tham nhũng, không thể tham nhũng

Trang 16

Phòng tham nhũng là các biện pháp khó khăn nhưng hiệu quả về mặt dài hạn

đối với xã hội vì các biện pháp phòng ngừa tuy đặt ra những tốn kém chi phí ngắn

hạn nhưng lại mang lại những lợi ích về dài hạn Thay vì “thả gà ra đuổi” và sau đó

không biết được có khả năng thu hồi tài sản của tội phạm tham nhũng hay không thìcác biện pháp phòng ngừa tham những triệt tiêu luôn những rủi ro đó.

Biện pháp phòng ngừa tham nhũng thường tập trung các các hoạt động như

tăng cường sự công khai, minh bạch, thiết lập trách nhiệm giải trình từ bộ máy nhà

nước dé không dám tham nhũng Các biện pháp giáo dục liêm chính dé người phạm

tội không muốn tham nhũng Xây dựng các cơ chế pháp luật một cách chặt chẽ, có

sự kiểm tra giám sát thường xuyên dé tội phạm tham nhũng không thé tham nhũng

dễ dàng.

1.1.1.3 Khái niệm chống tham nhũng

Chống tham nhũng là toan bộ các hoạt động của cơ quan nhà nước có thâm

quyền trong hoạt động phòng chống tham nhũng khi thực hiện các chức năng nhiệm

vụ của mình và tập trung vào các hoạt động phát hiện và xử lý tội phạm tham nhũng,

áp đặt các chế tài bất lợi như chế tài hình sự, hành chính, kỷ luật lên người vi phạmpháp luật phòng chống tham nhũng

Các biện pháp chống tham nhũng được áp dụng trước tiên phải tập trung vào

việc xác định các lĩnh vực có rủi ro tội phạm cao, từ đó cơ quan nhà nước lên các kế

hoạch cho việc thanh tra, kiểm tra, giám sát để phát hiện tham nhũng Ngoài ra, cơquan nhà nước có thé phát hiện tham những thông qua việc tiếp nhận nguồn tin báo

về tội phạm từ cá nhân, tổ chức, cơ quan báo chí Cùng với đó, qua hoạt động tiếp

công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, cơ quan nhà nước cũng thu thập

được các nguồn tin về tội phạm và từ đó có cơ sở dé tiép tục thực hiện các hoạt động

xử lý tham nhũng.

Xử lý tham nhũng bao gồm toàn bộ các biện pháp dé có thé áp dung các chếtài đối với hành vi tham nhũng Các hành vi tham nhũng vặt, nhũng nhiễu của cán bộ,công chức chưa đến mức phải xử lý hành chính, xử lý hình sự thì các cơ quan có thê áp

dụng chế tài kỷ luật đối với các hành vi này Nếu đã phát sinh trách nhiệm hành chính,

Trang 17

trách nhiệm hình sự thì cơ quan phát hiện được hành vi tham nhũng phải căn cứ vào chức

năng nhiệm vụ của mình và phối hợp với các cơ quan tư pháp có liên quan đến tiễn hành

xử phạt hành chính hoặc bắt đầu quy trình tố tụng hình sự

Ngoài các hoạt động phát hiện tham nhũng và xử lý tham nhũng, các biện phápchống tham nhũng còn bao gồm các hoạt động hợp tác quốc tế với các quốc gia trên

thế giới để phòng chống tội phạm tham những, tội phạm xuyên biên giới, tội phạmchiến tranh, tội phạm rửa tiền Các loại tội phạm này đều có mối liên hệ mật thiết với

nhau và gắn với các nhóm tội phạm có tô chức, hoạt động xuyên quốc gia, xuyên biên

giới Muốn bảo vệ an ninh trật tự quốc gia, các cơ quan nhà nước phải hợp tác quốc

tế dé kiểm soát sự chuyền dịch của tội phạm, kiểm soát dòng tiền tư hoạt động phạm

tội mà có được.

1.1.2 Khái niệm y tế và lĩnh vực y tế

1.1.2.1 Khái niệm y tế

Khái niệm "y tế" bắt nguồn từ nguyên học Latin "medicina," và từ "medicus,"

có nghĩa là "bác sĩ" hoặc "người trị liệu [2] Trong tiếng Latin cô đại, "medicina" còn

liên quan đến việc chữa trị bệnh tật và duy trì sức khỏe Từ "y tế" được sử dụng rộngrãi trong nhiều ngôn ngữ và là một thuật ngữ tổng quát dé ám chỉ lĩnh vực liên quan

đến sức khỏe con người và các hoạt động liên quan đến chăm sóc, phòng ngừa bệnh,

nghiên cứu y học, và quản lý sức khỏe [2]

Trong thời kỳ tiền lịch sử và y học cổ đại, các nguyên tắc y học chủ yếu dựa vào

kiến thức dân gian và kinh nghiệm truyền miệng Y tế thường được thực hành bởi cácthầy thuốc hoặc người thường có kiến thức về các phương thuốc tự nhiên và thảo dược.Thuật ngữ "y tế" có thé không được sử dụng cụ thé như ngày nay, nhưng các khái niệm

liên quan đến việc duy trì sức khỏe va điều trị bệnh đã tồn tại từ xa xưa

Với sự phát triển của cách mạng công nghiệp và việc tiến hóa từ nông nghiệpđến sản xuất công nghiệp, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe tăng lên đáng kê Bệnh việnhiện đại và cơ sở y tế được xây dựng dé cung cấp chăm sóc tốt hơn Thuật ngữ "y tế"trở nên phô biến hơn và thường được liên kết với việc cung cấp chăm sóc sức khỏetới cộng đồng lớn hơn Y tế hiện đại đã trở thành một phan quan trọng của cuộc sống

đô thị và xã hội [2]

10

Trang 18

Thế kỷ 20 chứng kiến sự xuất hiện của lĩnh vực y té công cộng, nơi sự chú

trọng được đặt vào việc phòng ngừa bệnh tật và quản lý sức khỏe cộng đồng Các

chương trình tiêm chủng, giám sát dịch bệnh và quản lý sức khỏe trở thành ưu tiên

hàng đầu Thuật ngữ "y tế" trong thời kỳ này bắt đầu ám chỉ không chỉ việc cung cấpchăm sóc cá nhân mà còn việc quản lý và duy trì sức khỏe cộng đồng Y tế công cộng

và quản lý sức khỏe trở thành một phần quan trọng của lĩnh vực này

Trong xã hội hiện đại, y tế đã trở thành một vấn đề toàn cầu Các tô chức quốc

tế như WHO và UNICEF đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của

toàn bộ thế giới và đối phó với các dịch bệnh toàn cầu như HIV/AIDS và

COVID-19 Thuật ngữ "y tế" bây giờ không chỉ liên quan đến cung cấp chăm sóc y học, mà

còn bao gồm sự sáng tạo và áp dụng của công nghệ trong việc chân đoán, điều trị và

quản lý sức khỏe Các thiết bị y tế tiên tiến, dịch vụ tư vấn trực tuyến, và nghiên cứu

y học được liên kết với thuật ngữ này [3]

Khái niệm y tế liên tục vận động và phát triển Trong tương lai, y tế có thể liên

quan đến thúc đây sức khỏe cá nhân, sử dụng trí tuệ nhân tạo, phát triển thuốc thông

minh và các phương pháp điều trị tiên tiễn hơn Thuật ngữ "y tế" sẽ tiếp tục thay đổi déphan ánh các thách thức và tiễn bộ mới trong lĩnh vực này, nhưng nó luôn liên quan đến

việc duy trì và nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người [3]

Lịch sử của lĩnh vực y tế thể hiện sự phát triển và tiến bộ đáng kinh ngạc củacon người trong việc đối phó với sức khỏe và bệnh tật Từ những thời kỳ đầu tiền vớikiến thức dân gian và thảo dược đến hiện đại với y học khoa học và công nghệ tiêntiến, y tế đã thay đổi và cải thiện cuộc sống của hàng tỷ người trên toàn thế giới Sự

tiễn bộ trong lĩnh vực này vẫn tiếp diễn, và nó càng trở nên quan trọng hơn trong thé

ky 21 với các thách thức sức khỏe toàn cầu ngày càng phức tạp [3]

1.1.2.2 Khái niệm lĩnh vực y té

Hệ thống y tế là tong hợp các bộ phận cấu thành tạo thành một tập hợp mạng

lưới các cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan quản lý khám chữa bệnh và tổ chức hỗ trợ

hoạt động khám chữa bệnh.

11

Trang 19

Hệ thống cơ sở khám chữa bệnh tại Việt Nam theo Điều 48 Luật Khám bệnh,

Chữa bệnh 2023 bao gồm: a) Bệnh viện; b) Bệnh xá thuộc lực lượng vũ trang nhân

dân; c) Nhà hộ sinh; d) Phòng khám; đ) Phòng chan trị y học cô truyền; e) Cơ sở dịch

vụ cận lâm sàng; ø) Trạm y té; h) Cơ sở cấp cứu ngoại viện; 1) Cơ sở khám bệnh,

chữa bệnh y học gia đình;

Theo Điều 104 Luật Khám bệnh, Chữa bệnh 2023, các cấp chuyên môn kỹ

thuật trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm: a) Cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, điều trị ngoại trú, chăm sóc sức khỏe ban đầu; quản

lý bệnh tật, phục hồi chức năng tại cộng đồng: b) cấp khám bệnh, chữa bệnh cơ bản

thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, điều trị ngoại trú, nội trú tổng quát; đào tạo thực hành

tổng quát, tô chức cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho người hành nghề; c) cấp

khám bệnh, chữa bệnh chuyên sâu thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, điều trị ngoại trú,

nội trú chuyên sâu; đào tạo thực hành chuyên sâu; nghiên cứu, đảo tạo liên tục chuyên

sâu; chuyên giao kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh

Cơ quan quản lý nhà nước về y tế tại Việt Nam bao gồm cơ quan quản lý nhà

nước về y tế tại cấp trung ương và cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương Hệ thốngchính quyền tại Việt Nam được tổ chức dựa trên bốn cấp: trung ương, tỉnh,quận/huyện và xã/phường Trong hệ thống cung cấp dịch vụ y tế, có ba cấp độ dịch

vụ chính - cấp cơ sở với tuyến huyện và xã Tại các thành phố lớn, các bệnh việntrung ương thuộc Bộ Y tế quản lý Các bệnh viện đa khoa tỉnh, trung tâm y tế cấphuyện và trạm y tế thuộc quản lý của Sở Y tế Hệ thống cơ quan quản lý nhà nướcbao gồm cơ quan hành chính nhà nước thực hiện quản lý chung và các đơn vị sự

nghiệp công lập thực hiện hỗ trợ hoạt động quản lý nhà nước.

Tại tuyến trung ương, trong năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số75/2017/NDCP nhằm phân định chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn và cơ cấu tô chứccủa Bộ Y tế giai đoạn 2016-2020 Ở tuyến tỉnh, Nghị định số 51/2015/TTLTBYT-

BNV đã được Bộ Y tế và Bộ Nội vụ phối hợp ban hành năm 2015 dé hướng dẫn chức

năng, nhiệm vụ, quyên hạn và cơ câu tô chức của các sở y tê tỉnh và phòng y tê huyện.

12

Trang 20

Ngoài các cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan quản lý nhà nước về y tế, còn có

một hệ thống hùng hậu các cơ sở tham gia hỗ trợ trong hoạt động y tế bao gồm: cácViện nghiên cứu, Trường đại học, cao đẳng thực hiện chức năng đào tạo; các cơ sở

tư nhân tham gia vào hoạt động tiêm chủng vắc-xin dịch vụ, các công ty tham gia vàohoạt động nhập khẩu và phân phối thuốc, trang thiết bị y tế, các cơ quan tham gia vàohoạt động xét nghiệm, giám định, kiêm nghiệm y tế và các cơ quan tham gia vào hoạt

động truyền thông, giáo dục y tế Các cơ sở thực hiện hoạt động hỗ trợ khám chữa

bệnh rất đa dạng trên thực tế Đặc điểm chung của các cơ sở này là không trực tiếp

khám, chữa bệnh nhưng có khả năng hỗ trợ hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc sức

khỏe nhân dân, là một cấu thành quan trọng của hệ thống y tế

Nội dung pháp luật về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế bao gồm

các quy định phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng được quy định tại văn bản

quy phạm pháp luật Trong đó, hoạt động phòng chống tham nhũng được tiếp cậndưới 2 góc độ: i) phòng chống tham nhũng từ nội bộ, cơ quan tô chức; ii) phòng chốngtham nhũng từ bên ngoài Các quy định pháp luật phòng chống tham nhũng đòi hỏicác cơ quan phải tự kiểm soát tham nhũng trong nội bộ của mình, thiết kế các cơ chếphòng chống tham nhũng từ bên ngoài Pháp luật về phòng chống tham những lĩnhvực y tế là tập hợp các quy phạm pháp luật phòng ngừa, phát hiện và xử lý thamnhũng trong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động liênquan đến y tế từ: tổ chức cơ sở khám chữa bệnh, quản lý nhân lực hành nghề khám

chữa bệnh, quản lý hoạt động chuyên môn khám chữa bệnh, quản lý hoạt động hành

chính khám chữa bệnh, quản lý trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám chữa bệnh,quan lý các tiêu chuan về các sản phẩm y tế lưu hành trên thị trường như thuốc, đượcliệu, thiết bị y tế v.v

Hình thức pháp luật về phòng chống tham nhũng lĩnh vực y tế được thể hiệnqua các đạo luật chung về phòng chống tham nhũng và các luật chuyên ngành lĩnh

vực y tế Luật Phòng chống tham nhũng 2018 là luật chung, điều chỉnh các vấn đề

chung trong hoạt động phòng chống tham nhũng Các đạo luật chuyên ngành trong

lĩnh vực y tế bao gồm: Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Luật Dược, Luật Dự phòng và

kiểm soát bệnh tất, Luật Bảo hiểm y tế Các đạo luật chuyên ngành có liên quan đến

13

Trang 21

phòng chống tham những lĩnh vực y tế như: Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, Luật

Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật v.v Luật hình sự, luật xử lý vi phạm hành chính

thực hiện chức năng trừng phạt, xử lý vi phạm và khắc phục hậu quả từ tham nhũngnói chung và tham những trong lĩnh vực y tế nói riêng

Chủ thé thực hiện phòng chống tham nhũng trong pháp luật về y tế được hiểu

là những người đóng vai trò trực tiếp trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý thamnhũng trong lĩnh vực y tế Chủ thê trước tiên thực hiện phòng chống tham nhũngtrong lĩnh vực y tế chính là người đứng đầu từng đơn vị Trách nhiệm của người đứngđầu đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tham nhũng tại đơn vị của mình

Người đứng đầu làm tốt vai trò của mình thì cấp dưới không có cơ hội đễ dàng trong

việc tham nhũng Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định rõ trách nhiệm củangười đứng đầu từng đơn vị phảigương mẫu, liêm khiết; chấp hành nghiêm chỉnh quyđịnh của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đứcnghé nghiệp, quy tắc đạo đức kinh doanh Khi dé xảy ra tham nhũng trong cơ quan,

tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách người đứng đầu phải chịu trách nhiệm

tương xứng mới lỗi của mình trong vụ việc

Chủ thé thực hiện phòng chống tham nhũng chuyên trách bao gồm các cơquan: i) Bộ Y tế/Sở y tế; ii) Thanh tra chính phủ; iii) Kiểm toán nhà nước; iv) Cảnh sát

điều tra; v) Viện kiểm sát nhân dân Các cơ quan này, được phân công nhiệm vụ đề thực

hiện các chức năng phát hiện, xử lý tham nhũng trong phạm vi quyền hạn của mình

1.13 Khái niệm về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế

Phòng tham nhũng là toàn bộ các hoạt động của cơ quan nhà nước có thâmquyền trong hoạt động phòng chống tham nhũng khi thực hiện các chức năng nhiệm

vụ của mình và tập trung vào các hoạt động giảm thiểu cơ hội phát sinh tội phạmtham những, giảm thiểu các lợi ích thu được từ tham nhũng, tăng cường khả năng

Trang 22

áp đặt các chế tài bất lợi như chế tài hình sự, hành chính, kỷ luật lên người vi phạmpháp luật phòng chống tham những [4]

Phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế là toàn bộ các hoạt động liên

quan đến phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng trong quản lí nhà nước lĩnh vực

y tế bao gồm: quản lý đầu tư công, quản lý đấu thầu, quản lí tài chính, quản lí thuốc,quản lí vật tư y tế, quản lí nhân lực y tế v.v

Phòng ngừa tham nhũng trong lĩnh vực y tế bao gồm các hoạt động chính như:tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động đấu thầu y tế, đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng y tế [5] Phòng ngừa tham những trong lĩnh vực y tế còn tập trung vào các

hoạt động giáo dục đạo đức cho cán bộ, nhân viên y tế về y đức dé nâng cao trách

nhiệm nghề nghiệp của ngành y Ngoài ra, các biện pháp phòng ngừa tham nhũngtrong lĩnh vực y tế còn bao gồm hoạt động luân chuyên công tác của các lãnh đạo,quản lí lĩnh vực y tế Xây dựng cơ chế kiểm soát xung đột lợi ích, bộ quy tắc ứng xửtrong thực hành nghề nghiệp lĩnh vực y tế

Phòng chống tham nhũng tham nhũng trong lĩnh vực y tế liên quan đến việcthanh tra, kiểm toán các hoạt động khám chữa bệnh của các cơ sở y tế Điều tra, truytốt, xét xử các vụ án tham nhũng trong lĩnh vực y tế liên quan đến dau tư công, dau

thầu, quản lí khám chữa bệnh v.v [5]

1.2 Khái quát chung về pháp luật phòng chống tham nhũng và pháp luật phòng

chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế

1.2.1 Khái quát pháp luật về phòng chỗng tham nhũng

Ngày 20 tháng 11 năm 2018, tại kỳ hop thứ 6, Quốc hội nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam khoá XIV đã thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng thay thé

Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QHI 1, Luật số 01/2007/QH12 và Luật số

27/2012/QH13 Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Lệnh công

bố và Luật sẽ có hiệu lực ké từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 Luật PCTN năm 2018 baogồm 10 chương với 96 điều, sau đây là những nội dung cơ bản của Luật PCTN năm2018: 1 Phạm vi điều chỉnh Đây là nội dung quan trọng, cơ bản nhất của Luật PCTN

năm 2018 làm cơ sở cho việc quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng và

15

Trang 23

những nội dung khác có liên quan của Luật Luật PCTN năm 2018 đã mở rộng phạm

vi điều chỉnh của Luật ra khu vực ngoài nhà nước Quy định này thé hiện tinh thầntừng bước mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật đối với khu vực ngoài nhà nước chophù hợp với quan diém chi dao tại Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ

Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường

sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đồng bộ

Bộ Luật Hình sự đã mở rộng quy định xử lý đối với một số tội phạm về tham nhũngtrong mọi tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước; phù hợp với yêu cầu của Công ướcLiên hợp quốc về Chống tham nhũng mà Việt Nam là thành viên 2 Về những quyđịnh chung 2.1 Về các hành vi tham nhũng Hành vi tham nhũng cũng như chủ thể

thực hiện hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước là

khác nhau.

Do đó, Luật PCTN năm 2018 đã quy định riêng về các hành vi tham nhũngtrong khu vực nhà nước và các hành vi tham nhũng khu vực ngoài nhà nước Đối vớihành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước, Luật PCTN năm 2018 giữ như quy định

của Luật PCTN hiện hành, là những hành vi do người có chức vụ, quyên hạn trong

cơ quan, tô chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện, bao gồm 12 hành vi được quyđịnh tại Điều 2 của Luật Đối với hành vi tham nhũng khu vực ngoài nhà nước, do

đây là lần đầu tiên chúng ta mở rộng phạm vi áp dụng ra khu vực này và dé phù hợp

với Bộ Luật Hình sự nên Luật PCTN năm 2018 chỉ quy định các hành vi tham những

trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp,

tô chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện, bao gồm: tham 6 tài sản; nhận hối lộ; đưa

hối lộ, môi giới hối lộ dé giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ

lợi 2.2 Trách nhiệm của cơ quan, tô chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực

ngoài nhà nước trong phòng, chống tham nhũng Đối với trách nhiệm của cơ quan, tôchức, đơn vị, Luật PCTN năm 2018 giữ như quy định của Luật PCTN hiện hành Đốivới doanh nghiệp, tô chức khu vực ngoài nhà nước, dé phù hợp với việc mở rộngphạm vi áp dụng, Khoản 2 Điều 4 Luật PCTN năm 2018 đã quy định doanh nghiệp,

tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng;

16

Trang 24

kip thời phát hiện, phản ánh và phối hợp với co quan nha nước có thâm quyền déngăn chặn, xử lý hành vi tham nhũng xảy ra trong doanh nghiệp, tổ chức mình theo

quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế hoạt động của doanh nghiệp, tô chức; kịpthời cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức và

phối hợp với cơ quan nhà nước có thâm quyền để ngăn chặn, xử lý hành vi thamnhũng 2.3 Về tuyên truyền, phố biến, giáo dục về PCTN Giáo dục liêm chính là nềntảng quan trọng trong việc hình thành, giáo dục nhân cách cho các thế hệ trẻ và đội

ngũ cán bộ, công chức, viên chức, qua đó nhằm phòng ngừa tham nhũng trong xã hội

So với Luật hiện hành, Luật PCTN năm 2018 đã bé sung quy định: “Cơ sở

giáo dục, dao tạo, bồi dưỡng có trách nhiệm đưa nội dung phòng, chống tham nhũng

vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi đưỡng đối với học sinh trung học phô thông,

sinh viên và cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật” (Khoản 2

Điều 6) 3 Phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị (Chương II) Nộidung quy định tại Chương II Luật PCTN năm 2018 được áp dụng đối với cơ quan, tôchức, đơn vi khu vực nhà nước 3.1 Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt độngcủa cơ quan, tô chức, đơn vị (Mục 1) - Công khai, minh bạch trong từng lĩnh vựckhác nhau đã được các luật chuyên ngành quy định đầy đủ và chặt chẽ cả về nội dung

và trình tự, thủ tục Dé đảm bảo không chồng chéo, mâu thuẫn trong hệ thống pháp

luật, Luật PCTN năm 2018 không quy định công khai, minh bạch trong các lĩnh vực

mà chỉ quy định nguyên tắc về nội dung, hình thức, trách nhiệm thực hiện công khai,

minh bạch trong tô chức và hoạt động của cơ quan, tô chức, đơn vị đối với một số

lĩnh vực quan trọng và các lĩnh vực khác pháp luật hiện hành quy định phải công.

Về trách nhiệm giải trình: Trách nhiệm giải trình là việc cơ quan, tô chức, đơn

vị, cá nhân có thâm quyền làm rõ thông tin, giải thích kịp thời, đầy đủ về quyết định,hành vi của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao khi có yêu cầucủa cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi đó.Người thực hiện trách nhiệm giải trình là người đứng đầu cơ quan, tô chức, đơn vị

hoặc người được phân công, người được ủy quyền hợp pháp dé thực hiện trách nhiệm

giải trình Đồng thời, Luật giao cho Chính phủ quy định chỉ tiết về trách nhiệm giải

17

Trang 25

trình - Về Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng và tiêu chí đánh giá về công

tác phòng, chống tham nhũng: Xác định việc đánh giá, đo lường về thực trạng tham

nhũng và công tác phòng, chống là đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực,hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng Theo đó, cơ quan nhà nước có tráchnhiệm xây dựng báo cáo, công khai báo cáo về tình hình tham nhũng và công tácphòng, chống tham nhũng

Đồng thời, Luật PCTN năm 2018 quy định chỉ tiết về tiêu chí đánh giá về côngtác phòng, chống tham nhũng tại Điều 17 3.2 Xây dựng và thực hiện định mức, tiêu

chuẩn, chế độ (Mục 2) Quá trình soạn thảo thấy rằng, thâm quyền ban hành định mức,tiêu chuẩn, chế độ được thực hiện theo Luật Ngân sách Nhà nước, các luật chuyên

ngành khác và được giao cho nhiều cấp khác nhau phụ thuộc vào từng loại định mức,tiêu chuẩn, chế độ Vì vậy, kế thừa Luật PCTN hiện hành, Luật PCTN năm 2018 chỉquy định mang tính nguyên tắc trong việc ban hành và thực hiện các quy định về định

mức, tiêu chuân, chế độ để không dẫn đến chồng chéo với quy định của pháp luật

hiện hành 3.3 Thực hiện quy tac ứng xử của người có chức vu, quyền hạn (Mục 3)

- Về quy tac ứng xử của người có chức vụ, quyên hạn trong cơ quan, tô chức, đơn vị:Trên cơ sở kế thừa tinh thần của Luật PCTN hiện hành, Điều 20 Luật PCTN năm

2018 đã quy định quy tắc ứng xử của người có chức vụ quyên han trong cơ quan, tô

chức, đơn vị như Luật PCTN hiện hành nhằm phòng ngừa xung đột lợi ích, tham

nhũng có thé xảy ra, được quy định trong Luật Doanh nghiệp, Luật Cán bộ, côngchức , tuy nhiên có chỉnh lý về mặt kỹ thuật đảm bảo tính hợp lý - Về tặng quà vànhận quà tặng: Kế thừa Luật PCTN hiện hành, Luật PCTN năm 2018 đã quy định cụ

thé hơn về việc tặng quà Theo đó, cơ quan, tô chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền

hạn không được sử dụng tài chính công, tài sản công làm quà tặng, trừ trường hợp

tặng quà vì mục đích từ thiện, đối ngoại và trong một số trường hợp cần thiết khác

Đối với việc nhận quà tặng có liên quan đến công việc đang giải quyết hoặc thuộcphạm vi quản lý của người có chức vụ, quyền hạn cần phải cấm tuyệt đối để phòngngừa tham nhũng, Vì vậy, Khoản 2 Điều 22 Luật PCTN năm 2018 quy định cơ quan,

tô chức, đơn vi, người có chức vụ, quyên hạn không được trực tiêp hoặc gián tiép

18

Trang 26

nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tô chức, đơn vị, cá nhân có liên quan

đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình

Kiểm soát xung đột lợi ích: Khoản 9 Điều 3 Luật PCTN năm 2018 quy định:Xung đột lợi ích là tình huống mà trong đó lợi ích của người có chức vụ, quyền hạnhoặc người thân thích của họ tác động hoặc sẽ tác động không đúng dan đến việc thựchiện nhiệm vụ, công vụ Tuy đây là một khái niệm mới nhưng về nội dung thì trongLuật hiện hành và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác cũng có quy định Trên cơ

sở đó, Luật đã quy định người trực tiếp quản lý, sử dụng người có chức vụ, quyền

hạn được áp dụng một trong các biện pháp: Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công

vụ được giao của người có xung đột lợi ích; đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện

nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích; tam thời chuyên người

có xung đột lợi ích sang vị trí công tác khác Đồng thời, Luật PCTN năm 2018 cũng

đã giao cho Chính phủ quy định chỉ tiết về điều này 3.4 Chuyên đổi vị trí công tác

của cán bộ, công chức, viên chức (Mục 4) Kế thừa quy định của Luật hiện hành vàcác văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, Luật PCTN năm 2018 tiếp tục quy định

nguyên tắc chuyên đổi vi trí công tác, vị trí công tác và thời hạn phải định kỳ chuyênđối, kế hoạch chuyên đổi vị trí công tác Đối với thời hạn định kỳ chuyên đối, LuậtPCTN năm 2018 giữ quy định của pháp luật hiện hành là 02 năm đến 05 năm theođặc thù của từng ngành, lĩnh vực và không quy định thời hạn chuyền đối đối với cáctrường hợp đặc biệt Nhằm bảo dam phù hợp với tình hình thực tiễn của từng cơ quan,

tô chức, đơn vị, Luật PCTN năm 2018 quy định cụ thé việc chuyên đôi vị trí công tác

đối với cơ quan, tô chức, đơn vị chỉ có một vị trí phải định kỳ chuyên đôi công tác sẽ

do người đứng đầu cơ quan, tô chức, đơn vị sử dụng người có chức vụ, quyên hạn đềnghị với cơ quan có thâm quyền chuyên đổi 3.5 Cải cách hành chính, ứng dụng khoahọc, công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt (Mục 5) - Về cải

cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý: đây là các biện pháp

rat quan trọng dé phòng ngừa tham nhũng nên kế thừa Luật hiện hành, Luật PCTNnăm 2018 quy định nguyên tắc dé Chính phủ, các ngành, các cấp có trách nhiệm tăngcường thực hiện trong thời gian tới - Về thanh toán không dùng tiền mặt: Việc thanhtoán không dùng tiền mặt đang được Chính phủ triển khai thông qua Đề án thanh toánkhông dùng tiền mặt

19

Trang 27

Vì vậy, Luật PCTN năm 2018 quy định các nội dung cơ bản, mang tính nguyên

tắc, định hướng trên cơ sở đó giao cho Chính phủ tổ chức thực hiện bao đảm phù hợpvới từng thời kỳ 4 Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn

trong cơ quan, tổ chức, đơn vị (Mục 6 Chương II) 4.1 Cơ quan kiểm soát tài san, thunhập Điều 30 Luật PCTN năm 2018 đã quy định cụ thể về cơ quan kiểm soát tài sản,

thu nhập theo hướng giao cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các bộ, ngành, Thanh

tra tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của những người thuộc diện kê khai công tác tạicác bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương; các

cơ quan khác và tô chức chính trị, tô chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội chịu tráchnhiệm kiểm soát tài sản, thu nhập của người kê khai công tác trong cơ quan, tô chứcmình 4.2 Kê khai tài sản, thu nhập - về nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập: LuậtPCTN năm 2018 giữ nguyên quy định hiện hành về nghĩa vụ kê khai nhưng có điều

chỉnh đề rõ ràng, cụ thể hơn Theo đó, người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản,thu nhập và mọi biến động về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con

chưa thành niên - Về người có nghĩa vụ kê khai, tài sản: So với Luật hiện hành, LuậtPCTN năm 2018 đã mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai đến tất cả cán bộ, côngchức nhăm mục đích chủ yếu là tạo cơ sở dé so sánh, đối chiếu khi họ được bồ nhiệm

vào chức vụ cao hơn hoặc khi có tài sản, thu nhập biến động trong năm từ 300 triệu

đồng trở lên Tuy nhiên, Luật PCTN năm 2018 mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kêkhai lần đầu nhưng lại thu hẹp diện đối tượng phải kê khai thường xuyên, kê khaihang năm nhằm phù hợp với việc thu hẹp đầu mối cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập

và bảo đảm tính khả thi Điều 34 Luật PCTN năm 2018 đã quy định đối tượng có

nghĩa vụ kê khai là cán bộ, công chức; người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước,

người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Người ứng cử đạibiểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân Đồng thời, Luật cũng quyđịnh người có nghĩa vụ kê khai lần đầu bao gồm cả Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ

quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp.

Về tài sản, thu nhập phải kê khai: Kế thừa Luật PCTN hiện hành và các văn

bản quy phạm pháp luật có liên quan, Luật PCTN năm 2018 quy định chỉ tiết hơn về

20

Trang 28

tài sản, thu nhập phải kê khai tại Điều 35 dé dễ thực hiện trong thực tế - Về phương

thức và thời điểm kê khai tài sản, thu nhập: Đây là một điểm mới cơ bản của Luật

PCTN năm 2018 Đề khắc phục hạn chế hiện nay và phù hợp với việc mở rộng người

có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập, thu hẹp cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập thì

Điều 36 Luật PCTN năm 2018 đã quy định các phương thức kê khai áp dụng chotừng đối tượng kê khai khác nhau, gồm kê khai lần đầu, kê khai bồ sung, kê khai hangnăm và kê khai phục vụ công tác cán bộ Kê khai lần đầu và kê khai phục vụ công tác

cán bộ: Người đang gitr chức vụ hoặc có vi trí công tác mà thuộc đối tượng có nghĩa

vụ kê khai đều phải thực hiện việc kê khai lần đầu theo quy định của Luật này nhằmhình thành đồng bộ cơ sở dữ liệu, thông tin về tài sản, thu nhập của họ ké từ thời điểmLuật có hiệu lực dé phục vụ cho việc kiểm soát tài sản, thu nhập Đồng thời, tất cảcán bộ, công chức, một số viên chức hoặc ở vị trí công tác khác khi được tiếp nhận,

tuyên dụng vào làm việc tại cơ quan, tô chức, đơn vị trong khu vực nhà nước đều phải

kê khai Hình thức kê khai này hiện đang được thực hiện trong quá trình hình thành

hồ sơ quản lý cán bộ Những năm công tác tiếp theo, họ không phải kê khai tài sản,thu nhập hang năm nếu không có căn cứ phát sinh Kê khai hằng năm và kê khai bổsung phục vụ cho kiểm soát tài sản, thu nhập: Kê khai hằng năm chỉ áp dụng đối vớinhững người giữ chức vụ từ Giám đốc Sở và tương đương trở lên, người làm công

tác tô chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếptiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác Kê khai

bồ sung áp dụng đối với người có biến động tăng về tài sản, thu nhập có giá trị từ 300triệu đồng trở lên - Về công khai bản kê khai tài sản, thu nhập: Kế thừa Luật PCTNhiện hành, Luật PCTN năm 2018 tiếp tục quy định bản kê khai được công khai tại cơquan, tô chức, don vị nơi người đó thường xuyên làm việc 4.3 Xác minh tài sản, thunhập - Luật PCTN năm 2018 đã mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai, thu hẹp Cơquan có thầm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập nên việc xác minh toàn bộ các bản

kê khai tài sản, thu nhập là không khả thi Vì vậy, Điều 41 Luật PCTN năm 2018 đã

quy định các căn cứ xác minh tài sản, thu nhập So với pháp luật hiện hành, Luật

PCTN năm 2018 đã bô sung một sô căn cứ xác minh như khi có dâu hiệu rõ ràng về

21

Trang 29

việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực; xác minh theo kế hoạch xác minh tàisản, thu nhập hằng năm đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập được lựachọn ngẫu nhiên Việc quy định xác minh theo kế hoạch là nhằm tăng cường ý thức

tuân thủ trong kê khai và minh bạch tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai.

Đồng thời, để tránh lạm dụng quy định này dé trù dập cán bộ hoặc mục đích vì vụlợi, Khoản 2 Điều 41 Luật PCTN năm 2018 giao Chính phủ quy định chỉ tiết tiêu chílựa chọn người có nghĩa vụ kê khai được xác minh và việc xây dựng, phê duyệt kế

hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm

Ngoài ra, Luật PCTN năm 2018 cũng quy định cụ thé về thâm quyền yêu cau,kiến nghị xác minh tài sản, thu nhập tại Điều 42: nội dung xác minh tài sản, thu nhậptại Điều 43; trình tự xác minh tài sản, thu nhập tại Điều 44, Điều 45, Điều 46, Điều

48, Điều 49, Điều 50 - Về xử lý hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực,giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực: Luật PCTN năm

2018 quy định cụ thê việc xử lý nghiêm khắc nếu người có nghĩa vụ kê khai kê khaikhông trung thực, giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thựcbăng các hình thức như: người ứng cử đại biéu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân

thì sẽ bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử; người được dự kiến bố nhiệm,

bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ thì không được bồ nhiệm, bồ nhiệm lại, phêchuẩn, cử vào chức vụ đã dự kiến; người đã được bau, bồ nhiệm, bé nhiệm lại, phêchuẩn, cử giữ chức vụ thì bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật cảnh cáo, hạ bậc

lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm; người có nghĩa vụ kê

khai khác nếu kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăngthêm không trung thực thì bị xử lý kỷ luật và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ

bị áp dụng hình thức xử lý từ cảnh cáo trở lên là đủ dé đảm bảo tinh ran đe; nếu được

quy hoạch vào chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy

hoạch Đồng thời, Luật cũng quy định trường hợp họ chủ động xin thôi làm nhiệm

vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể được xem xét không kỷ luật 4.4 Cơ sở dữ liệuquốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập

Việc xây dựng co sở dit liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập là cầnthiết, nham dam bảo cho việc kiểm soát tài sản, thu nhập hiệu quả Vì vậy, Luật PCTN

22

Trang 30

năm 2018 đã bổ sung quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài san, thu nhập;

trách nhiệm xây dựng, quản lý cơ sở dit liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập;bảo vệ, lưu trữ, khai thác, cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài

sản, thu nhập tại các Điều 52, 53 và 54 5 Phát hiện tham nhũng trong cơ quan, tổ

chức, đơn vị (Chương III) 5.1 Công tác kiểm tra va tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức,đơn vị (Mục 1) Kế thừa quy định của Luật hiện hành, Luật PCTN năm 2018 tiếp tụcquy định về công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước; công tác tự kiểm tra của

cơ quan, tô chức, đơn vị Đồng thời, có bổ sung quy định kiểm tra hoạt động chống

tham nhũng trong cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, cơ quan điều tra, Viện

kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tại Điều 57 của Luật 5.2 Phát hiện tham những

thông qua hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm toán (Mục 2) - Kế thừa Luật hiện hành,Luật PCTN năm 2018 tiếp tục quy định phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động

giám sát của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử và xử lý đề nghị của cơ quan dân cử,đại biểu dân cử tại Điều 59; phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra,

kiêm toán tại Điều 60 - Luật PCTN năm 2018 đã bé sung quy định thẩm quyền của

cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước trong thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệutham nhũng tại Điều 61

Theo đó, Thanh tra Chính phủ thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do

người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại Bộ, cơ quan

ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp cônglập, cơ quan, tô chức do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, doanh nghiệp

nhà nước thực hiện; người công tác tại Thanh tra Chính phủ thực hiện; Thanh tra Bộ

thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do người công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn

vị thuộc thâm quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện trừ vụ việc thuộcthẩm quyền thanh tra của Thanh tra Chính phủ; Thanh tra tỉnh thanh tra vụ việc códau hiệu tham nhũng do người công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tinh, cấphuyện, cấp xã thực hiện, trừ trường hợp vụ việc thuộc thâm quyền thanh tra của Thanhtra Chính phủ Các đơn vi trực thuộc Kiểm toán nhà nước kiểm toán vụ việc có dấu

hiệu tham nhũng tại các cơ quan, tô chức có quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản

23

Trang 31

công theo phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước Liên quan đến việc xử lý vụ

việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện qua hoạt động thanh tra, kiểm toán, đây

là điểm mới của Luật PCTN năm 2018 Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nhằm nâng

cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước trong phát

hiện và xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng và thực tiễn thời gian qua cho thấy,các cơ quan này hoàn toàn có đủ điều kiện để xác minh, làm rõ về tính chất, mức độcủa hành vi tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, kiêm toán, hơn nữa dé chuyền

hồ sơ Vụ viéc có dấu hiệu tội phạm, vi phạm pháp luật sang cơ quan có thâm quyền

xử lý, các cơ quan này phải đánh giá được tính chất, mức độ của hành vi vi phạm thì

mới có thé xác định được hành vi đó đã đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hay

xử phạt hành chính dé chuyền vụ việc và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý cho

phù hợp.

Vì vậy, Luật PCTN năm 2018 quy định trong quá trình thanh tra, kiểm toán

nêu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thì người ra quyết định thanh tra, người

ra quyết định kiểm toán phải chỉ đạo xác minh, làm rõ vụ việc tham nhũng và xử lýnhư quy định tại Điều 62 Điều này thể hiện đổi mới cơ chế phối hợp giữa cơ quanthanh tra nhà nước, Kiểm toán nhà nước với cơ quan điều tra trong việc phát hiện, xử

lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng và bảo đảm đồng bộ với các quy định trong

hệ thống pháp luật, đặc biệt là với quy định của Bộ luật Tổ tụng hình sự Cụ thé nhưsau: “Điều 62 Trách nhiệm xử lý vụ việc có dấu hiệu tham những được phát hiện qua

hoạt động thanh tra, kiểm toán Trong quá trình thanh tra, kiểm toán nếu phát hiện vụviệc có dau hiệu tham những thì người ra quyết định thanh tra, người ra quyết địnhkiểm toán phải chỉ đạo xác minh, làm rõ vụ việc tham nhũng và xử lý như sau: 1.Trường hợp vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì chuyền ngay hồ sơ vụ việc và kiến nghị

Cơ quan điều tra xem xét, khởi tố vụ án hình sự, đồng thời thông báo bằng văn bản

cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp Trong trường hợp này, Cơ quan thanh tra,Kiểm toán nhà nước tiếp tục tiễn hành hoạt động thanh tra, kiểm toán về các nội dungkhác theo kế hoạch tiến hành thanh tra, kế hoạch kiểm toán đã phê duyệt và ban hành

Kết luận thanh tra, Báo cáo kiểm toán theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp

24

Trang 32

luật về kiểm toán nhà nước; 2 Trường hợp vụ việc không có dấu hiệu tội phạm thì

kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thâm quyền xử lý người có hành vi viphạm Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thâm quyền xử lý phải thông báo bằngvăn bản về kết quả xử lý cho Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị.”

Về xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra, kiểm toán: Điều 64 Luật PCTNnăm 2018 quy định để xử lý các trường hợp thanh tra, kiêm toán không phát hiện

được tham nhũng, sau đó cơ quan có thâm quyền lại phát hiện được tham nhũng Quy

định này nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm của Cơ quan thanh tra, Kiểm toánnhà nước trong phát hiện hành vi tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, kiểm

toán Đồng thời, về nguyên tắc, để xem xét xử lý kỷ luật, xử lý hình sự phải trên cơ

sở xác định lỗi của người đó và tính chất, mức độ của hành vi vi phạm Do đó, LuậtPCTN năm 2018 quy định: trường hợp sau khi kết thúc thanh tra, kiểm toán mà cơquan có thâm quyền khác phát hiện có vụ việc tham nhũng xảy ra tại cơ quan, tô chức,

đơn vị đã tiến hành thanh tra, kiểm toán về cùng một nội dung thì Trưởng đoàn thanh

tra, Trưởng đoàn kiểm toán, thành viên đoàn thanh tra, thành viên đoàn kiểm toán và

cá nhân có liên quan đã tiến hành thanh tra, kiểm toán trước đó nếu có lỗi thì tùy theotính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sựtheo quy định của pháp luật 5.3 Phản ánh, tô cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng

Luật PCTN năm 2018 đã mở rộng hơn các hình thức tiếp nhận thông tin về tham nhũng

so với quy định của Luật hiện hành, bao gồm: phản ánh, tố cáo và báo cáo về hành vi

tham nhũng Như vậy, việc cung cấp thông tin về tham những có thê được thực hiện bằngcác hình thức khác nhau như phản ánh, tố cáo, báo cáo Qua đó, giúp các cơ quan có

thâm quyền trong việc tiếp nhận, thu thập các thông tin về tham nhũng nhăm phát hiện

và xử lý nhanh chóng, kip thời.

Quy định về phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng giúp khuyếnkhích cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng, Đồng thời, Luật

cũng quy định rõ hơn trách nhiệm tiếp nhận và xử lý phản ánh, tố cáo, báo cáo về

hành vi tham nhũng tại Điều 65, Điều 66 Luật Tố cáo vừa được Quốc hội thông qua

đã quy định chi tiêt vê việc bảo vệ người tô cáo, trong đó có cả việc bảo vệ những

25

Trang 33

người thân thích của người tố cáo Đồng thời, việc khen thưởng cho người tham gia

tích cực vào công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng cũng đã được pháp luật

về khen thưởng quy định Tuy nhiên, đối với việc bảo vệ người phản ánh, báo cáo thìpháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể, vì vậy, Điều 67 Luật PCTN năm 2018

quy định người phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng được áp dụng các biện pháp

bảo vệ như bảo vệ người tố cáo Bên cạnh đó, Điều 69 Luật cũng quy định tráchnhiệm của người phan ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng Theo đó, người

tố cáo hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm về việc tổ cáo của minh theo quy

định của Luật Tố cáo; người phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng phải chịu trách

nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của nội dung phản ánh, báo cáo 6 Trách

nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tô chức, đơn vị (Chương IV) Theo Luật hiện

hành, nội dung này năm trong Chương II về phòng ngừa tham nhũng Tuy nhiên, qua

10 năm thực hiện Luật PCTN cho thấy, các quy định về trách nhiệm của người đứng

dau còn nhiều bat cập và nhăm thé chế hóa chủ trương của Dang tại Nghị quyết Trung

ương 2 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống

tham nhũng, Luật PCTN năm 2018 đã quy định thành một chương riêng và sửa đổi,

bổ sung nhằm cụ thể hóa và đề cao vai trò của người đứng đầu như sau: - Xác định

rõ nội dung trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tô chức, don vị trong phòng,chống tham nhũng (Điều 70) dé làm rõ căn cứ xác định trách nhiệm khi người đứng

đầu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm của mình, dé xay ra

tham nhũng - Quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tô chức, don vịtrong việc áp dụng biện pháp tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyền sang vị trí côngtác khác (Điều 71) và trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu

co quan, tô chức, đơn vị khi dé xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tô chức, đơn vị dominh quản lý, phụ trách (Điều 72) - Bồ sung quy định người đứng dau, cấp phó củangười đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị dé xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ

chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách mà chủ động từ chức trước khi cơ quan có

thầm quyền phát hiện, xử lý, trừ trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự Quyđịnh này nhằm đề cao trách nhiệm chính trị của cá nhân người đứng đầu, giúp hình

thành “văn hóa từ chức” khi dé xảy ra vi phạm trong cơ quan, tổ chức, đơn vi

26

Trang 34

Bên cạnh đó, Luật đã quy định các trường hợp giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách

nhiệm kỷ luật đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ratham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách nhằm hoànthiện chế định xử lý người đứng đầu theo các giải pháp được nêu tại Kết luận số 10-KL/TW của Bộ Chính trị 7 Trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham những

Kế thừa Luật PCTN hiện hành và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, LuậtPCTN năm 2018 tiếp tục quy định có chỉnh lý, bỗ sung quy định trách nhiệm của xãhội trong phòng, chống tham nhũng nhằm tăng cường hơn nữa vai trò của Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt tran; trách nhiệm của cơ quan

báo chí, nhà báo; trách nhiệm của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội

ngành nghề; trách nhiệm của công dân, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tưcủa cộng đồng 8 Phòng, chống tham những trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực

ngoài nhà nước So với Luật hiện hành, đây là chương mới, nội dung mới của Luật

PCTN, thể hiện sự nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhànước trong phòng, chống tham những và việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật

ra khu vực ngoài nhà nước Việc xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không

tham nhũng có vai trò hết sức quan trọng đối với cả khu vực nhà nước và ngoài nhànước Vì vậy, Luật PCTN năm 2018 quy định trách nhiệm của tất cả doanh nghiệp,

tổ chức kinh tế nói chung trong việc xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc

đạo đức kinh doanh, quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhăm phòng ngừa thamnhũng Bên cạnh đó, Luật PCTN năm 2018 quy định việc áp dụng Luật PCTN đối

với doanh nghiệp, tô chức khu vực ngoài nhà nước Theo đó, Luật quy định áp dụng

bắt buộc một số chế định của Luật đối với một số loại hình tổ chức xã hội, doanh

nghiệp gồm công ty đại chúng, tổ chức tín dụng, tô chức xã hội do Thủ tướng Chính

phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành

lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của nhân dân để hoạtđộng từ thiện Day là các doanh nghiệp, tô chức có huy động vốn đóng góp của nhiều

cô đông, hoạt động của loại hình doanh nghiệp này (công ty đại chúng) có ảnh hưởngđến sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế hoặc có huy động các khoản đóng góp

27

Trang 35

của nhân dân dé hoạt động từ thiện nên dé phát sinh tham nhũng, do đó, cần phải ápdụng một số biện pháp phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khuvực ngoài nhà nước Điều 80 Luật quy định các doanh nghiệp, tổ chức này áp dụng

các quy định về công khai, minh bạch trong tô chức và hoạt động: kiểm soát xung đột

lợi ích; chế độ trách nhiệm của người đứng đầu như trong khu vực nhà nước

Đồng thời, Luật cũng giao Chính phủ quy định chỉ tiết về việc áp dụng cácbiện pháp phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà

nước Với việc quy định áp dụng một số chế định của Luật PCTN năm 2018 đối với

doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước như đề cập ở trên, Luật đã quy định

về thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với doanhnghiệp, tô chức khu vực ngoài nhà nước tại Điều 81 Theo đó, nhằm đảm bảo tínhchặt chẽ, tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp, LuậtPCTN năm 2018 quy định chỉ khi các doanh nghiệp, tổ chức đó có dấu hiệu rõ ràng

về việc vi phạm quy định về công khai, minh bạch, về kiểm soát xung đột lợi ích, vềchế độ trách nhiệm của người đứng đầu thì cơ quan có thâm quyền mới được tiễnhành thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng Trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnhthanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với công ty đại

chúng, tổ chức tín dụng, t6 chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội

vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều

lệ có huy động các khoản đóng góp của nhân dân dé hoạt động từ thiện Bên cạnh đó,

dé tránh việc một doanh nghiệp, tô chức xã hội bị thanh tra nhiều lần bởi nhiều cơ

quan thanh tra khác nhau về cùng một nội dung, Khoản 3 Điều 81 Luật PCTN năm

2018 đã giao cho Tổng Thanh tra Chính phủ hướng dẫn xử lý chồng chéo, trùng lặp

trong hoạt động thanh tra và Khoản 4 Điều 81 Luật đã giao Chính phủ quy định chi

tiết về việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với doanh nghiệp,

tổ chức khu vực ngoài nhà nước Cơ quan thanh tra khi tiến hành hoạt động thanh tranếu phát hiện hành vi tham những trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà

nước có trách nhiệm xử lý theo thâm quyên hoặc chuyên cơ quan có thâm quyên xử

28

Trang 36

lý theo quy định của pháp luật (Khoản 2 Điều 82) 9 Trách nhiệm của cơ quan nhànước trong phòng, chống tham nhũng (Chương VII) Hiện nay, các đơn vị chuyêntrách về chống tham nhũng trong Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an đã có sự thay đồi

về tô chức bộ máy nhưng vẫn có chức năng chuyên trách chống tham nhũng Dé tăng

cường trách nhiệm của các đơn vi nay trong công tác PCTN thì Luật PCTN năm 2018

tiếp tục giữ lại quy định về đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng của Luật hiệnhành Đồng thời, tiếp tục quy định trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao,

Tòa án nhân dân tối cao (Điều 86); trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước (Điều 87)

Bên cạnh đó, Luật PCTN năm 2018 đã bố sung quy định về trách nhiệm của Chínhphủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ (Điều 84); trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp(Điều 85) trong công tác phòng, chống tham những 10 Hợp tác quốc tế về phòng,chống tham nhũng (Chương VIII) Nội dung này cơ bản kế thừa quy định của Luật

hiện hành, có bổ sung thêm quy định về hợp tác quốc tế về thu hồi tài sản tham nhũng

nhằm nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng và nâng cao mức độ tuân thủCông ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân tốicao là cơ quan trung ương về hợp tác quốc tế thu hồi tài sản tham nhũng trong tố tụnghình sự; tiếp nhận, xử lý yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự của nước ngoài về thu hồitài sản tham nhũng và đề nghị nước ngoài thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp hình

sự về thu hồi tài sản tham nhũng của Việt Nam (Khoản 3 Điều 91)

Xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống thamnhũng (Chương IX) Như đã dé cập ở trên, so với Luật hiện hành, tại Điều 1 LuậtPCTN năm 2018 đã thay cụm từ “xử lý người có hành vi tham những” bằng cụm từ

“xử lý tham nhũng” nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật bao gồm cả việc xử

lý người có hành vi tham nhũng, xử lý cơ quan, t6 chức, cá nhân có hành vi khác vi

phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng

1.2.2 Khái quát về pháp luật phòng chống tham những trong lĩnh vực y tế

Từ đầu năm 2022 đến nay, Bộ Y tế tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị trựcthuộc tiếp tục thực hiên Chỉ thị số 33-CT/TW của Bộ Chính trị về “tăng cường sự

lãnh đạo của Đảng đôi với việc kê khai và kiêm soát việc kê khai tài sản”; Ban Cán

29

Trang 37

sự Đảng Bộ Y tế ban hành Nghị quyết số 113/NQ/BCSD về tăng cường lãnh đạo, chỉ

đạo có hiệu quả về PCTN, tiêu cực Bộ Y tế đã căn cứ và bám sát các nội dung củacác văn bản pháp luật về tuyên truyền, phô biến, giáo dục pháp luật PCTN, chương

trình hành động của Chính phủ về PCTN, Công ước Liên hợp quốc về chống thamnhững dé chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc bộ tô chức triển khai thực hiện, cuthể hóa trong các chương trình, kế hoạch hoạt động của đơn vị mình dé áp dung vatriển khai thực hiện một cách có hiệu quả nhất trong công tác chuyên ngành Cùng với

đó, việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN

thông qua các văn bản chi đạo, được lồng ghép trong các cuộc họp giao ban dé quán triệt

các văn bản quy phạm pháp luật như Luật PCTN, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng

phí, các quy định về thực hiện quy chế dân chủ, cải cách hành chính

Báo cáo của Bộ Y tế về kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa thamnhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị từ đầu năm 2022 đến nay cho thấy, Bộ Y tế đãthực hiện việc công khai dự toán và quyết toán về tài chính và xây dựng cơ bản, các

dự án hỗ trợ, viện tro, mua sắm, sử dụng trang thiết bị làm việc Hiện nay, Bộ Y tếđang thực hiện kê khai thu nhập theo Luật PCTN sé 36/2018/QH14 va Nghi dinh130/2020/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức

vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị Thông qua kiểm tra, giám sát dé pháthiện tham nhũng, tiêu cực Đối với PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài

Nhà nước, Bộ Y tế cho biết, ngoài công tác tuyên truyền Luật PCTN và các quy định

có liên quan, Bộ Y tế tích cực thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, kịpthời phát hiện, phối hợp với các cơ quan Nhà nước có thâm quyền dé ngăn chặn, xử

lý tham những xảy ra trong doanh nghiệp, tổ chức mình theo quy định của pháp luật

và điều lệ, quy chế, quy định của doanh nghiệp, tô chức; kịp thời cung cấp thông tin

về hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn và phối hợp với cơ quanNhà nước có thâm quyền dé ngăn chặn, xử lý tham nhũng

Ngoài sự chỉ đạo của lãnh đạo bộ, Ban Chi đạo PCTN Bộ Y tế còn phát huyvai trò của các tô chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Ban Nữ công,

dưới sự lãnh đạo của cap ủy Dang cơ sở tại các don vi trong ngành cùng tích cực

30

Trang 38

tham gia công tác PCTN Đồng thời, coi PCTN là công tác trọng tâm, lâu dài, là tráchnhiệm của mọi người, mọi tổ chức trong cơ quan, đơn vi Tại Hội nghị “Phổ biến,

triển khai công tác PCTN, tiêu cực trong lĩnh vực y tế và tập huấn nâng cao nghiệp

vụ công tác thanh tra y tế năm 2022” mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên

nhắn mạnh, nội dung cốt lõi của PCTN, tiêu cực trong y tế là phát hiện Do vậy, muốnphát hiện ra tham nhũng, tiêu cực trong y tế thì phải thông qua kiểm tra, giám sát vàthanh tra Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, dé PCTN phải chú trọng đến

phòng ngừa Phòng ngừa là chính.

Lấy phòng ngừa làm cơ bản, lâu dài Muốn thế, các đơn vị phải ban hành quychế làm việc, phân công, phân nhiệm rõ ràng Xây dựng và ban hành quy chế chỉ tiêunội bộ minh bạch Bên cạnh đó, thực hiện thật tốt quy chế dân chủ ở cơ quan, don vi.Phải xây dựng, kết hop hài hòa mối quan hệ giữa tổ chức Dang và lãnh đạo, thực hiện

tốt cải cách hành chính Ông Tuyên cũng đặc biệt lưu ý, trong lĩnh vực y tế cần công

khai rõ ràng vấn đề tài chính (thu - chỉ viện phí; thủ tục cấp giấy lưu hành thuốc; trangthiết bị; mua sắm ) Bên cạnh đó, phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong

cơ quan, don vi đề thực hiện giám sát Phát huy mạnh mẽ vai trò của ban thanh tranhân dân trong các cơ quan, đơn vị y tế đề thực hiện giám sát “Nếu phòng ngừa rồi

mà vẫn còn tô chức, cá nhân sai phạm thì phải xử lý nghiêm Khi xử lý sai phạm thì

cố gang thu hồi được tài sản tham nhũng, tiêu cực Cùng với đó, phải ngăn chặn cóhiệu quả việc tham nhũng vặt”, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhắn mạnh

1.3 Hệ quả của tham nhũng trong lĩnh vực y tế

1.3.1 Hệ quả của tham nhũng trong lĩnh vực y tế với quyền con người

Tham nhũng trong lĩnh vực y tế tác động nghiêm trọng tới quyền con người

Tham nhũng trong lĩnh vực y tế là một trong những nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu

đến quyền được chăm sóc sức khỏe của người dân Tham nhũng trong lĩnh vực y tế

làm tăng giá cả, chi phí của dịch vụ y tế và đồng thời làm giảm chất lượng của dịch

vụ y tế Các thiết bị y tế được mua với giá cao nhưng không đảm bảo chất lượng cóthể trực tiếp ảnh hưởng tới cơ hội chữa bệnh của bệnh nhân, làm tăng nguy cơ xảy ra

tai biến y khoa đối với người bệnh Các vật tư, thiết bị y tế, thuốc mem bị đội giá

31

Trang 39

hoặc giữ giá nhưng giảm sút chất lượng khiến cho người bệnh lâu khỏi bệnh hơn, giatăng nguy cơ tiến triển nhưng loại hình bệnh tật năng hơn do không kịp thời chữa trị.Tham nhũng trong lĩnh vực y tế có thê ảnh hưởng cả đến sức khỏe cộng đồng khi các

trang thiết bị phòng ngừa bệnh dịch cộng đồng không đảm bảo sẽ tăng nguy cơ bùng

phát bệnh dịch Các loại thuốc kháng sinh kém chất lượng làm gia tăng nguy cơ khángthuốc kháng sinh

Tham nhũng trong lĩnh vực y tế tác động nghiêm trọng đến người nghèo,những đối tượng yếu thế trong xã hội là nguyên nhân trực tiếp tạo ra sự phân biệt đối

xử, sự ưu tiên bất bình đăng trong hoạt động khám chữa bệnh Những người không

có khả năng chỉ trả cho dịch vụ y tế buộc phải đưa người thân về nhà chờ chết, bất

lực chứng kiến người thân mình chết mà không thê cứu giúp, hỗ trợ

Tham nhũng trong lĩnh vực y tế còn có thể tạo ra sự đối xử phân biệt giữa cácvùng miền, giữa trung ương và địa phương khiến cho nguồn lực phân bổ không đồng

đều Các cơ sở y tế tại Trung ương với nguồn lực đồi dao, máy móc hiện đại phục vụ

tốt cho nhu cầu người dân đô thị trong khi các đơn vị cấp cơ sở thiếu thốn trang thiết

bị, người dân phải di chuyên rất xa dé tiếp cận với dịch vụ y tế có thể tạo ra tâm lí engại, không muốn đi bệnh viện và tự chữa trị tại nhà Khi niềm tin của công chúngvào hệ thống chăm sóc sức khỏe bị suy giảm họ có thé sử dụng các giải pháp chăm

sóc sức khỏe không chính thức, không hợp tác với hệ thống y tế khi có bệnh tật, tạoran guy cơ mat an toàn sức khỏe cộng đồng

1.3.2 Hệ quả của tham những trong lĩnh vực y tế với sự phát triển kinh tế - xã hội

Tham những trong lĩnh vực y tế trực tiếp tác động tới nguồn lực chung của

ngân sách quốc gia Chi tiêu cho y tế và giáo dục là một trong hai loại chỉ tiêu thường

xuyên mang tính chất quan trọng và cấp thiết Tham những trong lĩnh vực y tế khiến

cho nguồn lực không được sử dụng hiệu quả gây ra sự thất thoát nguồn lực, tốn kém,

lãng phí Những nguồn lực bị tham nhũng trong lĩnh vực y tế bòn rút này không được

phân bồ đến xã hội khiến cho chất lương đời sống của người dân bị suy giảm Nhữngnguôn lực bị lang phí trong lĩnh vực y tế làm cạn kiệt ngân sách, không thể tiếp tục

đầu tư phát triển cho cơ sở hạ tầng giao thông, văn hóa, giáo dục

32

Trang 40

Người dân không được tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng, an toàn, hợp túi

tiền sẽ có khả năng suy giảm sức khỏe Sự suy giảm về sức khỏe của người dân trựctiếp ảnh hưởng đến năng suất lao động của nguồn nhân lực trong xã hội Người dânkhông được chăm sóc sức khỏe tốt thì không thể phát triển đến tiềm năng tối đa,

không duy trì và phát triển được năng suất lao động Năng suất lao động thấp dẫn đếnsản pham lao động của quốc gia cũng thấp từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tếđất nước Tham nhũng trong lĩnh vực y tế có thể cản trở đầu tư trong và ngoài nước

vào một quốc gia Các nhà dau tư có thé do dự khi đầu tư vào một quốc gia mà công

nhân có năng suất lao động kém, thường xuyên ốm đau và chỉ phí chăm sóc sức khỏe

cao khi bị tham nhũng tác động.

Các quốc gia có mức độ tham nhũng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cao cóthể bị "chảy máu chất xám" khi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có trình độ tìmkiếm cơ hội ở nước ngoài nơi họ có thể làm việc trong môi trường có điều kiện tốt

hơn, lương cao hơn và ít tham nhũng hơn Nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước

sẽ tìm cách di chuyển đến những quốc gia có chất lượng dịch vụ y tế giáo dục tốt đểbảo vệ tính mạng, sức khỏe của gia đình họ Quốc gia bị “chảy máu chất xám” rơivào vòng xoáy đi xuống khi tham nhũng kéo theo kinh tế xã hội chậm phát triển, kinh

tế xã hội chậm phát triển kéo theo chất lượng dịch vụ y tế thấp khiến cho hiện tượng

chảy máu chất xám diễn ra càng nhanh hơn

1.4 Mối liên hệ giữa tham nhũng trong lĩnh vực y tế và quyền được chăm sóc

sức khỏe của nhân dân

Nhân dân có quyền truy cập vào dịch vụ y tế cơ bản, bao gồm việc thăm khám

bác sĩ, điều trị bệnh tật, và các dịch vụ y tế khác dé duy trì sức khỏe Nhân dân cần

được cung cấp thông tin về sức khỏe, về cách duy trì sức khỏe tốt, và về các tùy chọn

điều trị Điều này giúp họ tham gia quá trình quyết định về sức khỏe cá nhân của

mình Mọi người, không phân biệt về giới tính, tuổi tác, tôn giáo, sắc tộc, hoặc tình

trạng tài chính, nên được đối xử công bằng khi sử dụng dịch vụ y tế Nhân dân cóquyền đòi hỏi sự riêng tư và bảo vệ thông tin cá nhân trong quá trình chăm sóc sức

khỏe Nhân dân nên được đặt vào vị trí trung tâm trong quyết định về sức khỏe của

33

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w