1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong Bảo hiểm y tế ở Việt Nam

148 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong Bảo hiểm y tế ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Quỳnh Trang
Người hướng dẫn PGS.TS Đỗ Diệu Minh
Trường học Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 37,71 MB

Nội dung

Xuất phát từ tình hình thực trạng nêu trên và từ thực tiễn công tác của bản thân, học viên chon đề tài “Pháp luật về phòng chống tham những trong Bảo hiểm y tế ở Việt Nam ” làm đề tài lu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYÊN QUỲNH TRANG

PHÁP LUẬT VE PHÒNG, CHÓNG THAM NHŨNG

TRONG BẢO HIẾM Y TE Ở VIỆT NAM

HÀ NOI- 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYÊN QUỲNH TRANG

Chuyên ngành: Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng

Mã số: $380101.09

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Dire Minh

HÀ NOI- 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng

tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳcông trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảmbdo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả cácmôn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy địnhcủa Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này dé nghị nhà trường xem xét dé tôi

có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cam on!

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Nguyễn Quỳnh Trang

Trang 4

MỤC LỤC

LOI CAM DOAN - 2-55-2212 2 212712112112712T1111111 2111111111111 rre iDANH MỤC TU VIET TAT ccsscssssssessesssessessesssessessessesssessessecsessuessessessesssessessessesaseeees ivDANH MỤC BANG w.eeecescssesssssssssessessssssessecsvssssssesssssessssssessessusssessessessessssssessessessseeseeseess V

0527100257 1Chuong 1: NHUNG VAN DE LY LUAN VE PHONG CHONG THAM NHUNG

TRONG LĨNH VUC BẢO HIẾMY TE o ccescsscssssssessesssessessessssssssessessesssessessessessieeseesess 8

1.1 Những van dé lý luận về tham nhũng va phòng chống tham nhiing 8

1.1.1 Lí luận về tham nhũng - 2-22 +¿+++2+++EE+2EEtEEEtEE++Exzrxrrxrerkesred 81.1.2 Lý luận về phòng chống tham nhũng -2- 2 ¿+ s++zx++z++z2 261.2 Những vấn đề lý luận về pháp luật Phòng, chống tham những trong lĩnh vực

Bảo hiểm y tẾ 52-52222221 2E121212212111112112112111111111111 1.11111110111110 n ru 32

1.2.1 Khái niệm bảo hiểm y tẾ -¿- 2 2S E+EE£EEEEE2EE2EE2EEEEEEEEEEEEErkrrkrree 321.2.2 Phân loại bảo hiểm y tẾ - 2-22 2£ ©2++2E22EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErksrkrrrrees 331.2.3 Ý nghĩa, vai trò của bảo hiểm y tẾ - 2-2 5£22£+£E£EE+£EzEE+EEerxerree 341.2.4 Đặc điểm, hình thức, nội dung, phương pháp điều chỉnh của pháp luậtbảo hiểm y tẾ - 2 -522S< EEEE22E12E127112112117111121121111 1111111111111 1E E1 361.3 Bảo hiểm y tế Việt Nam và công tác phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực

bảo hiỂm y tẾ - 5256212 211271211211271717112112111111 1111111121111 111cc 39

1.3.1 Hệ thống Bảo hiểm y tế Việt Nam -¿ 2¿©225++2cxv2xterxrsrxrrrxees 391.3.2 Những khó khăn, thách thức đối với hệ thống bảo hiểm y tế Việt Nam 421.3.3 Công tác phòng chống tham nhũng của ngành Bảo hiểm y tế 461.4 Một số lý thuyết, cách tiếp cận và kinh nghiệm quốc tế về phòng chống tham

nhũng trong lĩnh vực bảo hiỀm y tẾ ¿5© E52 E+EE2E££E££E£EEEEEEEEEEEEEErErrerkees 53

1.4.1 Ly thuyết, cách tiếp cận trọng phòng chống tham nhũng lĩnh vực bảo

0150 : ÔÒỎ 531.4.2 Kinh nghiệm quốc tế trong phòng chống tham nhũng lĩnh vực y tế 60I))98.9509:0009) c0 63

il

Trang 5

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỀN ĐẦU TRANH PHÒNG

CHONG THAM NHŨNG TRONG LĨNH VUC BẢO HIẾM Y TẺ 64

2.1 Thực trạng pháp luật phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực Bảo hiểm y tế 64

2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực Bảo HAG Y 81

2.2.1 Hoạt động phô biến pháp luật phòng chống tham những - 81

2.2.2 Tô chức thực hiện pháp luật phòng chống tham nhiing - 89

2.2.3 Những kết quả và hạn chế trong thực hiện pháp luật phòng chống tham I§]01)1412Fdủủ —- 101

2.2.4 Những yêu cầu đặt ra đối với công tác phòng chống tham những trong lĩnh vực Bảo hiểm y tế Việt Nam - 2-22 ©5222x2EE2EE2EESEEErkerrrerkree 109 TIEU KET CHUONG 2 22¿c 2222222221122 E1 re 111 Chuong 3: QUAN DIEM VA GIAI PHAP HOAN THIEN PHAP LUAT VE PHONG CHONG THAM NHUNG TRONG LINH VUC BAO HIEM Y TE VIET 3.1 Quan điểm - 222cc HH HH HH HH He 112 3.1.1 Phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ thường xuyên của cả hệ thống 01:00:88 00 1177 112

3.1.2 Phòng chống tham nhũng gắn với xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội CHU Nghia 114

3.1.3 Phòng chống tham nhũng gop phan trực tiếp xây dựng ngành Bảo hiểm y tế trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của ngành Bảo hiểm y tế trong giai 6n 1207 Ö 116

3.2 C0: ố 118

3.2.1 Nhóm giải pháp phòng chống tham nhũng chung - 118

3.2.2 Nhóm giải pháp phòng chống tham nhũng đối với Ngành bảo hiểm y tế 128

I0)908.43009:10/9)icc11 132

0n 133

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -c:-©5c:225+tscxvttrrxtrtrrerrrrrrsrrrree 135

11

Trang 6

DANH MỤC TU VIET TAT

Từ viết tắt Nguyên nghĩa

ASXH An sinh xã hội

BHXH Bao hiém xã hội

BHYT Bảo hiểmy tế

TAND Toa án nhân dân

TCTT Tiếp cận thông tin

VPPL VỊ phạm pháp luật

XHCN Xã hội chu nghĩa

iV

Trang 7

DANH MỤC BANG

Bang 1: Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế Chỉ số Cảm nhận tham nhũng (CPI) của

Việt Nam trong giai đoạn 2002-20] Ï - - + - 12c 133118 E111 1EErvre 10 Bảng 2: CPI Việt Nam trong giai đoạn 2012-222 ¿cv svessessessesske 10

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tham nhũng là một hiện tượng xã hội thường thấy ở tất cả các nước Thamnhũng luôn gắn với quyền lực nhưng cũng bị chi phối bởi quyền lực Hiện nay,tham nhũng đã trở thành thách thức toàn cầu, không phân biệt khu vực địa lý, chế

độ chính trị hay trình độ phát triển Ở Việt Nam, tham nhũng thực sự đã trở thànhmột quốc nan, là một căn bệnh tram kha, nhức nhối đối với Đảng, Nhà nước và đốivới tất cả những người dân lương thiện Tham nhũng được xác định là “can tronhững nỗ lực đổi mới, tác động tiêu cực tới sự phát triển của đất nước, bóp méo cácgiá trị đạo đức truyền thong cua dân tộc, làm gia tăng khoảng cách giàu, nghèo

Nghiêm trọng hơn, tham những con làm xói mon lòng tin của nhân nhân dân vào sự

lãnh đạo cua Đảng, sự quan ly cua nhà nước và de dọa sự ton vong cua chế độta”” Nhận thức được những tác hại đó, thời gian qua Đảng và Nhà nước đã banhành rất nhiều các văn bản về phòng, chống tham nhũng Quyết tâm phòng, chốngtham nhũng được khang định mạnh mẽ qua việc Quốc hội đã thông qua Luật Phòngchống tham nhũng (PCTN) (tháng 11 năm 2005, chính thức có hiệu lực từ ngày 1tháng 6 năm 2006) và hiện nay là Luật PCTN năm 2018 (Luật số 36/2018/QH14)

Bảo hiểm xã hội Việt Nam có chức năng “t6 chức thực hiện các chế độ, chínhsách bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y té (BHYT); tô chức thu, chỉ chế độ bảo hiểm thấtnghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT;thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, BHYTtheo quy định của pháp luật' (Khoản 1, Điêu 1, Nghị định 89/2020/NĐ-CP) Đây làmột ngành có vai trò rất quan trọng của đời sống xã hội trong việc thực hiện chínhsách chăm sóc sức khỏe, bảo đảm an sinh xã hội, tham gia chống đói nghèo do bệnhtật gây ra Tuy nhiên, tham nhũng lĩnh vực BHYT cũng không kém phần nghiêmtrọng, thậm chí còn “rat nguy cấp” mà biéu hiện rõ nhất là tình trạng Quỹ BHYTđang bị trục lợi một cách nghiêm trọng, đấu thầu thuốc chữa bệnh, chi phí cho thuốcchui khiến giá thuốc bị đội lên nhiều lần Bên cạnh đó, “am những trong ngành y

! Nguyễn Quốc Sửu (2013), “Nguyên nhân tham những ở nước ta”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 13

(245), tháng 7/2013.

Trang 9

tế của Việt Nam hiện diện ở nhiễu cấp đô”, được tìm thấy trong cả 3 lĩnh vực quản

lý nhà nước, dịch vụ tại cơ sở y tế và quản lý BHYT Cơ quan Thanh tra Chính phủcũng xác định một số dạng sai phạm cơ bản trong lĩnh vực y tế như dược, khámchữa bệnh, mua sắm trang thiết bị y té

Truc loi Quỹ BHYT, câu chuyện không mới nhưng chưa có hồi kết Trung tâmGiám định bảo hiểm y tế và Thanh toán đa tuyến (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam) đã pháthiện rất nhiều thủ đoạn trục lợi, lạm dụng Quỹ BHYT Thống kê của Bảo hiểm Xã hộiViệt Nam, từ năm 2017 đến năm 2022, toàn ngành đã từ chối thanh toán, thu hồi về QuỹBHYT trên 10,2 nghìn tỷ đồng Kết quả này có được từ khi ngành triển khai hệ thốngliên thông đữ liệu, kết nối với hơn 12.000 cơ sở y tế từ tuyến xã đến tuyến Trung ương.Đây chỉ là một phan trong số tiền đang bị thất thoát, lang phí Có rất nhiều thủ đoạn trụclợi khác nhau của các cơ sở y tế đã bị Bảo hiểm xã hội Việt Nam "điểm mặt, chỉ tên"

như: thay đổi cơ cấu tô chức, tách các khoa điều trị bệnh lý nhiễm trùng và khoa điều trị

bệnh lý thông thường đề được thanh toán thêm tiền giường, kê thêm giường gấp nhiềulần được phê duyệt; thu dung khám bệnh; mở thêm dịch vụ phục hồi chức năng, vật lý trịliệu, y học cô truyền Điều này lý giải vì sao Quỹ BHYT có chiều hướng đi xuống,nhiều năm âm quỹ, còn số lượt khám, chữa bệnh và tỷ lệ năm viện có xu hướng đi lên

Xuất phát từ tình hình thực trạng nêu trên và từ thực tiễn công tác của bản

thân, học viên chon đề tài “Pháp luật về phòng chống tham những trong Bảo hiểm y tế

ở Việt Nam ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp chương trình Thạc sỹ Quản trị nhà nước vàphòng, chống tham nhũng

2 Tình hình nghiên cứu

Trong thời gian qua, đề tài pháp luật về PCTN ở Việt Nam đã được một số tổchức, cá nhân quan tâm nghiên cứu, bản luận va đề cập đến những vấn đề, khíacạnh liên quan Có thể đề cập đến một số công trình sau đây:

2.1 Các giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo

- GS.TS Nguyễn Đăng Dung, GS.TS Phạm Hồng Thái, PGS.TS Chu HồngThanh, PGS.TS Vũ Công Giao (đồng chủ biên) (2013), Giáo trình lý luận và phápluật về phòng, chống tham những, Nxb ĐHQGHN

Trang 10

- Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái (2017), Giáo trình lý luận và phápluật về phòng, chong tham nhũng, Nxb ĐHQGHN

- Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Anh (đồng chủ biên)(2019), Những van dé pháp lý đặt ra trong phòng chống tham những ở Việt Nam

hiện nay, Nxb ĐHQGHN.

2.2 Các đề tài khoa học

- Dinh Văn Minh (2023), Tham những và phòng, chống tham nhũng trongkhu vực tư ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp bộ Nghiên cứu dự báo tình hình thamnhũng không dừng lại ở bất kỳ một mô hình tô chức kinh doanh hay một loại hìnhgiao dịch kinh tế, thương mại cụ thé nào mà sẽ xuất hiện va tồn tại ở nhiều lĩnh vực

và hoạt động của khu vực tư.

- Nguyễn Đăng Dung (2021), Phòng, chống tham nhũng vặt ở Việt Nam tronggiai đoạn hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận chung vềtham nhũng phân tích chính sách và pháp luật phòng, chống tham nhũng và việc phòng,chống tham nhũng vặt ở Việt Nam; nghiên cứu và đánh giá những kết quả đạt được cũngnhư những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc phòng,chống tham nhũng vặt trong một số lĩnh vực cụ thé như: Kinh doanh, trật tự trị an, y tế,giáo dục, tài chính Trên cơ sở đó, Đề tài đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảcông tác phòng, chống tham nhũng vặt ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

- Nguyễn Minh Hằng (2023), Cơ sở pháp lý, trình tự, thủ tục thu hồi tài sản

bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham những, kinh tế theo yêucầu cải cách Tư pháp và phòng chống tham nhũng ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp

bộ Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng cơ sở pháp lý, trình tự, thủ tục thu hồi tàisản và kết quả thu hồi tài sản cho Nhà nước trong các vụ án hình sự về tham nhũng,kinh tế Từ đó, đề xuất, kiến nghị hoàn thiện cơ sở pháp lý, trình tự, thủ tục thu hồitài sản trong các vụ án hình sự về tham những, kinh tế theo yêu cầu của cải cách Tưpháp và phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

- Nguyễn Văn Tuấn (2022), Xử lý người có hành vi tham nhũng, Đề tài khoahọc cấp bộ Đề tài chỉ ra rằng, tham nhũng xảy ra ở các cấp, từ Trung ương đến địaphương; số lượng các vụ án tham nhũng ngày càng nhiều, quy mô tham nhũng ngàycàng lớn với tính chất phức tạp và thủ đoạn tỉnh vi

Trang 11

2.3 Các luận án, luận văn:

- Bùi Quang Huy (2008), Tham những và van dé phòng, chống tham nhữngtrong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyên ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc

sỹ, Khoa Luật - DHQGHN.

- La Văn Huy (2013), Pháp luật về phòng chống tham những của Singapore

va bai học cho Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Khoa Luật -DHQGHN.

- Nguyễn Thị Hải (2023), Ứng dụng công nghệ số trong phòng, chống tham

những ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ, Trường Dai học Luat-DHQGHN

- Nguyễn Thùy Anh (2019), Giáo duc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam,

Luận văn thạc sỹ, Khoa Luật - ĐHQGHN

- Trần Thị Hồng Trang (2011), Sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranhphòng, chong tham nhũng hiện nay, Luan văn thạc sỹ, Khoa Luat-DHQGHN

2.4 Các bài báo khoa học:

- Dinh Luong Minh Anh (2021), Tổng quan về các cơ quan chuyên trách

phòng, chống tham những trên thé giới, Tạp chí Nội chính số 90(7/2021) Tran ThịNgọc Kim (2020), Quan điểm về tham những trong các Công ước quốc tế chốngtham nhũng, so sánh với quy định của pháp luật Việt Nam, Tạp chí Khoa học Kiểmsát, Số chuyên đề 3(41)/2020

Nhìn chung, những công trình trên đã đề cập đến những nội dung và phương

diện khác nhau của tham nhũng và phòng chống tham nhũng Song đến nay vẫn

chưa có công trình nào đề cập trực tiếp đến “Pháp luật về phòng chống tham nhữngtrong Bảo hiểm y tế ở Việt Nam ” Vì vậy, luận văn của tác giả là công trình đầu tiên đề cập

có tính chuyên sâu về chủ đề này Tuy nhiên, những công trình trên sẽ là nguồn tư liệuquan trọng và cần thiết đề tác giả kế thừa, tiếp thu trong quá trình thực hiện luận văn

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về phòng chốngtham nhũng trong lĩnh vực BHYT ở Việt Nam; đề xuất hoàn thiện pháp luật về

PCTN trong lĩnh vực này.

Trang 12

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục tiêu trên, luận văn có các nhiệm vụ:

- Hệ thống hóa những van dé lý luận và pháp luật về tham nhũng và PCTN nói

chung và PCTN trong ngành BHYT;

- Phân tích, đánh gia thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện công tác

PCTN trong lĩnh vực BHYT ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra;

- Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCTN

trong nganh BHYT trong thời gian tới.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là pháp luật về PCTN trong ngành BHYT

ở Việt Nam

4.2 Phạm vi nghién cứu

- Pham vi không gian: ngành BHYT Việt Nam.

- Phạm vi thời gian: từ năm 2018 đến nay

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa

Mác-Lénin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lich sử), các quan điểm của Liênhợp quốc, của Đảng và Nhà nước Việt Nam về PCTN

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Phù hợp với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương

pháp nghiên cứu cụ thể, như:

- Phương pháp phân tích: được sử dụng xuyên suốt luận văn nhằm phân tích,làm rõ các luận điểm

- Phương pháp tong hợp: được sử dụng xuyên suốt luận văn nhằm tổng hợp lạinhững quan điểm, luận điểm dé đưa ra kết luận chung

- Phương pháp so sánh: nêu ra các dẫn chứng và thực trạng xoay quanh vấn đềPCTN nói chung và PCTN lĩnh vực BHYT nói riêng, tiến hành so sánh, đưa ra kết

luận tại chương 2 của Luận văn.

Trang 13

- Phương pháp thống kê: Thông kê kết quả PCTN của Việt Nam qua các năm

và so với các nước khác trong khu vực, trên thế giới Phương pháp này được sửdụng chủ yếu tại chương 2 của Luận văn nhằm đánh giá hiệu quả thực hiện phápluật về PCTN trong lĩnh vực BHYT

- Phương pháp lịch sử - cụ thé: để tìm hiểu, nghiên cứu các quan điểm PCTNqua các tài liệu sưu tầm được, sử dụng tại chương 1 của Luận văn nhằm tìm ra bảnchất của tham nhũng, phòng chống tham những

- Phương pháp diéu tra Xã hội học: được sử dung trong việc đánh giá thực

trạng công tác PCTN nói chung và PCTN trong lĩnh vực BHYT nói riêng ở Việt Nam Phương pháp này được sử dụng tại chương 2 của Luận văn.

- Phương pháp chuyên gia: Lay ý kiến sâu của các chuyên gia — những người

có trình độ kiến thức chuyên sâu Phương pháp này được sử dụng tại chương 3 củaLuận văn để xác định quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả PCTN trong lĩnh

vực BHYT của Việt Nam.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài6.1 Ý nghĩa khoa học

Luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ và hệ thống hóa những vấn đề lý luận

và pháp luật về tham những và PCTN nói chung, PCTN trong ngành BHYT nóiriêng; trên cơ sở đó, luận văn góp phần bổ sung, hoàn thiện và hệ thống tri thứcpháp luật về tham nhũng và PCTN

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Trên cơ sở đánh giá thực trạng tham nhũng và công tác PCTN nói chung và

PCTN trong lĩnh vực BHYT nói riêng, luận văn đề xuất những phương hướng vàgiải pháp nhằm khắc phục và bảo đảm tốt nhất việc PCTN của mỗi cá nhân, tổ chức

trong ngành BHYT.

Với ý nghĩa là công trình chuyên luận khảo sát, phân tích và đánh giá thực tiễn

pháp luật PCTN trong ngành BHYT; luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết

và hữu ích đối với các cơ quan nghiên cứu khoa học, hoạch định và thực thi chính

sách, các cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật; các cán bộ nghiên cứu, giảng dạy

Trang 14

pháp luật, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành Quản

trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng tại các cơ sở đảo tạo luật

Kết quả nghiên cứu của luận văn còn phục vụ cho việc trang bị những kiếnthức chuyên sâu cho các tô chức và cá nhân công tác trong lĩnh vực PCTN và những

ai quan tâm đến vẫn đề này

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

có kết cầu 3 chương 9 tiết, bao gồm:

Chương 1: Những van đề lý luận về phòng chống tham những trong lĩnh vựcbảo hiểm y tế

Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn đấu tranh phòng chống thamnhũng trong lĩnh vực bảo hiểm y tế

Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật PCTN trong lĩnh vực

BHYT.

Trang 15

Chương 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE PHÒNG CHÓNG THAM

NHŨNG TRONG LĨNH VUC BẢO HIẾM Y TE

1.1 Những van đề lý luận về tham nhũng và phòng chống tham nhũng

1.1.1 Lí luận về tham nhũng

11.1.1 Khái niệm, đặc điểm, bản chất, phân loại tham những

a) Khai niệm

Tham nhũng là một hành vi trái pháp luật, làm băng hoại các chuẩn mực đạo

đức xã hội Về ngữ nghĩa, nguồn gốc của từ “tham những” là từ ghép của từ

“tham ” và từ “những” “Tham” là ham muốn một cách thái quá, không biết chán,không biết giới hạn; “nhiing” là làm ray rà, phiền hà Xét về lý thì dé thỏa mãn hayđạt được “ham muốn một cách thái quá, không biết chán” thì phải “làm ray rà,phiên ha”

Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, tham những được hiểu là hành vi lạm dụngquyền lực được giao phó để thu lợi riêng Tham nhũng có ban chất bắt nguồn từquyền lực không được kiểm soát dẫn đến việc chủ thé tham nhũng có cơ hội để thựchiện hành vi Quyền lực bị lạm dụng có thể là quyền lực công hoặc quyền lực tư vìtham nhũng có thê xuất hiện cả trong khu vực tư

Tham nhũng có bản chat là hành vi với lỗi cố ý, người tham nhũng biết hoặcphải biết về hành vi của mình là sai trái nhưng đã có tình thực hiện và mong muốnhậu quả xảy ra hoặc cô ý để mặc cho hậu quả xảy ra Tham nhũng thường đượcthực hiện bởi người có chức vụ quyền hạn, những đối tượng này là những người cóhiểu biết, trình độ văn hóa, địa vị xã hội cao Vì vậy, tội phạm tham nhũng thườngđược xếp vào loại tội phạm của các đối tượng cô cồn trang — những người lao độngbang trí óc

Tham nhũng thường được thực hiện dé thu lợi cá nhân, người được thụ hưởnglợi ích từ tham nhũng có thé là chính người thực hiện hành vi những cũng có thé lànhững người thân thích có liên quan đến người thực hiện hành vi tham nhũng.Tham nhũng là hành vi có tính chất vụ lợi, người tham nhũng thực hiện hành vi với

ý đồ rõ rang về việc thu được các lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần Lợi ích vật

Trang 16

chat của tham nhũng có thé bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá còn lợi ích tinh thần

thường là những thứ không dễ quy đổi ra tiền như tình dục, sự phân biệt đối xử có

tính ưu ái, thiện vị cho một đối tượng khi thực thi công vụ, cung cấp dịch vụ công,băng khen, cơ hội hoc tập va công tác tại nước ngoài v.v

Từ năm 1995, Tổ chức Minh bạch Quốc tế bắt đầu công bé chỉ số nhận thứctham nhũng (Chỉ số CPI) hàng năm trên toàn thế giới - là chỉ số toàn cầu hàng đầu

về tham nhũng trong khu vực công, cung cấp một cái nhìn tổng thể hàng năm vềmức độ tham nhũng tương đối ở 180 quốc gia va vùng lãnh thé Chi số CPI đượcđánh giá dựa trên cảm nhận của các doanh nhân và chuyên gia về tham nhũng trongkhu vực công, sử dung dit liệu từ 13 nguồn bên ngoài, bao gồm Ngân hàng Thế giới(WB), Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), rủi ro tư nhân, các công ty tư van và các

tổ chức, thé chế khác; xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ theo mức độ nhậnthức về tham nhũng trong khu vực công, xét trên thang điểm 0-100 (rong đó điểm 0thể hiện mức độ cảm nhận tham những cao nhất và 100 là mức độ cảm nhận thamnhững thấp nhất (rat minh bach/ “rất sạch”) Điềm số phản ánh quan điểm của cácchuyên gia và giới kinh doanh về tình trạng tham nhũng ở quốc gia được đánh giá(được đánh giá về mức độ tham nhũng bằng điểm số CPI) Điểm số càng cao cónghĩa là quốc gia đó càng minh bach và ít tệ nạn tham nhũng hơn so với nhữngnước khác Mặc dù chỉ số này là chỉ số chung nhưng những nỗ lực PCTN của ngành

BHYT là một phần của chính sách PTCN chung của cả nước, góp phần tạo nên kết

quả CPI tổng hợp chung của Việt Nam

Bảng xếp hạng Cảm nhận tham nhũng (CPI) trên toàn cầu do Tổ chức Minhbạch Quốc tế (TI) công bố cho thấy: trong những năm gan đây (2015, 2016, 2017,

2019, 2021, 2022), CPI của Việt Nam đã có xu hướng cải thiện theo hướng tích cực.

Trong năm 2014, Chỉ số cảm nhận tham những của Việt Nam nam ở vi trí thứ31/100, được xếp hạng một tram mười chín trên tổng số một trăm bảy mươi nămquốc gia và vùng lãnh thổ Thứ hạng của Việt Nam cho thấy tham nhũng van là mộtvấn đề cấp bách và nghiêm trọng, có ảnh hưởng lớn dé hệ thống chính trị Việt Nam.Năm 2015, mặc dù chỉ số CPI của Việt Nam vẫn là mức 31/100, nhưng thứ hạng đã

có sự cải thiện rõ hơn, xếp hạng 112/168 quốc gia, vùng lãnh thé Năm 2020, Việt

Trang 17

Nam dat ba mười sau điểm trên tổng điểm là 100, kết quả này đã giảm 1 điểm sovới năm 2019 và đứng thứ một trăn lẻ 4 trên tổng số một trăm tam mươi quốc gia

Bảng 1: Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế Chỉ số Cảm nhận tham nhũng (CPI)

của Việt Nam trong giai đoạn 2002-2011

b) Đặc điểm

10

Trang 18

Khoản 1, Điều 3 Luật PCTN 2018 định nghĩa về tham nhũng: "Tham những

là hành vi của người có chức vu, quyên hạn đã lợi dụng chức vụ, quyên hạn do vi vụlợi” Theo đó, hành vi tham nhũng phải bao gồm đồng thời ba dấu hiệu đặc trưng

sau:

Thứ nhất, Chủ thé tham những phải là người có chức vụ, quyền hạnĐây là một điểm mới của Luật PCTN năm 2018 so với Luật PCTN 2005, sửađổi, bổ sung năm 2007, 2012 Các chủ thé tham nhũng được mở rộng, không còn

giới hạn trong phạm vi khu vực công (khu vực nhà nước), Luật PCTN năm 2018

còn dé cấp đến những chủ thé tham nhũng ngoài khu vực nhà nước (Người đại diệnphan vốn nhà nước tại doanh nghiệp; người giữ chức danh, chức vụ quản lý trongdoanh nghiệp, tổ chức)

Thứ hai, Chi thé tham những lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao

Sử dụng quyền thé và chức vụ là đặc điểm thứ hai của hành vi tham những.Trong quá trình thực hiện hành vi tham những, người tham nhũng can tận dụng "vitrí và quyền hạn của ho" như một công cụ để vi phạm luật pháp và đạt được lợi ích

cá nhân, dành cho họ, gia đình hoặc người khác Nếu không có quyên thé và chức

vụ nay, họ sẽ không thé thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc gặp khó khăn

trong việc thực hiện nó.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có yếu tố lợi dụng chức vụ và quyền hankhi người có chức vụ và quyền hạn vi phạm pháp luật Trường hợp này xảy ra khingười sở hữu quyền thế và chức vụ, nhưng hành vi vi phạm không liên quan đếnviệc tận dụng quyền thế và chức vụ của họ Chăng hạn, một viên chức thực hiệnhành vi trộm cắp tài sản của cá nhân hoặc của một tổ chức khác Hành vi trộm cắptài sản và chức vụ của họ không có sự kết nối trong tình huống này Hành vi trộmcắp tài sản có thé bị thực hiện bởi bất kỳ người nào, dù có quyền thé và chức vụhoặc không, và quyền thế và chức vụ của họ không liên quan đến việc quản lý hoặcbảo vệ tài sản Vì vậy, nếu người đó không tận dụng quyền thế và chức vụ của mình

trong việc thực hiện hành vi nay, thì hành vi đó không được coi là tham nhũng.

Thứ ba, Người thực hiện hành vi tham những phải có mục dich, động cơ vụ

lợi

11

Trang 19

Vụ lợi là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần mà người có chức vụ, quyềnhan đã đạt được hoặc có thé đạt được thông qua hành vi tham nhũng Hanh vi thamnhũng là hành vi cố ý Dé đánh giá mức độ và tinh chất của hành vi tham nhũng, tathường dựa vào việc xác định những lợi ích vật chất mà kẻ tham nhũng đạt được, va

từ đó quyết định cách xử lý tương ứng Tuy nhiên, trong môi trường thị trường hiệnnay, lợi ích vật chat có thê xuất hiện đưới nhiều hình thức khác nhau Nếu chúng tachỉ dựa vào việc phát hiện hoặc thu hồi tài sản để đánh giá lợi ích mà kẻ thamnhũng thu được, thì sẽ là một góc nhìn hạn chế Hơn nữa, việc phân biệt giữa các lợiich vật chất và tinh thần có thé rất khó khăn do chúng thường gan liền và tương hỗ

nhau.

Đối với lĩnh vực tư nhân, pháp luật đã có các quy định cụ thể để điều chỉnhhành vi tham nhũng Tuy nhiên, đôi khi xảy ra tình huống, những người ở vị tríquyền hạn trong các tô chức tư nhân, doanh nghiệp, thiết lập mối liên hệ hoặc hợptác với những cá nhân liên quan đến ngành công và sử dụng sự ảnh hưởng của họ đểtrục lợi Trong tình huống này, họ có thể bị coi là đồng phạm khi người thực hiện

hành vi tham nhũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cấu thành của tội tham nhũng là sự thống nhất của ba yếu tố (dấu hiệu đặctrưng) nêu trên Nếu thiếu một trong ba yếu tố trên thì không bị coi là hành vi tham

nhũng mà bị coi là hành vi VPPL khác.

c) Ban chất

Vé ban chat, tham nhting chinh 1a su tha hoa vé quyén luc và đạo đức

QLNN hay quyền lực nhà nước xuất phat từ nhân dân và thuộc về nhân dân

Nhà nước được hình thành dé phục vụ xã hội và được trao quyền dé đảm bảo

sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân, trong khuôn khổ lợi ích chung và cá nhân.Nhân dân ủy quyền quyền lực của họ cho Nhà nước và mong muốn rang Nhà nước

sẽ sử dụng quyên lực đó dé phục vụ lợi ích của họ Tuy nhiên, quyền lực không théton tại trừu tượng mà luôn phải được thực hiện thông qua những con người cụ thé,như các công chức nha nước.Thế nhưng trong thực tế, khi quyền lực nhà nước đượctrao cho con người cụ thể thì quyền lực ay có khi lai bi vận động theo xu hướng chu

quan của người sử dụng, trở thành đôi lập với chính mình lúc ban đâu.

12

Trang 20

C.Mác sử dụng thuật ngữ "tha hóa quyền lực" để chỉ việc biến quyền lực nhândân thành quyền lực của cá nhân hoặc các nhóm quyên lực, làm mất đi mục tiêu banđầu của quyền lực nhà nước, tức là phục vụ cho lợi ích của nhân dân Nói cáchkhác, quyền lực có khả năng biến người nắm giữ và sử dụng quyền lực thành người

có thái độ ích kỷ nếu họ không đủ đạo đức Nguy cơ tha hóa tăng lên khi quyền lựctrở nên lớn hơn Người ở vị trí quản lý quyền lực cao hơn đối diện với nguy cơ thahóa lớn hơn Ngược lại, người giữ vị trí thấp hơn đối điện với nguy cơ tha hóa íthon Con người, du là ai, mang trong mình cả những phẩm chat đạo đức và nhữngkhía cạnh tiêu cực Những phẩm chất này sẽ biểu hiện tùy thuộc vào bản chất vàhoàn cảnh cụ thé của mỗi người

Tham nhũng mang bản chất là một thói hư tật xấu của con người, một sự thahóa đạo đức xuất phát từ lòng tham, tính y lại, lười lao động và nó sẽ phat tác khi cóđiều kiện và điều kiện đó không có gì thích hợp hơn là nắm giữ trong tay quyềnhành Sự tha hóa quyền lực hay sự lạm quyền của những người năm giữ quyền lựcdẫn đến tham nhũng Tha hóa quyền lực là hiện tượng làm biến tướng bản chất, mụcđích đó của quyền lực Đó là hiện tượng biến quyền lực của cộng đồng, của nhândân trao cho, ủy quyền thành quyền lực của bộ máy, biến quyền lực của bộ máythành quyền lực của nhóm người, của cá nhân thực hiện vì mục đích của bộ máy,nhóm người, cá nhân; đó còn là tình trạng không thực thi được quyền được giao do

vô trách nhiệm, thiếu nỗ lực hay thiếu năng lực, ảnh hưởng đến mục đích chung

d) Phân loại

Cách phân loại đầu tiên dựa trên lợi ích thu được của tham nhũng có thể chiatham nhũng thành tham những vật chất và tham những phi vật chát Tham nhũngvật chất là dạng tham nhũng nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất của cá nhânnhư tiền mặt, đá quý, kim loại quý, tài sản, thức ăn, đồ cổ, sản vật quỹ hiếm v.v

Trước đây, tham những vật chất chủ yếu xảy ra ở lớp người có quyền lực vớithủ đoạn chủ yếu là dùng quyền lực được giao dé chiếm đoạt tài sản của nhà nước,của công dân nhằm vụ lợi cá nhân Tại nhiều quốc gia đang phát triển, tham nhũngvật chất đã trở thành nguồn sống chủ yếu của một bộ phận quan chức và tầng lớp

dân cư có địa vị trong xã hội.

13

Trang 21

Khác với tham nhũng vật chất, tham những tinh than là tham nhũng sử dungnhững cái không thuộc về mình (giả bằng cấp, đạo văn ) thành cái của mình hoặclam dụng QLNN để đạt một lợi ích tinh thần nhất định (khen thưởng, thăng tiễn,tình dục, sự nịnh bo) Một số quan chức cao cấp đại diện cho cả địa phương lớn,một lĩnh vực lớn dùng bằng cấp giả, không chỉ bằng đại học mà cả bằng thạc sĩ, tiến

sĩ đã trở thành việc không phải hiếm, dẫn đến không thừa nhận năng lực thật, giá trị

thật, thậm chí phủ nhận năng lực và giá trị thật của người khác Dạng tham nhũng

này làm biến đồi giá trị truyền thống, tạo ra những thứ vô giá trị nhưng được một số

người chấp nhận và dé cao nó Những năm gần đây, tham nhũng tinh than đã trởthành hiện tượng xã hội “ngam” không chỉ ở Việt Nam mà còn ở một số quốc giakhác trên thé giới

Cách phân loại tiếp theo dựa vào nguồn gốc quyền lực bị tha hóa và chủ thêtham nhũng có thê phân loại thành:

- Tham những quyền lực (Power corruption): Tham nhũng quyền lực là mộtdạng tham nhũng nơi người tham nhũng tận dụng quyền lực cá nhân để đưa cácđồng minh hoặc người thân tín vào bộ máy quyền lực, cũng như vào các tổ chứcchính trị, xã hội, và các đơn vị kinh tế hoặc tài chính với mục tiêu cá nhân về lợi ích

và vị thế Tham nhũng quyền lực thường liên quan đến việc tương tác giữa quyềnlực, tình thần, và tiền bạc, và thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau Nó có thể baogồm việc lạm dụng và sai trái việc sử dụng quyền hợp pháp mà nhà nước và xã hộiban cho họ Nó có thé bao gồm việc tạo ra các cơ chế mới để mở rộng quyền lựccủa họ, nhằm thỏa mãn những lợi ích không hợp pháp Tham nhũng quyền lực cũng

có thé xuất phat từ việc lợi dụng quyền lực dé đáp ứng khát vọng về quyền lực cánhân và duy trì quyền lực đã đạt được thông qua tham nhũng, hoặc mục tiêu cố vịquyền lực cao hơn Một ví dụ điển hình cho tham nhũng quyền lực là khi nhiều cánhân không đủ phẩm chất, trình độ, hoặc năng lực nhưng vẫn chiếm giữ nhiều vị tríquan trọng trong bộ máy nhà nước, tô chức, và các đơn vị kinh tế hoặc tài chính Tưtưởng "một người làm quan cả họ được nhờ" và "tham quyền có vị" thường là biểuhiện rõ ràng nhất của dạng tham nhũng này

14

Trang 22

Tham những chính trị (Political corruption): Tham nhũng chính tri là một

hình thức tham nhũng mà xuất phát từ sự hiệp đồng giữa những cá nhân có ảnh

hưởng trong hệ thống chính trị, thường là quan chức cấp cao trong bộ máy quản lýquyền lực Mục tiêu của tham nhũng chính tri là tao ra các quyết định hoặc ảnhhưởng chính trị độc hại đối với quyết sách của nhà nước, với mục đích cá nhân,doanh nghiệp, hoặc các nhóm lợi ích cụ thể Tham nhũng chính tri thé hiện thôngqua việc sử dụng vị trí chính trị và sức ảnh hưởng chính trị để can thiệp vào quá

trình ra quyết định chính tri (như chính sách, luật pháp, thỏa thuận) một cách thiên

vi với mục đích cá nhân Nó còn bao gồm việc mua bán và trao đổi các vị trí chínhtri, các vi trí quyền lực, hoặc cố gang đạt được chúng thông qua việc chạy dua vi trihoặc quyền lực Sau đó, những người có quyền lực này sử dụng vị trí của họ để đạt

lợi ích cá nhân.

- Tham nhũng hành chính, một hình thức tham nhũng khác, thường xuất hiện

trong các hoạt động quản lý hành chính của đội ngũ công chức hành chính Trong

trường hợp này, những người được giao quyền sử dụng quyền lực hành chính vàtrình tự thủ tục quản lý để gây trở ngại cho công dân hoặc tổ chức, với mục đích tìmcách lợi dụng tình huống cho lợi ích cá nhân Biéu hiện của tham nhũng hành chínhbao gồm việc đặt ra các trở ngại, làm trái quy trình trong việc thực hiện một thủ tụchoặc quyết định cụ thể mà công dân hoặc tổ chức có quyền được hưởng từ cơ quanhành chính nhà nước Nó còn có thể thể hiện qua việc thiên vị trong việc thực hiện

pháp luật, ưa thích một bên trong việc áp dụng các quy định pháp luật mà công chức

hành chính có thâm quyền thực hiện Tham nhũng hành chính thường gây ra sựkhông công bình và không minh bạch trong quản lý hành chính, ảnh hưởng đếnquyền và lợi ích của công dân và tô chức

- Tham những lớn, tham những nhỏ (Grand corruption, Petty corruption):

Tham nhũng lớn và tham nhũng nhỏ là hai loại tham nhũng khác nhau về quy

mô và ảnh hưởng Tham nhũng lớn thường xâm nhập đến cấp bậc cao nhất củaChính phủ quốc gia và gây ra sự xói mòn lòng tin vào sự quản lý đúng đắn, nguyêntắc nhà nước pháp quyên, và 6n định của nền kinh tế Nó thường xuất hiện tronglĩnh vực quản lý kinh tế nhà nước và thể hiện qua các hành vi như tham ô tài sản,

15

Trang 23

lập dự án giả mạo, dự án thiếu minh bạch để chiếm đoạt tiền, hoặc việc hối lộ cácquan chức cấp cao của bộ máy quản lý nhà nước để đạt được các dự án lớn Thamnhũng nhỏ, hay còn gọi là tham nhũng vặt, liên quan đến việc trao đổi một số tiềnnhỏ, làm ơn không đáng kể, thường do người tìm kiếm sự ưu đãi, hoặc sử dụng mốiquan hệ cá nhân với bạn bẻ hoặc họ hàng năm giữ chức vụ nhỏ Tham nhũng nhỏthường xuất hiện trong các lĩnh vực như lực lượng cảnh sát giao thông, vụ việc nhẹtênh và không đáng kể, ví dụ như sự những nhiễu, lợi dụng của các cán bộ trong các

cơ quan quản lý nhà nước.

1.1.1.2 Nguyên nhân và hậu quả của tham những

a) Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

Tham nhũng là một hiện tượng xã hội luôn liên quan đến quyền lực và lợi ích

cá nhân Nghiên cứu về tham nhũng trên toàn thế giới, bao gồm Việt Nam, đã chỉ ra

rằng tham nhũng thường xuất hiện khi có sự tồn tại của chế độ tư hữu, việc hình

thành giai cấp xã hội và sự phát triển của các bộ máy quản lý nhà nước, quản lýquyền lực công cũng như các quyền lực khác Tham nhũng có thể tồn tại ở mọi chế

độ xã hội với mức độ khác nhau Tham nhũng thường xuất hiện khi còn tồn tại nhànước và quyền lực chính trị Tuy nhiên, nhận thức này không đồng nghĩa với việcchấp nhận tham nhũng trong bộ máy quản lý nhà nước là điều tất yếu Thay vào đó,

nó cho chúng ta một cơ hội dé nhận thức rõ ràng về nguy cơ tiềm ấn của thamnhũng và thúc đây các biện pháp ngăn chặn và giảm thiểu tham nhũng Sự phát triểncủa các dang quản lý nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường(KTTT), các quan hệ kinh tế và chính trị đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho thamnhũng phát sinh và phát triển Theo lý thuyết của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác -Lênin, nguồn gốc sâu xa của tệ tham nhũng là sự giao thoa giữa hai yếu tố quantrọng: quyền lực công và lòng tham cá nhân.Trong xã hội có giai cấp, Nhà nướctrước hết đại điện cho quyền lực của một giai cấp nhất định, nó có chức năng điềuhòa những lợi ích của các giai cấp khác nhau, thậm chí đối lập nhau Quyền lực củaNhà nước khi được trao cho những con người cụ thể, những người đại diện cho Nhànước thực thi quyền lực công, nếu không có cơ chế kiểm soát dé dẫn tới sự lợi dung

16

Trang 24

quyền lực hoặc lạm quyền Sự gặp nhau giữa quyền lực công khi không được chếước với nhu cầu cá nhân vượt quá giới hạn cho phép, lòng tham, đã dẫn tới việc sửdụng quyền lực công phục vụ cho nhu cầu cá nhân Đó chính là cơ sở nảy sinh thamnhũng Tham nhũng còn được coi là “sản phẩm của sự tha hóa quyên lực ”.

- Tham nhũng là hệ quả tất yếu của của nên kinh tế kém phát triển, quản lýkinh tế, xã hội lỏng lẻo, yếu kém Thực tê cho thay ở các quốc gia có nền kinh tếphát triển, quản lý công khai, minh bạch, văn minh thì tham nhũng xảy ra ít hơn.Ngược lại, ở các quốc gia, vùng lãnh thô đang phát triển, trình độ quản lý và dân tríchưa cao thì ở đó tham nhũng phức tạp hơn Vì vậy, tham nhũng có tính phô biến ởnhững nước đang phát triển

- Hệ thong pháp luật (HTPL) chưa hoàn thiện và đông bộ hoặc thực thi phápluật yếu kém cũng là một nguyên nhân và điều kiện của tham những Cơ chế, chínhsách, pháp luật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán có nhiều “kế hở” tạocho những người có chức vụ, quyền hạn, điều kiện đề trục lợi, làm giàu bắt chính

- Bộ máy hành chính nhà nước công kênh với nhiễu thủ tục hành chính phiên

hà, nặng nề, bat hợp lý tạo điều kiện cho một số CBCC nhà nước sách nhiễu, ăn hối

lộ của người dân, doanh nghiệp.

- Chế độ, chính sách đãi ngộ, nhất là vấn dé tiền lương cho CBCC chưa thỏađáng Một khi CBCC Nhà nước chưa thé sống no ấm, đầy đủ với tiền lương của

mình thì tất yếu họ sẽ tìm mọi cách để kiếm thêm thu nhập từ chính công việc, chức

vụ mà nhà nước giao cho mình, ké cả tham nhũng

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhát, nguyên nhân và động cơ chủ yếu của tham nhũng là lòng tham củacon người Lòng tham của con người là nguồn gốc của tham nhũng, nhất là khingười ta nắm giữ quyền lực và của cải trong tay Bản chất của hoạt động PCTNchính là chống lại lòng tham của con người và kiểm soát có hiệu quả việc thực hiệnquyền lực công

Tất nhiên, sự đam mê lợi ích cá nhân không phải lúc nào cũng là điều xấu.Tuy nhiên, khi lòng tham trở thành nguồn động viên, khiến lý trí bị mờ đi, và khinhững hành động được thực hiện dé kiểm soát và điều khiển nhằm dat lợi ích riêng,

17

Trang 25

thay vì lợi ích của cộng đồng, tập thể, và quần chúng, thì điều này là hoàn toàn

không chấp nhận Tắt cả các hành vi tham nhũng, bat kể dưới hình thức nao, có xu

hướng đặt lợi ích cá nhân ở trung tâm Ngay cả khi hành động đó được thực hiện vì

lợi ích của một nhóm, nó vẫn bắt nguồn từ lợi ích cá nhân Nếu không vì lợi ích cánhân, người ta không bao giờ chấp nhận tham nhũng Vì lợi ích cá nhân, người ta cóthé thực hiện mọi hành vi, sử dụng mọi cách, va chấp nhận mọi hậu quả, ngay cả

khi hành vi đó vi phạm đạo đức, pháp luật, hoặc kỷ luật Đảng.

Thứ hai, có sự hiện diện của lối song "ăn bám", dựa dam, va ưa thích tiện nghinhưng lười lao động của một phần trong xã hội Lối sống này kết hợp với tâm hồních kỷ và đam mê lợi ích vật chất, đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích conngười tham gia vào các hành vi vi phạp Lối sống tập trung vào việc tận hưởng đãlen lỏi vào các cơ quan và tổ chức quản lý công quyên, thê hiện trong sự thiếu tráchnhiệm và suy đổi của nhiều cán bộ, viên chức nhà nước Điều này tạo ra môi trường

thuận lợi cho việc gây rối, bóp méo, và tạo điều kiện thuận lợi cho tham nhũng.

Thứ ba, tham nhũng còn có nguồn gốc từ cuộc sống, áp lực công việc, và môitrường xung quanh Giáo dục, hệ thống cơ chế, và sự tự quản của con người đều cóảnh hưởng đáng ké đến đạo đức, và có thé gây ra sự suy thoái và tha hóa Điều nàylàm cho môi trường thúc đây sự phát triển và lan tràn của tệ tham nhũng trong xãhội trở nên thuận lợi hơn Tình trạng này có dấu hiệu gia tăng Hơn nữa, một số cán

bộ công chức không có ý thức về việc rèn luyện đạo đức, lỗi sống, và tư tưởngchính trị Điều này dẫn đến sự suy thoái và tha hóa đạo đức của họ, và họ sẵn sàngtham những vì lợi ích cá nhân Môi trường làm việc là một yếu tố quan trọng tácđộng đến sự suy thoái đạo đức Hiện tượng đút lót và tặng qua dé thu lợi trong các

cơ quan công quyền không phải là điều hiếm gặp và xảy ra ở nhiều nơi Dựa trênquy luật phát triển khách quan của cuộc sống, nếu mỗi cá nhân không thé giữ vữngđạo đức "trung dung," "trung thứ," và "tính trực," và nếu "quân bat quân, thần batthan, tử bất tử" (Không Tủ) thì xã hội sẽ đối diện với sự sụp đồ, "thượng bat chính,

hạ tắc loạn." Những nguyên nhân này dan dan tao ra hiện tượng tham nhũng tập thé,dẫn đến sự khó khăn trong việc xử lý và ngăn chặn tham nhũng khi có cuộc thanh

tra hoặc kiểm tra, vì mọi người thường che đậy cho nhau

18

Trang 26

Thứ tư, tệ tham nhũng còn xuất phát từ tâm lý, truyền thống văn hóa và trình

độ nhận thức yếu kém, đặc biệt ở Việt Nam Văn hóa truyền thống của Việt Nam

chứa đựng nhiều phong tục và tập quán có thể bị lợi dụng dé biện minh và ủng hộhành vi tham nhũng Ví dụ, văn hóa trọng hình thức, thiếu thực chất, thiếu quyếtliệt, ưu né nang thể hiện qua các câu thành ngữ "Dĩ hòa vi quý", "Đóng cửa bảo

nhau," "Không bao giờ giở áo cho người xem lưng," "Hoa thơm mọi người cùng”.

Những phong tục và tập quán này, mặc dù mang bản chất tốt đẹp và cần phải được

duy trì, nhưng trong nhiều tình huống, chúng có thể bị lợi dụng và sử dụng như một

lý do dé thực hiện các hành vi tham nhũng hoặc như một cản trở đối với nỗ lực

ngăn chặn tham nhũng.

Với quan niệm "đầu xuôi đuôi lọt," "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn," vàniềm tin rằng giải pháp nhanh và hiệu quả nhất dé giải quyết công việc là chi phí,tâm lý này thúc day tham nhũng Hơn nữa, hối lộ và quà cáp thường được sử dụng

như một hình thức "kết thân," "đầu tư chiều sâu," "đầu tư vào tương lai" để tạo lợi

thế cho sự nghiệp cá nhân và cho người thân Những tâm lý và trình độ nhận thứcnày đã không thể tránh khỏi làm cho nhiều cán bộ và nhân viên đễ dàng bị thamnhũng Tình trạng này kéo dai làm xuất hiện tư tưởng làm khó dễ trong việc chấpnhận "phong bì" từ dan khi giải quyết công việc Bởi vậy, một số cán bộ và đảngviên khi nam quyền lực thì sẵn sàng "mặc cả" vị trí và quyền hành của họ Trongthực tế, điều này tạo ra một cách suy nghĩ và thói quen xấu về "văn hóa phong bì"trong cả xã hội và trong những người tìm kiếm cách dùng tiền để giải quyết công

VIỆC.

Thứ năm là trình độ dân trí thấp, ý thức pháp luật của người dân chưa cao tạođiều kiện cho những người có chức quyền có thé nhũng nhiễu, hạch sách dân chúng,vòi vĩnh nhận quà biếu, tặng hay nói cách khác là nhận hối lộ Thực tế ở các nướcphát triển có trình độ dân trí cao thì tham nhũng ít xảy ra hơn là những nước đangphát triển và kém phát triển với trình độ dân trí thấp, người dân chưa có điều kiệntham gia vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng

Nguyên nhân dưới góc độ Quản trị nhà nước

19

Trang 27

Dưới góc độ Quản trị nhà nước, UNDP mô tả những nguyên nhân phổ biến

dẫn đến tham nhũng bằng công thức sau

Công thức: Công thức mô tả nguyên nhân của tham nhũng (UNDP)

C=(M+D)-(A +I+T) Trong đó:

C = Corruption (Tham nhũng)

M = Monopoly (Sự chuyên quyền, độc đoán)

D = Discretion (sự tùy ý hành động do thiếu sự kiểm soát)

A = Accountability (trách nhiệm giải trình).

I= Integrity (sự liêm chính) T= Transparency (tính minh bạch)

Diễn giải công thức trên Tham những là hậu quả cua sự thiếu hut ba yếu tổgồm Trách nhiệm giải trình, Sự liêm chính và Tinh minh bach trong bối cảnh tôn tại

sự chuyên quyên, độc đoán và tùy ý hành động do thiếu sự kiểm soát của các cơ

quan và công chức NN.

Một số tô chức và chuyên gia khác cũng có cách tiếp cận và quan điểm tương

tự Robert Klitgaard -chuyên gia quốc tế hàng đầu về quản trị tốt và chống tham

Có thé thấy: ngoài một số khác biệt nhỏ, các yếu tố Trách nhiệm giải trình, Sự

liêm chính và Tính minh bach đóng vai trò then chốt dé kiềm chế và kiểm soát thamnhũng: trong khi sự chuyên quyền, độc đoán và tùy ý hành động do thiếu sự kiểm

soát của các cơ quan và công chức NN là những tác nhân tạo thuận lợi cho tham nhũng

20

Trang 28

Qua những phân tích trên đây chúng ta thấy răng nguyên nhân của tham nhũng

là sự tổng hợp, hội tụ nhiều nguyên nhân, điều kiện cả chủ quan lẫn khách quan, cả

con người lẫn cơ chế của Nhà nước ta Tham nhũng hay được quy cho nguyên nhân

là từ lòng tham của con người Mặc dù quy kết này không sai, nhưng lại rất ít có ýnghĩa trong thực tiễn phòng chống tham nhũng Vi lòng tham tôn tại như một thuộctinh có hữu của con người - là một “tinh người”, van đề là điều tiết và khống chếlòng tham đó như thế nào Như vậy, nếu lòng tham là nguyên nhân của hiện tượng

tham nhũng thì đây là nguyên nhân sâu xa, thuộc về “tinh người” không thé bị loại

bỏ.

Tuy nhiên, khi lòng tham này làm tốn hại lợi ích công cộng thì nó cần đượchạn chế Tham nhũng, bởi vậy, cần được coi là biểu hiện của lòng tham không đượckiểm soát; và các mức độ tham nhũng khác nhau chính là thể hiện mức độ hiệu quảkhác nhau của việc kiểm soát lòng tham; tham nhũng càng trầm trọng, có nghĩa làkiểm soát lòng tham that bại càng nghiêm trọng Nói một cách khác, tham nhũng cónguyên nhân sâu xa là lòng tham, nhưng nguyên nhân trực tiếp là lòng tham ấykhông được kiểm soát hiệu quả Bản tính con người là không thay đồi, nên thay vibàn về nguyên nhân sâu xa, chúng ta nên tập trung bàn về nguyên nhân trực tiếp,nghĩa là nguyên nhân khách quan giữ vai trò quyết định so với nguyên nhân chủquan dẫn đến tham nhũng

Có nhiều yếu tố và nhiều con đường khác nhau dẫn đến tham nhũng Tùy điềukiện và hoàn cảnh mà tham những diễn ra Do đó cần phải có nhận thức toàn diệnhơn về bản chất và nguyên nhân của tham nhũng để có giải pháp hữu hiệu Muốntriệt phá tham nhũng, chúng ta cần loại trừ hết các nguyên nhân và điều kiện phátsinh tham nhũng Các biện pháp phòng và chống cũng phải mang tính hệ thống,

toàn diện.

b) Hệ qua của tham những

Tham nhũng gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực củađời sống xã hội Có thể khái quát những tác hại chủ yếu của tham nhũng ở nhữngđiểm chính sau:

(i) Tác hại về chính tri

21

Trang 29

Tham nhũng là trở lực lớn đối với quá trình đổi mới đất nước và làm xói mòn

lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước, đối với sự nghiệp xây dựng đất nước Nếu

không sớm loại trừ, tham nhũng sẽ phá hoại đội ngũ cán bộ, tầm thường hoá HTPL.Các giá trị quản lý nhà nước xây dựng không mang đến ý nghĩa tương xứng trongnhu cầu của người dân Kỷ cương xã hội không thê giữ vững, các sức mạnh của nhànước cũng giảm đi trong lòng tin của nhân dân, gây mat đoàn kết nội bộ, làm giảm

uy tín của Đảng và Nhà nước trước nhân dân, từ đó hạn chế sức mạnh, niềm tin

mãnh liệt của nhân dân vào lực lượng lãnh đạo, cũng mang đến cơ hội dé cho kẻ thù

phá hoại, xâm lược, lực lượng phản động Tham nhũng làm cho bộ máy trở thành

quan liêu, đội ngũ viên chức tốt cũng có thể bị tác động trong nhận thức và thái độ.Tham nhũng là trở lực lớn đối với quá trình đổi mới đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã

hội (CNXH) khi bộ phận lãnh đạo không đảm bảo đóng góp vai trò, thành quả vào

sự nghiệp chung.

Trước đây, Dang ta chủ yếu quan tâm đến tác hại trước mắt, về vật chất (kinh

tế, tien bạc), nay Đảng nhìn rõ hơn tác hại tiềm ấn, khôn lường của tham nhũng,tiêu cực là làm hư hỏng, mat cán bộ, mat niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhànước và cuối cùng là mat chế độ Dang đã nhiều lần chỉ rõ, tham nhũng “!vm giảmlòng tin của quan chúng doi với sự lãnh đạo của Dang và sự điều hành của các coquan nhà nước” (Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Nxb Chínhtrị quốc gia, Hà Nội) “đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước ” (Văn kiện Đạihội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội); “1à tháchthức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhànước ” Văn kiện Dai hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2016), Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội) Đặc biệt, từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII (thang 01/1994), tham

nhũng được Đảng ta nhận diện là một trong bốn nguy cơ đối với Đảng và cáchmạng Việt Nam, đến Đại hội IX đã trở thành “một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còncủa chế độ ta” và đến nay “vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tôn vong cuaĐảng và chế độ” Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII (2021), Nxb Chính

tri quéc gia, Ha Ndi).

22

Trang 30

Theo Báo cáo Tổng kết 10 năm công tác PCTN (2012-2022) của Uỷ ban kiểmtra trung ương cho thấy trong giai đoạn 2012 - 2022, cấp ủy, ủy ban kiểm tra cáccấp đã thi hành ky luật 2.740 tổ chức đảng, hơn 167.700 cán bộ, đảng viên, trong đó

có 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng; đã kỷ luật 170 cán bộ thuộc diện

Trung ương quản lý, trong đó có 4 Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chínhtrị; 29 Ủy viên Trung ương, nguyên Uỷ viên Trung ương; 50 sĩ quan cấp tướngtrong lực lượng vũ trang Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay đã thi hành

kỷ luật 50 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (cao hơn gấp 4 lần so với nhiệm

kỳ khóa XI và bằng gần một nửa số cán bộ cấp cao bị xử lý của nhiệm kỳ khóaXID), trong đó có 8 Uỷ viên Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương, 20 sĩ quancấp tướng

(ii) Tác hại về kinh tếTheo Báo cáo “Tac động của tham những đối với tăng trưởng và bat bình

đăng” năm 2014 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International),

tham nhũng chứa đựng chất ăn mòn tác động vào tăng trưởng và hoạt động doanhnghiệp Tổng hợp các nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn, tham nhũng thành trởngại của phát triển kinh tế bền vững ở các khía cạnh chính sau đây:

(1) Tác động trực tiếp làm thất thoát một nguồn lực rất lớn (tiền vốn, đấtdai, ) vào tay cá nhân, nhóm lợi ích tham nhũng ma phan lớn không được đưa vàoquy trình sản xuất của cải trong nước dé san sinh ra giá trị tăng thêm, phát triển kinh

té, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động

(2) Tham nhũng trong quy hoạch, giao thông, xây dựng, sử dung đất dai délại di chứng lâu dài rất khó và rất tốn kém trong khắc phục, sửa chữa

(3) Làm méo mó thị trường và biến dạng thể chế, chính sách kinh tế, nguyên

tắc pháp luật, nhất là các thị trường tài chính, chứng khoán, bat động sản và thị

trường liên quan các thị trường này.

(4) Làm mất niềm tin của các nhà đầu tư cả trong nước, nước ngoài và đối tác

quôc tê.

23

Trang 31

(5) Can trở việc phân bổ nguồn lực tài chính, tài nguyên hiệu quả; tạo sự cạnh

tranh không lành mạnh, gây bất bình đăng trong môi trường đầu tư, kinh doanh,

triệt tiêu động lực kinh doanh, đầu tư

(6) Phá hoại hệ thống thuế và thu ngân sách quốc gia; làm tăng chi phí doanhnghiệp dẫn đến tăng giá cả hàng hóa, dịch vụ và giảm hiệu quả đầu tư

(7) Tham nhũng viện trợ phát triển (ODA) để lại hậu qủa cho thế hệ con cháutrong việc trả nợ và trả lãi lâu dài, làm cạn kiệt nguồn lực phát triển tương lai

(8) Tác động xấu đến phát triển nguồn lực con người và động lực cống hiếncủa nhân tài; các vụ xử lý tham nhũng dẫn đến xử lý cán bộ sai phạm làm chậm tiến

Năm 2021, tổng số tiền phải thi hành liên quan đến việc thu hồi tài sản thamnhũng cũng ở mức cao, trên 72 nghìn tỷ đồng, trong đó, số tiền đang tổ chức thihành án là trên 34 nghìn tỷ đồng; đã thu được trên 4 nghìn tỷ đồng [8]

Không chỉ gây thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước, tiền của, thời gian, côngsức của nhân dân; tham nhũng còn làm chậm nhịp độ phát triển nền kinh tế, đồngthời phá vỡ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; hạn chế các nhà đầu tưthâm nhập thị trường; làm suy giảm uy tín, năng lực cạnh tranh; trực tiếp tác độngxấu đến các chính sách an sinh xã hội (ASXH); lam cạn nguồn đầu tư nội địa, gâytrở ngại cho hoạt động kinh tế vĩ mô, kìm hãm hoạt động của các ngành kinh tế vi

^

mo.

24

Trang 32

Do tham nhũng mà một số công trình xây dựng như các công trình cầu đường,

nhà cửa kém chất lượng, không đảm bảo về mặt thời gian, vật chất đã bỏ ra, gây

nguy hiểm cho cuộc sống của người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triểncủa nền kinh tế — xã hội Tham những gây anh hưởng lớn đến môi trường kinhdoanh, làm giảm đáng kế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, chậm tốc độtăng trưởng của nền kinh tế Các hành vi tham những gây mat công bằng, bình dang

dé các doanh nghiệp tiếp cận quyền lợi theo pháp luật Hành vi sách nhiễu, gây khó

khăn, đòi hối lộ của một bộ phận CBCC, viên chức làm ảnh hưởng đến giải quyết

thủ tục hành chính, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh

(ii) Tác hại vẻ xã hội

Tham nhũng làm thoái hóa nhân cách người dân, làm xói mòn các gia tri văn

hóa truyền thong cua dan tộc Tinh trang chạy theo lợi ich vat chat, vi đồng tiền sẵn

sảng chà đạp lên luân thường, đạo lý, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước,hủy hoại các dich vụ công, gây nên những bức xúc trong đời sông xã hội

Tham nhũng xâm phạm, thậm chí làm đảo lộn hệ giá trị, lệch lạc các chuẩnmực của các cán bộ công chức khi họ không giữ được phẩm chat đạo đức của người

công chức liêm chính, chỉ phục vụ nhân dân mà nói không với tham nhũng Ho coi

nghé nghiệp của mình là cơ hội, là điều kiện dé thực hiện các hành vi tham nhũng.Nhiều CBCC đã bất chấp việc VPPL, làm trái công vụ, trái lương tâm, đạo đức

nghề nghiệp Điều này gây bat bình và xói mòn lòng tin của Nhân dân với Đảng —

Nhà nước, gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, làm lệch chuẩn đạo đức

xã hội do một bộ phận hưởng lợi từ tham nhũng, không dựa vào lao động chân

chính Tham nhũng còn làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, gây mâu thuẫn batbình trong xã hội, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào chế độ va sự lãnh đạo của

Đảng-Nhà nước

Như vậy, tham nhũng luôn là một nguy cơ tiềm tàng đối với sự ồn định vàphát triển mọi mặt của đời sống xã hội Tham nhũng gây ra những hậu quả, tác hạihết sức rộng lớn trên các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa — xã hội NhưChủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói ngay từ những ngày đầu thành lập Nước Việt

Nam Dân chủ Cộng hòa “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân

25

Trang 33

dân, của bộ đội và của chính phi” [9] nó là: “Kẻ thù khá nguy hiểm vì nó khôngmang gươm, mang súng mà nó nam trong các tổ chức của ta, dé làm hỏng mọi việccủa ta” [9, p 357] Do đó, nhà nước ta cần coi tham những là kẻ thù, tìm cách baitrừ với quyết tâm cao, lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt (không những nước ta mà cácquốc gia đều quyết tâm PCTN Bằng chứng: đến nay có gần 200 quốc gia ký kết gianhập UNCAC) Chống tham nhũng đã trở thành cuộc chiến của toàn cầu và của

Việt Nam).

1.1.2 Lý luận về phòng chống tham những

1.1.2.1 Khái niệm, đặc điển phòng chong tham những

Phòng ngừa tham nhũng là tập hợp các biện pháp nhăm ngăn chặn, đề phòngkhỏi sự xảy ra các hành vi tham nhũng Mỗi quốc gia sẽ thực hiện các biện phápnày tùy theo hoàn cảnh kinh tế, chính trị và xã hội riêng của họ Một trong nhữngphương pháp phòng ngừa phố biến mà nhiều quốc gia áp dụng là tăng cường tinhcông khai và minh bạch đối với hoạt động của nhà nước, đặc biệt là việc minh bạchthu nhập tài sản của các công chức Điều này bao gồm việc kiểm soát nghiêm ngặttài sản và thu nhập của những người đảm đang có chức vụ và quyền hạn trong hệthống Ngoài ra, các biện pháp khác còn bao gồm cải cách thủ tục hành chính, sửdụng công nghệ thông tin trong quản lý, thúc đây việc thanh toán không sử dụngtiền mặt, tăng cường trách nhiệm của những người đứng đầu, thực hiện chặt chẽ quytac ứng xử và đạo đức công vụ cùng với quy tắc đạo đức nghề nghiệp Tat cả nhữngbiện pháp này hướng đến mục tiêu tăng cường công tác quản lý nhà nước và quản lýkinh tế-xã hội ở mọi khía cạnh dé ngăn chặn sự xảy ra của tham nhũng

Phát hiện tham những là quá trình tìm ra các hành vi tham nhũng được thực

hiện bởi các chủ thé cụ thé Do chủ thé tham nhũng thường là những người có chức

vụ, quyền hạn và một số trường hợp còn được các công cụ quyền lực bảo vệ, chechăn nên việc phát hiện tham nhũng dé xử lý rất khó khăn.Các quốc gia trên thế giới

sử dụng rất nhiều cách thức để phát hiện tham nhũng nhưng chủ yếu là thông qua cơchế kiểm soát quyền lực, đặc biệt là việc thông qua hoạt động của các cơ quan chứcnăng, chuyên trách về PCTN như thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, kiểm

26

Trang 34

sát, Cơ quan thông tan, báo chí cũng đóng vai trò quan trong trong việc tố cáo các

hành vi tham nhũng được phát hiện.

“Phòng tham những” và “Chống tham những” là hai phạm trù thường đượcnhắc đến cùng với nhau nên dễ dẫn đến sự lầm tưởng rằng đây là một vấn đề Tuynhiên, hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau, đối tượng hướng đến cũng khácnhau: “Phỏng” hướng đến các hoạt động làm cho tham nhũng không xảy ra còn

“Chóng ” hướng đến việc xử lý các hành vi tham nhũng đã xảy ra

Xử lý tham nhũng đề cập đến việc mà Nhà nước thực hiện các biện pháp nhằmtrừng phạt các cá nhân hoặc tô chức tham nhũng cụ thể Mục tiêu của việc nàykhông chi là dé trừng trị những người thực hiện hành vi tham nhũng mà còn déđánh giá, giáo dục các cá nhân khác, khuyến khích họ kiềm chế và không thực hiệncác hành vi tham nhũng Quá trình kết luận và xử lý hành vi tham nhũng rơi vào

trách nhiệm của cơ quan chức năng, tuân thủ theo quy định của pháp luật, và thực

hiện các quy trình và thủ tục luật định một cách chặt chẽ Một SỐ quốc gia có quy

định và hình thức xử lý khác nhau tùy theo tính chất, mức độ, và hậu quả của hành

vi tham nhũng Các biện pháp xử lý tham nhũng thường bao gồm các biện pháp kỷluật, hành chính, kinh tế, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người cóhành vi tham nhũng, cũng như việc thu hồi tài sản có liên quan đến tham nhũng

Mặc dù vậy, nếu xét về mặt bản chất, hai phạm trù này không độc lập hoàntoàn mà có mối quan hệ nhất định Chống tham nhũng là hoạt động xử lý các hành

vi tham nhũng cụ thé đã xảy ra Hoạt động này không chỉ ngăn chặn không cho chủthé tiếp tục vi phạm mà còn có giá trị ran đe, giáo dục chung va qua đó tác độngnhất định đến nguyên nhân của tham nhũng nên cũng có giá trị phòng ngừa thamnhũng xảy ra Ở khía cạnh này có thể coi chống tham nhũng là hoạt động đặc biệtcủa phòng ngừa tham nhũng Kết quả của chống tham nhũng có hiệu quả hay khôngcũng là một trong các yếu tổ góp phần phòng ngừa tham nhũng Về bản chất, chống

tham nhũng được thực hiện có mục đích là phòng tham nhũng vì cũng hướng tới

môi trường và hướng tới con người theo hướng tích cực Chống tham nhũng để tạo

cơ sở cho môi trường pháp lý nghiêm minh và để giáo dục ý tức tuân thủ pháp luật

27

Trang 35

của mọi người Đó là hai điều kiện quan trọng góp phần ngăn ngừa phát sinh

nguyên nhân của tham nhũng.

Cần phối hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa và phát hiện, xử lý tham nhũng Điềunày đòi hỏi sự đồng bộ hóa giữa biện pháp cấp bách và giải pháp chiến lược, cũngnhư sự kết hợp hài hòa giữa biện pháp trừng trị và biện pháp ngăn ngừa trong việchuy động và phối hợp lực lượng chống tham nhũng Phòng ngừa cần được coi làchính, là cơ bản, lâu dài, chú trọng hơn “chống” bởi lẽ mục tiêu của công tác

phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhằm làm trong sạch Đảng và bộ máy nhà

nước, dé phát triển đất nước Mục đích của việc xử lý tham nhũng, tiêu cực là dé

“tri bệnh cứu người ”, kỷ luật một vai người dé cứu muôn người, truy tố một vụ décảnh tỉnh cả một vùng, một lĩnh vực; từ đó để cảnh báo, răn đe, giáo dục, phòngngừa là chính Phát hiện, xử lý các vi phạm, thiết nghĩ cần phải quán triệt và thựchiện phương châm phòng ngừa, phát hiện từ sớm, xử lý từ đầu

1.1.2.2 Những yêu cau đặt ra đối với công tác phòng chong tham những

Dé công tác đấu tranh PCTN đạt hiệu quả cao, cần đảm bảo nhưng yêu cầu

dưới đây:

Một là, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức, pháp luật vềPCTN Trước hết cần triển khai với những người năm giữ các chức vụ cao, cương

vị lãnh đạo, quản lý trong BMNN, những người công tác ở các lĩnh vực nhạy cảm

dễ xuất hiện hành vi tham những Công tác giáo dục là công tác xây dựng con

người, đặc biệt là người đứng đầu, giữ trọng trách lãnh đạo, quản lý trong bộ máycông quyền nhà nước Thực chất đây là biện pháp phòng ngừa từ xa; gắn “xáy vớichống”, “lấy xây dé chong”, lay phòng là chính và làm tốt phòng ngừa sẽ ít phảichống và chống sẽ hiệu quả Quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước và của toàn

xã hội là đấu tranh với tệ nạn tham nhũng Dé biến quyết tâm đó thành hiện thực thìtrước hết phải tăng cường công tác giáo dục, định hướng tư tưởng, nhất là giáo dục,quản lý đội ngũ CBCC, tạo sự đồng thuận trong xã hội, sự thống nhất trong nội bộ

tổ chức Đảng, Nhà nước Sức nặng, sự thành công của giáo dục, quản lý nằm ở khảnăng, phẩm chất, nhân cách, đạo đức, uy tín của người đứng đầu Nếu họ không có

đủ phâm chất, năng lực, không thực sự là tắm gương cho người khác học tập, noi

28

Trang 36

theo thì dù cố gang đến may, thuyết giảng hay đến đâu thì hiệu quả vẫn không cao.Thực tiễn cho thấy, dù hệ thống các văn bản, quy phạm pháp luật có được hoànthiện, các giải pháp PCTN khả thi nhưng nếu không phát huy, khơi dậy lòng tự

giác, tự trọng trong mỗi con người thì cũng trở thành vô nghĩa Bởi vậy, việc giáo

dục nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm là vấn đề đặt lên hàng đầu, trên cơ sở đó,điều chỉnh nhận thức, hành vi trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, nhất là củangười đứng đầu

Hai là, tiếp tục bố sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lýkinh tế - xã hội đảm bảo đủ sức răn đe, nghiêm trị các hành vi tham nhũng Dướigóc độ quản lý nhà nước, hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế,chính sách về công tác PCTN ở nước ta đang có sự bổ sung, nhưng nhìn chung cònthiếu đồng bộ, trên một số lĩnh vực còn sơ hở, chưa theo kịp sự phát triển mạnh mẽcủa dat nước trong thời kỳ đôi mới Bởi vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục hoan

thiện HTPL làm căn cứ pháp lý để giáo dục, răn đe, xử lý các hành vi tham nhũng.

Đồng thời, cần có chế tài đủ mạnh cả về hình sự lẫn kinh tế đối với hành vi thamnhũng và những người đứng đầu cơ quan, tổ chức dé xảy ra tham nhũng; kiên quyếtloại bỏ khỏi BMNN những CBCC tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn dé làmgiàu bất chính, làm thất thoát tài sản của Nhà nước, tổ chức, hoặc dé người than lợidụng chức vụ, quyền hạn của mình nhằm trục lợi du người đó là ai, ở cương vi nao.Cùng với đó, cần tập trung đây mạnh CCHC, rà soát, điều chỉnh, bố sung, hoànthiện các quy định của pháp luật, nhằm khắc phục những sơ hở, thiếu sót, bảo đảmcông khai, minh bạch trong quản lý kinh tế - xã hội; quản lý có hiệu quả các khoản

chi theo đúng dự toán đã cấp; kiểm soát chặt chẽ chi đầu tư xây dựng cơ bản, Trên

cơ sở quy định chung, các cấp, các ngành cần cụ thể hóa các quy định về PCTT chophù hợp với đặc điểm, tình hình của cấp mình

Ba là, xây dung lực lượng chuyên trách PCTT độc lập và chuyên sâu dé điềutra, xử lý các hành vi tham nhũng Đấu tranh PCTT là đấu tranh phòng, chốngnhững hành vi trái pháp luật của những người có chức vụ, quyền hạn trong BMNN

Vì vậy đây là cuộc đấu tranh rất khó khăn, phức tạp Muốn đấu tranh có hiệu quảcần nghiên cứu xây dựng mô hình cơ quan chống tham những thích hợp Cơ quan

29

Trang 37

PCTT chuyên trách cần có cơ chế, tổ chức hoạt động để cơ quan này có quyền

thanh tra, kiểm tra, giám sát vụ việc có dấu hiệu tham những đối với tất cả các cơ

quan, tổ chức, các CBCC trong BMNN và HTCT từ Trung ương đến địa phương

Có như vậy mới xử lý kip thời, trên diện rộng hành vi tham nhũng, hạn chế sự baoche, tau tán tài sản hoặc trốn ra nước ngoài của những người tham nhũng Những

người làm việc trong các co quan nay phải có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp

sâu trong nhiều lĩnh vực, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành tuyệt đối với Đảng,Nhà nước và nhân dân; có bản lĩnh chính trị vững vàng, sẵn sảng đối mặt với nhữngkhó khăn, thách thức và nguy hiểm trong đấu tranh PCTT Nhà nước phải ban hànhcác quy định pháp luật riêng để cơ quan này thực hiện chức năng nhiệm vụ PCTT

nhanh chóng kip thoi, có hiệu quả.

Bon là, đây mạnh công tác kiểm tra, giám sát, xử ly vi phạm trong đấu tranhPCTT Các cấp phải phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của các tổ chức dang, côngtác thanh tra của các ngành chức năng để phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành viPCTT Trong quá trình thực hiện phải gắn kiểm tra, giám sát thường xuyên, toàndiện với kiểm tra, giám sát chuyên đề, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát các quychế, quy định về PCTT để có cơ sở kết luận được chính xác Đồng thời, có cơ chế,chế tài bảo đảm cho việc giám sát, phản biện xã hội của MTTQVN có hiệu lực trênthực tế; tiếp tục hoàn thiện và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của cơ quanchức năng về PCTT; hoàn thiện cơ chế phối hợp công tác, tạo môi trường lành

mạnh, bảo dam cho nhiệm vụ PCTT đạt hiệu qua.

Năm là, mở rộng hợp tác quốc tế về PCTT Ngày nay, toàn cầu hóa và hộinhập quốc tế đã tác động rất lớn đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các quốcgia Song song với quá trình hợp tác phát triển, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tếcũng đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các quốc gia để phòng ngừa, phát hiện và xử lýcác hành vi VPPL vượt ra khỏi biên giới của mỗi quốc gia, trong đó có tham nhũng.Tham nhũng là vấn nạn của nhiều quốc gia Thực tiễn phát hiện, xử lý tội phạmtham những thời gian qua nồi lên việc các đối tượng có liên quan bỏ trốn, tau tan tài

sản ra nước ngoai, gây khó khăn cho quá trình điều tra, giải quyết vu viéc, vụ an.

Tuy nhiên, khi Việt Nam yêu cầu tương trợ tư pháp, phía nước ngoài đã đặt ra

30

Trang 38

những yêu cầu gây khó khăn cho quá trình kê biên, tịch thu tài sản tham nhũng.Tăng cường hợp hợp tác quốc tế là một chủ trương lớn trong PCTN thời gian qua.Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tăngcường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN đã xác định riêng một nhómnhiệm vụ về hợp tác quốc tế về PCTN với định hướng: Chủ động tham gia cácchương trình, sáng kiến, diễn đàn quốc tế về PCTN phù hop với diéu kiện ViệtNam; thực hiện các cam kết quốc tế về PCTN, chú trọng tới các cam kết về xâydựng môi trường dau tư, kinh doanh minh bạch [10] Trong những năm qua, kết quahợp tác quốc tế trong PCTN đã mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích, thu đượcnhiều kinh nghiệm, thực tiễn tốt của các quốc gia trên thế giới về PCTN, từ đó

nghiên cứu, áp dụng phù hợp vào công tác PCTN của Việt Nam Bên cạnh đó,

những nỗ lực của Việt Nam trong PCTN cũng đã được lan tỏa, góp phần tăngcường hình ảnh, vai trò của Việt Nam trong hợp tác về PCTN Việc tham gia vàocác thỏa thuận, điều ước, cam kết quốc tế đa phương về PCTN, nhất là Công ướcLiên hợp quốc về chống tham nhũng - một văn kiện pháp lý mang tính nền tảng, cótính ràng buộc với các quốc gia thành viên ở phạm vi toàn cầu về PCTN đã giúpViệt Nam nắm bat được những van đề, giải pháp cơ bản, cốt lõi và tiên tiễn trongPCTN, nắm bắt được xu hướng hợp tác của khu vực và thế giới về PCTN, cùngtham gia giải quyết một vấn nạn chung của thế giới và khu vực, góp phần củng có,tăng cường hòa bình, hữu nghị và phát triển chung trên toàn thế giới

Hop tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng có thé giúp Việt Nam tận dụngnguồn lực nước ngoài, cả về cơ sở vật chất, chuyên gia và kỹ thuật Điều này có thểthúc day các chương trình đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tácphòng, chống tham nhũng và tăng cường nhận thức cũng như khả năng tham giavào công tác này của các tang lớp xã hội khác như doanh nghiệp, báo chí, tổ chức

xã hội, và các cơ quan chính trị - xã hội Việt Nam cần tăng cường hợp tác quốc tếbăng việc đàm phán và ký kết các hiệp định hợp tac tư pháp và thỏa thuận dau tranhphòng, chống tội phạm với các quốc gia Đồng thời, cần phối hợp mạnh mẽ với cơquan tư pháp của các quốc gia và tô chức quốc tế dé truy bat, dan độ các đối tượng

31

Trang 39

phạm tội tham nhũng đang lân trốn, chuyên giao tài liệu, chứng cứ và thu hồi tài sản

tham nhũng trốn ra nước ngoài.

1.2 Những vấn đề lý luận về pháp luật Phòng, chống tham nhũng trong lĩnhvực Bảo hiểmy tế

1.2.1 Khái niệm bảo hiém y tế

Bảo hiểm y tế (còn được gọi là bảo hiểm sức khỏe hoặc bảo hiểm y tế xã hội)

là một hình thức bảo hiểm mà một cá nhân hoặc một hộ gia đình mua hoặc tham gia

dé đảm bao rang họ có quyền nhận được các dịch vụ y tế mà họ cần mà không phảitrả toàn bộ chi phí từ túi cá nhân Bảo hiểm y tế thường được cung cấp bởi chínhphủ hoặc bởi các công ty bảo hiểm tư nhân Các chương trình bảo hiểm y tế thườnghoạt động theo nguyên tắc gom tiền từ nhiều người (người tham gia bảo hiểm) vàsau đó sử dụng khoản tiền đó dé chi trả cho những dịch vụ y tế cần thiết, như chămsóc sức khỏe, điều trị bệnh tật, thuốc, và các dịch vụ y tế khác Bảo hiểm y té giúp

giảm nguy cơ tài chính đối với cá nhân khi họ gặp van đề về sức khỏe và cũng đóng

vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền tiếp cận đúng đắn đến chăm sóc y tếcho mọi người trong xã hội Hệ thống bảo hiểm y tế có thé khác nhau tùy theo quốcgia và khu vực Một số quốc gia cung cấp dịch vụ y tế miễn phí cho tất cả công dân,trong khi những quốc gia khác sử dụng hệ thống bảo hiểm y tế dé tài trợ và quản lýdịch vụ y tế

Bảo hiểm là một hình thức phòng tránh rủi ro trong đời sống của con người.

Bảo hiểm là chuỗi các hoạt động liên quan đến dự báo rủi ro, phân tích rủi ro vàchia sẻ sẽ rủi ro giữa các bên trong quan hệ xã hội về bảo hiểm bao gồm: người muabảo hiểm, người được thụ hưởng dịch vụ bảo hiểm, người cung cấp dịch vụ bảohiểm Theo đó bảo hiểm được hiểu là hành vi của người mua bảo hiểm dùng mộtkhoản tiền phi bảo hiểm dé tra cho người cung cấp dich vụ bảo hiểm dé phòng ngừarủi ro khi một sự kiện được bảo hiểm xảy thì người thu hưởng bảo hiểm sẽ nhậnđược một khoản tiền đền bù cho những thiệt hại từ sự kiện bảo hiểm Bảo hiểm y té

là một hình thức phòng tránh rủi ro của con người về những thiệt hai liên quan đến

sức khỏe Bảo hiém y tê là hành vi của người mua bảo hiém sé đóng phí bảo hiêm

32

Trang 40

dé được hưởng dịch vụ bảo hiểm liên quan đến các chi phí đối với hoạt động khám

chữa bệnh của họ.

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm Y tế, thì bảo hiểm y tế là hình thức bảohiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này đểchăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện

1.2.2 Phân loại bảo hiém y tế

Bảo hiểm y tế có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồmnguồn tai trợ, mục đích sử dụng, mức độ bao hiểm, và phạm vi dịch vụ

Dựa trên tiêu chí về chủ thể cung cấp dịch vụ có thể phân loại thành bảohiểm y tế do chính phủ cung cấp và bảo hiểm y tế do doanh nghiệp tư nhân cungcấp Bảo hiểm y tế do chính phủ cung cấp thường là một loại hình bảo hiểm nằmtrong chính sách an sinh xã hội của nhà nước, do chính phu quản lí, điều tiết, tài trợcho việc hoạt động Bảo hiểm y tế tư nhân là một loại hình bảo hiểm phi nhân thọđược điều chỉnh bởi luật kinh doanh bảo hiểm, do dá nhân hoặc doanh nghiệp muabảo hiểm từ các công ty bảo hiểm tư nhân để đảm bảo sức khỏe của họ hoặc nhân

viên.

Dựa trên tiêu chí phạm vi của sự kiện bao hiểm có thể phân loại thành bảohiểm điều trị bệnh tat và bảo hiểm phòng ngừa, điều trị tông quát Bảo hiểm điều trịnệnh tật: Tập trung vào việc điều trị các bệnh tật Bảo hiểm phòng ngừa và điều trịtổng quát có phạm vi rộng hơn, tạo điều kiện cho quyền tiếp cận sức khỏe cơ bản,bao gồm dịch vụ phòng ngừa, tầm soát bệnh tật, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ

bản và các dịch vụ khám chữa bệnh.

Dựa trên mức độ đặc biệt của đối tượng được bảo hiểm có thê phân loại

thành bảo hiểm y tế phổ thông và bảo hiểm y tế chuyên sâu Bảo hiểm y tế phổthông tập trung vào bảo vệ sức khỏe tổng quát và các bệnh tật thông thường trêntoàn bộ cơ thể Bảo hiểm y tế chuyên sâu có thé tập trung vào bảo hiểm cho một bộphận trên cơ thể, một đối tượng sức khỏe cụ thể Chăng hạn như cầu thủ bóng daMessi bảo vệ cho đôi chân, ca sĩ Taylor Swift bảo hiểm cho dây thanh quản vàgiọng hát của mình Các đối tượng này là các đối tượng được bảo hiểm mang tínhchất đặc thù, không mang tính phô thông đối với tat cả mọi người v.v

33

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN