Hoàn thiện pháp luật phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam

MỤC LỤC

NHỮNG VAN DE Lí LUẬN VE PHềNG CHểNG

THAM NHŨNG VÀ PHÁP LUẬT PHềNG CHểNG THAM NHŨNG TRONG LĨNH VỰC Y TẾ. Khái quát chung về tham nhũng, phòng chống tham nhũng và pháp luật phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế. Khái niệm tham nhũng và phòng chống tham những. Khái niệm tham những. Tham nhũng là khái niệm được quan tâm và nghiên cứu bởi nhiều ngành khoa học khác nhau. Khi kết hợp lại, từ "tham nhũng" chỉ ra hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật của việc sử dụng quyền lực hoặc tải nguyên dé đạt được lợi ích cá nhân một cách không chính đáng và không hợp lệ. Tham nhũng là một từ chỉ một hành vi xấu, mang hàm ý tiêu cực, chỉ sự tha hóa khỏi. bản chất, lệch lạc chuẩn mực trong hành vi của một người so với chức năng, nhiệm. vụ, trách nhiệm của họ. Theo tổ chức Minh bạch quốc tế, tham nhũng được hiểu là hành vi lạm dụng quyên lực dé thu lợi riêng. Theo Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, tham nhũng là hành vi của người có chức vu, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ. Tham nhũng được hiểu là một hành vi vi phạm pháp luật với hình thức lỗi cố ý. Người tham nhũng nhận thức được hậu quả của hành vi và mong muốn hành vi xảy ra dé có thé thu được lợi ích vật chat, lợi ích phi vật chất cho mình hoặc người khác. Động cơ dẫn đến hành vi tham nhũng chắc chăn là động cơ vụ lợi xuất phát từ. nhu cầu trong đời sống cá nhân hoặc do lòng tham của cá nhân. Tham nhũng trong lĩnh vực y tế là những hành vi tham nhũng phát sinh trong hệ thống y tế Việt Nam, bởi các chủ thé có chức vụ quyên hạn trong lĩnh vực y tế. được thực hiện vì mục đích vụ lợi trước, trong hoặc sau quá trình khám chữa bệnh,. hỗ trợ khám chữa bệnh hoặc quản lý nhà nước về khám chữa bệnh. Các chủ thé có chức vụ quyền han trong lĩnh vực y tế rat đa dạng từ bác sĩ, giám đốc bệnh viên, công chức làm việc trong cơ quan quản lý nhà nước về y tế, viên chức làm việc trong các cơ sở thực hiện hoạt động hỗ trợ khám chữa bệnh. Tắt cả các cá nhân tham gia vào hệ thống y tế từ khám chữa bệnh cho đến quản lý nhà nước, hỗ trợ khám chữa bệnh đều có thé là chủ thé của hoạt động tham nhũng trong lĩnh vực y tế. Theo Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, khám bệnh là việc người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sử dụng kiến thức, phương pháp, kỹ thuật chuyên môn dé đánh giá tình trạng sức khỏe, nguy cơ đối với sức khỏe và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh. Chữa bệnh là việc người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sử dụng kiến thức, phương pháp, kỹ thuật chuyên môn để giải quyết tình trạng bệnh, ngăn ngừa sự xuất hiện, tiến trién của bệnh hoặc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe. của người bệnh trên cơ sở kết quả khám bệnh. Hành vi tham nhũng trong lĩnh vực y tế có thể được thực hiện trước, trong hoặc sau quá trình khám chữa bệnh, hỗ trợ khám chữa bệnh hoặc quản lí nhà nước về khám chữa bệnh. Lợi ích thu được từ hành vi tham nhũng trong lĩnh vực y tế có thể bao gồm lợi ích vật chất và lợi ích phi vật chất. Lợi phi vật chất bao gồm các loại tiền, tài sản, giấy tờ có giá hoặc các quà tặng, vật dụng có giá trị. Lợi phi tinh thần có thé bao gồm tình dục, khen thưởng, cơ hội học tập, cơ hội du lịch nghỉ dưỡng, lợi ích phi vật chất khác v.v. Người thụ hưởng lợi ích của tham nhũng vặt có thê là người có hành vi tham những nhưng cũng có thê là những người thân, người quen có quan hệ với người tham nhũng. Khái niệm phòng tham những. Phòng tham nhũng là toàn bộ các hoạt động của cơ quan nhà nước có thầm quyên trong hoạt động phòng chống tham nhũng khi thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình và tập trung vào các hoạt động giảm thiểu cơ hội phát sinh tội phạm tham nhũng, giảm thiểu các lợi ích thu được từ tham những, tăng cường khả năng. phát hiện tham nhũng. Phòng tham nhũng là các biện pháp mang tính chất chủ động, phòng ngừa. trước các rủi ro của tham nhũng phát sinh, chủ động ngăn chặn tham nhũng trước khi. tham nhũng có cơ hội được thực hiện, răn đe đối tượng có chức vụ quyền hạn dé. không dám tham nhũng, không thể tham nhũng. Phòng tham nhũng là các biện pháp khó khăn nhưng hiệu quả về mặt dài hạn đối với xã hội vì các biện pháp phòng ngừa tuy đặt ra những tốn kém chi phí ngắn hạn nhưng lại mang lại những lợi ích về dài hạn. Thay vì “thả gà ra đuổi” và sau đó không biết được có khả năng thu hồi tài sản của tội phạm tham nhũng hay không thì. các biện pháp phòng ngừa tham những triệt tiêu luôn những rủi ro đó. Biện pháp phòng ngừa tham nhũng thường tập trung các các hoạt động như. tăng cường sự công khai, minh bạch, thiết lập trách nhiệm giải trình từ bộ máy nhà nước dé không dám tham nhũng. Các biện pháp giáo dục liêm chính dé người phạm. tội không muốn tham nhũng. Xây dựng các cơ chế pháp luật một cách chặt chẽ, có sự kiểm tra giám sát thường xuyên dé tội phạm tham nhũng không thé tham nhũng dễ dàng. Khái niệm chống tham nhũng. Chống tham nhũng là toan bộ các hoạt động của cơ quan nhà nước có thâm quyền trong hoạt động phòng chống tham nhũng khi thực hiện các chức năng nhiệm. vụ của mình và tập trung vào các hoạt động phát hiện và xử lý tội phạm tham nhũng,. áp đặt các chế tài bất lợi như chế tài hình sự, hành chính, kỷ luật lên người vi phạm pháp luật phòng chống tham nhũng. Các biện pháp chống tham nhũng được áp dụng trước tiên phải tập trung vào việc xác định các lĩnh vực có rủi ro tội phạm cao, từ đó cơ quan nhà nước lên các kế hoạch cho việc thanh tra, kiểm tra, giám sát để phát hiện tham nhũng. Ngoài ra, cơ quan nhà nước có thé phát hiện tham những thông qua việc tiếp nhận nguồn tin báo về tội phạm từ cá nhân, tổ chức, cơ quan báo chí. Cùng với đó, qua hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, cơ quan nhà nước cũng thu thập được các nguồn tin về tội phạm và từ đó có cơ sở dé tiép tục thực hiện các hoạt động. xử lý tham nhũng. Xử lý tham nhũng bao gồm toàn bộ các biện pháp dé có thé áp dung các chế tài đối với hành vi tham nhũng. Các hành vi tham nhũng vặt, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức chưa đến mức phải xử lý hành chính, xử lý hình sự thì các cơ quan có thê áp dụng chế tài kỷ luật đối với các hành vi này. Nếu đã phát sinh trách nhiệm hành chính,. trách nhiệm hình sự thì cơ quan phát hiện được hành vi tham nhũng phải căn cứ vào chức. năng nhiệm vụ của mình và phối hợp với các cơ quan tư pháp có liên quan đến tiễn hành xử phạt hành chính hoặc bắt đầu quy trình tố tụng hình sự. Ngoài các hoạt động phát hiện tham nhũng và xử lý tham nhũng, các biện pháp. chống tham nhũng còn bao gồm các hoạt động hợp tác quốc tế với các quốc gia trên thế giới để phòng chống tội phạm tham những, tội phạm xuyên biên giới, tội phạm chiến tranh, tội phạm rửa tiền. Các loại tội phạm này đều có mối liên hệ mật thiết với nhau và gắn với các nhóm tội phạm có tô chức, hoạt động xuyên quốc gia, xuyên biên giới. Muốn bảo vệ an ninh trật tự quốc gia, các cơ quan nhà nước phải hợp tác quốc tế dé kiểm soát sự chuyền dịch của tội phạm, kiểm soát dòng tiền tư hoạt động phạm. tội mà có được. Từ "y tế" được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngôn ngữ và là một thuật ngữ tổng quát dé ám chỉ lĩnh vực liên quan đến sức khỏe con người và các hoạt động liên quan đến chăm sóc, phòng ngừa bệnh,. nghiên cứu y học, và quản lý sức khỏe. Trong thời kỳ tiền lịch sử và y học cổ đại, các nguyên tắc y học chủ yếu dựa vào kiến thức dân gian và kinh nghiệm truyền miệng. Y tế thường được thực hành bởi các thầy thuốc hoặc người thường có kiến thức về các phương thuốc tự nhiên và thảo dược. Thuật ngữ "y tế" có thé không được sử dụng cụ thé như ngày nay, nhưng các khái niệm liên quan đến việc duy trì sức khỏe va điều trị bệnh đã tồn tại từ xa xưa. Với sự phát triển của cách mạng công nghiệp và việc tiến hóa từ nông nghiệp đến sản xuất công nghiệp, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe tăng lên đáng kê. Bệnh viện hiện đại và cơ sở y tế được xây dựng dé cung cấp chăm sóc tốt hơn. trở nên phô biến hơn và thường được liên kết với việc cung cấp chăm sóc sức khỏe tới cộng đồng lớn hơn. Y tế hiện đại đã trở thành một phan quan trọng của cuộc sống. đô thị và xã hội. Thế kỷ 20 chứng kiến sự xuất hiện của lĩnh vực y té công cộng, nơi sự chú trọng được đặt vào việc phòng ngừa bệnh tật và quản lý sức khỏe cộng đồng. chương trình tiêm chủng, giám sát dịch bệnh và quản lý sức khỏe trở thành ưu tiên. Thuật ngữ "y tế" trong thời kỳ này bắt đầu ám chỉ không chỉ việc cung cấp chăm sóc cá nhân mà còn việc quản lý và duy trì sức khỏe cộng đồng. Y tế công cộng và quản lý sức khỏe trở thành một phần quan trọng của lĩnh vực này. Trong xã hội hiện đại, y tế đã trở thành một vấn đề toàn cầu. Các tô chức quốc tế như WHO và UNICEF đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của toàn bộ thế giới và đối phó với các dịch bệnh toàn cầu như HIV/AIDS và COVID-. Thuật ngữ "y tế" bây giờ không chỉ liên quan đến cung cấp chăm sóc y học, mà còn bao gồm sự sáng tạo và áp dụng của công nghệ trong việc chân đoán, điều trị và quản lý sức khỏe. Các thiết bị y tế tiên tiến, dịch vụ tư vấn trực tuyến, và nghiên cứu y học được liên kết với thuật ngữ này. Khái niệm y tế liên tục vận động và phát triển. Trong tương lai, y tế có thể liên quan đến thúc đây sức khỏe cá nhân, sử dụng trí tuệ nhân tạo, phát triển thuốc thông minh và các phương pháp điều trị tiên tiễn hơn. Thuật ngữ "y tế" sẽ tiếp tục thay đổi dé phan ánh các thách thức và tiễn bộ mới trong lĩnh vực này, nhưng nó luôn liên quan đến. việc duy trì và nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người. Lịch sử của lĩnh vực y tế thể hiện sự phát triển và tiến bộ đáng kinh ngạc của con người trong việc đối phó với sức khỏe và bệnh tật. Từ những thời kỳ đầu tiền với kiến thức dân gian và thảo dược đến hiện đại với y học khoa học và công nghệ tiên tiến, y tế đã thay đổi và cải thiện cuộc sống của hàng tỷ người trên toàn thế giới. Sự tiễn bộ trong lĩnh vực này vẫn tiếp diễn, và nó càng trở nên quan trọng hơn trong thé ky 21 với các thách thức sức khỏe toàn cầu ngày càng phức tạp. Khái niệm lĩnh vực y té. Hệ thống y tế là tong hợp các bộ phận cấu thành tạo thành một tập hợp mạng lưới các cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan quản lý khám chữa bệnh và tổ chức hỗ trợ. hoạt động khám chữa bệnh. Hệ thống cơ sở khám chữa bệnh tại Việt Nam theo Điều 48 Luật Khám bệnh,. chữa bệnh y học gia đình;. thuật trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm: a) Cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, điều trị ngoại trú, chăm sóc sức khỏe ban đầu; quản lý bệnh tật, phục hồi chức năng tại cộng đồng: b) cấp khám bệnh, chữa bệnh cơ bản. thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, điều trị ngoại trú, nội trú tổng quát; đào tạo thực hành tổng quát, tô chức cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho người hành nghề; c) cấp khám bệnh, chữa bệnh chuyên sâu thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, điều trị ngoại trú,. nội trú chuyên sâu; đào tạo thực hành chuyên sâu; nghiên cứu, đảo tạo liên tục chuyên. sâu; chuyên giao kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh. Cơ quan quản lý nhà nước về y tế tại Việt Nam bao gồm cơ quan quản lý nhà nước về y tế tại cấp trung ương và cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương. Hệ thống chính quyền tại Việt Nam được tổ chức dựa trên bốn cấp: trung ương, tỉnh, quận/huyện và xã/phường. Trong hệ thống cung cấp dịch vụ y tế, có ba cấp độ dịch vụ chính - cấp cơ sở với tuyến huyện và xã. Tại các thành phố lớn, các bệnh viện trung ương thuộc Bộ Y tế quản lý. Các bệnh viện đa khoa tỉnh, trung tâm y tế cấp huyện và trạm y tế thuộc quản lý của Sở Y tế. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước bao gồm cơ quan hành chính nhà nước thực hiện quản lý chung và các đơn vị sự. nghiệp công lập thực hiện hỗ trợ hoạt động quản lý nhà nước. năng, nhiệm vụ, quyên hạn và cơ câu tô chức của các sở y tê tỉnh và phòng y tê huyện. Ngoài các cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan quản lý nhà nước về y tế, còn có một hệ thống hùng hậu các cơ sở tham gia hỗ trợ trong hoạt động y tế bao gồm: các Viện nghiên cứu, Trường đại học, cao đẳng thực hiện chức năng đào tạo; các cơ sở tư nhân tham gia vào hoạt động tiêm chủng vắc-xin dịch vụ, các công ty tham gia vào hoạt động nhập khẩu và phân phối thuốc, trang thiết bị y tế, các cơ quan tham gia vào hoạt động xét nghiệm, giám định, kiêm nghiệm y tế và các cơ quan tham gia vào hoạt. động truyền thông, giáo dục y tế. Các cơ sở thực hiện hoạt động hỗ trợ khám chữa. bệnh rất đa dạng trên thực tế. Đặc điểm chung của các cơ sở này là không trực tiếp. khám, chữa bệnh nhưng có khả năng hỗ trợ hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc sức. khỏe nhân dân, là một cấu thành quan trọng của hệ thống y tế. Nội dung pháp luật về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế bao gồm. các quy định phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng được quy định tại văn bản. quy phạm pháp luật. Trong đó, hoạt động phòng chống tham nhũng được tiếp cận dưới 2 góc độ: i) phòng chống tham nhũng từ nội bộ, cơ quan tô chức; ii) phòng chống tham nhũng từ bên ngoài. Các quy định pháp luật phòng chống tham nhũng đòi hỏi các cơ quan phải tự kiểm soát tham nhũng trong nội bộ của mình, thiết kế các cơ chế phòng chống tham nhũng từ bên ngoài. Pháp luật về phòng chống tham những lĩnh vực y tế là tập hợp các quy phạm pháp luật phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng trong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động liên quan đến y tế từ: tổ chức cơ sở khám chữa bệnh, quản lý nhân lực hành nghề khám. chữa bệnh, quản lý hoạt động chuyên môn khám chữa bệnh, quản lý hoạt động hành. chính khám chữa bệnh, quản lý trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám chữa bệnh, quan lý các tiêu chuan về các sản phẩm y tế lưu hành trên thị trường như thuốc, được liệu, thiết bị y tế v.v. Hình thức pháp luật về phòng chống tham nhũng lĩnh vực y tế được thể hiện qua các đạo luật chung về phòng chống tham nhũng và các luật chuyên ngành lĩnh vực y tế. Luật Phòng chống tham nhũng 2018 là luật chung, điều chỉnh các vấn đề chung trong hoạt động phòng chống tham nhũng. Các đạo luật chuyên ngành trong. lĩnh vực y tế bao gồm: Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Luật Dược, Luật Dự phòng và. kiểm soát bệnh tất, Luật Bảo hiểm y tế. Các đạo luật chuyên ngành có liên quan đến. phòng chống tham những lĩnh vực y tế như: Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật v.v. Luật hình sự, luật xử lý vi phạm hành chính thực hiện chức năng trừng phạt, xử lý vi phạm và khắc phục hậu quả từ tham nhũng nói chung và tham những trong lĩnh vực y tế nói riêng. Chủ thé thực hiện phòng chống tham nhũng trong pháp luật về y tế được hiểu là những người đóng vai trò trực tiếp trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng trong lĩnh vực y tế. Chủ thê trước tiên thực hiện phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế chính là người đứng đầu từng đơn vị. Trách nhiệm của người đứng đầu đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tham nhũng tại đơn vị của mình. Người đứng đầu làm tốt vai trò của mình thì cấp dưới không có cơ hội đễ dàng trong việc tham nhũng. Luật Phũng chống tham nhũng 2018 quy định rừ trỏch nhiệm của người đứng đầu từng đơn vị phảigương mẫu, liêm khiết; chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghé nghiệp, quy tắc đạo đức kinh doanh. Khi dé xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. tương xứng mới lỗi của mình trong vụ việc. Chủ thé thực hiện phòng chống tham nhũng chuyên trách bao gồm các cơ quan: i) Bộ Y tế/Sở y tế; ii) Thanh tra chính phủ; iii) Kiểm toán nhà nước; iv) Cảnh sát điều tra; v) Viện kiểm sát nhân dân. Thông qua kiểm tra, giám sát dé phát hiện tham nhũng, tiêu cực Đối với PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước, Bộ Y tế cho biết, ngoài công tác tuyên truyền Luật PCTN và các quy định có liên quan, Bộ Y tế tích cực thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, kịp thời phát hiện, phối hợp với các cơ quan Nhà nước có thâm quyền dé ngăn chặn, xử lý tham những xảy ra trong doanh nghiệp, tổ chức mình theo quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế, quy định của doanh nghiệp, tô chức; kịp thời cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn và phối hợp với cơ quan Nhà nước có thâm quyền dé ngăn chặn, xử lý tham nhũng.

Thủ đoạn và hành vi a ở

Theo Quy định về y đức (tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế) dé áp dụng cho mọi người hành nghé y tế kể cả người nước ngoài hành nghề y tế tại Việt Nam ban hành theo Quyết định số 2088/BYT-QD ngày 06 tháng 11 năm 1996 của. Bộ trưởng Bộ Y tế, người hành nghề khám chữa bệnh cần tôn trọng quyền được khám. bệnh chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh; khi. thăm khám, chăm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không được phân biệt đối xử người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghé nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục phải chỉnh té, sạch sẽ dé tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu dé cùng hợp tác điều trị; phd biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi, khuyến khích. người bệnh điều trị, tập luyện dé chéng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc. tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chăm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết. Khi cấp cứu phải khẩn trương chân đoán, xử trí kịp thời không được đun đây người bệnh. Kê đơn phải phù hợp với chân đoán và bảo. đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phâm chat, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh. Không được rời bỏ vi trớ trong khi làm nhiệm vu, theo dừi va xử trớ kip thời cỏc diễn biến của người bệnh. Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự. chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ. Trong Thông tư số 07/2014/TT-BYTquy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế, tại Điều 5 quy định về ứng xử của công chức, viên chức y tế đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân nghiêm cắm việc: a) Cửa quyên, hách dịch, sách nhiễu, trì hoãn, thờ ơ, gây khó khăn đối với tổ chức, cá nhân; b) Cố ý kéo dai thời gian khi thi hành công vu, nhiệm vụ liên quan đến co quan, tô chức, cá nhân; c) Có thái độ, gợi ý nhận tiền, quà biếu của cơ quan, tô. chức, cá nhân. Trong quá trình làm việc, theo điều 25 N ghị định 59/2019/NĐ-CP, Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tô chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình. Những người làm công tác i) Cấp giấy chứng nhận vệ sinh, an toàn thực phẩm;. ii) Cấp giấy chứng nhận hành nghề y, dược; iii) Cap phép, giấy chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm; iv) Cấp giấy phép nhập khẩu thuốc tân dược; v) Cấp giấy phép nhập khẩu hóa chất diệt côn trùng, khử trùng; vi) Cấp giấy chứng nhận nhập khẩu mỹ phẩm; vii) Kiểm định tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm;. viii) Quản lý, giám sát, cung ứng các loại thuốc; được liệu, dụng cụ, thiết bị vật tư y tế; các loại sản phẩm màu liên quan đến việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe con người và. lợi ích xã hội. ix) Thâm định và định giá các loại thuốc tân dược phải được định kì. chuyền đôi công tác. Việc chuyền đôi được thực hiện từ phận này sang bộ phận khác. trong cơ quan, tụ chức, đơn vị; giữa cỏc lĩnh vực, địa bàn được phõn cụng theo dừi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý. Theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, cơ sở y tế có trách nhiệm niêm yết giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch, vụ chăm sóc, hỗ trợ theo yêu. cầu tại cơ sở và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, tự đánh giá chất lượng và công khai kết quả đánh giá chất lượng theo quy định, công. khai tai chính theo quy định của pháp luật. Định kì hàng năm, người có chức vụ quyên hạn trong lĩnh vực y tế phải thực hiện kê khai tài sản, thu nhập và phải được xác minh ngẫu nhiên về tài sản, thu nhập. Kê khai hằng năm được thực hiện đối với những trường hợp người giữ chức vụ giám đốc sở Y tế và tương đương trở lên hoặc y làm công tác tô chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của pháp luật. Việc lựa chọn được thực hiện công khai bằng hình thức bốc thăm hoặc sử dụng phần mềm máy tính. Cơ quan kiêm soát tài sản, thu nhập mời đại diện Ủy ban kiểm tra Dang và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp dự và chứng kiến việc lựa chọn ngẫu nhiên người được xác minh. Số lượng người được lựa chọn dé xác minh ngẫu nhiên phải bảo dam tối thiêu 10% số người có nghĩa vụ kê khai hang năm tại mỗi cơ quan, tô chức, đơn vị được xác minh, trong đó có ít nhất 01 người là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tô chức, đơn vi. Việc lựa chọn người có nghĩa vụ kê khai được xác minh theo kế hoạch hằng năm phải căn cứ vào các tiêu chí sau day: i) Người có nghĩa vụ kê khai là đối tượng thuộc diện phải kê khai tài sản, thu nhập hằng năm. ii) Người có nghĩa vụ kê khai. chưa được xác minh về tài sản, thu nhập trong thời gian 04 năm liền trước đó. Cũng theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP những đối tượng phải kê khai tài sản và xác minh thu nhập hàng năm là người thực hiện việc: 1) Cấp giấy chứng nhận vệ sinh, an toàn thực pham; ii) Cấp giấy chứng nhận hành nghé y, được Cấp giấy phép nhập khẩu hóa chat diệt côn trùng, khử trùng; iii) Cấp giấy chứng nhận nhập khâu mỹ. phẩm; iv) Thâm định và định giá các loại thuốc tân được; v) Quản lý, giám sát, cung. ứng các loại thuốc; dược liệu, dụng cụ, thiết bị vật tư y tế; các loại sản phẩm mau liên. quan đên việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe con người và lợi ích xã hội. Các văn bản trong chính phi của Bộ Y tế về phòng chong tham nhũng. Trong hoạt động phát hiện tham nhũng trong lĩnh vực y tế, Bộ Y tế, Sở Y tế có trách nhiệm tô chức kiêm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tô chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm kip thời phát hiện, ngăn chặn, xử. lý tham nhũng. Người đứng đầu cở sở khám chữa bệnh, cơ sở hỗ trợ khám chữa bệnh có trách nhiệm chủ động tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có chức vụ,. quyền hạn do mình quản lý mà thường xuyên, trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tô chức, đơn vị, cá nhân khác nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng. Cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán có trách nhiệm chủ động phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý theo thâm quyền hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật. Thanh tra Chính phủ thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại Bộ Y tế, Sở Y tế, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Y tế quản lý. Thanh tra Bộ thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham những do người công tác tại cơ quan, tô chức, đơn vị thuộc thầm quyên quản lý của Bộ Y tẾ, co quan ngang Bộ thực hiện, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này; c) Thanh tra tỉnh thanh tra vụ. việc có dấu hiệu tham những do người công tác tại Sở Y tế, các bệnh viện thuộc thâm quyền quản lý của chính quyền địa phương. Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng tại các cơ quan, tô chức có quản lý,. sử dụng tài chính công, tài sản công theo phân công của Tổng Kiểm toán Nhà nước. Trong Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện kiêm sát nhân dân tối cao có đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước. Thanh tra Chính phủ. là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham. Người có hành vi tham nhũng giữ bất kỳ chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, ké cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyên công tác. Người có hành vi tham nhũng giữ bất kỳ chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, ké cả người đã nghỉ. hưu, thôi việc, chuyên công tác. rường hợp người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tô chức, đơn vị thì. bi xem xét tăng hình thức ky luật. Người có hành vi tham những đã chủ động khai. báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thầm quyền, góp phan hạn. chế thiệt hại, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng, khắc phục hậu quả của hành vi tham. nhũng thì được xem xét giảm hình thức kỷ luật, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Các chế tài đối với hành vi tham nhũng trong lĩnh vực y tế bao gồm: i) chế tài kỷ luật; ii) chế tài hành chính; iii) chế tài hình sự. Về chế tài kỷ luật, áp dụng hình thức kỷ luật khiến trách áp dụng đối với hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, thuộc một trong các trường hop: i) Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghé nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được cấp có thâm quyền nhắc nhở bằng văn bản; Vi phạm quy định của pháp luật về: thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức; kỷ luật lao động; quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vi sự nghiệp công lập đã được cấp có thầm quyền nhắc nhở bằng văn bản;. Theo đó, Trần Đức Lượng nhận thông tin người cần làm bệnh án từ Lê Thị Hà An và một số đối tượng khác như: Hoàng Thị Hiền, Nguyễn Thị Ngọc (điều dưỡng viờn Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh), Vừ Thị Võn Anh (nhõn viờn tư vấn của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt) rồi làm các thủ tục khám bệnh, nhập viện, chỉ định điều trị, kê y lệnh thuốc.. như quy trình của bệnh viện. Đến thời hạn ra viện, Lượng làm. thủ tục ra viện cho các bệnh nhân và trích sao bệnh án đưa cho Lê Thị Hà An và. những người nhờ Lượng làm bệnh án. Bước đầu làm 16, các đối tượng đã lập khống hàng trăm bộ hồ sơ bệnh án dé chiếm đoạt tiền bảo hiểm nhân thọ và trục lợi bảo hiểm y tế tông số tiền rat lớn khoảng 10 tỷ đồng”. Nguyên nhân của tình trạng tham nhũng lớn trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam Tham những lớn trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam chủ yếu xảy ra trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, đấu thầu trang thiết bị y tế, vật tư y tế, thuốc men. Tham nhũng lớn trong lĩnh vực y tế tác động trực tiếp tới giá thành dịch vụ y tế và gia tăng. chi phí khám chữa bệnh chính thức của người bệnh. Theo tác giả, nguyên nhân của. tinh trạng tham nhũng lớn trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam bắt nguồn từ rất nhiều yêu tố khác nhau trong đó phần lớn từ những lỗ hồng văn bản quy phạm pháp luật và hạn. chế trong quá trình thực thi pháp luật. Thứ nhất, trong lĩnh vực quản lý thuốc và vật tư y tế nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng tham nhũng trong lĩnh vực này đó là tình trạng tham những trong đấu. thầu thuốc do các bệnh viện được tự chủ về việc dau thầu thuốc. Theo điều 84 Luật Dược, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bảo đảm cung ứng đủ thuốc có chất lượng phục vụ cho nhu cầu cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tổ chức bán thuốc ban đêm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên. Theo Điều 30 Luật Bảo hiểm y tế, Điều 24 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, chỉ phí thuốc, hóa chất, vật tư y tế chưa tính vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thì thanh toán theo giá mua theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Theo quy định pháp luật về đấu thầu thì thuốc là hàng hóa được mua sắm thông qua hình thức đấu thầu công khai có sự kiểm soát về giá. Van dé nằm ở việc các cơ sở y tế tiêu thụ thuốc rất nhiều nhưng không được phép hưởng lợi trên số thuốc mình đã tiêu thụ. Trong khi đó, người đứng đầu các cơ sở y tế là người được phép quyết định việc mua sim thuốc phục vụ hoạt động của cơ sở mình và không phải tất cả các loại. thuốc, vật tư y tế đều thuộc diện mua sam tập trung. Mua sắm tập trung được áp dụng. khi đáp ứng đủ các điều kiện: hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng lớn, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc mua thuốc hiếm, thuốc cần mua với số lượng ít có thê áp dụng hình thức mua sắm tập trung đề bảo đảm có đủ thuốc phục vụ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh. Tham nhũng nảy sinh khi người đứng đầu cơ sở y tế và doanh nghiệp được phẩm tư nhân thực hiện “gửi giá” nhằm tăng giá bán buôn thuốc rồi thực hiện lại quả. cho người đứng đầu cơ sở y tế đối với những loại thuốc, vật tư y tế không thuộc danh mục mua sắm tập trung. Lợi nhuận trong việc kinh doanh thuốc ở bệnh viên thay vì được chuyền cho ngân sách bệnh viện thì được gửi giá và chuyền vào tay người đứng đầu cơ sở y tế đó cùng với “bộ sậu” tham gia vào hoạt động gửi giá này. Người tiêu dùng thuốc tại các bệnh viên vẫn phải chịu giá thuốc cao bằng hoặc hơn so với giá thuốc bán lẻ ngoài thị trường. Thứ hai, trong hoạt động đấu thầu trang thiết bị y té viéc loi dung các kẽ hở về đầu thầu nhằm trục lợi đã diễn ra. Trước khi Luật đầu thầu 2023 được thông qua, tồn tại một kẽ hở trong việc chỉ định thầu cho phép các bên trong hoạt động đầu thầu được phép chia nhỏ dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu nhằm mục đích chỉ. định thầu; chia dự án, dự toán mua sam nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu. Cỏc tiờu chớ chỉ định thầu trong Luật Đấu thầu 2013 chưa rừ ràng khiến cho cỏc bờn có thê lợi dụng. Tại Điều 22 Luật Đấu thầu 2013 quy định chỉ định thầu áp dụng trong các trường hợp cần nhanh, khan cấp. Tuy nhiên, việc thực hiện chỉ định thầu lại không phải chịu bat cứ điều kiện, ràng buộc nao như phải có quyết định đầu tư được phê duyệt, kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt, phải có tên trong cơ sở đữ liệu về nhà thầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đâu thầu. Thứ ba, Luật Giá 2012 đã trao quyền cho doanh nghiệp có chức năng thâm định giá quá lớn mà không có đầy đủ các quy định về kiểm soát quyền lực đối với đơn vị thầm định giá. Rất nhiều vụ việc cho thấy các đơn vị nhập khẩu thiết bị y té với giá thấp sau đó loi dựng co chế mua đi bán lại nhiều lần và nâng khống giá trị thiết bị qua việc cấu kết với đơn vị thâm định giá. Từ các tài liệu thu thập được, cơ quan điều tra xác định hệ thống máy xét nghiệm Realtime PCR phòng chống COVID-19 khi nhập về Việt Nam giá khoảng 2,3 tỉ đồng. Tuy nhiên các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối mua bán lòng vòng với nhau và CDC Hà Nội đã mua với giá 7 tỉ đồng, gấp 3 lần giá nhập. Kết quả điều tra ban đầu xác định một số cá nhân tại Công ty BMS và Công ty VFS có thủ đoạn gian dối, câu kết hợp thức các thủ tục để nâng khống lên nhiều lần giá trị hệ thống thiết bị y tế đưa vào hợp đồng liên doanh, liên kết với Bệnh viện Bạch Mai, nhằm chiếm đoạt số tiền lớn của người bệnh. Thứ tư, vấn đề hợp tác công tư thông qua các hoạt động xã hội hóa tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP không được kiểm soát chặt chẽ về mặt pháp lý dẫn đến tình trạng xung đột lợi ích. Hoạt động xã hội hóa thông qua việc đặt máy móc, trang thiết bị của tư nhân tại các bệnh viên công lập để cùng khai thác tạo ra vấn đề xung đột lợi ích và cạnh tranh không lành mạnh. Quyền được đặt máy tại bệnh viện công là một cơ hội hữu hạn, việc lựa chọn xem ai là người được quyền tham gia đặt máy đương nhiên sẽ dẫn tới cạnh tranh và tham nhũng là hệ quả tất yếu để vượt qua quá trình cạnh tranh đó. Ngoài ra, khi đặt máy của tư nhân đề khai thác tại bệnh viên công, các loại máy móc có tần suất sử dụng cao sẽ được ưu tiên xã hội hóa và các y lệnh liên quan đến các máy móc này có thể lạm dụng chỉ định bởi các bác sĩ để cùng thu lợi. với chủ sở hữu máy. Lợi nhuận thu được sẽ được chia lại cho các bác sĩ đã chỉ định. sử dụng máy dẫn đến tình trạng xung đột lợi ích và không phục vụ lợi ích tốt nhất cho bệnh nhân mà chỉ hướng tới việc tận thu từ túi tiền người bệnh. Thứ năm, vấn đề công khai, minh bạch trong đầu tư công và đầu thầu lĩnh vực y tế có một số van đề đặc thù can xem xét. Do là ngành khoa học sức khỏe mang tính chuyên môn sâu, các máy móc, thiết bị và biệt được trong lĩnh vực sức khỏe không phải lúc nào cũng hình thành một thị trường cạnh tranh mà còn ton tại cả thị trường độc quyền bởi một hoặc một nhóm như vậy thị trường giá cả cạnh tranh có thể không tồn tại. Tham những trong lĩnh vực y tế có thể “tàng hình” bất chấp các quy định về công khai thông tin trong lĩnh vực này bởi người dân bình thường không đủ hiểu biết, năng lực chuyên môn và am hiểu kỹ thuật và giá cả thị trường dé giám sát. Các quy định hiện hành về công khai thông tin trong hệ thống dau thầu chưa đảm bảo sự minh bạch và thuận tiện dé thu hút sự tham gia giám sát của các chuyên gia trong lĩnh vực y tế và toàn xã hội. Điều 14 Luật đầu tư công quy định người đứng đầu cơ quan, tô chức, đơn vị phải thực hiện việc công khai các nội dung đầu tư công theo quy định của pháp luật. Luật phòng chống tham nhũng quy định hình thức công khai bao gồm: a) Công bồ tại cuộc họp của cơ quan, tô chức, đơn vi; b) Niém yết tại trụ Sở của cơ quan, tô chức, đơn vi; c) Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tô chức, đơn vị, cá nhân có liên quan;. d) Phát hành ấn phẩm; đ) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; e) Đăng tải trên công thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; g) Tổ chức hop báo; h) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tô chức, đơn vị, cá nhân nhưng không ấn định hình thức công khai bắt buộc mà cho phép người đứng đầu lựa chọn hình thức công. khai theo luật chuyên ngành. Theo Luật Đầu thầu 2023, trừ các dự án đầu tư kinh doanh, gói thầu có chứa thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, các thông tin về dau thầu phải được công khai trên Hệ thống đấu thầu quốc gia bao gồm: a) Thông tin về dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu; b) Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyên; c) Thông báo.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIEU QUÁ THỰC HIỆN PHÁP LUAT VE PHềNG CHONG

Ứng dụng lý thuyết về người đại diện - ủy quyền trong hoạt động phòng chống tham nhũng cần tao ra các cơ chế giám sát và kiểm soát dé giảm thiểu bat đối xứng thông tin, phòng ngừa tình trạng xung đột lợi ích, giám sát quá trình ra quyết định và phân phối điều tiết lợi ích sao cho lợi ích của người đại diện và người ủy quyền là tương đồng với nhau. Theo tác giả, các nghiên cứu về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế có thê được tiếp tục triển khai trong phạm vi hẹp hơn như nghiên cứu về tham nhũng trong lĩnh vực y tế trên một địa bàn, tại một bệnh viên, sử dụng các phương pháp phỏng van, quản sát, nghiên cứu hồ sơ dé đưa ra các đánh giá xác thực về tình trạng tham nhũng trong lĩnh vực y tế tại các địa phương của Việt Nam.