1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiêu chuẩn công chứng viên, giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật

27 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiêu Chuẩn Công Chứng Viên, Giải Pháp Hoàn Thiện Quy Định Pháp Luật
Tác giả Hồ Thị Cẩm Nhung
Trường học Học Viện Tư Pháp
Chuyên ngành Công Chứng
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 83,07 KB
File đính kèm tiêu chuẩn công chứng viên.zip (79 KB)

Nội dung

Tiêu chuẩn công chứng viên, giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật. quy định chung về công chứng viên, phân tích về các tiêu chuẩn các mặt tích cực và tiêu cực về công chứng viên, giải pháp hoàn thiện pháp luật

Trang 1

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

KHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC

BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN

CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ NGHỀ CÔNG CHỨNG

CHUYÊN ĐỀ:

TIÊU CHUẨN CÔNG CHỨNG VIÊN THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CÔNG CHỨNG, NHỮNG HẠN CHẾ, BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN

THIỆN PHÁP LUẬT

Họ và tên: Hồ Thị Cẩm Nhung Sinh ngày 18 tháng 9 năm 1993

Số báo danh: 216 Lớp: CCV24.2B

TP Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 9 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

Y

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

II MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3

1 Mục đích 3

2 Nhiệm vụ 4

3 Đối tượng nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

B PHẦN NỘI DUNG 5

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN 5

1 Công chứng viên 5

2 Chức năng xã hội của công chứng viên 6

II TIÊU CHUẨN CÔNG CHỨNG VIÊN 7

1.Tiêu chuẩn Công chứng viên 7

2 Đào tạo nghề công chứng 7

3 Miễn đào tạo nghề công chứng 9

4 Tập sự nghề công chứng: 9

5 Bổ nhiệm Công chứng viên 11

III.THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN CÔNG CHỨNG VIÊN THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CÔNG CHỨNG 11

1 Những mặt đạt được: 11

2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân: 11

3 Một số giải pháp để hoàn thiện các tiêu chuẩn về Công chứng viên: 16

C PHẦN KẾT LUẬN 18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 4

A PHẦN MỞ ĐẦU

I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứngchứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản(sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch); tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xãhội của bản dịch giấy tờ; văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếngnước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luậtphải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng

Công chứng viên là những chủ thể tư pháp đặc thù được bổ nhiệm theo trình tựpháp luật quy định để hành nghề công chứng Theo Khoản 2 Điều 2 Luật Công chứng

2014: “Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được

Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.” Hiện nay, vai trò của

công chứng viên đối với pháp luật nói riêng và xã hội nói chung ngày càng trở nênquan trọng

Ở Việt Nam, hoạt động công chứng xuất hiện khá sớm từ khi thực dân Pháp xâmlược nhằm phục vụ cho chính sách đô hộ của Pháp ở Việt Nam và Đông Dương Saukhi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 59/SLnăm 1945 quy định về “Ấn định thể lệ thị thực các giấy tờ" và Sắc lệnh số 85/SL năm

1952 về "Thể lệ trước bạ về việc mua, bán, cho, đổi nhà cửa, ruộng đất" Theo đó, một

số việc chứng nhận các giấy tờ không thành lập cơ quan công chứng chuyên trách màgiao cho Uỷ ban kháng chiến các cấp thực hiện Ngày 10 tháng 10 năm 1987, Bộ Tưpháp đã ra Thông tư số 574/QLTPK về công chứng nhà nước, đây được coi như vănbản khai sinh hệ thống công chứng nhà nước ở Việt Nam Khi nước ta bước vào giaiđoạn đổi mới, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, các giao dịchdân sự, kinh tế cũng trở nên phong phú, đa dạng hơn đã kéo theo nhu cầu công chứnggia tăng về số lượng và phức tạp về nội dung Do đó, các văn bản quy phạm pháp luậtđiều chỉnh hoạt động công chứng cũng dần được hoàn thiện Nghị định số75/2000/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2000 về công chứng, chứng thực lần đầu cónhững quy định rõ hơn về chế định công chứng viên như trình tự, thủ tục bổ nhiệm,miễn nhiệm công chứng viên và những trường hợp không được bổ nhiệm công chứngviên Nghị định 75/2000/NĐ-CP xác định chủ thể của hoạt động công chứng là Phòngcông chứng Thời kì này tất cả công chứng viên là công chức nhà nước Khi LuậtCông chứng 2006 ra đời, đây là văn bản tạo bước ngoặt trong quá trình hoàn thiện hệthống công chứng ở Việt Nam Chế định công chứng viên được quy định tại chương IIđược coi là điểm mới cơ bản của Luật Công chứng so với các quy định trước đó

Trang 5

Trước đây các Nghị định của Chính phủ quy định về công chứng chưa làm rõ được vịtrí của công chứng viên, người dân nhìn nhận công chứng viên như là một công chứchành chính làm việc trong Phòng công chứng Luật Công chứng 2006 đã quy địnhthêm một hình thức tổ chức hành nghề công chứng ngoài Phòng công chứng đó là Vănphòng công chứng và công chứng viên là chủ thể thực hiện hành vi công chứng chứkhông phải là tổ chức hành nghề công chứng (Phòng công chứng hay

Văn phòng công chứng chỉ là tổ chức hành nghề của công chứng viên) Côngchứng viên có thể hành nghề ở hai hình thức tổ chức hành nghề công chứng là Phòngcông chứng hoặc Văn phòng công chứng chứ không chỉ giới hạn ở Phòng công chứngnhà nước như trước kia, công chứng viên lúc này không nhất thiết là công chức nhànước như thời kì trước.Việc đề cao vai trò của công chứng viên cùng với quá trình xãhội hóa hoạt động công chứng là cơ sở để xác định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm củacông chứng viên

Trong bối cảnh, Đảng và Nhà nước ta đang xây dựng xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa, tăng cường cải cách tư pháp để sẵn sàng hội nhập kinh tế quốc

tế thì vị trí, vai trò của công chứng viên và hoạt động công chứng trong xã hội ngàycàng được nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn Hoạt động công chứng, chứng thực hiệnnay không những phục vụ cho các quan hệ dân sự, kinh tế trong xã hội mà còn hỗ trợcho hoạt động tư pháp Điều 3 Luật Công chứng năm 2014 quy định chức năng xã hội

của công chứng viên: “Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm

thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội” Để bảo đảm mục tiêu đó, hệ thống các tổ

chức hành nghề công chứng cần được thiết lập trong một khuôn khổ rõ ràng và đángtin cậy và công chứng viên- những người trực tiếp thực hiện hoạt động công chứng,chứng thực, những “công lại” của Nhà nước, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm đểhành nghề công chứng phải hoạt động thực sự hiệu quả

Công chứng viên là những người đủ tiêu chuẩn và được đào tạo một cách bài bản chính là những chủ thể trực tiếp thực hiện hoạt động công chứng Trong quá trình thựchiện hoạt động công chứng, công chứng viên sẽ thực hiện một chuỗi các bước côngchứng theo những trình tự thủ tục chặt chẽ trên cơ sở ghi nhận đầy đủ và khách quanyêu cầu mục đích của các bên cũng như tuân thủ các quy định của pháp luật Văn bảncông chứng được tạo ra có thể đạt được ba mục tiêu đó là sự bảo đảm thực thi với cácchủ thể có liên quan, tính pháp lý và là bằng chứng trước tòa Những sản phẩm củahoạt động công chứng mà họ tạo ra có giá trị bắt buộc thực hiện với các bên liên quantrong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia cóquyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bêntham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác Trong một số trường hợp, các bảnsao chỉ có giá trị pháp lý và được thừa nhận khi các văn bản này được công chứng,

Trang 6

-chứng thực Điểm c Khoản 1 Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về nhữngtình tiết, sự kiện không phải chứng minh, theo đó, những tình tiết, sự kiện đã được ghitrong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp thì không phải chứng minh.Trong trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiệnnày hoặc tính khách quan của văn bản công chứng, chứng thực thì thẩm phán có thểyêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc, bảnchính Với vai trò là bổ trợ viên tư pháp, công chứng viên có chức năng như một

“thẩm phán phòng ngừa”, một bên thứ ba không thiên vị bất cứ bên nào, giúp các bênhiểu rõ hơn các quy định của pháp luật, tư vấn soạn thảo hợp đồng và ghi nhận yêu cầucủa họ một cách rõ ràng và chính xác đồng thời ngăn chặn thỏa thuận bất công hay bấthợp pháp của các bên, góp phần hạn chế những tranh chấp hay kiện tụng là hậu quảphát sinh từ các tranh chấp giữa các bên ký kết hợp đồng Khi công chứng viên thựchiện nhiệm vụ của mình một cách khách quan, vô tư và trung thực, họ đã tạo ra một sựbảo đảm cho các quyền dân sự và góp phần bảo vệ sự ổn định trong xã hội Tầm quantrọng của hoạt động công chứng đối với xã hội và pháp chế XHCN là không thể phủnhận Khi hoạt động công chứng phát triển sẽ có tác dụng hỗ trợ phát triển kinh tếthông qua độ tin cậy, minh bạch của các giao dịch trên thị trường và tính pháp lý chặtchẽ của những hợp đồng, giao dịch, giấy tờ được công chứng, chứng thực

Với vai trò thực hiện hoạt động của mình như một công cụ hỗ trợ để thực hiệncông lý, phòng ngừa tranh chấp và hướng tới tạo ra một môi trường pháp lý ổn định,tăng cường pháp chế XHCN Góp phần không nhỏ vào đời sống kinh tế, xã hội của đấtnước, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường, hỗ trợ công dân, bảo vệ quyền, lợiích hợp pháp của công dân và các tổ chức bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịchdân sự, kinh tế của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, góp phần tăng cườnghiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

Công chứng viên là một cá nhân được trao một phần quyền lực công của Nhànước (thực hiện dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm) nên đòi hỏi phải có trình độchuyên môn cao, kiến thức pháp luật phải rất rộng và đặc biệt phải vững vàng Thêmvào đó, còn cần yếu tố kỹ năng nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn đầy đủ và chắc chắn.Chính vì vậy cần có quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm phù hợp để chọn lựa những người

có đủ phẩm chất, năng lực Với vai trò quan trọng của “thẩm phán phòng ngừa” và đểnghiên cứu tiêu chuẩn cùng với những yếu tố giúp hoàn thiện hơn tiêu chuẩn của công

chứng viên, bản thân chọn đề tài “Tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định của Luật công chứng, những hạn chế bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật”.

II MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1 Mục đích

Nghiên cứu các tiêu chuẩn để được bổ nhiệm Công chứng viên theo Quy địnhcủa Luật Công chứng

Trang 7

Nghiên cứu những hạn chế, bất cập đối với các tiêu chuẩn công chứng viên.Đồng thời, đề ra những phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về tiêu chuẩncông chứng viên Đáp ứng tốt hơn nữa công tác quản lý nhà nước, góp phần ổn định vàphát triển xã hội.

3 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng được nghiên cứu: Quy định của pháp luật về Công chứng viên, tiêuchuẩn Công chứng viên Những hạn chế, bất cập và đề xuất các giải pháp nhằm hoànthiện pháp luật về tiêu chuẩn Công chứng viên trong thời gian tới

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra, khảo sát: Đây là phương pháp điều tra nhằm thu thập số

liệu, tài liệu, thông tin cần thiết cho mục đích đánh giá thực trạng, các điều kiện về tiêuchuẩn Công chứng viên

- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Vấn đề nghiên cứu được đặt ra trong mối quan

hệ tổng quan, được tiếp cận từ nhiều phía, từ tổng thể tới chi tiết, từ lý luận tới thựctiễn; từ chính sách, pháp luật tới thực tế triển khai thi hành pháp luật

- Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp: Sử dụng để phân tích nhằm làm rõthực trạng, tình hình Từ đó, đưa ra nhận xét và đánh giá và các giải pháp, phươnghướng hoàn thiện pháp luật

Trang 8

Thứ nhất, Công chứng viên là chủ thể của hoạt động công chứng, được côngnhận bởi nhà nước để thay mặt Nhà nước công nhận tính xác thực, tính hợp pháp củahợp đồng giao dịch dân sự Ngoài ra, theo Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm

2014, Công chứng viên được quyền công chứng “bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếngViệt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi làbản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tựnguyện yêu cầu công chứng” Theo Khoản 2 Điều 7 Luật Công chứng 2014 thì Côngchứng viên được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ,văn bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực Quy định nàynhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong việc lựa chọn cơ quan có thẩmquyền chứng thực giấy tờ, văn bản

Thứ hai, Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn được quy định trong Luật vàĐược Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng Luật Công chứnghiện hành không quy định công chứng viên phải là Công chức Nhà nước Công chứngviên được nhà nước bổ nhiệm chức danh, được thay mặt nhà nước thực hiện hoạt độngcông chứng nhưng không phải tất cả các công chứng viên đều hưởng lương từ ngânsách nhà nước

Trên thực tế hiện nay, có hai loại công chứng viên là Công chứng viên nhà nướclàm việc tại các Phòng công chứng, Công chứng viên không phải là công chức Nhànước làm việc tại các Văn phòng công chứng Mặc dù có hai loại Công chứng viênlàm việc ở hai hình thức tổ chức hành nghề công chứng khác nhau nhưng về địa vịpháp lý của họ trong hoạt động công chứng hoàn toàn như nhau

Thứ ba, Công chứng viên là chủ thể thực hiện dịch vụ công, thay mặt nhà nướcthực hiện hoạt động công chứng, chứng thực theo trình tự, thủ tục chặt chẽ dựa trênthẩm quyền được pháp luật ghi nhận và phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạtđộng của họ mà không chịu tác động của các cơ quan khác trong hệ thống tư pháp.Đồng thời, sản phẩm họ thực hiện trong quá trình công chứng có hiệu lực thi hành vớicác bên và những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng giao dịch có giá trị chứng cứ khôngphải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố vô hiệu

Trang 9

Thứ tư, để hành nghề công chứng thì Công chứng viên phải am hiểu rất nhiềulĩnh vực pháp luật khác nhau Đây là một điểm khá đặc trưng so với các chức danh tưpháp khác Các yêu cầu công chứng mà các chủ thể thực hiện hoạt động công chứngnhận được có thể có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong thực tiễn như: Đấtđai, hôn nhân gia đình, dân sự… Do đó, yêu cầu Công chứng viên phải vận dụng linhhoạt và đúng đắn các kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp của mình để hoạt động côngchứng hiệu quả.

2 Chức năng xã hội của công chứng viên

Theo quy định tại Điều 3 Luật công chứng năm 2014: “ Công chứng viên cungcấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm đảm bảo an toàn pháp lý chocác bên tham gia hợp đồng, giao dịch; Phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội Để đảmbảo mục tiêu đó, hệ thống các tổ chức hành nghề công chứng cần được thiết lập trongmột khuôn khổ rõ ràng và đáng tin cậy

Công chứng viên là những người đủ tiêu chuẩn và chính là những chủ thể trựctiếp thực hiện hoạt động công chứng Trong quá trình thực hiện hoạt động công chứng,

họ sẽ thực hiện một chuỗi các bước công chứng theo quy trình, trình tự và thủ tục chặtchẽ trên cơ sở ghi nhận đầy đủ, khách quan yêu cầu, mục đích của các bên, cũng nhưtuân thủ các quy định của pháp luật

Công chứng viên thực hiện hoạt động của mình như một công cụ hỗ trợ để thựchiện công lý, phòng ngừa tranh chấp và hướng tới tạo ra một môi trường pháp lý ổnđịnh, tăng cường pháp chế XHCN Trong những năm qua, hoạt động công chứng đãgóp phần không nhỏ vào đời sống kinh tế, xã hội của đất nước, thúc đẩy sự phát triểnnền kinh tế thị trường, hỗ trợ công dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân

và các tổ chức bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh tế của các tổchức, cá nhân trong và ngoài nước, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lýnhà nước

Văn bản công chứng được tạo ra có thể đạt được ba mục tiêu đó là sự đảm bảothực thi với các chủ thể có liên quan, tính pháp lý, là bằng chứng trước Tòa khi cótranh chấp xảy ra Như vậy, hoạt động công chứng được thiết kế nhằm tạo ra sự antoàn pháp lý đáp ứng sự phát triển ngày càng linh hoạt của xã hội, các quan hệ dân sựngày càng phức tạp Khi công chứng viên thực hiện nhiệm vụ của mình khách quan,

vô tư và linh hoạt họ đã tạo ra sự đảm bảo cho các quyền dân sự và giúp ngăn chặnnhững tranh chấp hay mâu thuẫn, bảo vệ sự ổn định trong xã hội

Hiện nay, nhà nước, pháp luật và một bộ phận không nhỏ các tổ chức, cá nhântìm kiếm sự hỗ trợ của một công chứng viên để hướng đến một sự đảm bảo an toàncho hoạt động đầu tư, các giao dịch dân sự cũng như một số hoạt động khác nhằm hạnchế các thủ tục tố tụng tư pháp tốn kém, lâu dài, giảm bớt gánh nặng cho tòa án tưpháp Là tiền đề cho một quốc gia phát triển kinh tế thông qua độ tin cậy, minh bạch

Trang 10

của các giao dịch trên thị trường Công chứng viên hoạt động như một công cụ hoànhảo để thực hiện công lý, phòng ngừa tranh chấp và hướng tới việc tạo ra một môitrườn pháp lý ổn định và có thể dự đoán là cần thiết để duy trì một nền kinh tế tăngtrưởng.

II TIÊU CHUẨN CÔNG CHỨNG VIÊN

1.Tiêu chuẩn Công chứng viên

Căn cứ pháp lý: Điều Luật Công chứng năm 2014 quy định:

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, cóphẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệmcông chứng viên:

– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

– Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng

Quy định nhằm thể hiện vai trò và vị thế của công chứng viên mà pháp luật ghinhận cho các hoạt động công chứng Do đó, công chứng viên phải có ý thức và tráchnhiệm cao, độ tin cây cao Bên cạnh đó, công chứng là hoạt động đặc thù, đòi hỏi phải

có kiến thức pháp luật chuyên sâu trên nhiều lĩnh vực Thường xuyên cập nhật, thayđổi, bổ sung các quy định của pháp luật để đáp ứng yêu cầu công việc Không nhữngvậy, phải có kiến thức xã hội và phải có những kỹ năng chuyên biệt riêng về côngchứng

Những tiêu chí đó phải xét trên nhiều phương diện: Tư cách đạo đức, kiến thứcpháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sức khỏe…Phải luôn tuân thủ các quy địnhpháp luật, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp công chứng…

2 Đào tạo nghề công chứng

Theo quy định tại Điều 11 Luật công chứng năm 2014 quy định tập sự hành

nghề công chứng như sau:

“ 1 Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặcgiấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chứchành nghề công chứng Người tập sự có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề côngchứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không tự liên

hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sựtại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự

Người tập sự phải đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chứchành nghề công chứng nhận tập sự

Trang 11

Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứngnhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấychứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng Thời gian tập sự hành nghề công chứng đượctính từ ngày đăng ký tập sự.

2 Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự phải có công chứng viên đáp ứngđiều kiện hướng dẫn tập sự theo quy định tại khoản 3 Điều này và có cơ sở vật chấtbảo đảm cho việc tập sự

3 Tổ chức hành nghề công chứng phân công công chứng viên hướng dẫn ngườitập sự

Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hànhnghề công chứng Công chứng viên bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính tronghoạt động hành nghề công chứng thì sau 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyếtđịnh kỷ luật, quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới được hướng dẫn tập sự hànhnghề công chứng Tại cùng một thời điểm, một công chứng viên không được hướngdẫn nhiều hơn hai người tập sự

Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải hướng dẫn và chịu trách nhiệm về cáccông việc do người tập sự thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này

4 Người tập sự hành nghề công chứng được hướng dẫn các kỹ năng hành nghề

và thực hiện các công việc liên quan đến công chứng do công chứng viên hướng dẫnphân công và chịu trách nhiệm trước công chứng viên hướng dẫn về những công việc

đó Người tập sự không được ký văn bản công chứng

5 Khi hết thời gian tập sự, người tập sự hành nghề công chứng phải có báo cáobằng văn bản về kết quả tập sự có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn và xácnhận của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự gửi đến Sở Tư pháp nơi mình đãđăng ký tập sự; được đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng được cấp giấy chứngnhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng

6 Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc tập sự và kiểm tra kết quả tập sựhành nghề công chứng.”

Công chứng viên có năng lực là những người được đầu tư, phát triển, có kỹ năng,kiến thức và kinh nghiệm Bên cạnh việc được đào tạo một cách bài bản, năng lực nàycũng sẽ được vun đắp thông qua việc tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình tập sự vàhành nghề công chứng Để đáp ứng mục tiêu đối với việc đào tạo nghề thì Điều 9 LuậtCông chứng năm 2014 quy định: “Người có bằng cử nhân luật được tham dự khoá đàotạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng” Bên cạnh đó, thực tiễn đàotạo nghề công chứng trong thời gian qua cho thấy khoảng thời gian sáu tháng là chưa

đủ để trang bị kỹ năng chuyên sâu cần thiết trong hành nghề công chứng, nhất là các

kỹ năng xác định giấy tờ giả, nhận diện người yêu cầu công chứng… Để đảm bảo chấtlượng công chứng viên, trong thời gian đào tạo nghề, học viên cần kiến tập, thực tập

Trang 12

tại tổ chức hành nghề công chứng để nâng cao khả năng áp dụng kiến thức trong thựctiễn Do đó, Luật công chứng 2014 đã kéo dài thời gian đào tạo nghề công chứng lênthành 12 tháng thay vì 6 tháng như trước đây.

Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng được cơ sở đào tạonghề công chứng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo nghề công chứng

3 Miễn đào tạo nghề công chứng

- Những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng:

+ Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 nămtrở lên;

+ Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;

+ Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;

+ Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngànhkiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnhvực pháp luật

- Người được miễn đào tạo nghề công chứng phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹnăng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đàotạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên Thời gian bồidưỡng nghề công chứng là 03 tháng

Quy định này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên, phùhợp với thông lệ quốc tế; Đồng thời, các công chứng viên cũng được trang bị kỹ nănghành nghề công chứng, cập nhật kịp thời, đầy đủ những kiến thức pháp luật mới liênquan đến hoạt động công chứng, chuẩn bị tốt hành trang pháp lý khi bước vào nghềcông chứng

Người tập sự hành nghề công chứng phải đăng ký tập sự hành nghề công chứngtại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự

Thời gian tập sự hành nghề công chứng theo quy định là 12 tháng đối với người

có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và thời gian tập sự hànhnghề công chứng là 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công

Trang 13

chứng Thời gian tập sự hành nghề công chứng là thời gian được tính từ ngày đăng kýtập sự hành nghề công chứng.

Như vậy, khi có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng thì cánhân muốn hành nghề công chứng phải có thời gian tập sự là 12 tháng, khi có giấychứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng thì cá nhân muốn hành nghề công chứng phải

có thời gian tập sự là 06 tháng kể từ ngày đăng ký tập sự tại các tổ chức hành nghềcông chứng

Ngoài ra, theo quy định tại Thông tư 04/2015/TT-BTP thì thời gian tập sự hànhnghề công chứng sẽ được tính từ ngày Sở Tư pháp ra quyết định về việc đăng ký tập

sự hành nghề công chứng Trong trường hợp người tập sự hành nghề công chứng thayđổi nơi tập sự theo quy định của pháp luật thì thời gian tập sự hành nghề công chứngđược tính bằng tổng thời gian tập sự của người đó tại các tổ chức hành nghề côngchứng Tổng thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính khi người tập sự có thờigian tập sự tại mỗi tổ chức hành nghề công chứng ít nhất là bốn tháng và phải có nhậnxét bằng văn bản của công chứng viên hướng dẫn tập sự cùng với xác nhận của tổchức hành nghề công chứng nơi nhận tập sự

Trong đó, người tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng có thời gian tập sự

từ một tháng đến dưới bốn tháng thì thời gian tập sự đó được tính vào tổng thời giantập sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng nơi nhận tập sự hành nghề côngchứng tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động hoặc giải thể, chuyển đổi kinh doanhtheo quy định của Luật công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành;

– Trường hợp công chứng viên hướng dẫn tập sự chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là

đã chết, hoặc công chứng viên hướng dẫn tập sự vì lý do sức khỏe hoặc lý do kháchquan khác mà không thể tiếp tục hướng dẫn tập sự;

– Trường hợp công chứng viên hướng dẫn tập sự không còn đủ điều kiện hướngdẫn tập sự hành nghề công chứng theo quy định của Luật công chứng;

– Trường hợp công chứng viên hướng dẫn tập sự không thực hiện đầy đủ tráchnhiệm theo quy định của pháp luật

– Trường hợp người tập sự thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng từ tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngkhác

Tổ chức hành nghề công chứng viên phân công công chứng viên hướng dẫnngười tập sự Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải có ít nhất hai năm kinh nghiệmhành nghề công chứng Công chứng viên bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chínhtrong hoạt động hành nghề công chứng thì sau 12 tháng kể từ ngày chấp hành xongquyết định kỷ luật, quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới được hướng dẫn tập sựhành nghề công chứng

Ngày đăng: 25/01/2024, 20:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w