Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên ; Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên ; Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên ; Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên ; Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên
Trang 1HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN
CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ NGHỀ CÔNG CHỨNG
CHUYÊN ĐỀ:
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
Họ và tên: aaaaaaaaaaaaaaa Sinh ngày tháng năm
Số báo danh:
Lớp:
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
Y
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
II MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3
1 Mục đích 3
2 Nhiệm vụ 4
3 Đối tượng nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
B PHẦN NỘI DUNG 5
I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN 5
1 Công chứng viên 5
1.1 Khái niệm 5
1.2 Đặc điểm của công chứng viên 5
2 Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên 6
2.1 Quyền của công chứng viên 6
II THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN 8
1 Những mặt đạt được trong quá trình áp dụng pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công chứng viên trong hoạt động công chứng 8
2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân 9
III KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG 10
Trang 3DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
1
Trang 5A PHẦN MỞ ĐẦU
I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch); tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ; văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng
Công chứng viên là những chủ thể tư pháp đặc thù được bổ nhiệm theo trình tự pháp luật quy định để hành nghề công chứng Theo Khoản 2 Điều 2 Luật Công chứng
2014: “Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được
Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.” Hiện nay, vai trò của
công chứng viên đối với pháp luật nói riêng và xã hội nói chung ngày càng trở nên quan trọng
Ở Việt Nam, hoạt động công chứng xuất hiện khá sớm từ khi thực dân Pháp xâm lược nhằm phục vụ cho chính sách đô hộ của Pháp ở Việt Nam và Đông Dương Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 59/SL năm 1945 quy định về “Ấn định thể lệ thị thực các giấy tờ" và Sắc lệnh số 85/SL năm
1952 về "Thể lệ trước bạ về việc mua, bán, cho, đổi nhà cửa, ruộng đất" Theo đó, một
số việc chứng nhận các giấy tờ không thành lập cơ quan công chứng chuyên trách mà giao cho Uỷ ban kháng chiến các cấp thực hiện Ngày 10 tháng 10 năm 1987, Bộ Tư pháp đã ra Thông tư số 574/QLTPK về công chứng nhà nước, đây được coi như văn bản khai sinh hệ thống công chứng nhà nước ở Việt Nam Khi nước ta bước vào giai đoạn đổi mới, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, các giao dịch dân sự, kinh tế cũng trở nên phong phú, đa dạng hơn đã kéo theo nhu cầu công chứng gia tăng về số lượng và phức tạp về nội dung Do đó, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động công chứng cũng dần được hoàn thiện Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2000 về công chứng, chứng thực lần đầu có những quy định rõ hơn về chế định công chứng viên như trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên và những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên Nghị định 75/2000/NĐ-CP xác định chủ thể của hoạt động công chứng là Phòng công chứng Thời kì này tất cả công chứng viên là công chức nhà nước Khi Luật Công chứng 2006 ra đời, đây là văn bản tạo bước ngoặt trong quá trình hoàn thiện hệ thống công chứng ở Việt Nam Chế định công chứng viên được quy định tại chương II được coi là điểm mới cơ bản của Luật Công chứng so với các quy định trước đó
Trang 6Trước đây các Nghị định của Chính phủ quy định về công chứng chưa làm rõ được vị trí của công chứng viên, người dân nhìn nhận công chứng viên như là một công chức hành chính làm việc trong Phòng công chứng Luật Công chứng 2006 đã quy định thêm một hình thức tổ chức hành nghề công chứng ngoài Phòng công chứng đó là Văn phòng công chứng và công chứng viên là chủ thể thực hiện hành vi công chứng chứ không phải là tổ chức hành nghề công chứng (Phòng công chứng hay
Văn phòng công chứng chỉ là tổ chức hành nghề của công chứng viên) Công chứng viên có thể hành nghề ở hai hình thức tổ chức hành nghề công chứng là Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng chứ không chỉ giới hạn ở Phòng công chứng nhà nước như trước kia, công chứng viên lúc này không nhất thiết là công chức nhà nước như thời kì trước.Việc đề cao vai trò của công chứng viên cùng với quá trình xã hội hóa hoạt động công chứng là cơ sở để xác định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công chứng viên
Trong bối cảnh, Đảng và Nhà nước ta đang xây dựng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tăng cường cải cách tư pháp để sẵn sàng hội nhập kinh tế quốc
tế thì vị trí, vai trò của công chứng viên và hoạt động công chứng trong xã hội ngày càng được nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn Hoạt động công chứng, chứng thực hiện nay không những phục vụ cho các quan hệ dân sự, kinh tế trong xã hội mà còn hỗ trợ cho hoạt động tư pháp Điều 3 Luật Công chứng năm 2014 quy định chức năng xã hội
của công chứng viên: “Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm
thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội” Để bảo đảm mục tiêu đó, hệ thống các tổ
chức hành nghề công chứng cần được thiết lập trong một khuôn khổ rõ ràng và đáng tin cậy và công chứng viên- những người trực tiếp thực hiện hoạt động công chứng, chứng thực, những “công lại” của Nhà nước, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng phải hoạt động thực sự hiệu quả
Công chứng viên là những người đủ tiêu chuẩn và được đào tạo một cách bài bản -chính là những chủ thể trực tiếp thực hiện hoạt động công chứng Trong quá trình thực hiện hoạt động công chứng, công chứng viên sẽ thực hiện một chuỗi các bước công chứng theo những trình tự thủ tục chặt chẽ trên cơ sở ghi nhận đầy đủ và khách quan yêu cầu mục đích của các bên cũng như tuân thủ các quy định của pháp luật Văn bản công chứng được tạo ra có thể đạt được ba mục tiêu đó là sự bảo đảm thực thi với các chủ thể có liên quan, tính pháp lý và là bằng chứng trước tòa Những sản phẩm của hoạt động công chứng mà họ tạo ra có giá trị bắt buộc thực hiện với các bên liên quan trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác Trong một số trường hợp, các bản
Trang 7sao chỉ có giá trị pháp lý và được thừa nhận khi các văn bản này được công chứng, chứng thực Điểm c Khoản 1 Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh, theo đó, những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp thì không phải chứng minh Trong trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của văn bản công chứng, chứng thực thì thẩm phán có thể yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc, bản chính Với vai trò là bổ trợ viên tư pháp, công chứng viên có chức năng như một
“thẩm phán phòng ngừa”, một bên thứ ba không thiên vị bất cứ bên nào, giúp các bên hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật, tư vấn soạn thảo hợp đồng và ghi nhận yêu cầu của họ một cách rõ ràng và chính xác đồng thời ngăn chặn thỏa thuận bất công hay bất hợp pháp của các bên, góp phần hạn chế những tranh chấp hay kiện tụng là hậu quả phát sinh từ các tranh chấp giữa các bên ký kết hợp đồng Khi công chứng viên thực hiện nhiệm vụ của mình một cách khách quan, vô tư và trung thực, họ đã tạo ra một sự bảo đảm cho các quyền dân sự và góp phần bảo vệ sự ổn định trong xã hội Tầm quan trọng của hoạt động công chứng đối với xã hội và pháp chế XHCN là không thể phủ nhận Khi hoạt động công chứng phát triển sẽ có tác dụng hỗ trợ phát triển kinh tế thông qua độ tin cậy, minh bạch của các giao dịch trên thị trường và tính pháp lý chặt chẽ của những hợp đồng, giao dịch, giấy tờ được công chứng, chứng thực
Với vai trò thực hiện hoạt động của mình như một công cụ hỗ trợ để thực hiện công lý, phòng ngừa tranh chấp và hướng tới tạo ra một môi trường pháp lý ổn định, tăng cường pháp chế XHCN Góp phần không nhỏ vào đời sống kinh tế, xã hội của đất nước, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường, hỗ trợ công dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và các tổ chức bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh tế của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
Công chứng viên là một cá nhân được trao một phần quyền lực công của Nhà nước (thực hiện dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm) nên đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, kiến thức pháp luật phải rất rộng và đặc biệt phải vững vàng Thêm vào đó, còn cần yếu tố kỹ năng nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn đầy đủ và chắc chắn Chính vì vậy cần có quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm phù hợp để chọn lựa những người
có đủ phẩm chất, năng lực Với vai trò quan trọng của “thẩm phán phòng ngừa” và để nghiên cứu tiêu chuẩn cùng với những yếu tố giúp hoàn thiện hơn tiêu chuẩn của công chứng viên, bản thân chọn đề tài “Quy định của pháp luật về Quyền và
nghĩa vụ của công chứng viên trong hoạt động công chứng, những hạn chế bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật”.
II MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1 Mục đích
Trang 8Nghiên cứu các tiêu chuẩn để được bổ nhiệm Công chứng viên theo Quy định của Luật Công chứng
Nghiên cứu những hạn chế, bất cập đối với các tiêu chuẩn công chứng viên, các quy đình về quyền và nghĩa vụ của công chứng viên Đồng thời, đề ra những phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật Đáp ứng tốt hơn nữa công tác quản lý nhà nước, góp phần ổn định và phát triển xã hội
2 Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa và phân tích lý luận chung về Công chứng viên, tiêu chuẩn Công chứng viên
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và quy định của pháp luật về Công chứng viên, quyền
và nghĩa vụ của Công chứng viên
- Nghiên cứu các hạn chế, bất cập và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới
3 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng được nghiên cứu: Quy định của pháp luật về Công chứng viên, tiêu chuẩn Công chứng viên, quyền và nghĩa vụ Những hạn chế, bất cập và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Đây là phương pháp điều tra nhằm thu thập số
liệu, tài liệu, thông tin cần thiết cho mục đích đánh giá thực trạng, các điều kiện về tiêu chuẩn, quyền và nghĩa vụ của Công chứng viên
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Vấn đề nghiên cứu được đặt ra trong mối quan
hệ tổng quan, được tiếp cận từ nhiều phía, từ tổng thể tới chi tiết, từ lý luận tới thực tiễn; từ chính sách, pháp luật tới thực tế triển khai thi hành pháp luật
- Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp: Sử dụng để phân tích nhằm làm rõ thực trạng, tình hình Từ đó, đưa ra nhận xét và đánh giá và các giải pháp, phương hướng hoàn thiện pháp luật
Trang 9B PHẦN NỘI DUNG
I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
1 Công chứng viên
1.1 Khái niệm
Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định về bổ nhiệm công chứng viên theo quy định của Luật Công chứng năm 2014, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng
Dựa vào khái niệm được quy định tại Điều 2, Luật Công chứng 2014 và các quy định khác liên quan, có thể hiểu công chứng viên (CCV) là người đủ tiêu chuẩn luật định, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng, tại một tổ chức hành nghề công chứng nhất định
Công chứng viên là cá nhân được quyền thực hiện một số "dịch vụ công" dựa trên sự ủy nhiệm của Nhà nước, nhằm chia sẻ, hỗ trợ hoạt động của cơ quan nhà nước
và đảm bảo an toàn pháp lý trong một số trường hợp cụ thể
1.2 Đặc điểm của công chứng viên
Thứ nhất, Công chứng viên là chủ thể của hoạt động công chứng, được công nhận bởi nhà nước để thay mặt Nhà nước công nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng giao dịch dân sự Ngoài ra, theo Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm
2014, Công chứng viên được quyền công chứng “bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng” Theo Khoản 2 Điều 7 Luật Công chứng 2014 thì Công chứng viên được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực Quy định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong việc lựa chọn cơ quan có thẩm quyền chứng thực giấy tờ, văn bản
Thứ hai, Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn được quy định trong Luật và Được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng Luật Công chứng hiện hành không quy định công chứng viên phải là Công chức Nhà nước Công chứng viên được nhà nước bổ nhiệm chức danh, được thay mặt nhà nước thực hiện hoạt động công chứng nhưng không phải tất cả các công chứng viên đều hưởng lương từ ngân sách nhà nước
Trên thực tế hiện nay, có hai loại công chứng viên là Công chứng viên nhà nước làm việc tại các Phòng công chứng, Công chứng viên không phải là công chức Nhà nước làm việc tại các Văn phòng công chứng Mặc dù có hai loại Công chứng viên
Trang 10làm việc ở hai hình thức tổ chức hành nghề công chứng khác nhau nhưng về địa vị pháp lý của họ trong hoạt động công chứng hoàn toàn như nhau
Thứ ba, Công chứng viên là chủ thể thực hiện dịch vụ công, thay mặt nhà nước thực hiện hoạt động công chứng, chứng thực theo trình tự, thủ tục chặt chẽ dựa trên thẩm quyền được pháp luật ghi nhận và phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động của họ mà không chịu tác động của các cơ quan khác trong hệ thống tư pháp Đồng thời, sản phẩm họ thực hiện trong quá trình công chứng có hiệu lực thi hành với các bên và những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng giao dịch có giá trị chứng cứ không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố vô hiệu
Thứ tư, để hành nghề công chứng thì Công chứng viên phải am hiểu rất nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau Đây là một điểm khá đặc trưng so với các chức danh tư pháp khác Các yêu cầu công chứng mà các chủ thể thực hiện hoạt động công chứng nhận được có thể có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong thực tiễn như: Đất đai, hôn nhân gia đình, dân sự… Do đó, yêu cầu Công chứng viên phải vận dụng linh hoạt và đúng đắn các kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp của mình để hoạt động công chứng hiệu quả
2 Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên
2.1 Quyền của công chứng viên
Theo quy định tại Điều 17 Luật công chứng năm 2014: “ Công chứng viên có các quyền sau đây:
a) Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng: Nhà nước đã đảm bảo quyền hành nghề của công chứng viên bằng cách đưa ra các quy định để tạo điều kiện tốt nhất cho họ trong quá trình hành nghề
Quyền được hành nghề công chứng là quyền của Công chứng viên được hoạt động công chứng (chứng thực tính hợp pháp, xác thực, chính xác của hợp đồng, giao dịch, bản dịch) một cách thường xuyên, lâu dài và mang lại nguồn thu nhập chính cho Công chứng viên
b) Tham gia thành lập văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng cho tổ chức hành nghề công chứng
Công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng phải tuân thủ quy định về điều kiện thành lập văn phòng công chứng, trong đó, Trưởng Văn phòng phải là thành viên thành lập và có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề Công chứng viên được tự
do ký hợp đồng với Phòng/Văn phòng công chứng, nhưng một CCV chỉ làm việc tại một tổ chức hành nghề công chứng
c) Được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của luật này Đây là quyền quan trọng nhất và thể hiện đúng tính chất công việc của CCV