1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Án treo và thi hành án treo trong pháp luật Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang)

86 19 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 19,32 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

DANG THẢO TRANG

BAN TINH HA GIANG)

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

DANG THẢO TRANG

BAN TINH HA GIANG)

Chuyén nganh: Luat Hinh sy va Tố tung Hình sự

Mã so: 8380101.03

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYEN NGOC CHÍ

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,

tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tắt cả các môn học và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác gia

Đặng Thảo Trang

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý thay, cô giảng viên Trường Dai học Luật — Dai học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt gửi lời biết on sâu sắc đến đến PGS TS Nguyễn Ngọc Chí, giảng viên trực tiếp hướng dẫn tận tình tôi về phương pháp nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và cách làm việc khoa học dé

tôi có thê hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã

luôn ở cạnh động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học.

Mặc dù đã cố gắng, tuy nhiên bài luận không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của Quý Thay/C6 dé bài luận văn được hoàn thiện hơn.

Tôi xin tran trọng cảm on!

Trang 5

1.1 Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của án treo và thi hành án treo 8 I.I.l An tT€O SSCc 2t 2 TT 1121211 21111111121 1111111211111 xe 8

1.1.2 Khai niệm thi hành an fr€O -.- <5 2+1 S221 ££+£zzeeeeszeeeeeesz 17

1.2 Mối liên hệ giữa án treo và thi hành án treo 21 1.3 An treo trong luật hình sự của một số nước trên thé giới 21

1.3.1 Pháp luật Trung Ha occ ce cesccessceseeeseesseeeesecsseesseeeeeeeeseesseeseeenes 221.3.2 Phap luật Nhat Bane ceeescceeeseeeeceseeseeeseceeceseeeeeseeeeeseeeeeees 231.3.3 Phap luật Cộng hòa Liên Bang ĐỨc 5+ + + x++scc+sexseess 24

.430009/909:1019) c0 28 CHUONG 2: PHAP LUẬT VIET NAM VE ÁN TREO VA THI

;70/;0 0) 29

2.1 _ Pháp luật Việt Nam về án fre0 -22©cz+cz+zz+rxerxerxerreee 29 2.1.1 Pháp luật về án treo trước năm 2015 ¿2 + z+£+xzrxerxzrszes 29 2.1.2 Pháp luật về án treo theo Bộ luật hình sự năm 2015 - 33

2.2 Pháp luật thi hành án treo - - 55 + s+ssseereersrrrrrexee 41

2.2.1 Pháp luật thi hành án treo trước năm 2019 -« s«++s++ss+2 41

2.2.2 Pháp luật thi hành án treo theo Luật thi hành án hình sự năm 2019 44

KET LUẬN CHUONG 2 2 St St St SEEESESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrkrrrer 50

Trang 6

Chương 3: THUC TIEN VÀ CÁC GIẢI PHAP NANG CAO HIỆU QUÁ ÁP DỤNG, THỊ HÀNH ÁN TREO TRÊN ĐỊA BÀN

TINH HA 0c) co

3.1 Thực tiễn án treo và thi hành án treo trên địa ban tỉnh Hà Giang

3.1.1 Thực tiễn áp dụng án treo tai địa bàn tỉnh Hà Giang

3.1.2 Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân trong thực tiễn áp

dụng án treo tại tỉnh Hà Giang - 5 5 + ++Esvsseeseeeersexee

3.2 Thur tiễn thi hành án treo trên địa bàn tỉnh Hà Giang

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng thi hành án treo trên

địa bàn tỉnh Hà Giang Án ng ng Hư

3.3.1 Các giải pháp về pháp luật -:- 5c s+x+xc2E2EeEerxerxerkerkee

3.3.2 Cac giải pháp khác nâng cao hiệu qua áp dụng, thi hành án treotrên dia ban tỉnh Ha Giang - + c + **vEEeeEsseeseeeseeerse

KET LUẬN CHƯNG 3 S6 St EEESEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEErkekrrerrskee KET LUẬN - 2 5c SE E1 1 1111121111111 11 111111 11 11011 11111111 grreyTÀI LIEU THAM KHAO 2-22 ©SS£SE+EE£EEEEECEEEEEErrrkrrkerrrrrei

Trang 7

DANH MỤC CAC TU VIET TAT

Tòa án nhân dân

Ủy ban nhân dân

Trang 8

MỞ DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Án treo là một chế định ra đời từ rất sớm và phát triển cùng với sự phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam Xuất phát từ chức năng của luật hình sự và mục đích buộc tội phạm phải thi hành án, thể hiện cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, cũng như mục đích răn đe, điều tra, cải tạo người

phạm tội, án treo là một trong những biện pháp mà Nhà nước áp đặt sử dụng

nó dé gây ảnh hưởng đến đối tượng tội phạm An treo được hiểu là biện pháp miễn chấp hành hình phát tù có điều kiện, khi được áp dụng không những bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, của bản án và quyết định của tòa án mà còn thé hiện tinh thần nhân đạo của chính sách hình sự do nha nước ta dé ra tin tưởng vào tính hướng thiện của con người cho du họ là nười phạm tội Với ý nghĩa này Luật hình sự Việt Nam từ 1945 đến nay đều

quy định án treo làm cơ sở pháp ly dé tòa án quyết định hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo nếu thỏa mãn các điều kiện, căn cứ của pháp luật Bộ luật hình sự năm 2015 quy định án treo trên tinh thần triển khai, quán tri ệt quy định của Hiến pháp năm 2013, do đó, nó đã thể hiện sâu sắc quyền con người trong việc quy định, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người Chế định án treo của BLHS năm 2015 được áp dụng trong thực tế đã mang lại hiệu quả trong đấu tranh, phòng chống tội phạm góp phần tich cực vào việc

thực hiện nhiệm vụ của Bộ luật hình sự.

Thực tiễn áp dụng, thi hành án treo ở Hà Giang, một tỉnh giáp biên

giới, bên cạnh đó cả 3 hướng còn lại đều giáp ranh với các tỉnh thành gồm Cao Băng, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang nên tình hình tội phạm khá phức tạp và đông đúc, từ năm 2018 đến năm 2022 tại toàn tỉnh xét xử trung bình

mỗi năm trên 1000 bị cáo Trong đó tỷ lệ bị cáo được xem xét cho hưởng án

treo là không nhỏ Nhưng hiện nay, chế định án treo là rất mới đối với

Trang 9

những người áp dụng pháp luật trên cả nước nói chung và tại địa bản tỉnh Hà

Giang nói riêng cũng sẽ có xuất hiện những bất cập Thực tế này cho thaytrong quá trình ap dụng, thực thi án treo đã bộc lộ những han chế bất cập sau: Vẫn còn thiếu sự quy định một cách chặt chẽ và đầy đủ về chế định pháp lý liên quan đến án treo trong các văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nước Đặc biệt, Bộ luật hình sự hiện hành chưa có định nghĩa rõ ràng về khái niệm án treo mà mới chỉ được quy định trong Nghị quyết

02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật hình sự về án treo; hay còn chưa thống nhất khi áp dụng các quy định về án treo từ phía các Thâm phán và Hội thầm nhân dân; việc đánh giá các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và cũng như quá trình điều tra, xác minh, đánh giá về nhân thân của người phạm tội trong nhiều trường hợp chưa đầy đủ, không khách quan và có tính chất phiến diện nên dẫn đến việc áp dụng

không đúng với quy định của pháp luật.

Thực tiễn đấu tranh xử lý tội phạm cho thấy án treo ngày càng khẳng định được vi tri, vai trò của minh trong hệ thong pháp luật Hình sự, không những góp phần phân hóa trách nhiệm hình sự tội phạm mà còn mang tính nhân đạo sâu sắc đối với người phạm tội, góp phần ngăn chặn, phòng ngừa tội phạm Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về án treo ở nước ta từ trước đến nay Tuy nhiên, từ những vấn đề đặt ra trong quá trình áp dụng, thực thi án treo ở địa bàn tỉnh Hà Giang một số vấn đề lý luận, quy định của pháp luật về án treo, đặc biệt là thực tiễn áp dụng, thi hành cần phải được tiếp tục nghiên cứu trong bối cảnh cải cách tư pháp hiện nay.

Với những lý do nay, dé làm rõ một số van đề về lý luận và thực tiễn về án treo, thi hành án treo, học viên chọn đề tài: “An treo và thi hành án treo

trong pháp luật Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang) ”.

Thực hiện đê tài này với tư cách là đê tài của luận văn thạc sĩ, học viên

Trang 10

mong muốn góp phần cung cấp những giá trị thiết thực phục vụ trước mắt cho công tác giải quyết vụ án hình sự, đưa ra cách hiểu đúng đắn, toàn diện, thống nhất cả về lý luận và thực tiễn trong việc áp dụng án treo.

2 Tình hình nghiên cứu

Chế định án treo có nội dung rất phong phú, có ý nghĩa rất to lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn, chính vì vậy, việc nghiên cứu chế định này luôn

được các nhà lập pháp, các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cán bộ nghiên cứu

khoa học pháp lý quan tâm, lựa chọn Trên thực tế, van dé án treo được dé cập rất nhiều tại một số Giáo trình luật như: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội; một số sách như: “T6i phạm học, luật hình sự và to

tụng hình sự” - Viện Nghiên cứu Nha nước va Pháp luật, “Hình phat trong

luật hình sự Việt Nam” - Bộ Tư pháp do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 1995, “Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam” của tắc giả Lê Văn Luật - Nhà xuất bản tư pháp năm 2007 Bên cạnh đó còn có rất nhiều bài bao, tạp chí, luận án, luận văn như: “Mot số van dé về án treo và áp dụng án treo theo luật hình sự Việt Nam” của tác giả Trần Văn Độ - Hoàng Ngọc Anh đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân, “Mộ số vướng mắc trong việc áp dụng chế định án treo” của Võ Thị Minh Phượng đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân, “Diéu kiện thử thách của án treo và hậu quả pháp ly của việc vi phạm điều kiện thử thách của án treo theo luật hình sự Việt Nam”, của Phạm

Thị Học đăng trên Tạp chí Luật học, “Ấn treo và thực tiễn áp dụng”, của Đỗ

Văn Chỉnh đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân.

Trong các giáo trình Luật Hình sự này, do phạm vi nghiên cứu rộng

nên chế định án treo chỉ được đề cập ở mức độ cơ bản, phần chung Ở cấp

độ bình luận khoa học, phân tích chuyên sâu, có: “T6i phạm học, luật Hình

sự và tô tụng Hình sự”, của Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật,

Trang 11

“Hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam” (sách chuyên khảo của tập thé nghiên cứu khoa học của Bộ Tu pháp do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 1995), “Chế định án treo trong Luật Hình sự Việt Nam” của tác giả Lê Văn Luật do Nhà xuất bản Tư pháp ấn hành năm 2007, “Bình

luận Bộ luật Hình sự năm 2015” của Thạc sĩ Định Văn Quế Trong các cuốn bình luận khoa học Bộ luật Hình sự và cuốn sách chuyên khảo nêu trên, các tác giả mới chỉ dừng lại ở đề cập một cách tông thé hoặc từng khía

cạnh nào đó của chế định án treo.

Ở cấp độ nghiên cứu của Luận án, Luận văn ở một khu vực địa phương có các công trình như: Luận án tiến sĩ luật học “Chế định án treo theo pháp Luật Hình sự Việt Nam từ thực tiễn Miễn trung và Tây Nguyên” của Nguyễn

Văn Bường, năm 2017; Luận văn thạc sĩ luật học “Ấn treo và thực tiễn áp

dụng tại địa bản tỉnh Hải Dương” của Phạm Thanh Phương, năm 2014.

Các sách, giáo trình nghiên cứu

GS.TSKH Lê Văn Cảm, PGS.TS Trịnh Tiến Việt (đồng chủ biên), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Trừng Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên), “Gido trinh Luật hình sự Việt Nam — Phần chung”, Trường Đại học

Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân năm 2018; TSKH GS Lê Cảm, “Những

van dé cơ bản trong khoa học Luật hình sự”, phần chung, chương IV, Khoa Luật, DHQGHN, NXB Dai hoc quốc gia Hà Nội năm 2019; PGS.TS Võ Khánh Vinh (chủ biên), “Nhiều tội phạm (Chương XV, giáo trình Luật hình sự Việt Nam) ”; TS Lê Văn Đệ, “Nhiéu tội phạm”, NXB Công an nhân dân

năm 2010; GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên), “Binh luận khoa học Bộ

luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bố sung năm 2017-(Phan chung)”, Nxb Tư pháp; 2018; Định Văn Qué, “Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự

năm 2015 — Phân thứ nhất: Những quy định chung”, Nxb Thông tin và

Trang 12

truyền thông; Đinh Văn Quế, “Chuyện pháp đình”, Nxb Thông tin và truyền thông Các tác phẩm này cung cấp kiến thức và phân tích về Luật hình sự Việt Nam, các vấn đề pháp luật hình sự và các khía cạnh liên quan Chúng đóng góp vào việc hiểu sâu hơn về hệ thống pháp luật và chính sách hình sự

của Việt Nam.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu của luận văn là:

+ Phân tích khoa học để làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về án treo và thi hành án treo, thực tiễn trên địa bàn tỉnh Hà Giang

+ Phân tích những kết quả đã đạt được, những vấn đề còn hạn chế, từ đó đưa ra các kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện chế định này.

- Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:

+ Nghiên cứu làm rõ khái niệm, đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và căn cứ

của án treo vả thi hành án treo trong pháp luật hình sự Việt Nam;

+ Phân tích làm rõ những căn cứ pháp lý và căn cứ khoa học, chế định hiện hành, đối chiếu, so sánh, đánh giá thông qua thực tiễn áp dụng tại địa phương:

+ Thông qua việc nghiên cứu đề tài tác giả mong muốn đưa ra một số giải pháp nhằm bổ sung những quy định cu thé trong việc áp dụng chế định đặc biệt này nhằm phát huy triệt để nhất của chế định án treo trong pháp luật

hình sự Việt Nam;

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc áp

dụng án treo và thi hành án treo trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sở việc xem xét các quy định liên quan

đến án treo, cũng như tham khảo những tài liệu liên quan đến chế định này, đề tài nghiên cứu sẽ đi một cách khái quát nhất các nội dung cơ bản của chế định này thông qua việc nghiên cứu sự hình thành, phát triển của chế định án treo

Trang 13

trong lịch sử, các quy định án treo hiện hành và thực tiễn áp dụng chế định án treo để giúp mọi người hiểu rõ hơn về chế định này, đồng thời cũng đưa ra những nhận xét, nhận định, những biện pháp tháo gỡ các vướng mắc còn tồn tại trong quá trình phát triển của án treo để từ đó đóng góp một số ý kiến nhằm làm hoàn thiện hơn chế định này

Luận văn tập trung nghiên cứu dưới góc độ Luật Hình sự, Bộ luật tố

tụng hình sự và luật Thi hành án hình sự Từ việc nghiên cứu các vụ án thực

tiễn trên địa bản tỉnh Hà Giang trong thời gian từ đầu năm 2018 đến hết năm

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được người thực hiện lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lich sử của chủ nghĩa Mác — Lê Nin, tư tưởng Hồ Chi Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về xây dựng nhà nước pháp quyền, chính sách hình sự làm phương pháp luận để nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận để từ đó người viết có một tư duy đúng dan, logic trong quá trình lập luận và giải quyết van đề và kết hợp với việc sử dụng các phương pháp như: Phương pháp tổng hop, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp lịch sử Qua đó rút ra những kết luận, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chế định án treo cả về mặt lý luận, quy định và thực tiễn áp dụng

6 Những đóng góp mới của đề tài

Án treo và thi hành án treo được nghiên cứu xây dựng dưới hình thức là một luận văn được xem như một công trình khoa học có thể làm tư liệu tham

khảo có gia trị trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam.

Đề tài được nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện và có hệ thống từ quá trình hình thành đến giai đoạn phát triển của chế định án treo nên được xem như một công trình khoa học có thể làm tư liệu tham khảo có giá trỊ trong việc

Trang 14

xây dựng, hoàn thiện pháp Luật Hình sự Việt Nam Chính vì lý do đó mà luận

văn có ý nghĩa to lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Thông qua nghiên cứu về thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hà Giang dé hoàn thiện hơn về mặt lý luận, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những tôn tại của quy phạm pháp luật hiện hành Qua đó, nâng cao nhận thức về án treo, tạo tiền đề cho việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện chế

định này trong pháp luật Hình sự Việt Nam.

Đề tài nghiên cứu của luận văn góp phần nhìn nhận đầy đủ, đúng đắn về chế định án treo, thông qua đó giúp cho việc áp dụng pháp luật một cách chính xác, khách quan, góp phần khắc phục những khiếm khuyết trong thực tiễn áp dụng và thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo hiện nay, nhằm nâng

cao hiệu quả của chế định này, góp phần vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, ôn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội.

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục tài liệu tham khảo thì kết cấu luận văn gồm 03 chương như sau:

Chương 1: Những van đề lý luận và quy định của pháp luật hiện hành về án treo và thi hành án treo.

Chương 2: Pháp luật Việt Nam về án treo và thi hành án treo.

Chương 3: Thực tiễn và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng thi

hành án treo trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Trang 15

CHƯƠNG 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE ÁN TREO VÀ THI HANH AN TREO

1.1 Khái niệm và các đặc điểm co bản của án treo và thi hành án treo 1.1.1 An treo

1.1.1.1 Khải niệm an treo

Chế định án treo trong Luật Hình sự nước Việt Nam đã có từ rất lâu,

theo các văn bản pháp luật Hình sự ở nước ta từ sau Cách mạng Tháng Tám

năm 1945, án treo đã được ghi nhận tại Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời số 33C ngày 13 tháng 9 năm 1945 được ban hành để thành lập các Tòa án Quân sự (gọi tắt là Sắc lệnh 33C ngày 13/9/1945) Sau đó, án treo từng bước phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của pháp luật Hình sự Việt Nam, thé hiện tính nhân dao của Nhà nước ta, là một trong những biểu hiện cụ thé của nguyên tac trừng trị kết hợp với khoan hồng của pháp luật, án treo

mang tính giáo dục người phạm tội song song đó còn mang tính ran đe nhữngngười xung quanh.

Pháp luật hình sự Việt Nam không đưa ra khái niệm án treo Từ khi ra

đời cho đến khi chính thức được quy định tại Điều 44 Bộ luật Hình sự năm 1985 đã có những quan niệm khác nhau Cụ thể, Điều IV Sắc lệnh 33C ngày 13-9-1945 về án treo quy định: “Khi có căn cứ chính đáng thì tha vì non trẻ, hối quá, lỗi lầm, v.v ”, thì tòa án có thể cho người phạm tội hưởng án treo.

Theo Điều 10 Sắc lệnh tô chức các Tòa án quân sự của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoa số 21 ngày 14 tháng 2 năm 1946 thì án treo được hiểu là một biện pháp “tạm đình chỉ việc thi hành án”; còn theo Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng Tham phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ

luật Hình sự năm 1985 và cho đến hiện tại thì “án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện”.

Trang 16

Bộ luật Hình sự năm 1999 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 12

năm 1999 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2000) (còn gọi là Bộ luật Hình

sự năm 1999) quy định những vấn đề liên quan đến tạm đình chỉ thi hành án không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ Nếu xét thay không cần thiết phải thi hành hình phạt tù thì Toa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm.”

Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự năm 1999 không quy định một khái niệm

cụ thé về án treo Cho đến Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bé sung năm 2017) (sau đây gọi là “Bộ luật Hình sự 2015”), án treo được quy định tại Điều 65, tuy có một số thay đổi so với Bộ luật Hình sự năm 1999, nhưng vẫn chưa

nêu lên được khái niệm của án treo với nội dung:

Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người

phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt buộc chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm và thực hiện các

nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hànhán Hình sự.

Như vậy, trải theo dòng lịch sử lập pháp Việt Nam, các quy định về án treo đã có những bước tiễn và ngày càng hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu dau tranh và phòng ngừa tội phạm và cũng đã có nhiều cách giải thích, có nhiều quan điểm khác nhau được thé hiện ở nhiều văn bản khác nhau Từ những phân tích trên CO THE HIẾU khái niệm án treo như sau: “An treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có diéu kiện, được áp dụng đối với người bị phạt tù không quá ba năm, nếu người phạm tội có nhân thân tốt và có các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không can thiết phải cách ly họ ra khỏi đời

song xã hội và buộc họ phải chịu thử thách từ một năm đên năm năm; nếu

Trang 17

trong thời gian thử thách người bị kết án không phạm tội mới thì họ sẽ không phải chấp hành hình phạt của bản án cho hưởng án treo đó”.

Việc giải thích khái niệm án treo như trên là rất cần thiết, tạo định hướng để hiểu đúng bản chất của án treo, từ đó giúp áp dụng biện pháp này

một cách chính xác và đúng quy định của pháp luật.

Việc áp dụng và thực hiện tốt án treo trong thực tiễn sẽ phát huy tốt phương châm “trừng tri kết hợp với giáo dục”, không buộc người bị kết án cách ly khỏi đời sống xã hội mà cũng đạt được mục đích cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội, hòa nhập với cộng đồng, giác ngộ được ý thức chấp hành chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tuân thủ quy tắc cuộc sống Xã hội chủ nghĩa đồng thời cũng làm tam gương cho mọi người xung quanh nhận thấy mà kiềm chế và làm chủ những hành

động đi ngược lại với pháp luật

Như vậy, án treo có tác dụng khuyến khích người bị kết án tự lao động cải tao tại cộng đồng dé hoàn lương, với sự giám sát, giáo dục, giúp đỡ tích cực của chính quyền địa phương nơi người phạm tội cư trú hoặc nơi người

phạm tội công tác hoặc sự giúp đỡ từ gia đình, người thân, bạn bè và xã hội.

Án treo là một trong những biểu hiện cụ thể của chính sách hình sự nước ta với phương châm “trừng trị kết hợp với giáo dục” và thé hiện tính nhân đạo XHCN trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta Theo quy định, án treo được áp dụng cho những tội phạm không nghiêm trong và những người bi kết án có tiền án sạch sẽ Khi thụ án treo, người bị kết án không phải chịu một phần hoặc toàn bộ thời gian tù, nhưng họ sẽ phải tuân thủ những điều kiện mà tòa án đặt ra trong quyết định xử phạt.

Mục đích chính của án treo là cung cấp cơ hội cho người bị kết án để cải thiện bản thân và hoà nhập trở lại với xã hội Những điều kiện này có thể

bao gôm việc người bi kết án phải tham gia vào các chương trình giáo dục, cải

10

Trang 18

tạo, hoặc lao động xã hội Mục đích của việc này là giúp người bị kết án nhận ra và thay đổi hành vi sai trái, rèn luyện kỹ năng và kiến thức cần thiết dé tái

hòa nhập vào xã hội.

Ngoài ra, người bị kết án cũng phải tuân thủ các quy tắc cuộc sống

XHCN, tức là phải tuân thủ pháp luật và quy định của Nhà nước, có ý thức

chấp hành chính sách của Đảng và đóng góp tích cực vào xã hội Điều này nhằm khuyến khích sự phục tùng đúng đắn của người bị kết án và khôi phục niềm tin của cộng đồng vào khả năng họ thay đổi và hòa nhập lại.

Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả của án treo, cần có sự quan tâm và hỗ trợ từ phía hệ thống pháp luật, các cơ quan thi hành án, cũng như các tổ chức xã hội và cộng đồng Cần đảm bảo răng các chương trình giáo dục và cải tạo được thiết kế và triển khai một cách hiệu quả, nhằm giúp người bị kết án thực

sự có cơ hội thay đôi và hòa nhập trở lại.

Tóm lại, áp dụng đúng đắn các quy định về án treo có thể đem lại hiệu quả tích cực, như không buộc người bị kết án phải cách ly khỏi đời sống xã hội mà thay vào đó giúp họ nhận ra sai lầm, thay đổi và trở thành những người có ích cho xã hội, hoà nhập với cộng đồng và tuân thủ pháp luật.

1.1.1.2 Bản chất pháp lý của án treo

Án treo đã được áp dụng kể từ khi những văn bản pháp luật đầu tiên về lĩnh vực Hình sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của Luật Hình sự Việt Nam Sau khi BLHS Việt Nam năm 1985 được ban hành, qua thực tiễn xét xử và áp dụng có nhiều ý kiến đề nghị bỏ án treo vì cho rằng bản chất của án treo và cải tạo không giam giữ là như nhau, nhưng bản chất của cải tạo không giam giữ là hình phạt chính được quy định tại Điều 32 BLHS năm 2015 còn án treo lại mang một bản chất khác Cho đến khi BLHS năm 2015 ra đời và có hiệu lực vẫn

giữ cả hai chế định này, bởi về yếu tố phòng ngừa, án treo vẫn giữ một vị trí

11

Trang 19

quan trọng trong việc khuyến khích người bị kết án với sự giúp đỡ của cộng đồng và địa phương cải tạo trở thành người có ích cho xã hội Xét về yếu tố trừng phạt, thì án treo vẫn đảm bảo được nếu người được hưởng án treo không thực hiện cải tạo tốt trong thời gian thử thách thì vẫn phải chấp hành

hình phạt của bản án đã tuyên.

Phát triển qua từng giai đoạn lịch sử của Luật Hình sự ở Việt Nam cũng như trên thế giới thì ban chất pháp lý của án treo tùy thuộc vào yêu cầu dau tranh phòng chống tội phạm, chính sách hình sự và bản chất vận dụng của mỗi quốc gia.

Tại Việt Nam, án treo mang bản chất là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, không phải là hình phạt.

Theo quy định của các văn bản pháp luật quy định về án treo thì có thể thay một người bi phat tù được hưởng án treo khi có đủ các điều kiện như

sau: bị xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vao nhân thân của người phạm

tội và các TTGN, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm Qua nội dung quy định như trên có thé hiểu rang ban chất của án treo không phải là hình phạt mà là một biện pháp không bắt người phạm tội phải chấp hành hình phạt tù mặc dù họ đã bị xử phạt tù nhưng phải chấp hành một nghĩa vụ thay thế trong thời gian thử thách.

Đồng thời, trong thời hạn thử thách nếu người được hưởng án treo vi phạm một tội mới thì Tòa án sẽ cộng dồn bản án trước và bản án sau Hoặc

trong thời 9 gian thử thách, người được hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ thì

người đó không được hưởng án treo nữa và phải chấp hành hình phạt đã tuyên Nên, nếu người phạm tội cải tạo tốt, hay không mắc tội, nghĩa vụ trong

thời hạn thử thách họ sẽ được hưởng án treo, miễn hình phạt tù.

Khi xem xét quyết định cho người bị phạt tù hưởng ản treo Tòa án tin

12

Trang 20

tưởng rằng người đó sẽ tự giáo dục, cũng như việc Nhà nước đã cho họ một cơ hội cải tạo trong môi trường xã hội trong thời gian thử thách nhất định với sự giám sát, giúp đỡ của gia đình, cơ quan, đơn vị hoặc chính quyền địa phương Việc miễn chấp hành bản án có điều kiện nhằm tạo điều kiện cho người được thi hành bản án có điều kiện có thể kiếm sống và chứng minh quyền ăn nan, hối cải của minh trong môi trường xã hội bình thường Bản án tù đã áp dụng sẽ được thực hiện nếu tù nhân vi phạm các điều kiện trong thời

gian thử thách.

Tóm lại, có thể nhận thay duoc su chuyén đôi giữa việc phải thi hành hình phạt tù trong bản án đã tuyên với việc chấp hành điều kiện và nghĩa vụ trong thời gian thử thách nếu được hưởng án treo Do đó, có thé khang định bản chất pháp lý của án treo không phải là hình phạt mà là biện pháp miễn

chấp hành hình phạt tù có điều kiện.

1.1.1.3 Đặc điểm cơ bản của án treo

Mỗi chế định pháp lý đều có những đặc điểm cơ bản riêng nhằm để phân biệt chế định này với chế định khác, án treo cũng vậy cũng có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, án treo là biện pháp giáo dục được áp dụng trong trường hợp không cần loại trừ người phạm tội khỏi cộng đồng khi bị xử phạt tù không quá 03 năm Đặc điểm này có nét tương đồng với chế định cải tạo không giam giữ, tuy nhiên điểm khác nhau cơ bản nhất đó chính là về phạm vi áp dụng thì

cải tạo không giam giữ chỉ áp dụng cho trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng

hoặc phạm tội nghiêm trọng tức là tội có khung hình phạt cao nhất đến bảy năm tủ, còn đối với án treo không quy định cụ thé đối tượng được áp dụng và đối với loại tội phạm nào (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng

hay đặc biệt nghiêm trọng) nhưng mức phạt tù phải thỏa không quá 03 năm và

các điêu kiện khác thì đêu được áp dụng án treo.

13

Trang 21

Thứ hai, án treo được hiểu là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù, tuy nhiên có điều kiện kèm theo Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hệ thống hình phạt bao gồm 07 hình phạt chính và 07 hình phạt bổ sung, trong đó có hình phạt tù có thời hạn, mà người chịu hình phạt tù có thời hạn có thê được hưởng án treo Mà trong các loại hình phạt được quy định tại Điều 32 của BLHS năm 2015 không có quy định liên quan đến án treo, như vậy không thể coi án treo là hình phạt Chính vì mối quan hệ giữa án treo và tù có thời hạn nên nhiều người nhằm lẫn rằng án treo là một hình phạt Việc cho người phạm tội hưởng án treo giúp họ cải tạo mà không cần phải cách ly khỏi đời

sống xã hội dưới sự quản lý, giám sát của cơ quan, tô chức hoặc chính quyền địa phương, dé họ tích cực cải tao đời sống, tự tạo, tránh sai lầm.

Thứ ba, người được hưởng án treo phải tự cải tạo, dưới sự giám sát,

giáo dục của cơ quan, tô chức hoặc chính quyền địa phương và phải thực hiện nghĩa vụ trong một thời gian thử thách nhất định do Tòa án ấn định Đặc điểm này cũng làm cho án treo dễ bị đồng nhất với cải tạo không giam giữ Tuy nhiên, đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng và được áp dụng hình phạm với thời gian xử phạt từ 06 tháng đến 03 năm, còn đối với người được hưởng án treo thì phạm vi áp dụng cho tat cả loại tội phạm có giới hạn về mức phat tù là không quá 03 năm nhưng người được hưởng án treo phải chịu thời gian thử thách tối thiểu là 01 năm và tối đa là 05 năm, đối với cải tạo không giam giữ sẽ không ấn định thời gian thử thách Như vậy, nội dung về thời gian thử thách cũng là một điểm khác nhau cơ bản giữa án treo

và cải tao không giam git.

Quy định về án treo cung cấp một cơ hội cho người bị kết án dé cải thiện bản thân và trở thành người có ích cho xã hội Tuy nhiên, nếu trong thời gian thử thách người bị kết án phạm tội mới, hậu quả pháp lý sẽ được áp dụng

tùy theo loại hình phạt đã được quy định trong bản án trước đó.

14

Trang 22

Nếu người bị kết án treo vi phạm trong thời gian thử thách và phạm tội mới, tòa án sẽ áp dụng quy định của pháp luật để xem xét hình phạt Trong trường hợp này, người bị kết án sẽ phải chấp hành cả hình phạt của bản án trước đó và hình phạt của bản án mới Hình phạt từ hai bản án sẽ được tổng

hợp và áp dụng theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, không có khái niệm "thời gian thử thách" nên quy định khác sẽ được áp dụng Nếu người bị kết án treo vi phạm trong thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, họ sẽ chỉ phải chuyên phan hình phạt cải tạo chưa chấp hành thành hình

phạt cải tạo không giam giữ hoặc hình phạt tù Việc xác định hình phạt chung

sẽ tuân theo nguyên tắc ba ngày cải tạo không giam giữ tương đương với một

ngay tam giữ hoặc tạm giam.

Vì vậy, các quy định pháp lý về án treo và hậu quả pháp lý trong trường

hợp vi phạm trong thời gian án treo sẽ được áp dung theo quy định của pháp

luật dé dam bảo tính công bằng và hiệu quả của hình phat. 1.1.1.4 Ý nghĩa của án treo

Trong hệ thống pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, chế định án treo nhăm thê hiện tính nhân đạo và mục tiêu giáo dục, cải tạo người phạm tội mà không cách ly họ khỏi đời sống cộng đồng.

Bên cạnh sự nghiêm tri trong việc quy định các hình phạt thì án treo

chính là một biện pháp đảm bảo được sự khoan hồng Vừa có thể răn đe vừa tạo điều kiện để người phạm tội có cơ hội sửa chửa lỗi lầm mà bản thân gây ra Án treo không chỉ có tác động tích cực đến người được hưởng mà còn có những tác động theo chiều hướng tốt đến những người xung quanh, lấy người được hưởng án treo làm tắm gương để tự nhìn nhận, chấn chỉnh đến hành

động của bản thân.

15

Trang 23

Ngoài ra, án treo còn ảnh hưởng đến một bộ phận những người tham gia công tác chăm sóc, dìu dắt, giáo dục người được hưởng án treo trong thời

gian thử thách, không kỳ thị, xa lánh người phạm tội mà quan tâm, giúp đỡ,

giúp đỡ họ quay trở lại - tạo điều kiện làm việc để được nhận lại tiền lương, sống hòa đồng với cộng đồng dé trở lại làm công dân bình thường với day đủ các quyền và nghĩa vụ của một công dân.

Bên cạnh đó, việc áp dụng đúng đắn các quy định về án treo thì sẽ có lợi ích đáng kề về kinh tế cho ngân sách Nhà nước Cụ thể, Nhà nước ta sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí tương đối lớn nếu không bắt người bị kết án chấp hành hình phat tù, thay vào đó họ được hưởng án treo, chiu sự giám sat,

giáo dục tại địa phương nơi cư trú Đó là các khoản chi phí cho việc cải tạo họ

trong trại giam Bên cạnh đó, việc áp dụng án treo hiệu quả còn tạo điều kiện cho người được hưởng án treo và gia đình của họ ôn định cuộc sống về

mọi mặt Người phạm tội khi được Tòa án cho hưởng án treo sẽ mang tâm

trang rất phan khởi và hạnh phúc, cùng với đó là tinh thần biết ơn vì họ được quay lại môi trường sống của mình để làm lại cuộc đời, giảm bớt được mặc cảm tội lỗi của mình và đặc biệt là họ thấy được chính sách nhân đạo và khoan hồng của Nhà nước ta đối với những người có nhân thân tốt nhưng lại

lầm lỡ, có thái độ ăn năn hối cãi về hành vi tội lỗi của mình.

Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có hai mặt của nó: việc áp dụng đúng các quy định về án treo sẽ có tác dụng tích cực là người bị kết án không bị

buộc phải cách ly khỏi xã hội mà còn đạt được mục đích giáo dục, cải tạo

xã hội và đất nước trở thành những công dân có ích; Nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây ra những tác động tiêu cực về nhiều mặt như: B: Nó không phát huy tác dụng tích cực của án treo là khuyến khích người bị kết án cải tạo thành người tốt mà không thể hiện được nhân cách Luật pháp, không có sự ủng hộ phô biến, không thúc day tác động của giáo dục

riêng và phòng ngừa chung.

16

Trang 24

1.1.2 Khát niệm thi hành án treo1.1.2.1 Khải niệm thi hành án

Theo từ điển tiếng Việt, thi hành là: “Thực hiện điều đã chính thức quyết định” Còn thi hành án được hiểu là hoạt động của cơ quan nhà nước có thầm quyền được tiến hành theo trình tự thủ tục được pháp luật quy định nhằm thưc hiện các bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án Về bản

chất, khái niệm thi hành án còn mang nhiều ý kiến trái chiều, nhiều quan điểm khác nhau.

Theo quan điểm thứ nhất cho răng: Thi hành án là một giai đoạn tố tụng, hoạt động thi hành án gắn liền với quá trình xét xử, và chịu sự điều

chỉnh của cơ quan tố tụng, và sự tác động lớn nhất đến từ cơ quan Tòa án.

Việc thi hành án là việc thực thi các phán quyết của Toà án và đảm bảo rằng các phán quyết này phải được thi hành.

Quan điểm thứ hai cho rằng: Thi hành án là hoạt động HÀNH CHÍNH

tư pháp bởi các lý do sau đây:

Thứ nhất, cần khăng định thi hành án là giai đoạn tiếp theo của giai đoạn xét xử, hoạt động xét xử là hoạt động tiền đề của hoạt động thi hành án Khi các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì việc thi

hành án được diễn ra sau giai đoạn xét sử.

Thứ hai, các phán quyết của Tòa án là cơ sở dé tiễn hành hoạt động thi hành án, tuy nhiên ở giai đoạn thi hành án, tính chất tố tụng đã chấm dứt, bởi lẽ khi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, chức năng xét

xử đã hoàn thành, chân ly đã được làm sáng tỏ, có tội hay vô tội, đúng hay saiđã được phân xử rõ ràng.

Cho đến nay, quyền lực của nhà nước mới chi thé hiện ở các bản án, quyết định về việc công nhận sự kiện pháp lý, quan hệ pháp luật hoặc việc thi hành án của Chấp hành viên, nhưng trên thực tẾ, sự ghi nhận này chưa được

17

Trang 25

hiện thực hóa Đề thực hiện nhiệm vụ thi hành quyết định của tòa án, cơ quan thi hành án phải phối hợp với các cơ quan khác, trong đó có tòa án.

Việc tô chức thi hành bản án, quyết định của tòa án nhìn chung không thuộc thấm quyền của cơ quan xét xử, điều này thé hiện rõ hơn trong hoạt động thi hành án dân sự, kinh tế, hành chính, lao động.

1.1.2.2 Khải niệm thi hành an treo

Thi hành án treo là một chế định pháp luật ra đời rất sớm Hiện nay, việc thi hành án treo được quy định rất rộng rãi trong pháp luật thi hành án hình sự của nhiều nước trên thế giới Tuy nhiên phụ thuộc vào điều kiện của từng nước, cũng như yêu cầu đấu tranh chống tội phạm mà chế định này có vị trí khác nhau và được hiểu theo những nghĩa khác nhau Việc thi hành án treo tạo điều kiện cho những người chấp hành án có bản chất tốt, phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, có nhân thân tốt giáo dục, cải tạo tại cộng đồng để trở thành người có ích cho xã hội.

Thị hành án hình sự là hoạt động quản ly hành chính — tư pháp Thi

hành án hình sự về bản chất và nội dung khác với hoạt động tố tụng hình sự Hoạt động tố tụng hình sự là quá trình làm rõ sự thật khách quan của vụ án hình sự, quyết định một người có tội hay không có tội và hình phạt áp dụng,

cũng như giải quyết những vấn đề khác có liên quan Còn thi hành án hình sự là hoạt động tô chức thi hành bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật của các cơ quan, tô chức được Nhà nước trao thâm quyên, trách

nhiệm theo một trình tự thủ tục do pháp luật thi hành án hình sự quy định, cótính hành chính, mệnh lệnh Thi hành án hình sự có ý nghĩa đặc biệt quantrọng và luôn được Nhà nước quan tâm Đây là một lĩnh vực hoạt động nhạy

cảm và phức tạp vì nó gắn liền với vấn đề quyền con người, quyền công dân Thi hành án hình sự góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã

hội, đảm bảo công băng, công lý Bản án, quyêt định của Tòa án có hiệu lực

18

Trang 26

phải được thi hành trên thực tế Nhiệm vụ của giai đoạn thi hành án hình sự nhằm giáo dục, cải tạo, giúp người chấp hành án trở thành người có ích cho xã hội Thi hành án có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình tố tụng trước đó Nếu hiệu quả của hoạt động thi hành án không đạt được thì toàn bộ hoạt động tố tụng trước đó sẽ trở nên vô ích.

Đề làm sáng tỏ bản chất pháp lý của thi hành án treo việc nghiên cứu, làm sáng tỏ khái niệm về thi hành án treo là một nhiệm vụ tat yếu Muốn hình thành khái niệm về một đối tượng thì cần xác định được những dấu hiệu và những đặc điểm riêng có của đối tượng đó Vì vậy, dé xây dựng khái niệm thi hành án treo cần xác định những dấu hiệu, đặc điểm, đặc trưng của thi hành

án treo, đây là những dấu hiệu đặc trưng dé phân biệt thi hành án treo với hoạt

động thi hành các loại hình phạt khác như thi hành án tử hình, phạt tù, cải tạo

không giam giữ Trong khoa học pháp lý hiện nay khái niệm án treo và thi

hành án treo vẫn là một vấn đề chưa được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Về khái niệm thi hành án treo, theo GS.TS Lê Văn Cảm cho rằng: “Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù kèm theo một thời gian thử thách nhất định đối với người bị coi là có lỗi trong việc thực hiện tội phạm khi có đủ căn

cứ và những điều kiện do pháp luật hình sự quy định”.

Ngoài ra, cũng có ý kiến: “Thi hành án treo là việc cơ quan, tô chức, cá nhân có thầm quyền áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục theo quy định của

Luật Thi hành án” mặc dù với án treo trong thời gian thử thách, để bảo đảm hiệu lực của bản án treo.” Theo quan điểm này, quan niệm về việc thi hành án treo dựa trên các đặc điểm sau: việc thi hành án treo là việc (hoạt động của đối tượng); Đối tượng của việc thi hành án treo là cơ quan, t6 chức, cá nhân có thâm quyền; việc thi hành án treo được thực hiện trên cơ sở quy định của Luật Thi hành án hình sự; Nội dung thi hành án treo gồm áp dụng biện pháp

cưỡng chê giám sát, giáo dục sô đôi với người bị kêt án phạt tù nhưng được

19

Trang 27

hưởng án treo trong thời gian xét xử; Mục đích bảo đảm hiệu lực của án

treo Quan điểm này đã xây dựng khái niệm về thi hành án treo tương đối hoàn thiện và đầy đủ tuy nhiên vẫn còn thiếu đặc điểm về địa điểm thi hành án dé phân biệt thi hành án treo với thi hành một số loại án phạt khác và mục

đích của thi hành án treo chưa thực sự phù hợp Theo tác giả mục đích của

thi hành án treo phải là nhằm giáo dục người chấp hành án trở thành người

có ích cho xã hội.

Luật Thi hành án hình sự năm 2019 có đưa ra khái niệm về thi hành án

treo như sau:

“Thi hành án treo là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này giám sát, giáo dục người bị kết án phạt tù được hưởng án treo trong thời gian thử thách” [19, Điều 3, Khoản 6].

Có thé thấy khái niệm pháp lý trong Luật Thi hành án hình sự năm 2019 về thi hành án treo đã tương đối đầy đủ và hoàn thiện Khái niệm này đã dựa trên những dấu hiệu đặc trưng của thi hành hành án treo Tuy nhiên, theo tác giả dé dam bảo sự hoàn thiện về khái niệm án treo thì cần bổ sung thêm địa điểm chấp hành án nhằm phân biệt án treo với hình phạt tù có thời hạn, tử hình và phản ánh đầy đủ bản chất của hoạt động thi hành án treo Bên cạnh đó cũng cần bổ sung mục đích của hoạt động thi hành án treo nhằm giáo dục người chấp hành án trở thành người có ích cho xã hội.

Trên cơ sở phân tích ở trên, tác giả mạnh dạn đưa ra khái niệm về thi

hành án treo như sau:

Thi hành án treo là việc thực hiện hóa bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật áp dụng án treo thông qua các biện pháp tổng hợp nhằm giám sát, giáo dục người phạm tội của các cơ quan có thâm quyền thi hành án nhằm trừng trị, giáo dục người chấp hành án ăn năn hối cải về hành vi phạm

tội của mình và cải tạo trở thành người có ích cho xã hội.

20

Trang 28

Khái niệm này đã được xây dựng dựa trên những đặc điểm đặc trưng của thi hành án treo Việc nghiên cứu va đưa ra một khái niệm hoàn thiện về thi hành án treo là rất cần thiết, đảm bảo việc nhận thức đúng đắn của các chủ thê có liên quan về hoạt động này, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động

này trên thực tiễn.

1.2 Mối liên hệ giữa án treo và thi hành án treo

Án treo là một hình thức của TNHS, là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện mà tòa án áp dụng đối với người phạm tội Khi một tòa

án quyết định án treo, nghĩa là người bị kết án không phải chấp hành hình phạt tù ngay lập tức, mà nó được "treo" lên trong một khoảng thời gian nhất định tùy thuộc vào quyết định của tòa án và trong thời hạn thử thách đó nếu

có vị phạm nghĩa vụ hoặc phạm tội mới thì hình phạt tù đó sẽ bị buộc chấp

hành toàn bộ.

Trong thời gian treo, người bị kết án thường phải tuân thủ các điều kiện và hướng dẫn của tòa án Các điều kiện này có thê bao gồm việc không vi

phạm luật pháp, không tham gia vào các hoạt động tội phạm khác, tham giavào các chương trình phục hưng hoặc giáo dục, và thực hiện các nhiệm vụ xã

hội nhất định Nếu người bị kết án không tuân thủ các điều kiện nảy, án freo có thê bị thu hồi và án phạt có thể được thi hành.

Thi hành án treo xảy ra khi tòa án quyết định răng người bị kết án đã vi phạm các điều kiện của án treo hoặc có ly do chính đáng dé án treo bị thu hồi.

Trong trường hợp này, án phạt ban đầu sẽ được thi hành và người bị kết án sẽ phải chịu hình phạt tương ứng, như án tù hoặc án phạt tiền.

1.3 Án treo trong luật hình sự của một số nước trên thế giới

Án treo được áp dụng trong nhiều quốc gia trên thế giới và có những điểm tương đồng trong cách áp dụng chế định nay Thông thường, tòa án xét xử và kết án một người về một tội danh nhất định với một hình phạt tù hoặc

21

Trang 29

tiền dưới một ngưỡng nhất định Tuy nhiên, tòa án đồng thời đưa ra một thời gian thử thách, thường là năm năm, tuỳ thuộc vào tính chất của vụ án và áp đặt một số điều kiện nhất định Nếu người phạm tội vi phạm những điều kiện này, án treo sẽ bi thu hồi và bản án cũ sẽ được thi hành.

Hình phạt án treo cho phép người phạm tội có cơ hội tự cải tạo, thamgia vào xã hội và đóng góp tích cực mà không phải chịu tác động của hình

phạt tù Tuy nhiên, việc áp dụng án treo vẫn tuân thủ nguyên tắc nghiêm minh của pháp luật, và việc vi phạm điều kiện án treo sẽ kéo theo việc thi hành bản án cũ và áp dụng hình phạt ban đầu.

Điều nay cho thay án treo là một biện pháp linh hoạt và nhân dao

trong hình phạt tội phạm, giúp người phạm tội có cơ hội hòa nhập vào xã

hội và trở thành công dân có ích Tuy nhiên, việc áp dụng án treo vẫn cần tuân thủ quy định của pháp luật và được xem xét kỹ lưỡng dé đảm bảo

công lý và an ninh xã hội.

1.3.1 Pháp luật Trung Hoa

Pháp luật Trung Hoa không sử dụng thuật ngữ "án treo." Tuy nhiên, cómột hình thức hình phạt tương tự được gọi là "án treo thực hiện" hoặc "án tử

treo thực hiện" trong hệ thống pháp luật của Trung Quốc.

Án treo (hay còn gọi là án hoãn thi hành án) là một biện pháp mà tòa án rung Quốc có thể áp dụng trong một số trường hợp đề hoãn thi hành án phạt đối với người bị kết án Các điều khoản cụ thé về án treo có thé được quy

định trong Luật Hình phạt hình sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

(People's Republic of China Criminal Law).

Diéu 47: Diéu nay quy dinh về các biện pháp hình phạt nhẹ như án treo, miễn trừ án phạt và án trải Án treo có thể được áp dụng trong một số trường hợp như tội trốn tránh thuế, tội lừa đảo, và một số tội liên quan đến thiên tai,

môi trường, v.v.

22

Trang 30

Điều 48: Quy định về điều kiện án treo Cụ thé, người bị kết án án treo cần thực hiện một số điều kiện nhất định, bao gom việc tuân thu pháp luật,

không vi phạm trong thời gian án treo, thực hiện nghĩa vụ tài chính, và có

hành vi tốt trong thời gian án treo.

Điều 49: Quy định về việc án treo có thể bị hủy bỏ nếu người bị kết án vi phạm các điều kiện của án treo.

Điều 79: Liên quan đến án treo cho những người chưa đủ 18 tuổi.

Điều 93 và 94: Điều này liên quan đến các tình huống cụ thé mà án treo có thé áp dụng, như tội giết người do trốn tránh trách nhiệm, tội giết người

gây hậu quả nghiêm trọng, v.v.

Án treo trong Bộ luật Hình sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được áp dụng đối với những người phạm tội bị kết án cải tạo lao động hoặc phạt tù có thời hạn không quá ba năm Luật quy định rõ không áp dụng án treo đối với người tái phạm Quy định về xóa án treo: Nếu trong quá trình xét xử phát

hiện người được hưởng án treo lại phạm tội khác mà chưa bị xử lý thì có quy

định về việc đình chỉ hình phạt không áp dụng cum từ xấu hỗ về những người cam kết nó nhiều hơn một tội phạm một lần Thời gian thử thách và điều kiện thử thách đối với người bị kết án phạt tù tương tự như trong pháp

luật hình sự Việt Nam, tuy nhiên, pháp luật hình sự Trung Quốc quy định người đang chấp hành án treo vi phạm pháp luật, quy định hành chính, quy chế giám sát trong thời gian thử thách vẫn bị hủy án Quy định này bảo đảm chặt chẽ việc tuân thủ yêu cầu về chứng cứ đối với án treo.

1.3.2 Pháp luật Nhật Bản

Trong pháp luật Nhật Ban, án treo được gọi là "Shiken Hösel" hoặc

"Hoki Hösei" Đây là hình phạt phổ biến va quan trọng trong hệ thống pháp luật Nhật Bản Dưới đây là một sé thong tin về án treo và quá trình thi hành

án treo tại Nhật Bản:

23

Trang 31

1 Điều kiện án treo: Để được án treo, người bị kết án phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Án tù không vượt quá 3 năm.

- Tòa án xác định rằng việc thực hiện án treo là hợp lý và sẽ không gây nguy hiểm cho xã hội.

- Người bị kết án có khả năng thực hiện hành vi tốt và tuân thủ luật

pháp trong thời gian án treo.

2 Quy trình thi hành án treo: Khi tòa án quyết định án treo, người bị kết án sẽ được giữ tự do điều kiện trong một khoảng thời gian nhất định Trong thời gian nảy, người bị kết án phải tuân thủ các điều kiện và nghĩa vụ được đặt ra bởi tòa án Các điều kiện thường bao gồm:

- Không vi phạm bat kỳ luật pháp nao trong thời gian án treo - Không tiếp xúc với những người liên quan đến tội phạm.

- Tham gia vào các chương trình cải thiện bản thân hoặc điều trị nếu cần thiết.

- Báo cáo định kỳ cho cơ quan giám sát án treo.

3 Hậu quả của vi phạm điều kiện án treo: Nếu người bị kết án vi phạm bat kỳ điều kiện nao trong thời gian án treo, tòa án có quyền thu hồi án treo và thi hành án phạt tù ban đầu.

4 Lợi ích của án treo: Án treo mang lại nhiều lợi ích cho cả người bị kết án và hệ thống pháp luật Nhật Bản Nó cung cấp cơ hội cho người phạm tội dé hòa nhập lại xã hội, tuân thủ pháp luật và thực hiện hành vi tốt Đồng thời, án treo giúp giảm tải án tù và tạo điều kiện cho việc tái hòa nhập xã hội của người bị kết án.

1.3.3 Pháp luật Cộng hòa Liên Bang Đức

Trong pháp luật Đức, khái niệm "án treo" được gọi là "Strafaussetzung

24

Trang 32

zur Bewährung" hoặc "Bewährungsstrafe" trong tiếng Đức Đây là một hình phạt được áp dụng khi một người phạm tội được kết án tù, nhưng án phạt được tạm hoãn thực hiện và người phạm tội được giữ tự do điều kiện trong một thời gian nhất định.

Khi một người bị kết án treo, họ được giữ tự do điều kiện trong một thời gian thích hợp, thường từ 1 đến 5 năm Trong thời gian này, người phạm tội phải tuân thủ các điều kiện và nghĩa vụ được đặt ra bởi tòa án, bao gồm việc không vi phạm bat kỳ quy tắc pháp lý nào, không tiếp xúc với những người liên quan đến tội phạm, và thực hiện các nghĩa vụ cộng đồng được giao.

Nếu người phạm tội không vi phạm các điều kiện và nghĩa vụ trong thời gian án treo, họ sẽ không phải chịu án tù đã được kết án ban đầu Tuy nhiên, nếu họ vi phạm điều kiện án treo, tòa án có thể quyết định thu hồi án treo và thực hiện án phạt tù ban đầu.

Án treo được sử dụng trong các trường hợp khi tòa án cho rằng người phạm tội có khả năng học hỏi từ sai lầm và có tiềm năng dé hòa nhập lại xã hội mà không cần phải chịu án tù Điều này cũng giúp giảm tải án của hệ thống tù nhân và tạo điều kiện cho người phạm tội có cơ hội cải thiện cuộc sống của mình Qua việc xem xét án treo của một số nước trên thế giới, nhận thấy ở mỗi nước, tùy theo hoàn cảnh địa lý, sự phát triển kinh tế - xã hội, ý

thức tuân thủ pháp luật của người dân khi áp dụng pháp luật mà mỗi nước lựa

chọn cho mình một giải pháp cụ thé Tuy nhiên, pháp luật hình sự của hau hết các nước quy định về án treo đều có một điểm chung là giống với việc thể hiện chính sách nhân đạo trong pháp luật hình sự về vấn đề cưỡng chế

của nhà nước có sự tham gia của xã hội trong quá trình cải tạo phạm nhân.

không buộc họ phải cách ly khỏi cộng đồng, tạo điều kiện để họ có môi trường giáo dục tốt hơn Mặt khác, tất cả các bị cáo phải đối mặt với những

25

Trang 33

hậu quả pháp lý nghiêm trọng nếu các điều kiện thử thách đặc biệt của án treo bị vi phạm Điều này đảm bảo thủ phạm tôn trọng và tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện thử nghiệm.

Bên cạnh đó, để được hưởng án treo, người phạm tội phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể Các điều kiện này có thể khác nhau tùy thuộc vào tính chất của tội phạm và quyết định của tòa án như:

Thứ nhất, không vi phạm bat kỳ quy định pháp luật nào: Người phạm tội phải tuân thủ tat cả các luật pháp đang hiệu lực và không được vi phạm bat kỳ điều khoản nào trong thời gian án treo.

Thứ hai, tuân thủ các điều kiện cá nhân: Tòa án có thé đặt ra các điều

kiện cá nhân cho người phạm tội, như tham gia các chương trình cải thiện bảnthân, hoàn thành khóa học đào tạo, tìm việc làm hoặc thực hiện các biện pháp

khác dé tái hòa nhập xã hội.

Thứ ba, không tiếp xúc với những người liên quan đến tội phạm: Người phạm tội có thê được yêu cầu không tiếp xúc hoặc không tiếp cận với những người liên quan đến tội phạm, bao gồm cả nạn nhân và đồng phạm.

Thứ tư, thực hiện các nghĩa vụ cộng đồng: Người phạm tội có thể được yêu cầu thực hiện các nghĩa vụ cộng đồng như làm việc công ích, tham gia vào các chương trình xã hội, hoặc đóng góp cho cộng đồng.

Thứ năm, báo cáo định kỳ cho cơ quan quản lý án treo: Người phạm tội

có thé được yêu cầu báo cáo định kỳ cho co quan quan lý án treo dé theo dõi sự tuân thủ các điều kiện án treo.

Nếu người phạm tội không tuân thủ các điều kiện án treo, tòa án có quyên thu hồi án treo và thực hiện án phạt tù ban dau.

Ngoài ra, cụ thé tại Điều 56 STGB, tòa án có quyền áp dụng án treo nếu: “1 Án ta không vượt quá hai năm.

2 Người bị kết án không được xem là mối đe doa lớn đối với trật tự

công cộng và an ninh”.

26

Trang 34

Điều này có nghĩa là án treo chỉ áp dụng cho các tội phạm có mức hình phạt tù tối đa hai năm và không liên quan đến các tội phạm nghiêm trọng hoặc

có tính chất nguy hiểm đối với xã hội.

Tuy nhiên, đối với một số tội phạm cụ thể, án treo không được áp dụng ngay cả khi thỏa mãn các điều kiện trên, ví dụ như tội phạm sát nhân, tội

phạm tình dục nghiêm trọng, tội phạm liên quan đến ma túy, tội phạm khủng bố và một số trường hợp khác mà luật định rõ.

27

Trang 35

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện vì kèm theo một thời gian thử thách với những nghĩa vụ nhất định đối với người thực hiện hành vi xâm phạm đến những mặt khách quan mà được pháp luật Hình

sự bảo vệ Khi Tòa án xét thấy có đủ căn cứ và điều kiện do pháp luật Hình sự quy định thì có thé cho người bị kết án được hưởng án treo Về bản chất pháp lý, người bị Tòa án tuyên án treo vẫn là người có tội nhưng được miễn chấp hành hình phạt tù trong bản án đó với những điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật Đây là một chế định nhân đạo của pháp luật Hình sự với phương châm “Giáo dục — khoan hồng” vì ngoài việc không cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội, cho họ điều kiện tốt nhất để nhìn nhận, sửa chữa sailầm thì trong quá trình chấp hành thời gian thử thách của án treo, nếu người đócó những hoạt động tiên tiến, tích cực thì vẫn được xem xét rút ngắn thời gian thử thách Nhưng surăn đe, giáo dục vẫn được đảm bảo vì nếu trong giai đoạn thử thách mà người được áp dụng biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù cóđiều kiện vi phạm nghĩa vụ thì vẫn phải chấp hành hình phạt trong

bản án đã tuyên.

28

Trang 36

CHƯƠNG 2

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VE AN TREO VÀ THI HANH AN TREO

2.1 Pháp luật Việt Nam về án treo

2.1.1 Pháp luật về án treo trước năm 2015

2.1.1.1 Giai đoạn từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến trước khi

ban hành Bộ luật hình sự năm 1985

Án treo là một chế định ra đời từ rất sớm trong luật hình sự Việt Nam và được xác lập lần đầu tiên trong Sắc lệnh số 33C/SL của Chủ tịch Chính

phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 13/9/1945 Khoản 4

Điều IV của quy định nêu rõ: “Trường hợp có căn cứ chính đáng để khoan hồng vì tuổi tác hoặc lỗi lầm, thì tòa án có thé xử phạt bị cáo án treo” Chế định án treo được quy định tại Điều IV của Sắc lệnh, đã thể hiện rất rõ chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng, Nhà nước ta đối với người phạm tội không kể loại tội phạm gi.

Sau đó, chế định án treo theo Sắc lệnh số 33C/SL được thay thế bằng Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/02/1946 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về “tổ chức Tòa án quân sự” Trong đó án treo được quy định tại Điều 10 của Sắc lệnh Quy định tại Sắc lệnh này ngắn gọn nhưng vẫn toát lên được tính chất nhân đạo, khoan hong của Đảng va Nhà nước ta Tuy nhiên, những quy định này lại cho thấy còn nhiều bất cập và khiếm khuyết.

Sắc lệnh số 267/SL ngày 15-6-1956 của Chủ tịch nước xử phạt hành vi đánh phá nhằm phá hoại tài sản của Nhà nước, của nhân dân, cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch của Nhà nước Quy định về hoãn thi hành án được bồ sung tại Điều 12, trong đó quy định Thủ tướng Chính phủ có quyền ra quyết định đình chỉ thi hành án trong trường hợp đặc biệt.

Thông tư 2308/NCPL ngày 01/12/1961 là một dự thảo thông tư được

29

Trang 37

đề xuất nhằm khắc phục những khiếm khuyết của các Sắc lệnh trước đó và đảm bảo sự thống nhất trong việc áp dụng án treo Dự thảo này định nghĩa án treo là một biện pháp hoãn hình phạt tù có điều kiện, áp dụng chủ yếu đối với

các tội phạm nhẹ, không nguy hiểm và không cần thiết phải thi hành ngay án phạt tù Mục đích chính của án treo theo dự thảo này là khuyến khích người bị kết án tự nguyện tham gia vào hoạt động lao động cải tạo, với sự hỗ trợ tích

cực từ xã hội Đồng thời, án treo cũng có tác dụng cảnh cáo người bị kết án rằng nếu trong thời gian thử thách họ tiếp tục phạm tội, án cũ sẽ được buộc phải thi hành Tuy nhiên, nếu trong thời gian thử thách người bị kết án không

phạm tội mới, án trước đó sẽ được xóa bỏ, tức là người đó sẽ không phải chịuhình phạt đã được quy định trong án trước Dự thảo thông tư 2308/NCPL

ngày 01/12/1961 đề xuất một cách tiếp cận mới dé vận dụng án treo, tạo điều kiện cho người bị kết án cải thiện bản thân và trở thành người có ích cho xã hội Tuy nhiên, dé dự thảo này trở thành chính thức, cần được xem xét, thảo

luận và thông qua bởi cơ quan pháp luật có thầm quyền

2.1.1.2 Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến nay

Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, trong bối cảnh chiến tranh kết thúc, đất nước tiễn lên chủ nghĩa xã hội, sắc lệnh về tô chức và hoạt động của

Toa án Quân sự không còn phù hợp với thực tiễn, đòi hỏi phải có một đạo luật

dé điều chỉnh trên phạm vi cả nước Bộ luật Hình sự đầu tiên của nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời và chính thức có hiệu lực từ ngày 01

tháng 01 năm 1986, đánh dấu một bước trưởng thành trong quá trình hoàn thiện và xây dựng hệ thống pháp luật Chế định tạm đình chỉ thi hành án được

quy định trong BLHS năm 1985 đã tiếp thu và phát triển chế định tạm đình chỉ thi hành án quy định tại Nghị định số 21 và Thông tư số 2308-NCPL Theo quy định mới của BLHS, Điều 44 BLHS 1985 liệt kê điều luật và điều án treo với nội dung khá đầy đủ và toàn điện So sánh với mức hình phat cho

30

Trang 38

hưởng án treo, điều kiện thử thách án treo, ta thấy BLHS 1985 sửa đối, bố sung năm 1989 quy định có tính chất nghiêm khắc hơn.

Sau 14 năm thi hành BLHS năm 1985, đất nước có nhiều thay đôi, Việt Nam xây dựng nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế ngày càng rộng mở, mặc dù đã có sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn không

theo kịp với tình hình và thực tiễn mới Vì vậy, ngày 21 tháng 12 năm 1999,

Quốc hội khóa X đã thông qua Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2000 thay thế Bộ luật hình sự năm 1985 đã được sửa đôi, bố sung đúng ngữ nghĩa hơn Đề thực hiện quy định về án treo, Hội đồng Thâm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết ngày 02 tháng 10 năm 2007, được thay thế băng Nghị quyết 01/2013/NQHDTP ngày 06 tháng 11 năm 2013 Rõ ràng, điều kiện chấp hành án treo được quy định trong Bộ luật

Hình sự năm 1999 so với Bộ luật Hình sự năm 1985 đã thay đôi phạm vi chấp hành án treo theo hướng hẹp hơn, chặt chẽ hơn với 04 điều kiện và được hướng dan chi tiết bằng văn bản theo luật Về điều kiện thử thách, Bộ luật hình sự năm 1999 cũng đặt ra những điều kiện chặt chế hơn Nếu họ phạm tội mới trong thời gian thử thách, tòa án quyết định số buộc họ chấp hành hình phạt của bản án trước và kết hợp hình phạt này với bản án của hình phạt mới.

Trong khi Bộ luật Hình sự năm 1985 quy định người bị quản chế trong thời gian thử thách mà vô ý phạm tội mới và không bị phạt tù thì không phải chấp

hành hình phạt của bản án mới.

Sau 15 năm thi hành BLHS năm 1999, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước đã có nhiều thay đổi lớn Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và pháp lý vừa là cơ hội mới, vừa là thách thức mới Bộ luật Hình sự năm

1999 không còn phù hợp Vì vậy, tại kỳ họp thứ 10 ngày 27 tháng 11 năm

2015, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII đã thông qua Bộ luật Hình sự năm 2015, trong đó quy định nhiều điểm mới.

31

Trang 39

Trong đó tạm đình chỉ thi hành án là một trong những nội dung mới được bé sung nhằm định hướng việc quản lý việc tạm đình chỉ của người chấp hành án theo hướng chặt chẽ và tương xứng hơn Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015

sửa đối, bố sung năm 2017 về cơ bản giữ nguyên quy định về án treo như Bộ

luật Hình sự năm 1999.

Tuy nhiên, một quy tắc mới đã được thêm vào trong van đề nay.Chang hạn, Điều 65(5) Bộ luật Hình sự 2015 quy định: “Trong thời gian thử thách, khi người dang chấp hành án treo cô ý vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều

của Luật Thi hành án về hai tội trở lên” Trường hợp này thì Toà án có thé quyết định buộc người đó chấp hành án phạt tù cho hưởng án treo Trường hợp phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó chấp hành phần hình phạt của bản án trước và bồ sung vào phan hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều

56 của Luật này.

Trái với quy định của BLHS 1999, người đang được hưởng án treo chỉ

cần buộc chấp hành án treo và bản án của tội mới nếu họ phạm tội mới Liên quan đến quy định của Bộ luật Hình sự 2015, có thé bố sung thêm một trường hợp là trong thời gian thử thách mà người cố ý làm trái nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019 02 lần trở lên thì người phải chấp nhận nghĩa vụ này, chấp hành hình phạt tù cho hưởng án treo.

Ngày 15/5/2018, Hội đồng Thâm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP quy định việc áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự đối với án treo Quyết định có hiệu lực từ ngày 01/7/2018 và thay thế Quyết định số 01/2013/NQ-HDTP Dé phù hợp với Điều 65 BLHS, NQ 02 quy định một số điểm mới so với NQ 01 như về điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo, về những trường hợp không cho hưởng án treo, về thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách, b6 sung quy định về nội

32

Trang 40

dung của bản án tuyên người bị kết án phạt tù được hưởng án treo, bố sung quy định về điều kiện và mức rút ngắn thời gian thử thách của án treo.

2.1.2 Pháp luật về án treo theo Bộ luật hình sự năm 2015

Cũng như những chế định khác trong pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật Hình sự nói riêng, chế định án treo cũng được quy định chi tiết trong các văn bản quy phạm pháp luật và có căn cứ pháp lý rõ ràng Cụ thê,

chế định án treo đã được quy định trong các BLHS qua từng thời kỳ Trong BLHS năm 1999 chế định về án treo được quy định tương đối chặt chẽ, đã thé hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối với người phạm tội, tuy

nhiên sau khi trải qua một thời gian dải thực hiện, thực tiễn thi hành BLHS

năm 1999 về chế định án treo đã xuất hiện những hạn chế nhất định Chính vì lý do đó, sau một khoản thời gian đầu tư nghiên cứu, Quốc hội khóa XIII đã thông qua BLHS năm 2015, một lần nữa chế định án treo được quy định chặt chẽ hon, dé hiểu, dé áp dụng hơn được quy định tại Điều 65 Bộ luật

Hình sự năm 2015.

Ngoài ra, còn có Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng thâm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 BLHS năm 2015 Nghị quyết số 01/2022/NQ- HĐTP ngày 15/4/2022 của Hội đồng Thâm phan Tòa án nhân dân tối cao Sửa đổi, b6 sung một số điều của Nghị quyết 02/2018/NQ -HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng

Thâm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo.

2.1.2.1 Căn cứ để người bị phạt tù được hưởng án treo

Căn cứ để người bị phạt tù được hưởng án treo còn được hiểu là điều kiện đủ và cần dé một người bị kết án phạt tù có thể được xem xét hưởng án treo Tại Khoản 1, Điều 65 BLHS năm 2015 thì có 4 điều kiện bao gồm “khi

33

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN