Sức hấp thụ vốn ở nền kinhtế còn yếu Ảnh hưởng của dịch covid-19 đã làm cho kinh tế phát triển chậm .Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước năm vừa qua còn nhiều khó khăn tháchthứ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - ĐÀ NẴNG -
BÀI TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
“ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN FLC ”
Trang 2
1.1 Khái niệm chiến lược
1.2 Khái niệm quản trị chiến lược.
1.3 Vai trò tầm quan trọng của quản trị chiến lược.
1.4 Nội dung của quản trị chiến lược.
1.5 Phân loại các chiến lược kinh doanh
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ TẠI CÔNG TY FLC.
2.1. Giới thiệu công ty FLC.
2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và các phòng ban
2.1.3 Kết quả tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây
2.2 Đánh giá công tác quản trị chiến lược của công ty FLC.
2.2.1. Các kế hoạch quản trị chiến lược hiện có tại Công ty FLC.
2.2.2.Tình hình triển khai các kế hoạch quản trị chiến lược tại Công ty FLC.
2.2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị chiến lược tại Công ty FLC.
2.2.3.1 Những ưu điểm nổi bật
Trang 33.2 Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công tác nghiên cứu quản trị chiến lược.
3.3. Áp dụng các ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào công tác nghiên cứu quản trị chiến lược
3.4 Một số giải pháp khác.
Trang 4
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2021 diễn ra trong bối cảnh dịch covid -19 đang phát triển mạnh , bối cảnh kinh tế phục hồi chậm và không đồng đều giữa các nền kinh tế suy thoái toàn cầu Ở trong nước kinh tế đang diễn biến theo hướng tích cực Tổng cầu của nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn , tồn kho hàng hóa vẫn đang ở mức cao Sức hấp thụ vốn ở nền kinh
tế còn yếu Ảnh hưởng của dịch covid-19 đã làm cho kinh tế phát triển chậm
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước năm vừa qua còn nhiều khó khăn thách thức, Tập đoàn FLC đã và đang từng bước khôi phục và tạo dựng lại thương hiệu trên thị trường.
Số lượng khách hàng của công ty ngày càng tăng không chỉ dựa vào mối quan hệ tốt sẵn
mà còn dựa vào chính chất lượng sản phẩm dịch vụ mà “FLC’’ mang đến cho khách hàng.
FLC định hướng trở thành một trong những tập đoàn kinh doanh tư vấn bất động sản hàng đầu Việt Nam
Trang 5CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 1.1 Khái niệm chiến lược :
Chiến lược là khái niệm khá trựu tượng, nó chỉ tồn tại trong suy nghĩ của những người quan tâm đến Chiến lược, đó là nhứng tư duy sang tạo về cách thức, biện pháp hành động sao cho có thể đạt đến mục tiêu một cách hiểu quả và vững chắc.
1.2 Khái niệm quản trị chiến lược.
Quản trị chiến lược là hệ thống các quyết định quản trị và các hoạt động xác định hiệu suất dài hạn của một công ty Quản trị chiến lược bao gồm các hành động liên tục : phân tích môi trường ( cả bên trong lẫn bên ngoài ) , xây dựng chiến lược , thực thi chiến lược
và kiểm soát chiến lược
1.3 Vai trò tầm quan trọng của quản trị chiến lược.
a.Vai trò :
Quản trị chiến lược giúp các doanh nghiệp định hướng rõ tầm nhìn chiến lược, sứ mạng (nhiệm vụ) và mục tiêu của mình Thật vậy, muốn quản trị chiến lược có hiệu quả, các tổ chức phải quản lý hệ thống thông tin môi trường kinh doanh Căn
cứ vào đó, các nhà quản trị có thể dự báo được các xu hướng biến động của môi trường kinh doanh và xác định nơi nào mà doanh nghiệp cần đi đến trong tương lai, những gì cần phải làm để đạt được những thành quả lâu dài Việc nhận thức kết quả mong muốn và mục đích trong tương lai giúp cho nhà quản trị cũng như nhân viên nắm vững được việc gì cần làm để đạt được thành công, tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhà quản trị và các nhân viên và cùng nỗ lực để đạt được các mong muốn
Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp luôn có các chiến lược tốt, thích nghi với môi trường Chiến lược là những giải pháp tổng quát, mang tính định hướng giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu dài hạn Chiến lược được hình thành dựa vào
Trang 6các thông tin bên trong vàbên ngoài doanh nghiệp và được lựa chọn theo một tiến trình mang tính khoa học
Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn so với không quản trị Các công trình nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp nào vận dụng quản trị chiến lược thì đạt được kết quả tốt hơn nhiều so với các kết quả mà họ đạt được trước đó và các kết quả của các doanh nghiệp không vận dụng quản trị chiến lược
b.Tầm quan trọng của quản trị chiến lược
Hiện nay doanh nghiệp phải trực diện với môi trường kinh doanh ngày càng biến động, phức tạp và có nhiều rủi ro Những biến đổi nhanh thường tạo ra các cơ hội và nguy cơ bất ngờ Tầm quan trọng của quản trị chiến lược trong doanh nghiệp được thể hiện trên các khía cạnh sau:
Quá trình quản trị chiến lược giúp các doanh nghiệp xác định rõ mục đích và hướng đi của mình qua việc xác định tầm nhìn, các mục tiêu chiến lược Nó buộc cho nhà quản trị phải xem xét và xác định xem doanh nghiệp sẽ đi theo hướng nào
và khi nào thì đạt tới các kết quả mong muốn nhất định Việc xác định rõ mục tiêu
và phương hướng hoạt động trong tương lai giúp cho doanh nghiệp và các bộ phận trong doanh nghiệp có cơ sở xác định những hướng đi chung trong tương lại giúp cho nhà quản trị cũng như nhân viên nắm vững được việc gì cần làm để đạt được thành công Như vậy sẽ khuyến khích cả hai đối tượng trên đạt được những kết quả ngắn hạn, nhằm cải thiện tốt hơn lợi ích lâu dài của doanh nghiệp.
Quản trị chiến lược góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tăng cường vị thế của doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục và bền vững.
1.4 Nội dung của quản trị chiến lược
a Hoạch định chiến lược
Trang 7Hoạch định chiến lược phụ thuộc vào mục tiêu và nội dung của các quyết định, các chiến lược và sách lược mà tổ chức phải thực hiện Tuy nhiên, nội dung của hoạch định không quá tập trung vào việc giải quyết những vấn đề nhỏ nhặt, thứ yếu không có ý nghĩa quyết định sống còn với tổ chức Nội dung hoạch định chiến lược tuy không cần đạt mức
độ tuyệt đối chính xác, nhưng điều quan trọng nhất là nó phải mang tính logic, tính khoa học cao, phải tập trung giải quyết những mắt xích chiến lược chủ yếu.
Nội dung hoạch định chiến lược có một vai trò hết sức to lớn đối với thành bại của mọi
tổ chức, cho nên hạn chế đến mức tối đa những lầm lẫn, sai sót về nội dung là một đòi hỏi nghiêm ngặt và hết sức khách quan Điều này không có nghĩa là nội dung của hoạch định chiến lược lúc nào cũng phải đúng hay chính xác, mà vấn đề là ở chỗ nội dung hoạch định chiến lược cần phải linh hoạt, phải được trù liệu để điều chỉnh kịp thời khi tình huống chiến lược thay đổi Để thích ứng với hoàn cảnh khách quan bên ngoài và bên trong tổ chức một cách lâu dài, đòi hỏi nội dung của hoạch định chiến lược phải thật sự khoa học, phải tính tới tác động và ảnh hưởng của những qui luật khách quan.
Hoạch định chiến lược thường được thực hiện bằng những hình thức cơ bản sau: – Kế hoạch dài hạn 10 – 15 năm
– Kế hoạch thực hiện một chiến lược hay sách lược nào đó trong tổ chức– Các loại chương trình hoạt động chiến lược trong một doanh nghiệp.
b Thực thi chiến lược
- Thực thi chiến lược là cách thức mà một công ty tạo ra các sắp đặt có tính tổ chức cho phép công ty theo đuổi chiến lược của mình một cách hữu hiệu nhất.
Ở đây, thiết kế tổ chức có nghĩa là chọn cách kết hợp cấu trúc tổ chức và hệ thống kiểm soát để công ty có thể theo đuổi chiến lược của mình một cách hữu hiệu nhằm tạo giá trị
và lợi thế cạnh tranh bền vững.
- Thực thi chiến lược đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị chiến lược, đây chính là giai đoạn quyết định để biến những phương án chiến lược thành hiện thực Trong giai đoạn này, nhà quản trị chiến lược phải đảm bảo thực hiện thành công các nhiệm vụ
cơ bản sau:
- Chiến lược phải được phổ biến đến tất cả các nhân viên mà nó có tác động.
Trang 8- Phải kêu gọi được sự tham gia và ủng hộ nhiệt tình của nhân viên.
- Phải đảm bảo đầy đủ nguồn lực cho quá trình thực thi, bao gồm về nguồn vốn, nhân lực, kỹ thuật và thời gian.
- Phải xây dựng kế hoạch thực thi bằng cách đề ra các chỉ tiêu và ghi chép, theo dõi quá trình thực thi.
Và để hoàn thành tốt các nhiệm vụ như trên, nhà quản trị công ty cần thực hiện tốt các hoạt động cơ bản của quá trình thực thi chiến lược dưới đây:
- Thay đổi cấu trúc tổ chức: Dựa trên chiến lược đã xây dựng và qua quá trình rà soát lại cấu trúc tổ chức.
- Lập các mục tiêu hàng năm: Căn cứ vào mục tiêu chiến lược đã đề ra, các công ty cần thiết lập các mục tiêu hàng năm mà công ty cần đạt được.
- Thiết lập các chính sách cụ thể: Trên cơ sở các mục tiêu hàng năm vừa thiết lập, công
ty sẽ thiết lập các chính sách cụ thể để theo đuổi mục tiêu.
- Phân phối nguồn lực: Tiến hành phân phối nguồn lực cho các hoạt động thực thi chiến lược.
c Kiểm tra đánh giá chiến lược
- Một chiến lược hiện thực có thể trùng khớp, khác thậm chí rất khác với chiến lược đã định ra vì nhiều lý do như: Sự thay đổi của các yếu tố môi trường bên ngoài, có những cơ hội mới hoặc thách thức mới nảy sinh bắt buộc phải điều chỉnh lại mục tiêu chiến lược; hoặc ngay bản thân nội tại của doanh nghiệp có những đổi thay về nguồn lực… Vì vậy việc kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược trở nên vô cùng cần thiết Quá trình đánh giá, kiểm tra, điều chỉnh được diễn ra như sau:
- Xác định các tiêu thức kiểm tra -> Đo lường kết quả đạt được -> Xác định các sai lệch -> Phân tích nguyên nhân sai lệch -> Thực thi điều chỉnh
1.5 Phân loại các chiến lược kinh doanh
a Chiến lược cấp công ty : Hội đồng quản trị , ban giám đốc , nhân sự cấp công ty
- Lãnh đạo chi phí : cạnh tranh với một loạt doanh nghiệp dựa trên giá cả
Trang 9- Khác biệt : cạnh tranh bằng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ với tinh năng hoan toan độc đáo
- Tập trung chi phí thấp : cạnh tranh không chỉ thông qua giá cả mà còn bằng cách chọn một phần nhỏ thịn trường để tập trung vào.
b Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh : ban giam đốc của đơn vị kinh doanh
Chiến lược kinh doanh bao gồm cách thức cạnh tranh mà tổ chức lựa chọn, cách thức tổ chức định vị trên thị trường để đạt được lợi thế cạnh tranh và các chiến lược định khác nhau có thể sử dụng trong bối cảnh cụ thể của mỗi nhanh
c Chiến lược cấp đơn vị chức năng : các nhà quản trị chức năng
Là chiến lược của các bộ phận chức năng (sản xuất, marketing, tài chính, nghiên cứu và phát triển…) Các chiến lược này giúp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả họat động trong phạm vi công ty, do đó giúp các chiến lược kinh doanh, chiến lược cấp công ty thực hiện một cách hữu hiệu.
d Chiến lược toàn cầu
Để thâm nhập và cạnh tranh trong môi trường toàn cầu , các công ty sử dụng 4 chiến lược cơ bản sau :
Chiến lược đa quốc gia Chiến lược quốc tế Chiến lược toàn cầu Chiến lược xuyên quốc gia
Trang 10CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ TẠI CÔNG TY FLC 2.1.Giới thiệu công ty FLC.
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC khởi đầu từ một doanh nghiệp nhỏ từ năm 2001, sau 10 năm xây dựng, phát triển và được tổ chức theo nhiều loại hình doanh nghiệp, quy mô lớn nhỏ đã trở thành một trong những tập đoàn kinh doanh lớn tại Việt Nam Được thành lập năm 2010, kinh doanh đa ngành với nhiều lĩnh vực kinh doanh như: bất động sản, xây dựng, quản lý khách sạn nghỉ dưỡng, dịch vụ tài chính, khai khoáng và mới nhất là hàng không…Tiền thân của tập đoàn FLC là Công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune được thành lập năm 2008 theo giấy đăng ký kinh doanh số 0102033961 cấp ngày 17/03/2008.
- Năm 2001: thành lập văn phòng Luật sư SmiC
- Năm 2008: Thành lập Công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune
Trang 11- Năm 2009 Công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune được chuyển đổi thành công ty
cổ phần với tên gọi là công ty Cổ phần Đầu tư tổng hợp CRV Ngày 20/01/2010 đổi tên thành công ty Cổ phần FLC
- Đến ngày 22/11/2010, theo Nghị quyết ĐHĐCĐ số 57/NQ/ĐHĐCĐ-2010 công ty Cổ phần FLC được đổi tên thành công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, đánh dấu bước phát triển của doanh nghiệp - Năm 2011: Thương hiệu FLC chính thức được công nhận rộng rãi với sự kiện FLC niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
- Tháng 8/2013, Ban lãnh đạo Tập đoàn đã quyết định chuyển sang niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp HCM
- Năm 2014, FLC triển khai hàng loạt các dự án có quy mô lớn tại Việt Nam Khởi công công dự án quần thể sân golf, khu đô thị du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp FLC Sầm Sơn Beach & Golf Resort
- Năm 2019, với tình hình phát triển ngày càng đa dạng của ngành hàng không, tập đoàn
đã thành lập Hãng hàng không Bamboo Airways và vào năm 2019 chính thức được vận hành
- Tháng 09/2020: Bamboo Airways khai thác những đường bay thẳng đầu tiên đến Côn Đảo.
2.1.2.Cơ cấu tổ chức và các phòng ban
Mô hình quản trị:
- Tập đoàn FLC hoạt động theo mô hình công ty cổ phần tại điểm a khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp năm 2020, có cơ cấu tổ chức gồm: ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS, BTGĐ và các phòng ban nghiệp vụ
Trang 12- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Tập đoàn FLC, gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề liên quan thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ theo quy định của pháp luật và Điều lệ Tập đoàn
- Hội đồng Quản trị: Là cơ quan quản lý của Tập đoàn FLC, có toàn quyền nhân danh Tập đoàn FLC để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ
- Ban Kiểm soát: Là cơ quan do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh của Tập đoàn FLC BKS hoạt động độc lập với HĐQT và BTGĐ
- Ban Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc là người điều hành, có thẩm quyền quyết định cao nhất trong BTGĐ về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao Các Phó Tổng Giám đốc là người giúp việc cho Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các công việc và nhiệm vụ được giao.
Sơ đồ bộ máy công ty
Trang 13- Hiện nay, BTGĐ gồm 10 thành viên, trong đó có 1 Tổng Giám đốc, 9 Phó Tổng Giám đốc và 1 Kế toán trưởng
+ Bà Bùi Hải Huyền - Tổng giám đốc: Bà Bùi Hải Huyền từng giữ các chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn, Trưởng ban Truyền thông, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần FLC Tech & Media Hiện Bà Bùi Hải Huyền đang kiêm giữ nhiều chức vụ chủ chốt tại các đơn vị thành viên của Tập đoàn FLC.
2.1.3.Kết quả tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây
- Báo cáo tình hình tài chính năm 2021 so với các năm trước đây:
Theo báo cáo tài chính của FLC, tại thời điểm cuối năm 2021, tập đoàn này có tổng tài sản 33.787 tỷ đồng; trong khi đó nợ phải trả là 24.064 tỷ đồng, chiếm hơn 70% tổng tài sản.
Trang 14Cụ thể trong tổng tài sản, tài sản ngắn hạn chiếm 17.636 tỷ đồng, trong đó các khoản phải thu ngắn hạn là 13.585 tỷ đồng, hàng tồn kho 2.159 tỷ đồng Tài sản dài hạn chiếm 16.150 tỷ đồng, chủ yếu từ tài sản cố định 3.351 tỷ đồng, tài sản dở dang dài hạn 7.245 tỷ đồng, đầu tư tài chính 4.940 tỷ đồng.
Tài sản dở dang dài hạn của Tập đoàn FLC nằm tại hơn 11 dự án lớn như Dự án Hạ Long, Khu nghỉ dưỡng Quảng Bình, Dự án Sầm Sơn giai đoạn 2, Dự án Bình Định giai đoạn 2, Khu đô thị Garden City Đại Mỗ, dự án Tân Phú Đông (Sa Đéc, Đồng Tháp), FLC Premier, dự án Hà Khánh giai đoạn 1 (Hạ Long), dự án Trường Chinh Kon Tum, Centre Point Gia Lai…
Tổng nợ phải trả là 24.064 tỷ đồng, trong khi con số này hồi đầu năm là 24.411 tỷ đồng.
Nợ ngắn hạn chiếm 15.951 tỷ đồng, giảm so với đầu năm hơn 2.000 tỷ; trong đó khoản người mua trả tiền trước chiếm lớn nhất với 5.028 tỷ đồng Còn nợ dài hạn tăng từ 6.402
doanh thu T ng tài s n ổ ả L i nhu n sau thuêế ợ ậ N ph i tr ợ ả ả
Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ, trong năm 2021, FLC thu 4.887 tỷ đồng từ khoản đi vay Luỹ kế, doanh nghiệp này có hơn 6.200 tỷ đồng vay và nợ thuê tài chính với các
Trang 15ngân hàng, công ty chứng khoán Trong đó, vay ngắn hạn là 2.035 tỷ và 4.170 tỷ đồng dài hạn.
I - TÀI SẢN NGẮN
HẠN 15,097,345,116,812 16,358,175,059,019 17,336,119,899,348 17,636,881,299,092
1 Tiền và các khoản
tương đương tiền 280,863,184,429 132,401,212,051 145,383,646,919 176,150,718,255
2 Các khoản đầu tư tài
Trang 16- Bảng báo cáo tài chính của năm 2021
- Nhìn vào bảng tình hình chung doanh nghiệp tăng lên đều qua 4 quý nhưng thấp hơn so với những năm trước
Lợi nhuận suy giảm
- Nguyên nhân chính dẫn tới doanh thu giảm mạnh trong quý vừa qua là do FLC không còn là công ty mẹ của Công ty CP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways), nên không
Trang 17còn được hợp nhất báo cáo tài chính của hãng hàng không này, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu mảng dịch vụ.
- Trong giai đoạn không còn hợp nhất kết quả kinh doanh ở mảng hàng không, FLC lại thu về khoản lãi gộp 310 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 596 tỷ.
-Theo thuyết minh báo cáo tài chính, giá vốn hàng bán của FLC giảm ở cả 3 mảng kinh doanh chính gồm hàng hóa đã bán, thành phẩm; bất động sản và dịch vụ đã cung cấp Tuy nhiên, mức giảm lớn nhất vẫn đến ở mảng dịch vụ Đây cũng là nguyên nhân chính giúp tập đoàn có lãi gộp dương trở lại trong quý IV/2021.
KẾT QUẢ LỢI NHUẬN
-838
577
2396
2
56 14.5
- Tuy nhiên, trong khi hoạt động kinh doanh chính cải thiện tích cực, doanh thu hoạt động tài chính của FLC lại giảm gần 88% trong quý vừa qua, mang về 444 tỷ đồng, trong khi
kỳ trước đóng góp tới 3.689 tỷ.
- Chỉ tiêu này cùng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao và khoản
lỗ trong công ty liên doanh liên kết đã ảnh hưởng tới kết quả lợi nhuận trước và sau thuế của FLC.
- Kết quả, nhà phát triển bất động sản nghỉ dưỡng này chỉ thu về 52 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý cuối năm 2021, giảm tới 98% so với cùng kỳ Lãi ròng sau khi trừ thuế thu nhập tập đoàn này đạt được cũng chỉ là gần 15 tỷ đồng, giảm 99%.
- Tuy vậy, so với quý liền trước, kết quả lợi nhuận này của FLC đã tăng tới 160%.
- Lũy kế cả năm 2021, FLC đạt 6.772 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm gần một nửa so với năm 2020 Tương tự diễn biến quý IV, FLC cho biết do ảnh hưởng của đại dịch và không còn hợp nhất báo cáo tài chính của Bamboo Airways đã khiến doanh thu hợp nhất giảm mạnh.
- Trong khi đó, giá vốn hàng bán cả năm giảm mạnh hơn đã giúp FLC có lãi gộp 413 tỷ đồng năm vừa qua, trong khi năm 2020 lỗ gộp 3.172 tỷ đồng.
Trang 18- Dù chi phí tài chính, chi phí bán hàng đều giảm mạnh trong năm vừa qua nhưng vẫn với kịch bản doanh thu tài chính giảm 73% cùng khoản lỗ trong công ty liên doanh, liên kết, lợi nhuận trước thuế cả năm 2021 của FLC đã giảm tới 61%, chỉ đạt 163 tỷ đồng.
- Lợi nhuận ròng sau thuế cả năm giảm tương ứng gần 73%, đạt 84 tỷ đồng Đây là năm thứ 2 liên tiếp FLC ghi nhận kết quả lợi nhuận đi lùi, cũng là năm có mức lãi thấp nhất kể
từ 2013 đến nay.
2.2 Đánh giá công tác quản trị chiến lược của công ty FLC.
2.2.1 Các kế hoạch quản trị chiến lược hiện có tại Công ty FLC.
- Tập đoàn FLC là tập đoàn tư nhân kinh tế, tư nhân đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu Việt Nam Tài chính, bất động sản và thương mại là 3 lĩnh vực mà tập đoàn đang tập trung khai thác đầu tư
- Riêng lĩnh vực đầu tư bất động sản, ngay những ngày đầu, FLC Group đã thực hiện chiến lược phát triển tập trung tại khu vực Hà Nội bằng cách mua lại các quỹ đất xây dựng
- Khẳng định mình trong dự án FLC Landmark Tower khi bàn giao trước tiến độ 4 tháng Tiếp nối sau đó là hàng loạt các dự án: FLC Garden City, FLC Complex, FLC Star Tower, Bamboo Airways Tower,… có tổng mức đầu tư xấp xỉ 10.000 tỷ đồng - Ở lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng, dự án đầu tay của FLC Group chính là quần thể nghỉ dưỡng FLC Sầm Sơnau FLC Sầm Sơn, FLC tiếp tục ghi dấu ấn tại nhiều miền đất khác như Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng đến Quảng Bình, Bình Định
- Hãng hàng không Bamboo Airways mang đến cho khách hàng dịch vụ chất lượng hướng tới tiêu chuẩn 5 sao vượt trội, đẳng cấp Hãng hàng không Bamboo Airways ra đời năm 2018 với mục tiêu đến năm 2020 sẽ phát triển được 37 – 40 đường bay trong nước
và quốc tế
Trang 19- Bên cạnh hàng không, tập đoàn FLC chính thức đánh dấu sự mở rộng sang lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao với thương hiệu FLC FAM vào năm 2017
- Ngoài ra, FLC Group còn tham gia đầu tư tại các lĩnh vực khác, như:
- Dịch vụ khách sạn, nghỉ dưỡng, sân golf
- Khai thác, chế biến khoáng sản: sản xuất, kinh doanh các loại nguyên vật liệu xây dựng,
đá tự nhiên, đầu tư công nghệ cao,…
- Giáo dục: Viện đào tạo Hàng không Bamboo Airways, Đại học FLC,…
2.2.2 Tình hình triển khai các kế hoạch quản trị chiến lược tại Công ty FLC.
Mục tiêu : Doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu trong năm 2022 là gần 27.000 tỷ
đồng , với lợi nhuận ước tính 2.100 tỷ Trong đó , cơ cấu doanh thu lớn nhất thuộc về lĩnh vực bất động sản , với mục tiêu hơn 18 ngàn tỷ đồng; chiếm hơn 67% tổng doanh thu
Sứ mạng : “FLC cam kết không ngừng đổi mới, thúc đẩy đầu tư một cách toàn
diện nhằm phát triển, cung cấp các sản phẩm – dịch vụ chất lượng cao, giá cả hợp
lý và thân thiện môi trường, góp phần mang lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng.”
Phân tích môi trường vĩ mô :
Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển thị trường Có thể nói rằng Việt Nam đang là một trong những thị trường Châu Á gây
ấn tượng nhất hiện nay Việt Nam có gần 100 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng hàng năm Hàng không Việt Nam có được sự hỗ trợ những chính sách lớn từ phía Chính phủ với các định hướng vĩ mô tích cực Ngành hàng
Trang 20không đã tăng trưởng cao trong thời gian qua, nhờ có sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân vào ngành hàng không, giúp lĩnh vực này phát triển mạnh hơn Hành khách so với dân số ở mức rất cao so với mức thu nhập hiện tại Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành hàng không và trên thực tế, nhiều dự báo của các tổ chức uy tín đã đánh giá rất cao về tốc độ tăng trưởng của hàng không Việt Nam qua các con số cụ thể.
Môi trường chính trị pháp luật .
Môi trường chính sách còn chưa thuận lợi Bản thân các văn bản pháp lý của Việt Nam đang trong quá trình hoàn chỉnh, trong khi năng lực của các cán bộ xây dựng
và thực thi chính sách, cũng như các cán bộ tham gia xúc tiến tham gia thương mại còn yếu, đặc biệt là hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng Tuy nhiên, hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ thông tin cá nhân, Bamboo Airways cam kết tuân thủ các quy định về bảo mật được quy định bởi pháp luật Việt Nam và các quy định của pháp luật các nước liên quan, và thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo dữ liệu quý khách cung cấp được bảo mật và bảo vệ an toàn.
Môi trường văn hóa - xã hội
- Nếu nói về tốc độ tăng trưởng, có thể nói rằng Việt Nam đang là một trong những thị trường Châu Á gây ấn tượng nhất hiện nay Là quốc gia có nền văn hoá đa dạng, đa dân tộc (54 dân tộc), nhiều di sản văn hoá và truyền thống văn hoá mang nhiều giá trị tốt đẹp, hoạt động giao lưu, quảng bá giá trị văn hoá Việt Nam được thực hiện chủ động và tích cực Chỉ số phát triển con người HDI năm 2019 là 0,704, nằm trong nhóm các nước phát triển con người cao xếp thứ 117/189 quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Về mặt thị trường, Việt Nam có gần 100 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng hàng năm Về mặt chính sách, hàng không Việt Nam có được sự hỗ trợ lớn từ phía Chính phủ với các định hướng vĩ mô tích cực.
Trang 21Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành hàng không và trên thực tế, nhiều dự báo của các tổ chức uy tín đã đánh giá rất cao về tốc độ tăng trưởng của hàng không Việt Nam qua các con số cụ thể.
- Năm 2020 dân số gần 97 757 118tr người; tốc độ tăng dân số tự nhiên 945
967 người; mật độ dân số không đồng đều, tập trung tại các thành phố lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,…); tình trạng di cư dân số giảm 69492 người Việt Nam hiện nay đang ở trong thời kì dân số vàng
Môi trường điều kiện tự nhiên .
Vị trí địa lý của Việt Nam khá thuận lợi cho sự phát triển của ngành hàng không (nằm ở rìa Đông Nam châu Á, nằm giữa con đường hàng không quốc tế nối từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, thích hợp cho việc xây dựng mạng lưới đường bay giữa Mỹ - Úc với các chuyến bay ngắn trong khu vực ĐNA và nội địa Việt Nam)
Môi trường công nghệ
a Chuyển đổi số và lấy khách hàng làm trung tâm
+ Bamboo Airways là một trong những hãng hàng không tiên phong trong việc chuyển đổi số và lấy khách hàng làm trung tâm.
+ Tạo ra các ứng dụng công nghệ số để tạo ra các kênh giao dịch hiện đại như trung tâm dịch vụ khách hàng, hợp nhất các kênh giao dịch trực tuyến Internet Số hóa tối đa các dịch vụ như tài chính, thanh toán an toàn đã buộc các công ty trong ngành phải nâng cao năng lực khai thác công nghệ, kỹ thuật số hiện đại
Trang 22+ Năm 2021 chính thức triển khai dịch vụ làm thủ tục chuyến bay check
-in tự động tại các sân bay lớn, cho phép khách hàng tự làm các thủ tục chuyến bay mà không cần tới quầy làm thủ tục thông thường
+ Dịch vụ làm thủ tục chuyến bay tư động giúp hành khách giảm thiểu thời gian chờ đợi, xếp hàng làm thủ tục đặc biệt là với những hành khách không
có nhu cầu ký gửi hành lý
+ Bamboo Airways là một trong những hãng hàng không tiên phong việc đưa vào thử nghiệm ứng dụng Hộ chiếu sức khoẻ điện tử (IATA Travel Pass
b Công nghệ không dây
+ Ngày 18/8, Bamboo Airways chính thức áp dụng, ra mắt hệ thống giải trí không dây trên máy bay mang tên Bamboo Sky Công nghệ này cho phép hành khách trải nghiệm ứng dụng hệ thống giải trí không dây từ thiết bị cá nhân.
+ Hành khách có thể truy cập vào Bamboo Sky từ các thiết bị cá nhân như máy tính xách tay, điện thoại thông minh… để kết nối trực tiếp vào thư viện giải trí sẵn có của Bamboo Airways.
+ Không cần sử dụng Internet, thao tác kết nối đơn giản, hành khách đã có thể truy cập vào bất kì trang wed nào, những trò chơi điện tử thú vị và nghe nhạc theo sở thích trong suốt chuyến bay.
Phương thức thanh toán đã đặt chỗ qua ứng dụng ViettelPay/ Bankplus + Ngày 17/05, Bamboo Airways chính thức triển khai phương thức thanh toán mã đặt chỗ qua ứng dụng ViettelPay/ Bankplus.
Trang 23+ Khách hàng có thể thanh toán mã đặt chỗ của Bamboo Airways ở mọi lúc, mọi nơi qua ứng dụng ViettelPay qua các thiết bị điện tử mà không cần
sử dụng tới tiền mặt hoặc thẻ ngân hàng.
+ Phương thức thanh toán sẽ bảo đảm tăng cường tính bảo mật về thông tin cho khách hàng, khách hàng sẽ được miễn phí hoàn toàn các chi phí giao dịch.
+ Áp dụng phương thức thanh toán mã đặt chỗ của Bamboo Airways qua ứng dụng ViettelPay để đem đến cho khách hàng những trải nghiệm vượt trội, tiện ích trong kỷ nguyên công nghệ số.
5 Áp lực cạnh tranh PORTER.
1.Đối thủ cạnh tranh của công ty
Tập đoàn FLC là tập đoàn chủ yếu kinh doanh bất động sản, khi bước chân vào ngành du lịch thì Tập đoàn đã nghĩ đến và phát triển ngành hàng không Bamboo Airways
+ Có sự hậu thuẫn của Chính phủ với
mạng đường bay trải rộng khắp toàn
quốc và toàn cầu.
+ Cơ chế điều hành nhà nước có thể dẫn đến việc ra quyết định chậm, phụ thuộc Mức độ linh hoạt trong điều hành chắc chắn sẽ không cao.
Trang 24Vietjet + Một trong những thị trường hàng
không tăng trưởng nhanh nhất thế giới
+ Công tác truyền thông tốt và mạng
lưới phân phối qua các công ty lữ hành
2.Khách hàng
Bamboo sẽ khai thác hai hạng khách là business và hạng phổ thông, còn tới đây sẽ phát triển thêm các loại máy bay thân rộng với hạng khách: First class, hạng C và hạng phổ thông.
Chính sách hổ trợ hoàn hủy vé linh hoạt, đảm bảo tối ưu quyền lợi của khách hàng:
- Hoàn vé trong vòng 03 tiếng trước giờ khởi hành và sau giờ khởi hành.
- Áp dụng cho các trường hợp đủ điều kiện hoàn/bảo lưu vé,
Hãng áp dụng các chính sách:
- Đối tượng khách đoàn được hoàn vé về tài khoản bảo lưu Tiền hoàn sẽ được sử dụng
để thanh toán cho các đoàn phát sinh kế tiếp có thời gian bay không vượt quá 31/12
- Các đối tượng khách hàng còn lại: Tiền hoàn sẽ được lưu chuyển về tài khoản đại lý trong vòng 90 ngày kể từ ngày đại lý gửi yêu cầu cho hãng bằng email Chính sách bảo mật: đảm bảo thông tin cá nhân của khách hàng
- Dữ liệu các nhân của khách hàng được xử lí một cách hợp pháp, công bằng, minh bạch.