Tài chính doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời nguồn vốn với phương pháp, hình thức huy động thích hợp để sản xuất kinh doanh được liên tục
Trang 1ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
Bài báo cáo bộ môn Tài chính doanh nghiệp Công ty cổ phần Sách và thiết bị Bình Định
Năm báo cáo 2022
Họ và tên: Trương Trang Nhung
MSV: 214D4020954
Lớp: TN16C
Năm học: 2022-2023
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Tài chính doanh nghiệp là một trong những kiến thức quan trọng của lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng Tài chính doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời nguồn vốn với phương pháp, hình thức huy động thích hợp để sản xuất kinh doanh được liên tục với chi phí sử dụng vốn thấp nhất Tài chính doanh nghiệp có vai trò tích cực trong việc sử dụng vốn tiết kiệm
và có hiệu quả
Nhận thấy việc học Tài chính doanh nghiệp là rất quan trọng, tôi đã cố gắng tiếp thu các kiến thức thầy Nguyễn Đình Vân truyền tải trên lớp học TN16C và tìm tòi, tham khảo nhiều tài liệu liên quan đến bộ môn để có cái nhìn sâu sắc hơn Và cũng
từ đó, viết nên bài Báo cáo Tài chính doanh nghiệp, đối tượng tôi đưa vào nghiên cứu là Công ty Cổ phần sách và thiết bị Bình Định trong năm 2022
Với mục tiêu phân tích được hoàn chỉnh nhất tình hình Tài sản – Nguồn vốn, kết quả hoạt động kinh doanh, và đưa ra hướng giải quyết tình hình của công ty, tôi mong muốn giúp người đọc hiểu được toàn diện nhất về tình hình công ty Cổ phần sách và thiết bị Bình Định
Mặc dù tôi đã hết sức cố gắng song thiếu xót là không thể tránh khỏi, với tinh thần học hỏi và trân trọng mọi ý kiến đóng góp, tôi hi vọng có được những ý kiến đóng góp trân quý của thầy giáo cũng như bạn đọc!
Ký tên Nhung Trương Trang Nhung
1
Trang 3MỤC LỤC
I Tình hình kinh tế thế giới – trong nước, ngành và Công ty cổ phần sách và thiết bị Bình Định
A, Tình hình kinh tế thế giới – trong nước
B, Tình hình kinh tế ngành
C, Tình hình Công ty cổ phần sách và thiết bị Bình Định
II Phân tích diễn biến Tài sản – Nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sách và thiết bị Bình Định
A, Phân tích diễn biến Tài sản –Nguồn vốn
B, Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
III Phân tích tình hình tài chính của công ty qua các chỉ tiêu đặc trưng
IV Một số giải pháp
Trang 4I Tình hình kinh tế thế giới – trong nước, ngành và công ty cổ phần Sách và thiết bị Bình Định
A, Tình hình kinh tế thế giới – trong nước
a, Thế giới
Năm 2022 là một năm mà thế giới chứng kiến sự biến động lớn của nền kinh tế toàn cầu, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch covid 19, với những chính sách như zero covid của Trung Quốc, và căng thẳng Nga – Ukraina
Tất cả, dẫn đến một cuộc suy thoái toàn cầu Tăng trưởng kinh tế và việc làm ở mức thấp, lạm phát gia tăng, mất ổn định an ninh lương thực và năng lượng, chi phí sinh hoạt ở nhiều quốc gia tăng lên phi mã, các chính sách thắt chặt được áp dụng hầu khắp
Lạm phát cao nhất trong mấy thập kỷ trở lại đây: 4.7% (2021) 8.8%(2022) Chi phí năng lượng tăng vọt tạo ra lực cản lớn sản xuất, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư Lãi suất tăng cao
Sức tiêu dùng giảm mạnh, sản xuất thế giới thu hẹp do không có đơn hàng
b, Trong nước
Năm 2022, dù chịu ảnh hưởng những biến động mạnh mẽ của nền kinh tế như toàn cầu, Việt Nam vẫn được ví như là một “bệ phóng” tốt khi tăng trưởng GDP thuộc top cao nhất thế giới, đồng thời được đánh giá cao về kiểm soát lạm phát, và ổn định kinh tế vĩ mô
GDP tăng 8.02% so với năm trước
Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có phần ổn định trở lại, tích cực hơn
Về cơ bản, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong mức kiểm soát (tăng 2.59%) Lãi suất neo cao, lãi suất huy động 9-10%, lãi suất cho vay 13-15%, thậm chí cao hơn; với mức giá đó, khó có doanh nghiệp nào trụ được Rủi ro cho hệ thống ngân hàng tăng cao
Đầu tư, phát triển có khởi sắc
Xuất nhập khẩu có gam màu sáng hơn
Thu-chi ngân sách: bội thu
3
Trang 5B, Tình hình kinh tế ngành
Ngành 4649: Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
Mã ngành 4649 thuộc Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về ngành nghề kinh doanh
C, Tình hình Công ty cổ phần sách và thiết bị Bình Định
Thông tin khái quát:
Công ty cổ phần sách và thiết bị Bình Định (sau đây xin gọi tắt là “’công ty” ) được thành lập theo quyết định 485/QĐ-CTUBND ngày 28/02/2007 của UBND tỉnh Bình Định
Ngày 25/12/2009, Công ty đã niêm yết cổ phiếu với mã chứng khoán là BDB tại sở giao dịch chứng khoán Hà Nội Ngày giao dịch đầu tiên của cô phiếu là 29/01/2010
Trong những năm qua, Công ty đã xây dựng được mối quan hệ vững chắc với các phòng Giáo dục, các trường học và chiếm lĩnh phần lớn thị trường bán lẻ trong tỉnh, nhờ vậy mà Công ty đã đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học trong tỉnh, thị trường trong tỉnh không có hiện tượng sốt sách, thiếu sách xảy ra và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
Ngành nghề kinh doanh:
Có thể thấy công ty hoạt động đa lĩnh vực
Chủ yếu bán buôn đồ dùng khác cho gia đình Chi tiết: mua bán dụng cụ thể thao,
đồ chơi trẻ em; mua bán văn hóa phẩm, vật phẩm văn hóa; mua bán thiết bị dạy học; dạy nghè và thiết bị văn phòng; mua bán sách giáo khoa, sách các loại, văn phòng phẩm; bán buôn giường, tủ, bàn ghế,đồ dùng nội thất tương tự
Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào – chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp; bán lẻ máy tính, thiết bị ngoại vi; đồ điện gia dụng, giường tủ, bàn ghế nội thất, trong các cửa hàng chuyên doanh
Trang 6Sản xuất linh kiện điện tử, máy vi tính, thiết bị ngoại vi của máy vi tính; các sản phẩm từ gỗ
Mua bán bao bì các loại, dụng cụ thể thao, đồ chơi trẻ em Mua bán văn phòng phẩm, sách giáo khoa, sách các loại, nội thất
II Phân tích diễn biến Tài sản – Nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sách và thiết bị Bình Định
A, Phân tích diễn biến Tài sản –Nguồn vốn
Bảng biểu
Đơn vị: triệu đồng
Phân tích
5
Trang 7Chỉ tiêu tài sản giảm đáng kể từ 24,525 triệu đồng (2021) xuống còn 21,350(2022) khoảng 12,95% Tài sản ngắn hạn gấp đôi tài sản dài hạn
- Tài sản ngắn hạn giảm khá đáng kể 3,474 triệu đồng tương đương với 17,20%
Công ty không có tài sản có giá trị tương đương tiền Lượng tiền tăng đáng
kể 462 triệu đồng (158,22%)
Đầu tư vào tài chính ngắn hạn đầu kỳ còn có 5,500 triệu đồng, tuy nhiên cuối năm 2022 (0% đầu tư vào tài sản ngắn hạn) thì công ty giảm xuống đáy
0 triệu đồng
Các khoản phải thu ngắn hạn từ 1,907 triệu đồng (2021) tăng lên 2,416 triệu đồng (2022) cho thấy công ty đang có vấn đề về khả năng thu hồi nợ ngắn hạn Đặc biệt là phải thu ngắn hạn của khách hàng và phải thu ngắn hạn khác Có lẽ, do sự khó khăn chung của nền kinh tế, nên các khách hàng gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ Lãi dự thu từ 156 triệu (2021) giảm xuống 0 triệu đồng (2022)
Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi: Nợ ngắn hạn đã giảm nhẹ, có trường hợp nợ xấu
Hàng tồn kho tăng 1,050 triệu đồng khoảng 8,16% Giá trị hàng tồn kho ứ đọng , kém phẩm chất, chậm tiêu thụ tại thời điểm 31/12/2022 là 182 triệu đồng Công ty có lẽ đang có kế hoạch giảm giá thanh lý đối với các mặt hàng có thể tiêu thụ và hủy bỏ với các mặt hàng còn lại Không có hàng tồn kho để thế chấp, đảm bảo các khoản nợ tại ngày 31/12/2022
Tài sản ngắn hạn khác tăng từ 62 triệu đồng (đầu kỳ) lên 102 triệu đồng (cuối kỳ), khoảng cách 40 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 64,52%
- Tài sản dài hạn từ 4.321(đầu kỳ) tăng nhẹ lên 4.621 triệu đồng (cuối kỳ) tương đương với 6,94% Chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với tài sản ngắn hạn Nguồn lực dài hạn của doanh nghiệp có thể đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai giảm, lợi ích kinh tế lâu dài của doanh nghiệp bị ảnh hưởng Các khoản phải thu dài hạn không có biến động
Tài sản cố định tăng nhẹ 432 triệu đồng khoảng 11,25%, cho thấy qui mô và năng lực sản xuất của doanh nghiệp được cải thiện
Trang 8Bất động sản đầu tư, tài sản dở dang dài hạn và đầu tư tài chính dài hạn không có biến động, từ đầu kỳ cho đến cuối kỳ luôn ở con số 0 triệu đồng Tài sản dài hạn khác giảm 132 triệu đồng Trong đó, chỉ có chi phí trả trước dài hạn có biến động giảm nhẹ
Chỉ tiêu nguồn vốn – Nguồn hình thành nên tài sản giảm từ 24,525 triệu đồng (đầu kỳ) xuống còn 21,350 triệu đồng (cuối kỳ), giảm 12,95%
- Nợ phải trả giảm 3,207 triệu đồng
Trong đó, nợ ngắn hạn giảm 3,207 triệu đồng; nợ dài hạn công ty giữ nguyên con số 90 triệu đồng
- Vốn chủ sở hữu tăng nhẹ từ 14,093 triệu đồng (đầu kỳ) lên 14,126 triệu đồng (cuối kỳ), tỷ trọng chỉ khoảng 0,23%
Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn chính của doanh nghiệp chiếm chọn vốn chủ
sở hữu, không có một đồng vốn nào từ nguồn kinh phí và quỹ khác
- Nguồn vốn lưu động thường xuyên
NWC = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn = 16,729 – 7,134 = 9,595
cho thấy doanh nghiệp dư thừa một phần vốn dài hạn, phần này dùng để đầu tư vào tài sản ngắn hạn, do vậy khả năng đảm bảo an toàn trong thanh toán của doanh nghiệp tốt hơn
B, Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
7
Trang 9Đơn vị: triệu đồng
- Nhìn vào doanh thu thuần, có thể thấy doanh nghiệp đang hoạt động có lãi, doanh thu thuần tăng 9,311 triệu đồng, tỷ trọng 14%
- Tuy nhiên giá vốn hàng bán tăng lên 9,511 triệu đồng, lớn hơn doanh thu thuần 200 triệu đồng thì doanh nghiệp nên lợi nhuận gộp về bán hàng cũng giảm 200 triệu đồng, tương đương với 3%
- Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 297 triệu đồng so với năm 2021
- Trong khi đó, chi phí tài chính tăng 103 triệu đồng, có lẽ cho chính sách thắt chặt của nhà nước khiến lãi suất tăng lên
- Chi phí bán hàng giảm 486 triệu đồng, có lẽ do ảnh hưởng của covid 19 cùng các chính sách khác, khiến sức mua người tiêu dùng giảm (công ty không kinh doanh mặt hàng thiết yếu) nên doanh nghiệp phải hạn chế sản xuất, cắt giảm nhân sự, cùng các chi phí khác
Trang 10- Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 191 triệu đồng.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty giảm 305 triệu đồng cho thấy tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút Chi phí chưa được kiểm soát như mong muốn
- Thu nhập khác là thu nhập chịu thuế từ chênh lệch tỷ giá tăng, góp phần đóng góp vào tài sản của công ty
- Các chi phí khác không thuộc đối tượng tính thuế thu nhập của công ty giảm
8 triệu đồng (28%) Là điều tốt
- Từ thu nhập khác và chi phí khác ta có lợi nhuận khác của công ty tăng 57 triệu đồng
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế là phần lợi nhuận có được khi điều chỉnh lợi nhuận gộp (chưa xét đến yếu tố thuế thu nhập doanh nghiệp) giảm 239 triệu đồng so với năm 2021, cho thấy công ty đang hoạt động lỗ
- Chi phí thuế TNDN hiện hành (20%) giảm 61 triệu đồng so với năm 2021
- Lợi nhuận sau thuế TNDN (lợi nhuận ròng/ lãi ròng) giảm 178 triệu đồng cho thấy công ty hoạt động chưa hiệu quả, thu về được ít lợi nhuận hơn
2021, các cổ đông sẽ hưởng ít lợi ích hơn Chi phí hàng bán (yếu tố từ đầu vào có thể do giá cả đầu vào leo thang, sự đứt gãy cung ứng, kinh tế đang phục hồi dần trong năm 2022) , và các yếu tố khác đã ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty
9
Trang 11III Phân tích tình hình tài chính của công ty qua các chỉ tiêu đặc trưng
Các bảng biểu
1 Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Đơn vị: triệu đồng
2 Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn
Đơn vị: triệu đồng
3 Chỉ tiêu về hiệu suất hoạt động
Đơn vị: triệu đồng
4 Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Trang 12Đơn vị: triệu đồng
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
2021=L1= 3,54
2022=L0= 4.05
K1= 101.458
K0= 88.83
Hàm lượng vốn lưu động
2021=0,28
2022=0.24
Tiết kiệm, lãng phí
Vtk=53,53
Tỷ suất sinh lời
2021=0,085
2022=0,075
Thu nhập một cổ phần thường
2021= 3,43
2022=3,64
Giá trị sổ sách của cổ phiếu
2021= 16,65
2022=18,02
Chỉ số giá thị trường trên thu nhập
2021= 15.09 lần
2022=18,02 lần
Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách
2021= 2,64 lần
2022 = 2.19 lần
Phân tích
1, Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
11
Trang 13Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán được sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Nhóm chỉ tiêu này được đặt lên cao nhất vì nó phản ánh sức mạnh tài chính của doanh nghiệp Một doanh nghiệp được coi là có tình hình tài chính lành mạnh khi đảm bảo được nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ đến hạn
- Khả năng thanh toán hiện thời năm 2022 cao hơn 0,39 lần so với năm 2021 Từ
đó có thể thấy để đáp ứng nhu cầu chi trả cho 1 đồng nợ ngắn hạn trong 2022 công
ty sẵn có 2,34đ trị giá tài sản ngắn hạn Như vậy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là khá tốt
- Khả năng thanh toán nhanh năm 2022 của cty thấp hơn 0,28 lần so với 2021 – 1 con số chênh lệch khá nhỏ Năm 2022, để thanh toán nhanh 1 đồng nợ ngắn hạn, công ty sẵn sàng có 0.46 đồng giá trị tài sản có tính thanh khoản cao và trong năm
2021 thì công ty có 0.75 đồng giá trị tài sản có tính thanh khoản cao mà không cần thanh lý hàng tồn kho
- Khả năng thanh toán lãi vay: Ở đây công ty giảm đáng kể khả năng trả lãi vay, năm 2022 cứ 1 đồng chi phí lãi vay thì công ty có 5.6 đồng lợi nhuận trước thuế & lãi vay để thanh toán, trong khi năm 2021 chỉ tiêu này chỉ là 8.1
2, Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản
Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản: đánh giá cơ cấu NV&TS, phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng
nợ vay của DN
- Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn năm 2022 giảm 0,04 không đáng kể so với
2021, cho thấy tỷ lệ đầu tư TSNH năm 2022 có biến động 1 chút so với năm cùng
kỳ 2021
- Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn năm 2022 tăng khoảng 0,04 lần so với 2021 cho thấy tỷ lệ đầu tư tài sản dài hạn của công ty vào 2022 có giảm nhẹ
- Hệ số nợ năm 2022 thấp hơn 0,09 so với 2021 tuy nhiên vẫn ở mức thấp hơn so với mức trung bình ngành, qua đó cho thấy cty vay nợ ít hơn mức trung bình ngành Điều này có mặt tích cực là khả năng tự chủ tài chính cao và công ty vẫn có khả năng vay nợ trong tương lai
Trang 14- Hệ số VCSH năm 2022 tăng nhẹ không đáng kể khoảng 0,09 lần so với 2021 cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập tài chính của công ty
có phần tăng nhẹ so với năm cùng kỳ
- Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn của cty giảm nhẹ từ 3.26 trong năm 2021 xuống 3.06 trong năm 2022 Qua đây có thể cho thấy khả nặng tự tài trợ tài sản dài hạn của cty năm nay thấp hơn so với năm trước
3, Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động
Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động: đo lường tần suất, mức độ khai thác ,
sử dụng tài sản của công ty, còn gọi là chỉ tiêu đo lường sức sản xuất của vốn, phản ánh năng lực quản trị vốn và tài sản của công ty
- Vòng quay nợ phải thu trung bình 2 năm trở lại đây lên tới 35.71 Điều này cho thấy việc tổ chức quản lý hang tồn kho của công ty là chưa tốt, công ty khó rút ngắn được chu kì kinh doanh và vẫn chưa làm giảm được lượng vốn đầu tư vào hang tồn kho Công ty có thể là đang bị ứ đọng hàng tồn kho, cũng do ảnh hưởng của dịch Covid 2021 vừa rồi làm số lượng hàng được tiêu thụ giảm đi, chi phí quản
lí và lưu trữ hang tồn kho tăng lên, dẫn đến dòng tiền vào của công ty giảm và công ty có thể gặp khó khăn về tình hình tài chính trong tương lai
- Vòng quay các khoản phải thu: có thể nhận định rằng công ty đang bị chiếm dụng vốn, công ty chưa thể thu hồi tiền hàng kịp thời
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định: tính trong năm 2022, bình quân mỗi đồng vốn cố dịnh mang về cho doanh nghiệp 15,70 đồng doanh thu, cao hơn so với năm 2021,
có lẽ do sự phục hồi sau dịch góp một phần hiệu quả
- Vòng quay vốn lưu động: năm 2022, một đồng vốn lưu động của công ty tạo ra 3.80 đồng doanh thu thuần trong kì, thấp hơn rất nhiều so với cùng kì năm trước
- Kỳ thu tiền bình quân: kỳ thu tiền bình quân của năm 2022 là ngắn hơn so với
2021, chứng tỏ khả năng thu hồi khoản phải thu của công ty đang được cải thiện,
số vốn được cải thiện đáng kể
4, Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời: phản ánh hiệu quả sản xuất – kinh doanh tổng hợp nhất định của công ty
13