ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
ĐÀO THỊ THU HƯỜNG
ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT QUÓC TẺ
LUẬN ÁN TIEN SY LUẬT HỌC
HÀ NOI - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
ĐÀO THỊ THU HƯỜNG
ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CUA PHAP LUẬT QUOC TE
Chuyén nganh : Luật Quốc tế Mã số : 9380101.06
LUẬN ÁN TIEN SY LUAT HOC
Người hướng dẫn khoa hoc: GS.TS NGUYEN BA DIEN
TS NGUYÊN TOÀN THẮNG
HÀ NỘI - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu độc lập cua ca nhân tôi.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận án đảm bao tính chính xác, tin cậy và trung thực Các kết quả nghiên cứu nêu trong Luận án chưa từng được công bồ trong bat kỳ công trình nào của các tác giả khác.
Tác giả Luận án
Dao Thị Thu Hường
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội đã bồi đắp cho tôi những kiến thức nền tảng: xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, chia sẻ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài khó khăn, phức tạp này!
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Nguyễn Bá Diến và TS Nguyễn Toàn Thăng, những người đã trực tiếp gợi mở, định hướng khoa học và tận tình động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình xây dựng và
hoàn thiện dé tai!
Áp dung các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp tại Biển Đông là đề tài có phạm vi khá rộng, đòi hỏi nhiều kiến thức lý luận cũng như thực tiễn Mặc dù tác giả đã rất cỗ gang, song cũng không thể tránh khỏi hạn chế trong khuôn khổ Luận án tiến sĩ Kính mong nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ của các thầy cô, các nhà khoa học và
những người quan tam đên đê tài nay.
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIET TAT TRONG LUẬN ÁN
"95271025 1
Chuong 1: TONG QUAN CAC CONG TRINH NGHIEN CUU LIEN QUAN DEN DE TÀI LUẬN AN ioc ceccesessessssssessessssssessessecsssssessessecsusssessessessussistsessessessatssessessesseeses 8 1.1 Các công trình nghiên cứu trên thé giới trực tiếp liên quan đến đề tài Luận án 8
1.2 Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở Việt Nam trực tiếp liên quan đến đề tài LUAM AN 0 161.2.1 co 16
1.2.2 Sách chuyên khảo, tham khảO - - + s + 11+ 11 ri rey 16 1.2.3 Luận án tiễn sỹ, luận văn cao NOC - c1 v1 3x ray 18 1.2.4 Bài viết khoa học .-: ccctcttrrrt the 22 1.3 Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến Đề tài 23
1.3.1 Các van đề đã được giải quyẾt ¿5c St St E2 2121212111 erkrree 23 1.3.2 Các van đề chưa được nghiên cứu, giải quyết -¿ 5¿©55+-: 24 1.3.3 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 2-2 2 +sezx+zxzrzrszsez 25 {8n 090 nợ ga 26
Chương 2: MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE CAC NGUYÊN TAC CƠ BAN CUA PHAP LUAT QUOC TẾ VÀ VIỆC AP DỤNG TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHAP QUOC TE VE BIEN, ĐẢO 5c cctcitrrrtirrrriiierriie 28 2.1 Tổng quan về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế - 28
2.1.1 Định nghĩa các nguyên tắc cơ ban của pháp luật quốc tế 28
2.1.2 Hệ thống các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế 29
2.1.3 Đặc điểm, vai trò của các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế 31
2.1.4 Mối quan hệ giữa các nguyên tắc cơ bản với các nguyên tắc đặc thù của pháp luật Quoc tẾ - ¿- ¿©+£+E++E9EE+EE£EE£EE2EE2EEEEE1711112112112112127171 1111 xe 34 2.2 Những van dé cơ bản về giải quyết tranh chấp quốc tế về biển, đảo 36
2.2.1 Khái quát về tranh chấp quốc tế về biển, đảo trong pháp luật quốc tế 36 2.2.2 Cơ sở pháp lý và nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế về biên, đảo 41
Trang 62.2.3 Van đề tranh chấp tại Biển Đông -2- 2 ©52+SE+EE+EEzEzEeExerxerree 44 2.3 Van dé áp dung các nguyên tắc co ban của pháp luật quốc tế vào giải quyết tranh chấp quốc tế về biển, đảo - 2-2 ©2++ 2+EE+EE£EEE2EE2EE2EEE21211221221 E2 cre, 54
2.3.1 Khái niệm về áp dung nguyên tắc cơ ban của pháp luật quốc tế 54 2.3.2 Nội dung các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được áp dụng vào việc giải quyết tranh chấp biển, đảo ¿- 2: +©5+22x+2Ext2EESEEESEEEExrrkrsrkrrrrres 57
2.3.3 Vai trò của việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp về biên, đảo và tranh chấp Biển Đông 67 Kết luận chương 2 o ceceeccssessessessssssessessessssssessessecsusssessessecsussusssessessusssessessessssseeseeseees 69 Chương 3: THUC TIEN ÁP DUNG CAC NGUYEN TAC CƠ BAN CUA PHAP LUAT QUOC TE TRONG VIEC GIAI QUYET TRANH CHAP QUOC TE VE 0/89 (0 7I
3.1 Thực tiễn áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế vào giải quyết tranh chấp quốc tế về biển, đảo thông qua việc sử dụng các biện pháp phi tài phan 71
3.1.1 Thực tiễn áp dụng trên thé giới nói chung - 2 2s + s+cszs+2 71 3.1.2 Thực tiễn áp dụng tại khu vực Biên Đông nói riêng . -. 75 3.2 Thực tiễn áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế vào giải quyết tranh chấp quốc tế về biển, đảo thông qua việc sử dụng các biện pháp tài phán 79
3.2.1 Việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế trong giải quyết các tranh chấp quốc tế về biển, đảo trên thế giới - 2 + + +=s+zs+ce2 80
3.2.2 Việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp tại khu vực Biển Đông - 2-2 ¿+ s++cx+2zxze- 98 Kết luận chương 3 o.ccecceseescessessesssessessessecsvcssessessecsvssusssessessecsusssessessecsnsssessessessessseeses 117 Chương 4: DE XUẤT CAC BIEN PHÁP AP DUNG CAC NGUYEN TAC CƠ BAN CUA PHAP LUAT QUOC TE VAO GIAI QUYET CAC TRANH CHAP TẠI BIEN ĐÔNG 5s 2c nh HH 120
4.1 Quan điểm của Việt Nam và các bên liên quan về giải quyết tranh chấp Biển Đông dưới góc độ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế 120
4.1.1 Quan điểm của Việt Nam 2-2 t2E2E2EESEEEEE2E1221 21212 Ecrkeeg 120 4.1.2 Quan điểm của Trung Quốc - 2 2+++E++E2E+2EEeEEerEezrerrxees 123
Trang 74.1.3 Quan điểm của các nước liên quan khác trong và ngoài khu vực 124
4.2 Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng các nguyên tắc cơ
ban của pháp luật quốc tế vào giải quyết các tranh chấp ở Biên Déng 128 4.2.1 Cần có sự quy định, giải thích rõ ràng, thống nhất về nghĩa vụ giải quyết tranh chấp quốc tế bang các biện pháp hòa bình - 2-22: 128 4.2.2 Cần có quy định tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình áp dụng nguyên tẮC - 2-2 £++++EE+EE+EE2EE2EEEEE21211221 212121 xe 130 4.3 Đề xuất các biện pháp áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế
vào việc giải quyết tranh chấp tại Biển Đông nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyên và quyền tài phán của Việt Nam - 2 2 2+E+E££E£EEEEEeEEzEzrerrerree 134
4.3.1 Đối với việc giải quyết tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và
4.3.2 Đối với các tranh chấp về phân định biển với các quốc gia láng giéng 170 4.3.3 Đối với tranh chấp về việc thực hiện quyền chủ quyền, quyên tài phán quốc gia trên biển, tranh chấp phát sinh từ yêu sách đường lưỡi bd của Trung Quốc 175 Kết luận chương 4 -2- 22 52x 2EE‡EEE2EE22EX22E1221127112112112111211211 11 1c tre 179 KET LUẬN CUA LUẬN ÁN 2-©2¿©22+21‡SE 2E 2EE221E2121211211211 2121 1ecrxe 182 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CONG BO CUA TÁC GIÁ CÓ LIÊN QUAN DEN DE 100509609015 =— 188
DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO ¿6 St x+EvEEEEEEEerkekerererxereree 189
Trang 8DANH MỤC TU VIET TAT TRONG LUẬN ÁN
Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (2002)
Điều ước quốc tế
Đại hội đồng Liên hợp quốc Hiến chương Liên hợp quốc Hội đồng bảo an
Tòa án công lý quốc tế
Tòa án quốc tế về Luật biên Liên hợp quốc
Tòa trọng tài thường trực Lahaye
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa
Tòa trọng tài quốc tế về Luật biển (thành lập
theo Phụ lục VI UNCLOS)
Tuyên bố năm 1970 của ĐHĐLHQ về các nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương LHQ
Tuyên bố Manila 1982
Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
năm 1982
Vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc tại Tòa trọng tài quốc tế về Luật biển
Nhóm đảo Kalayaan
Ủy ban pháp luật quốc tế của Liên hợp quốc
Trang 9MỞ DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Biển Đông từ lâu đã chiếm vị trí quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia trong và ngoài khu vực, bao gồm cả Việt Nam, bởi vị trí chiến lược và nguôn tài nguyên phong phú của nó Đặc biệt ngày nay, khi giao thương phát triển, thì sự phụ thuộc của các quốc gia vào các tuyến đường biển đi qua Biển Đông ngày
một lớn hơn [83].
Những tranh chấp về chủ quyền trên biển ở khu vực Đông Nam Á là mối đe dọa tiềm tàng lớn nhất đối với an ninh và lợi ích kinh tế của các quốc gia trong khu vực cũng như trên toàn thế giới Tranh chấp tại khu vực này ngày càng phức tạp do những yêu sách về chủ quyền đối với các đảo, yêu sách chồng lan về quyên tài phán giữa các quốc gia, yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc chiếm gần trọn diện tích Biển Đông và những nỗ lực của các quốc gia nhằm khăng định vị trí của mình Hơn nữa, do tính phức tạp của các yếu tố chính trị, lịch sử, pháp lý, kinh tế trong nước có liên quan, cho đến nay các quốc gia có yêu sách vẫn chưa đi đến được một giải pháp cho những tranh chấp này Thậm chí vấn đề này còn trở nên phức tạp hơn đo áp lực ngày càng tăng về việc phát triển nguồn năng lượng trong khu vực trước yêu cầu ngày càng cao của thế giới Do tính chất phức tạp và hệ lụy của tranh chấp đối với các quốc gia ven biển, đối với sự ổn định và hòa bình trong khu vực và các lợi ích của cộng đồng quốc tế nên việc giải quyết các tranh chấp nhằm duy trì hoà bình và ồn định ở Biển Đông luôn là một yêu cầu khách quan, tất yếu.
Là quốc gia có những quyền và lợi ích quan trong gan liền với vùng biển này, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực cùng các quốc gia liên quan giải quyết tranh chấp, kiềm chế căng thăng, tìm giải pháp hòa bình cho khu vực Tuy nhiên trên thực tế, Trung Quốc - bên có mặt trong hau hết các tranh chấp tại Biến Đông, với những hành vi vi phạm pháp luật quốc tế nghiêm trọng, với những yêu sách và quan điểm xử lý tranh chấp của riêng minh bat chấp công lý, pháp luật quốc tế, y thé sức mạnh để áp đặt, chèn ép các bên liên quan đã đây những tranh chấp tại khu vực Biển
Đông lên mức có thê gây mat an ninh khu vực va thê giới, xâm hại đên chủ quyên,
Trang 10quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam và các quốc gia ven Biển Đông, con đường giải quyết tranh chấp chưa có lối ra.
Dé bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông, bảo vệ lẽ phải và pháp luật quốc tế, Việt Nam cần có sự thể hiện một
cách thích hợp quan điểm pháp lý của mình đối với các vấn đề tranh chấp có liên quan; đồng thời nên tìm kiếm một giải pháp ràng buộc về mặt pháp lý trong quan hệ với Trung Quốc và chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng cho các hành động tự bảo vệ mình băng con đường pháp lý; đồng thời trong công cuộc đấu tranh này, bên cạnh nỗ lực
của nhà nước, đóng góp của các nhà nghiên cứu Việt Nam là rất cần thiết.
Xuất phát từ các cơ sở nêu trên, việc nghiên cứu van dé tranh chấp Biển Đông, tìm kiếm phương thức hữu hiệu giải quyết những tranh chấp này dựa trên các căn cứ pháp lý quốc tế mà nền tang là các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế nhằm duy tri hoà bình, ôn định khu vực, bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển của Việt Nam, đặc biệt là việc khôi phục, bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa luôn là yêu cầu cấp thiết, có tính lý luận và thực tiễn sâu sắc Do vậy, tác giả đã chọn Áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc té trong việc giải quyết tranh chấp tại Biển Đông làm đề tài Luận án tiễn sỹ
luật học.
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận án:
Thứ nhất, góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế vào việc giải quyết các tranh chấp
quốc tế về biển, đảo;
Thứ hai, góp phần đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế vào việc giải quyết các tranh chấp quốc tế về biên, đảo nói chung và giải quyết tranh chấp Biển Đông nói riêng;
Thứ ba, góp phần đưa ra giải pháp cho việc giải quyết các tranh chấp Biển Đông trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, góp phần bảo vệ hoà
bình an ninh khu vực và quôc tê.
Trang 11Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án:
Thứ nhất, nghiên cứu, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài Luận án;
Thứ hai, nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế như khái niệm, đặc điểm, cơ sở pháp lý, nhấn mạnh tính toàn diện, tính hệ thống của các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế; giá trị nội dung của các nguyên tắc khi vận dụng vào giải quyết các tranh chấp quốc tế về biên, đảo
nhằm khăng định vai trò quan trọng, sự cần thiết của các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật quốc tế đối với việc giải quyết các tranh chấp tranh chấp quốc tế về biển, đảo nói chung và đặc biệt đối với việc giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông có liên quan trực tiếp tới Việt Nam hiện nay;
Thứ ba, nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế về về biển, đảo của một số nước trên thế giới thông qua việc sử dụng các biện pháp tài phán và phi tài phán nhằm mục dich rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan tại Biển Đông;
Thứ tư, nghiên cứu tổng quan về các tranh chấp tại Biển Đông và quan điểm của các bên liên quan về việc tuân thủ và áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế trong giải quyết các tranh chấp phức tạp này;
Thứ năm, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả cho việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế vào việc giải quyết các tranh chấp quốc tế về biển, đảo nói chung và giải quyết tranh chấp Biển Đông nói riêng;
Thứ sáu, đưa ra luận cứ khoa học pháp lý dưới góc độ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế nhằm xây dựng phương hướng áp dụng các nguyên tắc này vào việc giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyên tài phán của Việt Nam trên Biển Đông hiện nay.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp tại Biển Đông Đây là đôi tượng có phạm vi rộng, phức tạp vì liên quan đến nhiều quy định khác nhau của
Trang 12pháp luật quốc tế, liên quan đến nhiều quốc gia và nhiều đối tượng tranh chấp Do
vậy, trong khuôn khổ một luận án tiến sỹ, tác giả xác định phạm vi nghiên cứu của
dé tài sẽ tập trung vào các van dé sau:
Thứ nhất, các quy phạm pháp luật quốc tế cơ bản, quan trọng có liên quan đến các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế và việc giải quyết các tranh chấp quốc tế về biển, đảo như: Công ước Lahaye 1899 và 1907, Hiến chương LHQ, Tuyên bố 1970, UNCLOS, Hiến chương ASEAN 2007, Định ước Berlin 1885 ; trong đó, hệ thống các nguyên tắc cơ bản được đề cập nghiên cứu trong Luận án được xác định trên cơ sở Hiến chương LHQ và Tuyên bố 1970; đặc biệt, các nguyên tắc này sẽ được tập trung nghiên cứu và xử lý một cách độc lập với các nguồn khác của luật quốc tế;
Thứ hai, thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế về biên, đảo trên thế giới và khu vực (trong đó tập trung vào nghiên cứu một số vu Việc điển hình, nổi bat) thông
qua việc sử dụng các biện pháp tài phán và phi tài phán;
Thứ ba, các tranh chấp tại khu vực Biển Đông, trong đó sẽ tập trung chủ yéu vào những tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán mà Việt Nam đã
và đang phải đối điện với một số nước trong khu vực, đặc biệt là với Trung Quốc.
4 Phương pháp nghiên cứu của Luận án
Đề thực hiện những mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, Luận án
được xây dựng và thực hiện trên cơ sở phương pháp luận và cơ sở lý luận khoa học
của chủ nghĩa Mác — Lê, những quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Đối với từng nội dung cụ thể, Luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như: phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp lịch sử, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn để đưa ra các giải pháp cụ thể và khả thi.
Phương pháp phân tích, thống kê, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn là phương pháp chủ đạo được sử dụng trong hầu hết các chương, đặc biệt là Chương 2 và Chương 3 nhằm làm rõ nội dung, giá trị của các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
quôc tê trong việc giải quyêt các tranh chap quôc tê về biên, đảo.
Trang 13Phương pháp hệ thống được sử dụng để xâu chuỗi và tìm ra sự nhất quán giữa các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn liên quan đến việc áp dụng của các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế vào việc giải quyết các tranh chấp quốc tế về biên, dao Qua đó, Luận án đánh giá, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế vào việc giải quyết các tranh chấp quốc tế về biên, đảo nói chung và giải quyết tranh chấp Biển Đông nói riêng; đề xuất giải pháp cho việc giải quyết các tranh chấp Biên Đông trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, góp phan bảo vệ hoà bình an ninh khu vực và quốc tế.
Phương pháp tong hợp và so sánh được sử dụng dé khái quát, đánh giá thực tiễn áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế vào việc giải quyết các tranh chấp quốc tế về biên, đảo nói chung và các tranh chấp tại Biển Đông nói riêng.
5 Kết quả nghiên cứu mới của Luận án
Kết quả nghiên cứu mới của Luận án: đây là Luận án đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống về vẫn đề áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông Cụ thé, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã công bồ có liên quan, Luận án đã:
- (1) Tiếp tục làm rõ hơn các van dé lý luận về các nguyên tắc co bản của luật quốc tế góp phần làm sáng tỏ, phong phú thêm cơ sở khoa học của việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế vào giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung và giải quyết tranh chấp quốc tế về biển, đảo nói riêng:
- (2) Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng các nguyên tắc này trong việc giải quyết các tranh chấp về biến, đảo trên thé giới nói chung và ở khu vực Biển Đông
nói riêng;
- (3) Góp phần đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế vào việc giải quyết các tranh chấp quốc tế về biển, đảo; góp phần đưa ra giải pháp giải quyết các tranh chấp Biển Đông trên cơ sở áp dụng một cách triệt dé toàn bộ giá trị nội dung của các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại khu vực biển này.
Trang 146 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án
Luận án là công trình chuyên khảo nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu những vấn đề lý luận về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế và việc áp dung trong giải quyết các tranh chấp quốc tế về biển, đảo; đánh giá tương đối toàn diện về thực tiễn áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế trong việc giải
quyết loại tranh chấp này trên thế giới và tại khu vực Biển Đông, từ đó khang dinh
vai trò nền tảng, quan trọng của các nguyên tac trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế Luận án góp phần làm sáng tỏ, phong phú thêm cơ sở khoa học của việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế vào giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung và giải quyết tranh chấp quốc tế về biển, đảo nói riêng.
Kết quả nghiên cứu của luận án có tính ứng dụng thực tiễn Mot là, Luận án đã đưa ra giải pháp giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông hiện nay cho Việt Nam dựa trên căn cứ pháp lý quan trọng là các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế; Hai là, Luan án sẽ b6 sung vào hệ thống các công trình nghiên cứu khoa học về Biển Đông của Việt Nam nhằm đưa tiếng nói khách quan và khoa học của các nhà nghiên cứu Việt Nam đến với cộng đồng quốc tế; đồng thời cũng là một nỗ lực thé hiện đam mê của tác giả, để không chỉ đóng góp vào công cuộc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, bảo vệ lợi ích của quốc gia mà còn phấn đấu góp phần vì một Biển Đông hòa bình, 6n định; Ba ià, Luận án có thé được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vu cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong việc nghiên cứu, hoạch định chính sách, kiến nghị và đề xuất cho Nhà nước các giải pháp cho quá trình giải quyết các tranh chấp có liên quan trực tiếp tới Việt Nam tại khu vực Biển Đông cũng như trong việc tô chức thực hiện các giải pháp đó trên thực tế Đồng thời, Luận án cũng có thể được sử dụng phục vụ cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu tại các Viện, Trường và các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam; góp phần vào việc tuyên truyền, nâng cao ý thức và hiểu biết về biển đảo, chủ quyền lãnh thổ, xây dựng nhận thức rõ ràng về trách nhiệm đấu tranh bảo vệ chủ quyền và các quyền lợi hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông.
Trang 157 Bố cục của Luận án
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của Luận án gồm 4 chương:
Chương 1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến dé tài Luận án Chương 2 Một số vấn đề lý luận về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế và việc áp dụng trong giải quyết tranh chấp quốc tế về biển, đảo
Chương 3 Thực tiễn áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế về biển, đảo
Chương 4 Đề xuất các biện pháp áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế vào giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông
Trang 16Chương 1
TỎNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN DEN DE TÀI LUẬN ÁN
1.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới trực tiếp liên quan đến đề tài Luận án
Trong khoa học luật quốc tế, số lượng các công trình khoa học, nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau liên quan đến các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, đến việc giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp tại Biển Đông nói riêng là khá
lớn Một số công trình khoa học đáng chú ý là:
lan Brownlie, Principles of Public International Law, seventh ed., Oxford
University Press, 2008 [140]:
Đây là một cuốn giáo trình quan trọng cho sinh viên được xuất bản tại Dai học Oxford, chứa đựng những vấn đề cơ bản cốt lõi quan trọng nhất về pháp luật quốc tế từ quan điểm của một luật sư Tác giả đã trình bày một cách toàn diện những van dé lý luận về hệ thống pháp luật quốc tế trong suốt quá trình hình thành và phát triển điều chỉnh quan hệ hợp tác giữa các quốc gia và các chủ thé khác của luật quốc tế như nguồn luật quốc tế, mối quan hệ giữa luật quốc gia và quốc tế, các chủ thể của luật quốc tế, chủ quyền quốc gia, luật bién, Các nguyên tắc cơ ban của pháp luật quốc tế được đề cập trong đó (phan 1) với tư cách là một trong các yếu tố
cấu thành quan trọng, nền tảng của luật quốc tế Trên cơ sở đó, các nguyên tắc cơ bản được tiếp cận ở góc độ lý luận, bao gồm các khái niệm, đặc điểm, quá trình hình thành, phát triển và nội dung cơ bản Do vậy, việc áp dụng các nguyên tắc trong thực tiễn quốc tế, đặc biệt là việc áp dụng chúng vào giải quyết các tranh chấp
cụ thé tại khu vực Biển Đông chưa được tác giả cuốn sách đề cập đến.
Hans Kelsen, Principles of International Law, 2012 [138]: Cuốn sách là một sự tông hợp quan trọng từ các công trình trước đây của Hans Kelsen trên lĩnh vực pháp luật quốc tế và luật học, trong đó bao gồm các nội dung như: bản chất, chức năng của pháp luật quốc tế; nguồn và việc áp dụng pháp luật quốc tế; mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia Các nguyên tắc của pháp luật quốc tế được trình
Trang 17bày trong mối tương quan với toàn bộ hệ thống pháp luật quốc tế về hòa bình với ý
nghĩa là một hệ thống khoa học pháp lý.
J G.Merrills, International Dispute Settlement, 5th Edition, Cambridge
University Press, 2011 [161]: Xuất phát từ một trong những nội dung co bản quan trọng của pháp luật quốc tế và quan hệ quốc tế là giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình, cuốn sách đã nêu các phương pháp xử lý tranh chấp,
những điểm mạnh điểm yếu của từng phương pháp và ví dụ minh họa thông qua các hoạt động gìn giữ hòa bình mới nhất của LHQ và qua thực tiễn giải quyết tranh chấp của WTO, ITLOS, ICJ Đặc biệt, Chương 8 của cuốn sách (trang 167- 193) đã dành riêng dé giới thiệu về UNCLOS, các nguyên tắc và cơ chế giải quyết tranh chap theo UNCLOS Tuy nhiên, không có nội dung nào liên quan trực tiếp đến giải quyết các tranh chấp tại khu vực Biển Đông trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.
John Collier and Vaughan Lowe, The Settlement of Disputes in International
Law: Institutions and Procedures, Oxford University Press, 1999 [163]: Cuốn sách này là sự khảo sát một loạt các thủ tục giải quyết các tranh chấp quốc tế phát sinh giữa các quốc gia, giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế Cuốn sách gồm hai phần chính: phần đầu là những nghiên cứu về việc giải quyết các tranh chấp bằng các thủ tục phi tài phán (như thương lượng, hòa giải) và các thủ tục tài phán; phần thứ hai của cuốn sách đề cập đến các nguyên tắc tố tụng, trình tự thủ tục tố tụng,
việc công nhận và thi hành các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế.
Igor V Karaman, Dispute resolution in the law of the sea, Martinus Nijhoff
Publishers 2012 [149]: Cuốn sách dé cập đến hệ thống giải quyết tranh chấp; phân tích
vai trò của các thủ tục bắt buộc dẫn đến các quyết định bắt buộc theo Công ước của
Liên hợp quốc về Luật biển đưới góc độ pháp luật quốc tế Bên cạnh đó, tác giả của cuốn sách còn có những đánh giá nhất định về hiệu quả hoạt động của các cơ quan giải quyết tranh chấp theo Công ước; đồng thời cung cấp một bản tóm tắt các vụ tranh chấp liên quan đến lĩnh vực này cùng với kết quả giải quyết giữa các quốc gia hữu quan.
Natalie Klein, Dispute Settlement in the UN Convention on the Law of the
Sea, Cambridge University Press, 2009 [172]: cuốn sách Gidi quyết tranh chấp
Trang 18trong Luật biển của Natalie Klein được xuất bản dựa trên các kết quả nghiên cứu từ Luận án tiến sỹ của tác giả tại Đại học Luật Yale (Mỹ), thể hiện quan điểm/ cung cấp một cách nhìn về vai trò của cơ chế giải quyết tranh chấp theo UNCLOS Ngoài việc quy định về việc khai thác, sử dung, quản lý nguồn tài nguyên không lồ của thé
giới, Công ước còn chứa một hệ thống giải quyết tranh chấp bằng các thủ tục bắt buộc - một trong những nội dung quan trọng lần đầu tiên được quy định trong pháp
luật quốc tế Trên cơ sở đặt vấn đề và phân tích về sự cần thiết của việc giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực Luật biển quốc tế băng các thủ tục bắt buộc, Natalie Klein đã mô tả các thủ tục giải quyết tranh chấp trong Công ước, các vấn đề bị giới hạn hoặc các trường hợp ngoại lệ đối với các thủ tục bắt buộc dẫn đến các quyết định bắt buộc và phân tích mối tương quan giữa các quy định về nội dung và trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp Tuy nhiên, vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông, áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế vào giải quyết tranh
chấp Biển Đông không được tác giả đề cập trong cuốn sách.
Robert W Smith, Bradford L Thomas, /sland Disputes and the Law of theSea: An Examination of Sovereignty and Delimitation Disputes, Maritime briefing
IBRU Press 1998 [190]: Từ những vụ tranh chấp điển hình về chủ quyền đối với các đảo giữa một số quốc gia trên thế giới, các tác giả đã đưa ra những nhận xét/ quan điểm về đặc điểm, tinh chat của van đề tranh chap chủ quyền đối với đảo và
phân định ranh giới hàng hải theo Luật biển quốc tế; từ đó đề xuất những giải pháp
cho việc giải quyết tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông Tuy nhiên, trong toàn bộ cuốn sách, tác giả không dé cập đến việc giải quyết tranh chấp Biển Đông dưới góc độ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.
Sam Bateman and Ralf Emmers (Edited), Security and International
Politics in the South China Sea: Towards a cooperative management regime, 2009
[192]: Cuốn sách đã nghiên cứu một cách toàn diện về yếu tố chính trị và sự phát triển chiến lược trong vùng Biển Đông Cụ thé: xem xét các van đề về lich sử và dia chính trị ảnh hưởng đến tranh chấp và những nỗ lực đã được thực hiện dé giải quyết các tranh chấp; xem xét tác động của các tranh chấp đến quan hệ hợp tác và an ninh
khu vực; đánh giá tâm quan trọng chiên lược của Biên Đông trong bôi cảnh của môi
10
Trang 19trường an ninh khu vực hiện đại; thảo luận về sự hội tụ của các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống đang xuất hiện dé cung cấp cơ sở cho sự hợp tác ở Biển Đông Từ đó, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm thiết lập một cơ chế quản
lý hợp tác hiệu quả giữa các quốc gia hữu quan tại khu vực Biển Đông.
Stefan Talmon and Bing Bing Jia (Edited), The South China SeaArbitration: A Chinese Perspective, Bloomsbury Publishing 2014 [198]: Day la
cuốn sách tập hợp các bài viết của các học giả luật quốc tế của Trung Quốc, Dai Loan và Châu Âu với mục đích chung là lập luận lý giải cho cách hành xử của
Trung Quốc trong việc giải quyết các tranh chấp cụ thé tại Biển Đông Trên cơ sở đề cập trực tiếp đến các tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc tại Biển Đông,
cuốn sách tập trung vào các vấn đề cơ bản về thâm quyền của Tòa trọng tài được thành lập theo phụ lục VII UNCLOS; lập luận khả năng chấp nhận và phản đối các quyết định của Tòa; va vai trò của Tòa trong việc tư van cho các bên tranh chấp dé họ có thé giải quyết tranh chấp bang biện pháp thương lượng; những lý do Trung Quốc từ chối Tuyên bố khởi kiện của Philippines Tuy không là quan điểm chính thức của Chính phủ Trung Quốc (được tác giả nêu rõ trong phần giới thiệu của cuốn sách), nhưng có thể thấy những nội dung mà các học giả nêu ra thực chất là một sự “tự vấn” gửi tới Hội đồng trong tài được thành lập theo phụ lục VII UNCLOS về sự giải thích luật và các lập luận pháp lý đại diện cho bên vắng mặt trước vụ kiện của Philippines, phục vụ cho quan điểm của Trung Quốc về sự phản đối việc giải quyết tranh chấp biển có liên quan tại các cơ quan tài phán quốc tế.
Shicun Wu, Solving Disputes for Regional Cooperation and Development in
the South China Sea: A Chinese Perspective, A volume in Chandos Asian Studies
Series, Copyright © 2013, Woodhead Publishing Limited [193]: với việc nhấn mạnh giải quyết tranh chấp nhằm thúc đây sự hợp tac và phat triển khu vực ở Biển Đông là vấn đề rất cần thiết trong bối cảnh các cuộc xung đột quốc tế trong khu vực này ngày càng gia tăng, cuốn sách tập trung vào thảo luận về các tranh chấp Biển Đông từ góc độ quan điểm của Trung Quốc Nội dung chủ yếu đề cập đến những tranh chấp của Trung Quốc về chủ quyền đối với các đảo và tranh chấp hàng hải ở
Biên Đông; những phân tích vê các yêu tô liên quan ảnh hưởng đên nguôn gôc và
11
Trang 20sự phát triển của các tranh chấp này như yếu tổ lich sử, luật pháp, chính trị quốc tế,
kinh tế, ngoại giao và quân sự; đánh giá sự phức tạp, quốc tế hóa tranh chap và
những nỗ lực của Trung Quốc trong giải quyết tranh chấp Nói chung, mục đích của cuốn sách nhằm giúp độc giả hiểu rõ hơn quan điểm của Trung Quốc về sự phức tạp của các tranh chấp Biên Đông, bao gồm cả tranh chấp về chủ quyền đối với các dao nhỏ, chế độ pháp lý và tác động của đảo trong phân định biển, yêu sách chồng lấn
của các bên và cách thức các quốc gia láng giéng có thé hợp tác dé cùng phát triển đối với tài nguyên trong vùng bién nay.
Monique Chemillier Gendreau, Sovereignty over the Paracel and Spratly
Islands, L’Harmattan Paris Press 1996 [171]: Chủ quyén trên hai quần dao Hoang
Sa va Truong Sa là công trình nghiên cứu của hoc giả người Pháp Monique
Chemillier Gendreau, nguyên bản tiếng Pháp có tên “La souveraineté sur les archipels Paracels et Spratleys” do Nhà xuất bản L’Harmattan Paris (Pháp) công bố vào tháng 3/1996 Bà Monique Chemillier Gendreau là giáo sư công pháp và
khoa học chính trị tại trường Đại học Paris- VII- Denis Diderot, nguyên Chủ tịch
Hội luật gia dân chủ Pháp, Chủ tịch Hội Luật gia châu Âu Bản tiếng Việt của công trình do TS Nguyễn Hồng Thao dịch, được Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật in nam
1998 và tái bản lần 1 năm 2011 Đây là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc và độc lập của một học giả nước ngoài về vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Trong bốn chương của cuốn sách, dưới góc độ một luật gia quốc tế, tác giả đã (i) phân tích lập luận của các bên liên quan đến cuộc tranh chấp hai quần đảo (đánh giá tính hợp lệ của các yêu sách lãnh thô của mỗi bên và quyền chiếm hữu đối với các quần đảo tranh chấp để đưa ra một giải thích pháp
ly về các van dé chủ quyền); và (ii) đưa ra các kết luận và các cơ sở cho việc giải
quyết những tranh chấp phức tap nay dựa vào cơ chế giải quyét tranh chấp trong luật quốc tế mà đặc biệt là UNCLOS 1982.
Theo Monique Chemillier Gendreau, Việt Nam là nước có tuyên bố mạnh mẽ nhất đối với trường hợp của quần đảo Hoàng Sa; việc sử dụng vũ lực chiếm đóng bat hợp pháp của Trung Quốc đối với quan đảo này là hoàn toàn trái pháp luật quốc tế, không thé tạo ra danh nghĩa chủ quyên Đối với quần đảo Trường Sa,
12
Trang 21Monique cho răng có vẻ phức tạp hơn Tác giả nhận định trường hợp của Trung Quốc: "thật đơn giản nhận thấy những yêu sách của Trung Quốc đối với các đảo Trường Sa không có cơ sở pháp lý và chỉ là một yếu tố của một chính sách bành trướng trên biển" [71, tr.185].
Về triển vọng giải quyết, tác giả đã nêu ra khả năng của một giải pháp pháp lý sau khi đánh giá tính khách quan của Hội đồng Bảo an trong giải quyết tranh chấp và khi “triển vọng giải quyết tranh chấp qua các cuộc đàm phán hầu như
băng không” Tuy nhiên, bà cũng lại chỉ ra giải pháp này hiện tại mang tính đo
tưởng vì Trung Quốc chưa bao giờ có ý định sử dụng các thiết chế tài phán quốc tế như ICJ hay ITLOS để giải quyết tranh chấp liên quan tới mình dù họ luôn có một thâm phán tại các cơ quan này Cuối cùng, tác giả kết luận “tong lai thuộc về các giải pháp có tính đến sự phụ thuộc lẫn nhau Nhưng con đường dẫn tới đó chính là
con đường dam phan thật lòng chứ không phải la con đường tương quan lực
lượng ” [71, tr.190].
Guo Rongxing, Territorial Disputes and seabed petroleum xploitation:some options for the East China sea, The Brookings Isntitution, Centre for
Northeast Asian policy studies, 2010 [137]: Day là bài viết của giáo su Guo Rongxing, Dai học Bắc Kinh phân tích các van dé và chính sách quan trọng liên quan đến việc quản lý khai thác dầu khí ở đáy đại dương và các khu vực tranh chấp Tác giả đã xác định một số nguyên tắc và quy tắc khai thác dầu khí xuyên quốc gia và phân loại thành năm mô hình phát triển các thỏa thuận quốc tế và điều ước quốc tế liên quan đến việc khai thác tại các khu vực tranh chấp khác nhau trên toàn thế giới Trên cơ sở phân tích chi phi, loi ích của việc khai thác dầu khí dưới đáy biến, các mô hình phát triển khác nhau được đề xuất để phù hợp với các khu vực khác nhau của Biển Đông; đồng thời đề xuất lựa chọn một số chính sách cho việc hợp tác song phương hoặc đa phương về việc thăm dò, khai thác và vận chuyển mỏ dầu khí dưới đáy biển ở Biên Đông.
Nong Hong, UNCLOS and Ocean Dispute Settlement: Law and Politics in
the South China Sea, Simultancously published in the USA and Canada by
Routledge, 2012 [173]: Cuốn sách cung cấp các yếu tố liên quan, ảnh hưởng đến
13
Trang 22tranh chấp Biên Đông, bao gồm ca địa chính trị, lịch sử, quân sự, an ninh, cũng như các yêu sách, lợi ích của các bên liên quan đến việc tranh chấp và sự phát triển những yếu tố gia tăng căng thắng trong tình hình gần đây của Biển Đông kê từ năm 2009: đánh giá về cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS và khả năng áp dụng UNCLOS đối với các tranh chấp ở khu vực Biên Đông Theo đó, tác giả của cuốn sách cho rằng vị trí, chế độ pháp lý của đảo là vấn đề cốt lõi, cội nguồn của các tranh chấp ở Biển Đông; phân chia tranh chấp thành các loại: tranh chấp về chủ quyền đối với các đảo, vùng biển được tao ra bởi các đảo và tranh chấp về phân định biển giữa các quốc gia.
Tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiểu biết lẫn nhau và niềm tin giữa các quốc gia ở Biển Đông trong việc thúc đây hợp tác an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường biển trong khu vực này; đồng thời đánh giá vai trò tích cực việc áp dụng UNCLOS (nhưng không phải là toàn diện) trong việc duy trì trật tự biển ở Biển Đông và ủng hộ việc sử dụng một diễn đàn của bên thứ ba Trên cơ sở đó đề xuất một cơ
chế giải quyết thiết thực cho tranh chấp Biển Đông theo xu hướng phát triển mới.
John G Butcher, The International Court of Justice and the TerritorialDispute between Indonesia and Malaysia in the Sulawesi Sea, 2013 [164]: Trén co
sở phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế đối với tranh chấp lãnh thổ giữa Indonesia và Malaysia đối với đảo Sipadan và Ligitan ở biển Sulawesi, bài báo đã
nhân mạnh đến nguyên tắc chiếm hữu thực sự với ý nghĩa là cơ sở cho việc giải
quyết tranh chap chủ quyền lãnh thé đối với các đảo.
Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu tiêu biéu khác cũng có đề cập đến van đề giải quyết tranh chấp biển, tranh chấp Biển Đông ở những mức độ khác
nhau, như: lan Storey, Senior Fellow, The South China Sea Dispute: HowGeopolitics Impedes Dispute Resolution and Conflict Management, Institute ofSoutheast Asian Studies, Singapore (Paper presented at Global and RegionalPowers in a Changing World FLACSO-ISA, Buenos Aires, Argentina, 23-25 July2014); Omar Saleem, The Spratly Islands Dispute: China Defines the New
Millennium, The American University International Law Review 2000; Role Of
International Court Of Justice In Settlement Of Territorial Disputes
14
Trang 23disputes.php#ixzz3GwpkhHak); Approaches to Solving Territorial Conflicts, TheCarter Center, One Copenhill 453 Freedom Parkway Atlanta, GA 30307www.cartercenter.org; Henry Bensurto, Role of International Law in ManagingDisputes in the South China Sea, the Sumitro Chair for Southeast Asia Studies(http://csis.org/files/attachments/130606_Bensurto_ConferencePaper.pdf); DongManh Nguyen, Settlement of disputes under the 1982 United Nations Convention on
the Law of the Sea: The case of the South China Sea dispute, December 2005;Furtado, Xavier, International Law and the Dispute over the Spratly Islands:Whither UNCLOS? Academic journal article, Contemporary Southeast Asia, Vol.21, No 3, December 1999; David Anderson CMG (former judge of ITLOS),Methods of resolving maritime boundary disputes, (summary of a meeting of theInternational Law Discussion Group at House on 14th February, 2006; participantsincluded representatives from Embassies, Government departments, companies and
universities) Những công trình khoa học nêu trên đã đề cập, trình bày một số van đề cơ bản về những nguyên tắc của pháp luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hợp tác giữa các quốc gia; các nguyên tắc, phương pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế nói chung và giải quyết các tranh chap trong lĩnh vực Luật biên nói riêng.
Tổng hợp các công trình này thé hiện “bức tranh pháp lý” khá sinh động về giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia trong quá trình khai thác, sử dụng và quản lý biển theo luật quốc tế hiện đại Tuy nhiên, tác giả các công trình này hầu hết ở các nước khác nhau thuộc các khu vực khác nhau trên thế giới, mới chỉ đề cập đến việc đến giải quyết các tranh chấp quốc tế, giải quyết các tranh chấp theo UNCLOS nói chung và đề cập một phần đến việc giải quyết các tranh chap chủ quyên tại khu vực Biển Đông.
Có thé nói trên thế giới, hầu như chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu mang tính hệ thống và chuyên sâu về vấn đề áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế vào giải quyết các tranh chấp tại khu vực Biên Đông Tuy nhiên, việc nghiên cứu các công trình của các tác giả trên thé giới nêu trên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam trong điều kiện hiện nay, khi chúng ta đang nỗ lực
15
Trang 24hết sức dé tìm ra những biện pháp hữu hiệu cho việc giải quyết các tranh chấp phức tạp tại khu vực, đấu tranh bảo vệ chủ quyền và các quyền, lợi ích hợp pháp của
quốc gia trên Biên Đông.
1.2 Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở Việt Nam trực tiếp liên quan đến đề
tài Luận án
1.2.1 Giáo trình
Các giáo trình quan trọng về Luật quốc tế: Giáo trình Luật quốc tế của
Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2010 (TS Lê Mai Anh, chủ biên) [107], Giáo
trình Công pháp quốc tế của Khoa Luật, DHGG Hà Nội (PGS.TS Nguyễn Bá Diễn
chủ biên) năm 2013 [60]:
Các giáo trình nêu trên đều có các chương về nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế (trong đó có trình bày khái niệm, đặc điểm, vai trò của các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế trong đời sống quốc tế và nội dung cụ thé của từng nguyên tắc); về giải quyết các tranh chấp quốc tế (bao gồm khái niệm, phân loại tranh chấp quốc tế, nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình và các nhóm biện pháp giải quyết tranh chấp cơ bản như các biện pháp mang
tính ngoại giao, các biện pháp tài phán của trọng tài hay toà án và các biện pháp
thông qua cơ chế của các tổ chức quốc tế); về giải quyết tranh chap theo UNCLOS và những vấn đề cơ bản khác có liên quan Tuy nhiên vì là giáo trình mang tính hàn
lâm nên không đề cập, phân tích sâu các khía cạnh thực tiễn áp dụng các nguyên tắc
cơ bản cũng như thực tiễn giải quyết các tranh chấp quốc tế, đặc biệt là áp dụng các nguyên tắc cơ bản vào giải quyết tranh chấp cụ thé tại khu vực Biển Đông.
Một số giáo trình cùng tên của một số cơ sở đào tạo khác như Giáo trình Luật quốc tế của Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh, Viện Dai học mở Hà Nội về cơ
bản cũng chứa đựng những nội dung tương tự như trong những giáo trình nêu trên.
1.2.2 Sách chuyên khảo, tham khảo
Lê Mai Anh, Luật biển quốc tế hiện đại, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội, 2005 [1]: đây là cuốn sách chuyên khảo được kết cầu như một giáo trình, trong đó giới thiệu các vấn đề cơ bản về Luật biển quốc tế hiện đại như khái niệm, các nguyên tắc, nguồn, chế độ pháp lý các vùng biên, phân định biển và giải quyết tranh
16
Trang 25chấp theo UNCLOS Tuy nhiên, cuốn sách này không có nội dung nào dé cập đến việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế vào giải quyết các loại tranh chấp cụ thê như tranh chấp tại Biển Đông.
Các cuốn sách chuyên khảo tiêu biểu về nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế và giải quyết các tranh chấp về chủ quyền biển, đảo của các tác giả người Việt Nam như: Nguyễn Hồng Thao, Những điêu cân biết về Luật biển quốc tế, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội, 1997; Nguyễn Hồng Thao, Toà án quốc tế về luật biển, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006; Trung tâm Luật biển và hàng hải quốc tế, Đại học quốc gia Hà Nội, Hợp tác khai thác chung trong luật biển quốc tế - Những van dé lý luận và thực tiên, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2009; Nguyễn Bá Diến, Nguyễn Hùng Cường, Thém lục địa trong pháp luật quốc tế, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội, 2012; Nguyễn Bá Diễn, Hợp tdc cùng phát triển ở các vùng biển
trong pháp luật và thực tiễn quốc té, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội, 2013.
Những cuốn sách này đều có một phần nội dung đề cập đến các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế với ý nghĩa là cơ sở pháp lý quốc tế cho việc giải quyết tranh chấp quốc tế về biển, đảo.
Trung tâm Luật biển và hàng hải quốc tế, ĐHQG Hà Nội, Kinh nghiệm quốc tế về cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyên biển, đảo, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2013 [103]: cuốn sách di sâu nghiên cứu hai mảng nội dung lớn (i) tong quan về các cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyền biên, đảo; va (ii) thực tiễn quốc tế và một số bài học cho Việt Nam trong việc sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo Trong đó, các van dé về tranh chap chủ quyền biên đảo, các cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo theo UNCLOS và cơ sở pháp lý quốc tế để giải quyết tranh chấp đã được các tác giả tập trung làm rõ.
Tran Công Trục (chủ biên), Dau dn Việt Nam trên Biển Đông, Nxb Thông tin
và truyền thông, 2012 [97]: với các nội dung (i) vi trí, vai tro của biển, đảo Việt Nam
trong Biển Đông; (11) việc xác lập các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam; (iii) quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; (iv) tranh chấp Biển Đông: thực trang và giải pháp, cuốn sách là một công trình quan trọng góp phần vào việc đấu tranh khăng định chủ quyền đối với hai quần đảo
17
Trang 26Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam Tuy nhiên, vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế chưa được tác giả đề cập cụ thé, trực tiếp.
Đặng Đình Quý (chủ biên), Tìm kiếm giải pháp vì hòa bình và công lý ở biển Đồng, Nxb Thế giới, 2016 [83]: đây là một công trình tập hợp các nghiên cứu của học giả Việt Nam về Biển Đông nhằm góp phan đấu tranh và bảo vệ lợi ích chủ quyền biển đảo của đất nước, một ấn phâm đáng tham khảo đối với các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên và những độc giả quan tâm Với 16 bài viết được chọn lọc và kết cau khá hợp lý thành bốn chương, cuốn sách giới thiệu với độc giả các van đề chính yếu liên quan đến tranh chấp Biển Đông: Chương 1 tập trung phân tích lợi ích và chính sách của các bên trong và ngoài tranh chấp; Chương 2 phác họa phần nào thực trạng tranh chấp thông qua việc phân tích vai trò và hành động của các bên trong những diễn biến gần đây; Chương 3 đi sâu vào một số khía cạnh pháp lý quan trọng, cũng là những vấn đề tranh cãi nhất của tranh chấp như vấn đề thụ đắc lãnh thổ, quyền lịch sử, và các cơ chế giải quyết tranh chấp Với nhận định tranh chấp khó có thê được giải quyết triệt để trong tương lai gần, các bài viết trong Chương 4 hướng đến các biện pháp quản lý tranh chấp và những đề xuất dé tăng cường hợp tác giữa các bên nhằm duy trì môi trường hòa bình, ổn định trên Biển Đông Xuyên suốt trong cuốn sách, các tác giả đã sử dụng nhiều bằng chứng, lập luận thuyết phục về lịch sử, khoa học, pháp lý và chính trị để chứng minh một thực tiễn rằng: chìa khóa cho tranh chấp Biển Đông đó là các bên cần khang định và thực hiện yêu sách
của mình trên cơ sở pháp luật quốc tế và tôn trọng các nguyên tắc công bằng, không sử dụng vũ lực Việt Nam sở hữu nhiều bằng chứng thuyết phục dé khang định chủ quyền của mình ở Biển Đông và sẽ vẫn theo đuôi con đường hòa bình dé dàn xếp các tranh chấp.
1.2.3 Luận án tiễn sỹ, luận văn cao học
Một số công trình là luận án, luận văn tiêu biểu, nổi bật nghiên cứu về nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế về biển đảo hoặc có liên quan trực tiếp đến vấn đề này ở các cơ sở đào tạo luật trong 10
năm trở lại đây là:
18
Trang 27* Nghiên cứu về nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung
Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Kim Thanh, Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Tòa án quốc tế về Luật biển, Khoa Luật ĐHQGHN (2014): nghiên cứu tong quan về giải quyết tranh chấp trên biên và ITLOS; thủ tục tố tụng, thực tiễn xét xử giải quyết tranh chấp của ITLOS và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;
những chuẩn bị cho Việt Nam khi giải quyết tranh chấp trên biển tại thiết chế này.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Thị Thanh Hảo, Nguyên tắc tôn trọng chủ quyên quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, Khoa Luật ĐHQGHN (2013): luận giải những vấn đề lý luận chung về chủ quyền quốc gia, nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và hội nhập quốc tế; đánh giá những tác động của hội nhập quốc tế với chủ quyền quốc gia và thực trạng thực hiện nguyên tắc của Việt Nam va thé giới; đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp góp phan thực hiện nguyên tắc tôn trọng chủ quyên quốc gia trên thế giới và đưa ra một số giải pháp cụ thé với Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế dé phát triển kinh tế nhưng van
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và chủ quyền quốc gia.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Đinh Phạm Văn Minh, Quy chế và thực tiễn xét xử của Tòa án Công lý Quốc tế về giải quyết chủ quyên biển đảo, Khoa Luật ĐHQGHN (2013): tập trung nghiên cứu tổng quan về tranh chấp chủ quyền biển đảo và ICJ; thực tiễn xét xử của ICJ về tranh chấp chủ quyền biển đảo; và đề xuất giải pháp đối với Việt Nam khi tham gia giải quyết tranh chấp về chủ quyền biển đảo tại thiết chế này.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thu Trang Cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước luật Biển 1982 - những bài học cho Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội (2012): nghiên cứu một số vấn đề lý luận về tranh chấp quốc tế, phân tích một số điểm cơ bản về cơ chế giải quyết tranh chấp theo UNCLOS; phân tích cơ chế giải quyết tranh chấp của ITLOS, trong đó, nêu ra một số nét cơ bản về Tòa án này; phân tích, đánh giá thực trạng tranh chấp trên Biển Đông hiện nay, thực tiễn giải quyết tranh chấp của Việt Nam và từ đó đưa ra nhận định về khả năng giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo UNCLOS Tác giả đề xuất bốn giải pháp đối
19
Trang 28với Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, trong đó nhấn mạnh bên cạnh biện pháp ngoại giao mềm dẻo cũng cần sử dụng những công cụ pháp lý dé sớm giải quyết được tranh chấp biên đang căng thang hiện nay.
Tuy nhiên, những công trình này mới chỉ tập trung vào xem xét về mặt lý luận và thực tiễn của nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế; nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp theo UNCLOS với một số thiết chế cơ bản như ICJ, ITLOS dé đưa ra một số bài học cho Việt Nam mà chưa tiếp cận và giải quyết vấn đề áp dụng trực tiếp hệ thống nguyên tắc cơ bản của pháp
luật quốc tế vào giải quyết các tranh chấp phức tap tại Biển Đông.
* Nghiên cứu về nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp tại Biên Đông
Các công trình luận án, luận văn tiêu biéu gồm:
Luận án PTSKH luật học của tác giả Hoàng Trọng Lập “Tranh chấp hai quan đảo Hoàng Sa - Trường Sa”, DHKHXH&NV 1996 [61]: nghiên cứu van đề xác lập chủ quyền lãnh thổ trong pháp luật quốc tế (các phương thức thụ đắc lãnh thổ); tranh chấp chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa; và phương hướng, giải pháp giải quyết tranh chấp.
Luận án Tiến sỹ luật học của tác giả Phạm Vũ Thăng “Pháp luật quốc tế và việc giải quyết tranh chấp hai quan đảo Hoàng Sa, Trường Sa” Khoa Luật
ĐHQGHN, 2015 [93]: là công trình nghiên cứu hệ thống cơ sở pháp luật quốc tế về
xác lập chủ quyền lãnh thổ liên quan đến luận cứ chủ quyền của các bên đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; trên cơ sở đó đánh giá việc xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam, của các bên yêu sách chủ quyền trên hai quần dao; và đề xuất một số giải pháp hợp thêm sức mạnh đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo đang bị nước ngoài tranh chấp.
Luận án Tiến sỹ luật học của tác giả Lê Thị Anh Dao, Quy chế pháp lý của dao theo quy định của Công ước luật biển năm 1982 và những van dé đặt ra đổi với
Việt Nam, trường Dai học Luật Hà Nội, 2017 [47]: Đây là công trình khoa học
nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về quy chế pháp lý của đảo
theo quy định của UNCLOS 1982; thực tiễn giải thích, áp dụng quy định của Công
20
Trang 29ước Luật biển năm 1982 về quy chế pháp lý của dao và tranh chấp ở Biển Đông; trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị về lập trường quan điểm của Việt Nam và biện pháp xử lý vấn dé quy chế pháp lý của đảo ở Biển Đông, góp phần giải quyết tranh chấp ở Biển Đông và bảo vệ lợi ích của quốc gia, phù hợp với UNCLOS 1982 và thực tiễn quốc tế.
Luận án Tiến sỹ luật học của tác giả Nguyễn Hùng Cường, Giải quyết tranh chấp thêm lục địa trong pháp luật quốc tế, Khoa Luật ĐHQGHN, 2017 [35]: Đây là
công trình khoa học nghiên cứu những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp thềm
lục địa; cơ sở pháp lý của việc giải quyết các tranh chấp về thêm lục địa, đặc biệt là UNCLOS và các phán quyết của các thiết chế tài phán quốc tế; nguyên tắc và biện pháp giải quyết các tranh chấp thềm lục địa trong pháp luật quốc tế; trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị dé hoàn thiện pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp thềm lục dia và các giải pháp dé giải quyết tranh chấp về thềm lục địa giữa
Việt Nam và các nước.
Một số Luận văn thạc sỹ của các tác giả Uông Minh Vương, Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về chủ quyên lãnh thổ quốc gia trên biển trong luật quốc tế hiện đại - Liên hệ với chủ quyên trên biển của Việt Nam, Khoa Luật DHQGHN (2010); Tran Thi Họa My, Chủ quyên của Việt Nam trên biển Đông - nhìn từ góc độ pháp lý, thực tiễn và lời giải cho bài toán: "Giải quyết tranh chấp Biển Đông", Khoa Luật DHQGHN (2012); Ngô Hải Hoàn, Ap dung nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế và vấn đề tranh chấp Biển Đông, Khoa Luật ĐHQGHN (2014); Lê Thị Minh Hạnh, Ap dung nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế
trong luật quốc té với việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, Khoa Luật ĐHQGHN (2015); Kiều Thị Huyền, Giải quyết tranh chấp quan dao Hoàng Sa và
Trường Sa của Việt Nam tại các cơ quan tài phán quốc tế, Khoa Luật ĐHQGHN (2014); Nguyễn Thị Huệ, Giải quyết tranh chấp về hai quan đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước Tòa án Công lý Quốc tế của Liên hiệp Quốc, Khoa Luật ĐHQGHN (2013); Lê Quang Thành, Chủ quyén của Việt Nam đối với hai quan đảo
Hoàng Sa và Trường Sa, Khoa Luật ĐHQGHN (2005); Nguyễn Thị Diễm Anh
(2009), Xác định chủ quyên quốc gia đối với hai quan dao Hoàng Sa và Trường Sa;
21
Trang 30Nguyễn Thi Thanh (2011), Căn cứ pháp lý dau tranh bảo vệ chủ quyén của Việt Nam doi với Trường Sa; Vũ Phuong Thanh (2011), Pháp luật Trung Quốc về biển dao nhìn từ góc độ Luật pháp quốc tế và thực tiễn tranh chấp Biển Đông
Đây là những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông song ở mức độ hẹp, hầu như mới chỉ dừng lại ở việc giải
quyết đối với từng loại tranh chấp cụ thể, như tranh chấp về thềm lục địa hoặc tranh
chấp chủ quyền lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa hoặc vấn đề quy chế pháp lý của đảo ở Biển Đông Đối với loại tranh chấp thứ hai, hầu hết là nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này; cơ chế
giải quyết tranh chấp theo UNCLOS; và việc sử dụng một số thiết chế tài phán quốc tế như ICJ, ITLOS để giải quyết tranh chấp Một số công trình đề cập đến các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được áp dụng vào giải quyết tranh chấp nhưng cũng ở mức độ, phạm vi rất hẹp, chỉ giới hạn ở việc áp dụng nguyên tắc cụ thé là hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn điện và chuyên sâu hệ thống các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế áp dụng vào giải quyết các tranh chấp quốc tế về biển, đảo, đặc biệt là việc áp dụng chúng vào giải quyết các tranh chấp tại khu vực Biên Đông hiện nay.
1.2.4 Bài viết khoa hoc
Trên các tạp chí khoa học pháp lý chuyên ngành đã có nhiều bài viết trực tiếp liên quan đến chủ đề các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế và giải quyết các tranh chấp quốc tế về biển đảo, tiêu biểu và nổi bật là các bài viết sau: Nguyễn Bá Diến, Nguyễn Hùng Cường (2009), Cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển theo
Công ước Luật biển 1982; Nguyễn Bá Diễn (2012), Về chủ quyên lịch sử, pháp lý của Việt Nam đối với hai quân đảo Hoàng Sa và Trường Sa; Nguyễn Hồng Thao (2009), Yêu sách đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc dưới góc độ luật pháp quốc té; Banh Quốc Tuan (2013), Tòa trọng tài thường trực La Haye và vấn dé giải quyết tranh chấp chủ quyên trên Biển Đông của Việt Nam; Banh Quốc Tuan (2012), Một số van dé can quan tâm khi Việt Nam giải quyết tranh chấp chủ quyên trên Biển Đông tai Tòa trọng tài thường trực La Haye; Trần Thăng Long, Hà Thị Hạnh (2013), Nguyên tắc chiếm hữu thực sự trong luật quốc té và sự vận dụng vào lập luận khang dinh chu
22
Trang 31quyên của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; Nguyễn Thị Lan Anh, Luật quốc tế về phân định biển và tác động đến tranh chấp biển Đông; Phạm Vũ Thắng (2013), Suy nghĩ về giải pháp pháp lý cho Việt Nam trước vụ kiện của Philippines; Ngô Hữu Phước (2011), Tim giải pháp hiệu quả dé giải quyết tranh chấp Biển Đông; Matthias Fueracker, Giải quyết các tranh chấp biển quốc tế thông qua biện pháp tài phán; Nguyễn Bá Diễn (2015), Tranh chấp Biển Đông và các phương thức
giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc té trong Luật Quốc tế hiện đại
Ngoài ra, còn có các báo cáo, đề tài khoa học cấp nhà nước như một số đề tài do Bộ Ngoại giao, Trung tâm Luật biển và hàng hải quốc tế, Viện nghiên cứu khoa học biển và hải đảo chủ trì; kỷ yêu các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế về Biển Đông do Học viện Ngoại giao, Hội luật gia Việt Nam, các trường Đại học chuyên ngành luật tổ chức như: Học viện Ngoại giao, Biển Đông: hướng tới một khu vực hòa bình, an ninh va hợp tác, Nxb Thé giới, 2011; Biển Đông: quản lý tranh chấp và định hướng giải pháp Nxb Thế giới, 2012; Tranh chấp Biển Đông: Luật pháp, Địa Chính trị và Hợp tác quốc té (2013); Biển Đông: Địa chính trị, Lợi
ích, Chính sách và Hành động của Các bên liên quan và Biển Đông: Quản lý tranh chấp và Định hướng giải pháp (2014) cũng có một số nội dung về đặc điểm, tính chat của các tranh chấp tại Biển Đông, các biện pháp quản lý và giải quyết các tranh chấp tại Biên Đông dưới góc độ pháp luật quốc tế và các quan điểm được các học giả đề xuất cho Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia.
1.3 Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến Đề tài 1.3.1 Các vấn đề đã được giải quyết
Các công trình khoa học đã công bé trên thế giới và ở Việt Nam - như đã nêu trên và cả các công trình khác có liên quan chưa được đề cập đến trong Chương này - khi trình bày kết quả/quan điểm nghiên cứu về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế và giải quyết các tranh chấp quốc tế về biển, đảo đã phan nào thé hiện nội dung liên quan đến Đề tài của Luận án: Áp dung các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp tại Biển Đông mà nghiên cứu
sinh thực hiện Tựu trung là:
23
Trang 32i) Những van dé lý luận chung về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế liên quan trực tiếp đến việc giải quyết các tranh chấp quốc tế trong đó có tranh chấp quốc tế về biên, đảo;
ii) Khung pháp luật quốc tế về giải quyết các tranh chấp quốc tế và các quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS 1982 trong lĩnh vực Luật biển quốc tế;
iii) Cơ sở pháp lý và thực tiễn xác lập chủ quyền (của Việt Nam) trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa;
iv) Cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp thêm lục địa trong pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp về thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước;
v) Các luận điểm khoa học pháp lý và thực tiễn về quy chế pháp lý của đảo theo UNCLOS; về việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa ở Biên Đông.
1.3.2 Các vẫn đề chưa được nghiên cứu, giải quyết
Các công trình khoa học về giải quyết tranh chấp quốc tế ở nước ngoài tuy rất phong phú, đa dạng, kết quả nghiên cứu liên quan đến nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, phương pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế nói chung và các
tranh chấp trong lĩnh vực Luật biển nói riêng, song hầu hết chưa trực tiếp nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu về van dé áp dụng các nguyên tắc co bản của pháp luật quốc tế vào giải quyết các tranh chấp quốc tế về biển, đảo nói chung hay áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế vào giải quyết các tranh chấp tại khu vực Biên Đông nói riêng Do vậy, kết quả của các công trình này chỉ có ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam trong việc xác định giải pháp pháp lý nhằm đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên, đảo và các quyên, lợi ích hợp pháp khác của Việt Nam tại Biển Đông.
Các công trình khoa học ở Việt Nam trực tiếp liên quan đến Đề tài tuy đã nêu khá nhiều kết quả nghiên cứu, quan điểm, luận điểm khoa học về giải quyết các tranh chấp tại khu vực Biển Đông, nhưng cũng chỉ giới hạn chủ yếu ở tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa hoặc tranh chấp về thềm lục địa; nhìn
chung chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn diện, có hệ thông
24
Trang 33các nội dung lý luận, pháp lý và thực tiễn về việc áp dụng hệ thống các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế vào giải quyết các tranh chấp phức tạp tại Biển Đông.
Tựu trung lại, những vấn dé còn chưa được nghiên cứu, giải quyết nồi bật là:
1) Chưa có sự nghiên cứu, đánh giá một cách chuyên sâu giá trị nội dung của
các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế vào việc giải quyết các tranh chấp quốc tế về biển, đảo;
ii) Chưa có sự nghiên cứu, đánh giá một cách chuyên sâu về việc áp dụng hệ thống các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế vào việc giải quyết các tranh chấp quốc tế về biển, đảo nói chung, giải quyết các tranh chấp tại Biên Đông nói
riêng thông qua việc sử dụng các biện pháp phi tài phán;
11) Chưa có sự nghiên cứu, đánh giá một cách chuyên sâu về việc áp dụng hệ thống các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế vào việc giải quyết các tranh chấp quốc tế về biển, đảo nói chung, giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông nói riêng thông
qua việc sử dụng các biện pháp tài phán;
1v) Chưa có sự nghiên cứu, đánh giá một cách hệ thong va chuyén sau vé
những biện pháp nâng cao hiệu qua cho việc áp dụng các nguyên tac cơ bản của
pháp luật quốc tế vào giải quyết các tranh chấp quốc tế về biển, đảo và phương hướng áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế cho việc giải quyết
tranh chấp Biên Đông nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam 1.3.3 Những van đề cần tiếp tục nghiên cứu
Trên cơ sở tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước như đã phân tích, nghiên
cứu sinh xác định các van đề/nội dung cụ thé sẽ được tiếp tục nghiên cứu bồ sung, hoàn thiện trong công trình Luận án tiến sỹ luật học về đề tài Áp dung các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế trong việc giải quyết tranh chap tại Biển Đông, đó là:
1 Nghiên cứu, đánh giá giá trị nội dung của các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được áp dụng vào việc giải quyết các tranh chấp quốc tế về biển, dao;
2 Việc áp dụng các nguyên tắc cơ ban của pháp luật quốc tế dé giải quyết tranh chấp quốc tế về biển, đảo giữa một số quốc gia thông qua việc sử
dụng các biện pháp phi tài phán;
25
Trang 343 Việc áp dung các nguyên tắc cơ ban của pháp luật quốc tế dé giải quyết tranh chấp quốc tế về biển, đảo trên thế giới thông qua việc sử dung các
biện pháp tài phán và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;
4 Đánh giá việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế vào giải quyết các tranh chấp phức tap tại Biến Đông hiện nay; phân tích sự tôn trọng, sự vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế của các bên liên quan; luận giải, đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả cho việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế vào giải quyết các tranh chấp quốc tế về biên, đảo và phương hướng áp dụng các nguyên tac cơ bản của pháp luật quốc tế cho việc giải quyết tranh chấp Biển Đông nhăm bảo vệ các quyên và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.
Luận án tiến sĩ luật học với đề tài Ap dung các nguyên tắc cơ bản cua pháp luật quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp tại Biển Đông sẽ là công trình tiếp tục nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu về dé tài giải quyết tranh chấp Biển Đông, theo định hướng của nghiên cứu sinh là tham khảo, kế thừa kết quả nghiên cứu đã có; đồng thời thể hiện kết quả nghiên cứu và những quan điểm, lập luận mới của mình về các nội dung cơ bản và hiện đại của chủ đề nghiên cứu trên cả bình
diện lý luận và thực tiễn.
Kết luận chương 1
Thứ nhất, các công trình khoa học về giải quyết tranh chấp quốc tế ở nước ngoài tuy rất phong phú, đa dạng, kết quả nghiên cứu liên quan đến nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, phương pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế nói chung và tranh chấp trong lĩnh vực Luật biển nói riêng, song hầu hết không trực tiếp nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu về việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế vào giải quyết các tranh chấp quốc tế về biển, đảo nói chung hay áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế vào giải quyết các tranh chấp tại khu vực Biển Đông nói riêng Do vậy, kết quả của các công trình này chỉ có ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam trong việc xác định giải pháp pháp lý nhằm dau tranh bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông.
26
Trang 35Thứ hai, các công trình khoa học ở Việt Nam trực tiếp liên quan đến Đề tài tuy đã nêu khá nhiều kết quả nghiên cứu, quan điểm, luận điểm khoa học về giải quyết các tranh chấp tại khu vực Biển Đông, nhưng cũng chỉ giới hạn ở tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa hoặc tranh chấp về thềm lục địa hoặc vấn đề quy chế đảo trong giải quyết tranh chấp; nhìn chung chưa có công
trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn diện các nội dung lý luận, pháp lý
và việc áp dụng hệ thống các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế vào giải quyết các tranh chấp phức tap tại Biên Đông.
Thứ ba, Luận án sẽ là công trình tiếp tục nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu về việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp cụ thể tại Biển Đông nhằm một lần nữa nhấn mạnh, khăng định các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế luôn là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc giải quyết tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền, quyên tài phán mà Việt Nam đang phải đối diện với một số nước trong khu vực, góp phần đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông hiện nay.
27
Trang 36Chương 2
MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE CÁC NGUYEN TAC CƠ BAN CUA PHÁP LUAT QUOC TE VA VIEC AP DUNG TRONG GIAI QUYET TRANH
CHAP QUOC TE VE BIEN, DAO
2.1 Tổng quan về các nguyên tắc co bản của pháp luật quốc tế 2.1.1 Định nghĩa các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế
Hệ thống các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được hiểu là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, nền tảng, bao trùm và có giá trị bắt buộc chung (Jus cogens) đối với mọi chủ thé của luật quốc tế áp dụng trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, lĩnh vực của quan hệ quốc tế [60, tr 71] Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế đặt nền tảng và khuôn khổ pháp lý cho việc pháp điển hóa va thực thi hệ thống pháp luật quốc tế, nhằm 6n định quan hệ quốc tế và ấn định khuôn khổ xử sự cho các chủ thể; bảo vệ hòa bình, an ninh quốc tế; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia; bảo vệ quyền con người.
Trong hệ thống pháp luật quốc tế tồn tại nhiều nguyên tắc khác nhau, trong đó có các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ ở phạm vi toàn cầu, có các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ ở phạm vi khu vực, đồng thời có cả các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ trong từng ngành luật cụ thê của luật quốc tế Trong đó, các nguyên tắc cơ bản là
những nguyên tắc thê hiện tập trung nhất, khái quát nhất và cơ bản nhất các quan
điểm chính trị - pháp lý và cách xử sự của các quốc gia trong việc giải quyết những van đề cơ bản, quan trọng nhất của đời sống quốc tế.
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được ghi nhận trong các tập quán quốc tế cũng như được pháp điển hóa trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế đa phương, song phương, toàn cầu hoặc khu vực, như Hiến chương LHQ năm 1945,
Tuyên bố ngày 24/10/1970 của DHDLHQ về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương LHQ (sau gọi tắt là Tuyên bố 1970), Định ước Henxinki ngày 1/8/1975 về an ninh và hợp tác châu Âu, Tuyên bố Manila năm 1982 về Hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, Nghị quyết về Ngăn ngừa và hòa bình giải quyết tranh chấp
28
Trang 37quốc tế năm 2003, Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á năm 1976, Hiến chương ASEAN 2007, Hiến chương của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ, Hiến
chương thành lập Liên minh châu Phi, các văn bản thành lập của Liên minh châu
Âu, Nghị định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN 2010, Tuyên bồ về ứng xử của các bên ở Biển Đông 2002
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế chủ yếu được quy định tập trung trong hai văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng: Hiến chương LHQ và Tuyên bố 1970 Do vậy, trong phạm vi Luận án, tác giả sẽ tập trung vào nghiên cứu hệ thống các nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong hai văn kiện này.
2.1.2 Hệ thống các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc - điều ước quốc tế đa phương toàn cầu, bao gồm nguyên tắc bình dang chủ quyền của các quốc gia, nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế, nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế, nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia [203, Điều 2] Tuy nhiên, nội dung của các nguyên tắc này chưa được Hiến chương quy định đầy đủ và cũng theo tỉnh thần của Điều 2, thì chúng chưa được đề cập chính thức là các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế mà chỉ là các nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc nhằm mục đích duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, thúc đây quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đăng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyét Phát triển cùng với quá trình hoạt động của Liên hợp quốc, cho đến năm 1970, hệ thống các nguyên tắc tại Điều 2 Hiến chương mới được chính thức ghi nhận là các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế trong Tuyên bố 1970.
Tuyên bố 1970 ra đời nhân dịp kỷ niệm hai mươi lăm năm thành lập Liên hợp quốc là một bước ngoặt trong sự phát triển của pháp luật quốc tế và quan hệ giữa các nước, trong việc thúc day các quy tắc của pháp luật giữa các quốc gia va đặc biệt là các ứng dụng phổ quát của các nguyên tắc trong Hiến chương, góp phan tăng cường hòa bình thế giới [207, Lời nói đầu] Trên co sở nhấn mạnh vai trò đặc
biệt của Hiên chương trong việc duy trì hòa bình và an ninh quôc tê và sự phát triên
29
Trang 38mối quan hệ thân thiện, hợp tác giữa các quốc gia, ghi nhận những thay đổi lớn về
chính trị, kinh tế, xã hội và tiến bộ khoa học diễn ra trên thế giới từ khi Hiến
chương được thông qua đã làm tăng thêm tầm quan trọng cho những nguyên tắc này và nhu cầu áp dụng chúng trong thực tiễn của các quốc gia một cách hiệu quả hơn, cân nhắc đến sự phát triển không ngừng và pháp điển hóa của những nguyên tắc đó, Tuyên bố 1970 đã long trọng công bố các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia bao gồm:
Nguyên tắc tất cả các quốc gia từ bỏ việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế của mình chống lại sự toàn vẹn lãnh thô hoặc độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc là bất cứ cách thức nào khác không phù hợp với những mục đích của Liên hợp quốc (sau gọi tắt là nguyên tắc cắm sử dụng vũ
lực và đe dọa sử dụng vũ lực);
Nguyên tắc tất cả các quốc gia giải quyết các tranh chấp quốc tế của mình băng các biện pháp hòa bình mà không làm phương hại đến hoà bình, an ninh và công lý (sau gọi tắt là nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế băng các biện
pháp hòa bình);
Nguyên tắc không can thiệp vào các vẫn đề thuộc thâm quyền nội bộ của các quốc gia khác, phù hợp với Hiến chương LHQ (sau gọi tắt là nguyên tắc không can
thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác);
Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác phù hợp với Hiến chương (sau gọi tắt là nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác).
Nguyên tắc về quyền bình đăng và tự quyết của các dân tộc (sau gọi tắt là nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết).
Nguyên tac bình đăng vê chủ quyên của các quôc gia.
Nguyên tắc các quốc gia thực hiện với sự thiện chí các nghĩa vụ của mình phù hợp với Hiến chương LHQ hay Pacta sunt servanda (sau gọi tắt là nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế).
Trên thực tiễn, còn có quan điểm cho rằng ngoài bảy nguyên tắc đã nêu trên, cần bổ sung một số nguyên tắc khác như nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia,
nguyên tac tôn trọng các quyên cơ bản của con người, nguyên tac toàn vẹn lãnh thô
30
Trang 39quốc gia vào hệ thống các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế để khắc phục thiếu sót của Tuyên bố 1970 Nguyên tắc mới nếu được hình thành thì cũng hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của các quan hệ quốc tế do pháp luật quốc tế điều chỉnh Tuy nhiên, trên cơ sở nghiên cứu nội dung của các nguyên tắc cơ bản đã được giải thích rõ trong Tuyên bố 1970, chúng ta thấy rằng: nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia hay nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ quốc gia thực chất đã được ghi nhận trong sáu nội dung cơ bản của nguyên tắc bình đăng về chủ quyền của các quốc gia [207]; nguyên tắc tôn trọng các quyền cơ bản của con người được nhắc tới trong Lời nói đầu của Tuyên bố 1970 khi khang định về tam quan trọng của việc tôn trọng các quyền cơ bản của con người đối với việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, đồng thời cũng được ghi nhận là một trong những nội dung cơ bản của nguyên tắc bình đăng và tự quyết của các dân tộc Như vậy, bảy nguyên tắc được ghi nhận trong Tuyên bố 1970 cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị [117], tạo thành hệ thống các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, là căn cứ, nền tảng pháp lý quan trọng cho việc giải quyết các tranh chấp quốc tế nói chung, giải quyết các tranh chấp về về biển, đảo nói riêng, góp phần duy trì hòa bình, an ninh quốc tế và quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia.
2.1.3 Đặc điểm, vai trò của các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc té 2.1.3.1 Đặc điểm
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế có bốn đặc điểm cơ bản là tính
mệnh lệnh, bắt buộc chung; tính bao trùm; tính pho cap va tinh hé thong.
Thứ nhát, về tính mệnh lệnh, bắt buộc chung
Các nguyên tắc cơ bản là sự thê hiện tập trung nhất, khái quát nhất và cơ bản nhất các quan điểm chính trị - pháp lý và cách xử sự của các quốc gia trong việc giải quyết những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của đời sống quốc tế, là những nguyên tắc được thừa nhận bởi các quốc gia as a whole (như trong Hiến chương, Tuyên bố 1970) và cần thiết cho sự 6n định của trật tự pháp lý quốc tế Căn cứ theo các tiêu chí của quy phạm Jus cogens được ghi nhận trong Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế [211, Điều 53] cũng như sự giải thích của ILC trong các nội dung làm việc từ 2014 đến nay [150], các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế
31
Trang 40là những quy phạm có tính mệnh lệnh (quy phạm Jus cogens), có gia trị pháp ly cao
nhất và bắt buộc đối với mọi chủ thé của luật quốc tế Theo đó, các chủ thể của luật quốc tế đều phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc này trong mọi hoàn cảnh, mọi quan hệ quốc tế; không một chủ thể hay nhóm chủ thể nào của luật quốc tế có quyền không thực hiện hay thực hiện không đúng các nguyên tắc cơ bản này; bất kỳ hành vi đơn phương nào không tuân thủ triệt dé các nguyên tắc cơ bản đều bị coi là sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế; các quy phạm điều ước, tập quán quốc tế và pháp luật quốc gia có nội dung trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế đều không có giá trị pháp lý [107, tr.39] Đây là đặc điểm quan trọng nhất, tạo ra cơ sở pháp lý dé các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế chi phối lại các nguyên tắc pháp luật chung và các nguyên tắc chuyên ngành.
Thứ hai, về tính bao trùm
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế tổng quát hóa toàn bộ nội dung hệ thống các quy phạm pháp luật quốc tế; đồng thời chúng được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực của quan hệ quốc tế [60, tr.73] giữa các chủ thể của luật quốc tế; góp phần định hướng cơ bản cho hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quốc gia Do vậy chúng mang tinh bao trim, xuyên suốt toàn bộ hệ thống quy phạm pháp lý quốc tế và pháp luật quốc gia.
Thứ ba, về tính phổ cập
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được ghi nhận trong các tập quán quốc tế và trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng như Hiến chương LHQ, Tuyên bố 1970, Định ước Henxinki 1/8/1975 về an ninh và hợp tác các nước châu Au , được áp dụng trên phạm vi toàn cầu và được thừa nhận rộng rãi trong quan hệ quốc tế Đồng thời, các nguyên tắc này cũng được ghi nhận một cách long trọng tại Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á, Hiến chương ASEAN, DOC và trong rất
nhiều điều ước song phương giữa các quốc gia như Hiệp định thương mại Việt Nam —
Hoa Ky ngày 13/7/2000, Hiệp định biên giới Việt — Trung năm 1999 [107, tr.40]
Thứ tur, về tính hệ thống
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế có mối quan hệ qua lại với nhau trong một chỉnh thê thống nhất, chỉ khi tồn tại trong sự tác động qua lại chúng mới
32