1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Hoàn thiện pháp luật Bảo hiểm y tế Việt Nam

182 9 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện pháp luật Bảo hiểm y tế Việt Nam
Tác giả Phùng Thị Cam Châu
Người hướng dẫn PGS.TS Lò Thị Hoài Thu, PGS.TS Nguyễn Hiền Phương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận án tiến sĩ luật học
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 182
Dung lượng 46,65 MB

Nội dung

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Với việc lựa chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm y tế Việt Nam”,luận án xác định mục đích cần đạt được là nghiên cứu toàn diện, sâu sắc và có hệthong

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

PHUNG THỊ CAM CHAU

BAO HIEM Y TE VIET NAM

LUAN AN TIEN SI LUAT HOC

Hà Nội - 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

PHÙNG THI CAM CHAU

Chuyén nganh: Luat kinh té

Mã số: 62 38 01 07

LUAN AN TIEN Si LUAT HOC

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Lê Thị Hoài Thu

2 PGS.TS Nguyễn Hiền Phương

Hà Nội - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sô liệu trong luận án là trung thực.

Những kêt luận khoa học của luận án chưa từng được nhà nghiên cứu

khác công bố trong bat kỳ công trình nào trước đây.

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Phùng Thị Cam Châu

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

DANH MỤC CÁC BẢNG

695.100 |

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu - 2-2 2 s+cx+cxerEerEzrerrsered |

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên CỨU 5 5+5 33+ ‡‡+*E++vE+veexeeereeerseess 3

3 Đối tượng, phạm vi nghiÊn CỨU - s5 + + ‡ + E+vE+eeEeeeeereeeeeerseee 3

4 Phương pháp nghiên CỨU 5 c2 E113 E+*EE+eeEEeerererseerereerre 4

5 Những đóng góp mới của luận án - +5 +5 + + + £+svseereerseererers 4

6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ¿-¿-cScceceEeEvEsErererkserecee 5

7 Kết cầu của luận án - 5:2 St2E9E5E1E11E5E1112115111155211151121E1 51225 xe 6 CHƯƠNG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU DE TÀI 7

1.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến dé tải 7

1.1.1 Tình hình nghiÊn CỨU trong HƯÓC c- 555cc v+seeeeereeeeeeess 8 1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở ngoài HỚC 55c £svesseesess 25

1.2 Kế thừa va phát triển trong khuôn khổ đề tài luận án 31

1.2.1 Những kết quả nghiên cứu luận án được kế thừa - 31 1.2.2 Những van dé luận án can tiếp tục nghiÊH Cử" -. - 32 1.3 Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và sử dụng phương pháp

0140110080) 0 5 33

1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứn - 33

1.3.2 Su dụng phương pháp nghiÊH CUU c5 +se+sx 35

KET LUẬN CHƯNG l - - 6 SE SE *E#EEEESEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEkrkekrrerrekee 38 CHƯƠNG 2: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE BẢO HIEM Y TẾ VÀ

PHAP LUAT BẢO HIẾM Y TE - 2-2 SeE‡EE+EEEEEEEEEEEErErkerkerkeree 39

2.1 Những van dé lý luận về bảo hiểm y tẾ -2- 2 s+c++cx+zxzse¿ 39

2.1.1 Khái niệm bảo hiểm Y tỂ + +S++SteEEeEESEEEEEEEEEerkerkerrees 39

Trang 5

2.1.2 Đặc điểm của bảo hiểm Y tỄ -©-+©-2+ce+Ee+£+EeEterterrrrerrsee 48 2.1.3 Vai trò của bảo hiểm Y KẾ ceccecsecsessessesssessessessessessessssssessessessessessessees 53 2.2 Những van dé lý luận về pháp luật bảo hiểm y tế - 56

2.2.1 Khái niệm pháp luật bảo hiểm y tẾ + 2+ s+ce+c+eecesrssrzed 56 2.2.2 Nguyên tắc pháp luật bảo hiểm y tẾ -cscs+c+eecesrsrzes 60 2.2.3 Nội dung pháp luật bảo hiểm y 6 -+©-++ce+c+csrsereereeee 63 KET LUẬN CHUONG 2 22: 5£ <2 2EE£EESEEEEEEEEEEEEEEErrkrrrkrrrrrrei 78 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO HIÊM Y TẾ VIỆT NAM

¬ 79

3.1 Về đối tượng tham gia bảo hiểm y tẾ - 2-52 2+ ecEerxerserxee 80

3.1.1 Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động dong S1

3.1.2 Nhóm do tổ chức Bảo hiểm xã hội đóng -s-55z©5s+ 82

3.1.3 Nhóm do ngân sách Nhà nước AON c5 55 555 x++s +2 83

3.1.4 Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng - 84

3.1.5 Nhóm hộ gia (đÏÌHÌÏ - «cv ng kc 85

3.2 Về quyền lợi hưởng bảo hiểm y tẾ 2-2 + x£x+£x+xzzszred s9

3.2.1 Phạm vi hưởng bảo hiểm y tỄ +©-+©ce+ce+ce+certertertesrered 89 3.2.2 Mức hưởng bảo hiểm y te eeccecceccessesseessessessessesseesessessessessessesseesseees 92 3.3 Về quỹ bảo hiểm y tẾ - -2¿52©52+E<SEESEEEEEEEEEEE211211211 2211111 100

3.3.1 Nguồn hình thành Quy cecceccccccscescessessessesseesssssessessessessesssssessesseesees 100

3.3.2 Quản lý và sứ dụng QH - «cà cà +sSseeseerseeereersreree 103

3.4 Về quan lý và tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế - 5 108

3.4.1 Quản lý Nhà nước về bảo hiểm y tỂ -2©ce+cs+cs+resrceei 108 3.4.2 Tổ chức thực hiện bảo hiểm y KẾ -+©-z©ce+c+c+rsrssrsees 109 KET LUẬN CHƯNG 3 - -G- %kSt+EEEk+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkererkrri 131 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VA KIEN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIẾM Y TE VIỆT NAM - 5c cSx+k+ESEEEESESEEEESEEEeErkekererkrerrrrs 132

4.1 Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật bảo hiểm y tế Việt Nam 132

Trang 6

4.1.1 Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm y tế xuất phát từ tất yếu khách quan

của việc dam bảo va nâng cao quyên con người trong lĩnh vực chăm sóc

4.1.2 Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm y tẾ xuất phát từ yêu cầu phát triển bảo hiểm y tế đã được hoạch định trong chính sách của Đảng và Nhà

4.1.3 Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm y tế xuất phát từ nhu cầu khắc phục những hạn chế, bat cập trong hệ thong pháp luật bảo hiểm y tế hiện hành

4.2 Định hướng hoàn thiện pháp luật bảo hiểm y tế Việt Nam 139

4.2.1 Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm y té hướng tới thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn AGN -©5-©52©5£+S£+E‡ESEEEEESEEEEEEEEEEEEEEErrkerkerkees 139 4.2.2 Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm y tế phù hợp với diéu kiện kinh tế -xã hội và kha năng cung ứng dịch vu của hệ thống y té quốc gia 140

4.2.3 Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm y tế hướng tới sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thong pháp luật quốc gia và tiệm cận với xu hướng tiễn bộ trên thé gÌÓi ¿- +5 SE‡EESE+EEEEEEEEEEE211121111121111112111111E11 11110 142 4.3 Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo hiểmy tế 143

4.3.1 Nhóm kiến nghị mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế 144

4.3.2 Nhóm kiến nghị nâng cao quyên lợi hưởng bảo hiểm y tế 146

4.3.3 Nhóm kiến nghị đảm bảo an toàn quỹ bảo hiểm y tế 147

4.3.4 Nhóm kiến nghị về quản lý và tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế 151

.4350009/.)0921019).c 1 156

000900077 157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ LIÊN

QUAN DEN LUẬN ÁN - 5c SE St 1E EEE1211211111211211 1111111 159 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2 2c¿22++2EEEzExerzrxesrred 160

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

STT Ky hiéu Nguyên nghĩa

1 ASXH An sinh xã hội

2 |BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

3 | BHXH Bao hiểm xã hội

4 |BHYT Bảo hiểm y tế

Trang 8

DANH MỤC CÁC BÁNG

Bảng 3.1: Số người tham gia BHYT và tỷ lệ % dân số có thẻ BHYT giai đoạn

2009 - D ớộgớgg.ắấấấấẳ 87Bang 3.2: Số lượt KBCB BHYT giai đoạn 2009 - 2016 - 98

Bang 3.3: Chi KBCB BHYT giai đoạn 2009 - 2016 -«+-<<s<2 99 Bảng 3.4: Thu quỹ BHYT giai đoạn 2009 - 2016 - - 5+5 <++<s+ 103 Bảng 3.5: Thu, chi quỹ BHYT cho KBCB giai đoạn 2009 - 2016 106

Trang 9

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), BHYT là một bộ phận cấu thành của

hệ thống ASXH quốc gia, có mục đích chung bảo vệ cuộc sống các thành viên xãhội Năm 1952, ILO đã ban hành Công ước số 102 về quy phạm tối thiểu về an toàn

xã hội Mặc dù Công ước số 102 không trực tiếp đề cập tới BHYT nhưng chăm sóc

y tế là nội dung đầu tiên được quy định trong 9 chế độ trợ cấp thuộc hệ thống

ASXH Ở các quốc gia, với sự khác biệt về kinh tế, xã hội, phong tục tập quán và

nhận thức , nội dung của BHYT có thể được đồng nhất với chăm sóc y tế hoặcđược quy định với những nội dung riêng Dù tiếp cận ở các góc độ khác nhau songBHYT đều được hiểu là dịch vụ hỗ trợ chi phí chăm sóc sức khỏe, được quản lythực hiện bởi nhà nước, hướng tới mục tiêu chia sẻ rủi ro về sức khỏe trong phạm vi

toàn bộ dân chúng.

Ở Việt Nam hiện nay, BHYT giữ một vi trí vô cùng quan trọng trong hệ

thống ASXH quốc gia Từ phương diện điều chỉnh pháp luật, sau 3 lần được điều

chỉnh bởi các văn bản pháp quy dưới luật (Nghị định số 299/HĐBT ngày 15/8/1992của Hội đồng Bộ trưởng, Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998 của Chính

phủ và Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ), BHYT đãđược quy định trong một đạo luật với sự ra đời của Luật BHYT do Quốc hội khóa

XII thông qua tại kỳ họp thứ tư ngày 14/11/2008 Trai qua hơn 5 năm thực hiện,

Luật BHYT năm 2008 đã được sửa đồi, bổ sung bởi Luật sửa đôi, bố sung một SỐđiều của Luật BHYT năm 2014, có hiệu lực ké từ ngày 01/01/2015 Nếu như LuậtBHYT năm 2008 được đánh giá là “mới tập trung bao phủ ở chiêu rộng (dân số)

mà chưa bao phú theo chiều sâu (gói dich vụ) và chiều cao (bảo vệ tài chính)”

[161] thì Luật BHYT sau sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã thé hiện bước tiến rõ rệt,

không chỉ tập trung bao phủ đối tượng mà còn tạo lập cơ sở pháp lý tăng cường chấtlượng dịch vụ y tế và hỗ trợ tài chính

Từ góc độ nhu cầu của mỗi cá nhân, BHYT như là một công cụ hữu hiệunhất dé chia sẻ rủi ro về sức khỏe Vì vậy, hoàn thiện pháp luật BHYT nhằm đáp

1

Trang 10

ứng một nhu cầu mang tính tất yếu khách quan Từ góc độ Nhà nước, hoàn thiệnpháp luật BHYT trong bối cảnh pháp luật Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế, khókhăn, dịch vụ y tế trong nên kinh tế thị trường liên tục có những bước phát triển đòihỏi có sự điều chỉnh hợp lý hướng tới mục tiêu BHYT toàn dân Nghiên cứu thựctiễn thực hiện pháp luật BHYT cho thấy vẫn còn con số không nhỏ (khoảng 17

triệu) người dân chưa tham gia BHYT trong khi mục tiêu BHYT toàn dân đã được đặt ra và thực hiện theo lộ trình từ năm 2009 [16].

Quyền lợi của người tham gia BHYT trong mối tương quan với mức đónggóp và khả năng đáp ứng của hệ thống y tế quốc gia cũng còn nhiều hạn chế Mộttrong những van dé mang tính thời sự ảnh hưởng trực tiếp tới đảm bảo quyền vàtham gia và hưởng BHYT là sự thiếu ổn định về tài chính Quy KBCB BHYT sau

nhiều năm liên tục đảm bảo cân đối (2010 - 2015) thì đến năm 2016 lại tái diễn tình

trạng bội chi [16] Đó là hệ quả tất yếu của tình trang thu không thực sự hiệu quả,

trốn đóng, gian lận đóng BHYT, thu không đáp ứng đủ nhu cầu chỉ trong bối cảnh

mở rộng phạm vi quyên lợi hưởng của người tham gia BHYT, cùng với đó là tìnhtrạng “trục lợi” BHYT đang diễn ra Gần đây, với những cải cách trong quy định

về nội dung chế độ và tô chức thực hiện như mở “thông tuyến” KBCB, nâng cao vai

trò của thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về BHYT BHYTViệt Nam thể hiện được nhiều ưu điểm song vẫn chưa giải quyết được triệt dénhững hạn chế có nguy cơ ảnh hưởng tới sự an toàn tài chính của quỹ BHYT

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài còn thê hiện rõ ở việc đảm bảo thựchiện mục tiêu tiến tới BHYT toàn dân mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định Phápluật BHYT Việt Nam cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện dé đáp ứng vị trí, vaitrò quan trọng trong hệ thống pháp luật ASXH, hướng tới mục tiêu bảo vệ quyềncon người, đảm bảo công bằng và tiễn bộ xã hội

Trong các lĩnh vực khoa học như triết học, kinh tế học, y học, luật hoc , đã cónhiều công trình tiếp cận BHYT và pháp luật BHYT ở những góc độ, phạm vi khác

nhau Song, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tông thé, toàn

diện về pháp luật BHYT Việt Nam hiện hành với mục tiêu hoàn thiện pháp luật Từ

Trang 11

những cơ sở lý luận và thực tiễn đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện

pháp luật bảo hiểm y tế Việt Nam” cho luận án tiễn sỹ luật học của mình

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Với việc lựa chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm y tế Việt Nam”,luận án xác định mục đích cần đạt được là nghiên cứu toàn diện, sâu sắc và có hệthong các van đề lý luận về BHYT và pháp luật BHYT; từ đó, luận án đưa ra nhữngđánh giá thực trạng pháp luật BHYT Việt Nam, làm cơ sở đề xuất các kiến nghị vớimục tiêu hoàn thiện pháp luật BHYT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Đề đáp ứng được mục đích nghiên cứu của luận án, các nhiệm vụ nghiên cứu

được xác định cụ thể, bao gồm:

Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về BHYT và pháp luật BHYT,góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về pháp luật BHYT ở Việt Nam phù hợp với sựphát triển của quốc gia, đặt trong bối cảnh làn sóng cải cách BHYT đang diễn ra

mạnh mẽ trên thế giới.

Thứ hai, nghiên cứu thực trạng pháp luật BHYT Việt Nam bang việc phântích, bình luận các quy định hiện hành và thực tiễn thực hiện các quy định về đối

tượng tham gia, quyền lợi hưởng, quỹ BHYT, quản lý và tổ chức thực hiện BHYT,

tập trung vào các hạn chế và chỉ ra các nguyên nhân của những hạn chế đó làm cơ

sở đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Thứ ba, chỉ ra sự cần thiết và các định hướng hoàn thiện pháp luật BHYTtrong bối cảnh hiện nay, đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật BHYT

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là pháp luật BHYT Việt Nam Luận án tập

trung nghiên cứu lý luận pháp luật về BHYT và thực trạng pháp luật BHYT Việt

Nam thông qua những quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Luận án cũng nghiên cứu những quy định pháp luật quốc tế và pháp luật một sốquốc gia trên thế giới về BHYT Tuy nhiên, nội dung này không được bàn luận sâu

sac mà chỉ nhăm làm cơ sở dữ liệu đê đôi chiêu, so sánh, phân tích, đánh giá quy

Trang 12

định của pháp luật BHYT Việt Nam hiện hành, đảm bảo tính khách quan, bao quát

trong các nhận định, bình luận.

Luận án nghiên cứu pháp luật BHYT với tư cách là một chế định pháp luật đảmbảo quyền chăm sóc y tế của con người, một trong các quyền con người trong lĩnh vựcASXH Những vấn đề pháp lý về các sản phẩm bảo hiểm thương mại có đối tượng

được bảo hiểm là sức khỏe con người không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án

4 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vềNhà nước và pháp luật, các quan điểm, định hướng của Đảng và nhà nước về chínhsách xã hội, an sinh xã hội nói chung, chính sách bảo hiểm y tế nói riêng, dé thựchiện nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả sử dụng phương thức tiếp cận dựa trên quyền, hệthống, đa ngành và liên ngành BHYT được xem xét với tư cách một quyền conngười trong tổng thé các quyền về an sinh xã hội; pháp luật bảo hiểm y tế là một bộphận của pháp luật an sinh xã hội, nó được hợp thành bởi nhiều nhóm quy định,đồng thời có mối liên hệ với nhiều bộ phận pháp luật khác như pháp luật về bảohiểm xã hội, pháp luật lao động, pháp luật về y tế Thực hiện luận án này, tác giả

kết hợp sử dụng một số phương pháp chung được áp dụng trong nghiên cứu khoa

học xã hội như phương pháp tông hợp, phương pháp mô tả, phương pháp phân loại,

phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh cũng

sử dụng phương pháp nghiên cứu đặc thù của ngành luật học là phương pháp phân

tích quy phạm, phương pháp so sánh pháp luật.

5 Những đóng góp mới của luận án

Là công trình khoa học nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn điện và có hệthống về pháp luật BHYT, luận án có những đóng góp mới như sau:

Một là, luận án làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về BHYT và phápluật BHYT, góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về pháp luật BHYT ở Việt Nam phùhợp với sự phát triển của quốc gia và xu hướng cải cách BHYT mạnh mẽ đang diễn

ra trên thê giới.

Trang 13

Hai là, luận án đã làm rõ thực trạng quy định pháp luật BHYT Việt Nam

thông qua việc phân tích, bình luận các quy định hiện hành Những luận giải cụthể cùng sự so sánh, đối chiếu quy định pháp luật BHYT hiện hành với quy địnhpháp luật tương ứng trong pháp luật quốc gia những giai đoạn trước và pháp luật

quốc tế giúp nêu bật những điểm tiến bộ và những điều còn hạn chế trong các quy

định hiện nay.

Ba là, luận án cung cấp những thông tin mang tính thời sự về tình hình thựctiễn thực hiện các quy định pháp luật BHYT về đối tượng tham gia, quyền lợihưởng, quỹ, quản lý và tô chức thực hiện BHYT

Bốn là, luận án đánh giá các thành công, hạn chế trong quy định pháp luật vàquá trình tổ chức thực hiện pháp luật BHYT; đặc biệt làm rõ những tồn tại, bất cập

và chỉ ra các nguyên nhân của hiện trạng đó làm cơ sở đề xuất những kiến nghị

hoàn thiện pháp luật.

Năm là, luận án nêu rõ sự cần thiết và các định hướng hoàn thiện pháp luậtBHYT trong bối cảnh hiện nay

Sáu là, luận án đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật BHYT Việt Namhiện nay trên cơ sở khoa học, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Luận án góp phần củng cố, hoàn thiện co sở lý luận về BHYT và pháp luậtBHYT trong bối cảnh BHYT trên thế giới đang có nhiều cải cách mạnh mẽ Luận

án cung cấp những kiến thức tiến bộ về lý luận và thực tiễn pháp luật BHYT tại một

số quốc gia trên thế giới Luận án đã làm rõ thực trạng quy định và thực tiễn thựchiện pháp luật BHYT Việt Nam hiện hành, chỉ ra những thành công, hạn chế và cácnguyên nhân của thực trạng đó Luận án cũng đóng góp một số kiến nghị hoàn thiện

hệ thống pháp luật BHYT Việt Nam trên cơ sở khoa hoc

Đồng thời, ở mức độ nhất định, luận án cung cấp những kiến thức hữu íchcho những người làm công tác thực tiễn trong lĩnh vực BHYT dé áp dụng pháp luật

BHYT một cách hiệu quả Luận án có giá trị là một tài liệu tham khảo cho các cơ

quan lập pháp, hành pháp trong quá trình hoạch định, xây dựng và thực hiện chính

Trang 14

sách, pháp luật BHYT Những kết quả nghiên cứu của luận án cũng có thé được sử

dụng để tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại các cơ sở

đào tạo luật học, xã hội học, công tác xã hội, kinh tế và cho các tô chức, cá nhânquan tâm đến lĩnh vực BHYT, pháp luật BHYT

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm

4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tai

Chương 2: Những vấn đề lý luận về BHYT và pháp luật BHYT

Chương 3: Thực trạng pháp luật BHYT Việt Nam.

Chương 4: Định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật BHYT Việt Nam

Trang 15

CHUONG 1:

TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU DE TAI

1.1 Tinh hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tai

Bảo hiểm y tế vừa là một loại hình bảo hiểm, vừa là bộ phận của ASXH

Trong bản chất của BHYT luôn hàm chứa cả tính kinh tế và tính xã hội Do đó,BHYT là vấn đề được quan tâm nghiên cứu cả trong kinh tế học và một số lĩnh vực

khoa học xã hội.

Trong khoa học pháp lý, nghiên cứu về BHYT là nghiên cứu xây dựng và

thực thi pháp luật đảm bảo một quyền công dân Tham gia và hưởng các chế độ của

BHYT là quyền của con người trong lĩnh vực ASXH nói chung, lĩnh vực chăm sóc

sức khỏe nói riêng Các nhà nước khác nhau, hay một nhà nước trong những thời kỳ

khác nhau có phạm vi, mức độ bảo vệ quyền khác nhau Điều đó phụ thuộc vào các

điều kiện khách quan và chủ quan của mỗi quốc gia trong những giai đoạn cụ thé

Hệ thống pháp luật BHYT do đó luôn luôn phải vận động dé nâng cao vai trò bảo vệquyền con người trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, phù hợp với từng bối cảnh lịch sử

Trong điều kiện Việt Nam những năm gần đây đang chuyển mình mạnh mẽ

về kinh tế - xã hội, Nhà nước nâng cao việc bảo vệ quyền con người, nghiên cứuhoàn thiện pháp luật BHYT là một nhu cầu tất yếu khách quan và vẫn đang cònnhiều khoảng trống Nghiên cứu hoàn thiện pháp luật BHYT Việt Nam hiện hànhcần tập trung vào các khía cạnh pháp lý của BHYT, đồng thời khảo sát và tiếp thu

một cách có chọn lọc những kết quả nghiên cứu cơ bản về khía cạnh kinh tế, xã hội

của BHYT Việc nghiên cứu lý luận pháp luật BHYT, thực trạng pháp luật BHYT

Việt Nam hiện hành và kiến nghị hoàn thiện pháp luật BHYT cũng cần đặt trongtong thé xu hướng phát triển của pháp luật về ASXH

Xuất phát từ những tiền đề trên, tác giả tiến hành nghiên cứu, rà soát cáccông trình khoa học trong và ngoài nước liên quan đến BHYT và pháp luật BHYTViệt Nam, tập trung trong lĩnh vực khoa học pháp ly dé đánh giá tổng quan tinh

hình nghiên cứu đê tai luận án.

Trang 16

LULU Tình hình nghiên cứu trong nước

1.1.1.1 Nghiên cứu lý luận về bảo hiểm y tế và pháp luật bảo hiểm y tế

Nghiên cứu lý luận về bảo hiểm y téNhững vấn đề lý luận về BHYT được nghiên cứu trong nhiều ngành khoahọc như luật học, triết học, kinh tế học, y học Mỗi công trình khoa học như luận

án, luận văn, cuốn sách, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp có những cách tiếp

cận và luận giải riêng về BHYT Có thé kế đến một số nghiên cứu tiêu biểu trongthời gian qua như:

Ở cấp độ luận án tiễn sỹ, với góc độ tiếp cận tập trung nhất tới BHYT, luận

Thị Thanh Hương (2012) đã luận giải tính tất yêu khách quan và các quan niệm vềBHYT, từ đó tác giả đưa ra định nghĩa, đặc điểm của BHYT Theo tác giả:

BHYT là một chính sách ASXH của Nhà nước mang tính cộng đồng, chia

sé rủi ro, trên cơ sở sự dong góp của người lao động, người sử dụng laođộng và cộng dong, có sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước nhằm mục dichkhám, chữa bệnh khi thành viên 6m dau, bệnh tật và không vì mục tiêu lợinhuận [88, tr.12].

Khái niệm này đã thé hiện khá rõ nét tính xã hội trong bản chất của BHYT.Luận án cũng đã chỉ ra những đặc trưng của BHYT từ việc bóc tách nội hàm định nghĩa thuật ngữ BHYT ma tác gia đã xây dựng Tuy nhiên, tac giả đã chưa luận giảisâu sắc các đặc điểm của BHYT dé khắc hoa những đặc trưng riêng có của BHYT,

sự khác biệt của BHYT so với các loại hình bảo hiểm khác cũng như với các nộidung khác của ASXH.

Từ góc độ tiếp cận rộng hơn, nhiều luận án tiến sỹ đã đề cập đến BHYT với

tư cách là một bộ phận của ASXH, như: “ASXH đối với nông dân trong điều kiệnkinh tế thị trường ở Việt Nam” của Mai Thi Ngọc Anh (2009) [5], “Dam bảo ASXHtrên địa bàn thành phố Hà Nội” của Đông Thị Hồng (2015) [85], “Chính sách

ASXH với người nông dân sau khi thu hôi dat dé phát triển các khu công nghiệp(nghiên cứu tại Bắc Ninh)” của Nguyễn Văn Nhường (2011) [103], “Dam bảo

Trang 17

ASXH gắn với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Tâm (2015)[130] Do tiếp cận từ góc độ khá rộng, những vấn đề lý luận về BHYT mới được

trình bày ở mức cơ bản, khái quát trong tông thê lý luận về ASXH

Ở cấp độ luận văn thạc sỹ, đề tài “Phát triển và hoàn thiện hệ thong BHYT ởViệt Nam” của Nguyễn Thị Tứ (2007) đã khái quát cơ sở lý luận về BHYT Theotác giả, BHYT là “sự hợp nhất kinh tế của số lượng lớn những người trước cùngmột loại hiểm nguy do bệnh tật gây nên mà trong từng trường hợp cá biệt không thểtính toán và lo liệu được ” [145, tr.9] Khái niệm này đã nhìn nhận về BHYT trênquan điểm kinh tế Do vậy, khi phân tích đặc điểm, vai trò của BHYT, tác giả cũngtiếp cận theo góc độ của kinh tế học

Trên phương diện luật học, trong nhiều luận văn thạc Sỹ, các tác giả cũng đặt

nền tảng lý thuyết cho công trình nghiên cứu của mình bằng việc trình bày nhữngvan đề cơ bản về BHYT như nguồn góc ra đời, khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của

BHYT Trong mối tương quan với các luận án đã được khảo cứu, những luận điểm

được đưa ra tại các luận văn này nhìn chung chưa có điểm mới đột phá trong nghiên

cứu lý luận về BHYT

Một mặt, BHYT là nội dung quan trọng của ASXH nên luôn được đề cậpđến trong các tài liệu học tập về ASXH Giáo trình ASXH của Trường Đại học Kinh

tế quốc dân (2008) [147], Giáo trình Nhập môn ASXH của Trường Đại học Laođộng xã hội (2013) [149] đã trình bày một cách khá toàn diện những vấn đề kháiquất về BHYT như khái niệm, ý nghĩa, vai trò, nguyên tắc của BHYT Mặt khác,BHYT lại là một trong những loại hình bảo hiểm, cho nên, Giáo trình Bảo hiểm củaTrường Đại học Kinh tế quốc dân (2008) [148], Giáo trình BHXH của Trường Daihọc Lao động xã hội (2010) [150] cũng viết về BHYT với tư cách là một vấn đềcủa bảo hiểm nói chung, bảo hiểm phi thương mại nói riêng Các tài liệu nhìn chungthừa nhận khái niệm, đặc điểm, vai trò của BHYT dựa trên định nghĩa BHYT trongvăn bản pháp luật hiện thời điều chỉnh về BHYT Những tri thức khoa học trong cáctài liệu học tập chính thống này cung cấp nền tảng lý luận cơ bản nhất về BHYT

cho người học Tuy nhiên, những luận giải sâu sắc xoay quanh các vân đê lý luận về

Trang 18

BHYT không thuộc phạm vi mà các giáo trình đề cập Mặc dù vậy, những kiến thức

cơ bản đó hết sức có ý nghĩa giúp cho người học có được nên tang tri thức dé có thé

tiếp tục nghiên cứu những vấn đề sâu, rộng hơn về BHYT

Trong các cuốn sách về lý luận BHYT, đáng chú ý có tac pham “Kinh té y tế

và BHYT” do Nguyễn Thị Kim Chúc chủ biên (2007) [49] Đây là một tác phẩm cónghiên cứu về lý luận BHYT dưới góc độ kinh tế BHYT được luận giải với tư cách

là một vấn đề trong lý thuyết chung về kinh tế y tế, cùng với các bộ phận khác nhưchi phí y tế, tài chính y tế và viện phí Tác phẩm “Đổi mới và phát triển BHXH ởViệt Nam” của TS Dương Văn Thắng (2015) lại dành một chương riêng để trìnhbay những nghiên cứu về lịch sử ra đời và phát triển BHYT ở nước ta, trong đó khái

lược từ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân những năm đầu đổi mới,

công tác xây dựng quỹ khám chữa bệnh nhân đạo tự nguyện ở Bệnh viện huyệnSông Thao, tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ), việc thí điểm xây dựng quỹ bảo

hiểm sức khỏe ở Hải Phòng rồi mở rộng thí điểm BHYT tới các miền và một số

ngành; tới bước chuẩn bị cho sự ra đời chính sách BHYT và khi chính sách BHYTchính thức triển khai trên phạm vi cả nước, những thành công, thách thức dat ra vànhững đổi mới sau 5 năm, 10 năm thực hiện [134] Nhận xét về cuốn sách này,

TS Phạm Thành (Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam giai đoạn 1995 - 2006) bàyto: “ mỗi người được đọc cuốn sách này sẽ thay được hết quá trình hình thành vàphát triển BHXH, BHYT ở Việt Nam ” [134, tr.9] Bên cạnh đó, cuốn sách “BHYT

- Những bước di dau tiên ” của tác giả Bùi Thành Chi (2014) có thé xem như cuốnhồi ký sinh động của một người có đóng góp tích cực trong việc trực tiếp đặt nền

móng cho sự ra đời của BHYT tại Việt Nam Trong tai liệu này, tác gia đã trình bay

những lý luận và tư duy ban đầu ở Việt Nam về BHYT, thuật lại bối cảnh và nhữngngày tháng đầu tiên của BHYT ở nước ta, mà cụ thé là tại Hải Phong, địa phươngđầu tiên làm thí điểm BHYT, từ đó hình thành nên chính sách BHYT quốc gia [40].Những cuốn sách này có thé xem như nguồn tư liệu quý giá mà các nhà nghiên cứu

có thé tham khảo, tiếp thu và sử dung trong nghiên cứu BHYT theo pháp luật Việt

10

Trang 19

Nam đảm bảo bao quát toàn diện cả về chiều dài lịch sử và chiều rộng của các khía

cạnh liên quan tới BHYT.

Một số bài viết đăng trên các tạp chí cũng đã luận bàn về những khía cạnhkhác nhau về lý luận BHYT Nhìn nhận BHYT với tu cách là một chính sách cuaNhà nước, tác giả Lê Bạch Hồng có bài “Vai tro của chính sách BHXH, BHYT đốivới ASXH của đất nước ” trên Tạp chi Cộng sản (2010) Bài viết đã tập trung luậngiải vai trò của BHYT, cùng với BHXH để góp phần quan trọng tạo nên mạng lướibảo đảm cho người dân những điều kiện sống tối thiểu [87] Nghiên cứu các môhình tổ chức thực hiện BHYT, tác giả Hồ Hải có bài “Các loại hình BHYT và kẽ ho

của nó ” được đăng tải trên Tạp chí Tia sáng (2010) Tác giả đã nêu lên những đặc

điểm của mỗi mô hình BHYT điền hình trên thế giới (mô hình Otto Von Bismarck,William Henry Beveridge, BHYT quốc gia, BHYT “trả tiền túi”), từ đó có nhữngphân tích khá sâu sắc về những bat cập trong mỗi mô hình đó [75]

Theo khảo cứu của nghiên cứu sinh, những công trình nghiên cứu trên đây đãđưa ra các quan niệm về BHYT từ các phương diện kinh tế, xã hội và pháp lý, đồngthời cũng nêu lên đặc trưng, ý nghĩa của BHYT Tuy nhiên, cho đến nay, ngoài địnhnghĩa trong pháp luật thực định, chưa có một định nghĩa thống nhất về BHYT về

mặt học thuật Cũng xuất phát từ tính thiếu thống nhất trong việc xác định nội hàm

thuật ngữ BHYT, những vấn đề liên quan như đặc điểm, vai trò của BHYT đượctrình bày trong các tài liệu còn có nhiều điểm khá khác nhau Thêm vào đó, do góc

độ và mức độ tiếp cận, các tác giả đã chưa luận giải một cách toàn diện và sâu sắc

các vấn đề lý luận về BHYT

Nghiên cứu lý luận về pháp luật bảo hiểm y tế

Vấn đề lý luận pháp luật BHYT được nghiên cứu trong lĩnh vực khoa họcluật và chủ yếu được công bố trong các luận án tiễn sỹ, luận văn thạc sỹ, sáchchuyên khảo.

Trong luận án tiễn sỹ luật học “Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng

và hoàn thiện pháp luật về ASXH ở Việt Nam” (2008), xuất phát từ nhận thức phápluật về BHYT là một trong bốn trụ cột của pháp luật về ASXH (cùng với pháp luật

11

Trang 20

về BHXH, ưu đãi xã hội và trợ giúp xã hội), khi bàn tới vấn đề lý luận pháp luật

ASXH, tác giả Nguyễn Hiền Phương có trình bày những nội dung lý luận chung

nhất về pháp luật BHYT như khái niệm, nội dung, nguyên tắc pháp luật BHYT[115] Tuy nhiên, do luận án bao quát vẫn đề ASXH nói chung, tác giả đã chưa có

điều kiện luận bàn sâu sắc về lý luận pháp luật BHYT

Nghiên cứu tập trung về pháp luật BHYT, luận án “Cơ sở lý luận và thực

tiễn hoàn thiện pháp luật BHYT ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Thanh Hương (2012)

đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về pháp luật BHYT như khái niệm, bản chất,vai trò của pháp luật BHYT Luận án đã luận giải pháp luật BHYT là một bộphận của pháp luật ASXH, điều chỉnh nhiều mối quan hệ xã hội đan xen và có đốitượng bảo vệ rất rộng lớn, mang tính nhân văn, xã hội sâu sắc Tác giả cũng làm rõpháp luật BHYT có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính công bằng trong tiếp

cận dịch vụ chăm sóc y tế, là một trong những công cụ chống lại nghèo đói, bệnh

tật, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng, gia đình và cá nhân,mang ý nghĩa quốc tế [88] Có thé xem đó là những đóng góp đáng kế của luận ántrong nghiên cứu lý luận pháp luật BHYT Mặc dù vậy, luận án vẫn để lại khoảngtrống nghiên cứu lý luận về nguyên tắc điều chỉnh, nội dung điều chỉnh của pháp

luật BHYT.

Những van dé lý luận về pháp luật BHYT như khái niệm pháp luật BHYT,

sự cần thiết phải ban hành pháp luật BHYT, vai trò của pháp luật BHYT, nội dung

và hình thức thé hiện của pháp luật BHYT là những nội dung được tác giả Phạm

Thị Vy Linh luận giải trong luận văn thạc sỹ luật học “Pháp luật BHYT ở Việt Nam

hiện nay” (2014) [97] Những phân tích của tác giả luận văn có nhiều điểm tương

đồng với những luận giải của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương trong luận án tiến sĩluật học “Cơ sở ly luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật BHYT ở Việt Nam ” vànội dung điều chỉnh của pháp luật BHYT, tác giả đề cập tới chức năng quản lý Nhànước, đối tượng, phạm vi mức đóng và phương thức đóng BHYT, thẻ BHYT, phạm

vi được hưởng BHYT, tổ chức khám chữa bệnh và thanh toán chi phí khám chữa

bệnh BHYT, quản lý và sử dụng quỹ BHYT, quyền và nghĩa vụ của các bên liên

12

Trang 21

quan đến BHYT, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về

BHYT Cách tiếp cận này bao trọn các nội dung điều chỉnh của pháp luật BHYT

Việt Nam, song tỏ ra lệ thuộc vào pháp luật thực định của nước ta và còn thiếu tính

khái quát.

Bảo hiểm y tế tự nguyện cho tới nay dù không còn tồn tại trong hệ thốngBHYT quốc gia, nhưng đã từng là một phần không thê thiếu bên cạnh BHYT bắt

buộc, nhăm từng bước mở rộng đối tượng tham gia BHYT, dần tiễn tới thực hiện

BHYT toàn dân Do đó, trong lý luận pháp luật về BHYT, không thé không ké tớinhững lý thuyết pháp luật về BHYT tự nguyện Khai thác đề tài này, luận văn thạc

sỹ “BHYT tự nguyện trong Luật BHYT Việt Nam” của Bùi Thị Thu Hăng (2014)dành một phần quan trọng dé luận giải khái niệm, nguyên tắc, nội dung điều chỉnh,vai trò của pháp luật BHYT tự nguyện cũng như giới thiệu pháp luật BHYT tựnguyện của một số nước trên thế giới và những gợi mở cho Việt Nam [78]

Nghiên cứu lý luận về pháp luật BHYT trong tổng thể pháp luật ASXH từ

kinh nghiệm pháp lý quốc tế, cuốn sách: “Pháp luật ASXH: Kinh nghiệm của một

số nước đối với Việt Nam” của Trần Hoàng Hải và Lê Thị Thúy Hương (2011) giớithiệu tổng quan về ASXH, pháp luật ASXH của một số quốc gia như Hoa Kỳ, Đức,Nga từ đó trình bày những vấn đề pháp luật ASXH của Việt Nam, trong đó cópháp luật BHYT [77] Nghiên cứu sâu sắc hơn về lý luận pháp luật BHYT từ nhữngbài học kinh nghiệm trên thế giới, cuốn “Pháp luật BHYT một số quốc gia trên thégiới và những kinh nghiệm cho Việt Nam” do TS Nguyễn Hiền Phương chủ biên(2013) đã luận giải những vấn đề khái quát về pháp luật BHYT, giới thiệu pháp luậtBHYT của nhiều quốc gia có quan điểm tiến bộ, hiện đại về BHYT như Đức, ThuyĐiển, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc từ đó đúc rút những kinh nghiệm cho quátrình xây dựng va tô chức thực hiện pháp luật BHYT tại Việt Nam [114]

Có thé thấy, những van dé lý luận về pháp luật BHYT đã được đề cập ở cácmức độ khác nhau trong một sé công trình nghiên cứu Dinh nghĩa, ban chất, vai trò

của pháp luật BHYT đã được các tác giả luận giải, những đúc rút từ nghiên cứu

pháp luật BHYT tại nhiều quốc gia trên thế giới đã được các nhà khoa học chia sẻ

13

Trang 22

Mặc dù vậy, việc nghiên cứu hệ thong hoa va tiép tuc phat triển, làm sâu sắc hơn

những vấn đề lý luận về pháp luật BHYT vẫn là một yêu cầu đặt ra đối với các nhànghiên cứu, đặc biệt là van đề nguyên tắc điều chỉnh và nội dung điều chỉnh củapháp luật BHYT cần thiết phải được làm sáng tỏ

1.1.1.2 Nghiên cứu thực trạng pháp luật bảo hiểm y tế Việt Nam

Các quy định về chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam được ban hành và triển

khai khá sớm, ngay sau khi nước ta giành được độc lập Tuy nhiên, pháp luật vềBHYT ở Việt Nam chỉ chính thức hình thành vào năm 1992, được đánh dấu bằng

sự ra đời của Điều lệ BHYT kèm theo Nghị định số 299 - HĐBT ngày 15/8/1992của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Các văn bản pháp quy về BHYT cũng

liên tục được sửa đổi, bổ sung, thay thé dé tạo lập cơ sở pháp lý ngày càng khoa

học, hiệu quả, nhân văn hơn cho BHYT Đến năm 2008, Luật BHYT đầu tiên đượcban hành Sau hơn 5 năm thực hiện (từ 01/7/2009), Luật BHYT được sửa đổi, bésung bởi Luật sửa đôi, bố sung một số điều của Luật BHYT năm 2014, có hiệu lựcthi hành ké từ ngày 01/01/2015 Cùng với quá trình phát triển của pháp luật BHYT,nhiều công trình khoa học bàn về quy định pháp luật BHYT và thực tiễn thực hiện

cũng được các tác giả công bố Thực hiện luận án này, nghiên cứu sinh chủ yêu tập

trung khảo cứu một số nghiên cứu tiêu biểu về thực trạng pháp luật BHYT đượccông bồ sau thời điểm Luật BHYT năm 2008 chính thức ra đời

Luận án tiễn sỹ “Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật BHYT ở

Việt Nam ” của Nguyễn Thị Thanh Hương (2012) là một công trình dành sự nghiên

cứu công phu cho thực trạng pháp luật BHYT Việt Nam Tác giả đã khái quát lịch

sử hình thành và phát triển của pháp luật BHYT nước ta, chia thành hai giai đoạn:giai đoạn từ khi BHYT chính thức hình thành (năm 1992) đến trước thời điểm LuậtBHYT có hiệu lực (hết 30/6/2009) và giai đoạn từ ngày 01/7/2009 trở đi Luận án

cho rằng:

Nhìn lại chặng đường lịch sử 20 năm tôn tại và phát triển, pháp luật

BHYT không ngừng cải cách, hoàn thiện để phù hợp hơn với thực tiễn và

luôn xuất phát từ các quan diém, chủ trương của Đảng về chăm sóc y tê

14

Trang 23

và BHYT qua các thời kỳ Tuy nhiên, pháp luật BHYT hiện hành còn bộc

lộ khá nhiều hạn chế can được hoàn thiện [88, tr.134]

Luận án cũng đã luận giải về các nội dung điều chỉnh của pháp luật BHYTnhư đối tượng áp dụng, chế độ hưởng và quỹ BHYT, từ đó đưa ra những nhận xét

về ưu điểm, hạn chế của pháp luật BHYT Luận án đồng thời đã chỉ ra những thành

công, hạn chế trong việc thực hiện các quy định pháp luật BHYT về đối tượng thamgia, chế độ hưởng và quỹ BHYT Bên cạnh đó, tác giả đã tìm ra một số nguyênnhân của những hạn chế trong tô chức thực hiện pháp luật BHYT [88] Tại thờiđiểm được công bó, luận án tiến sỹ luật học “Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiệnpháp luật BHYT ở Việt Nam” là nghiên cứu toàn điện nhất về thực trạng pháp luậtBHYT ở Việt Nam Tuy nhiên, khi các văn bản quy phạm pháp luật về BHYT được

sửa đôi, bố sung, đặc biệt khi Luật sửa đôi, bố sung một số điều của Luật BHYT

năm 2014 có hiệu lực, hệ thống pháp luật BHYT thé hiện những bước tiến quantrọng và sau một thời gian triển khai đã nảy sinh nhiều vấn đề mới, làm xuất hiệnnhu cầu có một nghiên cứu cập nhật hơn về hoàn thiện pháp luật BHYT Việt Nam

hiện hành.

Nghiên cứu riêng về thực trạng phương thức thanh toán chỉ phí KBCBBHYT có một số luận án như: “Nghiên cứu phương thức thanh toán chỉ phí khám,chữa bệnh BHYT theo nhóm chan đoán đổi với nhóm bệnh tăng huyết áp” của LưuViết Tĩnh (2012) [133], “Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức khoán quỹ địnhsuất đến chỉ phí và một số chỉ số khám, chữa bệnh BHYT thuộc bốn bệnh viện tỉnhThanh Hóa” của Trần Quang Thông (2012) [138] Những nghiên cứu này gópphần đánh giá các quy định về phương thức thanh toán chi phí KBCB - một yếu tô

có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả sử dụng quỹ BHYT và tính an toàn của quỹ

-cũng như thực tiễn áp dụng dưới góc nhìn y học.

Ở cấp độ thạc sỹ, luận văn “Đánh giá Luật BHYT sau 3 năm thực hiện ” của

tác giả Nguyễn Khánh Linh (2013) đã trình bày, phân tích, đánh giá các quy định

của pháp luật về BHYT Theo tác giả, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về

BHYT đã bao quát khá toàn diện các khía cạnh cần được điều chỉnh của BHYT

15

Trang 24

cũng như có những thay đổi, điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của từng

thời kỳ; đồng thời xác định được lộ trình dé tiến tới BHYT toàn dân, quy định

quyền lợi hưởng BHYT tương đối phù hợp và có lợi cho người tham gia, thụhưởng, các quy định về quỹ BHYT là khung pháp lý an toàn cho tổ chức và hoạtđộng của quỹ Luận văn có nhận định trong thực tiễn triển khai, Luật BHYT đã đạtđược những kết quả quan trọng nhưng cũng cho thấy một số tồn tại, hạn chế liênquan tới các van dé: việc mở rộng và phát triển mạng lưới người tham gia theo lộtrình BHYT toan dân, thực hiện chế độ hưởng cho người tham gia BHYT, hoạtđộng thanh toán chi phí KBCB BHYT, công tác quản lý quỹ BHYT và giám định

BHYT [96] Luận văn “Pháp luật BHYT ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Phạm Thị Vy Linh (2014) lại tập trung nghiên cứu thực trạng pháp luật BHYT Việt Nam

thông qua việc khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật BHYT ởnước ta, từ đó, tác giả đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật BHYT theo từng tiêu

chí như tính toàn diện, tính thống nhất, tính đồng bộ, tính ôn định, tính minh bạch

và tính khả thi [97] Nghiên cứu ở thời điểm gần hơn, đề tài “7c trạng thi hànhpháp luật BHYT bắt buộc ở Việt Nam” của tác giả Bùi Thị Phương Dung (2015) đã

có những đánh giá chung về ưu điểm, những tác động tích cực cũng như những hạn

chế, tồn tại của Luật BHYT năm 2008 trong 5 năm thi hành, đồng thời đưa ra một

số nhận định về tình hình thực hiện Luật sửa đổi, bố sung một số điều của LuậtBHYT năm 2014 theo kết quả sơ bộ 6 tháng đầu năm 2015 Qua đó, có thê thấy,mặc dù pháp luật BHYT đã có những bước tiến tích cực, song vẫn có những “nútthắt” cần được tháo gỡ để đưa Việt Nam đến gần với mục tiêu BHYT toan dân

[52] Mỗi luận văn có những cách tiếp cận đối với thực trạng pháp luật BHYT

Việt Nam và có những đóng góp nhất định trong việc đánh giá quy định pháp luật

và thực tiễn thực hiện pháp luật BHYT trong giai đoạn Nhà nước tiến hành sửa đổiLuật BHYT năm 2008 và gợi mở hướng nghiên cứu đối với các nghiên cứu về phápluật BHYT trong các giai đoạn tiếp theo

Pháp luật BHYT là một nội dung quan trọng của pháp luật ASXH, do đó,

Giáo trình Luật ASXH của Trường Đại học Luật Hà Nội (2013) [149], của Trường

16

Trang 25

Đại học Cần Thơ (2012) [150], của Trường Đại học Huế (2012) [146] đều dành

một chương cho pháp luật BHYT Các tài liệu này là tư liệu chính thống để người

học trong mỗi cơ sở đào tạo tiếp cận, tìm hiểu các quy định pháp luật Việt Nam

về BHYT

Bên cạnh những luận án, luận văn, giáo trình tiêu biểu trên, thực trạng phápluật BHYT cũng được nghiên cứu và công bố trong một số cuốn sách chuyên khảo.Các tác phẩm: “Bao đảm ASXH trong thời ly day mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa và hội nhập quốc tế qua nghiên cứu thực trạng ở thi đô Hà Nội” do tác giảĐông Thị Hồng chủ biên (2015) [85], “4SXH đối với dân tộc thiểu số ở Việt Nam”

do tác giả Nguyễn Thị Lan Hương chủ biên (2015) [87], “Lý thuyết và mô hình

ASXH (phân tích thực tiễn ở Đồng Nai)” do nhóm tác giả Phạm Văn Sáng, Ngô

Quang Minh, Bùi Vân Huyền và Nguyễn Anh Dũng thực hiện (2009) [126] lànhững công trình đề cập tới thực trạng thực hiện ASXH nói chung, trong đó có

những đánh giá về thực trạng thực hiện BHYT Cuốn sách “Mi số điểm cơ bản về

hệ thong y tế Việt Nam và vấn dé BHYT, đặc biệt BHYT tuyến xã” của Lương NgocKhuê (201 1) tập trung giới thiệu một số vấn đề cơ bản về hệ thống y tế Việt Nam,

các loại hình cơ bản của BHYT và vấn đề KBCB cho người tham gia BHYT tuyến

xã, trình bày kết quả về thực trạng y tế tuyến xã và vấn đề BHYT tuyến xã [93].Công trình “Công bằng trong sức khỏe ở Việt Nam: góc nhìn từ xã hội dân sw” củaHoàng Tú Anh chủ biên (2011) đã dành một phan dung lượng dé đánh giá thực tiễnthực hiện pháp luật BHYT ở Việt Nam trên góc nhìn về công bằng trong tài chính

y tế [3]

Nghiên cứu tổng thé về pháp luật BHYT, tác phẩm “Quá trình hình thành vàphát triển BHYT Việt Nam” của BHYT Việt Nam (2002) khái lược toàn bộ sự hìnhthành chính sách BHYT trong thời kỳ 1989 - 1992, giai đoạn bắt đầu triển khaichính sách BHYTT trong cả nước 1992 - 1997, giai đoạn đổi mới chính sách BHYT,quản lý tập trung thống nhất hệ thống BHYT Việt Nam (từ năm 1997) Với mỗi giai

đoạn, các tác giả đều trình bày về bối cảnh kinh tế - xã hội, những thành tựu, hạn

17

Trang 26

chế của pháp luật BHYT và sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách BHYT ở

Việt Nam [19].

Cũng tìm hiểu về pháp luật BHYT Việt Nam, nhưng nhìn nhận từ góc độkhác, cuốn sách chuyên khảo “Pháp luật Việt Nam trong quá trình hội nhập và pháttriển bên vững” do GS.TS Lê Minh Tâm chủ biên (2009) dành một chương riêng détrình bày về pháp luật BHYT Việt Nam, xem xét quá trình phát triển BHYT trongquá trình hội nhập và phát triển [129] Trong cuỗn “Quyên ASXH và đảm bảo thựchiện trong pháp luật Việt Nam ” do PGS.TS Lê Thị Hoài Thu chủ biên (2014), phápluật BHYT được đánh giá theo lăng kính nghiên cứu bảo đảm quyền ASXH trongviệc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ thông qua BHYT, theo các nhóm vấn đề như đốitượng tham gia BHYT, chế độ hưởng BHYT và quỹ BHYT [139]

Thực trạng pháp luật BHYT đồng thời là chủ đề được lựa chọn cho đề tài

nghiên cứu khoa học các cấp của nhiều nhà nghiên cứu trong những năm vừa qua,

đặc biệt phải kể tới một số nghiên cứu cấp Bộ, cấp Nhà nước Trong nghiên cứu

“Khả năng thực hiện BHYT toàn dân” của Vụ BHYT, Bộ Y tế (2011), với phươngpháp nghiên cứu tông hợp từ các số liệu thứ cấp cùng với trực tiếp điều tra, nhómtác giả có những nhận định quan trọng về tình hình tham gia BHYT Mặc dù LuậtBHYT năm 2008 quy định toàn dân có trách nhiệm tham gia BHYT theo lộ trình,tuy nhiên, đến năm 2014, khả năng tham gia BHYT của các nhóm đối tượng vẫncòn ở các mức độ khác nhau Nhóm nghiên cứu khang định có nhiều yếu tố ảnhhưởng, tác động đến việc mở rộng diện bao phủ, khả năng thực hiện mục tiêuBHYT toàn dân [33] Đề án “7c hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn

2012 - 2015 và 2020” do Bộ Y tế chủ trì (2012) là một công trình quan trọng tổngkết thực trạng thực hiện BHYT dé từ đó đưa ra mục tiêu, giải pháp thực hiện BHYTtoàn dân Đề tài này có những đánh giá quan trọng về ban hành các văn bản quyphạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật BHYT; bao phủ về dân số tham giaBHYT; bao phủ về quyền lợi BHYT; bao phủ về chi phí KBCB va cân đối thu chiquỹ BHYT cũng như nhận định về khó khăn, thách thức và nguyên nhân của khó

khăn, thách thức trong thực hiện BHYT toàn dân [31] Nghiên cứu “BHYT foàn dân

18

Trang 27

- Thực trạng và kiến nghị” của Trung tâm Thông tin khoa học, Viện Nghiên cứu

Lập pháp (2013) dành một phần nội dung khá lớn để trình bày tình hình triển khai

và những kết quả đạt được cũng như về những bat cập trong tổ chức thực hiệnBHYT sau 20 năm, nhất là sau 4 năm triển khai Luật BHYT năm 2008 [124] Điểm

tương đồng trong các công trình nghiên cứu trên là đã khai thác một cách khá toàn

diện về thực trạng pháp luật BHYT, gắn với lộ trình tiễn tới BHYT toàn dân ở ViệtNam Trong đó, các tác giả có những phát hiện tương tự về một số tồn tại cần lưu ý

để khắc phục khi thi hành pháp luật BHYT Tuy nhiên, cũng do bối cảnh thời giannghiên cứu (các công trình trên hầu hết được hoàn thành trong năm 2014 trở vềtrước - trước thời điểm Luật sửa đổi, bố sung một số điều của Luật BHYT năm

2014 có hiệu lực) cho nên đa số các tác giả chỉ có thể cập nhật đến thực tiễn triển

khai pháp luật BHYT trước thời điểm Luật BHYT năm 2008 được sửa đổi, bồ sung.

Pháp luật BHYT qua mỗi giai đoạn luôn là đề tài được nhiều tác giả của cácbài báo, tạp chí khai thác Từ góc độ chung nhất, bài viết “Thực trạng pháp luật

ASXH ở Việt Nam và phương hướng hoàn thiện ” của PGS.TS Lê Thị Hoài Thu trên

Tạp chí Nhà nước và pháp luật (2014) có những đánh giá về tình hình thực thi phápluật BHYT giai đoạn trước năm 2014 trong tổng thé pháp luật về ASXH [140] Ởgóc độ cụ thé hơn, tác giả Pham Hong Hải có bài “Phân tích dau vào và dau ra của

BHYT Việt Nam giai đoạn 2009 - 2012” trên Tạp chí Y hoc (2014) [76]

Trong những năm gan đây, đặc biệt là năm 2015, các bài viết đăng tải trêntạp chi tập trung khá nhiều vào chủ dé phân tích những điểm mới, tiến bộ của Luật

sửa đổi, bố sung một số điều của Luật BHYT như loạt bài: “Quyên lợi của ngườitham gia BHYT có nhiều điểm mới”, “Sử dụng thẻ BHYT khi khám, chữa bệnh dé

được hưởng day đủ quyên lợi theo Luật BHYT sửa doi”, “BHYT năm hoc mới cónhiều đổi mới” của Nguyễn Huy Nghị trên Tạp chí BHXH (2015) [104, 105,106] Nhiều bài viết lại phản ánh các khía cạnh khác nhau của quy định pháp luậtBHYT và thực tiễn thực hiện như về đối tượng bao phủ của BHYT [1, 62, 100],

BHYT cho học sinh, sinh viên [4, 11, 41, 70], BHYT theo hộ gia đình [35, 95],

BHYT đối người nghẻo hoặc cận nghèo [81], BHYT tại các địa phương [7, 8, 34,

19

Trang 28

42, 58, 60, 66], công tác KBCB BHYT [71, 82, 113], áp dụng công nghệ thông tin

trong quản ly và thực hiện BHYT [2, 6, 10, 57, 69], xử lý vi phạm pháp luật trong

lĩnh vực BHYT [9, 12] Nhìn chung, mỗi bài viết cung cấp những cách nhìn sâusắc về một vài van dé của pháp luật BHYT hiện nay Tuy nhiên, từ góc độ tong

quan, những phát hiện này tỏ ra còn manh mun trong thực trạng pháp luật BHYT.

Như vậy, ở mức độ khác nhau, các công trình nghiên cứu trên đã ít nhiềuđóng góp những phân tích, bình luận có giá trị về các quy định pháp luật BHYT vàthực tiễn thực hiện tại Việt Nam Trong đó, có đề tài đề cập tới pháp luật BHYTnhư là một phần của nghiên cứu về pháp luật ASXH, có tài liệu trình bày về pháp

luật BHYT như một nội dung nghiên cứu độc lập; có công trình chỉ khai thác một

khía cạnh của pháp luật BHYT Với các nghiên cứu về pháp luật ASXH nói chung,

pháp luật BHYT mặc dù giữ một vị trí quan trọng song mức độ đề cập còn hạn chế.

Các nghiên cứu tông thể về pháp luật BHYT lại chủ yếu được thực hiện và công bốtrước thời điểm có hiệu lực của Luật sửa đôi, bố sung một số điều của Luật BHYTnăm 2014, do đó thực trạng quy định pháp luật chưa cập nhật được hệ thống vănbản hiện hành Một số bài viết đăng tải trên các tạp chí trong thời gian gần đây mặc

dù đã cập nhật những nội dung quy định mới, nhưng thường chỉ khai thắc một vàikhía cạnh mà chưa nghiên cứu một cách tổng quát về toàn bộ hệ thống pháp luật

BHYT Các công trình khoa học cũng đã trình bày, phân tích những thành công,

hạn chế trong thực tiễn thực hiện pháp luật BHYT Việt Nam Có thể nhận thấy một

số phát hiện tương đồng trong kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả, đó là nhữngthành công trong việc mở rộng đối tượng bao phủ của BHYT hay một số hạn chếtrong việc thực hiện thủ tục KBCB BHYT, giải quyết quyền lợi cho người tham gia

và thụ hưởng BHYT, vấn đề an toàn quỹ BHYT Tuy nhiên, do góc độ và mức độtiếp cận, các vấn đề đó dường như chưa được luận giải một cách sâu sắc, toàn diện.Thêm vào đó, một số vấn đề mang tính thời sự hiện nay như “thông tuyến” KBCBBHYT, phương thức thanh toán BHYT theo định suất, phương pháp giám địnhBHYT đang thí điểm áp dụng, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và

20

Trang 29

tổ chức thực hiện BHYT mới chỉ được bàn tới một cách khá tản mạn trong một

số bài viết đăng tải trên các tạp chí thời gian gần đây

Có thé nói, qua những công trình khoa học đã công bố, các nhà nghiên cứu

trong nước đã phác họa lên những nét vẽ cơ bản cho “bức tranh” thực trạng pháp

luật BHYT ở Việt Nam Tuy nhiên, để “bức tranh” ấy được sắc nét hơn, ý nghĩahơn, rất cần có thêm những nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về hệ thống pháp luật

BHYT Việt Nam hiện hành và thực trạng thực hiện các quy định đó.

1.1.1.3 Nghiên cứu định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo hiểm y tế

Việt Nam

Nghiên cứu về sự cân thiết hoàn thiện pháp luật bảo hiểm y tếTheo khảo cứu của nghiên cứu sinh, có một số công trình nghiên cứu đề cập

tới sự cần thiết hoàn thiện pháp luật BHYT ở các giai đoạn 1989 1992, 1992

-1997, 1997 - 2002 hay sự cần thiết ban hành Luật BHYT năm 2008, sự cần thiết

ban hành Luật sửa đồi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014 Cho tới nay,chưa có công trình nghiên cứu nào dành một nội dung độc lập dé tập trung trình bày

sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật BHYT Việt Nam hiện hành Mặc dù vậy,trong những năm gần đây, ở các mức độ khác nhau, mỗi luận án, luận văn, cuốnsách hay bài viết đăng trên tạp chí khi phân tích, đánh giá pháp luật về BHYTđều đã chứa đựng những thông tin cho thấy sự cần thiết hoàn thiện lĩnh vực phápluật này Hầu hết các công trình nghiên cứu đều đề cập đến sự cần thiết hoàn thiệnpháp luật BHYT xuất phát từ nhu cầu khắc phục những khiếm huyết, hạn chế của phápluật hiện hành, đảm bảo các quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về BHYT

Nghiên cứu về định hướng hoàn thiện pháp luật bảo hiểm y tế

Về định hướng hoàn thiện pháp luật BHYT, luận án tiến sỹ luật học “Cơ sở

ly luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật BHYT ở Việt Nam ” của Nguyễn Thị ThanhHương (2012) dé cập tới bốn nội dung: (i) đảm bảo định hướng phát triển y tế vàASXH của Đảng và Nhà nước, lẫy con người là trung tâm, vừa là động lực, vừa làmục tiêu cho sự phát triển; (ii) đảm bảo mục tiêu công bằng trong chăm sóc sứckhỏe nhân dân; (iii) đảm bảo yêu câu bên vững về tài chính, cân đôi thu chi; (iv)

21

Trang 30

đảm bảo yêu cầu tăng cường vai trò của nhà nước và cộng đồng xã hội [88] Luận

văn “Pháp luật BHYT ở Việt Nam hiện nay” của tác gia Phạm Thi Vy Linh lại nêu

các quan điểm định hướng hoàn thiện pháp luật BHYT như phù hợp với các điềukiện kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với việc hoàn thiện cả hệ thong phapluật quốc gia, tiễn tới mục tiêu BHYT toàn dân [97] Các nội dung này là một phantrụ cột cho những nghiên cứu kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật BHYT ViệtNam của các tác giả luận án, luận văn đó Tập trung vào điều kiện để phát triểnBHYT toàn dân ở Việt Nam, trong cuốn sách “Pháp luật BHYT một số quốc giatrên thế giới và những kinh nghiệm cho Việt Nam” (2013), TS Nguyễn Hiền

Phương và cộng sự đã xác định những phương hướng quan trọng khi hoàn thiện

pháp luật BHYT, chủ yếu là vấn đề đảm bảo tài chính BHYT, công bằng trongBHYT và nâng cao chất lượng quyền lợi BHYT [114] Tuy nhiên, trong giai đoạnhiện nay, với sự đôi thay của điều kiện kinh tế - xã hội, việc nâng cao bảo vệ quyền

con người cũng như xu hướng của pháp luật BHYT trên thế giới, các định hướng

hoàn thiện pháp luật BHYT cũng cần được nghiên cứu bồ sung, phát triển

Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật BHYT Việt Nam là một nội dung đượcnhiều công trình nghiên cứu đề cập tới ở các mức độ khác khau

Luận án tiến sỹ “Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật BHYT ở

Việt Nam” của Nguyễn Thị Thanh Hương (2012) dựa trên việc phân tích cơ sở lý

luận và thực tiễn đã đưa ra các quan điểm hoàn thiện pháp luật BHYT Những giảipháp được tác giả luận án trình bày như: đổi mới quan điểm, nhận thức về BHYT,nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng về phát triển BHYT, thực hiện BHYT toàn dân;

hoàn thiện công tác lập quy về BHYT; rà soát, hệ thống hóa, pháp điển hóa hệ

thống pháp luật về BHYT và đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biếngiáo dục pháp luật về BHYT [88] Những giải pháp này đã có những giá trị khoa

học nhất định trong bối cảnh sửa đối, bổ sung Luật BHYT năm 2008 diễn ra trước

năm 2014 Tuy nhiên, đây là những giải pháp khá vĩ mô, hầu như chưa tập trungvào những kiến nghị cụ thé hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật hiện hành

về BHYT

22

Trang 31

Theo những góc độ tiếp cận khác nhau, các Luận văn thạc sỹ Luật học:

“Đánh gia Luật BHYT sau 3 năm thực hiện ” của Nguyễn Khánh Linh (2013) [96],

“Pháp luật BHYT ở Việt Nam hiện nay” của Phạm Thị Vy Linh (2014) [97], “Thựctrạng thi hành pháp luật BHYT bắt buộc ở Việt Nam” của Bùi Thị Phương Dung(2015) [52] đã trình bày một số vấn đề về hoàn thiện pháp luật BHYT Bên cạnhmột số nội dung tương đồng với các công trình đã được khảo sát, một số luận vănđưa ra những kiến nghị cụ thé về hoàn thiện pháp luật về đối tượng tham gia, mứchưởng, CSKBCB BHYT.

Một số cuốn sách chuyên khảo cũng trình bày những nghiên cứu kiến nghịhoàn thiện pháp luật BHYT Nghiên cứu về các kiến nghị hoàn thiện pháp luậtBHYT trong tổng thể pháp luật ASXH được luận giải trong một số công trìnhnghiên cứu về ASXH, có thể kể đến các cuốn sách “Về ASXH ở Việt Nam giai đoạn

2012 - 2020” của các tac giả Mai Ngọc Cường, Mai Ngọc Anh và Phan Thị Kim

Oanh (2013) [51], “Quyên ASXH và đảm bảo thực hiện trong pháp luật Việt Nam”

của PGS.TS Lê Thị Hoài Thu (2014) [139] Nhìn nhận việc thực hiện BHYT như

một biện pháp bảo đảm quyền ASXH, tác giả Lê Thị Hoài Thu cho rằng, với

BHYT, Nhà nước và các tổ chức hữu quan cần sớm ban hành các văn bản hướng

dẫn thi hành Luật BHYT đã được sửa đôi, bố sung năm 2014; đây mạnh tuyêntruyền, phổ biến pháp luật về BHYT và chính sách BHYT đối với người dân; nângcao cơ sở hạ tầng, nhân lực phục vụ hoạt động triển khai thực hiện BHYT Ở phạm

vi hẹp hơn, cuốn sách “Gop phan hoàn thiện mô hình KBCB BHYT tại trạm y tế

xã” của tác giả Lương Ngọc Khuê (2011) lại đóng góp những kiến nghị nâng cao

chất lượng, hiệu quả của dịch vụ KBCB BHYT tại CSYT cơ sở [94]

Không ít đề tài khoa học các cấp đã được thực hiện nhằm đưa ra những đềxuất hoàn thiện pháp luật BHYT Việt Nam Đề án “Thực hiện lộ trình tiến tớiBHYT toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020” của Bộ Y tế (2012) đề ra các mụctiêu chung, mục tiêu cụ thé; trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp thực hiện BHYT toàn

dân [31] Cũng về BHYT toàn dan, nghiên cứu “Khả năng thực hiện BHYT toàndan” của Vụ BHYT - Bộ Y tế (2011) đưa ra một số khuyến nghị hoàn thiện pháp

23

Trang 32

luật BHYT liên quan tới việc ban hành văn bản pháp quy về BHYT, xác định lại

mức đóng và mức hỗ trợ đóng BHYT, điều chỉnh phạm vi quyền lợi, mức hưởng

BHYT, tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước và tô chức thực hiệnBHYT Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra những giải pháp cụ thê đối với một số đốitượng tham gia BHYT, các giải pháp thực hiện lộ trình tiễn tới BHYT toàn dân và

đề xuất những nội dung cần được tiếp tục nghiên cứu [33] Các công trình này chủ

yếu đã chú trọng vào các giải pháp tô chức thực hiện BHYT chứ không tập trung

kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật BHYT

Tập trung kiến nghị sửa đổi nội dung Luật BHYT năm 2008 và hệ thống các

văn bản hướng dẫn thi hành, các đơn vị thành viên của Viện Nghiên cứu Lập pháp

cũng có loạt công trình được công bố như: “Kinh nghiệm nước ngoài về tổ chức

KBCB cho người tham gia BHYT, kiến nghị góp phan xây dựng Luật BHYT Việt

Nam” của Trung tâm nghiên cứu khoa học (2013) [125], “BHYT toàn dân - Thực

trạng và kiến nghị” của Trung tâm thông tin khoa học (2013) [124] Những kiếnnghị sửa đôi, b6 sung luật chủ yếu hướng tới các điều khoản theo mục tiêu chính là:tăng tỷ lệ người tham gia BHYT, người tham gia BHYT được hưởng nhiều quyền

lợi hơn và chất lượng y tế cũng nâng cao hơn Sửa đổi, bé sung luật BHYT phải tiến

hành đồng thời với việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luậtliên quan Những nghiên cứu này đồng thời đã đưa ra ý kiến bình luận về một số nộidung trong dự thảo Luật sửa đổi, bỗ sung một số điều của Luật BHYT thống nhất theoquan điểm trên

Một số bài viết đăng tải trên các tạp chí cũng luận bàn về kiến nghị tông thêhoan thiện pháp luật BHYT nước ta Bai viết “Thực trạng pháp luật ASXH ở ViệtNam và phương hướng hoàn thiện ” của PGS.TS Lê Thị Hoài Thu trên Tạp chí Nhanước và pháp luật (2014) đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật ASXH

ở nước ta, trong đó bao gồm các kiến nghị đối với pháp luật BHYT Theo tác giả,

pháp luật BHYT cần được sửa đổi, bổ sung các nội dung về nhóm đối tượng tham

gia, chế độ hưởng BHYT, cơ sở KBCB BHYT, sử dụng quỹ BHYT [140] Tậptrung vào các giải pháp thực hiện BHYT sau khi có Luật sửa đổi, bỗổ sung một số

24

Trang 33

điều của Luật BHYT, trong bài “Thực hiện các giải pháp đông bộ đẩy nhanh tiến

độ phát triển BHYT tiến tới BHYT toàn dân” trên tạp chí BHXH, TS Nguyễn Thị

Minh cho rằng trong việc tô chức trién khai BHYT, BHXH Việt Nam cần thực hiện,phối hợp thực hiện tốt các giải pháp đồng bộ, tổng thê và quyết liệt, trong đó có giảipháp xây dựng, hoàn thiện và ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể những vấn đề cònchưa rõ ràng trong quy định pháp luật Các giải pháp được đưa ra chủ yêu mangtính chất vĩ mô, không đi sâu vào những kiến nghị cụ thể hoàn thiện quy định phápluật BHYT [102] Bài viết “Kiến nghị hoàn thiện pháp luật BHYT” của tác giảPhùng Thị Câm Châu dăng tải trên Tạp chí BHXH lại gợi mở hướng đề xuất hoànthiện pháp luật BHYT hiện hành theo bốn nhóm nội dung với các mục tiêu lớn củaBHYT về bao phủ đối tượng, nâng cao quyền lợi, an toàn quỹ và tăng cường hiệu

quả quan lý và tổ chức thực hiện BHYT [39] Bên cạnh đó, trên các tạp chí, nhiều

tác giả đã có những bài viết nhằm đưa ra giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật

BHYT, tập trung vào từng khía cạnh như BHYT cho học sinh, sinh viên [79, 91, 108], BHYT hộ gia đình [35, 95], công tác khám chữa bệnh BHYT [71, 82, 113]

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu pháp luật BHYT của các tác gia trong

nước đã đưa ra được một số kiến nghị chung cho hoàn thiện pháp luật BHYT Một

số công trình cũng đã có những kiến nghị cụ thể hoàn thiện những nội dung nhỏtrong hệ thống pháp luật BHYT Mặc dù vậy, dường như vẫn còn thiếu vắng mộtcông trình nghiên cứu quy mô dé cập tới những kiến nghị cụ thé cho việc hoàn thiệnpháp luật BHYT hiện hành trên nhiều khía cạnh

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước

1.1.2.1 Nghiên cứu lý luận về bảo hiểm y tế và pháp luật bảo hiểm y téTrên thế giới, tài liệu “Thinking of introducing social health insurance?Ten questions” (Nghĩ về việc giới thiệu BHYT xã hội? Mười câu hỏi) của OleDoetinchem, Guy Carrin và David Evans (2010) có thể xem như một cuốn câmnang về BHYT Các tác giả đã trình bày một cách cô đọng, có hệ thống về nhữngvan đề lý luận chung của BHYT như khái niệm BHYT, cơ chế thực hiện BHYT,những đối tượng được hỗ trợ bởi BHYT, khuôn khổ pháp lý cho BHYT, nguồn lực

25

Trang 34

thiết lập tổ chức BHYT, những lợi ích mà người tham gia BHYT được hưởng, cách

thức cung cấp dịch vụ BHYT, vấn đề cân bằng quỹ BHYT [182] Tác phẩm

“Social Security, Medicare and Government Pension” (ASXH, chăm sóc y tế va trợcấp của Chính Phủ) của tác giả Joseph Matthews Attorney (2014) dành một phandung lượng đáng ké tập trung bàn về lợi ích của hệ thông chăm sóc y tế và luận giải

về cách thức đảm bảo tối ưu hiệu quả của BHYT [178] Tập trung vào BHYT bắtbuộc - hình thức BHYT cốt lõi trong hệ thống BHYT của hầu hết các quốc gia,cuốn sách “Governing mandatory health insurance: Learning from experience”(Quản ly BHYT bat buộc: Bai hoc từ kinh nghiệm) của William D Savedoff vaPablo Gottret (2008) lại giới thiệu tổng quan về BHYT bắt buộc và vấn đề quản lýloại hình BHYT này, các quan niệm và thước do để đánh giá việc thực hiện BHYT

bắt buộc [186] Những tài liệu kể trên đã cung cấp hiểu biết cơ bản nhất về BHYT

nói chung, BHYT bắt buộc nói riêng theo quan niệm quốc tế, từ đó giúp người tiếpcận có sự đối chiếu với thực tế tại Việt Nam khi nhìn nhận, đánh giá hệ thống

BHYT Việt Nam.

Trong những năm gần đây, cùng với làn sóng cải cách BHYT mạnh mẽ trêntoàn thé giới, những van dé lý luận về BHYT cũng được tiếp cận một cách mới mẻhơn Một số nhà nghiên cứu quốc tế đã có những phát hiện quan trọng về lý luậnBHYT từ việc tìm hiểu thực tiễn BHYT tại các quốc gia Cuốn sách “Social healthinsurance for developing nations” (BHYT xã hội cho các quốc gia đang phát triển)của William C Hsiao và R Paul Shaw (2007) luận giải về những nguyên tắc, kếhoạch và thực tế BHYT ở các nước đang phát trién như Kenya, Philippin , nhữngđiều kiện cần thiết cho sự tổn tai va phát triển của BHYT, nghiên cứu các kế hoạch

và việc thực hiện BHYT, đưa ra các trở ngại mà các quốc gia phải đối mặt và cáchkhắc phục [185] Tác phẩm “Social heatlth insurance: Key factors affecting thetransition towards universal coverage” (BHYT: Những yếu tô cơ bản ảnh hưởngđến quá trình chuyên đổi hướng tới BHYT toàn dân) của các tác giả Guy Carrin vaChris James (2005) lại giới thiệu kinh nghiệm từ nhiều quốc gia trên chặng đường

26

Trang 35

tiến tới BHYT toàn dân như Đức, Uc, Bi, Luxembourg, Israel, Costa Rica, NhậtBản Từ đó, các nhà nghiên cứu đưa ra những nhận định chung là:

Trong tất cả các quốc gia được nghiên cứu, tiễn tới BHYT toàn dân làmột quá trình dan dan, với việc mở rộng hệ thống trong giai đoạn chuyểntiếp Tuy nhiên, sự sắp xếp, to chức dé đạt được tới sự mở rộng đó cókhác biệt Họ bắt dau từ việc mở rộng thành viên của nhiều quỹ hỗ trợ

óm dau, từ cơ chế bảo hiểm tự nguyện, đến một chương trình BHYT đượcchỉ đạo chung bởi Chính phi Tốc độ chuyển đổi rất khác nhau giữa các

nước [174].

Đây là điều đáng lưu tâm cho rất nhiều quốc gia đang trên lộ trình tiến tới

mục tiêu BHYT toàn dân, trong đó có Việt Nam.

Nền tảng lý luận quan trọng của pháp luật BHYT được phản ánh trong tác

phẩm: “Social Health Insurance” (BHYT xã hội) của Tổ chức Lao động quốc tế

ILO (1999) Tập thé tác giả đã đề cập tới các van đề mà mỗi quốc gia cần quan tam

khi xây dựng pháp luật BHYT như vai trò của chính sách BHYT trong chăm sóc

sức khỏe, tính khả thi của chính sách, van đề kế hoạch hành động, đối tượng bao

phủ, chế độ hưởng, bên cung cấp dịch vụ y tế, tài chính BHYT, đơn vị tổ chức thực

hiện BHYT, hệ thống thông tin BHYT [176] Có thể xem đây là khung pháp lý

chung cho pháp luật BHYT các nước.

Với cùng chủ đề, cuốn sách “Social Health Insurance” (BHYT xã hội) củaCharles Normand và Axel Weber (2004) cũng là một tài liệu giá trị có bàn về nộidung điều chỉnh của pháp luật BHYT Theo các tác giả, Tổ chức Lao động quốc tế

(ILO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị mỗi quốc gia khi xây dựng

pháp luật BHYT cần thiết kế những quy định về đối tượng tham gia BHYT, góiquyền lợi BHYT, phương thức cung cấp dịch vụ BHYT va chi trả BHYT, quản lý

và tổ chức thực hiện BHYT [173]

Ngoài ra, có khá nhiều nghiên cứu về pháp luật BHYT các nước của một số

tổ chức quốc tế, học giả tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới như: “SocialHealth Insurance - Selected case studies from Asia and Pacific” (BHYT xã hội -

27

Trang 36

nghiên cứu trường hợp từ châu Á và Thái Bình Dương) của Tổ chức Y tế thế giới(WHO) (2005) [187], “The impact of Rural Mutual Health Care on health care use, financial risk protection and health status in rural China” (Tác động của việc chăm

sóc sức khỏe ở nông thôn qua việc sử dung dich vu chăm sóc sức khỏe, bao vệ rủi

ro tài chính và tình trạng sức khỏe ở nông thôn Trung Quốc) của Maria Luisa

Escobar, Charles C Griffin va R Paul Shaw (2010) [179], “Universal Health Coverage for Inclusive and Sustainable Development - Lessons from Japan’,

(BHYT toàn dân cho phát triển toàn diện và bền vững - Những bai học từ NhatBản) cua Naoki Ikegami (2013) [180], “National Health Insurance System ofKorea” (Hệ thông BHYT quốc gia của Han Quốc) của Dịch vụ BHYT Quốc GiaHàn Quốc (2014) [181] Kinh nghiệm xây dựng pháp luật BHYT tai các quốc gia

đã được chia sẻ trong những công trình trên, đặc biệt là kinh nghiệm của các quốc

gia có hệ thống pháp luật BHYT tiến bộ sẽ có giá trị tham khảo hữu ích cho nhiềuquốc gia khác trong quá trình hoàn thiện pháp luật BHYT

1.1.2.2 Nghiên cứu thực trạng pháp luật bảo hiểm y tế Việt Nam

Các học giả nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ cũng có những đóng gópvào tình hình nghiên cứu thực trạng pháp luật BHYT Việt Nam Trong luận án tiến

sy “Essays in economics of Public Health Insurance in developing countries:Evidence from ThaiLand and Vietnam” (Bài luận về những van đề kinh tế củaBHYT công ở các nước đang phát triển: Bằng chứng từ Thái Lan và Việt Nam)(2011), Phatta Kirdruang đã trình bày những nghiên cứu của mình về thực trạng sửdụng BHYT ở các nước có thu nhập trung bình và thấp, vai trò của BHYT công

trong việc bảo vệ người nghèo và xóa đói giảm nghèo, các chính sách và chương

trình nhằm phát huy vai trò của BHYT công [183] Cuốn sách “Health financingand delivery in Vietnam: Looking forward” (Tài chính y tế và sự phân bỗ tại ViệtNam: nhìn về phía trước) của các tác giả Samuel S Liberman và Adam Wagstaff(2009) lại tập trung đánh giá hệ thống y tế ở Việt Nam từ khi đổi mới, về vai trò, lợi

ích và định hướng của BHYT đối với các dịch vụ y tế và những cải cách về chínhsách và dịch vụ y tế ở Việt Nam [184]

28

Trang 37

Trước nhu cầu đánh giá tổng thê thực tiễn thi hành pháp luật BHYT nhằmxây dựng Luật sửa đổi, bố sung một số điều của Luật BHYT (năm 2014), cuốn sách

“Moving toward universal coverage of social health insurance in Vietnam:

assessment and options” (Tiến tới bao phủ BHYT toàn dân ở Việt Nam - đánh giá

và giải pháp) của tập thể tác giả Aparnaa Somanathan, Ajay Tandon, Đào LanHương, Kari L Hurt và Hernan L Fuenzalida - Puelma (2014) do Ngân hàng Thếgiới (WB) xuất bản là một công trình công phu được thực hiện theo đề nghị củaChỉnh phủ Việt Nam Với phần đánh giá việc thực hiện BHYT của Việt Nam,nghiên cứu này đã phân tích hiện trạng tiễn trình thực hiện hai mục tiêu chính của

Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân Công trình cũng đánh giá khả năng

sẵn sảng của Việt Nam dé dat được các mục tiêu dé ra, các thách thức sẽ phải đối

mặt trong lộ trình đạt được bao phủ toàn dân cũng như các cải cách thiết yếu đểvượt qua các thách thức này Việc đánh giá được thực hiện trên góc nhìn tài chính y

tế, tập trung vào cách thức huy động các nguồn tài chính, tập hợp và phân bổ cácnguồn tài chính và cách thức mua dịch vụ y tế Báo cáo cũng đánh giá hoạt độngquản lý tài chính gồm công tác tổ chức quản lý và điều hành BHYT bởi nó tác động

trực tiếp tới mục tiêu bao phủ toàn dân Theo nhóm nghiên cứu, một trong những

tồn tại của BHYT Việt Nam khiến cho sự bảo vệ tài chính BHYT chưa vững chắc,chưa đảm bảo sự công bằng là mức chi phí tiền túi khi sử dung dịch vụ y tế còn khácao Điều đó xuất phát từ sự kết hợp của nhiều nguyên nhân như nhu cầu sử dụngdịch vụ y tế tăng cao, chi phí y tế leo thang, khó khăn từ các CSYT khiến họ phảithu thêm phí dé bù đắp phan thiếu hụt trong chỉ trả của BHYT, CSYT tự tăng giá va

tăng cung cấp dịch vụ không cần thiết [172]

Trong tác phẩm “Vietnam: Learning from smart reforms on the road touniversal health coverage” (Việt Nam: Bai hoc từ những cai cách tiến bộ trên conđường tiến tới BHYT toàn dân) của các tác giả Helene Barroy, Eva Jarawan vàSarah Bales (2014) lại có những nhận định về BHYT Việt Nam trên các khía cạnh:quá trình phát triển BHYT ở Việt Nam, tăng cường trợ cấp tài chính và các tháchthức cho Việt Nam trên lộ trình BHYT toàn dân Theo các tác giả, kinh nghiệm

29

Trang 38

được rút ra từ thực tiễn thi hành BHYT Việt Nam là: Để mở rộng phạm vi của

BHYT tới toàn dân, các quy định phải liên tục được điều chỉnh sao cho phù hợp với

thực tế và có thê áp dụng rộng rãi với những người nghèo, người làm việc trong khu

vực phi chính thức [175].

Có thé xem những thông tin tại các công trình nghiên cứu trên là những ghinhận hết sức khách quan của các học giả nước ngoài về thực trạng BHYT Việt

Nam Cùng với các công trình của các tác giả trong và ngoài nước khác, những

nghiên cứu này góp thêm một số cách nhìn đa diện về quy định pháp luật BHYT

Việt Nam trong thực tiễn thực hiện.

1.1.2.3 Nghiên cứu định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo hiểm y tế

Việt Nam

Bên cạnh nhiều công trình nghiên cứu trong nước, các học giả nước ngoài

cũng đóng góp những kiến nghị quan trọng nhằm hoàn thiện pháp luật BHYT Việt

Nam trong một số nghiên cứu của họ Công trình “Vietnam: Learning from smart

reforms on the road to universal health coverage” (Việt Nam: Bài học từ những cai

cách tiễn bộ trên con đường tiến tới BHYT toàn dân) của các tác giả Helene Barroy,Eva Jarawan và Sarah Bales (2014) sau khi đánh giá thực trạng BHYT Việt Nam, phát hiện được những thách thức trong tương lai của BHYT Việt Nam đã đưa ranhững khuyến nghị quan trọng, tập trung vào hai nhóm vấn đề, đó là: xem mở rộng

và tăng cường cung cấp dịch vụ y tế là vấn đề cốt lõi của chính sách BHYT ViệtNam; đặc biệt lưu tâm cải cách vấn đề thanh toán, nhằm góp phần tăng cường chất

lượng dịch vụ KBCB, sử dụng quỹ BHYT hiệu quả [175] Cuốn sách “Moving

toward universal coverage of social health insurance in Vietnam: Assessment and

options” (Tiến tới bao phủ BHYT toàn dân ở Việt Nam - đánh giá va giải pháp)(2014), tập thể tác giả Aparnaa Somanathan, Ajay Tandon, Đào Lan Hương,

Kari L Hurt va Hernan L Fuenzalida - Puelma đã đưa ra các khuyến nghị cho lộ trình thực hiện BHYT toàn dân ở Việt Nam Các khuyến nghị cơ bản của báo cáo

cũng như các đề xuất cải cách cụ thể và giải pháp cần thiết để thực hiện được các

khuyến nghị tập trung vào các mục tiêu chính liên quan tới bao phủ toàn dân như:

30

Trang 39

mở rộng bao phủ BHYT theo chiều rộng; tăng cường công băng, bảo vệ tài chính;tạo cơ chế tài chính bền vững cho bao phủ toàn dân; tăng cường công tác tô chức,

quản lý và quản trị BHYT Các cải cách và giải pháp được đưa ra theo ba nhóm vấnđề: các giải pháp về luật và quy định dưới luật; các giải pháp tăng cường hệ thống y

té và các giải pháp khắc phục bat cập thông tin va số liệu [172] Trong đó, các giải

pháp về quy định pháp luật đã phần nào được Việt Nam tiếp thu khi xây dựng Luật

sửa đôi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014

1.2 Kế thừa và phát triển trong khuôn khổ đề tài luận án1.2.1 Những kết quả nghiên cứu luận án được kế thừa

Tình hình nghiên cứu tông quan được luận giải ở trên cho thấy các nghiên

cứu trong và ngoài nước đã xây dựng được nền móng lý luận cơ bản cho BHYT và

pháp luật BHYT trên thế giới nói chung, tại Việt Nam nói riêng Các công trình đã

dé lại cho tác giả luận án này và những nhà nghiên cứu khác những thành tựu quantrọng có thể kế thừa như:

Thứ nhất, các công trình đã cung cấp một số kiến thức lý luận chung vềBHYT và pháp luật BHYT Từ các kết quả nghiên cứu, có thé thấy khái niệmBHYT đã được xem xét từ các khía cạnh kinh tế, xã hội và pháp lý Đặc điểm củaBHYT với những nội dung về đối tượng tham gia, chủ thé quan ly và tổ chức thực

hiện, mục đích thực hiện đã được luận giải ở mức độ khái quát Khái niệm pháp luật

BHYT đã được xây dựng Nội dung điều chỉnh của pháp luật BHYT được trình bàymột cách cơ bản Những kết quả này sẽ được tác giả luận án nghiên cứu với tính kếthừa nhằm đưa ra khái niệm BHYT và pháp luật BHYT day đủ, hiện đại hơn, luậngiải đặc điểm, vai trò của BHYT và nguyên tắc, nội dung điều chỉnh của pháp luậtBHYT toàn diện, sâu sắc hơn, đặt trong mối tương quan với những nội dung kháccủa hệ thông ASXH và pháp luật ASXH

Thứ hai, mỗi công trình nghiên cứu đã đóng góp những nét vẽ đậm - nhạt,

những mảng vẽ lớn - nhỏ với những màu sắc khác nhau vào bức tranh tổng quanthực trạng pháp luật BHYT trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể Những kết quả

nghiên cứu găn với giai đoạn trước thời điêm Luật sửa đôi, bô sung một sô điêu của

31

Trang 40

Luật BHYT năm 2014 có hiệu lực thi hành có ý nghĩa gợi mở hướng nghiên cứu

cho những nghiên cứu tiếp theo về thực trạng pháp luật BHYT Việt Nam hiện hành

Nghiên cứu pháp luật BHYT hiện nay, hầu hết các học giả đã có những đánh giáquy định pháp luật gắn với thực tiễn thực hiện chủ yếu theo cách tiếp cận sâu vào

từng nội dung nhỏ, từng khía cạnh của pháp luật BHYT như BHYT toàn dân,

BHYT theo nhóm đối tượng (người nghẻo, người cận nghèo, học sinh sinh viên, hộgia đình ) hoặc việc triển khai pháp luật BHYT tại các địa phương, phương thứcthanh toán chi phí KBCB BHYT, giám định BHYT Day là những tài liệu mà tácgiả có thé tiếp thu, sử dụng làm cơ sở dit liệu cho những luận điểm trong một nghiêncứu vừa mang tính chuyên sâu, vừa mang tính tổng quát về pháp luật BHYT

Thứ ba, một số công trình có những kiến nghị hoàn thiện pháp luật BHYT.Các đề xuất tập trung vào việc sửa đôi, bé sung các quy định pháp luật và nâng cao

hiệu quả thực hiện pháp luật đó trong các giai đoạn cụ thể Song hầu hết là trước năm

2015 (Trước khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014 cóhiệu lực) Những kiến nghị có giá trị về mở động đối tượng tham gia BHYT, vềhoàn thiện chế độ hưởng BHYT, về tài chính của BHYT nhìn chung đã gợi mở ra

hướng nghiên cứu tiến bộ, bắt đầu tiếp cận với xu hướng mới của pháp luật BHYT

tại nhiều quốc gia trên thế giới Những giá trị nghiên cứu này sẽ được tác giả tiếp tụcnghiên cứu phát triển để đi đến việc đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luậtBHYT khả thi hơn trong bối cảnh hiện nay và dam bao tinh dự báo trong tương lai

1.2.2 Những van đề luận án can tiếp tục nghiên cứu

Dựa trên kết quả nghiên cứu về tình hình nghiên cứu và những nội dungđược kế thừa từ các công trình nghiên cứu trước đây, với phạm vi nghiên cứu củaluận án, tác giả nhận thấy một số nội dung cần tiếp tục làm sâu sắc hơn, có tính hệthống và toàn diện, phù hợp với mục đích nghiên cứu ma dé tài đã đặt ra Cụ thé,luận án cần tiếp tục nghiên cứu các vấn đề sau:

(1) Hệ thống hoá và làm sâu sắc hơn các vấn đề lý luận về BHYT, tiếp cận

với các quan điểm tiến bộ trên thế giới về BHYT Đưa ra định nghĩa có tính bao

32

Ngày đăng: 25/04/2024, 00:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11, Tuệ Anh (2016), “Nâng cao trách nhiệm thực hiện Luật BHYT, quyết tâmhoàn thành diện bao phủ BHYT tới 100% học sinh, sinh viên”, Tạp chí BHXH kỳ I tháng 8/2016, tr. 8-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao trách nhiệm thực hiện Luật BHYT, quyết tâmhoàn thành diện bao phủ BHYT tới 100% học sinh, sinh viên
Tác giả: Tuệ Anh
Nhà XB: Tạp chí BHXH
Năm: 2016
12.Tùng Anh (2015),“No và xử lý nợ BHXH, BHYT”, Tap chí BHXH kỳ I tháng 3/2015, tr. 22-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: No và xử lý nợ BHXH, BHYT
Tác giả: Tùng Anh
Năm: 2015
19.BHYT Việt Nam (2002), Quá trình hình thành và phát triển BHYT ViệtNam, NXB Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình hình thành và phát triển BHYT ViệtNam
Tác giả: BHYT Việt Nam
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2002
23.B6 Tài chính - Bộ Y tế, Thông tu số 16/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 02/7/2015 về sửa đổi Khoản 5 Điều 13 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 16/2015/TTLT-BYT-BTC
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2015
13. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 Hội nghị lan thứ năm về một số vấn dé về chính sách xã hội giaiđoạn 2012 - 2020 Khác
16. BHXH Việt Nam, Báo cáo về việc tổ chức thực hiện thông tuyến KBCB BHYT theo quy định của Luật BHYT gửi Ủy ban các vấn dé xã hội cua Quốchội, năm 2017 Khác
17.BHXH Việt Nam, Bài tham luận Về kết quả thực hiện Dé án Thực hiện lộ trình tiễn tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020 tại Hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2016 Khác
20. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 về công tác bảo vệ,chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới Khác
21. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Dang đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020 Khác
22. Bộ Tài chính - Bộ Y tế, Thông tu liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 về Hướng dẫn thực hiện BHYT Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.2: Số lượt KBCB BHYT giai đoạn 2009 - 2016 - Luận án tiến sĩ luật học: Hoàn thiện pháp luật Bảo hiểm y tế Việt Nam
Bảng 3.2 Số lượt KBCB BHYT giai đoạn 2009 - 2016 (Trang 106)
Bảng 3.3: Chi KBCB BHYT giai đoạn 2009 - 2016 - Luận án tiến sĩ luật học: Hoàn thiện pháp luật Bảo hiểm y tế Việt Nam
Bảng 3.3 Chi KBCB BHYT giai đoạn 2009 - 2016 (Trang 107)
Bảng 3.4: Thu quỹ BHYT giai đoạn 2009 - 2016 - Luận án tiến sĩ luật học: Hoàn thiện pháp luật Bảo hiểm y tế Việt Nam
Bảng 3.4 Thu quỹ BHYT giai đoạn 2009 - 2016 (Trang 111)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w