1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Hòa giải vụ án dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội

94 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hòa Giải Vụ Án Dân Sự Và Thực Tiễn Thực Hiện Tại Tòa Án Nhân Dân Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội
Tác giả Phạm Kim Ngân
Người hướng dẫn TS. Trần Phương Thảo
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 59,48 MB

Cấu trúc

  • 2.4.1 Thủ tục hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thâm (0)
  • 2.4.2 Thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại phiên tòa sơ thâm (62)
  • 2.4.3 Thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại cấp phúc thâm (66)
  • Chuong 3 (0)
    • 3.1 Thue tiễn thực hiện hòa giải vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân trên dia bàn thành phố Hà Nội.................................---- 5° 5£ 5 2s sES£EseEsESsEseEsEssrsessesersessrsee 64 (0)
      • 3.1.1 Kết quả đạt đưỢC.........................--- ¿5 ©sS22ESESE 21921211 212121121217121112121 111cc 64 (70)
      • 3.1.2 Những hạn chế, vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn hòa giải tại TAND trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................--- ¿SE kềE+k‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkerrrkrkero 66 (72)
    • 3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện và thực hiện pháp luật về hoà giải vu án CO) in 79 (85)
      • 3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hoà giải vụ án dân sự (85)
    • 3.22 Kiến nghị về thực hiện pháp luật hòa giải vụ án dân sự...........................- 82 Kết luận Chương 3 .....c.cscssssssssssessssessssesssssssssssesssscssssssssssessssesssssssesssssssessssesees 85 KET LUẬN CHUNG.................................- 2° << 2£ 4s 9E EsESeSsESeEsEseEersesersesersee 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (88)

Nội dung

Ngoài ra, còn có một số bài viết về thực tiễn hòa giải các vụ án dân sựcủa các tác giả được đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân TAND, Tạp chí Nhànước và pháp luật; Tạp chí Kiểm sát, Báo Cô

Thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại phiên tòa sơ thâm

Một trong những nguyên tắc hòa giải là nguyên tắc trách nhiệm hòa giải của Tòa án được quy định tại Điều 10 BLTTDS Theo đó thì hòa giải là trách nhiệm bắt buộc của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thâm Đối với các giai đoạn tiếp theo, Tòa án không bắt buộc phải tiến hành hòa giải mà Tòa án chỉ khuyến khích các đương sự tự thỏa thuận Vì vậy, Điều 220 BLTTDS năm 2004 được sửa đối, bổ sung năm 2011 cũng như Điều 246 BLTTDS năm 2015 đều quy định tại phiên tòa, chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không Việc hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không thực chất là việc Tòa án muốn xác nhận xem các đương sự có tự thỏa thuận được với nhau hay không Điều này cũng thể hiện việc Tòa án khuyến khích việc hòa giải ngoài Tòa án và tạo điều kiện để kết quả hòa giải ngoài Tòa án của các đương sự được công nhận là có hiệu lực pháp luật và được đảm bảo thi hành bởi quyền lực Nhà nước.

2.4.2.1 Những vụ an dân sự Toa an áp dụng thủ tục hỏi các đương sự VỀ sự thỏa thuận giải quyết vu án tại phiên tòa sơ thẩm

Không phải mọi vụ án dân sự đều được Tòa án áp dụng thủ tục hỏi các đương sự về sự thỏa thuận giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thâm. Đối với những vụ án Tòa án đã tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nhưng không thành thì Tòa án tiếp tục khuyến khích các đương sự thỏa thuận với nhau Do đó, Tòa án sẽ áp dụng thủ tục hỏi các đương sự về việc thỏa thuận giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thâm.

Ngoài những vụ án đã tiến hành hòa giải nhưng không thành ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thâm thì những vụ án Tòa án áp dụng thủ tục hỏi các đương sự về sự thỏa thuận giải quyết vụ án còn bao gồm cả những vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 182 BLTTDS năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011 Đây là những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được do sự vắng mặt của đương sự tại phiên hop hòa giải tại giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thâm Do đó, nếu lý do này không còn thì Tòa án, tức là tại phiên tòa xét xử sơ thâm có mặt đầy đủ các đương sự, thì Tòa án cần hỏi xem các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không dé kiểm tra việc tự hòa giải của các đương sự. Đối với các vụ án không hòa giải được quy định tại khoản 3 Điều 182 BLTTDS năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì lý do dẫn tới việc không tiễn hành hòa giải được là do đương sự bị mất năng lực hành vi dân sự nên không thé thé hiện được ý kiến của mình nên thủ tục hỏi các đương sự về sự thỏa thuận giải quyết vụ án sẽ không áp dụng đối với trường hợp này.

BLTTDS năm 2015 đã bổ sung thêm một trường hợp không tiến hành hòa giải được đó là khi một trong các đương sự đề nghị không tiễn hành hòa giải được quy định tại khoản 4 Điều 207 BLTTDS năm 2015 Đối với những vụ án mà một trong các đương sự dé nghị không tiến hành hòa giải tại giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thâm thì thiết nghĩ, tại phiên tòa xét xử sơ thâm, Tòa án cần thực hiện thủ tục hỏi các đương sự xem họ có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không Việc hỏi này là cần thiết bởi tại thời điểm đề nghị không tiễn hành hòa giải thì đúng là đương sự không có nhu cầu hòa giải, tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ khi có yêu cầu đến khi tổ chức phiên tòa sơ thâm, rất có thé các đương sự đã thay đổi ý định và đã thỏa thuận được về việc giải quyết vụ án Do vậy, khi BLTTDS năm 2015 có hiệu luc, tại phiên tòa so thâm, Tòa án cần phải hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không đối với cả những vụ án không tiễn hành hòa giải được tại giai đoạn chuẩn bị xét xử do có một bên đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

Như vậy, những vụ án mà Tòa án áp dụng thủ tục hỏi các đương sự vé sự thỏa thuận giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thâm bao gồm những vụ án mà Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa sơ thẩm nhưng không thành; những

58 vu án không tiến hành hòa giải được do sự văng mặt của đương sự tại phiên họp hòa giải tại giai đoạn chuẩn xét xử; những vụ án không tiến hành hòa giải được do có một trong các đương sự đề nghị không tiễn hành hòa giải tại giai đoạn chuẩn xét xử khi BLTTDS năm 2015 có hiệu lực.

2.4.2.2 Hậu quả pháp lý của việc Tòa án hỏi các đương sự về sự thỏa thuận giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm Điều 220 BLTTDS năm 2004 được sửa đổi, bố sung năm 2011 quy định:

“ Trong trường hop các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ an và thoả thuận cua họ là tự nguyện, không trai pháp luật hoặc dao đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thoả thuận của đương sự về việc giải quyết vụ án” Như vay, tại phiên tòa sơ thấm nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về toàn bộ vụ án và thỏa thuận đó là tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì hội đồng xét xử ra ngay quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án mà không cần phải lập biên bản hòa giải thành và chờ sau bảy ngày như hòa giải thành ở giai đoạn chuẩn bị xét xử Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì hội đồng xét xử ghi nhận việc này vào biên bản phiên tòa và tiếp tục tiến hành các thủ tục tiếp theo của phiên tòa sơ thẩm theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, quy định này lặp lại sự bất hợp lý giống với quy định tại điểm a khoản 2 Điều 182 BLTTDS năm 2004 được sửa đổi, bố sung năm 2011, đó là việc quy định nếu thỏa thuận giữa các đương sự không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự Đề khắc phục sự bất hợp lý về quy định nay, tại khoản 1 Điều 246

BLTTDS năm 2015 quy định như sau: “ ; trwong hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ an và thỏa thuận cua họ là tự nguyện, không vi phạm diéu cắm của luật va không trai đạo duc xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án.” Đồng thời, quy định tại điều luật này cũng thể hiện sự đồng nhất với quy định tại khoản 2 Điều 205 BLTTDS năm 2015 về nguyên tắc tiễn hành hòa giải.

2.4.2.3 Thu tục ra quyết định công nhận sự thỏa thuận các đương sự tại phiên tòa sơ thẩm

Khoản 2 và khoản 3 Điều 210 BLTTDS năm 2004 quy định: “Quyết định thay đổi người tiễn hành tô tụng, người giám định, người phiên dịch, chuyển vu án, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án, hoãn phiên toà phải được thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và phải được lập thành văn bản Quyết định về các van dé khác được Hội động xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án, không phải viết thành văn bản, nhưng phải được ghi vào biên bản phiên toà”. Đồng thời, khoản 2 Điều 34 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn:“% thoả thuận cua các đương sự phải được ghi vào biên bản phiên toà Theo quy định tại Điều 210 của BLTTDS, thì Hội đồng xét xử thảo luận và ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án tại phòng xử án” Như vậy, theo hai quy định trên, việc ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự tại phiên tòa sơ thâm được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án, không phải viết thành văn bản nhưng phải được vào biên bản phiên tòa.

Khác với quy định của BLTTDS năm 2004 được sửa dồi, bổ sung năm

2011, khoản 2 Điều 235 BLTTDS năm 2015 đã sửa đổi như sau: “Quyế: định thay đổi người tiễn hành tô tụng, người giám định, người phiên dịch, chuyển vu án, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án, hoãn phiên tòa, quyết định công nhận sự thỏa thuận cua các đương sự, tạm ngừng phiên tòa phải được Hội đồng xét xu thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và lập thành văn ban.” Theo quy định này, quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự phải được Hội đồng xét xử thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và lập thành văn ban.

Có thể nhận thấy quy định về thủ tục ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự tại phiên tòa của BLTTDS năm 2015 rất khác so với quy định của BLTTDS năm 2004 Việc quy định về thủ tục công nhận sự thỏa thuận của đương sự tại phiên tòa sơ thâm như theo quy đỉnh của BLTTDS năm 2015 là thích đáng bởi:

Thứ nhất, trên thực tế, đã có nhiều quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự bị hủy theo trình tự giám đốc thâm do vi phạm về thủ tục tố tụng hoặc do Tòa án công nhận cả những thỏa thuận trai pháp luật Một trong những biện pháp dé khắc phục tình trang này là quy định Hội đồng xét xử xem xét van đề này tại phòng nghị án Khi thủ tục xem xét thỏa thuận của các đương sự được

60 tiến hành thận trọng như vậy thì các quyết định sẽ đảm bảo sự khách quan và chính xác hơn.

Thứ hai, việc quy định rằng quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự tại phiên tòa sơ thâm phải được ghi vào biên bản phiên tòa mà không phải viết thành văn bản có nghĩa là quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự không có một hình thức pháp lý độc lập mà chỉ được ghi nhận trong một hình

Thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại cấp phúc thâm

Điều 258 BLTTDS năm 2004 được sửa đổi, b6 sung năm 2011 quy định, trong thời han hai tháng ké từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp, Tòa án cấp phúc thâm ra một trong các quyết định sau:

- Tam đình chỉ xét xử phúc thâm vụ án;

- Dinh chỉ xét xử phúc thâm vụ án;

- _ Đưa vụ án ra xét xử.

Như vậy, Tòa án cấp phúc thâm không bắt buộc phải tiễn hành hòa giải trước khi mở phiên tòa phúc thâm Tuy nhiên, Điều 270 BLTTDS năm 2004 được sửa đổi, bố sung năm 2011 quy định rang tại phiên tòa phúc thâm, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử phúc thâm ra ban án phúc thầm sửa bán án sơ thâm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự Sở di tại giai đoạn phúc thâm, Hội đồng xét xử không ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự như trường hợp tại giai đoạn sơ thấm bởi lẽ tính chât của xét xử phúc thâm là việc Tòa án câp trên trực tiêp xét xử lại

15 Khoản 4 Điều 211 BLTTDS năm 2004 được sửa đồi, bé sung năm 2011 vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thấm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị Gia sử trường hop Toa án phúc thâm không ra ban án phúc thâm dé sửa bản án sơ thâm mà ra quyết định công nhận sự thoả thuận của đương sự thì vô hình chung một vụ án có hai hướng giải quyết khi mà cả bản án sơ thâm và quyết định công nhận sự thoả thuận của đương sự đều có hiệu lực pháp luật Điều này là vô lý.

Theo hướng dẫn tại Điều 19 Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thâm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thâm” của BLTTDS đã được sửa đôi, bố sung theo Luật sửa đôi, bố sung một số điều của BLTTDS thì việc công nhận sự thoả thuận của đương sự tại phiên toà phúc thâm diễn ra theo một trong hai trường hợp sau:

Trường hop thứ nhất, trước khi mở phiên toà phúc thấm, các đương sự đã tự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và các đương sự yêu cầu Tòa án cấp phúc thấm công nhận sự thỏa thuận của họ, thì Tòa án yêu cầu các đương sự làm văn bản ghi rõ nội dung thỏa thuận và nộp cho Tòa án cấp phúc thâm dé đưa vào hồ sơ vụ án Văn bản này được coi như chứng cứ mới bổ sung. Tại phiên toà phúc thâm Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi lại các đương sự về thỏa thuận của họ là có tự nguyện hay không và xem xét thoả thuận đó có trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội hay không; nếu thoả thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật, đạo đức xã hội, thì Hội đồng xét xử vào phòng nghị án thảo luận và ra bản án phúc thâm sửa bản án sơ thâm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Trường hợp thứ hai, tại phiên toà phúc thẩm nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thoả thuận này phải được ghi vào biên bản phiên toà Nếu xét thấy thoả thuận của các đương sự là tự nguyện không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội, thì Hội đồng xét xử vào phòng nghị án thảo luận và ra bản án phúc thâm sửa bản án sơ thâm, công nhận sự thoả thuận của các đương sự.

Như vậy, việc tự thoả thuận giải quyết vụ án của các đương sự trong giai đoạn phúc thâm có thé diễn ra trước khi mở phiên toà phúc thâm hoặc tại phiên toà phúc thâm Tại phiên toà phúc thâm, nếu các đương sự vẫn giữ nguyên thoả

62 thuận giải quyết vụ án đạt được trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thâm hoặc các đương sự đạt được thoả thuận giải quyết vụ án tại phiên toà phúc thấm, Hội đồng xét xử sẽ xem xét để ra bản án phúc thâm sửa bản án sơ thâm, công nhận sự thoả thuận của các đương sự.

Kế thừa quy định của BLTTDS năm 2004 được sửa đôi, bổ sung năm 2011, BLTTDS năm 2015 quy định về việc công nhận sự thoả thuận của đương sự tại khoản 1 Điều 300 như sau: “Tai phiên tòa phúc thẩm, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cam của luật và không trái đạo đực xã hội thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra ban án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.” BLTTDS năm 2015 chỉ sửa đổi về điều kiện công nhận thoả thuận giải quyết vụ án của đương sự, BLTTDS năm 2015 quy định điều kiện đó là thoả thuận không vi phạm điều cắm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội Việc sửa đổi này tạo sự thống nhất với quy định tại điểm a khoản 2 Điều 205 BLTTDS năm 2015 về nguyên tắc tiến hành hoà giải và như đã phân tích tại mục 2.1.2 ở trên, việc sửa đổi này là hợp lý.

Những quy định của BLTTDS về hòa giải vụ án dân sự đã khăng định ý nghĩa quan trọng của hoạt động hòa giải của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, đồng thời thể hiện việc tôn trọng và đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự.

Trong Chương này, tác giả đã tập trung làm rõ những nội dung cơ bản của hòa giải vu án dân sự trong BLTTDS năm 2004 được sửa đôi, bô sung năm 2011 và có sự so sánh với BLTTDS năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 Thông qua việc phân tích luật thực định, luận văn đã luận giải và làm rõ được hòa giải vụ án dan sự được quy định khá cụ thé và chi tiết trong các quy định về nguyên tắc hòa giải vụ án dân sự, phạm vi các vu án Tòa án tiến hành hòa giải, thành phần phiên hòa giải và thủ tục hòa giải vụ án dân sự Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Chương 1, luận văn đã đối chiếu và chỉ ra một số bất cập hạn chế của pháp luật TTDS gây khó khăn đối với hoạt động hòa giải của Tòa án cần được tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp như: chưa có sự tương thích giữa quy định của pháp luật TTDS với quy định của BLDS trong quy định về nội dung thỏa thuận của các đương sự; không có quy định giải thích thế nào là “có lý do chính đáng” đối với trường hop vu án không hòa giải được do “đương sự không thé tham gia hòa giải được vi lý do chính đáng

Kết quả nghiên cứu rút ra từ việc phân tích và xác định những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về hòa giải vụ án dân sự là cơ sở quan trọng dé đưa ra kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hoạt động hòa giải vụ án dân sự Tuy nhiên, để các dé xuất có giá trị và phù hợp với thực tiễn TTDS thì việc nghiên cứu thực tiễn thực hiện hòa giải vụ án dân sự là thực sự cần thiệt Van đê này sẽ được triên khai nghiên cứu Chương 3 của bản luận văn.

THUC TIEN THỰC HIEN HÒA GIẢI VỤ ÁN DAN SỰ TẠI TOA ÁN NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÓ HÀ NỘI VÀ MỘT

SO KIÊN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUA CUA HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI VỤ ÁN DAN SỰ

3.1 Thực tiễn thực hiện hòa giải vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội

Nhận thức sâu sắc ý nghĩa quan trọng của hòa giải vụ án dân sự, toàn ngành TAND thành phố Hà Nội đã chú trọng tăng cường hoạt động hòa giải trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự Theo báo cáo tông kết công tác hang năm (2011

— 2015) của hai cấp Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, kết quả hòa giải thành chiêm một tỷ lệ lớn trong tông sô các vụ án dân sự đã được giải quyét, cụ thê như

Bảng 3.1 Kết quả giải quyết các vụ án dân sự của hai cấp

Tòa án nhân dân thành phó Hà Nội (Từ năm 2011 đến năm 2015)

Năm | Tổng số vụ án thụ Số vụ án đã được giải Hòa giải thành lý uyết : ú lại Số vụ Tỷ lệ án (%)

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tac hàng năm (2011 — 2015) của hai cấpTòa án nhân dân thành phó Hà Nội)

Từ bang số liệu trên, có thé thé nhận thấy trong nhiệm ky 2011 - 2016, hai cấp TAND thành phố Hà Nội đã triển khai thực hiện theo đúng tinh thần của Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đó là “Khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài; Tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó” Thực tiễn công tác giải quyết, xét xử các vụ án dân sự trong thời gian qua cho thấy, các Tòa án đã chú trọng tới công tác hòa giải và đã hòa giải thành được số lượng lớn các vụ việc cần giải quyết Trong suốt nhiệm kỳ

2011 - 2006, số lượng các vụ án hòa giải thành luôn chiếm quá bán số lượng các vụ án được Tòa án giải quyét môi năm, cụ thê như sau:

Một số kiến nghị hoàn thiện và thực hiện pháp luật về hoà giải vu án CO) in 79

3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hoà giải vụ án dân sự

BLTTDS năm 2015 được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2016 thay thế BLTTDS năm 2004 được sửa đổi, bố sung năm đã có những thay đổi tích cực trong các quy định về hoà giải vụ án dân sự, cụ thé: thir nhát, BLTTDS năm 2015 đã sửa đổi nguyên tắc tiễn hành hoà giải dé phù hợp với thực tiễn va quy định của BLDS năm 2015, theo đó, điểm b khoản 2 Điều 205 BLTTDS năm

2015 quy định việc hoà giải được tiễn hành theo nguyên tắc “nội dung thoả thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cam của luật, không trai đạo duc xã hội”; thứ hai, BLTTDS năm 2015 đã quy định về sự tham gia phiên hoà giải của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tại điểm đ khoản 1 Điều 209; thir ba, BLTTDS năm 2015 đã tích hợp quy định tại Điều 185 và Điều 185a của BLTTDS năm 2004 được sửa đổi, b6 sung năm 2011 thành Điều 210 về trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải; thir tu, BLTTDS năm 2015 đã quy định việc quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự tại phiên toà sơ thẩm phải được Hội đồng xét xử thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và lập thành văn bản Tuy nhiên, BLTTDS năm 2015 vẫn chưa khắc phục được một số bất cập, vướng mắc trong quy định về hoà giải vụ án dân sự của BLTTDS năm 2004 được sửa đổi, bô sung năm 2011 Do vậy, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị dé hoàn thiện các quy định về hoà giải vụ án dân sự của BLTTDS năm 2015 như sau:

3.2.1.1 Quy định về những vụ án dân sự không hoà giải được Đối với trường hợp vụ án không hoà giải được do “đương sự không thé tham gia hoà giải được vì có lý do chính đáng” Nghị quyết hướng dẫn thi hành

BLTTDS cần giải thích rõ thé nao là “có lý do chính dang” để tránh việc áp dung khác nhau trên thực tế Trong trường hợp có ly do chính đáng không thé có mặt theo giấy triệu tập được thì phải thông báo cho Tòa án biết Tòa án đánh giá lý do văng mặt chính đáng hay không trên cơ sở các quy định của pháp luật, ví dụ: như bệnh án thể hiện quá trình điều trị, xác nhận của UBND nơi đương sự cư trú hoặc nơi làm việc và đương sự xin phép vắng mặt phải cung cấp những giấy tờ này trước ngày Tòa án tiến hành hòa giải ghi trong giấy triệu tập của Tòa án, có như vậy mới đảm bảo tính khách quan của lý do vắng mặt.

3.2.1.2 Về thành phân phiên hoà giải

Thứ nhất, BLTTDS đã có quy định về việc tham gia phiên hop hoà giải của người phiên dịch đối với trường hợp có đương sự là người nước ngoài hoặc người dân tộc không biết tiếng Kinh Tuy nhiên, để phù hợp với quy định tại Điều 20 BLTTDS năm 2015 thì ngoài người phiên dịch, BLTTDS nên quy định bồ sung về sự tham gia phiên họp hoà giải của người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật dé trợ giúp đương sự là người khuyết tật nghe, nói hay khuyết tật nhìn.

Thứ hai, BLTTDS cần có quy định đối với trường hợp vu án có nhiều đương sự nhưng khi Tòa án triệu tập tham gia hòa giải thì một hoặc một sé duong su vang mat Cu thé, van ban hướng dan thi hanh BLTTDS nam 2015 can hướng dẫn theo hướng Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà đương su vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng sẽ giải quyết như sau:

Trong vụ án có nhiều nguyên đơn và các nguyên đơn đều có yêu cầu chung với bị đơn Nếu tất cả các nguyên đơn đều văng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án, trừ trường hợp nguyên đơn có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng Trường hợp chỉ có một hoặc một số trong các nguyên đơn vắng không vì sự kiện bất khả kháng thì Tòa án lập biên bản vê việc không hòa giải được và đưa vụ án ra xét xử.

Nêu vụ án có nhiêu nguyên đơn nhưng các nguyên đơn lại có yêu câu độc lập với bị đơn thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyêt yêu câu của nguyên đơn văng mặt khi Tòa án triệu tập hòa giải đên lân thứ hai, đôi với những nguyên đơn có mặt thì việc hòa giải vẫn tiến hành bình thường.

Nếu vụ án có một nguyên đơn yêu cầu chung đối với nhiều bị don va chi cần một hoặc một số bị đơn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Tòa án lập biên bản xác nhận sự văng mặt đó dé tiếp tục đưa vụ án ra xét xử Nếu vụ án có nhiều bị đơn nhưng mỗi bị đơn có nghĩa vụ riêng biệt hoặc có nghĩa vụ chung theo phần thì đối với bị đơn vắng mặt, Tòa án sẽ lập biên bản vé sự vắng mặt của ho dé họ đưa phần có liên quan đến nghĩa vụ của họ ra xét xử, đồng thời tiến hành hòa giải giữa bị đơn có mặt với nguyên đơn.

3.2.1.3 Về thủ tục hoà giải

Thứ nhát, dé khuyến khích việc các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự, cần bổ sung quy định của BLTTDS theo hướng: trong trường hợp các đương sự thay đôi thỏa thuận ban đầu bằng một thỏa thuận mới thi Tham phán tiếp tục lập biên bản về sự thỏa thuận lại giữa các bên đương sự và ra ngay quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các bên đương sự Đương sự chỉ có quyền thay đổi thỏa thuận trong trường hợp này một lần Nếu tiếp tục thay đổi thì Tòa án sẽ ra quyết định đưa vu an ra xét xử Quy định này nhằm tránh việc lợi dụng hòa giải để kéo dài quá trình tố tụng mà vẫn tôn trọng quyền định đoạt của đương sự.

Thứ hai, BLTTDS cần quy định đối với trường hop trong vu án có nhiều đương sự, mà có đương sự văng mặt nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiễn hành hòa giải và các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự khi hết thời hạn bảy ngày, ké từ ngày có ý kiến bang văn ban của đương sự vắng mặt Thời hạn lay ý kiến của đương sự vắng mặt có thé quy định là 30 ngày, ké từ ngày Tòa án lập biên bản hòa giải để đảm bảo cho Tòa án có thể tống đạt biên bản hòa giải cho đương sự vắng mặt theo các quy định từ về tống đạt của BLTTDS Quy định theo hướng này sẽ đảm bảo sự tương thích với Điều 212 BLTTDS năm 2015 và đảm bảo lợi ích của đương sự văng mặt.

Thứ ba, đôi với trường hợp các đương sự có một sự thỏa thuận về một phần của vụ án và phần thỏa thuận của đương sự độc lập với các phần khác của vụ án thì Tòa án cũng cần tôn trọng sự thỏa thuận đó và ra ngay quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về phần này, quyết định có hiệu lực pháp luật ngay, nếu sự thỏa thuận là tự nguyện không vi phạm điều cam của pháp luật,

82 không trai dao đức xã hội và không xâm phạm đên quyên, lợi ich cua các đương sự khác.

Trên đây là một sô kiên nghị hoàn thiện và thực hiện pháp luật nhăm nâng cao hiệu qua hòa giải vụ án dân sự Cơ sở lý luận của các kiên nghị nói trên xuât phát từ tính chât của các tranh châp dân sự và từ yêu câu bảo đảm nguyên tắc quyền tự định đoạt của các đương sự trong tố tụng dân sự.

Kiến nghị về thực hiện pháp luật hòa giải vụ án dân sự - 82 Kết luận Chương 3 .c.cscssssssssssessssessssesssssssssssesssscssssssssssessssesssssssesssssssessssesees 85 KET LUẬN CHUNG .- 2° << 2£ 4s 9E EsESeSsESeEsEseEersesersesersee 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hòa giải chiếm vị trí, vai trò quan trọng trong tố tụng dân sự nhưng trong thực tế vẫn có một số Tòa án còn xem nhẹ công tác hòa giải, coi đó như là một thủ tục bắt buộc phải làm mà không xem xét, chú ý nhiều tới hiệu quả của hòa giải hoặc khi tiễn hành hòa giải không thực hiện đúng thủ tục gây ra những hậu qua phản tác dụng đối với công tác hòa giải Dé nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động hòa giải trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, trong khía cạnh thực hiện pháp luật cần chú trọng một số biện pháp sau đây:

Thứ nhất, đỗi với Thâm phán

Hòa giải là một hoạt động bắt buộc Tòa án phải tiễn hành trước khi xét xử sơ thấm Trong giai đoạn này, Tham phán là người đứng ra chủ trì việc hòa giải giữa các bên đương sự Vì vậy, Thâm phán có vai trò quan trọng đối với việc hòa giải Thực tế đã chứng minh, nhiều quy định của pháp luật về hòa giải đã được ban hành nhưng do trình độ, năng lực của Tham phán chưa tốt nên áp dụng không đúng pháp luật, dẫn đến việc hòa giải không đạt kết quả hoặc công nhận sự thỏa thuận của đương sự không đúng.

Những người làm công tác hòa giải cần phải xác định đúng vị trí, vai trò cũng như mục đích, ý nghĩa của công tác hòa giải: đây là công tác đòi hỏi những người thực hiện phải nắm vững và thực hiện đúng đắn những nội dung của công tác hòa giải trong thực tiễn, khắc phục những biểu hiện thông suốt về mặt lý thuyết nhưng lại coi nhẹ việc hòa giải khi giải quyết những vụ án dân sự cụ thê.

Việc xác định được vi trí, vai trò cũng như mục đích, ý nghĩa của công tác hòa giải rất cần thiết đối với cán bộ Tòa án Mục đích chính của việc hòa giải là hàn gan những mâu thuẫn giữa các bên đương sự và tao cơ hội, điều kiện để họ tự thương lượng với nhau trong giải quyết tranh chấp tai Tòa án nên các Tham phán cần phải biết phối hop chặt chẽ với các cá nhân, tổ chức có chức năng trợ giúp pháp lý, có nghiệp vụ chuyên sâu về lĩnh vực tranh chấp để những người này cùng tham gia vào quá trình hòa giải tại Tòa án Ngoài việc nhận thức rõ vai tro, vị trí, mục đích, ý nghĩa của công tác hòa giải, người làm công tác này phải nắm vững chính sách, pháp luật TTDS nói chung và những vấn đề có liên quan đến vụ án nói riêng; đề cao tỉnh thần trách nhiệm đối với công việc, đối với các bên đương sự và phải có tác phong công tác khoa học, thận trọng, khách quan và vô tư. Đối với việc nâng cao trình độ, trước hết, thâm phán phải có bồn phận tự mình nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn Bên cạnh đó, lãnh đạo các đơn vị cần thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng hòa giải cho các Tham phán bởi người làm công tác xét xử không chỉ cần năm vững pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ thông thạo mà còn phải nắm được tâm ly của đương sự, xử ly linh hoạt thì mới có thé tạo dựng được lòng tin của các đương sự trong quá trình hòa giải Ngoài tập huấn, bồi dưỡng cũng cần tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi phương pháp hay, sáng tạo dé các Tham phán có cơ hội học hỏi, trao đổi những kinh nghiệm trong công tác hòa giải. Để có được những Thâm phan có thé đáp ứng được yêu cầu của công tác hòa giải, bảo đảm được lợi ích của Nhà nước, của công dân thì cần xây dựng những tiêu chuẩn nhất định căn cứ vào tính chất của từng loại vụ việc cũng như vào trình độ hiểu biết tâm lý con người trình độ hiểu biết xã hội của Thâm phán, có như vậy công tác hòa giải mới có thể đạt kết quả tốt Ví dụ: khi hòa giải một vụ án ly hôn, Tòa án nên chọn Tham phan không những chi có trình độ, kiến thức về mặt pháp lý mà còn phải là người đã có kinh nghiệm trong cuộc sống gia đình dé giải quyết Nếu vụ án ly hôn được giao cho Tham phan quá trẻ hoặc chưa có gia đình giải quyết thì người Thâm phán đó khó có đủ kinh nghiệm để làm cho công tác hòa giải đạt được kết quả, bởi vì mục đích của việc giải quyết vu an xin ly hôn không phải là dé dat được yêu cầu của nguyên don là ly hôn mà là làm thé nào dé tránh cho sự tan vỡ của một gia đình, tránh cho xã hội và cho chính bản thân các thành viên trong gia đình đó những hậu quả xấu về nhiều mặt Vì thế, nghệ thuật hòa giải của người Thâm phán nhiều khi lại là một vấn đề quyết định đên hiệu quả của công tác hòa giải.

Hòa giải vu án dân su không chỉ là nhiệm vụ ma còn là trách nhiệm của

Thâm phán Hòa giải vụ án dân sự có thé đi được đến kết quả hòa giải thành hay không một phần phụ thuộc vào việc thâm phán thực hiện trách nhiệm hòa giải của mình đến đâu Mỗi Thâm phán cần phải xác định được cho mình trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khi tham gia giải quyết các vụ án dân sự nói chung và hòa giải vụ án dân sự nói riêng Do đó, bên cạnh việc nâng cao năng lực chuyên môn của Tham phán thì còn phải bồi dưỡng dao đức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của Tham phán Thiết nghĩ, có nên chăng, tương tự như Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, ngành Tòa án cũng nên có Quy tắc đạo đức, ứng xử của Thâm phán như một thước đo chuẩn mực đạo đức dé các Tham phan tự mình soi xét Đồng thời, TAND các cấp, TAND tối cao cần có những cuộc họp tong kết chuyên dé, triển khai các lớp tập huấn dé xây dựng phong cách làm việc chính xác, khoa học.

Ngoài ra, các Tòa án cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác hòa giải tại Tòa án như cần bố trí phòng hòa giải với vị trí hợp ly cho những người tiễn hành tố tụng và người tham gia tố tung, tạo ra sự gần gũi không quá xa cách giữa những người tham gia buôi hòa giải, đồng thời tạo sự thoải mái về tâm lý cho các đương sự.

Thir hai, nang cao ý thức pháp luật cho nhân dân

Thực tế cho thay, một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp dân sự là trình độ hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật, sự tôn trọng pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hết sức hạn chế Mặc khác, do thiếu hiểu biết pháp luật nên khi tham gia tố tụng, đương sự vẫn không nam bắt được quyền và nghĩa vụ tổ tụng của mình khiến cho công tác hòa giải gặp nhiều khó khăn Việc nâng cao trình độ pháp luật cho nhân dân theo yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật hiện nay đang là vẫn đề cấp thiết. Để nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân cần triển khai đồng bộ các hình thức phổ biến, tuyên truyền pháp luật: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền thông qua các hội nghị, tuyên truyền thông qua công tác hòa giải ở cơ sở, qua công tác xét xử, qua tủ sách pháp luật Bên cạnh việc phát huy ngày càng hiệu quả các hình thức này, đối với các vùng nông thôn,vùng sâu, vùng xa, vùng núi cần lựa chọn hình thức thích hợp như: phát sách nhỏ hướng dan thực hiện luật; thành lập các trung tâm thông tin pháp luật gan với hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng; t6 chức nói chuyện thường xuyên về pháp luật ở các tụ điểm dân cư Trong đó, cần tuyên truyền phố biến ý nghĩa của công tác hòa giải để nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò, ý nghĩa của hòa giải trong đời sống cũng như trong TTDS để hiệu quả hòa giải được cao hơn.

Trong Chương 3, tác giả luận văn tập trung phân tích tình hình thực tiễn thực hiện hòa giải vụ án dân sự tại TAND trên địa bàn thành phố Hà Nội và đưa ra các kiên nghị nhăm nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải vụ án dân sự.

Thông qua việc phân tích tình hình thực tiễn của hoạt động hòa giải vụ án dân sự của TAND trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian 05 năm trở lại đây, tác giả luận văn chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế, khó khăn, vướng mặc trong hoạt động hòa giải vụ án dân sự của Tòa án Những hạn chế, khó khăn này một phần do một số quy định của BLTTDS hiện hành về hòa giải vụ án dân sự còn chưa rõ ràng dẫn đến việc khó áp dụng trên thực té, một phan do những sai sót, bất cân của Tòa án trong qua trình áp dụng pháp luật vê hòa giải vụ án dân sự trên thực tê.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu rút ra từ việc phân tích và xác định những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành và những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện hòa giải vụ án dân sự tại Tòa án, tác giả luận văn đã đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hoạt động hòa giải vụ án dân sự.

Trong giai đoạn xây dung đất nước hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của các điều kiện kinh tế, xã hội trong nền kinh tế nhiều thành phần đã đặt ra tiền đề cho sự phát triển của các quan hệ xã hội Đồng thời, Nhà nước ta đang xây dựng một Nhà nước pháp quyền, quan lý xã hội bằng pháp luật, quyền và lợi ich hợp pháp của công dân được tôn trọng Do vậy, việc hoàn thiện các quy định về hòa giải vụ án dân sự là một nội dung quan trọng trong quá trình hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự nói riêng và hoàn thiện pháp luật nói chung Bằng việc kết hợp một cách hài hoà các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã giải quyết một cách tương đối hệ thống, toàn diện về hòa giải vụ án dân sự Luận văn đã trình bày, phân tích, đánh giá cụ thê về hòa giải vụ án dân sự, góp phần khăng định việc quy định hòa giải vụ án dân sự là tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS.

Luận văn đã góp phan làm sáng tỏ những vấn dé lý luận về hòa giải vụ án dân sự, cơ sở của hòa giải, khái quát sự hình thành và phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về hòa giải vụ án dân sự Bên cạnh đó, khóa luận phân tích làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về hòa giải vụ việc dân sự và chỉ ra những bất cập của pháp luật hiện hành Đồng thời, luận văn cũng đi sâu nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định về hòa giải vụ việc dân sự, đánh giá những mặt đã đạt được và chỉ ra những bất cập trong thực tiễn áp dụng Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị có giá trị xây dựng nhằm hoàn thiện pháp luật vê hòa giải vụ việc dân sự và nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải vụ án dân sự.

Tác giả luận văn hy vọng răng đề tài nghiên cứu của bản thân sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về hòa giải vụ án dân sự; kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, ứng dụng trong thực tiễn; đồng thời là tài liệu có giá trị cho việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật TTDS về hòa giải vụ án dân sự và nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải vụ án dân sự.

Mặc dù đã rất cô găng song do thời gian hạn hẹp và kiến thức còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, đóng góp của Quy Thay Cô và những người quan tâm đến đề tài này./.

Bộ Chính trị, Nghị quyết 49 - NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Bùi Anh Tuấn (2014), Chế định hòa giải trong pháp luật TỔ tụng dân sự Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội,

Bùi Đăng Huy (1996), Hoa giải trong tô tụng dân sự, thực tiễn và hướng hoàn thiện, Luận án Thạc sĩ Luật học, Hà Nội.

Bùi Thị Huyền (2008), Phiên tòa sơ thẩm dân sự những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án Tiên sĩ Luật học, Hà Nội.

Dự án VIE/95/017-Tăng cường năng lực xét xử tại Việt Nam (2000), Kỷ yếu về pháp luật tổ tụng dân sự, Hà Nội.

Ngày đăng: 24/04/2024, 23:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng Trang - Luận văn thạc sĩ luật học: Hòa giải vụ án dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội
ng Trang (Trang 4)
Bảng 3.1. Kết quả giải quyết các vụ án dân sự của hai cấp Tòa án nhân dân thành phó Hà Nội - Luận văn thạc sĩ luật học: Hòa giải vụ án dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội
Bảng 3.1. Kết quả giải quyết các vụ án dân sự của hai cấp Tòa án nhân dân thành phó Hà Nội (Trang 70)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w