Khi giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, tôi nhận thấy dạng toán giải bài toán có lời văn tuy khá đơn giản nhưng đại đa số các em ngại làm, làm rất chậm, làm cho
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Năm học 2020 - 2021 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 1 Ở chương trình này có nhiều sự thay đổi tích cực, nó trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội Do đó, mỗi giáo viên cũng được chủ động nhiều hơn trong quá trình dạy học Tuy nhiên, chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cũng đòi hỏi người giáo viên cần phải thay đổi toàn diện cả về phương pháp dạy học, kế hoạch dạy học, cách thức tổ chức dạy học,….Trong đó, việc thay đổi phương pháp dạy học là một trong những việc làm cấp thiết nhất hiện nay
Trong các môn học ở tiểu học, môn Toán đóng vai trò quan trọng nó cung cấp những kiến thức cơ bản về số, những phép tính, đại lượng và khái niệm cơ bản về hình học, bên cạnh đó môn Toán còn góp phần vào phát triển tư duy, khả năng suy luận, phát triển ngôn ngữ, trau dồi trí nhớ, kích thích cho các em óc tò mò ham tìm hiểu khám phá và hình thành nhân cách cho các em giúp các em phát triển toàn diện
Khi giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, tôi nhận thấy dạng toán giải bài toán có lời văn tuy khá đơn giản nhưng đại đa số các em ngại làm, làm rất chậm, làm cho xong, viết phép tính sáo trộn, câu trả lời sai, nhầm lẫn từ dạng này sang dạng kia Trình bày bài làm chưa khoa học, lo gíc theo trình tự dẫn đến kết quả học tập chưa cao Đối với trẻ là học sinh lớp 1, nội dung kiến thức của môn Toán tuy ở mức độ sơ giản nhưng để học sinh đọc - hiểu bài toán có lời văn quả không dễ dàng, vả lại việc viết lên một câu lời giải phù hợp với câu hỏi của bài toán cũng là vấn đề không đơn giản khi mà vốn sống của các em còn ít, kĩ năng trả lời còn hạn chế.
Bởi vậy, tôi luôn băn khoăn khi đứng trước câu hỏi làm thế nào để học sinh hiểu, học sinh thực hành diễn đạt đúng yêu cầu của bài toán và thực hiện tự giải được bài toán một cách chính xác, sáng tạo một cách nhẹ nhàng nhất
Với những trăn trở, băn khoăn ấy, tôi đã mạnh dạn chọn sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt giải toán có lời văn ở lớp 1 theo định hướng phát triển năng lực” để nghiên cứu và áp dụng vào thực tế lớp 1A3 Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân nhằm giúp học sinh giải toán có lời văn tốt hơn.
MÔ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
Mô tả giải pháp kỹ thuật trước khi tạo ra sáng kiến
Trong quá trình giảng dạy dạy lớp 1, tôi nhận thấy hầu như giáo viên nào cũng phàn nàn khi dạy đến phần giải toán có lời văn ở lớp 1 Học sinh rất lúng túng khi viết phép tính, nêu câu trả lời Hơn nữa, đây là năm học đầu tiên chương trình Giáo dục phổ thông 2018 áp dụng đối với lớp 1 Chính vì thế cả giáo viên và học sinh còn gặp rất nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong việc dạy và học
Những tiết đầu tiên của giải toán có lời văn, qua khảo sát, mỗi lớp chỉ có khoảng 20% số học sinh biết nói, viết đúng phép tính, nêu được câu trả lời Số còn lại là rất mơ hồ, các em chỉ nêu theo quán tính hoặc nêu miệng thì được nhưng khi viết các em lại rất lung túng, làm sai, một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi lại lại không biết để trả lời Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài toán có lời văn Ngoài ra học sinh lớp 1 còn gặp khó khăn trong vấn đề phương pháp giải toán, kĩ năng tìm đọc và tìm hiểu đề bài Đối với các em bài toán dễ hay khó còn phụ thuộc vào việc học sinh đã giải bài toán nào tương tự hay chưa Nếu khi giải một bài toán mới học sinh biết dẫn dắt bài toán đó về một bài toán mà các em đã biết thì vấn đề trở nên dễ dàng Nhưng nếu gặp các bài toán mà trước đó các em chưa giải những bài toán tương tự với nó thì học sinh thường lúng túng không làm được Đa số các em rất hồn nhiên, ham chơi chưa có nề nếp và tinh thần trách nhiệm trong học tập, hay nói chuyện, thích làm việc riêng trong giờ học, thường xuyên xin ra ngoài, hay quên tập vở và dồ dùng học tập,… chưa “thoát” nề nếp ở mẫu giáo.
Mô tả giải pháp kỹ thuật sau khi có sáng kiến
Giải pháp 1 Nghiên cứu nắm vững nội dung giải toán có lời văn trong môn Toán 1
Năm học 2022 - 2023 là năm học thứ ba thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, trường tôi lựa chọn sách Toán 1 của bộ sách Cánh diều để dạy trong toàn trường
Toàn bộ chương trình Toán 1 bao gồm 105 tiết, 53 tiết được dạy trong học kì I và 47 tiết được dạy trong học kì II, 2 tiết kiểm tra cuối kì I và cuối kì II, 03 tiết dự phòng học sinh nghỉ lễ, nghỉ do thiên tai và được phân bổ: 3 tiết/ tuần Sách giáo khoa được xây dựng theo 4 chủ đề với 2 vòng số:
Chủ đề 2 Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10
Chủ đề 3 Các số trong phạm vi 100
Chủ đề 4 Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100
4 chủđề của môn Toán 1 được xây dựng bởi các mạch kiến thức:
+ Mạch Số và phép tính
+ Mạch Hình học và đo lường
+ Hoạt động thực hành và trải nghiệm
Trong 4 chủ đề của sách giáo khoa Toán 1 thì nội dung giải toán có lời văn không được xây dựng thành bài cụ thể mà được lồng ghép vào trong các nội dung khác
Giải toán có lời văn trong chương trình Toán 1, để cho các em bắt đầu làm quen dần thì sách giáo khoa đưa ra dạng “ tiền giải toán có lời văn” đó là dạng bài quan sát tranh và nêu phép tính thích hợp
Dạng bài này bắt đầu xuất hiện từ bài Phép cộng trong phạm vi 6 Đây là dạng bài đối với các em vô cùng quan trọng Nó giúp các em bước đầu tiên tiếp cận với giải toán có lời văn một cách đơn giản nhất khi mà các em chưa đọc thông viết thạo Đến Bài Phép trừ dạng 17 - 2 học sinh mới chính thức bắt đầu làm quen với bài toán có lời văn đầu tiên
Như vậy các em có một thời gian khá dài để từng bước làm quen với dạng toán khá trừu tượng và khó này so với vốn hiểu biết của các em Đến thời điểm này các em mới học đủ số lượng âm vần để có thể trình bày được phép tính và trả lời theo đúng yêu cầu của bài toán
Như vậy, thông qua nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa Toán 1 bộ sách Cánh diều tôi đã nắm được thời điểm, tần suất xuất hiện và các dạng bài toán có lời văn mà học sinh được học để từ đó lập kế hoạch dạy học một cách phù hợp nhất cho học sinh cũng như chuẩn bị cho các em tâm thế để làm quen với dạng toán này
Giải pháp 2 Hình thành từng bước cho học sinh phương pháp giải toán có lời văn cho học sinh Để học sinh có thể tiếp cận một cách tốt nhất phương pháp giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1, tôi đã chia ra làm 2 giải đoạn: Giai đoạn tiền giải toán có lời văn và giai đoạn làm quen với giải toán có lời văn như sau: a Giai đoạn tiền giải toán có lời văn:
Ngay từ đầu học kỳ I, bắt đầu từ Phép cộng trong phạm vi 6 các bài toán được giới thiệu ở mức độ nhìn hình vẽ - nêu phép tính Mục đích cho học sinh hiểu bài toán qua hình vẽ, suy nghĩ chọn phép tính thích hợp.
Thông thường sau mỗi phép tính ở phần luyện tập có một hình vẽ gồm 5 ô vuông cho học sinh chọn ghi phép tính và kết quả phù hợp với hình vẽ Ban đầu để giúp học sinh dễ thực hiện sách giáo khoa ghi sẵn các ô vuông và dấu hỏi để học sinh hiểu được yêu cầu của bài :
Ví dụ: Bài 3 trang 45 Ở giai đoạn này chỉ yêu cầu học sinh viết số và dấu cộng vào ô trống để có một phép tính hợp lí so với nội dung bức tranh. Để học sinh làm tốt được dạng bài tập này, giáo viên cần phải khai thác được tối đa nội dung bức tranh Phải biến bức tranh thành một câu chuyện thật sinh động, lôi cuốn học sinh đưa học sinh vào một tình huống có vấn đề.
Chẳng hạn, với bức tranh trên, tôi đưa ra một câu chuyện : “Thỏ anh hôm nay giúp mẹ đi nhổ cà rốt Lúc về, thỏ anh cầm bên tay trái 4 củ cà rốt, bên tay phải 4 củ cà rốt Đố các em biết Thỏ anh nhổ giúp mẹ được bao nhiêu củ cà rốt?”.
Với câu chuyện và hình ảnh minh họa học sinh sẽ đưa ngay ra được đáp số là 8 củ cà rốt Đến đây, giáo viên tiếp tục khai thác để học sinh tìm được phép tính thích hợp với kết quả vừa tìm được qua gợi ý như:
+ Để có được đáp án bao nhiêu củ cà rốt em làm như thế nào?
+ Ta dùng phép tính nào để tìm ra đáp án 8 củ cà rốt Ở đây giáo viên cần động viên các em diễn đạt - trình bày miệng ghi đúng phép tính mà thôi chưa yêu cầu nêu câu trả lời Từ việc xây dựng câu chuyện từ bức tranh đầu bài, học sinh sẽ làm quen dần với yếu tố “có lời văn” của dạng toán này, dần tạo tiền đề cho giai đoạn thứ hai mà các em sẽ học trong học kì II.
Và với cách định hướng như vậy, tôi thấy học sinh nắm bắt và giải được bài toán một cách triệt để, đúng bản chất toán học Học sinh cũng rất hào hứng,
HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI
Hiệu quả về mặt xã hội
Qua việc nghiên cứu và áp dụng “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt giải toán có lời văn ở lớp 1 theo định hướng phát triển năng lực” cho thấy giải toán có lời văn ở lớp 1 không khó ở việc viết phép tính mà chỉ mắc ở câu trả lời của bài toán Sau quá trình nghiên cứu và áp dụng kinh nghiệm sáng kiến thì học sinh biết viết câu trả lời đã đạt kết quả rất cao, dẫn tới việc học sinh đạt tỉ lệ cao về hoàn thiện bài toán có lời văn Kết quả cụ thể thu được như sau:
Kết quả thống kê chất lượng cuối kì I
Lớp TSHS Điểm 10 Điểm 9 Điểm 8 Điểm 7 Điểm 6 Điểm 5
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
Kết quả thống kê chất lượng cuối kì II
Lớp TSHS Điểm 10 Điểm 9 Điểm 8 Điểm 7 Điểm 6 Điểm 5
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
* Kết quả điều tra hứng thú của học sinh cuối HK I:
Thích học Học thụ động Không thích học
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
* Kết quả điều tra hứng thú của học sinh cuối HK II:
Thích học Học thụ động Không thích học
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
Thông qua 2 bảng thống kê chất lượng và bảng thống kê điều tra hứng thú của học sinh đã cho thấy lớp thực nghiệm đã có sự chênh lệch đáng kể so với lớp đối chứng Chất lượng môn Toán và hứng thú học tập của lớp 1A 3 đã được nâng cao, đầu giỏi cao hơn và đầu yếu đã ít hơn rất nhiều so với lớp đối chứng 1A 1 Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện sáng kiến của mình, tôi đúc kết được một số kinh nghiệm như sau :
- Giáo viên phải gương mẫu, nhiệt tình công bằng trong giảng dạy, có tâm huyết với nghề thương yêu học sinh phải thể hiện được 3 vai trò thân thiện đối với các em “ Vừa là cô giáo, vừa là người mẹ hiền, vừa là người bạn thân của các em, luôn gần gũi trò chuyện tâm sự với các em, thường xuyên liên hệ với phụ huynh để tìm hiểu nguyên nhân hoàn cảnh của từng em để có biện pháp giúp đỡ từng em kịp thời trong học tập.
- Phải nghiên cứu sách giáo khoa nắm vững chương trình Toán 1; sách giáo viên và các loại tài liệu tham khảo có liên quan đến giảng dạy.
- Khi thiết kế bài giảng nắm chắc các yêu cầu trọng tâm của từng tiết dạy để lựa chọn các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học đa dạng phong phú phù hợp kết hợp được 3 loại đối tượng học sinh Tạo không khí lớp học sôi nổi gây hứng thú học tập cho các em giúp các em tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng không nhàm chán để tiết dạy đạt hiệu quả cao.
- Chuẩn bị các đồ dùng dạy học trong tiết phải mang tính khoa học, phong phú, đa dạng phù hợp với mục đích yêu cầu của bài, kích thích tư duy, óc sáng tạo giúp các em học tập các em đạt hiệu quả cao.
- Khi sử dụng tranh, ảnh và các đồ dùng dạy học cần nghiên cứu hiểu ý đồ của tranh ảnh vả đồ dùng khai mà thác triệt để tác dụng của đồ dùng, giúp tiết dạy sinh động mang lại hiệu quả cao.
- Phải tự rèn luyện kỹ năng, nghệ thuật sư phạm khéo léo, tác phong lên lớp chững chạc Biết sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học, luôn coi trọng phương pháp tích cực, để phát huy trí thông minh, óc sáng tạo, tính linh hoạt, nhanh nhẹn trong quá trình tham gia các hoạt động học tập của các em.