1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn toán tiểu học

31 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tạo Động Lực Học Môn Toán Cho Học Sinh Lớp 5
Chuyên ngành Toán
Thể loại Báo Cáo Sáng Kiến
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 3,58 MB

Cấu trúc

  • I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN (1)
  • II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP (2)
    • 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến (2)
    • 2. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến (0)
      • 2.1. Vai trò của động lực học tập (3)
      • 2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của học sinh (4)
      • 2.3. Tính mới của giải pháp (0)
      • 2.4. Một số giải pháp góp phần tạo động lực học tập môn Toán cho học sinh lớp 5 (0)
        • 2.4.1. Ứng dụng hiệu quả tháp nhu cầu của Maslow trong dạy học Toán (0)
        • 2.4.2. Sử dụng Thẻ Toán học trong dạy học Toán (19)
  • III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI (21)
  • IV. CAM KẾT (21)

Nội dung

Trong dạy học môn Toán, giáo viên cần có những giải pháp cụ thể nhằm tạo ra động lực học cho học sinh.. Mặc dù, giáo viên đã ít nhiều quan tâm được tầm quan trọng và sự cần thiết của việ

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Theo cựu Bộ trưởng Bộ giáo dục Mỹ Terrel Bell: “Có ba điều cần nhớ trong giáo dục Điều đầu tiên là động lực học Điều thứ hai là động lực học Điều thứ ba vẫn là động lực học tập.” Động lực đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định thành công hay thất bại của việc học Khi có động lực học, học sinh có thái độ và hành vi tích cực hơn, có ý thức học, kiên trì vượt qua khó khăn để thành công Ngược lại, nếu không có động lực thúc đẩy, học sinh thấy mệt mỏi, không cố gắng hết sức khi gặp khó khăn trong việc học Do vậy, theo Giordan (2010): “Nhiệm vụ chủ chốt của giáo dục nói chung, của giảng dạy trong trường học nói riêng nên là một nghệ thuật, một công việc tạo ra động lực, truyền cảm hứng, kích thích sự tò mò, sự mong muốn khám phá vốn có nơi trẻ”.

Có thể nói, giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực học cho học sinh Người giáo viên không còn đơn thuần là người truyền kiến thức, mà trở thành người định hướng, dẫn đường và truyền cảm hứng học tập Nhà văn William A Waard đã nói: “Người thầy trung bình chỉ biết nói Người thầy giỏi biết giải thích Người thầy xuất chúng biết minh họa Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”

Cùng với các môn học khác, môn Toán ở trường Tiểu học đóng vai trò quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra Trong dạy học môn Toán, giáo viên cần có những giải pháp cụ thể nhằm tạo ra động lực học cho học sinh Đây là vấn đề cốt lõi góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học môn Toán nói riêng

Tuy nhiên, từ thực tiễn ở trường Tiểu học, có thể nhận thấy: Việc tạo động lực học môn Toán cho học sinh lớp 5 còn nhiều hạn chế Mặc dù, giáo viên đã ít nhiều quan tâm được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc tạo động lực học môn Toán cho học sinhnhưng chưa có biện pháp cụ thể Giáo viên còn nhồi nhét vào đầu người học rất nhiều bài học mà quên đi niềm thích thú cũng như động lực của người học Học sinh học tập máy móc, thái độ học tập thiếu nghiêm túc, không hứng thú với việc học, thấy việc học rất nhàm chán Thực trạng này không những ảnh hưởng đến kết quả của học sinh mà còn khó đạt chuẩn đầu ra về các dạng năng lực theo mục tiêu của chương trình Giáo dục phổ thông.

Chính vì lý do trên, tôi đưa ra giải pháp nhằm Tạo động lực học môn Toán cho học sinh lớp 5.

MÔ TẢ GIẢI PHÁP

Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

a Về phía học sinh Đa số học sinh được điều tra thích học môn Toán (chiếm 84% số học sinh được điều tra) Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn khoảng 16% số học sinh được điều tra không thích học môn Toán

Trong phần khảo sát, tôi có tìm hiểu về động cơ học tập môn Toán của học sinh lớp 5 Kết quả thu được như sau:

STT Động cơ học Toán

Có ý nghĩa quan trọng nhất

1 Muốn thầy cô, bố mẹ hài lòng 52% 40% 8%

2 Thích nhận được lời khen, sự yêu quý từ thầy cô, bạn bè

3 Mong muốn thoát khỏi sự trách phạt

4 Biết được nhiều kiến thức mới 32% 40% 28%

5 Thích suy luận những vấn đề liên quan đến Toán

6 Vận dụng các kiến thức đã được học vào cuộc sống

Từ bảng trên, ta nhận thấy động cơ học tập môn Toán của học sinh được biểu hiện rất đa dạng Dễ dàng nhận thấy học sinh đã có những động cơ bên ngoài cao như: muốn được bố mẹ, thầy cô hài lòng, thích nhận được lời khen, sự yêu quý từ thầy cô, bạn bè; mong muốn thoát khỏi sự trách phạt; có một số động cơ học tập bên trong: biết được nhiều kiến thức mới, thích được suy luận những vấn đề liên quan đến Toán, vận dụng các kiến thức vào cuộc sống nhưng tỉ lệ chưa cao. b Về phía giáo viên

100% giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo động lực học môn Toán cho học sinh Tuy nhiên, một số giáo viên đang quan tâm nhiều truyền đạt cho các em tri thức khoa học mà chưa chú ý nhiều đến việc hình thành cho

Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến

mê học tập c Đánh giá chung

Về phía học sinh: Học sinh hứng thú với môn học Bước đầu có những động cơ học tập bên trong: học Toán để biết được nhiều kiến thức mới, thích được suy luận những vấn đề liên quan đến Toán, vận dụng các kiến thức vào cuộc sống nhưng tỉ lệ chưa cao

Về phía giáo viên: Hầu hết giáo viên đã nhận thức đúng đắn về vai trò của của việc tạo động lực học tập môn Toán, đã quan tâm đến các biểu hiện và bước đầu triển khai một số giải pháp nhằm tạo động lực cho học sinh trong dạy học môn Toán: tạo môi trường học tập thân thiện, tạo hứng thú cho học sinh khi học Toán, có những biện pháp kích thích tìm tòi, khám phá của các em,…

- Hạn chế và nguyên nhân:

Về phía học sinh: Một số học sinh chưa tích cực học tập, còn hổng kiến thức cơ bản nên không hứng thú với môn học Một số học sinh có động cơ học tập bên ngoài như học để được khen, học để không bị trách phạt,…dẫn đến khi không đạt được mục tiêu đề ra thì nản chí

Về phía giáo viên: Giáo viên chưa có giải pháp tích cực để tạo động lực cho học sinh trong dạy học môn Toán Giáo viên còn nhồi nhét vào đầu người học rất nhiều bài học mà quên đi niềm thích thú cũng như động lực của người học.

2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

2.1 Vai trò của động lực học tập Động lực học tập của học sinh không chỉ ảnh hưởng đến quá trình học tập của bản thân học sinh mà còn ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy của giáo viên. Đối với học sinh: Khi có động lực học tập, học sinh sẽ hăng hái, tíchcực học tập; học sinh sẽ hứng thú, say mệ học tập, chủ động học tập Thêm vào đó, động lực học tập giúp học sinh nỗ lực, kiên trì vượt mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Đối với giáo viên: Khi học sinh có động lực học tập, giáo viên sẽ dễ dàng hơn trong việc khai thác tiềm năng của các em; dễ dàng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực thu hút các em vào bài học Thái độ học tập tích cực của học sinh có thể tác động ngược trở lại với giáo viên, làm cho giáo viên hứng thú, nhiệt tình giảng dạy.

2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của học sinh Động lực học tập của học sinh được hình thành và phát triển dưới tác động của nhiều yếu tố, chia thành 3 loại như sau:

Các yếu tố thuộc về cá nhân học sinh: nhu cầu, hứng thú, đặc điểm tính cách, năng lực của học sinh…

Các yếu tố thuộc về hoạt động học tập: mục tiêu, nội dung, phương pháp, đánh giá kết quả học tập.

Các yếu tố thuộc về môi trường học tập: mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh, các điều kiện vật chất phục vụ học tập…

2.3 Tính mới của biện pháp

Từ thực tiễn giảng dạy và nhận thấy được sự cần thiết của vấn đề nêu trên, tôi mạnh dạn áp dụng những giải pháp nhằm tạo động lực học môn Toán cho học sinh lớp 5 Tính mới của giải pháp:

- Nghiên cứu và ứng dụng thành công tháp nhu cầu của Maslow trong dạy học Với tiêu chí lấy người học làm trung tâm, việc áp dụng tháp nhu cầu của Maslow giúp giáo viên nắm bắt được đặc điểm tâm lý, sự khó khăn của học sinh đang gặp phải để điều chỉnh phương pháp, cách thức dạy học Từ đó, tạođộng lực học tập cho học sinh.

- Sáng tạo bộ Thẻ toán học Bộ thẻ là sự sáng tạo của cá nhân của học sinh Theo cách này, học sinh sẽ viết một câu hỏi ở mặt trước thẻ và một câu trả lời ở mặt sau thẻ

2.4 Một số giải pháp góp phần tạo động lực học môn Toán cho học sinh lớp 5

2.4.1 Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow hiệu quả trong dạy học Toán Abraham Maslow lần đầu tiên đưa ra khái niệm về hệ thống phân cấp nhu cầu/tháp nhu cầu trong bài báo năm 1943 của ông với tựa đề "Lý thuyết về Động lực của Con người" và trong cuốn sách "Động lực và Tính cách" (Motivation And Personality) Tháp nhu cầu của Maslow là một trong những lý thuyết động cơ nổi tiếng nhất thế giới Lý thuyết của Maslow nói rằng hành động của chúng ta được thúc đẩy bởi một số nhu cầu sinh lý và tâm lý, tiến triển từ cơ bản đến phức tạp:

Tháp nhu cầu của Maslow được biểu diễn giống như một kim tự tháp gồm năm tầng tương ứng với năm cấp độ nhu cầu của con người:

Tầng 1: Nhu cầu sinh lý (Physiological)

Tầng 2: Nhu cầu an toàn (Safety)

Tầng 3: Nhu cầu kết nối (Social Connection)

Tầng 4: Nhu cầu được tôn trọng (Esteem)

Tầng 5: Nhu cầu được thể hiện bản thân (Self – Actualization)

Tháp nhu cầu được áp dụng hiệu quả trong giáo dục Qua đó, bản thân mỗi giáo viên nắm bắt được đặc điểm tâm lý, sự khó khăn của học sinh đang gặp phải để có thể có những thay đổi, điều chỉnh và rút ra những phương pháp giáo dục phù hợp nhằm phát huy tối đa tiềm năng của học sinh Từ đó, tạo động lực học tập cho học sinh. a Đáp ứng nhu cầu sinh lý của học sinh trong dạy học Toán

Nhu cầu sinh lý là nhu cầu được Maslow biểu diễn dưới đáy của kim tự tháp Theo đó, ông cho rằng các nhu cầu sinh lý bao gồm các nhu cầu về: nơi ở, không khí, nghỉ ngơi, ăn uống… là nhóm nhu cầu cơ bản nhất mà một cá thể cần đáp ứng để tồn tại

Trong dạy học không tách rời mối liên hệ giữa nhà trường và phụ huynh Để đáp ứng nhu cầu sinh lý cho học sinh, giáo viên cần liên hệ với các bậc phụ huynh trong việc đáp ứng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi ở nhà hợp lý

Bên cạnh đó, trên lớp, bản thân tôi luôn cố gắng xây dựng lớp học hạnh phúc, tạo bầu không khí học tập thoải mái trong mỗi tiết học nhằm tạo hứng thú, động lực cho học sinhtrong mỗi giờ học Toán.

* Thiết kế nội quy trong giờ học Toán

- Mục đích: Học sinh tự đặt nôi quy trong giờ học Toán để giờ học diễn ra hiệu quả, không khí học tập thoải mái

HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI

- Các giải pháp thiết kế phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh nhà trường, gia đình học sinh.

- Thiết bị, đồ dùng học tập tạo động lực cho học sinh học Toán gần gũi, quen thuộc với các em học sinh

- Bộ thẻ Toán học được thiết kế cho sử dụng cho các lớp trong trường, được sử dụng nhiều năm

2 Hiệu quả về mặt xã hội

Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng các giải pháp vào thực tế dạy học, tôi thu được kết quả khá khả quan:

- Kết quả đạt được trong bài kiểm tra cuối năm 9,04/10 do các giải pháp đề ra giúp các em học sinh có động lực học Toán, từ đó nâng cao chất lượng môn học Bên cạnh đó đó đáp ứng được yêu cầu của đề kiểm tra: đánh giá các phẩm chất, năng lực chủ yếu của học sinh, gắn nội dung kiến thức với thực tiễn cuộc sống

- Học sinh tham gia và đạt giải trong các kì thi: Violympic Toán – Tiếng Việt, Violympic Toán –Tiếng Anh

- Hình thành học sinh động lực học tập bên trong Xây dựng môi trường học tập thân thiện, lớp học hạnh phúc Lớp học trở nên tích cực hơn, tự giác hơn Học sinh tự tin trong giao tiếp, trong thảo luận nhóm, chia sẻ để hoàn thành các nhiệm vụ được giao

- Tạo cơ hội giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn một cách sáng tạo Ở nhà, học sinh học hành chăm chỉ hơn, tích cực thực hành - mang Toán học vào thực tiễn cuộc sống Nhìn những hình ảnh bố mẹ các em chụpgửi, tôi nhận thấy bước đầu giải pháp đã mang lại sự hứng thú học Toán, sự chủ động, tích cực từ các em

3 Khả năng áp dụng và nhân rộng

- Giúp giáo viên có nhiều phương thế giúp học sinh học tập hiệu quả hơn Các hoạt động có thể tiến hành ở mọi lớp học, mọi trường học, các hoạt động có thể áp dụng với mọi môn học sao cho nội dung phù hợp

- Tạo ra được thẻ Toán học Thẻ Toán học có thể sử dụng ở mọi nơi, mọi lúc, có thể sử dụng thẻ này với tất cả học sinh ở mọi miền.

CAM KẾT

Tôi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền tác giả Nếu vi phạm bản quyền, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT

1 Bộ giáo dục và đào tạo ( 2018 ), Chương trình giáo dục Phổ thông tổng thể.

2 [1] Howard Gardner (2012), Cơ cấu trí khôn, “Lý thuyết về nhiều dạng trí khôn”, Nxb Tri thức trẻ.

3 Vũ Dũng (chủ biên), (2008), Từ điển Tâm lí học, NXB Bách khoa, Hà Nội.

4 Dương Thị Kim Oanh, (2013), Một số hướng tiếp cận trong nghiên cứu động cơ học tập, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 48, tr.138-148

Phiếu điều tra ( Dành cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học)

Em vui lòng cho biết năng lực sáng tạomôn Toán của mình bằng cách đánh dấu (X) vào ô trống trong các câu sau theo ý của em ( chọn đáp án em cho là đúng nhất)

Câu 1: Em có hứng thú học môn Toán không?

Trả lời: ……… Câu 2: Trả lời câu trả lời cho câu hỏi “Em học Toán để làm gì?” Em hãy đọc kĩ từng câu trả lời và đánh dấu nhân (x) vào 1 ô trống tương ứng với mức độ đúng nhất với em

STT Động cơ học Toán Mức ý nghĩa

Có ý nghĩa quan trọng nhất

1 Muốn thầy cô, bố mẹ hài lòng

2 Thích nhận được lời khen, sự yêu quý từ thầy cô, bạn bè

3 Mong muốn thoát khỏi sự trách phạt

4 Biết được nhiều kiến thức mới

5 Thích suy luận những vấn đề liên quan đến Toán

6 Vận dụng các kiến thức đã được học vào cuộc sống

Mang yêu thương qua mỗi tiết học

Nội quy giờ học Toán

Thẻ Toán học qua bàn tay sáng tạo của học sinh

Học sinh ôn tập kiến thức qua bộ Thẻ Toán học

Học sinh hào hứng làm các bài thực hành Toán

Học sinh tự tin thể hiện khả năng của mình

Ngày đăng: 24/04/2024, 04:59

w