1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN toán tiểu học: Một số biện pháp nâng cao hứng thú học toán cho học sinh lớp 4

27 653 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 2,82 MB

Nội dung

Từ những lí do trên, bản thân tôi luôn trăn trở, băn khoăn: Làm thế nào để nâng cao chất lượng môn toán lớp 4? Làm thế nào để học sinh hứng thú, say mê trong khi học? Có biện pháp nào để nâng cao niềm say mê học toán cho các em nói chung, các em lớp 4 nói riêng?... Với mong muốn tìm ra những đáp án đó đã thôi thúc tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hứng thú học toán cho học sinh lớp 4”.

Trang 1

tự học, năng lực tìm tòi, phát hiện, giải quyết vấn đề Tức là học sinh chủ động

và tự học là chủ yếu, dưới sự trợ giúp của thầy cô (khi cần thiết) Học sinh đượchọc theo nhóm phù hợp với trình độ nhận thức của cá nhân Nội dung học thiếtthực, gắn kết với thực tiễn hàng ngày của học sinh Kế hoạch dạy học được bốtrí linh hoạt, môi trường học tập thân thiện, phát huy tinh thần dân chủ, ý thứctập thể Tài liệu có tính tương tác cao và là tài liệu hướng dẫn tự học, chú trọng

kĩ năng làm việc theo nhóm hợp tác, phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh, cộngđồng và nhà trường; Tăng quyền chủ động cho giáo viên và nhà trường, pháthuy vai trò tích cực, sáng tạo của các cấp quản lí giáo dục và địa phương, cùngcộng đồng tham gia vào quá trình dạy học theo mô hình trường học mới ViệtNam (VNEN)

Trong dạy và học môn toán ở lớp 4 nói riêng, ở Tiểu học nói chung còn gặpkhông ít khó khăn, nhất là chưa tạo được hứng thú, tạo được niềm đam mê họctập thực sự cho các em Điều đó dẫn đến các em còn thụ động trong học tập,chưa tích cực và chưa tự giác, hiệu quả, chất lượng của môn toán chưa cao.Những điều đó đã gây khó khăn, cản trở không nhỏ đến hoạt động của nhàtrường, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục học sinh

Bên cạnh đó, Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủyếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em họcsinh Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã và đang được đổi mới theohướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phùhợp đặc điểm của từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rènluyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến niềm vui, hứng thúhọc tập cho học sinh Đặc biệt trong những năm gần đây toàn ngành đang thựchiện phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì việctạo hứng thú học tập cho học sinh cũng chính là tạo cho các em niềm tin tronghọc tập, khơi dậy trong các em ý thức “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”,trở thành một đòi hỏi đối với người làm công tác giảng dạy Như vậy, tạo hứngthú học tập cho học sinh là một trong những mục tiêu của giáo dục phổ thông Hiện tại chưa có các tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về hứng thú học toánđặc biệt là nâng cao hứng thú học toán cho học sinh lớp 4 Hơn nữa, đồngnghiệp, nhà trường chưa có nhiều kinh nghiệm để giải quyết khắc phục vấn đềnày

Từ những lí do trên, bản thân tôi luôn trăn trở, băn khoăn: Làm thế nào đểnâng cao chất lượng môn toán lớp 4? Làm thế nào để học sinh hứng thú, say mêtrong khi học? Có biện pháp nào để nâng cao niềm say mê học toán cho các em

Trang 2

nói chung, các em lớp 4 nói riêng? Với mong muốn tìm ra những đáp án đó đã

thôi thúc tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hứng thú học toán cho học sinh lớp 4”.

II Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu một số biện pháp dạy học nhằm giúp các em hứng thú, phấnkhởi, yêu thích, say mê học môn toán, tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên,không gượng ép, làm cho tiết học toán trở nên nhẹ nhàng, sinh động, góp phầnnâng cao chất lượng dạy học, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đã đề ra

III Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu, tổng kết các biện pháp nâng cao hứng thú học toán cho học sinhlớp 4

IV.Phương pháp nghiên cứu:

Khi thực hiện nghiên cứu đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao hứng thú học

toán cho học sinh lớp 4”, tôi đã sử dụng một số phương pháp: Phương pháp

nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết, phương pháp điều tra khảo sát thực tế,phương pháp thống kê, xử lí số liệu Cụ thể như sau:

a) Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Là phương phápnghiên cứu các tài liệu có liên quan đến hứng thú học toán nói chung, học toánlớp 4 nói riêng

b) Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Đây là phương pháp nghiên cứuthực tế việc dạy và học để tạo hứng thú học toán cho học sinh lớp 4 trường Tiểuhọc Nga Vịnh nói riêng (dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam –VNEN) và một số trường Tiểu học nói chung trên địa bàn huyện Nga Sơn,Thanh Hóa

c) Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Sau khi áp dụng các giải pháp của đềtài vào thực tiễn dạy học tại lớp 4A, trường Tiểu học Nga Vịnh, kết hợp thu thậpcác tài liệu, dữ liệu phục vụ cho đề tài, tôi đã tiến hành phân tích, tổng hợp các

số liệu minh chứng cụ thể qua các thời điểm kiểm tra của giáo viên, Tổ chuyên

môn và Nhà trường Từ đó rút ra kết luận và hiệu quả về việc áp dụng: Một số biện pháp nâng cao hứng thú học toán cho học sinh lớp 4.

Trang 3

B NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

I Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Trong các môn học của chương trình giáo dục Tiểu học, môn Toán có vai

trò hết sức quan trọng Đặc biệt, nó giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, rènluyện thói quen suy nghĩ và suy luận lôgic nhằm giải quyết những vấn đề cầnthiết, tạo đà phát triển năng lực học tập của học sinh, tạo tiền đề vững chắc vềtoán học để các em tiếp tục học lên các lớp trên Hơn thế nữa, môn Toán còngóp phần phát triển ở các em trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, tính cẩnthận, thận trọng, ý tưởng sáng tạo, tự tin, ham học hỏi và ham hiểu biết…đápứng yêu cầu phát triển con người toàn diện trong thời đại mới: thời đại côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Song, để tiếp thu, lĩnh hội một cách tốt nhất các mạch kiến thức theo yêucầu chuẩn kiến thức kĩ năng môn toán lớp 4 thì trước tiên học sinh phải có sựsay mê, thích thú với môn Toán, từ đó các em sẽ tiếp thu nhanh hơn, dễ hiểuhơn và nhớ lâu hơn Đặc biệt, lên lớp 4, nội dung chương trình Toán vẫn tậptrung vào kiến thức, kĩ năng cơ bản nhưng kiến thức sâu hơn, khái quát hơn sovới giai đoạn ở lớp 1, 2, 3…Vì vậy, việc tạo, nâng cao hứng thú học Toán chohọc sinh (nói chung), cho học sinh lớp 4 (nói riêng) không phải là một việc đơngiản

Vậy Hứng thú là gì? Hứng thú là cảm giác thích thú trong người mình đang

có một sức thôi thúc làm một cái gì đó (Theo từ điển Tiếng Việt )

Để góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, phương pháp dạyhọc môn toán lớp 4 VNEN thường khuyến khích sử dụng kiểu dạy học thôngqua các hoạt động trải nghiệm, khám phá, phát hiện của học sinh, gồm 5 bướcchủ yếu: Gợi động cơ, tạo hứng thú  Trải nghệm  Phân tích, khám phá, rút

ra kiến thức mới  Thực hành  Vận dụng (kiểu quy trình 5 bước) (Theo Tài liệu hướng dẫn Giáo viên, môn toán lớp 4- Bộ giáo dục và Đào tạo) Như vậy,

tạo hứng thú học toán cho học sinh lớp 4 là một trong 5 bước của quy trình DHtoán lớp 4

II Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

Thực tế cho thấy, trong dạy và học ở các trường Tiểu học nói chung, ở cáctrường đang dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) nói riêng,việc tạo hứng thú, nâng cao hứng thú học toán cho học sinh, đâu đó ở phầnkhông nhỏ giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng Học sinh còn ngạingùng, e dè, không muốn học, thậm chí chán học mỗi khi đến giờ học toán Dẫnđến trong mỗi giờ học toán, các em chưa hứng thú, tích cực học tập và việc hoạtđộng hợp tác của học sinh chưa mấy hiệu quả

Khi tiến hành khảo sát thực trạng của học sinh lớp 4A, trường Tiểu học NgaVịnh về sự hứng thú học tập môn toán, chất lượng học tập môn toán (đầu nămhọc), tôi thu được kết quả như sau:

Trang 4

Bảng 1: Số liệu thông kê về hứng thú môn toán trước khi thực hiện sáng kiến:

23 em SL3 13,1% SL11 47,8% SL8 34,8% SL1 4,3%

Từ kết quả thực trạng trên cho thấy: Số em hứng thú học toán chiếm tỉ lệchưa cao (17,4%), tỉ lệ các em ít hứng thú (73,9%), không hứng thú học toán(8,7%) chiếm tỉ lệ còn cao Hơn thế nữa, về kết quả học tập môn toán cũng chothấy số em ở mức Hoàn thành xuất sắc chiếm tỉ lệ còn khiêm tốn (13,1%).Nguyên nhân của thực trạng trên là do:

Một số giáo viên chưa đổi mới kịp với phương pháp dạy học theo mô hìnhtrường học mới Việt Nam (VNEN), chưa tích cực học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu cấp bách mà giáo dục đặt

ra hiện nay Kinh nghiệm về dạy học theo mô hình trường học mới ở nước tachưa nhiều

Phần lớn các em học sinh của trường là con em các gia đình nông thôn, đờisống kinh tế gia đình các em còn nhiều khó khăn, sự chăm sóc, giáo dục tới các

em chưa được gia đình quan tâm đúng mức Hơn nữa, các em rất nhút nhát, e dè,tiếp thu kiến thức còn thụ động, thiếu nhiệt tình, thiếu tích cực trong hoạt độngnhóm Một vài em hổng 1 số kiến thức căn bản của môn toán từ lớp trước dẫnđến tình trạng chán học và không muốn làm bài tập, rồi còn có thể không thíchđiều gì đó trên lớp (như bạn bè xa lánh, không chơi chung…) khiến cho việc họctoán của các em là “cực hình” Có những tiết học có đại biểu và các thầy cô đến

dự giờ, rất ít em phát biểu, không khí học trầm lắng, chưa cá thể hóa được hoạtđộng dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao Điều đó thể hiện qua chất lượng bộmôn, bài kiểm tra, bài thi vẫn còn 1 số bài chưa đạt yêu cầu

Nếu tình trạng trên tiếp diễn kéo dài, học sinh không có hứng thú học tậpmôn toán thì giờ học sẽ không có hiệu quả, các em đi học chỉ là đối phó và cáchhọc đó sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến tương lai của các em, của đất nước, thế hệ trẻcủa chúng ta sẽ mất đi khả năng sáng tạo, năng động mà thời đại công nghiệphóa, hiện đại hóa đang rất cần Như thế là chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mớicủa nền giáo dục Tiểu học ở Việt Nam hiện nay Khắc phục thực trạng trên làđiều vô cùng cần thiết và cấp bách

III Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:

Trang 5

Từ thực trạng trong dạy học Toán lớp 4 như đã nói trên, tôi mạnh dạn đưa ranhững giải pháp, áp dụng vào thực tiễn giảng dạy để giải quyết những bănkhoăn, những vấn đề còn tồn đọng trong thực tiễn dạy học với mong muốn đưachất lượng môn toán lớp 4 nói riêng, chất lượng giáo dục (nói chung) ngày mộtthực sự nâng cao, góp phần vào sự nghiệp đổi mới giáo dục của nước ta hiệnnay Để thực hiện điều đó, tôi đã tiến hành một số giải pháp sau:

1 Quan tâm, chăm lo đến học sinh bằng tình thương và tinh thần trách nhiệm:

Trường Tiểu học Nga Vịnh thuộc địa bàn vùng chiêm trũng với sản phẩmnông nghiệp chủ yếu là cây lúa nước Gia đình các em học sinh nơi đây hầu hết

là gia đình nông dân nghèo, bố mẹ lại đi làm ăn xa, các em thường ở với ôngbà…So với các vùng lân cận, học sinh trường tôi là nơi có hoàn cảnh rất khókhăn về kinh tế Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và học tập củacác em Vì thế, ngay sau khi nhận lớp học, tôi đã tìm hiểu hoàn cảnh gia đìnhtừng em Lớp tôi có 23 em, trong đó có 9 em nữ, 14 em nam Các em phần lớn

là con các gia đình nông thôn, 5 em thuộc gia đình hộ cận nghèo (Linh, Quý, Li,Tài, Ánh), 4 em thuộc hộ gia đình nghèo (Quỳnh, Trung, Vân Anh, Nghĩa).Ngày tựu trường tôi đã tìm hiểu em nào thiếu gì, lí do chưa có Từ đó, tôi mượnthư viện trường, cùng với đồ dùng, sách vở của các em năm học trước quyêngóp, xây dựng phong trào: “tủ sách thư viện”, mua thêm một số vở bài tập, bìabọc, nhãn vở… hỗ trợ cho các em thực sự khó khăn trong lớp Tôi nhận thấy,trong đôi mắt các em hiện lên niềm vui vô bờ bến Tất cả các em cảm thấy đượcquan tâm, được chia sẻ, được thể hiện nét tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta:

“Thương người như thể thương thân” Em nào cũng phấn khởi, vui sướng vìmình có đầy đủ đồ dùng học tập khi bước vào đầu năm học mới

Tiếp đến, tôi xây dựng môi trường dạy học thân thiện (nơi diễn ra hoạt động

dạy và học) để tạo điều kiện, cơ hội khuyến khích học sinh phấn đấu, tiến bộ.Trong môi trường ấy, hoạt động của giáo viên và học sinh đóng vai trò chủ đạo.Đồng thời môi trường dạy học là nơi có nguồn thông tin phong phú, đa dạng,giúp giáo viên và học sinh khai thác, sử dụng công cụ học tập vào mục đíchgiảng dạy và học tập một cách có hiệu quả Chính vì thế, ngay từ đầu năm học,Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm, chăm lo đến cơ sở vật chất, phối kết hợpvới UBND xã, hội cha mẹ học sinh tu sửa cơ sở vật chất, trồng và chăm sóc câyxanh khu khuôn viên của trường Không những thế, Ban giám hiệu nhà trườngcòn mua sắm nhiều vật dụng cần thiết để trang trí lớp học khang trang, khoa họctheo mô hình trường học mới Cùng với nhà trường, tôi đã phối hợp với Banchấp hành phụ huynh của lớp làm thêm một số công cụ hỗ trợ học tập như:

“Hòm thư vui”, “góc cộng đồng”, “nội quy lớp học”,… Các em cùng tôi thamgia trang trí lớp học, trồng thêm cây xanh,… một cách khoa học, sạch sẽ, gọngàng, ngăn nắp, sáng sủa, tạo điều kiện tốt cho việc dạy và học

Hơn nữa, tôi còn xây dựng lớp học thân thiện, học sinh hòa đồng, đoàn kết,yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, một lớp học nề nếp, đảmbảo tình thương và trách nhiệm Ở những ngày đầu gặp lớp, tôi đã ổn định nề

Trang 6

nếp lớp bằng cách phát huy tính dân chủ trong lớp học, cho các em bình bầuChủ tịch Hội đồng tự quản, phó Chủ tịch Hội đồng tự quản, các trưởng ban, phóban, các trưởng nhóm Các em còn được thảo luận về nhiệm vụ của các ban, nộiquy lớp theo Nên – không nên, thi đua giữa các mặt: học tập, nề nếp, kỉ luật, vệsinh Hàng tuần, cứ vào tiết cuối (tiết sinh hoạt tập thể) của chiều thứ 6 các emlại được bình bầu những bạn xuất sắc về học tập và nề nếp để tuyên dương trướclớp, trước toàn trường vào những buổi chào cờ đầu tuần Những em đó được côgiáo thưởng 1 bông hoa vào bảng “ theo dõi thi đua của tổ” Cứ 2 bông hoa của

tổ thì được thưởng 1 bông hoa của lớp Các em rất hăng hái tham gia các hoạtđộng học tập, cũng như thực hiện các nội quy, nề nếp của lớp, của trường Vìthế, lớp tôi luôn đứng tốp đầu về mặt thi đua nề nếp của trường

(Hình ảnh lớp 4A, trường TH Nga Vịnh trong môi trường học tập xanh, sạch, đẹp).

Mặt khác, trong mỗi chúng ta, các em học sinh cũng vậy, ai cũng mắc phảikhuyết điểm, sai lầm, phạm lỗi Học sinh của chúng ta còn nhỏ, đang trong quátrình hình thành nhân cách, việc sai sót, sai phạm là điều không thể tránh khỏi.Nhất là những đối tượng học sinh trung bình, yếu Giáo viên cần phải hiểu, lỗitrẻ thường mắc phải có thể do không phải chủ định mà do bản tính còn hồnnhiên, ham chơi Vậy khi các em hành động không đúng trong giờ học (nóichung), giờ học toán (nói riêng) ta phải làm thế nào? La mắng, đe dọa, khôngphải là cách giải quyết tốt nhất Đặc biệt, đối tượng học sinh yếu có thể rấtbướng bỉnh, cũng có thể rất nhút nhát Nếu ta xử lý nghiêm khắc quá dễ gây

“hiệu ứng ngược”, không đi theo chiều hướng giáo viên mong muốn Điều quantrọng, giáo viên cần phải bình tĩnh giúp các em sửa phạt chứ không “xử phạt”học sinh Vì thế, giáo viên cần chú ý giúp học sinh nhận ra lỗi sai, tự nhận xét và

đề ra hình phạt cho mình (giáo viên có thể điều chỉnh nếu hình phạt học sinh nêu

Trang 7

ra không phù hợp) Nói chung, chúng ta đến với học sinh bằng tình thương củangười thầy, bằng lòng yêu nghề, mến trẻ Những lời động viên nhẹ nhàng,những cách sửa phạt rõ ràng, công bằng cùng với thái độ điềm tĩnh của giáo viêngiúp học sinh sửa lỗi hành vi của mình và học sinh hiểu ra rằng: Cô chỉ khôngđồng ý với việc làm của em chứ không ghét em Từ đó động viên, khích lệ, tạotâm thế bình an, phấn khởi, hứng thú trong mỗi em, để các em luôn cảm

thấy:“mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

2) Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phát huy vai trò của người thầy, tâm huyết và chú trọng với nghề, nâng cao hứng thú học toán cho học sinh lớp 4.

Hoạt động sư phạm là hoạt động đặc biệt vừa mang tính khoa học vừa mangtính nghệ thuật Nó đòi hỏi người giáo viên một năng lực sư phạm vững vàng,một phương pháp dạy học phù hợp theo hướng tích cực giúp học sinh chủ độngchiếm lĩnh kiến thức Việc nâng cao hứng thú học toán cho học sinh lớp 4, nângcao chất lượng giáo dục thì yếu tố quyết định phụ thuộc vào bản lĩnh sư phạm,năng lực thực sự và cái “Tâm” của người thầy Thật vậy, người Thầy có tâmhuyết với nghề nghiệp thì mới không dạy đối phó, mới chịu khó tìm tòi và họchỏi để tìm ra phương pháp truyền đạt cho học sinh một cách tối ưu nhất, mới cóthể tạo và nâng cao hứng thú cho học sinh học tập Và cũng chính vì cái “Tâm”của người thầy mà người thầy không ngừng học hỏi, trau dồi để nâng cao bảnlĩnh sư phạm, có phương pháp sư phạm tốt, hết lòng vì học sinh thân yêu Hiểuđược những lẽ đó, bản thân tôi luôn tự học, tự bồi dưỡng không ngừng: Thườngxuyên đọc các tài liệu tham khảo liên quan đến chuyên môn như: Báo giáo dục

và thời đại, các tài liệu tập huấn chương trình VNEN, báo tuổi thơ, các tài liệucủa chương trình Bồi dưỡng thường xuyên hàng năm, các tài liệu liên quan đếnviệc đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học hiện nay… Tích cực thaogiảng, dự giờ, học hỏi từ đồng nghiệp, bạn bè những kinh nghiệm trong thực tếgiảng dạy Ngoài ra, tôi còn tham gia đầy đủ, có hiệu quả các giờ sinh hoạtchuyên môn của trường, tổ, của cụm… Trong các giờ sinh hoạt đó, tôi luônlắng nghe, tiếp thu, phân tích để thấu hiểu, từ đó nắm vững những nội dungchuyên môn từ Ban giám hiệu nhà trường, cũng như các cấp lãnh đạo truyền tải

để tích lũy, rút kinh nghiệm cho chính bản thân, nâng cao năng lực sư phạm Cónhư thế tôi mới cảm thấy tự tin, giảng dạy hết mình, tạo và nâng cao hứng thúhọc toán cho học sinh Từ đó, học sinh thấy được khi tham gia học toán sẽ manglại cho các em nhiều điều có ích cho cuộc sống, các em hứng thú, say mê, yêuthích môn toán, tự giác học tập, tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc chiếmlĩnh kiến thức, qua đó các em hiểu bài sâu hơn, nhớ lâu hơn, biết vận dụng vàứng dụng linh hoạt những kiến thức đã học

3) Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, áp dụng phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh, nâng cao chất lượng dạy học.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy học để giáo viên có thể lựa chọn,việc lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp có ý nghĩa to lớn đối với việc tạohứng thú học Toán, phát huy tính tích cực của học sinh Cụ thể:

Trang 8

a) Lựa chọn phương pháp dạy học và nội dung kiến thức dạy học phù hợp với nhóm đối tượng học sinh:

Dựa vào bài khảo sát chất lượng đầu năm; quan sát tinh thần thái độ học tậphằng ngày và thông qua trò chuyện với các em; giáo viên có thể dễ dàng phânloại được nhóm học sinh theo mức độ nhận thức (nhóm học sinh khá, giỏi; nhómhọc sinh trung bình và yếu) Trong một giờ học, nhóm học sinh khá, giỏi có thểlàm và làm được những bài toán khó mà giáo viên giao Còn những học sinhthuộc nhóm trung bình và yếu lại chưa hiểu và không làm được dẫn đến tìnhtrạng sợ bị gọi lên bảng, ức chế trong giờ học Ngược lại, khi đưa ra những bàitoán dễ, những câu hỏi dễ, vừa sức với những học sinh trung bình, yếu thì họcsinh khá giỏi sẽ cảm thấy dễ dàng, không có thử thách, thi đua nên dễ dẫn đếntâm lý nhàm chán, thậm chí là tự phụ chủ quan, giảm ý thức tự tìm tòi, khả năngsáng tạo ở các em Do đó, để tạo hứng thú cho tất cả các em trong lớp thì đòi hỏigiáo viên cần lựa chọn từng bài tập, câu hỏi phù hợp cho từng đối tượng của mỗihoạt động trong tiết, đảm bảo vừa sức với mọi đối tượng

Với nhóm đối tượng học sinh trung bình và yếu tôi dành những câu hỏi dễnhằm tạo hứng thú và giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản, tối thiểu, cầnthiết Với học sinh khá, giỏi, tôi ra thêm những câu hỏi mở rộng để phát huy khảnăng sáng tạo của các em Nhất là những tiết luyện toán của buổi 2, tôi ra hệthống bài tập từ dễ đến khó và yêu cầu từng nhóm hoàn thành bài Bài tập dànhcho học sinh trung bình và yếu ở dạng đơn giản Khuyến khích để các em phấnđấu làm một phần bài tập của nhóm có trình độ cao hơn Học sinh khá, giỏi bàitập ở dạng phức tạp hơn phù hợp với khả năng phát triển của học sinh

Ví dụ: Đối với dạng Toán: “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.

Ở buổi 2 tôi đã ra hệ thống 1 số bài tập như sau:

Bài 1: Tìm hai số khi biết tổng của chúng bằng 198 và tỉ số của hai số đó là 83.Bài 2: Tổng số cam trong cả hai rổ là 49 quả Số cam trong rổ thứ nhất bảng 43

số cam trong rổ thứ hai Hỏi trong mỗi rổ có bao nhiêu quả cam?

Bài 3: Cho một số có hai chữ số, chữ số hàng đơn vị là 0 Nếu xóa chữ số 0

đó ta được số mới, biết số đã cho lớn hơn số mới 549 đơn vị Tìm số đã cho.” Bài tập 1, 2: Dành cho nhóm đối tượng HS trung bình và yếu Khuyến khíchcác em làm thêm bài tập 3(nếu có thể)

Bài tập 1, 2, 3: Dành cho nhóm đối tượng HS khá, giỏi

Sau khi giao nhiệm vụ, tôi đã quan tâm, giúp đỡ các em hoàn thành nhiệm

vụ, đặc biệt là các em học sinh yếu Khi đánh giá, cần căn cứ vào mức khởiđiểm, không áp dụng đồng loạt Vì nếu áp dụng theo một thang bậc đánh giáchung cả lớp sẽ không thấy được nỗ lực của những em yếu kém và không tạođược động lực cho những em khá, giỏi Với cách làm này đã đem lại hiệu quảrất cao trong giờ học toán: Các em hăng hái, say mê, phấn khởi khi nhận nhiệm

vụ và tích cực, chủ động làm bài, tùy theo khả năng của mình nhưng khuyếnkhích các em hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao (tức làm thêm được

Trang 9

những bài toán khó của đối tượng học sinh khá, giỏi) Trong mỗi em, ai cũngđược gặt hái thành công (dù nhỏ) Chính điều đó là động lực thúc đẩy các emvượt lên chính mình Đặc biệt, các em tự tin, nhiệt tình tham gia vào câu lạc bộToán của lớp rất hiệu quả Vào 15 phút đầu giờ thứ 2, thứ 4 hàng tuần, dưới sựđiều hành của Ban chủ nhiệm câu lạc bộ Toán, các em mạnh dạn đưa ra nhữngbài toán hay, cách giải hay, những băn khoăn, vướng mắc… của môn toán đểcùng nhau thảo luận, chia sẻ, hợp tác, học hỏi lẫn nhau Năng lực hoạt động củaHội đồng tự quản học sinh, của các trưởng nhóm, các câu lạc bộ, nhất là câu lạc

bộ Toán được nâng cao rõ nét Ngoài ra, câu lạc bộ Toán của lớp tôi còn đến cáclớp trong trường để giao lưu, chia sẻ, học hỏi kiến thức, kĩ năng môn toán, giúpcác em mở mang tầm hiểu biết, tự tin, yêu thích, say mê học toán

b) Tăng cường phương pháp dạy học trực quan:

Do đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, sự tập trung của các em chưacao, tư duy của các em là từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng Vì thế sửdụng đồ dùng trực quan trong tiết học toán sẽ tập trung được sự chú ý của họcsinh, các em có hứng thú với bài học hơn, hiểu sâu hơn và nắm chắc bài hơn,như vậy chất lượng sẽ cao hơn Dụng cụ trực quan được huy động từ các nguồnsau đây:

- Dụng cụ sẵn có trong thư viện: Bảng nhóm, thước thẳng, ê ke, com pa…nhằm rèn luyện tư duy chính xác, khoa học cho học sinh Ví dụ: Khi dạy bài 24:

“Góc nhọn, góc tù, góc bẹt”, bài 25: “Hai đường thẳng vuông góc”, bài29:

“Thực hành vẽ hình chữ nhật, hình vuông”, tôi đã dùng cái ê ke mượn từ thưviện làm đồ dùng trực quan, giúp học sinh dễ hiểu, nhớ lâu và phân biệt rõ các

loại góc: góc bẹt, góc tù, góc nhọn Hoặc khi dạy bài 12: “Giây - Thế kỉ”, tôi đã

sử dụng đồ dùng dạy học là chiếc đồng hồ có 3 kim chỉ giờ, phút, giây để giớithiệu cho các em nắm chắc về giây – phút - giờ Giáo viên cho học sinh quan sát

sự chuyển động của kim đồng hồ từ một vạch đến một vạch tiếp theo là 1 giây

và một khoảng thời gian kim giây chuyển động hết 1 vòng quanh đồng hồ là 1phút Sau đó học sinh đếm số lần dịch chuyển của kim giây hết 1 vòng đồng hồ

là 60 lần

Vậy: 1 phút = 60 giây

- Đồ dùng trực quan do giáo viên tự làm, tự sáng tạo hoặc các đồ dùng sẵn

có xung quanh ta như: các thẻ phân số, các băng giấy bằng nhau, một số biểu đồtranh, biểu đồ cột… Ví dụ: Khi dạy bài 70: “So sánh hai phân số cùng mẫu số”(tiết 1– trang 45, 46 - tập 2A- Sách HD toán lớp 4) tôi đã làm đồ dùng trực quancho hoạt động 1: Mỗi nhóm 6 thẻ phân số theo yêu cầu hoạt động 1 để các emchơi trò chơi: “ghép các cặp phân số bằng nhau”, và tôi còn làm sẵn 26 bănggiấy như nhau cho 13 cặp đôi (mỗi cặp đôi 2 băng giấy như nhau để tô màu theoyêu cầu trong sách hướng dẫn – hoạt động 2)

- Các đồ dùng trực quan được huy động từ chính bàn tay của học sinh Giáoviên hướng dẫn cho các em nghiên cứu, giao cho các em tự làm (nếu có thể), khilàm sẽ nảy sinh những vấn đề cần thiết, những nhân tố sáng tạo, khi tìm vật liệu,

Trang 10

khi thực hiện làm Qua đó kiểm tra mức tiếp thu, sức sáng tạo, sự sáng tạo, sựhứng thú trong lao động và kích thích tính thi đua giữa các học sinh trong lớp.

Ví dụ: Khi dạy bài 60: “Hình bình hành” (trang 8,9), bài 61: “Diện tích hìnhhành” (trang 12,13- Tập 2A – Sách HD học toán lớp 4), tôi đã cho học sinh vềcắt các hình vuông, hình tam giác để ghép thành hình bình hành (theo yêu cầu

HĐ 1), chuẩn bị hình bình hành, kéo, thước kẻ để thực hiện hoạt động 1 (trang12)

Dựa trên đồ dùng trực quan học sinh tự thực hành, trải nghiệm và tự rút rakết luận dưới sự trợ giúp của giáo viên (khi cần thiết) Đó chính là kiến thức củabài cần cung cấp Việc sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy học đem lại hiệu quảtích cực, học sinh thích thú, hiểu bài và nhớ lâu các kiến thức, kĩ năng môn toán.Tuy nhiên, từ trực quan sinh động, giáo viên cần giúp các em hiểu rõ bản chấtcủa vấn đề, từ đó phát triển tư duy trìu tượng ở các em

c) Chú trọng dạy học phát huy tính tích cực của học sinh:

Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạyhọc là một trong những trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học Toán nóichung và phương pháp dạy học môn Toán 4 nói riêng Hoạt động này chỉ cóhiệu qủa khi học sinh học tập một cách hứng thú, tích cực, tự giác với một động

cơ đúng đắn Trong quá trình dạy học, điểm tập trung là bản thân học sinh chứkhông phải là giáo viên nên cần tạo hứng thú học Toán cho các em, tạo điềukiện cho các em chủ động tiếp thu kiến thức, kĩ năng, cụ thể:

- Về phía học sinh:

+ Trong quá trình học tập ở lớp, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh cóthể chia sẻ kết quả học tập với các bạn khác như: Trao đổi với các bạn để kiểmtra sự hiểu biết của bản thân mình đúng hay sai Chẳng hạn: đổi chéo bài tậptrong nhóm đôi, thảo luận nhóm để cùng tìm cách giải một bài toán

+ Đặt câu hỏi xem suy nghĩ của mình, hiểu biết của mình có giống bạnkhông?

+ Điều chỉnh, sửa chữa những điều mình hiểu sai thông qua trao đổi, thảoluận

- Về phía giáo viên, tôi đã:

+ Sử dụng các biện pháp tạo tình huống có vấn đề

+ Đặt ra những câu hỏi gợi mở, gợi ý nhằm khuyến khích học sinh ghi nhớ,suy nghĩ tích cực học tập

+ Thực hành theo mẫu (có thể áp dụng trong và ngoài lớp học)

+ Thảo luận theo nhóm, tổ

+ Tổ chức hoạt động để học sinh tìm tòi khám phá, tự phản ánh việc học

và tự đánh giá kết quả học tập của mình

Ví dụ 1: dạy bài Góc nhọn, góc tù, góc bẹt” (trang 89- tập 1A- Sách HD học toán 4), trước tiên giáo viên sẽ vẽ một góc nhọn AOB lên bảng và giới thiệu

với học sinh, sau đó cho một học sinh lên bảng dùng êke để kiểm tra độ lớn củagóc nhọn so với góc vuông đã học

Trang 11

+ GV dùng câu hỏi gợi mở: Góc AOB lớn hay nhỏ hơn góc vuông? yêu

cầu học sinh thảo luận nhóm đôi => kết luận: Góc nhọn nhỏ hơn góc vuông

Ví dụ 2: Phép cộng phân số (tiếp theo), (trang 60- tập 2A- Sách HD họctoán 4)

Bài toán: Có một băng giấy màu, bạn Hà lấy 21 băng giấy, bạn An lấy 31băng giấy Hỏi cả hai bạn lấy bao nhiêu phần băng giấy màu

Sau khi học sinh đọc bài toán tìm hiểu, phân tích bài toán tôi gợi mở: Muốntìm số phần băng giấy của bạn Hà và An đã lấy, ta cần thực hiện phép tính gì?( phép cộng 2131) Để cộng hai phân số này (khác mẫu số) ta làm thế nào?Trong khi ta mới biết cách cộng hai phân số có cùng mẫu số Đây là một tìnhhuống gợi vấn đề, là một yêu cầu nhận thức mà học sinh chưa thể giải quyếtđược bằng vốn kiến thức và kinh nghiệm sẵn có của mình Tuy nhiên, từ tìnhhuống này, nếu học sinh chịu khó suy nghĩ cùng sự trợ giúp của giáo viên các

em có thể tìm cách biến đổi hai phân số khác mẫu này đưa về cộng hai phân sốcùng mẫu (bằng cách quy đồng mẫu số hai phân sô) Từ đó, học sinh có thể giảiquyết vấn đề kết hợp với PPDH vấn đáp để hình thành cách cộng hai phân sốkhác mẫu số

Như vậy, với cách dạy như trên giáo viên đã phát huy tính tích cực nhậnthức của học sinh, gây hứng thú cho các em Trong cách dạy này, người giáoviên không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn là người tổ chức điều khiển quátrình học tập của học sinh, học sinh không còn là người tiếp nhận kiến thức mộtcách thụ động như trước kia mà chuyển sang chủ động lĩnh hội kiến thức, tự tổchức điều khiển quá trình học tập của mình Do đó, không khí lớp học sẽ trở nênthân thiện hơn, sôi nổi hơn, hào hứng hơn, kết quả học tập ngày càng cao hơn

4) Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy hiệu quả hứng thú học toán cho học sinh lớp 4.

Cùng với các phương pháp dạy học trên, tôi đã kết hợp với các hình thứcdạy học (cá nhân, theo nhóm, theo lớp, trò chơi học tập…) nhằm phát huy tínhtích cực và hợp tác của học sinh Sự thay đổi các hình thức dạy học phù hợpgiúp tiết học bớt đi sự căng thẳng, nhàm chán, đơn điệu, làm tiết học toán khôkhan trở nên nhẹ nhàng, hứng thú, sinh động hơn Cụ thể:

a) Dạy học cá nhân: là chú trọng phát triển năng lực riêng của từng họcsinh Đồng thời rèn cho các em thói quen tự học, tự làm việc Với hình thức nàytôi thường cho các em làm việc với phiếu học tập, làm bài tập trong sách, làmcác trò chơi, sự thể hiện tài năng, các hoạt động độc lập như: Sưu tầm các đồ vật

có hình dạng liên quan đến nội dung bài học, làm đồ dùng học tập…

b) Dạy học theo nhóm: Dạy học theo nhóm là rất cần thiết vì chính thứchọc tập này đã giúp học sinh tìm tòi kiến thức, mở rộng suy nghĩ phát triển tưduy Toán học, so sánh phân tích, tổng hợp, khái quát Các em được lôi cuốn vàocác hoạt động học và tiếp nhận kiến thức bằng chính khả năng của mình, rèn cho

Trang 12

học sinh kĩ năng: biết lắng nghe, lựa chọn, tiếp nhận ý kiến của người khác bổsung vào sự hiểu biết của mình, đồng thời các em biết trình bày ý kiến của mìnhcho bạn nghe và học được công tác tổ chức điều hành, giúp cho các em còn nhútnhát, diễn đạt kém, có điều kiện thuận lợi để rèn luyện giao tiếp, tự tin hơn.Trong thực tế giảng dạy, để tránh hiện tượng trong nhóm chỉ có một số em thamgia tích cực, một số em ỷ lại trông chờ kết quả quả nhóm, các hoạt động lộn xộnkhông có tổ chức, tôi đã áp dụng một số cách chia nhóm sau: Nhóm nhiềutrình độ, học lực (chia theo đơn vị tổ, dãy, bàn); nhóm cùng trình độ (chia theođối tượng học sinh); nhóm cùng sở thích do học sinh tự chọn Cần lưu ý hìnhthức dạy học theo nhóm đề cao vai trò tự hợp tác trách nhiệm cá nhân với tậpthể, tránh tình trạng hợp tác nhóm chỉ là hình thức, không có sự chia sẻ, sự hợptác thực sự

(Ảnh minh họa học sinh lớp 4A, trường Tiểu học Nga Vịnh đang

thảo luận nhóm tích cực trong tiết học Toán).

c) Dạy học theo lớp: Tôi thường sử dụng hình thức này khi muốn khắc chốtkiến thức một bài nào đó hoặc khi phần lớn học sinh của lớp cùng khó khăn,vướng mắc một bài tập, nội dung nào đó Lưu ý khi dạy trước lớp, giáo viên cầngợi mở, dẫn dắt các em hiểu ra bản chất của vấn đề Để cuốn hút, hướng các emtập trung suy nghĩ vào bài giảng giáo viên cũng cần nói rõ ràng, rành mạch, dễhiểu, nhấn giọng những trọng tâm của bài

d)Trò chơi học tập: Sách hướng dẫn học toán lớp 4 thiết kế các trò chơi họctập có hầu như ở các tiết học Trò chơi trong toán học là những trò chơi có tính

Trang 13

thi đua và tính thách thức đối với người tham gia Kiến thức đến với học sinhmột cách tự nhiên thông qua trò chơi, đồng thời giúp học sinh rèn luyện các kĩnăng, khai thác khai thác được vốn kinh nghiệm của bản thân và quan trọng hơn

cả, người chơi – người học được trải nghiệm- thực hành kiến thức đã học vàđược củng cố, mở rộng kiến thức Các trò chơi này sẽ gây hứng thú và khắc sâukiến thức hay nói cách khác những kiến thức tưởng chừng như khô khan sẽ đến

và được lưu giữ trong trí nhớ học sinh một cách nhẹ nhàng và mang lại nhữnghiệu quả lâu dài Phần thưởng có thể là những trang vỗ tay, có thể là những lờikhen ngợi, những bông hoa, những lá cờ thi đua của tổ, nhóm…

( Ảnh minh họa học sinh lớp 4A, trường Tiểu học Nga Vịnh chơi trò chơi

trong tiết học Toán).

5 Động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời, đúng lúc, tạo không khí thi đua học tập.

Tâm lý chung của học sinh tiểu học là thích được khen, được tuyên dương,nhất là khi các em làm được một số việc gì đó Trong quá trình dạy học, ngườigiáo viên cần chú trọng động viên, khuyến khích các em kịp thời Nhất là trong

đánh giá thường xuyên ở từng tiết học, tôi đã áp dụng thông tư 30 vào quá trình

đó một cách hiệu quả Đây cũng là cơ hội để tạo hứng thú học toán cho các em,thiết lập mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa thầy – trò, giữa trò – trò với

Ngày đăng: 23/03/2017, 10:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w